Tai nạnbỏngởtrẻem - Đếnhèlạilo! Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hè là số lượng bệnh nhi bị bỏnglại tăng đáng kể. Theo thống kê sơ bộ của Viện Bỏng Quốc gia, số lượng bệnh nhi đến khám và nhập viện từ đầu hèđến nay là 350 trẻ, so với hè năm 2008 là 250 trẻ. Các bác sĩ cho rằng, nguyên nhân chính gây nên bỏngởtrẻ vẫn là sự lơ là, bất cẩn của người lớn khi chăm sóc cũng như quản lý trẻ trong thời gian trẻ nghỉ hè với gia đình. Những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây bỏng ởtrẻ em. Hiểm họa từ đống rơm đang cháy Ngày 11/6/2009, Khoa hồi sức cấp cứu - Viện Bỏng Quốc gia tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Thu T., 5 tuổi, bị bỏng lửa nặng được chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa. Sau một tuần điều trị tích cực, ngày 17/6, T. được chuyển sang điều trị tại Khoa bỏngtrẻ em. BS. Nguyễn Băng Tâm, Khoa bỏngtrẻem- người trực tiếp điều trị cho cháu T. cho biết, cháu T. bị bỏng nhiệt, trong đó có 20% bỏng sâu, một số đầu ngón tay bị bỏng quá sâu phải cắt cụt, một bên phải tháo cụt cả năm ngón, một bên phải tháo cụt hai đốt ngón, các vị trí bỏng khác đã được thực hiện ghép da mảnh tự thân để điều trị. Đến nay, sau gần một tháng được chăm sóc tích cực, hiện cháu vẫn phải truyền máu, truyền đạm nhưng sức khỏe đã khá lên rất nhiều. Theo lời kể của gia đình cháu T. thì tainạnbỏng xảy ra rất bất ngờ. Hôm đó, ba bố con anh Nguyễn Đức M. ở xã Hoàng Giang - Nông Cống - Thanh Hóa đến nhà chị gái để đón bà nội về nhà, trên đường về, chiếc xe chở ba bố con anh và bà nội gặp một đống rơm đang cháy dở. Đó là thời điểm bà con vừa gặt vụ mùa và đốt rơm ngay tại ruộng, chỉ cách đường vài mét. Do gió thổi bay khói về phía đường đi khiến cháu T. ngồi ngay trước xe bị cay mắt, để tránh khói cho con, anh M. lấy một tay đang lái xe che mắt cho con thì không ngờ xe vấp phải hòn gạch, xe loạng choạng, mất lái lao ngay vào đống rơm đang cháy dở. Cả bốn người trên xe được đưa đi cấp cứu ngay tại Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa nhưng anh M. và cháu T. bị nặng hơn cả được chuyển đến Viện Bỏng Quốc gia sau khi được sơ cứu vết thương. Nhìn vẻ chịu đựng của cháu T. ai cũng phải rớm nước mắt, khắp mình mẩy cháu đều băng bó, cháu phải nằm im bất động vì hễ cử động lại chạm vào vết thương rất đau. Có lẽ cháu T. chưa cảm nhận hết sự mất mát của mình sau tainạnbỏng nhưng các bậc cha mẹ thì nhận được một bài học để đời. Trường hợp thương tâm của cháu T. tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo không chỉ về tai nạnbỏngởtrẻem mà còn cảnh báo về các tainạn khác do đốt rơm rạ sát cạnh đường đi của bà con sau khi thu hoạch lúa. Di chứng bỏng bàn tay trước (ảnh trái) và sau phẫu thuật. Hậu quả do bỏng ởtrẻem TS. Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ nhiệm Khoa bỏngtrẻem cho biết, tai nạnbỏngtrẻem đặc biệt gia tăng về mùa hè, cả về số lượng và mức độ bỏng. Các loại bỏng chủ yếu gặp ởtrẻ thời gian này là bỏng nước sôi, bỏng nước canh nóng gặp nhiều ởtrẻ từ 1 - 3 tuổi, có trường hợp bỏng điện, bỏng lửa ở những trẻ lớn hơn do người lớn bất cẩn, không chăm sóc và quản lý trẻ sát sao hay để trẻ tự quản, để trẻ lớn trông trẻ bé. Tainạnbỏng có thể đe dọa đến tính mạng trẻ do mất nước, mất điện giải, sốc bỏng, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn máu, suy giảm miễn dịch Sau khi điều trị, trẻ còn có thể gặp một số di chứng về tâm thần và thể chất. Trẻ có thể bị ảnh hưởng đến khả năng học tập, tiếp thu bài học chậm hơn so với các bạn và với chính bản thân mình. Về thể chất, nếu không được tư vấn và điều trị thì các di chứng ởtrẻ sau bỏng sẽ nặng nề hơn so với người lớn do cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Những di chứng thường gặp sau bỏng là rối loạn sắc tố, ngứa, viêm da, sẹo. Nếu trẻ có sẹo co kéo ở ngực sẽ khiến ngực không phát triển làm cho lồng ngực bị hẹp lại, thể tích phổi không phát triển được. Nếu trẻ bị sẹo co kéo ở khớp không chỉ gây mất vận động mà còn có thể gây biến dạng xương. Khi trẻ bị sẹo ở cổ có thể gây co kéo cổ làm lệch cột sống. Thời gian điều trị bỏng cho trẻ kéo dài khoảng 2-3 tuần hoặc dài hơn tùy thuộc vào diện bỏng và mức độ bỏng nhưng sau khi điều trị phải tiếp tục duy trì sự theo dõi trong 2 năm sau đó vì thời gian này sẹo và cơ thể trẻ vẫn phát triển sẽ dần hình thành các rối loạn do sẹo gây ra. Tuy nhiên có những trường hợp phải xử trí ngay như những sẹo co kéo ở mắt, miệng, khiến mắt không nhắm được và miệng không mím được . do bỏng ở trẻ em TS. Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ nhiệm Khoa bỏng trẻ em cho biết, tai nạn bỏng trẻ em đặc biệt gia tăng về mùa hè, cả về số lượng và mức độ bỏng. Các loại bỏng chủ yếu gặp ở trẻ. Tai nạn bỏng ở trẻ em - Đến hè lại lo! Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hè là số lượng bệnh nhi bị bỏng lại tăng đáng kể. Theo thống kê sơ bộ của Viện Bỏng Quốc gia, số lượng bệnh nhi đến khám. bỏng nước sôi, bỏng nước canh nóng gặp nhiều ở trẻ từ 1 - 3 tuổi, có trường hợp bỏng điện, bỏng lửa ở những trẻ lớn hơn do người lớn bất cẩn, không chăm sóc và quản lý trẻ sát sao hay để trẻ