1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc ninh

108 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 658 KB

Cấu trúc

  • 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BHXH (17)
    • 1.1.1. Khái niệm BHXH (17)
    • 1.1.2. Bản chất, chức năng, vai trò của BHXH (18)
  • 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BHXH VÀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN QUẢN LÝ BHXH (23)
    • 1.2.1. Nội dung BHXH (23)
    • 1.2.2. Thu BHXH (27)
    • 1.2.3. Phương thức thanh toán thu (chi trả) BHXH (33)
  • 1.3. QUẢN LÝ THU BHXH TẠI CƠ QUAN QUẢN LÝ BHXH (34)
    • 1.3.1 Bộ máy quản lý thu BHXH (34)
    • 1.3.2 Cơ chế tài chính thu BHXH (34)
    • 1.3.3 Quy trình quản lý thu BHXH (35)
    • 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội (37)
  • 1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ THU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (40)
    • 1.4.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới (41)
    • 1.4.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý thu BHXH cho Việt Nam (45)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH BẮC NINH (17)
    • 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BHXH TỈNH BẮC NINH (48)
      • 2.1.1 Khái quát về tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh (48)
      • 2.1.2. Tổng quan về BHXH và quản lý BHXH (49)
    • 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH TỈNH BẮC NINH (54)
      • 2.2.1. Tổ chức hệ thống quản lý thu BHXH (54)
      • 2.2.2. Cơ chế tài chính thu BHXH (63)
      • 2.2.3 Quy trình nghiệp vụ thu và thanh toán thu BHXH (66)
    • 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH BẮC NINH (72)
      • 2.3.1 Ưu điểm (72)
      • 2.3.2 Hạn chế (75)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BHXH TẠI (48)
    • 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH BHXH, THU (79)
      • 3.1.1. Dự báo về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 202068 3.1.2. Quan điểm (79)
      • 3.1.3. Mục tiêu và phương hướng của BHXH tỉnh Bắc Ninh (81)
    • 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH BẮC NINH (82)
      • 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện về bộ máy quản lý thu BHXH (82)
      • 3.2.2 Giải pháp về cơ chế tài chính thu BHXH (86)
      • 3.2.3 Giải pháp về quy trình thu, thanh toán BHXH (89)
      • 3.2.4 Giải pháp về kiểm soát đánh giá quản lý thu BHXH (91)
      • 3.2.5. Hoàn thiện hệ thống phương tiện tự quản lý thu và thanh toán thu BHXH (92)
      • 3.3.1. Điều kiện vĩ mô (Quốc hội, Chính phủ, BHXH Việt Nam) (96)
      • 3.3.2. Điều kiện vi mô (Uỷ ban nhân dân, BHXH tỉnh, tổ chức công đoàn cơ sở ) (100)
      • 3.3.3. Điều kiện thuộc về đối tượng đóng, thu, thanh toán thu BHXH (102)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BHXH

Khái niệm BHXH

Trong hoạt động kinh tế - xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển được trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại… Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết Khi sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn Với trí óc thiên phú, con người luôn có những phát kiến khoa học cả về tự nhiên và xã hội để chế ngự thiên nhiên, khắc phục những diễn biến bất thường của quy luật, làm cho xã hội không ngững phát triển BHXH như là một phát kiến văn minh của nhân loại về khoa học xã hội kết hợp với khoa học tự nhiên để giữ gìn, bảo vệ cuộc sống, sức khỏe cho con người.

Trong thực tiễn, do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp cận nên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về BHXH Khi Luật BHXH chưa ra đời thì khái niệm BHXH được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:

- Từ giác độ Pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động (NLĐ), sử dụng tiền đóng góp của người sử dụng lao động(SDLĐ) , NLĐ và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của Pháp luật (nghỉ hưu) hoặc chết.

- Từ giác độ tài chính: BHXH là thuật (kỹ thuật) chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của Pháp luật.

- Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho NLĐ khi họ không may gặp phải các “rủi ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội…

Theo Bộ luật lao động: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội [1].

Theo Luật BHXH: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH [2].

BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH.

Bản chất, chức năng, vai trò của BHXH

Bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:

- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê - mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó và hoàn thiện.

Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt qua trạng thái kinh tế của mỗi nước.

- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH Bên tham gia BHXH có thể chỉ là NLĐ hoặc cả NLĐ và người SDLĐ Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ Bên được BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.

- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lai động, bệnh nghề nghiệp Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: Tuổi già, thai sản v.v Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động

- Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

- Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm.

Chức năng của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:

- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động xẽ dẫn đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo quy định của BHXH Còn mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, NLĐ cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy định của Nhà nước Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.

- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH Bởi cũng giống như nhiều loại hình Bảo hiểm khác, BHXH cũng dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít, do vậy mọi người lao động khi tham gia BHXH đều bình đẳng trong việc đóng góp vào quỹ cũng như được bình đẳng trong quyền lợi nhận được từ các chế độ BHXH Người tham gia để tạo lập quỹ BHXH là tập hợp tất cả những người đóng BHXH từ mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội, các lĩnh vực này bao gồm tất cả các loại công việc từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ nhàng đến công việc nặng nhọc độc hại Do vậy, BHXH xã hội hóa cao hơn hẳn các loại hình BHXH khác đồng thời cũng thể hiện tính công bằng xã hội cao

- BHXH là đòn bẩy, khuyến khích NLĐ hăng hái tham gia lao động sản xuất và từ đó nâng cao năng suất lao động: BHXH góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và tăng năng suất lao động xã hội góp phần tăng mối quan hệ tốt đẹp và gắn bó lợi ích giữa NLĐ, người SDLĐ và nhà nước.

- BHXH thực hiện chức năng điều hoà lợi ích giữa ba bên: NLĐ, người SDLĐ, Nhà nước đồng thời làm giảm bớt mâu thuẫn xã hội, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.

- BHXH còn thực hiện chức năng giám đốc bởi BHXH tiến hành kiểm tra, giám sát việc tham gia thực hiện chính sách BHXH của NLĐ, người SDLĐ theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, góp phần ổn định xã hội.

Vai trò của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: Đối với người lao động:

- Thứ nhất, BHXH có vai trò ổn định thu nhập cho NLĐ và gia đình họ. Khi tham gia BHXH, NLĐ phải trích một khoản phí nộp vào quỹ BHXH, khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm cho chi phí gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời Do vậy, thu nhập của gia đình bị giảm, đời sống kinh tế lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn Nhờ có chính sách BHXH mà họ được nhận một khoản tiền trợ cấp đã bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm để đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống.

- Thứ hai, ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, BHXH tạo được tâm lý an tâm, tin tưởng Tham gia BHXH góp phần nâng cao đời sống tinh thần, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân lao động. Đối với xã hội:

- Thứ nhất, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người SDLĐ và NLĐ là mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẽ trách nhiệm, chia sẽ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH Tuy nhiên, mối quan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau Người lao động tham gia BHXH với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội Người SDLĐ tham gia BHXH là để tăng cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho NLĐ nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc của BHXH.

- Thứ hai, BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân-thiện-mỹ nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. BHXH là yếu tố tạo nên sự hoà đồng mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị thế BHXH đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên.

- Thứ ba, BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái của cộng đồng, đây là nhân tố quan trọng của cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh, nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BHXH VÀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN QUẢN LÝ BHXH

Nội dung BHXH

BHXH là một hệ thống đa dạng và phức tạp với những nội dung khác nhau Tuy nhiên, có thể tập trung vào 4 nhóm nội dung cơ bản sau: Đối tượng BHXH

Có người cho rằng, đối tượng của BHXH là NLĐ Tuy nhiên, theo bản chất vốn có, đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ chứ không phải bản thân họ BHXH được hình thành để góp phần cân bằng thu nhập cho NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng.

Còn đối tượng đảm bảo của BHXH là NLĐ và gia đình họ theo quy định của pháp luật BHXH. Đối tượng tham gia BHXH là NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước trong một số trường hợp.

Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về mức hưởng của từng trường hợp, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng cho NLĐ khi họ gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi bảo hiểm Tùy theo điều kiện, hệ thống BHXH của mỗi nước có thể có các chế độ BHXH khác nhau Hiện nay pháp luật BHXH của Việt Nam quy định có các chế độ:

1 Chế độ trợ cấp ốm đau.

6 Chế độ Dưỡng sức phục hồi sức khỏe.

Có thể nói, các chế độ là nội dung cốt lõi nhất của hệ thống BHXH, nó thể hiện được vai trò và phạm vi trách nhiệm của BHXH đối với NLĐ khi họ tham gia BHXH.

Trợ cấp BHXH là khoản tiền từ quỹ BHXH được bên BHXH (cơ quan BHXH) chi trả cho mọi người được BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập bị giảm, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm và có đủ các điều kiện quy định.

Quỹ BHXH là một trong những nội dung quan trọng của hệ thốngBHXH

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quỹ BHXH Có thể nêu một định nghĩa như sau: Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung, được sử dụng để chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm hoặc bị chết.

Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.

Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những sự kiện, những “rủi ro xã hội” của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúp cho việc dàn trải “rủi ro” được thực hiện theo cả hai chiều không gian và thời gian, đồng thời giúp giảm tối thiểu thiệt hại kinh tế cho người SDLĐ, tiết kiệm chi cho cả ngân sách Nhà nước và ngân sách gia đình. Quỹ BHXH được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau Trước hết, đó là phần đóng góp của người SDLĐ, NLĐ và Nhà nước Đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ Thứ hai, là phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lợi Ngoài ra, quỹ còn có các nguồn thu hợp pháp khác được pháp luật của mỗi nước quy định.

Theo mục đích của BHXH, quỹ BHXH phải đảm nhận chi những khoản chủ yếu như: trả trợ cấp theo các chế độ BHXH (khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất); chi phí cho bộ máy hoạt động BHXH chuyên nghiệp (tiền lương, đào tạo…) chi phí bảo đảm các cơ sở vật chất cần thiết và chi phí quản lý khác

Tổ chức quản lý BHXH

Quản lý BHXH chung nhất, được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng và khách thể quản lý trong các hoạt động của BHXH, nhằm đạt được mục tiêu đề ra với những nguyên tắc và phương pháp quản lý phù hợp với hệ thống quản lý chung của nền kinh tế.

Quản lý BHXH cho thấy phương thức quản lý BHXH và các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý BHXH (bao gồm quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH).

Do điều kiện kinh tế – xã hội và chính trị của mỗi nước khác nhau nên hệ thống BHXH của các nước được xây dựng khác nhau và vì vậy không có mô hình tổ chức BHXH chung cho tất cả các nước Đa số các nước hoạt động sự nghiệp BHXH (quản lý quỹ, quản lý đối tượng, thực hiện thu – chi BHXH) được giao cho cơ quan BHXH độc lập đảm nhận dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản lý Tuy nhiên, dù có tổ chức thế nào thì vẫn có hai nội dung quan trọng, đó là quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý các hoạt động sự nghiệp BHXH.

Quản lý Nhà nước về BHXH

BHXH là một chính sách xã hội của mỗi nước vì vậy phải có sự quản lý các hoạt động BHXH Quản lý Nhà nước về BHXH là một trong các hoạt động quản lý đó Quản lý Nhà nước về BHXH xuất phát từ chức năng xã hội của Nhà nước Quản lý Nhà nước về BHXH được thể hiện thông qua một số nội dung cơ bản sau:

- Quản lý thống nhất các hoạt động BHXH trên phạm vi toàn quốc gia.

- Xây dựng pháp luật BHXH:

- Định hướng các hoạt động BHXH:

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động sự nghiệp BHXH:

- Bảo hộ và bảo trợ cho các hoạt động BHXH:

Tổ chức hoạt động sự nghiệp BHXH

Dù mô hình có thể được tổ chức khác nhau, nhưng hoạt động sự nghiệpBHXH có những chức năng chủ yếu sau:

- Thực hiện thu- chi BHXH:

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra:

Thu BHXH

+) Khái niệm và vai trò của thu BHXH

Khái niệm thu BHXH: Thu BHXH là việc nhà nước bắt buộc hoặc các đối tượng tham gia đóng góp để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành nên quỹ BHXH, nhằm đảm bảo chi trả cho hoạt động BHXH

Quản lý thu BHXH được hiểu là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thu Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của Nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức kinh tế của các cơ quan chức năng, nhằm đạt được mục tiêu thu của BHXH.

- Vai trò của thu BHXH:

+ Thu BHXH là nhân tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quỹ BHXH Thu BHXH giúp hình thành nên quỹ BHXH, quy mô của quỹ BHXH phụ thuộc vào kết quả hoạt động thu BHXH Thu BHXH chính là giúp hình thành đầu vào của quỹ BHXH đồng thời là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động chi từ quỹ BHXH.

+ Thu BHXH vừa là lợi ích, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của người tham gia đóng góp, nhằm đảm bảo ASXH Khi người tham gia đóng phí BHXH chính là đã tự tham gia bảo hiểm cho mình đồng thời còn tham gia chia sẻ với những người khác cùng tham gia BHXH.

+ Thu BHXH thúc đẩy quan hệ lao động tốt: Vì thu BHXH là một nội dung của quan hệ lao động, chính vì thế hoạt động BHXH đạt kết quả tốt là góp phần quan trọng trong việc phát triển hài hòa quan hệ lao động Đây lại là tiền đề giúp tăng năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội

- Đặc điểm của công tác thu BHXH: Số đối tượng phải thu là rất lớn và gia tăng theo thời gian, nên công tác quản lý thu BHXH là rất khó khăn và phức tạp; Công tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại, do đó khối lượng công việc là rất lớn đòi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu cũng phải tương ứng; Đối tượng thu là tiền nên dễ xảy ra sai pham, vi phạm đạo đức và lạm dụng quỹ vốn, tiền thu BHXH.

Quan hệ về thu nộp BHXH và công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH được ràng buộc thông qua mối quan hệ 3 bên: Người lao động, đơn vị SDLĐ và cơ quan BHXH Các mối quan hệ đó được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật Đối tượng tham gia bao gồm: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; Phu nhân/phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/phu quân tại các cơ quan; Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề; Hợp đồng trúng thầu, nhận thầu hoặc đầu tư ra nước ngoài; Hợp đồng cá nhân” (Quốc hội 2006, Luật BHXH) [2]. Đối tượng thu BHXH: Tùy vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà thu BHXH có thể là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động hoặc toàn bộ thu nhập của NLĐ Tuy nhiên, đối tượng thu BHXH phải mang tính ổn định để thuận tiện cho công tác quản lý BHXH Ở những nước có nền kinh tế phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến trong quản lý thì đối tượng thu BHXH là mức thu nhập của NLĐ.

Mức thu BHXH: Thực chất là phí BHXH, phí BHXH là yếu tố quyết định đảm bảo cân đối thu - chi quỹ BHXH, nên cần được tính toán một cách khoa học Khi tính phí BHXH, có thể có những căn cứ tính toán khác nhau: Dựa vào mức tiền lương và thang lương để xác định mức trợ cấp BHXH, từ đó có cơ sở xác định mức phí đóng; quy định mức phí BHXH trước rồi từ đó xác định mức hưởng; dựa vào nhu cầu khách quan của NLĐ để xác định mức hưởng, rồi từ mức hưởng BHXH này có thể xác định được mức phí phải đóng.

Mức thu đối với người SDLĐ được tính theo tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng quỹ lương được bảo hiểm Nhà nước cần xác định tỷ lệ hợp lý để không ảnh hưởng đến quỹ BHXH và người SDLĐ Mức thu BHXH đối với NLĐ được xác định theo tỷ lệ phần trăm trên tiền lương. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội: Mức đóng góp BHXH của từng nước phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của xã hội và khả năng kinh tế Các nước phát triển thường có tỷ lệ đóng góp BHXH khá cao, tổng số có khi lên tới 40-50% tổng quỹ lương Các nước đang phát triển có tổng mức đóng góp 15-25% Có một số nước mức đóng rất thấp, tổng số khoảng 6-10% tổng quỹ lương Nhà nước chỉ giảm thuế đối với các khoản đóng BHXH hoặc hỗ trợ nhỏ về tiền lương đối với những lao động khó khăn Các điều kiện về kinh tế- xã hội như:

Cơ sở vật chất cho công tác quản lý, thị trường lao động việc làm, tình hình dân số, tăng trưởng kinh tế là những yếu tố quan trọng làm cơ sở thu BHXH.

- Tạo lập quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở đóng góp của người SDLĐ, NLĐ và Nhà nước, tách quỹ độc lập với ngân sách Nhà nước và thực hiện nguyên tắc hạch toán cân đối thu- chi và được Nhà nước bảo hộ Quỹ BHXH được quản lý và sử dụng theo chế độ tài chính của Nhà nước, bảo đảm chi ổn định, lâu dài các chế độ BHXH, giảm dần sự cấp phát từ ngân sách Nhà nước

- Tạo lập mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH.

- Thực hiện nguyên tắc “có đóng, có hưởng”, đảm bảo sự công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ Góp phần khắc phục các tiêu cực trong giải quyết chế độ chính sách BHXH.

+) Phương thức thu: Có thể phân loại ra 3 phương thức:

- Thu trực tiếp từ NLĐ: Được áp dụng ở những nước sử dụng hệ thống tài khoản cá nhân Thông qua phương thức này NLĐ đăng ký với cơ quanBHXH, hàng tháng nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH bằng hình thức đăng ký chuyển khoản tự động, tài khoản sẽ tự động in ra một bảng thông báo tới người lao động về số tiền đã đóng, số tiền nợ Nếu có vướng mắc trong quá trình chuyển khoản, tài khoản sẽ tự động gửi thông báo tới cơ quan BHXH, ngay lập tức sẽ có bộ phận kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện phát hiện những sai lệch hệ thống.

- Thu gián tiếp thông qua hệ thống thuế: Được áp dụng ở những nước có đánh thuế thu nhập và có chương trình BHXH phổ cập Việc thu BHXH qua cơ quan thuế sẽ đảm bảo hiệu quả của công tác thu, góp phần làm giảm tình trạng trốn đóng BHXH Đây là phương thức thu tiết kiệm chi phí, song nhận thức của người đóng BHXH sẽ bị sai lệch, coi đóng góp BHXH là một loại thuế.

- Thu gián tiếp qua đại lý (qua người SDLĐ):

Người SDLĐ sẽ thu BHXH từ NLĐ sau đó chuyển toàn bộ đóng góp BHXH của cả NLĐ và người SDLĐ cho cơ quan BHXH Đây là phương thức phổ biến nhất, được áp dụng với các trường hợp có đối tượng tham gia BHXH là người làm công ăn lương.

Phương thức thanh toán thu (chi trả) BHXH

Công tác chi trả các chế độ BHXH liên quan đến đối tượng được coi là thước đo để đánh giá sự quan tâm chăm lo của ngành, của Nhà nước đối với đối tượng, là hệ quả của quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Để thực hiện nhiệm vụ chi trả trợ cấp BHXH cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH ở nước ta đã áp dụng 2 phương thức chủ yếu là: Phương thức chi trả trực tiếp và phương thức chi trả gián tiếp.

Phương thức chi trả trực tiếp:

Phương thức chi trả trực tiếp là hình thức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH được thực hiện trực tiếp do cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống BHXH chi trả hay nói một cách khác: Phương thức chi trả trực tiếp là hình thức chi trả cho người được hưởng các chế độ BHXH không thông qua khâu trung gian

Phương thức chi trả gián tiếp:

Phương thức chi trả gián tiếp là phương thức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH được thực hiện bởi sự ủy quyền của cơ quan BHXH các cấp qua hệ thống Bưu điện.

Ngoài ra hiện nay nước ta đang thí điểm ứng dụng phương thức chi trả lương hưu thông qua tài khoản ATM, đây là hình thức chi trả lương hưu có sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ chi trả lương hưu cho các đối tượng ở thành phố, thị xã có điều kiện.

QUẢN LÝ THU BHXH TẠI CƠ QUAN QUẢN LÝ BHXH

Bộ máy quản lý thu BHXH

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý thu BHXH

Tại BHXH tỉnh Bắc Ninh, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc được giao cho

01 Phó giám đốc phụ trách, việc tổ chức bộ máy thực hiện thu BHXH do Phòng Thu chịu trách nhiệm tham mưu và trực tiếp thu một số cơ quan, doanh nghiệp, còn lại chủ yếu do BHXH cấp huyện quản lý thu theo địa bàn.

Cơ chế tài chính thu BHXH

Tài chính thu BHXH là tổng thể các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập quỹ BHXH do các bên tham gia BHXH đóng góp và được phân phối sử dụng quỹ đó nhằm mục đích góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi người lao động bị rủi ro, khi sinh nở và khi hết tuổi lao động Bên cạnh đó, BHXH mang tính xã hội cao, nên tài chính thu BHXH luôn mang tính chất của tài chính công.

Bộ phận Thu BHXH Huyện Yên Phong

Thu BHXH chính là giúp hình thành đầu vào của quỹ BHXH, là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động chi từ quỹ BHXH Hay nói cách khác, quản lý thu BHXH đảm bảo cho yếu tố “đầu vào” (tiền nộp BHXH) đủ khả năng cần thiết, tức là có thu đúng, thu đủ, thu kịp thời mới đảm bảo chi đúng, chi đủ,chi kịp thời chế độ cho người lao động.

Quy trình quản lý thu BHXH

Quy trình quản lý thu BHXH là toàn bộ các khâu liên hoàn từ đầu đến cuối trong tác nghiệp thu và công tác quản lý thu BHXH theo loại đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH Hiệu quả và kết quả thu BHXH chính là thước đo cho một quy trình thu hoàn thiện, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công tác thu BHXH Việc thực hiện thu BHXH được thực hiện qua hệ thống tài khoản cá nhân của NLĐ (với các nước có nền công nghiệp phát triển và được hiện đại hóa trong quản lý) Thời gian tham gia BHXH được ghi nhận bằng các phương thức quản lý hiện đại như thẻ BHXH điện tử và qua mạng vi tính theo một chu trình khép kín Như vậy, quy trình quản lý thu BHXH chính là biện pháp nhằm đảm bảo cho công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao nhất Quy trình quản lý thu BHXH được thực hiện theo các bước:

Sơ đồ 1.2: Quy trình quản lý thu

1.3.3.1 Lập kế hoạch thu BHXH:

- Lập kế hoạch thu BHXH: Cơ quan BHXH các cấp lập kế hoạch thuBHXH hàng năm, hàng quý, thậm chí hàng tháng trên cơ sở đối chiếu đốiLập kế hoạch Tổ chức thực hiện Thanh tra, kiểm tra tượng thu và mức thu.

Lập kế hoạch hàng năm: Cơ quan BHXH cấp huyện lập kế hoạch thu cho năm tới, sau khi đã đối chiếu kiểm tra tổng số lao động, quỹ lương, mức đóng BHXH năm trước của các đơn vị SDLĐ gửi cho cơ quan BHXH cấp tỉnh Cơ quan BHXH cấp tỉnh tổng hợp kế hoạch của cơ quan BHXH cấp huyện cùng với kế hoạch thu theo phân cấp của mình để lập báo cáo lên cơ quan BHXH cấp Trung ương.

BHXH cấp Trung ương: Dựa vào báo cáo của cơ quan BHXH cấp tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu và lập kế hoạch thu tổng thể Kế hoạch thu tổng thể này sẽ được giao cho BHXH cấp tỉnh để kiểm tra lại và cân đối về tình hình kinh tế - xã hội thực tế của tỉnh để có những điều chỉnh hợp lý Sau khi điều chỉnh thì dự toán thu BHXH mới được giao trở lại cho BHXH cấp tỉnh.

1.3.3.2 Tổ chức thực hiện thu BHXH:

- Tổ chức thực hiện thu BHXH là một quá trình phức tạp, liên hoàn giữa các bộ phận có liên quan trong toàn bộ hệ thống, nhằm đạt được mục tiêu đề ra Để thực hiện thu BHXH hiệu quả cần tiến hành phân cấp quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở, nhằm đảm bảo tính gắn kết trong toàn bộ hệ thống, đồng thời phải ràng buộc được quyền hạn, trách nhiệm từng bộ phận trong hệ thống.

BHXH cấp Trung ương: Chịu trách nhiệm toàn diện, gồm: tổng hợp và phân loại các đối tượng tham gia, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thu BHXH, cấp sổ BHXH; kiểm tra đối chiếu tình hình lập kế hoạch thu nộp của BHXH cấp tỉnh và thẩm định số thu BHXH trên phạm vi cả nước.

BHXH cấp tỉnh: Tổ chức thực hiện chỉ đạo BHXH cấp huyện thu đóngBHXH theo phân cấp; thực hiện lập và giao kế hoạch thu, kiểm tra, giám sát hoạt động của BHXH cấp huyện.

BHXH cấp huyện và phòng Thu: Chịu trách nhiệm tác nghiệp hàng ngày về thu nộp BHXH; thực hiện kiểm tra đối chiếu tổng hợp đối tượng thu và mức thu để lập kế hoạch thu; hướng dẫn cho người SDLĐ đăng ký và nộp BHXH Đồng thời phân công cụ thể từng cán bộ để quản lý, theo dõi, đôn đốc

- Thanh tra, kiểm tra: Căn cứ chức năng nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương mà công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất, nhằm phát hiện những sai phạm về BHXH, từ đó xử lý nghiêm các vi phạm và có giải pháp khắc phục.

- Kiểm tra việc chấp hành việc đóng, nộp BHXH tại đơn vị sử dụng lao động bao gồm: Danh sách lao động tham gia BHXH; quỹ tiền lương tham gia BHXH; mức lương của người lao động tham gia BHXH; thực hiện việc chuyển tiền nộp BHXH về cơ quan BHXH.

- Kiểm tra việc thực hiện thu BHXH của cơ quan BHXH các cấp, bao gồm việc quản lý lao động và quỹ lương tham gia BHXH của các đơn vị sử dụng lao động; chấp hành quản lý và hạch toán tiền thu BHXH.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội

Để có thể đề ra những giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế như hiện nay, chúng ta cần làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội

Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung, thu BHXH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương làm tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH Khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chung, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng mức đóng BHXH và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên; điều này đang là một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc các chủ sử dụng lao động trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH

Tuổi nghỉ hưu là nhân tố tác động trực tiếp và chủ yếu đến quỹ BHXH Việc tăng hoặc giảm tuổi nghỉ hưu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu lao động xã hội Đối với quỹ BHXH nói chung và số thu BHXH nói riêng sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu giảm tuổi nghỉ hưu Bởi vì, khi giảm 5 tuổi nghỉ hưu sẽ tương ứng giảm thời gian đóng BHXH 5 năm Theo tính toán mỗi năm một người về nghỉ hưu trước tuổi Nhà nước phải bù 10,8 tháng lương Theo tính toán của các chuyên gia BHXH, hiện nay ngành BHXH đang phải đối mặt với nguy cơ thâm quỹ BHXH trong tương lai gần.

Chính sách lao động và việc làm

Chính sách lao động, việc làm có ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động nói chung, thị trường lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước nói riêng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động, vì:

- Khi Nhà nước chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên các phương diện, sẽ giúp cho thị trường lao động có nguồn lao động chất lượng cao Lực lượng lao động này sẽ có cơ hội tìm được việc làm ổn định và thu nhập cao tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó làm tăng mức đóng BHXH.

- Việc ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn trong toàn xã hội để giải quyết việc làm sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số người làm công ăn lương sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia BHXH.

- Việc phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trư- ờng việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động dễ dàng tìm việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình; đồng thời có quyền lựa chọn những đơn vị thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động và thu nhập cao; chủ sử dụng lao động cũng thuận tiện hơn trong việc tuyển dụng lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người

Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chắc chắn đời sống của người lao động dần được cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHXH Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH Tất cả những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH

Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của người lao động và người sử dụng lao động; sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền

- Quyền và nghĩa vụ trong BHXH rõ nhất là vấn đề đóng và hưởngBHXH Người lao động và người sử dụng lao động luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho gia đình và doanh nghiệp), nhưng lại muốn được hưởng BHXH tốt nhất Vì thế, người tham gia BHXH mới tìm cách trì hoãn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp BHXH (khai lương thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH) Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý thu BHXH là làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH.

- Nhiều khi, từ chỗ nhận thức giản đơn về việc tham gia BHXH, tức là không tham gia, hoặc chưa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên người sử dụng lao động không có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng ký tham gia BHXH; ngay chính bản thân người lao động cũng chưa có thói quen sống vì bảo hiểm Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trước mắt, lợi cục bộ cho doanh nghiệp, thiếu quan tâm đến đời sống và quyền lợi BHXH của người lao động nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho người lao động hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó khi có thanh tra, kiểm tra Tình trạng chủ doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng với người lao động và hợp đồng vụ việc, nhằm lách luật về BHXH Đây là nhận thức lạc hậu, thói quen thời bao cấp không còn phù hợp trong điều kiện mới hiện nay

- Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tham giaBHXH của người lao động và người sử dụng lao động, thì vai trò của cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền có tác động rất lớn đến BHXH nói chung, đến công tác quản lý thu BHXH nói riêng Kinh nghiệm cho thấy, ở những địa phương nào được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng,chính quyền, thì việc chấp hành pháp luật lao động, pháp luật BHXH trong các doanh nghiệp ở địa phương đó rất nghiêm.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ THU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới

1.4.1.1 Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức

Cộng hoà liên bang Đức là nước đầu tiên trên thế giới thiết lập BHXH bắt buộc Đến nay, cộng hoà Liên bang Đức đang thực hiện các chế độ BHXH gồm: BH hưu trí, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động và BH chăm sóc người già Quỹ BHXH được hình thành từ đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và hỗ trợ của Liên bang Tổng mức đóng góp vào quỹ BHXH là 41,5% quỹ tiền lương (Cho chế độ hưu trí là 19,3%, y tế, thai sản 14%, tai nạn lao động, thất nghiệp 6,5%, chăm sóc người già 1,7%) trong đó người sử dụng lao động đóng một nửa và người lao động đóng một nửa Các khoản đóng BHXH là 180,5 tỷ EUR, hỗ trợ từ ngân hàng Liên bang là 61,3 tỷ EUR ; Quỹ BHXH thực hiện cơ chế tài khoá hàng năm theo nguyên tắc thực thanh - thực chi, tức là thu trong năm để chi trong năm đó, không tích luỹ Trong trường hợp thu không đủ để bù chi thì ngân sách Liên bang cấp bù. Để công tác quản lý thu BHXH được hiệu quả, ở Đức người ta đã xây dựng hệ thống giám sát chủ sử dụng lao động Hằng năm kiểm tra tính tuân thủ khoảng 800 nghìn vụ việc, trong đó 50% do các chuyên gia được đào tạo chuyên biệt của cơ quan bảo hiểm hưu trí Liên bang Đức (DRV Bund) tiến hành, 50% do 14 cơ quan khu vực của DRV Bund tiến hành. Đức đã xây dựng 20 khu vực giám sát ở tất cả các liên bang với số lượng nhân viên rất lớn 1.732 người, công tác quản trị hành chính được đặt tại chỗ

20 khu vực, số giám sát viên là 309 người Cơ cấu tổ chức tại mỗi khu vực giám sát gồm: Giám đốc khu vực, thư ký, lãnh đạo nhóm (mỗi nhóm thường gồm 56 đến 100 giám sát viên) Văn phòng của giám sát viên được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại do liên bang cung cấp như : Máy tính nối mạng toàn hệ thống, Điện thoại, Ô tô tất cả các khoản chi phí này do Liên bang chi trả.Ngoài nhiệm vụ giám sát chủ sử dụng lao động, công tác quản trị hành chính bao gồm: quan hệ cộng đồng đưa ra con số thống kê, báo cáo kiểm soát Đối với các trường hợp nợ quá hạn được chia ra làm hai loại là : Trường hợp không cố ý, sẽ bị yêu cầu nộp các khoản nợ quá hạn; trường hợp cố ý sẽ bao gồm nộp các khoản nợ quá hạn cộng với 1% lãi suất mỗi tháng Riêng đối với các trường hợp gian lận, giả mạo hồ sơ, lao động bất hợp pháp và những trường hợp chủ ý vi phạm, sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thu nhập của người lao động, mọi thanh toán đều thông qua hệ thống ngân hàng Việc khai, nộp thuế và trích nộp BHXH rất chặt chẽ, hầu như không thể nói đến chuyện trốn nộp BHXH Thực tế nếu người lao động có kê khai sai, kiểm tra từ hệ thống Ngân hàng, Chính phủ cũng buộc phải nộp và có thể còn bị phạt, mức phạt rất cao Do đó hầu như cả người lao động và chủ các doanh nghiệp không ai nghĩ đến việc trốn tránh trích nộp BHXH.

Việc tổ chức quản lý BHXH ở Đức phụ thuộc vào từng loại hình chế độ bảo hiểm xã hội và có rất nhiều cơ quan tham gia trong lĩnh vực này Họ đều hoạt động và được điều chỉnh theo Luật hành chính công Do có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau nên tính chất cạnh tranh trong lĩnh vực BHXH ở Đức diễn ra mạnh mẽ (Phạm Trường Giang, năm 2010) [7].

1.4.1.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong số ít nước đang phát triển rất thành công về kinh tế Từ một nước rất nghèo những năm 1960, đến cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc đã được kết nạp vào hàng ngũ các nước OECD ( một trong số các tiêu chí là thu nhập đầu người phải ít nhất 10.000 USD/năm) Cơ quan quản lý về BHXH là tổ chức xã hội thuộc Bộ lao động, cung cấp các dịch vụ quản lý liên quan tới lao động và việc làm thuộc diện BHXH và phúc lợi xã hội Về nguồn nhân lực có tổng số là 5.051 nhân viên/01 trụ sở chính, 06 trụ sở khu vực, 49 văn phòng chi nhánh, 06 uỷ ban và 09 bệnh viện đền bù cho người lao động Đối tượng khách hàng của họ là người lao động, người sử dụng lao động, người thất nghiệp… chiếm tỷ lệ 62,3% dân số tham gia hoạt động kinh tế.

Về quản lý nợ BHXH, cơ quan BHXH Hàn Quốc thực hiện như sau:

- Về phía cơ quan BHXH: Khuyến khích đóng các khoản nợ đọng BHXH trong năm hiện tại thông qua các hình thức gọi điện, gặp trực tiếp, sau đó gửi thư thúc giục các đơn vị nợ tiền BHXH Thời gian được tính từ ngày công văn nhắc nhở tới các đơn vị sử dụng lao động đến hạn cuối cùng đóng BHXH đã được ghi trong công văn Việc thu các khoản nợ này trước tiên tập trung vào các doanh nghiệp có số tiền nợ nhiều và thời gian kéo dài Trong trường hợp quá thời hạn quy định, trụ sở chính của cơ quan BHXH sẽ lên danh sách các đơn vị này, tiến hành truy vấn tài sản trên toàn quốc như bất động sản, phương tiện đi lại, nhà xưởng, máy móc…với sự trợ giúp của các cơ quan liên quan như Bộ Đất đai, Bộ giao thông Bên cạnh đó, cơ quan BHXH tại trụ sở chính và văn phòng chi nhánh cũng khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động, người lao động trao đổi thông tin giữa các cán bộ chuyên trách thông qua các bài thuyết trình thực tiễn, hiệu quả do văn phòng chi nhánh thực hiện trước thời hạn tuyên truyền phổ biến chính sách về BHXH để người dân hiểu biết về BHXH, đồng thời cung cấp các biện pháp tốt hơn phục vụ cho đơn vị sử dụng lao động chuyển tiền tự động, thuận tiện.

Mở các khoá đào tạo công việc, nhằm nâng cao nghiệp vụ của cán bộ phụ trách nợ BHXH từ đó cho phép các học viên làm thế nào để xử lý vụ việc hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể Với các phương pháp như trên, số tiền nợ BHXH của Hàn Quốc liên tục giảm từ 686 triệu USD (năm 2006) xuống

498 triệu USD (năm 2009) (Phạm Trường Giang, năm 2010) [7].

1.4.1.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản Ở Nhật bản do không tồn tại một hệ thống bảo đảm thống nhất, nên mỗi chế độ BHXH được quản lý một cách riêng biệt tùy theo chức năng và đối tượng tham gia, vì vậy việc thu BHXH cũng do các cơ quan khác nhau thực hiện:

- Chế độ hưu trí: Bao gồm nhiều quỹ khác nhau đảm bảo chế độ hưu trí cho nhiều tầng lớp dân cư khác nhau Các quỹ hưu trí do Vụ hưu trí Bộ Y tế phúc lợi chịu trách nhiệm giám sát chung Cơ quan BHXH quản lý hành chính trên toàn quốc gia và dưới là các chi nhánh cơ quan BHXH địa phương quản lý thực hiện thu và chi trả trợ cấp.

Quỹ Hiệp hội tương trợ đảm bảo chế độ hưu trí cho tầng lớp có thu nhập cao như: Viên chức các cấp, thủy thủ, giáo sư đại học và những NLĐ trong các cơ quan Nhà nước Mức đóng góp từ 10 đến 16% lương tháng Nhà nước hỗ trợ từ 15-18% tổng mức trả tiền hưu hàng năm của quỹ.

Quỹ hưu trí do Chính phủ quản lý: Đảm bảo chi trả trợ cấp cho những người làm việc trong các đơn vị tư nhân từ 5 lao động trở lên Mức đóng góp của NLĐ và chủ SDLĐ tương tự như nhau: 8,675% lương tháng của NLĐ (đối với những người làm việc nghề mỏ và ngư nghiệp 9,575%) Hàng năm, Nhà nước hỗ trợ 20% tổng số tiền chi trả hàng năm và chi phí quản lý hành chính.

Quỹ hưu trí quốc gia đảm bảo chế độ trợ cấp hưu trí cho những NLĐ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trong xí nghiệp nhỏ, tư nhân với mức thu nhập thấp trong xã hội, chỉ có 1/3 số người tham gia có thu nhập ổn định số còn lại chủ yếu là phụ nữ và người thu nhập thường, thậm chí không có thu nhập phải dựa vào sự giúp đỡ của người thân để đóng BHXH Mức đóng của NLĐ và chủ SDLĐ ngang bằng nhau với mức 12.800Y/tháng cộng với khoản phụ thêm tự nguyện 400Y để được nhận một khoản lương hưu bổ sung Nhà nước hỗ trợ 1/3 tổng mức chi trả tiền hưu hàng năm của quỹ.

- Chế độ tai nạn lao động cho NLĐ ở các khu vực sản xuất và kinh doanh: Đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Chính phủ Bộ Lao động có trách nhiệm giám sát và quản lý hành chính cấp trung ương, phòng đề bù cho NLĐ nằm trong cơ quan lao động cấp quận chịu trách nhiệm quản lý trong khu vực của mình thông quá các văn phòng thẩm tra tiêu chuẩn lao động Trong đó, mức đóng của chủ SDLĐ có 27 mức từ 0,6% đến 13,4% lương tùy thưo ngành nghề, mức độ rủi ro và số lao động làm việc Người lao động phải đóng không quá 200Y cho một lần điều trị (không áp dụng với những người nhận trợ cấp tạm thời); Ngân sách quốc gia sẽ hỗ trợ một phần những chi phí cần thiết cho chương trình bảo hiểm TLLĐ trong giới hạn của Ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm và chịu toàn bộ chi phí quản lý hành chính.

- Chế độ Bảo hiểm việc làm: Đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Chính phủ và Bộ Lao động (Vụ đảm bảo việc làm) có trách nhiệm giúp Chính phủ trong việc thực hiện bảo hiểm việc làm thông qua các văn phòng Bảo đảm việc làm công cộng và bộ phận đảm bảo việc làm của phòng lao động cấp quận- hai cơ quan này trực tiếp làm những công việc hành chính có liên quan đến NLĐ, tổ chức thu bảo hiểm theo Luật BHXH việc làm… và truyền trực tiếp những dữ liệu đó lên Bộ Lao động theo hệ thống siêu máy tính Mức thu BHXH như sau:

Những ngành nghề chung: mức đóng là 1.15% (trong đó chủ SDLĐ đóng 0.75%, NLĐ đóng 0.4%); Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất bia mức đóng là 1.35% ( chủ SDLĐ đóng 0,95%, NLĐ đóng 0,4%); ngành xây dựng 1.45% (chủ SDLĐ đóng 1.05% và NLĐ đóng 0.4%) Riêng đối với những NLĐ làm việc theo ngày thì phải đóng lệ phí tem bảo hiểm Việc đóng phí tem này được chia đều cho chủ SDLĐ và NLĐ với 3 mức cao nhất là176Y và mức thấp nhất là 96Y (Phạm Trường Giang, năm 2010)[7].

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH BẮC NINH

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BHXH TỈNH BẮC NINH

2.1.1 Khái quát về tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh

- Đặc điểm về tự nhiên và dân số

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ, với diện tích 822,7km 2 , nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ phía Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 16km Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có hệ thống giao thông đường sông, đường bộ thuận lợi, đồng thời là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh, thành phố trên. Dân số Bắc Ninh hiện nay trên 1.048.600 người, trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 76,5%, dân số thành thị chiếm 23,5% Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dân số nông thôn Dân số Bắc Ninh có đặc điểm là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động Với chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đây là điều kiện rất thuận lợi để mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

- Đặc điểm về văn hóa- xã hội

Bắc Ninh là miền quê đậm đà bản sắc của người Việt lâu đời với nhiều chùa tháp, đền miếu; quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng như hát quan họ, hội Lim, tranh Đông Hồ, là quê hương của 8 vị Vua nhà Lý…; có hệ thống 62 làng nghề truyền thống nổi tiếng như đúc đồng (ĐạiBái - Gia Bình), sắt thép (Đa Hội - Từ Sơn), đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ -TừSơn), và đặc biệt là tranh vẽ Đông Hồ nổi danh trong sử sách, Bắc Ninh là địa danh rất thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng đối tượng tham gia BHXH

- Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh những năm qua

Trong những năm gần đây, hoà cùng với sự phát triển chung của cả nước, nền kinh tế Bắc Ninh liên tục tăng trưởng cao và ổn định, GDP tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 là 15,1%/năm Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có bước cải thiện đáng kể: GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm, từ 630 USD/ người/năm, năm 2010 lên 1.800USD năm 2014 Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ: tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp Với mục tiêu đến năm 2020 đưa Bắc Ninh cơ bản thành tỉnh công nghiệp, hiện nay tỷ trọng công nghiệp chiếm 42,1% GDP, chủ yếu tập trung vào phát triển công nghiệp chế biến lợi thế về tài nguyên, lao động và ngành nghề truyền thống (đồ gỗ cao cấp, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm…); nông nghiệp chiếm 29,7% GDP, dịch vụ chưa thực sự phát triển (mới chiếm 28,2%) Nhiều công trình phúc lợi công cộng, hạ tầng kỹ thuật quan trọng được xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi về giao lưu hàng hoá, đi lại của nhân dân; hiện tại tỉnh không còn hộ đói và hộ nghèo còn 12%; hàng năm tạo việc làm mới cho 12.000 - 15.000 lao động Điều này ảnh hưởng tích cực đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, cũng như tăng trưởng nguồn thu BHXH.

2.1.2.Tổng quan về BHXH và quản lý BHXH

- Khái quát sự hình thành và phát triển

BHXH tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 1613/BHXH/QĐ-TCCB, ngày 16/9/1997, trên cơ sở tách ra từ BHXH Bắc Ninh - Bắc Giang Khi mới thành lập chỉ có 5 phòng nghiệp vụ và 6 BHXH huyện trực thuộc, với 68 cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) Đến nay BHXH tỉnh có 9 phòng nghiệp vụ, 8 BHXH huyện trực thuộc, với 261 CB, CC, VC (Sơ đồ 2.1).

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH tỉnh Bắc Ninh

Phòng Cấp và quản lý sổ thẻ

Phó Giám đốc BHXH huyện

- Cán bộ phụ trách công tác thu BHXH, BHYT

- Cán bộ phụ trách công tác Kế toán

- Cán bộ phụ trách công nghệ thông tin

- Cán bộ Giám định bảo hiểm Y tế

- Cán bộ phụ trách công tác chế độ BHXH

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Bắc Ninh

Chức năng nhiệm vụ của BHXH tỉnh

Bảo hiểm xã hội tỉnh, là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho NLĐ và nhân dân, bao gồm các chế độ: hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động- bệnh nghề, bảo hiểm thất nghiệp, ốm đau, thai sản, khám chữa bệnh BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT ở trên địa bàn tỉnh BHXH tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ của UBND tỉnh. ( Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, 2008, Quyết định số 4857) [8]

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BHXH tỉnh Bắc Ninh

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Bảo hiểm xã hội tỉnh do một Giám đốc quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng Giám đốc chịu trách hiện điều hành toàn diện và quản lý mọi hoạt động của BHXH tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH tỉnh theo quy định Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về những nhiệm vụ được giao

Giúp việc cho Giám đốc BHXH tỉnh có 03 Phó giám đốc Các phó Giám đốc được Giám đốc phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác và chỉ đạo một số Phòng trực thuộc được phân công Phó Giám đốc thay mặt và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật Nhà nước giải quyết các công việc thuộc phạm vi công việc được phân công

Các phòng trực thuộc BHXH tỉnh có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức quản lý quỹ BHXH, quỹ BHYT và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.

Phòng chịu sự quản lý và điều hành của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc BHXH tỉnh theo lĩnh vực phụ trách và sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của các Ban trực thuộc BHXH Việt Nam.

Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý thu tại tỉnh Bắc Ninh

-Tình hình kinh tế của địa phương trong các năm vừa qua có sự tăng trưởng cao, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề truyền thống ngày cảng được mở rộng và phát triển nhanh Một số doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động tiếp tục được mở rộng và đầu tư vào địa bàn tỉnh, tạo việc làm cho hàng nghìn người lao động, số lao động có việc làm và tham gia BHXH ngày càng gia tăng Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015 và trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020.

Thứ nhất, về quản lý đối tượng, hiện nay cơ quan quản lý nhà nước về lao động, như Sở lao động - Thương binh và Xã hội, phòng lao động- Thương binh và Xã hội các huyện, thị, thành phố và cơ quan BHXH không nắm được số đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, do việc thống kê, quản lý của mỗi sở, ngành về lao động theo những tiêu chí khác nhau; Cơ chế xác định đối tượng thuộc diện bắt buộc theo qui định của pháp luật còn thiếu đồng bộ giữa các ngành.

Thứ hai, BHXH tỉnh không đủ nhân lực để đi khai thác đối tượng bắt buộc; thẩm quyền còn bị hạn chế trong kiểm tra, đôn đốc theo quy định củaLuật BHXH.

Thứ ba, số lượng đơn vị sử dụng lao động thuộc đối tượng phải đăng ký thang bảng lương quá lớn, ảnh hưởng đến việc kiểm tra, kiểm soát của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; nhiều đơn vị Sử dụng lao động không xây dựng và đăng ký tiền lương với cơ quan quản lý ở địa phương, nên việc quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH rất khó khăn.

Thứ tư, chế tài xử phạt vi phạm luật BHXH còn nhẹ dẫn đến nhiều đơn vị cố tình chây ỳ, lạm dụng quỹ BHXH lớn dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH ngày càng gia tăng; công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan về thực hiện chính sách pháp luật BHXH còn hạn chế, xử lý còn chưa kịp thời do số cán bộ thanh tra còn ít, việc chấp hành các kết luận sau thanh tra còn chậm, chưa dứt điểm.

Thứ năm, tình trạng vi phạm Luật lao động, Luật BHXH của các chủ sử dụng lao động còn diễn ra trên diện rộng, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, không ít các doanh nghiệp có sử dụng lao động nhưng không ký hợp đồng lao động hoặc có ký hợp đồng lao động thì chỉ ký hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng hoặc hợp đồng vụ việc để trốn đóng BHXH cho người lao động; quản lý hoạt động của các doanh nghiệp sau cấp phép đầu tư còn nhiều bất cập, chưa kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau khi đã được cấp phép đầu tư (doanh nghiệp hoạt động không hoạt động; phá sản…) đó là những khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong khâu tổ chức, thực hiện luật về BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh hiện nay.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH TỈNH BẮC NINH

2.2.1.Tổ chức hệ thống quản lý thu BHXH

Quản lý, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH là căn cứ, tiền đề quan trọng để mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thực hiện thu nộp BHXH đúng luật định, để hình thành và phát triển Quỹ BHXH, đáp ứng khả năng chi trả các chế độ cho người lao động và nhân dân Trong những năm qua, Tỉnh uỷ đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ này; chỉ đạo BHXH tỉnh tích cực chủ động phối hợp với Sở Lao động thương binh và xã hội, Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Liên đoàn lao động tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan để nắm tình hình lao động, việc làm, thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, tạo thuận lợi cho người lao động và nhân dân tham gia BHXH Cụ thể:

- Yêu cầu BHXH các cấp tổ chức thống kê, theo dõi tình hình biến động của người lao động tham gia BHXH, để quản lý thu BHXH; cấp sổ BHXH theo quy định, đồng thời xây dựng các biện pháp quản lý người lao động tham gia BHXH, quản lý tiền thu BHXH.

- Hàng tháng, phân tích, tổng hợp số liệu về tình hình tham gia BHXH trên địa bàn, thông báo đến người sử dụng lao động chưa tham gia BHXH hoặc đã tham gia, nhưng chưa tham gia đầy đủ để đôn đốc, hướng dẫn người sử dụng lao động thực hiện.

- Trường hợp người sử dụng lao động tham gia BHXH, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH theo quy định của pháp luật BHXH lập hồ sơ, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý (Sở lao động - Thương binh và Xã hội). Đối với người sử dụng lao động đang tham gia BHXH, nhưng trong vòng 6 tháng liền kề không đóng BHXH và cũng không quan hệ, giao dịch với cơ quan BHXH kể từ thông báo kết quả đóng BHXH lần cuối; BHXH tỉnh gửi công văn báo cáo với cơ quan quản lý lao động trên địa bàn để kiểm tra và lập biên bản Căn cứ biên bản kiểm tra hoặc chậm nhất sau 45 ngày, kể từ ngày cơ quan BHXH báo cáo với cơ quan quản lý lao động mà không nhận được ý kiến trả lời, thì cơ quan BHXH tạm thời đưa tên người sử dụng lao động ra khỏi sổ, báo cáo nghiệp vụ thu và lập hồ sơ theo dõi riêng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH, ngày 25/8/2010 Giám đốc BHXH tỉnh đã ban hành Quyết định số 175/QĐ-BHXH quy định cấp và sử dụng bìa, tờ rời sổ BHXH tại BHXH huyện, thị xã, thành phố.

Công tác mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Trong thời gian qua, BHXH tỉnh Bắc Ninh đã và đang nỗ lực tăng cường rà soát, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để quản lý chặt chẽ đối tượng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nhưng chưa được tham gia BHXH cho người lao động Số đối tượng này thường xuyên được cập nhật và đưa vào chương trình kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật BHXH.Việc phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, vận động các đơn vị này đã ngày càng đem lại kết quả tích cực hơn Bằng những việc làm cụ thể trên, công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở tỉnh Bắc

Ninh đã có những bước chuyển rõ rệt Số đơn vị, số lao động từng bước tăng lên, năm sau cao hơn năm trước Cụ thể ta xem xét số đơn vị, số lao động tham gia BHXH hiện nay:

Bảng 2.1: Số đơn vị tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ năm 2010-2014.

Bảng 2.2: Số lao động tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ năm 2010-2014.

Qua số liệu bảng 2.1 và bảng 2.2 cho thấy, số đơn vị tham gia BHXH do BHXH thành phố Bắc Ninh quản lý là lớn nhất, tính đến năm 2014, BHXH Thành phố Bắc Ninh đang quản lý 640 đơn vị, chiếm trên 28,49% trên tổng số đơn vị toàn tỉnh, hai huyện Gia Bình và huyện Lương Tài quản lý số đơn vị tham gia BHXH tương đối ít, các huyện Yên Phong, Quế Võ và Thuận Thành quản lý số đơn vị tham gia BHXH tương đối lớn và đều nhau, do các huyện này đều tập trung các khu công nghiệp lớn của tỉnh Về số lượng lao động tham gia BHXH hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước Riêng các đơn vị do BHXH tỉnh chuyên quản, mặc dù số đơn vị không nhiều, nhưng có số lao động lớn bởi những đơn vị do BHXH tỉnh quản lý có số lao động bình quân trên một đơn vị cao Tính đến năm 2014, BHXH tỉnh quản lý 117 đơn vị, với số lao động lên tới 33.813 người Từ năm 2010 đến năm 2014, toàn tỉnh khai thác thêm được 591 đơn vị tham gia BHXH, với số lao động tham gia BHXH tăng thêm 90.440 người.

Bảng 2.3: Số đơn vị tham gia BHXH theo khối quản lý

2 Khối DN có vốn ĐTNN 93 115 147 203 252

8 Khối Hộ SXKD cá thể 27 26 25 31 34

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ năm 2010-2014.

Bảng 2.4: Số lao động tham gia BHXH theo khối quản lý

2 Khối DN có vốn ĐTNN 21.809 29.619 44.953 69.959 99.591

8 Khối Hộ SXKD cá thể 131 133 123 142 190

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ năm 2010-2014.

Qua hai bảng 2.3 và 2.4 cho thấy: từ năm 2010 đến năm 2014, số đơn vị và số lao động tham gia BHXH thuộc khối hành chính sự nghiệp tăng ít, do tính ổn định về lực lượng lao động; khối doanh nghiệp nhà nước có tình trạng giảm lao động do các doanh nghiệp nhà nước ngày càng có xu hướng cổ phần hoá Số lao động tham gia BHXH tăng chủ yếu ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Sau hơn 3 năm thực hiện luật BHXH (từ 1/1/2007 đến nay), số lượng đối tượng tham gia BHXH đã tăng từ 73.684 người (năm 2010) lên 164.079 người (năm 2014) bằng 222,6% Chủ yếu lao động tăng ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh Bắc Ninh có 115.480 lao động tham gia ở loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gấp 3,5 lần so với năm 2010.

Từ khi thực hiện Luật BHXH, BHXH Bắc Ninh đã kịp thời triển khai tới các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng lao động Chính sách BHXH đã có hành lang pháp lý, dễ dàng hơn cho việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có sự phát triển và tăng trưởng kinh tế cao nhất so với những năm trước, một số khu công nghiệp của tỉnh đã được thành lập và đi vào hoạt động, các doanh nghiệp mới thành lập đã thu hút được một lực lượng lao động lớn trên địa bàn và bước đầu sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả và tạo thu nhập cho người lao động khá ổn định, các doanh nghiệp tham gia đóng góp BHXH cho người lao động, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh ngày một tốt hơn.

Nhờ có sự tăng trưởng kinh tế ổn định, tỷ lệ tham gia BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng cao, năm 2013 là 15.528 lao động chiếm 11,7% so với tổng số lao động tham gia BHXH, thì đến năm 2014 là 21.889 lao động, chiếm 12,8% so với tổng số lao động.

Năm 2014 cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng nhanh của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm 2010 mới chỉ có 21.809 lao động tham gia BHXH, đến năm 2014 đã tăng lên 99.282591 lao động, tăng 77.782 lao động, tương ứng với 456,65% Với chính sách thu hút đầu tư thích hợp trong những năm qua đã hình thành lên các khu công nghiệp tập trung, hàng loạt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xuất hiện Dự báo trong những năm tới cơ hội việc làm cho lao động tại tỉnh Bắc Ninh tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng cao và có tiềm năng lớn cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH Cho đến nay, qua kết quả khảo sát doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chấp hành tương đối tốt chính sách. Đánh giá chung:

Công tác quản lý hồ sơ đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH được BHXH tỉnh quan tâm, chú trọng BHXH tỉnh bố trí kho hồ sơ lưu trữ đảm bảo khoa học, đúng tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu khai thác giải quyết chế độ chính sách BHXH Công tác cấp sổ BHXH cho người lao động kịp thời, đúng quy định

Công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH: Công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH được tổ chức chặt chẽ, nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của Luật BHXH BHXH tỉnh đã tập trung vào các biện pháp: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH theo cơ chế mới, dựa trên nguyên tắc “đóng-hưởng, cộng đồng chia sẻ” để người lao động, chủ sử dụng lao động và nhân dân hiểu, nhận thức đúng về quyền và nghĩa vụ BHXH, BHYT từ đó tích cực, tự giác tham gia Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xác định số lao động ở từng đơn vị, mở rộng đối tượng tham gia BHXH Thường xuyên báo cáo cấp uỷ và chính quyền địa phương tình hình thực hiện chế độ chính sách BHXH trên địa bàn; tham mưu, đề xuất các biện pháp khả thi để tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH

Với các biện pháp cụ thể, sát thực tiễn, số người tham gia BHXH từng bước được mở rộng đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Số đơn vị, số lao động không ngừng tăng nhanh qua các năm.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BHXH TẠI

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH BHXH, THU

3.1.1 Dự báo về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ thứ XVIII đã xác định phương hướng, mục tiêu tổng quát đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020 là : “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các khu công nghiệp- đô thị hiện đại với công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch; tăng cường đầu tư vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, giá trị kinh tế cao, cơ giới hoá nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá- xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, quân sự địa phương, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính và cải cách tư pháp Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; Phấn đấu đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2016, quy hoạch và xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020” Các chỉ tiêu chủ yếu:

* Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt

13-14% Năm 2016, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6,1%, công nghiệp và xây dựng 69,6%, dịch vụ 24,3%.GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 3.500 USD (giá thực tế) Giá trị sản xuât công nghiệp năm 2016 đạt 65.000 đến 70.000 tỷ đồng; Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản 2.819 tỷ đồng; Dịch vụ 11.299 tỷ đồng (giá cố định 1994) Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 26,2%, đến năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD Nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 24,9%, đến năm 2015 đạt 3,5 tỷ USD Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 40-50%/ GDP Thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt trên 8.500 tỷ đồng, tăng bình quân 13,6%/năm.

* Về phát triển xã hội: Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn 3,2% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn trên 70% vào năm 2016 Năm 2016, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 60% Giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 26-27 nghìn lao động, trong đó 50% lao động nữ; đến năm 2016 lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 30%.

- Đến 2016, dân số toàn tỉnh dự báo: 1,1 triệu người, với khoảng 635 nghìn lao động; phấn đấu 2016 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, mỗi năm giải quyết việc làm cho 26-27 nghìn lao động, xuất khẩu lao động 2.500- 3.000 lao động/năm, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 3,2% năm 2016.

Một là, chính sách BHXH phải được thực hiện và tiếp tục hoàn thiện theo hướng từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH đến mọi người lao động, thực hiện mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội, bảo đảm bình đẳng,công bằng xã hội và vì con người.

Hai là, xây dựng hệ thống BHXH đa dạng, nhiều tầng, cải thịên đời sống của người hưởng lương hưu; phát triển các chính sách BHXH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, yêu cầu hội nhập và thông lệ quốc tế.

Ba là, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện

3.1.3 Mục tiêu và phương hướng của BHXH tỉnh Bắc Ninh

Trên cơ sở định hướng phát triển của BHXH tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020; số tăng bình quân về số đơn vị, số lao động, cũng như số thu BHXH từ năm 2010 đến 2014; dự kiến tăng mức lương tối thiểu hàng năm, cũng như dự đoán khả năng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh BHXH tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh như sau:

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phấn đấu cụ thể về thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2011 - 2015

TT Năm Số đơn vị tham gia

Tổng số thu (triệu đồng)

Nguồn: Dự báo kế hoạch thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2011-2015, BHXH tỉnh Bắc Ninh

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH BẮC NINH

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện về bộ máy quản lý thu BHXH

Một là: Xác lập và trách nhiệm quản lý thu của tổ chức Đảng, chính quyền, công đoàn cơ sở:

- BHXH nói chung, BHXH bắt buộc nói riêng là chính sách lớn về an sinh sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta Để thực hiện tốt chính sách này phải có giải pháp đồng bộ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành có liên quan, một mình cơ quan BHXH không thể thực hiện triệt để được Trong thời gian tới, BHXH tỉnh phải tiếp tục chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BHXH trên địa bàn Nội dung công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần bám sát tình hình thực tiễn việc chấp hành chính sách BHXH ở địa phương và cần có sự chỉ đạo sát sao, chỉ ra trách nhiệm cụ thể đối với từng sở, ban, ngành liên quan, để cùng phối hợp thực hiện Bên cạnh đó cơ quan BHXH phải thường xuyên báo cáo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về tình hình thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn để công tác lãnh đạo, chỉ đạo được kịp thời

- Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp phải được củng cố lại, phát huy được vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động doanh nghiệp thực hiện chính sách BHXH, phải trở thành cơ quan giám sát hiệu quả nhất đối với việc chấp hành và thực thi chính sách, pháp luật lao động và luật BHXH, là cơ quan đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Hai là: BHXH tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan:

Sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH tỉnh với các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương đặc biệt là Sở Lao động Thương binh và

Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Thanh tra nhà nước tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trong việc tổ chức thực hiện và triển khai công tác BHXH đến người lao động trong các doanh nghiệp, tạo ra một sự liên kết vững chắc giữa các cơ quan của Nhà nước và hạn chế được việc các doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và người lao động, quyền lợi của người lao động sẽ không bị ảnh hưởng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, công tác BHXH được đảm bảo, chế độ an sinh xã hội được củng cố, góp phần phát triển kinh tế Bắc Ninh một cách bền vững Cụ thể, phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng về BHXH như sau:

- Phối hợp giữa cơ quan BHXH tỉnh với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh: BHXH tỉnh chủ động xây dựng quy chế phối hợp theo hướng đề nghị

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Kế hoạch - Tài chính của UBND các huyện, thị xã cung cấp thông tin kịp thời danh sách các doanh nghiệp trên địa bàn mới được thành lập, danh sách các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đang còn hoạt động Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt tình hình đăng ký kinh doanh, thời gian, trụ sở của doanh nghiệp, sớm đưa vào đối tượng quản lý thu để giảm thiểu việc trốn đóng BHXH.

- Phối hợp giữa cơ quan BHXH và cơ quan Thuế các cấp: Khi tiến hành kiểm toán hoặc quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp, cơ quan thuế nên yêu cầu có xác nhận của cơ quan BHXH hoặc ít nhất phải có sự nối mạng cung cấp thông tin giữa cơ quan BHXH với cơ quan Thuế Khi sự phối hợp giữa hai cơ quan này thực sự hiệu quả và chặt chẽ thì sẽ loại bỏ được tình trạng người sử dụng lao động có ký 2 đến 3 hợp đồng với cùng 1 người người lao động với các mức tiền lương, tiền công khác nhau với mục đích trốn đóng BHXH cho người người lao động.

- Phối hợp giữa cơ quan BHXH với Sở Lao động Thương binh Xã hội: Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, luật BHXH; tăng cường phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra Định kỳ hàng tháng, BHXH tỉnh cung cấp thông tin cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội và danh sách các các doanh nghiệp nợ BHXH từ 3 tháng trở nên; tình hình doanh nghiệp khắc phục những sai phạm sau thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin về thực hiện pháp luật BHXH của doanh nghiệp theo yêu cầu của Thanh tra Sở để tăng cường quản lý đối với doanh nghiệp Sở Lao động Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin kết quả xử lý doanh nghiệp vi phạm đến BHXH tỉnh để biết Hai cơ quan trên tổ chức họp định kỳ hàng tháng để đánh giá tình hình kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp và có các kiến nghị với UBND tỉnh.

- Phối hợp giữa BHXH với ngành Ngân hàng và Toà án nhân dân: Khi tình trạng trốn đóng BHXH xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người người lao động thì việc xử lý kịp thời, đủ sức răn đe là thực sự cần thiết Cần có cơ chế phối hợp giữa BHXH và ngành Ngân hàng trong việc thực hiện việc phong toả tài khoản của doanh nghiệp được xác định là trốn đóng BHXH BHXH tỉnh, BHXH huyện, thị xã, thành phố cần cung cấp thông tin đầy đủ, phối hợp với Toà án để sớm thống nhất quy trình thụ lý và xét xử, rút ngắn thời gian tố tụng, nhanh chóng trả lại quyền lợi cho người lao động.

- Phối hợp giữa cơ quan BHXH với tổ chức công đoàn: Cơ quan BHXH các cấp phối hợp với tổ chức công đoàn giám sát tình hình sử dụng lao động,quy chế tiền lương Thông qua đó tuyên truyền chính sách BHXH và lắng nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, của người người lao động khi thực hiện chính sách BHXH để tìm giải pháp tháo gỡ Cơ quan BHXH cùng với tổ chức công đoàn khuyến khích người lao động đàm phán, ký kết thoả hiệp lao động tập thể với người sử dụng lao động Thông qua các hoạt động đối thoại trực tiếp, cơ quan BHXH cùng tổ chức công đoàn sẽ tuyên truyền, giải đáp những thắc mắc của người lao động về các vẫn đề liên quan đến BHXH Đặc biệt, phải giúp người người lao động nhận thức rõ được sự cần thiết của việc người sử dụng lao động đóng BHXH trên mức tiền lương, tiền công thực tế trả cho người lao động hàng tháng Trên cơ sở đó, người lao động sẽ hiểu và không ký hai đến ba hợp đồng với mức tiền lương, tiền công khác nhau.

Ba là: Đôn đốc thu và quản lý tiền thu BHXH

Công tác quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH là nền tảng để đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH.

Trên cơ sở quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH, cần đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH:

Việc bố trí, sắp xếp cán bộ chuyên quản các đơn vị sử dụng lao động phải trên cơ sở hợp lý, đối với các đơn vị sử dụng lao động có số lượng lao động lớn, thường xuyên có sự biến động phải bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn vững và có kinh nghiệm công tác; thường xuyên bám sát các đơn vị sử dụng lao động để đôn đốc việc chấp hành pháp luật về BHXH Cán bộ chuyên quản phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt được kịp thời tình hình biến động của đối tượng lao động thuộc diện bắt buộc, tình hình biến động về quỹ lương tham gia BHXH, việc chấp hành chính sách BHXH đối với người lao động, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời đối với đơn vị sử dụng lao động, nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH Coi việc chấp hành pháp luật BHXH là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở đảng.

3.2.2 Giải pháp về cơ chế tài chính thu BHXH

- Đôn đốc thu và quản lý tiền thu BHXH: Công tác quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH là nền tảng để đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH Trên cơ sở quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH, cần đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH.

- Hạn chế tình trạng nợ đọn, trốn đóng bảo hiểm xã hội: Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy các doanh nghiệp nợ BHXH, trốn đóng BHXH, chiếm dụng BHXH của người lao động kéo dài có tác động xấu đến chính sách BHXH nói chung và chính sách thu BHXH nói riêng, từ đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động Để khắc phục tình trạng này, cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp: Cơ quan BHXH phải bố trí cán bộ chuyên quản theo dõi từng nhóm doanh nghiệp, thường xuyên bám sát các đơn vị, doanh nghiệp để đôn đốc thu nộp; thực hiện nghiêm việc tính lãi suất chậm nộp; gắn việc trích nộp BHXH với việc giải quyết các chế độ chính sách; phát huy hiệu quả của tổ thu nợ BHXH; xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa BHXH tỉnh với các Sở, Ban, Ngành; rà soát, phân loại các đơn vị nợ đọng để có kế hoạch xử lý; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc đóng - hưởng, đóng đến đâu xác nhận và giải quyết chế độ đến đó Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan kiểm tra, thanh tra các đơn vị nợ tiền BHXH.Kiên quyết xử phạt những đơn vị vi phạm, những đơn vị nợ đọng kéo dài thì hoàn thiện các thủ tục khởi kiện ra toà án; việc khởi kiện các doanh nghiệp nợ đọng kéo dài là việc làm mới mẻ, có nhiều vấn đề phức tạp BHXH tỉnh phải chỉ đạo Giám đốc BHXH các huyện, thị, thành phố trực tiếp đứng tên nguyên đơn và phải làm kiên quyết, tránh nể nang, không dứt khoát, không triệt để. Bên cạnh đó có thể đăng báo hoặc các phương tiện đại chúng nêu tên những doanh nghiệp luôn nợ đọng, trốn đóng BHXH để gây áp lực đối với chủ sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đối với người lao động

Ngày đăng: 13/09/2023, 11:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý thu BHXH - Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý thu BHXH (Trang 34)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH tỉnh Bắc Ninh - Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH tỉnh Bắc Ninh (Trang 50)
Bảng 2.2:  Số lao động tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Bắc Ninh - Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc ninh
Bảng 2.2 Số lao động tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Bắc Ninh (Trang 56)
Bảng 2.3:  Số đơn vị tham gia BHXH theo khối quản lý - Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc ninh
Bảng 2.3 Số đơn vị tham gia BHXH theo khối quản lý (Trang 57)
Bảng 2.4:  Số lao động tham gia BHXH theo khối quản lý - Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc ninh
Bảng 2.4 Số lao động tham gia BHXH theo khối quản lý (Trang 58)
w