1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CHƯƠNG 2: Thu nhập công và chi tiêu công potx

36 1,6K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 280,5 KB

Nội dung

Thu nhập công là các khoản thu nhập của NN được hình thành trong quá trình NN tham gia phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị.. Ngoài ra thu nhập công còn bao gồm các khoản thu

Trang 1

2.1.3 Phân tích và đánh giá TN công

2.2 CHI TIÊU CÔNG

2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại chi tiêu

công2.2.2 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng

2.2.3 Phân tích và đánh giá chi tiêu công

Trang 2

2.1 Thu nhập công

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại TNC

Thu nhập công là hệ thống các quan hệ kinh tế và phi kinh tế phát

sinh trong quá trình hình thành các quỹ tài chính của NN.

Thu nhập công là các khoản thu nhập của NN được hình

thành trong quá trình NN tham gia phân phối sản

phẩm xã hội dưới hình thái giá trị Nó phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính để tạo lập nên các quỹ tiền tệ của NN nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng vốn

có của Nhà nước

Trang 3

* Đặc điểm TNC

• Phần lớn các khoản thu nhập công được xây

dựng trên nền tảng nghĩa vụ công dân, điển hình

là thuế

Ngoài ra thu nhập công còn bao gồm các khoản thu dựa trên cơ sở trao đổi như lệ phí và phí thuộc ngân sách Nhà nước; các khoản thu dựa trên cơ

sở thỏa thuận (vay mượn); các khoản thu do

người dân tự nguyện đóng góp chiếm tỷ trọng

không đáng kể

Trang 4

• Phần lớn các khoản thu nhập công không

mang tính bồi hoàn trực tiếp

Các tổ chức và cá nhân nộp thuế cho Nhà

nước không có nghĩa là phải mua một hàng hoá hay dịch vụ nào đó của Nhà nước Tuy nhiên, Nhà nước sẽ dùng thuế nhằm tạo ra

những hàng hoá và dịch vụ công và các hàng hoá và dịch vụ công sẽ được thụ hưởng bởi chính người dân trong nước Như thế, các

khoản thu nhập công được chuyển trở lại cho

Trang 5

• Thu nhập công gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ của NN

Nhà nước thu để tài trợ cho mọi hoạt động của Nhà nước, tức là thu để chi tiêu công

chứ không phải thu để tìm kiếm lợi nhuận

Do đó thu nhập công phát triển theo các

nhiệm vụ của Nhà nước Không thể đòi hỏi Nhà nước gia tăng hoạt động của mình trên

cơ sở giảm mức động viên từ GDP.

5

Trang 6

• Thu nhập công luôn gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị như lãi suất, giá cả, thu nhập, tỷ giá hối đoái.

Xuất phát từ bản chất, thu nhập công phản ánh các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị ,

do vậy nó chịu sự chi phối của các phạm trù giá trị.

6

Trang 7

* Phân loại TN công

a Căn cứ theo tính chất của TN công:

• - Các khoản thu thuế: là những khoản thu mang tính

chất bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp và xây dựng trên nghĩa vụ công dân Thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước ở hầu hết mọi quốc gia

• - Các khoản thu không phải thuế: phí, lệ phí, quyên

góp, vay mượn, bán và cho thuê công sản… Đây là

những khoản thu mang tính đối giá và được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa dân chúng và chính phủ

Mặc dù tỷ trọng các khoản thu này nhỏ trong tổng thu ngân sách Nhà nước song chúng không thể thiếu trong

cơ cấu thu của ngân sách Nhà nước

Trang 8

b Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, gồm:

• - Thu trong nước: Thuế phí, lệ phí, vay trong nước,

cho thuê công sản, khai thác và bán tài nguyên thiên nhiên, thu khác… Thu trong nước là nguồn nội lực

cơ bản giúp chính phủ xây dựng một ngân sách Nhà nước chủ động

• - Thu nước ngoài: vay nợ, nhận viện trợ từ nước

ngoài Đây là những nguồn lực có thể giúp đất nước mau chóng tích tụ và tập trung vốn đầu tư vào nhiều công trình then chốt

8

Trang 9

c Căn cứ vào nội dung kinh tế, gồm:

- Khoản thu không mang nội dung kinh tế

Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất tại

hầu hết cá quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị

Quyên góp và viện trợ nước ngoài là những

khoản thu hình thành trên cơ sở tự nguyện.

Thu khác gồm các khoản thu từ phạt vi cảnh,

thanh lý tài sản tịch thu, thu từ quà biếu

tặng…

9

Trang 10

- Khoản thu mang nội dung kinh tế gồm: lệ phí, phí,

vay nợ, cho thuê công sản, bán tài nguyên thiên

nhiên…

Phí và lệ phí là những thu mang tính chất đối giá

Vay nợ trong và ngoài nước là những khoản thu có tính chất bồi hoàn

Cho thuê công sản bao gồm cho thuê đất, cho thuê bầu trời, mặt nước, vùng lãnh thổ…

Thu từ bán tài nguyên thiên nhiên là những khoản thu

Trang 11

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến TN Công

a Trình độ phát triển kinh tế.

b Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và

hạch toán.

c Trình độ nhận thức của dân chúng.

d Năng lực pháp lý của bộ máy NN.

e Hiệu quả hoạt động của Chính phủ.

Trang 12

a Trình độ ph át triển kinh tế

GDP là cơ sở duy nhất và bền vững nhất của thu nhập công Mọi nguồn vay hay viện trợ chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời và đều phải trích từ thuế để trả nợ trong

tương lai.

Trang 13

b Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán

và hạch toán

Khi t.độ hiện đại trong thanh toán và

hạch toán tăng lên thì TNC sẽ tăng mà không cần điều chỉnh mức thu.

Trang 14

c Trình độ nhận thức của dân chúng

Khi ý thức của dân chúng càng cao TNC

tăng.

Mặt khác, khi trình độ nhận thức của dân

chúng cao  giúp Chính Phủ có những

hành xử công bằng, sòng phẳng hơn, cung cấp các hàng hóa, d.vụ công đạt hiệu quả

k.tế cao hơn.

Trang 16

e Hiệu quả hoạt động của CP

Đối với CP: CP chỉ hoạt động hiệu quả khi sử

dụng có HQ nguồn lực TC, cung cấp các hh, d.vụ công được XH chấp nhận

Khi CP càng hđ có HQ khả năng TNC càng cao.Ngược lại, khi khả năng thu càng cao sẽ càng tăng tiềm lực TC để phát triển hoạt động của CP cả

chiều rộng lẫn chiều sâu

Trang 17

2.1.3 Phân tích và đánh giá TN công

2.1.3.1 Các quan điểm đánh giá TN công

* Khái niệm:

Đánh giá thu nhập công là hệ thống quan điểm, phương pháp luận và chỉ tiêu nhằm phân tích, xem xét tính hợp lý về mặt kinh tế, xã hội và chính trị của các khoản thu nhập công.

* Các quan điểm đánh giá:

- Trách nhiệm giải trình

- Tránh xung đột lợi ích và đảm bảo công bằng.

- Phân tích lợi ích – chi phí

- Hạn chế gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai.

- Phù hợp thông lệ quốc tế.

Trang 18

2.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá TN công

• Đánh giá khả năng huy động một phần GDP.

• Đánh giá cơ cấu TN công.

• Đánh giá khả năng tài trợ cho chi tiêu công.

• Đánh giá khả năng vay và trả nợ công.

• Dự báo triển vọng thu nhập công.

Trang 19

2.2 CHI TIÊU CÔNG

2.2.1 Khái niệm, đặc điểm, cách phân loại chi tiêu công.

2.2.2 Vai trò chi tiêu công

2.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công.

2.2.4 Đánh giá chi tiêu công.

Trang 20

Chi tiêu công phản ánh trị giá của các loại

hàng hoá mà chính phủ mua vào để qua đó

cung cấp các loại hàng hoá công cho xã hội

nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước.

• Chi tiêu công thể hiện các khoản chi của

NSNN hàng năm đã được QH thông qua.

Trang 21

• Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy nhà nước

và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện

• Chi tiêu công hoàn toàn mang tính công cộng

• Các khoản chi tiêu công không mang tính hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp

Trang 22

2.2.1.3 PHÂN LOẠI CHI TIÊU CÔNG

Căn cứ chức năng vĩ mô của nhà nước

• Xây dựng cơ sở hạ tầng.

• Toà án và viện kiểm sát.

• Hệ thống quân đội và an ninh xã hội.

Trang 23

2.2.1.3 PHÂN LOẠI CHI TIÊU CÔNG

(tiếp)

Căn cứ vào tính chất kinh tế

• Chi thường xuyên

• Chi đầu tư

• Chi khác

Căn cứ quy trình lập ngân sách

• Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào

• Chi tiêu công theo các yếu tố đầu ra

Trang 24

2.2.2 VAI TRÒ CHI TIÊU CÔNG

2.2.2.1 CTC có vai trò q.trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.2.2.2 CTC góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế 2.2.2.3 Tái phân phối thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Trang 25

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất

- Mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế - xa hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ

- Các nhân tố khác

Trang 26

2.2.4 Phân tích đánh giá chi tiêu

công

2.2.4.1.Khái niệm và mục đích đánh giá chi tiêu công

Đánh giá chi tiêu công là việc đánh giá công tác hoạch

định chính sách ngân sách và xây dựng thể chế Nó là một công cụ chủ yếu trong việc phân tích các vấn đề của khu vực công và lý giải tại sao khu vực công cần thiết phải tài trợ cho các hoạt động kinh tế xã hội

Đánh giá chi tiêu công giúp cho chính phủ sử dụng hiệu

quả hơn các nguồn lực tài chính công thông qua ưu tiên hóa các khoản chi tiêu nhằm đem lại lợi ích thiết thực vì mục đích phát triển kinh tế-xã hội 26

Trang 27

2.2.4.2 Nội dung phân tích đánh giá chi tiêu

công

+ Bước 1: Phân tích chương trình chi tiêu

công

+ Bước 2: Phân tích thất bại của thị trường

+ Bước 3: Những hình thức can thiệp của CP + Bước 4: Đánh giá tính hiệu quả.

+ Bước 5: XĐ quy mô và tôn trọng kỷ luật TC

+ Bước 6: Lựa chọn các mục tiêu của c/s chi.

Trang 28

Bước 1: Phân tích chương trình chi tiêu công.

Chương trình là cơ sở định hướng để thực hiện chi tiêu công Chi tiêu công theo chương trình sẽ giúp cho

chính phủ tập trung dứt khoát vào sự lựa chọn trong

số các chương trình có tính cạnh tranh Bước phân

tích này phải làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản: chương

trình chi tiêu công tạo ra hàng hoá gì, có thực sự cần thiết hay không; lợi ích của nó mang lại cho địa

phương, vùng hay của quốc gia; nó có đáp ứng đại

đa số nguyện vọng của người dân hay không.

28

Trang 29

Bước 2: Phân tích thất bại của thị trường.

- Thất bại của cạnh tranh mà nguyên nhân là do sự hình

thành các công ty độc quyền và kéo theo là sự độc quyền trong việc định giá sẽ gây ra tổn thất về phúc lợi xã hội

- Sự thiếu hụt hàng hoá công là một trong những yếu tố gây

ra sự thất bại thị trường Thị trường không thể cung cấp hoặc nếu có cung cấp thì cũng không thể cung cấp đầy

đủ hàng hoá công thuần túy cho xã hội

- Yếu tố ngoại lai mà cụ thể là ngoại lai tiêu cực cũng là

một trong những thất bại của thị trường Một khi ngoại lai tiêu cực xuất hiện sẽ làm cho việc phân bổ các nguồn lực của thị trường không hiệu quả Vì các cá nhân không chịu toàn bộ chi phí của các ngoại lai tiêu cực mà họ gây

ra, nên họ tham gia nhiều hoạt động gay ra yếu tố ngoại lai tiêu cực

- Thị trường không hoàn hảo

29

Trang 30

- Thị trường không hoàn hảo, nghĩa là thị trường

không chỉ thất bại trong việc cung cấp không đầy

đủ khối lượng hàng hoá công mà còn thất bại

trong cung ứng một số hàng hoá tư cho dù chi phí cung cấp thấp hơn giá mà người tiêu dùng sẵn

sàng trả Nguyên nhân là do người sản xuất và kể

cả người tiêu dùng thiếu thông tin hoàn hảo về thị trường nên dẫn đến tình trạng mức cung và cầu ở dưới mức sản lượng tối ưu

30

Trang 31

Bước 3: Những hình thức can thiệp của CP

Có 3 hình thức can thiệp:

- Tổ chức sx và cung cấp toàn bộ hàng hóa công đó.

- Thực hiện đánh thuế và trợ cấp nhằm khuyến khích

KV tư sx và cung cấp hh công.

- Phối hợp cả 2 biện pháp trên.

Tổ chức t.hiện như sau:

- Nếu CP quyết định chịu trách nhiệm sx và cung cấp

CP quyết định phương thức phân bổ sản phẩm, giá cả phân phối (theo giá thị trường hoặc ngang bằng chi phí sản xuất, hoặc thấp hơn chi phí sản xuất, hoặc cung

cấp tự do không phải trả tiền)

Trang 33

Bước 4: Đánh giá tính hiệu quả

Bước này chính phủ tiến hành phân tích hiệu quả của chi tiêu công xét trên cơ sở tính

toán hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Trong quá trình phân tích cần chỉ rõ tác

Trang 34

Bước 5: Xác định quy mô chi tiêu công và

tôn trọng kỷ luật tài chính.

• Yêu cầu giới hạn tổng chi tiêu phải được thiết lập dựa vào các chỉ tiêu tổng thể vĩ mô như: quy mô GDP; tỷ suất thu/GDP; sự gia tăng chi hàng năm trong tổng

GDP; tỷ lệ nợ/GDP; tỷ lệ tiết kiệm đầu tư/GDP; mức

độ thâm hụt cán cân thanh toán… Giới hạn tổng chi tiêu ngân sách Nhà nước phải được tăng cường trong suốt quá trình thực hiện ngân sách Nhà nước và được duy trì, giữ vững ổn định trong dài hạn

• Yêu cầu chi ngân sách Nhà nước phải được thiết lập một cách độc lập và trước khi ra quyết định chi tiêu

Trang 35

Bước 6: Lựa chọn các mục tiêu của chính

sách chi tiêu công.

Do nguồn lực có giới hạn nên trong mỗi

chương trình chi tiêu của chính phủ cùng

một lúc khó hướng tới đạt nhiều mục tiêu

Vì vậy,cần phải lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu chiến lược trong từng gia đoạn phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là

mục tiêu công bằng và hiệu quả.

35

Trang 36

Câu hỏi ôn tập chương 2

1 Thu nhập công là gì? Trình bày các tiêu thức phân loại thu nhập công? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?

2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công? Liên hệ sự tác động của các nhân tố đó đến hoạt động thu nhập công ở Việt Nam hiện nay?

3 Chi tiêu công là gì? Trình bày các tiêu thức phân loại chi tiêu công? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?

4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công? Liên hệ với thực tế chi tiêu công ở Việt Nam?

5 Phân tích vai trò của chi tiêu công? Liên hệ với thực tế ở Việt nam hiện nay?

Ngày đăng: 18/06/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w