I.Giới thiệu về Beeline Beeline được thành lập từ năm 1993, đến nay, sau 18 năm hoạt động, Beeline được đánh giá là một trong những thương hiệu mạnh nhất trên thế giới. Năm 2005, Beeline đã tiến hành một cuộc cải cách thương hiệu và một chiến dịch ra mắt mới gắn với phương châm “tươi sáng”, “thân thiện”, “hiệu quả”, “đơn giản” và “tích cực”. Cuộc cải cách này đã mang lại những thành công lớn cho Beeline. Từ đó, hình ảnh Beeline với hình tròn 2 sọc vàng, đen xen kẽ đã trở nên quen thuộc với người dân trên toàn thế giới. Tháng 42009, Beeline được đánh giá là 1 trong 100 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu. Nằm ở vị trí thứ 72, thương hiệu Beeline ước tính trị giá lên tới 8,9 tỉ USD và trở thành một thương hiệu mạnh trong ngành viễn thông thế giới
BÀI TẬP: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU BEELINE TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền Nhóm thực hiện: 1. Tạ Thị Trang 2. Đặng Ngọc Dũng 3. Vũ Thị Minh Hằng 4. Trần Thị Ánh Hồng 5. Dương Đình Thuấn 6. Vũ Đức Tính 7. Phùng Văn Tú Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011 Bản nội dung XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU BEELINE TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI I.Giới thiệu về Beeline Beeline được thành lập từ năm 1993, đến nay, sau 18 năm hoạt động, Beeline được đánh giá là một trong những thương hiệu mạnh nhất trên thế giới. Năm 2005, Beeline đã tiến hành một cuộc cải cách thương hiệu và một chiến dịch ra mắt mới gắn với phương châm “tươi sáng”, “thân thiện”, “hiệu quả”, “đơn giản” và “tích cực”. Cuộc cải cách này đã mang lại những thành công lớn cho Beeline. Từ đó, hình ảnh Beeline với hình tròn 2 sọc vàng, đen xen kẽ đã trở nên quen thuộc với người dân trên toàn thế giới. Tháng 4-2009, Beeline được đánh giá là 1 trong 100 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu. Nằm ở vị trí thứ 72, thương hiệu Beeline ước tính trị giá lên tới 8,9 tỉ USD và trở thành một thương hiệu mạnh trong ngành viễn thông thế giới Beeline Việt Nam được thành lập vào ngày 08/7/2008, là thương hiệu của Công ty Cổ phần GTEL – Mobile, liên doanh viễn thông đầu tiên tại Việt Nam do các cổ đông là Tập đoàn Vimpelcom và Tổng Công ty Viễn thông di động toàn cầu (Bộ Công an) góp vốn. Sau vài tháng hoạt động, đến đầu năm 2010, Beeline thông báo đạt con số 2 triệu thuê bao. Năm 2010, Beeline khá im hơi lặng tiếng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Nga cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này đã khiến cho Beeline mất hơn 9/10 số thuê bao. Thống kê của Vụ Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, cuối năm 2010 Beeline chỉ còn lại gần 200.000 thuê bao. Tới năm 2011, khi kinh tế thế giới đang có chiều hướng ổn định hơn và Beeline đã xin được cấp phép đầu số 099. Vào đầu tháng 5, mạng viễn thông di động nhỏ nhất Việt Nam hiện nay này đã đón nhận một tin vui. Tập đoàn VimpelCom (Nga) công bố đã đạt được thỏa thuận với đối tác Việt Nam là Tổng Công ty Viễn thông Toàn cầu (Gtel) về kế hoạch đầu tư cho liên doanh Gtel - Mobile, đơn vị quản lý mạng di động Beeline tại Việt Nam. Theo thỏa thuận, VimpelCom sẽ chi 196 triệu USD để tăng số cổ phần trong liên doanh từ 40% lên 49%, sau đó sẽ là 304 triệu USD để tăng số cổ phần từ 49% lên 65% vào năm 2013. Khoản đầu tư mới này sẽ giúp tăng số trạm BTS của Beeline tại Việt Nam lên đến 5.000 trạm vào đầu năm tới, tuyển dụng 1.000 nhân viên mới và nâng tổng số điểm bán lẻ trên toàn quốc lên tới 50.000 điểm. Ngoài ra, số vốn đầu tư trên cũng sẽ giúp Beeline tăng cường chất lượng mạng lưới và vùng phủ sóng cho các thuê bao hiện tại cũng như các thuê bao mới. Tháng 9/2011 vừa qua, Beeline đã tung ra gói cước tỷ phú, đánh dấu sự trở lại của mạng trên thị trường viễn thông Việt Nam, được coi làm khuấy động cả thị tường viễn thông trong bối cảnh dường như thị trường viễn thông đã tương đối ổn định. II.Phân tích môi trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 1. Môi trường vĩ mô. a. Kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trường GDP Việt Nam năm 2010 đạt 6,78%. Đây là dấu hiệu rất tốt của nền kinh tế, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp đầu tư và mở rộng quy mô ở Việt Nam. Tuy nhiên sang năm 2011, GDP được dự báo dưới 6%, thấp hơn so với năm 2010 nhưng bên cạnh đó chỉ số lạm phát lại đạt đỉnh điểm (dự báo tăng 19% so với năm 2010). Giai đoạn những năm tiếp theo, từ 2012 – 2015, theo EIU(một cơ quan nghiên cứu thuộc tạp chí uy tín The Economist) GDP Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6 đến 7%/năm và CPI tăng khoảng 6,2 – 8,7%/năm. Lãi suất cao và lạm phát tăng mạnh làm giảm tiêu dùng cá nhân. Do đó, người tiêu dùng sẽ buộc phải cân nhắc khi mua sắm và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ để làm sao với túi tiền hiện tại của mình, họ có thể đạt được lợi ích tốt nhất. Và Beeline, với sự nổi trội là giá rẻ, có lợi thế lớn để giành giật khách hàng với các nhà mạng khác. b.Văn hóa. Ngày nay, hầu hết mỗi người từ nhà doanh nghiệp, người nông dân, sinh viên, công chức cho đến học sinh đều có nhu cầu liên lạc. Tuy nhiên thói quen của người Việt Nam là ngại thay đổi, họ thường sử dụng những sản phẩm và dịch vụ đã được biết đến rộng rãi, đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 30 trở đi. Nhưng với xu hướng hội nhập, giới trẻ Việt Nam đang ngày càng thích nghi hơn với sự thay đổi nhanh chóng. Họ dễ dàng hơn trong việc trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ mới. Bên cạnh đó, người Việt Nam có tâm lý ưa dùng sản phẩm giá rẻ do đó gói cước tỷ phú của Beeline có thể nói đang có lợi thế rất lớn. Một nét nữa trong văn hóa của người dân là việc chuộng số đẹp. Và Beeline, với lợi thế là đầu số di động 099 cũng đang có nhiều cơ hội để hướng người tiêu dùng sang việc sử dụng mạng của mình. c. Chính trị - pháp luật. Chính phủ Việt Nam đã cơ cấu lại Bộ Bưu chính viễn thông thành Bộ thông tin và truyền thông (MIC) theo hướng mở rộng phạm vi hoạt động của nhà nước với xu hướng hội tụ viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh truyền hình. Chức năng nhà nước được cải thiện, theo đó nhà nước sẽ không can thiệp quá sâu vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. Tháng 6/2007, Bộ thông tin và truyền thông đã thông báo thả nổi giá cước dịch vụ di động nhằm tạo bước cạnh tranh bình đẳng hơn trên thị trường di động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Hàng loạt các pháp lệnh, điều luật về viễn thông đã được ban hành như “Pháp lệnh bưu chính, viễn thông ngày 25/5/2002”, “Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ thông tin và truyền thông”, “Nghị đinh 142/2004/NĐ-CP ngày 8/7/2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện,…”,… Tất cả những điều trên tạo rào cản nhưng cũng là cơ hội cho Beeline trong việc xác định giá cước để cạnh tranh với các nhà mạng khác. Với gói cước Tỷ phú mà Beeline đưa ra trong hai tháng 9 và 10 vừa qua, Cục Viễn thông Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã yêu cầu Beeline dừng cung cấp ra thị trường và có giải trình vì phía Cục nhận thấy dấu hiệu bán phá giá. Tuy nhiên thời điểm hiện tại thì đã có kết luận Beeline có sai phạm về phá giá. Hiện tại thì Beeline tiếp tục tung ra gói cước tỷ phú thứ 2 nhưng gói cước này chỉ được triển khai khi có giải trình thỏa đáng với bộ Thông tin và Truyền thông. Thực tế thì tại thời điểm hiện nay, gói cưới tỷ phú 2 đã rục rịch được đưa ra thị trường do luật còn quy định khá lỏng lẻo. Tuy nhiên theo đánh giái cuả nhóm, thực tế gói cước Tỷ phú vẫn thu được nhiều lợi nhuận từ việc tung ra các gói cước Tỷ phú. Trong khi sự rõ ràng trong việc liệu gói cước Tỷ phú 2 chưa rõ ràng, tạo ra sự chần chừ của NTD trong việc NTD sử dụng dịch vụ viễn thông của Beeline. d. Môi trường tự nhiên – công nghệ. Việt Nam là nước có địa hình nhiều núi và sông ngòi, vì vậy việc xây dựng các trạm phát sóng phù hợp gặp nhiều khó khăn, nhất là khi các nhà mạng lâu năm đã giành những vị trí đẹp để xây dựng cột phát sóng của mình. Các công nghệ tiến tiến trên thế giới như 3G cũng được các nhà mạng áp dụng nhanh chóng. Do đó, có thể nói, Beeline đang gặp nhiều trở ngại trong vấn đề nâng cao số lượng cột phát sóng và tạo sự khác biệt về công nghệ cho mạng của mình. Các công nghệ tiến tiến trên thế giới như 3G cũng được các nhà mạng áp dụng nhanh chóng. Tính tới tháng 9/2009 theo số liệu thống kê của hiệp hội GSM có khoảng 571 triệu thuê bao 3G (cả CDMA/EV-DO và UMTS/HSPA) trong tổng số 4,6 tỉ thuê bao di động trên toàn cầu, chiếm khoảng 12%. Tuy nhiên theo dự báo của Informa thì trong giai đoạn từ 2009-2014, tốc độ phát triển thuê bao 3G sẽ đạt trung bình trên 50% một năm và đến cuối năm 2014 sẽ đạt mốc 3,2 tỉ thuê bao, chiếm khoảng 46% thị phần thuê bao di động trên toàn cầu. Đây được cho là giai đoạn phát triển ấn tượng của các thuê bao 3G và là giai đoạn tiền đề để 3G chính thức chiếm lĩnh thị trường di động từ năm 2015 Thuê bao 3G sẽ chiếm gần 50% thị phần của thị trường viễn thông. Đây là điều mà Beeline đáng phải quan tâm trong hoạch định chiến lược 2. Môi trường vi mô. a. Môi trường nội bộ doanh nghiệp. Ở công ty GTEL, các bộ phận luôn phối hợp để kế hoạch Marketing đạt hiệu quả cao nhất. Trong đó: Bộ phận Tài chính cung cấp và chịu trách nhiệm về tài chính. Các mẫu quảng cáo thú vị hay các biển quảng cáo và công nghệ đồ họa để quảng bá Beeline sẽ không thể thực hiện được nếu không có nguồn tài chính mạnh từ bộ phận tài chính. Bộ phận nhân sự đảm bảo đội ngũ nhân viên có đủ kỹ năng để thực hiện chiến lược Marketing đề ra. Bộ phận sản xuất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc luôn tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Bộ phận PR tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, luôn phản ánh kịp thời xu hướng tiêu dùng, các đánh giá của khách hàng về sản phẩm để công ty có chiến lược tốt hơn hay sản xuất ra sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng mới. b. Đối thủ cạnh tranh hiện tại. Thị trường mạng di động Việt Nam đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa 6 hãng cung cấp dịch vụ di động và Beeline là mạng thứ 7. Trong thời điểm Vinaphone, Mobifone, Viettel hình thành thế “chân vạc” trên thị trường viễn thông với thị phần rất lớn, thách thức với “tân binh” là phải tìm ra được hướng đi mới mẻ. Nếu như các tân binh như Beeline giảm cước để thu hút sự chú ý thì ba ông lớn này cũng áp dụng chiến lược tương tự để giữ chân khách hàng hiện tại của mình. Các mạng Tiêu chí. Mobifone Vinaphone Viettel Vietnammobile Đơn vị chủ quản VMS (Thuộc VNPT) VNPT Tập đoàn Viễn thông Quân đội Hanoi Telecom và HT Intenational Limited Thị phần 29% 28% 35% 7% Công nghệ sử dụng GSM, GPRS, WCDMA, UMTS eGSM Vị thế. Là mạng di động được yêu thích nhất (trong vòng 6 năm từ 2005- 2010) và là mạng di động có chất lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất tại Là mạng di động có dịch vụ 3G tốt nhất tại Việt Nam. Là 1 trong 20 nhà mạng lớn nhất trên thế giới. Là nhà mạng mới, . Việt Nam. Thế mạnh. Chất lượng cuộc gọi tốt, chăm sóc khách hàng chu đáo. Hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn VNPT. Chất lượng dịch vụ 3G trên di động tốt. Hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn VNPT. Độ rộng phủ sóng lớn, chiếm giữ lượng thuê bao lớn. Giá cước hấp dẫn. (Theo số liệu 2010 - Cục thống kê) Đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất của Beeline phải kể đến đó là Vietnam Mobile vì chung thị trường mục tiêu là giới trẻ trong vụ mua bán cơ sở hạng tầng 3G của EVN nó đang có lợi thế. Đây là một bất lợi lớn của Beeline trong bối cảnh thị trường viễn thông 3G trở thành xu hướng phát triển cho toàn ngành. Tuy nhiên thời điểm hiện tại, gói cước tỷ phú của Beeline vẫn tạo được hiệu ứng tốt. Trung bình mỗi ngày Beeline "thu hoạch" được gần 10.000 thuê bao (có hoạt động thực và phát sinh cước trong ngày). So với thời điểm giữa tháng 9, lượng thuê bao hiện tại của Beeline đã tăng 301%. (3) c. Nhà cung cấp. Nhà cung cấp tài chính của Beeline bao gồm BIDV, Vinaconex, EVN. Còn nhà cung cấp nguyện vật liệu, sản phẩm là AT&T (Hoa Kỳ), BlackBerry, Nokia, Siemens Networks, ZTE. Đây được coi là những nhà cung ứng vững chắc. Họ có mối liên kết chặt chẽ với Beeline, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để phát triển của hang viễn thông này. d, Khách hàng. Khách hàng tiêu dùng ở Việt Nam đã quen sử dụng mạng di động của Viettel, Mobifone, Vinaphone. Do vậy, ngay cả việc giành suất là sim di động thứ 2 đối với Beeline cũng rất khó. Các nhà phân phối cũng cân nhắc khi nhập sản phẩm của Beeline về để bán do mức độ phổ biến của mạng này là chưa cao. e, Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam bắt đầu trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Việc truy cập Internet qua mạng truyền hình có thể đạt tốc độ tải về 54Mbps và tải lên 10Mbps. Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng sóng Wifi hay Internet để thực hiện các cuộc gọi. Do vậy, Internet được coi là một trong những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của các mạng viễn thông nói chung và Beeline nói riêng. Ngoài ra, các nhà đầu tư khác ở nước ngoài có ý định đầu tư vào lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam cũng được xác định là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Beeline. f, Sản phẩm thay thế. Để thực hiện nhu cầu liên lạc, ngoài việc sử dụng mạng viễn thông, nhiều người có thể lựa chọn gửi mail. Nhất là trong thời đại của Internet, việc sử dụng mail điện tử là phổ biến rộng rãi, giá cước rẻ hơn nhiều so với gọi điện và thời gian để chuyển thông tin đến người nhận tương đối nhanh chóng. Tuy nhiên sản phẩm này cũng không thay thế hoàn toàn được do mức độ tương tác không cao bằng sử dụng mạng viễn thông. Phân tích SWOT 3.Lựa chọn thị trường mục tiêu: a. Phân đoạn thị trường Các đoạn thị trường đối với dịch vụ viễn thông Theo độ tuổi Lợi ích tìm kiếm Đặcđiểm tâm lý Mức độ sẵn sàng Các sản phẩm ưu thích Điểm manh • Hình ảnh công ty (là mạng di động liên doanh quốc tế, thừa hưởng tên tuổi của một thương hiệu nằm trong top 10 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới và thương hiệu di động hàng đầu Đông Âu). • Sự hùng mạnh về tài chính. • Nhãn hiệu (Năm 2009, thương hiệu Beeline được định giá khoảng 8,9 tỷ USD; lọt vào top 100 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh và top 10 tên tuổi đắt giá nhất trên thị trường viễn thông). Điểm yếu • Chất lượng sản phẩm Beeline cung cấp còn thấp. • Mức độ phủ sóng chưa cao. • Chưa có nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. Cơ hội • Thị trường viễn thông di động Việt Nam có tiềm năng lớn với dân số hơn 86 triệu người và một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. • Xu hướng sử dụng nhiều sim điện thoại. Nguy cơ • Thị trường viễn thông hiện tại gần như bão hòa. • Sự trung thành với nhãn hiệu sản phẩm là không cao. Thanh thiếu niên Giá rẻ, tính thuận tiện, chất lượng Trẻ trung, dễ thay đổi, thích thú với cái mới Nhạy cảm các thông tin mới của thị trường Gía rẻ và có hình thức ưu đãi độc đáo Trung niên Chất lượng, Tính ổn định Có thể chấp nhận sự thay đổi, nhưng tương đối bàng quang với cái mới Hiểu biết trung bình về thông tin mới từ thị trường Sản phẩm có chất lượng ổn định và đã có chỗ đứng trên thị trường. Có thể chấp nhận thay đổi do hấp dẫn về giá Người cao tuổiChất lượng, Tính ổn định Bảo thủ Bàng quan Sản phẩm đã được phổ biến b. Lựa chọn thị trường mục tiêu Dựa vào tình hình thị trường và vị thế thị trường, nguồn lực hiện có, Beeline chọn thị trường mục tiêu theo phương án chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường vào đối tượng giới trẻ. Đây là đối tượng có quy mô thị tường rất hấp dẫn, với đặc tính có thể tác động vào hành vi và thói quen sử dụng dịch vụ viễn thông khi Beeline là người đi sau. III.Các kênh vấn đề trong Quản trị Marketing của Beeline hiện nay Beeline với bất lợi là người tham gia khá muộn vào thị trường viễn thông khi thị trường này tăng trưởng ổn định với sự dẫn đầu của 3 nhà mạng lớn là Viettel, Vinaphone, Mobiphone nên đã gặp không ít khó khăn khi tham gia cạnh tranh. Tuy nhiên với thế mạnh tài chính thì Beeline đã khá thành công trong việc tạo nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Với mục tiêu tăng thị phần, thì dường như ban đầu Beeline đã tương đối thành công khi mới ra mắt khi chiếm được thị phần tương đối đáng kể, có thể thấy rõ điều đó qua các thông tin trên đây. Nhưng vấn đề nảy sinh là điều này không kéo dài được lâu và có một tỉ lệ rất lớn NTD sau khi sử dụng Beeline lại không gắn bó với nhà mạng này. Điều đó tức là ngay cả thị phần mà Beeline chiếm được cũng chưa có chiến lược đủ sức tác động giữ chân khách hàng chứ chưa kể đến việc mở rộng khách hàng mới. Vấn đề quản trị Marketing nảy sinh là làm thế nào để xây dựng lòng trung thành của khách hàng? Và ngay tại thời điểm hiện nay với gói cước tỷ phú mà Beeline đưa ra liệu rằng có giải quyết được vấn đề này? Ta sẽ xét đến các khía cạnh sau để tiếp cận vấn đề gồm có các vấn đề từ bản thân doanh nghiệp và tính chất thị trường từ đó đề ra một số nội dung trong qúa trình xây dựng chương trình Marketing tương đối chủ quan mà chưa xét tới nhiều tới các điểm mạnh điểm yếu của Beeline. 1. Về sản phẩm Có thể nhận xét rõ một điều rằng chất lượng phủ sóng và độ rộng phủ sóng của Beeline chưa thể so sánh với các nhà mạng lớn do chất lượng còn khá kém và độ rộng còn hạn chế. Rất nhiều NTD phản ánh sử dụng sim Beeline để gọi thì thường bị ngắt khi đang thực hiện cuộc gọi, hoặc có thể là không gọi được. Đôi khi gặp trường hợp là mất sóng.Ngoài ra khi có sóng thì cột sóng cũng chỉ có 2-3 vạch sóng.Những hạn chế này rất hay gặp ở những vùng như nông thôn,vùng đồi núi,những nơi có nhiều nhà cao tầng,trong phòng kín Sóng chỉ mạnh ở những khu vực thành thị với mức độ tập trung dân cư cao. Điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới quyết định sau mua của người tiêu dùng sản phẩm này. Và có thể gây ảnh hưởng xấu trong quá trình sau mua trong việc lan truyền giữa những NTD với nhau. Nguyên nhân: là do số trạm BTS còn khá ít,phạm vi phủ sóng còn hẹp,bị các nhà mạng khác chèn sóng,lỗi mạng. 2. Về phân phối Bên cạnh đó, với việc đưa ra gói cước hấp dẫn thì việc phân phối sim Beeline mới cũng không kiểm soát được giá cả ngay từ các điểm bán lẻ tới các quầy hàng di động của Beeline. Vấn đề của Beeline là không thể kiểm soát được các điểm bán lẻ dẫn đến việc các điểm bán lẻ này bán sim của Beeline với các mức giá khác nhau. Giá sim ấn định mà Beeline đưa ra là 20.000 nhưng các điểm bán lẻ tự ý nâng giá lên thành 22.000 hoặc 25.000. Hoặc họ tự ý nạp thêm tiền vào sim và bán với giá cao hơn, khoàng 35 hoặc 40.000. Gần đây nhất thì giá tại 1 số cửa hàng đã lên 49.000. Điều này gây bức xúc cho người mua vì đôi khi họ chỉ muốn mua sim như giá Beeline đưa ra chứ không muốn nạp thêm tiền vào để mua với giá cao hơn. Hay những sản phẩm điện thoại siêu rẻ của Beeline có những điểm bán 149.000 có những điểm lại bán với mức giá 200.000, việc không đồng nhất các mức giá của các điểm bán lẻ này dẫn đến việc hình ảnh của Beeline bị ảnh hưởng lớn. Điều này không chỉ tạo sự không nhất quán tạo hình ảnh dịch vụ thiếu chuyên nghiệp đối với khách hàng mà còn gây thái độ không tốt về Beeline. Kênh phân phối của Beeline có cấu trúc như sau: [...]... Xây dựng chương trình Marketing 1 Mục đích của Beeline và chiến lược quản trị mà Beeline sử dụng a Mục đích Beeline xác định chiếm khoảng từ 20 – 30 % thị trường viễn thông trong thời gian tới và vươn lên thành nhà mạng thứ 4 trong thị trường viễn thông Rõ ràng với thực tế thị phần của 3 nhà mạng lớn chiếm tới 90% và 10% còn lại cho các nhà mạng nhỏ thì đây quả là tham vọng lớn của Beeline khi tại thời... phí d.Truyền thông của Beeline Mục tiêu: Sau khi đã hướng được sự quan tâm của khách hàng vào hình ảnh của mình thì việc tiếp theo nên làm là các chương trình hướng NTD vào việc gắn bó với Beeline như một mạng thứ 2 cho NTD Chương trình truyền thông hướng người tiêu dùng sử dụng Beeline như sim thứ 2 ịnh hướng cho các thông điệp truyền thông nên hướng vào việc gợi ý NTD Beeline là một sự lựa chọn... Đánh giá: Trước hết việc hợp tác với Manchester United : Theo thỏa thuận, beeline sẽ trả cho Manchester united mỗi năm khoảng 3 triệu USD – 1 cái giá quá đắt để b \Beeline được độc quyền sủ dụng hình ảnh, video và tên thương hiệu Manchester united cho các dịch vụ viễn thông di động Cái mà Beeline hướng tới là lượng fan Manchester united đông đảo ở Việt Nam ước... đã đi vào ổn định, thì Beeline xuất hiện làm chao đảo thị trường với hình thức miễn phí hoàn toàn cước gọi nội mạng mà trước đó chưa hề có một nhà mạng nào thực hiện trong khi việc này không tốn nhều chi phí cho Beeline khi không phải trả thêm bất cứ chi phí nào cho bên đối tác thứ 3 mà lại tận dụng được hết tài nguyên của mạng Với các gói cước hấp dẫn, dịch vụ sản phẩm của Beeline đã nổi bật hẳn lên... gia vào sau thị trường và hiện tại với thị phần còn khá nhỏ, Beeline hiện đang ở vị trí DN thách thức Với tài chính mạnh thì Beeline chọn chiến lược tấn công trực diện vào toàn thị trường viễn thông với việc giá cạnh tranh hoàn toàn với cả thị trường Điều đó còn thể hiện rõ qua cả tham vọng của Beeline 2 Các hoạch định cụ thể cho chương trình Marketing Từ các phân tích môi trường một cách khách quan để... trường rất tiềm năng đối với Beeline Quản trị hoạt động phân phối sim của Beeline là nhiệm vụ quan trọng của quản trị kênh phân phối của Beeline tại thời điểm hiện nay Chương trình phân phối sim này của Beeline dự tính kéo dài trong 2 tháng Nâng cao sự chuyên nghiệp trong quá trình phân phối: Về yếu tố con người, cần chú trọng một số vấn đề sau: Lực lượng có thể sử dụng cho các điểm bán di động này... tạo ra sự nhàm chán cho NTD do lặp lại những hình ảnh, thông điệp truyền thông với chiến lược thông tin về giá hấp dẫn rất rầm rộ từng đợt sau đó thì dường như lại lắng lại rất kĩ Một điểm khác là hoạt động truyền thông nói riêng cũng như hoạt động marketing nói chung của Beeline đã bị gián đoạn đến hơn 1 năm vì những lí do nội bộ Đó là bất lợi quá lớn cho Beeline Vì mặc... nội mạng rẻ hơn rất nhiều so với ngoại mạng Nhưng với Beeline người tiêu dùng gần như sẽ không mất chi phí cho liên lạc nội mạng và cước gọi ngoại mạng thậm chí còn rẻ hơn các gọi nội mạng của các nhà mạnmạng khác Và đây là nội dung mà truyền thông sẽ hướng tới Cùng với đó chúng tôi cũng tăng cường truyền thông cho sản phẩm điện thoại siêu rẻ của Beeline như 1 công cụ để hấp dẫn và thuyết phục người... chương trình Email Marketing (gửi mail cho các điạ chỉ kỳ hoặc có tiêu chí chọn từ trước hoặc cũng có thể do khách hàng tự đăng kí.) Về chi phí: chỉ mất chi phí cho 1 nhân viên quản lý, ước tinh 3-4 triệu Về các trang báo mạng: nhóm quyết định lựa chọn các trang báo sau • 24h.com.vn với vị trí trung tâm cố định chi phí 72 triệu cho tuần đầu tiên • Zing.vn vị trí trung tâm 32 triệu cho tuần đầu Trên... trong NTD với sản phẩm của Beeline Đối với địa bàn nội thành Hà Nội thì việc đầu tư thêm cơ sở hạ tầng sẽ không quá tốn kém do thực tế thì chất lượng sóng đã ở mức khá • Tăng các dịch vụ đi kèm hoặc các dịch vụ gia tăng đáp ứng những nhu cầu dành cho giới trẻ: Với nguồn lực của Beeline hoàn toàn có thể đầu tư để có thể sáng tạo ra những hình thức dịch vụ gia tăng hoặc đi kèm cho người sử dụng Gía: Từ . 2011 Bản nội dung XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU BEELINE TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI I.Giới thiệu về Beeline Beeline được thành lập từ năm 1993, đến nay, sau 18 năm hoạt động, Beeline được. lại những thành công lớn cho Beeline. Từ đó, hình ảnh Beeline với hình tròn 2 sọc vàng, đen xen kẽ đã trở nên quen thuộc với người dân trên toàn thế giới. Tháng 4-2009, Beeline được đánh giá là. nhiều khó khăn. Điều này đã khiến cho Beeline mất hơn 9/10 số thuê bao. Thống kê của Vụ Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, cuối năm 2010 Beeline chỉ còn lại gần 200.000 thuê