1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại tổng công ty hàng không việt nam

144 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 868 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, (3)
    • 1.1.1. Bản chất chi phí (4)
    • 1.1.2. Nguyên tắc kế toán chi phí (10)
    • 1.1.3. Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính (11)
    • 1.1.4. Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp trên góc độ kế toán quản trị (14)
    • 1.2. Kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp (20)
      • 1.2.1. Bản chất doanh thu (20)
      • 1.2.2. Nguyên tắc kế toán doanh thu (22)
    • 1.3. Kế toán kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp (27)
      • 1.3.1. Bản chất kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp (27)
      • 1.3.2. Nội dung kế toán kết quả kinh doanh (28)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ (3)
    • 2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (31)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (31)
      • 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (33)
      • 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (36)
      • 2.1.4. Các điểm đặc thù đối với lĩnh vực hoạt động (38)
    • 2.2. Đặc điểm kế toán của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (45)
      • 2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (45)
      • 2.2.2. Đặc điểm công tác tổ chức hạch toán kế toán (48)
      • 2.2.3. Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty (49)
      • 2.2.4. Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán (49)
      • 2.2.5. Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán (50)
    • 2.3. Thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam trên góc độ kế toán tài chính (50)
      • 2.3.1. Kế toán chi phí tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (50)
      • 2.3.2. Kế toán doanh thu tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (59)
      • 2.3.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (76)
    • 2.4. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam dưới góc độ kế toán quản trị (77)
      • 2.4.1. Thực tế tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí, doanh thu, xác định kết quả hoạt động vận tải hàng không (77)
      • 2.4.2. Tổ chức các phần việc kế toán quản trị đối với chi phí vận tải hàng không (78)
      • 2.4.3. Tổ chức các phần việc kế toán quản trị đối với doanh thu vận tải hàng không (80)
      • 2.4.4. Tổ chức các phần việc kế toán quản trị đối với xác định kết quả kinh doanh vận tải hàng không (80)
    • 2.5. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (81)
      • 2.5.1. Những kết quả đạt được (81)
      • 2.5.2. Những vấn đề còn tồn tại (82)
      • 2.5.3. Nguyên nhân của các vấn đề tồn tại (92)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (3)
    • 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (95)
    • 3.2. Yêu cầu và quan điểm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (99)
      • 3.2.1. Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty hàng không Việt Nam (99)
      • 3.2.2. Quan điểm hoàn thiện về hạch toán kế toán (101)
      • 3.2.3. Yêu cầu hoàn thiện về kế toán quản trị (102)
    • 3.3. Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả (103)
    • 3.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh (105)
      • 3.4.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu vận tải hàng không (105)
      • 3.4.2 Hoàn thiện tổ chức lập dự toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh vận tải hàng không (107)
      • 3.4.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không (109)
      • 3.4.4. Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu (120)
      • 3.4.5. Hoàn thiện tổ chức phân tích chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh vận tải hàng không phục vụ công tác quản trị (134)
    • 3.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (135)
      • 3.5.1. Điều kiện vĩ mô về phía nhà nước và cơ quan chức năng (135)
      • 3.5.2. Điều kiện vi mô về phía Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (136)
  • KẾT LUẬN...........................................................................................................139 (139)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ,

Bản chất chi phí

1.1.1.1 Các định nghĩa về chi phí

Chi phí kinh doanh được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy theo mục đích và quan điểm của các nhà khoa học.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế chính trị thì chi phí kinh doanh là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong thời kỳ nhất định để tạo ra sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp Lao động sống là chi phí về nhân công trong hoạt động sản xuất kinh doanh Lao động vật hóa là chi phí về khấu hao tài sản cố định và giá trị nguyên vật liệu tiêu hao Tất cả các khoản chi phí đó đều tạo ra giá thành sản phẩm, dịch vụ của một kỳ hoạt động để đổi lấy kết quả thu về nhằm thỏa mãn các mục tiêu khác nhau Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn tài lực (lao động, vật tư, tiền vốn, ) để thực hiện việc sản suất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, thu mua dự trữ hàng hoá, luân chuyển, lưu thông sản phẩm, hàng hoá, thực hiện các hoạt động đầu tư, kể cả chi cho công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình hoạt động của mình Có thể nói: Chi phí hoạt động của doanh nghiệp (còn gọi là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp hay chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong một thời kỳ nhất định Ngoài ra còn bao gồm một số khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo quan điểm của các nhà quản trị thì chi phí kinh doanh đó là sự mất đi của nguyên vật liệu, tiền công, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác để tạo ra các kết quả của một tổ chức hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường các nhà quản trị thường quan tâm tới nhu cầu của khách hàng để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao và chi phí thâp, nhằm tối đa hóa các mục tiêu lợi nhuận.

Dưới góc độ kế toán tài chính, chi phí được coi là các khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ hạch toán Theo kế toán tài chính có những khoản chi phí phát sinh của kỳ này nhưng không được tính vào chi phí trong kỳ để xác định kết quả hoặc ngược lại có những khoản chi phí chưa phát sinh trong kỳ này nhưng đã được tính vào chi phí trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.

Dưới góc độ kế toán quản trị, chi phí được coi là nhưng phí tổn thực tế gắn liền với các phương án, sản phẩm, dịch vụ Chi phí kinh doanh theo quan điểm kế toán quản trị bao giờ cũng mang ltính cụ thể nhằm xem xét hiệu quả của các bộ phận đó như thế nào, đó chính là cơ sở để đưa ra các lựa chọn đầu tư,các phương án tối ưu.

Có thể thấy rằng có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về chi phí, song đều có điểm chung nhất đó là sự tiêu hao của các yếu tố sản xuất, các nguồn lực tài chính sau một kỳ hoạt động để tạo ra các kết quả thu về nhằm thỏa mãn các mục tiêu hoạt động.

Theo chuẩn mực kế toán, chi phí là tổng các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu Do đó chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được ghi nhận là chi phí khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm tài sản này của đơn vị không làm tăng tài sản khác hoặc không làm giảm khoản nợ khác của đơn vị Hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng khoản nợ này nhưng không làm giảm khoản nợ khác hoặc không làm tăng tài sản khác của đơn vị.

Như vậy, khái niệm chi phí gắn liền với việc sử dụng thước đo tiền tệ để đo lường các khoản hao phí đã tiêu hao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí luôn gắn với mục đích nhất định, đó là mục đích sản xuất kinh doanh kiếm lời của doanh nghiệp, chi phí luôn gắn với thời kỳ sản xuất kinh doanh nhất định Thực chất chi phí là sự giảm đi của tài sản hay là sự tăng lên của nợ phải trả trong một kỳ mà không làm tăng tài sản khác hoặc không làm giảm khoản nợ phải trả khác của doanh nghiệp, là sự hao phí lao động, vật tư tiền vốn cho một mục đích nhất định để đổi lấy các kết quả thu về.

1.1.1.2 Phân loại chi phí của doanh nghiệp

- Theo quan điểm kế toán tài chính

Phân chia theo chức năng (khoản mục) chi phí

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo chức năng (khoản mục) Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng Số lượng khoản mục chi phí phụ thuộc vào trình đọ nhận thức, trình độ quản lý, và hạch toán ở mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau.

- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao dịch, dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất.

- Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị doanh nghiệp và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.

- Chi phí tài chính: là những chi phí phát sinh trong các hoạt động tài chính như lãi vay, phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá trong thanh toán và đánh giá lại tài khoản tiền tệ…

+ Chi phí bất thường khác: là những chi phí phát sinh từ các giao dịch không thường xuyên của doanh nghiệp như các khoản phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng, các khoản thiệt hại do thiên tai địch họa, các khoản chênh lệch do thanh lý nhượng bán tài sản…

Phân chia theo nội dung yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí, chi phí được phân theo yếu tố Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý ở mỗi nước, mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chi thành các yếu tố sau:

- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ ting thay thế, công cụ, dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh.

- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong thời kỳ.

- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân, viên chức.

Nguyên tắc kế toán chi phí

Theo quan điểm kế toán tài chính, ghi nhận chi phí cần chú ý các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh khi mà các chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và các chi phí này phải được xác định một cách đáng tin cậy.

Thứ hai, các chi phí được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Thứ ba, khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống và theo tỷ lệ.

Thứ tư, một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi nó không đem lại lợi ích kinh tế cho các kỳ sau.

Theo quan điểm kế toán quản trị, công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản như sau:

- Phải phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, qui trình công nghệ và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí phải phù hợp với qui luật thị trường.

- Đảm bảo phù hợp với yêu cầu và trình độ quản trị của từng doanh nghiệp. Đồng thời cũng phải hướng tới sự tiến bộ trong công tác quản trị.

- Phải đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đáp ứng yêu cầu công tác quản trị.

- Phải đảm bảo có thể kết hợp hài hòa giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính.

Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính

1.1.3.1 Kế toán giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tiêu thụ trong kỳ, bất động sản đầu tư.

Theo chế độ kế toán hiện hành, giá vốn hàng bán bao gồm:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ;

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;

- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;

- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình xây dựng, tự chế hoàn thành;

- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

- Khấu hao bất động sản đầu tư trích trong kỳ;

- Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo bất động sản đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá bất động sản đầu tư;

- Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư;

- Giá trị còn lại của bất động sản đầu tư bán, thanh lý;

- Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý bất động sản đầu tư. Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán sử dụng tài khoản 632 – “Giá vốn hàng bán” tập hợp và kế chuyển giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp.

Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán xem Phụ lục 01, Phụ lục 02.

1.1.3.2 Kế toán chi phí bán hàng

Khi thực hiện bán sản phẩm, hàng hoá ngoài việc xuất, giao sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng, doanh nghiệp còn phải chi ra các khoản chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ Theo chế độ kế toán hiện hành, chi phí bán hàng bao gồm:

+ Chi phí nhân viên bán hàng

+ Chi phí vật liệu bao bì

+ Chi phí dụng cụ đồ dùng

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Chi phí bảo hành sản phẩm

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí khác bằng tiền.

Ngoài cách phân loại trên, để phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp có thể phân loại chi phí bán hàng theo mối quan hệ với khối lượng thực hiện có thể chia chi phí thành chi phí bất biến và chi phí khả biến hoặc theo mối quan hệ đối tượng tập hợp chi phí thì chi phí bán hàng chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Cuối kỳ kế toán phân bổ và kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ trường hợp có dự trữ hàng hoá biến động giữa các kỳ thì phải phân bổ chi phí bán hàng sang hàng tồn kho cuối kỳ.

Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã bán

Chi phí bán hàng cần phân bổ đầu kỳ

Chi phí bán hàng cần phân bổ phát sinh trong kỳ -

Tiêu chuẩn phân bổ của hàng đã xuất bán trong

Tổng tiêu chuẩn phân bổ của hàng kỳ xuất trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ Để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 641 – Chi phí bán hàng Trình tự kế toán tập hợp chi phí bán hàng xem Phụ lục 01, Phụ lục 02.

1.1.3.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp.

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, chi phí quản lý doanh nghiệp được chia ra các khoản chi phí sau:

+ Chi phí nhân viên quản lý

+ Chi phí vật liệu quản lý

+ Chi phí đồ dùng văn phòng

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí khác bằng tiền.

Cũng giống như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có thể phân loại theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động có thể chia ra chi phí bất biến và chi phí khả biến, phân loại theo mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí có thể chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí gián tiếp sản xuất kinh doanh cần được dự tính (lập dự toán) và quản lý chi tiêu tiết kiệm hợp lý Chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp do vậy cuối kỳ cần được tính toán và phân bổ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh. Để phản ánh tình hình tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 642- “Chi phí quản lý doanh nghiệp” để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp.

Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp xem Phụ lục 01, Phụ lục 02. 1.1.3.4 Kế toán chi phí tài chính

Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp Theo chế độ kế toán hiện hành, chi phí tài chính bao gồm:

+ Chi phí liên quan đến đầu tư chứng khoán

+ Chi phí liên quan đến hoạt động liên doanh kể cả khoản lỗ liên quan

+ Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn

+ Chi phí liên quan đến hoạt động mua bán ngoại tệ

+ Chi phí liên quan đến hoạt động cho thuê tài sản, cơ sở hạ tầng

+Chi phí lãi vay vốn kinh doanh, khoản chiết khấu thanh toán khi bán sản phẩm hàng hoá

+ Chênh lệch lỗ mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái

+ Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn

+ Chi phí khác liên quan đến hoạt động tài chính. Để tập hợp và kết chuyển chi phí hoạt động tài chính xác định kết quả kinh doanh kế toán sử dụng TK 635 – “Chi phí tài chính”.

Trình tự kế toán chi phí tài chính xem Phụ lục 01, Phụ lục 02.

1.1.3.5 Kế toán chi phí khác

Chi phí khác là các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.

Chi phí khác của doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có);

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kế, đầu tư dài hạn khác;

- Tiền phát do vi phạm hợp đồng kinh tế;

- Bị phạt thuế, truy thu nộp thuế;

- Các khoản chi phí khác. Để tập hợp và kết chuyển chi phí khác, xác định kết quả kinh doanh kế toán sử dụng TK 811 – “Chi phí khác”.

Trình tự kế toán chi phí khác xem Phụ lục 01, Phụ lục 02.

Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp trên góc độ kế toán quản trị

1.1.4.1 Tổ chức phân loại chi phí trong các doanh nghiệp

Như đã phân tích ở trên, tùy theo mục đích sử dụng thông tin, người ta phân loại chi phí sản xuất theo nhiều tiêu thức khác nhau Doanh nghiệp cần chú ý đến tiêu thức phân loại chi phí sao cho phục vụ được nhiều nhất mục tiêu quản trị của mình. Đối với yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí cho nhà quản trị các cấp, theo tác giả, trong hầu hết các doanh nghiệp, cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí có ý nghĩa rất quan trọng Theo cách phân loại này, chi phí được phân lọai thành chi phí biến đổi và chi phí cố định:

- Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh mà sự thay đổi tỷ lệ thuận với hoạt động kinh doanh Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành hoặc chỉ tiêu giá trị kết quả đầu ra…, các chi phí biến đổi thường là chi phí nhiên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, các hao mòn hữu hình của phương tiện vận tải, máy móc, nhà xưởng…

Chi phí biến đổi ngoài các chi phí có thể phân loại trực tiếp được còn có các chi phí phải tính toán, phân loại từ chi phí hỗn hợp như chi phí sửa chữa bảo dưỡng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý bằng các kỹ thuật (như phương pháp cực đại, cực tiểu và phương pháp bình phương nhỏ nhất) để tách chi phí biến đổi và chi phí cố định từ các chi phí hỗn hợp Trong quá trình áp dụng các biện pháp phân loại chi phí, doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán các phương pháp theo tiêu thức phân loại nhất định.

- Chi phí cố định: Là những khoản chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động sản xuất kình doanh của doanh nghiệp Chi phí cố định thay đổi hầu như không phụ thuộc mức độ hoạt động, khi doanh nghiệp không hoạt động thì chi phí cố định vẫn tồn tại, khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì mức chi phí cố định trên một đơn vị mức độ hoạt động giảm Tỷ trọng chi phí cố định trong doanh nghiệp (như chi phí khấu hao, chi phí thuê phương tiện, chi phí nhân công làm công tác quản lý, chi phí quảng cáo ) tùy thuộc loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài các chi phí cố định có thể nhận diện và phân loại trực tiếp, chi phí cố định còn có các chi phí được phân loại từ chi phí hỗn hợp bằng các nghiêp vụ kỹ thuật của kế toán quản trị và doanh nghiệp cần chú ý để tách đúng và đầy đủ.

Ví dụ, đối với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc thù như ngành vận tải hàng không, các khoản chi phí phát sinh rất đa dạng, phức tạp do đặc điểm hoạt động kinh doanh ngành hàng không, có nhiều nội dung chi phí hỗn hợp cần phải phân tích ra chi phí biến đổi và chi phí cố định với tính chất khá phức tạp như chi phí thuê máy bay có rất nhiều hình thức thuê, nếu thuê chuyến, thuê khoang thì có thể phân loại thành chi phí biến đổi ngay được, nếu chi phí thuê khô, thuê ướt có ràng buộc điều kiện giá thuê với mức độ hoạt động như trong 1 tháng thuê máy bay Airbus A 320 giá thuê 500.000 USD/tháng và trả cho 1 giờ bay là 2.000 USD/giờ bay – Như vậy, chi phí thuê máy bay cần phải phân loại ra chi phí biến đổi và chi phí cố định để tính cho từng chuyến bay, đường bay, chặng bay và từng loại máy bay ngoài ra còn rất nhiều nội dung chi phí khác cần phải phân loại từ chi phí hỗn hợp để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí cho từng đối tượng chịu phí với độ tin cậy cao, cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định kịp thời, đúng đắn.

1.1.4.2 Xây dựng hệ thống định mức chi phí và lập dự toán chi phí

1- Xây dựng hệ thống định mức chi phí

Hệ thống định mức chi phí sản xuất được doanh nghiệp xây dựng dựa trên các định mức kỹ thuật và số liệu thực tế của các bộ phận trong doanh nghiệp Đây là tài liệu quan trọng để xây dựng kế hoạch , lập dự toán và hoạch định chiến lược phát triển, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Dự toán chi phí và định mức chi phí có sự khác nhau về phạm vi, định mức, tiêu thức, cách thức tính cho từng loại hình hoạt động kinh doanh, cho từng trung tâm chi phí còn dự toán được lập cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ Giữa định mức và dự toán có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng qua lại nhau, một hệ thống định mức được lập sát với thực tế sẽ xây dựng được dự toán phù hợp, có tính khả thi cao, giúp cho công tác quản trị chi phí đạt hiệu quả

Khi xây dựng định mức chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, cần phải có sự kết hợp, so sánh, đối chứng giữa các đặc tính kỹ thuật, tình trạng chất lượng của các yếu tố đầu ra, đầu vào, các thong số kỹ thuật chung của ngành và tài liệu kế toán chi phí các năm trước liền kề, yếu tố thực nghiệm tổ chức định mức hao phí thực tế trong điều kiện hoạt động nhất định và yếu tố dự báo tình hình biến động trong tương lai Dựa vào đó doanh nghiệp cần phải xây dựng được hệ thống định mức chi phí cho mình trên cơ sở khoa học, phù hợp thực tế tình hình của đơn vị.

Hệ thống định mức chi phí thường bao gồm:

- Định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu

- Định mức sửa chữa, bảo dưỡng

- Định mức tiêu hao vật tư

- Định mức nhân công trực tiếp

- Định mức chi phí bán hàng

- Định mức chi phí quản lý Đối với nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, hệ thống định mức cần xây dựng cho từng loại sản phẩm, từng loại thị trường, từng giai đoạn… phục vụ cho mục tiêu giám sát và quản trị nội bộ.

2- Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh

Lập dự toán nhằm cụ thể hoá các mục tiêu của doanh nghiệp, thiết lập các kế hoạch ngắn hạn, dự báo thu nhập, xây dựng kế hoạch đầu tư, triển khai kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch nhân sự, lập dự toán tổng thể Dự toán là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị các cấp so sánh, đối chiếu, tìm ra các giải pháp điều chỉnh nhằm dẫn dắt doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã lựa chọn.

Dự toán chi phí có thể nhiều loại khác nhau, chẳng hạn dự toán chi phí cho từng chủng loại hàng hóa sản phẩm, từng thị trường, từng thời kỳ, từng đội sản xuất… tùy theo yêu cầu và mức độ phân cấp quản trị Các dự toán chi phí thường gồm:

- Dự toán tiêu hao nhiên liệu chính, nhiên liệu phụ

- Dự toán chi phí nhân công

- Dự toán chi phí vật tư tiêu hao

- Dự toán sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ

- Dự toán bảo dưỡng kỹ thuật

- Dự toán chi phí chung

- Dự toán chi phí bán hàng

- Dự toán chi phí quản lý

Phương pháp lập dự toán chi phí: Trên cơ sở hệ thống định mức chi phí, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đơn giá nguyên vật liệu, nhiên liệu để tiến hành lập dự toán chi tiết, dự toán tổng thể cho sản xuất kinh doanh.

Tổ chức lập dự toán chi phí: Xem Sơ đồ Tổ chức lập dự toán chi phí (Phụ lục 3)

Như vậy, các dự toán tạo thành hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh, các dự toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù, cầ chú ý lập dự toán cho các loại chi phí đặc thù Ví dụ, ngành vận tải hàng không còn có dự toán chi phí bay qua bầu trời, dự toán cất hạ cánh tại sân bay, dự toán phi phí dịch vụ thương mại kỹ thuật, dự toán chi phí phục vụ hành khách chi phí bán hàng của vận tải hàng không rất lớn, do vậy cần phải lập dự toán chi phí bán hàng chặt chẽ, sát thực.

1.1.4.3 Xác định chi phí sản xuất kinh doanh

Tổ chức hạch toán đúng chi phí sản xuất và tính gía thành giúp cho nhà quản trị các cấp phân tích, đánh giá được hiệu quả của từng bộ phận cấu thành, hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp

Phương pháp hạch toán chi phí là hệ thống các phương pháp để tập hợp, phân loại các chi phí theo các tiêu thức nhất định trong phạm vi giới hạn của hạch toán chi phí Trên cơ sở của các đối tượng hạch toán chi phí, kế toán mở sổ, thẻ chi tiết để ghi chép, hạch toán chi phí, định kỳ lập báo cáo cung cấp thông tin cho nhà quản trị hoặc lập báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản trị.

Kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp

1.2.1.1 Các định nghĩa về doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua và bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế,không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu.Các khoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không coi là doanh thu Như vậy, doanh thu đóng vai trò quan trọng, là nguồn bù đắp các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra đồng thời làm tăng vốn chủ sở hữu Việc hạch toán đúng doanh thu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác định đúng đắn kết quả kinh doanh, để từ đó có các quyết định kinh doanh hợp lý Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý là phải tổ chức kế toán chi tiết doanh thu như thế nào để cung cấp những thông tin nhằm xử lý và có những quyết định đúng đắn đến nhiều vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Theo quan điểm kế toán tài chính, doanh thu bao gồm

Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại được khách hàng chấp thuận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền), bao gồm:

- Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền có được do bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn những điều đã quy định.

- Doanh thu cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được do thực hiện các thoả thuận trong một hoặc nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện đã quy định.

Doanh thu hoạt động tài chính

Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, bao gồm:

- Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định,

- Cổ tức, lợi nhuận được chia

- Thu nhập về hoạt động mua, bán chứng khoán ngắn han, dài hạn

- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư khác

- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác

- Lãi tỷ giá hối đoái

- Chênh lệch do bán ngoại tệ

- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn

- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia của doanh nghịêp được ghi nhận khi thoả mãn 2 điều kiện:

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó.

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Đồng thời được xác định trên cơ sở:

+ Tiền lãi được xác nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

+ Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng.

+ Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.

Theo quan điểm kế toán quản trị, doanh thu cần được xác định theo từng cấp độ phục vụ nhu cầu quản trị

- Doanh thu theo từng đơn đặt hàng

- Doanh thu theo loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ

- Doanh thu theo nhóm khách hàng, thị trường

- Doanh thu theo đơn vị sản xuất, kinh doanh

- Doanh thu theo từng giai đoạn, thời kỳ trong chiến lược phát triển

1.2.2 Nguyên tắc kế toán doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 thì doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn tất cả bốn điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ

- Xác định được phần việc đã hoàn thành vào ngày lập Báo cáo kế toán

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành Theo phương pháp này, doanh thu được xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành.

Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi bảo đảm là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được đi giảm doanh thu Khi không chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu thì phải lập dự phòng nợ khó đòi mà không ghi giảm doanh thu Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì bù đắp bằng nguồn dự phòng.

Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thoả thuận được với bên đối tác giao dịch từ những điều kiện về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ, giá thanh toán, thời hạn và phương thức thanh toán Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế hoạch tài chính và kế toán phù hợp Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét và sửa đổi cách ước tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương pháp sau, tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ:

- Đánh giá phần công việc đã hoàn thành

- So sánh tỷ lệ giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công việc phải hoàn thành.

- Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch.

Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ

Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

ty Hàng không Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập theo Nghị định số 666/TTg, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL14, AN2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956. Cục Hàng không khi ấy có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo vận chuyển hành khách, hàng hóa phục vụ công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá của đất nước và phục vụ kịp thời, an toàn tuyệt đối các chuyến bay công tác của Bác Hồ, các vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, quân đội và các nhiệm vụ đặc biệt khác.

Ngày 11/2/1976, căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường trực Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định số 28/CP thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng không Việt Nam được tổ chức theo Nghị định số 666/TTg Tổng Cục Hàng không dân dụng đã nhanh chóng tổ chức bộ máy, cơ quan giúp việc theo nề nếp của một đơn vị quân đội, bao gồm cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật cùng các đơn vị sản xuất kinh doanh như: Đoàn bay 919, hệ thống sân bay, quản lý, điều hành bay, xưởng bảo dưỡng và sửa chữa máy bay, cơ sở huấn luyện và đào tạo Hệ thống sân bay do ngành quản lý và khai thác mở rộng ra trên cả nước với 3 sân bay quốc tế: Nội bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, nằm ở trung tâm ba miền Bắc, Trung, Nam.

Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Ngày 20/4/1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước

Vào ngày 27/05/1996, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines (VNA) làm nòng cốt Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong sự nghiệp phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng và của cả ngành Hàng không Việt Nam nói chung Tổng công ty Hàng không Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước, có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn được Nhà nước giao, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Tổng công ty Hàng không Việt Nam lấy Hãng Hàng không quốc gia Việt làm nòng cốt cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn vị thành viên khác của Tổng Công ty là các Công ty hạch toán độc lập trong các lĩnh vực liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho hoạt động kinh doanh của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.

Trong tiến trình phát triển, ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng - thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay.

Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc

Boeing 777 đặt mua của Boeing Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng Ba năm sau đó, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực.

Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và 40 điểm đến quốc tế tại

Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình.

Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại, Vietnam Airlines đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với Công ty cho thuê tàu bay Việt Nam (VALC) mà Vietnam Airlines là một trong những sáng lập viên, ký một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc Airbus A350 -

900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72 - 500 trong năm 2007 Vietnam Airlines hy vọng sẽ mở rộng đội bay lên mức 104 chiếc máy bay hiện đại vào năm

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

Tiền thân của Tổng công ty Hàng không Việt Nam ngày nay là đơn vị thuộc

Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ chính trị do quân đội giao, trang bị ban đầu chỉ có 05 máy bay loại nhỏ tiếp quản từ thực dân Pháp tại sân bay Gia Lâm năm 1954. Nhiệm vụ hoạt động chủ yếu đáp ứng nhu cầu quốc phòng với mạng đường bay từ

Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc.

Từ sau năm 1975, cùng với sự phát triển của đất nước đặt ra yêu cầu phải phát triển Hàng không Việt Nam ngang tầm nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ xây dựng phát triển kinh tế, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam được thành lập mở rộng mạng đường bay đi các tỉnh trong cả nước và vươn ra quốc tế Hoạt động chủ yếu là vận tải hành khách và hàng hóa bằng các máy bay vận tải loại nhỏ, được sản xuất tại Liên Xô trước đây như máy bay IL 14 ; AN 24 ; YAK 40 ; DC 3 ; DC 4 ; TU 134 hoạt động tầm ngắn

Vào ngày 27/05/1996 Tổng Công ty Hàng không Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong sự nghiệp phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng và của cả ngành Hàng không Việt Nam nói chung Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế quốc dân, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã phát huy tính độc lập, tự chủ, vận dụng linh hoạt các hình thức để nâng cao năng lực hoạt động trong cung cấp dịch vụ vận tải hành lý và hàng hóa, từ việc đầu tư mua sắm máy bay đến thuê khô, thuê ướt, thuê mua để nhanh chóng có được một đội bay mới, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu mở rộng mạng đường bay trong nước và quốc tế với 48 máy bay hiện đại các loại (Boeing 767-777- 787 ; Airbus A320- A321 ; ATR72 ; Fokker 70)

Trong những năm qua, Vienam Airlines đã cố gắng mở rộng mạng đường bay tới các tỉnh, thành phố trong nước và các đường bay quốc tế (trong đó có cả đường bay hợp tác khai thác với các hãng khác) bay tới các khu vực chính là Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Úc, Đông dương và Châu Âu Tần suất khai thác trên nhiều đường bay đã được tính toán một cách hợp lý, nhờ đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung của Tổng Công ty.

Tính đến nay, mạng đường bay của Vietnam Airlines gồm đường bay nội địa đến 20 tỉnh thành trong cả nước và 40 đường bay quốc tế ở 16 quốc gia khác nhau, được tổ chức theo trục nan hoa Các đường bay nội địa hàng không Việt Nam đã ổn định được chương trình khai thác trên trục bắc – nam, nối liền ba sân bay Nội Bài – Đà Nẵng – Tân Sơn Nhất Đã đạt được tần suất bay con thoi, phân bổ tương đối đều trong ngày trên đường bay SGN – HAN và tần suất cao trên các đường bay SGN –DAD, HAN – DAD Nhiều đường bay mới đã được mở và tăng tần suất hợp lý trên các đường bay nối Nội Bài – Đà Nẵng – Tân Sơn Nhất với các sân bay địa phương bằng máy bay nhỏ Song song với việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển nội địa, mạng đường bay này hỗ trợ đắc lực cho các đường bay quốc tế của Hàng không Việt Nam. Các đường bay quốc tế của Hàng không Việt Nam được tổ chức theo hướng tập trung ưu tiên xây dựng Nội Bài – Tân Sơn Nhất thành các trung tâm trung chuyển chủ yếu, Hàng không Việt Nam đã tăng tần suất cao trên tất cả các đường bay khu vực hướng tới Nội Bài – Tân Sơn Nhất tạo thế cạnh tranh với các trung tâm hàng không khu vực khác như Bangkoc, Singapore, Hongkong Từ chỗ là một Hãng hàng không chưa được biết đến trong khu vực, phải chịu chính sách cấm vận của Mỹ, đến nay Vietnam Airlines đã được đánh giá là hãng hàng không có tốc độ phát triển nhanh, ổn định và bước đầu xác lập được vị thế trong khu vực

Các sản phẩm vận tải hàng không hiện nay gồm có:

+ Vận tải hành khách, hành lý các tuyến nội địa và quốc tế

+ Vận tải hàng hoá, bưu kiện, hành lý tính cước

+ Chuyên cơ cho chính phủ

Đặc điểm kế toán của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Tổng Công ty HKVN (xem Phụ lục 05) Theo điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty, tổ chức hạch toán kế toán được tiến hành ở các đầu mối sau:

- Ban tài chính kế toán Tổng Công ty

- Trung tâm thống kê và tin học hàng không

- Văn phòng khu vực miền Bắc

- Văn phòng khu vực miền Trung

- Văn phòng khu vực Miền Nam

- 21 Văn phòng đại diện, văn phòng chi nhánh ở nước ngoài.

Trong quản lý tài chính, Tổng Công ty chia thành Khối hạch toán tập trung và các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Khối hạch toán tập trung bao gồm 7 đơn vị hạch toán phụ thuộc, nhưng trên thực tế chỉ có 6 đơn vị là: hãng hàng không Quốc gia 3 xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, 2 xí nghiệp máy bay A75, A76, là hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh chung, còn VASCO hầu như hạch toán độc lập.

Các đơn vị hoạch toán phụ thuộc gồm các văn phòng chi nhánh đại diện cho Vietnam Airlines ở các quốc gia và văn phòng khu vực được tổ chức với chức năng chính là: tổ chức giám sát và thực hiện quản lý, điều tiết các hoạt động bán và phần phối sản phẩm của Tổng Công ty tại lãnh thổ phù hợp với các chính sách của Tổng Công ty, đồng thời tiến hành các hoạt động khảo sát nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường tại lãnh thổ, góp phần tham gia vào việc hoạch định chính sách và kế hoạch thị trường của Tổng Công ty.

Tổ chức công tác kế toán hiện nay theo mô hình kế toán phân tán, trong đó Ban tài chính kế toán thực hiện phần hành kế toán tổng hợp và phần hành kế toán chi phí các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Tổng Công ty, các đơn vị kế toán cấp dưới chịu trách nhiệm tổ chức phần hành kế toán chi tiết phát sinh tại đơn vị Hình thức kế toán áp dụng thống nhất là hình thức Chứng từ ghi sổ.

Tổ chức công tác kế toán và quản lý chi phí, thu bán được thực hiện ở cả hai cấp

- Phòng tài chính kế toán tại các đơn vị thành viên: Các đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tổ chức các Phòng tài chính kế toán, chịu trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán tại đơn vị theo qui định của Pháp luật hiện hành và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Ban tài chính kế toán Tổng công ty, chịu trách nhiệm lập các báo cáo về tình hình tài chính tại đơn vị theo các mẫu biểu do Bàn chính kế toán Tổng công ty qui định Định kỳ gửi 01 bộ báo cáo bán từ và chứng từ gốc về trung tâm thống kê và tin học hàng không, gửi 01 bộ báo cáo bán và báo cáo chi phí về Ban Tài chính kế toán để quản lý

- Phòng tài chính kế toán tại Tổng Công ty: được thực hiện ở hai bộ phận là

Ban Tài chính Kế toán và trung tâm thống kê và tin học hàng không

* Trung tâm thống kê và tin học: Căn cứ báo bán của đơn vị và chứng từ gốc thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện chính sách bán hàng Lập các bảng kê chênh lệch giữa số thu bán đơn vị báo cáo và số phải thu theo quy định giá cước hiện hành, chuyển bảng kê này cho Ban Tài chính kế toán truy thu đơn vị.

Căn cứ vào các tờ vận chuyển gửi cùng các hồ sơ chuyến bay đã thực hiện để lập bảng xác nhận doanh thu chuyển Ban tài chính kế toán ghi sổ.

* Ban Tài chính kế toán: Căn cứ theo báo cáo bán của đơn vị và bảng kê truy thu của Trung tâm thống kê tin học hàng không để thực hiện hạch toán và kiểm soát số thu bán phải nộp về Tổng Công ty của đơn vị Căn cứ vào các báo cáo bán lập lệnh chuyển tiền về tài khoản của Tổng Công ty Hạch toán doanh thu vận chuyển theo bảng kê doanh thu thực hiện của Trung tâm thống kê tin học hàng không Thực hiện kiểm soát và hạch toán chi tiết đối với những đại lý, tổng đại lý tại thị trường mà không có văn phòng chi nhánh, Văn phòng khu vực Đồng thời tiếp nhận, kiểm tra các báo cáo chi phí, xem xét và trình duyệt các khoản chi vượt định mức hoặc bất thường.

Ban Tài chính kế toán: Là cơ quan tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về công tác tài chính kế toán Ban Tài chính kế toán Tổng Công ty vừa là cơ quan chỉ đạo, vừa thực hiện chức năng quản lý tài chính kế toán hoạt động kinh doanh trọng tâm của Tổng công ty đó là hoạt động của Hãng Hàng không quốc gia (VNA) Căn cứ vào chế độ quản lý tài chính và các chính sách trong công tác kế toán của Nhà nước và đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của Tổng công ty, Ban tài chính kế toán ban hành các qui chế, qui định nhằm chỉ đạo hướng dẫn công tác tài chính kế toán của toàn Tổng công ty.

Ban Tài chính kế toán gồm các Phòng chuyên môn như sau:

- Phòng kế toán tổng hợp

- Phòng Tài chính đầu tư

- Phòng chế độ kế toán

- Phòng quản lý vốn góp

- Phòng kế toán thuTrong các Phòng chuyên môn, các phần hành công việc được bố trí các tổ chuyên môn, các chuyên viên giúp việc.

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Tài chính kế toán:

+ Chức năng: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý tài chính, quản lý các tài sản, vốn đảm bảo tuân thủ luật pháp Nhà nước và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thực hiện chỉ đạo và giám sát toàn bộ các hoạt động tài chính kế toán trong khối hạch toán tập trung.

Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán trong toàn Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, khối cơ quan Tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc trên cơ sở tuân thủ Luật kế toán và các chế độ kế toán thống kê hiện hành. Đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Hãng, đáp ứng về vốn cho các đơn vị trực thuộc Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác bảo toàn, phát triển vốn và khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

Thực hiện chức năng giám đốc tài chính cho hoạt động của Hãng và các đơn vị trực thuộc, thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, quản lý và xử lý kịp thời các vụ việc cụ thể theo pháp luật hiện hành.

Lập báo cáo quyết toán tài chính của Hãng theo chế độ hiện hành, quản lý, theo dõi việc góp vốn vào các công ty cổ phần, các liên doanh, tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác đầu tư vốn vào các đơn vị thành viên và đầu tư ra bên ngoài Tổng công ty.

Tổ chức và thực hiện chu trình luân chuyển và quản lý chứng từ, tài liệu, đảm bảo thông tin kế toán, thống kê phù hợp với đặc điểm hoạt của ngành Hàng không.

Chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin kế toán, thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh và lập báo cáo cho các nhà quản trị.

Thực hiện bảo quản, lưu trữ, giữ bí mật thông tin theo yêu cầu công tác bảo mật và phù hợp với luật pháp hiện hành.

2.2.2 Đặc điểm công tác tổ chức hạch toán kế toán:

+ Tổ chức công tác kế toán hiện này theo mô hình kế toán phân tán, trong đóBan Tài chính kế toán thực hiện phần hành kế toán tổng hợp và phần hành kế toán chi tiêt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Tổng Công ty, các đơn vị kế toán cấp dưới chịu trách nhiệm tổ chức phần hành kế toán chi tiết phát sinh tại đơn vị.

Thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam trên góc độ kế toán tài chính

2.3.1 Kế toán chi phí tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

2.3.1.1 Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam a/ Công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh

Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Hãng, căn cứ vào hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành của các yếu tố sản xuất và số liệu thực hiện chi phí thực tế các năm liền kề được tổng kết từ hệ thống thông tin kế toán, Ban tài chính kế toán phối hợp với các cơ quan tham mưu như Ban kế hoạch đầu tư, Ban

Kỹ thuật xăng dầu, Ban tiếp thị hành khách lập dự toán chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh trong năm của Hãng.

Hệ thống định mức chi phí vận tải hàng không của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam bao trùm lên toàn bộ các bộ phận thuộc Hăng như định mức chi phí nhiên liệu cho từng loại máy bay, từng chặng bay, đường bay; định mức nhân công trực tiếp cho từng chuyến bay của từng loại máy bay; định mức chi phí suất ăn, đồ uống, công cụ, dụng cụ phục vụ cho từng chuyến bay (Định mức nhiên liệu tại –

Phụ lục: 06; Định mức chi phí phục vụ hành khách tại Phụ lục: 07; Định mức chi phí dịch vụ phục vụ chuyến bay tại Phụ lục: 08)

Dự toán chi phí vận tải hàng không được lập khá cụ thể, chi tiết và là tài liệu thuộc Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Hãng - Xem Phụ lục 09 b/ Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu:

Tổng công ty Hàng không có qui định khá chặt chẽ qui trình lập, luân chuyển, ghi chép và lưu trữ chứng từ ban đầu Hệ thống chứng từ ban đầu là các chứng từ đặc thù của hoạt động vận tải Hàng không như vé máy bay, chứng từ thanh toán bay qua bầu trời, chứng từ thuê máy bay, thuê dịch vụ thương mại, kỹ thuật mặt đất, chứng từ thanh toán xăng dầu và các chứng từ thông dụng khác như Phiếu thu, Phiếu chi, Lệnh chuyển tiền toàn bộ các chứng từ ban đầu của Hãng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, các thông lệ quốc tế về hoạt động kinh doanh vận tải Hàng không. c/ Hệ thống tài khoản kế toán:

Tổng công ty không ban hành hệ thống tài khoản riêng để phục vụ cho công tác kế toán quản trị Đối với Hãng Hàng không, Ban Tài chính kế toán qui định hệ thống tài khoản phục vụ công tác kế toán tài chính, phù hợp với qui định hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải Hàng không.

Hệ thống tài khoản được sử dụng thống nhất và bắt buộc tại các đơn vị hạch toán tập trung và hạch toán phụ thuộc tại Hãng như sau:

- Hệ thống tài khoản tổng hợp gồm 3 số, tài khoản phân tích cấp một được ký hiệu 4 số.

- Hệ thống tài khoản phân tích cấp 2 được thiết kế tối đa 8 số để chi tiết hóa các loại tài sản, các loại chi phí để phục vụ công tác phân tích.

+ Các tài khoản loại 6 được sử dụng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh:

TK 621: Chi phí nguyên vật liệu

TK 6211: Chi phí nhiên liệu máy bay

TK 6212: Chi dầu mỡ phụ dùng cho máy bay

TK 6213: Chi vật tư vệ sinh máy bay

TK 622: Chi nhân công trực tiếp

TK 6221: Lương tổ lái, tiếp viên

TK 6222: Phụ cấp tổ lái, tiếp viên

TK 6223: BHXH; BHYT; KPCĐ tổ lái, tiếp viên

TK 623: Chi phí thuê máy bay

TK 6231: Chi thuê máy bay thường xuyên

TK 6232: Chi thuê chuyến, mua chỗ, mua khoang

TK 624: Chi phục vụ chuyến bay

TK 6241: Chi kỹ thuật, thương mại

TK 6242: Chi điều hành bay

TK 6243: Chi trả sân bay

TK 6251: Chi bảo hiểm chung

TK 6252: Chi bảo hiểm máy bay

TK 6253: Chi bảo hiểm tai nạn hành khách

TK 6254: Chi bảo hiểm phi hàng không

TK 626: Chi phí khấu hao máy bay

TK 6261: Khấu hao cơ bản máy bay

TK 6262: Khấu hao sửa chữa lớn máy bay

TK 627: Chi phí sản xuất chung

TK 6271: Chi cho cán bộ công nhân viên

TK 6272: Chi vật liệu phụ

TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản mặt đất

TK 6275: Chi thuê tài sản mặt đất

TK 6276: Chi phí bảo quản, sửa chữa thường xuyên

TK 6278: Chi khác bằng tiền

TK 628: Chi phí vật tư khí tài máy bay

TK 6281: Chi phí vật tư khí tài máy bay sở hữu

TK 6282: Chi phí vật tư khí tài máy bay thuê tài chính

TK 6283: Chi phí vật tư khí tài máy bay thuê khô

TK 629: Chi phục vụ hành khách

TK 6291: Chi phục vụ hành khách của VNA

TK 6292: Chi phục vụ hành khách của hẵng khác

TK 631: Giá thành sản xuất

TK 631: Giá vốn hàng bán

TK 641: Chi phí bán hàng

TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp d/ Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán:

Hình thức sổ sách kế toán áp dụng trong Tổng công ty là hình thức Chứng từ ghi sổ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các đơn vị được kế toán lập Chứng từ ghi sổ và tiến hành ghi chép, hạch toán trên hệ thống sổ sách theo sự hướng dẫn thống nhất của Ban Tài chính kế toán

Các sổ chi tiết được thiết kế cho từng khoản mục chi phí và được phản ánh vào hệ thống tài khoản Ví dụ như để theo dõi thông tin tiêu hao nhiên liệu, kế toán lập Tờ kê chi tiết nhiên liệu dùng cho máy bay và sau đó phản ánh vào Sổ chi tiết tài khoản 6211 Nhiên liệu dùng cho máy bay.

Căn cứ các chứng từ tra nạp nhiên liệu từ các sân bay trong nước và quốc tế thu thập được từ qui trình luân chuyển chứng từ Ban kỹ thuật xăng dầu sau khi kiểm tra, rà soát lại các chứng từ sẽ lập Tờ kê chi tiết tiêu hao nhiên liệu dùng cho máy bay kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán tiến hành nghiệp vụ thanh toán và lập Chúng từ ghi sổ để phản ánh vào hệ thống tài khoản – Phụ lục 10

Chứng từ chi tiết được đính kèm với Tờ kê chi tiết tiêu hao nhiên liệu dùng cho máy bay do các nhà cung cấp chuyển về, được đưa về Ban tài chính kế toán, kế toán căn cứ vào tài liệu này để lập Chứng từ ghi sổ và thực hiện ghi vào hệ thống Sổ chi tiết (Phụ lục 11) và Sổ cái có liên quan (Phụ lục 12).

Từ số liệu trên sổ chi tiết, chương trình kế toán bắt đầu chuyển vào hệ thống sổ cái, kết chuyển vào hệ thổng tài khoản lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác. e- Tổ chức hệ thống báo cáo

Ngoài các báo cáo theo qui định của Nhà nước trong Báo cáo tài chính hàng năm như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên báo cáo tài chính năm của Tổng công ty Hàng không còn có các báo cáo như Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất (Phụ lục 13); Báo cáo tổng hợp thanh toán nhiên liệu cho máy bay (Phụ lục 14); Báo cáo tổng hợp chi phí tiêu hao nhiên liệu máy bay theo đướng bay (Phụ lục 15); Báo cáo chi phí thuê chuyến (Phụ lục 16); Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh vận tải hàng không (Phụ lục 17)

2.3.1.2 Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Do dặc điểm hoạt động vận tải Hàng không có nhiều khoản chi phí lớn, phức tạp, phát sinh trên nhiều vùng lãnh thổ, nhiều quốc gia, liên quan tới nhiều thành phần Việc phân loại chi phí hoạt động vận tải hàng không là việc rất phức tạp và quan trọng để đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí cho đối tượng chịu phí từ đó cung cấp thông tin cho các nhà quản trị có các quyết sách điều chỉnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Hàng không Việt Nam. a- Phân loại chi phí tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam:

1- Chi phí nguyên nhiên vật liệu và công cụ lao động:

- Chi phí nhiên liệu máy bay:

Là khoản tiền (VND) chi cho việc mua nhiên liệu cho máy bay phục vụ sản xuất kinh doanh Nhiên liệu máy bay có thể được tra nạp tại nhiều quốc gia khác nhau trên các chặng bay mà VNA khai thác Tại Việt Nam có nhà cung cấp là Công ty xăng dầu Hàng không (VINAPCO), tại các quốc gia khác VNA ký các hợp đồng cung cấp với các nhà cung cấp tại quốc gia đó Việc cung cấp, tra nạp nhiên liệu tại các sân bay nước ngoài được Tổ lái (Cơ trưởng) và Đại diện của Hãng tại nước đó xác nhận, số tiền này được thực hiện thanh toán với nhà cung cấp và ghi sổ, khi nhận được hóa đơn và yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp gửi về Ban tài chính kế toán và được các cơ quan có liên quan xác nhận.

- Chi phí nhiên liệu mặt đất:

Là khoản tiền chi cho hoạt động của các phương tiện mặt đất, các khoản này phát sinh chủ yếu tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

- Chi công cụ dụng cụ:

Là khoản tiền chi cho mua sắm công cụ, dụng cụ lao động, được tính và phân bổ một kỳ hoặc nhiều kỳ, ở tất cả các khâu trong dây truyền thực hiện dịch vụ vận tải hàng không Các khoản chi mua sắm công cụ, dụng cụ được thực hiện theo kế hoạch và được tính, phân bổ vào SXKD theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước

Thực trạng tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam dưới góc độ kế toán quản trị

2.4.1 Thực tế tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí, doanh thu, xác định kết quả hoạt động vận tải hàng không

Hiện nay tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam không tổ chức bộ máy kế toán quản trị một cách cụ thể, mà chỉ có bộ máy kế toán phục vụ kế toán tài chính như đã trình bầy ở phần trên Sau khi báo cáo tài chính được lập định kỳ hàng quí, năm, Phòng

Kế toán tổng hợp thuộc Ban Tài chính kế toán của Tổng công ty tiến hành lập các báo cáo kèm theo Báo cáo tài chính năm của Tổng công ty.

Xét một cách toàn diện các mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí và doanh thu(mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí tách biệt ; mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí kết hợp; mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí hỗn hợp) tạiTổng công ty Hàng không Việt Nam hiện nay chưa có tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí và doanh thu cũng như kết quả kinh doanh một cách độc lập Mà bộ máy kế toán được tổ chức hiện tại chỉ để phục vụ cho kế toán tài chính, chưa có sự phân công cho cá nhân hoặc bộ phận nào chịu trách nhiệm thực hiện công việc kế toán quản trị.

2.4.2 Tổ chức các phần việc kế toán quản trị đối với chi phí vận tải hàng không

Có thể nói thực tế công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không hiện nay là chưa rõ ràng, chưa cụ thể Các thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản trị nằm rải rác ở các báo cáo trong hệ thống báo cáo của kế toán tài chính, được lập định kỳ cùng báo cáo tài chính quí, năm của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Xét ở góc độ yêu cầu cho công tác quản trị doanh nghiệp, các báo cáo này không có tính chuyên sâu, không kịp thời, đầy đủ, không có tính hệ thống không đáp ứng được yêu cầu phục vụ việc ra các quyết định quản trị ngắn hạn cũng như dài hạn.

* Thực tế công tác lập dự toán chi phí vận tải hàng không

Hàng năm Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện lập kế hoạch SXKD cho toàn Tổng công ty trong đó có hoạt động vận tải hàng không Trên cơ sở kế hoạch hoạt động bay của Hãng, bộ phận lập kế hoạch của Tổng công ty (bao gồm đại diện của Ban kế hoạch đầu tư, Ban tài chính kế toán, Ban tiếp thị hành khách, Ban tổ chức cán bộ ) lập dự toán chi phí vận tải hàng không và là tài liệu trong kế hoạch SXKD năm, các chi phí được phân loại theo yếu tố chi phí

Các định mức chi phí đã được Tổng công ty xây dựng cho một số chi phí cơ bản như định mức tiêu hao nhiên liệu, định mức chi phí phục vụ hành khách, định mức chi phí nhân công trực tiếp làm cơ sở cho việc lập dự toán chi phí.

* Thực tế tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu chi phí vận tải hàng không:

Tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam không tổ chức công tác kế toán quản trị riêng biệt, do vậy không có hệ thống chứng từ ban đầu chi phí vận tải hàng không phục vụ cho công tác ghi chép của kế toán quản trị Trên thực tế, hệ thống chứng từ ban đầu chỉ để thu thập thông tin cho kế toán tài chính và đơn thuần chỉ phục vụ công việc thu thập chứng từ kế toán tài chính Tuy nhiên, các thông tin chi tiết thu thập được trên các bảng kê chi tiết tại các trung tâm phát sinh chi phí cũng được sử dụng để tổng hợp số liệu, lập nên các báo cáo tổng hợp do BanTài chính kế toán tổ chức lập sau khi có báo cáo tài chính

Ví dụ: Từ Tờ kê chi tiết tiêu hao nhiên liệu dùng cho máy bay, Phòng Tài chính thuộc Ban Tài chính kế toán Tổng Công ty hàng không Việt Nam phân loại, tổng hợp các thông tin này để lập thành Báo cáo tổng hợp thanh toán nhiên liệu máy bay ; Báo cáo tổng hợp tiêu hao nhiên liệu máy bay

* Thực tế tổ chức hệ thống tài khoản ghi chép chi phí vận tải hàng không:

Hiện nay, tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam không không tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách riêng cho việc ghi chép của kế toán quản trị, mà chỉ tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách ghi chép của kế toán tài chính Do vậy có thể nói rằng, tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam hiện nay chưa có kế toán quản trị.

* Thực tế tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị:

Như đã trình bầy ở phần trên, tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam chưa tổ chức kế toán quản trị, do vậy nếu xét đầy đủ thì cũng chưa có hệ thống báo cáo kế toán quản trị Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp, Ban Tài chính kế toán đã lập một số báo cáo tổng hợp trên cơ sở các báo cáo chi tiết, các báo cáo tổng hợp của các bộ phận phát sinh chi phí kèm theo Báo cáo tài chính. Các báo cáo này được lập sau khi Báo cáo tài chính được lập, do vậy tính cập nhật, tính khách quan, kịp thời không còn giá trị cho việc ra các quyết định quản trị ngắn hạn.

Các báo cáo mang tính chất cung cấp thông tin cho quản trị tại Tổng công ty Hàng không hiện nay gồm có Báo cáo tổng hợp chi phí tiêu hao nhiên liệu máy bay theo đường bay (Phụ lục 15); Báo cáo chi phí thuê chuyến (Phụ lục 16): Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh vận tải hàng không (Phụ lục 17)

* Thực tế tổ chức phân tích chi phí vận tải hàng không và ra các quyết định chi phí

- Công tác tổ chức phân tích chi phí vận tải hàng không tại Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam hiện nay chủ yếu để so sánh với kế hoạch xem tăng hay giảm và nguyên nhân do đâu Các chi phí này được tổng hợp và phân loại theo các yếu tố chi phí từ thông tin của kế toán tài chính, do vậy không thể phân tích được sự liên hệ giữa các yếu tố chi phí đặc biệt là mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

- Việc thực hiện phân tích chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kế toán và yêu cầu của lãnh đạo đối với các thông tin chính, không có tính hệ thống, không đánh giá được sự biến động các chỉ tiêu trong mối quan hệ tổng thể.

2.4.3 Tổ chức các phần việc kế toán quản trị đối với doanh thu vận tải hàng không

Nhìn chung với hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán hiện nay, công tác hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ vận tải tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam chỉ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công tác kế toán tài chính Các thông tin kế toán đã được tính toán, đo lường và ghi chép nhằm quản lý chặt chẽ quá trình thu từ cung cấp dịch vụ vận tải hàng không Các thông tin về doanh thu đối với từng chặng bay, đường bay, hay từng loại máy bay vẫn chưa thể kết xuất đầy đủ, chính xác và cung cấp kịp thời cho các nhà quản trị để thực hiện các phương pháp phân tích đánh giá nhằm đưa ra quyết sách quản lý tối ưu Có thể nói là công tác tổ chức kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý vẫn còn rất nhiều điểm phải cải thiện

2.4.4 Tổ chức các phần việc kế toán quản trị đối với xác định kết quả kinh doanh vận tải hàng không

Hiện tại Tổng Công ty mới chỉ chú trọng đến việc tổ chức công tác kế toán đối với kết quả kinh doanh xét trên góc độ kế toán tài chính còn góc độ kế toán quản trị vẫn chưa được chú ý Do khả năng kết xuất dữ liệu cung cấp thông tin phục vụ kế toán quản trị về doanh thu còn hạn chế cũng như khả năng theo dõi, tập hợp chi phí riêng biệt cho từng đối tương kinh doanh còn nhiều khó khan, nên vẫn chưa thể thực hiện xác định kết quả kinh doanh cho từng đối tượng kinh doanh, đặc biệt là xét cho từng đầu máy bay, từng loại máy bay, từng chặng đường, từng loại thị trường, từng loại đối tượng hành khách… Các thông tin về kết quả kinh doanh do kế toán tài chính cung cấp mới chỉ ở mức sơ bộ chung chung nên vẫn chưa thể giúp ích nhiều cho các nhà quản trị trong việc ra các quyết định kinh doanh.

PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và cũng đồng thời tạo nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng Để tồn tại và phát triển, Tổng công ty Hàng không Việt Nam phải nhanh chóng đầu tư chiều sâu, tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh, ứng phó kịp thời với các biến động của thị trường quốc tế cũng như trong nước Muốn đạt được điều đó, các nhà quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam phải thực hiện chiến lược kinh doanh, cùng nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm nâng hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường, trong đó việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị có vai trò vô cùng quan trọng, chỉ có cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, hệ thống, trung thực về tình hình của doanh nghiệp thì các nhà quản trị mới có thể ra được các quyết định đúng đắn, kịp thời từ đó nâng cao chất lượng của công tác quản trị.

Hiện nay, tại thị trường vận tải hàng không của Việt Nam có sự cạnh tranh khá quyết liệt của các hãng hàng không trong nước và quốc tế, sự có mặt của các hãng hàng không quốc tế như Air Asian, Singapore Ailines, Qatas, Lock Air,American airlines và các Hãng Hàng không trong nước như Jet Star Pacific,Speed up, Viêt Jet cùng với sự bất lợi của môi trường kinh doanh như giá nhiên liệu tăng cao, biến động thất thường, tỷ giá hối đoái liên tục biến động làm cho kinh doanh vận tải hàng không của Việt Nam Airlines đứng trước những thách thức lớn Để tồn tại và phát triển, VNA buộc phải chấp nhận cạnh tranh, áp dụng hàng loạt cải cách như cơ cấu lại tổ chức, nâng cao trình độ quản trị của các cấp quản lý, đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ do vậy, việc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại VNA là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Kế toán quản trị chi phí doanh thu là kênh chính cung cấp thông tin cho nhà quản trị về tình hình thực tế của doanh nghiệp thông qua hệ thống chỉ tiêu và hệ thống báo cáo có tính chuyên sâu của kế toán quản trị, làm cơ sở cho các nhà quản trị phân tích nhằm đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn Nội dung của kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nói chung, tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng bao trùm toàn bộ các hoạt động, các khâu, các bộ phận trong toàn bộ doanh nghiệp tham gia qui trình sản xuất, nhằm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị các cấp ra các quyết định quản trị ngắn hạn, dài hạn để huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

Qua phân tích, đánh giá thực trạng hạch toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cho thấy yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh là hết sức cần thiết Điều đó được thể hiện ở các mặt sau:

- Hoàn thiện công tác kế toán quản trị doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh để đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển của Hàng không Việt Nam

Với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới, sự chiếm lĩnh thị trường với mãnh lực mạnh mẽ thu hút về các hãng khác, đòi hỏi HKVN phải không ngừng kiện toàn bộ máy tổ chức, liên tục đổi mới tổ chức quản lý Điều đó được xác định trên các quan điểm sau:

Một là: Theo định hướng phát triển của Hãng Hàng không quốc gia Việt

Nam, Hãng sẽ phát triển một cách mạnh mẽ với quy mô trung bình trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Hai là: Mô hình tổ chức song song với cơ chế đảm bảo gọn nhẹ, năng động, phát huy cao nhất mọi thế mạnh của Hãng nhằm đưa Hãng thành một Công ty mạnh.

Ba là: Tổ chức của Hãng được xây dựng trên cơ sở tính hệ thống và kế thừa các giai đoạn phát triển của lịch sử đồng thời vận dụng các kinh nghiệm của các Hãng Hàng không lớn trên thế giới.

Bốn là: Tổ chức của Hãng trong giai đoạn trước mắt sẽ quản lý tập trung toàn bộ nguồn tài chính, nhân lực, đầu tư Hạch toán công đoạn cho các xí nghiệp thành viên trên cơ sở giao quyền tự chủ nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của các xí nghiệp thành viên.

- Hoàn thiện hạch toán doanh thu để thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin

Là một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, Hàng không Việt Nam luôn tìm mọi biện pháp để cung ứng những sản phẩm vận chuyển có chất lượng tốt, luôn nâng cao năng lực điều hành chi phí phí và doanh thu nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao Trong đó việc phân đoạn thị trường và xác định phân thị mục tiêu chiếm vị trí quan trọng trong quá trình kinh doanh Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, người ta sử dụng nhiều cách khác nhau để phân thị trường Xác định đúng sai phân thị mục tiêu sẽ quyết định thành bại công việc kinh doanh của Hãng Việc lựa chọn phân thị mục tiêu được thực hiện chủ yếu thông qua việc xác định giá bán Hiển nhiên, để khai thác đường bay có lãi, giá bán hành khách (hàng hóa) bình quân trong một giai đoạn định trước phải đảm bảo tổng doanh thu vượt chi phí Giá bán tối ưu, là giá bán làm cho phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (lợi nhuận) ở mức cao nhất Giá bán tối ưu phải tính hết các khả năng xảy ra và gây sụt giảm doanh thu cho hãng Cụ thể sau khi thanh toán cho các hãng khác về thu vận chuyển thì thu về của Vietnam Airlines cho chặng vận chuyển rất thấp, đôi khi không có gì thậm chí còn phải bù lỗ Cũng có khi triển khai giá đã không tuân thủ đúng điều kiện ký kết với các hãng vận chuyển khác và bị các hãng khác đòi thanh toán với giá công bố rất cao Vào trường hợp này Vietnam Airline phải thanh toán một khối lượng tiền rất lớn cho các hãng khác và rất khó có thể xin thanh toán theo giá đã ký kết Như vậy kết quả từ các số liệu kế toán về doanh thu vận tải của Vietnam Airlines cho từng chặng bay, khoản tiền thu được cho Vietnam Airlines cho từng chứng từ (là khoản còn lại sau khi đã trừ đi doanh thu của các chặng do các hãng khác vận chuyển) sẽ là những thông tin quan trọng trong quản lý và điều hành của Tổng Công ty.

- Hoàn thiện hạch toán doanh thu để Tổng Công ty có cơ sở thực tế xây dựng chiến lược phát triển.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, Hàng không Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trong kinh doanh vận chuyển Do vậy các hoạt động bán sản phẩm của Hàng không Việt Nam phải được tổ chức trong một hệ thống bán và phân phối đặc thù của một ngành kinh doanh dịch vụ, với tính chất, quy luật riêng phù hợp với sự đa dạng của khách hàng, và sự biến đổi của môi trường cạnh tranh Thực chất là cần phải xác lập một chiến lược phát triển Chiến lược bán sản phẩm của Hàng không Việt Nam được xây dựng trên cơ sở định hướng thị trường và khách hàng, đảm bảo sự phát triển đồng bộ của mạng lưới bán và phân phối, chính sách bán, và quản lý bán với nhau, đồng thời đảm bảo độ tương thích hiệu quả nhất của các cấu thành hệ thống bán với các phân thị mục tiêu lựa chọn của hàng không Việt Nam, nhằm tận dụng các thế mạnh, giành lợi thế cạnh tranh và hạn chế các nhược điểm của sản phẩm cung ứng Hoạt động kinh doanh của Hàng không Việt Nam lấy mục tiêu hiệu quả làm trọng tâm, phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của luật pháp Việt Nam cũng như ở các nước liên quan.

Cơ sở số liệu, thông tin để lập, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch trong chiến lược phát triển chung chỉ có thể được cung cấp một cách chính xác từ hệ thống thông tin kế toán Muốn vậy hệ thống kế toán phải được xây dựng nhằm phản ánh chính xác, đầy đủ các hoạt động kinh doanh của Hàng không Việt Nam.

- Hoàn thiện hạch toán doanh thu để phản ánh trung thực kết quả kinh doanh của Tổng Công ty

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Kết quả kinh doanh tốt hay xấu đều được phản ánh trên hệ thống báo cáo của tài chính kế toán Thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể phát hiện kịp thời những tồn tại, những phương án kinh doanh chưa hợp lý cũng như các ưu điểm trong đầu tư kinh doanh, từ đó đưa ra những quyết định, những biện pháp cần thiết nhằm điều chỉnh hoạt động hoặc phát huy thế mạnh của doanh nghiệp Do vậy để góp phần giúp lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn, thông tin kế toán phải phản ánh trung thực kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

Yêu cầu và quan điểm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

3.2.1 Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty hàng không Việt Nam

Các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2011 - 2020

- Tổng doanh thu: nhịp tăng bình quân 9-10%/năm trong giai đoạn 2011 -

2015 (VNA: 8-9%, các đơn vị khác 9-10%) và 10-11% cho giai đoạn 2016 - 2020 (VNA: 9%, các đơn vị khác: 11-12%).

- Tổng lợi nhuận trước thuế: nhịp tăng bình quân trên 15%/năm cho giai đoạn 2011 - 2015 và 15 - 17% cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Tổng hành khách vận chuyển: nhịp tăng bình quân 9-10%/năm cho giai đoạn 2011 - 2015 và 11 - 12% cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Tổng hàng hóa, bưu kiện, vận chuyển: nhịp tăng bình quân 8%/năm cho giai đoạn 2011 - 2015 và 10% cho giai đoạn 2016 - 2020.

Bảng số 05: Mục tiêu vận chuyển của Vietnam Airlines đến 2020

Năm Quốc tế Nội địa Tổng

Khách Thị phần Khách Thị phần Khách Thị phần

Củng cố mạng đường bay chủ lực khu vực Đông Dương, ASEAN; mở thêm một số đường bay mới như đường bay thẳng Việt-Mỹ; Hà Nội - Nhật, xem xét khả năng khai thác thị trường Trung Quốc; củng cố và tăng tần suất trên các đường bay thuộc thị trường truyền thống, các thị trường khả năng sinh lợi cao; chuẩn bị tốt các điều kiện tham gia thị trường tiêu khu vực và khu vực khi áp dụng chính sách mở cửa bầu trời; chuẩn bị tốt các điều kiện để gia nhập AFTA, APEC trong lĩnh vực kinh doanh vận tải và dịch vụ hàng không theo sự chỉ đạo của Chính phủ Duy trì và phát triển thị trường với thị phần về hành khách quốc tế vào năm 2015 đạt trên

39%; kết hợp các giải pháp tình thế với các giải pháp chiến lược để cơ cấu vận tải hàng không theo hướng tạo lập các trung tâm vận tải và dịch vụ hàng không của khu vực tại nước ta ở Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng.

2011 - 2015: Mở rộng thị trường tới các thủ đô lớn, các trung tâm kinh tế, các điểm du lịch chính trong khu vực Từng bước nghiên cứu để xây dựng mạng đường bay chở hàng hóa trên cơ sở mở rộng hợp tác với các hãng hàng không Về cơ bản, mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines đến 2020 sẽ bao gồm một hệ thống đường bay dày đặc, tần suất cao đến hầu hết các thủ đô, các trung tâm kinh tế, các điểm du lịch chính trong khu vực, kết hợp với một số trục đường bay xuyên lục địa lớn đi/đến Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Đối với Châu Âu, định hướng sẽ phát triển các trục bay chính không dừng bằng máy bay có số ghế ngồi và sức chở lớn đến Pháp, Đức, Nga, Anh là những thị trường có tiềm năng lớn, thông qua 1 - 2 Hubs" trong số đó để mở rộng khai thác sang các nước Tây Âu, Đông Âu và bờ Đông Bắc Mỹ bằng các chặng bay kéo dài hoặc dưới các hình thức hợp tác kiểu liên doanh, mua chỗ, và vận chuyển Interlines với các đối tác phù hợp. Đối với Bắc Mỹ, Vietnam Airlines sẽ từng bước khai thác các điểm tại bờ Tây của Mỹ và Ca-na-đa bằng các đường bay xuyên Thái Bình Dương đến Los Angeles, San Fransisco, Vancouver; thông qua hợp tác với các hãng hàng không

Mỹ, Ca-na-đa để khai thác các nguồn khách, nguồn hàng đi đến các thành phố lớn trong lục địa.

Chính sách thị trường trong giai đoạn này cần tính tới yếu tố mức độ điều tiết của Nhà nước trên thị trường quốc tế sẽ giảm dần để phù hợp với tiến trình hội nhập thế giới về vận tải hàng không, đặc biệt là việc tham gia của Việt Nam vào liên minh hàng không Skyteam năm 2010, tiến tới tự do hóa trong khuôn khổ của WTO, bắt đầu thực hiện quá trình phi điều tiết từng phần Bắt đầu từ giai đoạn này, Tổng Công ty thực sự phải cạnh tranh thắng lợi trên thị trường để phát triển, không thể dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước.

Cơ cấu hợp lý vận tải hàng không theo hướng xây dựng các tụ điểm cửa ngõ khu vực và thế giới ở Tân Sơn Nhất, Nội Bài Từng bước xây dựng mạng đường bay chở hàng hóa trên cơ sở mở rộng hợp tác với các hãng hàng không đồng thời tận dụng cơ hội để mở khai thác máy bay chuyên dụng chở hàng khi có hiệu quả kinh tế.

Trước tình hình đó công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ vận tải nói riêng cũng phải có những cải tiến theo hướng tăng cường cơ giới hóa công tác kế toán, cung cấp thông tin nhanh, kịp thời và chính xác để có cơ sở lựa chọn và đưa ra những biện pháp cạnh tranh phù hợp với điều kiện của Tổng Công ty và của từng sản phẩm vận chuyển.

3.2.2 Quan điểm hoàn thiện về hạch toán kế toán

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, để bảo đảm tính khả thi cao, công tác hoàn thiện hạch toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh cần tuân thủ những quan điểm có tính nguyên tắc sau:

- Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả

Tính tiết kiệm và hiệu quả trong hoàn thiện hạch toán kế toán được xem xét trên cả hai phương diện: hiệu quả về mặt quản lý các đối tượng hạch toán và hiệu quả về các tác nghiệp Với quan điểm này thì việc hoàn thiện công tác hạch toán không có nghĩa là thực hiện bằng mọi giá mà phải trên cơ sở xem xét và cân đối các phí tổn có thể phải bỏ ra để thực hiện Hoàn thiện hạch toán phải nhằm mục tiêu nâng cao năng suất lao động kế toán.

- Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải đảm bảo tính thống nhất

Một trong những yêu cầu cơ bản của hạch toán kế toán là tài liệu kế toán phải bảo đảm tính nhất quán và so sánh Thông tin kế toán cung cấp phải đảm bảo khả năng so sánh được với tài liệu kế hoạch giúp cho kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đơn vị đã đề ra Để đáp ứng được yêu cầu quan trọng đó, công tác hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh không thể không đề cập đến tính thống nhất trong bản thân hạch toán kế toán cũng như trong các giải pháp hoàn thiện Việc tuân thủ nguyên tắc này nhằm thu thập số liệu, thông tin kế toán có chất lượng, có tính hữu ích để sử dụng trong quản lý.

Tính thống nhất đòi hỏi việc hoàn thiện hạch toán phải có sự thống nhất giữa chỉ tiêu hạch toán và chỉ tiêu quản lý trên các mặt: nội dung kết cấu, phương pháp tính toán, cơ sở tính toán Phải có sự thống nhất trong hệ thống kế toán, thống nhất giữa chế độ chung và việc vận dụng chế độ trong thực tế, thống nhất về phương pháp ghi chép, thống nhất về đơn vị đo lường trong kế toán.

- Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải đảm bảo tính phù hợp

Nhà nước luôn quan tâm đến các hoạt động kinh tế và kế toán thông qua việc bảo hành các văn bản pháp quy về tài chính, kế toán phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Kế toán là công cụ của quản lý nên hoàn thiện hạch toán kế toán phải trên cơ sở các chế độ chính sách tài chính nhà nước đã ban hành.

Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới và các nước trong khu vực Trong quá trình đó, cùng với việc xác lập và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế thì việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh không chỉ giới hạn trong các chế độ chính sách và chuẩn mực của Việt Nam mà còn bị chi phối bởi các thông lệ, chuẩn mực quốc tế đã được thừa nhận Do vậy việc đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán phải trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế.

3.2.3 Yêu cầu hoàn thiện về kế toán quản trị

Việc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh vận tải hàng không tại Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam hiện nay là cấp thiết, trong quá trình hoàn thiện cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

- Kết hợp một cách hài hòa, hiệu quả giữa việc thu thập, xử lý thông tin giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kế toán quản trị và kế toán tài chính là những bộ phận trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, không nhất thiết hệ thống kế toán quản trị tách biệt với hệ thống kế toán tài chính, mà tùy từng qui mô và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà tổ chức hệ thống kế toán quản trị cho phù hợp Việc tổ chức thu thập thông tin ban đầu rất cần thiết phải được thiết kế phù hợp và khoa học, phục vụ cho việc thu thập và xử lý thông tin của cả kế toán tài chính và kế toán quản trị.

- Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh và kiện toàn cơ chế quản lý tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, phục vụ đắc lực cho việc ra các quyết định kinh doanh.

Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả

* Thiết lập hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, doanh thu vận tải hàng không: Để cung cấp thông tin về chi phí hoạt động kinh doanh vận tải hàng không cho các nhà quản trị, công việc cần thiết đầu tiên là phải xác định được hệ thống thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản trị, là các thông tin mà các nhà quản trị cần cung cấp cho việc ra các quyết định, bao gồm:

- Thông tin về các nhà cung cấp

- Thông tin về giá cả các nguyên, nhiên vật liệu

- Thông tin về đối thủ cạnh tranh

- Thông tin về các nguồn lực

- Thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch

- Thông tin về giá thành dịch vụ chi tiết cho từng chuyến bay, đường bay, chặng bay và cho từng loại máy bay trên cùng đường bay, chặng bay.

- Thông tin về giá vé áp dụng cho từng chặng bay, loại hành trình

Hệ thống thông tin sẽ được cụ thể hóa bằng hệ thống các chỉ tiêu quản trị, các chỉ tiêu này được thiết kế theo hệ thống và đáp ứng các yêu cầu:

- Thời hạn cung cấp các chỉ tiêu quản trị

- Địa chỉ phải cung cấp thông tin

- Qui trình luân chuyển và lưu trữ thông tin

- Tính nhất quán trong phương pháp tính toán các chỉ tiêu

- Việc cung cấp và xử lý thông tin phải thông suốt, liên tục.

* Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí, doanh thu hàng không phù hợp tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải hàng không trong bối cảnh hiện tại và định hướng phát triển của ngành hàng không.

Mô hình này phải đáp ứng yêu cầu vừa khai thác được lực lượng lao động hiện tại vừa phải có tính đột phá để xây dựng hệ thống kế toán quản trị tiên tiến, khoa học, hiệu quả.

* Các nghiệp vụ kỹ thuật của kế toán quản trị được áp dụng nhất quán trong tất cả các nội dung, từ công tác lập dự toán chi phí, hệ thống chứng từ chi phí ban đầu, phân loại chi phí, doanh thu, hệ thống tài khoản, sổ sách và hệ thống báo cáo

Trên cơ sở của việc phân công, phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc Các nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị được thống nhất và tuân thủ nghiêm túc sẽ tạo nên các luồng thông tin nhanh, chính xác, tin cậy cho việc xử lý và cung cấp thông tin có chất lượng cao cho nhà quản trị các cấp.

* Các thông tin kế toán quản trị phải được phân tích, đánh giá trong mối liên hệ đa chiều, được lượng hóa và dễ sử dụng trong công tác quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh.

Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh

3.4.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu vận tải hàng không

Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí, doanh thu vận tải hàng không nằm trong mô hình kế toán quản trị chung của toàn Tổng công ty Hiện nay tại Tổng công ty Hàng không Việt nam chưa có mô hình tổ chức kế toán quản trị một cách rõ rệt, các thông tin phục vụ công tác quản trị chủ yếu dựa vào một số cán bộ kế toán kiêm nhiệm do vậy nên xây dựng mô hình kế toán quản trị hỗn hợp là phù hợp với thực trạng của Tổng công ty, vì:

- Lực lượng cán bộ, nhân viên làm công tác kế toán tại Tổng công ty hiện nay rất đông đảo và được đào tạo chuyên môn tốt (khoảng 300 người, trong đó 92% có trình độ đại học), sẽ đảm bảo tốt các nghiệp vụ chuyên môn của kế toán quản trị sau khi được hướng dẫn và thống nhất qui trình kỹ thuật.

- Tại các trung tâm phát sinh chi phí, hiện nay đều có tổ chức bộ phận thống kê, kế toán, các nhân viên đã nắm bắt chắc về đặc điểm phát sinh các chi phí tại đơn vị mình và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán quản trị chi phí khi được tổ chức thực hiện

- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị hỗn hợp phát huy được sức mạnh của bộ máy kế toán tài chính hiện tại, sử dụng tốt hơn kinh nghiệm của các thế hệ cán bộ kế toán của Tổng công ty.

- Công tác thống kê và quản lý doanh thu đã được giao cho Trung tâm thống kê thực hiện Đối với công tác quản trị chi phí, thực hiện phân công, phân cấp cho các trung tâm chi phí thu thập chứng từ, phân loại chi phí, thực hiện các ghi chép ban đầu và lập các báo cáo bộ phận gửi về Ban tài chính kế toán sẽ tăng trách nhiệm giám sát, quản lý tại cơ sở và khai thác triệt để công cụ tin học hiện có tại Tổng công ty.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí, doanh thu tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam :

Tại Tổng công ty tổ chức Phòng Kế toán quản trị, trong Phòng Kế toán quản trị có các Bộ phận Kế toán quản trị chi phí, Bộ phận Kế toán quản trị doanh thu, Bộ phận Kế toán quản trị công nợ tại các Trung tâm chi phí tổ chức Bộ phận kế toán quản trị chi phí.

- Phòng kế toán quản trị: Phòng kế toán quản trị chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tổng giám đốc, về mặt tổ chức hành chính thuộc Ban Tài chính kế toán.

Chức năng của Phòng kế toán quản trị là tổ chức và thực hiện các công việc của kế toán quản trị, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán quản trị trực tiếp cho Ban Tổng giám đốc, tham mưu cho nhà quản trị Tổng công ty trong việc phân tích tình hình đưa ra các quyết định chi phí.

- Bộ phận kế toán quản trị chi phí tại các trung tâm chi phí và bộ phận kế toán quản trị doanh thu: Các bộ phận này chịu sự quản lý hành chính của phụ trách bộ phận thống kê, kế toán các đơn vị, giúp việc cho nhà quản trị các đơn vị và thực hiện sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng kế toán quản trị Tổng Công ty.

Chức năng của bộ phận kế toán quản trị các trung tâm chi phí và bộ phận kế toán quản trị doanh thu là thu thập, xử lý thông tin chi phí, doanh thu ban đầu, lập báo cáo gửi về Phòng kế toán quản trị và lập các báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin cho nhà quản trị (Phụ lục 27)

Theo mô hình này, các bộ phận kế toán quản trị tại các trung tâm chi phí chịu sự quản lý của người phụ trách kế toán tại đơn vị và giúp việc trực tiếp cho các nhà quản trị tại trung tâm chi phí, chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng kế toán quản trị Như vậy bộ phận này có điều kiện tốt để thu thập và xử lý thông tin ban đầu về chi phí tại trung tâm từ thông tin của bộ phận thống kê, kế toán tại trung tâm và các thông tin chi phí đã phát sinh thực tế kể cả các chi phí chưa thực hiện các nghiệp vụ thanh toán của kế toán tài chính Do đó, chất lượng thông tin rất tốt, rất kịp thời, đáp ứng yêu cầu của thông tin kế toán quản trị chi phí Theo tác giả, nên tổ chức phân công, phân cấp trách nhiệm cho các trung tâm chi phí theo Phụ lục 28

3.4.2 Hoàn thiện tổ chức lập dự toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh vận tải hàng không

Hiện tại, công tác lập dự toán chi phí, doanh thu vận tải hàng không đã được nhà quản trị Tổng công ty quan tâm và tổ chức thực hiện tương đối tốt, đáp ứng phần nào cho nhu cầu của công tác quản trị Tuy nhiên, theo tác giả công tác lập dự toán chi phí vận tải chưa chi tiết, chưa sát với thực tế, chưa phản ánh đúng các đối tượng chịu phí; công tác lập dự toán doanh thu còn mang tính ước đoán chưa dựa vào khả năng thực tế để giúp nhà quản trị có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Dự toán sản lượng và doanh thu được đưa ra dưới dạng các chỉ tiêu kế hoạch dựa trên nhu cầu và khả năng thực hiện để toàn Tổng Công ty cùng phấn đấu Trên cơ sở đó đưa ra dự toán chi phí cần phải bỏ ra để thực hiện khối lượng sản phẩm dịch vụ mà kế hoạch sản xuất kinh doanh đã xác định Nó chỉ rõ cách thức huy động, khai thác, sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện trong kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị

Dự toán là phương tiện cung cấp thông tin một cách có hệ thống về toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp cho nhà quản trị, nó tạo ra những tiêu chuẩn để đo lường, đánh giá kết quả điều hành sản xuất cho từng bộ phận khác nhau, nó lường trước những vấn đề khó khăn có thể xảy ra và giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo cho kế hoạch kinh doanh có thể hoàn thành với độ tin cậy cao. Để hoàn thiện tổ chức lập dự toán chi phí, doanh thu vận tải hàng không, theo tác giả cần hoàn thiện các nội dung sau:

- Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản lượng và doanh thu ngoài việc dựa trên khả năng đáp ứng thực tế và nhu cầu thị trường, còn cần chú ý đến việc lập kế hoạch chi tiết cho từng loại hình máy bay, đường bay, chặng bay… hoạt động tốt và hiệu quả cao, tránh tình trạng kế hoạch chung chung như tổng số chuyến, tổng số km vận tải, tổng doanh thu tính chung cho tất cả các loại hình.

Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

3.5.1 Điều kiện vĩ mô về phía nhà nước và cơ quan chức năng

Các giải pháp trên có khả thi hay không còn phụ thuộc vào những điều kiện nhất định cần hoàn thiện ở tầm vĩ mô như sau:

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chứng từ sử dụng trong công tác tài chính kế toán

Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế là điều kiện cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới Đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay là sự ứng dụng ngày càng nhiều các tiến bộ của công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh Trong khi đó hệ thống pháp luật hiện tại chưa bao hàm các vấn đề pháp lý liên quan đến thương mại điện tử nói chung và chứng từ điện tử nói riêng.

Về pháp lý cần xử lý các vấn đề sau:

+ Thừa nhận tinh pháp lý của chữ ký điện tử và có các thiết chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác nhận, chứng thực chữ ký điện tử Xây dựng các chuẩn mực, yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật về lưu trữ, an toàn thông tin đối với một hệ thống quản lý có sử dụng chứng từ điện tử

+ Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như sửa đổi dữ liệu, phá hoại… bằng cách ban hành các luật quy định xử phạt về các tội này.

- Phân định kế toán quản trị với kế toán tài chính trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

Việc phân biệt hệ thống kế toán các doanh nghiệp thành kế toán tài chính và kế toán quản trị là xuất phát từ mục tiêu cung cấp thông tin của kế toán Mục tiêu của kế toán tài chính là phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, nhằm chủ yếu là cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp, còn mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị doanh nghiệp.

Do mục tiêu khác nhau của hai loại hình kế toán trên nên cần thiết phải xây dựng những quy định kế toán riêng biệt nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.

Do đó Nhà nước cần ban hành những quy định có tính hướng dẫn về kế toán quản trị, nhằm hướng dẫn về nội dung và phương pháp tổ chức kế toán quản trị cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tham khảo, vận dụng vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình.

3.5.2 Điều kiện vi mô về phía Tổng Công ty Hàng không Việt Nam Đối với Tổng Công ty HKVN, để bảo đảm thực hiện tốt các giải pháp hoàn thiện hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ vận tải nêu trên cần:

Nâng cao công tác tổ chức hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh doanh Thực hiện tốt công tác này sẽ cung cấp những thông tin kinh tế hữu ích nhất cho việc hoạch định các chiến lược cạnh tranh của Tổng Công ty trên thị trường vận tải hàng không quốc tế Mặt khác, Tổng Công ty cần cải cách công tác quản lý và điều hành tiền tệ trên cơ sở có thông tin nhanh về thu bán chứng từ vận tải Trước mắt cần thực hiện nghiên cứu và tổ chức lại hệ thống tài khoản ngân hàng chuyên thu hiện đang nằm rải rác tại nhiều nước trên thế giới Tiêu chí tổ chức là tập trung thu hẹp số lượng các tài khoản chuyên thu vào một số ngân hàng lớn, phân bố theo vùng, khu vực đặc thù đảm bảo các nguồn thu được nộp vào tài khoản kịp thời nhưng vẫn tập trung vốn bằng tiền để chủ động trong công tác điều hành tiền tệ và thanh toán tập trung Ưu tiên sử dụng các dịch vụ tiên tiến của các ngân hàng như dịch vụ ngân hàng điện tử (E_Bank) để điều hành tiền tệ, tận dụng các dịch vụ sinh lời của ngân hàng để tăng thu nhập cho Hàng không Việt Nam.

Bên cạnh đó cần chú trọng đến nhân tố con người Đê kinh doanh có hiệu quả, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cần phải có một đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực chuyên môn cao Do vậy Tổng Công ty cần tăng cường kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên cho phù hợp với hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, khuyến kích sáng kiến, cải tiến của cán bộ, nhân viên trong công tác quản lý và phục vụ kinh doanh.

Ngoài ra, cần có kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ cho công tác hạch toán kế toán, bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu khai t hác dữ liệu điện tử từ hệ thống xuất chứng từ tự động và các nguồn dữ liệu khác phục vụ lập báo cáo bán và ghi sổ kế toán Thiết kế hệ thống chương trình kế toán phân cấp quyền truy cập đến từng cá nhân và nhóm người sử dụng theo đúng chức danh công việc Thực hiện bảo mật hệ thống dữ liệu điện tử để dữ liệu điện tử chính xác,trung thực, hợp lệ và hợp pháp.

Trên cơ sở lý luận về tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hàng không và kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh vận tải hàng không với việc vận dụng thông tin kế toán quản trị cho công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, nội dung Chương 3 đề xuất phương hướng và một số giải pháp cụ thể hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động vận tải hàng không.

Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh vận tải Hàng không gắn liền với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, phù hợp với tình hình thực tế của Tổng Công ty trên các nội dung hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị và tổ chức các phần hành của kế toán quản trị. Để tăng tính khả thi của các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị về điều kiện vĩ mô gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và điều kiện vi mô gắn với trách nhiệm bản thân doanh nghiệp.

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 01: Trình tự áp dụng hợp đồng chia chặng - Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại tổng công ty hàng không việt nam
Sơ đồ 01 Trình tự áp dụng hợp đồng chia chặng (Trang 61)
Bảng số 02: Chi tiết tài khoản 331 Phải trả người bán Nội dung - Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại tổng công ty hàng không việt nam
Bảng s ố 02: Chi tiết tài khoản 331 Phải trả người bán Nội dung (Trang 67)
Bảng số 03: Chi tiết tài khoản 5113 “doanh thu cung cấp dịch vụ” - Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại tổng công ty hàng không việt nam
Bảng s ố 03: Chi tiết tài khoản 5113 “doanh thu cung cấp dịch vụ” (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w