1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công nghệ và quy trình sản xuất chất màu vô cơ dùng trong công nghiệp gốm sứ

36 7,2K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 654,31 KB

Nội dung

Đề tài tìm hiểu về công nghệ chất màu dùng trong công nghiệp gốm sứ là một đề tài thực tiễn bởi Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ hàng đầu thế giới nhưng cũn

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

1 Tổng quan 7

1.1 Sơ lược về chất màu vô cơ dùng trong sản xuất gốm sứ 7

1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ, định hướng phát triển của công nghiệp sản xuất gốm sứ 7

1.3 Các sản phẩm gốm sứ của các làng nghề gốm sứ tiêu biểu ở Việt Nam 9

2 Lý thuyết về chất màu vô cơ dùng trong công nghiệp gốm sứ 10

2.1 Đặc trưng và ứng dụng chất màu vô cơ trong công nghiệp gốm sứ 10

2.1.1 Tính chất quang - lý 11

2.1.2 Tính chất hóa học 11

2.1.3 Cấu trúc tinh thể 11

2.1.4 Khả năng phối màu 12

2.1.5 Úng dụng 12

2.2 Nguyên nhân gây màu của các khoáng vật dùng sản xuất men gốm 12

2.2.1 Sự chuyển electron nội 12

2.2.2 Sự chuyển electron giữa các nguyên tố lân cận nhau hay sự chuyển điện tích 13

2.2.3 Sự chuyển electron cảm ứng do các khuyết tật trong mạng lưới tinh thể.13 2.2.4 Sự chuyển các dải năng lượng 14

2.3 Các nguyên tố gây màu trong men gốm 14

3 Nguyên liệu và tiêu chuẩn chất màu trong công nghiệp gốm sứ 15

3.1 Một số oxit gây màu thông dụng trong sản xuất men gốm 15

3.1.1 Cr 2 O 3 16

3.1.2 Cu 2 O 17

3.1.3 CuO 17

Trang 2

3.1.4 Fe 2 O 3 17

3.1.5 MnO 18

3.1.6 MnO 2 18

3.1.7 SnO 2 19

3.1.8 NiO 19

3.2 Tiêu chuẩn chất màu dùng trong công nghiệp gốm sứ 21

4 Quy trình sản xuất chất màu trong gốm sứ 23

4.1 Các phương pháp sản xuất pigment 23

4.1.1 Phương pháp ướt 23

4.1.2 Phương pháp khô 24

4.2 Công nghệ sản xuất chung 25

4.2.1.Sơ đồ công nghệ sản xuất chung 25

4.2.2 Quy trình chế tạo màu 26

4.3 Sản xuất các pigment và màu trên men 27

4.3.1 Khái niệm và phân loại 27

4.3.2 Chất trợ dung 27

4.3.3 Sản xuất các chất màu trên men 28

4.4 Sản xuất các chất màu dưới men 31

5 Tác động của chất màu vô cơ dùng trong công nghiệp gốm sứ đối với môi trường và con người Tiêu chuẩn cho phép của các chất độc hại dùng trong gốm sứ Xu hướng nghiên cứu trong tương lai 34

5.1 Tác động của chất màu vô cơ dùng trong công nghiệp gốm sứ đối với môi trường và con người 34

5.2 Tiêu chuẩn cho phép của các chất độc hại dùng trong gốm sứ 35

5.2.1 Tiêu chuẩn về hàm lương chì và Cadmi dùng trong gốm sứ ở Mỹ và châu Âu 35

5.2.2 Tiêu chuẩn về hàm lượng chì và Cadmi trong gốm sứ của Việt Nam đối với thị trường Nhật 35

Trang 3

5.3 Xu hướng nghiên cứu bột màu vô cơ thân thiện với môi trường dùng trong công nghiệp gốm sứ 37

6 Tài liệu tham khảo 37

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu về thẩm mỹ vì thế cũng phát triển không ngừng Việc mua sắm các sản phẩm có kiểu dáng đẹp và bắt mắt được chú trọng nhiều hơn Chất màu ra đời cùng với nhu cầu của xã hội và việc nghiên cứu, phát triển đa dạng chất màu đã trở nên quan trọng đối với các trường

kỹ thuật chuyên ngành Công nghệ Hóa học Song song với chương trình môn học

Công nghệ sản xuất các chất màu vô cơ tại trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí

Minh, chúng em được tham gia tìm hiểu kỹ hơn về các hướng ứng dụng của chất màu vào thực tiễn cuộc sống thông qua các bài tiểu luận về chất màu Đề tài tìm hiểu về công nghệ chất màu dùng trong công nghiệp gốm sứ là một đề tài thực tiễn bởi Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ hàng đầu thế giới nhưng cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nước khác, nhất là Trung Quốc Các doanh nghiệp Việt Nam muốn sản phẩm gốm sứ của mình có khảnăng cạnh tranh cao, họ phải không ngừng nâng cao chất lượng và phải biết tạo ra các sản phẩm với những hoa văn, màu sắc độc đáo riêng Điều đó được thể hiện thông qua men màu là lớp phủ bên ngoài các sản phẩm gốm sứ

Thông qua bài tiểu luận tìm hiểu về chất màu dùng trong công nghiệp gốm sứ này, với sự tìm tòi và tích lũy kiến thức thông qua các tài liệu tham khảo trong sáchcũng như Internet,… chúng em đã có một cái nhìn cụ thể hơn về chất màu và giá trịcủa nó mang lại cho gốm sứ Cùng với đó là việc tìm hiểu về nguyên liệu dùng để tạo màu và học hỏi các công đoạn tạo men màu như thế nào Chúng em hy vọng bàitiểu luận này cũng sẽ giúp các bạn trong lớp có được những hiểu biết nhất định về chất màu dùng trong công nghiệp gốm sứ

Và chúng em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Văn Cờ đã tạo điều kiện để chúng em được tham gia bài tiểu luận này cũng như những kiến thức thầy đã truyềnthụ cho chúng em về chất màu vô cơ

Trang 5

1 Tổng quan

1.1 Sơ lược về chất màu vô cơ dùng trong sản xuất gốm sứ

- Pigment là tên gọi chung cho tất cả những chất dạng hạt nhỏ không tan trong dung môi và có khả năng tạo màu, bảo vệ hay có từ tính

- Do sự khác biệt về khả năng tan trong dung môi nên pigment thường dùng cho các chất có nguồn gốc vô cơ (phân biệt với dryer - thuốc nhuộm)

- Men màu đã xuất hiện trên thế giới từ mấy nghìn năm trước, song song với quá trình phát triển của các làng nghề gốm sứ, là kết quả sáng tạo của nhân dân lao động nhiều nước, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam

- Việc sử dụng men màu trong chế tác gốm sứ giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ cũng như kinh tế cho sản phẩm

- Ở châu Âu, người ta dùng màu đã tinh chế sẵn trong sản xuất gốm sứ từ hàng thế

kỷ nay.Còn châu Á nói chung, trong đó có Việt Nam vẫn còn quen dùng các quặng

để tạo màu cho gốm sứ dưới dạng các khoáng vật thiên nhiên

- Việc sử dụng này đều có ưu thế và nhược điểm riêng của nó

Ví dụ: màu tinh chế thì rất ổn định qua độ lửa, nhưng kém phần đa dạng Dù nhiềumàu đến đâu cũng cảm thấy một sự lặp đi lặp lại cố định Còn màu dưới dạng tự nhiên thì đậm nhạt, sâu nông, biến hóa màu sắc bất ngờ thường xảy ra qua độ lửa, nên dù ít màu mà dễ đa dạng, dễ đẹp, nhưng cũng hay bị hư hỏng

1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ, định hướng phát triển của công nghiệp sản xuất gốm sứ

- Xu thế mua sắm hiện nay của người tiêu dùng là những sản phẩm phải “đẹp”, phải có tính thẩm mỹ cao Hơn nữa đối với ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ, khi mà phần lớn các sản phẩm được dùng để trang trí hay được xem như các “tác phẩm nghệ thuật” thì sự đa dạng về màu sắc, cách trang trí là yếu tố quyết định

- Như vậy, có thể nói rằng sự phát triển của ngành công nghiệp gốm sứ đi kèm với

sự phát triển của công nghệ sản xuất chất màu phục vụ chế tác cho nó

- Căn cứ trên tình hình phát triển của ngành công nghiệp gốm sứ, ta có thể định hình được quá trình sản xuất chất màu đi kèm với nó như thế nào, cụ thể:

+ Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải Quan, năm 2011 cả nước đã xuất khẩu được 358,6 triệu USD sản phẩm gốm sứ, tăng 13,15% so với năm 2010

Trang 6

+ Trong các thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của Việt Nam, có nhiều thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 triệu USD như Hàn Quốc, Malaysia, Pháp, Đức, Nhật, Hoa Kỳ,… Trong đó Nhật Bản là thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm 14,7% thị phần kim ngạch xuất khẩu

Bảng 1 Thống kê thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ năm 2011

Đơn vị: USD

KNXK năm 2011

KNXK Năm 2010

% +/- KN

so năm 2010

Trang 7

- Điều này chứng tỏ các sản phẩm gốm sứ Việt Nam hiện đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm gốm sứ đến từ Trung Quốc Để giải quyết bài toán này, chúng

ta cần phải quan tâm đến việc hạ giá thành sản phẩm nhưng chất lượng không ngừng nâng cao, đa dạng màu sắc, mẫu mã, tính thẩm mỹ cho các sản phẩm gốm sứtốt hơn nữa

1.3 Các sản phẩm gốm sứ của các làng nghề gốm sứ tiêu biểu ở Việt Nam

- Các doanh nghiệp và làng nghề gốm sứ Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh phíaBắc và miền Nam Phía Bắc gồm các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, thành phố Hà Nội Ở miền Nam tập trung tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long

Trang 8

- Một số doanh nghiệp và làng nghề gốm sứ tiểu biểu ở Việt Nam:

Gốm Làng Bát Tràng – Hà Nội Gốm Làng Thổ Hà – Bắc Giang

Gốm DN Minh Long Gốm DN Cường Phát

2 Lý thuyết về chất màu vô cơ dùng trong công nghiệp gốm sứ

2.1 Đặc trưng và ứng dụng chất màu vô cơ trong công nghiệp gốm sứ

- Khác với chất màu hữu cơ, các bột màu vô cơ chỉ phân tán dưới dạng các hạt rắn chứ không tan trong môi trường mà chúng tạo màu Do đó cỡ hạt càng bé sẽ cho sựphân tán càng tốt và màu sắc sẽ đẹp, dễ sử dụng

Trang 9

- Ưu điểm của chất màu vô cơ là bền với môi trường, thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ,

… Nhược điểm của chúng là do tồn tại dưới dạng hạt phân tán trong môi trường chứ không tan nên tính chất và khả năng áp dụng phụ thuộc nhiều vào cỡ hạt

2.1.1 Tính chất quang - lý

- Giá trị của một loại bột màu vô cơ phụ thuộc vào những tính chất quang lý của chúng, bao gồm các đặc trưng về cấu trúc tinh thể, cỡ hạt và phân bố cỡ hạt, dạng hình học của hạt, sự kết tụ… và các tính chất hóa học như thành phần, độ tinh khiết

và độ bền hóa học

- Có hai thuộc tính quan trong nhất của bột màu là:

+ Khả năng tạo màu cho môi trường mà chúng được phân tán

+ Độ đục (chắn sáng) của chất màu: là một hàm của cỡ hạt và sự khác nhau giữa chỉ số khúc xạ giữa hạt màu và môi trường phân tán

Hai thuộc tính này quyết định giá trị của chất màu và phạm vi ứng dụng của nó

- Tính chất màu của bột màu được xác định trên các đặc trưng như màu sắc, độ bềnmàu, độ đục, độ đồng nhất của màu, độ bền thời tiết, bền nhiệt, bền hóa Môi

trường phân tán và điều kiện chế tạo là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính chất màu của bột màu

2.1.2 Tính chất hóa học

- Các tính chất hóa học quan trọng của bột màu là:

+ Thành phần hóa học

+ Độ tinh khiết

+ Hệ số tỉ lượng trong phân tử

Các tính chất này quyết định tính chất màu và giá trị sử dụng của chất màu Nếu chất màu mà chứa các tạp chất là kim loại nặng, cho dù hàm lượng rất nhỏ thì cũng không được phép sử dụng trong đời sống và thương mại vì lý do sức khỏe và môi trường

2.1.3 Cấu trúc tinh thể

- Thông tin về cấu trúc tinh thể như pha tinh thể, pha tạp chất hay pha nguyên liệu chưa chuyển hóa tồn tại trong hạt màu, độ tinh thể là những đặc trưng quan trọng quyết định đến tính chất màu của bột màu

Trang 10

- Một chất màu lý tưởng là chất màu chỉ chứa một pha đặc trưng và có độ tinh thể cao Sự tồn tại pha thứ hai hoặc pha tạp thường làm giảm các tính chất màu của hạt màu.

2.1.4 Khả năng phối màu

- Khả năng phối màu của bột màu là khả năng mà một chất màu có thể pha trộn vớichất màu khác nhau theo tỉ lệ xác định để tạo ra các màu trung gian khác nhau

- Khả năng phối màu của chất màu thể hiện ở việc chất màu này khi trộn cùng với chất màu khác thì vẫn giữ nguyên được các tính chất quý của riêng mình, đồng thờikhông làm giảm hay phá hủy các tính chất màu của chất màu khác

2.1.5 Úng dụng

Chất màu vô cơ được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp gốm sứ thông qua men gốm Vì chất màu dùng trong gốm sứ ở Việt Nam chủ yếu sử dụng dưới dạng các quặng tự nhiên chưa qua tinh chế nên ta khảo sát một số tính chất màu sắc của các quặng này

2.2 Nguyên nhân gây màu của các khoáng vật dùng sản xuất men gốm

- Màu trong mem gốm bản chất chúng là các loại khoáng tự nhiên hay nhân tạo có mạng lưới tinh thể, bền màu, bền nhiệt, không tan trong men nóng chảy

- Có nhiều nguyên nhân gây màu trong men gốm nhưng nhìn chung có 4 nguyên nhân chính:

+ Sự chuyển mức năng lượng trong các ion của nguyên tố chuyển tiếp hay còn gọi

là sự chuyển electron nội

+ Sự chuyển điện tích trong cùng một cấu trúc tinh thể đối với các ion nằm cạnh nhau

+ Sự chuyển điện tử trong các khuyết tật của cấu trúc tinh thể

+ Sự chuyển mức các dải năng lượng

2.2.1 Sự chuyển electron nội

- Khi ánh sáng chiếu vào trong một khoảng bước sóng xác định từ thì các điện tử bịkích thích ở orbital d hoặc f Nguyên nhân gây màu ở đây là do sự hiện diện của các ion kim loại chuyển tiếp có các orbital d hoặc f chưa được lấp đầy

- Một đặc điểm nữa là do sự có mặt của các nguyên tố họ lantanoid cho các giải hấp thụ yếu nhọn cho nên sắc màu cường độ màu nhạt

Trang 11

- Các khoáng vật thông thường trong trường hợp này là monazite, xenotime,

bastnasite,… và một số apatite, calcite scheelite,…

2.2.2 Sự chuyển electron giữa các nguyên tố lân cận nhau hay sự chuyển điện tích

- Trong mạng lưới tinh thể các ion nằm lân cận nhau có khả năng chuyển điện tích

khi có sự kích thích của tia tử ngoại, sự dịch chuyển điện tích này có thể là từ kim loại sang kim loại, hay từ phồi tử sang kim loại, hoặc cũng có thể là từ kim loại sang phối tử khi chúng hấp thụ ánh sáng nằm trong vùng khả kiến, ứng với dảy năng lượng từ 95 – 97 kcal

- Bản chất của quá trình này là một quá trình quang hóa oxy hóa - khử :

+ Sự chuyển điện tích diễn ra càng dễ dàng khi có sự hiện diện của các ion có nhiềumức hóa trị khác nhau nằm cạnh nhau trong cùng một mạng lưới tinh thể như

Mn2+ và Mn3+, Fe3+ và Fe2+, Ti3+ và Ti4+

+ Sự chuyển điện tích diễn ra thuận lợi hơn nếu có sự trao đổi thay thế các ion đồngđiện tích trong mạng lưới tinh thể ví dụ như sự thay thế ion Fe2+ bằng ion Mg2+ hay

Al3+ bằng Fe3+

+ Sự thay thế này dẫn đến một hệ quả tất yếu là năng lượng kích thích nhỏ do vậy

có thể ở điều kiện bình thường là có thể bị kích thích cho nên cường độ màu đậm hơn Cường độ màu trong trường hợp này phải gấp từ 100 cho đến 1000 lần so với

sự chuyển mức năng lượng ở 3d

- Thông thường các khoáng vật thường gặp trong tự nhiên cũng như nhân tạo trong trường hợp này là augite, biotite, cordierite, amphibile, glaucophane

2.2.3 Sự chuyển electron cảm ứng do các khuyết tật trong mạng lưới tinh thể

- Trong các khoáng có chứa chủ yếu là các hợp chất kim loại kiềm và kiềm thổ, nó

có chứa các tâm màu và các khuyết tật mạng lưới tinh thể Ở những chổ khuyết tật này có khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng khả kiến tạo ra màu sắc

- Có hai loại tâm màu chủ yếu là tâm F (các điện tử chiếm lỗ trống và tâm F’ (các điện tử chiếm hốc mạng)

- Các khoáng vật thông thường xuất hiện các tâm màu là flourite, calcite, halite,… Ngoài ra trong một số khoáng nếu bị nhiễm bẩn các tạp chất là các khoáng có chứa các nguyên tố phóng xạ như zircon, allanite

Trang 12

2.2.4 Sự chuyển các dải năng lượng

- Sự đậm màu của các khoáng sulphide và các khoáng vật khác nhau có họ với chúng có cùng một cơ chế là do sự chuyển dải năng lượng trong vùng từ vùng hóa trị tới vùng dẫn trong tinh thể ,các đỉnh hấp thụ ánh sáng nằm trong vùng khả kiến rộng nên chúng có cường độ màu đậm

2.3 Các nguyên tố gây màu trong men gốm

- Màu của các sản phẩm men gốm được quyết định bởi sự có mặt các nguyên tố kim loại chuyển tiếp Đó là các kim loại có lớp vỏ điện tử chưa được điền đầy đủ ở phân lớp d hay f trong cấu hình điện tử của nó

- Trong tổng hợp màu cho men gốm người ta thường đưa vào các kim loại chuyển tiếp bằng cách trộn với phối liệu các oxit của nó hay các hợp chất hydroxit, các muối có khả năng phân hủy tạo được các oxit khi nung ở nhiệt độ cao sau đó đem nghiền và nung sấy và làm các công đoạn tiếp theo

- Việc đưa vào các hợp chất có khả năng phân hủy ở nhiệt độ cao theo các phản ứng trong pha rắn diển ra một cách dể dàng hơn do oxit sinh ra lúc này có hoạt tính cao hơn khi ta đưa trực tiếp oxit vào để phản ứng

- Dưới đây là bảng các hệ nguyên tố hóa học có thể tham gia sản xuất màu cho gốm

sứ: (Nguồn: “Công nghệ sản xuất chất màu gốm sứ”, TS Lê Văn Thanh & KS

Nguyễn Minh Phương, NXB Xây dựng)

Trang 13

Bảng 2 Các hệ nguyên tố hóa học có thể tham gia sản xuất màu cho gốm sứ

3 Nguyên liệu và tiêu chuẩn chất màu trong công nghiệp gốm sứ

3.1 Một số oxit gây màu thông dụng trong sản xuất men gốm

- Oxit hoặc muối của kim loại có thể làm chất tạo màu cho men Cường độ màu tuỳthuộc vào hàm lượng (%) oxit gây màu đưa vào và bản chất men

- Những oxit màu hoặc muối của chúng khi đưa riêng vào men gốm sẽ cho màu thông thường là:

+ CoO, Co2O3, Co3O4, Co(OH)2: cho màu xanh

+ NiCO3: cho màu vàng bẩn

+ CuO, Cu2O: cho màu xanh khi nung trong trong môi trường ôxy hoá, màu

đỏ trong môi trường khử

Trang 14

+ Cr2O3: Cho màu lục.

+ Sb2O3, Sb2O5: cho màu vàng

+ FeO, Fe2O3, Fe3O4: cho màu đỏ vang, vàng và nâu khi nung trong trong môi trường ôxy hoá; xanh xám đến xanh đen trong môi trường khử

+ MnCO3: cho màu đen, tím hoặc đen

+ SnO2: cho màu trắng (men đục)

+ ZrO2: cho màu trắng (men đục)

+ TiO2: cho màu vàng

- Dưới đây chúng ta sẽ khảo sát cụ thể hơn những chất màu quan trọng trong công nghiệp gốm sứ:

có CaO, màu xanh có thể chuyển sang màu xanh cỏ

- Có thể chuyển màu xanh xám của Crom thành màu xanh lông công bằng cách thêm Oxit Coban (II) (1% mỗi loại, có thể phải có thêm một chút MgO), sử dụng trong các loại men chứa Bo và Natri

- Oxit Crom kết hợp với thiếc cho màu hồng Vì vậy nếu cần làm sáng màu xanh crom có thể sử dụng vôi bột trắng và Oxit nhôm thay vì dùng thiếc Màu hồng crom-thiếc chuyển sang màu tím nếu trong men có lượng đáng kể Bo

- Nếu men có thành phần là: 3,3 SiO2, 0,27 Al2O3, 0,2 B2O3, 0,15 Li2O, 0,5 CaO, 0,1 MgO, 0,15 Na2O được pha màu 5% Oxit thiếc, 0,6% Cacbonat Coban, 0,17% Oxit Crom sẽ có màu tím

- Oxit Crom trong men có hàm lượng chì cao sẽ tạo thành cromat chì màu vàng Trong men gốc nên có thêm các Oxit kiềm thổ Thêm Oxit kẽm sẽ có thể tạo màu cam Dưới 950°C, trong men có hàm lượng chì cao, nhôm thấp, Oxit Crom cho màu đỏ đến cam, thường có dạng kết tinh bề mặt Nếu thêm sođa màu sẽ chuyển sang vàng

Trang 15

- Nếu hàm lượng đồng cao hơn, có thể dẫn đến xuất hiện các hạt đồng kim loại nhỏ

li ti trong men chảy tạo thành màu đỏ sang de-boeuf Nếu có Bo trong men khử đồng đỏ người ta sẽ có màu tím

- Trong men đồng đỏ sử dụng nhiều nguyên liệu fenspat, thêm Oxit Bari tạo ra màu

từ xanh thổ đến lam thẫm, tùy theo hàm lượng Oxit đồng Flo khi được sử dụng vớiOxit đồng cho màu lục ánh lam

có thể thay đổi tùy theo tốc độ nung Màu đẹp nhất khi nung nhanh Sắc xanh còn tùy thuộc vào sự hiện diện của các oxit khác (ví dụ: chì hàm lượng cao sẽ cho màu lục sẫm hơn, các oxit kiềm thổ hay Bo hàm lượng cao sẽ kéo về phía sắc xanh lam)

- CuO kết hợp với thiếc hay Ziricon cho màu xanh thổ hay lục-lam trong men kiềm thổ (hàm lượng KNaO cao) và alumina thấp

- CuO trong men (bari/kẽm/natri) cho màu xanh lam K2O có thể làm cho men có CuO ngả sắc vàng

3.1.4 Fe 2 O 3

- Phân tử lượng: 159,69 đvC

Trang 16

- Hệ số giãn nở: 0,125.

- Điểm nóng chảy: 1.565°C

- Các hợp chất sắt là các chất tạo màu phổ biến nhất trong ngành gốm Sắt có thể biểu hiện khác biệt tùy thuộc môi trường lò, nhiệt độ nung, thời gian nung và tùy theo thành phần hóa học của men Do đó có thể nói nó là một trong những nguyên liệu lý thú nhất

- Trong môi trường nung oxy hóa, nó vẫn là Fe2O3 và cho màu men từ hổ phách đến vàng nếu hàm lượng tối đa trong men là 4% (rõ rệt hơn nếu men có Oxit chì (II) và vôi), cho men màu da rám nắng (nâu vàng) nếu hàm lượng khoảng 6% và cho màu nâu nếu hàm lượng Oxit sắt (III) cao hơn

- Hơn nữa, màu đỏ của Fe2O3 có thể biến đổi trên một khoảng rộng trong khoảng nhiệt độ nung thấp Nếu nung thấp thì có màu cam sáng Nhiệt độ tăng màu sẽ chuyển sang đỏ sáng rồi đỏ sậm và cuối cùng là nâu

- Trong men khử có Oxit sắt (III), men sẽ có màu từ xanh thổ đến lục nhạt (khi men

có hàm lượng sôđa cao, có Oxit Bo)

- Trong men chứa calci, Oxit sắt (III) có khuynh hướng cho màu vàng Trong men kiềm cho màu từ vàng rơm đến nâu vàng

- Men chì nung thấp, men kali và natri có màu đỏ khi thêm Oxit sắt (III) (không có

sự hiện diện của Bari)

Trang 17

- Nhiệt độ nóng chảy: khoảng 11270C.

- Là một chất rắn màu trắng nên được dùng để tạo màu trắng trên men đục

- SnO2 dễ dàng phản ứng với Crom (chỉ cần lượng rất nhỏ) tạo ra màu hồng

- Hơn nữa, SnO2 còn là thành phần cơ sở cho việc tổng hợp chất màu khác như xanh da trời với Coban hay với CuO cho màu lam…

3.1.8 NiO

- Phân tử lượng: 74,7 đvC

- Điểm nóng chảy: 1.453°C

- Oxit Niken với Oxit thiếc cho màu xanh thép Nếu hàm lượng thiếc cao thì có thể

có màu xanh oải hương

- Oxit Niken và Oxit Canxi cho màu nâu vàng

- Oxit Niken với Oxit Bari cho màu nâu

- Oxit Niken trong men chì cho màu xám

- Oxit niken có thể cho màu hồng trong men Kali cao

- Oxit Niken cho màu vàng trong men Liti

- Oxit Niken với hàm lượng cao MgO cho màu xanh lục, tốt hơn nếu có mặt kẽm

Trang 18

* Một số hình ảnh về các oxit kim loại tạo màu cho gốm sứ:

Ngày đăng: 16/06/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w