1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên

109 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên
Tác giả Đoàn Thị Mỹ Hạnh
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Thu Hoa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế - Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường
Thể loại Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Doanh Và Quản Lý
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT (26)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn (26)
      • 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải rắn sinh hoạt 4 1.1.2.Khái niệm cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt (26)
      • 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong QLCTRSH 17 1.2. Cơ sở pháp lý và hệ thống QLCTRSH ở Việt Nam (39)
      • 1.2.1. Các quy định pháp luật, chính sách của Chính phủ về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH (43)
      • 1.2.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam (47)
    • 1.3 Kinh nghiệm thực hiện sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt (50)
      • 1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế (50)
      • 1.3.2. Kinh nghiệm trong nước (54)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở HUYỆN KIM ĐỘNG (60)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Kim Động (60)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (60)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế- văn hóa và xã hội (60)
      • 2.2.1. Thực trạng phát sinh, phát thải chất thải rắn sinh hoạt tại huyện (64)
      • 2.2.2. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện (67)
      • 2.2.3. Nhận thức và nhu cầu của người dân đối với quản lý chất thải rắn (72)
      • 2.2.4. Đánh giá của người dân về công tác quản lý và xử lý chất thải rắn (76)
      • 2.2.5. Đánh giá của người dân về mức phí vệ sinh tại địa phương (77)
      • 2.2.6. Phản ánh của người dân về công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường tại huyện Kim Động (78)
    • 2.3. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Kim Động (80)
      • 2.3.1. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong QLCTRSH ở huyện (80)
      • 2.3.2. Thực trạng sự sẵn lòng tham gia mô hình “Phân loại, xử lý rác tại (87)
      • 2.3.3. Nhận xét (91)
  • CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM (0)
    • 3.1. Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong QLCTRSH (93)
      • 3.1.1. Dự báo lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đến năm 2025 71 3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phương (93)
      • 3.3.1. Nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân thông qua (96)
      • 3.3.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở (97)
      • 3.3.3. Chính sách hỗ trợ cho tổ thu gom rác (98)
      • 3.3.4. Phân cấp và trao quyền (98)
      • 3.3.5. Nhân rộng mô hình “ Phân loại, xử lý rác tại gia đình” (99)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................78 (100)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn

1.1.1.Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải rắn sinh hoạt 1.1.1.1.Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn là “chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác” ( Nguồn: Chính phủ, 2015)

Chất thải rắn sinh hoạt là “chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người” (Nguồn: Chính phủ, 2015)

Quản lý chất thải rắn là “các hoạt động bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lí chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiếu những tác động có hại đối với môi trường và con người” (Nguồn: Chính phủ, 2007).

1.1.1.2.Các đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt a Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

“Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn có tỷ lể chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vườn và phần lớn đều là chất hưu cơ dễ phân hủy ( tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình cở nông thôn) Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

- Từ các khu dân cư;

- Từ các chợ, nhà kho, trung tâm thương mại;

- Từ cơ quan hành chính, trường học, trạm xá, công trình công cộng;

- Từ các công ty, khu công nghiệp;

Hình 1.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.

Nguồn: Công ty môi trường tầm nhìn xanh,2007 b Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

“Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ở từng địa phương, ở từng mùa khí hậu, ở từng điều kiện kinh tế khác nhau thì khác nhau Tuy nhiên thành phần chất thải rắn sinh hoạt vẫn được chia thành các nhóm chủ yếu sau đây:

-Nhóm các chất cháy được:

 Các vật liệu làm từ giấy như : bìa carton, giấy vệ sinh,…

 Các vật liệu có nguồn gốc từ sợi: áo len, vải vóc, quần áo,…

 Chất thải hữu cơ: lõi ngô, vỏ hoa quả, thân cây, cọng rau,…

 Các vật liệu hay sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ, tre, rơm: bàn, ghế, đồ chơi bằng gỗ, vỏ dừa,…

 Các vật liệu và sản phẩm có nguồn gốc từ chất dẻo: túi nilon, chai, lọ nhựa, dây cao su, vỏ dây điện, bát ăn cơm bằng nhựa, giày da,….

-Nhóm các chất không cháy được:

Chợ, nhà kho, trung tâm thương mại.

Cơ quan hành chính, công trình công cộng….

Công ty, khu công nghiệp.

Chất thải rắn sinh hoạt

 Các đồ dùng, sản phẩm được chế tạo từ kim loại: vỏ hộp kim loại, lõi dây điện, hàng rào kim loại, dao hỏng, xong nồi hỏng,….

 Các đồ dùng, sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh: chai, lọ thủy tinh, bát ăn cơm thủy tinh, gương, kính,….

-Nhóm các chất hỗn hợp: đá cuội, cát, đất, tóc… c Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt

“Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải Chất thải rắn sinh hoạt có các tính chất chủ yếu là: tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất sinh học.”

“Những tính chất lý học quan trọng của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước hạt và sự phân bố kích thước, khả năng giữ ẩm và độ xốp (độ rỗng) của chất thải rắn sinh hoạt đã nén.”

“Tính chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu Ví dụ, khả năng cháy phụ thuộc vào tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt trong trường hợp CTRSH là hỗn hợp của những thành phần cháy được và không cháy được Nếu muốn sử dụng chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu, cần phải xác định được 4 đặc tính quan trọng:”

+“Những tính chất cơ bản: cần phải xác định đối với các thành phần cháy được trong CTRSH bao gồm độ ẩm, thành phần các chất cháy bay hơi, các thành phần carbon cố định, tro.”

+“Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ).”

+“Các nguyên tố cơ bản trong CTRSH bao gồm carbon, hydro, oxy, nitơ, lưu huỳnh và tro Thông thường, các nguyên tố thuộc nhóm halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác.

Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH cũng như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân compost.”

+“Năng lượng chứa trong các thành phần của CTRSH có thể xác định bằng cách sử dụng lò hơi như một thiết bị đo nhiệt lượng hoặc sử dụng thiết bị đo nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm và tính toán nếu biết thành phần các nguyên tố.”

+“Chất dinh dưỡng và những nguyên tố cần thiết khác đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dinh dưỡng cho vi sinh vật trong quá trình chuyển hóa CTRSH.”

“Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần hữu cơ có trong CTRSH là hầu hết các chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành khí, chất rắn hữu cơ trơ và các chất vô cơ Mùi khó chịu, độc hại sinh ra do tồn trữ CTRSH trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ dễ phân hủy có trong CTRSH Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng có khí hậu ấm áp, sự sinh sản ruồi ở khu vực chứa rác là vấn đề quan tâm Quá trình phát triển từ trứng thành ruồi thường ít hơn 2 tuần kể từ ngày đẻ trứng Sự phát triển quá mức ruồi, nhặng từ bãi rác khiến cho phát tán các mầm bệnh như thổ tả, tiêu chảy cấp,….cho người dân sống xung quanh.”

1 1.1.3 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt được thể hiện qua sơ đồ trong hình 1.2.

Hình 1.2 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả a Ô nhiễm môi trường nước.

Kinh nghiệm thực hiện sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

“Hàng năm Nhật Bản thải ra khoảng 450 triệu tấn ( không bao gồm rác thải phóng xạ) trong đó: chất thải rắn sản xuất công nghiệp chiếm 397 triệu tấn, chất thải rắn thông thường 52,2 triệu tấn, chất thải rắn sinh hoạt 957 nghìn tấn Trong tổng số

450 triệu tấn rác thải phát sinh trên thì có 36% là tái chế được, số còn lại được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc phương pháp đốt tại các nhà máy xử lý rác Tính ra chi phí xử lý rác thải bình quân ở Nhật Bản là 300.000 yên/người/năm.”

Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt tại

Tái chếChôn lấp và đốt

Hình 1.5 Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt ở Nhật Bản.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

“Ở Nhật Bản việc thu gom, phân loại, tái chế rác đã thành công nhờ sự tham gia của cộng đồng Người dân Nhật rất quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải Luật : “Xúc tiến sử dụng những tài nguyên tái chế” từ năm 1992 đã góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế Sau đó, luật “Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các bao bì” được thông qua năm 1997 đã nâng cao hiệu quả sử dụng của các sản phẩm tái chế bằng cách xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan”bao gồm: nhà nước, doanh nghiệp và người dân Hiện nay, tất cả người dân ở Nhật Bản đều tiến hành phân loại rác trong gia đình thành 3 nhóm chủ yếu như sau:

- Rác đốt được: cơm thừa, vỏ trái cây, tã giấy, đầu rau thừa,cành cây, mẩu gỗ vụn… Loại rác phát sinh từ nhà bếp trước khi đem bỏ phải được vắt hết nước rồi dùng giấy báo gói lại; cành cây, gỗ vụn phải được cắt ngắn nhỏ, rồi dùng dây cột lại.

- Rác tài nguyên: các loại giấy, bìa carton, chai lọ rỗng,… Phải được xếp gọn gàng, riêng chai lọ thì phải được rửa sạch sẽ trước khi thải bỏ.

- Rác độc hại: pin, bóng đèn huỳnh quanh, thủy tinh,…thì phải gói lại bằng giấy báo và ghi chú rõ ràng bên ngoài.

“Từng loại rác được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào lịch quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư Công ty vệ sinh môi trường sẽ thu gom và vận chuyển rác từ điểm tập kết tới nhà máy xử lý rác thải Nếu hộ gia đình nào phân”loại rác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo phạt tiền theo đúng bản cam kết đã ký.

Các nhà máy xử lý rác ở Nhật Bản không chỉ là nơi xử lý rác mà còn là nơi thăm quan thú vị, nhằm tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân Các nhà máy xử lý rác ở Nhật đều có khu chuyên dùng cho việc đón tiếp những người đến thăm gian, học hỏi Học sinh các trường, người dân thành phố đều là những vị khách thường xuyên của nơi đây Đặc biệt là đối với học sinh Nhật Bản, việc tham quan các nhà máy xử lý rác đã trở thành một môn học bắt buộc Sau khi tham quan các trường còn tổ chức cho học sinh viết bài thu hoạch, viết báo tường tuyên truyền, làm powerpoint, tranh ảnh tuyên truyền, làm sản phẩm thủ công có nguồn gốc từ rác thải,….Một số sản phẩm thủ công đó được dùng để trưng bày ngay trong nhà máy xử lý rác, một số trở thành tác phẩm dùng trong tuyên truyền. Thông qua các hoạt động như vậy, ý thức về bảo vệ môi trường dần hình thành trong mọi người, đi sâu vào tiềm thức của mọi người dân Nhật Bản Từ đó, trẻ em ở Nhật trở thành những người tuyên truyền tích cực cho công tác bảo vệ môi trường.

Thực tế tại Nhật Bản cho thấy người có vai trò quyết định trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt Người dân với vai trò là người phân loại, giám sát, đóng góp, giúp cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Nhật Bản phát triển theo hướng bền vững.

Philippines là một nước có trình độ phát triển tương đương Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường ở Philippines được Chính phủ chú trọng Tại các quán ăn, nhà hàng, trụ sở văn phòng, trường học,… tại Philippines hầu hết đều được bố trí 3 thùng rác với ba màu sắc khác nhau để phân loại rác.

Hiện nay, tại Philippines người dân buộc phải phân loại chất thải rắn tại nguồn thành ba loại : rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế Rác hữu cơ được ưu tiên chế biến thành phân compost Rác tái chế được các công ty dùng làm nguyên liệu đầu vào cho một số ngành sản xuất hoặc xuất khẩu sang một số nước như: Việt Nam, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc …Theo thống kê, chất thải ở Philippines được xử lý bằng 3 hình thức: 11% tái chế, 32% đốt, 57% chôn lấp

Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt ở Philippins

Hình 1.6 Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt ở Philippins

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Người dân Philippines được tham gia vào việc xây dựng kế hoạch và tìm kiếm các giải pháp khắc phục trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại địa phương sinh sống Cộng đồng tiến hành đóng góp ngày công lao động hoặc một phần kinh phí trong việc phân loại rác để bảo vệ môi trường Chính phủ khuyến khích người dân trong việc tham gia lập kế hoạch sử dụng các khoản tiền dịch vụ quản lý chất thải rắn nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác

Tại các nước phát triển như Nhật Bản,Philippines công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được đặc biệt coi trọng Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc thu gom và xử lý chất thải phải được kết hợp khăng khít giữa hộ dân cho tới các công ty tư nhân và cơ quan chính phủ Các cơ quan chính phủ và công ty tư nhân cần phải có sự lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người dân để khắc phúc các tồn tại Ý thức của người dân có vai trò quyết định trong sự thành công của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Với lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng mạnh mẽ trong khi lượng đất dành cho chôn lấp CTRSH ngày càng hạn hẹp Cùng với việc nên kinh tế của nước ta chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, giá dầu giảm,…dẫn tới Ngân sách nhà nước giảm Để ứng phó với sự suy giảm kinh tế thì Nhà nước ta đã thắt chặt chi tiêu, bao gồm cả cắt giảm nguồn ngân sách cho việc QLCTRSH Vì vậy, để quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả thì chúng ta không thể không dựa vào người dân địa phương

1.3.2.1.Một số mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn có sự tham gia của người dân a.Mô hình thu gom rác dân lập thị xã Cửa Lò, Nghệ An

“Tại thị xã Cửa Lò, công ty Du lịch – dịch vụ và môi trường đảm trách việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn ở khu vực trung tâm ( gồm các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ sở thương mại, nơi công cộng) và xử lý chất thải rắn tại bãi rác. Rác thải của các phường- xã do UBND các phường xã tự tổ chức thu gom tại hộ gia đình, đưa về các điểm tập kết rác và sau đó được vận chuyển thông qua các hợp đồng dịch vụ với công ty Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các khu dân cư được thực hiện theo mô hình : “người thu gom rác được quản lý và trả lương bởi khối phố” Đội thu gom và vận chuyển rác thải dân lập sẽ đảm nhận việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn từ hộ gia đình tới các điểm tập kết rác thải của Thị xã.”

Nguồn kinh phí thu được của Đội một phần do Công ty Môi trường đô thị chi trả, một phần thu phí của các hộ gia đình Sau một thời gian hoạt động, Đội đã giải quyết được việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trên địa bàn, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức và sự quan tâm về giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân Do tổ chức gọn nhẹ, phương tiện đơn giản, thô sơ nhưng phù với hợp địa bàn dân cư nhỏ và với mức phí thu gom rác thải không cao(5.000đ/người/tháng), tận dụng được một đội ngũ lao động dư thừa nên hiệu quả tổng hợp khá tốt

Hoạt động theo mô hình này được thể hiện qua hình 1.7 sau:

Hình 1.7 Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt được quản lý bởi người dân trên địa bàn thị xã Cửa Lò, Nghệ An

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số mặt hạn chế:

THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở HUYỆN KIM ĐỘNG

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Kim Động

Huyện Kim Động nằm ở phía tây nam của tỉnh Hưng Yên Phía bắc giáp huyện Khoái Châu, phía nam giáp thành phố Hưng Yên, phía đông giáp huyện Ân Thi và Tiên Lữ; phía tây giáp sông Hồng, bên kia là huyện Phú Xuyên ( Hà Nội) và Duy Tiên (Hà Nam)

2.1.2 Điều kiện kinh tế- văn hóa và xã hội

2.1.2.1.Dân số và diện tích đất tự nhiên

Kim Động có 17 đơn vị hành chính, gồm 16 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 103,3201 km 2 , trong đó có 6.586,14 ha đất sản xuất nông nghiệp, 1.496,78 ha đất chuyên dùng, 848,16 ha đất ở

Cơ cấu đất đai huyện Kim Động đất sản xuất nông nghiệp: 6.586,14 ha đất chuyên dùng: 1.496,78 đất ở:848.16

Hình 2.1 Cơ cấu đất đai huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2015

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, 2016

Dân số huyện Kim Động có 113.858 người Năm 2015, mật độ dân số của huyện Kim Động là 1.101 người/km 2 Dân số phân bổ không đều, các xã vùng ngoài đê mật độ thấp nhất và tăng dần theo hướng Tây đến Tây nam và Nam, cao nhất là thị trấn Hiện nay trên địa bàn huyện Kim Động, dân số sống ở thành thị chiếm 13,05%; dân số sống ở nông thôn chiếm 86,95% Được thể hiện dưới hình 2.2.

Cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn

Hình 2.2 Cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn trên địa bàn huyện Kim Động năm 2015

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, 2016

Tỷ suất sinh thô hàng năm đang có xu giảm dần, theo số liệu thống kê năm

2013 là 17,7‰ ; năm 2014 là 17,15‰ ; sơ bộ năm 2015 là 17,05 ‰ Tỷ suất tăng tự nhiên cũng có nhiều biến động, sơ bộ tỷ suất tăng tự nhiên năm 2015 là 10,31 ‰.

Bảng 2.1 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất tử thô và tỷ suất tăng tự nhiên của dân số huyện

Năm Tỷ suất sinh thô

Tỷ suất tử thô Tỷ suất tăng tự nhiên

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, 2016 2.1.2.2.Tình hình phát triển kinh tế- xã hội

Giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của huyện Kim Động đạt 8,1% Đến năm 2015, trong cơ cấu kinh tế của huyện tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 23%; công nghiệp, xây dựng chiếm 43,8%; dịch vụ, thương mại chiếm 33,2% Thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/năm. Giá trị bình quân thu được trên 1 ha đất canh tác đạt 148,83 triệu đồng/năm Đến nay, tỷ lệ làng văn hoá đạt 92,5% tổng số làng Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,49%.

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn nhìn chung là tăng, tăng từ năm 2011- 2014, tới năm 2015 thì giảm Cụ thể ở bảng 2.2.

Bảng 2.2.Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn.

Năm Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, 2016

2.1.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa bàn điều tra

Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của thị trấn Lương Bằng, xã Toàn

Thắng, xã Phạm Ngũ Lão, xã Vũ Xá được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa bàn điều tra

STT Tên xã Diện tích

Dân số ( người) Kinh tế- xã hội

Có nhiều ngành truyền thống như mây tre đan, làm rượu,… Có mỏ cát là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.

Nhiệm kỳ 2010- 2015 giá trị sản xuất của xã tăng bình quân 7,13%/năm; giá trị thu nhập/1ha canh tác đạt 83,7 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 5%,…

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp chiếm phần lớn, theo ước tính của xã, thu nhập từ hoạt động tiểu thu công nghiệp năm 2015 đạt 37 tỷ đồng.

Hoạt động canh tác nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ là chính Giá trị thu nhập/1ha canh tác đạt 53,1 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 9%.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.2 Kết quả điều tra thực trạng phát sinh, phát thải và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Động

2.2.1 Thực trạng phát sinh, phát thải chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Động

2.2.1.1 Thực trạng phát sinh, phát thải chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Động

CTRSH phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người, được thu gom từ nhà dân, các cơ quan đơn vị, trường học, chợ và các điểm buôn bán, các nhà hàng kinh doanh ăn uống,…

Toàn huyện có 33.086 hộ với dân số khoảng: 113.858 người, trong đó dân số nông thôn là 103.000 người; ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh 0,4 kg/người/ngày; lượng CTRSH phát sinh khoảng: 42 tấn/ngày Theo số liệu báo cáo

“ Tổng hợp quy hoạch quản lý CTR tỉnh Hưng Yên đến năm 2025” , tỷ lệ thành phần CTRSH thu gom được trên địa bàn huyện năm 2015 được trình bày trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Động Đơn vị: %

TT Thành phần Phần trăm

1 Chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn ) 68

4 Kim loại, vỏ đồ hộp 3

8 Đá, sỏi, sành sứ, gạch 10

9 Pin, acquy, thuốc (y tế, bảo vệ thực vật) 1

Nguồn: UBND tỉnh Hưng Yên, 2015

Chất hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, vỏ trái cây, đầu mẩu rau thừa,… chiếm nhiều nhất (68%) trong CTRSH tại huyện Việc chất hữu cơ chiếm một tỷ lệ lớn như vậy khi phân hủy không chi gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí cho khu vực xung quanh điểm tập kết, ô chôn lấp Ngoài ra, việc ô nhiễm môi trường xung quanh còn gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân cũng như gây ra bệnh: đau mắt, viêm ruột cho nguồn nước bị ô nhiễm, đau đầu khó thở do không khí có mùi khó chịu,…

Chất khó phân hủy gồm có: giấy, bìa catton chiếm 1%; nilon, nhựa chiếm 6%; kim loại, vỏ đồ hộp chiếm 3 %; cao su, da…chiếm 2%; giẻ, sợ, gỗ,…chiếm 1%; thủy tinh, chai lọ chiếm 6%; đá, sỏi, sành sứ, gạch….chiếm 10%; pin, ác quy, thuốc hỏng, chiếm 1%; loại khác chiếm 2% Việc tồn tại rác thải khó phân hủy không chỉ làm cho đất xung quanh điểm tập kết, ô chôn lấp bị thoái hóa, khó trồng trọt, giảm năng suất cây trồng, mà còn dẫn tới việc ngộ độc kim loại nặng do ion kim loại có trong rác, từ nước rỉ rác ngấm vào đất, nước Do đó, cần có biện pháp phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường đất, nước do việc nước rỉ rác ngấm vào môi trường xung quanh.

2.2.1.2 Thực trạng tồn đọng rác thải sinh hoạt ở một số xã trên địa bàn huyện Kim Động

Tổ vệ sinh môi trường huyện sử dụng ô tô cuốn ép rác tiến hành thu gom rác thải thường xuyên tại 08 xã, thị trấn, còn 9 xã chưa tiến hành thu gom rác thường xuyên, lượng rác thải phát sinh được vận chuyển đến các điểm tập kết, ô chôn lấp ở địa bàn các xã Do vậy, lượng rác thải sinh hoạt tồn đọng ở các xã là tương đối lớn,ước tính sơ bộ tổng các xã còn tồn đọng 6750 tấn rác thải sinh hoạt.

Thống kê chi tiết lượng tồn đọng CTRSH ở các xã trên địa bàn huyện Kim Động thể hiện chi tiết ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Tổng hợp rác sinh hoạt tồn đọng của huyện Kim Động Đơn vị: Tấn

TT Xã Bãi tập kết thôn Khối lượng rác tồn đọng

8 Vĩnh Xá Ngô Xá 250 Đào Xá 300

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Động, 2016

Thôn Đống Long xã Hùng An tồn động nhiều CTRSH nhất, ước tính còn tồn đọng 600 tấn rác thải sinh hoạt Tiếp theo, đến thôn Duyên Yên xã Ngọc Thanh, thôn Mát xã Nhân La và thôn Tây Tiến xã Thọ Vinh, ước tính còn tồn đọng 500 tấn/ thôn Sở dĩ các thôn này tồn đọng nhiều là do cơ sở hạ tầng còn kém, đường vào điểm tập kết/ô chôn lấp bé, xe thu gom rác của Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp số 11 rất khó khăn để đi vào bốc dỡ mang đi tới khu xử lý được. Đặc biệt, thôn Đống Long xã Hùng An, đường vào ô chôn lấp là đường đất, chỉ xe đẩy tay hay xe máy đi vào được, xe thu gom rác của Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp số 11 không thể đi vào được, do đó việc vận chuyển mang đi xử lý tại khu xử lý Đại Đồng là không thể, chỉ có thể xử lý bằng đốt định kỳ, sau đó khi ô chôn lấp đầy thì xã sẽ đổ đất lên, trồng cây ( chuối, phi lao, ) che phủ lên trên.

Các thôn còn lại như Vĩnh Đồng xã Đồng Thanh chỉ còn tồn đọng 200 tấn, thôn Lai Hạ xã Hùng An còn tồn đọng 200 tấn, thôn Lê Xá xã Vũ Xá còn tồn đọng

300 tấn, thôn Mười một xã Đức Hợp còn tồn đọng 400 tấn, Sở dĩ các thôn trên tình trạng tồn đọng rác thải sinh hoạt ít hơn là do cơ sở hạ tầng tốt, đường xá thuận tiện cho thu gom, vận chuyển rác của Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp số 11 vào vận chuyển rác Kinh phí cấp cho việc vận chuyển của các thôn này cũng nhiều hơn.

2.2.2 Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Kim Động

Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện được Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp số 11 ( Công ty URENCO 11) thu gom, vận chuyển và xử lý tại khu chôn lấp hợp vệ sinh của Công ty bằng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Kim Động

2.3.1 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong QLCTRSH ở huyện Kim Động

Nhìn chung sự tham gia của người dân trong việc QLCTRSH ở địa phương mới chỉ dừng là ở cấp bậc: được tham gia nhưng không được thông tin đầy đủ, không được biết ý nghĩa công việc mà mình được phân công Ý kiến của người dân về cấp độ tham gia của mình trong việc QLCTRSH ở địa phương là:

Bảng 2.13 : Cấp độ tham gia của người dân trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Động

Cấp độ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 Cấp 6 Cấp 7 Cấp 8

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả

2.3.1.1.Thực trạng người dân tham gia công tác thu gom, vận chuyển.

Qua điều tra, ta thấy rằng khâu phân loại rác thải đa số sự tham gia của người dân mới dừng lại ở cấp độ 1 là cấp độ người dân không có vai trò gì trong khâu này. Một số hộ tham gia mô hình “Phân loại, xử lý rác tại gia đình” thì tham gia ở cấp độ

3 là cấp độ được tham gia nhưng không được thông tin đầy đủ, không được biết ý nghĩa công việc mà mình được phân công, thực hiện dựa vào ý thức là chính mà không có sự giám sát chặt chẽ Ở khâu thu gom thì gần như 100% hộ dân tham gia ở cấp độ 3 là cấp độ mà người dân đóng phí thu gom tuy nhiên việc thu chi không được công khai, người dân phải đóng theo khung chung quy định, mức phí nhiều nơi không có sự thỏa thuận giữa người dân mà bị áp đặt.

Mỗi thôn tự bầu ra một người chuyên thu gom rác từ hộ gia đình tới ô chôn lấp, điểm tập kết theo lịch có sẵn Thôn Lê Xá xã Vũ Xá thu gom 1 lần/tuần vào thứ

6, thôn Nghĩa Giang xã Toàn Thắng thu gom 1 lần/tuần vào thứ 3, thôn Lương Hội thị trấn Lương Bằng thu gom 2 lần/tuần vào thứ 2 và thứ 5 Người dân chỉ được mang rác ra trước của nhà vào hôm có lịch thu gom đối với các hộ dọc theo tuyến đường của thôn, xã, thuận tiện cho xe đẩy tay đi thu gom Riêng đối với các hộ ở trong ngõ sâu, không thuận tiện cho xe đẩy tay đi vào thì phải mang ra điểm tập trung rác quy định sẵn vào hôm có lịch thu gom Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình trên địa bàn huyện Kim Động được thể hiện ở bảng 2.13.

Bảng 2.14: Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình trên địa bàn huyện Kim Động

Cách xử lý Số phiếu Tỷ lệ (%)

Tập kết thu gom tại nơi quy định 10 16,7

Có người thu gom định kỳ tại hộ gia đình 41 68,3 Đổ ra khu vực xung quanh (đất trống, ao, hồ ) 5 8,3 Đốt 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả

Qua điều tra, khảo sát, các hộ mang rác thải sinh hoạt của gia đình vào hôm có lịch thu gom để cho người thu gom mang đi chiếm tỷ lệ là 68,3% Số hộ đổ ra khu vực xung quanh (đất trống, ao, hồ ) chỉ chiếm 8,3 % số hộ được điều tra. Không có hộ nào tự đốt rác thải sinh hoạt. Ở một số nơi nhờ có sự tuyên truyên, vận động của hội phụ nữ, hội người cao tuổi,… người dân đều có thái độ tích cực, tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia quét dọn đường làng, ngõ xóm vào ngày thứ 7 cuối tháng ở một số thôn như: thôn Tiên Quán xã Phạm Ngũ Lão, thôn An Xá xã Toàn Thắng,…

Tuy nhiên vẫn còn tình trạng người thu gom rác tự ý bỏ việc, hoặc không thu gom rác theo đúng lịch vì lý do cá nhân như nhà có giỗ, bận đi họp, đi đám cưới, bị ốm, nhà có người bị ốm,…thậm chí có trường hợp do thấy tiền thu phí không xứng với công bỏ ra nên thích thì làm mà không thích thì nghỉ.

2.3.1.2 Thực trạng tham gia xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Kim Động Ở khâu xử lý thì 100% người dân tham gia ở cấp độ 1, cấp độ mà người dân không tham gia đóng góp hay biết thông tin gì về xử lý chất thải rắn sinh hoạt Thực tế hiện nay ở huyện Kim Động, khi xây dựng ô chôn lấp/điểm tập kết thì từ khâu xác định địa điểm, xây dựng đường tới ô chôn lấp/điểm tập kết người dân không được nêu ý kiến của mình Ví dụ: thôn Cao Xá xã Vũ Xá khi xây dựng ô chôn lấp, chính quyền xã quyết định địa điểm xây dựng, tỉnh cấp toàn bộ kinh phí, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện giám sát và cùng Ủy ban xã nghiệm thu ô chôn lấp Như vậy, người dân chỉ biết rằng xã mình có ô chôn lấp rác thải sinh hoạt chứ hoàn toàn không được tham gia vào bất kỳ quá trình xây dựng ô chôn lấp Đa số, người dân ở huyện Kim Động chỉ đóng góp phí thu gom, khâu xử lý tiếp theo hoàn toàn do nhà nước chịu trách nhiệm, người dân không đóng góp công sức hay tiền bạc

* Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng

Sự tham gia của người dân vào các công trình cơ sở hạ tầng như đường vào ô chôn lấp, điểm tập kết; hay xây dựng ô chôn lấp, điểm tập kết là rất ít Đối với những công trình này, người dân chỉ đóng vai trò là người hưởng thụ, theo như điều tra, khảo sát việc người dân được tham gia góp ý kiến vào các khâu như xác định địa điểm ô chôn lấp, điểm tập kết chỉ có 14/60 hộ (chiếm 23,3%) Sự tham gia đóng góp ý kiến vào việc chọn địa điểm xây dựng ô chôn lấp, bãi tập kết CTRSH trên địa bàn huyện được thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.15: Sự tham gia đóng góp ý kiến vào việc chọn địa điểm xây dựng ô chôn lấp, bãi tập kết chất thải rắn sinh hoạt Mức tham gia ĐVHC Được tham gia Không được tham gia

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả Ở khâu lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá khi xây dựng ô chôn lấp, điểm tập kết thì người dân hầu như không được tham gia vào, vì các công trình này thường do Nhà nước đầu tư và các nhà thầu thực hiện toàn bộ từ khâu thiết kế, thi công đến khi bàn giao sử dụng Sau khi bàn giao sử dụng cho xã thì cán bộ địa chính xã sẽ là người trực tiếp quản lý, theo dõi tình hình

*) Tham gia quản lý ô chôn lấp, bãi tập kết

Thời gian qua, khi ô chôn lấp hay bãi tập kết trên địa bàn huyện Kim Động được đưa vào sử dụng đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh Việc ô chôn lấp, bãi tập kết không hợp vệ sinh đã khiến cho nước rỉ rác rò rỉ ra xung quanh gây ô nhiễm môi trường nước, theo phản ảnh của một số hộ dân có ruộng cạnh ô chôn lấp, bãi tập kết mỗi khi đi làm đồng về họ thấy chân tay ngứa ngáy, khó chịu. Việc không phun chế phẩm sinh học thường xuyên phổ biến gần như ở tất cả ô chôn lấp, bãi tập kết trên địa bàn huyện Kim Động đã khiến cho ruồi, bọ, mùi hôi thối phát sinh, gây bức xúc cho hộ dân xung quanh Ý kiến của người dân về phương thức đóng góp giúp hạn chế tình trạng ruồi, bọ, mùi hôi thối phát sinh ở ô chôn lấp thể hiện ở bảng 2.15.

Bảng 2.16 : Sự tham gia đóng góp để hạn chế tình trạng ruồi, bọ, mùi hôi thôi phát sinh ở ô chôn lấp Ý kiến ĐVHC

Ngày công Tiền Không đóng góp

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả

Mong muốn của người là nhà nước hỗ trợ chế phẩm sinh học phun để hạn chế việc phát sinh ruồi, bọ cũng như mùi hôi thối Theo điều tra, có 11/60 hộ đồng ý góp phần tham gia quản lý ô chôn lấp, bãi tập kết bằng việc góp ngày công phun chế phẩm sinh học, 31/60 hộ đồng ý đóng tiền, 18/60 hộ không đóng góp gì

Sở dĩ có sự khác nhau về hình thức đóng góp như vậy là do :

+ Sự khác nhau về điều kiện kinh tế giữa các hộ: Không phải hộ nào trong số 60 hộ được điều tra cũng có điều kiện kinh tế để đóng tiền thuê người phun chế phẩm sinh học tại điểm tập kết/ô chôn lấp.

+ Sự khác nhau về thời gian: Có trường hợp hộ được hỏi cho ý kiến rằng họ không có điều kiện kinh tế để đóng góp tuy nhiên họ có thời gian, sức lực, sẵn sàng góp ngày công để phun chế phẩm sinh học nhằm hạn chế việc phát sinh ruồi, bọ, mùi hôi thối.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM

Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong QLCTRSH

3.1.1 Dự báo lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đến năm 2025

Theo UBND tỉnh Hưng Yên (2015) dự báo lượng CTRSH trên địa bàn huyện đến năm 2025 dựa trên cơ sở sau:

- Dân số của huyện năm 2025 (bao gồm dân số đô thị và dân số nông thôn).

- Báo cáo tổng hợp quy hoạch chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025.

- Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt theo QCVN 07:2010/BXD đối với từng khu vực dân cư như sau:

+ 1,3 kg/người-ngày đêm đối với khu đô thị + 1,0 kg/người-ngày đêm đối với khu thị trấn + 0,8 kg/người-ngày đêm đối với khu nông thôn

- Dự báo về dân số

Dự báo mức tăng dân số tự nhiên hàng năm của huyện dưới 1% (duy trì mức tăng dân số khoảng 0,65% - 0,8%) Năm 2015 dân số của huyện khoảng 113.858 người, đến năm 2020 là 119.785 người, năm 2025 là 124.191 người.

- Dự báo về lượng CTRSH

Dự báo lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện tính đến năm 2025 được tính theo công thức: M = P x m x d/1.000

Trong đó: M: Lượng CTRSH phát sinh (tấn/ngày)

P: Dân số năm phát sinh (nghìn người) m: Lượng chất thải rắn/người/ngày theo tiêu chuẩn khu vực d: Tỷ lệ % thu gom được

Trên cơ sở chỉ tiêu dự báo phát sinh, tỷ lệ thu gom CTRSH qua các giai đoạn, định hướng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, dự báo đến năm

2025, tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện là 65,88 tấn/ngày.

Bảng 3.1 Dự báo lượng phát sinh và thu gom CTR đô thị tại huyện Kim Động

Huyện Kim Động CTRSH phát sinh

CTRSH thu gom (tấn/ngày)

Nguồn: UBND tỉnh Hưng Yên, 2015

Như vậy, lượng CTRSH phát sinh năm 2017 tăng 1,155 lần so với năm 2012 và đến năm 2025 tăng 1,267 lần lượng CTRSH hiện nay Nếu giữ nguyên tỷ lệ thu gom chỉ dừng lại ở mức đạt 70% ở thị trấn, 47% ở các xã thì không thể giải quyết được thực trạng CTRSH ngày càng tăng lên nhanh chóng theo thời gian LượngCTRSH của những năm trước chưa được thu gom, xử lý hết thì đã phát sinh ra rất nhiều CTRSH của những năm sau khiến tình trạng tồn đọng CTRSH ở địa phương ngày càng trở nên nghiêm trọng Chính vì vậy, chính quyền và người dân ở huyệnKim Động nói riêng cũng như tỉnh Hưng Yên nói chung phải chung tay, góp sức trong việc giải quyết vấn đề QLCTRSH theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

3.1.2 Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phương

Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND đã nêu rõ: “ Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn, nhân rộng mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại 65% hộ gia đình ở các thôn trên địa bàn tỉnh.”

3.1.3.Các quy định pháp luật, chính sách của tỉnh Hưng Yên về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH Điều 21 quyết định 12/2010/QĐ- UBND yêu cầu hộ gia đình phải có trách nhiệm trong việc : “Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định, nộp đủ và đúng hạn các loại phí theo đúng quy định của pháp luật Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư”.

Quyết định số 17/2015/QĐ- UBND quy định mức phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh từ 3.000- 10.000 đồng/người/tháng tùy từng đối tượng, riêng đối với khẩu thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa thì mức thu bằng 50% mức thu của từng khu vực tương ứng

Chỉ thị số 04/2009/CT-UBND đã có giải pháp huy động nguồn lực của người dân thông qua việc : “UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành liên quan đẩy mạnh đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh quy mô cấp xã, thôn, thành lập các tổ đội vệ sinh môi trường tự quản tiến tới thành lập các hợp tác xã dịch vụ môi trường ở nông thôn và có biện pháp xử lý các thôn, xã, thị trấn đổ rác thải dọc các quốc lộ, tỉnh lộ, các khu vực công cộng gây ô nhiễm môi trường Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ môi trường; xây dựng và phát triển lực lượng tình nguyện viên bảo vệ môi trường” Đồng thời tỉnh cũng biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về BVMT.

Nhìn chung, nhà nước ta nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng đã bước đầu luật hóa sự tham gia của người dân trong công tác QLCTRSH Cụ thể: Hiến pháp 2013, luật BVMT 2014, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,… đã quy rõ trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, bước đầu công nhận vai trò của người dân trong quản lý CTRSH Nhà nước đã có chính sách khuyến khích người dân góp công sức, tiền bạc trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH,…cụ thể trong Nghị định 04/2009/NĐ-CP, Quyết định 249/QĐ-TTg, Chỉ thị 29-CT/TW,… UBND tỉnh Hưng Yên ra quyết định 12/2010/QĐ- UBND và 17/2015/QĐ- UBND quy rõ trách nhiệm của người dân trên địa bàn tỉnh trong việc thu gom, chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định, nộp phí đối với từng trường hợp rõ ràng, Chỉ thị 04/2009/CT-UBND đã phát huy vai trò của người dân trong quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.

3.2 Định hướng tăng cường tham gia của người dân trong trong QLCTRSH

Trong thời gian tới, định hướng tăng cường tham gia của người dân trong QLCTRSH trên địa bản tỉnh cần chú trọng những quan điểm sau:

- Một là, nâng cao nhận thức của người dân, giúp người dân nhận thức rõ việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt là việc chung của cả chính quyền và cộng đồng

- Hai là, nâng cao vị thế, tiếng nói của người dân trong việc QLCTRSH ở địa phương.

- Ba là, xây dựng chính sách, biện pháp cụ thể khuyến khích người dân tham gia vào việc QLCTRSH.

3.3 Các giải pháp tăng cường tham gia của người dân trong trong QLCTRSH

3.3.1 Nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân thông qua

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về QLCTRSH qua hệ thống phát thanh của xã, cán bộ cơ sở, những người có uy tín trong thôn,xã Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phải được thực hiện đều đặn, liên tục trong khoảng thời gian dài.

Giáo dục cho học sinh ngay tại trường học các cấp của xã qua các buổi học ngoại khóa, các cuộc thi viết, thi thuyết trình tìm hiểu về QLCTRSH, tác hại của vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe, tổ chức cho học sinh buổi lao động công ích Từ đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của các em để có thể hình thành nên ý thức bảo vệ môi trường chung của thôn, xã và biến chính học sinh trở thành những người tuyên truyền bảo vệ môi trường tích cực, hữu hiệu nhất Ngoài ra, cần phải phát động phong trào nhân dân trong từng thôn thực hiện công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cống rãnh thoát nước, mỗi tháng ít nhất 1 lần.

Thành lập tổ tự quản để kiếm tra,giám sát, đôn đốc việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt Người thích hợp cho tổ tự quản là trưởng thôn, cán bộ hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội nông dân, công an xã,…

Thảo luận, xây dựng nội dung cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường Xây dựng chế tài xử phạt rõ ràng, công khai đối với các trường hợp cố tình vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới môi trường.

3.3.2 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở

Cán bộ làm công tác môi trường tại các địa phương đều được các cộng đồng người dân đánh giá cao về sự nhiệt tình, tận tụy trong công việc Tuy nhiên, trình độ chuyên môn, khả năng tuyên truyền của họ vẫn còn hạn chế Ở tất cả các điểm nghiên cứu cán bộ xã làm công tác môi trường thường là cán bộ địa chính và cán bộ hội phụ nữ tăng cường Cán bộ thường là người địa phương nên am hiểu tình hình nhưng phần lớn không qua đào tạo nên trình độ chuyên môn hạn chế Một số cán bộ trẻ có chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm nên khả năng tuyên truyền, vận động bị hạn chế Do vậy, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác môi trường cần được tiến hành theo chiến lược dài hạn, bám sát với tình hình thực tế địa phương

3.3.3 Chính sách hỗ trợ cho tổ thu gom rác

Thu gom rác thải được xếp vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tuy nhiên người thu gom rác thải ngoài phí do người dân đóng góp thì không được hưởng bất kỳ chế độ nào thêm Thậm chí một số nơi khoản phí ấy còn dùng để mua đồ bảo hộ ( găng tay, khẩu trang, mũ) hoặc mua dụng cụ thu gom (chổi, xẻng) Ở một số thôn phạm vi rộng, điều kiện giao thông khó khăn khiến cho công việc thu gom mất rất nhiều công sức và gặp nhiều trở ngại

Ngày đăng: 13/09/2023, 11:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Biểu hiện cấp độ tham gia của người dân trong QLCTRSH............12 Bảng 2.1 - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Bảng 1.1 Biểu hiện cấp độ tham gia của người dân trong QLCTRSH............12 Bảng 2.1 (Trang 8)
Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (Trang 27)
Hình 1.2. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Hình 1.2. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt (Trang 30)
Bảng 1.1: Biểu hiện cấp độ tham gia của người dân trong QLCTRSH Biểu hiện - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Bảng 1.1 Biểu hiện cấp độ tham gia của người dân trong QLCTRSH Biểu hiện (Trang 34)
Hình 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Hình 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng (Trang 42)
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống quản lý CTRSH ở Việt Nam - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống quản lý CTRSH ở Việt Nam (Trang 48)
Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt tại Nhật Bản. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Hình th ức xử lý rác thải sinh hoạt tại Nhật Bản (Trang 50)
Hình 1.6. Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt ở Philippins - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Hình 1.6. Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt ở Philippins (Trang 53)
Hình 1.7. Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt được quản lý bởi người dân trên địa bàn thị xã Cửa Lò, Nghệ An - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Hình 1.7. Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt được quản lý bởi người dân trên địa bàn thị xã Cửa Lò, Nghệ An (Trang 55)
Hình 2.1. Cơ cấu đất đai huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2015 - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Hình 2.1. Cơ cấu đất đai huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2015 (Trang 60)
Hình 2.2. Cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn trên địa bàn huyện Kim Động năm 2015 - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Hình 2.2. Cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn trên địa bàn huyện Kim Động năm 2015 (Trang 61)
Bảng 2.2.Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Bảng 2.2. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn (Trang 62)
Bảng 2.1. Tỷ suất sinh thô, tỷ suất tử thô và tỷ suất tăng tự nhiên của dân số huyện Kim Động. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Bảng 2.1. Tỷ suất sinh thô, tỷ suất tử thô và tỷ suất tăng tự nhiên của dân số huyện Kim Động (Trang 62)
Bảng 2.4: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Động - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Bảng 2.4 Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Động (Trang 64)
Bảng 2.5: Tổng hợp rác sinh hoạt tồn đọng của huyện Kim Động - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kim động tỉnh hưng yên
Bảng 2.5 Tổng hợp rác sinh hoạt tồn đọng của huyện Kim Động (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w