1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy

85 1,2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 793,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn dề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Nội dung nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONGLĨNH VỰC DU LỊCH 5

1.1 Những lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch 5

1.1.1 Khái niệm chung về quản lý nhà nước 5

1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước 6

1.1.3 Các chức năng của quản lý nhà nước 7

1.1.4 Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch 8

1.1.4.1 Sự cần thiết phải có vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực dulịch 8

1.1.4.2 Những nội dung về quản lý nhà nước trong du lịch 10

1.2 Sở du lịch Hà Tây và công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Hà Tây 10

1.2.1 Giới thiệu về sở du lịch Hà Tây, quá trình hình thành và phát triển 101.2.2 Vị trí, chức năng 14

1.2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn 14

1.2.4 Cơ cấu tổ chức, nội dung quản lý của sở du lịch Hà Tây 16

1.2.5 Công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA SỞ DULỊCH HÀ TÂY ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH CHÙA THẦY 22

2.1 Khái quát chung về khu du lịch Chùa Thầy 22

Trang 3

2.1.1 Chùa Thầy - Di tích lịch sử cách mạng 23

2.1.2 Chùa Thầy - Nét đẹp với kiến trúc cổ kính 23

2.1.3 Lễ hội Chùa Thầy 25

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch Chùa Thầy 27

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 28

2.3.1 Chiến lược phát triển 31

2.3.1.1 Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh HàTây 31

2.3.1.2 Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển kinh tế của huyệnQuốc Oai 31

2.3.2 Định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy đến năm 2010 - 2020 34

2.3.2.1 Định hướng chung 34

2.3.2.2 Dự báo các chỉ tiêu phát triển 35

2.3.2.3 Quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở 37

2.4.Thực trạng khai thác và phát triển hoạt động du lịch tại Chùa Thầy 42

2.4.1 Thực trạng công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại ChùaThầy 42

2.4.2 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 44

2.4.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú 45

2.4.2.2 Giao thông 45

Trang 4

2.4.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống, bãi để xe 47

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 59

2.6 Vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tạiChùa Thầy 63

2.6.1 Thực trạng về công tác quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạtđộng du lịch tại Chùa Thầy 63

2.6.1.1 Về tổ chức quản lý 63

2.6.1.2 Về công tác quy hoạch 63

2.6.1.3 Về công tác quản lý các dịch vụ du lịch 64

2.6.1.4 Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch 65

2.6.1.5 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 65

2.6.2 Đánh giá về hoạt động quản lý, những nguyên nhân 66

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 68

Trang 5

3.1.3.1 UBND huyện Quốc Oai 72

3.1.3.2 Phòng chuyên môn quản lý về du lịch 72

3.1.3.3 Các phòng liên quan 73

3.1.3.4 UBND cấp xã, thị trấn 73

3.1.3.5 Ban quản lý các khu điểm du lịch 73

3.1.4 Giải pháp về thị trường 74

3.1.5 Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Chùa Thầy 74

3.1.6 Bảo đảm thông tin trong quá trình quản lý, kinh doanh 75

3.1.6.1 Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin hai chiều trong hoạt động quảnlý, kinh doanh 75

3.1.6.2 Tạo ra sự liên kết chặt chẽ về thông tin giữa Sở du lịch với các doanhnghiệp 76

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU1 Đặt vấn dề

Ngày nay sự bùng nổ về khoa học công nghệ cùng với sự phát triển củanền kinh tế đã làm cho cuộc sống của con người được nâng cao do đó nhu cầucủa con người cũng trở nên phong phú hơn Điều này đã tạo điều kiện thuậnlợi để ngành du lịch phát triển và trở thành một nhu cầu có ý nghĩa, tác độngngày càng tăng với con người.

Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO): du lịch đã trởthành một hiện tượng quan trọng nhất của đời sống hiện đại, hiện là ngànhkinh tế có mức tăng trưởng rất nhanh và có nguồn thu nhập cao trên thế giới.Tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua, du lịch Việt Nam đã đạt đượcnhững bước phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách phát triểnkinh tế, hội nhập với thế giới của Đảng và Nhà nước cùng tiềm năng du lịchphong phú và sự an toàn của môi trường xã hội Hoạt động du lịch phát triểnvới tốc độ tăng trưởng cao, mang tính chất bùng nổ, đem lại không ít tác độngtích cực như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăngtrưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động từ đó hạnchế các vấn đề tiêu cực trong xã hội Hoạt động du lịch còn là chất xúc táccho việc phát triển nhiều ngành kinh tế như giao thông vận tải, bưu chính viễnthông, thúc đẩy các nghề thủ công truyền thống phát triển hệ thống cơ sở hạtầng được nâng cấp, xây dựng cùng với sự phát triển của du lịch.Theo dự báo,đến năm 2010 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 6 triệu lượtkhách, thu nhập từ khách du lịch quốc tế đạt 3,6 tỷ USD.

Trong bối cảnh như vậy, tỉnh Hà Tây với vị trí là một tỉnh cửa ngõ thủđô Hà Nội, đứng trước cơ hội thuận lợi để có thể khai thác tối đa tiềm năng dulịch của mình để thu hút khách du lịch quốc tế trở thành ngành kinh tế mũinhọn trong cơ cấu kinh tế địa phương, tạo thành động lực góp phần chuyển

Trang 7

dịch cơ cấu, thúc đẩy các ngành kinh tế liên quan phát triển, tạo thêm công ănviệc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhândân.

Du lịch văn hóa hiện đang là một trong những loại hình du lịch thu hútnhiều khách nhất trong thời gian gần đây, và điểm hấp dẫn khách du lịch củaloại hình du lịch này là những nơi có bề dày lịch sử, có nhiều di vật có giá trịvăn hóa truyền thống lâu đời, hoặc là nơi sinh ra và phát triển các tín ngưỡng,tôn giáo…Tài nguyên du lịch văn hóa được coi là một thế mạnh của ngành dulịch Việt Nam bởi Việt Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước vàgiữ nước với những nét văn hóa đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước Nétvăn hóa này được thể hiện dưới hình thái vật thể và phi vật thể khác nhau nhưcác công trình kiến trúc, các đình làng, các lễ hội, các tập tục tôn giáo…Trongđó các hoạt động lễ hội, tôn giáo là một hình thức biểu hiện nhiều nhất các giátrị văn hóa vật chất và tinh thần đang ngày càng thu hút được nhiều khách dulịch Một trong những lễ hội được biết đến rất nhiều đó là lễ hội Chùa Thầyđược tổ chức vào mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Sự phát triển của du lịch lễ hội Chùa Thầy đã đóng góp rất nhiều vào sựphát triển kinh tế, văn hóa của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai Mỗi năm thu hútgần 20 vạn lượt du khách thập phương, trong đó có hơn hai nghìn lượt kháchquốc tế Chùa Thầy được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông cách đây gần1.000 năm Đây là một công trình kiến trúc văn hóa độc đáo, là nơi tu hành vàtôn thờ vị cao tăng Từ Đạo Hạnh Bên cạnh những giá trị về lịch sử, văn hóa,Chùa Thầy còn nằm trong một quần thể thiên nhiên của núi Thầy với nhiềuhang động và cảnh đẹp nên từ lâu đã trở thành điểm du lịch lịch sử, văn hóathu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch, dịch vụ thời gian qua của ChùaThầy chưa phát triển tương xứng với tiềm năng Các hạng mục công trình đầu

Trang 8

tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các hoạt động du lịch phát triển chậm, các dịchvụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu tập trung vào bán hàng lưu niệm, ănuống phục vụ du khách nên hiệu quả chưa cao

Đó là lý do em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước vềdu lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy” Phương

hướng của đề tài là nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hộiChùa Thầy và vai trò quản lý của Sở để xây dựng các giải pháp nhằm khaithác tiềm năng, phát triển bền vững khu du lịch Chùa Thầy tương xứng vớitầm cỡ một khu du lịch lớn tạo thành động lực thúc đẩy kinh tế xã hội khuvực phát triển.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:

- Thấy rõ vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động dulịch Chùa Thầy

- Tìm hiểu về khu du lịch Chùa Thầy và thực trạng công tác quản lýcủa Sở du lịch Hà Tây

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt độngkhu du lịch Chùa Thầy, phát triển khu du lịch Chùa Thầy thành một địa điểmdu lịch lớn của tỉnh Hà Tây, thành một trọng điểm kinh tế của huyện

3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng du lịch Chùa Thầy trên các lĩnh vực:sử dụng đất, nguồn khách, doanh thu, cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý

- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch ChùaThầy

- Xây dựng các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy vàcác giải pháp để thực hiện quy hoạch

4 Phạm vi nghiên cứu

Trang 9

Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là tập trung nghiên cứu hoạt độngdu lịch, các điều kiện có liên quan đến phát triển du lịch tại Chùa Thầy và cáchoạt động liên quan đến hoạt động quản lý du lịch tại Chùa Thầy

5 Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát điều tra

- Nghiên cứu các tài liệu, số liệu đã có- Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONGLĨNH VỰC DU LỊCH

1.1 Những lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch

1.1.1 Khái niệm chung về quản lý nhà nước

Xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ không có nhà nước và phápluật, đó là thời kỳ cộng sản nguyên thủy Trong thời kỳ này, do trình độ pháttriển hết sức thấp kém của lực lượng sản xuất cho nên con người cùng sốngchung, cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động chungmang lại Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hộikhông phân biệt kẻ giàu người nghèo, không có sự phân chia thành giaicấp.Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làmthay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy Sau ba lầnphân công lao động xã hội, trong xã hội đã xuất hiện kẻ giàu người nghèo,hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ Một xã hội mới với sự phânchia giai cấp và sự đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lựcmới có khă năng có thể dập tắt được cuộc xung đột giai cấp ấy, tổ chức đó lànhà nước Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan, không phải làmột lực lượng từ bên ngoài áp đặt vào xã hội Nhà nước là một tổ chức đặcbiệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế vàthực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và đemlại lợi ích chung cho toàn xã hội Nhà nước là một bộ phận của kiến trúcthượng tầng của xã hội, là sản phẩm của chế độ kinh tế nhất định Sự pháttriển của cơ sở hạ tầng quy định sự phát triển của nhà nước Ngược lại, nhànước cũng tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quátrình phát triển của sản xuất xã hội cũng như đến các hiện tượng xã hội khác.Do đó quản lý nhà nước là một lĩnh vực công tác hết sức quan trọng, có tácđộng rất lớn đối với sự ổn định phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.

Trang 11

Hiện nay nước ta đang trong quá trình đổi mới sâu sắc và toàn diện nhằm xâydựng một nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa văn minh, giàu mạnh thì công tácquản lý Nhà nước lại càng có tầm quan trọng đặc biệt Để hiểu rõ hơn về quảnlý nhà nước, trên phương diện chung nhất có thể đưa ra định nghĩa chung nhấtvề quản lý nhà nước như sau:

“Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhànước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nướcđối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duytrì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thựchiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc chủnghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa” Hoạt động quản lý nhà

nước do các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương tiếnhành.Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có sự tổ chức và quản lýtương ứng Hoạt động kinh doanh du lịch cũng vậy.

“Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về dulịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanhthay các doanh nghiệp du lịch Việc quản lý đó được thông qua các côngcụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tếdu lịch Quản lý nhà nước về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển địnhhướng chung của tiến trình phát triển đất nước”.

Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng theonguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phân định chức năng quảnlý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanhcủa các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm kết hợp chúng tốt hơn trong việc nâng caohiệu quả kinh tế - xã hội.

1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước

Trang 12

- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao.Mệnh lệnh của nhà nước mang tính đơn phương, khách thể phải phục tùngchủ thể một cách nghiêm túc nếu không sẽ bị truy cứu, xử lý theo pháp luật.

- Quản lý nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạchđể thực hiện mục tiêu, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch dàihạn, trung hạn hàng năm, có chỉ tiêu, định hướng, biện pháp thực hiện

- Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành phối hợp,huy động mọi lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sảnxuất và cuộc sống của con người trên địa bàn của mình theo phân công, phâncấp, đúng thẩm quyền, theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý vàngười bị quản lý Cán bộ quản lý nhà nước phải sâu sát với dân, vận độngquần chúng chống quan liêu cửa quyền…

- Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong tổ chức và hoạt động quản lýnhà nước, sự tác động quản lý nhà nước phải thực hiện liên tục, tránh lốichiến dịch hoặc phong trào Các quyết định phải tương đối ổn định, tránh sựthay đổi quá nhanh, giấy tờ phải được giữ gìn, lưu trữ thể hiện tính tráchnhiệm của nhà nước đối với dân

1.1.3 Các chức năng của quản lý nhà nước

- Trấn áp sự chống đối của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, phản cáchmạng nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, tổ quốc xã hội chủ nghĩa, an ninhtrật tự, an toàn xã hội

- Tổ chức và quản lý kinh tế là chức năng cơ bản, đặc thù Phải phânbiệt rõ và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quanquản lý nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vịkinh doanh

Trang 13

- Văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao: Tiếp tục phát triển và nâng cao chấtlượng công tác văn hóa và nghệ thuật, đẩy mạnh văn hóa quần chúng, nângcao chất lượng cải cách giáo dục, đào tạo Chăm sóc, bảo vệ nâng cao sứckhỏe của nhân dân, coi đó là tương lai của giống nòi, là mối quan tâm thườngxuyên của Đảng, nhà nước.

- Xã hội: Là chính sách về con người mà nhà nước phải chăm lo gồmvấn đề kế hoạch hóa gia đình, dân số, việc làm, bảo trợ xã hội…có chính sáchđối với nhân viên, công nhân, tri thức….

- Bảo vệ tài sản nhà nước và bảo đảm quyền tự do của cá nhân, lối sốngcó văn hóa, bảo đảm trật tự kỷ cương, an toàn xã hội trong mọi lĩnh vực củađời sống, xã hội, bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền của con người.

- Quốc phòng: Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường củng cốtinh thần hữu nghị, hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực, bảo vệ hòa bình thếgiới.

1.1.4 Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch

1.1.4.1 Sự cần thiết phải có vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vựcdu lịch

Du lịch là một hiện tượng, một yếu tố cấu thành nên các hình thái kinhtế xã hội Bên cạnh các quy luật chung, nó hình thành, vận động, phát triểntheo những quy luật phát triển riêng của mình Thực chất quá trình quản lýcác hoạt động du lịch chính là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện cácmục tiêu đã định trước Chính vì vậy để đảm bảo cho ngành kinh tế du lịchphát triển ổn định, phát huy tối đa những lợi ích và hạn chế những mặt tiêucực thì cần phải có sự quản lý của nhà nước Sự cần thiết đó được thể hiện ởcác mặt:

Du lịch là ngành kinh tế đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của một đấtnước, một địa phương như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp

Trang 14

phần tăng trưởng kinh tế nhưng không phải là không có tác động tiêu cực Cósự quản lý của nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triểntheo hướng tích cực, hạn chế và xóa bỏ dần các tiêu cực.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ rất chặt chẽ vớicác ngành khác như giao thông, thuế, tài chính, điện, bưu điện…Mối quan hệgiữa chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển của du lịch thúc đẩycác ngành khác phát triển và ngược lại sự phát triển các ngành khác góp phầnkhông nhỏ để phát triển du lịch Do vậy, phải xác định phát triển du lịch lànhiệm vụ chung của các ngành, các cấp có liên quan, đồng thời có sự thốngnhất cao và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách hiệu quả mối quan hệgiữa du lịch và các ngành khác Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhànước có liên quan đến hoạt động du lịch sẽ tạo hiệu quả rộng lớn hơn, thúcđẩy tăng trưởng các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục các yếu tố tiêu cực dohoạt động kinh doanh du lịch mang lại Sự phối hợp này thể hiện thông quaviệc xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý Nhà nước vềdu lịch (Sở du lịch, UBND các huyện thị) với các cơ quan, ban ngành liên

quan như Điện, Bưu điện, Giao thông, tài chính…nhằm tạo ra cơ chế “mộtcửa” trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với du lịch và các hoạt động liên

Sự quản lý của nhà nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trongkhuôn khổ cho phép, xóa bỏ dần các hành vi kinh doanh thiếu văn minh, cạnhtranh không lành mạnh hoặc đơn thuần chạy theo lợi nhuận phá hoại môitrường sinh thái, môi trường xã hội gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối vớixã hội

Cơ quan quản lý Nhà nước không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểm soáthoạt động của các doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giảiquyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh

Trang 15

nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp được phát triểnhoạt động kinh doanh của mình

Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch giữ vai trò rất quan trọng Nhànước cần phải quản lý để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngànhkhác thông qua các quy định buộc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinhdoanh du lịch phải tuân thủ để đưa các hoạt động du lịch theo đúng địnhhướng của Đảng và Nhà nước nhưng phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh,các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể.

1.1.4.2 Những nội dung về quản lý nhà nước trong du lịch

Nội dung quản lý nhà nước về du lịch bao gồm:

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về dulịch

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch vàchính sách phát triển du lịch

- Qui định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, về việc phốihợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch

- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồnnhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyêndu lịch và môi trường, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹtộc của dân tộc trong hoạt động du lịch

- Tổ chức và quản lý công tác xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về dulịch

- Cấp, thu hồi giấy phép chứng nhận trong hoạt động du lịch

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm phápluật về du lịch

1.2 Sở du lịch Hà Tây và công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Hà Tây

1.2.1 Giới thiệu về sở du lịch Hà Tây, quá trình hình thành và phát triển

Trang 16

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Hà Tâyđược tổ chức hoạt động từ năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất Thờigian đầu có công ty du lịch Hà Tây trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin HàTây Tháng 6/1976 sau khi tỉnh Hòa Bình sát nhập vào Hà Tây thành tỉnh HàSơn Bình và phòng ngoại vụ Hòa Bình nhập vào công ty du lịch Hà Tây thànhcông ty du lịch Hà Sơn Bình trực thuộc UBND tỉnh Đến năm 1988 có thêmcông ty du lịch Ba Vì thuộc UBND huyện Ba Vì, năm 1989 có công ty du lịchSơn Tây thuộc UBND xã Sơn Tây 9/1991 chức năng quản lý nhà nước về dulịch được giao cho Sở thương mại - du lịch Hà Tây 11/7/1994 Sở Du lịch HàTây đã được thành lập có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhànước về du lịch trên địa bàn Lúc đầu cơ sở vật chất còn thiếu thốn, số lượngvà chất lượng lao động còn hạn chế, toàn ngành chỉ có khoảng 300 lao độnghầu hết thiếu việc làm, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ đọng.Tuy gặp nhiều khó khăn và thiếu sót nhưng Sở Du lịch Hà Tây vẫn luôn nỗlực và cố gắng để thực hiện chức năng tham mưu của mình quản lý các hoạtđộng du lịch trên toàn tỉnh Với sự nỗ lực hết mình cùng với sự ủng hộ củacác ban ngành địa phương Sự lãnh đạo của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh vàtổng cục du lịch Việt Nam, Sở Du lịch Hà Tây đã đạt được nhiều kết quả

Việc chỉ đạo thực hiện xây dựng được 43 qui hoạch và dự án đầu tưphát triển du lịch Riêng trong giai đoạn từ năm 2002 - 2005 thực hiện 13 dựán đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng làng nghề với tổng số vốn 125 tỷ đồngtại một số khu du lịch trọng điểm như Chùa Hương, Chùa Thầy, Hồ Suối Hai,Hồ Đồng Mô, Vạn Phúc, Phú Vinh…từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương.Năm 2007, Sở du lịch Hà Tây đã tham gia góp ý kiến, thẩm định 4 dự án đầutư du lịch trên địa bàn tỉnh như: Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Tuần Châu- Hà Tây, dự án khu du lịch làng ven sông Đáy, dự án cải thiện môi trườngkhu du lịch Chùa Hương, dự án đầu tư khu du lịch quốc tế Ba Vì và 7 quy

Trang 17

hoạch phát triển du lịch: quy hoạch chi tiết hạ tầng khu du lịch hồ Đồng Mô,quy hoạch khu du lịch sinh thái cao cấp Sài Sơn của công ty cổ phần D&S,quy hoạch khu du lịch, dịch vụ sân golf Phú Mãn (Quốc Oai), quy hoạch 3điểm: Ao Vua, Đầm Long - Bằng Tạ, Thung lũng sườn tây Ba Vì, quy hoạchphát triển du lịch Hồ Suối Hai, quy hoạch chung khu du lịch Hồ Quan Sơn -Mỹ Đức, quy hoạch khu đô thị và du lịch sinh thái Phượng Hoàng Nhiều dựán đã triển khai xong đang hoạt động có hiệu quả Ngành đang tiếp tục hoànchỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010

Công tác tuyên truyền, quảng bá được quan tâm: bản đồ du lịch Hà Tâyđã được lập, sa bàn và các tuyến điểm du lịch, xây dựng nhiều tập gấp du lịchHà Tây, phát hành sách du lịch Hà Tây bằng tiếng Việt và tiếng Anh, nối tourtuyến du lịch trong và ngoài tỉnh Đã 3 lần tổ chức thành công Hội du lịchlàng nghề truyền thống Hà Tây.Tham gia nhiều hội chợ toàn quốc và địaphương, triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Hà Tây, tổ chức nhiều trang báotiêu đề, các chương trình của trung ương và địa phương, xây dựng trang Webđể giới thiệu về du lịch của tỉnh, đặc biệt là đơn vị đầu tiên trong cả nước tổchức thành công hội du lịch làng nghề truyền thồng Hà Tây năm 2001

Mạng lưới kinh doanh của tỉnh ngày càng phát triển, số đơn vị kinhdoanh và lao động ngày càng tăng

Các di tích văn hóa, lịch sử, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở đã được tusửa và được chú trọng, quan tâm

Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên đã được quan tâm.Sở phối hợp cùngcông ty TNHH đào tạo cung ứng nhân lực và tư vấn hỗ trợ du lịch mời giảngviên của các trường Đại học chuyên ngành du lịch bồi dưỡng, nâng caonghiệp vụ thuyết minh viên cho 30 thuyết minh viên tại các điểm du lịch trênđịa bàn tỉnh, tập huấn bồi dưỡng kiến thức QLNN về du lịch cho cán bộ vănphòng Sở, cán bộ phòng Công nghiệp khoa học thương mại của 14 thành phố,

Trang 18

huyện thị xã, lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và lãnh đạo mộtsố xã trọng điểm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên truyền, quảng bá,hướng dẫn bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Quy chế thanh tra, kiểm ta, thi đua, khen thưởng đã được xây dựng.Quy chế phối hợp liên ngành công an du lịch, văn hóa du lịch tạo điều kiện dulịch phát triển theo pháp luật Việt Nam

Phổ biến quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách phápluật của nhà nước về du lịch tới các cơ sở Công tác hướng dẫn nghiệp vụ kỹthuật, công tác thanh tra kiểm tra dần đi vào nề nếp Bộ máy văn phòng sởtừng bước được kiện toàn, cơ sở vật chất trang thiết bị được tăng cường Tạicác huyện, thị xã có cán bộ chuyên theo dõi công tác phát triển du lịch ở địaphương, bước đầu hoạt động có chuyển biến tốt

Sở Du lịch Hà Tây đã được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen năm2000, được nhận cờ thi đua xuất sắc của chính phủ năm 2001 Được tổng cụcdu lịch Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc năm 1998, 1999 mười năm đổi mới,6 năm liền được tổng cục du lịch Việt Nam tặng bằng khen cùng những danhhiệu thi đua cho tập thể & cá nhân, 4 năm liền được UBND tỉnh tặng bằngkhen và nhiều danh hiệu thi đua Năm 2004 đạt danh hiệu đơn vị xuất sắctrong phong trào thi đua do tổng cục du lịch trao tặng

Tuy nhiên, trong hoạt động của mình thì Sở Du lịch Hà Tây cũng cónhững nhược điểm: Sự nhận thức về du lịch ở một số ngành, cấp và một bộphận nhân dân còn hạn chế Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư về du lịchchưa đồng bộ, cơ sở vật chất chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển, sản phẩmdu lịch còn đơn điệu, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh…

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch HàTây được nêu rõ trong quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Sở Du lịch Hà Tây ban hành 8/6/2006 của UBND tỉnh Hà Tây

Trang 19

1.2.2 Vị trí, chức năng

Sở du lịch Hà Tây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chứcnăng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trênđịa bàn tỉnh, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trongphạm vi quản lý của sở theo quy định của pháp luật, thực hiện 1 số nhiệm vụ,quyền hạn theo sự phân công, ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định củapháp luật

Sở du lịch tỉnh Hà Tây chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh về tổchức, biên chế và hoạt động, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm travề chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục du lịch Việt Nam

1.2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn

- Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vựcdu lịch thuộc phạm vi quản lý của tỉnh và phân cấp của Tổng cục du lịch, chịutrách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình

- Xây dựng và trình bày UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quản lý của Sở phùhợp với quy hoạch

- Trình UBND tỉnh chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ du lịch của Sở

- Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp, ủy quyềnquản lý nhà nước về du lịch đối với UBND huyện, thị xã và các cơ quanchuyên môn thuộc UBND tỉnh theo quy định của pháp luật

- Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch đối với các doanhnghiệp, tổ chức và cá nhân, các thành phần kinh tế, hội, tổ chức phi chính phủhoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh theo phân cấp và qui định củapháp luật

Trang 20

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch đã đượcphê duyệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịchthuộc phạm vi quản lý của Sở trên địa bàn tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra cơchế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp theo quy định pháp luật

- Tổ chức thẩm định hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế,cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, thẩm định và quyết định công nhận cơ sở lưutrú du lịch loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao; cấp chứng chỉ bồi dưỡngngắn hạn nghề du lịch và cấp, thu hồi các loại thẻ, văn bằng, chứng chỉ khácthuộc thẩm quyền của Sở theo quy định của pháp luật

- Thực hiện chương năng quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch của tỉnh,tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước; cung cấp thôngtin về du lịch cho khách du lịch, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phầnkinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuấtvới UBND tỉnh các mô hình, biện pháp bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh môitrường tại các khu, tuyến và điểm du lịch trên đại bàn tỉnh

- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư được UBND tỉnh giao, thẩm địnhhoặc tham gia các dự án đầu tư, phát triển du lịch hoặc có liên quan đến dulịch của tỉnh theo quy định của pháp luật

- Quản lý tài nguyên du lịch được giao, điều tra, đánh giá, phân loại tàinguyên du lịch và tổng hợp tình hình đầu tư phát triển, khai thác, sử dụng tàinguyên du lịch trên địa bàn tỉnh

- Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và chuyên mônnghiệp vụ về du lịch cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trênđịa bàn tỉnh; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội

Trang 21

ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc quyền quản lý của Sở vàphát triển nguồn nhân lực du lịch theo kế hoạch của UBND tỉnh và Tổng cụcdu lịch giao

- Tổ chức phối hợp công tác giữa các sở, ngành có liên quan đối vớihoạt động du lịch nhằm đảm bảo việc quản lý, điều hành kịp thời và có hiệuquả, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở đại phương

- Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật, sựphân công ủy quyền của UBND tỉnh và Tổng cục du lịch

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnhvực du lịch; xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu về lĩnh vực quản lý du lịchcủa tỉnh

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo các định kỳ báo cáo định kỳ vàđột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBNDtỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy địnhcủa pháp luật

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch theo quy định của pháp luật- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và cácchính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công nhân,viên chức thuộc Sở theo quy định

- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sáchđược phân bổ theo quy định của pháp luật, phân cấp của UBND tỉnh

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi UBND tỉnh giao

1.2.4 Cơ cấu tổ chức, nội dung quản lý của sở du lịch Hà Tây

- Cơ cấu tổ chức của sở du lịch gồm:

Trang 22

+ Giám đốc Sở du lịch: quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cácđơn vị trực thuộc và thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vịtrực thuộc theo quy định của pháp luật.

+ Văn phòng sở bao gồm: 1 chánh văn phòng

+ Phòng kế hoạch đầu tư gồm: 6 người : 1 trưởng phòng, 1 phó phòng,4 chuyên viên

+ Phòng nghiệp vụ du lịch gồm: 4 người: 1 phó phòng, 3 chuyên viên+ Thanh tra sở gồm: 1 người: chánh thanh tra

+ Trung tâm xúc tiến phát triển du lịch gồm 4 người: 1 giám đốc, 3nhân viên

Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, cho từchức, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở du lịch thựchiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của UBND tỉnh

- Nhiệm vụ của các phòng chức năng+ Phòng kế hoạch và đầu tư:

 Xây dựng kế hoạch và quy định đầu tư phát triển du lịch trênphạm vi tỉnh Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giúp giám đốcsở quản lý, hướng dẫn theo dõi kiểm tra thực hiện

Giám đốc sở du lịch

Văn phòng sở

Phòng nghiệp vụ

du lịch

Phòng kế hoạch đầu

Trung tâm xúc tiến phát triển

du lịch

Thanh tra sởPhó giám

đốc

Trang 23

 Làm công tác thẩm định các dự án đầu tư, các phương hướnghoạt động du lịch của các thành phần kinh tế động thời hướng soạnthảo toàn tất thủ tục trình duyệt theo quy định hiện hành

 Tổng hợp kết quả hoạt động của ngành công tác thông tin dữliệu, công tác thống kê, báo cáo định kỳ và sơ kết tổng kết của ngành+ Phòng nghiệp vụ du lịch

 Quản lý nghiệp vụ kỹ thuật du lịch và hướng dẫn công tác thôngtin quảng cáo theo định hướng của ngành và thực hiện các chế độ chínhsách quy định và pháp luật của nhà nước

 Làm công tác thẩm định các dự án đầu tư, các phương án hoạtđộng du lịch của các thành phần kinh tế đồng thời hướng dẫn soạn thảohoàn tất thủ tục trình duyệt theo quy định hiện hành

+ Trung tâm xúc tiến phát triển du lịch

 Tổ chức đào tạo chế độ bồi dưỡng cán bộ theo kế hoạch đượctrình duyệt đồng thời làm nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức, công nhân viênchức của ngành theo cấp của tỉnh

 Lập chương trình công tác của sở khi được giám đốc thông qua,tiếp nhận cấp phát công văn, lưu trữ các tài liệu, quản lý con dấu theo đúngquy định của pháp luật hiện hành

 Quản lý tài sản, kinh phí tài vụ theo đúng các chế độ và pháplệnh kế toán thống kê để quản lý và điều hành hoạt động của sở một cách toàndiện Từ giám đốc đến các nhân viên các phòng ban đều xây dựng chươngtrình công tác cụ thể cho từng tuần, từng tháng và luôn có sự phối hợp chặtchẽ để công việc đạt hiệu quả cao

- Mục tiêu quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Tây

+ Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Trang 24

+ Đến năm 2010 đón từ 4 đến 4,5 triệu lượt khách du lịch, trong đókhách quốc tế từ 5 đến 10%; tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm

+ Doanh thu xã hội về du lịch đến năm 2010 đạt trên 600 tỷ đồng, tốcđộ tăng bình quân 15%/năm

+ Xây dựng 6 khu du lịch tổng hợp, với các sản phẩm du lịch sinh thái,nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… có khoảng 2.400 phòng khách sạn; xây dựngmột số khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên tại các trọng điểm du lịch

- Nội dung quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Tây :

+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dulịch

+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vàchính sách phát triển du lịch

+ Quy định về việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khác cóliên quan trên địa bàn tỉnh Hà Tây

+ Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồnnhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyêndu lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹtục của dân tộc trong hoạt động du lịch

+ Tổ chức và quản lý công tác xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về dulịch

+ Cấp, thu hồi giấy phép chứng nhận trong hoạt động du lịch

+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạmpháp luật về du lịch.

1.2.5 Công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây

Công tác quản lý Nhà nước về du lịch giữ vai trò rất quan trọng, thôngqua việc định hướng và tạo lập các chính sách phát triển của cơ quan quản lý

Trang 25

Nhà nước sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp dulịch kinh doanh có hiệu quả và tuân thủ theo pháp luật.

Trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Sở du lịch là cơ quan chuyên môn giúpUBND Tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động dulịch và Sở du lịch đã phát huy được vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động :

- Về lĩnh vực tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển ngành: Sở du lịchđã chủ động nghiên cứu đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND và UBND Tỉnh nhữngchủ trương, chính sách phát triển du lịch Ban thường vụ đã ra nghị quyết số06-NQ/TW về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh đến năm 2010 và những nămtiếp theo, UBND Tỉnh đã có chương trình phát triển du lịch đến năm 2010 vànhững năm tiếp theo, nhằm cụ thể hóa phương hướng, mục tiêu phát triển dulịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tổ chức phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn tài liệu vềđường lối chính sách phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước và chủ trươngphát triển du lịch của tỉnh tuyên truyền giáo dục đối với các cấp, các ngành vànhân dân trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm tham gia pháttriển du lịch.

Xây dựng quy chế liên ngành giữa Du lịch với Công an tỉnh, Sở Vănhóa - Thông tin…nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong kinh doanh dulịch và ký kết các văn bản hợp tác, có nội dung chương trình liên kết với cáctỉnh, thành phố có hoạt động du lịch phát triển mạnh để đẩy mạnh hoạt độnglữ hành, mở rộng thị trường khách du lịch.

- Về lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch: Lĩnh vực xúc tiến, quảng bádu lịch rất được Sở du lịch coi trọng nhằm tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng,chương trình du lịch, sản phẩm du lịch Hà Tây thu hút khách du lịch và cácnhà đầu tư Sở du lịch đã phối hợp với Báo chí Hà Tây, Đài truyền hình HàTây, các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương, đặc biệt đã hoàn

Trang 26

thành chuyên trang của du lịch Hà Tây trên tạp chí du lịch giới thiệu về tiềmnăng du lịch, các khu điểm du lịch, các chương trình du lịch hấp dẫn của tỉnhvà tập trung tuyên truyền, quảng bá cho công tác chuẩn bị các Lễ hội đầuxuân năm mới.

Tham gia các lễ hội, liên hoan du lịch tổ chức ở các tỉnh, thành phốtrong cả nước như: Hội du lịch kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sầm Sơn -Thanh Hóa, 100 năm Cửa Lò, Lễ hội vào hè của tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng,Hội du lịch tại Tuyên Quang… nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịchHà Tây với du khách bốn phương.

Biên soạn và phát hành sách hướng dẫn du lịch chùa Hương, tái bảncuốn sách ảnh Hà Tây quê lụa, in ấn hơn 5000 tập gấp giới thiệu các khuđiểm, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh và duy trì việc xuấtbản Thông tin Du lịch Hà Tây; xây dựng bộ phim xúc tiến đầu tư du lịch “ Dulịch Hà Tây đầu tư để hội nhập” Tiến trình triển khai thực hiện duy trì quảntrị trang website: www.hataytourism.com năm 2007 của ngành.

Tham gia các cuộc hội thảo quốc tế về du lịch do Tổng cục du lịch ViệtNam và các trường Đại học tổ chức.

- Về lĩnh vực chỉ đạo quản lý các doanh nghiệp du lịch: Hàng năm Sởdu lịch đều chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch, các khu, điểm du lịch đầu tưphát triển sản phẩm mới để tránh sự nhàm chán của khách du lịch và tích cựchướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành, đôn đốc, kiểm trathường xuyên Vì vậy đã nâng cao được chất lượng phục vụ, giá trị sản phẩmdu lịch Hà Tây, tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch đến Hà Tây.

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA SỞ DULỊCH HÀ TÂY ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH CHÙA THẦY

2.1 Khái quát chung về khu du lịch Chùa Thầy

Thủy đình ở Chùa Thầy Chùa Cả, điểm tham quan trong khudi tích thắng cảnh Chùa Thầy“ Nhớ ngày mùng 7 tháng 3

Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy”

Đến hẹn lại lên, hàng năm cứ vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, các thiệnnam tín nữ và du khách thập phương lại tấp nập kéo về dự hội ChùaThầy.Tương truyền, đây là ngày hội quan trọng nhất vì đó là ngày một vị caotăng thời Lý - Thiền sư Từ Đạo Hạnh hóa Phật Để kỷ niệm ngày này, nhândân mở hội Chùa Thầy Đây là một lễ hội phật giáo truyền thống điển hìnhcủa người Việt Chùa Thầy vốn là “Thiên Phúc Tự” nằm ở chân núi Sài thuộcđịa phận xã Sài Sơn (Quốc Oai), cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 20km, theo

Trang 28

đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông ChùaThầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hoá lịchsử thực sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn Trên khung cảnh núi non hùngvĩ của Sài Sơn, Chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sươngmờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa

Chùa Thầy không chỉ nổi tiếng là di tích lịch sử cách mạng, một côngtrình kiến trúc cổ có giá trị mà còn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng và đãđược nhà nước xếp hạng từ năm 1996

2.1.1 Chùa Thầy - Di tích lịch sử cách mạng

Chùa Thầy được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072-1127), lưudấu tu hành của một vị cao tăng - Thiền sư Từ Đạo Hạnh Điều đặc biệt, TừĐạo Hạnh vừa là tăng, là phật, là vua và là Tổ sư của nghề múa rối cổ truyền.Tương truyền Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tên tục là Lộ, con quan Đô sát TừVinh, mẹ là Tăng Thị Loan, quê ở làng An Lãng, huyện Vĩnh Thuận (naythuộc làng Láng, Đống Đa, Hà Nội) Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé khôi ngô, tuấntú họ Từ này đã có những hành động khác thường Lớn lên, cậu Từ ứng thikhoa Bách Liên, đỗ đầu nhưng không ra làm quan Vì mối thù cha nên quyếttâm xuất gia học đạo, rồi cùng các ngài Giác Hải, Không Lộ sang Tây Thiên(Ấn Độ) cầu Pháp Sau khi đọc được pháp thuật, chàng trai họ Từ trở về núiSài, ngày đêm tụng tập Đến khi thù cha đã trả xong, thì niềm tục lắng trong,ngài trở về giảng đạo, dạy học, hái thuốc giúp dân và tổ chức nhiều trò chơidân gian như: Đá cầu, vật, múa rối nước Nhân dân vô cùng cảm phục, kínhmến và gọi ngài bằng “Thầy” Từ đó, chùa Ngài tu được gọi là Chùa Thầy,núi Ngài hoá gọi là núi Thầy, làng Ngài sống là làng Thầy và thậm chí cảtổng đó cũng được gọi là tổng Thầy.

Chùa Thầy là nơi lưu dấu tu hành và chứng kiến quãng đời sau cùngcho đến ngày thoát xác của vị cao tăng - Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Trang 29

2.1.2 Chùa Thầy - Nét đẹp với kiến trúc cổ kính

Chùa Thầy rộng 2.400m2, gồm ba toà nhà chạy song song với nhauhình chữ tam, dựng trên nền cao bó đá hộc xanh, có hai dãy hành lang chạykèm hai bên đầu hồi, với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc khá độc đáo mangphong cách kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ XVIII Điều đặc biệt là tòa Bảođiện nguy nga, đồ sộ chỉ có 36 lỗ đục, gỗ được xếp chồng lên nhau, nhưng rấtkiên cố, vững chắc Mái chùa được lợp bằng ngói cổ, kiểu mũi hài Tươngtruyền rằng, ngói lợp này được lấy từ chùa Tây Phương, cách đó 7km vềhướng Tây Mặc dù quãng đường dài như vậy, nhưng năm xưa, ngói lợp đượcchuyển tay nhau theo kiểu nối dây và chỉ trong một ngày, vừa vận chuyển,vừa lợp

Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình conrồng Chùa quay mặt về hướng Nam Phía trước chùa, bên trái là ngọn LongĐẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn

Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lốikiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượngsong song với nhau Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nướctrong xanh có hoa khoe sắc nở, có thuỷ đình, nơi múa rối nước và hai chiếccầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ còn Nguyệt Tiên kiều nốivới đường lên núi

Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo củacác nhà sư còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo Lớn nhất to nhất là chùaThượng - nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh Ởchính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga Phía trên đặthòm sắc linh triều tôn phong của Thiền sư Phía dưới là tượng Thiền sư nhậpđinh trên toà sen vàng đầu đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, mình khoắcáo cà sa Trong khảm thờ ở phía tay trái của toà bảo điện là tượng toàn thân

Trang 30

của Thiền sư Bức tượng đẹp và được tạc bằng gỗ chiêu dâu với những đườngnét chạm trổ khéo léo và tinh vi Đặt song song với nó là tượng thiền sư đãhoá kiếp thành vua Lý Nhân Tông, đầu đội mũ bình thiên, ngồi oai nghi trênngai vàng

Chùa Thầy còn thờ tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông TừVinh và bà Tăng Thị Loan cùng hai người bạn đồng đạo thân thiết của thiềnsư là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải Hai bên chùa là hành langdài thờ mười tám vị La Hán phía sau là gác chuông, gác trống

Lên giữa lưng chừng núi Thầy là chùa Cao, nơi mà thiền sư Từ ĐạoHạnh bắt đầu con đường tu hành của mình Đi vòng ra phía sau là hang CắcCớ Hang rộng và sâu, đường đi trơn nên dễ bị trượt chân, do đó vừa đi vừaphải lò dò từng bức một và phải vịn vào nhau Đi ngược lên phía trên là đếnĐền Thượng, bên cạnh có hang Bụt Mọc, độc đáo kỳ thú, tiếp sau là hang Bòâm u, hang Giớ với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu

Ngoài ra, du khách sẽ còn thấy một hệ thống văn bia cổ bằng chữ Hánvà chữ Nôm, có giá trị được lưu giữ tại ngôi chùa này

Thắng cảnh Chùa Thầy làm cho tất cả những ai đã đến đều có cảm giácbình yên, thích thú nhưng lại rất lưu luyến lúc ra đi Vì vậy chưa đến hộichính từ mùng năm đến mùng bảy tháng ba âm lịch nhưng những dòng ngườiđổ về Chùa Thầy ngày một thêm đông Người đi dâng hương khấn phật, cầuduyên, người vãn cảnh chùa đi, báo hiệu cho một mùa lễ hội đông vui, sôi nổi

2.1.3 Lễ hội Chùa Thầy

Lễ hội Chùa Thầy được tổ chức vào ngày 5,6,7 tháng 3 âm lịch, trongđó ngày 7 tháng 3 là hội chính Lễ hội chính được tổ chức 5 năm một lần.Tương truyền, đó là ngày kị của thiền sư Từ Đạo Hạnh - ngày Thiền Sư vàohang Thánh Hóa trút xác đầu thai làm con vua Lý Nhân Tông, nối ngôi làmvua Lý Thần Tông Hàng năm, cứ đến ngày 7 tháng 3, các thiện tín và du

Trang 31

khách bốn phương lại tấp nập kéo về dự hội Chùa Thầy Những năm gần đâykhông chỉ ngày hội mà quanh năm đều có khách du lịch đến thăm rất tấp nập,đông nhất là 3 tháng mùa xuân, các hoạt động văn hóa và tín ngưỡng vẫn diễnra đúng nghi lễ và vui vẻ Không khí lễ hội thật náo nhiệt Cờ phật được tranghoàng khắp nơi Từ chùa Thượng, đến chùa Trung, chùa Hạ đâu đâu cũngvang tiếng gõ mõ, tiếng tụng kinh và khói hương nghi ngút.

Nghi lễ đầu tiên là lễ tắm tượng, được tiến hành trước ngày mồng 7-3âm lịch Tham dự lễ này là các nhà sư, tăng ni phật tử và đông đảo nhân dân.Trong hương khói nghi ngút, nước tinh khiết được đem tới trước bàn thờ Nhàsư trụ trì cùng những người giúp việc lấy khăn vải đỏ sạch nhúng vào nước vàlau cẩn thận tượng Mọi hành động diễn ra hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và trangnghiêm Trong lúc lau, nhà sư cùng người giúp việc luôn lầm rầm niệm Phật.Tăng ni phật tử cùng nhân dân xung quanh đều chắp tay hướng về phía tượngnghiêm trang cầu khẩn

Tắm Phật xong, người ta lau rửa luôn các đồ tế khí trên các ban thờ.Nước tắm Phật được vẩy ra khắp nơi như mưa của đức Phật để người khangvật thịnh Chiếc khăn dùng tắm Phật được chia nhau về làm bùa cho trẻ nhỏtránh khỏi những ma tà ám khí.

Tiếp đến là lễ cúng Phật và chạy đàn Đây là một nghi lễ lớn, quantrọng nhất và gây ấn tượng nhất ở hội Chùa Thầy Nghi lễ này là một diễnxướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ Các lễ vật chínhđược dâng lên ban thờ cùng hàng trăm lễ vật khác nhau của khách thậpphương dự hội với đủ màu sắc của các loại hoa quả, oản, bánh, xôi… lunglinh trong khói nhang và đèn nến Người xem bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn củanó như có một ma lực nào đó lôi kéo.

Sau đó các nhà sư với bộ áo cà sa sang trọng, tay cầm gậy hoa biểudiễn những bước múa lượn vòng tròn, bước nhanh, bước chậm thể hiện một

Trang 32

chuyến đi không ngừng của kiếp người để vươn tới điều cao đẹp Trongkhung cảnh như mờ ảo xa vời, các nhà sư vừa đi vừa múa hát theo dàn nhạcđệm và tiếng mõ tụng kinh.

Khách đến lễ hội Chùa Thầy mong muốn bày tỏ ước vọng của mìnhtrước thần phật, cầu tiền, tài, phúc, lộc, cầu cho tai qua nạn khỏi và gặp nhiềumay mắn trong năm mới Sau khi làm lễ, các du khách hành hương còn thamquan các kiến trúc của chùa và các thắng cảnh tự nhiên như hang Thanh Hóa,hang Cắc Cớ, hang Hút Gió, nhà lưu niệm Bác Hồ…

Các hoạt động dành cho phần hội diễn ra hết sức sinh động, vừa mangtính giải trí vừa chứa đựng những yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, lôi cuốn đượcnhiều người xem Một trong những hoạt động giải trí, mang tính nghệ thuậtcao là biểu diễn rối nước tại thủy đình, một kiến trúc sân khấu độc đáo chỉdành cho loại hình nghệ thuật này, được xây dựng từ cách đây nhiều trămnăm, nằm giữa ao Rồng, phía trước chùa.

Nội dung của các vở diễn rối vẫn xoay quanh các chủ đề quen thuộcnhư “ đi cày”, “bắt vịt”, “ múa loan phượng”…Ngoài ra, người ta còn tổ chứcthêm một số trò chơi dân gian như kéo co, đánh đáo, đấu vật…Du khách thamgia lễ hội còn có thể thưởng thức các món ăn dân dã như bún riêu cua, riêu cá,bánh trái địa phương và mua các hàng lưu niệm.

Du khách đến chùa không chỉ vì lý do tín ngưỡng, mà còn có nhu cầuthưởng ngoạn và muốn được tận hưởng vẻ thanh tịnh của cảnh chùa chiền.Đến với hội Chùa Thầy là đến với hội của du xuân và tình yêu đôi lứa

“ Gái chưa chồng nhớ hang Cắc CớTrai chưa vợ nhớ hội Chùa Thầy”

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch Chùa Thầy

Trang 33

Khu du lịch Chùa Thầy là một quần thể các di tích và danh lam thắngcảnh, có giá trị cao về lịch sử, văn hóa - nghệ thuật Các tài nguyên của ChùaThầy, từ tài nguyên tự nhiên đến tài nguyên nhân văn, đều rất phong phú, đólà những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch Chùa Thầy Năm nào cũng cóhàng chục vạn lượt khách đến tham quan, vãn cảnh và sinh hoạt tín ngưỡngtại Chùa Thầy Đặc biệt, cứ vào ngày 7-3 (âm lịch) hàng năm, du khách thậpphương lại tấp nập kéo về dự Lễ hội.

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Quốc Oai không chỉ là vùng quê giàu truyền thống cách mạng, có nềnvăn hóa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn là nơi đượcthiên nhiên ưu đãi, ở vùng đông bắc huyện, có “ Thập lục kỳ sơn” (16 ngọnnúi lạ) mang dáng dấp “Long, Ly, Quy, Phượng”, đã và đang là những tàinguyên du lịch vô giá Một trong những nơi được thiên nhiên ưu đãi nhất củahuyện Quốc Oai chính là khu du lịch Chùa Thầy Đã từ lâu, Chùa Thầy là nơigặp gỡ các bậc hiền tài, thi - họa sĩ và là một điểm du lịch hấp dẫn được nhiềudu khách vãng thăm.

Toàn bộ quần thể danh thắng Chùa Thầy gồm có Núi Thầy, núi LongĐẩu, núi Hoa Sơn, núi Phượng Hoàng, núi Ơn, chùa Cả, chùa Long Đẩu,chùa Hoa Phát, đình Đa Phúc, đền Quán Thánh, đền Tam Phủ, Hồ Long Trì,Nhật nguyệt tiên Kiều….

Nùi Thầy là núi đá vôi, cao 104m, rộng 9,16 ha, lớn nhất trong số cácnúi đá vôi của vùng đông bắc huyện, trên núi có chùa chiền, hang động, cóđường leo núi và các loại cây cối thích nghi với núi đá.

Hai bên tả, hữu của chính diện Chùa Thầy là 2 chiếc cầu: Nhật TiênKiều và Nguyệt Tiên Kiều do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan xây dựng vàonăm 1602, khi ông đi xứ nhà Minh về Những chiếc cầu này được lợp máitheo kiểu “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu) Bên trái Nhật Tiên

Trang 34

Kiều thông ra Tam phủ trên một hòn đảo nhỏ giữa ao Rồng Bên phải làNguyệt Tiên Kiều bắc qua ao lên núi Khi chúa Định Vương Trịnh Căn quađây phải thốt lên rằng: “Nay thấy chùa Thiên Phúc ở núi Phật tích như viênngọc nổi lên giữa đám ruộng sỏi đá rạng vẻ xuân tươi ở cả bốn mùa Độngtiên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng Đó chính là vườn xanh,núi Thúy dời đến chốn nhân gian vậy”

Ngoài chùa Thiên Phúc, trong quần thể di tích núi Thầy này còn cónhiều đình, chùa cổ kính, gắn liền với các sự tích và đã từng nuôi giấu, chechở cho các cán bộ, lãnh đạo hoạt động cách mạng trong những năm chiếntranh Từ chân núi, qua hai lần cổng, men theo bậc đá là lên tới đỉnh núi Thầy.Lưng chừng núi Thầy có một ngôi chùa nhỏ, gọi là chùa Cao (Hiển Thụy Am)và hang Thánh Hóa - nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh giải thi (trút xác) HangThánh Hóa nhỏ hẹp, lờ mờ vẻ huyền bí, càng nhìn kỹ vào vách đá trong hang,càng thấy có nhiều vết lõm, đó là: Vết đầu, vết chân và vết tay, năm xưaThiền sư Từ Đạo Hạnh đã tỳ vào lúc trút xác Trên đỉnh núi Thầy có mộtkhoảng đất rộng và bằng phẳng, xung quanh có một mô đá chầu vào đó, gọi làchợ Trời Theo đường mòn chùa Cao, vòng về phía sau, qua lối rẽ là tới hangCắc Cớ

Hang Cắc Cớ khá sâu, lại hẹp và tối, du khách phải nắm tay nhau màđi Đây là nơi tuẫn tiết của nghĩa quân họ Lã, sau trận chống giặc ngoại xâmthất bại Qua hàng cây đại già sẽ đến đền Thượng, nơi thờ Thánh Văn Xương,nơi hội họp của Đông Kinh Nghĩa Thục trước đây Đi tiếp, xuống đến chùaBối Am (chùa Một Mái, chỉ có một mái dựng vào vách núi), hang Hút Gió,thềm đá Thái Lão, đền tưởng niệm Nhà sử học Phan Huy Chú, Nhà lưu niệmBác Hồ Nơi đây, xưa kia Phan Huy Chú đã viết thành công tác phẩm Báchkhoa cổ vĩ đại “Lịch triều hiến chương loại chí” Cũng chính nơi đây, Bác Hồ

Trang 35

đã từng sống, làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

2.2.2 Vị trí địa lý

Khu du lịch Chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh HàTây Trung tâm nằm cạnh đường 81, cách thị trấn Quốc Oai 4 km về phíaBắc, cách Hà Nội 20 km về phía Tây Nam.

Ở vị trí này, Chùa Thầy khá gần thủ đô Hà Nội, thị xã Hà Đông, thị xãSơn Tây và vùng quy hoạch chuỗi đô thị mới - chuỗi đô thị Miếu Môn - XuânMai - Hòa Lạc - Sơn Tây, do đó có điều kiện để thu hút khách thập phươngđến tham quan lễ hội

2.2.3 Địa hình

Nùi Thầy cùng 16 núi đá vôi ở đông bắc huyện Quốc Oai là hiện tượng“ Đột xuất bình nguyên” (Núi xuất hiện giữa vùng đồng bằng) Các núi đá đềucó độ cao dưới 100m, cao nhất là Nùi Thầy (104m) Xung quanh các núi làđồng bằng, cao tuyệt đối bình quân 10m Địa hình này khá thuận lợi cho việcđi lại, phát triển, nâng cấp các tuyến giao thông nhưng cũng có những khókhăn trong việc mở mang khu du lịch bởi liên quan đến đất lúa và đất khu dâncư.

2.2.4 Khí hậu

Khu du lịch Chùa Thầy mang đặc diểm của khí hậu đồng bằng Bắc bộ,nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh Mỗi năm bìnhquân có 140 - 145 ngày có mưa, lượng mưa bình quân 1650 - 1800mm/ năm.Mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9,10 Trong mùa lễ hội có nhiều mưa phùnvà có thể có mưa rào nhẹ, gây một số phiền toái cho khách du lịch, nhất là khileo núi (trơn, bẩn…) Điều đó đòi hỏi các đường leo núi phải được sửa sangthích hợp chống trơn, ngã gây tai nạn.

2.2.5 Địa chất

Trang 36

- Đất đai: Đất đai khu vực Chùa Thầy là trầm tích đệ tứ trên nền gốc đávôi, lớp phủ trầm tích có độ dày không đều, dao động từ 20 - 60m

- Thổ nhưỡng: Đất trong vùng quy hoạch nằm trong đê hữu Đáy, khôngđược bồi hàng năm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, nghèo mùn vàlân, khá thuận tiện cho việc trồng các loại rau quả sạch, hoa cung cấp cho khudu lịch

Nhìn chung, đất đai ở khu vực này thuận lợi cho việc xây dựng cáccông trình thuộc phạm vi xây dựng cơ bản.

Như vậy, có thể nói, điều kiện tự nhiên của khu vực Chùa Thầy có điềukiện thuận lợi để xây dựng, phát triển du lịch

2.3 Chiến lược phát triển du lịch của Hà Tây, huyện Quốc Oai và khu dulịch Chùa Thầy đến 2010 - 2020

2.3.1 Chiến lược phát triển

2.3.1.1 Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnhHà Tây

Khu du lịch Chùa Thầy thuộc một trong ba cụm du lịch chính của tỉnh cụm Hà Đông và phụ cận.

-Mục tiêu của chương trình phát triển du lịch văn hóa gắn liền với các lễhội dân tộc trong chương trình hành động của ngành du lịch Hà Tây, lễ hộiChùa Thầy được xếp thứ 2 sau chùa Hương (Mỹ Đức) Lượng khách du lịchđến Chùa Thầy hàng năm chiếm 10 - 12% lượng khách nội địa đến Hà Tây.

Việc nâng cấp cơ sở vật chất, trùng tu tôn tạo các cảnh quan di tíchthuộc khu du lịch Chùa Thầy luôn được các cấp, các ngành từ trung ương đếncơ sở chăm lo Khai thác phát triển du lịch Chùa Thầy là một trong những nộidung phát triển của du lịch Hà Tây.

2.3.1.2 Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển kinh tế của huyệnQuốc Oai

Trang 37

Quốc Oai là một huyện có điểm xuất phát điểm kinh tế thấp hơn so vớimức trung bình của tỉnh Hà Tây, tuy nhiên Quốc Oai có những điều kiệnthuận lợi so với các địa phương khác đó là vị trí gần thủ đô Hà Nội, nằm trongkhu vực phát triển mở rộng của thủ đô Hà Nội với những dự án có vị trí quantrọng như các khu đô thị, công nghiệp…Huyện Quốc Oai có khoảng 150 ditích lịch sử văn hóa, bao gồm nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: ChùaThầy, động Hoàng Xá và các điểm du lịch sinh thái, nhà nghỉ tĩnh dưỡng hấpdẫn du khách tới tham quan Điều này tạo ra những điều kiện thuận lợi đểphát triển các hoạt động du lịch - dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếđịa phương

Nhận thức được những lợi thế này, trong nghị quyết hội đồng nhân dânhuyện Quốc Oai khóa XVII kỳ họp thứ 5 đã xác định: “ phấn đấu ngành dulịch - dịch vụ năm 2010 chiếm 30% cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng mỗinăm 15%, tập trung chỉ đạo quy hoạch phát triển du lịch toàn huyện, thu hútcác nhà đầu tư triển khai các dự án đã được phê duyệt…”

Như vậy có thể nói, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củahuyện Quốc Oai, du lịch được coi là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trongcơ cấu kinh tế địa phương Trong năm qua, cùng với việc xúc tiến các dự ánđầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triểnđô thị, huyện Quốc Oai còn tích cực thu hút nhiều dự án đầu tư vào du lịch.Đến nay, trên địa bàn huyện đã thu hút được 14 dự án đầu tư, trong đó có 6dự án: Du lịch sinh thái Thảo Hiền, nhà nghỉ tĩnh dưỡng Hương Ngọc Thảo,Long Phú, Chân Quê, Xuân Phú, Hoàng Minh đã xây dựng xong cơ sở hạtầng, đi vào hoạt động khá hiệu quả, 8 dự án còn lại đang trong quá trình khảosát, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng Điều này tạo điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển các dịch vụ du lịch, bổ sung tại Chùa Thầy, một thếmạnh của huyện Quốc Oai.

Trang 38

Những năm qua, nguồn thu từ du lịch Chùa Thầy đóng góp một tỷ lệlớn vào doanh thu du lịch huyện Quốc Oai Năm 2005 đạt 2,5 tỷ đồng, năm2006 đạt 3 tỷ đồng, năm 2007 đạt 3,8 tỷ đồng (6,5% trong tổng GTTT củangành du lịch - dịch vụ của huyện Quốc Oai)

Quần thể di tích danh thắng Chùa Thầy có giá trị cao về nhiều mặt nênnhững năm qua đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ trung ương đến địaphương, từ các tổ chức kinh tế đến tổ chức xã hội và khách du lịch trong,ngoài nước…để trùng tu, tôn tạo các cảnh quan, di tích đã và đang bị xuốngcấp.

Khu du lịch Chùa Thầy - huyện Quốc Oai nằm không xa Hà Nội và cácđô thị của tỉnh, với điều kiện về mạng lưới giao thông mới hiện nay (đườngLáng - Hòa Lạc đã thông xe, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng) cóđiều kiện để thu hút khách

Các điều kiện về địa chất cho phép khu du lịch Chùa Thầy xây dựngmột số công trình phục vụ du lịch

Với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú vàgiá trị cao, khu du lịch Chùa Thầy sẽ càng hấp dẫn do đáp ứng được cả nhucầu về du lịch tâm linh và du lịch sinh thái.

Điều kiện liên doanh, liên kết với các điểm du lịch các công ty du lịchtrong tỉnh để tổ chức lữ hành là rất thuận lợi bởi trong thực tế đã hình thànhcác tour.

Việc đầu tư phát triển du lịch Chùa Thầy trong thời kỳ tới có nhiềuthuận lợi bởi Chùa Thầy là một điểm du lịch nổi tiếng được trung ương tỉnh,huyện rất quan tâm, có vị trí chiến lược phát triển kinh tế nói chung và pháttriển du lịch nói riêng, đồng thời có nhiều thuận lợi trong huy động vốn.

Bước đột phá của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai dựa trên nền quần thể ditích Chùa Thầy làm cơ sở để phát triển Dự án du lịch sinh thái và vui chơi

Trang 39

giải trí Tuần Châu - Hà Tây đã mở ra hướng phát triển nền “ kinh tế khôngkhói” Đây là cơ hội để thúc đẩy mục tiêu của huyện Quốc Oai coi du lịch làngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

2.3.2 Định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy đến năm 2010 - 2020

- Phát triển du lịch là phát triển ngành kinh tế tổng hợp:

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp Vì vậy, phát triển du lịch dựatrên cơ sở phát triển tổng thể các ngành kinh tế xã hội Đồng thời phát triểncác ngành kinh tế - xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, văn hóa…để phục vụ cho sự phát triển của du lịch

- Gắn phát triển du lịch với đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tựan toàn xã hội

Đi đôi với thu hút du khách, kể cả khách trong nước với khách quốc tế,luôn nâng cao cảnh giác chống mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, không đểchúng đội lốt tôn giáo phá hoại nền văn hóa và cách mạng, làm tốt công tácgiữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đặc biệt là ngườinước ngoài

- Phát triển du lịch nhằm thu hút cả khách trong nước và khách quốc tếCùng với xây dựng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, khai thác tiềm năng, lợithế của khu du lịch, gắn du lịch với lễ hội để thu hút khách trong nước và

Trang 40

khách quốc tế, liên doanh, liên kết với các công ty du lịch, các điểm du lịchtrong tỉnh, trong vùng để tổ chức lữ hành, đưa Chùa Thầy thành một điểmtrong tour du lịch của khách

Chùa Thầy là một quần thể các di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh.Là điểm du lịch tâm linh - văn hóa - sinh thái - tham quan - nghiên cứu khoahọc của Hà Tây Phát triển khu du lịch Chùa Thầy góp phần bảo vệ các cảnhquan di tích, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho nhân dân địaphương và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

2.3.2.2 Dự báo các chỉ tiêu phát triển

- Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Chùa Thầy

Bảng 2.1: Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Chùa Thầy

ĐVT:Lượt khách

+ Chỉ tiêu khách quốc tế: Năm 2010 đón 11.500 lượt khách quốc tế(chiếm tỷ trọng 5,63% khách quốc tế Hà Tây đến 2020), tốc độ tăng trưởnggiai đoạn 2005 - 2010 đạt 50,29%/năm Năm 2020 đón 61.500 lượt khách

Ngày đăng: 30/01/2013, 15:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa - Giáo trình Kinh tế du lịch - NXB Lao động - xã hội - 2004 Khác
2. Xác đinh những luận cứ để phát triển du lịch Hà Tây - Đề tài khoa học - Sở du lịch Hà Tây 2002 Khác
3. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng hợp khu du lịch Chùa Thầy thời kỳ 2001 - 2010 - Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai - 2000 Khác
4. Báo cao tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Quốc Oai - Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai - 2005 Khác
5. Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước - Tập I - NXB Học viện hành chính quốc gia Khác
6. Tạp chí Thông tin du lịch Hà Tây - Sở du lịch Hà Tây 7. Trang Web Sở du lịch Hà Tây: www.hataytourism.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.5: Hiện trạng khách du lịch Chùa Thầy - Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy
Bảng 2.5 Hiện trạng khách du lịch Chùa Thầy (Trang 53)
Bảng 2.5: Hiện trạng khách du lịch Chùa Thầy - Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy
Bảng 2.5 Hiện trạng khách du lịch Chùa Thầy (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w