MỤC LỤC
Chùa Thầy rộng 2.400m2, gồm ba toà nhà chạy song song với nhau hình chữ tam, dựng trên nền cao bó đá hộc xanh, có hai dãy hành lang chạy kèm hai bên đầu hồi, với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc khá độc đáo mang phong cách kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ XVIII. Nội dung của các vở diễn rối vẫn xoay quanh các chủ đề quen thuộc như “ đi cày”, “bắt vịt”, “ múa loan phượng”…Ngoài ra, người ta còn tổ chức thêm một số trò chơi dân gian như kéo co, đánh đáo, đấu vật…Du khách tham gia lễ hội còn có thể thưởng thức các món ăn dân dã như bún riêu cua, riêu cá, bánh trái địa phương và mua các hàng lưu niệm.
Một trong những hoạt động giải trí, mang tính nghệ thuật cao là biểu diễn rối nước tại thủy đình, một kiến trúc sân khấu độc đáo chỉ dành cho loại hình nghệ thuật này, được xây dựng từ cách đây nhiều trăm năm, nằm giữa ao Rồng, phía trước chùa. Quốc Oai không chỉ là vùng quê giàu truyền thống cách mạng, có nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn là nơi được thiên nhiên ưu đãi, ở vùng đông bắc huyện, có “ Thập lục kỳ sơn” (16 ngọn núi lạ) mang dáng dấp “Long, Ly, Quy, Phượng”, đã và đang là những tài nguyên du lịch vô giá. Toàn bộ quần thể danh thắng Chùa Thầy gồm có Núi Thầy, núi Long Đẩu, núi Hoa Sơn, núi Phượng Hoàng, núi Ơn, chùa Cả, chùa Long Đẩu, chùa Hoa Phát, đình Đa Phúc, đền Quán Thánh, đền Tam Phủ, Hồ Long Trì, Nhật nguyệt tiên Kiều….
Ngoài chùa Thiên Phúc, trong quần thể di tích núi Thầy này còn có nhiều đình, chùa cổ kính, gắn liền với các sự tích và đã từng nuôi giấu, che chở cho các cán bộ, lãnh đạo hoạt động cách mạng trong những năm chiến tranh. Ở vị trí này, Chùa Thầy khá gần thủ đô Hà Nội, thị xã Hà Đông, thị xã Sơn Tây và vùng quy hoạch chuỗi đô thị mới - chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, do đó có điều kiện để thu hút khách thập phương đến tham quan lễ hội. - Thổ nhưỡng: Đất trong vùng quy hoạch nằm trong đê hữu Đáy, không được bồi hàng năm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, nghèo mùn và lân, khá thuận tiện cho việc trồng các loại rau quả sạch, hoa cung cấp cho khu du lịch.
Quốc Oai là một huyện có điểm xuất phát điểm kinh tế thấp hơn so với mức trung bình của tỉnh Hà Tây, tuy nhiên Quốc Oai có những điều kiện thuận lợi so với các địa phương khác đó là vị trí gần thủ đô Hà Nội, nằm trong khu vực phát triển mở rộng của thủ đô Hà Nội với những dự án có vị trí quan trọng như các khu đô thị, công nghiệp…Huyện Quốc Oai có khoảng 150 di tích lịch sử văn hóa, bao gồm nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: Chùa Thầy, động Hoàng Xá và các điểm du lịch sinh thái, nhà nghỉ tĩnh dưỡng hấp dẫn du khách tới tham quan. Nhận thức được những lợi thế này, trong nghị quyết hội đồng nhân dân huyện Quốc Oai khóa XVII kỳ họp thứ 5 đã xác định: “ phấn đấu ngành du lịch - dịch vụ năm 2010 chiếm 30% cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng mỗi năm 15%, tập trung chỉ đạo quy hoạch phát triển du lịch toàn huyện, thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án đã được phê duyệt…”. Đến nay, trên địa bàn huyện đã thu hút được 14 dự án đầu tư, trong đó có 6 dự án: Du lịch sinh thái Thảo Hiền, nhà nghỉ tĩnh dưỡng Hương Ngọc Thảo, Long Phú, Chân Quê, Xuân Phú, Hoàng Minh đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, đi vào hoạt động khá hiệu quả, 8 dự án còn lại đang trong quá trình khảo sát, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đi đôi với thu hút du khách, kể cả khách trong nước với khách quốc tế, luôn nâng cao cảnh giác chống mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, không để chúng đội lốt tôn giáo phá hoại nền văn hóa và cách mạng, làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài. Các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch như trông giữ xe, cho thuê nhà nghỉ, phục vụ ăn uống, hướng dẫn viên, bán hàng, chụp ảnh…là những hoạt động thu hút nhiều lao động nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu từ du lịch, ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh, phục vụ của khu du lịch. Vì vậy, để phát triển dịch vụ du lịch một cách có hiệu quả thì bên cạnh việc xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật (bãi xe, khu bán hàng, nhà nghỉ…) cần tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên, tiếp viên, nhân viên, nghệ sỹ biểu diễn múa rối nước có trình độ chứng chỉ, chuyên môn nghiệp vụ cao.
Những tồn tại, yếu kém ở trên và nguyên nhân của nó cần phải có giải pháp đồng bộ, cụ thể khắc phục kịp thời mới có thể nâng cao sức cạnh tranh so với các điểm du lịch khác, đáp ứng được nhu cầu của du khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Hiện trạng sử dụng đất khu du lịch Chùa Thầy, không còn mặt bằng để bố trí thêm các công trình dịch vụ phục vụ khách du lịch, do đó cần phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu việc quy hoạch mở rộng khu dịch vụ, việc thu hồi đất phải theo đúng quy định của pháp luật. - Các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân chỉ chú trọng kinh doanh, khai thác tối đa các tài nguyên dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh làm mất trật tự an toàn xã hội, tổn hại đến môi trường sinh thái, nếp sống văn hóa bị xuống cấp.
- Tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, sách du lịch, tập gấp, sách ảnh, bản đồ du lịch, đĩa CD, biển quảng cáo để giới thiệu với khách du lịch về con người, cảnh quan, thông tin về điểm tham quan, lưu trú, điểm vui chơi, giải trí…. Sở du lịch đóng vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh Hà Tây trong lĩnh vực du lịch và nếu giao ban quản lý khu du lịch Chùa Thầy trực thuộc Sở du lịch sẽ không hiệu quả khi Sở du lịch thiếu những cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ này. Một Ban quản lý Chùa Thầy trực thuộc UBND tỉnh cũng không thích hợp do nó sẽ chồng chéo về nhiệm vụ và quyền hạn với UBND huyện Quốc Oai, cơ quan quản lý thẩm quyền chung trên địa bàn, còn nếu như giao cho UBND xã sẽ không phù hợp do không có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí này.
- Đề nghị UBND huyện Quốc Oai nghiên cứu áp dụng những nội dung hoạt động của mô hình quản lý phù hợp vào thực tế hoạt động quản lý hoạt động du lịch lễ hội Chựa Thầy, cú sự phõn cụng trỏch nhiệm rừ ràng giữa cỏc bộ phận quản lý khu di tích. - Phối hợp chặt chẽ với Sở Du lịch Hà Tây và các cơ quan chức năng liên quan của huyện để tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển, để chuẩn hóa lại các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống. - Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, nhất quán trong tuyên truyền, tạo thành một hình ảnh thống nhất trong du lịch Chùa Thầy thể hiện được những giá trị tài nguyên phong phú của khu vực và thích hợp với những thị trường mục tiêu.
Du lịch ngày nay không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà du lịch ngày nay còn là một hiện tượng của loài người, du lịch giúp con người ta văn minh hơn, hiểu biết hơn, gần gũi với thiên nhiên hơn, hiểu biết văn hóa của đất nước mình và của nhân loại từ đó nó tác động trở lại ý thức của con ngườ trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của loài người và xem xét lại các hoạt động kinh tế xã hội của con người có tác động xấu đến thiên nhiên. Chỉ tính riêng mấy tháng đầu năm 2008, Chùa Thầy đã đón hơn hai van lượt khách về trẩy hội đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống nhân dân xã sở tại như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế từ đó có điều kiện giải quyết các vấn đè tiêu cực trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch tại Chùa Thầy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: bất cập giữa tăng trưởng du lịch với đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, ý thức người làm công tác du lịch và dịch vụ du lịch, vệ sinh môi trường…Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài.