Chương 3_Đạo đức kinh doanh docx

28 4.3K 130
Chương 3_Đạo đức kinh doanh docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Hãy phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội? Trả lời: Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận. Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự. Các ví dụ: Tổng công ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu nhập sau khi các nhà quản lý “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo đức”. Công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 USD để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng tộc, công ty này đã bị quy kết là đã trả lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội đựoc thăng tiến hơn so với những nhân viên da trắng. Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội. Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội. Câu 2: Hãy cho biết mối quan tâm ưu tiên nhất của các đối tượng hữu quan của một doanh ngiệp? Hãy dự đoán khả năng mâu thuẫn quyền lợi giữa các bên hữu quan? Trả lời: Đối tợng hữu quan gồm cả những ngời bên trong và bên ngoài công ty: Cổ đông, công nhân viên chức, ban giám đốc,uỷ viên hội đồng quản trị, khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan chức năng, đối thủ cạnh tranh… Mỗi đối tợng đều có mối quan tâm riêng: + Chủ sở hữu: Là các cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp một phần hay toàn bộ nguồn lực vật chất, tài chính cần thiết cho doanh nghiệp. Họ có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình điều hành công ty. Mối quan tâm ưu tiên nhất của họ là quản lý có hiệu quả để đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Giữ gìn bảo vệ và tăng cường tài sản của các chủ sở hữu, nhà đầu tư. +Người lao động: Là người làm thuê cho các chủ sở hữu, nhà đầu tư. Mối quan tâm ưu tiên nhất của họ là công ăn việc làm, tiền thưởng, môI trường lao động. +Khách hàng: Là đối tượng phục vụ, là người thể hiện nhu cầu thể hiện nhu cầu, sử dụng dịch vụ, đánh giá chất lượng, táI tạo và phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Mối quan tâm ưu tiên nhất của họ là những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất phù hợp với yêu cầu khách hàng. + Đối thủ cạnh tranh: Là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một thị trường và trong cùng một lĩnh vực. Mối quan tâm ưu tiên nhất của họ là: Lợi nhuận cao, thị phần lớn, duy trì và nâng cao uy tín kinh doanh, làm đẹp hình ảnh trong mắt khách hàng cũng như trong mắt đối tác kinh doanh *)Vì các đối tợng hữu quan có các mối quan tâm ưu tiên khác nhau nên họ cũng có những mâu thuẫn quyền lợi với nhau: + Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của các nhà quản lý đối với các chủ sở hữu và lợi ích của chính họ. Các giám đốc phảI cân bằng giữa nhiệm vụ của họ với cả chủ sở hữu và các cổ đông để đạt đợc mục tiêu của tổ chức và nhiệm vụ đối với nhân viên. Đồng thời họ tuân thủ ước vọng của xã hội về điều kiện làm việc an toàn và những sản phẩm an toàn, bảo vệ môI trờng… +Ngời lao động có trách nhiệm trung thành với công ty, vì lợi ích của công ty và có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến công ty, nhng mặt khác họ họ cũng phảI hành động vì lợi ích cuả xã hội. Do những mâu thuẫn này đôI khi dẫn đến việc ngời lao động muốn cáo giác, ngăn chặn những hành vi xấu nhng giữa một bên là sự trung thành với công ty với một bên là việc bảo vệ lợi ích cho xã hội. Nên đòi hỏi ngời lao động phảI cân nhắc thận trọng kỹ lưỡng trớc khi quyết định. Vì việc cáo giác có thể làm tổn hại đến uy tín và quyền lực quản lý của ban lãnh đạo và của công ty. Người lao động bị ràng buộc bởi nghĩa vụ cấp dới để thực hiện các hành vi vô đạo đức hay phi pháp. Đó là những mâu thuẫn giữa cấp dưới và cấp trên. +Mâu thuẫn giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Mặc dù người sản xuất có kiến thức chuyên môn và có khả năng đưa ra những sản phẩm an toàn nhưng họ lại không làm và tạo ra những sản phẩm gây rủi ro cho ngời tiêu dùng vì mục tiêu lợi nhuận.Khách hàng phảI chịu những quảng cáo phi đạo đức, những thủ đoạn lừa gạt làm họ mất khả năng kiểm soát hành vi của mình và bị cuốn vào những thị hiếu tầm thờng, những xói mòn văn hoá. + Vì mục tiêu lợi nhuận và thị phần dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối thủ cạnh tranh. Khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính trên thị trờng bị ngăn cản.Các đối thủ cạnh tranh đưa ra các thông tin không chính xác gây bất lợi cho đối thủ của họ. Hoặc việc ăn cắp bí mật thương mại của công ty đối thủ hoặc sử dụng những biện pháp thiếu văn hoá để hạ uy tín của đối thủ. Do mục đích lợi nhuận và thị phần nên dẫn đến các mâu thuẫn này Câu 3: Hãy thảo luận vai trò của đạo đức kinh doanh đối với các doanh nghiệp? Trả lời: Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loài người, bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức liên quan tới những cam kết về luân lý, trách nhiệm và công bằng xã hội . Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định. Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa vào năm 1991. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Mặc dù thường được nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của người dân, của các doanh nghiệp về vấn đề này còn khá mơ hồ. cuộc điều tra được tiến hành ở Hà Nội. Khi được hỏi về quan niệm, thế nào là đạo đức kinh doanh, 55/60 số người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật”, chỉ có 5/60 người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng” và không ai cho đạo đức kinh doanh phải bao gồm cả hai khái niệm trên! Chính sự hiểu biết mơ hồ này về đao đức kinh doanh đã dẫn đến những thiếu hụt trong thực thi của doanh nghiệp . Do vậy, hiểu biết về văn hóa kinh doanh là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp. Thứ nhất : Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của doanh nhân. Các doanh nhân phải luôn luôn tự xem xét và điều chỉnh những hoạt động của mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức kinh doanh đã được thừa nhận. Khi ở vị trí điều hành doanh nghiệp, sự điều chỉnh này càng có ý nghĩa quan trọng. Sự tồn vong của DN không chỉ do chất lượng của bản thân sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của DN. Phong cách lãnh đạo, quản lý sẽ ảnh hưởng lớn tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp .Điều chỉnh cách lãnh đạo, quản lý phù hợp hơn với doanh nghiệp, với các nguyên tắc đạo đức góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Thứ hai : Góp phần nâng cao hình ảnh doanh nghiệp. Một doanh nghiệp quan tâm tới đạo đức kinh doanh sẽ có được sự trung thành của nhân viên, sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng và các nhà đầu tư. Và phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong hoạt động ngày càng tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, và có sự ủng hộ tích cực của cộng đồng. Hình ảnh doanh nghiệp được nâng cao hơn, tạo dựng được sự tín nhiệm lâu dài đối với mọi người. Điều này không phải doanh nghiệp nào cũng làm được và cũng không phải có tiền là tạo dựng được. Thứ ba : Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên. Doanh nghiệp càng quan tâm tới nhân viên, nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp. Hơn nữa, bất cứ ai cũng muốn làm việc cho những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh minh bạch, trong sáng. Họ tin tưởng hơn vào sự phát triển bền vững của công ty. Khi làm việc trong một doanh nghiệp hướng tới cộng đồng, hướng tới lợi ích của xã hội, bản thân mỗi nhân viên cũng thấy công việc của mình có giá trị hơn. Họ làm việc tận tâm hơn và sẽ trung thành với doanh nghiệp hơn. Cam kết của nhân viên với chất lượng của công ty có tác động tích cực đến vị thế cạnh tranh của công ty nên một môi trường làm việc có đạo đức có tác động tích cực các điểm mấu chốt về tài chính. Bởi chất lượng những dịch vụ khách hàng tác động đến sự hài lòng của khách hàng, nên những cải thiện trong các dịch vụ phục vụ khách hàng cũng sẽ có tác động trực tiếp lên hình ảnh của công ty, cũng như khả năng thu hút các khách hàng mới của công ty. Do vậy, Một môi trường làm việc trung thực, công bằng sẽgây dựng được nguồn lực quý giá cho doanh nghiệp Thứ tư: Đạo đức kinh doanh làm tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và khách hàng.Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là cách tăng tài khoản niềm tin của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác làm ăn. Đối với những doanh nghiệp luôn gắn lợi ích của mình với lợi ích của khách hàng và xã hội, thì sự tin tưởng và thỏa mãn của khách hàng cũng sẽ ngày càng tăng lên. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Một khách hàng vừa lòng, sẽ quay lại với doanh nghiệp và kéo tới cho doanh nghiệp những khách hàng khác. Ngược lại, một khách hàng không vừa lòng sẽ không bao giờ trở lại và cũng kéo đi những khách hàng khác Vây, một môi trường đạo đức vững mạnh thường chú trọng vào các giá trị cốt lõi đặt các lợi ích của khách hàng lên trên hết. Đặt lợi ích khách hàng lên trên hết không có nghĩa là phớt lờ lợi ích của nhân viên,các nhà đầu tư, và cộng đồng địa phương. Một môi trường đạo đức chú trọng đến khách hàng sẽ kết hợp được những lợi ích của tất cả các cổ đông trong quyết định và hoạt động và được các nhân viên ủng hộ. Các hoạt động hướng tới khách hàng xây dựng được vị thế cạnh tranh vững mạnh có tác động tích cực đến thành tích của doanh nghiệp và công tác đổi mới sản phẩm. Thứ năm : Góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.Trách nhiệm công dân của doanh nghiệp là đóng góp của DN cho xã hội bằng hoạt động kinh doanh của chính mình, đầu tư xã hội, các chương trình nhân văn và sự cam kết của DN vào chính sách công, là cách mà DN đó quản lí các mối quan hệ kinh tế, xã hội,môi trường. Nghiên cứu của hai giáo sư John Kotter và James Heskett ở trường Đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Đại học Harvard trong cuốn "Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích" đã cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty "đạo đức cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682%, trong khi những công ty đối thủ "đạo đức trung bình" chỉ đạt 36%. Khi có được sự tận tâm của nhân viên, hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Khi có được sự tín nhiệm của các đối tác, các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội làm ăn hơn, lợi ích kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều. [...]... dựng đạo đức kinh doanh chính là phương thức để phát triển kinh doanh bền vững Mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận, doanh nghiệp có nhiều cách để đạt được mục tiêu đó Một chương trình kinh doanh vô đạo đức có thể giúp đạt hiệu quả cao và khiến cho chủ thể kinh doanh giàu có hơn vì họ tìm mọi cách để trốn tránh pháp luật, dư luận, xã hội…Kiểu kinh doanh này không thể lâu bền vì đó là lối kinh doanh chụp... 5: Hãy trình bày các bước xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức ? Trả lời:  Trước hết chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm 1 Đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh 2 Chương trình tuân thủ đạo đức Chương trình tuân thủ đạo đức được xây dựng nhằm giúp các công ty... hóa tổ chức Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả sẽ đảm bảo cho tất cả các nhân viên của công ty hiểu được những tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh và tuân theo những chính sách và quy định về nhân cách Điều này sẽ góp phần tạo ra môi trường đạo đức của doanh nghiệp Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả đòi hỏi trách nhiệm cao của đội ngũ quản lý cao cấp Chương trình tuân thủ đạo đức có thể được... chay, bị cả xã hội lên án… Chương trình kinh doanh có đạo đức không thể giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả ngay bởi vì nó chú trọng tới việc đầu tư lâu dài Khi đã bước qua giai đoạn khó khăn thử thách ban đầu thì các nguồn đầu tư lâu dài như nhân lực, công nghệ phát huy tác dụng và chủ thể kinh doanh sẽ có bước phát triển lâu dài, bền vững Câu 6: Các vấn đề đạo đức kinh doanh chính trên toàn cầu là... trọng đối với một chương trình tuân thủ đạo đức Các điều phối viên đạo đức phải có trách nhiệm với hệ thống kỷ luật của công ty, thực hiện tất cả các hình thức kỷ luật mà công ty đã đề Công tác kiểm tra việc tuân thủ đạo đức là sự đánh giá có hệ thống của một chương trình đạo đức và các hoạt động của tổ chức để xác định hiệu quả của nó 3 Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức Việc cải thiện... đốc hoặc những người có thể giúp đỡ giải quyết các vấn đè đạo đức - Xóa bỏ những niềm tin cho rằng hành vi vô đạo đức có thể được biện minh bằng cách nhấn mạnh: - Kéo dài các giới hạn đạo đức sẽ dẫn tới các hành vi vô đạo đức Bất kể có bị phát hiện ra hay không, một hành động vô đạo đức vẫn cứ chỉ là vô đạo đức thôi - Một hành động vô đạo đức không bao giờ mang lại những lợi ích tốt đẹp nhất cho công... phương pháp suy luận trong những lĩnh vực nhất định Algorithm đạo đức là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, trật tự nhất định để hướng dẫn, chỉ ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức Algorithm đạo đức là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện được các giải pháp đạo đức tối ưu trong hoạt động kinh doanh Nó là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận rõ... thi hành và giám sát của mình  Các bước xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức 1 Xây dựng và truyền đạt, phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức Mỗi công ty cần phải xây dựng cho mình một bản quy định về đạo đức cụ thể, đủ để ngăn chặn một cách hợp lý các hành vi sai phạm Các quy định về đạo đức là hệ thống chính thức những hành vi đạo đức mà một tổ chức mong đợi Hệ thống này cho nhân viên biết... chính sách tạo ra một môi trường có đạo đức Nhóm phát triển bản quy định về đạo đức cần bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, ban giám đốc và các quản lý, những người sẽ thực hiện bản quy định đó Thực hiện một bản quy định về đạo đức nghề nghiệp theo 6 bước sau: - Phổ biến một cách toàn diện bản quy định về đạo đức cho tất cả các nhân viên, các doanh nghiệp con và các doanh nghiệp liên kết - Giúp đỡ các... mục tiêu sau: - Giúp các nhân viên nhận định các khía cạnh đạo đức của một quyết định kinh doanh - Trang bị cho nhân viên một phương tiện để giải quyết các vấn đề đạo đức - Giúp các nhân viên hiểu được những sự mơ hồ vốn có trong các tình huống đạo đức - Làm cho các nhân viên ý thức được rằng hành động của họ góp phần tao nên đặc điểm đạo đức của công ty cả trong và ngoài - Cung cấp cho nhân viên những . về quan niệm, thế nào là đạo đức kinh doanh, 55/60 số người được hỏi cho Đạo đức kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật”, chỉ có 5/60 người được hỏi cho Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi. dựng đạo đức kinh doanh chính là phương thức để phát triển kinh doanh bền vững. Mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận, doanh nghiệp có nhiều cách để đạt được mục tiêu đó. Một chương trình kinh doanh. thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh

Ngày đăng: 18/06/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan