1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan nhà nước thuộc huyện nghi lộc, nghệ an

122 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Quản Lý Kinh Doanh Thương Mại Của Các Cơ Quan Nhà Nước Thuộc Huyện Nghi Lộc, Nghệ An
Tác giả Trương Thị Phương Thúy
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại
Thể loại luận văn thạc sỹ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 876,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI (23)
    • 1.1. Quản lý Nhà nước về kinh doanh thương mại (24)
      • 1.1.1. Kinh doanh thương mại (24)
      • 1.1.2. Các hình thức kinh doanh thương mại (27)
      • 1.1.3. Quản lý nhà nước về kinh doanh thương mại (31)
      • 1.1.4. Phương pháp quản lý kinh doanh thương mại (33)
      • 1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước về kinh doanh thương mại (35)
      • 1.1.6. Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở Việt Nam (37)
    • 1.2. Tổng quan hoạt động quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc cấp huyện (38)
      • 1.2.1. Các cơ quan quản lý (38)
      • 1.2.2. Các hoạt động quản lý chính (42)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THUỘC HUYỆN NGHI LỘC, NGHỆ AN (Giai đoạn 2010 - 2015) (23)
    • 2.1. Tổng quan về huyện Nghi Lộc (43)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (43)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội (44)
    • 2.2. Thực trạng các hoạt động kinh doanh thương mại ở huyện Nghi Lộc trong thời gian qua (49)
      • 2.2.1. Thực trạng phát triển ngành hàng, mặt hàng kinh doanh (49)
      • 2.2.2. Thực trạng phát triển hệ thống kinh doanh thương mại (54)
      • 2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh các chủ thể trên địa bàn (57)
    • 2.3. Thực trạng hoạt động quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan Nhà nước thuộc huyện Nghi Lộc trong thời gian qua (60)
      • 2.3.1. Các cơ quan Nhà nước thuộc huyện Nghi Lộc có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh thương mại trên địa bàn (60)
      • 2.3.2. Nội dung hoạt động quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện Nghi Lộc (61)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được (84)
      • 2.4.2. Tồn tại hạn chế (88)
      • 2.4.3. Nguyên nhân (93)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THUỘC HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Giai đoạn 2015 - 2020) (23)
    • 3.1. Định hướng kế hoạch phát triển thương mại trên địa bàn huyện trong thời (99)
      • 3.1.1. Phương hướng chung phát triển ngành dịch vụ, thương mại của tỉnh Nghệ (99)
      • 3.1.2. Mục tiêu phát triển về kinh doanh thương mại của tỉnh Nghệ An (99)
      • 3.1.3. Một số quy hoạch có liên quan đến phát triển thương mại trên địa bàn huyện Nghi Lộc (100)
      • 3.1.4. Định hướng của huyện đối với hoạt động kinh doanh thương mại trong thời (100)
      • 3.1.5. Mục tiêu cụ thể của huyện đối với hoạt động kinh doanh thương mại trong thời gian tới (101)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan Nhà nước thuộc huyện Nghi Lộc trong thời gian tới (102)
    • 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất (115)
      • 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước (115)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp tỉnh (115)
      • 3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp huyện có liên quan (115)
      • 3.3.4. Kiến nghị đối với các chủ thể kinh doanh thương mại (117)
  • KẾT LUẬN .........................................................................................................102 (118)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Quản lý Nhà nước về kinh doanh thương mại

Thương mại tiếng Anh là “Trade”, vừa có ý nghĩa kinh doanh,vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa, dịch vụ Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ nữa là

“Commerce” với nghĩa là buôn bán hàng hóa hay là mậu dịch Như vậy, khái niệm

“thương mại” cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh.

Theo nghĩa hẹp, thương mại là lĩnh vực trao đổi hàng hóa, lưu thông hàng hóa thông qua mua bán bằng tiền trên thị trường.

Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Kinh doanh bao gồm hai loại hình: Sản xuất kinh doanh và kinh doanh dịch vụ Đặc trưng cơ bản của sản xuất kinh doanh là việc chế tạo ra dản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của thị trường, còn kinh doanh dịch vụ là thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường Kinh doanh thương mại thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ

Kinh doanh thương mại là dùng tiền của, công sức, tài năng,… vào việc mua hàng hóa để bán (buôn bán hàng hóa) nhằm mục đích kiếm lợi.

Kinh doanh thương mại có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, kinh doanh thương mại cần phải có vốn Vốn kinh doanh là các khoản vốn bằng tiền, tương đương tiền, các tài sản khác như nhà cửa, kho, bãi, cửa hàng.

Thứ hai, kinh doanh thương mại đòi hỏi phải thực hiện hành vi mua để bán (buôn bán) Xét trên toàn bộ các hoạt động và cả quá trình thì hoạt động kinh doanh thương mại phải thực hiện hành vi mua hàng, nhưng mua hàng không phải để mình dùng mà mua hàng để bán cho người khác Mua ở nơi này, bán ở nơi khác Mua thời gian này, bán thời gian khác Đó là hoạt động buôn bán.

Thứ ba, kinh doanh thương mại hàng hóa phải hiểu hàng hóa và quản lý hàng hóa, mặc dù chủ thể kinh doanh không phải là người sản xuất ra hàng hóa, nhưng việc lưu thông hàng hóa đến đúng nơi có nhu cầu, đúng thời gian và khách hàng có nhu cầu, cũng như việc dự trữ, bảo quản tốt hàng hóa,… là hoạt động dịch vụ cần thiết cho sản xuất và đời sống xã hội.

Thứ tư, kinh doanh thương mại dùng vốn (tiền của, công sức, tài năng) vào hoạt động kinh doanh cũng đòi hỏi sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải bảo toàn được vốn và có lãi Vì vậy, kinh doanh thương mại phải nghiên cứu thị trường và môi trường kinh doanh, nghiên cứu cung cầu, giá cả và cạnh tranh, pháp luật, cơ chế quản lý, đến những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra,… Có lợi nhuận mới có thể mở rộng và phát triển kinh doanh Ngược lại, chi phí cao, nhiều rào cản, rủi ro có thể dẫn tới doanh nghiệp phải phá sản.

Vai trò của kinh doanh thương mại:

Kinh doanh thương mại là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong lưu thông hàng hóa, vì vậy nó có vị trí trung gian cần thiết giữa sản xuất và tiêu dùng Nó vừa là khâu hậu cần của sản xuất, vừa là tiền đề của sản xuất và là khâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.

Kinh doanh thương mại có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực tiêu dùng của xã hội.

Trước hết, kinh doanh thương mại là khâu trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối, một bên là tiêu dùng Sản xuất sáng tạo ra sản phẩm thích hợp với nhu cầu, phân phối phân chia các sản phẩm theo các quy luật xã hội, trao đổi một lần nữa lại phân phối hàng hóa theo các nhu cầu riêng và tiêu dùng sản phẩm đưa lại cho sản phẩm một sự hoàn thiện cuối cùng Sản phẩm trở thành sản phẩm thực sự khi nó phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng Kinh doanh thương mại cung ứng những vật tư, hàng hóa cần thiết cho sản xuất một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng, chính xác với quy mô ngày càng mở rộng Đối với lĩnh vực sản xuất vật chất, các doanh nghiệp có thể nhận được các yếu tố đầu vào là các loại vật tư kỹ thuật một cách thuận lợi và văn minh khu các doanh nghiệp thương mại tư liệu sản xuất phát triển Đối với lĩnh vực tiêu dùng, các cá nhân có thể dễ dàng thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng trên thị trường một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi và văn minh nhờ hàng loạt các quầy hàng, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại cung ứng hàng hóa thuận lợi cho mọi người, mọi gia đình và nhu cầu của các tầng lớp dân cư, lứa tuổi, nghề nghiệp.

Thứ hai, kinh doanh thương mại có tác dụng lớn thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới trong sản xuất; đồng thời, thúc đầy nhu cầu, gợi mở nhu cầu tiêu dùng theo hướng văn minh hiện đại.

Thứ ba, kinh doanh thương mại thực hiện việc dự trữ các hàng hóa tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng trong khâu lưu thông có tác dụng to lớn trong việc bảo đảm cung ừng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng một cách thường xuyên, liên tục và kịp thời.

Thứ tư, kinh doanh thương mại có tác dụng to lớn trong việc điều hòa cung - cầu hàng hóa Thông qua việc thu mua hàng hóa và cung ứng hàng hóa, kinh doanh thương mại làm đắt hàng ở những nơi có nguồn hàng rẻ, nhiều, phong phú và làm rẻ hàng ở những nơ có nguồn hàng đắt, ít, nghèo nàn Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, kinh doanh thương mại góp phần phân bổ lại lực lượng sản xuất xã hội, góp phần sử dụng các nguồn tiềm năng và khả năng tốt hơn, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của các doanh nghiệp, các vùng của đất nước một cách có hiệu quả và hợp lý.

Thứ năm, kinh doanh thương mại là một lĩnh vực dịch vụ quan trọng của sản xuất và đời sống xã hội Phát triển lĩnh vực này có tác dụng to lớn trong việc tạo ra nhiều hoạt động dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất và đời sống xã hội

Thứ sáu, kinh doanh thương mại phát triển là điều kiện quan trọng để thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.1.2 Các hình thức kinh doanh thương mại

Có thể xem xét kinh doanh thương mại theo những góc độ khác nhau Vì vậy có rất nhiều cách phân loại hình thức thương mại

Xét theo chủ thể kinh doanh thương mại có thể chia ra là kinh doanh thương mại của một cá nhân hay một tổ chức.

Xét theo loại hình kinh doanh thương mại, có thể phân thành kinh doanh thương mại chuyên doanh, kinh doanh thương mại tổng hợp và kinh doanh thương mại đa dạng hóa (hỗn hợp).

Xét theo hình thức bán hàng, hệ thống kinh doanh có thể phân thành kinh doanh thương mại bán buôn, kinh doanh thương mại bán lẻ hoặc kinh doanh thương mại cả bán buôn lẫn bán lẻ Xét theo địa điểm kinh doanh có thể phân chia thành kinh doanh tại chợ truyền thống, kinh doanh tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, …

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THUỘC HUYỆN NGHI LỘC, NGHỆ AN (Giai đoạn 2010 - 2015)

Tổng quan về huyện Nghi Lộc

Huyện Nghi Lộc là huyện đồng bằng lớn thứ 3 của tỉnh Nghệ An, sau huyện Quỳnh Lưu và Yên Thành Với dân số 195.847 người, mật độ dân số khoảng 563 người/km 2 , diện tích tự nhiên của huyện 34.767,02 ha; gồm 29 xã và 1 thị trấn; đất sản xuất nông nghiệp chiếm 41,15%; đất lâm nghiệp chiếm 26,83%; đất ở chiếm 3,55%; đất sử dụng mục đích kinh tế chiếm 17,97%; đất chưa sử dụng chiếm 10,49%.

Huyện Nghi Lộc phía Đông trông ra biển Đông và giáp Thị xã Cửa Lò, phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp Thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây giáp huyện Đô Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành và phía Bắc giáp huyện Diễn Châu.

Nghi Lộc là huyện có địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang đông và có thể chia thành 2 vùng lớn.

Vùng bán sơn địa: Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình có độ dốc chênh lệch nhiều do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng.

Vùng đồng bằng: Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập Đây là vùng có địa hình thấp nguồn nước dồi dào là vùng trọng điểm Lúa của huyện.

Nghi Lộc có mạng lưới giao thông thuận lợi như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ Có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện như: Quốc lộ1A (dài 16km); Quốc lộ 46 (dài 8km); Đường sắt Bắc - Nam (dài 16km); sân bay

Vinh; tỉnh lộ 534 (dài 28km); tỉnh lộ 535 (dài 12km) Với chiều dài 14 km bờ biển, có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn là Sông Cấm (dài 15km) và Sông Lam (dài 6km) Cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn cơ bản đã được nhựa hoá và bê tông hoá tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh. Thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện trong tỉnh Là huyện có vị trí quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh quốc phòng.

Liền kề với Thành phố Vinh - Đô thị loại I Trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ (Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và có vị trí tương tác quan trọng. Đặc biệt huyện có 10 xã nằm trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An - Khu kinh tế được ưu đãi đầu tư đặc biệt theo Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thuận lợi trong việc thu hút, vận động đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Với vị trí thuận lợi Nghi Lộc có thể khai thác các lợi thế trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá và hoà nhập với xu thế phát triển của tỉnh và khu vực.

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Giá trị sản xuất (GTSX) trong năm 2014 đạt 6.598 tỷ đồng, đạt 100,06% KH năm, tăng 8,97% so với năm 2013, trong đó GTSX ngành nông lâm, ngư nghiệp đạt 1.414 tỷ đồng (đạt 104,84% kế hoạch (KH), tăng 7,77%); CN-XD đạt 3.827 tỷ đồng (đạt 99,2% KH, tăng 9,66%); các ngành Thương mại - Dịch vụ đạt 1.357 tỷ đồng (đạt 97,83% KH, tăng 8,3%) Tính toán theo phương pháp mới, giá trị sản xuất năm

2014 đạt 6.475 tỷ đồng, tăng 6,12% so với năm 2013, trong đó ngành nông lâm,ngư nghiệp đạt 1.434 tỷ đồng, ngành công nghiệp xây dựng đạt 3.790 tỷ đồng,ngành thương mại dịch vụ đạt 1.251 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,31% (tỉnh 7,24%), tính theo phương pháp mới, tốc độ tăng trưởng đạt 5,46% Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,2 triệu đồng/người/năm. a Về sản xuất Nông - lâm - thủy sản:

Diện tích Lúa cả năm đạt 15.292 ha (đạt 102,42% KH), năng suất đạt: 52,42tạ/ha; sản lượng đạt 80.158 tấn (đạt 107,27% KH, tăng 3.660,09 tấn so với cùng kỳ năm 2013), trong đó năng suất lúa Đông Xuân đạt 63,47tạ/ha, lúa Hè thu đạt 43,5 tạ/ha, lúa mùa 38 tạ/ha; Xây dựng thành công 5 mô hình cánh đồng mẫu lớn, mở rộng 2.047 ha lúa chất lượng cao.

Diện tích Ngô 4.594 ha (đạt 108,07%KH), năng suất đạt 30,7 tạ/ha, sản lượng đạt 14.107 tấn (bằng 126,96% KH), trong đó: diện tích Ngô vụ Đông - Xuân năm 2014 đạt 3.493 ha, sản lượng đạt 10.413 tấn; diện tích ngô Hè 1.045,8 ha, năng suất đạt 33 tạ/ha

Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 94.265 tấn, đạt 109,79% so với kế hoạch.

Diện tích lạc Đông - Xuân 2013 - 2014 đạt 3.661,4 ha (đạt 88,7% KH); diện tích lạc vụ Đông năm 2014 đạt 350 ha/500ha, năng suất đạt 21 tạ/ha, sản lượng đạt 731,1 tấn Xây dựng thành công 03 mô hình nhân giống lạc L14 nguyên chủng vụ Đông năm 2014 để nhân giống cho vụ Xuân năm 2015.

Kinh tế trang trại phát triển khá, nhất là đã thu hút được các dự án đầu tư lớn vào chăn nuôi trên địa bàn: Dự án đầu tư nuôi bò Úc tại Nghi Lâm với quy mô nuôi lưu chuồng trên 2.000 con, đến nay đã xuất được 17.000 con; trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại tại Nghi Công Nam với quy mô nuôi 1.200 con; thu hút thêm 01 dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn ngoại với quy mô 5.000 con lợn thịt/năm tại xã Nghi Văn, với tổng vốn đầu tư của 3 trang trại hơn 130 tỷ đồng Phối hợp với Viện chăn nuôi Quốc gia xây dựng 15 mô hình nuôi gà thịt thả vườn (mỗi hộ 1.000 con gà giống) tại các xã Nghi Kiều, Nghi Hưng, Nghi Lâm Thực hiện tốt dự án cạnh tranh và vệ sinh an toàn thực phẩm ngành chăn nuôi, qua đó đã xây dựng 02 vùng chăn nuôi an toàn sinh học tại Nghi Lâm, Nghi Kiều; đầu tư thêm trên 200 bể biogas, 06 khu buôn bán thực phẩm tươi sống tại 06 chợ, 01 lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại Nghi Hoa Triển khai có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, bảo vệ tốt đàn gia súc, gia cầm; tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80 % tổng đàn nên tổng đàn gia súc, gia cầm ổn định, với đàn trâu 9.779 con, đàn bò 27.860 con, đàn lợn 50.936 con; đàn gia cầm 1.401.000 con Giá trị chăn nuôi theo giá thực tế 702 tỷ, chiếm 40,4% tỷ trọng trong GTSX ngành nông lâm ngư, 9% tổng GTSX toàn huyện.

Thực trạng các hoạt động kinh doanh thương mại ở huyện Nghi Lộc trong thời gian qua

2.2.1 Thực trạng phát triển ngành hàng, mặt hàng kinh doanh

Hiện nay trên thị trường huyện Nghi Lộc, việc kinh doanh thương mại chủ yếu tập trung vào ngành hàng tiêu dùng, xây dựng công nghiệp, xăng dầu. a Ngành hàng tiêu dùng

Thị trường hàng tiêu dùng ở Nghi Lộc khá đa dạng về các mặt hàng và được phân chia thành các nhóm hàng gồm: Lương thực, thực phẩm; Hàng may mặc, giày dép; Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình; vật phẩm văn hóa, giáo dục; Phương tiện đi lại,

Bảng 2 1: Doanh thu từ ngành hàng tiêu dùng Đơn vị: triệu đồng

1.1 Lương thực, thực phẩm 305 200 338 018 397 668 459 118 544 452 305 650 1.2 May mặc, giày dép 24 820 28 861 34 772 41 395 50 482 30 120

1.3 Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 51 495 60 582 72 991 85 871 101 025 58 775

1.4 Vật phẩm văn hóa, giáo dục 2 154 2 505 2 913 3 387 3 938 2 410

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nghi Lộc, Nghệ An)

Doanh thu từ ngành hàng này tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 10,87% so với năm 2010; năm 2012 tăng 17,55% so với năm 2011; năm 2013 tăng 16,35% so với năm 2012; năm 2014 tăng 17,64% so với năm 2013; 6 tháng đầu năm 2015 tăng 15,58% so với cùng kỳ năm 2014

Mức sống của người dân ngày càng tăng, tỷ lệ thu nhập dành cho mặt hàng tiêu dùng của người dân càng nhiều hơn, nhu cầu mua sắm cao hơn,… là những nguyên nhân đẩy doanh thu của ngành hàng này tăng cao Đặc biệt, việc thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ xây dựng các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp, các khu du lịch như nhà máy BSE, nhà máy bia Hà Nội, nhà máy của tập đoàn Masan, nhà máy chế biến thủy hải sản, khu du lịch Bãi Lữ, Bãi Hiền,… đã tạo việc làm cho nhiều lao động từ các nơi khác nhau, làm tăng số lượng khách hàng, tăng lượng nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng làm tăng doanh thu của các mặt hàng thuộc ngành hàng này qua các năm. b Ngành hàng vật liệu xây dựng

Ngành Vật liệu xây dựng với nhiều nhóm hàng chủ yếu như xi măng, sắt thép, các loại gạch, Tính đến thời điểm tháng 6/2015, trên địa bàn huyện Nghi Lộc đang có 146 cửa hàng kinh doanh Vật liệu xây dựng, có 5 công ty kinh doanh vật liệu xây dựng Phố biến ở các xã gần thành phố Vinh

Trong những năm qua, ngành Vật liệu xây dựng cũng đang gặp nhiều khó khăn do sự suy thoái kinh tế Lượng hàng tồn kho lớn, trong khi chi phí nhập thêm các nguồn hàng mới rất lớn do các yếu tố đầu vào đều tăng giá, hoạt động Bất động sản và xây dựng đang gặp khó khăn và có thời gian rơi vào tình trạng đóng băng. Hiện nay, ngành Vật liệu xây dựng cũng đang có những kết quả hồi phục đáng kể. Doanh thu thuần tăng đều trong 5 năm, số liệu cụ thể được so sánh trong bảng2.2.

Bảng 2 2: Doanh thu từ ngành hàng vật liệu xây dựng Đơn vị: triệu đồng

2 Ngành hàng vật liệu xây dựng 93 630 116 398 126 174 149 017 171 284 110 560

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nghi Lộc, Nghệ An) c Ngành hàng xăng dầu

Có thể nói, ngành xăng dầu là ngành được người dân quan tâm nhất hiện nay Nhu cầu các mặt hàng thuộc ngành này như xăng, dầu diesel, gas, khí hóa lỏng đang ngày càng tăng cao cùng với sự phát triển kinh tế Số lượng các cửa hàng xăng dầu ở huyện Nghi Lộc năm 2011 là 33 cửa hàng, năm 2012 là 33 cửa hàng, năm

2013 là 35 cửa hàng, năm 2014 là 38 cửa hàng, tính đến 6 tháng đầu năm 2015 là 39 cửa hàng, tập trung nhiều ở các xã ven đường quốc lộ 1A, đường Nam Cấm - Cửa

Lò, vùng gần khu công nghiệp như Nghi Yên, Nghi Quang, Quán Hành, Nghi Vạn.Một số xã vẫn còn chưa có cửa hàng xăng dầu có cột bơm xăng theo tiêu chuẩn như xã Nghi Phong, Nghi Đồng, Nghi Thịnh,… mà chỉ có những cửa hàng nhỏ, bán xăng dầu qua chai, lọ

Giá xăng thay đổi liên tục dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu cũng thay đổi Mức độ thay đổi lên xuống theo từng ngày Mặc dù xăng dầu là hoàng hóa với nhu cầu thiết yếu nhưng không ít doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này có doanh thu không cao, có thời điểm bị lỗ. xét trên tổng thể địa bàn Nghi Lộc, doanh thu thuần kinh doanh xăng dầu như sau:

Bảng 2 3: Doanh thu từ ngành hàng Xăng dầu Đơn vị: triệu đồng

3.1 Xăng dầu các loại 107 324 127 258 151 274 178 184 205 102 118 455 3.2 Nhiên liệu khác

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nghi Lộc, Nghệ An)

Số cửa hàng kinh doanh gas, khí hóa lỏng tăng, tính đến hết năm 2014, số cửa hàng kinh doanh gas đã gấp đôi năm 2011 Mặc dù từ đầu năm 2015, giá bán giảm do giá xăng dầu thế giới giảm gần 30% và giảm hơn 60% từ mức đỉnh năm

2011 nhưng do số lượng cửa hàng kinh doanh tăng, số nhà sử dụng bếp gas để đun nấu hàng ngày tăng nên doanh thu bán tăng Đặc biệt năm 2014 tăng mạnh do giá gas trên thị trường tăng, cụ thể tăng 21,95% so với năm 2013 Nhưng 6 tháng đầu năm 2015 doanh thu giảm 7,15% so với cùng kỳ đầu năm 2014 do giá gas thế giới giảm d Ngành hàng khác

Các ngành hàng khác như kinh doanh phụ tùng xe máy, linh kiện điện tử, các thiết bị máy tính, thông tin,…đang ngày càng phát triển theo xu thế, nhu cầu của thị trường doanh thu của ngành hàng này tăng mạnh qua các năm, năm 2014 đạt gấp đôi doanh thu năm 2010 Điều này cho biết tiềm năng phát triển của ngành hàng này là rất lớn Doanh thu cụ thể năm 2010 là 62.684 triệu đồng, năm 2011 là 74.886 triệu đồng, năm 2012 là 88.459 triệu đồng, năm 2013 là 105.300 triệu đồng, năm

2014 là 124.447 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2015 đạt 75.160 triệu đồng.

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nghi Lộc, Nghệ An)

Sơ đồ 2 1: Doanh thu từ các ngành hàng khác

Tỷ lệ doanh thu theo từng ngành hàng qua các năm được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nghi Lộc, Nghệ An)

Sơ đồ 2 2: Tỷ lệ doanh thu từ các ngành hàng

2.2.2 Thực trạng phát triển hệ thống kinh doanh thương mại

Trong hoạt động thương mại ở địa bàn Nghi Lộc nói riêng, việc tổ chức phát triển hệ thống kinh doanh giữ vai trò đặc biệt quan trọng khi Nghi Lộc là đặc thù của thị trường nông thôn Một mặt, hệ thống kinh doanh bảo đảm cung ứng các nguyên liệu, vật tư, các công cụ lao động cần thiết cho nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác ở khu vực nông thôn, cũng như cung ứng các loại hàng công nghiệp tiêu dùng Mặt khác, hệ thống kinh doanh bảo đảm tiêu thụ các loại nông sản hàng hoá và các sản phẩm hàng hoá khác của kinh tế nông thôn, tạo tiền đề để phát triển, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế của huyện tăng lên, có sức cạnh tranh cao, và thông qua đó nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn Việc tổ chức tốt hệ thống kinh doanh ở thị trường nông thôn, theo nghĩa rộng, bao gồm cả hoạt động nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp, xuất khẩu nông sản và các sản phẩm hàng hoá khác của nông thôn và các dịch vụ có liên quan, sẽ làm cho nền sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn nói chung và cả công nghiệp chế biến nông sản trở nên năng động, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập.

Hệ thống kinh doanh thương mại trên đại bàn hiện nay có 2 hình thức, thứ nhất đó là hệ thống các cửa hàng bán buôn và các điểm bán lẻ. a Các cửa hàng bán buôn

Các cửa hàng bán buôn, các điểm mua bán của DNNN, của doanh nghiệp tư nhân, của hộ kinh doanh được bố trí ở các thị trấn, thị tứ, trên các trục đường giao thông của các thôn, xã là những chủ thể nòng cốt trong việc thu gom, tập trung các mặt hàng đặc biệt là hàng nông sản để phân phối cho các cửa hàng bán lẻ, cung ứng cho công nghiệp chế biến, thị trường thành thị, thị trường xuất khẩu và các cơ sở này cũng là đầu mối cung ứng vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng thiết yếu để bán lẻ đến các hộ nông dân.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THUỘC HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Giai đoạn 2015 - 2020)

Định hướng kế hoạch phát triển thương mại trên địa bàn huyện trong thời

3.1.1 Phương hướng chung phát triển ngành dịch vụ, thương mại của tỉnh Nghệ An

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 theo quyết định số 620/QĐ-TTg, theo đó:

Phát triển dịch vụ, thương mại với tốc độ nhanh, bền vững, đưa Nghệ An trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại của các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Nâng cao hơn nữa vai trò của dịch vụ, thương mại đối với nền kinh tế, hỗ trợ, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển.

Nhịp độ tăng trưởng GTSX dịch vụ phù hợp thực tế; bình quân giai đoạn giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,0-12%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,0-12,5%. Chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ, thương mại theo hướng tăng nhanh các dịch vụ chủ lực; hình thành các lĩnh vực, các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của tỉnh; tăng dần các dịch vụ cao cấp, chất lượng cao.

3.1.2 Mục tiêu phát triển về kinh doanh thương mại của tỉnh Nghệ An

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 56.000 tỷ đồng vào năm 2015 và 120.000 tỷ đồng vào năm 2020, tăng bình quân18%/năm giai đoạn 2011-2015 và 16,5%/năm giai đoạn 2015-2020)

- Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 500-550 triệu USD năm 2015 và 1.000 triệu USD năm 2020, tăng bình quân 14,0%/năm giai đoạn 2011-2015 và 16,0-17,0%/năm giai đoạn 2016-2020.

3.1.3 Một số quy hoạch có liên quan đến phát triển thương mại trên địa bàn huyện Nghi Lộc

Tập trung xây dựng khu kinh tế Đông Nam thành khu kinh tế đa ngành, đa chức năng, trọng tâm là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo, thiết bị công nghệ cao, công nghiệp chế biến Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp - thương mại, dịch vụ độ thị và các dự án lớn vào khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp đặc biệt là khu công nghiệp Nam Cấm Tiếp tục thu hút nhiều dự án lớn như dự án lớn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động

Trong thời gian tới, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, thu hút nhiều hơn nữa các dự án vào cụm công nghiệp Trường Thạch và nhiều dự án lớn trong Khu Công nghiệp Nam Cấm, khu kinh tế Đông Nam của tỉnh

Phấn đấu tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 120.000 tỷ đồng vào năm 2020 Chủ yếu tập trung nhiều tại các vùng trọng điểm như Vinh, Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu.

Hoàn thiện hạ tầng thương mại bao gồm trung tâm hội chợ triển lãm, các trung tâm thương mại, siêu thị và mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh; xây dựng các trung tâm thông tin tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp; xây dựng cum Vinh - Cửa Lò thành trung tâm thương mại lớn của vùng Bắc Trung bộ.

Phát triển các vùng du lịch trọng điểm, trong đó có vùng du lịch biển: Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc.

3.1.4 Định hướng của huyện đối với hoạt động kinh doanh thương mại trong thời gian tới

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Nghi Lộc tiếp tục là điểm quy hoạch phát triển kinh tế năng động của tỉnh, một số dự án được đầu tư và đi vào hoạt động, tạo điều kiện đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành quả phát triển những năm qua, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, hoàn thiện; nhiều cơ chế chính sách, quy hoạch đã được phê duyệt; nguồn nhân lực của huyện dồi dào và từng bước được nâng cao chất lượng.

Phương hướng, quan điểm phát triển

- Tiếp tục đổi mới và tạo bước đột phá để phát triển nhanh, bền vững kinh tế

- xã hội của huyện trên cơ sở phát huy nội lực gắn với tranh thủ tối đa nguồn lực trong chủ động hội nhập và cạnh tranh Tập trung nguồn lực phát triển mạnh một số lĩnh vực, sản phẩm đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.

- Phát triển kinh doanh thương mại phải dựa trên sự phát triển toàn diện các ngành lĩnh vực trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, đảm bảo cân đối, hài hòa giữa các ngành, các vùng và các vùng phụ cận thành phố, thị xã.

- Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, phát huy tối đa lợi thế vùng để phát triển kinh tế các vùng của huyện: vùng Tây gồm 10 xã Nghi Lâm, Văn, Kiều, Công Bắc, Công Nam, Mỹ, Phương, Hoa, Diên, Vạn; vùng Đông Bắc gồm 10 xã nằm trong khu kinh tế của tỉnh gồm Nghi Hợp, Quang, Xá, Thiết, Tiến, Yên, Long, Thuận, Hưng, Đồng; vùng Đông Nam phụ cận thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò gồm 10 xã: Nghi Khánh, Thạch, Phong, Xuân, Thái, Trường, Thịnh, Trung, Phúc Thọ và thị trấn Quán Hành.

- Phát triển kinh doanh thương mại nói riêng, phát triển kinh tế nói chung phải kết hợp với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, lấy hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực để lựa chọn phương án phát triển

Kết hợp phát triển về kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh

3.1.5 Mục tiêu cụ thể của huyện đối với hoạt động kinh doanh thương mại trong thời gian tới

Dựa trên những định hướng, quan điểm đã nêu trên, huyện Nghi Lộc đã đề ra những chỉ tiêu cụ thể sau:

- Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt từ 11 - 11,5%/năm

- Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 13.347 tỷ đồng.

- Trong đó: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ đạt 2.164 tỷ đồng

- Cơ cấu ngành thương mại dịch vụ chiếm 26,78% trong các ngành kinh tế.

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến 2020 là 16-18/29 xã

- Tăng số chợ đạt loại 3 lên 10 chợ đến năm 2020.

Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan Nhà nước thuộc huyện Nghi Lộc trong thời gian tới

3.2.1 Cụ thể hóa các chính sách tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt để ngày càng phù hợp hơn với thực tế trên địa bàn

- Làm tốt công tác điều chỉnh quy hoạch, quản lý quy hoạch sử dụng đất để phát huy tốt hiệu quả sử dụng gắn với bảo vệ tốt môi trường sinh thái Tập trung trọng tâm quy hoạch phát triển kinh tế, dịch vụ tổng hợp phục vụ nông nghiệp dọc tuyến quốc lộ, khu kinh tế Đông Nam, các trung tâm thị tứ, thị trấn đã được quy hoạch.

- Triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển chợ, các trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, các trục đường giao thông để tạo điều kiện hình thành các trung tâm về thương mại ở khu vực thị trấn Quán Hành, Bắc cầu Cấm Nghi Yên, chợ Thượng Nghi Mỹ Tận dụng khai thác được tiềm năng của quỹ đất và hướng phát triển nhanh đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Triển khai thực hiện tốt quy hoạch mở rộng thị trấn Quán Hành, sớm hoàn thiện quy hoạch thị trấn chợ Thượng, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch xây dựng các thị tứ vùng huyện để tạo điều kiện cho các loại hình kinh doanh thương mại phát triển đáp ứng được nhu cầu ngày cảng tăng của người dân.

- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển các vùng sản xuất để phát huy lợi thế từng địa bàn, rà soát, tiếp tục nâng cấp hệ thống thủy lợi, đầu tư hạ tầng thiết yếu, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh cơ giới hóa; làm tốt công tác giống và cung ứng vật tư, bảo vệ thực vật, kỹ thuật thâm canh, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

- Cần cụ thể hóa hơn nữa nội dung quy hoạch thương mại theo cụm, tuyến thương mại, theo vùng dân cư để xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng phù hợp Theo thực tế phát triển trên địa bàn, 4 cụm thương mại trọng điểm gồm:

+ Cụm thương mại dọc đường tỉnh lộ 534 ở vùng trung tâm và vùng giữa, đoạn từ thị trấn Quán Hành đến chợ Sơn của xã Nghi Thạch, nên tập trung phát triển các mặt hàng liên quan đến ngành dược, y tế ở tuyến giữa của vùng từ xã Nghi Trung, Nghi Thịnh bởi vì đây là vùng gần với bệnh viện đa khoa huyện, đặc biệt trong tương lai, bệnh viện sẽ được nâng cấp để trở thành bệnh viện có quy mô lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của người dân ở huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò đang ngày càng tăng Phát triển các mặt hàng gia dụng, sinh hoạt ở tuyến Quán Hành, đây là các mặt hàng truyền thống và là nơi nhập buôn của các vùng bãi ngang, vùng trên của huyện Các mặt hàng thiên về sản phẩm thủy hải sản ở tuyến Nghi Khánh, Nghi Thạch gắn với nơi buôn bán lâu đời những mặt hàng này ở chợ Sơn, và là nơi cung cấp cho các cửa hàng ven biển Cửa Lò, các cửa hàng vùng hồ tôm ở xã Nghi Khánh;

+ Cụm thương mại trên trục đường từ Xã Đoài – Nghi Diên đi Nghi Công Bắc, tập trung phát triển các mặt hàng thiên về trang trí, đồ gỗ nội thất và đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp của địa phương như cam, táo, các loại thịt lợn, thịt bò được nuôi ở các trang trại ở hai xã Nghi Công Bắc và Nghi Công Nam;

+ Cụm thương mại trên trục đường tỉnh lộ 534 đi các xã vùng trên phát triển theo 3 tuyến: Quán Hành – Nghi Hoa, Nghi Hoa – Nghi Phương, Nghi Mỹ - Nghi Lâm;

+ Cụm thương mại dọc đường tỉnh lộ 535 Vinh – Cửa Hội theo các xã Nghi Thái, Nghi Phong, Nghi Xuân Đây là cụm thương mại quan trọng và đã tồn tại lâu đời không chỉ của huyện mà là của cả tỉnh Nghệ An, vùng Cửa Hội với tốc độ phát triển nhanh, từ xưa đây là trung tâm buôn bán các mặt hàng đặc biệt là mặt hàng thủy hải sản, các mặt hàng liên quan đến việc đánh bắt hải sản của người dân, ngoài ra còn có các mặt hàng cơ bản như đồ gỗ ở vùng Nghi Thái, hàng tiêu dùng ở vùng chợ Mai Trang Đây là 4 cụm thương mại quan trọng cùng với tuyến thương mại trọng yếu dọc đường quốc lộ 1A nhằm phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tới.

Bên cạnh đó cần có những nghiên cứu về việc quy hoạch vùng thương mại xung quanh khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị VSIP Nghệ An giai đoạn 1 thuộc các xã Nghi Diên, Nghi Vạn; giai đoạn 2 gồm các xã thuộc vùng Khu kinh tế Đông Nam.

3.2.2 Tranh thủ tối đa nguồn lực của cấp trên phân bổ cho địa bàn huyện về phát triển thương mại

- Thực hiện tốt các cơ chế chính sách của tỉnh và trung ương, tranh thủ tối đa các nguồn vốn phục vụ cho công tác đào tạo, hỗ trợ khuyến khích trong hoạt động kinh doanh thương mại.

- Phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên nguồn lực và tranh thủ các nguồn vốn dự án để phấn đấu xây dựng các công trình trọng điểm tạo bước đột phá để tăng hiệu quả kinh doanh thương mại từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội.

+ Tập trung huy động mọi nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh để triển khai các công trình đường giao thông trên địa bàn, ưu tiên đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trọng điểm trước hết là các tuyến đường giao thông huyết mạch để phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng an ninh như tuyến đường tỉnh lộ 534 (đoạn Quán Hành - Nghi Văn và đoạn Quán Hành - Chợ Sơn giai đoạn 2), xây dựng một số tuyến đường nội thị trấn Quán Hành Đặc biệt, hình thành và xây dựng tuyến đường xung quanh Thị tứ chợ Thượng để chuẩn bị cho việc thành lập thị trấn

+ Đầu tư xây dựng nâng cấp các công trình trong đó có việc xây dựng hạ tầng đô thị chợ Thượng gồm hệ thống đường, điện, nước, công trình phụ trợ

+ Tranh thủ mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng các làng nghề, hạ tầng và hậu cần nghề cá, bảo đảm cho các làng nghề phát triển bền vững nhất là các làng nghề chế biến nông - lâm - hải sản.

3.2.3 Cần có những kế hoạch riêng trong công tác quản lý đối với những địa phương có tình hình phức tạp đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng, tuyên truyền, vận động Đối với những địa phương có tình hình phức tạp trong một bộ phận dân cư, cần có kế hoạch quản lý riêng, cử một bộ phận chuyên trách, chuyên nghiên cứu, am hiểu vùng Ví dụ đối với các xã vùng có người theo đạo hết sức phức tạp như Nghi Phương, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Phong, Nghi Thạch cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đối với người đứng đầu các vùng giáo, cần có chính sách hỗ trợ cho những người hoạt động trong nhân dân vùng giáo, xem xét ý kiến của người dân vùng giáo khi có kế hoạch quy hoạch phát triển kinh doanh thương mại ảnh hưởng tới đất đai chung của người dân vùng giáo như nhà thờ, đền thờ, nhà chùa, Đối với xã có tình hình phức tạp như Nghi Thiết, cần có những cán bộ cấp huyện được điều động xuống để nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của người dân, có biện pháp tuyên truyền vận động người dân hiểu và làm theo Vì Nghi Thiết là vùng phức tạp không chỉ hiện nay mà đã xuất hiện từ lâu, bản thân người dân có niềm tin không cao vào chính quyền, nhưng đây lại là nơi có vị trí thuận lợi, là nơi trọng điểm để phát triển kinh doanh thương mại dịch vụ của tỉnh nói chung, của huyện nói riêng.

3.2.4 Bám sát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh của huyện trong việc ban hành chính sách thương mại thuộc thẩm quyền của địa phương

Một số kiến nghị, đề xuất

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước Đề nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế và thương mại. Chính phủ cần hỗ trợ mạnh hơn nữa để nâng cao năng lực của mạng lưới xúc tiến thương mại, đặc biệt là năng lực cung cấp thông tin, marketing thông qua việc hướng dẫn tư vấn kỹ thuật nghiệp vụ, chuyên môn, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và các hỗ trợ cần thiết khác đối với các cán bộ quản lý

Hướng dẫn cụ thể cách thức quản lý theo các quy định được ban hành Đặc biệt, thống nhất nguồn luật về quản lý hợp tác xã.

Cần có những quy định về mức phạt đối với kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đủ mạnh, có sức răn đe những đối tượng vi phạm, ngăn tái phạm và vi phạm mới

3.3.2 Kiến nghị đối với các cơ quan cấp tỉnh Để hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với phát triển thương mại trên địa bàn huyện Nghi Lộc, kiến nghị UBND tỉnh, Sở Công thương và các Sở, ban ngành liên quan như sau:

- Đối với UBND tỉnh Nghệ An: đề nghị xem xét phân bổ nguồn kinh phí đào tạo hàng năm về vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh thương mại đối với các cán bộ phụ trách lĩnh vực thương mại của các cơ quan cấp huyện

- Đối với Sở Công thương tỉnh Nghệ An: đề nghị có kế hoạch triển khai xây dựng các đề án tăng cường công tác phổ biến kiến thức và quản lý Nhà nước về thương mại cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng thời, đề nghị Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ, nhân viên cấp huyện phụ trách quản lý kinh doanh thương mại.

3.3.3 Kiến nghị đối với các cơ quan cấp huyện có liên quan Đối với các cơ quan liên quan trên địa bàn huyện Nghi Lộc, kiến nghị như sau:

- Chi cục thuế huyện: đề nghị có những báo cáo kịp thời trong việc thu thuế của các đối tượng kinh doanh thương mại trên địa bàn, đặc biệt là các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại Tổ chức những buổi sinh hoạt nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế mới cho các đối tượng trên.

- Chi cục Thống kê huyện: đề nghị thu tập số liệu, báo cáo đầy đủ định kỳ hàng tháng về UBND huyện để UBND huyện theo dõi và kịp thời có những giải pháp khắc phục vấn đề khó khăn (nếu có).

- Công an huyện: Đề nghị tham gia hỗ trợ trong công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng Chủ động nắm rõ lịch trình kiểm tra theo từng cuộc Đảm bảo bố trí và sử dụng cán bộ am hiểu địa bàn, lĩnh vực, có năng lực và trình độ chuyên nghiệp về kiểm tra, xử lý các vấn đề kinh doanh thương mại trên địa bàn.

- Đội quản lý thị trường số 02: mặc dù không có trụ sở tại huyện, nhưng được phân công quản lý địa bàn huyện Nghi Lộc, đề nghị đội quản lý thị trường số

2 có những kế hoạch phối hợp với các cơ quan cấp huyện trong việc kiểm tra thị trường, hỗ trợ trong việc phối hợp liên ngành, liên vùng triển khai thực hiện tốt các nội dung kiểm tra.

- Đài phát thanh truyền hình của huyện: cần tăng cường nội dung thông tin về quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan nhà nước Đây là một kênh tuyên truyền có hiệu quả nên cần có sự phối hợp với các cơ quan cấp huyện tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò quản lý nhà nước trong kinh doanh thương mại đến các cấp quản lý, các chủ thể kinh doanh thương mại như doanh nghiệp thương mại, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh thương mại, ban quản lý chợ, các tiểu thương kinh doanh tại chợ và toàn thể người dân trên địa bàn huyện Nghi Lộc; tuyên truyền định hướng về chính sách thương mại trên địa bàn của cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

- Các cơ quan Đảng, đoàn thể các cấp: Phối hợp tích cực hơn nữa trong công tác giải quyết những vấn đề bức xúc trong nhân dân Các cơ quan đoàn thể là cơ quan gần dân, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân nên sẽ là kênh tuyên truyền vận động rất có hiệu quả các chính sách kinh doanh thương mại tại các xã trên địa bàn huyện, đặc biệt là các xã có tình hình phức tạp như Nghi Thiết, Nghi Phương, Nghi Phong, Nghi Kiều, Nghi Thạch,

3.3.4 Kiến nghị đối với các chủ thể kinh doanh thương mại

- Đối với hộ kinh doanh: các hộ kinh doanh cần phải tự nâng cao nhận thức trong việc chấp hành tuân thủ pháp luật cần nghiên cứu các chính sách liên quan đến việc kinh doanh của hộ để từ đó kinh doanh đúng pháp luật Tự trang bị cho mình kiến thức liên quan đến phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng để tránh bị các đầu mối chuyển hàng nhập hàng không đạt tiêu chuẩn Cần nhập hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Chủ động hơn nữa trong việc thực hiện các quy định của nhà nước về việc nộp thuế tránh tình trạng nợ đọng thuế gây khó khăn trong công tác quản lý.

- Đối với các doanh nghiệp: các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức chấp hành kỷ cương, pháp luật nghiêm túc trong việc kinh doanh bán hàng, đạo đức kinh doanh Đây là đầu mối quan trọng, cung cấp hàng hóa trên địa bàn.

- Đối với HTX Thương mại: Cần tự nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong ban quản trị cũng như xã viên bằng cách đăng ký tham gia các lớp đào tạo Chủ động trong việc tìm kiếm thị trường và sản phẩm kinh doanh, tránh tình trạng chờ sự chỉ đạo của Nhà nước Đặc biệt, cần tích cức hơn trong việc kiểm tra, kiếm toán để nhận thấy những khó khăn và tìm ra cách khắc phục kịp thời.

Ngày đăng: 13/09/2023, 09:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại tại Việt Nam - Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan nhà nước thuộc huyện nghi lộc, nghệ an
Sơ đồ 1.1 Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại tại Việt Nam (Trang 37)
Sơ đồ 2. 2: Tỷ lệ doanh thu từ các ngành hàng - Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan nhà nước thuộc huyện nghi lộc, nghệ an
Sơ đồ 2. 2: Tỷ lệ doanh thu từ các ngành hàng (Trang 53)
Sơ đồ 2. 1: Doanh thu từ các ngành hàng khác - Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan nhà nước thuộc huyện nghi lộc, nghệ an
Sơ đồ 2. 1: Doanh thu từ các ngành hàng khác (Trang 53)
Bảng 2. 4: Doanh thu kinh doanh thương mại theo hệ thống phân phối - Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan nhà nước thuộc huyện nghi lộc, nghệ an
Bảng 2. 4: Doanh thu kinh doanh thương mại theo hệ thống phân phối (Trang 55)
Sơ đồ 2. 4: Số lượng hộ kinh doanh cá thể theo các năm - Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan nhà nước thuộc huyện nghi lộc, nghệ an
Sơ đồ 2. 4: Số lượng hộ kinh doanh cá thể theo các năm (Trang 58)
Bảng 2. 6: Tổng hợp kinh doanh thương mại theo chủ thể năm 2013 - 6/2015 - Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan nhà nước thuộc huyện nghi lộc, nghệ an
Bảng 2. 6: Tổng hợp kinh doanh thương mại theo chủ thể năm 2013 - 6/2015 (Trang 59)
Bảng 2. 7: Số liệu cấp Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Nghi Lộc - Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan nhà nước thuộc huyện nghi lộc, nghệ an
Bảng 2. 7: Số liệu cấp Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Trang 67)
Bảng 2. 11: Ý kiến đánh giá hoạt động quản lý kinh doanh của các cơ quan quản lý Nhà nước  cấp huyện - Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại của các cơ quan nhà nước thuộc huyện nghi lộc, nghệ an
Bảng 2. 11: Ý kiến đánh giá hoạt động quản lý kinh doanh của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện (Trang 85)
w