BÀI TIỂU LUẬN MÔN: DẪN LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUKHOA HỌC CHỦ ĐỀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC ĐẾN CÁCH ỨNG XỬ VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG Giáo viên hướng dẫn: P
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN MÔN: DẪN LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC ĐẾN CÁCH ỨNG XỬ VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG
Giáo viên hướng dẫn: Phó giáo sư, TS Hà Giao Khánh Nam
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Huyền - 195101038
TP HỒ CHÍ MINH – 2021
Trang 21.6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
2.1 Một số khái niệm 4
2.1.1 Khái niệm về nhận thức 4
2.1.2 Khái niệm về hành vi 5
2.1.3 Khái niệm về hành vi bạo lực 5
2.1.4 Khái niệm về bạo lực gia đình 5
2.1.5 Khái niệm về gia đình 5
2.1.6 Khái niệm về hôn nhân 6
2.2 Các mô hình lý thuyết 6
2.3 Các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan 6
2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu 7
2.4.1 Truyền thống gia đình 7
2.4.2 Bất bình đẳng giới 8
2.4.4 Ý thức pháp luật 8
2.4.5 Nhận thức tính cam chịu, nhẫn nhịn 9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Quy trình nghiên cứu và sơ đồ quy trình nghiên cứu 10
3.2 Nghiên cứu định lượng 10
3.3 Xây dựng và phát triển thang đo 11
3.3.1 Thang đo sơ bộ 11
3.3.2 Phát triển thang đo 12
3.4 Hạn chế của đề tài 14
Nguồn tham khảo từ các trang Web: 14
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Các biến quan sát Truyền thống gia đình (TTGĐ) 12
Bảng 2: Các biến quan sát Bất bình đẳng giới (BBĐG) 12
Bảng 3: Các biến quan sát Áp lực cuộc sống (ALCS) 13
Bảng 4: Các biến quan sát Ý thức pháp luật (YTPL) 13
Bảng 5: Các biến quan sát Nhận thức tính cam chiu, nhẫn nhịn (CC,NN) 13
Bảng 6: Cách ứng xử về hành vi bạo lực của các cặp vợ chồng (HVBL) 13
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.4 Mô hình đề xuất 8
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 10
Trang 3TÓM TẮT
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định tác động của nhận thức đến cách ứng xử về hành vi bạo lực gia đình của các cặp vợ chồng tại Việt Nam, tìm ra nguyên nhân và đề xuất kiến nghị góp phần giảm thiểu vấn nạn bạo hành gia đình trong xã hội Mẫu khảo sát tối thiểu 120 người tại các tỉnh/thành trên đất nước Việt Nam Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm kịnh Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố (EFA) để kiểm định và xây dựng các thang
đo Bên cạnh đó sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để timg ra các tác động của nhận thức ảnh hưởng đến cách ứng xử về bạo lực gia đình của các cặp vợ chồng Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 tác động ảnh hưởng đến cách ứng xử về bạo lực gia đình của các cặp vợ chồng là: Truyền thống gia đình, Bất bình đẳng giới, Áp lực bên ngoài, Ý thức pháp luật, Nhận thức tính cam chịu, nhẫn nhịn.
Từ khoá: Nhận thức, hành vi, bạo lực gia đình.
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Vấn đề bạo lực gia đình đã xuất hiện trong rất nhiều thập kỷ qua, khi xảy ra bạo lực gia đình hậu quả để lại là rất nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em Không chỉ họ bị thiệt hại về thể chất mà còn thiệt hại về tinh thần Vấn nạn này đã được nhà nước nổ lực thực hiện trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình Năm 2006 Luật bình đẳng giới ra đời, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là
cơ sở pháp lý có hiệu lực nhằm bảo vệ cho các thành viên trong gia đình có người bạo hành
Cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng có ý thức về hành vi bao lực gia đình là sai trái, đã có rất nhiều thay đổi tích cực.Theo như tổng hợp số liệu từ các sở Văn hoá và thể thao từ 2009 đến 2017, tổng hợp các vụ bạo lực gia đình tại các địa phương là 292.268 vụ, trung bình mỗi năm 36.534 vụ Tuy nhiên xét theo mỗi năm thì năm sau thấp hơn năm trước Cụ thể năm 2009 là 53.206 vụ thì năm 2019 chỉ còn 8.176 vụ Chưa bao gồm những vụ không được phát hiện.
Tuy nhiên tình trạng bạo lực này đã là cái rể già cỏi bám sâu vào trong xã hội này Rất khó để thay đổi, năm 2021 là năm khó khăn do dịch Covid xuất hiện nó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn làm cho vấn nạng bạo lực gia đình tăng lên Tính đến tháng 07/2021 có hơn 30% phụ nữ chịu bạo lực gia đình Chỉ tính từ đầu năm 2021 số cuộc gọi của phụ nữ bị bạo hành đến đường dây nóng (Trung tâm nghiên cứu khoa học về giới tính-gia đình-phụ nữ và vị thành niên – CSAGA) tăng 130% so với trước khi dịch Covid xuất hiện Hơn phân nữa (51,8%) phụ nữa bị bạo hành sẽ nhẫn nhịn không không kể với bất kì ai về chuyện mình bị bạo hành; 1/3 sẽ kể với anh/chị/em ruột (27,3%), 24,5% kể với bạn bè và kể với bố
mẹ chiếm 20,9% Số người nhờ đến sự giúp đỡ của lãnh đạo địa phương (4,3%) và
tổ hoà giải (3,6%) Các hành vị bạo hành có thể là đánh đập, chửi bới, xúc phạm đến người trong gia đình Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực: bị ảnh hưởng tiêu cực từ bố mẹ dần hình thành tâm lý bạo ngược, hoàn bcanhr gia đình khó khăn có quá nhiều áp lực, do rượi bia, cờ bạc, nghiện ngập,…
Trang 5Mặc dù nhà nước đã áp dụng rất nhiều văn bản pháp luật, các hình thức tuyên truyền nhằm mục đích bảo vệ người bị bạo hành trong gia đình và nâng cao nhận thức của người dân về bạo hành gia đình, nhưng vấn nạn vẫn không thuyên giảm Vấn đề đặt ra là làm sao để tìm hiểu được nguyên nhân bạo hành gia đình của các đôi vợ chồng một cách hiệu quả nhất, để từ đó đề ra được phương hướng khắc phục và loại bỏ bạo lực ra khỏi xã hội Để thực hiện được điều đó ngoài việc tìm hiểu tâm lý, tính cách, nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành gia đình của người bạo hành và kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, thì nhà nước còn cần phải quan tân đến tâm lý của người bị bạo hành và nguyên nhân tại sao họ lại lựa chọn giấu mọi người khi mình bị bạo hành Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu các yếu tố nhận thức tác động đến hành vi bạo lực gia đình của các đôi vợ chồng tại Việt Nam, tôi lựa chọn nghiên cứu thông qua đề tài: “Phân tích tác động của nhận thức đến cách ứng xử về hành vi bạo lực gia đình của các cặp vợ chồng”
để phân tích và mô tả các yếu tố nhận thức có ảnh hưởng như thế nào về hành vi bạo lực gia đình Kết quả nghiên cứu mong muốn đem lại giá trị thiết thực cho nhà nước trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của các cặp vợ chồng về hành vi bạo lực
gia đình.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu những cặp vợ chồng đã từng trải qua bạo lực gia đình và những
cặ vợ chồng đang trong tình trạng bạo lực gia đình
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố của nhận thức tác động đến cách ứng xử về hành vi bạo lực gia đình của các đôi vợ chồng.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nhận tức nào tác động đến các ứng xử về hành vi bạo lực gia đình của các đôi vợ chồng?
Mức độ tác động của những yếu tố này như thế nào?
Các yếu tố từ bên ngoài có tác động đến hành vi bạo lực gia đình không?
Trang 61.4 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm ra các yếu tố nhận thức tác động đến cách ứng xử về hành vi bạo lực gia đình của các đôi bợ chồng.
- Phân tích và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố nhận thức này đến cách ứng xử về bạo lực gia đình của các cặp vợ chồng.
- Đề xuất kiến nghị về giải pháp cải nhiện nhằm nâng cao nhận thức về hành vi bạo lực gia đình cho nhà nước trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng: sử dụng bảng hỏi để khảo sát, điều tra; soạn và tổng hợp các câu hỏi các câu hỏi liên quan đến đề tài muốn nghiên cứu.
1.6 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan về đề tài Trình bày tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu,
câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phạm vị và phương pháp nghiên cứu cuối cùng là
ý nghĩa và kết cấu của đề tài cần nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Tổng hợp các khái niệm,
định nghĩa, các thuyết có liên quan nhận thức và hành vi bạo lực gia đình từ đó rút
ra được định nghĩa cho riêng bản thân Kết hợp với việc trình bày các mô hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Xây dựng mô hình, lập giả thuyết, xây
dựng và kiểm định thang đo.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Khái niệm về nhận thức
Theo từ điển bách khoa thế giới Wikipedia, “Nhận thức (tiếng Anh: cognition ) là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.”
Trang 7Recommandé pour toi
Tiếng anh 3 tập 2 Global success - Sách học sinh
Suite du document ci-dessous
76
Trang 8Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", “nhận thức là quá trình biện chứng của
sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy
và không ngừng tiến đến gần khách thể”
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin , “nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn”
2.1.2 Khái niệm về hành vi 2.1.3 Khái niệm về hành vi bạo lực
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, “ Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó Bạo lực thể chất có thể
là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột.”
Theo Nhà sinh vật học thần kinh Jan Volavka, "hành vi bạo lực được định nghĩa như hành vi gây hấn thể chất một cách cố ý chống lại người khác"
2.1.4 Khái niệm về bạo lực gia đình.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm
2008 thì: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác
trong gia đình”
2.1.5 Khái niệm về gia đình
Khái niệm về gia đình trong Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 8): “Gia đình
là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này”.
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia “Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan
hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục Gia đình có lịch sử
từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.”
Trang 92.1.6 Khái niệm về hôn nhân
Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014, “hôn nhân là quan hệ giữa
vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.”
2.2 Các mô hình lý thuyết
Thuyết nhận thức – hành vi.
Thuyết nhận thức – hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức (behavioral cognitive therapy) Thuyết này cho rằng tư duy quyết định hành vi chứ không phải do tác nhân bên ngoài kích thích, tác động Con người có hành vi hay tình cảm sai lệch quy chuẩn là do có suy nghĩ lệch lạt, không đúng chuẩn mực Thuyết nhận thức-hành vi dể phân tích vấn đề và giải quyết vấn đề, các tác nhân kích thích đến nhận thức dẫn đến hành vi sai lệch với chuẩn mực.
Mô hình của thuyết nhận thức - hành vi: S C R B Trong đó S là nhân tố kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết quả hành vi Theo sơ đồ thì nhận thức C là nguyên nhân trực tiếp tác động đến phản ứng R và hình thành kết quả hành vi B
2.3 Các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan
- “Chịu là nhịn” Kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ Việt Nam (2010) đã nghiên cứu, tìm hiểu các hình thức bạo hành gia đình do chồng gây ra phổ biến như: Bạo lực thể xác, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần và kinh tế Theo thống kê cho thấy hình thức bạo hành về thể xác chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 24% đến 37% tuỳ vào các vùng miền.
- Trong bài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (2015) về “Bạo lực gia đình và những hệ quả của nó” đã nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình, nguyên nhân về ý thức và thói quen bạo hành của người chồng, nguyên nhân về ý thức và thói quen cam chịu của người vợ, nguyên nhân về mặt
xã hội, nguyên nhân về mặt quản lý nhà nước.
Trang 102.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Hình 2.4 Mô hình đề xuất 2.4.1 Truyền thống gia đình.
Truyền thống gia đình được hiểu là những quan điểm giá trị được cho là tốt đẹp trong một gia đình được hình thành và giữ vững, được truyền qua nhiều thế hệ
và được tất cả các thành viên trong gia đình đồng thuận Mỗi gia đình sẽ có các tuyền thống khác nhau như truyền thống hiếu học, cần cù xiêng năng,… Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp thì có một số truyền thống vẫn còn mang đậm bản chất phong kiến như quan niệm nối dõi tông đường, trọng nam khinh nữ, chế độ nam quyền,…
Vì vậy gia đình có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và xây dựng tính cách, tâm lý, tình cảm cũng như hình thành nhận thức đúng đắng của trẻ.
Giả thuyết H1: Truyền thống gia đình có quan hệ thuận chiều đến hành
vi bạo lực gia đình giữa vợ và chồng.
Bạo hành giữa
vợ và chồng Bất bình đẳng giới
Ý thức pháp luật
Áp lực cuộc sống
H2
H3
H4
Nhận thức tính cam chịu, nhẫn nhịn
H5
Trang 112.4.2 Bất bình đẳng giới
Theo hội liên hiệp phụ nữ Khánh Hoà “Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối
xử giữa nam và nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ gia đình và đất nước”
Do ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xã hội phong kiến và tư tưởng Nho giáo Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã bén rễ xâu vào xã hội hiện nay, các ông chồng luôn
có cái tôi rất cao trong gia đình Việt, quan niệm chồng nói là vợ phải nghe nhất là các gia đình ở nông thôn Luôn dùng đến các hành vi bạo lực như chửi bới, đánh đập để giải quyết vấn đề
Giả thuyết H2: Bất bình đẳng giới có quan hệ thuận chiều đến hành vi bạo lực gia đình giữ vợ và chồng
2.4.3 Áp lực cuộc sống.
Áp lực từ cuộc sống như kinh tế khó khăn, gia đình đông con,… làm con người trở nên căng thẳng dẫn đến tính cách có xu hướng nóng nảy, cáu gắt Nhận thức lý tính của họ sẽ dần mất đi, thay vào đó là nhận thức cảm tính, luôn mang tâm trạng kiềm nén sự khó chịu, bực dọc và chỉ cầm một tác nhân kích thích thì sẽ lập tức bùng nổ Đặt biệt là các ông chồng luôn lấy vợ mình ra để xả giận.
Giả thuyết H3: Các áp lực từ bên ngoài (công việc, điều kiện kinh tế, )
có quan hệ thuận chiều đến hành vi bạo lực gia đình giữa vợ và chồng.
2.4.4 Ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là tổng thể những tri thức, quan niệm, quan điểm, học thuyết về pháp luật thể hiện sự nhận thức, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật.
Kể từ năm 2007 Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã được ban hành, năm
2006 Luật bình đẳng giới ra đời, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Cùng với các biện pháp tuyên tuyền phòng, chống tại các cấp địa phương trong 10 năm trở lại đây số vụ bạo lực gia đình giữa
vợ và chồng đã suy giảm đảng kể qua từng năm Song vẫn có rất nhiều cặp vợ chồng không có nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật, hệ quả chính là tình
Trang 12trạng bạo lực vẫn còn tiếp diễn và đặc biệt trong mùa dịch Covid đã tăng lên mức báo động.
Giả thuyết H4: Ý thức về pháp luật có quan hệ nghịch chiều đến hành vi bạo lực gia đình giữa vợ và chồng
2.4.5 Nhận thức tính cam chịu, nhẫn nhịn.
Theo trang lagi.wiki “ Nhẫn nhịn (nhẫn nại) là một mỹ từ cao đẹp mà con người luôn không ngừng rèn luyện để cuộc sống trở nên hạnh phúc.”
Theo từ điển Tiếng Việt “ cam chịu là bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được.
Theo thống kê vào năm 2021 thì có hơn phân nữa phụ nữ bị bạo hành sẽ không nói với bất kì ai về vấn đề mình bị bạo hành Có xu hướng nhẫn nhịn và cam chịu chuyện mình bị bạo hành Điều này gián tiếp làm cho nhận thức của người bạo hành càng sai lệch, cho rằng chuyện mình làm như vậy là đúng.
Giả thuyết H5: Nhận thức tính cam chịu, nhẫn nhịn có liên quan thuận chiều đến hành vi bạo lực gia đình giữa vợ và chồng