CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÂP XÃ
Bộ máy quản lý cấp xã
1.1.1 Cơ cấu bộ máy cấp xã
Xã là một trong 4 đơn vị hành chính ở nước ta Xã là nơi hàng ngàn, hàng vạn con người sinh sống, là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất, kinh tế -văn hóa-xã hội của người dân, là nền tảng, tiền đề phát triển của đất nước Đơn vị quản lý hành chính của nước ta bao gồm: Trung ương, tỉnh, huyện, xã và được quản lý theo một hệ thống dọc.
Cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nơi trực tiếp triển khai và đưa các nghị quyết của Đảng, Nhà nước vào trong đời sống Chính quyền cấp xã là cơ quan đại diện của nhà nước ở địa phương để thực hiện quyền lực nhà nước
Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp xã, gồm:
Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (HĐND&UBND) và 05 đoàn thể, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ), Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN), Hội nông dân (HND), Hội cựu chiến binh (HCCB), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (ĐTNCSHCM).
Về cơ cấu chức danh CB, CC trong bộ máy cấp xã:
Khối Đảng gồm các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư, Thường trực Đảng ủy
(nơi chưa có Phó Bí thư)
+ Hội đồng nhân dân cấp xã, gồm 2 chức danh: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND Trong đó một số xã Bí thư hoặc Phó Bí thưĐảngủy kiêm Chủ tịch HĐND.
+ UBND cấp xã, gồm có:
Bộ phận lãnhđạo UBND cấp xã, gồm: Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch và các Ủy viên UBND
Bộ phận công chức chuyên môn: có 7 chức danh công chức, gồm: Trưởng
Công an, Chỉ huy trưởng quân sự, Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn hóa - Xã hội Bình quân mỗi chức danh bố trí từ 01 đến 02 công chức thực hiện công việc theo lĩnh vực quy định quản lý nhà nướcởđịa phương.
Khối Đoàn thể: gồm 05 Trưởng đoàn thể (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội
Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản
- Về phân loại CB, CC cấp xã, gồm 03 loại: Cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách Trong đó: Cán bộ chuyên trách có 12 chức danh, công chức có 7 chức danh, cán bộ không chuyên trách có 25 chức danh.
1.1.2 Đặc điểm của Bộ máy quản lý cấp xã
Thứ nhất, Bộ máy quản lý cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền các cấp của Nhà nước ta (Trung ương, tỉnh, huyện, xã); là cấp quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng ở địa bàn cơ sở.
Thứ hai, Bộ máy quản lý cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối chính trị, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong cuộc sống, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cấp gần gũi dân nhất, là nơi trực tiếp đáp ứng và giải quyết các yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Thứ ba, Cấp xã là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tiến bộ của dân tộc Việt Nam Bộ máy quản lýcấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sống văn hóa mới, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Thứ tư, Bộ máy quản lý cấp xã gồm Đảng ủy, HĐND và UBND, mà không có cơ quan tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo,Quyết định các chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng trọng để cụ thể hoá đường lối tổ chức chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên ở địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp lớn về tổ chức và cán bộ, về bố trí, đề bạt và thi hành kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản lý HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước và đại diện cho ý chí, nguyện vọng quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở UBND là cơ quan chấp hành, cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn cơ sở.
Thứ năm, Bộ máy quản lý cấp xã là nơi phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư, là nơi trực tiếp vận động và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
Đội ngũ CB, CC cấp xã
1.2.1 Khái niệm cán bộ công chức cấp xã
Tại Điều 4 Luật CB, CC được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định về khái niệm CB, CC như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội;
Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước bao gồm 7 chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội.
1.2.2 Tiêu chuẩn đối với CB, CC cấp xã
Tiêu chuẩn đối với CB, CC cấp xã được quy định tại Quyết định 04/QĐ/2004-BNV của Bộ Nội vụ.
Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân.
Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức kỷ luật trong công tác.
Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã theo từng chức danh do Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
1.2.3 Chức trách, nhiệm vụ CB, CC cấp xã
Chức trách, nhiệm vụ đối với CB, CC cấp xã được quy định cụ thể trong Quyết định 04/QĐ/2004-BNV của Bộ Nội vụ
* Đối với các chức danh cán bộ chủ chốt
Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ:
Chức trách: trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã,phường, thị trấn.
+ Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ.
+ Chỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó”.
+ Giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn.
+ Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
Chức trách: Là cán bộ chuyên trách của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
+ Triệu tập, chủ toạ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân; chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
+ Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
+ Tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
+ Chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việcquyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị củaUỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI HIỆN NAY
Khái quát về huyện Lương Tài
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
“Theo tài liệu Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ thì cái tên Lương Tài đã có từ trước năm 1424.Thời kỳ thuộc Minh, vùng này thuộc huyện Thương Tài, thuộc châu Gia Lâm, phủ Bắc Giang Đến thời Hậu Lê, đổi tên thành Thiện Tài, rồi lại đổi là Lang Tài Tuy nhiên, đến tháng 8 năm 1950, huyện sáp nhập với huyện Gia Bình thành huyện Gia Lương thuộc tỉnh Hà Bắc” [21].
Từ 9 tháng 8 năm 1999, huyện được tái lập trên cơ sở chia huyện Gia Lương thành huyện Gia Bình và Lương Tài Huyện Lương Tài khi đó gồm có thị trấn Thứa (xã Phá Lãng cũ) và 13 xã: An Thịnh, Bình Định, Lai Hạ, Lâm Thao, Minh Tân,
Mỹ Hương, Phú Hòa, Phú Lương, Quảng Phú, Tân Lãng, Trung Chính, Trung Kênh, Trừng Xá, giữ nguyên trạng đến nay.
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lương Tài
* Vị trí địa lý: Lương Tài là một huyện đồng bằng ở phía Nam của tỉnh Bắc
- Phía Bắc huyện Lương Tài giáp với huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Nam huyện Lương Tài giáp với huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương;
- Phía Tây huyện Lương Tài giáp với huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Đông huyện Lương Tài giáp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Lương Tài có vị trí thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế xã hội.Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 32km về phía bắc, cách Hà Nội 45km về phía tây, đây là hai thị trường rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển thương mại, dịch vụ,… Huyện có hệ thống các đường tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ
Biểu đồ 3.1.Vị trí huy n Huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninhện Huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Phòng Kinh tế và hạ tang huyện Lương Tài, 2010
Biểu đồ 3.1.Vị trí huy n Huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninhện Huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Phòng Kinh tế và hạ tang huyện Lương Tài, 2010
Biểu đồ 3.1.Vị trí huy n Huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninhện Huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Phòng Kinh tế và hạ tang huyện Lương Tài, 2010
Biểu đồ 2.1.Vị trí huy n Huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninhện Huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Lương Tài, 2010
1A, quốc lộ 5, quốc lộ 38; cùng với các tuyến đường huyện và 10,5km đường thủy sông Thái Bình đã hình thành nên mạng lưới giao thông khá thuận tiện cho việc trao đổi và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế - xã hội Với vị trí địa lý như vậy,huyện Lương Tài có nhiều thuận lợi để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Địa hình: huyện Lương Tài nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình Mức độ chênh lệch địa hình tuy không lớn nhưng Lương Tài là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc Ninh Những vùng trũng ven sông Thái Bình đất thường xuyên bị úng ngập, giây hóa, khó thoát nước nên chỉ trồng được một vụ lúa, việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn ở các xã Lai Hạ, Minh Tân và Trung Kênh;
- Tình hình sử dụng đất đai: theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 thì huyện
Lương Tài có diện tích đất tự nhiên là 10.566,57ha, đứng thứ tư trong tổng số tám huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Bắc Ninh Đơn vị có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là xã Tân Lãng 437,0ha, chiếm 4,13%; đơn vị có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Phú Hòa 1.323,99ha, chiếm 12,53% Đất được đưa vào sử dụng của huyện năm
2015 là 10.509,26ha, chiếm 99,46% và đất chưa sử dụng là 57,31ha, chiếm 0,54%. Trong diện tích đất đang sử dụng năm 2015 thì đất nông nghiệp là 6.801,4ha, chiếm 64,72% và có xu hướng giảm qua các năm; đất phi nông nghiệp là 3.707,86ha, chiếm 35,28% và có xu hướng tăng qua các năm Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 5.449,1ha, chiếm 80,12%; đất nuôi trồng thủy sản là 1.352,3ha, chiếm 19,88% Trong tổng số diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa là 5.063,99ha, chiếm 96,22%; còn lại đất trồng cây hàng năm khác chỉ chiếm 3,78% Điều này thể hiện lúa vẫn là cây trồng chính ở huyện Lương Tài hiện nay và trong những năm tiếp theo.
* Hệ thống cơ quan hành chính của huyện Lương Tài:
Lương Tài có 14 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 01 thị trấn và 13 xã là: thị trấn Thứa, các xã An Thịnh, Bình Định, Lâm Thao, Lai Hạ, Minh Tân, Mỹ Hương, Phú Hòa, Phú Lương, Quảng Phú, Tân Lãng, Trừng Xá, Trung Chính và Trung Kênh).
Trực thuộc UBND huyện Lương Tài có 12 cơ quan chuyên môn và 58 đơn vị sự nghiệp (52 đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo và 06 đơn vị sự nghiệp khác).
* Dân số và lao động:
Lương Tài là một trong tám huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh, tổng số dân theo số liệu thống kê tính đến năm 2015 là 100.740 người tăng 3.927 người so với năm 2010 Lực lượng lao động năm 2015 là 61.974 người chiếm 61,5% dân số, đây là nền tảng để huyện phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bảng 2.1 Dân số và cơ cấu lao động của huyện Lương Tài giai đoạn 2010-2015
Tốc độ tăng bình quân
I Dân số trung bình (người) 95.962 96.813 100.740 0,18 0,8
II Lao động làm việc trong các ngành nghề (người)
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 38.620 36.160 32.115 -1,31 -2,34
- Công nghiệp và xây dựng 7.963 8.125 11.165 0,4 6,56
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 71,5 66,5 56,8
- Công nghiệp và xây dựng 14,7 14,9 19,7
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài, 2015)
Cơ cấu lao động của huyện có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp và thủy sản, lao động trong khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực thương mại dịch vụ tăng lên Năm 2010, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 66,5% đến năm 2015 giảm xuống còn 56,8%, lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng là 14,9% tăng lên 19,7%, khu vực dịch vụ là 18,6% tăng lên 23,5% Trình độ lao động ngày càng được nâng cao tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng tiếp thu được các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
* Hệ thống kết cấu hạ tầng:
- Hệ thống giao thông: Lương Tài có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi Mạng lưới giao thông đường bộ toàn huyện có 699,28 km Trong đó: đường tỉnh lộ gồm 04 tuyến với chiều dài 51,2 km; đường huyện lộ gồm 13 tuyến với chiều dài 51,3 km, đường liên xã chiều dài 170,6 km, đường xã, thôn chiều dài 283,4 km Trong những năm qua hệ thống đường giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, hiện nay tổng chiều dài đường bê tông nông thôn toàn huyện là 277,7 km;
Bên cạnh đường bộ huyện Lương Tài còn có 10,5 km đường thủy sông Thái Bình chạy qua, đây cũng là một phần trong hệ thống giao thông vận tải của huyện.
- Hệ thống thủy lợi:Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện có 94 trạm bơm tưới tiêu do nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng với 124 máy bơm các loại đảm bảo tưới, tiêu cho khoảng 5.750ha Hệ thống kênh mương tưới tiêu khá hoàn chỉnh: kênh tưới có tổng chiều dài 161,84 km; kênh tiêu có tổng chiều dài 111,72 km. Song do địa hình của huyện đã ảnh hưởng đến việc tưới tiêu ở một số xã thuộc phía Đông của huyện, nên hàng năm tình trạng ngập úng cục bộ vẫn xảy ra ở các địa phương trên, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
- Giáo dục và đào tạo: hiện nay huyện có 17 trường Mầm non, 19 trường
Tiểu học, 15 trường Trung học cơ sở, 04 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện và 14 Trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn Đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Trường học đều được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, có 10/17 trường Mầm non, 19/19 trường Tiểu học và 06/15 trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
Số lượng CB, CC cấp xã huyện Lương Tài
Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CB, CC xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:
- Đối với xã loại 1: Không quá 25 người
- Đối với xã loại 2: Không quá 23 người
- Đối với xã loại 3: Không quá 21 người
Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính Phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Huyện Lương Tài gồm có 14 xã, thị trấn, trong đó có 8 xã là xã loại 2 gồm các xã: Tân Lãng, Phú Hòa, Thị trấn Thứa, Trung Kênh, Trung Chính, An Thịnh, Quảng Phú và 6 xã loại 3 gồm: Minh Tân, Lai Hạ, Trừng Xá, Phú Lương, Mỹ Hương, Lâm Thao.
Bảng 2.3: Số lượng CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài phân theo từng xã tính đến 31/12/2015 Đơn vị tính: người
STT Xã, thị trấn Số lượng CB, CC cấp xã theo quy định
Số lượng CB, CCxã hiện có
Nguồn: Báo cáo thường niên Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2015
Tổng số CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện tính đến 31 tháng 12 năm 2015 là
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện còn thiếu so với quy định Nguyên nhân là do một số CB, CC đã nghỉ hưu, mặt khác do tổ chức thi tuyển muộn và số lượng tuyển chọn được không đủ so với chỉ tiêu đề ra
Việc thiếu hụt số lượng CB, CC cấp xã dẫn đến quá tải trong thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; một người phải kiêm nhiệm nhiều công việc, chất lượng và hiệu quả thực thi công vụ bị giảm.
* Số Lượng CB, CC phân theo chức trách, nhiệm vụ
Bảng 2.4: Số lượng CB, CC phân theo chức trách, nhiệm vụ Đơn vị tính: người
TT Chức danh đảm nhiệm 2011 2012 2013 2014 2015
2 Phó Bí thư Đảng ủy 14 14 14 14 14
7 Chủ tịch Hội Nông dân 14 14 14 14 14
11 Bí thư Đoàn Thanh niên 14 14 14 14 14
Nguồn: Thống kê CB, CC cấp xã, Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2015
Từ năm 2011 đến 2015 dân số trung bình trong huyện tăng từ 96.813 người lên 100.740 người, tăng 0,8% Cùng với xu thế hội nhập của đất nước, kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện Lương Tài đã có những bước phát triển rõ rệt, kinh tế tăng trưởng, đời sống của nhân dân được nâng cao, cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng được xây dựng khang trang Vì vậy, nhu cầu quản lý, thực thi công vụ ở địa phương cũng tăng lên, việc tăng số lượng CB, CC ở một số chức danh là hoàn toàn hợp lý: Cán bộ văn phòng - thống kê tăng 03 người từ 15 người lên 18 người, tức tăng 20%; cán bộ địa chính, nông nghiệp - xây dựng năm 2011 là 16 người đến năm
2015 là 20 người, tăng 25%; cán bộ văn hóa - xã hội tăng 3 người từ 17 người lên
20 người chiếm 17,6%; kinh tế phát triển, dân số trong huyện cũng tăng đáng kể hàng năm, khối công việc liên quan đến tư pháp - hộ tịch cũng tăng theo, để đáp ứng được nhu cầu công việc của người dân nên số lượng công chức tư pháp - hộ tịch đã được tăng lên nhiều nhất, tăng thêm 08 người từ 16 lên 24 người , tăng 50%.
Số lượng cán bộ chuyên trách như Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng các đoàn thể và chức danh công chức Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự xã theo quy định ở mỗi vị trí chỉ có một người nên không có sự thay đổi từ năm 2011 đến năm 2015 vẫn là 14 người Riêng chức danh Chủ tịch HĐND xã có thể do Bí thư Đảng ủy hoặc Phó Bí thư Đảng ủy xã kiêm nhiệm Đối với chức danh Phó Chủ tịch UBND tùy vào đặc điểm tình hình của mỗi xã có thể quy định số lượng là 1 hoặc 2 người, đến hết năm 2015 có tổng 20 Phó Chủ tịch UBND trên 14 xã, thị trấn Nhưng bắt đầu nhiệm kỳ 2016-2021, số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của chính phủ” quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND Theo đó, số lượng Phó Chủ tịch UBND xã trên địa bàn huyện được bầu là 01 người ở một xã Tính đến 31 tháng 6 năm 2016, trên địa bàn 14 xã, thị trấn đã kiện toàn xong nhân sự Phó Chủ tịch UBND xã theo đúng quy định, tổng số lượng Phó Chủ tịch UBND là 14 người Quy định này nhằm sắp xếp nhân sự theo vị trí việc làm,giảm cồng kềnh trong bộ máy chính quyền cấp xã, giảm chi phí ngân sách nhà nước phải chi trả.
Tác giả phân chia CB, CC ra làm 3 nhóm chính gồm cán bộ chủ chốt là BíThư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch
UBND; cán bộ khối đoàn thể gồm UB mặt trận tổ quốc và các đoàn thể; công chức cấp xã là các chức danh công chức thuộc UBND xã.
* Số lượng CB, CC cấp xã huyện Lương Tài theo giới tính
Bảng 2.5 Số lượng CB, CC phân theo giới tính tính đến 31/12/2015
Số lượng (người) % Số lượng
Cán bộ khối đoàn thể 70 53 75,7 17 24,3
Nguồn: Thống kê CB, CC cấp xã, Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2015
Theo bảng số liệu trong tổng 90 cán bộ chủ chốt có đến 89 người là nam, trong khi cán bộ chủ chốt là nữ chỉ có 1 người ở vị trí Phó Chủ tịch HĐND xã Trừng Xá.Còn với cán bộ khối đoàn thể, do đặc thù công việc nên có 14/14 xã ở vị trí chủ tịch Hội Phụ nữ là nữ giới và 3 chức danh Bí thư Đoàn thanh niên là nữ. Công chức nam cũng chiếm tỷ lệ rất cao, có 101 người trên tổng 124 người chiếm 81,45%, số lượng công chức nữ rất thấp có 23 người trên tổng 124 người chỉ chiếm 18,55% bằng gần 1/5 số lượng so với công chức nam Như vậy cơ cấu theo giới tính
CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện là rất bất hợp lý, có tỷ lệ chênh lệnh quá lớn. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ quan điểm của Đảng về công tác quy hoạch cán bộ nữ; thực hiện chưa đồng bộ và quyết liệt; thiếu quan tâm quy hoạch, bồi dưỡng, giúp đỡ để phụ nữ phấn đấu vươn lên; thiếu tin tưởng khi giao việc cho phụ nữ Việc quy hoạch cán bộ nữ ở một số đơn vị còn hình thức, thiếu tính khả thi; chưa gắn với các tiêu chuẩn cụ thể, lĩnh vực công tác, ngành nghề, độ tuổi; chưa quan tâm đào tạo, bồi dưỡng,giao việc để tạo cơ hội cho phụ nữ phấn đấu, trưởng thành Đặc biệt, vẫn còn tình trạng “quy hoạch treo” nên chưa tạo động lực khích lệ phụ nữ hăng hái phấn đấu.Ngoài ra, những định kiến hẹp hòi vẫn còn tồn tại trong xã hội và gia đình; các yếu tố truyền thống, quan niệm như: Nam giới thì độc lập, mạnh mẽ, có năng lực và ra quyết định tốt hơn; trong khi gắn nữ với việc sinh đẻ, chăm sóc con cái, gia đình, ít có thời gian cho công việc và khả năng quản lý sẽ kém hơn nam giới; hay những định kiến về giới không chỉ từ xã hội, gia đình mà xuất phát từ chính bản thân của phụ nữ như:Vẫn còn tư tưởng an phận, chưa vượt qua được cản trở về gia đình, thiếu ý chí vươn lên trong học tập, công tác và ngại làm công tác lãnh đạo, quản lý vì sợ ảnh hưởng đến việc chăm sóc gia đình , dẫn đến phụ nữ ít tham gia công tác trong các tổ chức chính quyền và ít nằm trong quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý.
* Số lượng CB,CC cấp xã huyện Lương Tài phân theo độ tuổi Ở Mỗi độ tuổi khác nhau cũng có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với hoạt động của một tổ chức: đội ngũ cán bộ trẻ thì có lợi thế về kiến thức, ngoại ngữ, sự nhiệt tình, ngoại hình nhưng thiếu kinh nghiệm; ngược lại cán bộ có thâm niên thì có kinh nghiệm trong công tác nhưng trình độ ngoại ngữ, ngoại hình và việc nhanh nhạy trong việc tiếp thu kiến thức mới thì lại hạn chế Chính vì vậy, cơ cấu lao động theo độ tuổi, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên hiệu quả tốt cho hoạt động của tổ chức.
Bảng 2.6 Số lượng CB, CC cấp xã theo độ tuổi tính đến 31/12/2015
Số lượng (người) Độ tuổi
Cán bộ khối đoàn thể 70 8 11,4 25 35,7 37 52,9
Nguồn: Thống kê CB, CC cấp xã, Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2015
Qua bảng số liệu cho thấy, CB, CC cấp xãđộ tuổi dưới 30 có 31 người, chiếm 10,92%; từ 31 - 50 tuổi có 152 người, chiếm 53,52%; từ 51 - 60 tuổi trở lên có 101 người, chiếm 35,56%
Có sự khác biệt về độ tuổi giữa chức danh cán bộ và công chức Tuổi của công chức trẻ hơn cán bộ chuyên trách phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay, phù hợp với chức danh quy định Chức danh cán bộ khối đoàn thể ở độ tuổi dưới 30 chỉ có 8 người chiếm 5% chủ yếu là ở vị trí Bí thư Đoàn xã vì cán bộ đoàn có độ tuổi quy định thấp,số lượng cán bộ đoàn thể ở độ tuổi trên 50 ở một số chức danh có số lượng nhiều như Chủ tịch hội cựu chiến binh có 14 người vì các thành viên của đoàn thể này là các cựu chiến binh có tuổi đời cao nên người lãnh đạo cũng cần phải là người nhiều tuổi để có thể dễ dàng làm việc, triển khai các công việc của hội khi tiếp xúc với hội viên Ở chức danh cán bộ chủ chốt như Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND không có ai ở độ tuổi dưới 30 Cán bộ chủ chốt ở độ tuổi từ 31 đến 50 có số lượng cao nhất 52 người chiếm 57,8 %, từ 51 đến 60 tuổi có 38 người chiếm 42,2% Đối với công chức xã, ở độ tuổi dưới 30 có 23 người chiếm 18,55% cao nhất có các chức danh Công chức Tài chính - Kế hoạch 8 người, Tư pháp - Hộ tịch 6 người Công chức ở độ tuổi từ 31 đến 50 có 72 người chiếm tỷ lệ cao nhất 58,06 % , trong đó chức danh Trưởng công an có 12 người, Chỉ huy trưởng Quân sự có 11 người, chức danh công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng - môi trường có 10 người, ở những vị trí này cần người vừa có kinh nghiệm lại vừa có sức khỏe vì phải đi thực tế nhiều để thực hiện các nhiệm vụ công vụ vì vậy ở độ tuổi từ 31 đến 50 đáp ứng được cả hai yêu cầu về kinh nghiệm cũng như sức khỏe Ở độ tuổi trên 50 người có có 29 người chiếm 23,39%, ở độ tuổi này số lượng công chức chiếm cao có vị trí Văn phòng - thống kê 6 người, tư pháp hộ tịch 8 người.
Nhìn chung cơ cấu về độ tuổi của CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ chủ chốt tuổi đời bình quân còn cao, không đảm bảo về trình độ, cán bộ trẻ có năng lực chưa được trọng dụng nhiềuvì vậy cần cần tăng cường, ưu tiên phát triển, quy hoạch đội ngũ CB, CC trẻ tuổi để có thể phát huy được năng lực, sở trường, nhiệt huyết của tuổi trẻ đóng góp xây dựng quê hương.
Thực trạng năng lực đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài
2.3.1.1 Về trình độ văn hóa
Trong những năm qua Huyện ủy và các cấp ủy, chính quyền đã luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã có trình độ, đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảng 2.7 Trình độ văn hóa đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài tính đến 31/12/2016
STT Chức danh Số lượng
Trình độ văn hóa Trung học cơ sở
2 Cán bộ khối đoàn thể 70 29 41,4 41 58,6
Nguồn:Báo cáo số lượng, chất lượng CB, CC cấp xã, Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2015
Trình độ văn hóa là những kiến thức phổ thông giúp ta hiểu rõ được những vấn đề tự nhiên, kinh tế, xã hội trong cuộc sống Nó là nền tảng cho việc nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Ở các chức danh cán bộ chủ chốt như Bí thư - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch
- Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch - Phó Chủ tịch UBND thì 100% có trình độ văn hóa tốt nghiệp Trung học phổ thông đáp ứng được yêu cầu về trình độ văn hóa đối với các chức danh này.
Các chức danh cán bộ đoàn thể ( CT UB MTTQ, CT HND, CT HCCB, CTHLHPN, Bí thư Đoàn xã) yêu cầu về trình độ văn hóa là tốt nghiệp trung học cơ sở đối với khu vực đồng bằng và tốt nghiệp tiểu học đối với khu vực miền núi Trên địa bàn huyện Lương Tài, các chức danh cán bộ đoàn thể có 100% số cán bộ đoàn thể đã tốt nghiệp trung học cơ sở và một số cán bộ đoàn thể đã có trình độ văn hóa Trung học phổ thông. Đối với công chức cấp xã trên địa bàn huyện đa số đã đáp ứng được yêu cầu về trình độ văn hóa là tốt nghiệp Trung học phổ thông, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số công chức mới có trình độ văn hóa trung học cơ sở, trong đó ở vị trí công chức Văn hóa - xã hội và công chức Địa chính - NN - XD - MT đều có 3 trên 20 người chiếm 15%; vị trí Văn phòng - thống kê có 1 trên 18 người chiếm 5,55%; vị trí Tư pháp - hộ tịch có 1 trên 24 người chiếm 4,17% Các công chức không đáp ứng được yêu cầu về trình độ văn hóa đều là những công chức tuổi đã cao ( đều trên
50 tuổi) nên việc đi học để nâng cao trình độ văn hóa gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung hầu hết CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài đã đáp ứng được yêu cầu về trình độ văn hóa theo quy định Tuy nhiên do yêu cầu quy định về trình độ văn hóa đối với cán bộ đoàn thể còn thấp (chỉ cần tốt nghiệp trung học cơ sở) nên số lượng cán bộ đoàn thể chưa có trình độ văn hóa trung học phổ thông còn nhiều Trong tình hình phát triển của đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục đã tiến đến phổ cập giáo dục ở cấp Trung học phổ thông, vì vậy cán bộ đoàn thể cần nâng cao trình độ văn hóa để có thể đáp ứng được yêu cầu thực tế.
2.3.1.2 Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã, nhưng đến nay vẫn còn nhiều chức danh chưa đạt chuẩn về chuyên môn Nhìn chung đội ngũ CB, CC cấp xã ở huyện Lương Tài hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thời kỳ đổi mới.
Bảng 2.8 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài tính đến 31/12/2015
Trình độ chuyên môn Chưa qua ĐT
2 Cán bộ khối đoàn thể 70 55 78,6 7 10 8 11,4 0 - 0 -
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2015
Trong tổng số 284 CB, CC cấp xã về chuyên môn nghiệp vụ có 194 cán bộ đã qua đào tạo, chiếm 68,31% Số người có trình độ trung cấp là 123 người, chiếm43,31%; cao đẳng là 38 người, chiếm 13,38%; đại học là 29 người, chiếm 10,21%; thạc sỹ là 4 người chiếm 1,41% Như vậy, CB, CC cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ là 90 người, chiếm 31,69% Ở chức danh cán bộ chủ chốt 100% đã qua đào tạo nhưng chủ yếu ở trình độ trung cấp trong tổng 90 người thì có 60 người chiếm 66,7%, Đại học có 12 người chiếm 13,3%và 18 người chiếm 20 % trình độ cao đẳng.Nguyên nhân là do các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã đều là chức danh qua bầu cử nên việc quy hoạch cán bộ kế cận chức danh chủ chốt cho đi đào tạo dài hạn, chính quy gặp nhiều khó khăn; cán bộ dự nguồn được cử đi đào tạo không yên tâm (tâm lý sợ sau khi học xong lại bầu không trúng) Số các đồng chí cán bộ chủ chốt xã ở độ tuổi 45 -50 còn ngại học tập, có tư tưởng làm việc theo kinh nghiệm, khi làm khi nghỉ do bầu cử nên không tích cực, chủ động đi học. Ở chức danh cán bộ khối đoàn thể trong 70 người có 55 người chưa qua đào tạo chiếm 78,6% Các chức danh cán bộ đoàn thể không có hình thức thi tuyển mà thực hiện chế độ bầu cử (chức danh nào do Ban Chấp hành hội, đoàn đó bầu) không yêu cầu nhiều về trình độ nên hầu hết cán bộ đoàn thể có trình độ chuyên môn thấp, trong đó có chức danh Chủ tịch Hội LHPN, Chủ tịch Hội CCB và Chủ tịch UB MTTQ là 100% chưa qua đào tạo. Đối với Công chức cấp xã 2 chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Quân sự có 100% số lượng chưa qua đào tạo còn các chức danh công chức còn lại hầu hết đã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, tuy nhiên cũng có một số vị trí như Văn hóa - Xã hội có 3 người chưa qua đào tạo; Địa chính - NN -
XD - MT có 2 người chưa qua đào tạo; Văn phòng - thống kê và Tư pháp - hộ tịch có 1 người chưa qua đào tạo, hầu hết những người này đều có độ tuổi cao nên việc đi học để nâng cao trình độ gặp nhiều khó khăn.
2.3.1.3 Về trình độ lý luận chính trị
Trong những năm qua, Tỉnh ủy Bắc Ninh và các cấp ủy chính quyền luôn coi trọng công tác đào tạo lý luận chính trị cho CB, CC trên địa bàn toàn tỉnh Hàng năm Tỉnh ủy đều có công văn gửi đến các Huyện ủy, Thị ủy để rà soát CB, CC, viên chức đủ yêu cầu đi học lớp Trung cấp lý luận chính trị và cao cấp lý luận chính trị Huyện ủy Lương Tài cũng đã rà soát lập danh sách và đưa được nhiều lớp cán bộ, công chức, viên chức đi học các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị trong đó có CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện.
Bảng 2.9 Trình độ Lý luận chính trị của đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài tính đến 31/12/2015
Trình độ lý luận chính trị Chưa qua ĐT Sơ cấp Trung cấp Cao cấp
2 Cán bộ khối đoàn thể 70 42 60 20 28,6 8 11,4 0 -
Nguồn:Báo cáo số lượng, chất lượng CB, CC cấp xã, Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2015
Qua bảng trên cho thấy, số CB, CC chưa qua đào tạo lý luận chính trị là 90 người, chiếm 31,69%; Sơ cấp là 52 người, chiếm 18,31%; trung cấp là 142 người chiếm 50%.
Các chức danh chủ chốt cấp xã có 100% đã được bồi dưỡng lý luận chính trị trình độ trung cấp.Trong những năm qua, Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện luôn chú trọng nâng cao trình độ cho các chức danh chủ chốt, trong đó nâng cao trình độ lý luận chính trị nhiệm vụ quan trọng Tuy vậy ở chức danh cán bộ khối đoàn thể và công chức cấp xã thì số người đã qua đào tạo lý luận chính trị chiếm tỷ lệ rất thấp Qua đó ta thấy cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn một số lượng lớn chưa đáp ứng được yêu cầu về lý luận chính trị Điều này đặt ra yêu cầu trong thời gian đến, bên cạnh đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt, cần tập trung đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ khối đoàn thể và công chức chuyên môn.
2.3.1.4 Về trình độ quản lý nhà nước
Chương trình Quản lý Nhà nước cung cấp cho CB, CC cấp xã những kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc chức trách, nhiệm vụ của mình.
Bảng 2.10 Trình độ Quản lý nhà nước của đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài tính đến 31/12/2015
Chuyên viên Cán sự Chưa qua đào tạo
2 Cán bộ khối đoàn thể 70 0 - 0 - 70 100
Nguồn :Báo cáo số lượng, chất lượng CB, CC cấp xã, Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2015
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ CB, CC cấp xã được đào tạo kiến thức quản nhà nước là rất thấp, chỉ có 7 cán bộ chủ chốt có kiến thức quản lý nhà nước ở trình độ chuyên viên, đều ở 2 chức danh Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã Cán bộ khối đoàn thể và công chức xã có 100% số công chức chưa có kiến thức quản lý nhà nước Đây là vấn đề bất cập mà trong những năm tới Huyện ủy và các cấp ủy chính quyền cần quan tâm tạo điều kiện cho CB, CC cấp xã đi học để nâng cao trình độ quản lý nhà nước.
Qua tổng thể ta thấy trình độ văn hóa năng lực chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước của đội ngũ CB, CC cấp xã đã dần được nâng lên để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước Tuy nhiên, vẫn còn nhiều CB, CC ở cơ chế cũ tuổi đã cao, năng lực yếu kém không đáp ứng dược yêu cầu công việc nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu Đa số cán bộ chuyên trách đều do dân bầu, xã cử theo nhiệm kỳ hoặc thời vụ nên có nhiều người kinh nghiệm công tác, trình độ học vấn, chuyên môn không đồng đều, còn yếu và thiếu về nhiều mặt Nhiều người vừa phải lo công tác chuyên môn, vừa phải theo học bổ túc văn hóa và bồi dưỡng nghiệp vụ để đạt chuẩn cán bộ cấp cơ sở Dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc
2.3.2.1 Kỹ năng tin học văn phòng
Bảng 2.11 Cơ cấu CB, CC cấp xã huyện Lương Tài theo trình độ tin học tính đến 31/12/2015
Cán bộ khối đoàn thể
SL(người) SL(người) SL(người)
Nguồn :Báo cáo số lượng, chất lượng CB, CC cấp xã, Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2015
Qua bản số liệu ta thấy, số lượng CB, CC cấp xã huyện Lương Tài có trình độ tin học thấp rất thấp
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, việc ứng dụng máy tính vào phục vụ làm việc, thực thi công vụ đã được phổ biến đến cấp xã Khi sử dụng thành thạo tin học văn phòng sẽ giúp cho CB, CC cấp xã thực hiện công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng Vì vậy, trình độ tin học văn phòng có ảnh hướng đến năng lực làm việc và thực thi công vụ của CB, CC cấp xã.Trong tổng số 284 người có 124 người có trình độ tin học văn phòng trong đó cán bộ chủ chốt có 49 người, cán bộ khối đoàn thể có 12 người, công chức có 63 người Như vậy, số cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện có trình độ tin học vẫn còn thấp Thực tế nhiều người có chứng chỉ tin học nhưng chỉ để cho “ đẹp hồ sơ”, trong thực hiện công việc ở cơ sở, việc sử dụng máy vi tính, các ứng dụng tin học văn phòng như soạn thảo văn bản, lập bảng biểu của nhiều CB,CC còn rất hạn chế, không sử dụng hết tính năng của máy vi tính để phục vụ cho công việc của mình
2.3.2.2 Kỹ năng thực hiện nhiệm vụ
Công tác đánh giá CB, CC cấp xã được Huyện ủy, UBND Huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc.Việc đánh giá chất lượng được thực hiện định kỳ vào giữa tháng 12 hằng năm, đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP và Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ và đến năm 2015 sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số: 56/2015/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về đánh giá CB, CC, viên chức.
Những hạn chế
Qua kết quả trên ta thấy trình độ của CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài trong những năm qua đã có những bước chuyển biến nhưng vẫn còn thấp Với trình độ của CB,CC cấp xã như trên thì kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ này thấp là lẽ đương nhiên Đáng ra công chức cấp xã phải là những người tinh thông chuyên môn, thành thạo các kỹ năng quản lý nhà nước về lĩnh vực mình phụ trách Thực tế, ở Lương Tài hiện nay, trình độ của CB, CC xã còn hạn chế, vẫn còn công chức chưa tốt nghiệp THPT, trình độ chuyên môn chủ yếu là trung cấp, trình độ quản lý nhà nước không cao trình độ lý luận chính trị chủ yếu là trung cấp và sơ cấp.
Mặt khác, tình trạng CB, CC được đào tạo ở ngành này nhưng lại được bố trí công việc khác vẫn sảy ra nên công chức cấp xã đang còn lúng túng trong việc đề xuất, tham mưu trong việc giải quyết các công việc cụ thể mà mình phụ trách, đặc biệt là giải quyết tình huống quản lý nhà nước, có nhiều trường hợp họ không giải quyết được nên đã đùn đẩy lên cấp trên hoặc cũng có trường hợp họ không giải quyết đựơc nhưng cũng không báo cáo với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết vụ việc, có nhiều công chức cấp xã không am hiểu chính sách, pháp luật nên đã giải quyết công việc sai, cũng có những trường hợp mặc dù họ biết quy định của pháp luật nhưng không có kỹ năng để giải quyết công việc dẫn đến công việc bị ùn tắc, ứ đọng, hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở thấp.
Trong những năm qua, đạo đức, tác phong, tinh thần phục vụ nhân dân của
CB, CC cấp xã trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực, đa số người dân hài lòng nhưng bên cạnh đó vẫn còn xảy ra tình trạng cán bộ hách dịch, cửa quyền, thiếu trách nhiệm trong công việc, đi muộn về sớm gây phiền nhiễu trong nhân dân Vì vậy công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho CB, CC cấp xã trong thời gian tới cần phải được các cấp ủy chính quyền coi trọng.
CB, CC cấp xã vẫn còn yếu về các kỹ năng mềm trong thực thi công vụ như: kỹ năng quản lý nhà nước, Kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng tin học văn phòng Những kỹ năng này được trang bị qua quá trình học tập, rèn luyện kết hợp với sự đúc kết kinh nghiệm trong giao tiếp, giải quyết vấn đề công vụ của CB, CC.
Công tác quy hoạch cán bộ ở một số cơ sở còn mang tính hình thức, chắp vá, cục bộ khép kín, chất lượng chưa cao.Cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã chưa hợp lí, tuổi đời bình quân còn cao, tỷ lệ cán bộ nữ còn thấp.
Quy hoạch cán bộ Còn tình trạng nhận thức chưa đầy đủ và chưa đồng đều về vị trí, tầm quan trọng, nội dung, phương pháp quy hoạch cán bộ, thậm chí còn nhầm lẫn giữa công tác quy hoạch cán bộ và công tác nhân sự, giữa tiêu chuẩn cán bộ đưa vào nguồn với tiêu chuẩn cán bộ đưa vào sử dụng Trong quy hoạch cán bộ cơ sở, chỉ chú trọng đến quy hoạch lãnh đạo quản lý chủ chốt mà chưa có sự quan tâm đến các chức danh cán bộ khác và công chức chuyên môn Qua số liệu nghiên cứu cho thấy hầu hết các chức danh cán bộ đoàn thể và một số lượng lớn công chức cấp xã chưa qua đào tạo Quy hoạch còn mang tính hình thức, phiến diện, chưa gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sắp xếp dẫn đến tình trạng một số người được đào tạo nhưng không được bố trí sửdụng.
Công tác quy hoạch đào tạo để xây dựng đội ngũ công chức đảm bảo cơ cấu, chức danh đồng bộ, hợp lý chưa được định hướng rõ; đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự gắn với sử dụng Số lượt công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy khá nhiều nhưng vẫn còn tình trạng CB, CC nợ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị
Công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt, nhiều xã không có sự cân đối giữa nhu cầu sử dụng với lượng ngườiđi đào tạo, đào tạo còn chạy theo số lượng, tràn nan, chuyên ngành đào tạo không phù hợp với công việc Hầu hết các xã hoạt động đánh giá sau đào tạo chưa được coi trọng, không rút được ra những hạn chế, thiếu xót về nội dung, phương pháp sau mỗi đợt đào tạo để rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp.
Nội dung và chất lượng đào tạo (nhất là hệ tại chức) chưa cao; một số CB,
CC cấp xã có hiện tượng học nhằm hợp thức hoá bằng cấp Việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chưa được thực hiện đồng bộ về mọi mặt, mới chỉ đào tạo về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, nhất là xử lý những tình huống khó khăn ở cơ sở; phương thức đào tạo chưa đa dạng hoá.
Nội dung chương trình bồi dưỡng còn nhiều trùng lặp; còn mang nặng tính khái quát, chung chung, chưa đạt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng loại công chức; còn mang nặng lý thuyết, thiếu đúc kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn; chưa chú trọng đào tạo kỹ năng thực thi nhiệm vụ, côngvụ
Vẫn còn tình trạng bố trí công việc sau khi đào tạo không đúng với ngành nghề mới được đào tạo, đào tạo lại Điều này phản ánh một thực tế là việc sử dụng
CB, CC đi học không theo quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng đôi lúc còn tràn lan, chạy theo số lượng, sở thích của CB, CC chưa định hướng được cụ thể cán bộ nào cần đào tạo chuyên môn gì để phù hợp với cơ cấu, chức danh cán bộ đã được quy hoạch định hướng Việc nhận xét, đánh giá kết quả đào tạo còn thiếu cụ thể.
Công tác thu hút nhân tài chưa mang lại hiệu quả, số lượng người có trình độ đại học, thạc sỹ được thu hút về xã làm việc còn thấp so với nhu cầu thực tế
Do cán bộ ở cấp xã có mối quan hệ dòng tộc và làng xóm nên việc đánh giá cán bộ thiếu khách quan, bè phái, cục bộ, thiếu vô tư; còn hiện tượng nể nang, né tránh, kết quả đánh giá đôi khi không sát với năng lực và hiệu quả công tác, một số đơn vị còn nặng về chỉ tiêu Do hạn chế trong khâu đánh giá cán bộ nên việc lựa chọn và sử dụng cán bộ chưa hiệu quả, chưa kích thích được mặt tích cực và đẩy lùi mặt tiêu cực của cán bộ Sự kết hợp giữa các thế hệ cán bộ chưa phù hợp.
Từ thực trạng năng lực đội ngũ CB, CC cấp xã của huyện hiện nay, đặt ra chương trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã trong những năm tiếp theo để nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới Ngoài việc cấp ủy các cấp quy hoạch cử CB, CC cấp xã đi học các chương trình về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước thì chủ thể đội ngũ CB, CC cấp xã cần chủ động và xác định rõ việc học tập nâng cao trình độ mọi mặt là yếu tố quan trọng
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI GIAI ĐOẠN 2015-2020
Mục tiêu
Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện
Bố Trạch giai đoạn 2015-2020 cần tập trung vào các mục tiêu sau:
- Nhằm nâng cao kiến thức cần thiết về Nhà nước, quản lý nhà nước, phương pháp và kỹ năng quản lý hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ đạt hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn, có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và gắn với việc kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở.
- Bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ, đủ nguồn cán bộ để thay thế cán bộ chủ chốt cấp xã ở mỗi nhiệm kỳ tiếp theo và làm nguồn cán bộ cho cấp huyện.
Phấn đấu đến năm 2015 có 100% cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã đạt các tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
Một số chỉ tiêu cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã:
+ Về học vấn: 100% cán bộ, công chức chuyên trách có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, trong đó có 80% tốt nghiệp THPT;
+ Về chuyên môn nghiệp vụ: 100% cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên;
Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
3.2.1 Xây dựng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh cho từng công việc
Chính phủ đã ban hành “Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 quy định về xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập” và “Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức” Để triển khai “Nghị định 36/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức” Để triển khai “Nghị định 36/2013/NĐ-CP”, Bộ Nội vụ ban hành “Thông tư số 05/2013/ TT-BNV ngày 25/6/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định 36/2013/NĐ-CP” và“Thông tư số 14/2012/TT-BNV triển khai Nghị định số 41/2012/NĐ-CP quy định, xác định vị trí việc làm là nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập” Mỗi vị trí việc làm sẽ được mô tả rõ ràng các chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu về năng lực để hoàn thành được công việc đảm trách
Ban Tổ chức Huyện ủy phối hợp với phòng Nội vụ huyện tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện phối hợp với các địa phương rà soát tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu năng lực để hoàn thành công việc để xây dựng lên tiêu chuẩn về năng lực cho từng vị trí, chức danh công việc Qua đó có cơ sở để xây dựng các hoạt động như đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, tiền lương, số lượng cán bộ công chức, đánh giá việc thực hiện công việc và các vấn đề liên quan
3.2.2 Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CB, CC cấp xã ở địa phương
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền cơ sở về nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Cần có kế hoạch “dài hơi” để xây dựng chiến lược cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý bao gồm các chức danh Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã, cần quan tâm phát triển song song cả tài năng lẫn đạo đức
Huyện ủy, UBND huyện cần thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền,giáo dục cho CB, CC xã, giúp họ nhận thức rõ và đúng vai trò và vị trí của mình đối với sự phát triển của địa phương và đặc biệt với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước trong thời kỳ đổi mới Từ nhận thức đúng đắn đó mỗi CB,CC xã, thị trấn tự vạch cho mình kế hoạch học tập, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý, kiến thức thực tiễn và biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Từ đó gắn bó hơn nữa đối với sự phát triển của cơ sở , của những mảng công việc mà mình phụ trách Đối với các đồng chí lãnh đạo cấp huyện cần giành nhiều thời gian và tâm huyết hơn nữa để đầu tư chăm lo để hoạch định chiến lược và chỉ đạo những sách lược đối với đội ngũ cán bộ nói chung và CB, CC cấp xã nói riêng Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng và đó là “Nút khởi động” cho sự vận hành đúng hướng mạnh mẽ của phong trào cách mạng của địa phương và chỉ có như thế mới tạo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã vững vàng kiên định mục tiêu đưa xã đạt dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
3.2.3 Rà soát, phân loại đội ngũ CB, CC cấp xã
Thực hiệm phân loại CB, CC theo tiêu chuẩn quy định với các tiêu chí cụ thể như: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học , năng lực thực hiện công việc trong quá trình thực thi công vụ, độ tuổi, sức khỏe
Qua đó có cơ sở sắp xếp, bố trí lại bộ máy đội ngũ CB, CC theo trình độ chuyên môn, năng lực, tiêu chuẩn chức danh
Công khai danh sách những người không đạt chuẩn và không đủ điều kiện tiếp tục đào tạo Lập danh sách những cán bộ trẻ, có năng lực để đưa vào quy hoạc, đào tạo, bồi dưỡng.
3.2.4 Thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi, tinh giảm biên chế
Sau khi rà soát, phân loại CB, CC, vận dụng các chính sách về nghỉ hưu trước tuổi, tinh giảm biên chếtheo “Nghị định 26/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm
2015 của Chính phủ về việc Quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiệnvề tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳtrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước,tổ chức chính trị - xã hội” và
“Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ Về chính sách tinh giản biên chế” đối với CB, CC cấp xã có tuổi cao, sức khỏe yếu làm việc không hiệu quả; những người không đạt trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hạn chế, hiệu quả công việc không cao để sắp xếp lại bộ máy, tạo cơ hội cho
CB, CC trẻ tuổi có cơ hội phát huy sở trường, sức trẻ của mình, nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã Để thực hiện hiệu quả hai Nghị định trên Huyện ủy, UBND huyện và cấp ủy chính quyền cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, động viên CB, CC tuổi đã cao, không đảm bảo về sức khỏe công tác, năng lực hạn chếnắm rõ, thông suốt, hiểu được những quyền lợi được hưởng để viết đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi tạo điều kiện cho những người trẻ, có năng lực làm việc có cơ hội được phát triển.
Hiện nay, Huyện ủy Lương Tài đang lãnh đạo các cấp chính quyền trong địa bàn huyện thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở rộng quan hệ quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có đủ khả năng tiếp thu kiến thức mới và lý giải được những vấn đề bức xúc mà cuộc sống đặt ra Công tác quy hoạch phải được tiến hành tốt mới làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho thời kỳ mới
Thực tế công tác cán bộ cho thấy, quy hoạch cán bộ là một công việc khó khăn, phức tạp, gắn liền với cơ chế hoạt động của xã hội, gắn với con người và lợi ích của con người Do đó, công tác quy hoạch phải hết sức thận trọng, mang tính khoa học, thận trọng, từ khâu tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, phân định rạch ròi từng loại cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, cán bộ Đảng, cán bộ đoàn thể, cán bộ khoa học - kỹ thuật, Trên cơ sở đó mới tạo ra được một đội ngũ cán bộ đồng bộ, đủ sức đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương, của phong trào, tạo thế ổn định và phát triển liên tục
Nhưng do đặc điểm trong đội ngũ cán bộ thường có sự thay đổi sau mỗi nhiệm kỳ đại hội và bầu cử HĐND xã hoặc do đề bạt, điều động, luân chuyển Cho nên công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ phải được tiến hành thường xuyên để có đủ nguồn cán bộ bổ sung thay thế kịp thời, chỉ có như vậy mới khắc phục được tình trạng hẫng hụt, thiếu những cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, tài năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ những năm tới.
Xây dựng quy hoạch bảo đảm tính kế thừa, phát triển chủ động của đội ngũ cán bộ chủ chốt trên cơ sở nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của địa phương Do đó, các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn cần xác định đầy đủ trách nhiệm của mình trong vấn đề này, quán triệt đầy đủ cá quan điểm của Đảng về vấn đề quy hoạch cũng như việc bố trí, sử dụng và cử cán bộ kế cận đi đào tạo, bồi dưỡng Để làm tốt công tác này cần lưu ý những điểm sau:
- Quy hoạch các chức danh phải rõ ràng, bảo đảm các tiêu chuẩn đặc thù của công việc; tránh quy hoạch chung chung, thiếu cụ thể, cảm tình; chú ý đồng bộ về chất lượng và số lượng, trong đó chất lượng đòi hỏi ngày càng được nâng cao
- Bảo đảm tính kế thừa, phát triển trong đội ngũ cán bộ kết hợp hài hoà cán bộ cũ, cán bộ mới, cán bộ cao tuổi, cán bộ trẻ, cán bộ nữ với cán bộ nam, cán bộ chính trị với cán bộ quản lý, cán bộ khoa học với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ