MỤC LỤCTHUYẾT MINH THIẾT KẾ 2 BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG...2 I.. HỒ CHÍ MINH” THUYẾT MINH THIẾT KẾ BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG I.. CĂN CỨ LẬP THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG: - Kế hoạch sử
Trang 1MỤC LỤC
THUYẾT MINH THIẾT KẾ 2
BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG 2
I CĂN CỨ LẬP THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG: 2
II CÁC QUY TRÌNH QUY PHẠM ÁP DỤNG 2
III TÌNH HÌNH HIỆN TẠI 3
1 Bình diện: 3
2 Trắc dọc: 3
3 Kiến trúc tầng trên: 3
4 Nền đường: 3
5 Thoát nước: 4
IV NỘI DUNG THIẾT KẾ 4
1 Bình diện: 4
2 Trắc dọc: 4
3 Trắc ngang, nền đường: 4
4 Thoát nước: 5
5 Kiến trúc tầng trên: 5
6 Cầu: 5
7 Cọc tiêu biển báo: 6
8 Lý trình – Cao độ: 6
Trang 2CÔNG TRÌNH : “SỬA CHỮA LỚN ĐƯỜNG SẮT KM718+700 – KM720+700
TUYẾN ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI – TP HỒ CHÍ MINH”
THUYẾT MINH THIẾT KẾ BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
I CĂN CỨ LẬP THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG:
- Kế hoạch sửa chữa lớn kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2012 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nay là Đường sắt Việt Nam
- Hợp đồng kinh tế giữa Ban quản lý cơ sở hạ tầng thuộc Đường sắt Việt Nam và Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải số 07/2012/SCL/HĐ-KSTK ngày 19 tháng 04 năm 2012 Về việc lập Dự án Đầu tư Xây dựng công trình : “Sửa chữa lớn đường sắt Km718+700 đến Km720+700 - Tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh”;
- Quyết định số 527/QĐ-ĐS ngày 25/04/2012 của Đường sắt Việt Nam về việc phê duyệt nhiệm vụ Khảo sát thiết kế bước thiết kế cơ sở - Dự án Đầu tư Xây dựng công trình: “Sửa chữa lớn đường sắt Km718+700 đến Km720+700 - Tuyến đường sắt Thống Nhất”;
- Nhiệm vụ khảo sát thiết kế, bước lập dự án đầu tư xây dựng công trình: “Sửa chữa lớn đường sắt Km718+700 đến Km720+700” do Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT lập tháng 04 năm 2012
- Biên bản làm việc tại hiện trường giữa Phân ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt khu vực 2, Công ty Quản lý đường sắt Bình Trị Thiên với Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải ngày … tháng … năm 2012
- Và các văn bản pháp lý khác có liên quan
II CÁC QUY TRÌNH QUY PHẠM ÁP DỤNG
- Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường sắt khổ 1000 mm ban hành theo quyết định số 433/QĐ - KT4 ngày 09/02/1976 của Bộ Giao thông Vận tải
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt: QCVN 08:2011/BGTVT do
Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo thông tư số 66/2011/TT-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2011;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt: QCVN 07:2011/BGTVT do Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo thông tư số 66/2011/TT-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2011;
Trang 3- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt: QCVN 06:2011/BGTVT do Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo thông tư số 66/2011/TT-BGTVT ngày 28 tháng
12 năm 2011;
- Quy định tạm thời về tiêu chuẩn chất lượng đá balát đường sắt số: 1037/CV/CSHT
ký ngày 25/6/2001 của Liên hiệp Đường sắt Việt Nam;
- Điều lệ đường ngang ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ- BGTVT ký ngày 30/3/2006 của Bộ GTVT
- Quy trình bảo dưỡng đường sắt ban hành kèm theo quyết định số 396/ĐS- PC ký ngày 12/03/1981 của Tổng cục Đường sắt Việt Nam
- Căn cứ QĐ số 186/QĐ- BGTVT ngày 18/01/2006 của Bộ GTVT về việc phê duyệt khung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án
- Các văn bản pháp quy khác có liên quan
III TÌNH HÌNH HIỆN TẠI
Đoạn đường sắt từ Km718+700 đến Km720+700 thuộc khu gian Truồi – Cầu Hai
do Công ty QLĐS Bình Trị Thiên quản lý có những đặc điểm sau:
1 Bình diện:
- Trong đoạn tuyến có 01 đường cong bán kính R = 500m, hoãn hoà L = 40m
2 Trắc dọc:
- Độ dốc lớn nhất trong đoạn 2‰
3 Kiến trúc tầng trên:
- Ray: ray P43, L=12.50m, ray bị mẻ nhiều, mặt ray bị lượn sóng
- Tà vẹt: Chủ yếu là tà vẹt sắt, tà vẹt bị gỉ và nứt gãy nhiều
- Đá ba lát: bẩn, kích thước không đảm bảo theo quy định, dày trung bình 20-25cm
4 Nền đường:
- Chủ yếu là nền đường đắp, xen lẫn một đoạn (khoảng 100m) là nền đường đào + Một số đoạn mái taluy bị sạt lở, nền đường hẹp B<5m: Km718+0.00 -Km718+250.00
+ Phạm vi nền đường đào: Km718+250.00 – Km718+600: Rãnh thoát nước bị vùi lấp, nước mưa thoát chậm gây hại cho nền đường
Trang 45 Thoát nước:
- Cầu: Trên đoạn tuyến này có 03 cầu, trong đó có 01 cầu BTCT và 02 cầu thép chất lượng đều tốt
BẢNG THỐNG KÊ CẦU TRÊN TUYẾN
- Cống: Trên đoạn tuyến có 03 cống tròn 1.0m Các cống chất lượng còn tốt
IV NỘI DUNG THIẾT KẾ
1 Bình diện:
Trên cơ sở bám sát bĩnh diện hiện tại (tim cầu, tim đường) tránh phát sinh khối lượng lớn, mặt khác phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa nâng cấp, tiến hành kéo dài hoãn hoà của 1 đường cong trên tuyến, kết quả như sau:
- Đường cong Đ1 (Km718+954.72):
+ R1 = 500m, Ln = 50m, KT = 153.65m
+ Độ lệch tim đường lớn nhất là 4cm
Siêu cao
R
v h
2 max 4 5
2 Trắc dọc:
- Bám sát cao độ đỉnh ray tính toán, cao độ các điểm khống chế cầu thép, đường ngang đã thi công nhằm tránh phát sinh khối lượng thiết kế cụ thể như sau:
- Độ dốc lớn nhất imax = 2.20‰ Chiều dài dốc ngắn nhất Lmin = 150m (theo 22 TCN- 362- 07)
3 Trắc ngang, nền đường:
- Chiều rộng nền đường thiết kế theo tiêu chuẩn B ≥ 5.0m trên đường thẳng và đường cong bán kính R > 1000m, trong đường cong bán kính 400m ≤ R ≤ 1000m mở rộng nền đường 0.15m theo quy định
- Ta luy nền đường thiết kế 1:1 đối với nền đường đào và 1:1.5 đến 1:1.2 đối với nền đường đắp
- Mui luyện tam giác, độ dốc ngang nền đường từ 4 - 6%
Trang 5- Xây kè chắn đá tại một số vị trí đường dân sinh do người dân và súc vật qua lại nhiều làm vai đá ba lát bị sệ
4 Thoát nước:
Khơi thông dòng chảy hệ thống cống, rãnh trên đoạn tuyến đảm bảo thoát nước tốt
5 Kiến trúc tầng trên:
- Thay toàn bộ ray P43 hiện tại bằng ray UIC 50E4, L = 25.0m mới đúng tiêu chuẩn
- Thay toàn bộ TVBTK1, TVS, TVS đầu thoi, trên cầu bê tông bằng TVBTDƯL bắt phụ kiện đàn hồi tiêu chuẩn 1520 thanh/km đối với đường thẳng và đường cong R> 800m, 1600 thanh/km trên đường cong R ≤ 800m
- Phạm vi đầu thoi hai đầu cầu được đặt TVG kích thước (14x22x180)cm Ray chính được liên kết với tà vẹt bằng đinh Tiarafong, ray hộ bánh được liên kết với tà vẹt bằng đinh Crampong
- Làm lại nền đá lòng đường, sử dụng lại đá balát còn đảm bảo chất lượng, bổ sung đá balát mới theo đúng mặt cắt thiết kế
- Nâng chèn vuốt dốc ngoài phạm vi thiết kế
- Chiều dày kiến trúc tầng trên thiết kế:
Ray UIC 50E4, L = 25.0m : 15 cm
Đá balát : 30+5 cm Cộng : 63+5 cm
6 Cầu:
- Cầu bê tông Km718+959.30:
+ Thay thế KTTT như trên tuyến
+ Nâng gờ chắn đá phía bên trên cầu do chiều dày KTTT thay đổi
+ Tháo dỡ và thu hồi ray hộ bánh trên cầu bê tông tại Km718+959.30 do không cần
thiết (Theo: Quy chuẩn kỹ thuật khai thác đường sắt – QCVN 08:2011/BGTVT)
- Cầu thép Km719+843.40; Km720+607.00:
+ Ray chính tuyến trên cầu và đầu thoi: Thống nhất với ray của tuyến (Ray UIC 50E4,
L = 25m) Ray chính trên cầu được liên kết với tà vẹt gỗ bằng đinh Tiarafông
+ Ray hộ bánh trên cầu: Thay thế bằng ray P43 còn tốt tháo ra từ chính tuyến sau khi gia công để lắp đặt lại (Đảm bảo cao độ mặt ray hộ bánh không được thấp quá 20mm so với mặt ray chính) Ray được liên kết với tà vẹt bằng đinh Crampong
+ Tà vẹt: Tháo dỡ và thay thế những thanh tà vẹt gỗ hỏng bằng tà vẹt gỗ mới kích
Trang 6(14x22x180)cm Tà vẹt liên kết với dầm cầu bằng bulông móc.
+ Thay thế toàn bộ bulong móc hiện tại bằng bulong móc mới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
7 Cọc tiêu biển báo:
Tận dụng lại các cọc, biển báo còn tốt và đúng quy cách hiện có, sơn sửa và trồng lại; bổ sung các cọc, biển còn thiếu hoặc chất lượng kém
8 Lý trình – Cao độ:
- Lý trình dẫn từ cọc H6 có lý trình Km718+600.00 tại hiện trường
- Sử dụng hệ thống mốc thuỷ chuẩn của tuyến Đường sắt Thống Nhất Cụ thể mốc Ni442 đặt tại tường cánh mố cầu phía Bắc, cách tim ĐS về phía bên phải 2.0m, ngang lý trình Km717+366 có cao độ: CĐ = + 3.522m và mốc Ni445 đặt tại tường cánh mố cầu phía Bắc, cách tim ĐS về phía bên phải 3.0m, ngang lý trình Km721+625 có cao độ: CĐ = + 4.342m