1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện can lộc – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 – 2011 thực trạng và giải pháp

103 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN THỌ (7)
    • 1.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ (8)
      • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ (8)
        • 1.1.1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm nhân thọ (8)
        • 1.1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ (12)
      • 1.1.2. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ (15)
        • 1.1.2.1. Bảo hiểm trọn đời (15)
        • 1.1.2.2. Bảo hiểm sinh kỳ (17)
        • 1.1.2.3. Bảo hiểm tử kỳ (17)
        • 1.1.2.4. Bảo hiểm hỗn hợp (21)
        • 1.1.2.5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ (23)
        • 1.1.2.6. Bảo hiểm liên kết đầu tư (27)
        • 1.1.2.7. Bảo hiểm hưu trí (29)
        • 1.1.2.8. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ bổ sung (còn được gọi là các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ) (29)
      • 1.1.3. Hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ (32)
    • 1.2. Đại lý và công tác tổ chức, quản lý mạng lưới đại lý bảo hiểm nhân thọ (35)
      • 1.2.1. Đại lý bảo hiểm nhân thọ và vai trò của đại lý bảo hiểm nhân thọ (35)
        • 1.2.1.1. Đại lý bảo hiểm nhân thọ (35)
        • 1.2.1.2. Vai trò của Đại lý bảo hiểm nhân thọ (37)
      • 1.2.2. Tổ chức mạng lưới đại lý bảo hiểm nhân thọ (38)
        • 1.2.2.1. Phân loại đại lý BHNT (38)
        • 1.2.2.2. Mô hình tổ chức mạng lưới đại lý BHNT (39)
      • 1.2.3. Quản lý mạng lưới đại lý bảo hiểm nhân thọ (39)
    • 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả công tác tổ chức, quản lý mạng lưới BHNT của một công ty BHNT (40)
    • 2.1. Tình hình hoạt động khai thác BHNT tại Việt Nam (44)
    • 2.2. Vài nét về Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội (47)
      • 2.2.1. Sự ra đời và phát triển của Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ và Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội (47)
        • 2.2.1.1. Vài nét về Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ (47)
        • 2.2.1.2. Công ty bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội (50)
      • 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội (51)
      • 2.2.3. Tác động của thị trường bảo hiểm nhân thọ đến hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội (54)
        • 2.2.3.1. Khó khăn (54)
        • 2.2.3.2 Cơ hội phát triển (54)
    • 2.3. Các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chính đang được triển khai ở Bảo Việt Nhân thọ (56)
      • 2.3.1. Các sản phẩm bảo hiểm tử kỳ (56)
      • 2.3.2. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp (57)
      • 2.3.3. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời (60)
      • 2.3.4. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ niên kim (62)
      • 2.3.5. Các sản phẩm bổ trợ (63)
    • 2.4. Công tác tổ chức và quản lý đại lý BHNT của bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội.57 1. Công tác tuyển chọn và đào tạo đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ (64)
      • 2.4.1.1 Công tác tuyển chọn đại lý BHNT (64)
      • 2.4.1.2 Quy trình đào tạo đại lý BHNT (66)
      • 2.4.1.3. Quy trình tư vấn sản phẩm BHNT (66)
      • 2.4.2. Quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ tại Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội (71)
      • 2.4.3. Chính sách thù lao đối với đại lý tại Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội (74)
        • 2.4.3.1. Các chỉ tiêu Đại lý cần lưu tâm (74)
        • 2.4.3.2. Chính sách thù lao Đại lý 2012 (75)
      • 2.5.1. Đánh giá kết quả hoạt động (79)
      • 2.4.2. Các thuận lợi và khó khăn (82)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG (7)
    • 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội (86)
    • 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển kênh phân phối đại lý tại Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội (87)
      • 3.2.1. Đánh giá lại công tác tuyển dụng đại lí (87)
      • 3.2.2. Chú trọng đến công tác huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đại lí (88)
      • 3.2.3. Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí đại lí (89)
      • 3.2.4. Chú trọng đến quyền lợi, chính sách thù lao đại lý BHNT (90)
      • 3.2.5. Giám sát và củng cố lực lượng đại lí hiện tại (92)
      • 3.2.6. Thực hiện biện pháp hỗ trợ đại lý (93)
      • 3.2.7. Công tác quản lý thu phí, quản lý chi quyền lợi bảo hiểm (94)
      • 3.2.8. Đa dạng hoá sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (95)
    • 3.3. Một số kiến nghị (96)
      • 3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lí Nhà nước, hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (96)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội (98)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Khái quát về bảo hiểm nhân thọ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ

1.1.1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm nhân thọ

 Khái niệm về Bảo Hiểm

Bảo hiểm được hiểu là khái niệm trong lĩnh vực bảo hiểm kinh doanh Bên cạnh đó, thuật ngữ “Bảo hiểm” còn được sử dụng trong các hệ thống Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế…

Mặc dù bảo hiểm đã ra đời từ lâu, nhưng đến nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về bảo hiểm Sự khác nhau đó xuất phát từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở các góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau.

Bảo hiểm là lĩnh vực rất rộng và vô cùng phức tạp bao gồm: yếu tố kinh doanh, pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ đặc thù nên rất khó tìm ra được một định nghĩa hoàn hảo thể hiện được tất cả những khía cạnh đó

Về phương diện kinh tế, bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Khái niệm trên muốn nhấn mạnh nguồn gốc ra đời của bảo hiểm như một biện pháp chuyển giao hậu quả tài chính của rủi ro; cơ sở pháp lý chi phối mối quan hệ chuyển giao kinh tế này là hợp đồng bảo hiểm; các chủ thể đặc trưng của quan hệ bảo hiểm là bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm; vấn đề cốt lõi thể hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là sự vận động của các nguồn lực tài chính là trả phí bảo hiểm và bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

Về phương diện tài chính, bảo hiểm chính là sự vận động của các nguồn tài lực trong việc huy động sự đóng góp (phí bảo hiểm) của các tổ chức kinh tế và cá nhân tham gia bảo hiểm (mua bảo hiểm), để lập quỹ bảo hiểm và phân phối, sử dụng nó bồi thường những tổn thất vật chất, chi trả cho tai nạn bất ngờ xảy ra đối với các đối tượng bảo hiểm Thực chất hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại một phần thu nhập quốc dân giữa những người tham gia bảo hiểm thông qua người bảo hiểm Quá trình phân phối này, nhờ có người bảo hiểm, đã làm phát sinh mối quan hệ giữa những người tham gia bảo hiểm với nhau Bản chất của hoạt động bảo hiểm là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất và đời sống của con người trước những rủi ro, tai nạn có thể xảy ra.

 Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ

Có nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm nhân thọ

Thực tế: Bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm (người được bảo hiểm) trong đó doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả cho người tham gia bảo hiểm (người được bảo hiểm) một khoản tiền nhất định khi có những sự kiện bảo hiểm xảy ra (người được bảo hiểm bị tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, hay còn sống đến một thời điểm chỉ rõ trong hợp đồng) Còn người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Về mặt pháp lý: Bảo hiểm nhân thọ là bản hợp đồng trong đó để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm (người ký kết hợp đồng) thì người bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một người hay nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định (đó là số tiền bảo hiểm hay một khoản trợ cấp định kỳ) trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay người được bảo hiểm sống đến một thời điểm ghi rõ trên hợp đồng.

Về mặt kỹ thuật: Bảo hiểm nhân thọ là những cam kết giữa hai bên mà sự thi hành những cam kết này thuộc chủ yếu vào tuổi thọ của con người.

Hay nói một cách khác: BHNT là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp NĐBH còn sống hoặc đã chết, DNBH có thể chi trả quyền lợi BH khi có rủi ro hoặc không có rủi ro xảy ra

Như vậy thì bảo hiểm nhân thọ giải quyết nỗi lo âu về mặt an toàn trong đời sống và nó gắn với các biến cố liên quan đến bản thân con người như: tử vong, sống sót, tai nạn và bệnh tật kéo theo sự mất khả năng lao động, thương tật và các chi phí y tế

 Vai trò của Bảo hiểm nhân thọ

Bản chất của Bảo Hiểm nói chung và BHNT nói riêng không chỉ nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, gây tổn thất về người và tài sản, mà còn nhằm tạo ra dự phòng tài chính để bồi thường tổn thất ấy, góp phần ổn định sản xuất, đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Vai trò của BHNT không những góp phần ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn vể tài chính khi một cá nhân gặp phải rủi ro, mà còn thể hiện rõ trên phạm vi toàn xã hội Trên phạm vi xã hội, BHNT góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, huy động nguồn vốn trong nước từ những nguồn tiền mặt nhàn rỗi, kìm hãm lạm phát…từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội ngày càng phát triển Những vai trò to lớn ấy được thể hiện cụ thể như sau:

 Bảo hiểm nhân thọ là giải pháp an toàn về tài chính cho những người phụ thuộc Người trụ cột trong gia đình là chỗ dựa về tài chính cũng như tinh thần cho những người thân, người phụ thuộc Tham gia bảo hiểm nhân thọ là cách để người trụ cột thể hiện trách nhiệm với người than của mình bởi lẽ: BHNT giúp đảm bảo khoản chi phí tài chính để khắc phục tổn thất khi không may người trụ cột gặp rủi ro; giúp duy trì mức sống ổn định cho gia đình khi những rủi ro bất ngờ ập đến.

 BHNT còn là quỹ tiết kiệm đảm bảo cho tương lai học vấn cho con em chúng ta Chăm lo cho tương lai học vấn của con em là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh ngày nay Để thực hiện được mục tiêu đó các bậc cha mẹ phải chuẩn bị trước một khoản tài chính nhất định trong dài hạn Các bậc cha mẹ sẽ được tham gia một giải pháp tài chính với bảo hiểm nhân thọ mà theo đó: BHNT giúp tích lũy để có một khoản tiền lớn chăm lo cho tương lai học vấn của con cái họ sau này.

Đại lý và công tác tổ chức, quản lý mạng lưới đại lý bảo hiểm nhân thọ

1.2.1 Đại lý bảo hiểm nhân thọ và vai trò của đại lý bảo hiểm nhân thọ

1.2.1.1 Đại lý bảo hiểm nhân thọ a, Khái niệm

Theo luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam: “Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được DNBH ủy quyền trên cơ sở hợp đồng ĐLBH để thực hiện hoạt động ĐLBH theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”(Điều 84, chương IV)

Hoạt động đại lý là phương thức bán bảo hiểm theo đó đại lý chịu trách nhiệm thu xếp việc kí kết các HĐBH giữa DNBH và người mua bảo hiểm theo ủy quyền của DNBH trên cơ sở hợp đồng đại lý để được hưởng hoa hồng bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm là những người hoặc tổ chức trung gian giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm, đại diện cho DNBH và hoạt động vì quyền lợi của doanh nghiệp Đại lý có thể là các tổ chức ngân hàng hay luật sư Những tổ chức này do có thuận lợi nhiều trong việc tiếp xúc với khách hàng, có thể bổ sung bảo hiểm như một dịch vụ của họ Đại lý có thể là một cá nhân hoạt động chuyên trách hoặc bán chuyên trách. Đại lý bảo hiểm hoạt động tại văn phòng hoặc đi tới từng nhà, từng doanh nghiệp để chào bán bảo hiểm, thu phí và đàm phán những thay đổi về nhu cầu bảo hiểm của khách hàng thực tế và tiềm năng. b, Nội dung hoạt động của Đại lý bảo hiểm nhân thọ

Theo điều 85 luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì đại lý bảo hiểm được doanh nghiệp BH ủy quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

 Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

 Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

 Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

 Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm c, Điều kiện để trở thành Đại lý Bảo hiểm

Luật Kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam quy định về điều kiện hoạt động ĐLBH như sau:

 Cá nhân phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: a, Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; b, Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; c, Có chứng chỉ đào tạo ĐLBH do DNBH hoặc Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cấp;

 Tổ chức hoạt động ĐLBH phải có đủ các điêìu kiện sau đây: a, Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp; b, Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động ĐLBH phải có đầy đủ các điều kiện quy định.

 ĐLBH tham gia hai chương trình đào tạo:

• Kiến thức chung về bảo hiểm

• Trách nhiệm của đại lý, đạo đức nghề nghiệp

• Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

• Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

 Đào tạo về sản phẩm bảo hiểm

• Kỹ năng bán bảo hiểm

• Thực hành nghề đại lý bảo hiểm

 Đối tượng không được làm Đại lý Bảo hiểm nhân thọ

 Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm (Khoản 3, Điều

86 Luật Kinh doanh bảo hiểm).

 Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó (Điều 28 Nghị định 45/2007/NĐ-

 Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.

1.2.1.2 Vai trò của Đại lý bảo hiểm nhân thọ

 Đối với người mua bảo hiểm Đại lý BH là người được doanh nghiệp BH ủy quyền để giới thiệu và chào bán sản phẩm BH cho khách hàng, chính vì vậy Đại lý BH được ví như chiếc cầu nối giữa hai bên khách hàng và doanh nghiệp BH

Thông qua các hoạt động tư vấn của mình, các đại lý bảo hiểm đang giúp khách hàng của mình có được những biện pháp phòng chống và chuyển giao rủi ro của cho Doanh nghiệp bảo hiểm cũng như có được những hoạch định và phương pháp để thực hiện các kế hoạch tài chính của mình một cách an toàn và hữu hiệu nhất.

 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

- Đại lý bảo hiểm được xem là một chủ thể đứng ra để thực hiện “một giao dịch được ủy quyền”

- Giúp DNBH tìm kiếm được khách hàng tiềm năng

Trong quá trình khai thác hợp đồng mới, đại lý còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm được khách hàng tiềm năng – một đối tượng quan trọng không kém so với khách hàng hiện tại

Khách hàng tiềm năng là những khách hàng có nhu cầu và có khả năng thanh toán Việc khai thác đợc khách hàng tiềm năng giúp các công ty có thể dự đoán đ- ược nhu cầu thực sự về sản phẩm BHNT, mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Thông qua tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp với khách hàng mà đại lý phản ánh được nhu cầu về sản phẩm BHNT, khả năng tài chính của họ, hoặc khơi dậy nhu cầu mua sản phẩm của công ty mà trước đây họ không hề biết tới.

- Đại lý góp phần làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Tạo lập được uy tín là một cách tốt nhất để các công ty đứng vững trên thị trường mà nhờ vào đó, họ kí kết được hợp đồng với khách hàng từ đó tạo ra lợi nhuận.Thông qua công tác đền bù tổn thất cho khách hàng một cách nhanh chóng, thực hiện đầy đủ những cam kết với khách hàng, hay thực hiện tốt khâu chăm khách hàng, đại lý thay mặt công ty đóng góp phần lớn vào việc tạo ra hình ảnh tốt đẹp và lòng tin vĩnh cửu trong lòng khách hàng.

- Đại lý có vai trò trong việc kí kết hợp đồng với khách hàng, tạo ra lợi nhuận cho công ty BHNT.

Trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, đại lý BHNT có một tầm quan trọng to lớn góp phần vào quá trình phát triển của thị trường Bảo Hiểm nước nhà Đối với các công ty BHNT, sử dụng và khai thác tốt lợi thế của đại lý sẽ tạo ra thế mạnh của bản thân công ty – lợi thế của người chiến thắng trong thương trường

Một trong những nguyên tắc hoạt động quan trọng của Bảo hiểm là san sẻ rủi ro và bằng các hoạt động của mình, Người đại lý đang thực hiện trách nhiệm cao cả của cộng đồng, đó là giúp có được số đông khách hàng tham gia đóng phí bảo hiểm để hỗ trợ, chia sẻ rủi ro cho số ít khách hàng không may mắn gặp rủi ro, tổn thất.

1.2.2 Tổ chức mạng lưới đại lý bảo hiểm nhân thọ

1.2.2.1 Phân loại đại lý BHNT

 Theo phạm vi quyền hạn gồm: Đại lý toàn quyền, tổng đại lý, đại lý ủy quyền

 Theo thời gian hoạt động gồm: Đại lý chuyên nghiệp, đại lý bán chuyên nghiệp, cộng tác viên.

 Theo công việc gồm: Đại lý khai thác và đại lý chuyên thu.

 Theo quan hệ kinh tế gồm: Đại lý hoa hồng và đại lý độc quyền.

1.2.2.2 Mô hình tổ chức mạng lưới đại lý BHNT

 Mô hình mạng lưới đại lý thông thường

 Mô hình mạng lưới khai thác đa sản phẩm

 Mô hình cung cấp dịch vụ tại nhà

 Mô hình đại lý khai thác theo khu vực

 Mô hình đại lý khai thác theo khu vực khách hàng

1.2.3 Quản lý mạng lưới đại lý bảo hiểm nhân thọ

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những kết quả nhất định trong sự biến động không ngừng của môi trường.

Phạm vi quản lý rất rộng lớn và bao gồm chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý Quản lý có vai trò vô cùng quan trọng, chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, là tập hợp các nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý.

Quản lý mạng lưới ĐLBH bao gồm các công việc chủ yếu sau:

 Xây dựng kế hoạch tổ chức đại lý hoạt động

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả công tác tổ chức, quản lý mạng lưới BHNT của một công ty BHNT

 Các chỉ đánh giá tiêu kết quả:

• Doanh thu phí bảo hiểm: Là các khoản phí thu định kì hàng tháng, hàng quý, hàng năm của các hợp đồng bảo hiểm.Ttốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh với toàn thị trường để thấy được vị trí và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

• Số lượng Hợp đồng bảo hiểm được phát hành và số lượng giấy yêu cầu Bảo hiểm: Sau khi khách hàng đồng ý tham gia bảo hiểm, đại lý có nghĩa vụ hướng dẫn khách hàng kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm, sau đó chuyển giấy yêu cầu đó về công ty Sau một thời gian xem xét, đánh giá rủi ro xem các điều kiện của khách hàng có phù hợp với quy định hay không Sau khi quá trình thẩm định, đánh giá giấy yêu cầu kết thúc, công ty sẽ chấp nhận hoặc không chấp nhận bảo hiểm cho khách hàng.

Khi khách hàng được chấp nhận bảo hiểm khi đó hợp đồng sẽ được phát hành Số lượng hợp đồng cho biết quy mô khai thác của doanh nghiệp bảo hiểm.

• Số tiền bảo hiểm: là số tiền được ghi trên Hợp đồng/Giấy chứng nhận bảo hiểm và là mức trách nhiệm cao nhất doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra Với những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn, số tiền bảo hiểm cũng thể hiện một phần năng lực tài chính của DNBH.

• Số lượng đại lý đang hoạt động: Là những đại lý vẫn đang duy trì hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm

 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:

• Doanh thu phí bảo hiểm bình quân trên một cán bộ, đại lý khai thác từng thời kỳ:

Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi đại lý tạo ra được bao nhiêu doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi đại lý trong kỳ và đánh giá khả năng khai thác của mỗi đại lý trong DNBH.

Doanh thu phí bảo hiểm bình quân • Doanh thu trên một đồng chi phí khai thác:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí DNBH bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng doanh thu từ công tác khai thác bảo hiểm.

Chỉ tiêu này cao khi chi phí khai thác thấp, do vậy nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Doanh thu trên một đồng chi phí khai thác • Độ lớn hợp đồng bình quân

Chỉ tiêu này thể hiện độ lớn trung bình (tính bằng đơn vị đồng) của một hợp đồng khai thác được độ lớn hợp đồng càng cao thì doanh thu phí càng lớn, khai thác càng hiệu quả.

Công thức: Độ lớn hợp đồng bình quân • Tỷ lệ số hợp đồng bình quân một đại lý

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đại lý hoạt động khai thác được bao nhiêu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Chỉ tiêu này cao cho thấy một đại lý khai thác được nhiều hợp đồng hơn, làm tăng số lượng hợp đồng và tăng doanh thu, tăng hiệu quả khai thác.

Tỷ lệ số hợp đồng bình quân một đại lý • Tỷ lệ hoạt động của đại lý

Chỉ tiêu này cho thấy số lượt đại lý hoạt động, có hợp đồng được phát hành trên tổng số đại lý hiện có tại doanh nghiệp bảo hiểm đó.

Chỉ tiêu này càng cao thì càng thể hiện sự hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức mạng lưới đại lý bảo hiểm nhân thọ.

Tỷ lệ hoạt động • Số lượng đại lý mới: Theo kế hoạch tuyển dụng và đào tạo từng đợt (thường là hàng tháng), doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mở lớp học nhằm tuyển chọn và đào tạo những ứng viên để tăng thêm số lượng đại lý cho doanh nghiệp Sau khi tham dự khóa học và tốt nghiệp, những ứng viên này được cấp chứng chỉ đại lý, và trở thành đại lý mới, họ được hưởng chính sách thù lao giống những đại lý cũ và thêm nhiều những đãi ngộ khác mà đại lý cũ không được hưởng Chính vì vậy đây là một trong những lực lượng đóng vai trò quan trọng nhất trong doanh nghiệp bảo hiểm Tốc độ tăng số lượng đại lý mới cho biết hiệu quả hoạt động trong công tác tuyển chọn và đào tạo đại lý

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI ĐẠI LÝ CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI

Tình hình hoạt động khai thác BHNT tại Việt Nam

 Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 9.155 tỷ đồng tăng 13,6% so với năm 2012.

Khai thác mới: Trong vòng 6 tháng đầu năm 2013, số lượng hợp đồng chính đạt khoảng 531.269 hợp đồng, tăng 21,5% so với năm 2012 Tổng doanh thu khai thác mới đạt khoảng 2.621 tỷ đồng, tăng 16,8%, trong đó, doanh thu khai thác mới của các hợp đồng chính ước đạt 2.429 tỷ đồng chiếm 92,7% doanh thu phí khai thác mới, tăng 17,6% so với 6 tháng đầu năm 2012 Phần còn lại là sản phẩm bảo hiểm bổ trợ có doanh thu khai thác mới đạt 192 tỷ đồng, chiếm 7,3% doanh thu khai thác mới.

 Cơ cấu sản phẩm bảo hiểm khai thác mới:

+ Xét về doanh thu khai thác mới: Trong 6 tháng đầu năm 2013, sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, sau đó sản phẩm bảo hiểm tử kỳ. Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Thư viện bảo hiểm

Biểu đồ 2.1: Doanh thu phí khai thác mới ước 6 tháng đầu năm 2013

Cụ thể, doanh thu khai thác mới sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp đạt 1.250 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,7% doanh thu khai thác mới, của sản phẩm bảo hiểm liên kết chung đạt 874 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,3%, của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 11,3% doanh thu khai thác mới Sản phẩm bảo hiểm trọn đời và sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu khai thác mới. + Xét về số lượng hợp đồng khai thác mới thì số lượng hợp đồng bảo hiểm tử kỳ dẫn đầu toàn thị trường, tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp và sản phẩm bảo hiểm liên kết chung.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sản phẩm khai thác mới 6 tháng đầu năm

Cụ thể là, trong 6 tháng đầu năm 2013 số lượng hợp đồng khai thác mới sản phẩm bảo hiểm tử kỳ đạt khoảng 28.360 hợp đồng, chiếm 49,7% số lượng hợp đồng khai thác mới Trong đó sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 28,8%, liên kết chung chiếm tỷ trọng 21,3% và các nghiệp vụ bảo hiểm khác chiếm tỷ trọng nhỏ

 Số lượng đại lý bảo hiểm.

Theo thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tính đến cuối năm 2012, tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường đạt 225.963 người tăng 11,3% so với năm 2011 Các doanh nghiệp dẫn đầu về số lượng đại lý là Prudential 122.694 người, toeesp theo Bảo Việt Nhân thọ 27.762 người và AIA là 18.242 người.

Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong năm 2012 là: 141.973 người tăng 6% so với năm 2011, các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển dụng dẫn đầu làPrudential (49.366 người), AIA (18.950 người) và Bảo Việt Nhân thọ (16.607 người).

Bảng 2.1: Số lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ mới tuyển dụng trong kỳ và có mặt đến cuối kỳ giai đoạn 2006-2012 Đơn vị: nghìn người

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Đại lý bảo hiểm có mặt đến cuối kỳ

36.690 43.446 61.935 88.198 108.092 202.956 225.963 Đại lý bảo hiểm mới tuyển dụng trong kỳ

(Nguồn: Cục giám sát Bảo Hiểm - Bộ Tài Chính)

Theo thống kê, của Cục giám sát bảo hiểm có đến khoảng 80% đại lý bảo hiểm nghỉ việc trong vòng 12 tháng đầu tiên bước chân vào nghề bảo hiểm.Các đại lý bảo hiểm nghỉ việc dẫn tới việc hợp đồng của khách hàng bị bỏ rơi Trên thực tế, nhiều Tư Vấn viên Bảo hiểm chỉ coi nghề này là 1 nghề tạm bợ trong thời gian tìm

1 việc làm khác tốt hơn hoặc coi nghề này chỉ là nghề tay trái để tăng thêm thu nhập Chính những suy nghĩ này đã làm cho nhiều Tư Vấn Viên không thực sự yêu nghề, không mặn nồng với công việc của mình, và mối liên hệ của họ và các công ty bảo hiểm không chặt chẽ Khi có lý do nào đó, họ sẵn sàng ra đi, gây ra sự thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng tới quản lí hệ thống khách hàng của các công ty bảo hiểm Đơn vị: người

Biểu đồ 2.3: Số lượng đại lý mới tuyển dụng và có mặt năm 2011, 2012 Ở các thị trường đang trong giai đoạn phát triển tương đồng với Việt Nam như Thái Lan hoặc Ấn Độ, số lượng đại lý tính trên số hộ gia đình hiện nay cao hơn của Việt Nam khoảng 10 lần, tức là khoảng 7 hợp đồng trên một hộ gia đình, trong khi ở Việt Nam là 0,7 hợp đồng.

Vài nét về Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội

2.2.1 Sự ra đời và phát triển của Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ và Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội

2.2.1.1 Vài nét về Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ

Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1965, từ một công ty bảo hiểm, trải qua gần nửa thế kỷ hoạt động, đến nay Bảo Việt đã trở thành Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam với mạng lưới phục vụ khách hàng rộng khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc

Các lĩnh vực hoạt động của BảoViệt bao gồm: Bảo hiểm Nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng, Bất động sản, dịch vụ y tế công cộng, Chứng khoán, Đầu tư tài chính, quản lý quỹ tài chính Để chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá và không ngừng mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khách hàng, Bảo Việt đã hợp tác với những đối tác chiến lược có uy tín cao trong và ngoài nước như Tập đoàn tài chính HSBC Insurance với uy tín và tiềm lực tài chính vững mạnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN – Agribank, Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN - VNPT, Ngân hàng Phát triển Việt nam VDB, Ngân hàng Kỹ thương VN - Techcombank, Ngân hàng phát triển Nhà Hà Nội – Habubank.

Với những điều đã làm được, Bảo Việt đã được sự ghi nhận của đảng và nhà nước, chính phủ và sự tín nhiệm của người dân thông các giải thưởng được trao tặng: Rồng vàng, doanh nhân Việt Nam,… Đặc biệt là Huân chương độc lập hạng nhì nhân dịp kỉ niệm 45 năm thành lập Bảo Việt

Sau một thời gian triển khai nghiên cứu và phân tích đặc điểm, tình hình dân số kinh tế –xã hội… Bộ Tài chính và tổng công ty bảo hiểm Việt Nam nhận định rằng đã đến lúc phải đưa sản phẩm bảo hiểm nhân thọ vào thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Ngày 20/03/1996, Bộ Tài chính ra có quyết định số 281/TC/TCNH cho phép triển khai bảo hiểm nhân thọ và ngày 22/06/1996 Bộ Tài chính đã ký quyết định số 568/TC/QĐ/TCCB thành lập công ty Bảo Việt Nhân thọ.

Là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hàng đầu Việt Nam, Bảo Việt Nhân thọ với mạng lưới 60 Công ty thành viên và hơn 200 điểm phục vụ khách hàng trên toàn quốc, đội ngũ cán bộ trên 2.000 người và gần 25.000 đại lý Trong gần 20 năm qua (1996-2013), Bảo Việt Nhân thọ đã hoạch định và bảo vệ cho hơn 5 triệu khách hàng với tổng số tiền bảo hiểm gần 100 nghìn tỷ đồng, tổ chức hơn 10.000 hội nghị tri ân khách hàng và hoàn thành chi trả số tiền đáo hạn gần 12 nghìn tỷ đồng cho 01 triệu khách hàng Với sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của mình, Bảo Việt Nhân thọ đã đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 35.000 tỷ đồng nhằm xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh, đi lên công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012

Nguồn: Thư viện bảo hiểm

Biểu đồ 2.4: Doanh thu phí Bảo hiểm nhân thọ năn 2012

Tổng doanh thu của Bảo Việt nhân thọ đạt 7.321 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2011 Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 14,5% so với năm 2011 đạt 694 tỷ đồng Doanh thu khai thác mới tăng trưởng 25% so với năm 2011 đạt 1.290 tỷ đồng Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng 16% so với năm

Năm 2012, Bảo Việt Nhân thọ đã cho ra mắt 3 sản phẩm mới: An Tâm Toàn

Mỹ, An Tâm Sống Khỏe và An Phát Bảo Gia, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Nguồn: Thư viện bảo hiểm

Biểu đồ 2.5: Thị phần tổng doanh thu phí Bảo hiểm nhân thọ năm 2012

Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2012 ước đạt 18.390 tỉ đồng, tăng 14,8% so với năm 2011 Các doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường là: Prudential với 6.522 tỉ đồng chiếm 35,5% thị phần, Bảo Việt Nhân thọ với 5.199 tỉ đồng chiếm 28,3% thị phần, Manulife với 2.158 tỉ, chiếm 11,7% thị phần…

Năm 2012, Bảo Việt Nhân thọ đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu khai thác mới tăng trưởng vượt hơn so với tốc độ tăng trưởng của thị trường. Trong điều kiện khó khăn và đầy thách thức, năm 2012, Bảo Việt Nhân thọ vẫn giữ vững vị trí hàng đầu trên thị trường bảo hiểm nhân thọ với 28,3% thị phần

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 đạt thành tựu rất đáng nể Cụ thể, tổng doanh thu doanh thu phí bảo hiểm tăng 20% so với năm 2012 đạt 2.900 tỷ đồng,, doanh thu khai thác mới, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước đạt 679 tỷ đồng, doanh thu đầu tư đạt 1.037 tỷ đồng.

2.2.1.2 Công ty bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội

Công ty bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội (Bảo Việt nhân thọ Hà Nội) trực thuộcTổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) là đơn vị đầu tiên triển khai bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.

Từ ngày 1/8/1996 Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội chính thức đi vào hoạt động và là đơn vị đầu tiên triển khai sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam chính vì vậy trong giai đoạn từ năm 1996-1998 Bảo Việt nhân thọ là đơn vị độc quyền kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trên thị trường.

Kể từ năm 1999, thị trường bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam trở nên sôi động với sự gia nhập của các Công ty bảo hiểm Nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài, đó là sự lần lượt ra đời của các công ty : Chinfon-Manulife, Prudential, Bảo Minh-CMG và AIA Cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, nhưng điều này cũng giúp cho Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội một lần nữa khẳng định thế mạnh, uy tín và vị thế của mình trên thị trường và trong suy nghĩ của mỗi người dân Hà Nội.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội

Ngày 1/8/1996 khi vừa đi vào hoạt động, tổ chức bộ máy của Công ty BảoViệt Nhân thọ Hà Nội còn đơn giản, mỗi phòng kiêm nhiệm nhiều chức năng Trải qua hơn 15 năm hoạt động, để phù hợp với tình thực tế và hoạt động đạt hiệu quả cao thì việc yêu cầu hoàn thiện tổ chức bộ máy đã được đặt ra.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.

Phòng Phát triển kinh doanh 2

Phòng Phát triển kinh doanh 3

Phòng Phát triển kinh doanh 4

Phòng hành chính quản trị

Phòng dịch vụ Khách hàng

Phòng hỗ trợ kinh doanh Ban Giám đốc

Giám Đốc Phó Giám Đốc

 Chức năng các phòng trong Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội :

 Khối phát triển kinh doanh

Phòng phát triển kinh doanh là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Bảo Việt nhân thọ Hà Nội

Phòng Phát triển kinh doanh có chức năng tư vấn tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức đúng quy định của nhà nước, của Bảo Việt nhân thọ các mặt công tác sau:

- Nghiên cứu thị trường và định hướng phát triển kinh doanh theo khu vực được phân công

- Thúc đẩy phát triển tuyển dụng và khai thác theo khu vực được phân công

- Huấn luyện, giám sát hoạt động đại lý theo khu vực

- Đề xuất phát triển kênh phân phối mới

 Phòng hỗ trợ kinh doanh

Phòng hỗ trợ kinh doanh là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Bảo Việt nhân thọ Hà Nội

Các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chính đang được triển khai ở Bảo Việt Nhân thọ

2.3.1 Các sản phẩm bảo hiểm tử kỳ

Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm

Hiện nay Bảo Việt nhân thọ Hà Nội đang triển khai sản phẩm bảo hiểm tử kì nhóm: An Nghiệp Thành Công - Sự lựa chọn mới của các doanh nghiệp

Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ nhóm của Bảo Việt Nhân thọ có tên thương mại là

An Nghiệp Thành Công Sản phẩm An Nghiệp Thành Công được thiết kế với mục tiêu nhằm tới đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp đã, đang, sẽ có nhu cầu và khả năng mua bảo hiểm nhân thọ, để bổ sung cho các chế độ phúc lợi hiện hành, nhằm thu hút, duy trì lực lượng lao động của tổ chức, doanh nghiệp Sản phẩm An Nghiệp Thành Công góp phần mang lại sự ổn định và thành công trong công việc của người lao động cũng như sự ổn định và thành công trong kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm.

Một số đặc trưng cơ bản của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ nhóm

- Bên mua bảo hiểm (Người tham gia bảo hiểm)

Bên mua bảo hiểm là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp.

Như vậy, Bên mua bảo hiểm có thể là một cơ quan, đơn vị, tổ chức như các doanh nghiệp, nông trường, hợp tác xã, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, cơ quan Nhà nước

Người được bảo hiểm là người trong độ tuổi được bảo hiểm tại thời điểm phát sinh hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm, đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều khoản và các điều kiện của Hợp đồng bảo hiểm, được Bảo Việt Nhân thọ chấp nhận bảo hiểm theo Điều khoản và các điều kiện của Hợp đồng bảo hiểm An Nghiệp Thành Công.

- Lựa chọn quyền lợi bảo hiểm

Theo Điều khoản sản phẩm An Nghiệp Thành Công, khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 2 quyền lợi bảo hiểm là:

- Quyền lợi bảo hiểm tử vong và thương tật do tai nạn.

- Quyền lợi bảo hiểm kết hợp.

- Những ưu thế vượt trội của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ nhóm.

Sản phẩm An Nghiệp Thành Công là sản phẩm bảo hiểm nhóm thế hệ 2 của Bảo Việt Nhân thọ Sản phẩm An Nghiệp Thành Công có một số ưu thế vượt trội như sau:

- Độ tuổi của người được bảo hiểm mở rộng.

- Thay đổi cách tính tuổi của người được bảo hiểm.

- Bổ sung khái niệm thương tật toàn bộ vĩnh viễn.

- Thêm khái niệm bệnh tật hay sự tàn tật có sẵn.

- Thay đổi điều kiện người được bảo hiểm, số lượng người được bảo hiểm.

- Quyền lợi bảo hiểm: Tham gia bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm An Nghiệp Thành Công sẽ được lựa chọn 1 trong 2 quyền lợi bảo hiểm.

- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

- Phí bảo hiểm: quy định phí tối thiểu và tính theo nhóm nghề nghiệp.

2.3.2 Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

Bảo hiểm hỗn hợp (bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp) là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ Khách hàng sẽ nhận được quyền lợi bảo hiểm trong cả 2 trường hợp sống hoặc chết. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, Bảo Việt nhân thọ đã triển khai các gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp Đây là dòng sản phẩm với những ưu điểm vượt trội, hầu hết các sản phẩm đang triển khai hiện nay đều là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

Sản phẩm này được chia làm 2 dòng sản phẩm chính bao gồm: Dòng sản phẩm truyền thống và dòng sản phẩm liên kết đầu tư.

 Dòng sản phẩm truyền thống chính:

 Dòng sản phẩm liên kết đầu tư chính:

- An phát hưng gia AUVL01

- An phúc gia lộc AUVL02

- An phát bảo gia AUVL03

 Sản phẩm đại diện dòng truyền thống: An sinh giáo dục

An Sinh Giáo Dục là giải pháp bảo hiểm và tích lũy tài chính do Bảo Việt Nhân thọ cung cấp:

- Giúp khách hàng tạo lập nguồn tài chính ổn định cho con trẻ lập thân, lập nghiệp khi bước vào tuổi trưởng thành đồng thời được bảo vệ tài chính trước những rủi ro và có cơ hội được hưởng thêm lãi chia.

- Bảo hiểm toàn diện cho cả khách hàng và con em khách hàng trong một Hợp đồng bảo hiểm.

- Có mức phí đóng không thay đổi trong suốt thời gian tham gia Khi lựa chọn đóng Phí bảo hiểm theo định kỳ càng dài, Số tiền bảo hiểm tham gia càng lớn thì khách hàng càng được hưởng nhiều ưu đãi về Phí bảo hiểm.

- Có nhiều tiện ích để khách hàng lựa chọn, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Điều kiện tham gia:

Tuổi BMBH 18 – 60 (đáo hạn không quá 70) Tuổi NĐBH 0 – 15

Tuổi NĐBH khi đáo hạn

STBH tối thiểu và tối đa

• Không giới hạn STBH tối đa

Tối thiểu 8 năm – Tối đa 23 năm

Bằng thời hạn bảo hiểm Định kỳ đóng phí

- Gia tăng Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm sẽ tự động tăng thêm 5% mỗi năm.

- Quyền lợi bảo hiểm đáo hạn: Số tiền bảo hiểm gia tăng sẽ được trả khi Người được bảo hiểm sống đến ngày hợp đồng đáo hạn.

- Quyền lợi đối với NĐBH

• Quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn

• Quyền lợi Bệnh hiểm nghèo

- Quyền lợi đối với NGBH:

• Quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn

• Quyền lợi Tử vong Đặc điểm nổi trội:

• NTGBH và NĐBH cùng được bảo vệ trong cùng một HĐBH

• STBH của hợp đồng được tự động gia tăng 5% trên STBH gốc vào ngày kỷ niệm hợp đồng hàng năm

• Nhận lãi chia thêm hàng năm (nếu có)

• Thời hạn bảo hiểm linh hoạt với quyền lợi cao

 Sản phẩm đại diện dòng liên kết đầu tư: An phát hưng gia

An Phát Hưng Gia là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết chung do Bảo Việt Nhân thọ cung cấp để:

- Giúp khách hàng thực hiện kế hoạch tiết kiệm, đầu tư và tích luỹ tài sản trong thời gian trung và dài hạn, đặc biệt có thể giúp thực hiện kế hoạch lớn khi Hợp đồng bảo hiểm đáo hạn.

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe và đảm bảo nguồn tài chính ổn định cho khách hàng và người thân trước những rủi ro không mong đợi.

- Khách hàng có thể chủ động điều chỉnh kế hoạch tiết kiệm và bảo vệ do được linh hoạt trong phương án bảo hiểm phù hợp với nhu cầu bảo hiểm và điều kiện, hoàn cảnh của khách hàng theo từng thời kỳ.

- Quyền lợi đáo hạn: Toàn bộ Giá trị Tài khoản Hợp đồng sẽ được trả khi Người được bảo hiểm sống đến ngày Hợp đồng đáo hạn.

- Quyền lợi duy trì Hợp đồng: Quyền lợi duy trì Hợp đồng sẽ được trả khi Hợp đồng đáo hạn Đây là quyền lợi không được đảm bảo nhưng được xác định một cách công bằng, hợp lý, dựa trên kết quả hoạt động của Quỹ liên kết chung và đóng góp của Quý khách vào Quỹ này.

- Quyền lợi bảo hiểm rủi ro và các lựa chọn:

• Quyền lợi bảo hiểm tử vong.

• Quyền lợi bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn.

• Quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.

Lãi suất cam kết tối thiểu là 5%/năm, lãi suất dự kiến trong năm 2013 là 8%/năm Lãi suất công bố trong năm 2012 là 10%/năm Với mức lãi suất rất hấp dẫn, nhất là trong khi nền kinh tế đang biến động thất thường, rất nhiều khách hàng đã lựa chọn sản phẩm này để được bảo vệ cho bản than, người thân và đầu tư tài chính hiệu quả

2.3.3 Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời

Cùng với sự phát triển của kinh tế, ngày càng có nhiều khách hàng có mong muốn những sản phẩm giúp mình đầu tư với những khoản lợi nhuận cao hơn.

Thấu hiểu được điều này, BVNT đã thiết kế ra dòng sản phẩm giúp khách hàng được bảo vệ với số tiền bảo hiểm lớn lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng Bên cạnh đó, khách hàng còn được đầu tư tài chính với những mức lợi nhuận cao, cam kết tối thiểu 5%/năm Thêm vào đó, khách hàng luôn luôn được bảo đảm nguồn tài chính vững chắc cho cá nhân và gia đình trong mọi trường hợp. Hiện nay Bảo Việt nhân thọ Hà Nội mới chỉ triển khai một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời đó là sản phẩm An phát trọn đời, đây là sản phẩm liên kết đầu tư thuộc dòng sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

An Phát Trọn Đời là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết chung do Bảo Việt Nhân thọ cung cấp để:

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG

Định hướng và mục tiêu phát triển của Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội

Trong thời gian này Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội để các công ty bảo hiểm nước ngoài xâm nhập vào thị trường BHNT Việt Nam Việc gia nhập này sẽ làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường BHNT nói riêng chuyển sang giai đoạn mới với nhiều cơ hội và thách thức mới, từ đó các công ty phải xây dựng một chiến lược cạnh tranh hiệu quả và những cải tiến kịp thời cho mình.

Bảo Việt nhân thọ nói chung và BVNT Hà Nội nói riêng, với bề dày kinh nhiệm gần 20 năm hoạt động, luôn giữ vị trí số một, BVNT đã khẳng định được tầm quan trọng, vị thế cũng như uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.

-Với những thuân lợi và khó khăn đã xác định ở trên, BVNT Hà Nội đã đề ra các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2011 -2015 và BVNT Hà Nội vẫn đang cố gắng để đạt được các mục tiêu đề ra, đó là: Giữ vững vị trí hàng đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ về doanh thu phí và chất lượng dịch vụ Cuối năm 2015, doanh thu phí bảo hiểm đạt 6.700 tỷ đồng, doanh thu khai thác mới đạt 1.971 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu khai thác mới hàng năm đạt 21%, lợi nhuận sau thuế đạt 580 tỷ đồng

-Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường và cải thiện mối quan hệ giữa công ty và khách hàng thông qua một lực lượng nhân viên cam kết gắn bó với công việc và quy trình quản lý hiệu quả cùng vơi sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin.

-Rút ngắn đến mức hợp lý thời gian đánh giá rủi ro các đơn yêu cầu bảo hiểm và nhanh chóng phát hành hợp đồng cho khách hàng.

-Duy trì vị trí cạnh tranh đối với các sản phẩm cá nhân và giới thiệu các sản mới để duy trì lợi nhuận trên sản phẩm theo quy định cùng với việc xây dựng và phát triển hình ảnh công ty như một nhà đổi mới sáng tạo và đại lý thân thiện.

-Kiểm soát hiệu quả công việc thông qua việc sử dụng hệ thống máy tính hiện đại nhằm hỗ trợ hiệu quả các hoạt động kinh doanh trong môi trường phát triển, chủ động kiểm soát an toàn kết nối cho việc truy cập hệ thống chung của công ty, tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật bằng cách nâng cấp và cập nhật môi trường kỹ thuật đảm bảo sự liên tục của kinh doanh trong trường hợp thiên tai hoặc thảm họa xảy ra.

Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển kênh phân phối đại lý tại Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội

Năm 2014, được dự báo là năm mà kinh tế nước ta tiếp tục phát triển ổn định ở mức khá cao, lãi suất ngân hàng và lạm phát có xu hướng thay đổi nhưng vẫn ở mức cho phép, vì vậy ngoài yếu tố cạnh tranh thì có thể coi đây là những yếu tố thuận lợi cho hoạt động bảo hiểm nhân thọ nói chung và Công ty Bảo Việt nhân thọ

Hà Nội nói riêng Với thuận lợi đó, để thực hiện tốt yêu cầu và định hướng kinh doanh của Tổng công ty trong tình hình mới là “đổi mới toàn diện, tăng trưởng cao và hiệu quả vững mạnh”, với mục tiêu trước mắt cụ thể năm 2013 là phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 88 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm, tuyển dụng 725 đại lý khai thác mới… Để góp phần cùng công ty thực hiện hoàn thành kế hoạch đặt ra trong năm

2014, giữ vững vị trí là lá cờ đầu trong việc triển khai bảo hiểm nhân thọ của tổng công ty và trên địa bàn Hà Nội Em xin được đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy công tác khai thác tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.

3.2.1 Đánh giá lại công tác tuyển dụng đại lí

Hiện nay việc tuyển dụng được nguồn tư vấn bảo hiểm nhân thọ ngày càng gặp nhiều khó khăn, lại bị chia sẻ bởi nhiều công ty, cả công ty 100% vốn nước ngoài và công ty liên doanh, khi mà những công ty này đang muốn mở rộng chiếm lĩnh thị trường do vậy họ rất quan tâm đến công tác tuyển dụng đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ Vì vậy, để có thể tuyển dụng được những tuyển viên tư vấn bảo hiểm nhân thọ đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng thì công ty nên thành lập bộ phận chuyên phụ trách công tác tuyển dụng của công ty

Ngoài ra, công ty có thể thu hút nguồn tuyển viên thông qua các biện pháp như: qua đại lý và khách hàng cũ, tổ chức hội thảo và giao lưu nghề nghiệp và đặc biệt công ty nên khuyến khích các đại lý tự tìm kiếm cộng tác viên cho mình, thông qua đây công ty có được đội ngũ cộng tác viên đông đảo về số lượng mà chất lượng lại cao hơn, do các đại lý có điều kiện và cơ hội tìm kiếm được những người phù hợp.

Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng quý, hàng tháng đến các Cán bộ phát triển kinh doanh và các ban Kế hoạch cụ thể toàn khu vực, mỗi ban nhóm theo tỷ lệ phân bổ toàn hệ thống.

Phối hợp với trưởng ban để tìm kiếm ứng viên tiềm năng nhằm xây dựng lực lượng nòng cốt tuyển dụng trong ban, phân tích cơ hội thăng tiến, tăng thu nhập với các tư vấn viên tiềm năng khi đã gần đạt chỉ tiêu thăng tiến tiền trưởng nhóm.

Định ký đánh giá tiến độ tuyển dụng theo từng khu vực, theo từng ban, từng nhóm đối tượng tuyển dụng: Trưởng ban, trưởng nhóm, tiền trưởng nhóm, tư vấn viên Công tác đánh giá phải mang tính chính xác, thời sự, có giải pháp với từng ban để đạt mục tiêu đầu kỳ xây dựng.

 Tổ chức Hội thảo và chia sẻ kinh nghiệm về tìm kiếm và phát triển nguồn tuyển dụng, định hướng nguồn tuyển cho Trưởng ban/trưởng nhóm.

Tổ chức hội thảo công tác tuyển dụng, đánh giá kết quả, điều chỉnh kế hoạch công tác

Phân tích đánh giá các nguồn ứng viên năm 2013 để có kế hoạch triển khai năm 2014, chia sẻ kinh nghiệm tìm, thuyết phục ứng viên của các trưởng ban, trưởng nhóm đã tuyển được các đại lý có chất lượng cao.

Nắm bắt thực tế tuyển dụng của các ban, đánh giá đúng tình hình, tổng hợp các ý tưởng, đề xuất mới từ cán bộ và trưởng ban, trưởng nhóm.

 Phối hợp xây dựng nội dung sinh hoạt đội tư vấn viên chủ lực năm 2013, tổ chức sinh hoạt đội tuyển dụng chủ lực (bgồm thi đua và xây dựng chuyên đề sinh hoạt cho đội) có chương trình rõ ràng, kế hoạch năm cụ thể, tạo sự quan tâm hưởng ứng từ tư vấn viên.

 Hỗ trợ mua thông tin nguồn ứng viên từ trung tâm giới thiệu việc làm và các đơn vị có nguồn (Bảo hiểm xã hội quận/huyện )Phối hợp các đối tác, tổ chức ngoài hệ thống tham gia các hội chợ việc làm, các cơ hội tuyển dụng, giới thiệu nghề.

3.2.2 Chú trọng đến công tác huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đại lí

- Công ty nên có sự quy hoạch tổ chức mạng lưới đại lý chuyên khai thác và đại lý chuyên thu theo các quận huyện Tức là, mỗi quận, huyện sẽ có một phòng giao dịch Trong mỗi phòng nên chia ra làm các nhóm kinh doanh, các tổ , công ty cũng nên có khoản trợ cấp đối với các trưởng nhóm, tổ đại lý nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng các chuyên đề:Tổ chức huấn luyện định kỳ hàng tháng về kỹ năng bán hàng, kiến thức sản phẩm (ôn tập/nâng cao), Huấn luyện kiến thức tâm lý mua hàng của khách hàng

- Đào tạo thường xuyên cho tư vấn viên (cụ thể theo nội dung chương trình, ví dụ: Sản phẩm liên kết đầu tư(UVL) cơ bản, sản phẩm liên kết đầu tư (UVL) nâng cao …)

- Đào tạo tư vấn viên chủ chốt (cụ thể theo nội dung chương trình, ví dụ: tăng tốc, Bảo Việt đẳng cấp …)

- Đào tạo cho tiền trưởng nhóm (cụ thể theo nội dung chương trình, ví dụ: Bảo

Việt định hướng, kỹ năng …) theo kế hoạch tổng công ty.

- Đào tạo cho Trưởng ban, trưởng nhóm (cụ thể theo nội dung chương trình, ví dụ: Bảo Việt tầm cao, kỹ năng …) theo kế hoach của tổng công ty.

- Tổ chức Huấn luyện thực tế (Joint Field Work) hàng tháng

- Phối hợp tổ chức các họat động thúc đẩy Tuyển dụng & Hội thảo Tuyển dụng (BOSS), tìm tòi, mở rộng các kênh tuyển dụng.

- Tổ chức & Phối hợp tổ chức Hội thảo bán hàng, các họat động khai thác thị trường mới, mở rộng địa bàn họat động kinh doanh

- Xây dựng nội dung và tổ chức truyền thông các chuyên đề liên quan đến tuyển dụng và khai thác cho các nhóm đối tượng kể trên

- Tổ chức truyền thông các chương trình thi đua dài kỳ và ngắn kỳ, xây dựng mục tiêu cho từng nhóm tư vấn viên, hướng họ đến mức thưởng cao nhất để họ nỗ lực đạt được, theo dõi & thúc đẩy thi đua của Khu vực

- Truyền thông kế hoạch huấn luyện, đào tạo các cấp.

- Hỗ trợ tư vấn viên chốt hợp đồng tập thể, hợp đồng VIP

- Chăm sóc tư vấn viên TOP VIP, VIP, chủ lực

- Phối hợp với phòng dịch vụ khách hàng công ty và COC trong công tác theo dõi hồ sơ thẩm định, hợp đồng phát hành

3.2.3 Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí đại lí

Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với các cơ quan quản lí Nhà nước, hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

 Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật tro g lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nói chung, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Bảo hiểm phát triển.Với thực trạng pháp luật về bảo hiểm hiện nay ở nước ta với cơ chế, chính sách, hệ thống luật pháp chưa được hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Cần phải tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa Luật Kinh doanh bảo hiểm bằng các văn bản hướng dẫn cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, tập trung vào các vấn đề như: quy định triển khai những sản phẩm bảo hiểm mới, quy định về trích lập dự phòng nghiệp vụ, quy tắc và biểu phí bảo hiểm ….

 Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ giữa các quy định; hướng dẫn kịp thời các quy định mới tại Luật sửa đổi kinh doanh bảo hiểm, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; gỡ bỏ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình triển khai các quy định, nghị định chính phủ về kinh doanh bảo hiểm; đảm bảo thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, từng bước phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quản lý, giám sát bảo hiểm quốc tế

 Hoàn thiện các quy định về chuẩn hoá chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm và điều kiện của các tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm được cấp phép hoạt động, cũng như sát sao hơn trong công tác cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm Kiểm soát chặt chẽ, nhiêm túc công tác đào tạo, thi và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuyển chọn và đào tạo đại lý trong các doanh nghiệp bảo hiểm.

 Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm từ xa Tăng cường hoạt động quản lý, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của doanh nghiệp cũng như đại lý bảo hiểm theo pháp luật.

 Chuẩn hoá trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm Xây dựng cơ chế thu hút và chính sách đãi ngộ cán bộ hợp lý, đặc biệt là các cán bộ làm việc trong các lĩnh vực đặc thù như tính toán, định phí bảo hiểm.

 Nhà nước cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu hoàn chỉnh trong công tác giám sát thị trường bảo hiểm được chặt chẽ Cần phải hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu tài chính và cách xác định của các chỉ tiêu này để đảm bảo cho công tác giám sát được chặt chẽ từ đó sẽ trợ giúp kịp thời khi doanh ngiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán và như vậy đảm bảo cho thị trường bảo hiểm phát triển ổn định bền vững.

 Thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trong việc giám sát Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường bảo hiểm trong nước còn có sự tham gia của các công ty bảo hiểm nước ngoài và chịu sự tác động lẫn nhau giữa các thị trường bảo hiểm của các nước Vì vậy hệ thống giám sát phải phù hợp với yêu cầu và thực tiễn kinh doanh bảo hiểm của nước ta và các nguyên tắc chuẩn mực quốc tế

 Các cơ quan quản lý nhà nước, DNBH và đại lý bảo hiểm phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, nắm bắt thông tin, nhằm quản lý, minh bạch hóa thị trường bảo hiểm, tạo sự công bằng giữa hai bên người tham gia bảo hiểm cũng như các DNBH Có biện pháp xử lý nghiêm khắc với những trường hợp lợi dụng tình hình khó khăn để chiếm dụng vốn lẫn nhau, thực hiện các hành vi trục lợi bảo hiểm, vi phạm đạo đức hành nghề kinh doanh bảo hiểm.

 Vụ Bảo hiểm cần xây dựng, ban hành các quy định, xây dựng cho thị trường bảo hiểm Việt Nam nguồn nhân lực chất lượng tốt, có trình độ, có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

 Bộ tài chính và Hiệp hội Bảo hiểm cần làm tốt hơn vai trò cầu nối của mình giữa DNBH, đại lý bảo hiểm với các cơ quan Nhà nước, góp phần quản lý và thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Namphát triển lành mạnh, đúng hướng.

3.3.2 Kiến nghị với Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội

 DNBH nhân thọ Hà Nội cần tiếp tục ổn định và hoàn thiện bộ máy tổ chức, chiến lược phát triển kinh doanh, nghiên cứu và triển khai các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với tình hình thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

 Không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ ở tất cả các khâu, các phòng ban trong hoạt động kinh doanh của mình.

 Từng bước xây dựng uy tín và thương hiệu để chiếm lĩnh thị phần và củng cố vị thế số một của Bảo Việt nhân thọ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ đồng thời tăng cường năng lực tài chính và vươn ra thị trường nước ngoài.

 Tạo mối quan hệ, hợp tác cùng phát triển, cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước cũng như các đối tác nước ngoài trong và ngoài ngành bảo hiểm.

 Quan tâm sát sao tới hoạt động đại lý và cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường BHNT Việt Nam như: Prudential,Cathay, Manulife, Great Easten… nhằm tránh những sai phạm và có biện pháp phù hợp với môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật Việt Nam…

 Công tác tuyển dụng: Ngoài những nguồn tuyển chính doanh nghiệp nên tập trung thêm vào tuyển dụng nguồn nhân lực mới: những sinh viên sắp hoặc vừa ra trường theo học các chuyên ngành bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, luật,… thông qua các chương trình liên kết, hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước. Thành lập ngân hàng bài test, có những tiêu chí đánh giá, xét tuyển riêng phù hợp với từng vị trí ứng tuyển.

Ngày đăng: 06/09/2023, 10:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Bảng so sánh giữa nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ truyền thống  và bảo  hiểm liên kết đầu tư - Công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện can lộc – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 – 2011 thực trạng và giải pháp
Bảng 1.1 Bảng so sánh giữa nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ truyền thống và bảo hiểm liên kết đầu tư (Trang 28)
Bảng 2.1: Số lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ mới tuyển dụng trong kỳ  và có mặt đến cuối kỳ giai đoạn 2006-2012 - Công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện can lộc – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 – 2011 thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1 Số lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ mới tuyển dụng trong kỳ và có mặt đến cuối kỳ giai đoạn 2006-2012 (Trang 46)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội. - Công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện can lộc – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 – 2011 thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội (Trang 52)
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức đại lý BHNT tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội - Công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện can lộc – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 – 2011 thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức đại lý BHNT tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội (Trang 72)
Bảng 2.2: Kết quả tổng hợp hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013 - Công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện can lộc – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 – 2011 thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2 Kết quả tổng hợp hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013 (Trang 79)
Bảng 2.3: Tiến độ kinh doanh tại BVNT Hà Nội 9 tháng đầu năm 2013 - Công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện can lộc – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 – 2011 thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 Tiến độ kinh doanh tại BVNT Hà Nội 9 tháng đầu năm 2013 (Trang 80)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w