sit Ssý(
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐỊA LÝ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ` | Đề tài : |
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÂY
CÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI PHỤC VỤ | GIẢNG DẠY BÀI 17 ĐỊA LÝ LỚP 10
Trang 2
os
Lei Cim On!
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến :
+ Théiy Kidu Tien Binh — Ging vién Pð môn Bain dé koe — Khoa Dia Ly Trusng Dai Age Su ‘Pham ‘Thanh Phs HAé Chi Minh da giáp da va hung
dẫn xát tận Hình cho luận van duge hoan thành tốt
+ Ban chi nhigm va tat ed ede Thay Co trong khoa Dia Ly, Truong Dai Hye Su Pham Thank Phs Hs Chi Minh; dac bigt [a cde Thay Co trong T3 Phuong Phap va Ban dé da động vien, giip da, truyén dat cho ching em nhitng kink nghigm va hinh thành
cho em hinh anh ela người giáo viên tong tương lai
+ Sy khich [z, dong vitn oda gia dink vé mat tính thin lan vat chat
+ Cae anh chi khéa trude va ban bi da động viên gop ¥ cho ludn van
Xin ghi nhận tat cd nhang loi nhan xét ding gop ¥
kiến sa Thay Co va cde ban
TpHAlcmM, ngay 10 thang O5 năm 2003
Sink vién thue hizn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
I LY DO CHON DE TAI
II PHAM VI ~ GIGI HAN CUA DE TAI
[II PHƯƠNG PHÁP LUẬN VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ss
IV LICH SU NGHIEN CUU DE TAI
PHAN NOI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN
I Một số khái niệm về bản 46
II Bản đổ phân bố cây công nghiệp thế giới
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
PHÂN BỐ CÂY CÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI
Trang 5LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIEU TIẾN BÌNH
I- LY DO CHON DE TAI:
Ngày nay với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thi phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trên con đường tự tìm trị thức của học sinh trong đó bản đồ giáo khoa là công cụ không thể thiếu, nhất là trong giảng dạy địa lý thì bản đồ càng có vai trò đặc biệt Bản đồ không
chỉ là một phương tiện trực quan mà còn là nguồn tri thức địa lý quan trọng Với bản đổ giáo khoa người giáo viên có thể hình thành cho học
sinh biểu tượng địa lý , giúp các em khai thác, cung cấp tri thức và góp
phần phát triển tư duy trong quá trình học
Trong thời gian tìm hiểu hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường phục vụ giảng dạy địa lý chúng tôi thấy rằng tuy số lượng bản đổ giáo khoa được xuất bản không ít nhưng với số lượng đó vẫn còn thiếu nhiều bản đồ dùng trong các tiết dạy
Đối với người giáo viên địa lý việc tự làm đồ dùng dạy học cũng là
điều cần thiết Qua công tác xây dựng bản đồ giáo khoa treo tường giáo
viên có thể ôn lại những kiến thức chuyên môn bản đồ cũng như kiến thức
địa lý liên quan đến nội dung thể hiện
Người ta nói : “Môn Địa lý và bản đổ như hình với bóng” Vai trò
của bản đồ trong giảng dạy địa lý chúng ta không bàn đến, vấn để đặt ra là
chúng ta cần phải luôn bổ sung vào hệ thống bản đồ giáo khoa cho đầy đủ
hơn Với những điều nêu trên chúng tôi quyết định chọn để tài “Xay dung bản đồ phân bố cây công nghiệp thế giới phục vụ giảng dạy bài 17 địa lý lớp 10 - Địa lý ngành trồng trọt” Với luận văn này chúng tôi xin được để cập đến phương pháp thành lập và biểu hiện nội dung lên bản đồ Luận
văn hoàn thành là cơ sở để từ đó có thể thành lập thêm nhiều bản đổ phục
vụ cho công tác giảng dạy sau này
Trang 6H- PHAM VI ~ GIỚI HAN CỦA ĐỀ TÀI
Dựa vào những tài liệu liên quan đến tình hình phân bố, sản xuất, phát triển của cây công nghiệp ở một số nước, khu vực, luận văn này thể
hiện sự phân bố của cây công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới
Sự thể hiện nội dung lên bản đổ còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tỷ lệ bản đồ, tùy đối tượng lớp học nhiều hay ít học sinh mà có thể
xây dựng bản đồ cho phù hợp Bản đồ phân bố cây công nghiệp thế giới
được xây dựng với tỉ lệ 1 : 24.000.000 Chúng tôi chỉ thể hiện lên bản đồ
sự phân bố một số cây công nghiệp chính trên thế giới và điển hình ở một
số quốc gia trồng nhiều chứ không đi sâu vào nghiên cứu quá trình sản xuất cây công nghiệp
IH PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ;
1 Phương pháp luân :
Trong quá trình thực hiện để tài chúng tôi vận dụng những quan
điểm sau:
Quan điểm lãnh thé :
Mỗi lãnh thổ có đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên lẫn kinh tế xã hội nên phải đảm bảo tính lãnh thổ Với những đặc trưng về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội mà có sự phân bố cây công nghiệp khác nhau
Quan điểm tổng hợp :
Khi nghiên cứu sự phân bố cây công nghiệp ở một quốc gia, khu vực nào trên thế giới phải có cái nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố cây công nghiệp
Quan điểm này chủ đạo xuyên suốt quá trình thành lập bản đổ
Quan điểm lịch sử :
Nghiên cứu sự phân bố cây công nghiệp thế giới không chỉ nghiên
cứu sự phân bố trong hiện tại mà còn nghiên cứu lịch sử ra đời, phát triển
Trang 7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIỀU TIẾN BÌNH
—xX—=am=>———————s sssss=============d
và sự phân bố của cây công nghiệp theo thời gian, không gian trong quá
khứ và tương lai
2 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu thành lập một bản đổ người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Đối với xây dựng bản dé phân bố cây công nghiệp thế giới chúng tôi đã áp dụng những phương pháp sau :
Phương pháp thống kê :
Tuy không nghiêng về nghiên cứu tình hình sản xuất, sản lượng của cây công nghiệp, nội dung chính của bản đồ là sự phân bố cây công nghiệp thế giới nhưng đề tài cũng phải thu thập số liệu thống kê sản lượng cây
công nghiệp thế giới qua các năm để bổ sung vào làm rõ sự phân bố nhiều
ít của cây công nghiệp tại một khu vực nào đó Phương pháp toán học :
Nội dung đưa lên bản đồ đều được xử lý, lựa chọn theo tỉ lệ cho phù hợp với bản đồ, với tầm quan sát của học sinh
Phương pháp tổng hợp :
Sau khi thu thập được nguồn tài liệu, số liệu, chọn nội dung chúng ta
tiến hành xử lý số liệu, tài liệu cho phù hợp với nội dung rồi đưa nội dung
lên bản đồ
IV- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TAI:
Trong danh mục bản đồ giáo khoa treo tường phục vụ cho môn địa lý, được xuất bản của Nhà xuất bản Bản Đồ, Trung tâm nghe nhìn giáo dục - Nhà xuất bản giáo dục, Công ty Sách thiết bị Trường học Thành Phố Hồ Chí Minh có rất nhiều bản đồ về các lĩnh vực hành chính, tự nhiên, kinh tế Nhìn chung vẫn còn thiếu nhiều bản đồ treo tường phục vụ cho các bài giảng mà trong những loại bản đồ giáo khoa địa lý khác cũng không có, bản đổ phân bố cây công nghiệp thế giới là một trong những bản đồ còn thiếu kể trên
Trang 8
Về sự phân bố cây công nghiệp, nội dung này có thể hiện trong bản
đồ kinh tế chung của một số khu vực và các quốc gia, kết hợp với một số tài liệu có liên quan đến sự phân bố cây trồng nói chung và cây công
nghiệp nói riêng Luận văn này đã chọn nội dung, phương pháp phù hợp để xây dựng bản đồ phân bố cây công nghiệp thế giới phục vụ cho giảng
dạy bài 17- địa lý lớp 10 -“Địa lý ngành trồng trọt”
——————————————
Trang 10CHUONG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1L Một số khái niệm về bản dé :
1 Bản đồ học :
Trong suốt quá trình phát triển của khoa học bản đổ đã có những
quan niệm khác nhau về bản chất và nhiệm vụ của bản đồ học, vì thế
nhiều định nghĩa về khoa học bản đồ và về bản đồ còn chưa hoàn toàn thống nhất Tuy vậy, những nội dung cơ bản trong nhiều định nghĩa đó đã rất gần nhau Cho đến nay định nghĩa bản đồ được xem như đầy đủ, chặt
chẽ và được nhiều người thừa nhận của giáo sư K.A Xalisev đưa ra : “Bản
đồ học là khoa học về sự phản ánh và nghiên cứu sự phân bố không gian, sự phối hợp và mối liên kết nhau của các hiện tượng tự nhiên và xã hội (và
cả những thay đổi của chúng theo thời gian) bằng các mô hình ký hiệu hình tượng đặc biệt - biểu hiện bản đồ ” Trong đó phổ biến nhất là bản đồ
địa lý - bản đỗ các đối tượng và hiện tượng của Trái đất 2 Bản đồ địa lý :
Bản đồ địa lý là hình ảnh thu nhỏ một bộ phận hoặc toàn bộ bể mặt
Trái đất trên mặt phẳng như bản đồ thế giới, bản đồ châu lục, bản đồ quốc
gia , nhưng nó phải được xây dựng theo những quy tắc toán học nhất định
và có nhiệm vụ trình bày một cách khoa học tình trạng, sự phân bố, sự liên hệ và cả sự phát triển của các hiện tượng tự nhiên và xã hội Bản đồ là
phương tiện để nhìn tổng quát các hiện tượng địa lý và so sánh các hiện
tượng đó trong không gian
3 Bản đồ giáo khoa:
Bản đồ giáo khoa là những bản đồ được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho việc dạy và học ở các trường theo chương trình đã qui định
Trang 11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIEU TIEN BINH
Ban đồ giáo khoa là biểu hiện thu nhỏ của mặt đất lên mặt phẳng, theo một cơ sở toán học nhất định, bằng phương tiện đồ họa (ngôn ngữ bản
đồ) để phản ánh có hệ thống những dấu hiệu cơ bản, đặc trưng nhất và điển hình nhất của môi trường địa lý: thể hiện sự phân bố trạng thái và mối liên hệ lẫn nhau của khách thể tương ứng với mục đích, nội dung và
phương pháp của môn học phù hợp với trình độ phát triển trí óc của lứa
tuổi; đồng thời có xét đến yêu cầu giáo duc thẩm mĩ và vệ sinh học đường
Cũng như những bản đồ khác, bản đổ giáo khoa có nhiều loại hình,
mỗi thể loại mang một chức năng riêng với những đặc điểm riêng nhằm mục đích riêng để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau trong quá trình giảng dạy và học tập của thầy và trò
a) Phân loại :
Bản đồ giáo khoa địa lý rất phong phú và đa dạng cả về không gian, nội dung, phương pháp phản ánh lẫn hình thức sử dụng Tuy nhiên ở dạng
nào thì các sản phẩm bản đổ giáo khoa cũng đều là những phương tiện
nhận thức, nghiên cứu thực tế khách quan, trước hết là nhận thức quy luật phân bố và các mối liên hệ lẫn nhau của các đối tượng và hiện tượng trong không gian Các loại tài liệu bản đổ giáo khoa gồm :
Bản dé giáo khoa treo tường : là đỗ dùng dạy học chính của các bài học địa lý để cả lớp cùng quan sát, cùng bàn luận các chủ để với giáo viên Bản đồ giáo khoa treo tường làm cho bài giảng trực quan, sinh động, giúp cho học sinh tiếp thu được để dàng Nó cũng giúp giáo viên nêu vấn để, kiểm tra, củng cố kiến thức cho học sinh Kích thước của bản đổ giáo
khoa treo tường phải đảm bảo để nội dung chính được thấy rõ ở khoảng cách xa, dễ phân biệt và nổi lên so với các nội dung phụ Nói chung bản đồ treo tường có khả năng biểu hiện rất phong phú về nội dung cũng như về phạm vi lãnh thổ
Atlat giáo khoa địa lý : Atlat giáo khoa là một tập hợp gồm nhiều
bản đồ (nên còn goi là tập đổ) có một cơ cấu chặt chẽ, cấu tạo theo những mục tiêu định trước Atlat là một bộ sưu tập có hệ thống hay là một tác
Trang 12
phẩm về địa lý học gồm nhiều bản đổ được sắp xếp theo trình tự biện
chứng, theo mối quan hệ hữu cơ và bổ sung cho nhau
Atlat giáo khoa cũng là công cụ để học sinh học tập ở lớp và ở nhà Nội dung của Atlat giáo khoa đa dạng gồm những bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh minh hoạ , có tập biểu hiện đẩy đủ, chỉ tiết nội dung, các đối tượng
địa lý và cũng có tập chỉ biểu hiện những đường nét cơ bản và không có ghi chú, thuyết minh, những tập như vậy gọi là tập đồ câm dùng cho học
sinh theo dõi bài giảng trên lớp, điển theo Thầy những đối tượng địa lý được trình bày ngoài ra còn dùng để học sinh học bài, chuẩn bị bài ở nhà, kiểm tra
Các bản đồ trong sách giáo khoa : Nhiễu người cho rằng bản đồ trong sách giáo khoa chỉ có tính minh họa cho bài viết Thực tế trong mỗi
cuốn sách đều có kênh hình, kênh chữ Kênh hình có khi chỉ có tác dụng
minh hoạ cho kênh chữ song cũng có khi bổ sung những nội dung mà phần
kênh chữ không thể trình bày hết được
Mô hình địa lý : Tất cả những gì biểu thị toàn bộ bể mặt Trái đất hay một phần của Trái đất dưới dạng thu nhỏ nhưng giữ nguyên hình dạng thực, không thông qua một biện pháp trung gian để thể hiện thì được gọi là mô hình địa lý Mô hình địa lý đầu tiên phải kể đến là quả địa cầu, mô
hình các khu vực trên mặt đất, mô hình thể hiện từng hiện tượng trong địa
lý(núi lửa, băng hà )
Các loại tài liệu giáo khoa khác : Gỗm các loại bản đổ, sơ đồ khác
nhau nhằm phục vụ việc kiểm tra bài, làm bài tập, rèn luyện kỹ năng biên vẽ và sử dụng bản đồ, luyện trí nhớ, luyện cách tìm đối tượng theo tọa độ
b) Tính chất của bản đồ giáo khoa dia ly :
Ngoài tính chất chung cơ bản của một bản đổ địa lý : cơ sở toán học của bản đồ, hệ thống ký hiệu bản đồ sự tổng quát hóa nội dung biểu hiện thì bản đổ giáo khoa còn có những tính chất riêng để xác định mục đích sử dụng của nó
Trang 13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIỀU TIẾN BÌNH
Với chức năng là một nguồn tư liệu khoa học độc lập, một cuốn sách
giáo khoa thứ hai nên tính chất đầu tiên của bản đồ giáo khoa là tính khoa
học Tính khoa học được biểu thị ở độ chính xác tương ứng về mặt địa lý giữa bản đồ và thực địa, độ chính xác về mặt toán học của cơ sở toán học
bản đồ và sự phù hợp giữa đặc điểm của hiện tượng được biểu hiện với nội dung của phương pháp biểu hiện bản đổ Tính khoa học của mỗi bản đổ còn được xác định bằng lượng thông tin thích hợp Nhìn chung lượng thông tin trên mỗi bản đồ càng nhiều thì giá trị sử dụng càng cao, nhưng bên cạnh đó lượng thông tin của bản đồ còn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, nội dung và tỉ lệ bản đồ.Sử dụng bản đổ phải phù hợp với chương trình giảng dạy
Tuy nhiên, ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức khoa học của bộ môn, giáo viên còn có nhiệm vụ đóng góp phần mình trong việc giáo dục và đào tạo con người mới, những kiến thức học sinh nhận được phải trên quan điểm biện chứng của chủ nghĩa duy vật, đây cũng là một yêu
cầu của tính khoa học Trên bản đổ cẩn có những tiền để để qua đó hình
thành cho học sinh thế giới quan duy vật và nhân sinh quan cách mạng Tính chất thứ hai là tính trực quan Tính khoa học lại mâu thuẫn với tính trực quan - tính chất đặc trưng của bản đổ giáo khoa Tính trực quan
của bản đồ được đánh giá bằng thời gian dùng để nhận biết và hiểu nội
dung bản đồ Những dấu hiệu trên bản đổ cần có màu sắc và hình dạng
gần giống với thực tế được biểu thị trực quan thường vượt ra ngoài điều
kiện cho phép của bản đồ bằng các ký hiệu phi tỉ lệ Trong một bài giảng nếu đùng bản đổ như một dụng cụ trực quan thì bài giảng sẽ dễ hiểu, có sức hấp dẫn đối với học sinh Tuy nhiên đứng trên quan điểm toàn diện của phương pháp giảng dạy địa lý thì chúng ta cũng phải thấy rằng không nên quá lạm dụng tính trực quan của bản đồ Nếu như mọi nội dung đều cố
gắng thể hiện trực quan dễ hiểu thì lại gây tình trạng hạn chế tư duy trừu
tượng của học sinh làm cho học sinh lười suy nghĩ khó có điều kiện phát
huy trí lực cho các em
*————^————= ——-—>——==————————
Trang 14Nói đến bản đồ giáo khoa chúng ta không thể không nhắc đến một tính chất mang tính đặc thù - fính sư phạm Một bản đồ dùng cho việc dạy học đương nhiên phải mang trong đó tính sư phạm Tính chất này được biểu hiện trên nhiều mặt nhưng nói chung đều thống nhất ở chỗ nội dung bản đề phải sát và phù hợp với nội dung sách giáo khoa, phù hợp với chương trình dạy và học trong nhà trường, chính vì vậy cẩn phải có đầy đủ bản đồ phục vụ cho từng bài giảng thậm chí từng phẩn trong bài Tính sư phạm còn thể hiện ở nội dung và hình thức bản đồ phải phù hợp với lứa
tuổi, khả năng nhận thức của học sinh ở từng cấp học khác nhau Bản đồ
phải có nội dung rõ ràng dễ xem, dễ nhớ và không nên đi sâu vào chỉ tiết; cần phái cường điệu một số nội dung, đối tượng và cũng không nên đi sâu vào kỹ thuật bản đồ
Càng ở lớp dưới nội dung bản đổ cần phải đơn giản, cần cường điệu những chỉ tiết quan trọng, phương pháp biểu hiện cẩn sử dụng nhiều ký
hiệu tương trưng, màu sắc hài hòa, rõ ràng, hấp dẫn
Một tính chất nữa của bản đồ giáo khoa quyết định sự thu hút của học sinh đó là đính thẩm mĩ, có ý kiến nói rằng : “Bản đổ học là nghệ thuật, khoa học và công nghệ, thành lập bản đổ đồng thời với việc nghiên
cứu sử dụng bản đồ như những tài liệu khoa học hay những tác phẩm nghệ
thuật” (CA — Hội bản đồ thế giới) Bản đồ tuy không phải là bức tranh nhưng cần đảm bảo tính thẩm mĩ Một bản đồ dù có nội dung, phương pháp đầy đủ đến mấy nếu không đẹp cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều Đối với học
sinh phổ thông tính thẩm mĩ của bản đổ cẩn được chú ý hơn vì chính nó có tác dụng thu hút, hấp dẫn, lôi cuốn sự tập trung theo dõi của học sinh vào
bài học Tính thẩm mĩ được biểu hiện ở sự lựa chọn và trình bày các ký hiệu, cÈữ viết rõ ràng sáng sủa, màu sắc hài hòa, bố trí, cân đối Đặc biệt
ở các lép học dưới tính thẩm mĩ càng được chú ý hơn
c Y nghĩa sử dụng bản đồ giáo khoa trong giảng dạy địa lý :
Gìn đây người ta quan niệm bản dé không chỉ là giáo cụ trực quan
hay đồ lùng dạy học thông thường mà nó còn được coi như một nguồn tư liệu Vậy bản đồ giáo khoa vừa là công cu day học vừa là tư liệu khoa học
Trang 15LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIEU TIEN BINH
vừa là đối tượng nghiên cứu những kiến thức địa lý và kiến thức bản đồ
làm cho bản đồ được xem như một công trình khoa học và trong nhà trường
bản đổ được xem như là cuốn sách giáo khoa thứ hai
Qua bản đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực
lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi ở trên bể mặt Trái đất mà
các em chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát
Sử dụng bản đồ cần còn có ý nghĩa khấc sâu tri thức cho học sinh Giáo viên địa lý có nấm vững kiến thức đến đâu, có tài miêu tả đến mức
nào cũng cần phải có bản đồ phụ họa đóng vai trò khắc sâu tri thức
Sự phối hợp giữa ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ bản đồ làm cho việc phản ánh thực tế địa lý của bản đổ giáo khoa sinh động đầy đủ hơn, giúp cho việc nhận thức địa lý của học sinh dễ dàng, các em “tiêu thụ” bài
học nhanh hơn, mau thuộc, nhớ lâu, tái hiện tài liệu giáo khoa tốt hơn Ngoài ra, bản đổ giáo khoa còn mở rộng khái niệm không gian cho
học sinh, cho phép các em thiết lập mối quan hệ tương hỗ nhân quả của
các hiện tượng và các quá trình trong tự nhiên và trong xã hội
Sử dung bản đồ giúp cho học sinh hiểu được trên lãnh thổ có cái gì? Ở đâu ? và tại sao ? Giúp giáo viên trình bày mối quan hệ kinh tế nội ngoại vùng, phát triển mối liên hệ kinh tế giữa Việt Nam với khu vực và
trên thế giới
Nói tóm lại việc sử dụng bản đồ nói chung va bản đồ giáo khoa treo tường nói riêng trong giảng dạy địa lý là điều không thể thiếu Bản dé
không chỉ minh hoạ, chuyển tải nội dung ngoài kênh chữ trong sách giáo
khoa mà bản đổ còn giúp học sinh khai thác, cung cấp tri thức và góp phần phát triển tư duy trong quá trình học địa lý Vì vậy người ta xem bộ môn
địa lý và bản đồ như là hình và bóng
Trang 16Il Ba hân bố cây công nghiệp thế giới :
1 Khái niệm :
Cây trông vốn là các loài cây hoang dại được con người đem về gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ và sử dụng Bằng cách chọn giống lai tạo, con
người ngày càng tạo ra nhiều giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình
Cây trồng phong phư, đa dạng với nhiều loài và giá trị sử dụng kinh
tế khác nhau nên người ta phân thành các nhóm riêng biệt Có nhiều cách
để phân loại song có hai cách thường được chú ý tới đó là phân theo điều kiện sinh thái và phân theo giá trị sử dụng kinh tế Nếu dựa vào đặc điểm
sinh thái của cây người ta chia thành các nhóm :cây trồng nhiệt đới, cây
trồng cận nhiệt đới và cây trồng ôn đới hoặc nhóm cây trồng lâu năm,
nhóm cây trồng nhiều năm, nhóm cây trồng dài ngày, nhóm cây ngắn ngày Còn căn cứ vào giá trị sử dụng kinh tế có các nhóm : nhóm cây lương thực thực phẩm, cây lấy sợi, cây lấy nhựa, cây tỉnh dầu, cây làm thuốc, cây làm thức ăn gia súc, cây lấy gỗ bóng mát và vật liệu, cây thuốc nhuộm, cây trang trí
Sự phân chia nhóm cây thực ra chỉ có ý nghĩa tương đối vì mỗi loài cây trồng có nhiều công dụng khác nhau Ngoài ra người ta thường nói đến nhóm cây công nghiệp gồm cây lấy đường, cây lấy nhựa, cây lấy sợi là các nhóm cây trồng cho sản phẩm thường dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm
2 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố cây công nghiệp :
Vào thời kỳ cổ, cây trồng phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, một phần lan sang ôn đới tập trung ở mười trung tâm phát
sinh cây trồng : Địa Trung Hải, Tiểu Á, Trung Á, Trung Quốc, Đông Nam
Á, Ấn Độ, Êtiôpi, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Tây Xuđăng Các cây trồng trong mỗi trung tâm hoàn toàn thích nghỉ với điều kiện ngoại cảnh ở đó nên chúng phát triển thuận lợi Về sau trong quá trình phát triển, các cây
trồng từ những trung tâm trên dẫn dân được lan ra khắp thế giới, cho đến
Trang 17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIỀU TIẾN BÌNH
nay cây trồng đã có mặt gần khấp các lục địa trừ vùng cực có khí hậu giá buốt, băng tuyết bao phủ gần như quanh năm Tuy nhiên sự phát triển của cây trồng vẫn chịu ảnh hưởng của hai nhân tố cơ bản đó là điều kiện tự
nhiên , tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để
phát triển và phân bố cây trồng nói chung và cây công nghiệp nói riêng Cây tổn tại và phát triển ở bất kỳ một khu vực nào đều chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng, độ nhiệt, độ ẩm, mưa, đất trồng mà trong điều kiện đó cây phát triển bình thường, nếu vượt qua khỏi giới hạn đó cây trồng có thể chậm , ngừng phát triển hoặc chết
Đất trồng là cơ sở đầu tiên quan trọng nhất để tiến hành sản
xuất "Đất nào cây ấy” tùy từng loại đất thích hợp mà phân bố cây công nghiệp phù hợp : cây đay thích hợp với các loại đất ruộng hoặc đất bãi phù sa ven sông được bồi hàng năm, cây lạc lại ưa đất tơi xốp dễ thoát nước
Nước và khí hậu ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng và hình thành nên các đới trồng trọt mà ở vùng khí hậu khác nhau có sự phân bố
các loại cây công nghiệp khác nhau Cây cao su là cây thích hợp khí hậu
nhiệt đới hay cận nhiệt, nhiệt độ thích hợp nhất từ 22-27°C nếu nhiệt độ
tăng trên 30C khả năng quang hợp giảm, xuống tới 10°C cây ngừng sinh
trưởng, đến 5°C cây ngừng chảy nhựa cành lá non chết, nếu xuống 2°C cây
có thể chết hoàn toàn.Một số cây có thể trồng trong vùng khí hậu khác của nó nhờ lợi dụng điều kiện khí hậu gần giống như cây bông là cây nhiệt đới
nhưng được trồng đến các vùng có khí hậu ôn đới lục địa
Tuy nhién cay trỗng còn chịu ảnh hưởng của điều kiện xấu
của khí hậu : thiên tai, sâu bệnh
Điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát
triển và phân bố cây trồng
Dân số và lao động ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
cây công nghiệp thể hiện ở hai mặt :sức sản xuất nguồn tiêu thụ sản phẩm
Cây công nghiệp thường được trồng trên diện tích rộng và cần nhiều lao
Trang 18động ; truyền thống sản xuất cũng ảnh hưởng đến sự phân bố cây công nghiệp
Bên cạnh đó gan hệ ruộng đất cũng ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng Chế độ sở hữu ruộng đất khác nhau dẫn đến hình thức
tổ chức sản xuất khác nhau và sự phân bố cây công nghiệp khác nhau
Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố cây công nghiệp đó là thị trường tiêu thụ Các loại cây công nghiệp được phát triển khi có nhu cầu sử dụng và có lợi ích kinh tế cao Thị trường tiêu thụ các nông sản có tác dụng điều tiết mạnh mẽ đối với sự hình thành
và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, điều này thể hiện
đặc biệt rõ đối với các nước chuyên xuất khẩu nông sản
Ngày nay sự phân bố cây trồng không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, người ta có thể mở rộng khu phân bố của nhiều cây trồng nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật Khoa học kỹ thuật phát triển người ta có thể khắc phục phần nào ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên giúp cho việc
sản xuất chủ động hơn và không chỉ làm tăng năng suất, sản lượng cây
trồng mà làm cho chúng được phân bố rộng rãi hơn
3 Những yêu cầu đối với bản đồ phân bố cây công nghiệp thế giới :
Để phục vụ cho giảng dạy bai 17 — Địa lý lớp 10 Trung học phổ
thông bài “Địa lý ngành trồng trọt", bản đổ phân bố cây công nghiệp thế giới trước tiên phải đảm bảo được đặc điểm, tính chất của một bản đồ giáo
khoa
Nội dung được biểu hiện một cách trực quan, rõ ràng, nhưng cũng đảm bảo sự chính xác của phân bố cây công nghiệp trên phạm vi thế giới Trên bản đồ cần thể hiện sự phân bố các cây trên các đới khí hậu khác
nhau để qua đó học sinh có thể nhận biết được với đới khí hậu khác nhau
thì có các loại cây khác nhau, có những khu vực trồng nhiều cây công
nghiệp cũng có khu vực rất hạn chế, Qua đó hình thành cho học sinh biểu
tượng bản đồ về sự phân bố cây công nghiệp trên thế giới Dù thế nào các
nội dung biểu hiện phải phù hợp, sát với sách giáo khoa
Trang 19LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIỀU TIẾN BÌNH
Kích thước bản đồ phải to, đảm bảo sao cho học sinh ở cuối lớp có thể nhìn thấy Màu sắc hài hòa rõ ràng tạo sức hấp dẫn đối với học sinh
Qua bản đồ học sinh có thể khai thác tri thức, góp phần phát triển tư
duy nâng cao chất lượng học tập cho học sinh không chỉ làm thu hút các em vào bài giảng mà còn lôi cuốn học sinh say mê môn học địalý hơn
a
Trang 20CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHÂN
BỐ CÂY CÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI
Trong điều kiện hiện nay của nước ta, phương tiện dạy học được giáo viên địa lý sử dụng và khai thác với hiệu suất cao nhất phần lớn vẫn là bản đồ Ngay cả những nước tiên tiến hệ thống bản đồ giáo khoa vẫn
chưa đáp ứng được đầy đủ cho nhà trường phổ thông, đó là thực tế khá
phổ biến chứ không phải chỉ ở ngành giáo dục nước ta Ngày nay Bộ giáo dục một mặt cố gắng trang bị đến mức cao nhất cho nhà trường phổ thông về bản đổ giáo khoa - đặc biệt là bản đổ treo tường nhưng bên cạnh đó vẫn đưa ra những phương pháp và phương tiện cho giáo viên khả năng có
thể làm lấy bản đổ để dạy học Người giáo viên địa lý sẽ là người vừa sử
dụng bản đồ cũng vừa là người có nhiệm vụ xây dựng bản đồ giáo khoa
Qua quá trình xây dựng một bản đồ nói chung và bản đồ giáo khoa
treo tường nói riêng là một quá trình sáng tạo thường gồm các giai đoạn : Giai đoạn 1 : Lập kế hoạch biên tập bản đồ hay còn gọi là lập chương trình bản đồ
Giai đoạn 2 : Biên vẽ bản đồ
Giai đoan 3 : Chuẩn bị bản đồ để in
Với bản đổ phân bố cây công nghiệp thế giới được xây dựng trên cơ
sở vẽ tay nên chỉ tiến hành những công việc chủ yếu ở hai giai đoạn đầu L Giai đoạn lập kế hoạch biên tập :
Để có được một tác phẩm bản đổ hoàn chỉnh trong toàn bộ quá trình xây dựng thì công tác biên tập chiếm mộit vị trí vô cùng quan trọng Đây là giai đoạn có tính chất chỉ đạo cả quá trình, nó quyết định chất lượng chung
của tác phẩm bản dé và nội dung, mục đích sử dụng bản đổ chính là điểm
Trang 21LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIỀU TIẾN BÌNH
xuất phát của công tác biên tập, giai đoạn này cũng được tiến hành qua nhiều bước
1 Chọn để tài và mục đích của đề tài :
Sau khi xác định xây dựng bản đổ giáo khoa treo tường chúng tôi tiến hành tham khảo các danh mục bản đồ địa lý cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông phát hành năm học 2002 - 2003 của Trung tâm Nghe nhìn - Nhà xuất bản Giáo dục, Công ty Sách - Thiết bị trường học Thanh phố Hồ Chí Minh và tham khảo thêm danh mục hàng hóa củaNhà xuất bản Bản đổ chi nhánh tại Thành Phố Chí Minh từ đó hệ thống lại các bản đồ, kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa xem còn thiếu bản đổ nào cần thiết cho các bài giảng mà số bản đồ đã xuất bản không có đáp ứng được nhu cầu từ đó chọn bản đồ thể hiện
Đề tài này tiến hành thành lập “Bản đổ phân bố cây công nghiệp thế giới” Bản đổ được xây dựng phục vụ giảng dạy địa lý bài 17 lớp
10: "Địa lý ngành trồng trọt” Với để tài này việc xây dựng bản dé không
chỉ nhằm mục đích áp dụng trong giảng dạy khai thác tri thức, kiểm tra,
củng cố kiến thức cho học sinh mà qua quá trình xây dựng bản đổ còn có
mục đích rèn luyện kỹ năng bản dé, cing cố kiến thức bản đổ cũng như kiến thức chuyên môn Trên cơ sở đó người thực hiện đúc kết cho bản thân
kinh nghiệm và có thể tự thành lập được nhiều bản đổ giáo khoa khác
phục vụ cho công tác giảng dạy sau này
Xác định được để tài và mục đích yêu cầu, chúng tôi tiến hành lập
để cương nghiên cứu sơ bộ, dự kiến nội dung phương pháp biểu hiện để thu
thập tài liệu
2 Thu thập tài liệu :
Trên cơ sở để cương, thu thập tài liệu là bước rất cần thiết Để thành
lập một bản dé nhất thiết phải có thông tin - đó là nguyên liệu đầu vào để
xây dựng nên nội dung bản đồ Việc thu thập tài liệu có tầm quan trọng
đặc biệt, mức độ đầy đủ và chính xác của công việc này ảnh hưởng đến
chất lượng và cả quá trình thành lập bản đồ Nếu ngay từ ban đầu tài liệu
Trang 22
đã được thu thập đây đủ và đúng mục đích sử dụng thì các khâu về sau sẽ được triển khai thuận lợi không bị gián đoạn, ít sai sót, giảm chỉ phí về lao
động, vật tư Đồng thời thu thập tài liệu cũng là cả một quá trình khó
khăn, phức tạp và rất đa dạng, vì bản đổ có thể được thành lập từ những
nguồn tài liệu đã lưu trong nhiều loại văn bản, bản đổ hoặc các nguồn tài liệu nguyên thủy chưa được khai thác
Với để tài " Xây dựng bản đổ phân bố cây công nghiệp thế giới”
được tập hợp nội dung từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau đó là những tài
liệu về phân bố, sản xuất cây trồng, cây công nghiệp trên thế giới, thông tin về các quốc gia Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo có vai trò đặc biệt đó
là sách giáo khoa địa lý các lớp và hệ thống các bản đồ kinh tế chung đã
được in ấn và phát hành Ngoài ra để xây dựng được một bản đổ giáo khoa
treo tường không thể thiếu các nguồn tài liệu về bản đồ học, cách thức xây
dựng bản đồ
Qua những tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành xử lí tài liệu, tìm hiểu đặc điểm đối tượng sẽ được biểu hiện lên bản đổ, tìm hiểu đặc điểm địa lý của từng khu vực, quốc gia trên thế giới Xem lại mức độ tin cậy của tài liệu từ đó tiến hành xác định, lựa chọn nội dung để đưa lên bản đổ bằng những phương pháp khác nhau
Tuy nhiên, trong quá trình thu thập tài liệu cũng gặp phải một số khó khăn Phần lớn các tài liệu thu thập được chỉ cho biết sự phân bố cây công nghiệp trên phạm vi thế giới ở một số quốc gia nào đó mà không nhấn mạnh được trồng cụ thể ở vùng nào Thêm vào đó là tài liệu về phân bố và sản xuất cây công nghiệp trên thế giới không nhiều, sản lượng trong những năm gần đây rất hạn chế khó tìm Người thực hiện để tài cố gắng khắc phục bằng cách tổng hợp nhiều nguồn tài liệu tìm hiểu điều kiện tự
nhiên khu vực, quốc gia và đặc điểm sinh thái của từng loại cây trong ma thể hiện sự phân bố của chúng cho chính xác nhằm đem lại hiệu quả sử
Trang 23LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIỀU TIẾN BÌNH
—————————————ồồP.-ÉŸẼẰẼƑỲẼề<—Ỷ—Ï———TTỶ- -Ỷ-ỶŸỶ-Ỷ-Ỷ.Ỷ.ễễẰễ=T=T=>->.-
tin về sản lượng của các cây trồng này lại quá ít cũng ảnh hưởng phan nao đến công tác xây dựng nội dung bản đồ Tuy nhiên để tài này chỉ nhấn
mạnh không gian phân bố của cây công nghiệp mà thôi
3 Chọn tỉ lệ bản đô :
Trong hệ thống bản đổ giáo khoa treo tường xuất bản thì bản đồ thế giới thường ở tỉ lệ 1 : 32.000.000 (bản đổ một mảnh) tuy nhiên ở bản đồ
này phần lớn các ký hiệu chỉ học sinh ở những bàn đầu mới có thể quan sát thấy Để tiện cho việc sử dụng chúng tôi xây dựng bản đồ với tỉ lệ
I : 24.000.000 Bản đồ với kích thước như vậy học sinh có thể quan sát rõ
hơn nội dung biểu hiện và bản đổ này cũng không quá to, có thể di chuyển
dễ dàng
4 Nội dung và phương pháp biểu hiện :
Đây là một trong những bước quan trọng và có tính chất quyết định cả nội dung lẫn hình thức của bản đồ Từ nội dung dự kiến ban đầu, qua một quá trình xử lý tài liệu chúng ta xác định nội dung chính nội dung phụ,
các yếu tố bổ sung, từ đó chọn phương pháp biểu hiện cho phù hợp với nội
dung và mục đích sử dụng Nội dung của bản đồ phải gắn liền với nội dung kênh chữ trong sách giáo khoa đáp ứng được yêu cầu mục đích của bản đồ giáo khoa
a) và ph há hiện :
Nội dung chính của bản đổ treo tường này là sự phân bố cây công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới Với phạm vi rộng lớn như thế nên bản đổ chỉ có thể thể hiện một số cây công nghiệp chính và một số quốc gia có
trồng nhiều mà thôi
- Cây lấy sợi :
Cây bông : Trong nhóm các cây lấy sợi, bông là cây trồng quan trọng nhất Bông thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt Nhiệt độ tối
thích cho bông sinh trưởng là 25 - 30C, bông rất ưa ánh sáng Bông được
Trang 24trồng nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Udơbêkixtan, Ấn Độ, Pakixtan,
Braxin, Ai Cập
Cây day : Cay đay là cây nhiệt đới ưa khí hậu nóng và ẩm Đay phát triển thuận lợi ở điều kiện nhiệt độ trung bình khoảng 25 - 26C, các loại
đất ruộng hoặc đất bãi phù sa ven sông được bồi đấp hàng năm là đất thích
hợp nhất cho đay phát triển Ngày nay đay được trồng nhiều ở các nước
trên thế giới nhưng tập trung nhất ở vùng Đông Bắc Ấn Độ và Bănglađet, sản lượng hàng năm của hai nước này chiếm 80% sản lượng đay toàn thế giới Ngoài ra đay còn được trồng ở Braxin, Trung Quốc, Mianma, Việt
Nam
Cây lanh : Thích hợp khí hậu ôn đới, thích hợp với đất thịt hơi chua
có cấu trúc nhẹ Lanh sợi dài được trồng từ vĩ tuyến 46 đến 65”B ở Nga,
các nước thuộc Liên Xô cũ, các nước ven biển Bantích Lanh dầu còn
được trồng nhiều ở Hoa Kỳ, Achentina, Ấn Độ, Canada, Ba Lan, Ai Cập Ngoài ra còn có các cây lấy sợi khác như gai, dứa sợi
- Các cây lấy đường :
Cây mía: Mia được trông phổ biến ở miền nhiệt đới Ngày nay mía
được trồng trên toàn bộ vòng đai nhiệt đới của Trái đất trong phạm vi từ vĩ
tuyến 33°B đến vĩ tuyến 30N Miía phát triển đòi hỏi điểu kiện nhiệt và
ẩm rất cao, điều kiện nhiệt độ thuận lợi 30-35C, tuy nhiên ở những vùng khí hậu khô nhưng đất được tưới đủ ẩm vẫn trồng mía tốt như Pêru, Ai
Cập Mía được trồng nhiều ở Ấn Độ, Cu Ba, Braxin, Trung Quốc,
Inđônesia
Cây củ cải đường : được trỗng phổ biến rộng rãi ở miễn ôn đới Tại
các nước Châu Âu, Châu Mỹ củ cải đường được trồng ở vĩ tuyến 47 - 45°B, đất trồng phải giàu phì liệu, cày bừa kỹ và bón phân thật đây đủ
Phân bố rộng ở các nước Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bỉ, Pháp, Đức
Trang 25LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIỀU TIẾN BÌNH
————————
- Các cây lấy dầu :
Cây dừa : Cây đừa là một trong hai cây lấy dầu quan trọng nhất của miền xích đạo và cận xích đạo Giới hạn phân bố cây dừa nói chung không vượt quá chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam chỉ có Ấn Độ trồng tới 26,5°B, Mađagaxca trồng tới 25”N Dừa phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 24-25°C thực tế người ta thấy dừa mọc tốt nhất ở các
vùng duyên hải không xa bờ biển quá 6 - 8km và ở độ cao từ 300m trở
xuống Dừa được trồng nhiều ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Xri Lanca, Bờ đông và tây Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ và quần đảo Ang-ti
Cọ dâu : Cọ dầu là cây lấy đầu quan trọng thứ hai sau dừa Cây cọ
dầu ưa nóng, ẩm và nhiều nắng Cọ dầu phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 25-28°C, lượng mưa 1800 - 2200mm phân bố đều trong các tháng Khu vực trồng cọ dầu nằm giữa vĩ tuyến 7°B đến 7N trên đất cao không quá 400m trên mực nước biển Cọ dầu được trồng ở một số nước
Đông Nam Á, Đông-Tây Phi nhiệt đới, Xri Lanca, Braxin
Cây hướng dương : Hướng dương là cây lấy dầu phổ biến nhất ở
vùng ôn đới Hướng dương là cây trồng dễ tính thích nghỉ được với đất nhẹ
cũng như đất chặt miễn sao vùng trồng có được nhiều nắng nhưng không
ưa khí hậu ẩm thấp và nhiệt độ cao Hướng dương được trồng nhiều ở Nga,
Ấn D6, Canada, Chilé, Phap, Italia, Nam Tu, Achentina
Cây Ôliu: Là cây ở vùng cận nhiệt đới (Địa Trung Hải), cây chỉ được
trồng ở khí hậu này mới cho năng suất cao Trồng nhiều cây ôliu là khu
vực Địa Trung Hải như các nước Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Bê Đào
Nha, Tuynidi, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, ngoài ra còn được trồng ở Hoa Kỳ
Cây đậu tương: Trồng ở khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt và còn cả ở cả
khí hậu ôn đới Các nước trồng nhiều đậu tương như: Hoa Ky, Braxin,
Trung Quốc, Achentina,D6ng A, Dong Nam A
Cây lạc : Hiện nay cây lạc được trồng rộng rãi trên thế giới Ở nửa
cầu Bắc, lạc trồng đến vĩ tuyến 35°B ở Bắc Mỹ và 48B ở lục địa Á - Âu
(vùng hạ lưu sông Vônga) Ở nửa cầu Nam giới hạn trồng lạc không vượt
Trang 26quá vĩ tuyến 35N Các nước trồng nhiều lạc : Ấn Độ, Trung Quốc,
Nigiêria, ven vịnh Mêhicô thuộc Hoa Kỳ, Tây Phi nhiệt đới, Italia,
Xéné gan
- Cây lấy nhựa :
Cây cao su ‡ Cây cao su là cây lấy nhựa quan trọng nhất Phát sinh ở
vùng rừng nhiệt đới ẩm, phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ trung bình thay đổi từ 22-27”C, lượng mưa 1.500-2.500mm/năm Cây cao su được
trồng nhiều ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Xri Lanca, Camơrun, Cônggô,
Braxin
- Cây cho chất kích thích:
Cây chè : Thích hợp trong vòng đai nhiệt đới và cận nhiệt, chè cần nhiệt độ trung bình trong năm thang khodng 18°C, mưa trên 1500mm/năm rải đều trong năm càng tốt nhưng phải thoát nước Chè được trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Xri Lanca, Inđônesia, Pakixtan, Đài Loan, Braxin
Cây cà phê : Là cây nhiệt đới phát triển thuận lợi trong vùng nội chí
tuyến với lượng mưa trung bình năm trên 1250mm, vùng có mưa từ 1900 ~ 3000mm và phân bố đều trong năm thì cà phê phát triển thuận lợi nhất Cà phê ưa đất tơi xốp giàu chất dinh dưỡng nhất là đất đỏ đá vôi và đất đỏ bazan Cà phê phân bố rộng rãi trên thế giới, tập trung ở một số nước trồng
nhiều : Braxin, Côlômbia, Côtdivoa, Ănggôla, Inđônesia, Trung Mỹ, Châu
Phi nhiệt đới
Cây ca cao ‡ Ca cao cũng là cây thuộc vùng nhiệt đới Ca cao thích
hợp vùng có nhiệt độ trung bình năm không dưới 21C, độ ẩm thường
xuyên 85%, lượng mưa trung bình 1500-2000mm/năm Những đền điển ca
cao trên thế giới chỉ tập trung trong các khu vực từ vĩ tuyến 36°B, đến
20”N, và không lên cao quá 450m trên mực nước biển Ngày nay ca cao
được trồng nhiều ở Gana, Nigiêria, Braxin, Côtdivoa, Camơrun, Đông Á
Cây thuốc lá: Thuốc lá có nguồn gốc ở miền nhiệt đới, ưa nóng ẩm,
được trồng phổ biến ở nhiều nước từ nhiệt đới cho đến ôn đới Ở nửa cầu
Trang 27LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIEU TIEN BINH
Bắc giới hạn phân bố lén dén 60°B ở nửa cầu Nam xuống tới vĩ tuyến 40N Các nước trồng và sản xuất thuốc lá nhiều : Hoa Kỳ, Trung Quốc,
Ấn Độ, Braxin, Nhật Bản
- Với nội dung chính là sự phân bố cây công nghiệp trên thế giới phương pháp biểu hiện nội dung lên bản dé là phương pháp vùng phân
bố Phương pháp này dùng để biểu thị các loại cây được phân bố trên từng
vùng lãnh thổ nhất định Trong phương pháp này dùng các ký hiệu tượng
hình, mỗi cây một ký hiệu và màu sắc riêng để biểu hiện, đây là những ký hiệu phi tỉ lệ nhằm đáp ứng mục đích yêu cầu của bản đồ giáo khoa Các ký hiệu được thống nhất với các tài liệu giáo khoa khác (đặc biệt là bản
đồ) để học sinh có thể dé dàng nhận ra và có thể đọc được ngôn ngữ của bản đồ thể hiện Các ký hiệu được dùng để thể hiện sự phân bố cây công nghiệp trên thế giới €) Cây bông “& Cây cao su ae Cây cà phê 3 Cây cọ dẫu Cây thuốc lá ừ Cây chè Cây mía + Cây dừa c® Cây lạc
Cây đậu tương
Trang 28sà Cây ca cao
€Ế Cây hướng dương
Độ lớn của các ký hiệu trên được thể hiện lên bản đổ đáp ứng yêu cầu tối thiểu bằng 1/1000 khoảng cách nhìn, có nghĩa là nếu bàn cuối lớp cách bản đồ 8m thì độ lớn của các ký hiệu nhỏ nhất là 8mm
b) Nôi dung phu và phương pháp biểu hiện :
Ngoài những nội dung chính cần được biểu hiện thì trên bản đồ có
một số nội dung phụ để tham khảo thêm và làm nổi bật được nội dung
chính, phong phú thêm nội dung bản đồ
Các đới khí hậu được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng,
mỗi đới khí hậu được chọn màu khác nhau đi từ màu nóng đến lạnh, từ màu đậm đến nhạt ở xích đạo về hai cực Các đại đương, được thể hiện
bằng màu xanh lam Mạng lưới thủy văn sông ngòi được thể hiện bằng ký
hiệu đường, ở thượng nguồn được vẽ nét mảnh càng xuống hạ lưu sông nét càng đậm thể hiện hướng dòng chảy
Ranh giới các Châu lục với đại đương , các đới khí hậu được thể hiện
bằng các đường nét liền, ranh giới các quốc gia được ký hiệu bằng những đường đứt khúc màu đen
c) Yếu tố hỗ trợ :
Để tiện cho việc sử dụng trên bản đổ còn có hệ thống chữ viết tên
đại dương, biển, sông hổ, các vùng tự nhiên khác và một số điểm dân cư,
các số chỉ kinh vĩ tuyến
Bên cạnh đó là bảng chú giải : giải thích các ký hiệu trên bản đồ đó là các ký hiệu cây trồng, ranh giới các đới khí hậu, ranh giới các quốc gia
Sản lượng một số cây công nghiệp được biểu hiện bằng các biểu đồ thể hiện nội dung bổ sung trong bảng chú giải Đó là những biểu đồ tròn
còn nội dung là tỉ trọng một số cây công nghiệp một số châu lục trên thế
Trang 29LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIỀU TIẾN BÌNH el giới Qua đây có thể nhấn mạnh sự phân bố cây công nghiệp củng cố thêm nội dung chính Một số biểu đô Tỉ trọng một số cây công nghiệp của các châu lục trên thế giới năm 1994 - 1995 Củ cải đường @ chivd @> chiu Mj Ca cao Đậu tương @ chau Au (> Phin còn lại của thế giới H Giai đoạn biên vẽ bản
Biên vẽ bản đồ là quá trình lựa chọn và chuyển đổi thông tin từ các
dạng khác nhau sang đạng đổ họa và định vị chúng lên bể mặt bản đồ Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình thành lập bản đổ phân bố cây công nghiệp thế giới và nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình
thành một sản phẩm bản đồ hoàn chỉnh
1) Đồ họa :
Đây là giai đoạn cần người xây dựng bản đồ phải dùng hết khả
năng và sự khéo léo của mình để thể hiện nội dung lên bản đổ sao cho hài hòa, rõ ràng, chính xác và đầy đủ thông tin cần thiết
Công việc đầu tiên của giai đoạn này là sao phóng bản đồ từ bản đồ gốc Bản đổ gốc được chọn ở đây là bản đổ khí hậu thế giới tỉ lệ
Trang 30I:32.000.000 được phóng to lên 1,3 lần Dùng bút chì sao lại các yếu tố nội dung : các đới khí hậu, mạng lưới thủy văn lên giấy crôki Sau khi các nội
dung phụ đó được hoàn thành công việc tiếp theo là biểu hiện từng lại cây
công nghiệp đây là nội dung chính của bản đồ Phải làm sao để đảm bảo
được sự nổi trội của các nội dung chính, nội dung phụ chỉ làm nền và bổ
sung thêm cho bản đồ phong phú nội dung lẫn hình thức mà vẫn phù hợp với để tài Các ký hiệu cây công nghiệp được khoanh lại để loại ra khi tô màu nền Thể hiện xong nội dung kiểm tra lại xem có còn thiếu xót gì
không để bổ xung, điều chỉnh
2 Tô màu :
Bước đồ họa hoàn thành ta tiến hành tô màu nền bản đồ
Khi tô màu nền ta phải thực hiện đúng nguyên tắc màu sáng trước
màu tối sau, màu nhạt trước màu đậm sau Để cho đều màu cần tô một
lượt nước lên bản đồ trước, thử màu trên giấy cùng loại trước khi tô Tô màu chừa các ký hiệu ra và tô cùng với ký hiệu tương ứng ở bảng chú giải
Màu nền được chọn là các gam màu khác nhau : Đại dương, biển, hỗ : màu xanh lam
Cực đới : xanh lá cây nhạt Đới khí hậu cận cực ; màu vàng
Đới khí hậu ôn đới : màu hồng nhạt
Đới khí hậu cận nhiệt : mầu vàng kem Đới khí hậu nhiệt đới : màu kem Đới khí hâu cận xích đạo : màu gạch nhạt Đới khí hậu xích đạo ; màu gạch
Sau khi tô xong màu nền, đợi thật khô mới bắt đầu thể hiện các ký hiệu đường nét Các nội dung thể hiện lên bản đồ đã được tổng quát hóa
và dùng những ký hiệu phi tỉ lệ tuy nhiên các đối tượng được thể hiện vẫn
Trang 31LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIỀU TIẾN BÌNH
khơng đủ lớn nên màu sắc thể hiện phải đậm hoặc sáng nổi trên nền bản đồ để học sinh có thể quan sát dễ dàng Người biên vẽ cũng cố gắng làm cho các ký hiệu sắc nét, sắp xếp ngay ngắn và màu thể hiện gần sát với thực tế của cây công nghiệp
Nội dung chính hoàn thành, tiếp tục hoàn thành các nội dung phụ và
các yếu tố bổ sung : sông, đường biên giới các quốc gia, đường phân cách các đới khí hậu, đường vién các lục địa để tránh sự chồng chéo màu lên
nội dung chính
Thể hiện hệ thống kinh vĩ tuyến bằng những đường màu xanh
3 Chữ viết : Nếu như tô màu làm tăng vẻ đẹp của bản đồ, dễ đọc, dễ nhớ, thu hút được học sinh thì chữ viết cũng có vai trò quan trọng không
kém Bản đồ không thể thiết chữ viết, nó như người chỉ đường và làm
phong phú thêm nội dung, tăng sức hấp dẫn của bản đổ Ở bản đổ này có những kiểu chữ sau :
- Tên bản đồ : Dùng kiểu chữ in hoa đứng nét không đều có chân
(Capital) mầu đen cao 3cm Lực nét không đều có nét đậm bằng 0,5cm, nét mảnh 0,1 Sem
Kích thước (bể rộng) của chữ khác nhau Đối với chữ A,C,G,O,T có chiều rộng 2,5cm, đối với chữ B, Ð, E, M, H, N, P, U rộng 2,3cm chữ I rộng
0,5cm Kích thước chữ không kể chân chữ
- Các đại dương : dùng chữ Capital nghiêng cao l,5cm rộng I,lcm
màu xanh dương đậm
- Vịnh, biển lớn : chữ Capital nghiêng cao 0,6cm rộng 0,5cm màu
xanh dương
- - Vịnh, biển nhỏ dùng chữ in hoa nghiêng nhỏ màu xanh
- _ Sông, hồ dùng chữ in thường nghiêng nhỏ màu xanh
- Thành phố lớn : chữ Capital đứng cao 0,6cm rộng 0,4cem màu đen,
Trang 32- Chữ chú giải và tỉ lệ của bản đồ ghi chữ in hoa đứng nét đều cao I ,6cm, rộng 1,6cm màu đen - Nội dung trong phần chú giải dùng chữ in thường đứng nhỏ màu đen - Chữ số kinh vĩ tuyến : màu xanh 4 Khung bản đồ : Sau khi hoàn tất nội dung, chữ viết (trừ tên bản đồ và tỉ lệ bản đồ) thì tiến hành vẽ khung Khung bản đồ gồm hai đường kẻ bằng mực đen Đường trong cùng rộng 0,5mm, cách 2cm là đường thứ 2 rộng (,6cm Khung bản đồ cũng có vai trò rất quan trọng trong việc làm tăng giá trị thẩm mĩ của bản đồ,
Nói chung qua quá trình nghiên cứu thành lập bản đổ phân bố cây công nghiệp thế giới nói chung chúng tôi đã rất cố gắng thể hiện nội dung chính một cách chính xác, đầy đủ Tuy nhiên cũng gặp phải một số khó
khăn nhất định nhưng người thực hiện đã làm hết khả năng của mình để
làm sao tạo ra được một bản đồ có giá trị về mặt nội dung lẫn hình thức
Trang 34Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay trên thế giới,
phương thức dạy và học ngày càng đổi mới đó là đưa các phương tiện nghe nhìn và đồ dùng dạy học vào trong giảng dạy nhằm xoá bỏ đi phương pháp dạy chay khô khan trước đây Trong giảng dạy địa lý dù ở hình thức nào của phương tiện nào thì bản đổ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bài giảng Bản đồ có vai trò đặc biệt khi người giáo viên sử dụng hiệu quả ; nó không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng mà còn góp phần phát triển tư duy cho học sinh
Để bài giảng đạt hiệu quả cao nhất, khi sử dụng bản đổ người giáo viên cần phải có kiến thức chuyên môn trong đó kiến thức về bản đổ là không thể thiếu
Hiện nay sử dụng bản đổ ở trường phổ thông vẫn còn những điều đáng bàn đến Với sự thay đổi sách giáo khoa, thay đổi phương pháp dạy và học người ta chú ý hơn hoạt động của học sinh, giáo viên điều khiển, hướng dẫn học sinh tự tìm đến tri thức và vai trò của bản đổ càng quan trọng hơn Thế nhưng có một điều là bản đổ giáo khoa - đặc biệt là bản đồ
treo tường phục vụ cho môn địa lý được xuất bản không đáp ứng đủ nhu cầu của trường phổ thông từ đó có tình trạng thiếu bản đồ phục vụ cho các
tiết lên lớp Lại có trường hợp có bản đổ nhưng chưa sử dụng hoặc có sử
dụng đi chăng nữa vẫn chưa khai thác được hết tri thức từ bản đồ
Như đã để cập đến phần đầu người giáo viên không chỉ biết sử dụng
bản đồ mà còn có nhiệm vụ xây dựng bản đồ phục vụ cho bài giảng của mình với để tài này chúng tôi tiến hành xây dựng một bản đồ giáo khoa treo tường kết hợp kiến thức đã học và thực hành để hoàn thành bản dé
Mục đích xây dựng bản đồ không chỉ đơn thuần lập nên một bản đồ như
một phương tiện dạy học mà còn có mục đích khác đó là sự đúc kết kinh nghiệm qua lần đầu để từ đó là cơ sở thành lập một số bản dé khác phục vụ công tác giảng dạy của bản thân sau này
Bản đồ phân bố cây công nghiệp thế giới được xây dựng phục vụ cho bai 17 địa 10 "Địa lý ngành trồng trọt” Qua ngôn ngữ của bản đồ người đọc có thể biết được sự phân bố một số cây nghiệp chính trên thế
Trang 35LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : KIỀU TIẾN BÌNH
giới và thấy được mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau Bản dé này được xây dựng với kích thước lớn thuận lợi cho sự quan sát của học sinh mà vẫn đảm bảo dễ dàng trong di chuyển Chúng tôi rất muốn sử lý và đưa lên bảng đồ nhiều thông tin hơn nữa tuy nhiên số liệu thu thập không đẩy đủ, diện tích bản đổ không lớn lắm một mặt phải đảm bảo tính trực quan của các nội dung Chúng tôi cũng cố gắng thể hiện nội dung một cách đầy đủ, chính xác đảm bảo tính chất của bản đỗ giáo khoa Đây cũng là lần đầu tiên xây dựng một bản đồ giáo khoa không thể tránh khỏi những thiếu sót sai lầm Người xây dựng bản đồ muốn gởi đến các Thầy cô, các bạn một ý tưởng, một tài liệu tham khảo Kính mong sự đóng góp ý kiến của
Thay cô và các bạn để việc xây dựng một bản đồ giáo khoa nói chung và
bản đồ phân bố cây công nghiệp thế giới được hoàn thiện hơn
TP.Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm2003
Trang 36CÔNG TY SÁCH - THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC TP.HỒ CHÍ MINH
223 Nguyễn Tri Phương, Quận 5 - TP.Hồ Chí Minh Điện thoại : 8557913 - 8554803 - 8554645 Fax : 84-8-564307 DANH MUC BAN DO DIA Li CAP THPT
STT TEN HANG DVT | GHICHU
1 | Ban dé hành chánh Việt Nam Tờ 2| Bản đổ hành chánh Đông Nam Á Tờ 3 | Bản đỗ hành chánh Châu Á Tờ 4_ | Bản đổ hành chánh Châu Âu Tờ 5 | Bản đổ hành chánh Châu Mỹ Tờ 6 | Bản đồ hành chánh Châu Phi Tờ 7 | Ban đồ hành chánh Châu Đại Dương Tờ 8 | Ban dé hành chánh Thế Giới Bộ (Bộ/2 tờ) 9 | Ban dé hành chánh Thế Giới (khổ nhỏ) Tờ 10 ' Bản đồ tự nhiên Việt Nam Bộ (Bộ/2 tờ) 11 ! Bản đổ tự nhiên Châu Á Tờ 12 ' Bản đồ tự nhiên Châu Âu Tờ 13 ' Bản đồ tự nhiên Châu Mỹ Tờ 14 ' Bản đồ tự nhiên Châu Phi Tờ
15 ' Bản đổ tự nhiên Châu Đại Dương Tờ
16 ' Bản đồ tự nhiên Thế giới Bộ (Bộ/2 tờ) I7 ' Bản đổ kinh tế chung Việt Nam Bộ (Bộ/2 tờ) 18 ' Bản đồ kinh tế Đông Nam Á Tờ
19 ' Bản đồ kinh tế Trung Quốc Tờ
20 ' Bản đỗ kinh tế Nhật Bản Tờ
21 | Bản đổ kinh tế Ấn Độ Tờ
Trang 3723 | Bản đổ kinh tế Pháp Tờ 24 Bản đồ kinh tế Liên Bang Nga Tờ 25 ‹ Bản đồ kinh tế Braxin Tờ 26 | Bắn đỗ kinh tế Hoa Kỳ Tờ 27 | Bản đồ kinh tế Angiéri Tờ
28 | Bản đỗ kinh tế chung Châu Phi Tờ
29 ' Bản đồ khí hậu Việt Nam Bộ (Bộ/2 tờ) 30 ' Bản đồ động thực vật Việt Nam Bộ (Bộ/2 tờ) 31 ' Bản đổ giao thông Việt Nam Bộ (Bộ/2 tờ)
32 | Bản đồ công nghiệp Việt Nam Bộ (Bộ/2 tờ)
33! Bản đồ địa chất khoán sản Việt Nam Bộ ! (Bộ/2 tờ -
mới)
34 ‹ Bản đồ khoáng sản Thế Giới Bộ ' (Bộ/2 tờ)
35 ' quốc kỳ các nước trên Thế Giới Tờ
36 | Atlat địa lí Việt Nam Cuốn
37 | Bộ tranh các cảnh quan chính trên Thế Giới Bộ 38 ! Bộ tranh dân cư dân số Việt Nam Thế Giới Bộ
39 + Bộ tranh đại gia đình các dân tộc Việt Nam Bộ
Trang 38240 TRAN BINH TRỌNG - Q.5 - TP.HCM - ĐT : 8300472 - FAX : 8303005 DANH MỤC BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ CẤP THCS & THPT PHÁT HÀNH NĂM HỌC 2002 - 2003 STT TÊN BẢN ĐỒ DVT
l Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (2 mảnh) Tờ 2 Bản đỗ Khí hậu Việt Nam (2 mảnh) Tờ
3 | Bản đồ Động thực vật Việt Nam (2 mảnh) Tờ 4 _| Bản đồ Giao thông vận tải Việt Nam (2 mảnh) Tờ
5 _ | Bản đổ Kinh tế chung Việt Nam (2 mảnh) Tờ
6_ | Bản đỗ Công nghiệp Việt Nam (2 mảnh) Tờ 7 | Bản đỗ Địa chất và khoáng sản Việt Nam (2 mảnh) Tờ 8 | Ban dé Dian cư Việt Nam (2 mảnh) Tờ 9_ | Bản đô Nông nghiệp Việt Nam (2 mảnh) Bộ 10 | Ban dé Du lich Nam (2 mảnh) Bộ II | Lượt đổ cá vùng tự nhiên - Kinh tế Việt Nam (8 mảnh) Bộ I2 ' Bản đồ Hành chính Việt Nam Tờ I3 Bản đổ các nước trên thế giới (2 mảnh) Tờ I4 _' Bản đồ các nước trên thế giới (loại nhỏ) Tờ
¡5ˆ Bản đổ khoáng sản thể giới (2 mảnh) Bộ
16 | Bản đồ dân cư và đô thị thế giới (2 mảnh) Bộ I7 | Bản đồ tự nhiên thế giới (2 bán cẩu - 2 mảnh) Bộ 18 | Quốc kỳ các nước trên thế giới Tờ
19 | Bản đổ Địa lí tự nhiên Đông Nam Á (Mới - Bản đổ trung học) Tờ
20 | Ban dé Dia li tw nhiên Châu Á Tờ 2! ' Bản đồ Địa lí tư nhiên Châu Âu Tờ
22 | Ban dé Dia lí tự nhiên Châu Phi Tờ
23 | Ban dé Dia lí tư nhiên Châu Đại Dương Tờ
24 ‹ Bản đồ Địa lí tự nhiên Châu Mỹ Tờ 25 | Bản đồ các nước Đông Nam Á Tờ
26 | Ban dé cde nude Chau A Tờ 27 | Bản đồ các nước Châu Âu Tờ
Trang 3928 Bản đồ các nước Châu Mỹ Tờ
39 ‹ Bản đồ các nước Châu Phi Tờ
3O ' Bản đồ các nước Châu Đại Dương Tờ
31 ! Bản để Kinh tế Braxin Ta 32 ' Bản đồ Kinh tế Nhật Bản Tờ
33 ' Bản đố Kinh tế Pháp Tờ
34 | Ban dé Kinh tế Hoa Kỳ Tờ 35 | Ban dé Kinh tế Trung Quốc Tờ
36 | Bản đỗ Kinh tế Đông Nam Á Tờ
37 | Bản đổ Kinh tế Ấn Độ Tờ
38 ' Bắn đồ Kinh tế Liên Bang Nga Tờ
39 ' Bản đồ Kinh tế Châu Phi Tờ
40 ' Bản đồ Kinh tế các nước Tay A Tờ
Bản đổ giáo khoa địa lý THCS (40 bản đổ) Bộ
Tranh ảnh — Sách tranh
4l Bộ ưanh dân số dân cư thế giới và Việt Nam (15 mảnh) Bộ 42 | BO ưranh các cảnh quan chính trên thế giới (9 tranh) Bộ 43 ` Bộ tranh Đại gia đình các dân tộc Việt Nam (55 tranh) Bộ
44 ` Giảng day địa lí với phan mếm PC - Fact Bản
45 _| BO ảnh chân dung tác giả văn học (dùng trong trường THCS) Bộ
46 | BG tranh lịch sử lớp 6 (dự kiến tháng 10 xuất bản) Bộ
47 ' Sách tranh Trái Đất - Hành tỉnh của chúng ta Bản
48 Sách ảnh Việt Nam từ một phương pháp tiếp cận (Đại gia đình các dân tộc VN) | Bộ
49 ` Kỳ quan hang động Việt Nam Bộ
Trang 40PHÒNG PHÁT HÀNH 28 Nguyễn Văn Trỗi P.7, Q.Phú Nhuận ĐT : 8454030 — FAX : 8454030
DANH MUC HANG HOA
STT TEN HANG BYT | KT (cm) I BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ THẾ GIỚI Tờ | 79x109 l Hanh chinh TG (1M) Bộ 110 x 160 2 Hanh chinh TG (2M) Bộ 160 x 220 3 Hành chính TG (4M) Tờ 29x34 4 Hành chính TG Tờ 79 x 109 5 Tư nhiên TG Tờ 79 x 109 6 Giao thông TG Tờ T9 x 109 7 Din cu TG Tờ 79 x 109 8 Khodn sin TG Tờ 79 x 109 9 Dong & Thuc vat TG Ta 79x 109 10 ' Khí hậu TG Tờ 79 x 109 I1 | Cờ các nước trên Thế giới Tờ 60 x 84 II BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 12 | Cac nudéc ASEAN Tờ 84 x 120 I3 ' Tựnhiên Châu Á Tờ 79 x 109 14 ' Tự nhiên Châu Âu Tờ 79 x 109 15 ' Tự nhiên Châu Mỹ Tờ 79 x 109 l6 ' Tự nhiên Châu Phi Tờ 79 x 109
I7 | Tự nhiên Châu Đại Dương Tờ 79 x 109
18 | Hành chánh Châu Mỹ Tờ 79 x 109
19 ! Hành chánh Châu Phi Tờ 79 x 109 20 ' Hành chánh Châu Đại Dương Tờ 79 x 109
21 | Hai mién Dia cực Tờ 79 x 109
II BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ VIỆT NAM
22 Tập hành chính Việt Nam Quyển 13 x 20
23 | Tap hanh chinh Viét Nam Quyén 13x 20
24 | Tap miền Đông Nam Bộ Quyển 20 x 30 25 | Adlas Khí tượng Thủy văn Quyển 50 x 70