ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CÁC DỊCH VỤ INTERNETVNN CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC. Tại Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ hai về “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông” năm 2004 (ICT.rda 04), Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, GS.TSKH. Đỗ Trung Tá đã có bài phát biểu đánh giá tình hình phát triển Công nghệ thông tin truyền thông (CNTTTT) của Việt Nam và trên thế giới đồng thời đưa ra định hướng phát triển cũng như hướng nghiên cứu CNTTTT trong thời gian tiếp theo của Việt Nam: “Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet đi thẳng vào công nghệ băng rộng, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, giá cước thấp”
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CÁC DỊCH VỤ INTERNET/VNN CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU - VDC. Tại Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ hai về “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông” năm 2004 (ICT.rda 04), Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, GS.TSKH. Đỗ Trung Tá đã có bài phát biểu đánh giá tình hình phát triển Công nghệ thông tin- truyền thông (CNTT- TT) của Việt Nam và trên thế giới đồng thời đưa ra định hướng phát triển cũng như hướng nghiên cứu CNTT-TT trong thời gian tiếp theo của Việt Nam: “Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet đi thẳng vào công nghệ băng rộng, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, giá cước thấp” Xu thế biến đổi đó đang đặt ra cho mọi doanh nghiệp những cơ hội và thách thức hết sức to lớn. Nắm bắt cơ hội, Công ty Diện toán và Truyền số liệu cần có định hướng chiến lược đúng đắn chúng ta có tạo lợi thế cạnh tranh để phát triển. 3.1ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET/VNN CỦA CÔNG TY VDC ĐẾN NĂM 2010 Thị trường viễn thông và CNTT dần được hình thành, cạnh tranh giữa các Công ty trong và nước ngoài ngày càng quyết liệt. Hơn nữa để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh sự phát triển không ngừng của mạng thông tin cũng đã ra yêu cầu cao hơn của đối với người quản lý. Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 76 -76- 3.1.1 Mục tiêu phát triển Căn cứ chiến lược phát triển Bưu chính viễn thông Việt nam và kế hoạch phát trỉên Internet/VNN đến năm 2010, mục tiêu phát triển dịch vụ Internet/VNN của VDC đến 2010 như sau: - Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực, có độ bao phủ rộng trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động có hiệu quả kinh tế. - Xây dựng Viễn thông và Internet trong xu thế hội tụ công nghệ với công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao, có tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng và tạo được nhiều việc làm cho xã hội. - Tốc độ tăng trưởng: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, Viễn thông và Internet có tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,5 - 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. - Người tiêu dùng, xã hội được cung cấp các dịch vụ đa dạng với giá cả tương đương hoặc thấp hơn các nước trong khu vực. Thực hiện phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet tới tất cả các vùng miền trong cả nước. - Đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin cho các dịch vụ chính phủ điện tử, các dịch vụ công ích, các dịch vụ hành chính công, thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng, hải quan, - Khẳng định và giữ vững vai trò của VNPT/VDC là nhà cung cấp dịch vụ chủ đạo trên thị trường CNTT bao gồm: Giữ vững và phát triển thị phần Internet, dẫn đầu trong việc tạo các phân đoạn thị trường công nghệ cao; là tác nhân chính đinh hướng chính sách của chính phủ và trở thành nhà cung cấp dịch vụ uy tín, là đối tác tin cậy của các đối tác trong và ngoài nước. Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 77 -77- - Chuẩn hóa cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đầu đàn trên cơ sở đánh giá đúng năng lực, trình độ; sử dụng và đãi ngộ đội ngũ lao động trình độ cao, trọng dụng và tôn vinh nhân tài; coi trọng kỹ năng và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động. - Xác định sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh để có chính sách đầu tư phát triển phù hợp. Tăng cường đầu tư vào công nghệ hiện đại để phát triển các dịch vụ mới có sự khác biệt rõ ràng. - Từng bước chủ động quyết định chính sách giá trên cơ sở quan hệ cung cầu, mức độ cạnh tranh và chi phí sản xuất, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi. Áp dụng các mức giá, khung giá của từng loại dịch vụ phù hợp với phân đoạn thị trường, phân đoạn khách hàng. Chủ động xây dựng, thực hiện lộ trình giá cước bảo đảm sức cạnh tranh của dịch vụ. 3.1.2 Định hướng phát triển Trong những năm qua VNPT/VDC vẫn là một nhà cung cấp dịch vụ chủ đạo, luôn chiếm gần 50% thị phần Internet. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi về vị thế khi VNPT/VDC bước vào thời kỳ cạnh tranh mới. VNPT/VDC đang trong quá trình cải tổ tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, điều đó đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của VNPT/VDC. Trong bối cảnh đó, VDC đã xác định định hướng phát triển dịch vụ Internet đến năm 2010 với các nội dung tóm lược như sau: a. Định hướng vị trí: Dẫn đầu thị trường, định hướng thị trường, chủ động nghiên cứu và tung ra các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo nhu cầu mới cho thi trường. Nắm giứ thị phần lớn trong môi trường cạnh tranh (>40%) Nhà cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng b. Định hướng thị trường: Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 78 -78- - Phát triển thị trường Internet trong nước: - Mức 1: Các địa bàn cạnh tranh mạnh: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương - Mức 2: Các địa bàn văn hoá, kinh tế phát triển hoặc có đầu tư nước ngoài (có khu công nghiệp khu chế xuất…) - Mức 3: Các địa bàn còn lại - Phát triển thị trường nước ngoài - Mức 1: Lào, Campuchia - Mức 2: Các nước Đông Nam Á khác - Mức 3: Thị trường Bắc Mỹ: kết nối quốc tế - Mức 4: Thị trường khu vực Châu Á, Châu Âu - Mức 5: Các thị trường khác c. Định hướng khách hàng: - Nhóm khách hàng tổ chức - Ưu tiên 1: Các nhà cung cấp dịch vụ - Ưu tiên 2: Chính phủ - Ưu tiên 3: Các doanh nghiệp trong nước - Ưu tiên: Các tổ chức nước ngoài - Nhóm khách hàng cá nhân: - Ưu tiên 1: Các hộ gia đình - Ưu tiên 2: Học sinh sinh viên - Ưu tiên 3: Người sử dụng đơn lẻ d. Về định hướng dịch vụ: Tập trung vào các dịch vụ đang có lợi thế cạnh tranh như: dịch vụ băng rộng: MegaVNN, Internet trực tiếp e. Về định hướng phát triển mạng lưới: Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 79 -79- - Thực hiện quy hoạch dịch vụ trên cơ sở phân tách các lớp của dịch vụ và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ. Đồng thời triển khai qui hoạch lại cấu trúc mạng mạng lưới và định hướng phát triển đến năm. Tối ưu hoá mạng Core VNN thành trục duy nhất, phân mạng hợp lý để chống nghẽn cục bộ. - Mở rộng các node truy nhập trực tiếp trên 64 tỉnh thành - Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật vào mạng lưới và công bố cho khách hàng f. Về quan hệ hợp tác trong ngành: Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Tập đoàn để tạo sức mạnh tổng hợp, nhằm đạt mục tiêu chung của Tập đoàn. Đối với Bưu điện địa phương và các đại lý: - Phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng nhằm giữ vững thị phần. - Tăng cường đạo tạo về kiến thức dịch vụ và nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng trực tiếp - Công bố tiêu chuẩn phục vụ và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ để làm tiền đề cạnh tranh và xây dựng các mức dịch vụ khác nhau. 3.2MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ INTERNET/VNN TẠI CÔNG TY VDC Để thực hiện định hướng cạnh tranh dịch vụ Internet VNN cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau: 3.2.1 Giải pháp về mạng lưới công nghệ: Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng mạng lưới: cổng kết nối, thuê bao hiện có, tỷ lệ đã đưa vào khai thác, nhu cầu khách hàng đang chờ để có cơ sở quy hoạch lại, lên kế hoạch cho toàn mạng đảm bảo năng lực mạng lưới đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chất lượng dịch vụ cao. Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 80 -80- Đầu tư, xây dựng mạng lưới theo hướng đồng bộ, hiện đại, độ an toàn cao để có thể đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ cốt lõi của Internet, nhằm cải thiện tình trạng nghẽn mạch bằng việc nâng cấp dung lượng đường truyền. Triển khai thử nghiệm công nghệ mới trên hệ thống IPv6… Nhanh chóng đầu tư, xây dựng hệ thống tính cước và chăm sóc khách hàng hiện đại, có sự hỗ trợ mạnh mẽ của CNTT Đầu tư nghiên cứu phát triển thêm dịch vụ giá trị gia tăng đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng để thu hút khách hàng (dịch vụ điện thoại giá rẻ Iphone…). Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, truy nhập internet tốc độ cao (xDSL, Wimax…) Đầu tư phát triển, dự báo trước dung lượng khách hàng để phát triển năng lực mạng lưới nhằm đón đầu thị trường. Đầu tư ứng cứu cho các điểm có nhu cầu cao về dich vụ Internet đặt biệt là dịch vụ MegaVNN. a. Về công nghệ - thiết kế mạng lưới Thực trạng hiện nay các phân đoạn đều do các đơn vị tự lên kế hoạch, tự thực hiện nên toàn mạng lưới thực hiện không đồng bộ dẫn đến hiện tượng nghẽn cục bộ. Do đó cần thiết phải thực hiện lên kế hoạch cho toàn mạng về : + Năng lực thiết bị kênh truyền dẫn nội hạt của Bưu điện tỉnh + Năng lực thiết bị, năng lực mạng NGN và kênh truyền dẫn liên tỉnh của VTN + Năng lực thiết bị mạng VNN + Dung lượng kênh quốc tế b. Về Đầu tư Công tác đầu tư hiện nay chủ yếu tập trung tại tại tập đoàn nhưng trên thực tế cả VNPT, VDC và các bưu điện tỉnh cùng tham gia đầu tư nên thiết bị không đồng bộ, không phát huy hết thế mạnh mạng lưới. Vì vậy cần có quy Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 81 -81- định chung đối với các thiết bị đầu tư được cài đặt kết nối vào mạng để khai thác. Lên kế hoạch phân bổ thiết bị chi tiết tại từng tỉnh, thực hiện công tác phân bổ trên cơ sở nhu cầu thị trường, theo dõi đánh hiệu suất đầu tư để có hướng giải quyết đối với các thị trường không hiệu quả, có thể điều chuyển thiết bị tới các địa bàn có nhu cầu cấp thiết hơn để có hiệu quả đầu tư cao. c. Đầu tư dự phòng ứng cứu : Thực tế cho thấy trong những năm vừa qua khi dịch vụ MegaVNN bùng nổ thì tại các địa bàn lớn nhu cầu khách hàng vượt quá khả năng đáp ứng của mạng lưới, các dự án đầu tư của tập đoàn chỉ kịp đáp ứng khách hàng hiện tại khi đưa thiết bị vào khai thác. Vì vậy cần thực hiện dự án đầu tư dự phòng thiết bị ADSL để thực hiện nhiệm vụ ứng cứu cho những nơi thiếu cổng, tránh tình trạng khách hàng phải chờ. Để thực hiện việc này cần thiết phải có một đầu mối đứng ra tổng hợp tình hình, chủ động lên kế hoạch. Khi các đơn vị có thông báo thì lập tức triển khai ứng cứu. d. Lắp đặt hệ thống mạng: Đề đẩy nhanh tiến độ và tổng hợp thông tin nhanh chóng cần thiết phải thực hiện lên kế hoạch lắp đặt và theo dõi tình hình triển khai, theo dõi tiến trình nhận hàng, bàn giao, tiến độ lắp đặt tại từng địa bàn. Theo dõi thường xuyên tình hình từ khi hàng về đến khi lắp đăt, đến sơ đồ phân bổ tại từng tỉnh. VDC cần hỗ trợ các bưu điện tỉnh bằng các gửi chuyên gia hỗ trợ triển khai lắp đặt nhanh tại các địa bàn trọng điểm đang bị thiếu cổng. e. Bảo dưỡng mạng lưới : Để công tác vận hành khai thác mạng lưới đạt hiệu quả không có sự cố đang tiếc, công tác bảo dưỡng cần được thực hiện đều đặn và có kế hoạch. Do hạ tầng mạng dịch vụ ADSL bao gồm nhiều phân đoạn mạng kết nối với nhau qua nhiều hệ thống thiết bị ( từ DSLAM, BRAS, mạng NGN, mạng VNN…) nên cần có một kế hoạch bảo dưỡng cho toàn mạng nhằm mục đích phối hợp Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 82 -82- giữa nhà cung cấp thiết bị và các đơn vị khai thác để thực hiện công tác bảo dưỡng đạt hiệu quả. 3.2.2 Giải pháp chiếm giữ thị phần khống chế dịch vụ Internet/VNN: Mục tiêu: Tăng thị phần từng dịch vụ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của dịch vụ đó, tăng thị phần tổng các dịch vụ nói chung sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, trong giai đoạn thị trường mới cạnh tranh, thị phần dịch vụ Internet/VNN của VNPT/VDC còn tương đối lớn. Tuy nhiên, xu hướng chung, VNPT/VDC khó có thể giữ được các mức cao như vậy. Do vậy, việc giữ thị phần và tăng lên một cách tương đối so với tốc độ tăng trưởng của thị trường chung là mục tiêu cần phấn đấu của VNPT/VDC. Để vừa kiểm soát thị phần các dịch vụ Internet/VNN ở mức đảm bảo vai trò chủ lực của doanh nghiệp, VNPT/VDC có thể thực hiện bằng những cách sau và những biện pháp này không loại trừ nhau: - Thứ nhất, giữ khách hàng hiện có. Đây là con đường quan trọng nhất đối với VDC/VNPT, để giữ khách hàng hiện có thể thực hiện bằng các biện pháp khác nhau như chế độ ưu đãi bằng tiền với từng đối tượng khách hàng: sự quan tâm chu đáo về tinh thần, tình cảm; các cam kết ưu đãi gia tăng sau nhiều năm là khách hàng trung thành; các biện pháp linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách khác thuộc về giá; ưu tiên và chu đáo trong các dịch vụ sau bán…. - Thứ hai, thu hút các khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng lớn. Thông thường khi một doanh nghiệp có được các khách hàng lớn sẽ rất thuận lợi trong việc chăm sóc, dễ vận dụng các ưu đãi về giá và đặc biệt là khẳng định uy tín của doanh nghiệp. Muốn thu hút các khách hàng lớn, khách hàng Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 83 -83- mới trong điều kiện cạnh tranh, cần thiết phải có các biện pháp tiếp cận khách hàng trực tiếp, nắm bắt thông tin sớm về các khách hàng lớn tiềm năng và tạo sự tin cậy ngay từ đầu bằng cách gợi mở cho khách hàng các giải pháp đồng bộ từ cơ sở hạ tầng đến các dịch vụ trọn gói. Đi kèm với các biện pháp tiếp cận kịp thời không thể thiếu cam kết ưu đãi/ chiết khấu cũng như chữ “tín” trong việc triển khai cung cấp dịch vụ (về giá cả, thời gian, sự thuận tiện….). - Thứ ba, tìm cách thu hút khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh. Việc thu hút này chủ yếu có hiện quả từ việc khẳng định uy tín của doanh nghiệp VNPT/VDC trên thị trường và các yếu tố tác động đến tâm lý tiêu dùng của người sử dụng. - Thứ tư, phấn đấu giảm tỷ lệ chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng, vì vậy tăng thị phần so với các đối thủ cạnh tranh. a. Quảng cáo, khuyến mại : Trong bối cảnh các đối thủ trên thị trường thường xuyên khuyến mãi liên tục với giá trị lớn (miễn phí cài đặt, tặng modem, tặng cước thuê bao trong 6 tháng đầu…) nên VDC không thể không có hình thức khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng. Hơn nũa vì tính chất của dịch vụ Internet là khách hàng sử dụng lâu dài nên để chiếm thị trường cần thiết phải thực hiện khuyến mại nhằm tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ với chi phí ban đầu thấp nhất với mục đích nắm giữ khách hàng và giữ nguồn thu ổn định lâu dài. b. Giải pháp về giá cước: Cạnh tranh về giá cước được VDC coi trọng tuy nhiên không được đưa lên làm yếu tố cạnh tranh hàng đầu của VDC, do Công ty xác định việc cạnh tranh theo hình thức này không phải là biện pháp lâu dài và tối ưu trong dài hạn, vì thế bên cạnh biện pháp cạnh tranh này, thông thường được gắn với các biện pháp và mục tiêu cạnh tranh khác như nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, thương hiệu…. Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 84 -84- Đứng trước thực trạng các đối thủ áp dung các hình thức cạnh tranh khác không lành mạnh về giá cước như thông qua các chính sách ưu đãi cho người mua, trích hoa hồng cho người ký kết hợp đồng,…Công ty VDC cũng cần phải có biện pháp đối phó bằng các hinh thức đa dạng hóa cấu trúc sản phẩm với các gói cước khác nhau tạo sự khác biệt về dịch vụ: theo lưu lượng, hiệu suất sử dụng của kênh kết nối, theo thời gian sử dụng, giảm giá cho khách hàng sử dụng nhiều cổng hoặc lâu năm c. Giải pháp về sản phẩm dịch vụ: - Đa dạng hóa sản phẩm: Đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp, đ dạng hóa các tính năng dich vụ cung cấp: hạn chế số điện thoại truy nhập, cước, …Đa dạng hóa các gói dịch vụ VNN cung cấp - Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn phục vụ để làm công cụ đánh giá thái chất lượng công việc của nhân viên bán hàng, hỗ trợ khách hàng, kết hợp với cơ chế thưởng phạt để xác định thu nhập của nhân viên. - Xây dựng bộ chủ tiêu chất lượng theo từng cấp thị trường, phân đoạn khách hàng với nguyên tắc giá trị khách hàng càng cao thì càng được phục vụ tốt hơn, chú trọng đến các thị trường cạnh tranh. Các chỉ tiêu đó cần phải được đo kiểm và phân tích đánh giá để đánh giá kết quả của từng địa bàn. - Cam kết thời gian lắp đặt cho KH và thực hiện lắp đặt dịch vụ cho khách hàng theo đúng cam kết nhằm tạo niềm tin của khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ: Thị trường cấp 1: Hà nội, Hồ Chí Minh thời gian lắp đặt tối đa 24h kể từ khi nhận yêu cầu tại những điểm còn cổng. Đối với những điểm không còn cổng phải trả lời chính xác với khách hàng thời gian có thể đáp ứng được. Tăng cường tổ chức tiếp nhận khách hàng cả ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Thị trường cấp 2: Đà Nẵng , Hải phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Lạng Sơn, Hải Dương, An Giang, Vũng tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Kiên Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 85 -85- [...]... tham gia vào thị trưòng Việt nam đòi hỏi các doanh nghiệp viễn thông, trong nước cần phải nỗ lực hơn nũa nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình Do vậy, đề tài: Nâng cao sức cạnh tranh các dịch vụ Internet/ VNN” được nghiên cứu với mong muốn tìm ra nguyên nhân và giải pháp góp phần nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Internet/ VNN nói riêng và của VDC nói chung Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận về sức cạnh tranh. .. chưa có sự cạnh tranh mạnh trong các dịch vụ, nhân viên có thể còn chủ quan về thực lực cạnh tranh của mình Vì vậy, trước mắt, VNPT/VDC cần phổ biến các kiến thức cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các biện pháp, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tất cả các đơn vị Ngoài ra, cũng cần có biện pháp phổ biến sâu rộng về thời gian chính thức tham gia hội nhập của ngành nói chung và của VNPT... nhập đã và sẽ được ký kết… cũng như tiềm năng, lợi thế của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước tiềm ẩn Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 89 -90- Bên cạnh đó, chính việc cải tiến và áp dụng chi trả thu nhập theo năng suất lao động cũng là biện pháp nâng cao nhận thức về cạnh tranh và trách nhiệm tham gia của mỗi cá nhân vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh. .. đề đặt ra trước hết là nâng cao nhận thức và tư duy về cạnh tranh cho toàn bộ các đơn vị liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ Có thể thấy hiện nay, nhận thức về cạnh tranh và tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh trong các đơn vị của VNPT là không đồng đều Các đơn vị, nhất là các Công ty dọc là nơi bị sức ép mạnh hơn và trực tiếp hơn về đối thủ cạnh tranh, nên tư duy cạnh tranh tốt hơn Đối với... tồn tại trong việc nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Internet/ VNN của Công ty VDC - Đề xuất một số giải pháp, đưa ra nhứng kiến nghị về hai phía: Nhà nước và Tập đoàn để nâng cao sức cạnh tranh của công ty VDC Tuy nhiên vì thời gian và trình độ có hạn, đề tài không thể tránh khỏi các khiếm khuyết Người thực hiện rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các chuyên gia và những cá nhân quan... triển thị trường viễn thông và Internet trong và ngoài nước, chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp - Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh, hội nhập Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố cơ bản góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển Viễn thông và Internet đến năm 2010 – thời kỳ cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế... hội và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thì cần phải thể nắm bắt kịp thời mọi thông tin về chính sách kinh doanh phát triển dịch vụ, nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của khách hàng, hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh Trên cơ sở đó phân tích nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra các biện pháp kinh doanh kịp thời và chính xác Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và điều... tin về chính sách pháp lý: theo dõi sự thay đổi, điều chỉnh chính sách để từ đó đưa ra các dự báo vè tình hình thị trường tương lai - Các thông tin về đối thủ cạnh tranh: Muốn tồn tại được trên thị trường phải hiểu được đối thủ cạnh tranh; các kê hoạch, chính sách mà đối thủ cạnh tranh đưa ra là nhằm mục đích gì Từ việc tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh sẽ cho chúng ta biết những quyết định phù hợp nhất... lý luận về sức cạnh tranh của hàng hoá và Luận văn tốt nghiệp - Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Doãn Thị Minh Châu 93 -94- thực tiễn cạnh tranh dịch vụ Internet/ VNN của Công ty VDC trên thị trường viễn thông Việt nam, luận văn đã thực hiện được một số nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá lý luận về sức cạnh tranh của hàng hoá - Phân tích thực trạng cạnh tranh dịch vụ Internet/ VNN của Công ty VDC, qua đó thấy... hàng 3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực - nâng cao chất lượng đội ngũ Yêu cầu đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của các đơn vị trực thuộc VNPT trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đòi có những giải pháp tích cực về nhân lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt: a Nâng cao nhận thức và tư duy về cạnh tranh Do đặc thù hoạt động của VNPT là kết hợp . ra nguyên nhân và giải pháp góp phần nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Internet/ VNN nói riêng và của VDC nói chung. Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận về sức cạnh tranh của hàng hoá và Luận văn tốt. trong việc nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Internet/ VNN của Công ty VDC. - Đề xuất một số giải pháp, đưa ra nhứng kiến nghị về hai phía: Nhà nước và Tập đoàn để nâng cao sức cạnh tranh của công. việc cạnh tranh theo hình thức này không phải là biện pháp lâu dài và tối ưu trong dài hạn, vì thế bên cạnh biện pháp cạnh tranh này, thông thường được gắn với các biện pháp và mục tiêu cạnh tranh