Anbe Carnuy và "Thuyết về sự phí lý" của ông là một trong những nội dung chủ yếu của chủ nghĩa hiện sinh và văn học hiện sinh, đã lầm phong phú văn học Pháp thế kỷ XX nhà vào bút pháp và
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ait TAY:
VAN DE HIEN SINH PHI LÝ
TRONG MOT SO TAC PHAM
CUA ANBE CAMUY
Người hướng dẫn : Phó Giáo Sư Hoàng Nhân
Người thực hiện : Sinh viên Trương Thi Bich Thuy
Người phản biện : Thầy Lê Văn Chín
~.—~ :*>— =e
Trang 2CONG TRINH DU THI
"SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC "
NĂM 1994
VAN DE HIEN SINH PHI LY TRONG MOT SO TAC PHAM
CUA ANBE CAMUY
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC §U PHẠM TP HỒ CHÍ MINH CƠNG TRÌNH DỰ THI "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC " NĂM 1994 VẤN ĐỀ HIỆN SINH PHI LÝ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
CUA ANBE CAMUY
Thuộc nhóm ngành : KHOA HỌC XÃ HỘI
Họtênsinhviên =: TRƯƠNG THỊ BÍCH THỦY
Lớp 4A
Khoa _ NGỮ VĂN
Trang 4
cần tile die Chia tibia aia
- Ban tank d 20 thoo dé cb chd tutong cho sink viên
lam ludn vin tbl nghetfh
- Thay Hoang Nhin dé ton tinh hung din tibn
tinh tam ludn vin
Trang 5Trường Đại Học Sư Phạm TP HCM Công Trình Dự Thỉ "Sinh Viên nghiên cứu khoa học” Năm 1994
VẤN ĐỀ HIỆN SINH PHI LÝ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA ANBE CAMUY
Thuộc nhóm ngành :_ Khoa học xã hội
Họ và tên ginh viên : Trương Thị Bích Thủy
Lop : 4A
Khoa : Ngữ Văn
Người hướng dẫn :_ Phó Giáo Sư Hoàng Nhân
Trang 6THƯ MỤC THAM KHẢO
1 Mac và Ăngghen về nghệ thuật - NXB Sự thật Hà Nội, 1279
2 Cơ sở lý luận Văn học tập 3 - Phương Lựu và Lê Đình Ky - NXBĐH và THCN Hà Nội, 1983
3.1 ý hiận văn chương sơ giảng - Lê Ngọc Trà Chủ biên - Giáo trình ĐHSP =—— 4 TỰ điển văn học tập 1 và 2 NXR KHXH Hà nội, 1984
5 Phương Tây, Văn học và con người Hoàng Trinh-NXB KHXH Hà nội, 1969 6 Văn học thế giới hiện đại -Albérèe Bửu Ý địch - NXB An tiêm - Saigon, 1273 7 Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa - Đỗ Đức Hiểu - NXBVH Hà nội, 1979 8 Văn học phương Tây tập 3 - Hoàng Nhân, Phùng Văn Tửu, Đặng Anh Đào - NXBGD, Hà nội 1992 9 Nhận định văn học phương Tây hiện đại - Hoàng Nhân Trường ĐHSP Thành Phố HCM xuất bản, 1985 10 Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại - Phạm văn Sĩ - NXBĐH và THCN, Hà Nội, 1986
11 Tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh -R Cwmpbell- Nguyễn Hiến lâ, Saigon, 196% 12 Từ tưởng hiện đại - Bùi Gikng, Saigon, NXB Kim Hai, 1967
13 Anbe Camuy và thuyết "phi lý" trong văn học - Hoàng Trình - tạp chí văn học số 1, 1968
14 Anbe Camuy và triết lý chống đối - Lập trường văn nghệ của Anbe Camuy -Cô
Liêu - Bách khoa số 76,77, 1960
15 Vai nét vé Anbe Camuy - Van nghệ số 24, 1963
16 Vai chm nghi v8 tinh cam phi if cia ké hm diy -Dai học số 14, 1960 - Nguyễn Van Trung, 17 Trình bày và phê bình hai quan niệm ndi logan cia Anbe Camuy - Thach Chương - Sáng tạo số 3, 1960 18 Sứ mệnh văn nghệ hiện đại - Anbe Cxmuy - Trần Phong Cao địch, NXB An tiêm, Saigon, 1974
19 Nguyễn Thanh Hùng - Báo văn nghệ 20 -6 - 1992
Trang 7MỤC LỤC
PHAN MG DAU
1 LY DO CHỌN ĐỀ TÀI II LICH SỬ VAN ĐỀ
HLPHUONG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHAN NOI DUNG
CHUONG I: ANBE CAMUY VA THO DAI
L VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI CỦA ANBE CAMUY
Il SU HINH THANH QUAN DIEM SANG TAC CUA ANBE CAMUY
1 SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU VĂN HỌC HIỆN SINH
2 QUAN ĐIỄM SANG TAC CUA ANBE CAMUY CHUONG II: DOI NET VỀ TÁC PHAM ANBE CAMUY
L KHAI QUAT VE CAC GIAI DOAN SANG TAC CUA ANBE CAMUY I vi TRI CUA BON TAC PHAM CAN KHAO SAT
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ "CÁI PHI LÝ" QUA MỘT SỐ TAC PHAM CỦA ANBE CAMUY
L NỘI DUNG CÁI PHI LÝ
II PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÁC PHẨM
II ý NGHĨA CÁI PHI LÝ
PHAN KET LUAN
Trang 8PHAN MO DAU
LLY DO CHON DE TAI
Văn học hiện sinh và Anbe Camuy tử lâu đã trở thành đề tài
cho giới nghiên cứu phê bình nhiều nước trên thế giới Rất nhiều
chuyên luận, bài báo viết về văn học hiện sinh và Anbe Camuy Chỉ
riêng ở Việt Nam, tử những năm 60, 70 trào lưu văn học hiện sinh đã
được giới thiệu khái quát ở Miền Bắc và truyền bá có hệ thống ở
Miễn Nam Các tác phẩm của Anbe Camuy đã được dịch và giới thiệu ở các đô thị Miền Nam trước ngày giải phóng Những công trình ở Miền Hắc trước năm 1975 thiên về phê phán triệt để Camuy,
những bài viết ở Miễn Nam đưới chế độ củ thì thiên về ca ngợi Camuy Nên nhận định như thế nào cho đúng mức và khách quan
hơn? Tôi chỉ có thể tiếp nhận những nhận định hợp lý và cố gắng tìm
hiểu giá trị nhân bản ở mức độ nào đó của một số tác phẩm của
Camuy, một vấn để mà nhiều bài viết còn ít đề cập đến
Anbe Carnuy và "Thuyết về sự phí lý" của ông là một trong
những nội dung chủ yếu của chủ nghĩa hiện sinh và văn học hiện sinh, đã lầm phong phú văn học Pháp thế kỷ XX nhà vào bút pháp và những tư tưởng táo bạo của ông Vì sao các tác phẩm của Camuy lại
hấp dẫn một thế hệ thanh niên sau Đại chiến thế giới II? Có điều gì
chung và khác biệt giữa thanh niên các nước không? Vì vậy tôi muốn
Trang 9của ông: “Huyền thoại Xíxiphơ", "Ngộ nhận", “Caliguyla" và "Người
xa lạ" Tôi không phân tích các tác phẩm của giai đoạn sau vì một lý do khác là từ năm 1950 những sắng tác của Camuy quá phức tạp khi
ông công khai chống cách mạng qua cuốn "Người phan nộ” (1951) Trong cuốn sách này Camuy chống cách mạng và để cao sự phẫn uất
nội tâm, lên an cách mang Nga 1917 va ca cách mạng Pháp 1789
Tháng 8.1952, Camuy phê phán Xáctơrơ có cảm tình với chủ nghĩa Mác, đã nhết con người tự đo vào "Cái chuồng của tính lịch sử tất yếu
Mác xIt”
Tác giá Anbe Camuy không có trong chương trình văn học bậc phổ thông trung học và chỉ được học khái quất trong phẫn các
trào lưu văn học phương Tây hiện đại của chương trình Đại Học Văn
Khoa Nhưng những tư tưởng phức tạp trong kết luận của Camuy đã
đặt ra cho thanh niên thời đại và các nhà nghiên cứu những van dé
đáng lưu ý Bản thân tôi là một thanh niên sống trong thời đại mà các
thông tin được truyền bá một cách rộng rãi, và đồng thời là một Sinh
Viên Khoa Văn nên yêu cẩu hiểu biết về một tác giả với những tư
tưởng đã gây ra nhiều vấn đề tranh luận là cần thiết để so sánh và
nắm vững những phần văn học khác
LL LICH SU VAN DE
Cho đến nay không kể cắc công trình nghiên cứu ở nước
Trang 10Camuy khá nhiều Theo hai hệ thống và quan điểm khác nhau có thể
kế đến một số công trình nghiên cứu và bài viết như sau:
a/ Viết theo quan điểm Mácxit nhằm giới thiệu khái quát cho
đối tượng sinh viên và cán bộ nghiên cứu, phần lớn in ở Miền Bac
trước và sau 1975: Đỗ Đức Hiểu viết về Anbe Camuy trong Phê phán
văn học hiện sinh chủ nghĩa, Phạm Văn Sỹ trong Tư tưởng văn học
Phương Tây hiện đại, Hoàng Nhân trong Văn học Phương Tây (Tập
LH) và Nhân định văn học Phương Tây hiện đại, Hoang Trinh trong
Phương Tây văn học và con người
b/ Viết theo các quan điểm khác nhau một cách tự do nhằm
truyền bá sâu rộng chủ nghĩa hiện sinh và Carnuy cho một đối tượng
độc giả rộng rãi ở đô thị, xuất bản ở Miễn Nam trước 1975 Đó là
nhiều bài viết của Bùi Giáng trong Tư tưởng hiện đại, những bài viết
đăng rải rắc trên các tạp chí "Sáng tạo”, “Đại học”, "Văn nghệ”,
"Bách khoa" Vài cảm nghĩ về tình cẳm phi lý của "Kẻ lưu đày" của
Nguyễn Văn Trung, "Trình bày và phê bình hai quan điểm nỗi loạn
của Anbe Camuy" của Thạch Chương,"Lập trường văn nghệ của Anbe Camuy" của Cô Liêu
Các tác phầm của Camuy đều được dịch và giới thiệu ở Miền Nam nước ta trước năm 1975 Tư tưởng của các nhân vật trong các tác phẩm đã ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống tỉnh thần thời đó như:
Trang 11Các bài viết, nghiên cứu đều đặt ra và lý giải những vấn để
xung quanh thuyết phi lý của Camuy bằng cách phân tích những biểu
hiện của nó qua các tác phẩm của ông Có nhiều ý kiến khác nhau
xung quanh thuyết phi lý của Camuy." Ở Châu âu, những nhà phê bình chê Camuy có nhiều lắm Chê vì không hiểu, hoặc vì những lý do khác rất đễ hiểu Nhất là sau cuộc bút chiến giữa Xactơrơ và Camuy va sau gidi Nobel 1957, ké dude giải thưởng càng phải chịu
đựng nhiều lời châm chọc Những nhà phê bình đã khen Carmuy cũng
có nhiều Khen theo điệu lập lồ *gargarisme moderme* và họ nhắc tới Người xa lạ, Dịch hạch, Con người nổi loạn hơn là nhắc tới Ngộ
nhận Tại sao vậy? *.)
Trong luận văn nầy, tôi cố gắng tiếp thu nhiều ý kiến qua việc
tham khảo nhiều bài viết để trên cơ sở đó nhận thức được một cách
tương đối chính xác và mỉnh bạch thuyết hiện sinh phi lý qua cắc tác
phẩm: Huyễn thoại Xixiphơ, Ngộ nhận, Caliguyla, Người xa lạ và
bước đầu nêu lên một vài suy nghĩ của bản thân để hy vọng nghiên
cứu lâu dài và toàn diện hơn về Anbe Camuy sau này
LII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn này được viết theo phương pháp nghiên cứu một tác
phẩm văn chương theo quan điểm mắcxít:
—— —— ——=—=—_ — — —
(1? Bùi Chẳng, 'Tf tưởng hiện đại, trang 191
Cargarisma modeme: mit số k›ai thuốc,
Trang 12- Đọc kỹ, đọc nhiễu lần 4 tác phẩm Huyễn thoại Xixiphơ, Ngộ
nhận, Caliguvia, Người xa lạ
- Vận dụng những kiến thức về lịch sử, xã hội và tác giả để tìm
hiểu tác phẩm, phân tích tác phẩm; đối chiếu với một số tài liệu phê
bình để so sánh và suy nghĩ độc lập, tút ra những ý nghĩa đích thực về
thuyết phi lý của Camuy; tìm hiểu những ý kiến khác biệt về tư tưởng
của ông, của các nhà nghiên cứu
Phần nội dung của luận văn được xây dựng theo một kết cấu,
kết hợp logich các vấn đề xung quanh vấn đề phi lý:
Chương l là phần tìm hiểu về cuộc đời và thời đại của Anbe Camuy nhằm xắc định sự hình thành quan điểm sắng tác theo quan điểm hiện sinh của Camuy,
Chương II là phần khái quát các tác phẩm của Camuy và nêu rõ vị trí của 4 tác phẩm cần khảo sắt trong sự nghiệp sắng tắc của
ông
Chương III là phần nói về ý nghĩa, nội dung cái phi lý được rút
ra từ việc phân tích các tác phẩm: Huyền thoại Xixiphơ, Ngộ nhận,
Caliguyla, Nguoi xa la
Để đảm hảo tính chất khoa học của luận văn, tôi cần trích dẫn
Trang 13PHAN2 NỘI DUNG
CHUGNGI ANBE CAMUY VÀ THỜI ĐẠI
1 VẢI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI ANBE CAMUY
Anhe Camuy (913-1960) là một trong những nhà văn lớn của nước Pháp thời hiện đại Củng với lăng Pên Xactơrd, Angđrê Mamrơ, Anbe Camuy đã hồn thành một sự nghiệp rực rỡ và ngày nay có thể
nói ông là nhà văn có uy tín quan trọng trên thế giới thời hậu chiến 0
Anbe Camuy sinh ngay 7-11-1913 tai Méndévi, xd Angiéri
thuộc Pháp, trong một gia đình công nhân nông nghiệp Cha ông là người Pháp, mẹ người gốc Tây Ban Nha cả gia đình sống trong một
khu phố nghèo Một năm sau (1914), cha Camuy từ trần trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất Cảnh nhà Carnuy lúc ấy vô cùng túng
quẫn Học xong tiểu học nhờ một thầy giáo giúp đỡ, Camuy được cấp học bồng để học lên bậc trung học Tà năm mười ba tuổi, Camuy đã
say mê đọc Giđơ, Môngteclăng, và Mantô?' Carmuy vẫn theo học mặc đủ biết mình chớm mắc bệnh lao Nhưng đến năm 1932, Camuy phải thôi học vì lo bệnh tình nặng thêm Carnuy đã trải qua những
ngày khó khăn trong thời niên thiếu, Ông phải làm nhiều nghề để có
tien theo học phân khoa Đại học An-giê Ông đã bán để phụ tùng xe
(!! Văn nghệ sỂ 24 - 1963
Trang 14hơi, làm nhân viên khí tượng, làm công cho một thương gia hàng hải và cho hội đồng quận!
Nam 1933, Carmuy bắt đầu hoạt động chính trị và gia nhập
Đảng chống phát xít do Hăngri Bacbuytx và Rômanh Rôlăng thành lập ' Năm 1934, Camuy vào Đẳng cộng sản Phấp, cũng trong năm nay ông cưới vợ và ly đị hai năm sau đó Trong thời gian này, Camuy đã say mê sân khấu nên lập ra đoàn kịch L" Equipe, vừa làm đạo diễn,
vừa làm diễn viên Ông viết một số vẻ kịch phỏng theo những tác
phẩm của Manrô, Btsin, Pécnd
Tác phẩm đầu tiên của Camuy là một tập tùy bút đã được giới văn học Pháp chú ý Năm 1935, Đảng cộng sản Pháp chủ trương
thành lập Mặt trận nhân dan chéng phat xít Camuy không tán thành sách lược của Đảng đối với chính phủ thời đó Ông cho rằng Đảng không quan tâm đúng mức giải quyết những bất công ở các thuộc địa
của Pháp nên ông đã ra khỏi Đảng Năm 1936, Camuy đậu bằng cử
nhân triết học, ông bỏ kỳ thi thạc sĩ vì lý đo sức khỏe
Trong khoảng thời gian này Camuy đã đi và sống qua nhiều
nước: Ý, I-Pha-Nho, Tiệp khắc và trở về cộng tác với báo Alger
Répubiicain (Người Cộng hòa Angiê) ở Angiê® Viết những bài
phóng sự về đời sống khổ cực của nhãn dân lao động
(!` hách khoa số7? 1960
Trang 15Thế chiến thứ hai bùng nổ, Camuy ghi tên nhập ngũ nhưng không được chấp nhận vì lý do sức khỏe kém
Năm 1940, đang ở Angiêri, ông bị chính quyền thực đân ở
Angiêri theo đõi nên trở về Pháp và được Paxcan giới thiệu cho làm việc ở tỏa soạn báo París soir (Pari buổi chiều) Các tác phẩm về vấn
để phi lý của ông lần lượt ra đời Camuy thường lấy Angiêri làm bối
cảnh cho những tác phẩm của mình Mối liên hệ giữa Camuy với
những người Hai giáo nói tiếng Ả rập đã có tác dụng đến các chủ đề
người xa lạ và cái phi lý trong các tác phẩm của ông Sự nghèo khổ
và xa cắch quê hương đã làm cho văn học Pháp càng hấp dẫn đối với
Camuy Hệ thống giáo đục hoàn chỉnh của Pháp đã giúp Carmuy có
von tri thức vững vàng cũng như đã hình thành tư tưởng nhân bản
trong ôngt),
Phát xít Đức xâm lược Pháp, chính phủ Pêtanh đầu hàng Camuy trd về tổ quốc lần hai và tham gia trong tổ chức của phong
trào khắng chiến, hoạt động bí mật ở vùng bị chiếm đóng chống bọn
xâm lược và chính quyền hợp tác với chúng Camuy vừa viết xã luận, vừa làm Tổng biên tập báo Chiến đấu từ 1944-1947 Cuối 1945, sau khi kháng chiến thắng lợi, Camuy hoạt động ủng hộ phong trào giải
phóng dân tộc đ các thuộc địa, Qua báo Chiến đấu, Camuy viết
nhiều bài chính luận tố cáo nhà cầm quyền Pháp đương thời
Trang 16Từ khi ra khỏi Đảng cộng sản Pháp (1935), Camuy dan dân
chuyển hướng sang một con đường khác Ông chống Chủ nghĩa cộng sản một cách quyết liệt Những quan niệm của Camuy về nổi loạn bị những người Mác xít lên ấn trong đó lăng Pôn Xactơrd một người bạn cũ của ông cũng không đồng tình và đã tranh luận gay gắt với ông, ông đã tuyệt giao với Xactørơ, vì Xactdơrd đã tỏ cảm tình với Chủ nghĩa xã hội, với Đảng cộng sản
Từ những năm nam mudi, Camuy van tiép tục sắng tác mặc dù bệnh lao tái phát, Camuy đã bộc lộ lập trường của một người Phấáp
đứng về phấi cực hữu Camuy thường nói về tự do, công lý, bạo lực, khởi loạn với những khấi niệm trừu tượng nhằm nêu lên những nguyên lý có tính chất phổ biến theo chủ quan của ong")
Ngày 10-12-1957, Camuy được tặng giải Nobel về- Văn
chương vì được Viện Hàn lâm Thụy Điển ca ngợi là “Toàn thể tác phẩm của ông đã dua ra Anh sing những vấn đề đặt ra trước ý thức
của nhân loại ngày nay", Theo truyền thống, sau buổi lễ Camuy đã
đọc bài điễn văn nhan đề Diễn văn tại Thụy điển, sau bài đó được công bố cùng với bài diễn văn Nghệ sĩ với thời đại cỦa mình Hai bài điễn văn đã nêu lên những quan điểm của Camuy về nghệ thuật và sứ
ménh của nghệ sĩ ngày nay
Carnuy qua đời ngày 4-1-1960 đo một tai nạn xe hơi, lúc ấy Camuy chỉ mới bốn mươi bảy tuổi Camuy chết đi giữa lúc khả năng sắng tạo của ông đến thời kỳ sung mãn nhất
Trang 17
-19
H SỰ HÌNH THÀNH QUAN ĐIẪM SÁNG TÁC THRO CHỦ
NGHĨA HIỆN SINH
1 SỰ HÌNH THẢNH TRẢO LƯU VĂN HỌC HIỆN SINH
Cliủ nghĩa hiện sinh là một lý thuyết phương Tây hình thành:
vào cuối thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ sau đại chiến thế giới thứ hai Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu phức tạp được diễn đạt dưới
dạng tư tưởng phi lý, dấn thân, lo âu Với sự tìm hiểu bước đầu có
giới hạn trong luận văn này tôi chỉ nêu lên một số đặc điểm về triết
hoc và văn học nhằm mục đích xác định vị trí nội dung cái phi lý
trong sang tác của Á Camuy,
Nguồn gốc của triết học hiện sinh là tư tưởng của Kiếckdgu
(Kierkegaard, 1813-1855) nây sinh từ Đan Mạch vào nửa sau thế kỹ XIX trong bối cảnh của xã hội phong kiến: Kiếckogơ ca ngợi nhà triết học cổ Hy lạp Xơcơrat đã nêu phương châm "Hãy tự biết mình",
làm cho mình trở nên chính mình Trọng tâm suy nghĩ của Kiếckơgơ
là cái cá nhân, mỗi cá nhân không có trung tâm nào khác là chính
minh Ong nhan manh tinh cha thé va tinh noi tam va néu khai niém
hiện sinh như là cái sống đích thực của cá nhân Điều đáng kế là cá
nhân hiện hữu Hiện sinh là trạng thái tình cảm qua đó cá nhân thấy câi hữu hạn và vô hạn Hiện sinh không the định nghĩa mà chỉ có thể
mo ta (Œ),
() "Về tự tưởng và văn học phương Tây hiện đại" của Phạm Văn S¥ NXBDPH va
Trang 18Al
Đầu thế kỷ XX, ở Đức và Pháp - đặc biệt là trong và sau Đại thế chiến thứ nhất - Giữa xã hội đang hoang mang cực độ, ra đời
những tắc phẩm của Huxec về "Hiện tượng học thuần túy" Huxec
(Hussem, 1859- 1939) là triết gia Đức chống lại thói quen suy nghĩ có
sẵn Ông cho rằng triết học luôn luôn là sự bắt đầu trở lại, thể nghiệm
một phương pháp mô tả trực tiếp kinh nghiệm của chúng ta như nó von thé Ong di tim cái tôi thuần túy tạo ra "Thế giới hiện tượng học”
tức là cái thế giới như tơi nhìn nhận Ơng thay cái "Tôi tư duy" của Dêcac bằng cái "Tôi tư đuy cái tôi tư đuy" tức là tư duy cái gì? ý thức là ý thức về cái gì, hướng tới cái gì đó cụ thể Ông nhấn mạnh cái
sống thực và kinh nghiệm của bản thân 0)
Tư tưởng của Kiếckøgơ về con người, kết hợp với hiện tượng
học Huxec như là một phương pháp luận, trổ thành một triết học có lệ thống của giai cấp tư sản Các nhà hiện sinh lấy hiện tượng luận
của Huxee làm phương pháp luận và phương pháp mô tả văn học vì
lý luận của Huxec thích hợp với việc mô tả đời sống bên trong của cá nhân Từ cơ sở ấy trong suốt nữa đầu thế kỷ XX, Haiđøgơ và các nhà
triết học khác như: Giaxper, Gabrien, Macxen phat triển nó lên thành những lý thuyết ngày thêm phức tạp và hoàn chỉnh để phổ biến
trong giới trí thức Tử đấy triết học hiện sinh trở thành một trào lưu tư tưởng được phổ biến rộng rãi ở "Thế giới tự do" - đặc biệt là ở Pháp #!
(1) "VỀ tự tưởng và văn học phương Tây hiện đại" của Phạm Văn Sỹ NXRPH và THEN, 1986, trang 225, 270
(?' [sẽ phán văn Ixx hiện sinh chi nghĩa Đô Đức Hiểu NXBVH, Hà Nội-1978,
Trang 1912
Các nhà nghiên cứu phương Tây đã đưa ra nhiều định nghĩa
khác nhau về chủ nghĩa hiện sinh, người thì nhấn mạnh vào phương
phấp hiện tượng học, người thì đặc biệt chú ý đến yếu tế này hoặc yếu tố khác của những học thuyết hiện sinh chủ nghĩa lalivet gọi chủ
nghĩa hiện sinh là một triết học mà đối tượng là sự phân tích và miêu
tả hiện sinh cụ thể, được coi là động tắc của một sự tự do tự khẳng
định Rogex Verneaux định nghĩa chủ nghĩa hiện sinh là một tư tưởng
cụ thể, tập trung vào con người, đối lập với tư tưởng trừu tượng và
triết học lý tính tìm cách giải thích thế giới bằng 1ôgich học và một liệ thống ý kiến trừu tượng Foulquiế nói đó là một khuynh hướng tư
tưởng đặc biệt chú trọng đến hiện sinh và nhà triết học hiện sinh
không quan tâm đến những bản chất, những khả năng, những khái
niệm trừu tượng; nó đối lập với tỉnh thần toán học và chỉ nghiên cứu
cái hiện sinh, tức là cái cụ thể, cái cá biệt Adam Sehaaf coi chủ nghĩa
hiện sinh là chủ nghĩa nhân văn của một thế giới đang tiêu vong và vì
vậy, có tính bị đát và tuyệt vọng (!),
Song song phát triển với triết học hiện sinh là trào lưu văn học hiện sinh chủ nghĩa (Triết học duy tâm gắn liền với văn học) Hai
hình thái thâm nhập lẫn nhau, bố sung cho nhau với cắc tên tuổi quen thuộc Xactdrd, Anbe Camuy, Ximon Đơ Rôvoa, Xăgăng Và với
nhiều loại hình văn học: bút ký, nhật ký, truyện ngắn, kịch, tiểu
thuyết Văn học với đặc trưng của nó là lĩnh vực thuận lợi để nói về
đời sống bên trong của con người Các nhà triết học và các nhà văn
() Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa Đỗ Đức Hiểu NXBVH, Hà nội, 1Ø73,
Trang 2013
hiện sinh chú ý sử đụng văn học để diễn dịch những khấi niệtn của
triết học để mở rộng nghĩa của chủ nghĩa hiện sinh , Kiếckdgơ
nói: “Thay vì tư đuy trừu tượng có nhiệm vụ hiểu cái cụ thể một cách trừu tượng, nhà tư tưởng chủ quan (hay hiện sinh) trái lại có nhiệm vụ hiểu cái trừu tượng một cách cụ thể" Và Ximon Đơ Bôvoa liên hệ
với tiểu thuyết hiện đại: "Nếu như sự mô tả bản chất thuộc về triết
học thuần nghĩa thì chỉ có tiểu thuyết mới cho phép gợi lên cái tia gốc
của hiện sinh trong thực tế đầy đủ, riêng biệt, có thời gian tính của
nó” (1,
Ở Pháp, văn học hiện sinh không thành hẳn một trường phái
nhưng cắc nhà văn hiện sinh đều xuất phát từ những khuynh hướng triết học cơ bản giếng nhau Triết học hiện sinh ở giữa thế kỷ XX
tuyên bế đã tìm thấy "lối thoát" cho triết học là đã "vượt lên trên" chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nó làm mọi người lầm tưởng đó
là một triết học chân chính "vì con người, lầm tưởng đó là triết học
hiện sinh vô thần", "nhích gần đến chủ nghĩa Mác"?! Trong thực tế đôi khi nó phê phán kịch liệt chủ nghĩa đế quốc tàn bạo và xâm lược Trết học hiện sinh thực ra là một triết học thần bí, một triết học tỉnh thần hóa con người và tự nhiên, tách con người ra khỏi thế giới vật chất khách quan Triết học hiện sinh phẩn ánh sự khủng hoảng của
thế giới tư bản Cuối cùng, triết học hiện sinh bộc lộ "cái phi lý" cơ
bản của chính nó, cái bất lực "bản chất", cái nhạt nhẽo nông cạn của
chính nó và bị mọi người khước từ Vì không có sức sắng tạo, cái triết
(11 Phạm Văn Sv - Sách đề dẫn, trang 271
Trang 21-14
học "mới" và "lạ" ấy chẳng bao lâu trở thành "cái người ta" vô vị thiếu bản sắc và rơi vào "hư vô" 0,
_ Trên đây là những ý phê phán gay gắt chủ nghĩa hiện sinh của nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu Trong tình hình đổi mới của đất nước
ta hiện nay, tôi nghĩ rằng trong tất cả mọi lĩnh vực, đều cần có một
cái nhìn đổi mới và đĩ nhiên cả lĩnh vực văn học Về cơ bản ý của nhà
nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu là xác đáng Nhưng ông chưa đề cập đến
vấn đề từ những ông tổ của các trường phái mỹ học tư sản phương
Tây ấy đã có những người kế tục tạo nên "lý thuyết mới, những tri
thức khoa học đích thực có ý nghĩa tích cực do tư tưởng loài người
tìm kiếm tích lũy từ nhiều nguồn" "Sau Huxec, lăng Pôn Xactơrơ là
Pônti và hiện sinh Mỹ Cái đáng nói ở chủ nghĩa hiện sinh là nguồn
gốc mỹ học của nó làm nên luận điểm "phi bi kịch" Cuộc sống sẽ bị cái chết xóa sạch Từ quan niệm cái chết là triệt để phổ biến, chủ
nghĩa hiện sinh mỹ cải biến tính bị quan ấy thành triết học lạc quan
thực dụng về phương diện đạo đức, chủ nghĩa hiện sinh hiện đại bộc
lộ sự xung đột và tự giày vò đạo đức bên trong Nó luôn luôn băn
khoăn về một nền văn hóa tương lai, hoài nghỉ tính hợp lý xã hội
trong tình trạng bề tắc của lối sống hiện đại của chủ nghĩa tư ban Da số các nhà hiện sinh nổi tiếng được giải Nobel như Xactơrơ, Camuy, Kápca, Vinđơ đều ca ngợi chân thật chủ nghĩa Mac vé van hoc, những nhà hiện sinh đã điễn đạt tinh tế thật lòng và bộc trực, giần dị
Trang 22AS
cái tôi, công khai mô tả những rung động thầm kín và tâm hẳn yếu đuối của con người trong cuộc sống mà người ta cho là phi ly"
Hai nhận định khác nhau trước và sau năm 1987, năm hắt đầu
công cuộc đổi mới của cách mạng Việt nam Hai nhận định đều có
phần cực đoan hoặc phủ nhận hết thảy, hoặc ca ngợi hết lòi Tôi nghĩ
rằng cần rút kinh nghiệm để bình luận và phân tích văn học có ý nghĩa khách quan hơn, có sức thuyết phục hơn
Có nhiều lý thuyết trong chủ nghĩa hiện sinh: chủ nghĩa hiện
sinh "phái hữu” và chủ nghĩa hiện sinh "phái tả", chỉ nghĩa hiện sinh
"hữu thần" và "vô thần" Có những nhà triết học hiện sinh thuần túy
tư biện, lãnh đạm với cuộc sống, cũng có những nhà triết học hiện
sinh "dấn thân" "nhập cuộc") Chủ nghĩa hiện sinh với nhiều
khuynh hướng cụ thể khắc nhau là một trào lưu triết học ra đời trên
mảnh đất của xã hội tư bản Châu Âu trải qua những năm thắng đau
thương mắt mắt Các nhà triết học hiện sinh muốn đi tìm một chân lý
cho lòng tin của con người đã bị tổn thương®) Các nhầ văn hiện sinh
muốn thể hiện cái phi lý trên nhiễm sắc thể khác nhau với nhiều thể
loại văn học khắc nhau Ví dụ như Xaetơrơ viết nhiều thể loại (kịch,
tiểu thuyết) về chủ đề tự do cá nhân và về sự dấn thân, nhập cuộc không tách rời quan niệm phi lý về tồn tại Xactdrd mô tả thế giới bên
(1) Nguyên Thanh Hùng Báo văn nghệ 20-6 1992
(2! Phê phán Văn học hiện sinh chủ nghĩa, trang 14-Đỗ Đức Hieu-NXBVH, Ha Nội, 1278,
Trang 23-16-
trong của nhân vật, những cảm giác khó chịu, phần ứng tâm lý của cá nhân trước cuộc sống mà Xactơrơ gọi là "buồn nôn" Nhân vật của Xaetơrơ luôn suy nghĩ và biện luận về sự vô nghĩa của cuộc sống, và
nêu eon người có dẫn thân, hành động thì cũng bị xem như một dam mê vô ích Khái niệm tự do hiện sinh của Xactdrơ không có nội dung
xã hội lịch sử cụ thể, nó chỉ dựa vào ý muốn bên trong của cá nhân, vì
đánh giá hiện thực là phi lý, không có quy luật gì A Camuy cũng đã
viết nhiễu thể loại (tiểu thuyết, bút ký, kịch) theo triết lý hiện sinh
Trong ba giai đoạn sắng tắc của Camuy, triết luận về cái phi lý là chủ đề tập trung của giai đoạn sáng tác thứ hai từ năm 1940-1950 0),
2 QUAN DIEM SANG TAC CUA CAMUY
a Quan niém vé c&i phi lý
Vốn có quá trình hoạt động chính trị khá sôi nổi, cứ mỗi bước
đi Camuy lại dẫn sâu thêm một chút vào triết lý bi quan đau khổ mà
ông đã dành cả cuộc đời để nghĩ suy, trăn trở Đó là "thuyết phi lý",
đó là triết lý "con người nổi loạn"
Không nâng triết học hiện sinh thành một thứ "bản thể luận", Camuy đi theo quan điểm của riêng mình Camuy không bàn đến
những vấn đề siêu hình rắc rối nhưng thực thể, hư vô, tồn tại, bản chất
nhu Jang Pôn Xactơrơ mà chỉ nói đến ý nghĩa của "hiện sinh" và
"thân phận con người" Camuy muốn đi theo công thức của Kiếckơgơ
nhưng chủ yếu bằng con đường văn học theo kiểu của Angđrê Manrô
và Angđrê Git Noi gương Nitsơ với thuyết "người hùng", học tập ở
Trang 24
17
Brarex tính thần "thờ phụng cái tôi*(Cultedumoi), khai thác những hạn chế lớn của một số nhân vật trong tiểu thuyết của ĐÐôxtôiepxki,
Camuy đi đến một kết luận triết học: "thế giới, cuộc đời đã phi lý thỉ con người phải tìm cách chiến thắng nó bằng cách sống hết mình
trong "sự thụ cảm phi lý ấy", nghĩa là bằng cách sống không cần hy
vọng, hành động mà không cần định rõ động cơ và lường trước hậu
quả” (1)
Khdi điểm học thuyết của Camuy là cái phi lý nhằm diễn dat
mối quan hệ giữa con người và xã hội Theo Carnuy, cuộc sống hàng
ngày buồn tẻ, vô nghĩa, máy móc không thể chấp nhận được; xã hội
tr sản hiện tại biến con người thành đồ vật Camuy viết: "trỏ đậy, tầu
điện, bốn giò ở bàn giấy hay ở nhà máy, bữa ăn, bốn giờ lầm việc,
bữa ăn, ngủ, và thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu và thứ bảy với
cùng một nhịp điệu, phần lớn thời gian, người ta cứ con đường ấy ma
đi Song, một hôm, câu hỏi "tại sao?" bỗng cất tiếng và tất cả bắt đầu, trong cái mệt mỏi nhuốm đôi chút đau đớn ấy" Bởi thế, người ta nhận thấy cái vô nghĩa của thế giới, người ta thấy ngày càng cách biệt và
“xa lạ" với thế giới Và Camuy viết: "từ cấi phi lý, tôi rút ra ba kết
luận: nổi loạn, tự đo và ham mê" tức là từ cuộc đời buồn tẻ, chấn ngắt
Ấy Camuy rút ra những lý do để sống: “tôi khước từ sự tự vẫn" ® Trong các sắng tác của Carnuy, những nhân vật của ông được xem như là những nhân vật anh hùng kiểu mới đã đũng cảm đương
Trang 25-18-
đầu với cái phi lý bằng cách vạch trần cái vô nghĩa của chính bản
thần cuộc đời Carmuy đã được coi như người đã viết nên những tác
phẩm "chung đúc hết tâm tình, tư tưởng, hoài vọng của Châu Âu hiện
đại")
Những quan niệm bi đát, "phi lý" của Camuy đối với hiện sinh
và thân phận con người có nguồn gốc và cơ sở hiện thực, đó là hoàn
cảnh xã hội và cuộc đời cay đắng, khổ nhọc mà gia đình Camuy đã
từng chịu đựng trên mảnh đất Angiêri Cuộc sống thiếu thốn cơ cực của đứa trẻ sớm mất cha, những góc trời khô cằn cát bụi, những khu
phố xiêu mòn trong lao động và nghèo khổ, những cuộc hành trình
liên miên từ nước này sang nước khác đã dé lại trong ký ức Camuy
biết bao vết thương và làm nhức nhối tâm hồn ông không nguôi Từ
những suy tư trăn trổ về cuộc đời, về xã hội, Camuy đã muốn phản ánh trong những sắng tác của mình sự phi lý không thể nào chấp nhận được của cái xã hội thực dân và tư sản đã từng đày đọa cuộc sống của biết bao người Nhưng cuối cùng triết lý của Camuy đã thể hiện sự
đao động, sự mâu thuẫn và bất lực của ông trong cách nhìn nhận và
giải quyết các vấn đề của xã hội mà ông đã đặt ra: đó là việc ông giải
thích vấn đề nổi loạn và từ do khi triết luận về thân phận con người
Theo ông con người chỉ cảm thấy thực sự "tự do" khi "nổi loạn"
chống lại mọi cái phi lý, chỉ "tự đo" khi thỏa mãn mọi dam mé, duc
vọng Nhưng cuối cùng khi nổi loạn chống lại tất cả thế giới và mọi
đam mê được thỏa mãn, con người vẫn không thấy tự do và đó chính
là sự mâu thuẫn và bất lực của thuyết hiện sinh phi lý của ông
Trang 2619
b Quan niệm về nghệ thuật
Theo truyền thống, Camuy sẽ đọc diễn văn sau khi đoạt giải Nobel Tại Thụy Điển, Camuy đã đọc hai bài diễn văn thể hiện rõ
quan điểm của ông về nghệ thuật, nghệ sỹ và thời đại Trước một vinh dự như vậy, Camuy đã đặt mình đứng chung với các văn nghệ sỹ cùng thời đại của mình và băn khoăn về niềm vinh quang mà mình được hưởng ấy Song hai bài diễn văn Diễn văn tại Thụy Điển và Văn nghệ sĩ với thời đại của ông như những tuyên ngôn về nghệ thuật và
văn chương đã khẳng định giá trị thật của ông
Trước tiên Camuy trình bày quan niệm về nghề văn và về vai trò của nhà văn: "bản thân tôi không thể sống không văn Nhưng
không bao giờ tôi đặt cái nghệ thuật đó lên trên tất cả đối với tôi,
nghệ thuật không phải là một lạc thú để hưởng riêng một mình Nó là phương tiện để cảm xúc đông đảo quần chúng bằng những hình ảnh
đặc thà về những nỗi đau thương chung và niềm hoan lạc chung Như vậy, nó buộc người nghệ sĩ phải phục tùng sự thực tầm thường nhất
và đại chúng nhất Nếu người nghệ sĩ có một lập trường phải xác
định thì lập trường đó chỉ là lập trường xã hội, mà ở đấy, theo một
danh ngôn của Nitsø, kẻ ngự trị không phải là quan tòa, mà là người
sắng tạo, dù người đồ là lao động hay trí thức") Carnuy đã để cao
vai trò của người sắng tạo, dù người đó là lao động hay trí thức
Camuy quan niệm nhà văn là người "chịu gắnh vác, đến hết khả năng
° « “ ~ ` ~ “ ^ ~ ta
cua han, hai trach vu kha di lam nén sy cao quy cho nghe van: viéc
( Tiích trong "Sứ mệnh văn nghệ hiện đại" A.Camuv Trần Phong Giao dịch,
Trang 27phục vụ cho chân lý và cho tự đo*, Người nghệ sĩ phải được “day
xudng tau” (embarquement), day xuéng con thuyén cia thai dai ho
Theo Camuy, "tốt hơn là nghệ sỹ nên góp phần mình cho thời đại” thời đại của Camuy trãi qua chiến tranh, ấp bức thì người nghệ sỹ
phải tham gia chống chiến tranh, chống bạo lực "phải tái lập giữa các quốc gia một nền hòa bình, không phải là hòa bình của sự nô lệ 0)
Camuy đã nêu lên vài ý kiến khá xác đắng về nhiệm vụ cao quý của nghệ sỹ "vị trí chân chính của nhà văn là ở chỗ ấy" Song
ngay ở đó, quan niệm về "chân lý" và "tự do" của Camuy lại hết site
mo hd “chan ly thi bi mat, tránh lén, luôn luôn phải được chỉnh phục"
#\ Còn tự đo, ông quan niệm đồ là “nguy hiểm, lầm chật vật nhưng
lầm phấn khỏi sự sống" ® Những khái niệm này vừa hấp dẫn, vừa
khó thực hiện
Sau khi “đặt nhà văn trở về đúng chỗ của hắn" Carnuy bác bỏ
thuyết "nghệ thuật vị nghệ thuật”, cho đó là “một nghệ thuật vá víu
của một xã hội giả tạo trừu tượng", là thứ "nghệ thuật của phòng
khách", "nghệ thuật vụ hình thức" ® Carnuy đã phê phấn giới văn
nghệ sĩ tư sản đứng ngoài lề xã hội không biết kế thừa truyền thống
văn hóa quá khứ và cho đó là thái độ "vô trách nhiệm" Đây là những
suy nghĩ đúng đắn trong một thế giới mà nhiễu giá trị chân chính của
(!! “Trích trong "Sứ mệnh văn nghệ hiện đại” A Camuy Trần Phong Gino dich,
NXH An Tiêm 1974
(3! Sứ mệnh văn nghệ hiện đạt trang 57 (1i Sứ mệnh vàn nghệ hiện đai trang S7
Trang 28=
con người bị giầy xéo Song song đó, Camuy công kích chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa cho nó là *duy tâm” và "ảo tưởng”, chưa
có trong hiện thực "đối tượng thực sự của hiện thực xã hội chủ nghĩa là một cái gì hiện chưa có thực thể" và "cái thứ chủ nghĩa hiện thực
được gọi là theo xã hội chủ nghĩa chẳng có bao nhiêu liên hệ với
nghệ thuật chân chính") Ông cho rằng nghệ thuật suy đồi xa lánh
thực tại và nghệ thuật xã hội chủ nghĩa bắm và thực tại tưởng tượng
đều là giả trã, đều bỏ rơi nghệ thuật chân chính và càng làm nặng nề thêm sự đau khổ của nhân loại Ông gọi nó là "tuyên truyền", "nó hy sinh nghệ thuật cho một mục đích ở ngoài nghệ thuật' 2 Kết luận,
ông tử chối cả hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và chủ nghĩa
hiện thực xã hội chú nghĩa
Camuy cho rằng cuộc sống là một bí An ở thế hai mặt và "nghệ sỹ khơng thốt khỏi cãi thế hai mặt đó" Theo ông, người nghệ sỹ
không phục vụ một đẳng phái nào chỉ phục vụ quyển tự do của con
người, bênh vực tình yêu thương đồng loại:©) "nghệ thuật khơng phục
vụ một đẳng phái nào, nó chỉ phụng sự nỗi thống khổ và quyền tự do của con người mà thôi Nghệ thuật lần bước giữa hai vực thẳm, một
bên là phù phiểm, một bên là tuyên truyền Trên đỉnh cheo leo là con
đường đi của bước chân nghệ sỹ mỗi bước tiến là cả một cuộc phiêu
lưu, một cuộc mạo hiểm cực độ Quyền tự do của nghệ sỹ nằm trong
sự mạo hiểm đó, va chi 6 trong 46 ma thôi Nghệ sỹ tự do là người tao
()S§DD-trang 19,28,30
2) SI)D-trang 19,28,30
Trang 29lấy trật tự cho mình một cách khó khăn hết sức Nếu các nhà văn
không chấp nhận sự cố gắng lâu đài và tự do ấy, khi họ tự buông thả vào sự yên ồn của những lạc thú êm đềm hoặc văn chương công thức,
theo chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật, theo giáo thuyết hiện thực,
thi ho chi lin quần trong sự phân tắn và tuyệt điệt mà thôi" 0),
Làầ một nhà văn của phong trào khám phá và đổi mới trong văn học hiện đại ở Pháp, chịu ảnh hưởng của Angđrê Manrô về những
vấn để đặt ra cho con người Anbe Camuy đã tiếp bước Angđrê Manrô nl:1t hiện ra cái phi lý của đời người và đề xướng một cách sống của
cá nhân đối đầu với cái phi lý là tự đo, nổi loạn và say mẽ Lớn lên và
từng trải qua hai cuộc chiến tranh, A Camuy tỏ ra thức thời và đã tự
nguyện tranh đấu, lầm chứng nhân cho thời đại và tiếp tục cuộc hành
trình của ý thức đi tìm kiếm sự biện minh cho cái phí lý, cho mục
dich của ông trong đời sống xuyên qua những yêu cầu của thời đại ®
A Camuy muốn gở những mối dây liên hệ phức tạp của lịch sử, của
xã hội và của chính mình nhưng càng cố gở càng bộc lộ những mâu thuẫn phức tạp hơn và ta thấy rằng những lập luận siêu hình, phi lịch
sử, phi giai cấp, thái độ do đự nữa vời của Camuy và của triết học hiện sinh nói chung tất yếu sẽ dẫn đến cái bế tắt, tuyệt vọng
CO Cammy s&ch dé dan, trang 38 40
Trang 30CHƯƠNG II ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM ANBE, CAMUY
I KHÁI QUÁT VB TÁC PHAM CUA ANBE CAMUY
Các nhà triết học hiện sinh đồng thời là những nhà văn hiện
sinh như: lắng Pôn Xactord, Anbe Camuy ,Ximon Dd Bovoa, Xnaging la tac gid của nhiều tiểu thuyết, kịch, tiểu luận Họ ding văn học để phát triển, giải thích và tuyên truyền triết học của họ Các
nhà văn hiện sinh chủ nghĩa thường lấy để tài về cái phí lý, cuộc sống
đây lo âu, tự do, dẫn thân, noi loạn đây là những vấn đề lý luận phức
tạp, rắc rối, siêu hình vây quanh "chủ nghĩa hiện sinh" Qua các sáng
tác của mình, các nhà văn hiện sinh ở Pháp đã thể hiện nỗi lo âu, sự
sợ hãi của thân phận con người trước bao nhiêu biến động và tai ương trong nửa đầu thế kỷ XX ở phương Tây 0)
Trong số những nhà văn Pháp nổi lên giữa và sau đại chiến thứ
hai, Anbe Camuy đã viết nhiều tác phẩm ra mắt công chúng một cách
tương đối đều đặn gây được tiếng vang lớn, vượt cả biên giới của nước Pháp "Camuy là một trong sốế những nhà văn trước sau vẫn đứng vững trên mãnh đất triết học phi lý của mình" 0),
Camuy muốn làm noi bật một đường đây lý luận về cuộc đời,
một thứ triết học về nhân sinh tìm nẽo xuyên thấm con người thời đại
Trang 31
ngày nay bằng những hình tượng kịch và tiểu thuyết sống động, mới
mẻ Camuy đi đến một luận để nổi tiếng về cắi phi lý + Những sắng
tắc của Camuy thể hiện quan niệm và triết lý của ông đối với hiện
sinh và thân phận con người Nếu trong những tác phẩm của Manrô,
ta thấy một khất vọng vĩnh cửu, một cái gì có thể gắn cho cuộc đời này một ý nghĩa nhưng cuối cùng ta cũng chưa hiểu khát vọng đó là
gì vì chủ đích của Manrô là chỉ muốn nhắc cho độc giả khát vọng đó;
thi d tác phẩm của Camuy, Camuy muốn lôi ta ra khỏi đời sống vỏ thức của sinh hoạt hằng ngày, đặt trước ta những vấn để cấp bách: "ý nghĩa của cuộc đời" Ta sống để làm gì Đời có đáng sống hay
không? Ta có được phép hy vọng không? Những câu hỏi ấy chạm mạnh đến số phận con người trong mọi hoàn cảnh, đánh thức ta, đòi
hỏi ta phải lựa chọn một thái độ sống ?),
Tiết luận về cái phi lý của Camuy khơng bao trầm tồn bộ sự nghiệp sáng tác của ông; nhưng qua các giai đoạn sắng tắc các tác
phẩm của Camuy từ tiểu luận, tiểu thuyết, đến kịch và truyện ngắn
đều phản ánh những mâu thuẫn tư tưởng phức tạp, sự chuyển biến tư
tưởng liên tục của Camuy Sự nghiệp sing tác của Camuy có thể chia
ra làm ba giai đoạn và trong một số tắc phẩm tư tưởng hiện sinh phi lý
được thể hiện rõ từ thời tìm đường đầu tiên cho đến khi nhận thức chín muỗi
(0 Van hoc Phiting Tay tap 3, trang 176-Hoang Nhan-NXBGD,1992
Trang 32»
1 Giai đoạn 1 (1936-1939)
Các tắc phẩm: (?iao cảm (1936-1937) gồm 4 tiểu luan; Mua he
(1940-1950) pom 8 tiểu luận; Bề trái và bể mặt (1937) gồm 5 tiểu luận Những tác phẩm này phi lại những suy tư và khất vọng về sự hòa hợp giữa con người và tạo vật Tác giả bắt đầu bộc lộ những mâu
thuẫn của mình khi suy tư về cuộc sống và tắc giả nhận ra điều phi lý là khất vọng về cấi đẹp, tình yêu, hạnh phúc của con người lại vấp phải đòi sống hữu hạn Cuộc sống thì phi lý như vậy nhưng tắc giả
vẫn tìm thấy cấi ý vị của cuộc sống mặc dù thấp thoáng đâu đấy là
nỗi lo âu, rất lòng tin vào cuộc sống 2 Giai đoạn 2 (1940-1947)
Các tác phẩm: Huyễn thoại Xixiphơ (1942), Người xa lạ
(1942); Calbiguyla (1945); Ngộ nhận (1944), Dịch hạch (1947)
Sang giai đoạn sắng tác thứ hai, khát vọng về sự hòa hợp giữa con người và thế giới đã để vỡ nhường chỗ cho triết luận về cái phi lý của đời người Đây là giai đoạn mà "thuyết phi lý” của Camuy thể hiện một cách rõ ràng nhất sâu sắc nhất Tôi sẽ trình bày và cế gắng phân tích giai đoạn này một cách thấu đáo hơn ở chương II của luận
van
3 Giai dogn 3 (1950-1958)
Các tác phẩm Con người noi loạn (1951); Những bậc chính
nhân; Thời sự ï, II, III (1944-1958), Sụp để
Trang 33Trong giai đoạn này, Camuy tiếp tục triết luận về cái phi lý
qua van dé “noi loạn" Qua sự phân tích có tính chất siêu hình về triết học và phản động về chính trị, Camuy đã triển khai thuyết phi lý đến đỉnh cao là sự nỗi loạn chống lại thân phận con người Và Camuy cho
"Nải loạn" là bản chất, là lẽ sống của con người
Càng về sau, những tác phẩm của Camuy càng thể hiện rõ
những mâu thuẫn phức tạp của ông Ông có ý thức đấu tranh cho sự công bằng của xã hội nhưng lý tưởng chính trị lại không nhất quấn, bị
đao động trước những biến chuyển của thời cuộc t? Từ tư tưởng
nhân văn ôn hòa, thỏa hiệp Camuy đã đi đến chỗ bế tắc trong đời
sống thực tại với những điều nghịch lý không thể giải quyết được
I Vi TRL CUA BON TAC PHAM CAN KHAO SAT: Các tắc phẩm: - Huyền thoại Xixiphở - Neộ nhận - Caliguyla - Người xa lạ
Nằm trong giai đoạn sắng tắc thé hai cla Camuy,
Sau khí ra khỏi Đảng cộng sản Pháp (1935), Camuy chống chủ
nghĩa xã hội rmnột cách quyết liệt qua các bài phóng sự Camuy đã bộc
lộc lập trường của một người Pháp đứng về phía cực hữu ®, Từ
Trang 34
Angiêri, Camuy trỏ về Pháp rồi trổ lại Angiêri và lại trở về Pháp lần
hai để hoạt động bí mật Trong thời gian này, các tác phẩm của ông
lần lượt ra đời với chủ để cái phi lý của đời sống, của xã hội, của thế giới; con người rồi sẽ chấp nhận nó hay "nổi loạn" chống lại phi lý
Phần phân tích ở chương III sẽ làm rõ hơn vẫn đề được đặt ra
Trang 3528
CHƯƠNG III
VAN DE CAI PHI LY QUA MOT SO TÁC PHẨM
CUA ANBE CAMUY
I NOL DUNG CAI PHI LY
Trước khi đi vào nội dung cái phi lý, ta phải hiểu thế nào là phi lý và phi lý với vô lý, đuy lý khác nhau như thế nào?
Võ lý nghĩa là không có lý 0) Duy lý nghĩa là trong việc nhìn
nhận, nhận xét lý giải một vấn đề nào đó, con người chỉ xem xết
thuần túy về mặt lý trí mà thiểu đi những phương diện khác Duy lý là
khái niệm rút ra từ chủ nghĩa duy lý của Đêcác; con người chỉ dùng
lý trí để phân tích, tổng hợp, nhìn nhận vấn đề Phi lý là phi logich,
điều nêu ra không hợp lý trong một mức độ nào đó thì không đúng,
không có cơ sở, thiếu lý lẽ thuyết phục Trên quan điểm Mácxit một
nhà nghiên cứu đã giải thích cấi phi lý như sau: "câi phi lý trở thành
khái niệm mang tính đặc thù của chủ nghĩa hiện sinh Khái niệm cai
phi lý bao hàm cái thế giới phi lý và cái nhìn của con người hiện sinh chủ nghĩa đối với thế giới đó Khi giai cấp tư sân còn là một giai cấp đang lên thì hệ tư tưởng của nó gắn liền với chủ nghĩa duy lý, với chủ
nghĩa duy vật thế kỷ Ánh Sáng Nhưng khi giai cấp tư sản lên cầm
(1) Võ lý: không có lý, không hợp lẽ phải (tự điển tiếng việt, trang 1158) Duy lý: thuộc về chủ nghĩa duy lý (tự điển tiếng việt, trang 288)
Trang 36quyển thì nó trả nên bảo thủ Xã hội, dưới sự thống trị của giai cấp tư
sản, hiện ra như một xã hội đây rẫy ahững hiện tượng không hợp lý,
hiểu như là những hiện tượng phản lý tính, phản nhân bản Tính chất mây móc, phi nhân điển ra trong quan hệ con người ở trong xã hội tư bản tất cả những hiện tượng và sự kiện đó diễn ra như cái gì xa lạ với ước vọng và lương tri con người, như những tai ương phi ly dé nặng
số nhận con người Tổn tại như vậy là tổn tại không mang ý nghĩa c‹:n
người, là một tổn tại phi lý Phủ lên cái tổn tại phi lý bằng cái nhìn
phi lý đó là thái độ tự trấn an của một số trí thức trong xã hội tư
bản Cái nhìn đó được thể hiện sắc cạnh với những mảu sắc u Ấm
yếm thế trong tác phẩm của Xactơr, Camuy và nhiều người khác atta nhằm làm nổi bật những cái phi lý như một khái niệm trung tâm
của chủ nghĩa đuy tâm hiện đại t),
Như vậy, vẫn để đặt ra là Anbe Camuy - một nhà văn hiện sinh
- đã đưa "phi lý" lên thành một "thuyết" và đã điễn đạt những quan
điểm về phi lý của mình như thế nào trong các tác phẩm của ông?
Văn học hiện sinh mang những đặc tính cơ bản: chống lại chủ nghĩa duy lý, phá hủy mọi tìn tưởng tiên thiên về chân lý về giá trị,
gạt bỏ mọi hệ thống triết học trừu tượng không đi đôi với đòng hiện
sinh nhằm mô tả hiện tượng cụ thể nhấn mạnh những vấn đề như tự
do, lựa chọn và cái cá biệt đơn nhất Anbe Camuy không bàn đến
a
Trang 37thực thể, hư võ, tổn tại, bản chất Mà chỉ nói về ý nghĩa của "hiện
sinh” và "thân phận con người" Từ những lý thuyết, những đề xướng của bậc thầy đi trước - từ Kiếckdgøơ đến Angđrê Manrô và Angđiê
Git, Camuy đã nêu ra những cái đơn giản, cô đọng và nâng lên thành một thứ lý luận về cuộc sống, một thứ triết học nhân sinh là "thuyết về sự phi lý": thế giới, cuộc đời là phi lý, là ngẫu nhiên, vô thường,
không có nguồn gốc, cơ sở, quy luật Con người khó mà tìm thấy
trong cuộc sống một ý nghĩa cứu cánh hay một ánh sắng nào Vậy mà
con người thì cứ có ảo tưởng đi tìm trong sự vật và cuộc đời một cái gì hợp lý có tính quy luật, có một cứu cánh nhất định Đó là một bi
kịch thật nan giải Một số nhà nghiên cứu đã giải thích như sau: "quan
niệm về phi lý của Camuy là quan niệm thuần chủ quan, bởi phi lý
không có nghĩa là không có lý do nhưng có nghĩa là "tôi không tìm
thấy một lý do nào" Camuy không dim quả quyết một cách khách
quan rằng bản tính của thế giới có tính cách phi lý, cũng không phải là phi lý ở trong bản tính con người nhưng phi lý tùy thuộc ở thế giới
cũng như ở con người: đó là sự chạm nhau giữa cái bí mật của thế
giới và lòng ham muốn tìm hiểu (mà không thỏa mãn) của con người
Như vậy, phi lý ở Camuy là sự râu thuẫn giữa lỏng ham muốn ding
lý trí để khám phá vũ trụ và sự tối tăm, "yên lặng vô lý" của vũ trụ Nó là sự đụng nhau giữa ham mê điên cuỗng về cuộc đời về hạnh
phúc, về sự vô ích của hành động con người Nó là cái thế đằng co vẻ
khát vọng vẻ vĩnh cửu và giới hạn ngắn ngủi của hiện sinh"0)
Trang 3831
Còn ủi Giáng thì viết "Phải chấp nhận lẽ phi lý của đời và
nhận thấy rằng đời càng oắi Am, ta cầng nên sống Sống để sửng sững
trố mắt ra nhìn, sống để kéo đài nỗi đời phi lý mà cùng nó đọ sức đêm
ngày, và chứng tả cùng đồi "tôi có sự phản kháng của tôi, chống đối
của tôi, tôi có tự do và tôi có say đắm" 0
“Cũng như khái niệm "Buẳn nôn" của Xactơrơ, "Cái phi lý"
của Camuy điễn đạt nói đến mức sâu nhất mối quan hệ giữa con
người và xã hội cuộc sống là vô nghĩa, cấi hàng ngày huẳn tẻ, tính
mắy móc của cuộc sống là không thể chấp nhận, không thể giải thích xã hội tư sản hiện tại biến con người thành đỗ vật Camuy viết: "Trả
đậy, tàu điện, bốn giờ ở bàn giấy hay ở nhà mắy, bữa ăn, bốn giờ làm
việc, bữa ăn, ngủ, và thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sấu và thứ
bảy với cùng một nhịp điệu, phần lớn thời gian, người ta cứ con
đường ấy mà đi, song, một hôm, câu hỏi "tại sao?" bỗng cất tiếng và
tất cả bắt đầu, trong các mệt mỗi nhuốm đôi chút đau đớn ấy" Ta nhận thấy cái vô nghĩa của thế giới, sự cách biệt của thế giới và con
người, cuộc sống của con người ở ngay đấy, không thể lý giải: con người kêu gọi và thế giới lặng thỉnh, người ta thấy xa lạ với thế giới" £)
Dặc điểm của thuyết phi lý là không thừa nhận lý trí, phủ nhận
việc vận dụng lý trí để soi xét vào mọi vấn đề, tìm ra bản chất, nguồn
gốc, quy luật của mọi sự vật, mọi hiện tượng của đời sống xã hội (I!Hùi Giáng “IAr tưởng hiện đại" NXR Kim HAI, Saigon, 1967 trang 167
0) xì Đức Hiểu “Phẻ phần văn lé< hiện sinh chủ nghĩa",NXBVH Hà nội,
1978 trang 1OR- 109
Trang 39Thuyết phi lý cho rằng mọi sự ở đời này đều là ngẫu nhiên, xa lạ, dày
đặt kho mà phân tích, lý giải Tất nhiên Camuy khơng hồn tồn phủ
nhận lý trí như các nhà hiện sinh khắc, ông còn nhập nhằng trong vấn
dé nay, Ong công nhận tắc dụng của lý trí nhưng lại cho lý trí là "có
hạn" và nhiều khi bất lực 0
Theo C'amuy, cấi phi lý không phải là lời mời gọi đi vào chủ nghĩa hư vô mà phải là lời mời gọi đi tới việc can đảm nhận trách
nhiệm ở đời Cuộc đời đã phi lý thì con người phải tìm cách chiến
thắng nó bằng cách sống hết mình trong sự thụ cảm phi lý, bằng cách
sống mà không cần hy vọng, hành động mà không cần định rõ động
cơ và lường trước hậu quả ®, Bởi vì theo Camuy "Nếu không có Đức
Chúa, nếu linh hồn người ta không phải là bất diệt, nghĩa là ở đời này
không có gì gọi là đạo đức thì muốn lầm gì cứ thả cửa, cứ tha hồ"
(Huyền thoại Xixiphơ) Camuy viết "Từ cái phi lý tôi rút ra 3 kết
luận: Nổi loạn, tự do và ham mê" Từ cuộc đời buồn tẻ làm cho người
ta chắn ngấy và muốn chết, Camuy đã kết luận về thân phận con
người: "Chính ở trong thế giới này mà tôi đắp lại cái phi lý bằng sự
nổi loạn của tôi, tự do của tôi và sự say mê của tôi Chỉ bằng hoại
động của lương tâm mà tôi biến đổi cái gì đó mời mọc đến cái chết thành quy tắc sống và tôi khước từ sự tự van" Camuy xem van dé nay
khơi dậy sự huyền nhiệm của định mệnh, khơi đậy phẩn vĩnh cữu
trong thân phận con người” ®),
(!) Hoàng Trinh "Phuong Tay, Văn học và con người” NXBVH Ha Noi 1969 Í? Hồng Nhân "Văn hẹ< phương Tây tập 3-NXBGI), 1992, trang 176
Trang 4033
Với quan niệm của Camuy, "Nổi loạn" có nghĩa là chống lại
thế giới phi lý, có khi trong những sắng tắc của minh Camuy “Ndi
loạn" chống lại chủ nghĩa phát xít và nổi loạn cá nhân trở thành nồi
loạn của con người chống lại bất công và tàn bạo Song, về cơ bản, nối loạn của Camuy là ndi loạn siêu hình và vô nguyên tắc "Tự do",
với Camuy có nghĩa là "Tôi chỉ là tôi", "Tôi là đối tượng của tôi”,
không chấp nhận những gì sẵn có, những phong tục tập quán, những
đạo đức truyền thống, những lý thuyết và tôi nhìn thế giới bằng coi
mắt mới không bị ràng buộc bởi cái gì hết Còn "Ham mê" của
Camuy có nghĩa là sống đến mức tối đa, sống với "hiện tại và sự tiếp
điển của những hiện tại" "Đó là lý tưởng của người phi lý", không cần hiối hận song cũng không phải là tội ác
Nồi tóm lại, những "Luân lý" mơ hổ, ngụy biện mà Anbe
Camuy muốn đề ra cho con người trong thế kỷ này là "Hạt nhân”, là
phương châm hành động của thuyết phi lý Và những tác phẩm của
Camuy về căn bản đều quán triệt những tư tưởng triết lý đó
II PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÁC PHẨM
Trong những tắc phẩm đầu tiên, Anbe Carmuy xắc định một thái độ có tính chất "tìm đường" và "nhận đường” trước cắi phi lý Càng về sau, Camuy cằầng đi sâu vào cái thế giới phi lý, vạch trần bản chất phi lý của xã hội, con người trong tác phẩm: Huyễn thoại