Dành dành - Bổ âm giáng hỏa docx

4 114 0
Dành dành - Bổ âm giáng hỏa docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dành dành - Bổ âm giáng hỏa Đông y gọi hạt dành dành là chi tử, sơn chi tử (dành dành núi). Tên khoa học là Gardenia Jasminoides Ellis, thuộc họ cà phê. Sơn chi là loại cây nhỏ, thân cao khoảng từ 2- 3m. Lá mọc đối, hình tròn bầu dục xanh bóng. Mùa hè hoa nở trắng có 6 cánh đều, uốn cong, mùi thơm. Lúc hoa sắp tàn biến màu vàng nhạt, vào mùa thu thì kết quả sắc vàng, hình tròn dài bầu dục, có 6-9 góc cạnh. Sau tiết sương giáng (giữa tháng 8-10) thì hái, phơi khô dùng làm thuốc, còn dùng để nhuộm. Quả dài hơn 3cm. Có thớ dọc, nhô lên từ 6-9 cạnh, vỏ bên trong mỏng có thịt quả, màu đỏ nâu và nhiều hạt. Vị đắng tính thơm. Quả ngắn và tròn là dành dành núi, dùng làm thuốc: quả dài mà to là dành dành nước, dùng để nhuộm. Tính chất: đắng, lạnh, không độc. Thành phần hóa học: Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenia và các chất tanin, pectin và tinh dầu. Trong lá dành dành có chứa 20% chất manit. Hoa dành dành. Cách chế: Có người bỏ vỏ lấy thân, ngâm nước cam thảo một đêm, rồi phơi khô để dùng. Nếu chữa bệnh ở thượng tiêu thì dùng cả vỏ, chữa hạ tiêu thì bỏ vỏ, chất vàng, sao dùng; trị bệnh ra máu thì sao đen; trị bệnh ở vùng tâm ngực thì dùng nhân; trừ nhiệt vùng cơ biểu thì dùng vỏ. Nước sắc chi tử có tác dụng kháng sinh đối với một số vi khuẩn. Công dụng và chủ trị: tâm phiền, hoàng đản, tả thấp nhiệt tan tiêu, giải hóa uất của 5 chí, thanh nhiệt giải độc, viêm thận thủy thũng cảm mạo phát nóng, viêm tuyến vú, lao tuyến lymphô, đái ra máu, hạ lỵ mọi chứng, mắt đỏ, họng đau, miệng lở, mũi ra máu, thần kinh không yên tĩnh. Trong Lĩnh nam bản thảo, Lãn Ông nói: “Chi tử tên là quả dành dành Không độc, đắng, hàn, chữa bệnh nhanh Bổ âm, giáng hỏa, mát tâm thận Huyết nhiệt trong ngoài, chữa được lành”. Bài thuốc có chi tử Trị cảm sốt: sau khi cho nôn, ra mồ hôi, đi đại tiện hư phiền không ngủ được, trong tâm ảo nùng. Bài thuốc: Chi tử 14 quả (bằng 14g) hương sị 4g. Nước vừa đủ sắc còn 1/3 uống ấm. Trị thương hàn, thấp nhiệt bụng trướng da vàng: chi tử 14 quả, nhân trần 240g, đại hoàng 120g. Nước 1.000ml sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày, xa bữa ăn. Trị mình nóng da vàng: Sơn chi tử 16g, hoàng bá 12g, cam thảo 4g. Nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia đều uống trong ngày. Trị cảm sốt thương hàn: thấy tâm phiền, bụng đầy, nằm dậy không yên. Dùng: sơn chi 16g, hậu phác 12g, chỉ thực 10g. Nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống ấm trong ngày. Trị chảy máu cam: Sơn chi tử đủ dùng, sao cháy, tán nhỏ, thổi vào mũi. Chữa đái không thông: Nhân chi tử 14 quả (khoảng 14g) tỏi 1 củ giã nhuyễn với ít muối đắp lên rốn và âm nang. Trị đái ra máu dầm dề, sít đau: Sơn chi sao nghiền nhỏ, hoạt thạch tán bột, 2 thứ lượng bằng nhau, chia uống 2-3 lần trong ngày, uống với nước sắc 2-3 củ hành tươi to. Trị nhiệt độc đi lỵ ra máu: Chi tử 14 quả, bỏ vỏ giã nhỏ, hòa mật ong viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần uống. Trị phụ nữ sắp sinh đi lỵ ra máu: Chi tử sao nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 thìa (khoảng 10g). Hoặc có thể sắc uống. Trị phụ nữ có thai bị thấp nhiệt phù thũng: Nhân sơn chi sao nghiền, uống với nước cơm, mỗi lần uống 12g. Trị hoặc loạn bụng trướng đầy: Chi tử 27 quả (khoảng 27g) sao nghiền nhỏ, uống với rượu. Trị chó dại cắn: Vỏ chi tử sao nghiền, thạch lưu hoàng, 2 vị lượng bằng nhau nghiền nhỏ trộn đều, đắp. Trị bỏng lửa, bỏng nước sôi: Bột chi tử hòa với lòng trắng trứng gà bôi vết bỏng. Trị mũi đỏ do uống rượu nhiều: Chi tử sao nghiền, sáp ong hòa viên bằng viên đạn, mỗi lần uống 1 viên, nhai nhỏ uống với nước trà nhạt, ngày uống 2 lần. Hoặc dùng: Sơn chi, tang bạch bì, hoàng cầm, cam thảo, cát cánh, ngũ vị tử, cát căn, các vị lượng bằng nhau, nước vừa đủ sắc còn 1/3 chia uống ấm trong ngày 2 lần sáng tối. Trị bị ngã, đánh dập vết thương sưng đau: Chi tử, bạch biển bằng nhau cùng giã đắp vào. Rất công hiệu. Trị bỏng lửa chưa trợt da: Chi tử nhân sao nghiền hòa dầu vừng bôi vào. Nếu đã trợt da: chi tử sao với đường trắng cho cháy, tán bột rắc vào. . Dành dành - Bổ âm giáng hỏa Đông y gọi hạt dành dành là chi tử, sơn chi tử (dành dành núi). Tên khoa học là Gardenia Jasminoides Ellis,. tĩnh. Trong Lĩnh nam bản thảo, Lãn Ông nói: “Chi tử tên là quả dành dành Không độc, đắng, hàn, chữa bệnh nhanh Bổ âm, giáng hỏa, mát tâm thận Huyết nhiệt trong ngoài, chữa được lành”. Bài thuốc. Quả ngắn và tròn là dành dành núi, dùng làm thuốc: quả dài mà to là dành dành nước, dùng để nhuộm. Tính chất: đắng, lạnh, không độc. Thành phần hóa học: Trong dành dành có một glucozit

Ngày đăng: 18/06/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan