Cơ sở lý luận chung về làng nghề
Một số khái niệm
Khái niệm Nghề, Nghề truyền thống: Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, hầu hết người dân sống ở nông thôn đều rảnh rỗi vài tháng trong năm khi qua mùa vụ Nếu người nông dân chỉ trông chờ vào thu nhập từ những con gà, thửa ruộng thì rất khó để có một cuộc sống no đủ Vì vậy, ngoài những ngày mùa họ thường tự tạo hay tìm cho mình một nghề phụ để giúp cải thiện cuộc sống hay tăng thu nhập cho gia đình Vậy, như thế nào là một nghề? Theo quan điểm chung thì các hoạt động sản xuất ở địa phương nào đó được gọi là Nghề khi nào phải tạo ra được một khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường thường xuyên và những người sản xuất hoặc hộ sản xuât đó lấy nghề đang hành làm nguồn thu chủ yếu thì mới được xem là có Nghề Vậy nghề truyền thống là những nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác cho đến ngày nay kể cả những nghề đó đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Khái niệm làng nghề: Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về làng nghề nhưng như đã nói ở trên, bắt đầu là nhu cầu phục vụ cho chính bản thân và gia đình sau đó mở rộng hơn ra các hộ gia đình và những món đồ mà họ tạo ra có thể trở thành hàng hóa để trao đổi, buôn bán với các hộ gia đình khác, các địa phương khác Nhiều hộ gia đình trong cùng một địa phương tự tìm tòi, học hỏi nhau làm thêm một nghề phụ… lâu dần theo thời gian, nhiều nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, cộng đồng Cũng chính vì những lợi ích kinh tế mà các nghề phụ mang lại mà trong mỗi địa phương, làng xã bắt đầu có sự phân hóa, nghề đem lại nhiều lợi ích thì phát triển mạnh lên và những nghề mang lại hiệu quả thấp hoặc không phù hợp thì dần mai một Từ đó hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó như làng làm gốm, làng dệt, làng lụa, làng trồng hoa, đồ đồng… Vậy, theo tôi hiểu làng nghề là một cộng đồng dân cư sống tập trung trên cùng một địa bàn, trong đó có một bộ phận dân cư sinh sống bằng việc sản xuất một hoặc một số loại hàng hóa, dịch vụ trong đó có ít nhất một loại hàng hóa dịch vụ đặc trưng thu hút đông đảo lao động hoặc hộ gia đình trong làng cùng tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn so với thu nhập dân cư được tạo ra trên địa bàn làng hoặc cộng đồng dân cư đó.
Khái niệm làng nghề truyền thống: Qua khái niệm nghề truyền thống và làng nghề ở trên thì làng nghề truyền thống là làng có ít nhất một nghề tồn tại và phát triển từ lâu đời, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề này qua nhiều thế hệ, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đặc điểm làng nghề
Hoạt động làng nghề luôn gắn liến với làng quê và sản xuất nông nghiệp:
Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng và gia tăng thu nhập cho nhân dân, các nghề phụ chủ yếu hình thành và phát triển ở nhiều làng quê lúc người nông dân nhàn rỗi. Lúc đầu chỉ là những hộ gia đình nhỏ lẻ dần dần phát triển có quy mô, có nhiều hộ gia đình sinh sống trên địa bàn cùng tham gia vì vậy đã hình thành nên làng nghề.
Tồn tại và phát triển trong một khoảng thời gian nhất định và mang bản sắc văn hóa riêng: Các làng nghề thường được truyền từ năm này sang năm khác, đời này sang đời khác Các thế hệ trẻ tiếp nối và học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ đi trước nhằm tạo ra các sản phẩm riêng của địa phương mình ngày càng phù hợp hơn với điều kiện và nhu cầu tiêu dùng Mỗi làng nghề đều mang một đặc điểm riêng được phân biệt bởi sản phẩm do làng nghề đó tạo ra Cùng là một sản phẩm nhưng mỗi nơi sản xuất lại cho ra những sản phẩm có sự khác biệt mang bản sắc riêng của địa phương đó.
Lao động chủ yếu là thủ công, công nghệ thô sơ, lạc hậu: Do là nghề phụ của người dân lúc nông nhàn nên lao động chủ yếu là thủ công Nghề được cha truyền con nối nên kỹ thuật chủ yếu là thô sơ mang tính truyền thống và bí quyết dòng họ.
Nguyên vật liệu cho làng nghề truyền thống thường có sẵn tại địa phương, được khai thác và sử dụng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh khu vực sinh sống của người dân Mặc dù có một số làng nghề phải nhập nguyên vật liệu từ nơi khác, nhưng con số này chiếm tỉ lệ nhỏ.
Thị trường tiêu thụ mang tính địa phương, nhỏ hẹp, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của dân cư trong khu vực làng nghề: Sự ra đời của các làng nghề chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong địa phương Ở mỗi làng nghề hoặc cụm làng nghề đều có các chợ là nơi trao đổi, mua bán và tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề Cho đến nay, tuy thị trường tiêu thụ các sản phẩm của các làng nghề tuy có phát triển hơn nhưng vẫn phục vụ nhu cầu của địa phương là chủ yếu.
Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là với quy mô nhỏ: Trong lịch sử phát triển làng nghề truyền thống, hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất là hộ gia đình Ngày nay cùng với quá trình phát triển kinh tế và công cuộc đổi mới của đất nước, đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới như các cơ sở sản xuất, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH…
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề
- Chính sách chủ trương của Nhà nước: Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước rất quan trọng trong việc định hướng, phát triển toàn bộ nền kinh tế nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng Sự thay đổi chính sách có thể làm cho một làng nghề phát triển hơn, tàn lụi đi hay khiến cho chúng thay đổi thành một làng nghề mới Trước năm1996, với định hướng của Đảng và Nhà nước là nhanh chóng tiến tới một đất nước xã hội chủ nghĩa nên chỉ tồn tại hai thành phần kinh tế chủ yếu là: quốc doanh và kinh tế tập thể nên các làng nghề nơi tồn tại chủ yếu là các hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh phải chuyển sang loại hình hợp tác xã cho phù hợp Vì không phù hợp nên các làng nghề cũng không phát triển được Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, các hộ gia đình được thừa nhận là một thành phần kinh tế tư nhân thì các làng nghề cũng theo đó mà khôi phục và phát triển.
Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm các yếu tố thiết yếu như đường xá, hệ thống điện lưới, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và các công trình công cộng Những thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và đô thị.
Cơ sở hạ tầng của địa phương nào càng phát triển thì các ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở đó càng nhiều cơ hội để phát triển, do sự thuận tiện của giao thương, công nghệ, kỹ thuật phát triển giúp mở rộng thị trường tiêu thụ và áp dụng được những công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Điều kiện về tự nhiên: Điều kiện về tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của làng nghề Nơi nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì làng nghề nơi đó sẽ có nhiều cơ hội hơn những vùng khác Tuy nhiên, con người vẫn có thế cải tạo điều kiện tự nhiên nhằm đạt được mục đích của mình.
- Sự biến động của nhu cầu thị trường: Như chúng ta đều biết, cầu ảnh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cung Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của con người Thị trường bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu và sự phát triển hay mai một của một sản phẩm nào đó cũng bị chi phối bởi quan hệ này Những làng nghề cũng không nằm ngoài quy luật này, làng nghề nào sản xuất, kinh doanh những mặt hàng phù hợp với thị trường, thị hiếu người tiêu dùng thì tiếp tục phát triển còn những lại sẽ tự bị đào thải, diệt vong.
- Các yếu tố đầu vào:
Yếu tố nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng đối với sản phẩm làng nghề Ban đầu, nguyên vật liệu thường sẵn có tại địa phương hoặc gần nơi sinh sống của người dân Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động đến môi trường tự nhiên, dẫn đến sự thay đổi về giá cả và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào Theo đó, sản phẩm của làng nghề cũng chịu ảnh hưởng và có sự biến động.
Hai là, yếu tố về công nghệ: Công nghệ có tác động to lớn đối với sự phát triển của sản phẩm Trong thời đại công nghiệp như hiện nay thì công nghệ giúp nâng cao chất lượng và năng suất của sản phẩm Vì vậy mà làng nghề nào được tiếp cận với công nghệ cao, phù hợp thì làng nghề đó càng phát triển.
Ba là, yếu tố về lao động: Thời kỳ làng nghề mới hình thành, lao động chủ yếu là người dân làm nông nghiệp không phân biệt tuổi tác, trình độ nhưng khi các làng nghề phát triển bắt đầu có sự phân cấp giữa những người thợ khá, giỏi với nhau Làng nghề nào có nhiều thợ khéo sẽ có nhiều bí quyết riêng giúp sản phẩm của họ làm ra luôn được yêu thích hơn so với những người khác.
Bốn là, yếu tố về vốn: Đây là vấn đề mà bất kỳ người kinh doanh nào cũng phải cần tính đến Vốn giúp đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng, công nghệ, kỹ thuật… Vì vậy, sự phát triển của làng nghề phụ thuộc rất lớn vào lượng vốn được đầu tư kinh doanh, sản xuất.
Cơ sở lý luận về đô thị hóa
Khái niệm cơ bản về đô thị, các yếu tố cơ bản phân loại đô thị
Ngay từ thời cổ đại, nhiều đô thị đã xuất hiện, trong đó có một số đô thị có quy mô lên đến hơn 10 vạn dân Nhìn chung, các đô thị cổ đều nằm ở vị trí giao điểm của các đường giao thông quan trọng, ở dọc các lưu vực sông, ở trung tâm các vùng châu thổ đất màu mỡ hoặc ở những vị trí cần thiết cho cho việc phòng chống quân xâm lăng.
Thời kỳ đầu dựng nước, các cộng đồng thường khai thác tài nguyên sẵn có như đất đai, rừng, thủy hải sản, khoáng sản và sống phân tán theo dạng xóm, bản Do giao lưu phát triển, một số trung tâm đô thị tách biệt khỏi nông thôn để làm thương mại và vận chuyển hàng hóa Giao thông được cải thiện, châu Âu, châu Mỹ và một số quốc gia tìm kiếm thuộc địa để bành trướng đất đai cũng như xây dựng cảng thương mại để khai thác và thu gom tài nguyên.
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sinh sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị.
Đô thị là nơi tập trung đông dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của cả nước, của miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hay một vùng trong tỉnh, trong huyện.
Đô thị là một khu dân cư tập trung, về trình độ phát triển đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
- Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cáo vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc một vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương, vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.
- Đối với khu vực nội thành, nội thị, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000/km 2
* Các yếu tố cơ bản phân loại một đô thị:
- Chức năng của đô thị: Các chỉ tiêu thể hiện chức năng của một đô thị gồm:
+ Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước: phụ thuộc vào cấp quản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung tâm cấp quốc gia, đô thị - trung tâm cấp vùng ( liên tỉnh), đô thị - trung tâm cấ tỉnh, đô thị - trung tâm cấp huyện và đô thị - trung tâm cấp tiểu vùng Ngoài ra, theo tính chất, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị Đô thị là trung tâm tổng hợp khi có chức năng tổng hợp về nhiều mặt như: hành chính, chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế ( công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nghỉ mát), đào tạo, nghiên cứu, khoa học kỹ thuật… Đô thị là trung tâm chuyên ngành khi có một vài chức năng nào đó nổi trội hơn so với các chức năng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của đô thị như: đô thị công nghiệp, đô thị nghỉ mát, du lịch, đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo, đô thị cảng…
+ Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị: Tổng thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng dân số…
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là một chỉ số phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu lao động của một đô thị, cho thấy sự phát triển của các ngành kinh tế ngoài nông nghiệp Các ngành phi nông nghiệp bao gồm công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học, giáo dục, y tế, tài chính và quản lý nhà nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và góp phần nâng cao năng suất lao động của đô thị.
- Cơ sở hạ tầng đô thị: bao gồm :
+ Cơ sở hạ tầng xã hội: nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác.
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, vệ sinh và môi trường đô thị.
+ Quy mô dân số đô thị bao gồm số dân thường trú và số dân tạm trú tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn Theo quy định hiện nay quy mô dân số đô thị ít nhất là 4.000 người.
+ Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị Mật độ dân số đô thị phải phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.
Dựa vào các căn cứ trên, đô thị nước ta được phân thành 6 loại sau:
Đô thị loại đặc biệt: Là thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên, có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh. Quy mô dân số từ 1,5 triệu người và có mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km 2 trở lên.
Đô thị loại I: Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên, có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân số từ 50 vạn người và mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/ km 2 trở lên.
Đô thị loại II đảm nhiệm những chức năng quan trọng như trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đào tạo khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, đóng vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao (80% trở lên), cơ sở hạ tầng khá đồng bộ và dân số đông (từ 25 vạn người trở lên), kèm theo mật độ dân số lớn (từ 10.000 người/km2 trở lên).
Đô thị loại III: Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên, có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên và mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/ km 2 trở lên.
Đô thị loại IV: Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông , giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên, có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên và mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/ km 2 trở lên.
Khái niệm về đô thị hóa
Đô thị hóa là một vấn đề quan trọng mang tính chất thời đại nên các quốc gia trên thế giới đều tập trung nghiên cứu và đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về đô thị hóa Tuy nhiên, các khái niệm này vẫn phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng quốc gia:
Đô thị hóa là quá trình chuyển dịch đại chúng từ nông thôn vào thành thị, thường được coi là sự di cư và phát triển liên tục của các đô thị (Guoming Wen) Tuy nhiên, đô thị hóa là một quá trình phức tạp hơn, bộc lộ tình trạng quá nóng với nhiều vấn đề tiềm ẩn Các vấn đề này bao gồm áp lực việc làm, an ninh xã hội và bong bóng bất động sản Do đó, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách thận trọng để kiểm soát quá trình đô thị hóa, xem xét cẩn thận từng bước chuyển đổi này.
Theo Tiến sỹ Toshio Kuroda (Nhật Bản) cho rằng đô thị hoá trên tổng số dân cư trú ở thành phố hoặc dựa trên quan điểm về các vùng có mật độ dân cư đông Nghiên cứu thực tế nước Nhật, ông cho rằng đô thị hoá không đơn thuần là một hiện tượng xảy ra sau chiến tranh ở Nhật Bản mà là một quá trình trình diễn ra từ đầu thế kỷ XX Sau năm 1945 quá trình đô thị hoá diễn ra ở Nhật Bản khá rõ do yêu cầu của việc tái thiết nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế đã đẩy nhanh quá trình đô thị hoá Sự di chuyển của một lượng lớn dân số trẻ từ nông thôn ra thành thị, chủ yếu những người đi tản cư về Quá trình này diễn ra đặc biệt nhanh chóng từ cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 do người nhập cư mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo tiến sỹ Jung Duk (Hàn Quốc) cho rằng đô thị hoá là sự gia tăng dân số chủ yếu từ nông thôn ra thành thị mà trước đây, thế hệ trẻ rời bỏ nông thôn với mục đích tìm kiếm việc làm, cơ hội giáo dục và những thú vui, tiện nghi nơi đô thị, trong giai đoạn ban đầu công nghiệp hoá (1967-1975).
Ở Việt Nam, đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ cao, đặc biệt ở thành phố
Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội Quá trình này vốn đã có từ lâu trong lịch sử nhưng thật sự tăng tốc từ những năm đổi mới, 1986 đến nay Tốc độ đô thị hoá càng về sau càng lớn Tuy vậy, việc nghiên cứu về đô thị hoá chưa thực sự quan tâm đúng mức Trong những công trình đã có thường ít nghiên cứu lý thuyết mà đa số mô tả, tổng kết thực trạng đô thị hoá ở một số thành phố Một số nghiên cứu cụ thể, công phu của Viện Nghiên cứu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh rất đáng chú ý Tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, khái niệm đô thị hoá được đề cập có thể chưa giống nhau nhưng thống nhất ở chỗ, có hai thành tố luôn được nhắc tới:
Đô thị hóa là quá trình gia tăng số lượng cư dân đô thị, diễn ra thông qua ba dòng chính: tăng trưởng dân số tự nhiên trong nội đô, di cư từ nông thôn vào thành thị và điều chỉnh ranh giới lãnh thổ hành chính của đô thị Vai trò và vị trí của mỗi dòng này thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Hai là, đô thị hóa mở rộng không gian đô thị, không gian kiến trúc Mở rộng không gian đô thị là một tất yếu đối với các đô thị trên thế giới trong quá trình đô thị hoá Đó cũng có thể, đô thị sát nhập vào đô thị hoặc đô thị hoá mở rộng đô thị ra ngoại thành hoặc lân cận Mở rộng không gian đô thị cũng mang tính lịch sử, tuỳ từng quan niệm của mỗi quốc gia.
Đặc điểm của đô thị hóa
Đô thị hóa luôn đồng hành với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đô thị hóa là nền tảng để xây dựng kế hoạch và hoàn thiện cơ sở kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất.
Quá trình đô thị hóa là một quá trình lâu dài và liên tục về mặt thời gian.
Tiền đề cơ bản của đô thị hóa là sự phát triển của công nghiệp.
Tác động của đô thị hóa
- Đô thị hóa góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng kinh tế ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng kinh tế ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Quá trình đô thị hóa dẫn tới tập trung các nguồn lực sản xuất, khoa học, công nghệ, văn hóa, kỹ thuật…và sự tập trung các khu dân cư làm cho kinh tế đô thị tăng trưởng mạnh mẽ.
- Đô thị hóa đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng tương ứng để đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị như hệ thống cầu, đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, xử lý chất thải…
- Đô thị hóa góp phần nâng cao trình độ văn hóa, nhận thức, đời sống vật chất tinh thần của người dân Do đô thị là nơi tập trung xây dựng các trung tâm y tế, bệnh viện, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học… nên người dân đô thị có điều kiện để tiếp cận các thành tựu mới về khoa học kỹ thuật cũng như tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao Từ đó hình thành lối sống hiện đại, hạn chế các phong tục tập quán lạc hậu của nông thôn
- Đô thị hóa góp phần hình thành các khu đô thị, khu dân cư, khu trung tâm thương mại, dịch vụ, khu vui chơi giải trí, văn hóa, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tác động tiêu cực: Bên cạnh những mặt tích cực mà đô thị hóa mang lại thì cũng có những mặt hạn chế:
Sự phát triển không cân đối dẫn tới khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng chậm tiến và vùng phát triển ngày càng lớn Việc mở rộng không gian đô thị làm giảm diện tích đất nông nghiệp, thúc đẩy dòng người di dân từ nông thôn lên thành thị.
- Phát triển không bền vững: Dân số đô thị tăng nhanh đã gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội đô thị ở hầu hết các đô thị đều phát triển chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đô thị Phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông và nhà ở.
- Là bài toán đối với các nhà quản lý hành chính trong các đô thị: Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị có thể vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương Việc quản lý đất đai, nhà ở, quản lý trật tự xây dựng đô thị là vấn đề nóng bỏng và thường xuyên nhưng hầu hết ở nhiều đô thị chưa tìm ra biện pháp quản lý hữu hiệu Các phương tiện dịch vụ đô thị hiện đại (hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường ) là đối tượng quản lý phức tạp hơn, đòi hỏi trình độ, năng lực quản lý hành chính phải được nâng cao Trong khi số đông cán bộ, viên chức trong bộ máy chính quyền quản lý đô thị chưa được đào tạo và bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý đô thị, kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ còn bất cập so với yêu cầu, chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới, lúng túng trước những vấn đề mới nảy sinh Việc phát triển của đô thị cũng đòi hỏi tất yếu phải phân cấp, xác lập lại thẩm quyền, nhiệm vụ và các mối quan hệ giữa các ngành từ trung ương đến địa phương và việc nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với các tổ chức và bản thân cán bộ quản lý để có thể thích nghi với những vấn đề mới.
- Đô thị hóa làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo: Những người có điều kiện để phát triển kinh tế, có khả năng nhìn nhận và thích ứng với sự thay đổi thì thu nhập ngày càng tăng lên Ngược lại, những đối tượng còn lúng túng chưa thích nghi được với sự thay đổi của xã hôi thì không có thu nhập hoặc thu nhập thấp.
Sự chênh lệch về thu nhập đô thị tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về vật chất, dịch vụ đô thị khác có nhiều mức độ khác nhau, đòi hỏi các giải pháp tổ chức cung cấp dịch vụ đa dạng, đặc biệt là y tế, nhà ở cho người nghèo và người có thu nhập thấp.
- An ninh, an toàn xã hội: Đói nghèo và thất nghiệp thường diễn ra ở những đô thị phát triển nhanh nhưng thiếu cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật vững chắc, sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân kéo theo sự mất an toàn xã hội, an ninh trật tự đô thị cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hấp dẫn đầu tư bị giảm sút.Việc giảm thiểu các tệ nạn xã hội đối với các đô thị cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Cơ sở thực tiễn
Phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
1.3.1.1 Phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới
Trung Quốc: Nghề thủ công của Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim và nghề làm giấy Sang đầu thế kỷ XX,Trung Quốc đã có khoảng 10 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên làm việc trong các hộ gia đình, trong các phường nghề và các làng nghề Đến năm 1954, các ngành nghề TTCN được tổ chức vào các HTX, sau này trở thành các xí nghiệp Hương Trấn và cho đến nay vẫn tồn tại một số làng nghề Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung các xí nghiệp công thương nghiệp, xây dựng và hoạt động ở khu vực nông thôn Nó bắt đầu xuất hiện vào năm 1978 khiTrung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa Xí nghiệp Hương Trấn phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn Vào những năm 1980 các xí nghiệp cá thể và làng nghề đã phát triển nhanh, góp phần tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn.
Nhật Bản: Ngành nghề TTCN của Nhật Bản bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như chế biến lương thực, thực phẩm, nghề đan lát, nghề dệt chiếu, nghề thủ công mỹ nghệ Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tuy tốc độ CNH và phát triển nhanh, song một số làng nghề vẫn tồn tại và các nghề thủ công vẫn được mở mang Họ rất quan tâm chú trọng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ở nông thôn để làm vệ tinh cho các xí nghiệp lớn ở đô thị Đi đôi với việc thúc đẩy các ngành nghề thủ công cổ truyền phát triển, Nhật Bản còn chủ trương nghiên cứu các chính sách, ban hành các luật lệ, thành lập các viện nghiên cứu, viện mỹ thuật và thành lập nhiều văn phòng cố vấn khác. Nhờ đó các hoạt động phi nông nghiệp hoạt động một cách tích cực, thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp chiếm tới 85% tổng thu nhập của các hộ Năm 1993 các nghề thủ công và các làng nghề đạt giá trị sản lượng tới 8,1 tỷ đô la.
Hàn Quốc: Sau chiến tranh kết thúc, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến CNH nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn Các mặt hàng được tập trung chủ yếu là: hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu, ngành nghề TTCN và sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền Chương trình phát triển các ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạo thêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ năm 1997 Chương trình này tập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất quy mô nhỏ khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp, ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Phát triển ngành nghề thủ công truyền thống được triển khai từ những năm 1970-1980 đã có 908 xưởng thủ công dân tộc, chiếm 2,9% các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23 nghìn lao động theo hình thức sản xuất tại gia đình là chính với 79,4% là dựa vào các hộ gia đình riêng biệt và sử dụng nguyên liệu địa phương và bí quyết truyền thống.
Đài Loan: Trong quá trình công nghiệp hóa Đài Loan đã xây dựng các cơ sở công nghiệp nhỏ sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm trong nông thôn Ngoài ra các làng xã vẫn phát triển các nghề cổ truyền, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phục vụ du lịch và xuất khẩu Do công nghiệp hóa nông thôn và ngành nghề truyền thống phát triển mà số hộ nông dân chuyên làm ruộng đến nay chỉ còn trên dưới 9%, trong đó cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân thu nhập từ hoạt động ngoài nông nghiệp chiếm 60 - 62%.
Thái Lan: Đây là nước có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống Các nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ như chế tác vàng, bạc, đá quý và đồ trang sức được duy trì và phát triển tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới Do kết hợp được tay nghề của các nghệ nhân tài hoa với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nên sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, cạnh tranh được trên thị trường Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mỹ nghệ vàng bạc đá quý năm 1990 đạt gần 2 tỷ đô la Nghề gốm sứ cổ truyền của Thái Lan trước đây chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng gần đây ngành này đã phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thứ 2 sau gạo Vùng gốm truyền thống ở Chiềng Mai đang được xây dựng thành trung tâm gốm quốc gia với 3 mặt hàng: gốm truyền thống, gốm công nghiệp và gốm mới, được sản xuất trong 21 xí nghiệp chính và 72 xí nghiệp lân cận Cho đến nay 95% hàng hoá xuất khẩu của Thái Lan là đồ dùng trang trí nội thất và quà lưu niệm Bên cạnh đó, nghề kim hoàn, chế tác ngọc, chế tác gỗ vẫn tiếp tục phát triển đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.
Ấn Độ: Là nước có nền văn hoá, văn minh rất lâu đời được thể hiện rất rõ trên các sản phẩm thủ công truyền thống Bên cạnh nghề nông, hàng triệu người dân sinh sống bằng các nghề tiểu thủ công nghiệp với doanh thu hàng năm gần
1000 tỷ rupi Ở nông thôn Ấn Độ trong thời kỳ công nghiệp hóa nhiều cơ sở công nghiệp mới, công nghiệp sản xuất công cụ cải tiến, công nghiệp cơ khí chế tạo và công cụ chế biến được phát triển Đồng thời Chính phủ còn khuyến khích các ngành công nghiệp cổ truyền và tiểu thủ công nghiệp cùng phát triển Vào những năm 1980 lực lượng thợ thủ công hoạt động trong các làng nghề là 4-5 triệu người chuyên nghiệp, chưa kể hàng chục triệu nông dân làm nghề phụ, có những nghề sản xuất ra hàng tiêu dùng thủ công mỹ nghệ cao cấp như kim hoàn, vàng, bạc, ngọc ngà, đồ mỹ nghệ
1.3.1.2 Phát triển làng nghề ở Việt Nam
Tình hình phát triển làng nghề ở Việt Nam:
Nghề truyền thống ở Việt Nam đã có từ rất sớm, bắt đầu từ thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I trước Công nguyên đến đầu thế kỷ X) Đây là thời điểm hình thành và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp bên cạnh sản xuất nông nghiệp Các làng nghề này chủ yếu sản xuất các công cụ và vật dụng thiết yếu bằng sắt, đồng, giấy, thủy tinh, mộc, xây dựng
Vào thế kỷ IV, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của Ấn Độ, người Việt Nam đã thổi những bình, bát thủy tinh nhiều màu sắc Dưới thời Ngô đô hộ, hàng nghìn thợ thủ công Việt Nam bị bắt đưa sang Trung Quốc để xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh).
Vào thời kỳ Lý-Trần (thế kỷ X-XIV) ngoài việc phát triển nông nghiệp như khai hoang vùng ven biển, củng cố đê điều thì tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng được triều đình chú trọng phát triển Nổi bật nhất là nghề dệt ở vùng Thăng Long, nghề gốm ở Bát Tràng, nghề đúc đồng Đại Bái, Đê Cầu, Đông Mai (Bắc Ninh), làng rèn sắt Vân Chang (Nam Định)
Sau thời nhà Lê, đến thời nhà Nguyễn, nông nghiệp phục hồi và phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển rộng khắp Riêng tại đồng bằng sông Hồng thời kỳ này đã hình thành hàng trăm nghề thủ công Nổi bật nhất là nghề dệt ở Hà Nội và Hà Tây, nghề đúc đồng ở Ngũ Xã - Hà Nội, nghề chế tác vàng bạc ở
Châu Khê - Hải Dương, chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình, dát vàng quỳ Kiêu Kỵ
- Hà Nội, gốm Hương Canh - Vĩnh Phúc, gốm sứ Quan Cậy - Hải Dương, sắt Đa Hội - Bắc Ninh. Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX) các ngành nghề phát triển phong phú hơn, các sản phẩm gốm, tơ lụa không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được đem ra trao đổi với các thương nhân nước ngoài như: Bồ Đào Nha,
Hà Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc
Thời kỳ Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) nhiều sản phẩm công nghiệp xâm nhập vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh và chiếm ưu thế về chất lượng và công nghệ làm cho một số nghề truyền thống bị mai một và thất truyền Nhưng mặt khác lại kích thích một số ngành nghề khác phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Cũng trong thời kỳ này, một số nghề mới được du nhập từ Pháp và một số nước khác.
Theo Nguyễn Huy Phúc, thời gian này tiểu thủ công nghiệp Việt Nam có khoảng 102 phương pháp công nghệ khác nhau, trong đó có 44 loại công nghệ cổ truyền, 42 loại công nghệ mới du nhập và 16 loại công nghệ kết hợp Các nghề mới xuất hiện và du nhập vào đầu thế kỷ XX như tráng gương bằng bạc, bàn ghế mây, chế biến trà
Giai đoạn từ hoà bình lập lại đến trước những năm 1986 (Miền Nam từ 1976-1996) giai đoạn này các làng nghề được chú trọng phát triển và thị trường chủ yếu là các nước Đông Âu Mọi cá nhân, hộ làm ngành nghề được vận động vào làm trong các tổ hợp tác, các hợp tác xã Đồng thời để hỗ trợ cho ngành nghề phát triển, nhà nước còn hình thành các xí nghiệp công tư xuất nhập khẩu để thu mua, trao đổi hàng hoá lấy sản phẩm trong các ngành nghề để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu Vào năm 1986-1987 kim ngạch xuất khẩu đạt 246 triệuRúp - Đôla Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển đã thu hút hàng triệu lao động như ở Hà Tây năm 1986 làm nghề tiểu thủ công nghiệp là 95.771 lao động,đến năm 1988 tăng lên tới 111.693 lao động, tăng 44,17%.
Tình hình đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam
1.3.2.1 Tình hình đô thị hóa của một số nước trên thế giới
Trung Quốc : Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, trong nửa thế kỷ qua quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng Kể từ sau khi thành lập nướcCộng hòa nhân dân Trung Hoa, quá trình đô thị hóa bắt đầu diễn ra Trong giai đoạn này công nghiệp tăng trưởng mạnh, dẫn đến quá trình đô thị hóa nhanh,xuất hiện dòng di cư lớn dân nông thôn ra thành thị Đến năm 1961, dân số đô thị lên đến 123,71 triệu người, chiếm 18,14% dân số cả nước Thời kỳ này các thành phố ở Trung Quốc phát triển mạnh, vượt quá khả năng kinh tế, đã có 339 thành phố, trong đó 39 thành phố lớn Sau thời kỳ này chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách phát triển chậm lại quá trình đô thị hóa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, giảm bớt công nhân viên chức, nhân khẩu ở thành thị, thụ hẹp, điều chỉnh các thành phố cực lớn Từ năm 1978 đến nay với các chính sách mở cửa, cải cách thể chế kinh tế đã làm cho nền kinh tế bước vào thời kỳ cao trào, quá trình đô thị hóa phát triển vào giai đoạn mới Tỷ trọng dân số thành thị tăng nhanh chóng từ 17,6% năm 1977 lên 29,4% năm 1995, tốc độ tăng dân số đô thị đứng đầu thế giới 4,1% bình quân năm.
Nhật Bản : Cũng giống như các nước công nghiệp phát triển cao như Tây Âu, Mỹ Nhật Bản cũng là nước phát triển và có tỷ lệ dân cư sống tập trung ở các đô thị cao, chiếm trên 80% tổng dân số Quá trình đô thị hóa ở Nhật Bản diễn ra mạnh từ những năm 1945, khi đó dân cư thành thị chiếm 30% tổng dân số nhưng đến năm 1985 đã tới 80% dân số sống ở các đô thị Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, số lượng các thành phố tăng lên nhanh chóng Từ 501 thành phố vào năm 1957 đã tăng lên 625 thành phố năm 1987 Về tổng thể sự phát triển nhanh chóng của các thành phố Nhật Bản theo mô hình gia tăng dân số, sự phát triển chủ yếu các thành phố ra đời trước kia từ khu vực nông thôn.
1.3.2.2 Tình hình đô thị hóa của Việt Nam
Trong thời kỳ Pháp thuộc, các đô thị chủ yếu đảm nhận vai trò hành chính, đóng vai trò là nơi đóng quân của bộ máy chính quyền thực dân Nhằm khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã xây dựng các nút giao thông quan trọng, mở rộng và củng cố các đô thị hiện hữu, cũng như xây dựng những thành phố mới Nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhiều đô thị đã được mở rộng và đến năm 1955, dân số đô thị chiếm tới 11%.
Thời kỳ 1955-1975 : Là thời kỳ đất nước bị chia cắt hai miền, miền Bắc trong giai đoạn khôi phục kinh tế và đi theo con đường CNXH, chuẩn bị mọi nguồn lực cho giải phóng miền nam và bị chiến tranh phá hoại nặng nề của đế quốc Mỹ cho nên quá trình đô thị hóa chậm Trong khi đó do được hậu thuẫn của đế quốc Mỹ và các chính sách của chính quyền Sài Gòn nên quá trình đô thị hóa ở miền Nam diễn ra mạnh mẽ, tình trạng dân di cư từ nông thôn ra thành thị tăng vọt.
Từ 1975 đến nay : Tỷ lệ dân số đô thị sút giảm tạm thời sau khi thống nhất đất nước, từ đầu những năm 1980 dân số đô thị nước ta bắt đầu tăng Tuy nhiên nhịp độ tăng vẫn tương đối chậm, dân số đô thị có sự tăng trưởng tương đối ổn định ở mức thấp, tỷ lệ dân số tăng từ 17% năm 1990 lên 23,45% năm
1999, năm 2002 là 24% và gần 26% năm 2004 Tính đến năm 2006, cả nước đã có 718 đô thị, phân loại thành 2 đô thị loại đặc biệt, 3 đô thị loại I, 14 đô thị loại
II, 23 đô thị loại III, 54 đô thị loại IV và 622 đô thị loại V Trong đó 5 đô thị trực thuộc Trung ương, 91 thành phố, thị xã thuộc Tỉnh, và 622 thị trấn Trên bình diện rộng các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng, dân số càng tăng, dòng người dị cư càng lớn, (ví dụ: nhóm di dân có 80% thời gian sống ở đô thị đang tăng nhanh tại các thành phố lớn như Hà Nội có khoảng 10-12 vạn và ở thành phố Hồ Chí Minh có từ 30-35 vạn), dẫn đến sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có, rồi việc hình thành các khu bần cư quanh đô thị, ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an toàn lương thực không ngừng tăng cao trên phạm vi rộng Bên cạnh đó môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên thiếu được đầu tư phục hồi nâng cấp dẫn đến sự mất cân bằng về tài nguyên ở nhiều nơi
Việt Nam đang đối mặt với sự mất cân đối trong phát triển đô thị, với 82% diện tích đất đô thị ở vùng chậm phát triển và chỉ 18% ở vùng phát triển Phát triển đô thị chưa phản ánh bản sắc địa phương và không liên kết với nhu cầu của nông thôn Tình trạng thiếu quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng làm cản trở sự phát triển kinh tế và xã hội đô thị Quy hoạch đô thị đã được lập nhưng quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế Sự chậm trễ trong xây dựng dự án đô thị, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật, và khả năng hội nhập quốc tế thấp là những yếu tố hạn chế thực hiện chiến lược phát triển đô thị của Việt Nam.
Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa với sự tồn tại và phát triển của làng nghề
Đô thị hóa là sự phát triển tất yếu của toàn nhân loại Đô thị hóa giúp con người tiếp cận gần hơn với nền văn minh do sự phát triển của các ngành công nghiệp, du lịch, đào tạo, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng… Các ngành nghề phát triển đương nhiên các làng nghề cũng bị ảnh hưởng hoặc là phát triển hoặc là thu hẹp hơn.
- Đô thị hóa dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp khiến một số ngành nghề truyền thống phải thay đổi phương thức hoạt động, bị thu hẹp hay chuyển đổi cơ cấu…
- Đô thị hóa hình thành những trung tâm thương mại làm các ngành nghề truyền thống hoặc phát triển hơn do thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng hoặc bị mai một do không có chỗ đứng trên thị trường.
- Lực lượng lao động trước kia tập trung sản xuất các ngành thủ công trong các làng nghề truyền thống cũng bị phân tán để làm những công việc khác do quá trình đô thị hóa phát triển dẫn đến toàn bộ các ngành nghề trong xã hội phát triển đòi hỏi lực lượng lao động tham gia sản xuất lao động phải tăng về số lượng cũng như chất lượng
Chương 1 của luận văn gồm các phần:
Cơ sở lý luận chung về làng nghề
Cơ sở lý luận về đô thị hóa
Cơ sở thực tiễn: phát triển làng nghề và tình hình đô thị hóa ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa với sự tồn tại và phát triển của làng nghề.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ CÁ Ở YÊN SỞ
Đặc điểm địa bàn
- Vị trí địa lý: Yên Sở là tên ghép của hai làng Yên Duyên và Sở Thượng, trước đây là một xã thuộc Huyện Thanh Trì Năm 2004, cùng với 8 xã khác của Huyện Thanh Trì và 5 Phường của Quận Hai Bà Trưng được Chính Phủ tách về thành lập Quận Hoàng Mai Phường Yên Sở nằm ở phía Đông Nam cuối Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, có diện tích trên 7 km 2 Là Phường có diện tích tự nhiên lớn nhất Quận Hoàng Mai, lớn thứ hai của Thành phố Hà Nội, sau Phường Ngọc Thụy – Quận Long Biên
Phía Nam: giáp xã Yên Mỹ và Tứ Hiệp huyện Thanh Trì
Phía Bắc: giáp Phường Hoàng Văn Thụ và Phường Vĩnh Hưng
Phía Tây: giáp Phường Thịnh Liệt và Phường Hoàng Liệt
Phía Đông: giáp Phường Trần Phú và Phường Lĩnh Nam ( Gia Lâm và Hưng Yên có ranh giới Sông Hồng chảy qua).
Phường Yên Sở có vị trí quan trọng, là cửa ngõ Phía Nam của thành phố
Hà Nội là nơi có những tuyến giao thông huyết mạch kết nối các khu vực Trong đó, tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3 đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên hệ thống giao thông thuận tiện cho phường.
- Địa hình: Địa hình khu vực Yên Sở tương đối trũng, có xu hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và bị chia cắt bởi các tuyến giao thông, nên nhìn chung địa hình có sự khác nhau Địa hình có sự khác biệt giữa khu vực trong đê và ngoài đê Khu vực ngoài đê vào mùa nước lên thường bị ngập lụt Vùng trong đê chiếm đa số diện tích của Phường, địa hình bị chia cắt bởi các trục giao thôngPháp Vân – Yên Sở, trục đường Tam Trinh và con sông tiêu nước thải củaThành Phố là sông Kim Ngưu Bên cạnh đó, phường còn có các tiểu vùng nhỏ nhiều đầm, ruộng trũng Địa hình này là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ngập úng quanh năm của các vùng trũng
- Khí hậu: Yên Sở có chung khí hậu của thành phố Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm, có gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh Nhìn chung, thời tiết và khí hậu thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của Yên Sở Song các đợt giông bão vào mùa hè và gió mùa đông bắc vào mùa đông cũng gây trở ngại cho đời sống dân cư và các hoạt động sản xuất khác.
- Thủy văn: Sông Hồng chảy qua địa bàn Phường Yên Sở có chiều dài là 1,2km với chế độ nước không ổn định theo từng mùa, mực nước sông lên xuống có biên độ dao động lớn Sông Kim Ngưu có chiều dài chảy qua địa bàn Phường là 2,8km tác dụng chính của con sông là tiêu thoát nước của Thành Phố Hệ thống hồ điều hòa Yên Sở nằm trên địa bàn Phường gồm 3 hồ đã được xây dựng ( trên tổng số 5 hồ), với diện tích là 130ha mặt nước, là nơi chứa và xử lý nước thải, nước mưa, ngập lụt, điều hòa lưu lượng nước của các con sông thải của Hà Nội trước khi bơm ra Sông Hồng.
- Cảnh quan và môi trường: Phường Yên Sở với hệ thống sông hồ nhiều tạo cho phường có diện tích mặt nước lớn, cảnh quan đẹp, thích hợp cho điều kiện phát triển các khu vực công viên cây xanh, phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí và các hoạt động văn hóa Tuy nhiên, do là khu vực tiêu thoát nước của thành phố trong khi nước thải chưa được xử lý triệt để nên vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu trên địa bàn phường.
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội
- Tăng trưởng kinh tế: Do Yên Sở là vùng chiêm trũng nên việc canh tác nông nghiệp mỗi năm chỉ 1-2 vụ rất bấp bênh Tuy nhiên với lợi thế có diện tích mặt nước lớn nên trước đây Yên Sở là vùng nổi tiếng có nghề nuôi thả cá Hiện nay, do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến diện tích mặt nước trên địa bàn phường nói riêng bị thu hẹp thì nơi vốn có nghề nuôi thả cá lại hình thành trung tâm đầu mối tập trung và cung cấp cá nước ngọt cho toàn thành phố Hà
Nội và Miền Bắc Vì vậy mà đời sống của người dân cũng tương đối ổn định. Hàng năm tổng giá trị sản xuất trên địa bàn phường đều đạt 100% so với kế hoạch.
- Dân số và lao động: Theo thống kê năm 2013, Phường Yên Sở có tất cả 3.319 hộ gia đình với dân số là 15.409 người Trong đó, nữ là 7591 người chiếm 49,26%, nam là 7818 người chiếm 50,74% Số sinh thô là 285 trẻ Do quá trình đô thị hóa tăng cao, dân số phát triển nhanh, mật độ dân số của phường là 2044 người/km2 Dân số tăng sẽ làm tăng nguồn lao động xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nhưng ngược lại cũng gây sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác, nhất là cho đối tượng dân tự do di cư đến địa bàn Chính vì vậy trong thời gian tới, phường Yên Sở cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát được những vấn đề này.
Lịch sử hình thành nghề cá ở Yên Sở
2.2.1 Lịch sử hình thành vùng đất Yên Sở
Yên Sở là địa bàn thấp trũng, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km về phía Nam Yên Sở trước đây là một xã thuộc huyện Thanh Trì.
Xã gồm hai thôn Yên Duyên và Sở Thượng Xã đã có hàng ngàn năm lịch sử từ xa xưa, trải qua quá trình đấu tranh vật lộn với thiên nhiên, chống kẻ thủ xâm lược đã tạo dựng cho nhân dân Yên Sở truyền thống yêu nước quật khởi, lao động cần cù, xây dựng quê hương với tình làng nghĩa xóm đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Vào thế kỷ thứ VIII, huyện Thanh Trì đã từng mang tên Long Đàm, theo các nhà nghiên cứu địa lý, Long Đàm là ao đầm có rồng Do quan niệm xưa coi trọng, thiêng liêng mọi yếu tố liên quan tới rồng nên người ta đổi tên Long Đàm thành Thanh Đàm để tránh phạm húy Đến thế kỷ thứ XVI, vì kiêng húy chữ Đàm nên huyện này được đổi tên thành Thanh Trì, cái tên gắn liền với huyện cho đến ngày nay.
Thời Lê sơ, Triều đình lập ra hệ thống Sở đồn điền, Sở tầm tang và Sở điển mục Sở Yên Duyên thuộc phủ Thường Tín, xứ Sơn Nam, là một trong 43 Sở đồn điền được thành lập Các Sở đồn điền đóng vai trò là những đơn vị sản xuất nông nghiệp quan trọng, thường được xây dựng tại các vùng đồng bằng hoặc ven sông Về mặt quân sự, chúng còn là cứ điểm phòng thủ quanh kinh đô và trên các tuyến đường huyết mạch Lực lượng lao động tại các đồn điền là nông dân được Nhà nước tập hợp cùng một bộ phận quân lính, trong đó có cả tội nhân Đến cuối thế kỷ XVIII, các đồn điền được giải thể và chia lại thành làng, xã.
Trong kháng chiến chồng Pháp, đình của hai làng Yên Duyên và SởThượng đều đã tiêu thổ kháng chiến Theo thần phả hiện nay còn lưu lại: đình làng Yên Duyên thờ danh tướng Trần Khát Chân, người đã có công dẹp Chiêm thành là Chế Bồng Nga (1390) nên được nhà vua phong chức tước và đất đai.Dân làng nhớ công ơn lập đền thờ tôn làm Thành hoàng Đình làng Sở Thượng cũng theo thần phả còn lưu giữ được là nơi thờ đức Hoàng Lang tức Linh Lang Đại Vương là con thứ tư của vua Lý Thần Tông (1054-1072) Vì có công lớn trong việc dẹp giặc Vĩnh Trịnh phương Bắc nên được nhà vua phong sắc thưởng công Sở Thượng là một trong những nơi được thờ phụng Người Vì vậy có thể nói rằng cả hai làng đều đã hình thành từ lâu đời.
Yên Sở ngày nay là tên ghép của hai thôn Yên Duyên và Sở Thượng. Khoảng đầu thế kỷ XX, xã Yên Sở thuộc tổng Thanh Trì, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông Sau đó, Thanh Trì được tách thành huyện trực thuộc Tỉnh Năm 1942, thực dân Pháp tách một số xã thuộc phủ Hoài Đức và hầu hết các xã thuộc huyện Thanh Trì lập ra Đại lý Hoàn Long là một đơn vị hành chính ngang một Phủ, huyện trực thuộc thành phố Hà Nội Yên Duyên và Sở Thượng là hai xã thuộc Đại Lý Hoàn Long.
Sau Cách mạng tháng 8, chính quyền cách mạng bỏ Đại lý Hoàn Long, thành lập các khu: Mê Linh, Đề Thám, Đống Đa, Đại La, Lãng Bạc Hai xã Yên Duyên và Sở Thượng thuộc khu Mê Linh Trong thời kỳ kháng chiến toàn quốc, các xã Yên Duyên và Sở Thượng thuộc quận 6 Giữa năm 1949, ba xã Yên Duyên, Sở Thượng và Khuyến Lương lập thành xã Hà Linh ( ghép hai chữ tên của Hà Nội và Mê Linh) Tới năm 1954, hòa bình lập lại, Yên Duyên, Sở Thượng thuộc quận Quỳnh Lôi, rồi quận 7 Yên Duyên và Sở Thượng hợp nhất thành xã Yên Sở như ngày nay Từ năm 1956 tới năm 1961 một số xã của Huyện Thanh Trì thuộc tỉnh Hà Đông hợp nhất với các xã thuộc quận 7 thành huyện Thanh Trì trực thuộc Thành phố Hà Nội.
Người dân Yên Duyên và Sở Thượng chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, nuôi trồng thủy sản và khai thác các nguồn lợi tự nhiên như mò cua, bắt ốc Vùng đất này đặc trưng bởi địa hình trũng thấp, với độ cao tối đa chỉ 5,5m và phần lớn diện tích nằm dưới 2,5m so với mực nước biển.
Từ xưa, Yên Duyên và Sở Thượng luôn được biết đến với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và tài hoa Bên cạnh đó, tinh thần đấu tranh chống lại chế độ cường quyền và đóng góp vào các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc cũng trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc của vùng đất này.
Ngày 06/11/2003, Chính Phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐ-CP thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở và 55ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng, theo đó phường Yên
Sở được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Yên Sở và một phần diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì.
2.2.2 Lịch sử hình thành nghề Cá
Yên Sở có địa hình chiêm trũng với diện tích mặt nước lớn do sở hữu nhiều sông ngòi, hồ ao, kênh mương Chính đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển từ xưa đến nay tại Yên Sở Người dân nơi đây lưu truyền câu nói đùa "Chiêm khê mùa thối" để diễn tả thực trạng địa phương, từ đó hình thành nên nghề nuôi thả cá truyền thống, trở thành nét đặc trưng lâu đời của vùng Yên Sở.
Từ xưa dân Yên Sở chỉ trông chờ vào hai mùa vụ trong năm nên thu nhập bấp bênh và đời sống của người dân thì trăm bề khó khăn Khi đó, mỗi khi thu hoạch xong mùa màng, dân trong vùng thường kéo nhau ra các bờ sông nhặt nhạnh nắm củi theo dòng nước ở thượng nguồn trôi xuống có khi gặp may thì được mớ cá, mớ tép… Sau đó, thấy cũng có thể kiếm được chút cải thiện bữa cơm gia đình, người ta bắt đầu đan những chiếc chiếu “lờ” để giăng bắt cá và chứa đựng cá bắt được Nhiều người Yên Sở nhận thấy địa bàn này chiếm đa số là diện tích mặt nước trong khi mùa vụ thì một năm chỉ có hai lần nên họ rủ nhau nuôi thả cá để cải thiện cuộc sống Chính vì vậy đây chính là tiền đề cho sự phát triển của nghề nuôi thả cá ở Yên Sở và chính người dân nơi đây đã làm cho nghề này nổi tiếng trên khắp thủ đô và cả nước
Tháng 5 năm 1960 Chủ Tịch Hồ Chí Minh về thăm và tặng 96 con cá rô phi cho làng Yên Sở nhằm khích lệ nhân dân Yên Sở tiếp tục giữ vững và phát triển làng nghề đóng góp cho xã hội nhiều hơn đồng thời tiếp thêm động lực cho người dân phát triển nghề nuôi thả cá mà cha ông đã xây dựng qua nhiều thế hệ.
2.2.3 Quá trình phát triển của nghề cá ở Yên Sở
Từ năm 1960 đến 1985, làng nghề cá Yên Sở phát triển mạnh mẽ, với diện tích nuôi thả được giao cho các tập thể và cá nhân Các thành viên trong gia đình phân công theo sức khỏe: đàn ông đánh bắt cá, phụ nữ bán cá ở các chợ lớn nhỏ khắp Hà Nội như chợ Bắc Qua, Chợ Long Biên, Chợ Âm Phủ, Chợ Mơ Họ mang những mẻ cá do gia đình và làng nuôi thả để bán, tạo nên một hoạt động kinh doanh tấp nập.
Quá trình đô thị hóa trên địa bàn phường Yên Sở ( xét giai đoạn 2000- 2010)
2.3.1 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa là sản phẩm, vừa là kết quả của quá trình đô thị hóa Vì vậy, phân tích cơ cấu kinh tế có thể thấy rõ các mối quan hệ đó để xác định đúng hướng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình đô thị hóa của phường.
Trong những năm qua, hoạt động kinh tế của phường Yên Sở, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ tương ứng với tiến trình và tốc độ đô thị hóa Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, vận tải, phát triển sản xuất nông nghiệp sinh thái theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng các loại nông sản chất lượng và giá trị kinh tế cao.
Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2000 đến 2010 Đơn vị: %
Thương mại, DV, vận tải 23,58 35,62 45,9 51,78 58,74
( Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ phường Yên Sở năm 2000-2010).
Trên cơ sở số liệu thống kê bảng 3.1 ta nhận thấy cơ cấu kinh tế của phường Yên Sở có sự chuyển dịch nhanh chậm theo từng giai đoạn, từng thời kỳ do sự tác động trực tiếp của quá trình đô thị hóa.
Những năm trước đây khi tốc độ đô thị hóa diễn ra còn chậm, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu và quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của phường Cụ thể năm 2001, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tới 73,74 trong khi đó giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng mới chỉ là 2,68% và thương mại, dịch vụ là 23,58%.
Sang đến giai đoạn 2001-2005, do quá trình đô thị hóa phát triển, cơ cấu kinh tế bắt đầu có sự chuyển dịch mạnh mẽ Tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp, xây dựng và đặc biệt là thương mại, dịch vụ, vận tải tăng nhanh và nhanh hơn tốc độ gia tăng của ngành nông nghiệp Chính vì vậy, đến năm 2005, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 45,5% trong tổng giá trị sản xuất Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ tăng lên tương ứng là8,6% và 45,9% trong đó tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ đóng vai trò quan trọng bên cạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của phường YênSở. Đến giai đoạn 2005-2010, khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, Yên Sở từ một làng nông nghiệp truyền thống ven đô đã trở thành một phường mới của quận Hoàng Mai thì sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế càng trở nên rõ nét Năm
2010, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ và vận tải tăng lên 58,74% và giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế của phường Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng lên 10,36% nhưng không đáng kể Trong khi đó tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản xuống còn 30,9% đứng thứ hai sau ngành thương mại và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Phường.
Ngành công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp tại phường liên tục tăng trưởng qua các năm, cụ thể là 2,68% (2001), 13,01% (2003), 8,6% (2005), 9,82% (2007) và 10,36% (2010) Các doanh nghiệp trong phường đã có nhiều nỗ lực trong sản xuất và quản lý kinh doanh Số lượng doanh nghiệp tăng từ 87 (2005) lên 149 (2010), lương bình quân của công nhân đạt mức 1,8-2 triệu đồng/tháng Sự phát triển của ngành này phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại phường.
Trong những năm qua do tác động của cơ chế thị trường và nhu cầu xã hội, phường đã có sự phát triển về nhiều mặt, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhu cầu về dịch vụ, thương mại ngày càng lớn Xuất phát từ tình hình và yêu cầu trên nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ theo khả năng và nhu cầu thị trường Tập trung vào một số loại hình như: dịch vụ vận tải, may mặc, đồ gia dụng, xây dựng, dịch vụ buôn bán nhỏ và đặc biệt là trung chuyển và buôn bán mặt hàng thủy sản…đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của phường Sự phát triển của các ngành dịch vụ, hoạt động thương mại đã từng bước mở rộng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Các hoạt động vui chơi, giải trí đang được chú ý phát triển và bước đầu phát huy hiệu quả Nhu cầu tiêu dùng, mua sắm hàng hóa, vật liệu xây dựng tăng nhanh. Trên địa bàn xuất hiện nhiều các cửa hàng buôn bán và dịch vụ, chợ dân sinh, siêu thị Metro Hoàng Mai, và chợ cá đầu mối lớn nhất Miền Bắc.Vì vậy, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trong 10 năm từ 2001-2010 tăng nhanh và khá cao cùng với tốc độ đô thị hóa Cụ thể, năm 2001 mới chỉ chiếm 13,58%, đến năm 2005 đạt đến 45,9%, năm 2010 tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ lên tới 58,74% và giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế của phường.
Với đặc thù là một địa bàn nông nghiệp có diện tích đất canh tác lớn và tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lúa, trồng màu và chăn nuôi cá Các hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ cùng với người dân áp dụng đưa khoa học kỹ thuật cũng như giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất nông nghiệp tạo hiệu quả kinh tế cao đồng thời đưa năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp dần chuyển sang mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp do nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cùng với đó nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả nên tỷ trọng nông nghiệp trên địa bàn phường Yên Sở đã giảm đi đáng kể qua các năm Cụ thể năm 2001 chiếm tới 83,74% trong cơ cấu kinh tế của phường thì đến năm 2005, 2010 giảm xuống tương ứng chỉ còn 45,5% và 30,9%. Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội của phườngYên Sở trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại và dịch vụ Cùng với tốc độ đô thị hóa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh trong giai đoạn 10 năm từ 2001 đến năm 2010 đã làm thay đổi mục đích sử dụng đất, tác động đến cơ cấu lao động, việc làm, thu nhập của người dân trên địa bàn phường Yên Sở.
2.3.2 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Do yêu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa của thủ đô Hà Nội nói chung, của phường Yên Sở nói riêng, một phần đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng các khu đô thị mới và xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế chung của phường và Thành phố Đó là một yêu cầu tất yếu, khách quan và còn có xu hướng phát triển trong tương lai Vì vậy cùng với tiến trình và tốc độ đô thị hoá diễn ra trên địa bàn phường Yên Sở và thành phố Hà Nội hiện nay và trong vài năm tới diện tích đất nông nghiệp ở Yên Sở đã, đang và sẽ sụt giảm nhiều do chuyển đổi mục đích sử dụng đất Ngược lại, đất chuyên dụng và khu dân cư tăng lên rất nhanh Hiện tại trên địa bàn phường có rất nhiều dự án đã, đang và sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng làm cho đất ở, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất phường Yên Sở giai đoạn 2000-2010
Loại hình đất sử dụng
Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 462,75 64,8 425,0 57,1 312,58 42,0 Đất thổ cư 124,32 17,4 134,7 18,1 153,15 20,6 Đất chuyên dùng 107,51 15,1 163,8 22,0 256,72 34,5 Đất khác 19,25 2,7 20,5 2,75 21,92 2,9
( Nguồn: BC về việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo năm 2010 của phường Yên Sở).
Do tác động của quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh Đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp còn 312,58ha(42%) trong khi đó diện tích đất chuyên dùng và đất thổ cư tăng nhanh.
Dưới tác động của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và quá trình đô thị hóa trên địa bàn phường, tổng giá trị sản xuất kinh tế có sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ Đây là kết quả rất quan trọng đối với quá trình đổi mới cơ chế quản lý và sự tác động tích cực của đô thị hóa Trong đó, tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế là hết sức rõ ràng Điều đó thể hiện trên sự biến đổi tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ so với nông nghiệp.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh đã đưa Yên Sở từ một làng nông nghiệp ven đô trở thành một phường mới trong một quận mới Hoàng Mai làm cho diện tích đất nông nghiệp sụt giảm nhanh chóng hơn.
Diện tích đất ruộng vườn, nuôi thả được thu hẹp để nhường chỗ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xí nghiệp, các khu vui chơi giải trí, chợ, công viên…. Dọc các đường cũ hay mới mở nhà dân, cửa hàng, cửa hiệu được xây dựng san sát Bên cạnh đó, đất nông nghiệp còn bị thu hẹp do những hoạt động chưa hợp lý của việc quy hoạch, của những hoạt động đầu cơ kinh doanh đất Có tới khoảng 25ha đất nông nghiệp, đất canh tác bị bỏ hoang vì nhiều lý do khác nhau như: bỏ hoang vì đổi chủ, bỏ hoang vì quy hoạch, bỏ hoang vì không thể canh tác…
Yên Sở là một phường mới được thành lập, nhân dân sống chủ yếu bằng việc cấy lúa, trồng rau, thả cá và lao động thủ công Hiện nay, địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều dự án thu hồi đất phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế xã hội Các dự án từng bước được quy hoạch góp phần đưa phường Yên Sở nói riêng và Thủ đô nói chung trở nên văn minh, hiện đại trong xu thế phát triển, đổi mới bền vững Nhưng đồng thời, với quá trình đô thị hóa tăng nhanh đó là sự sụt giảm phần lớn diện tích đất nông nghiệp do thay đổi mục đích sử dụng đất sang đất dân cư và đất chuyên dùng Từ ngàn đời nay, mối quan hệ giữa con người và đất nông nghiệp là mối quan hệ đa chiều, vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội Có thể nói, đất nông nghiệp là trung tâm của các mối quan hệ trong xã hội nông thôn, là sự liên kết cuộc sống của người dân qua nhiều thế hê Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp và đã tác động sâu sắc tới cơ cấu lao động, việc làm và cuộc sống người dân phường Yên Sở.
2.3.3 Chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển của nghề cá ở Yên Sở
Phường Yên Sở là phường có diện tích mặt nước lớn nhất so với các khu vực xung quanh Tổng diện tích mặt nước năm 1999 khoảng 267ha ( diện tích ao, hồ, đầm, kênh, mương) Trong đó, diện tích mặt nước chuyên nuôi cá và trồng lúa ( một vụ cá, một vụ lúa) là 189,72ha Đến năm 2013, diện tích này bị thu hẹp nhiều, chỉ còn 55,42ha.
Bảng 2.5: Diện tích đất nông nghiệp phường Yên Sở qua các năm Đơn vị: ha
( Nguồn: Niên giám thống kê Quận Hoàng Mai năm 2000-2010).
Do tác động trực tiếp của tiến trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh Đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp giảm xuống chỉ còn lại 312,58ha.
Bảng 2.6: Diện tích mặt nước nuôi cá phường Yên Sở qua các năm Đơn vị: ha
( Nguồn: BC tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2004-2010 và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2010-2015 của phường Yên Sở năm 2010).
Quá trình đô thị hóa tăng nhanh khiến mọt phần lớn diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang các dự án công cộng như Hồ Điều hòa Yên Sở, Công Viên Yên Sở, Trạm Bơm Thoát nước, khu vực tái định cư, trạm xử lý nước thải… Kết quả là diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm mạnh qua các năm Cụ thể, nếu như diện tích mặt nước nuôi cá năm
1999 là 189,72ha thì đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 55,42ha, mức giảm tương đương gần 70%.
Tóm lại, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh đã đưa Yên Sở từ một làng nông nghiệp ven đô trở thành một phường mới trong một quận mới Hoàng Mai làm cho diện tích đất nông nghiệp sụt giảm với số lượng rất lớn và tốc độ ngày càng có xu hướng tăng nhanh.
2.4.2 Sản lượng cá qua các năm
Từ lâu, Yên Sở được biết đến như một làng nghề chuyên nuôi thả cá Từ những năm 1960, nghề cá đã phát triển, cá được nuôi và xuất bán cho nhà nước không gắn với chế biến Trước năm 2000, nước thải từ thành phố được sử dụng để nuôi cá nhưng sau năm 2000 do nguồn nước bị ô nhiễm nên người dân phải sử dụng thêm nhiều thức ăn khác như bã bia, các loại cám… Hiện nay, cá nuôi chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ ở thị trường thành phố Mặc dù chịu áp lực của quá trình đô thị hóa, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm mạnh kéo theo sản lượng cá cũng giảm dần qua các năm từ 800 tấn năm 2000 xuống còn 352 tấn năm 2010 Nhìn vào bảng 2.7 có thể thấy so với thời kỳ sản lượng cá đạt đỉnh cao nhất là 800 tấn năm 2000 thì đến năm 2010 sản lượng cá giảm 448 tấn, tức là sản lượng cá đã giảm đi 56% so với thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nghề cá.
Bảng 2.7: Sản lượng cá của phường Yên Sở qua các năm Đơn vị: tấn
( Nguồn: BC tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng giai đoạn 2000-2010 phường Yên Sở).
Tuy nhiên tỷ trọng giá trị thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của phường liên tục tăng dần từ 37,43% năm 2000 lên 45,98% năm 2004 và 58,46% năm 2010, thay vào đó giá trị của ngành nông nghiệp ( trồng trọt và chăn nuôi) thì liên tục giảm mạnh từ 62,57% năm 2000 còn 41,54% năm 2010 ( Bảng 2.8)
Bảng 2.8: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phường Yên Sở qua các năm Đơn vị: %
( Nguồn: BC tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2004-2010 và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2010-2015 cuả phường Yên Sở năm 2010).
Cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản ở phường Yên Sở có sự thay đổi lớn trong quá trình phát triển đô thị giai đoạn 2000-2010 Yên Sở có diện tích mặt nước khá rộng, trong giai đoạn 2000-2004, giá trị sản lượng trồng trọt, chăn nuôi cao hơn giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản, cụ thể là tổng giá trị từ trồng trọt và chăn nuôi năm 2000 chiếm 62,57% so với thủy sản là 37,43%;năm 2004 tỷ trọng giá trị trồng trọt và chăn nuôi có giảm nhưng vẫn chiếm54,02% so với thủy sản là 45,98% Trong những năm gần đây, diện tích đất trồng trọt giảm nhanh do quy hoạch, một số diện tích đất trũng chuyển sang nuôi cá, thêm vào đó là một phần diện tích đất bị bỏ hoang do trồng trọt kém hiệu quả nên cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2005 bắt đầu có nhiều sự thay đổi Tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi giảm, xuống còn 47,24% và tỷ trọng nuôi trồng thủy sản tăng lên 52,66% vào năm 2008 và đến năm 2010, tỷ trọng nuôi trồng thủy sản đã chiếm ưu thế, tăng đến 58,46% so với trồng trọt và chăn nuôi là 41,54% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của phường Yên Sở.
2.4.3 Số lượng lao động tham gia phát triển nghề cá
Bảng 2.9: Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, thủy sản so với tỷ trọng lao động trong các ngành phi nông nghiệp qua các năm Đơn vị: %
( Nguồn: Niên giám thống kê Quận Hoàng Mai 2000-2010).
Nhìn vào bảng 3.9 ta dễ dàng nhận thấy tỷ trọng lao động tham gia phát triển ngành nông nghiệp, thủy sản có sự sụt giảm hết sức rõ rệt Cụ thể, năm
2001, là 70,12%, năm 2004 là 56,78%, năm 2007 là 31,45% và đến năm 2010 giảm xuống còn 17,89% Vậy, lý do của sự sụt giảm này là do đâu?
Trước tiên phải kể đến đó là sự sụt giảm của diện tích đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản do tốc độ của quá trình đô thị hóa
Bảng 2.10: Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại phường Yên Sở trong giai đoạn 2000-2010 Đơn vị: ha Đất nông nghiệp Diện tích năm 2000
Diện tích tăng, giảm năm 2010 so với năm
Mặt nước nuôi trồng thủy sản 189,72 88,34 -101,38 Đất khác 126,67 188,7 +62,03
Theo Báo cáo tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2004-2010 và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2010-2015 của phường Yên Sở năm 2010, diện tích đất nông nghiệp của phường đã giảm đáng kể Cụ thể, từ 462,75ha năm
2000 xuống còn 312,58ha năm 2010, giảm 150,17ha Đất trồng lúa năm 2010 cũng giảm 110,82ha và đất nuôi trồng thủy sản cũng giảm xuống 101,38ha so với năm 2000 Diện tích đất nông nghiệp bị sụt giảm kéo theo lực lượng lao động cho hoạt động nông nghiệp cũng bị sụt giảm Một số bộ phận gia đình nông dân không còn đất để sản xuất hoặc còn rất ít đất đai khiến một phần lớn lao động trong gia đình họ không thể gắn bó với nghề nông, họ phải chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp
Mặt khác, do quá trình đô thị hóa, trên địa bàn được đầu tư nhiều công trình như công viên, hồ điều hòa, siêu thị, chợ đầu mối… các chủ đầu tư chủ yếu tạo điều kiện cho người dân bị mất đất trong địa bàn được tham gia vào các công việc trong những dự án này khiến lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp, thủy sản bị giảm sút và chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp.
Một lý do khác khiến tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, thủy sản giảm là do thu nhập của những người tham gia phát triển ngành nghề này luôn thấp hơn thu nhập của những lao động làm các ngành nghề khác Kết quả điều tra được ghi nhận trong bảng kê sau:
Bảng 2.11: Thu nhập bình quân của các loại hộ tại phường Yên Sở năm 2010 Đơn vị: đồng
TT Loại hộ Thu nhập
2 Hộ tiểu thủ công nghiệp 1,753,000
3 Hộ thương nghiệp, dịch vụ 2,857,000
(Nguồn: Theo kết quả điều tra 100 hộ gia đình sinh sống tại phường Yên Sở)
Nguyên nhân khiến cho nghề cá ở Yên Sở bị mai một
Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ khiến diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, nhường chỗ cho các công trình đô thị như nhà máy, tòa nhà cao tầng, khu chung cư, trung tâm thương mại Người nông dân vốn gắn bó với nghề đồng áng cũng dần chuyển hướng sang các ngành nghề khác nhẹ nhàng hơn và có thu nhập cao hơn, trong đó có người dân phường Yên Sở Họ không còn mặn mà với nghề nông như trước nữa.
- Giá đất tăng cao: Đô thị hóa khiến đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, đất ao, đất ruộng được san phẳng để xây dựng đô thị khiến giá đất tăng cao Những người nông dân bị mất đất được đền bù với số tiền lớn mà cả đời làm ruộng, nuôi cá cũng không thể tích cóp được Những người không bị mất đất thì được giá đất cũng bán Số tiền có được họ mang đi đầu tư vào các hoạt động mang lại lợi nhuận mà không phải vất vả bán mặt cho đất, bán lưng cho trời:
+ Gửi tiết kiệm, ngân hàng, cho vay lấy lãi.
+ Đối với những gia đình đất rộng họ đầu tư xây dựng các cửa hàng, nhà trọ cho thuê.
+ Một số người vẫn còn muốn theo nghề cá thì mang tiền đi đầu tư sang các địa bàn khác, số khác thì đầu tư buôn bán thương mại tại chợ cá.
- Nông dân chán ruộng đồng, nuôi thả một phần do trên địa bàn Phường có thêm các công ty, xí nghiệp, công viên, chợ thương mại… nên thu hút một lượng lớn lao động trẻ tại địa phương Những lao động nông nghiệp còn lại chủ yếu là phụ nữ trung niên và người già Song ngay cả với số lao động này cũng không mặn mà với đồng đất quê hương do chi phí sản xuất tăng cao, thu nhập từ các hoạt động cày cấy, nuôi trồng không đáng kể, thu không bù đủ chi, thậm chí nếu thời tiết không thuận hòa, gặp bão lũ, dịch bệnh thì đối mặt với nguy cơ mất trắng.
Nghề cá ở Yên Sở dần bị mai một và chuyển sang hướng đi mới cho phù hợp với điều kiện hiện tại
Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất nuôi cá nói riêng tại phường Yên Sở chịu ảnh hưởng nặng nề Điều này khiến nhiều hộ gia đình và lao động vốn phụ thuộc vào nghề nuôi cá phải chuyển đổi công việc hoặc từ bỏ do diện tích đất nuôi bị thu hẹp hoặc mất hẳn Thêm vào đó, thu nhập từ nghề nuôi cá cũng bấp bênh, chỉ đạt 1.450.000 đồng/người/tháng, thấp hơn đáng kể so với mức thu nhập của các hộ trong ngành nghề phi nông nghiệp, chẳng hạn như thương mại, dịch vụ (2.857.000 đồng/người/tháng) hay tiểu thủ công nghiệp (1.753.000 đồng/người/tháng).
Một số những người đã gắn bó với nghề cá lâu năm hay từ đời cha ông vốn đã có nhiều kinh nghiệm và vẫn muốn tồn tại và sinh sống bằng nghề cá nếu có vốn sẵn có thì tìm thuê diện tích đất của các vùng, các tỉnh lân cận để tiếp tục phát triển Với những người không có hay ít vốn nhưng có kinh nghiệm và sự từng trải trong nghề thì tìm những đối tác có sẵn thế mạnh về diện tích nuôi thả cùng nhau góp vốn hoặc đầu tư thời gian, công sức giúp đỡ nhau cùng phát triển nghề ở một môi trường mới.
Một số người khác lại nhận thấy, tuy rằng diện tích nuôi thả cá đã bị thu hẹp khá nhiều nhưng trên địa bàn phường Yên Sở vẫn còn khá nhiều diện tích nuôi thả cá so với các vùng lân cận khác nên đầu tư xây dựng các hồ câu, các khu sinh thái Ngoài ra trên địa bàn phường đã có công viên Yên Sở được xây dựng với diện tích là 323ha, hiện tại đang là công viên sinh thái lớn nhất Hà Nội kéo theo những nhà hàng, quán xá mọc lên để phục vụ cho nhu cầu ăn chơi, giải trí của người dân thủ đô.
Số còn lại, đa số là những người mẹ, người chị vốn tần tảo sớm khuya mang những mẻ cá tươi do người nhà, người làng nuôi thả và đánh bắt đi bán khắp các nẻo đường, các khu chợ to, chợ nhỏ trong thủ đô Những người này vốn đã gắn bó với công việc buôn bán nhỏ lẻ nhiều năm, nay lượng cá trong làng nuôi thả không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân thủ đô đã đi tìm kiếm thêm các mối từ các tỉnh, thành khác cung cấp thêm nguồn hàng và bán lại cho các mối khác đem đến những nơi có nhu cầu Từ nhu cầu buôn đi bán lại phục vụ cung - cầu của người tiêu dùng mà phường Yên Sở đã hình thành chợ cá đầu mối trung tâm – nơi trung chuyển cá và các sản phẩm thủy sản lớn nhất Miền Bắc.Năm 2014, theo số liệu được điều tra của gần 100 hộ kinh doanh cá tại Chợ cáYên Sở thì thu nhập bình quân của người dân kinh doanh ở đây thấp nhất là từ4.000.000đồng/ người/tháng trở lên Những hộ kinh doanh lớn, có nhiều mối hàng đều có mức thu nhập khủng, khoảng 50.000.000 đồng/tháng/người chưa kể tới những dịp lễ tết những chủ lớn này có thể kiếm được hàng chục triệu đồng một ngày Dân chợ cá Yên Sở kinh doanh suốt cả năm, một năm chỉ được nghĩ mỗi một ngày tết nguyên đán, người ta còn đùa nhau rằng “tiền kiếm được nhiều nhưng không có thời gian để đi tiêu xài” Trong khi đó các hộ làm nông nghiệp thì quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mỗi tháng thu nhập đủ ăn cũng là may mắn với họ Chính vì vậy mà nghề người dân không còn mặn mà với nghề nông nghiệp như xưa.
Nghề cá ở Yên Sở bị mai một là con đường tất yếu trong điều kiện đô thị hóa hiện nay Tuy nhiên có những hướng phát triển khác cho người dân vốn đã gắn bó quá thân thiết với nghề nuôi thả cá qua nhiều thế hệ Vậy, người dân phườngYên Sở nên hướng sự phát triển của nghề nuôi cá sang những hướng nào để phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao đời sống của người dân nơi đây?
Kết quả phát triển kinh tế của phường Yên Sở đạt được từ năm 2010 đến 2014
Cùng với những thay đổi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phường Yên Sở cũng ngày một thay đổi nhằm thích nghi với sự tiến bộ chung của cả nước và của toàn thế giới Từ năm 2010 đến nay, mặc dù có nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của đất nước nhưng phường Yên Sở vẫn cố gắng đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết các nhu cầu về việc làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị của phường
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp kết quả phát triển kinh tế của phường Yên Sở từ năm 2011 đến năm 2014
Tổng giá trị sản xuất GDP
Giá trị sx trong năm
Tăng so với năm trước (%)
Giá trị sx trong năm GDP (tỷ đồng)
Tăng so với năm trước (%)
Giá trị sx trong năm GDP (tỷ đồng)
Tăng so với năm trước (%)
Giá trị sx trong năm GDP (tỷ đồng)
Tăng so với năm trước (%)
( Nguồn: Dự thảo BC chính trị Đại hội Đảng bộ phường Yên Sở lần thứ XXVIII -
Tổng giá trị sản xuất GDP của phường Yên Sở có xu hướng tăng ổn định qua các năm Trong đó, Giá trị nông nghiệp tuy tăng nhưng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của Tổng giá trị sản xuất nên giá trị này không ổn định và có xu hướng giảm, do tốc độ đô thị hóa tại phường Yên Sở diễn ra rất nhanh nên diện tích đất nông nghiệp giảm đi
Giá trị thương mại, dịch vụ trong năm có xu hướng tăng ổn định qua các năm và ngày càng có xu hướng tăng mạnh ở mức từ 15% đến 19%/ năm Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhu cầu về thương mại, dịch vụ ngày càng lớn, xu hướng hiện nay nên khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ, động viên các tổ chức doanh nghiệp, hộ gia đình mạnh dạn đầu tư phát triển kinh doanh dịch vụ thương mại theo khả năng và nhu cầu thị trường Tập trung vào một số loại hình dịch vụ như: dịch vụ vận tải, may mặc, đồ gia dụng, xây dựng, dịch vụ buôn bán nhỏ, trung chuyển và buôn bán mặt hàng thủy sản nhằm góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống của người dân, đóng góp cho sự phát triển chung của phường Yên Sở Giá trị thương mại dịch vụ hàng năm đều tăng, năm 2011 đạt 69,54 tỷ đồng đến năm 2014 đạt 116,25 tỷ đồng tăng bình quân hàng năm gần 18%.
Vùng đất Yên Sở đã hình thành từ lâu đời và do những đặc điểm tự nhiên của địa bàn này mà hình thành nên nghề nuôi thả cá truyền thống nổi tiếng khắp cả nước Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh khiến diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích nuôi thả cá nói riêng bị thu hẹp; nông dân bỏ nghề do thu nhập không đủ nuôi sống gia đình hay do không còn đất để canh tác dẫn đến làng nghề nuôi cá ở Yên Sở dần bị mai một.
Chương 2 của luận văn đề cập đến những vấn đề chính sau:
Đặc điểm địa bàn của phường Yên Sở.
Lịch sử hình thành nghề cá ở Yên Sở.
Quá trình đô thị hóa trên địa bàn phường Yên Sở.
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển của nghề cá ở Yên Sở.
Nguyên nhân khiến cho nghề cá ở Yên Sở bị mai một.
Nghề cá ở Yên Sở chuyển hướng đi mới cho phù hợp với điều kiện hiện tại.
Kết quả phát triển kinh tế của phường Yên Sở đạt được từ năm 2010 đến2014.
HƯỚNG ĐI PHÙ HỢP CHO NGHỀ CÁ Ở YÊN SỞ HIỆN NAY
Sự dịch chuyển của nghề cá từ Yên Sở sang những vùng đất mới
Trong tiến trình đô thị hóa của phường Yên Sở, diện tích đất nông nghiệp giảm đi đáng kể do mô hình đô thị hóa phát triển theo chiều rộng Quá trình này đã mang đến sự chuyển đổi mạnh mẽ cho phường, từ một làng quê với cảnh quan nông thôn đặc trưng như vườn cây ăn trái, hồ cá, đồng ruộng, trở thành một khu vực đô thị thuộc quận Hoàng Mai Không gian nông thôn truyền thống dần thu hẹp, nhường chỗ cho sự phát triển của các khu đô thị hiện đại.
Phần lớn diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chuyển đổi mục đích sử dụng sang các dự án công cộng như Hồ Điều Hòa Yên Sở, Công viên Yên Sở, Trạm bơm thoát nước, Trạm xử lí nước thải… Kết quả là diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm mạnh qua các năm Cụ thể, nếu như diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 1999 là 189,72 ha thì hiện nay giảm xuống chỉ còn 70,11 ha năm 2015 Hiện nay diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản gồm có: Đầm Tích thuỷ Yên Duyên; Đầm Tích thuỷ Sở Thượng; Ao đê vỡ; Ao phần tư; khu vực đất công áp Xạ trường
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tại phường Yên Sở tiếp tục thu hẹp, buộc người lao động và hộ gia đình phải chuyển đổi nghề nghiệp để đảm bảo sinh kế Những cá nhân gắn bó lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong nghề cá vẫn mong muốn tiếp tục hoạt động bằng cách thuê đất tại các vùng lân cận nếu có đủ vốn để duy trì hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Các tỉnh phía Bắc có mạng lưới sông ngòi dày đặc lớn nhỏ sông Đà, sông
Lô, Thái Bình và các hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Ba Bể, Đại Lải, Núi Cốc đã tạo nên lợi thế tự nhiên cho phát triển nuôi trồng thủy sản và phát triển đa dạng loài, đa dạng đối tượng nuôi Tuy nhiên nuôi trồng thuỷ sản ở miền Bắc phần lớn năng suất còn thấp, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng diện tích mặt nước sông và hồ chứa địa phương
Với nhiều kinh nghiệm cùng lòng yêu nghề và nguồn vốn sẵn có sẽ là lợi thế góp phần mang lại lợi nhuận tốt cho người dân Yên Sở khi họ đầu tư vào nghề nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương khác.
3.1.1 Tiềm năng nghề nuôi trồng thuỷ sản ở miền Bắc hiện nay
Các tỉnh miền Bắc sở hữu tiềm năng phát triển nuôi thủy sản với hơn 200.000 ha diện tích mặt nước, nhưng chỉ một phần nhỏ được khai thác hiệu quả Hiện tại, miền Bắc có khoảng 400.000m3 lồng nuôi cá, sản lượng đạt gần 2.000 tấn/năm.
Trong đó, các tỉnh nuôi cá nhiều như Hòa Bình, Hải Dương, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Cạn, Tuyên Quang… Nhưng so sánh với diện tích mặt nước hiện có thì có thể nói rằng: tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản còn rất lớn, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao cho những lao động tham gia nói chung và người dân Yên Sở nói riêng.
3.1.1.1 Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của người dân Yên Sở tại thành phố Hà Nội
Theo số liệu thống kê toàn Thành phố Hà Nội có khoảng 4.327 ha diện tích mặt nước lớn gồm các hồ tự nhiên, hồ chứa thủy lợi, chiếm 14,04% tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Thành phố Loại hình mặt nước lớn có lợi thế trong phát triển nuôi theo nhiều hình thức khác nhau như: Nuôi thủy sản trong eo ngách, nuôi quảng canh cải tiến kết hợp phát triển nuôi trồng thuỷ sản với du lịch sinh thái và có thể đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên hồ,
Nuôi trồng thuỷ sản trong các hồ chứa có ưu điểm là khi nuôi với mật độ và phương thức nuôi phù hợp thì sẽ có tác dụng cải tạo môi trường và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, chất lượng tốt cùng với cảnh quan vùng hồ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
Trên địa bàn Thành phố có một số hồ lớn như: Hồ Suối Hai (960 ha), Đồng Mô (1360 ha), Xuân Khanh (104 ha), Văn Sơn (168 ha), Tuy Lai – Quan Sơn (850 ha), Đồng Sương (210 ha) các hồ chứa có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm khá phù hợp với nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá lăng, cá quả, cá chép, điêu hồng, cá tầm Hiện nay, các hồ chứa lớn đã và đang được quy hoạch để chuyển sang phát triển du lịch là chính, phát triển nuôi trồng thuỷ sản chỉ là kết hợp với nguyên tắc không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho du lịch Để đảm bảo các nguyên tắc đó thì phát triển thủy sản trên hồ chứa chỉ tập trung vào hai hình thức là: Thả cá giống để khai thác tự nhiên và nuôi cá lồng bè với số lồng bè.
Ngoài tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản mặt nước lớn, Hà Nội còn có diện tích ruộng trũng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 19.807 ha, chiếm64,22% tổng diện tích có khả năng của toàn Thành phố Đây là những vùng úng,trũng, cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển hẳn sang nuôi trồng thuỷ sản để hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung hoặc nuôi theo hình thức một lúa, một cá Với các huyện nằm trong vùng phân lũ, chậm lũ tả ngạn sông Hồng và sông Đà có đặc điểm thuận lợi là các vùng ruộng trũng có quy mô diện tích lớn hơn 30 ha, nhiều vùng đến 100 ha nên rất thuận lợi để chuyển đổi thành vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo hướng công nghiệp để tạo ra sản lượng hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu của Thành phố Các huyện có tiềm năng ruộng trũng lớn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản tập trung như: Phú Xuyên (1.794 ha), Ứng Hòa (2.425 ha), Mỹ Đức (1.700 ha), Chương Mỹ (2.000 ha), Ba Vì (2.587 ha), Thanh Trì (826 ha), Quốc Oai (900 ha), Thanh Oai (1.500 ha), Thường Tín (781 ha), Sóc Sơn (1.794 ha) Các huyện còn lại tuy cũng có diện tích ruộng trũng nhưng không lớn, lại nằm rải rác nên chỉ tạo thành những khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung với quy mô nhỏ hơn 30 ha
Tại Hà Nội, tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản lồng bè tập trung tại các sông: Đà, Hồng, Tích, Bùi, Đáy, Tuy nhiên, sau khi xây dựng đập thủy điện Sơn La, mực nước sông Đà, Hồng thường xuyên ở mức thấp, gây khó khăn cho hoạt động nuôi trồng Các sông Tích, Bùi, Đáy, Nhuệ cũng đối mặt với tình trạng mực nước thấp và ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải sinh hoạt, công nghiệp và làng nghề Do đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản lồng bè chỉ tập trung ở những khúc sông rộng, ít ô nhiễm, với số lượng lồng nuôi hạn chế.
* Thời cơ và những thuận lợi của người dân Yên Sở đầu tư nuôi trồng thủy sản tại thành phố Hà Nội:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng loại hình mặt nước đa dạng phong phú sẽ tạo ra nhiều cơ hội để người dân Yên Sở đầu tư nuôi trồng thủy sản tại các địa phương khác trên địa bàn thành phố Hà Nội như Hồ Suối Hai,sông Hồng….
- Ngành nuôi trồng thuỷ sản đã nhận được nhiều sự quan tâm và các chính sách ưu đãi của thành phố Hà Nội.
- Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học phát triển nhanh và mạnh, đã và đang tạo cơ hội cho việc áp dụng vào hoạt động nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản.
- Tiến trình đô thị hóa nhanh, do đó nhu cầu sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản ngày càng cao đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch.
Phát triển ngành nghề dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp nhà hàng ẩm thực chuyên về cá
3.3.1 Phát triển ngành nghề dịch vụ du lịch sinh thái
Câu cá ở Hà Nội từ lâu đã trở thành “mốt” giải trí với mọi đối tượng, bởi theo nhiều người, đây là thú chơi do người xưa để lại, nó hàm chứa một nét của văn hóa truyền thống Trong tiềm thức của mỗi người Hà Nội cũng như người dân đồng bằng Bắc Bộ nói chung, mỗi người đều có những ký ức đẹp về những cần trúc cong veo, sợi cước mỏng mảnh, cái phao lông ống gà dập dềnh, cái lưỡi câu tự mài sắc lẹm và dòng kênh, những con mương lắm tôm, nhiều cá.
Là một nét văn hóa truyền thống của làng quê đồng bằng Bắc Bộ, câu cá ngày nay không còn là "chiếc cần câu cơm" mà đã trở thành niềm đam mê, thú vui của không ít cư dân thành thị Tránh xa những ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống đời thường, câu cá mang đến những phút giây tĩnh tại và thư giãn sau tuần làm việc đầy căng thẳng
Với nhu cầu giải trí ngày càng gia tăng, các điểm du lịch sinh thái trở thành điểm đến lý tưởng cho người dân Hà Nội Những điểm du lịch này không chỉ mang lại cảm giác thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên mà còn là mô hình kinh doanh lành mạnh, góp phần vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Hiện nay, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tại phường Yên Sở có 70,11 ha gồm: Đầm Tích thuỷ Yên Duyên; Đầm Tích thuỷ Sở Thượng; Ao đê vỡ; Ao phần tư; khu vực đất công áp Xạ trường Với nhu cầu dịch vụ du lịch sinh thái câu cá thư giãn ngày càng cao thì mô hình này nên được phát triển tại phường Yên Sở, bởi hình thức kinh doanh đơn giản, không phải đầu tư nhiều vốn, tận dụng được các hồ nuôi cá của phường đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế khá cao so với nuôi cá hồ.
Tuy nhiên, mô hình này cần sự sự sáng tạo của những người kinh doanh, phải nắm bắt được nhu cầu tâm lý khách hàng là cần một không gian xanh hợp lý, không quá xa, mất nhiều thời gian chuẩn bị, đi lại mà vẫn có một không gian yên tĩnh, thỏa mái để có thể nghỉ ngơi, lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống sau những ngày lao động
Trên địa bàn phường Yên Sở hiện nay còn được xây dựng một quần thể công viên sinh thái lớn nhất thành phố Hà Nội với diện tích hơn 300ha Đây sẽ là một điểm đến lý tưởng cho nhân dân khắp mọi nơi đổ vể trong tương lai và cũng là cơ hội để người dân Yên Sở phát triển mô hình nhà hàng ẩm thực chuyên về cá - đặc sản từ lâu đã nổi tiếng của nơi đây.
3.3.2 Phát triển mô hình nhà hàng ẩm thực chuyên về cá
Bên cạnh dịch vụ câu cá, dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ đi theo như nhà hàng, quán ăn nhằm phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách cũng sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho người dân kinh doanh mô hình này tại phường Yên Sở.
Hà Nội là trung tâm của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam, tạo nên một thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa hàng nghìn nhà hàng Trong khi thành phố có vô số nhà hàng, chợ và siêu thị chuyên về thủy, hải sản, thì vẫn chưa có mô hình nhà hàng kết hợp chợ chuyên về cá Đây là một thị trường ngách đầy tiềm năng mà người dân Yên Sở có thể khai thác bằng cách tận dụng các lợi thế riêng của mình.
3.3.2.1 Sản phẩm cá tươi sống
Tươi ngon là điều đầu tiên khách hàng nghĩ tới và mong muốn ở thực phẩm từ thủy hải sản Vì vậy, để mô hình nhà hàng ẩm thực chuyên về cá phát triển thì tiêu chí này cần được đảm bảo Với lợi thế có chợ cá Yên Sở là đầu mối cung cấp cá đến hầu khắp các chợ và các gia đình trên địa bàn Thủ đô nên các nhà hàng có thể đảm bảo được tiêu chí quan trọng này.
Với lợi thế là chợ đầu mối cá lớn nhất thủ đô nên sản phẩm ở đây đa dạng về chủng loại và được bán với giá rẻ hơn những nơi khác Mô hình nhà hàng hướng tới thị phần khách hàng có mức thu nhập trung bình nên thực đơn đưa ra với mức giá phù hợp Khách hàng mục tiêu của mô hình nhà hàng là nhân viên văn phòng, công nhân viên chức, gia đình trẻ… Ngoài cách thức ăn theo cách gọi món thông thường, khách hàng có thể chọn lựa các set ăn nhưng vẫn đảm bảo được giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập của những đối tượng khách hàng mục tiêu.
3.3.3.3 Mô hình mới tại thị trường Hà Nội
Yên Sở vốn nổi tiếng là đất cá từ nhiều năm nay nên mô hình nhà hàng với các món ăn đặc trưng chuyên về cá sẽ là phong cách riêng, đặc trưng thu hút khách hàng.
Tại Hà Nội, thị trường nhà hàng và siêu thị thủy, hải sản sôi động, tuy nhiên vẫn còn nhiều chỗ trống cho mô hình nhà hàng ẩm thực chuyên về cá Điểm độc đáo của mô hình này là sự kết hợp giữa siêu thị và nhà hàng, cho phép khách hàng được tận mắt chứng kiến cá tươi sống đang bơi và lựa chọn những con cá ưng ý để chế biến thành các món ngon theo nhu cầu Ý tưởng này xuất phát từ nhu cầu đơn giản của khách hàng: muốn quan sát trực tiếp nguồn thực phẩm tươi ngon trước khi thưởng thức.
Yên Sở trước kia là một xã thuộc huyện Thanh Trì cũ với những bờ đê xanh mướt trải dài ôm ấp, che chắn những ao, hồ; những cánh đồng thẳng cánh cò bay; những ngôi nhà mái ngói ngả màu rêu phong; những con đường đất đỏ, những ao hồ chằng chịt ngút mắt nhìn không thấy bờ; những con người lam lũ, chân lấm tay bùn; những người dân quanh năm suốt tháng ở lều trông cá; những chị, những mẹ với gánh hàng rong, với những chiếc rổ, chiếc thau chở cồng kềnh trên những chiếc xe đạp cũ nát… Tất cả những hình ảnh đó đã trở thành quá khứ in sâu, chôn chặt vào tâm trí của những người con, người dân nơi đây để tiếp đón một cuộc sống mới, một môi trường mới với những đổi thay qua hàng tháng, hàng năm của địa phương mình
Trong những năm gần đây, phường Yên Sở có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh khiến diện tích đất canh tác và đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng Quá trình đô thị hóa đem đến cho phường Yên Sở sự thay đổi về nhiều mặt, từ một làng nông nghiệp truyền thống ven đô đã trở thành một phường mới với nhiều bước chuyển mình rõ rệt với không gian đô thị hiện đại.
Phần lớn diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chuyển đổi mục đích sử dụng nên diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm mạnh qua các năm Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản từ 189,72 ha năm 1999 đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 55,42 ha.