——~ on wm
._ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA NGỮ VĂN
LUAN VĂN TỐT NGHIỆP
Di Tae: Van Dé Diu Thanh Sink Tin “rong
Trang 2“Trung da tan tink hudting dan em bute dau din udi céng uiéc ca mat nha ughiéin cin khoa hac, dong
that da otdfe dé em trong sult gud trink tực điệu
(tt van
Thi din, em cing rat cám on Gan Chu “(dệt hhoa va 76 Van hoc plucng “Jay da tae dieu édệt
che em ch co ht ughitn cite éúaa đạc ua te a0 nin
cho mink mat tac pham Ghoa hac dau tién tuy cou
ndt se sat uhung da la thanh qua las ding ddu tin
của ugubi sink uién sau F nam ttf thu tré thie te sa tau tay trugén dat céa Cb Thay
Day la mit cing trink dau tay eda sink “én, da dé tap sdch nay sé hhing thank khst nhing thiéu eét Vay kink mong Zug “Thay Cb 26% ¢-
“Tac gtd
Trang 3LVTN-NBC
A.PHAN DAN NHAP
1 Lý do chọn để tài;
Jack London là nhà văn vô sản đầu tiên của nền văn học Mỹ cuối thể kỷ XIX, đấu thế kỷ XX Ông là người đã từng gây bao sóng giỏ cho xã hội Mỹ, bị tổng thống Rudơven liệt vào loại nhà văn "khuấy
bủn” nhưng lại được giai cấp cỏng nhân trong và ngoải nước yêu
chuộng Văn chương của ông cỏ tắm ảnh hưởng khả sâu sắc đối với
các cây bút tiên bộ sau nay
Là một nhà văn nổi tiếng trên thế giới, nhưng độc giả Việt Nam
chỉ được biết đến ông trong mấy thập niên gắn đây Ngày nay, gương
mặt J.London đã chẳng còn xa lạ gì với giới yêu thích văn chương tại Việt Nam Cái nhìn về J.London đã hoàn thiện hơn rất nhiều so với
thởi kỳ đấu đến với “Gót sắt" Điều đó đã chứng minh rằng: J.London
là một nhả văn cỏ tài và dễ dàng chỉnh phục độc giả qua những trang
văn sống động của minh Đặc biệt, trong lĩnh vực truyện ngắn, ông
được sánh như một "Gorki của nước Nga"
Đến với mảng truyện ngắn của J.London, vấn dé đấu tranh sinh tốn nổi lên như một điểm sáng qua sở trường của nhà văn
"Đấu tranh sinh tốn” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hình
thành và phát triển của nước Mỹ Do vậy, qua việc tlm hiểu truyện ngắn của J.London, ta có dịp tiếp xúc với một đất nước có không It
quan hệ với ta trong quá khứ cũng như ở hiện tại, một đất nước đã
sản sinh những con người kiệt xuất trong nhiếu lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,
Con đường đến với văn học Mỹ trước đây chưa mấy thuận lợi,
nhưng hôm nay, với những thay đổi lớn trong chủ trương, đưởng lối của Đảng xã hội Việt Nam đang hòa nhập với nhịp sống của thế giới, con đưởng ấy đã rộng mở J.London chính là một gương mát tiêu biểu
và xứng đáng cho giới nghiên cứu, phê bình văn học của Việt Nam
quan tâm, bởi ông không những là nhà văn của giai cấp vô sản mà còn là "một con người không thể bị lãng quên, ở góc độ là một văn
hao” (Eugene Burdick)
Trang 4phổ thông Do vậy việc tÌm hiểu J.London và những tác phẩm của ông là một bước chuẩn bị tốt cho công việc sau này của người sinh viên
sư phạm, đặc biệt đối với bản thân người viết bài luận này Đồng thởi,
day là một đề tài khá thú vị đã được không it người yêu mến văn học
My quan tam nghiên cứu
2 Muc dich, yéu cầu của để tai và pham vi nghiên cứu:
J,London là một nhà văn có cá tính và có một tâm hốn phong
phủ Gidng giống Anglo Saxon oanh liệt và ưa mạo hiểm trong con người ưng khiến ơng đồng ý với Vance về sự "phân chia chủng tộc”
cho rằng các người Anh, Pháp và Bắc Âu đều là những "thiên sử”
đảng được "sinh tổn và thừa hưởng” quả đất này Đồng thời nó cũng
khiến ông trở thành đổ đệ trung thành của Nietzche và Kipling Mặt
khác, lãm hồn rộng mở, yêu thích sự tiến bộ của ông lại khiến ông trở
thành một nhà văn xã hội chủ nghĩa đấu tiên của Hoa kỷ, một con
ngudi luc nao cũng gắng tranh đấu cho hạnh phúc của thợ thuyền Chính vì thế, đã có rất nhiều đánh giá rất khác nhau về con
người cũng như những tác phẩm của J.London Đặc biệt vấn để “đấu tranh sinh tồn" trong tác phẩm của J.London lại được ông mô tả trên nhiều bình diện, nhiều luồng tư tưởng khác nhau Do đó để có được ý nghĩa khái quát về vấn dé nay trong truyện ngắn của J.London quả là một việc không dễ dàng
Với khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, mục tiêu chính của
dé tài được giới hạn trong việc tìm hiểu nét đặc trưng của cuộc đấu tranh sinh tồn trong thiên nhiên và xã hội Hoa kỳ qua những truyện
ngắn đã được dịch sang tiếng Việt của J.London
3 Phương pháp tiến hành;
Trên cơ sở đọc và nghiên cứu tác phẩm, người viết sẽ phân
tích, đối chiếu và tổng hợp nội dung, cuối cùng đưa ra ý kiến cá nhân
của bản thân người viết đối với vấn đề
Đối với một số nội dung mang tính chất lịch sử, phương pháp lịch sử-logic sẽ được áp dụng song song với việc nghiên cứu tác
phẩm
Trang 5LVTN-NBC
J.London trong ty dién bach khoa toan thu Lién x6: *_la mét trong những nhả văn vỏ sản đầu tiên ở phương Tây J.London đã mở đấu cho dòng văn học cách mạng Mỹ Trong những tác phẩm hay
nhất của mình, J.London đã tổng hợp được tư tưởng xã hội chủ nghĩa
tiên tiến với sự thể hiện một cuộc sống đấy thơ mộng Ở Liên xô,
J.London là một trong những nhà văn được yêu thịch nhất Những nhả nghiên cứu hiện đại đã làm sáng tỏ những quan niệm nghệ thuật độc dao của văn xuôi J.London cũng như mối quan hệ giữa ông với nến văn học tiến bộ của Mỹ và Nga cùng với các phong trào xã hội”
Một nhận định khác vế J.London của tư bản phương Tây, tự
điển Larousse của Pháp đã cho rằng "London là tác giả của nhiếu
truyện phiêu lưu” và minh họa bằng ba tác phẩm: “Tiếng gọi nơi
hoang dä", “Nanh trắng" và “Sói biển"
Francis Lacassin, một nhà phê bình người Pháp đã cho ra đời
tác phẩm “J.London, những trang đời bị quên lãng” trong tháng 8 nam 1994 Tác phẩm được đánh giá cao trong việc tải hiện lại cuộc đời
của một nhà văn, J.London, qua cái nhìn về đời sống nội tam của tác
giả Theo Lacassin, J.London là “nhà viết tiểu thuyết đã sống với
những cuốn sách của mình, văn chương của J.London là một mảnh đởi rướm máu mà người ta vứt vào mặt độc giả”
J.London được mệnh danh là "Gorki của nước Nga" Đặc biệt,
Lênin khi đang nằm trên giường bệnh đã rất thích được nghe đọc truyện ngắn “Tình yêu cuộc sống" của J.London
Chau Au đã dành cho J.London một tình cảm khá đặc biệt
trong cuộc đởi và sự nghiệp của ông Họ cảm nhận ông tử nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung, có hai xu hướng nhận xét vế
J.London: J.London-một nhà văn xã hội chủ nghĩa; J.London-một nhà
văn hiện thực chuyên viết truyện phiêu lưu
Tại nước Mỹ, nhà văn J.London cũng đã được đánh giá không
kém phấn phong phú và sôi động
Sách giáo khoa Mỹ đánh giá J.London một cách khách quan 6
Trang 6giả của mội trào lưu văn học
Cuôn "Lịch sử văn học Mỹ-Thư mục" (Literature history of the United Stated-Bibliography) viết về cuộc đởi và sự nghiệp của
J.London củng những công trình nghiên cứu về ông như: *J.London-
người lãng du, nhà tiểu thuyết và nhà cải cách xã hội" (J.London,
Traveller, novelist and social reformer) của H.M.Bland năm 1906, "Xuyên biển Nam với J.London" (Through the South sea with
J.London) của Martin.E Johnson năm 1913, "J.London, người chủ trại”
(J.London, Farmer) của Bailey Millard năm 1916
Một số công trình được viết sau khi ông mất như ".J.London là ai
và ông đã tự hoàn thiện như thế nào” (J.London, what he was and
what he accomplished) của Grace.L.Colbron năm 1917, “J.London
trước tòa chân lý" (J.London in the chancery) của E.Preston dargan,
"J.London, người khổng lồ" (J.London as Titan) của L.S Friedland,
"J.London trong cội nguốn của ông” (A study of J.London in his prime) cua G.W.James nam 1917, “Cuộc đời và J.London" (Life and
J.London) của R.W.Lane năm 1918, "Tử bờ biển này sang bờ biển
khác với J.London" (From coast to coast with J.London ) của
L.R.Livingston năm 1817, "Ấn tugng cla J.London” (impression of
J.London) cla F.Pease, “H6i ky cla J.London” (Memories of J.London) của Anna Swalling,
Ngoài ra, một số giáo trình khác về văn học Mỹ cũng viết về J.London dưới góc độ là một nhà văn của chủ nghĩa tự nhiên với vấn
để đấu tranh sinh tổn của nhân vật trong tác phẩm và của cả
J.London,
Điển hình như cuốn "Truyền thống Mỹ trong văn chương" (The
American tradition in literature) của Bradley Beatty-Long xem
J.London là một tác giả chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên và
chủ nghĩa xã hội cấp tiến Cuốn “Van hoc My” (American Literature) của Andrew J.Porter - Henry.L.Terry - Eward Gordon nhấn mạnh tâm trạng cô đơn của con người và của chính J.London trong cuộc chiến
đấu giữa thế giới tự nhiên, cũng là tấn bi kịch cay đắng trong cuộc
dau tranh giữa người và người
Trang 7LVTN-NDC
đã có những nhận xét về J.London như sau: "linh động và giàu tưởng
tượng, J.London chỉ trong 5 năm đã trở nên một văn sĩ trẻ tuổi danh
tiếng nhất trong nước, không những được các độc giả bình dân biết
mà ngay cả những nhà trí thức cũng chú ý đến nhở ông cỏ đặc tài khéo trình bày những tư tưởng đứng đắn"
Ngoài ra, còn cỏ một số tác phẩm viết về cuộc đởi ông do vợ va con gái ông sáng tác như: “J.London và thời đại của ông: một tiểu
si! bat déng™ (J.London and his time: unconventional biography) do con gái của ông với bà vợ trước Bessie Madden viết và cuốn “Tác
phẩm của J.London" (Book of J.London) của Chairmian Kitteredge-vợ
trước của ông
Trong kh: các sách giao khoa My rat dé dat khi đánh giả ông thì
ngược lại, những nhà phê bình tự do lại dành cho ông lời khen ngợi
hết mực: J.London là một trong những gương mặt hấp dẫn nhất của
lịch sử văn học Mỹ”, "là một trong những nhà kể chuyện hay nhất thế giới", "là một thứ tư liệu tuyệt vời về những kinh nghiệm sống”, Trong
cùng một nước Mỹ mà đã có hai luồng đánh giá trái ngược nhau như
thế chứng tỏ J.London là một nhà văn có tư tưởng rất phong phủ và
phúc tạp
Cũng như các nước phương Tây, J.London đã được đánh giá
cao tại Việt Nam Qua cuốn tiểu thuyết "Gót sắt", ông được mệnh
danh là nhà văn xã hội chủ nghĩa tiến bộ của Hoa Kỳ
Bui Phụng và Bùi Ý đã có lời nhận xét về dng trong lời giới
thiệu tác phẩm “Got sat” nhu sau: “J.London là một nhà văn Mỹ nổi tiếng một thời vì những truyện phiêu lưu và tiểu thuyết đấu tranh chính
trị, "Gót sắt đã trở thành một tác phẩm cổ điển không những của nền
văn học Mỹ mà còn của kho tàng văn học thế giới"
Tình cảm của những dịch giả hai miền Nam Bắc dành cho ông
hết sức nồng nhiệt: ông là "Ngôi sao chổi rực sáng phía chân trời của thế ky XX", “la cái hố trong thụng lũng mênh mông của văn học Mỹ,
một nhà văn thiên tài, một nghệ sĩ vĩ đại, một nhà chính trị lớn”, “ là
Trang 8Trong một số bài nghiên cứu ít ỏi về văn học Mỹ tử 1938 đến nay, trên các tạp chí, người đọc có thể tìm thấy rải rác một số bài viết
về J.London nhu : * Giac London và cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc” của Lê Đình Cức, "Giấc mơ đầu thế kỳ của Giắc
Lơnđơn" của Đỏ Đức Dục và "Những người đàn bà trong cuộc đời của J.London" của Thể Quân đăng trên tạp chí “Kiến thức ngày nay" hoặc bài "J.London, những trang đời bị quên lãng” của Thanh Huyền Một số truyện ngắn đặc sắc được giới thiệu trên tạp chí như : "Củ lửa kép", “Luật sống", “Kẻ lang thang miến Bắc cực”
Cuốn “Đại cương văn học sử Hoa Kỳ" của Đắc Sơn in năm 1996 đã không để cập đến tác giả J.London trong trào lưu van học
hiện thực Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhưng cuốn "Hồ sơ văn
hỏa Mỹ" của Hữu Ngọc đã dành cho ông một trang rưỡi để kể về tiểu
sử vả đánh giá một số tác phẩm của J.London như : "Tiếng gọi nơi
hoang dã", “Nanh Trắng", Gót sắt" Với cái nhìn khách quan, Hữu
Ngọc đã có sự q'ân bình trong sự đánh giá những mặi tích cực cũng
như tiêu cực của J.London
Cuốn "Hành trình văn học Mỹ" của Nguyễn Đức Đàn chỉ coi
J.London như một nhà văn gắn với khuynh hướng hiện thực
J.London va van dé đấu tranh sinh tốn còn là đế tài nghiên cứu
Trang 9LVTN-NBC
B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TÁC GIẢ & THO! DAI
| Đặc điểm lich sử hình thành Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ:
Hoa Ky là một quốc gia non trẻ nhưng đã đạt đến đỉnh cao của
sự phát triển trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, Nước Mỹ của ngày hôm nay còn là "Giấc mơ” của không ít người chưa tửng một
lần đến đó
Sự hình thành nước Mỹ là một hiện tượng lịch sử có phần đặc
biệt, Đó là lịch sử khai phá và chỉnh phục Châu Mỹ của người Châu
Âu
Khởi đầu là sự khám phá ra một "Tân thế giới" của nhà hảng hải người Ý tên là Christopher Columbus vào năm 1492 Cây thánh giá đầu tiên đã được cắm trên mảnh đất này đánh dấu sự phát hiện
của một “Tân the giới” và mở đầu cho công cuộc chỉnh phục vùng đất
mới của lớp người di cư Châu Âu
Đến thế kỷ 16, người Châu Au bắt đầu di cư sang tân thế giới
ngày một thêm nhiều Trước hết là những nhà thám hiểm, những thủy
thủ giàu óc phiêu lưu muốn tìm vàng Những cuộc thám hiểm đó
không ngờ đã đem lại biết bao kết quả vô cùng tốt đẹp như éhúng ta thấy ngày nay Họ đến miền đất mới với tất cả truyền thống của một nền văn minh từ xa mang đến Tiếp đến làn sóng di cư trở nên rầm rộ với nhiều dân tộc ở Châu Âu: Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Đa số họ là những người nghèo khổ, những người mạo hiểm, những người buôn bán khôn ngoan quyết tâm làm giàu Họ là những kẻ muốn thoát khỏi sự ngược đãi về tôn giáo và muốn được tự
do tín ngưỡng :
Cuộc di dân lớn nhất là cuộc di dân của những người ở Anh
Quốc Họ đến vùng đất mới theo Ân chiếu của Nữ Hoàng Elizabeth và định cư ở đó, phát triển bờ cði và dân số thành 13 thuộc địa của
Trang 10thử nhất ra đi vì mẫu quốc nên tâm hồn họ luộn hướng về nước Anh,
loại người thứ hai ra đi vì bất măn với triểu đình và giáo hội nên trong lòng luôn có sự đối kháng với những đạo luật của hoảng gia Anh và
giáo hội Thanh giáo
Chiến tranh giành độc lập tại vùng đất mới của 13 thuộc địa bùng nổ do những chính sách về kinh tế của Anh đã gây làn sóng
phẫn nộ nơi những con người tự do này Bảy năm trời nhân dân của 13 thuộc địa đấu tranh cam go trước khi giành được độc lập Biến cố
này đã đi vào lịch sử thế giới như một sự kiện nổi bật trong tiến trình
phát triển của các chế độ
Những quan hệ đầu tiên của lớp người di cư với thổ dãn da dé đã diễn ra rất tốt đẹp Lớp người bản địa này chưa hể ý thức được sự lan chiếm đất đai, nơi sinh sống của người da trắng Họ vẫn nghĩ rằng cả hai đều có thể sống chung với nhau một cách êm đẹp và hòa
thuận Tuy nhiên, it năm sau, những hậu quả do những cuộc di dân
ngày càng ổ ạt từ Châu Âu sang đã khiến họ ý thức về chủ quyền
đang bị đe dọa và nòi giống đang trên đà diệt vong
Đã có những mũi tên bắn từ phía sau lưng của người da trắng Cuộc chiến tranh giữa người da trắng và các thổ dân bắt đầu xảy ra
và kéo dài cho đến 2 thế kỳ rưỡi Các cuộc tấn công của người da đỏ
nổ ra tiêu biểu nhất vào những năm 1622, 1641, gây tổn thất nặng nể cho người da trắng Các bộ lạc đã biết đoản kết với nhau để tiêu diệt lớp người nhập cư da trắng Họ đã chống cự rất kịch liệt những cuộc
tan sát đẫm máu của những người da trắng Cuộc tấn công-cuối cùng diễn ra vào năm 1876 với sự tan rã của bộ tộc Sloux, chấm dứt sự kháng cự của người da đỏ đối với cuộc xâm lăng của người da mg vao manh dat cua ho
Ngày 4-7-1776, “Tuyên ngôn déc lap" do Thomas Jefferson
Trang 11LYTN-NBC
1783, nước Anh công nhận nền độc lập của các thuộc địa Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ với 13 bang đầu tiên đã ra đời, chinh thức có mặt
trén ban đồ thể giới
Cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hoa Kỳ không
những chỉ thành lập một quốc gia mà còn tạo ra một trong những nước dân chủ đầu tiên ở hoàn cầu, khuyến khich sự ra đời của cách mạng tư sản Pháp sau đỏ ít lâu
II Bổi cảnh thời đại của „London :
Nửa cuối thế kỷ 19 là một thởi kỳ bành trướng lãnh: thổ Hoa Kỳ Thởi kỳ mà người ta đổ xô đi tìm vàng (Gold rush) ở California, Alaska
(từ 1850 đến 1900) Hai miền Nam Bắc có sự khác nhau tö rệt vế kinh
tế, đường lõi chính trị dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài gần 4 năm và
kết thúc với sự thắng lợi của đẳng Cộng Hòa Trong bối cảnh ấy
J.London ra đởi và trưởng thành
Với chính sách bảnh trướng lãnh thổ về phía tây, khuyến khích
khẩn hoang tìm kiếm nguồn tài nguyên phong phú nơi thiên nhiên,
nước Mỹ đi vào cuộc tái thiết và khai phá Đồng thời người da đỏ cũng bị dồn vào biên giới phía Tây rối muời năm sau lại bị thuyên chuyển
dén Dakota va Oklahoma TU đấy nảy sinh sự xung đột gay gắt giữa dân di cư và người da đỏ, cuộc chiến kéo dải trong 9 năm với biết bao thảm cảnh đã xảy ra cho người da đỏ,
Quá trình hoàn chỉnh quốc gia cũng là quá trình vừa xây dựng
vừa tiếp tục khai phá Những cuộc thăm dò và khai thác tài nguyên quý hiếm như: than, sắt, dầu, đặc biệt là vàng tại các vùng California, Alaska rất rầm rộ Đó cũng là mảnh đất dành cho những con người
liéu lĩnh ưa thích phiêu lưu mạo hiểm va phát huy tối đa mọi khả năng của con người để vật lộn với thiên nhiên, giành quyển ngự trị
Nền kinh tế Hoa Kỳ đi vào giai đoạn công nghiệp hóa Những năm 1871 - 1898 được xem là những bước đấu của CNTB Mỹ với sự
phát triển kỳ diệu về canh nông, kỹ nghệ và thương mại trong cả
Trang 12Thởi kỳ này được các sử gia Hoa Kỳ đánh giả là ““hông một
giai đoạn nào trong lịch sử Hoa Kỳ lại cống hiến cho những con người
thông minh, nghị lực và đấy óc sáng kiến những cơ hội như vậy để
thỏa mãn nguyện vọng" Đó là thời kỳ đã sản sinh ra những nha dai tu
sản như: Rockerfeller, Morgan, Adrew Carnergie, nhưng đồng thời,
mỏt lớp người nghèo khổ bị bóc lột thậm tệ cũng ra đời Những nhà
triệu phú đẩy quyền lực nhưng hoàn toàn dửng dưng trước cảnh nghèo đỏi của người lao động, những người chủ yếu làm giàu cho họ Với quyền hành trong tay, họ ra sức thao túng sức lao động của công nhân Chế độ làm việc dành cho công nhân rất khắc nghiệt: "Một
ngay lam việc thông thường là mười hai giở Trong mội xí nghiệp,
công nhân không được nghỉ ngày chủ nhật vì nếu máy ngừng sản
xuất, ông chủ sẽ ít lời đi Không có chính sách nào bảo hộ cho họ cả” VỊ thế ý thức của họ về sự bất công và liên minh giai cấp sớm nảy
sinh, Giai cấp công nhân hình thành và phát triển nhanh chóng Các
tổ chức công đoàn ra đời (Knights of Labor, 1869; A.F.L 1896 )
Lượng người nhập cư rất đông: 29 triệu người từ năm 1870 đến năm 1914 Đồng thời nảy sinh vấn để phân biệt chủng tộc Mặc dù chế độ nô lệ đã được xóa bỏ do sự thắng lợi của miền Bắc và sự tranh đấu của tổng thống A.Lincoln, nhưng ở miền Nam đảng dân chủ
ra đời vẫn ra sức chống đối Do đó, sau khi A.Lincoln qua đời, năm
1865, tình hình xã hội trở nên căng thẳng “Các chủ nô da trắng
không lúc nào không tìm cách bắt “bọn mọi đen” trở lại với thân phận nô lệ của chúng" Tổ chức Ku-Klux-Klan ra đời với mục đích khủng bố để bức hại người da đen và tước toạt cả quyền công dân của họ Có nhiều trưởng hợp chúng bắt người da đen ra thiêu sống
Xã hội Mỹ đang đứng trước nguy cơ bùng nổ xung dét gay gat
Cac tu chính án lần lượt ra đời nhằm đem lại quyền lợi cho người da đen, đem lại giải pháp hòa bình giữa các chủng tộc của Hoa Kỳ Tuy
nhiên, người da trắng vẫn giữ thái độ kỳ thị của mình đối với người đa
đen
Năm 1904, tổng thống Roosevelt để ra chính sách "dùng chiếc
gay Idn" (big stick) để bảo vệ lợi ích của Mỹ và để xâm chiếm các
nước Mỹ Latinh: Dominic (1905), Mexico (1914), Haiti (1915), ép Panama nhượng cho Mỹ mội vùng rộng 10 dặm (khoảng 16 km) từ bở
@) Leh sil’ niệc Mỹ, by 4T, Neuen NaÌu, 4454
Trang 13LVTN-NBC
Thái Bình Dương đến bờ Đại Tây Dương
Thởi kỳ này còn là thởi đại hoàng kim của chủ nghĩa thực dụng,
đó là kim chỉ nam của kẻ mạnh, của những nhà tư bản lũng đoạn nền kinh tế Hoa Kỳ Laski, nhà khua học chỉnh trị người Anh chuyên về Mỹ da nhận xét: "Cái gắn bỏ những người Mỹ với nhau, đó là quyền lợi chứ không phải là tư tưởng", những chủ trương của Deweythuic day
đầu óc độc lập, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhân
Day cũng là thời gian mà học thuyết xã hội chủ nghĩa của
K.Marx lan trằn trong xã hội tư bản Tư tưởng này nhanh chóng trở thành kim chỉ nam cho giai cấp công nhân tiến lên đấu tranh giành quyền lợi và công bằng xã hội
lll Cuộc đởi của J.London :
Cuộc đởi của J.London là một tấm gương chiến đấu khỏng ngừng để tốn tại và sống có ý nghĩa
J.London, tén that la John Griffith London, sinh ngay 12 thang 1 năm 1876 tại SanFrancisco trong một gia đình nghèo thuộc bang
California Ông là kết quả của một mối tình không chính thức giữa me
éng - Ba Wellman - va nha chiém tinh hoc William Henry Chaney
Ong mang họ của bố dượng, người mà me ông kết hôn sau khi sinh
ông được 9 tháng
Thuở thiếu thời, J.London-phải theo gia đình di chuyển nhiều nơi Hai tuổi, öng đã cùng gia đình đến Oakland rồi chuyển về
Alamerda ba năm sau đó Lên sáu, ông theo gia định đến San Meteo
Country, rỗi lại đến thung lũng Livermore hai năm sau đó, cuối cùng
thì định cư tại Oakland
Đó là một quãng đời đầy vất vả và lo âu của J.London
Trang 14nước đá cho đến nhặt banh Ông vẫn say mê đọc sách Ông thưởng mượn sách ở thư viện dịa phương nơi ông sinh sống để trau dồi kiến thức và đáp ứng lỏng say mê văn học của mình
Năm 1891, sau khi học xong trưởng ngữ pháp, J.London đi làm
thuẻ ở nhà máy đồ hộp Nhưng chỉ một tháng sau, ông trở thành lên
cướp biển lửng danh của vịnh SanFrancisco trên chiếc tàu mà dng đã
mua được tử số tiền 300 đô la vay mượn, lúc đó, câu bé J.London vửa
tròn 16 tuổi Sau khi đã chán ngán với cảnh cướp bóc, dng bèn kết!
liễu đời minh trong một cơn say Vẫn không chết, ông bèn trở về với cuộc sống lương thiện với nghề thủy thủ trên con tảu California tên
gọi Fish Patrol Sau đó, ông lại chuyển sang tàu Sophia Southerland
Ông đã đi nhiều nơi như: Triếu Tiên, Nhật Bản, Siberi, trong suốt
quãng đởi thủy thủ của mình
Tam thang sau, ông trở về SanFrancisco và vào đất liền kiểm sống trong một nhà máy đay với đồng lương rẻ mạt Sau chuyển di
biển, tác phẩm "Câu chuyện về cơn bão trên bở biển Nhật Bản" ra đời
và đoạt giải nhất trong cuộc thi dành cho các nhà văn trẻ do bảo
Morning Call tổ chức
Mưởi bảy tuồi, ông đã gia nhập đội quân thất nghiệp của Kelley
trong khi làm thuê cho công trình xây dựng đưởng sắt Oakland để rối
sau đó phải vào tù 30 ngày vì tội lang thang trên đưởng phố New
York
Năm 1895, J.London vào trường trung học Oakland Vừa học
vừa làm, ông vừa hăng hái tham gia công tác xã hội Vào thời gian này, ông tiếp xúc với chủ nghĩa xã hội qua bản "tuyên ngôn cộng sản”
của K.Marx và F.Engels Ông bị đuổi học v\ những bải bảo mang tư
tưởng xã hội chủ nghĩa của ông đăng trên tạp chí Aegis của sinh viên
Năm 1896, ông vào học trường California và gia nhập đảng Lao
động xã hội vào tháng 4/1896 Thời gian này ông say mê đọc các tác
phẩm của K Marx và F.Engels Một năm sau, ơng theo đồn người tim vang đến tận miến băng tuyết ở Bắc cực Hành trang của ông có
cả sách của Nietzche lẫn của Marx Trong cuộc đào xới ấy, ông đã
Trang 15LVTN-NBC
that bai trong viéc tim kiếm thứ kim loại quí hiếm nhưng đổi lại, ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tri thức về cuộc sống và thiên nhiên
hoang đã
Năm 24 tuổi, ông cưới Bessie và đứa con gải đầu lòng của họ
ra đởi một năm sau đó Cũng trong thời gian này, ông bị thất cử chức
thị trưởng Oakland Đứa con gái thứ hai ra đởi vào năm 1902, Một năm sau ông ly dị vợ
J.London tửng là nhà bảo, thông tín viên trong cuộc chiến tranh
Nga Nhật (1904) và sau đỏ, lại một lần nữa ông bị thất cử chức thị trudng Oakland,
Năm 1905 ông cưới Charmian Kittredge và mua mội trại chan nudi suc vat tai Glen Ellen nhung sau này bị cháy rụi
Thời gian này ông thưởng đi diễn thuyết và du lich Déng thdi, đây cũng là lúc ông có kế hoạch làm ăn lớn với các dự định xây dinh
thự và mua đất đai mở nông hại Tuy thế, sức khỏe ông giảm sút rất
nhiéu vi bệnh tật
Năm 1914, gia đình ông đi Vera Cruz khi ông đang làm phóng
viên báo chí trong cuộc cách mạng ở Mehicô Sau đó, ông về lại Gien
Ellen
Năm 1916, J.London xin ra khỏi đẳng xã hội và tự sát bằng một liều morphin, để lại một di sản văn hóa vô cùng đổ sộ và quí giá: năm mươi tác phẩm gồm tiểu thuyết truyện vừa và truyện ngắn,
IV Sự nghiệp sáng tác của J.London :
Thời niên thiếu của J.London đã gắn liến với sách vở Những bài báo đầu tiên công kích bọn tư sản của cậu sinh viên J.London đã
làm chấn động giới tư ban Hoa Ky
Trở thành nhà văn năm 22 tuổi, J.London đã cho ra đời ngay sau đó hàng loạt tác phẩm như: “To the man on trail" đăng trên báo
Trang 16Overland Montly và 24 truyện ngắn, thơ, tiểu luận cũng được công bố Tiếp đến là những tác phẩm như: “The son of the Wolf" (1900)
“The God of his father” (1901), “For the people of the Abyss” (1903) “The daughter of the snow” (1903), “The children in the Forest” , "The cruise of the pazzels” (1903)
Tác phẩm “The call of the wild" là kết quả của chuyến đi
Klondike đã trở thành một best seller đầu tiên của ông đối với công
chủng Mỹ Cũng trong thởi gian này, ông viết tác phẩm "The Kempton Wace letter”
Một best seller thứ hai ra đời: tác phẩm “The sea wolf" va ké đến là tác phẩm "The fairth of men”
Một số tác phẩm được ông viết sau khi cưới Charmian Kittredge
nhu: “War of the classes”, “The game", “Tale of the fish patrol", “Moon Face", “White Fang", "Scorn the women", “Before Adam", “The road",
“Love of life”
Năm 1908, tác phẩm "Gói sắt ra đời, đánh dấu một bước phát
triển lớn trong tư tưởng của ông "Gót sắt" thể hiện tình cảm nồng
nhiệt của ông với chủ nghĩa xã hội
Năm 1909, ông cho xuất bản một tác phẩm mang tính tự thuật
và bộc lộ tâm trạng thất vọng, đổ vỡ trước những khát vọng cao đẹp
mà ông từng mơ ước, đó là cuốn "Martin ldon”
Từ năm 1910 trở đi, ông viết hàng loạt tác phẩm như: "Lost
face”, “Burning daylight", "When God laughs", “ Adventure”, “The cruise of the snark", “South sea tales" (1911), “The house of Pride”
(1912), “A son of the sun", “Smoke Bellew", "The night born"(1913), “The Abyssmal Brute”, “John Barleycorn”, “The strength of the strong” (1914), “The Mutiny of the Elsinore”, “The scarlet Plaque” (1915), “The little lady of the big house" va “The Turtles of Tasman”
Trang 17LVTN-NBC
Ngồi ra, ơng còn sáng tác kịch Hai vở kịch được công bỏ lả
"Theft" (1910) va “The Acorn Planters” (1916),
Hầu hể! các tác phẩm của ông đếu nói đến cuộc dau tranh sinh
tốn; trong đỏ, con người phải vật lộn với thiên nhiên hoang dã hay
trong chính xã hội loài người Bên cạnh hình ảnh con người trong cuộc
tranh đấu đều là hinh anh con vat bị ném vào cuộc vải lỏn sinh tốn
phải chiến đấu bằng chính bản năng sống của nỏ, các nhãn vật trong
tác phẩm của J.London chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nietzehe hay
kKipling về mẫu người “anh hủng" Đồng thởi ông mô tả cuộc dấu tranh
sinh ton theo đúng quy luật chọn lọc tự nhiên của Darwin Ngoài ra,
dưởi ảnh hưởng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tác phẩm của ông đã
toả! lên được tình yêu đối với giai cấp công nhân và thai độ chống đối với giai cấp tư sản trong xã hội tư bản đẩy bất công và tan bạo
Về mặt nghệ thuật , ông chỉ thành công ở lĩnh vực mô tả cuộc
tranh đấu sinh tồn Tuy nhiên, sự thành công này không đồng đều trong các tác phẩm của ông Nổi bật hơn cả là kho tảng kinh nghiệm
quỷ giả mả ngưởi đọc có thể tÌm thấy trong từng trang viết về cuộc
dấu tranh sinh tổn đầy sinh động của J.London
Trang 18CHUONG II: VẤN ĐỀ ĐẤU TRANH SINH TỒN
I Khái niêm đấu tranh sinh tổn-pham vì khái niệm trong truyện ngắn
cua J.London:
Ngày nay con ngưởi có thể khẳng định rằng: “cuộc sống sẽ tắt
khi không còn dấu tranh” (V.Bê-lin-xki) Đó cũng chính là bài học đấu
tiền mà cuộc sống đã đem đến cho mọi loài muốn tốn tai trong ihe™ x|*<° mau xernh may
That vậy, nhìn vào thể giới tự nhiên, chúng ta sẽ nhận ra diều
đỏ một cách dễ đảng qua cuộc sinh tổn của chủng Dưới nước, cả lớn
nuôt cả bé; trên cạn, con mạnh ăn thịt con yếu Các loài cây cỏ cũng
thé, chủng cũng tranh giành nhau từng khoảng khỏng gian, tửng vùng
ảnh sáng để sinh sôi, này nở
Xã hội lồi người cũng khơng nằm ngoải qui luật đó Ngay tử
thời xa xưa, để tốn tại, con người đã phải lao động, vật lộn với thiên
nhiên hoang dã Đỏi-họ bắt cá; rét-họ lột da thú để che thân Và để
bảo toàn mạng sống của mình,họ đã phải không ngừng cảnh giác với mọi thủ dữ, mọi hiểm họa thiên nhiên Bản nang sinh tốn da nay sinh trong con người từ đẩy
Chinh lich sử nền văn minh nhân loại đã dạy cho sinh linh bài
học sinh tổn trong cuộc sống điểu đó được thể hiện rất rõ trong văn
chương tử cổ chí kim, của từng dân tộc trên thế giới
Thửơ hồng hoang, con người cũng đã mô tả cuộc sống vất vả của mình và lý giải nó bằng chính tư duy mộc mạc, thô sơ mà con
người có thể có trong thời tiền văn minh Câu chuyện khởi đầu trong
Kinh thánh mô tả sự tạo dựng trởi đất và con người của Thiên Chúa Thời đó, con người chỉ có ông Adam và bà Eva, họ sống thật sung sướng và hạnh phúc trong vườn địa đàng Nhưng con rắn đã xuất hiện
gieo mầm tội ác lên hai ông bả để rối con người từ đó mãi mãi sống
trong sự trừng phạt của Thiên Chúa Nghĩa là con người phải sống
trong đau khổ và lao động vất vả cực nhọc mới có miếng ăn
Trong thần thoại Hy lạp , hình ảnh vị thần Prômêtê đã bất chấp
hiểm nguy và mọi sự trừng phạt để đánh cắp ngọn lửa thấn trao cho
con người, giúp con người thoát khỏi thời kỳ mông muội, bước vào kỷ
Trang 19LVTN-NDC
nguyên văn minh Thấn là hiện thân cho sy dau tranh quyết liệt vì sự
sỏng còn của loài người, hạnh phúc và văn mình của nhân loại Ngày nay, trong văn học thể giới "ngọn lửa Prômêtê" tượng trưng cho tự do, văn minh, tiến bộ, tượng trưng cho cuộc đấu tranh kiên cưởng, bất
khuảt chống lại ách áp bức, bóc lột và thói tàn bạo đối với con người
Khát vọng tồn tại của con ngưởi không ngửng ở nhu cầu thể
xác mà còn ở nhụ cầu tỉnh thắn Ngọn lửa Prômêtê chính là khát vọng tự do, niềm mơ ước thoát khỏi quyền lực của tự nhiên và hơn thế nữa,
chỉnh phục trở lại thiên nhiên, buộc thiên nhiên phục vụ con người Thởi Trung cổ, dưới sự thống trị của Giáo hội La mã, con người
bị xiếng xích bởi chủ nghĩa thần bí, chủ nghĩa khổ hạnh, chủ nghĩa
cam dục Chinh vì thể, ước mơ thoát khỏi xích xiếng tỏn giáo là nguồn
cảm hứng sảng tạo của nến văn học thời kỳ này Qua những tác
phẩm như "Trixtăng và Ydon”, "Anh hùng ca Rôlăng", “Hế kịch
Patơlanh", chúng ta được chứng kiển những con người nổi loạn vdi
luật lệ phong kiến, với chủ nghĩa khổ hạnh,
Thời Phục hưng, thời kỳ hồi sinh của nến văn học Hy lạp, con
người thật sự thoát khỏi "đêm trường Trung cổ" để bước sang một kỷ nguyên mới, kỳ nguyên của nhữhg con người khổng lố đã tự giải thoát
chính mình ra khỏi những quan niệm thắn bị, khám phá thiên nhiên và cả tâm hồn mình Điều đó đã thể hiện ước mơ làm chủ thiên nhiên và
được tốn tại mội cách có ý thức: "to be or not to be” (sống hay không
sống) đã được đặt ra qua lời của Hamlet trong vở kịch củng tên của
Sêxpia Một minh chứng tuyệt vời về ý thức làm người của con người
thởi đại ấy Đó cũng thính là thời kỳ mà con người đã mạnh mẽ đứng
lên chọc phá mọi xiểng xích ràng buộc con người với mọi luật lệ hà
khắc của phong kiến và tôn giáo, đưa con người trở về với thế giới
trấn tục,
Con người bước vào thể kỷ 17 với ngọn lửa Prômêtê và câu hỏi day tinh triét ly cla Hamlet
Cuộc đấu tranh sinh tốn ấy càng sôi động và quyết liệt hơn
trong văn chương Hoa kỳ Nền văn chương ấy gắn liền với công cuộc
chinh phục miền đất Châu Mỹ hoang sơ, trủ phủ nhưng đầy thử thách
của lớp ngưởi di dân Châu Âu với đủ sắc tộc, màu da nhưng cùng
Trang 20chung mộ! khảt vọng lự do, công bằng và thịnh vượng Khỏng chỉ diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sinh tốn Ay con diễn ra trong bối cảnh xã hội tư bản đang trên đà phát triển,
Nếu như nến văn học thuộc địa gắn liến với những cuộc phiêu
lưu đòi hỏi sự thích nghỉ cao độ trong môi trường khắc nghiệt của
thiên nhiên cũng như khả năng chỉnh phục sức mạnh thiên nhiên thị
thế kỷ thứ 18 lại mở ra cho nến văn học Hoa kỳ một sắc màu mới
trong đẩu tranh sinh tốn Khát vọng chỉnh phục thiên nhiên phải
nhường ngôi cho làn sỏng đấu tranh đỏi nhân phẩm và quyền tự nhiên của mỗi con người Yêu cấu đó chính là những diéu ma
Jefferson đã thể hiện trong tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" của ông : “Tất cả mọi người đếu sinh ra bình đẳng, họ được đấng tạo hóa ban
cho những quyền bãi khả xâm phạm; trong số những quyến lợi đó cỏ quyến được sống, quyến được tự do và mưu cầu hạnh phúc"
Bước sang thể kỷ XIX, Hoa kỳ bước vào công cuộc xây dựng
đất nước, đối mặt với một thách thức mới, gây dựng nền kinh tế, tập hợn các bang thành một thể thống nhất, thiết lập thể chế chính trị,
tiếp tục mở rộng cuộc bành trướng đất nước, khai thác tài
nguyén,_Van dé đấu tranh sinh tồn lại sang mội trang mới: đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp.Nền dân chủ mà Jefferson lap ra chi con la một biểu tượng vảo cuối thế kỷ 19 Do đó làn sóng đấu tranh đỏi dân chủ lại dảng lên trong tấng lớp bj ap bức bóc lột Xã hội đặt ra một
yêu cầu cấp thiết: yêu cầu cải tổ xã hội Vấn để xã hội đã trở nên gay gắt từ việc phân biệt chủng lộc cho đến nạn bóc lột công nhân của
những trùm tư bản
Tất cả đã được đưa vào cuộc đấu tranh sinh tốn trong thế giới con người, thế giới thiên nhiên và thế giới loài vật qua những truyện ngắn của J.London
II Vấn để đấu tranh sinh tồn qua truyện ngắn của J.London
1 Cuộc đấu tranh thiên nhiên : a Bối cảnh thiên nhiên:
Trong cuộc sống, thiên nhiên bao giở cũng gắn bó với con người Đỏ là nguồn lương thực duy nhất nuôi sống con người, là
nguồn trí thức vô giá cho con người tÌm hiểu, khám phá Thiên nhiên
Trang 21LVTN-NBC
loại Dù hình ảnh thiên nhiên trong trí tưởng tượng của con người mỗi
ngày mỗi đổi thay, nnưng càng ngày, thiên nhiễn.càng trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho cuộc sống con người
Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người càng trở nên tất yếu
hơn trong lịch sử hình thành nước Mỹ Thiên nhiên đóng vai trò quan
trọng trong công cuộc bành trướng lãnh thổ Hoa Kỳ củng với khát
vọng chỉnh phục vìng đất hoang sơ Châu Mỹ Những dòng người lũ lượt đi khai thác đất hoang đổ xô đông nhất tại vùng California,
Alaska, _ nơi mả người ta đã phát hiện ra thứ kim loại màu vàng quý
hiểm
Thiên nhiên hoang dã Châu Mỹ dắn dắn được khai phả tử Bắc
chí Nam, từ Đông sang Tây Mỗi đời tổng thống, đất đai lại được mở
rộng
Mo đầu là mảnh đất Lousiana của Pháp được Mỹ mua lại với giả 80 triệu Franc vào 1803, kế đến là mảnh đất Florida của Tây Ban
Nha với giá 5 triệu đô la Đặc biệt, sau cuộc chiến tranh với Méhico
vào năm 1846, Mỹ thắng trận và thu được gấn nữa nước Mêhicô gồm Texas, Tân Mêhicô và California - mảnh đất mà sau đó người ta đã phát hiện ra thứ kim loại màu vàng quí giả và rồi từng đoàn người đã lũ lượt kéo đến
Trong công cuộc khai phá và chỉnh phục đó, con người buộc
phải đối đấu với một sức mạnh mởi, sức mạnh của thiên nhiên - một
thiên nhiên hoang dã chưa hế có dấu chân người và thù ¡ nghịch với sự sống
Tất cả những sự kiện ấy, bối cảnh ấy đã đi vào trang sách của
J.London thật sống động với muôn vàn rủi ro, thách thức mả thiên nhiên hoang dã "ban tặng" cho con người bất cứ lúc nào
Đó là cái là cái lạnh khủng khiếp ở phương Bắc, là rừng thiêng nước độc ở phương Nam, là đầm lấy sũng nước cùng với mảnh đất
Trang 22Không gian của mỗi bối cảnh sinh tốn dường như võ tận, mênh mông khiến con người "chợt nhận ra mình chỉ là một côn trùng nhỏ bé không hơn không kém” Không gian ấy lại mang theo “sy im lang mau trắng" đến rợn người, khiến người ta chợt nghĩ đến không khi của sự
chết chóc Sự im lặng ấy còn đáng sợ hơn cả cái tĩnh lặng của mản đêm, bởi “màn đêm còn tạo cho con người cải cảm giác được bao bọc, chở che, cảm giác được sưởi ấm bằng một sự cảm thông nảo
đó" Nhưng "sự im lặng giữa cái màu trắng như tấm vải liệm kia" quả là quá sức chịu đựng Chính vì thế "con ngưởi trở nên hoảng sợ với
chỉnh cả tiếng nỏi ca mình sợ cái chết, sợ Chúa, sợ tất cả thế giới
xung quanh" ( Sự im lặng màu trắng) Sự im lặng ấy lại không bi pha
vỡ bởi "tiếng kêu của đã thú, tiếng rả rích của côn trùng, không một
con chim nào bay qua khoảng không giả lạnh này, không nghe mỏi
giọng nỏi, không thấy một dấu vết của nơi người ở Cả thể giới nằm
ngủ yên, một giấc ngủ chẳng khác gì cái chết" (Tiếng gọi nơi hoang
dã) Một không gian đấy chết chóc, thù nghịch với sự sống, gieo vào
long người những nỗi sợ hãi, cảm giác cô độc giữa chốn hoang dã không chút thản thiện này
Khi nỗi sợ hãi, hoang man trôi qua thì niềm hy vọng, nỗi khao
khát chinh phục lại trỗi dậy, bừng cháy trong tâm hồn con người
Đó là thứ thiên nhiên đầy mời gọi nhưng cũng đấy thách thức Trong cuộc tranh đấu, thiên nhiên không hề khoan nhượng trước những kẻ yếu đuối, đầu óc nông cạn Nó là nỗi kinh hoàng cho Becti Axơcrait sau chuyến du lịch đi ngang qua quần đảo Xôlômông của anh Thiên nhiên hoảng dã ấy sẵn sàng gây tai họa bất ngờ cho bất
cứ sinh vật nào đang sống trong-lòng nó Những hố băng sụt lở, cây
to chợt ngã, thú dữ rlnh rập, bão táp nổi lên bất chợt Mặc cho con
người kêu gào sự sống, thiên nhiên chẳng hề đối hồi, hoàn toàn
đừng dưng trước sự sống và cái chết của con người
Thiên nhiên trong truyện ngắn của J.London tuy không phải là -
đối tượng chính nhưng là cái nến tuyệt vời cho con người tự bộc lộ tính
cách của mình
b Con người đấu tranh sinh tồn trong bối cảnh thiên nhiên :
Trang 23LVTN-NDBC
Sự sống lả hơi thở, là máu thịt của mn lồi Nó đã đem lại
màu xanh cho trải đất, đem lại nguồn lực cho mọi hoạt động Sự sống
cắn thiết cho sinh vật biết là chừng nào Chính vì thế, khát vọng sống đã trở thành tiếng gọi của bản năng, của tiếm thức, cia tan day sau
tâm hồn con người, ChỉỈ vì muốn sống, con người đã dám chống lại
quỷ thần, chống lại mọi trở lực của thiên nhiên Tất cả khơng ngồi mục dích tốn tại và vươn lên của nỏi giống mình,
Khát vọng ấy đã thể hiện thật mãnh liệt trong suốt! tiến trình
phát triển của loài người Để sống, con người phải tÌm kiếm cái ăn,
khi bị ném vào hoàn cảnh khắc nghiệt, dù sống hay chết, họ vẫn luôn
vùng vẫy cho đến hơi thở cuối cùng Nhân vật trong truyện ngắn của J.London chính là những con người như thé
Ra đi với "giấc mơ màu vàng”, con người bất chấp hiểm nguy
quyé! dan thân vào cuộc "sinh hoạt" đấy cam go ấy Khi đối diện với
thiên nhiên hoang đã, con người mới thấy được sự nhỏ bé của minh
Trong cuộc đấu tranh không cân sức này, thất bại có vẻ thuộc về con
người nhiều hơn Với sự nổi loạn gần như bản năng, họ cố vùng vẫy - trong lình trạng khắc nghiệt ấy Nhưng chỉ hành động theo bản năng,
con ngưởi cũng sẽ bị tiêu diệt Do vậy, chỉ có ý chí vả nghị lực phi
thường mới giúp con người vượt qua được những trở ngại ấy để trở về
nguyên vẹn |
Thật vậy, chỉ có tình yêu mãnh liệt cuộc sống mới khiến cho gã
dan ông sau khi tìm.thấy vàng trở về trong mệt mỏi, đói khát vượt qua được chặng đường dài không có lấy hơi thở của sự sống Khát vọng sinh tốn luôn đốt cháy trái tim gã Gä mệt mỏi, đói là gấn như không
còn lê nổi tấm thân tàn của mình Gã đang đối diện với cải chết Tử
thần sắp sửa cướp đi hơi thở cuối cùng của gã, con sói đói đang chực
chờ gã chết đi để xua đuổi cái chết cũng đang cận kế bên nó Mặc
cho thản xác đang chết dần chết mòn, gã vẫn tranh thủ những lúc tỉnh
tảo cố bỏ lết được chừng nào hay chừng ấy Quả thật, chỉ còn ý chí mới khiến con ngưởi hành động được như thế
Khát vọng sống khiến cho con người khi lâm vào hoản cảnh
khắc nghiệt phải dấu tranh để giành giật sự sống, trở nên dẻo dai và
chịu dựng một cách phi thường Con người "vừa bò vửa lết trong tuyết
Trang 24trong khi cai chét da hién 16 trong mat han” (Ké lang thang mién Bac
cuc}
Nghi lực và ý chí còn giúp cho con người vượt qua cả thời gian
(tuổi giả) và không gian ( thiên nhiên khắc nghiệt) để trở về trong chiên thắng Đỏ chính là hình ảnh của bà cụ Nauri đã 60 tuổi mả có sức chịu đựng dẻc dai đến la kỳ Bằng sự nhanh nhẹn và sảng suốt
ba đả dạt vào một hòn đảo nhỏ xíu đấy rẳy những xác chết trong vụ
dam tau Ba da ăn đến trải dừa cuổi củng trên hoang đảo vả chỉ còn cách nằm chở chết Nhung cái y chi quyết sống không buông tha bà,
nỏ lỏi bả ra khỏi cơn trì độn và giúp bà sáng suỏit nhận ra cai may
mắn đang dến với mình
Trong cuộc đấu tranh sinh tốn , con người đã chứng tỏ không những họ muốn sống mà còn muốn sỗng có ý nghĩa Họ không mudn chấp nhận một cuộc sống dé dai hay trở thành kẻ ăn bám xã hội Truyện ngắn "Như chàng Agơt thởi đại xa xưa" đã thể hiện diéu đó
qua hình ảnh của cụ Tơoatơ Cụ đã 70 tuổi, cải tuổi mả con người
được quyền nghỉ ngơi để con cháu trả ơn sinh thành Nhưng đối với cụ thì không, cụ không hề muốn cuộc sống nhàm chán nơi xó nhà để
con cháu nuôi nấng, cung phụng Mặc cho bao lời khuyên can, cụ
quyết định đi đến Klondike để đem vàng vế Với sự phán đoán chính
xác, tinh thần lạc quan yêu đởi và đức tính cần cù lao động của mình,
Cụ đã vuợt qua cái đói, cái rét và bệnh tật để trở về nguyên vẹn, giàu
có ‘
Khát vọng sống còn thể hiện ở ước muốn tự do trong cuộc
sống của con người “Người đàn bà sinh ban đêm” đã thực hiện được ước mơ tự do của mình sau bao năm tháng "đi sang phương Đông
vượt qua dãy núi đá hiểm trở, tiến về vùng hồ nước tù hãm” Đó là
một chiến công mà bất kỳ ai cũng có quyền tự hào về nó
Tình yêu cuộc sống đã khiến con người phải trăn trở trong cuộc
cạnh tranh sinh tổn gay gắt này Gã đàn ông trong truyện ngắn “Tình yêu cuộc sống" đã có lần dừng lại trong nỗi băn khoăn về cái chết và sự sống như Hamlet ngày xưa đã tửng nghí vấn Gã tự nỏi với chính mình "Chết là ngủ, chết có nghĩa là dừng lại, nghỉ ngơi Vậy tại sao ta
không vui lòng nhận lấy cai chết “hoặc như lời của ông già Koskoosh
Trang 25LVTN-NBC
tronq truyện ngắn "Luật sống”: "Tại sao lão lại ham sống đến thể nhŸ Quả thật qua cuộc đầu tranh sinh tốn với thiên nhiên, con người đã khám phá ra nhiều điều mới mẻ trong tâm hốn của họ cũng như
nhận ra những giá trị của cuộc sống
Khat vọng sống vẫn không hế khiển con ngudi danh mat phan
nhân tính của mìinh.Bản năng sinh tổn có lúc khiến con người phản
bội bạn bẻ, nhưng củng vởi ly trí, bản năng ấy vẫn không thể lưới thẳng được tiếng nói của con tím đang thổn thức trong ngưc gã *Gã”
chợt dựng lại khi đang thích thú trước cải chẽt,thê thàm của Bin nhưng rồi ngay sau đó tỏ ra hối hận vi ga đã tróf Út xương của Bín Con
ngưởi gã vẫn còn thấm đẳm tình người, chất người trong gã vẫn không hề mất đi trong bước đưởng đầy cam go lắm lúc tưởng chứng
như gã chỉ còn sống trong ảo giác
Cuộc đấu tranh sinh tốn của con người diễn ra không riêng gi
với thiên nhiên hoang dã khắc nghiệt mà còn với cả thủ vật Trong
“Tinh yêu cuộc sống", để cỏ cái ăn, con người phải gắn sức lắm mới bảt được vài con cá tuế "Gã" phải thu hết sức tàn và nghị lực mạnh mẽ để đứng vững trước thú rừng "Gä cũng gấm gử, man rợ gớm ghiếc thốt lên nỗi sợ vốn là thích hợp với sự sống và vốn xoắn xuý!t
quanh những rễ sâu nhất của sự sống” Sự hiện diện của ÿ chí một
lắn nữa lại giúp con người thoát chết trong cuộc đấu tranh sinh tổn này Trong cuộc vật lộn với con sói già nua sắp chết vì đói, con người dã phải đấu tranh dữ dội với sự phản kháng của chính cơ thể mìhh: “Hết nửa giờ , con ngưởi nhận thấy một dòng âm ấm chảy vào họng
mình Cái đó chẳng lấy gì làm thú vị Nó như chì nóng chảy bị đọng
vao da dày của gã, và nó được tọng vào hoàn toàn chỉ do ỷ chí của ga mà thôi, con ngưởi lăn ềnh ra, nằm ngửa lên và ngủ" Quả thật chỉ có ý chí mới khiến con người hành động như thế,
Trên bước đường giành giật sự sống, con người lắm lúc phải trả
giá cho sự liều lĩnh kém hiểu biết của mình Nhân vật trong "Nhóm lửa” đã thất bại hoàn toàn trước sức mạnh của giá rét phương Bắc
Chl vl thiếu suy đoán, anh đã để cho đôi tay tê cứng không tài nào đốt
lén duge ngọn lửa Bằng mọi nỗ lực cuối củng, ngọn lửa cũng được
Trang 26nhen nhỏm nhưng lại bị tuyết từ cành cây rơi xuống dap tat Quy luật sinh tốn thật khắc nghiệt Đặc biệt với thiên nhiên hoang dã, sức mạnh của nỏ quả là vô cùng Trước thiên nhiên con
ngudi quả nhỏ bẻ và ngây thơ "Một cây đại thụ bất ngờ ngä xuống để
thực hiện nhiệm vụ cuỗi củng của mình trong vở bí kịch cuộc sông,
qieo rắc tai họa bất ngờ cho những sinh vật bé nhỏ đang sống trong lòng nỏ” Hình ảnh của Mâyxơn thật đáng thương Anh bỗng chốc lại trở thành nạn nhân của thiên nhiên, để lại trên cõi đởi một người vợ
đang mang trong người giọt máu của anh Tai họa của thiên nhiên
thật tàn nhẫn Nó không hể khoan dung cho bất kỳ ai, bất kỳ nỗi đau
nảo Thê mới biêt sự câm lặng đáng sợ của nó Thiên nhiên vô tình chứng kiến cảnh vợ !:hóc chồng, bạn khóc bạn, người sống ngồi nhìn
cải chết đang tử tử xâm chiếm người thân của họ Con ngưởi trốn
chạy cái xã hội loài người bất công, tàn nhan, tim đến thiên nhiên,
nhưng không ngở thiên nhiên cũng đấy tai bay vạ giỏ Tấn bị kịch của
con người trong cuộc sống đôi khi chẳng phải chỉ có con người mới
tao ra mà chỉnh sự vô tình tàn nhắn của thiên nhiên lắm lúc khiến con
người phải lao đao khổ sở "Thiên nhiên không hế đối xử tử tế đổi với các sinh vat Nó không bận tâm đến từng thứ riêng biệt gọi là cả
nhân" (Sự im lang mau trắng)
Con người sinh ra, sống trong xã hội thì phải chịu sự chỉ phối của luật sống Già thì phải chết, nhưng khát vọng sống thì luôn cháy
bỏng Ngay cả lão Koskoosh giả nua cũng phải ngạc nhiên trước sự khao khát sự sống của mình Trước sự tấn công của đàn sói, lão da
chống cự một cách quyết liệt đến tuyệt vọng Bầy sói vẫn không hề lùi bước Con người phải chấp nhận quy luật sinh tốn
Cuộc đấu tranh của con người với thiên nhiên đã diễn ra trong
sự đối lập nhau về bản chất Trorg đó con người đã phải bộc lộ mình Những hành động thuộc về bản năng và về ÿ chí cứ đan cải lẫn nhau
khiển người ta rất dễ nhắm lẫn giữa thú tính và nhãn tinh Dù thất bại hay thành công, hình ảnh con người trong cuộc đấu tranh sinh tốn vẫn ngởi lên vẻ đẹp của một niềm tin mãnh liệt vào sự sống
„k~- “tr:
e Cuộc đấu tranh sinh tổn của loài vật: Ấ_ „/ «+ — *“
Trang 27LVTN-NBC
Dưới ngòi bút của J.London, cuộc đấu tranh sinh tốn knông chỉ
diễn ra giữa con người với thiên nhiên mà còn trong thế giới loài vật
Đi vào trang sách của J.London, loài vật cũng là những sinh linh hướng về sự sống, cổ gắng tốn tại dưới mọi hình thức
Trong cuộc đấu tranh sinh tốn, khi không còn chỗ cho nhân tính
thì bộ mặt khốc liệt của nó hiện ra đầy đủ hơn bao giờ hết Đỏ là “một
tăn bị kịch truyền thống của quy luật sinh tồn diễn ra với tất cả những sự dä man của nỏ" Cũng như mọi sinh vật trên mặt đất, con vật cũng can có sự sống - một đỏi hỏi bản năng thuần túy tồn tai trong long no
khiến trong cuộc đấu tranh ấy, nó cũng quyết chiến để giành phần
thăng
Giành giật miếng ăn là mục tiêu của hầu hết các cuộc dau
tranh sinh tổn tron thế giới loài vật
Miếng šn chính là phát hiện đầu tiên của Nanh Trắng khi nó bắt
dầu nhận biết cuộc sống Nanh Trắng sớm hiểu rằng "các sinh vật
sống đều là thịt Hết thảy đều ăn được” Trong mùa đói kém, bọn chỏ sau khi nhai cả yên cương đã lột khỏi thân thể chúng thì chúng quay ra xâu xé lẫn nhau Những con sống lại trở thành miếng mồi cho lũ sói háu đói Ngay cả Nanh Trắng cũng phải ăn thịt đồng loại mình để sống
Trong cuộc tranh giành miếng ăn để duy trì sự sống của loài
vật, bản năng sinh tồn của chúng trỗi dậy thật mãnh liệt, Đó là những cơn điên loạn làm cho chúng trở nên hung dữ và mạnh mẽ khác
thường - kích thích bản năng hoang đã của loài thú trỗi dậy "Sự thèm khát máu tươi", "niểm vui chết chóc" vùng dậy trong cơ thể Bấc Bấc dẫn đầu bẩy chó chạy săn mồi, đuổi chó đến cùng đưởng sự sống hoang đã kia, sự sống ấy là miếng thịt ăn, để giết bằng đôi hàm răng của chính nỏ, để cắm cả möm mình ngập cho đến tan mắt vào trong
máu nóng” (Tiếng gọi nơi hoanu dã) Bản năng hoang dã ấy đã kích
thích “toàn bộ bẩy chó nối sau gót Bấc đống thanh rộ lên một tiếng rủ đầy khoái cảm” "trước tiếng kêu của sự sống ngã nhào xuống từ tột đỉnh của sinh tổn rơi vào nanh vuốt của Tử thần” (Tiếng gọi nơi hoang
dã)
Trang 28Miếng ăn ở đây không còn là một sự hưởng thụ thuần túy để
thỏa mãn giác quan, mà nó còn gắn bó chặt chẽ với kinh nghiệm sinh
tồn nơi con thú Ở đây không có cái ăn hưởng thụ mà có cái ăn để chuyển hỏa thành sức lực, kinh nghiệm để tồn tại và truyền giống
Bản năng sống của chúng không chỉ thể hiện trong việc giành
giật miếng ăn mà còn bộc lộ ở khuynh hướng duy trì, bảo vệ và lưu
truyền nòi giổng Thiên hướng ấy chiếm lĩnh một phần quan trọng
trong đởi sống con vật Cả con cái lẫn con đực đều có những bản
năng thuần tủy bảo tồn giống nỏi biểu hiện rõ ràng của khuynh hướng
này chính là cuộc sống bầy đàn của chúng
Trong sinh giới, mỗi cá thể đều sống gắn bó với quần thể của
mình Đỏ là điểu tự nhiên, một đòi hỏi của bản năng Con người thuở
xưa cũng sống thành bắy đàn Con vật cũng thế, chúng luôn họp nhau lại thành từng bấy, từng quần thể Điều ấy cũng dễ hiểu vì quy luật sinh tốn không cho phép mỗi cả thể tách riêng một cách lẻ loi,
đơn độc, bản năng hướng về chủng loại bao giờ cũng mạnh mẽ Con chó Bắc tuy sống trong thế giới của con người, bản năng hoang dã của nỏ đã được thuần hóa, nhưng khi được gắn gũi với chốn hoang
sơ, nơi mà tổ tiên xưa kia của nó ngự trị thì bản chất hoang dã trong người nó trỗi lên - Chính bản chất tìêm ẩn ấy đã giúp nó chống cự với kẻ thù nhưng đó cũng là lúc Bấc đang trở về với "tiếng gọi" của chốn rừng sâu Trong trí nhớ của nó, hình ảnh về người anh em xa xưa cứ
chập chờn ẩn hiện: "Một cách mơ hồ, nó nhớ lại tận buổi sơ khai của
nòi giống, nhở lại tự cái thời những con chó hoang ào ạt từng bầy chạy lùng mối khẩp những khu rừng nguyên thủy và giết chết con thịt mà chúng đuổi đến cùng đường"
Giấc mơ về nòi giống ngày càng mãnh liệt đến mức thúc đẩy Bac di tim người anh em của mình Nếu không có tình thương sâu sắc
mà Thorton dành cho nó thì Bấc đã ra đi từ lâu theo tiếng gọi hằng
đêm của người anh em Chinh vì thế, khi Thorton chết đi, Bấc đã trở
về với quê hương hoang dã, nơi nó đã sinh ra và cũng là nơi trở về
của Bấc
Trang 29L.VTN-NBC
nhiêu con sỏi để đoạt lấy cương vị thủ lĩnh, duy trÌ bản chất ưu việt của nỏi giống mình Bằng chứng là dòng giống Bac da sinh sdi nay
nở khắp khu rừng hoang đã “Năm tháng trôi qua chưa nhiều lắm thi
bổng những người Yhét nhận ra một sự đổi thay ở loài sói xảm trong
từng Họ thấy cỏ một số con có những đốm nâu trên đấu và :nưm và
mộ! vệt lơng trắng chạy dọc xuống giữa ức”
Chương “Mùa tình yêu” trong tiểu thuyết "Nanh Trắng" đã diễn ra sự chọn lọc nòi giống rất khắc nghiệt Sói con Nanh Trắng chính là giỏng giống của con sỏi chiến thắng Đỏ cỏn là kết quả của một sự
lựa chọn đẳm máu giữa những con sỏi đực trong việc tranh giảnh con cải Cuộc đấu tranh sinh tốn này diễn ra theo đúng quy luật chọn lọc
lự nhiên của Darwin, Những cá thể mạnh mẽ, có tính chất ưu việt hơn
đồng loại mình sẽ tốn tại "Con sói con ba tuổi bước vào cuộc thử lửa
trong lấn mạo hiểm lớn của tình ái đành bỏ mạng Hai bên mình nỏ là
hai kẻ tình địch Nỏ còn đang liếm vết thương ở bả vai và như vậy cổ no ty chia ra trước mặt lão sói già Sói già lợi dụng ngay dịp tốt hiếm
cỏ, cúi xuống đôi chút để lấy đà rồi chồm tới vố lấy cổ tên tình địch và cắm phập nanh vào Vết thương rộng và ngập sâu đã cắt đứt động
mạnh ở cổ con Lúa sau đó sỏi già nhảy lùi ra xa Thiên nhiên thưởng
giải quyết các chuyện tình ái như vậy trên xứ sở phương Bắc này, nơi
mà nỗi bi thằm còn lại với những kẻ bỏ mình Còn đối với kẻ sống thì không cỏ thảm cảnh, mà chỉ có sự thành đạt"
Rồi thời gian qua đi, Nanh Trắng trưởng thành, dòng giống UU việt của nó lại tồn tại và sinh sôi nảy nở không ngừng
Hình ảnh của con vật chiến đấu giữa đồng loại tuy chỉ là bức
tranh của bản năng hoang dã nhưng vẫn để lại ấn tượng sâu sắc về
khát vọng sống của muôn loài Trong trí nhớ của lão Koskoosh, hình
ảnh con nai sừng tấm già hai bên sườn đẫm máu, bốn chân rách
tướp, cặp sừng lớn tua tủa đang chiến đấu đến hơi thở cuối cùng của bản năng sống mãnh liệt của sinh vật
li Đấu tranh trọng xã hội :
Cảm hứng đấu tranh sinh tồn trong truyện ngắn của J.London không chỉ dừng lại trong môi trưởng thiên nhiên hoang đã mà còn thể
Trang 30hiện trong cuộc "sinh hoạt" cam go của con người trong xã hội Cuộc
dấu tranh ấy còn tàn nhẫn, dữ dội hơn rất nhiều bởi vũ khí của con
người trong cuộc đấu tranh sinh tổn không chỉ là vật chất mà còn
bằng những công cụ tư tưởng cho phép tiến hành cuộc tranh sống
một cách tàn khốc, quyết liệt
1 Cuộc đầu tranh sinh tốn của người da đỏ
Lịch sử hình thành của dân tộc Hoa Kỳ cũng đồng thời là lịch sử suy tàn vả diệt vong của chủng tộc da đỏ Máu của hàng triệu
người da đỏ đã đổ xuống trong cuộc chinh phục Châu Mỹ của người Châu Âu
Ndi dau về sự tốn vong của họ đã dấy lên từ khi có dấu chân
người da trắng trên mảnh đất của họ Cuộc đấu tranh sinh tổn của
người da đỏ di vào trang sách của J.London vừa mang tính khắc nghiệt của tự nhiên đồng thời day nỗi đau xót về một chủng tộc bị hủy
hại cả vật chất lẫn tinh thần
Cuộc sống của người da đỏ bắt đầu bị xáo trộn từ khi xuất hiện
giống người da trắng cao lớn, mắt xanh, khi ánh mắt nghi ngờ, e dè ban đầu qua đi Họ vui mừng đón nhận một chủng tộc mới sống trên
mảnh đất của mình Thoạt đầu, mối bang giao chỉ là việc đổi chác
những đồ dùng, vật dụng Người da đỏ rất thích đổi lấy sản phẩm của
nền văn minh Châu Âu mà không hề nghĩ tới sự độc hại của nó
Những cuộc di dân rầm rộ vào vùng đất người da đỏ làm nảy sinh sự xung đột đầu tiên của mối bang giao này Lịch sử Hoa Kỳ đã ghi nhận
.những sự kiện đó như sau:
"Các di dân kéo tới mỗi ngày một đông Họ tiến sâu vào nội
_ địa, lập làng và để có thực phẩm, họ đã tổ chức săn bắn thú rừng, trồng tỉa trên những vùng đất người da đỏ đã trồng trọt trước đó
nhưng đã bỏ để tiến sâu vào rừng Vùng săn bắn của người da đỏ mỗi ngày mỗi hẹp lại, con ngưởi mỗi ngày một ít đi Những sự khủng bố có tính cách cá nhân, một mũi tên bắn từ phía sau một cái cây vào
người da trắng đi một mình trong rừng Đôi khi có tính cách tập thể
Trang 31LVTN-NBC
người da đỏ và da trắng"?
Ý thức về sự xâm nhập của người da trắng đã nảy sinh và vấn
để bảo vệ mảnh đất sinh sống, bảo vệ nòi giống bắt đầu hình thành trong các bộ tộc da đỏ
Những cuộc nổi loạn của họ được đánh dấu bằng những sự
kiện lịch sử sau đây:
M6 dau là cuộc tấn công của vị tủ trưởng tên là Opechancano ngảy 22 tháng 3 năm 1622 "Đó là khởi đầu của một cuộc chiến tranh
kéo dải 14 năm" Opechancano lại tổ chức một cuộc tấn công nữa và trên 800 ngưởi da trắng bị giết chết trong một ngày Kết thúc cuộc nổi loạn này là cái chết của vị tù trưởng vào năm 1643 Day cũng chính là hÌnh ảnh của lmpø, Kulau hủi trong "Hội những người già", "Kulau hủi" đã dũng cảm đứng lên chống lại kẻ thù đến hơi thở cuối củng
Áp lực của người da trắng ngày càng mãnh liệt Liên minh các bộ lạc ra đời và cuộc chiến đẫm máu giữa hai chủng tộc đã xảy ra kể tử khi người da đỏ bị thuyên chuyển đến Dakota va Oklahoma
Đến thời kỳ của J.London, vấn để người da đỏ vẫn còn đang
nóng bỏng Cuộc chỉnh phục vùng đất mới, mở rộng biên cương vẫn
tiếp tục diễn ra rầm rộ Không viết sử mà bằng phương pháp văn chương, ông đã để lại nhiều tác phẩm chân thật và sinh động, cụ thể hơn là những gì mà các sử gia Hoa Kỳ có thể viết,
Trong những truyện ngắn viết về sự tồn vong của người da đỏ và các chủng tộc thổ dân khác trong vùng biển phương Nam như: “Sự ranh ma của lão Popơtắc”, "Kulau hủi", "Những người thích đùa ở
Nihibbon", “AAA*, "Hội những người già" _ J.London đã mô tả quá
trình thâm nhập tỉnh vi của những kẻ mạnh về vật chất và trội về thủ
đoạn hơn hẳn các dân tộc bản địa này
"Lich sử Hoa Kỳ - Nguyễn Nghị - 1994 , thang 50
Trang 32Họ đến bang những "vẻ mặt cửu non hiển lành, nói những lời
dịu dàng" Những món hàng kỳ lạ có sức mê hoặc lạ thưởng Đó là
rượu, thuốc lá, đố trang sức Nhưng dần dần "chúng đã chiếm về
cho mình tất cả, tất cả những hòn đảo, đất đai, súc vật”
Quả trình thâm nhập đấy thủ đoạn của ngưởi da trắng được mô tả hết sức tÏ mÏ qua lời thú tội của vị tù trưởng lmpơ của bộ lạc Cả
Trắng trong truyện ngắn "Hội những người già" Tại phiên tòa xét xử lmpơ, mọi người lặng đi trước những tiếng nói từ chính tâm hồn con người da đỏ, tâm hồn của cả chủng tộc hắn: “Tôi là Impơ, ở bộ lạc Cá Trắng Hồi tôi còn bé, những tia nắng mặt trời suởi ẩm những mảnh
đất của chúng tôi , còn niềm vui thì sưởi ấm những con tim Người ta
không đuổi theo những cái gì không biết, không nghe tiểng nói của
người lạ Những tập quán của cha ông chúng tôi: con trai thi hiến lành
vui vẻ nhìn con gái, còn con gái thì âu yếm nhìn lại họ" Nhưng tử khi người da trắng đến, cuộc sống của họ bắt đầu rối loạn lên Người thứ nhất rồi người thứ hai, thứ ba, rối hàng đàn hàng lũ “Chúng đem đến
những đứa con lai, những mối tình dị tộc, những dụng cụ súng ống, thuốc lá, chúng mang đi sự yên ấm thanh bình VỊ chúng mà bộ lạc
chủng tôi ngày cảng ít đi và người chúng tôi ngày một gầy đi Chúng
mang đi những con chó tốt nhất, những người mạnh khỏe đẹp nhất,
chỉ để lại những người ốm yếu bệnh tật." Đó quả là những lời tố cáo tội ác của người da trắng một cách mạnh mẽ, sâu cay
Quá trình thâm nhập không chỉ có thế, người da trắng còn đem
đến cả sự nghiện ngập, biến người bản xứ thành những kẻ nô lệ,
những kẻ dễ sai khiến, để rồi dần dần họ bán cả đất đai của mình để
lấy thứ rượu rôm độc hại ấy, rước lấy bệnh tật, ốm đau cho chủng tộc
mình Và nòi giống thổ dân từ đó tàn lụi dần
Côhô , người tộc trưởng trong "Những người thích đùa ở Niu
Hibbon" đã suy kiệt vì nghiện chất rồm của người da trắng Sức mạnh
của thử nước ấy thật khủng khiếp Nó khiến một con người dũng
mãnh hiên ngang như Côhô phải sống quãng đởi còn lại của mình
trong sự tàn lụi, khiến Klalina , một vị tù trưởng khác phải lâm cảnh nợ
nần chất chồng Người da đỏ có thể chiến thắng người da trắng bằng
cung tên, nhưng họ thất bại ngay từ đầu trong cuộc đấu tranh với thứ chất long ấy Đến khi họ nhận ra sự suy kiệt của nòi giống minh thi da
quá muộn màng Lão lmpơ sau thời gian chiến đấu điên cuồng thì
Trang 33I.V1N-NIHC
cũng nhận ra rằng "Tỏi già nua mệt mỏi lắm rồi, tôi đã chồng lại pháp
luật một cách vô ích" Trong cuộc đấu tranh không cản súc nảy, chiến
thẳng luỏn thuộc về kẻ mạnh, kẻ có phương tiện và nền văn minh
phát triển đủ sức tiêu diệt giống người lạc hậu, nghèo nàn nảy
Bên cạnh việc chống đổi.!ại người da trắng xắm lấn đất đai, hủy
hai tinh thần của họ, người da đỏ cũng ý thức cuộc đấu tranh sinh tốn
của mình trong việc bảo vệ chủng tộc, bảo vệ giống nòi
Trong truyện ngan"Kulau hui", vị tủ trưởng kiên định ngoan cudng ay co luc đau đớn nhận ra sự tuyệt chủng của giỗng nỏi minh đang lan trản khắp nơi bởi một phấn dân của ông đã phản bội ông Họ khỏng chịu nổi sự khủng khiếp của những tran ban phảo vả chịu cam phận trong nhà tù Môlôkai Tuy vậy, dù phải chiến đâu đơn độc,
ông vẫn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và đã chết trong sự tự do Mac du trong cuộc đấu tranh sinh tử này, ông da thal bai hoan toan
nhung toat lén ở ông một khảt vọng tự do đáng khâm phục Khi không
còn gi dé mất, ông sẵn sàng đi đến cái chết chứ không hể chịu khuất
phục Hiện diện trong tâm hồn người da đỏ là ÿ chí sống không gì lay
chuyển nổi: con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục
Truyện ngắn “Con trai của sói" đã mô tả quá trình mất đi những
dòng giống khỏe đẹp nhất của người da đỏ Trước sức manh và sự giảo quyệt vốn có của nền văn minh da trắng , Lix đành phải rút lui để bảo toàn mạng sống Zarinke, một cô gái xinh đẹp nhất của bộ tộc đã
bị “Con trai của sói" cướp về làm vợ, bổ sung vảo giống nỏi mình Mặc
cho Lix điên cuống tìm mọi cách để giành lại vị hôn thê của mình, :
nhưng quy luật sinh tổn một lần nữa lại đem đến sự bất lợi cho người
da đỏ Lix không thể vượt qua "con trai của sói" - Một chàng trai thông
mình, mưu lược và không hể biết sợ là gì Chàng trai da trắng này da
khiến cho bộ tộc của mình thêm đông đúc nhưng đồng thời giống nòi da đỏ cũng lụi tàn đi
Sự kiêu hãnh về nòi giống không chỉ là đặc quyến của người da trắng, người da đỏ cũng rất tự hào về về đẹp của nòi giống mình
Hình ảnh "Oainơpi mái tóc tung bay, đôi mắt loé sáng, hiện thân mãnh liệt của tình yêu đang vung cao chiếc kiếm săn dải sáng loáng, đánh quc đối thủ là con gấu hung hãn dữ tợn đang nhảy bổ vào sẵn sàng
Trang 34xé nal Dévit dén tan tim gan” Một vẻ đẹp sắc sao va tran trế sự sống
Chỉnh đôi mắt sac sao của Oanơpi đã chính phục được trải tim dao
đông của Đêvit, khiển anh phải dẹp bỏ niềm kiêu hãnh thấm kín về
dong giống mình mả đến với cô bang mot tinh yêu chan thal, néng
thắm Tỉnh cảch mạnh mẽ của cé con chỉnh phục được cả Xảythơ - một cỏ gải da trắng xinh đẹp, giảu có và rất kiêu hãnh về chùng tộc
mình
Vấn để người da đỏ không chỉ dừng lại trong thời đại của
J.London, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyến, nỏi giống của họ vẫn dang am thắm tiếp diễn trong thể kỳ XX Lời nỏi quả quyết hùng hốn
của một bả mẹ da đỏ đã chứng minh điều đó "Chúng nỏ muốn tiêu
diệt người da đỏ chúng tôi, đất chúng tôi chúng đã cướp để lập công
xưởng, lò hạt nhân dồn chúng tôi lên đổi hoang nủi cao làm mối cho
bệnh tải Không ! Chúng tôi không bao giờ để bị tiêu diệt, con cái
chúng tôi phải thành đàn, phải thành đạt” Đó không chỉ là nguyện
vọng của một con người mà cỏn là tiếng nói của mội dân tộc quyết
tâm gấy dựng lại nòi giống, lãnh thổ của mình trên mảnh đất qué nha
2 Quộc đấu tranh giai cấp trong xã hôi;
Khoảng thời gian từ 1870 đến 1900 là "thời kỳ hoàng kim của
nước Mỹ với sự phát triển của công thương nghiệp tư bản Trong
những thập niên cuối cùng của thế kỷ này, người ta không thấy những
cuộc xung đột về quan niệm, đạo đức và chính trị mà chỉ thấy những
quyến lợi và quan hệ quyền lợi" Đây cũng là thời kỳ mà J.London sinh ra và trưởng thành
Xã hội Hoa Ky đang bước vào thời kỳ khủng hoảng của nến chỉnh trị Nạn kỳ thị chủng tộc trở nên gay gắt, sự bóc lột sức lao động của giới tư sản ngày càng tồi tệ Tất cả đã gây nên một làn sóng phắn
nộ mạnh mẽ trong lòng những người bị áp bức, bị coi thường trong xã
hội
Vấn để người da đen trở thành nỗi bức xúc của chính phủ
Quyền binh đẳng giữa những con người khác màu da, sắc tộc đã bị vi
phạm nghiêm trọng
Xã hội Mỹ đang diễn ra sự phân hóa rõ rệt giữa hai tầng lớp:
một tầng lớp trên của người đa trắng, một tầng lớp dưới của người da
Trang 35L.VTN-NBC
den - những con người được quan niệm sinh ra để phục vụ tầng lớp trên, tắng lớp của người da trắng
Để hòa giải mối xung đột ngày càng gay gắt, tòa án tối cao Mỹ đã công bố học thuyết "phân biệt mà bình đẳng” Lắn lượt các tu
chinh án thứ 13,14,15 ra đời nhằm đem lại quyến lợi cho người da
đen Tuy nhiên, sự kỳ thị chủng tộc đã ăn sâu vào con người da trắng,
họ khỏng hề thay đổi thải độ khinh rẻ đối với tắng lớp dưới 1460
ngudi da den da bị giết trong thập niên cuối cùng của thé ky XIX,
Bên cạnh vấn đề phân biel chủng tộc, nạn bóc lột nhân công
tan nhắn đã trở nên thịnh hành trong giai đoạn này Lịch sử Hoa Kỳ
đã ghi nhận vấn để nảy như sau:
"Lan đầu tiên, những sự tập trung quyến lực kinh tế quy mô lớn
như vảy tạo ra một bế tac cho tdi nay van con nan giải Một mặt
những công ty độc quyến cỏ khả năng là chúng không ngắn ngại gì
mà không biển khả năng đó thành hiện thực - bóc lôt quyến lợi của
phan còn lại trong cộng đồng Mặt khác, làm thế nào người ta cỏ thể kiểm soát chúng mà không làm hại tới ưu thế của việc sản xuất hang loat và không thể phá hoại cái đại diện cho chế độ tự do kinh doanh
và sáng kiến cá nhân"!
Rõ ràng đây là nỗi bức xúc của chính quyền Hoa Kỳ trong việc
phá! triển nến kinh tế của đất nước
Nạn thao túng quyến lực của giới tư sản trong sản xuất được lịch sử Hoa Kỳ ghi nhận như sau:
“Một ngày làm việc thông thường là 12 giờ, trong một xí nghiệp không cỏn nghÏ ngày chủ nhật, bởi vì nếu ngưng sản xuất thì ông chủ
sé it loi di* \»
Hau qua của nến kinh tế tư bản đang trên đà phát triển đè nặng lên người lao động cũng được ghi lại trong cuốn lịch sử Hoa Kỳ:
“Vào cuối thế kỳ XIX, mỗi năm trung bình có 1 triệu tai nạn lao
déng, aay ra cai chết cho 20.000 người Nạn nhân vả gia đình họ
"Lich st Hoa Ky-trang ‡‹O* Nguyễn Nghị - 1994
is) Lich sil nage Mũ thang Au, Nabayen Nighi , Axh Viừn hen théng tin 1994
Trang 36không được bồi thường vì pháp luật không ràng buộc chủ thuẻ muởn phải bồi thưởng Quan trọng nhất là người lao động cỏ thể bị đuổi việc
bat cu lúc nào Không cỏ một bảo đảm về công ăn việc làm cho họ Hai cuộc suy thoái lớn vào năm 1873 và 1893 đã lam cho nhiéu nha máy đóng cửa và sa thai hang triệu người lao động, ném họ vảo cảnh
đói khảt mả không mội tổ chức tử thiện tư nhân nảo cỏ thể giúp họ
được 't
Trước tình hình đó, một làn sóng đấu tranh đỏi cải tổ đã nảy
sinh trong lòng xã hội Hoa Kỳ Đi đầu là giai cấp công nhân - những
nan nhân trục tiếp của nến sản xuất tư bản chủ nghĩa
Luc bay gid, su lan tran của luống tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã khiển cho giai cấp công nhân sởm ÿ thức rằng: chỉ có bạo lực cách
mạnh của liên minh người lao động mới có thể buộc giới chủ cải thiện
điếu kiện làm việc của họ
Một cách hiển nhiên, vấn đế đấu tranh sinh tốn đã nảy sinh
trong lòng xã hội Mỹ và con người dan than vào cuộc đấu tranh nay
không ai khác chính là tắng lớp nhân dân lao động - chủ yếu là giai cấp công nhân,
Tất cả những diếu đó đã diễn ra trong khi J.London đang hoc
trung học ở Oakland, năm 1895 Cũng vào thời gian nảy, ông đã đến
với chủ nghĩa xã hội qua tác phẩm "Tuyên ngôn cộng sản" của
K.Mars va F.Engels 3
Quá say mê với luồng tư tưởng mới, ông đã thể hiện chúng trên
các bài báo của mình trên tở Aegis của sinh viên Bài báo đả kích thậm tệ chủ nghĩa tư bản đống thời kêu gọi người dân Mỹ thức tỉnh
chống lại sự lũng đoạn của giới kinh doanh tư sản
Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ được l.London tái hiện trong
tác phẩm "Gói sắt" Một tác phẩm có giá trị cổ vũ rất lớn đối với
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Mỹ Đồng thởi "Gót sắt
là một “bản cáo trạng đanh thép" vào xã hội tư sản đang trên đà phat
Lịch sử Hea Ky - trang 44 Nguyễn Nghị - 1994
Trang 371LVIN-NBC
triển của chủ nghĩa để quốc, chủ nghĩa thực dụng
Bồi cảnh của "Gói sắt" là xã hội Hoa Kỳ trong thể kỷ XXVI
Trong đỏ, con người sống trong thế giới đại đống yên vui vả tiến bộ, sau khi chủ nghĩa tư bản đã bị tiêu diệt
“Got sắt là một cuốn tiểu thuyết viễn tưởng Nhà văn tự tưởng tượng mình là con người của thế kỷ XXVI một hôm chợt tình cở gặp một cuỗn nhậi ký viết về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhản trong
thé ky XX qua lởi kể của một người phụ nữ tên là Erit, vợ của Ernest,
mot người chiến sĩ đã hy sinh trong phong trảo cách mạng vỏ sản đấu thé ky XX
Những điều được ghi trong tập nhật ký đã gây kinh ngạc cho con người của thể kỷ XXVI Những việc được công nhận ở thé ky XX that phi lý và đổi lập hoàn toàn với cuộc sống của thể kỷ XXVI,
Sự đối lập giữa hai xã hội ở hai thời điểm có giá trí rãt lớn trong
việc tô cáo xã hội tư bản đương thời
"Got sat” da vạch trấn tội ác và sự bạo tàn của bọn chủ tư bản
đối với giai cấp công nhân Anh công nhân Giắcxơn bị máy nghiến nát
cánh tay không những không được bối thường mà còn bị thua kiện, bị sa thải, Đức giám mục Mohao thì lập tức bị tống vào nhà thương điên khi ông lên tiếng phản đối chúng
Vạch trần những hành vi tàn bạo của kẻ chuyên bóc lôi, "Gót
sat" còn thể hiện sự cảm thông chia sẻ đối với những con ngưởi đang
sống trong những cảnh đởi tăm tối
Xã hội tư bản của quá khứ diễn ra lắm điều bất công phi lý mà
con người hiện tại (Thế kỳ XXVI) không thể tưởng tượng nổi Một xã
hội khinh rẻ sức lao động, pháp luật không công bằng, đặt ra nhiều thứ thuế hết sức vô lý
Từ những thực trạng trên, cuộc đấu tranh sinh tốn trong “Got sắt đã diễn ra thật gay gắt và khốc liệt Đó là một cuộc chiến không cản sức giữa những con người nghèo khổ và những nhà đại tư bản kếch xù, nắm trong tay hàng trăm bất động sản Giai cấp công nhân
Trang 38bước vảo cuộc tranh đầu mà khỏng cỏ lấy quyến lực gì về kinh tế lẫn chỉnh trị Luật pháp chỉ dành cho kẻ thống trị chử có phải dành cho những kẻ bé nhỏ trong xã hội tư bản, Nhưng, họ có lòng nhiệt thành
và ý chỉ đấu tranh cao độ Chính vì thế, dù biết mình là kẻ yếu, họ vẫn
sẵn sảng hy sinh mạng sống Bởi nói như J.London: "Giữa cái chết,
con người tìm thấy sự sống" Lòng nhiệt thành ấy còn thể hiện qua
hình ảnh các thể hệ công nhân kể tục sự nghiệp của E®est sau khi anh ngã xuông
Ảnh hưởng của chủ nghĩa Nietzche trong tư tưởng nhả vẫn J.London đã khiển cho nhân vật Hwest mang dáng dấp của người
hung in dam dầu ân của chủ nghĩa cả nhân Tuy vậy "người hung" Bhest van gay được cảm tình nơi đọc giả qua tính cách và lòng nhiệt tình cách mạng của anh
Tỉnh chất khốc liệt của cuộc đấu tranh sinh tổn nảy còn thể hiện ở kêt quả khỏng mấy tốt đẹp của nó Sự đối đầu không can suc giữa hai thái cực đổi lập vế lập trường tư tưởng khiến cho cuộc tranh
dấu thấm đẫm máu của các chiến sĩ Quy luật sinh tồn lại được tái
diễn trong cuộc đấu tranh giữa người với người Cũng như cuộc đối
đầu vỏi thiên nhiên, hình ảnh con người dấn thân vào nguy hiém du được hay mất vẫn toát lên vẻ đẹp của lòng chân thành, sự ding cam kiên cường vả hơn hết thảy là niếm tin vào chủ nghĩa xã hội qua tư
tưởng tiến bộ của K.Marx và F.Engels
Hình ảnh của những con người thất bại không chỉ đơn thuần vì
họ thiểu khôn ngoan, thiếu kinh nghiệm như sự thất bại trong thiên nhiên mà còn do nhiều vấn để xã hội chỉ phối Do vậy, sự thất bại của
họ cũng là mội tất yếu, không thể tránh khỏi Nhưng chính niềm tin
vào mội chân lý hết sức giản đơn mà Marx đã phát hiện đã giúp họ
tiếp tục cuộc đấu tranh gian khổ của mình Đỏ là đấu tranh là động
lực phát triển của xã hội Giai cấp công nhân đã dấu tranh vì sự tiến
bỏ của xã hội, ắt họ sẽ thành công trong bước đường tương lai Chinh vi thé J.London da tưởng tượng ra một xã hội đại đống, văn minh, tiến
bộ sau hơn bốn thế kỷ tranh đấu tiêu diệt chủ nghĩa tư bản
"Sức mạnh của kẻ mạnh” đã mô tả sự phân hóa va tan ra của
bộ lạc này dẫn đến sự ra đời của bộ lạc khác Đó cũng chính là quả
Trang 39LYTN-NBC
trinh phát triển của xã hỏi loài người đi tử xã hội công xã nguyên thủy
cho đên chế đô TBCN Câu chuyện đã minh chứng cho tư tưởng của
K Marx: Dau tranh la đông lực phát triển của xã hội Sự thất bại của bộ lac ông giả Long Beard rối bộ lạc Meat Eater làm nảy sinh những bộ lạc mới phúc tạp hơn Cứ thể, cuộc sống con ngưởi khỏng ngưng đồi thay bởi sự phá vỡ của xã hội cũ, nảy sinh xã hội mới diễn
ra như một quy luật của cuộc sống
Mêhicô là một đất nước lang giếng lớn mà Mỹ đã có không ít quan hệ Môi quan hệ tự nhiên ay đã cỏ xu hưởng xấu sau khi My cưỡng đoạt dat dai của Mẻhicô năm 1848, Trong cuộc chiến tranh ay,
phan that bại thuộc vé Méhicé, nha van v6 san J.London, mét lan
nửa lại đúng về kẻ thất bại Đặc biệt, ông dành nhiều tinh cam cho
tăng lớp nhân dân lao động Mêhicô
Hình ảnh anh chàng thanh niên Rivêra không nhà không cửa,
khỏngq nơi nương tựa là điểm sảng trong câu chuyện "Một ngưỏi ở Mêhicô" Do đâu mà cuộc đởi của anh lại lâm vào hoàn cảnh bi dat như thế? Nguyên nhân chính là xã hội tư bản Mêhicô đang đến thời cục thịnh của tệ nạn bóc lột con ngưởi Cha mẹ anh là những công
nhân tham gia cach mang Xã hội tư ban Méhicé da dé lai trong mat anh một nỗi căm giận sâu sắc: "Mối căm hởn lại dấy lên trong ánh mắt của Rivêra mỗi khi anh nhìn thấy bọn Diaz" Trong khi chở đợi thi
dau, ky ức vế tộc ác của bọn chủ da trắng lại hiện vế: “Anh thấy 6000
công nhân đói lả xanh rớt, những trẻ em còm cõi chừng 7,8 tuổi làm
cật lực trong những ca dài đằng đẳng để kiếm lấy 10 xu một ngày,
anh thấy những người trông như xác chết đi lang thang vơ vẩn, những
cải đấu xám ngoét khủng khiếp của những người đi làm việc khổ sở trong xưởng nhuộm Anh nhở rằng anh đã được nghe cha anh gọi
những xưởng nhuộm đỏ là những "căn hầm tự sát" chỉ cắn làm việc một năm là chết" Rồi thêm nhiếu cảnh tượng rực cháy trong trí nhớ của Riêra "Đó là cuộc đình công hàng ngàn công nhân chết đói Họ
trở thành vật hy sính cho bọn chủ da trắng đấy quyến lực trong xã hội
của những kẻ mạnh VỊ thế hành động của công nhân cứ phải rửa
mãi, rửa mãi bằng chính mau của họ" Câu chuyện “Một người ở
Mêhicô"” không còn là chuyện của một người, một dân tộc mà là chuyện của mọi người, mọi dân lộc bị áp bức bóc lột trên thể giới Bo mat da man tan bao của những tên Diaz chinh là hiện thản của
Trang 40những kẻ chuyên bóc lột con ngưởi chỉỈ vì lợi nhuận vả quyến lực
Lồng vào bối cảnh sinh tốn ấy là bức tranh hiện thực sống động
về tệ nạn phân biệt chủng tộc đến gay gải!
Rivêra là võ sĩ chiến thắng trong cuộc đọ sức vởi võ sĩ lừng danh Dany, nhưng không một lời cổ vũ, một tiếng hoan hỏ chúc
mung anh Suốt quá trình thi đấu anh không hề nhận được mỏi lới khích lệ Trái lại, ông chủ Kelly còn ra lệnh cho anh hãy chịu thua anh
chang vỏ sĩ da trắng kia, sự chiến thắng của anh, đối với họ là mot
điều sỈ nhục Tất cả sự lạnh nhạt, bất công đến phi lý ấy đếu xuất phát từ một nguyên nhân duy nhất: anh là người da màu
Vấn đề đấu tranh giai cấp còn được thể hiện qua những truyện ngắn như: "Bị bắn rụng", “Miếng bit tết", "Kẻ bỏ đạo" Mặc dù sự
phản kháng của các nhân vật trong những truyện này rất mở nhạt,
nhưng mỗi câu chuyện đều toát lên ý NHƠN t6 cáo xã hội tiêu thụ tư
ban mél cach sau sắc
Giôn, mội cậu bé chưa qua được quãng đời niên thiéu aa phai
nai lưng ra làm việc để nuôi mẹ và các em Sự ra đời quá sớm đã khiển em trở nên già dặn Tuổi thơ vui vẻ mà đáng lý ra đã khiến cậu
phải được hưởng như bao đứa trẻ khác đã bị tiếng ốn nhà máy cướp
mất Cậu đâm ra khó chịu ngay cả tiếng cười đùa của các em Thậm chí, cậu đâm ra ghét cả mẹ, oản ghét cả xã hội mà cậu đang sống
Kẻ gây ra tấm thảm kịch ấy không ai khác chính là xã hội tư bản với những luật lệ kỳ quặc của nó ởã bất chấp cả đạo lý chỉ vì lợi nhuận
Trong truyện ngắn "Bị bắn rụng", anh chàng Giec London đã phải ngổi tủ ba mươi ngày vì tội lang thang Điều đó khiển anh rất
phẫn uất "tất cả những việc tôi đã gảy ra chỉ là đi trên vỉa hè của họ va đã ngắm thác nước nhỏ mọn của họ" Anh nói: “Tôi đã không được hưởng quyến cãi là cỏ tội hay không và ngay cả việc mang ra xử tôi cũng không được mang ra xử ở một phiên tòa nữa, tôi không được
phép liên hệ với một luật sư hoặc với bất kỳ một người nào, và do đó
tôi cũng không được hưởng quyền đòi phải có việc giám định tỏi” Luật pháp chỉ dành cho kẻ mạnh, con người bé nhỏ muốn sống thì