Đơn sơ Xuân Diệu hình như luôn khao khát yêu đương và xem nó như một món ẩm thực mà người ta phải thưởng thức hàng ngày, song sự thưởng thức ở đây không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng mà là
Trang 1TRUONG DAI HOC SU PHAM KHOA NGU VAN - 1 TAN VAN WHT MRBNEP NIEN KHOA 1994 - 1998 MON: VAN HOC VIET NAM Dé lad:
NHUNG DONG GOP CUA XUAN DIEU
TRONG MĂNG ĐỀ TÀI THƠ TÌNH YÊU
Giáo viên hướng dẫn: Thầy NGUYỄN MẠNH HIẾU,
Trang 2LOI MO DAU
Chủ nghĩa lãng mạn đã đi qua trong nên văn học cũng như trong cuộc đời mỗi chúng ta như một kỷ niệm êm đểm, trong đó có những ước mơ cháy bỏng, có những mơ mộng xa xôi nhưng cũng có những tình cảm nổng cháy -
ủy mị của một thời tuổi trẻ Mặc đù chủ nghĩa lãng mạn đã ra đi nhưng ắt hẳn
trong lòng ban đọc vẫn còn in đậm dấu ấn các nhà thơ đã một thời tỏa sáng
trên hầu trời văn học Việt Nam
“Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ với mơ ước hình ảnh người khách chinh phu 'Dâãn bước truân chuyên khắp hải hổ', Huy Thông đi tìm những giấc
mộng anh hùng trong lịch sử Thâm Tâm ấp ủ giấc mộng người ly khách Huy Can tìm về những nét đẹp xưa của dân tộc hoặc hòa vào vũ trụ, trăng sao
Lưu Trọng Ltt 'ngoảnh mặt lại với mọi sự đau khổ", 'hướng cái nhìn vào một
thế giới mơ màng" Còn Xuân Diệu mê man trong tình yêu say đắm và khao
khát một thiên nhiên giầu cảm xúc và thanh sắc °
Ciẩn sáu thập kỷ trôi qua, một thời gian không ngắn nhưng thơ tình Xuân
Liệu vẫn luôn hấp dẫn người đọc, vẫn được người đọc xem là mới Đặc biệt
trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 này Xuân Diệu vẫn được mọi người quan tâm Có phải vì Xuân Diệu và thơ ông luôn mới mẻ và quá hiện đại chăng?
Theo quy luật của tự nhiên hòa vào dòng thời gian, có không ít nhà thơ đã
ra đi và một số nhà thơ mới đã xuất hiện Có những giá trị được nang niu,
gìn giữ và chúng ta cũng không thể kể hết được biết bao giá trị nằm ngoài sự
chụn lọc nghiệt ngã của thời gian, song cũng có những giá trị bị hững hở -
quên lãng Những đóng góp của Xuân Diệu trong mảng thơ tình yêu có một
giá trị khá cao đối với nền thơ ca Việt Nam, đó là những giá trị đích thực mà
ta cần gìn giữ, tìm hiểu sâu hơn Nếu có cách hiểu đúng về tác phẩm tức là
đã có lòng trân trọng và "công tâm” đốt với tác giả - đối với Xuân Diệu -
mot trong nhifng con chim dau dan cia thi ca Viet Nam hién dai
Người viết
Trang 3NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA XUÂN DIỆU
TRONG MANG DE TAI THO TINH YEU
| PHAN | - DAN NHAP
| LY DO CHON DE TAI
Mới bước chân vào làng thơ Việt Nam, Xuân Diệu đã được nhà phê bình
Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu đó là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ
mới”, Xuân Diệu góp vào kho tầng văn chương của dân tộc cũng như thế giới
một tiếng nói độc đáo Ông cũng là một nhà thơ gần gũi với mọi người mà đặc biệt là tầng lớp thanh niên, học sinh bởi một mắng thơ tình yêu vô cùng phong phú
Thơ và tình yêu trong thơ là vấn để luôn được bàn đến ở mọi thời đại Từ
trưởc đến nay, nhiều nhà nghiên cứu - phê bình đã có những nhận xét và đánh giá về Xuân Diệu cũng như thơ ông đưới nhiễu góc độ khác nhau Nhưng mảng
để tài thơ tình yêu trước Cách mạng tháng tắm hình như vẫn chưa được nghiên cứu cltới dạng một chuyên luận riêng biệt
Những vấn để đặt ra trong thơ Xuân Diệu quả là quá rộng lớn Ở đây, người viết xin đi vào một khía cạnh nhỏ trong văn nghiệp của ông, đó là: để tài
tình yêu qua một số tập thơ nổi tiếng của ông
Với tiểu luận này, người viết mong được góp phần tìm hiểu một vấn để khoa học nghiêm túc, trên cơ sở hệ thống các ý kiến về vấn để có liên quan của
những người đi trước, đồng thời nêu lên một số suy nghĩ của cá nhân về vấn dé nêu ra như một đóng góp cho việc nghiên cứu - tìm hiểu thơ Xuân Diệu và góp một phẩn nhỏ vào việc giảng đạy thơ ông ở trường phổ thông
il LICH SU VAN DE
Từ trước đến nay, phong trào thơ mới cũng như Xuân Diệu đã được khá
nhiều nhà nghiên cứu và phê bình hàn đến Theo sự hiểu biết của cá nhân: Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là một vấn để không mới và cũng được bàn đến rất
nhiều, nhưng có lẽ việc nghiên cứu nó chưa được đẩy đủ và dường như việc
Trang 42%
Mặt khác, gần như chưa có một công trình nghiên cứu, phê bình nào bàn
tiêng về thơ tình yêu của ông ở thời kỳ (1930-1945), có chăng đó chỉ là những
nhận định có tính chất khái quát về thơ tình yêu của ông như:
“Tình yêu trong thơ Xuân Diệu không phải là sự tôn thờ, chiêm ngưỡng
mỹ nhân trong thơ cổ mà cái say của sự giao cảm, cái say trong hơi thở gần gũi
của hai sinh thể, cái mặn mồi của vị giác qua làn môi ” (Lưu Khánh Thơ) Song
có lúc bà lại cho rằng “Với thơ tình Xuân Diệu, không thể hình dung ra sự sống
và hạnh phúc mà lại thiếu tình yêu Nhưng cũng không thể hình dung ra tình yêu
mà lại thiểu những rung động, trao gửi của tâm hồn và thể xác", hay năm 1997
trong “Một thời đại mới trong thi ca về phong trào thơ mới 1932-1945" Hà Minh Đức khẳng dinh “Tinh yêu trong thơ Xuân Diệu là sự biểu hiện của sư sống nồng cháy của tuổi trẻ, là hạnh phúc thật sự giữa cuộc đời Xuân Diệu muốn nói đến
sự sống mà ông cảm nhận được với tất cả khả năng và sức lực của tuổi trẻ như mặt trời đang ở lúc hừng đông, với sức nhạy cảm của các giác quan đang ở độ
mầu nhiệm”
Năm 1993, trong “Một đời người, một đời thơ” Lê Tiến Dũng đã viết:
“Tinh yêu trong thơ Xuân Diệu vừa có cái cao khiết của tâm hồn, vừa có cái
cường tráng lành mạnh của nhục thể Nó là tình yêu của con người sống giữa đời thường chứ không phải tình yêu đạo đức trong sách vở”
Mỗi nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu một vài mặt trong mảng để tài này
tà hầu như chưa có một sự tổng hợp nào thành một chuyên luận riêng về thơ
tình của Xuân Diệu, để chúng ta có thể thấy hết tất cả những gì mà Xuân Diệu
muốn nói - muốn gởi đến bạn doc
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiểu luận giải quyết vấn để theo các phương pháp sau:
1 Giảng bình:
Xoay quanh một số bài thơ có nội dung xuất sắc, chọn một số câu sát với để tài, bình một số từ ngữ có tính chất nổi bật nhất
2 Thông kê:
Đọc tài liệu, hệ thống các quan điểm đánh giá của các nhà nghiên cứu - nhé hình, lấy đó làm cơ sở để tìm hiểu - khám phá giá trị mà nhà thơ đã đạt được
ở phạm vị để tài khảo sát
3 Phương phớp lịch sử:
Trang 5IV GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Xuân Diệu và tình yêu trong thơ ông là vấn để không mới Muốn tìm hiểu đầy đủ đời và thơ Xuân Diệu quả là công việc khó, đòi hỏi một vốn kiến thức sâu rộng, sự làm việc nghiêm túc, thời gian đây đủ Do những hạn chế khách quan và chủ quan của hoàn cảnh hiện tại nên người viết chỉ cố gắng khảo sát thơ Xuân Diệu ở mắng để tài thơ tình yêu qua hai tập thơ nổi tiếng của ông,
đó là: Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945)
Lần đầu tiên bước vào lĩnh vực nghiên cứu, người viết còn rất bỡ ngỡ
trong việc tìm hiểu một vấn để khoa học nên chắc chấn khóa luận này còn rất
nhiều sai sót Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy
Cô để hài viết được tốt hơn
V KẾT CẤU LUẬN VĂN
Gồm 3 phan:
— Phan din nhập - Phần nội dung - Phần kết luận
— Phần nội dung gồm 3 chương
Chương l
Tình yêu qua các chặng đường thơ
1 Các chăng đường thơ Xuân Diệu
a Vài nét về tác giả
b Các chặng đường thơ,
2 Đặc điểm tư tưởng nghệ thuật
3 Qui luật vận động và phát triển con đường thơ Xuân Diệu
Chương Il
Quan niệm nghệ thuật về tình yêu
1 Tình yêu dưới cái nhìn của các nhà thơ
2 Tình yêu với các trạng thái biểu hiện
Trang 6| PHAN II - NOf DUNG
Chương I : TÌNH YÊU QUA CÁC CHẶNG ĐƯỜNG THƠ
1 Các chặng đường thơ Xuân Diệu
a Vài nét về tác giả:
Xuân Diệu (2.2.1916 - 18.12.1985), là con của một ông đổ nho và một
người phụ nữ bán nước mắm “Ông đổ nho lấy cô làm nước mắm" Ông được
sinh ra tại vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, tỉnh Bình Định
Hà Tĩnh quê cha đất hẹp khô khan Bình Định quê mẹ lúa xanh bóng tháp
Chàm Và những ngày học ở Qui Nhơn những làn sóng biển ở đây đã dội vào lòng ông những nguồn lãng mạn, sau đó ông ra học ở Huế - Hà Nội, các nơi này đã để lại trong ông không ít những ấn tượng sâu đâm
Xuân Diệu là nhà thơ của hai giai đoạn: trước và sau Cách mạng Trước
Cách mạng, Xuân Diệu là nhà thơ mới - nổi bật nhất với hai tập thơ khá nổi
tiếng Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945) Sau Cách mạng, Xuân Diệu
có I4 tập thơ mà tiêu biểu nhất là tập: Riêng chưng (1955); Một khối hồng
(1961); Hai đợt sóng (1964)
Xuân Diệu sáng tạo thơ một cách đổi dào, một tài năng về nhiều mặt: là
thột nhà văn, là tác giả của nhiều tập kí, là tác giả của hàng loạt bài tiểu luận - phê bình - nghiên cứu; bên cạnh đó ông còn nghiên cứu về một số tác giả ngoài
trước, địch và giới thiệu thơ họ
Xuân Diệu sinh ra và lớn lên trong một thời đại phức tạp Ông đã trở
thành nhà thơ lãng mạn trong thời kỳ ấy Ông chưa cách mạng nhưng sống sôi
nổi, có đau buổn và có sống yêu đương Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, Xuân Điệu đã làm thơ và những bài thơ tình yêu của ông đã chiếm lĩnh
tâm hẳn người đọc mà đặc biệt là những người trẻ tuổi Người ta nói Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu, điều đó hoàn toàn đúng với thơ văn của ơng Ơng là nhà
thư tình yêu đã làm say mê bao bạn đọc tuổi trẻ
b Các chặng đường thơ:
Xuân Diệu là nhà thơ sống trong hai chế độ mà dưới chế độ Cách mạng nhà thơ sống lâu nhất, mặc dù nhà thơ bất đầu nổi tiếng từ chế độ cũ Những vẫn thơ tình được bất đầu khi ông lên mười sáu và như dòng thác tuôn chảy cho đến
Trang 7Xuân Diệu viết văn, dịch thơ, viết tiểu luận - phê bình nhưng nổi bật
hen ca vẫn là làm thơ mà đặc biệt là thơ tình
Trước Cách mạng, Xuân Diệu làm ít thơ hơn nhưng nhìn chung có phần
hay hơn thơ sau Cách mạng Người ta nói Xuân Diệu là nhà thơ tình số một hay
là ông hoàng của thơ tình, bởi lẽ không chỉ ở số lượng bài thơ nhiều hơn các nhà thơ khác mà cái chính là ở số bài thơ hay chiếm một tỷ lệ khá cao
Ông có tất cả 16 tập thơ trong cả hai giai đoạn sáng tác của mình (trước
và sau Cách mạng) song chỉ với hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió (trước Cách mạng tháng tám) đã đưa ông lên đỉnh cao của phong trào Thơ mới "Cảm
xúc " được xem như tuyên ngôn trực tiếp cho giai đoạn sáng tác đầu tiên và cũng
là bài mở đầu cho tập Thơ thơ (1938):
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mo theo trang, va vo van cing may,
Để linh hồn rằng buộc bởi muôn dây, Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến
Nhà thơ đã chân thành khơi cạn lòng mình ngay cả trong những lúc buồn
đau và thất vọng Thơ tình Xuân Diệu ở cả hai giai đoạn đều xuyên suốt hai
điểm “nồng” và “trẻ” nhưng nếu tìm hiểu kỹ ta sẽ thấy ở hai giai đoạn có một
chút khác nhau
Ở giai đoạn trước, trong tình yêu, Xuân Diệu cẩn nồng nàn và luôn đòi hỏi một tình yêu lí tưởng:
( ) Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn,
Sóng mắt, lời môi, nhiều - thật nhiều!
( ) Nên lúc đôi ta kể miệng thấm,
Trời ơi, ta muốn trống hồn em!
(Vô biên)
Đó là những khát khao mà Xuân Diệu không bao giờ đạt được hay nói chính xác hơn hạnh phúc trong thơ ông luôn mang vị đắng Cái đắng của một
thuở yêu người mà không bao giờ được đáp đến, ngay cả đến những lúc gần người yêu mà ông vẫn thấy như “xa cách”
( ) Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt Cho anh nghe đôi hầm ngọc của răng: Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng: Gần hơn nữa! Thế vẫn còn xa lắm!
(Xa cách)
Mặc dù say đấm, gần gũi như thế nhưng tình yêu trong thơ ông có lúc gần
Trang 8Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
(Yêu)
vẫn biết rằng yêu là "chết” ấy vậy mà nhà thơ vẫn cứ yêu cho dù trong tình yêu
nhà thơ vẫn là người chịu nhiều mất mát và đau khổ Ý thức được điểu đó, nhà
thư càng thương cho mình hơn và phải chăng người được yêu trở thành đối tượng đáng trách? Lòng nhà thơ càng dat dao bao nhiêu “Lòng ta là một cơn mưa lũ”
(Nước để lá khoai), thì lòng em càng hờ hững, lạnh nhạt bấy nhiêu “Đổ bao nhiều nước ra ngoài bấy nhiêu” (Nước đổ lá khoai) Để hiểu thơ tình Xuân Diệu,
không nên cất đôi cuộc đời sáng tác của nhà thơ bởi vì sức “nồng” và “rẻ” ở
đây là hai vị đặc sắc của thơ tình Xuân Diệu trong suốt cuộc đời sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu ưa nỗng thấm, đạt dào và có lúc bộc lộ táo bạo Trước Cách
mang, nhà thơ thường đòi hỏi:
( ) Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ,
Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần;
(Phải nói)
Thì sau Cách mạng, ta vẫn thấy cái nỗi lòng dạt dào đến cỗn cào ấy: ( ) Đã hôn trổi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào đại
(Biển)
Quả thật nếu chúng ta không tìm hiểu ngày tháng sáng tác của bài thơ thì
người ta khó phân biệt được sáng tác của nhà thơ thuộc giai đoạn nào:
Uống xong lại khát là tình Gặp rồi lại nhớ là mình với ta
(Uống xong lại khát) Xuân Diêu đường như thấy được cái ngọt bùi - cứu mang của hạnh phúc
thường ngày và khám phá cái ngọt ngào của hiện thực Lúc này nhà thơ đã
chuyển từ "đòi cho mình” sang "nghĩ đến người" Trong tình yêu, hạnh phúc hóa ra lại ở chỗ biết hi sinh: “Vai anh khi để đầu em tựa - Cân cả buốn, vui cả
cuộc đời” (Hiểu) Xuân Diệu không còn thấy cô đơn như trước, ông yêu mình và
yêu người hơn nên những vẫn thơ về sau có phần ấm áp hơn trước:
( ) Anh nhìn nét mặt người qua vội
Thông cảm muôn đời những biệt ly
Trang 9Tôi đã từng làm thơ về mây và gió,
Tôi sẽ còn làm thơ về sen ngó với đào tơ, Hẹn sớm mong chiều tôi vẫn sẽ làm thơ,
Nhưng hơn cả xưa kia, hơn cả bao giờ,
Tôi muốn làm bài thơ về chuyên chính vô sản
(Vô sản chuyên chính)
2 Đặc điểm tư tưởng nghệ thuật
Có thể nói cuộc đời của Xuân Diệu kể từ khi bập bẹ làm thơ cho đến lúc
nhắm mắt xuôi tay, trái tìm ngừng đập là cả một chuỗi ngày dài của những cuộc
tìm kiếm tình yêu đẩy say mê và thích thú, cho đến hôm nay đã để lại trong lòng độc giả biết bao niềm mê say khi đọc những vẫn thơ tình cháy bỏng và thật tha thiết của ông
Có lẽ ngay từ buổi đầu tiên bước chân vào làng thơ Việt Nam, Xuân Diệu
hình như đã chọn cho mình một “tôn chỉ”: sống để yêu, phụng sự cho tình yêu bởi một trái tim nắng cháy, tạo cho mình một cuộc sống cuồng nhiệt - say sưa và công hiến cả đời mình cho việc tạo ra những dòng thơ tình cháy bỏng mà khi đọc
người ta cảm thấy “bỏng lưỡi, ê răng" "Xuân Diệu là nhà thơ của niềm giao cảm hết mình giữa con người và con người, một phát hiện mới về hạnh phúc tuyệt vời
mà cuộc sống trần thế này đã ban phát cho nhân loại" °” Niễm giao cảm ấy
trưđc hết là giữa con người với con người, có phải đó là tình yêu mà có lúc nate
Diệu đã nâng lên thành lẽ sống:
Làm sao sống được mà không yêu, Không nhớ không thương một kẻ nào
(Bài thơ tuổi nhỏ)
theo Xuân Diệu, sống là phải yêu, phải thương và phải nhớ - đó gần như là một
quy luật tất yếu của một con người tổn tại trên thế gian này Phải chăng ông muốn nói rằng có sống là có yêu thương và đấy là điểu mà con người không thể nào chối bỏ Xuân Diệu gần như hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho nghệ
thuật *9tghệ thuật vị nghệ thuật” và có thể nói chỉ qua hai dòng trong bài “Cảm xÚC ”:
Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mg theo trang va vo van cing mây,
Trang 10
-9-
có một giá trị gần như là tuyên ngôn nghệ thuật của ông Dường như Xuân Diệu
sinh ra ở cuộc đời này là để ca hát về tình yêu - cái để tài mà từ ngày xưa người Việt Nam chúng ta đã say mê nó Tình yêu trong thơ ông lại được biểu hiện ở
những “cưng bậc khác nhau”, không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng - đầm thắm -
ecÑn:
( ) Em bude điểm nhiên không vướng chân Anh đi lững thững chang theo gan,
Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần
(Thơ duyên) và đây
Anh đã nói từ khi gặp gỡ;
Anh rất ngoan, anh không dám mong nhiều
Em bằng lòng cho anh được phép yêu;
Anh sung sướng với chút tình vụn ấy
(Hẹn hò)
Những cái đầm thắm, dịu ngọt của tình yêu buổi ban đầu trong thơ tình
của ông ít kéo đài, có thể bởi vì cuộc đời có mãi thế đâu? Cho nên có lúc tình
yêu lai bộc bạch một cách say mê - đắm đuối:
( ) Nên lúc đôi ta kể miệng thấm,
Trời ơi, ta muốn uống hồn em!
(Vô biên)
( ) Em tôi ăn nói vô duyên quá!
Em đốt lòng anh, em biết không?
(Đơn sơ)
Xuân Diệu hình như luôn khao khát yêu đương và xem nó như một món ẩm thực mà người ta phải thưởng thức hàng ngày, song sự thưởng thức ở đây không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng mà là mạnh mẽ - cuồng nhiệt: uống tình yêu đến “đập cả môi”, còn em thì “Phải nói, phải nói và phải nói” (Phải nói) Nhà thứ đòi hỏi đổi tượng được yêu phải thể hiện tất cả bằng ngôn ngữ mãnh liệt của tình yêu Yêu là phải thốt ra bằng lời từ cái sôi sục của con tìm, phải thể hiện hết
tất cả nổi lòng của một kẻ đang yêu và được yêu, Cuộc sống có nhiều điểu mà
người ta không thể nào biết trước được, hạnh phúc mà nhà thơ có được cũng
mang nhiều vị đẳng, trong lúc đắng cay ấy nhà thơ dau đớn - thất vọng, than thổ
và thốt lên bằng những lời lẽ của con tìm mình, có lúc ta tưởng chừng như đó là
Trang 11Yêu, là chết trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu; Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết
(Yêu)
Dù biết rằng “Yêu là chết ở trong lòng" ấy vậy mà Xuân Diệu vẫn cứ yêu, vì sống là đồng nhất với yêu Cứ yêu đi cho dù “Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên” (Vì sao), có mấy ai diễn tả được cái tâm trạng rất thật của con người khi
bưfỚc chân vào con đường tình ái như Xuân Diệu Với ông, yêu là “cho”, khong
phải cho ít mà là “cho nhiều” và thậm chí “rất nhiều” nữa, nhưng để rồi nhân lại
được gì? hay chỉ là nhận lại một chút mà thôi “nhận chẳng bao nhiêu” có lúc ông lại mang tình cảm hiến dâng cho kẻ không hề rung cảm:
Lòng ta là một cớn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai
(Nước đổ lá khoai)
Xuân Diệu lúc nào cũng sỉ tình "S¡ tình lắm đấy - nhưng bao lúc - Có gửi
tình đi, chẳng có về” (Giới thiệu), lòng nhà thơ lúc nào cũng dạt dào, khát khao,
cháy bỏng, hai từ "mưa lũ" thể hiện một tình yêu thật nồng nàn, tha thiết, ấy vậy
ma di gặp sự lạnh nhạt, hững hờ “Lá xanh không ướt đến da ngoài” Xét cho
cùng đó cũng là sự tự nhiên trong quan hệ tình cảm mà đặc biệt là tình yêu đôi lứa, Xuân Diệu nói rất thật mốt quan hệ tình cảm của con người Không những
Xuân Diệu mà Nguyễn Bính cũng vậy, có lúc ông đã tìm đến cái quấn trọ bên
đường để so sánh với cái tình yêu vô vọng của mình “Lòng em như quán bán
hàng - Dừng chân cho khách qua dang mà thôi” (Hai lòng) Rất nhiều nhà thơ
trong giai đoạn này thường nói đến cái tình yêu mong manh, dễ vỡ, nó đến rồi di
như quy luật của thời gian và mấy ai có thể níu kéo? Thật vây, thời gian trong
tụt Xuân Diệu cứ thế trôi đi và trôi đi mà không hề dừng lại bao giờ:
( ) Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
(Vội vàng)
Vì thời gian cứ trôi di nên con người lúc nào cũng "vội vàng”, hấp tấp và gin như nhà thơ chưa một lần biết tỏ ra kìm chế trong tình yêu, vì không thể chờ
đợi nên ông luôn hối thúc:
( ) Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Trang 12( ) Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn,
(Giục giã)
Nhà thơ lúc nào cũng tỏ ra cuống quýt nên mãi giục giã,lúc thì “maw lên
chư” khi thì “vội vàng lên” Một loạt từ ngữ có tính chất cầu khiến đã thể hiện
được tâm trạng lo lắng, vội vã của nhà thơ Thời gian qua đi không bao giờ dừng lai mà Xuân Diệu là người tha thiết với cuộc đời, với tình yêu nên tâm trang vội vàng, gấp gáp để tận hưởng tình yêu, hưởng thụ cho hết tuổi thanh xuân của
mình là điều dễ thấy trong thơ ông Chính vì thời gian thay đổi nên Xuân Diệu
cứ lo sợ rồi đây lòng người sẽ đổi thay "Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn"
(Giue gid), vi sd long người “không vĩnh viễn” nên lúc nào nha thd cing “giuc
gia”, "vội tàng”, khi nào cũng “gdp di” ri lai “mau lén”
Có nhà thơ nào mà chẳng yêu và chẳng có thơ tình nhưng mỗi người lại
có cách diễn đạt tình yêu một cách khác nhau, người thì vội vàng - cuồng nhiệt,
người thì nhẹ nhàng - đầm thắm:
Chỉ có thuyển mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
(Sóng) l./⁄ -7
Tình yêu ở người phụ nữ Xuân Quỳnh có lẽ cũng không kém phần rạo rực nhưng lúc nào cũng lặng lẽ, thiết tha mà điêu này hình như có lúc ta cũng bắt gặp cái tâm trạng ấy ở Xuân Diệu:
Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuôn đẩy các lối đi
Tôi với người yêu qua nhè nhẹ Im lim, khé6ng dém noi nang chi
(Trang)
Thiên nhiên như dàn trải mênh mông để bao bọc lấy đôi nhân tình đang
còn œ ấp, ngượng ngùng Họ sánh bước bên nhau nhưng lại “im lìm” hình như là
để tân hưởng thiên nhiên tươi đẹp và cái niềm hạnh phúc của riêng mình, một
niềm hạnh phúc mà khi nào nhà thơ cũng xưng “Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất” (Fình thứ nhất) mặc dù không biết bao lần ông đã nếm trải tình yêu mà ở
“Giới thiệu” ông đã cho rằng “Gặp ai ai anh cũng mê" Nhưng lúc nào Xuân
Diệu cũng muốn nói đến cái "tình thứ nhất” và phải chăng chỉ có "tình thứ nhất” mới là đẹp, mới thiêng liêng nhất và mới là bất tử? Vì chỉ có “thứ nhất”
Trang 13đến cái đâu tiên, cái tỉnh khiết, cái trinh nguyên không phải chỉ có ở tình yêu mà còn ở vạn vật hoa lá, cỏ cây
( ) Đêm thứ bảy; cũng là đêm thứ nhất
(Đêm thứ nhất)
( ) _ Hoa thứ nhất có một mùi trinh bạch,
Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ Hương mới thấm bền ghi như thiết thạch;
Sương nguyên tiêu, trời đất cũng chung mờ (Tình thứ nhất)
Tình yêu trong thơ ông không chỉ dừng lại ở “cho” và "nhận” mà nó còn đòi hỏi cái vô tận - cái vĩnh cửu;
( ) Hãy sát đôi đầu! Hãy kể đôi ngực! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!
Hãy khang khít những cặp môi gắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng; (Xa cách)
Có lúc người ta cho đó là sự đòi hỏi về thể xác, tức là tình yêu ở đây
không còn trong sáng nữa, nhưng nếu xét cho cùng đó chỉ là sự lý tưởng của tình yêu, ở đây Xuân Diệu muốn cho hai con người xa lạ trước kia hòa lại làm một
và thực chất đó cũng là sự đòi hỏi của tỉnh thân - của tình cằm trong tình yêu Có
chăng là sự bộc lộ tình cảm một cách mạnh mẽ nhất trong yêu đương, những
miềm mơ ước cái vô biên mà nhà thơ lúc nào cũng kiếm tìm “Nơi nào ta cũng
kiếm vô-biên” (Võ biên), Có thể nói những khát khao cuồng nhiệt trong thơ ông là cái đặc trưng của tình yêu trai gái, với nhà thơ thì chỉ mơ ước mà chưa một lần
tìm thấy niềm hạnh phúc đích thực cho bản thân mình Có chăng chỉ là những
khodnh khắc mong manh, những mối tình hờ hững, những tưởng tượng vụ vớ
( ) Ta tưởng tượng một tình yêu mới nụ Người được nói, tôi được nghe là đủ,
Thực càng hay, mà giả dối lại sao?
(Yêu mến)
Cho dù có những lúc được kể cận người yêu thì cái khoảng cách giữa hai
Trang 14-13-
( ) Dẫu tin tưởng: chung một đời, một mộng, Em là em; anh cứ vẫn là anh
(Xa cách)
Quanh quẩn trong cái tôi cô đơn, bế tắc ấy đôi lúc nhà thơ cảm thấy mình
khác biệt, thấy cách xa với tất cả cho dù với đối tượng gần gũi nhất "Và anh
nghĩ, thế vẫn còn xa lắm” (Xa cách), tổn tại mà lúc nào cũng thấy lẻ loi “Ta là
Một, là Riêng, là thứ Nhất - Không có chỉ bè bạn nổi cùng ta” (Hy mã lạp sơn) và phải chăng đó là nỗi đau của một kiếp người xa lạ - lạc lõng - chưa hòa nhập được mình với xung quanh, với xã hội “Người đã tới giữa chúng ta với một y
phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình
thức phương xa ấy" °* Và chính cảm giác bơ vơ trong tình yêu đôi lúc đã chỉ
phối cả cảm quan vũ trụ, cảm giác ấy trở thành một cảm giác rất nhục thể - da diét va tham dén tận xương tủy, có cảnh sống nào đáng sợ hơn là cảnh sống cô
đơn - hiu hắt và không có tình thương mến “Chớ để riêng em phải gặp lòng em”
(Lửi kỹ nữ) ta thấy một nỗi cô đơn tự mình không chịu đựng nỗi nhưng cũng
không thể san sẻ cùng ai, một lời van xin tha thiết và dường như cái tôi đã bộc lộ tiệt cách rõ ràng Thiên nhiên càng 4m đạm thì lòng người càng cô đơn lạnh giá:
( ) Em sợ lắm Giá băng trần mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo buốt xương da
(Lời kỹ nữ)
Xuân Diệu hình như có sự đồng cảm sâu sắc với nhân vật trữ tình hay cũng có thể đó là tiếng gọi từ cõi lòng nhà thơ Trong nỗi cô đơn ấy thì tình yêu
được xem như là sự tạm bợ - sự nhất thời trong tình cảm? "Mà tình yêu như quán
trọ bên đường” (Chỉ ở lòng ta) Phải chăng trong thơ ông thế giới chỉ hồi sinh khi cé tinh yéu? “Tit lic yéu nhau hoa nở mãi - Trong vườn thơm ngát của hồn tôi” (Nguyên đán), có lẽ khi có tình yêu thì nhà thơ nhìn mọi vật xung quanh đã thay
đổi - tất cả dường như đang bừng dậy một sức sống mới - sự vật đang nẩy nở và
đẩy sức sống Song Xuân Diệu hình như không còn tin vào cuộc sống, không tin
vào tình yêu và cho dù thế thì ông vẫn nuôi một mầm hi vọng - hi vọng một cách
mong manh:
Anh biết yêu em đã muộn màng
Nhưng mà ai cưỡng được tình thương! Ngâm ngùi tặng trái tìm lưu lạc
Anh chỉ xin về một chút thương
(Muộn màng)
Trang 15
Quả là chúng ta that hiếm thấy có một nhà thơ nào lại phát biểu một cách thẳng thắn những ttớc muốn riêng tự —- những khát khao hưởng thụ một cách nắng nàn như Xuân Diệu Ở thời kỳ nào Xuân Diệu cũng viết thơ tình nhưng về sau
này trái tìm ông đã hướng về Đảng và Cách mạng nhiều hơn Giai đoạn sau thơ
tình Xuân Diệu cũng nồng nàn - tha thiết nhưng lại có phần chín chắn hơn:
( ) _ Trời lạnh, trời sương cũng chẳng sẩu
Không gian, em ạ! bỗng trong thâu Như nghe suốt được tình yêu mến: Dẫu mong chờ - anh không trách đâu
(Mong)
( ) - Vai anh khi để đầu em tựa Cân cả buồn, vui của một đời
(Hiểu)
Không phải "vội vàng”, “giục giã” nữa mà ở giai đoạn này ta còn thấy một thứ tình yêu rất mực “đời thường” nhưng thật sắt son:
Anh ước đôi ta có con
Con giống em đẹp nhìn không chán,
(Đứa con của tình yêu)
Xuân Diệu lúc nào cũng mơ được ở bên cạnh người mình yêu, lúc nào
cũng mơ ước cái hạnh phúc nhỏ nhoi cho dù phải “ngdng trông”, phải "đợi chờ”
và lúc này nhà thơ lại ao ước có con Đó chỉ là những ước mơ bởi vì trong thơ
ông ta không hể nghe tiếng u ơ của trẻ con mà lúc nào cũng chỉ có tôi và em giữa cái vũ trụ bao la rộng lớn ấy Cái vũ trụ ấy sẽ ấm lên nếu đôi tình nhân ấy nồng nần trong yêu đương và ngược lại nó sẽ lạnh giá biết bao nhiêu nếu chỉ còn lại một phía Nhà thơ của chúng ta là người chấp nhận cái phía ấy chăng? Nhà
thơ một mình lãnh chịu các đơn côi - buốt giá đến tê lòng Những bài thơ tình ở
giai đoạn sau này có nhiều âu yếm và đầm thắm nhưng lúc nào ta cũng thấy có
cảnh vật xen vào, thực ra đây là điểu mà ta thấy rất rõ trong thơ ông Quả thật
thiên nhiên giao hòa với nhiều hoàn cảnh mà đặc biệt hơn cả vẫn là tình yêu,
thiên nhiên như một kẻ đồng tình nên lúc nào cũng chứng giám - ủng hộ và cảm
thông cho hai con người ấy:
Đường tình đã nở hoa xoan
Hiu hiu gió gợn, hân hoan lá chờ Trên cao ngan ngất hương đưa
Em ơi, tim tím mờ mờ chùm hoa
Trang 16-15:
Tình cảm của nhà thơ ở giai đoạn sau này chịu thật nhiều chỉ phối và tình
yêu một mặt cũng thật khó nhận dạng nên có lúc ta nhầm lẫn với những thứ tình
cam khác mặc dù bên trong vẫn không thiếu sự thiết tha, say đắm
Trong buổi chiểu hôm bóng nhá nhem
Anh ra trước cổng đứng chờ em Nhận từng vóc dáng từ xa tới Loc lay một hình anh thuộc quen
(Đứng chờ em)
Cúc trạng thái đợi chờ, mong tóc trong tình yêu đôi lứa được Xuân Diệu
điển tủ chân thực - tính tế với nhiều cẳm thông
Trước đây trong thơ chỉ có “tôi” và “em” thi bây giờ lại có phần khác đi,
nhà thơ lúc này muốn nói đến một tình yêu trách nhiệm hơn - tình yêu được đặt trong lòng cuộc sống rộng lớn hơn hay âm vang của cuộc sống tác động vào tình
yêu Tình yêu đôi lứa hòa cùng tình yêu nhân dân - tình yêu cộng đồng Họ vui
buồn, sướng khổ có nhau và chia sẻ những niểm vui - nỗi khổ của nhân dân:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi,
Cùng đổ mề hôi, cùng sôi giọt máu;
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao
(Những đêm hành quân) ( ) Đây buộc đôi ta lại với đời;
Gñ dây, gỡ cả cuộc đời thôi
(Chậm chậm đừng quên)
và sự đòi hỏi “vô biên” trong tình yêu ở thời kỳ này cũng không thấy nữa vì nó đã lẫn vào tình đất nước, tình dân tộc:
Anh biết về sau và mãi mãi Muôn vàn đôi lứa mối tình ta,
Tình như cây cỏ, như non nước Như xóm thôn với cửa nhà
(Tình ta)
Bây giờ thì nhà thơ lại mượn biển - mượn cát để diễn tả nỗi lòng yêu
thương dạt đào của thuở nào:
( ) Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đểềm mãi mãi
Trang 17Cho đến mãi muôn đời
(Biển)
Biển và bờ cát trắng như thể hiện nỗi lòng của hai con người yêu nhau và
cái "muôn đời” như biểu hiện cho một tình yêu “vĩnh cử" trước đây Có lẽ
không một nhà thơ nào có thể diễn tả hết những khao khát, ham muốn trong tình
yêu như Xuân Diêu và mấy ai có thể miêu tả hết những cung bậc trong tình yêu
như ông: một tình yêu nhẹ nhàng rồi lại hoảng hốt - cuỗng nhiệt Trong hai giai
đoạn sáng tác thơ của mình, có thể nói Xuân Diệu viết rất nhiều thơ tình Chỉ có điểu nếu trước Cách mạng thd tinh 1a phan bao chốn hết thơ ơng thì sau này nó
chỉ chiếm một phần nhỏ bởi vì lúc nầy ông còn dành nhiều cho những tình cảm khác: với Đảng, với dân Song đầu là ít ỏi và dù là nhà thơ đã có tuổi nhưng lúc nau ông cũng tỏ ra là không có tuổi trong tình yêu "Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng " (Xuân không mùa), Xuân Diệu vẫn “Thổi vào thơ một sự ấm
nóng của tình yêu” để nói lên khát vọng - khát khao muôn thuở của tuổi trẻ
Mặc dù thơ của ông có sự phân chia thành hai giai đoạn sáng tác nhưng
nhìn chung nó vẫn là một khối thống nhất, không loại trừ hay đối lâp mà lai bổ
sung cho nhau và chính “Tư tưởng - nghệ thuật Xuân Diệu đã tạo ra cho thơ cũng như văn xuôi của ông một vũ trụ nghệ thuật riêng, một thế giới hình thể và
màu sắc riêng chứa chan tình tứ và đẩy sắc dục" °' Mặc dù xuất hiện sau một
số nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư nhưng có thể nói như Hoài Thanh “Xuân
Điệu là nhà thơ đại biểu, đẩy đủ nhất cho thời đại” Ông đã cống hiến suŠ: cả
đời mình cho thơ văn và tạo nên những vần thơ tình bất tử,
3 Qui luật vận động và phút triển con đường thơ
Cũng như các nhà thơ khác, Xuân Diệu cũng làm thơ tình và chính mảng
để tài này đã để lại dấu ấn khá đậm trong lòng độc giả bởi một lối viết - lối thể
hiện khá độc đáo mà ta không thể nhằm lẫn với một thì sĩ nào Xuân Diệu bước
chân vào làng thơ mới năm 16 tuổi và những bài thơ tình đầu tiên được coi như mot cham ngôn cho tình yêu:
( ) Lam sao sống được mà không yêu,
Không nhớ không thương một kẻ nào?
(Bài thơ tuổi nhỏ)
Từ những tình yêu nhẹ nhàng, kín đáo và e ấp của buổi ban đầu: ( ) _ Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên
Tôi đã đày thân giữa xứ phiển,
Không thể vô tình qua trước cửa,
Trang 18
I3:
Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên?
(Vì sao)
và cải nguyên nhân dẫn đến tình yêu cũng thật lạ kỳ "Gió thơm phơ phất bay vô
ý - Đem đụng nhành mai sát nhánh đào” (Nụ cười xuân) Ta thấy tình yêu trong Thư mới đến rất nhanh và có thể nói cũng ra đi rất lẹ, người ta yêu hình như chỉ
để yêu, bởi có lúc ta thấy không có người yêu cụ thể để rồi sau đó lại rơi ngay
vào trang thái cô đơn “Hai người nhưng chẳng bớt bơ vợ” (Trăng) Chính mảng
để tài thơ tình đã làm tâm hồn đấm say của Xuân Diệu bộc lộ một cách sôi sục,
tình yêu trong thơ của ông quả có nhiều đòi hỏi nhưng thực ra đó chỉ là những
khát vọng tình cảm mà không bao giờ là do khát thèm nhục cảm, cho dù lối viết
có phần táo bạo:
( ) _ Hãy sát đôi đầu! Hãy kể đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
(Xa cách)
Xuân Diệu yêu đời, yêu thiên nhiên cuộc sống, ông vừa trao gởi và cũng
vừa nhận từ cảnh sắc thiên nhiên khát vọng được thương yêu, nói thiên nhiên nhuing hinh ohu lại có dụng ý trách người:
( ) Chinh hôm nay gió dại tới trên đồi;
Cây thông hẹn để ngày mai sẽ mát
Trời đã thắm, lẽ đâu vườn cứ nhạt?
Đắn đo gì cho lỡ mộng song đôi!
(Tặng thơ)
Ta thấy “Chủ nghĩa lãng mạn như là sự bùng nổ của tình cảm, của cái tôi nên lấy tình yêu làm chủ để trung tâm là điều tất nhiên” vi thế mà Xn Diệu khơng thốt khỏi điều này là một điều hiển nhiên Ta thấy Xuân Diệu rất sợ đến ngay mai, Ong hoảng hốt trước tương lai bởi vì thời gian sẽ không bao giờ đứng ddi “Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi” nên ông phải gấp gáp yêu thương “Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai” (Giục giã), nhịp thơ gần như nhanh hơn và gâp hơn Vì tương lai cứ trôi đi, không bao giờ dừng lại nên Xuân Diệu cứ mãi tìm kiếm và thèm hưởng thụ cái vô biên “Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích ” (Võ hiện) Vì quá khát khao yêu đương cho nên tưởng chừng một lời hứa ngoài miệng cũng đủ bạn phát cả nguồn hạnh phúc cho nhà thơ, một tí hạnh phúc thôi nhưng đối với ông thì thật là “vô bờ”:
Nói chỉ nữa tiếng budn ghé gdm ay
Để lòng tôi sung sướng muốn tiều tan?
(Đối trá)
Trang 19
Ở giai đoạn nào thì đối với Xuân Diệu tình yêu vẫn là vô biên, là tuyệt đích
nhưng càng về sau lòng trân trọng đối với người yêu có khác chút ít với khi xưa
Thực ra thì Xuân Diệu luôn muốn nối tiếp và liên tục mảng thơ tình của mình,
dẫu có lúc bị đứt nối và cho dù đã đi qua thời trai trẻ, có lẽ chính sự theo đuổi
này nó đã giúp cho ông giữ được một tâm hồn trẻ - rất trẻ
Nếu trước Cách mạng, ta bắt gặp trong thơ ông những câu tỏ tình nhẹ
nhàng:
( ) Em bang long cho anh được phép yêu Anh sung sướng với chút tình vụn ấy
(Hẹn hò)
thì sau Cách mạng ta vẫn thấy những câu tỏ tình quen thuộc đó:
Anh vẫn còn nhớ mãi như in Phút thần tiên anh được em nhìn
(Nhớ mãi như in)
[Do sự “chớp nhoáng” của thời gian , sự “đổi thay” của thế giới, sự "ngắn ngủi ” của cuộc đời nên Xuân Diệu lúc nào cũng “vội vàng” và điều này đã được ông giải thích rõ ở “Trò chuyện với Thơ thơ” “Men trời sực nức nên mau tạ -
Biết trước cho nên đã vội vàng”, Những vấn thơ tình của ông lúc nào cũng nắng nan, say ddm và có thể nói ông đáng được xem là “đệ nhất tình nhân của thời đại
chín ta” Thơ tình của ông có nhiều sự khám phá tỉnh tế, nhiều phát hiện mới mẻ và bât ngờ về những góc kín của tâm tư tình cảm con người Những ham
muốn, những đòi hỏi, những khát khao cháy bỏng mà đường như đến Xuân Diệu thì thơ Việt Nam mà đặc biệt là phong trào Thơ mới - mới đám nói đến Có lẽ
trong văn thơ Việt Nam chưa ai yêu tuổi trẻ - say tình yêu đến lo âu - hốt hoảng nh Xuân Diệu Có những dòng thơ cho dù được viết ra cách đây hơn nửa thế kỷ
mà khi đọc lên chúng ta cũng cảm thấy bàng hoàng - thẳng thốt bởi sự mới mẻ
và táo bạo của nó:
( ) _ Hồn đông thế tôi sợ gì cô độc! Ma với nhau thì ôm ấp cùng nhau
( ) Kẻ đa tình không cần đủ thịt da; Khi chết rồi, thì tôi sẽ yêu ma
(Đa tình)
Xuân Diệu lúc nào cũng say đấm trong tình yêu cho đến lúc nhắm mắt
xuôi tay và cho đến hôm nay cho dd nhà thơ đã ở cõi vĩnh hằng - có thể đang
"ôm ấp những hồn ma” thì ở thế gian này những chàng trai, cô gái, những đôi
Trang 20-19-
Từ Thơ thơ (1938) đến Gửi hương cho gió (1945), tình yêu trong thơ Xuân
Diệu hình như càng lún sâu vào trong trạng thái cô đơn Nếu ò Thơ thơ tình yêu là một thứ mộng đẹp, chứa chan hy vọng thì đến Gửi hương cho gió phần nhiều
lại vữ mộng, chua chát và nhà thơ cầng ngày càng trưởng thành hơn, ông cũng
đã rút ra được nhiều bài học tình yêu cho cuộc đời mình Nhìn chung, bao trùm
lên cả hai tập thơ vẫn là một khát vọng sống mãnh liệt, dâng trào Có thể gọi nỗi
buồn và sư cô đơn trong thơ Xuân Diệu là "Mặt trái của lòng yêu đời, của nỗi cô
đơn không được đáp ứng” (Lê Đình Ky) hoặc “là sự trá hình của lòng ham đời, là cal tat di nhién cia ké yêtt sự sống” (Lỡi thú nhận của nhà thơ)
Ở những tập thơ trước Cách mạng, nếu Xuân Diệu khát khao sự giao hòa
Trang 21Chương II: QUAN NIEM NGHE THUAT VE TINH YEU
1 Tình yêu dưới cới nhìn của các nhỏ thơ
Tình yêu, một thứ tình cảm thiêng liêng của con người, và mỗi chúng ta
sinh ra trong cõi đời này đều ít - nhiều cũng có một tình yêu mà có thể nó sẽ kéo đài cho đến khi tuổi đã về chiểu; ở mỗi lứa tuổi thì tình yêu lại được thể hiện ở
một mức độ hay cung bậc khác nhau, Tình yêu như bản chất của nó là “bao hàm
cả hanh phúc và đau khổ, gấn bó và cách xa, cả bù đấp và mất mát" ° Người ta nói đến tình yêu là nói đến cái đầm ấm trong sự sống hàng ngày, nói đến một
việc cụ thể mà nó đã làm nên hạnh phúc Biết bao nhà thơ nói đến tình yêu nhưng để hiểu rõ bản chất của nó thì quả là không để, tất cả dường như chỉ mơ
hồ nhận ra rằng đó là thứ tình cảm xuất phát từ con tím mà có lúc nó được ví
như một thứ gì mà không ai hiểu rõ Mỗi nhà thơ lại có cái nhìn về tình yêu một cách khác nhau song qui tụ lại có thể nói không ai biết rõ ngọn nguồn của nó:
Tình yêu không là gió Chợt gần rồi chợt xa Tình yêu không là có Moc lan man thém nha (Tinh yéu) Nhà thư Lê Thị Kim đã một lần thốt lên như thế và ta lại thấy một Xuân Quỳnh có khác chỉ đâu: ( ) Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
(Sóng)
Tình yêu đến từ bao giờ và ra đi khi nào thì Xuân Quỳnh cũng “không
biết nữa”, cũng như một Xuân Diệu “Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết” (Giục
giả) Khi tình yêu đến, như một tâm lí tự nhiên và thường tình, quả thật trong
cuộc sống này hình như người ta luôn có nhu cẩu tìm hiểu và phân tích nó Nhưng tình yêu dường như là một hiện tượng tâm lý khác thường, đẩy bí ẩn,
nhiều hất ngờ mà không thể giải thích được bằng lý lẽ thông thường, làm sao có
thể giải đáp được câu hỏi về điểm bắt đầu của tình yêu Và đây cũng là điểu mà
Xuân Diệu cứ mãi băn khoăn “Lam sao cắt nghĩa được tình yêu” (Vì sao) thì
Xuân Quỳnh lại một lần nữa khơi dậy, bộc bạch một cách hồn nhiên và thật dễ
thương Phải chăng tình yêu cũng giống như sóng biển, như gió trời vậy thôi? và
Trang 22
-21-
làm thế nào có thể hiểu hết được Nó cũng thật tự nhiên, thật hỗn nhiên mà lại
thật khó hiểu Tình yêu hình như là thứ tình cảm cứ mãi len lỏi trong tâm hồn
con người - nó nối kết hai con người có hai trái tìm cùng đập chung một nhịp lại
với nhau:
Em đã biết đấy là điều đã cũ
Chuyện tình yêu quan trọng gì đâu:
Sự gắn bó giữa hai người xa lạ
Nỗi buồn vui đem chia sẻ cùng nhau
(Nói cùng anh)
Đọc thơ tình Xuân Quỳnh, ta bất gặp một tâm trạng của con người nhiều
thương yêu nhưng gần như lúc nào cũng lo âu, trăn trở Ở Xuân Quỳnh ta thấy
tình yêu cũng sôi nổi, cũng mãnh liệt nhưng gần như có phần sâu lắng, trầm tĩnh
và dịu dàng hơn Cũng như Xuân Diệu - Xuân Quỳnh cũng có cái lo sợ trong
tình yêu: sợ nó tan vỡ, sợ nó mất đi:
Em đâu đám nghĩ là vĩnh viễn Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi
(Nói cùng anh)
Rất có thể trên con đường tìm đến thứ tình cảm mông lung ấy - không
phải tất cả mọi người đều dễ dàng tìm thấy niém hạnh phúc, nó không phải là
thứ cân là có ngay, không phải tìm là thấy “Có thể nói tình yêu là trường học -
Nơi không phải ai muốn học, cứ vào” (Xonnê tình yêu)
Xuân Diệu không chỉ viết thơ tình, ấy vậy mà mang dé tai để lại nhiều ấn
tượng nhất cho mọi người vẫn là thơ tình yêu, có được điều đó là vì Xuân Diệu
đã nói được tình yêu đôi lứa với nhiễu trạng huống tình cảm, nhiều cung bậc
tronp tình yêu, Ông đã diễn tả được tâm trạng của nhiều người một cách tỉnh tế
và chính xác nhất, lại hợp với tâm lý tuổi trẻ hôm qua - hôm nay và cả ngày mai
nữa hay nói đúng hơn Xuân Diệu đã mở được cảnh cửa của quy luật tình cảm
Tình yêu, nó như bao điều tốt đẹp khác cần phải được gìn giữ và vun đắp, nó là
mot cdi gì hết sức lý tưởng và thánh thiện mà có lúc ơng hồng thơ tình của
chúng ta đã đưa lên như một triết lý “Yêu là chết trong lòng một ít” (Yêu), "chết " đ đây không phải là chết về thể xác mà là chết ở tâm hổn của kẻ đang yêu Phải chăng nỗi nhớ sau những mối tình hờ, sau những lẩn thất bại là cái chết ở ông và thơ ông” Vẫn biết rằng cho đi là không bao giờ lấy lại được, cho đi là mất
thế mà ông vẫn trao đi - vẫn cho đi “Anh cho em, nên anh đã mất rồi " (Tình thứ
nhật)
Trang 23Không biết bao lần nhà thơ đã yêu, đã chìm đắm trong yêu đương ấy thế mà lúc nào nhà thơ cũng cho rằng đó là “tình thứ nhất” cho đi là "mất" để rỗi ta nghe ông than thở mình là kẻ “dại khờ”, “ngu ngơ" nên mới “Yêu sai duyên và mến
chẳng nhằm người” (Dại khờ), dẫu biết rằng yêu “sai duyên” nhưng Xuân Diệu
lại yêu thật nhiều “Chỉ yêu nhiều là tôi biết mà thôi ” (Tặng thơ) Hình như Xuân
Diệu khi bước chân vào thế giới tình yêu đã mang theo một trái tìm nhân hậu: rất mực chân thành và vị tha Có thể nói đây là một phẩm chất đáng quý ở thi sĩ tình yêu này, Cho đù tình yêu đã cướp đi của ông rất nhiều niềm vui sôi nổi và trả lại cho ông sự đau khổ triển miên nhưng không vì thế mà ông tỏ ra căm ghét,
oán hờn mà ngược lại ông còn yêu tha thiết hơn "Ta còn yêu dấu đến mòn hơi "
CTrù chuyện với Thơ thơ) Phải nói rằng “Tình yêu là sự gặp gỡ của hai trái tim
hai tâm hẳn trong một thời điểm ngẫu nhiên và từ đấy tự nguyện đi chung mội
nẻo đường” '!ˆ nhưng ơng hồng thơ tình của chúng ta hình như vẫn chưa bao giù
được hưởng hoặc chưa mấy khi được hưởng trọn vẹn niềm vui và sự bù đắp của
tình yêu, mà ta chỉ thấy Xuân Diệu cứ mãi vội vàng yêu để rỗi lại vội vàng cay
đắng:
( ) _ Nửa câu nói, một chút cười, đôi tiếng thở Tình cờ qua trên miệng mở quá xinh:
Ta ngây thơ vội tưởng họ yêu mình,
Về dâng vội cả ân tình thứ nhất
(Đi dạo)
rồi có lúc lại thấy bế tắc trong tình yêu để sau đó phải nhờ đến mây - gió nhưng
cuối cùng vẫn mãi thẩn thờ, vơ vẩn:
Tôi là một kẻ làm thơ thẩn '
Đem hỏi tình yêu giữa cảnh trời
Gió chải trong đầu không biết được
Mây vờn trong mắt chứa xa khơi
(Đi đạo)
Có lúc Xuân Diệu cho rằng yêu đương là mù quáng, là không thể nào cắt
nghĩa được “Người ta yêu tự nhiên như người ta thở vậy” nhưng tâm hồn nhà thơ
thì lúc nào cũng trần đẩy sức sống, tình cảm thì cuồng nhiệt - dạt đào Cho dù biết “Yêu là lạc lối giữa u sâẩu mù mịt” nhưng nhà thd van dang tron ven con tim
cho yêu đương, yêu để "chết trong lòng một ít” nhưng còn sống là còn yêu, mặc
dù cử mãi theo duối thứ tình cảm mơ hồ không rõ ngọn nguồn của nó: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Trang 24-23-
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió híu hiu
(Vì sao)
Trong thế giới thơ tình Xuân Diệu gần như lúc nào cũng có hai người, có
lẻ là nhà thơ và người yêu chăng? Mà ta thấy sự hòa hợp giữa hai con người này
quả là điều hiểm thấy
Nhà thơ thì cứ muốn đắm mình trong yêu đương nhưng tình yêu thì không
phải lúc nào cũng êm đểm như nhà thơ mơ ước - nó lại đi trái với lòng người, nó
là một thế giới luôn biến động và đầy biến động:
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mắm ly biệt;
(Giục giã)
Xuân Diệu có một tấm lòng yêu thương tha thiết nhưng lúc nào cũng bị hừ hững lạnh làng mà có lúc ông như nài nỉ - như van xin một chút yêu thương :
Và hãy yêu tôi, một giờ cũng đủ
Một giây cũng cam, một phút cũng đành
(Lời thơ vào tập gửi hương cho gió)
Tình yêu trong thơ ông thường là kết quả của những rung động và ham muôn cả nhân Nhà thơ rất sợ yêu đơn phương nên ông muốn tìm đến nó để
hưởng thụ, để nếm trải một thời trai trẻ của mình Nhưng cuộc đời dường như
không ưu ái để cho nhà thơ hưởng trọn niễểm vui hạnh phúc trong tình yêu Ông
cứ phải yêu thật nhiều nhưng cuối cùng vẫn thấy cô đơn “Tôi là một kẻ điên cuồng - Yêu những ái tình ngây dai” (Thd than) Xuân Diệu cho mình là một kẻ
"điện cuẳng” vì phải yêu những ái tình “ngây đại”, yêu nhiều mà có lúc không biết mình yêu ai nữa:
( ) Ma nhé diéu chi? hay nhớ ai?
Cũng không biết nữa - Nhớ nhung hồi
(Nhớ mơng lung)
Gió sáng bay về, thí sĩ nhớ;
Thương ai không biết, đứng buồn trăng
(Buồn trăng)
Người viết thiết nghĩ rằng, con người có thể sống không cẩn tình yêu
nhưng có lẽ không một ai có thể sống mà thiếu hi vọng là sẽ yêu hay sẽ được yêu, nên cái hi vọng trong tình yêu ở Xuân Diệu âu cũng là điều tất yếu và dĩ
Trang 252 Tỉnh yêu và các trạng thói biểu hiện
Mỗi nhà thơ diễn đạt tình yêu ở mỗi góc độ khác nhau, với Xuân Diệu thì
tình yêu được diễn đạt bằng trăm ngàn vẻ đẹp và muôn ngàn sắc thái tình vì nhất Tâm hồn Xuân Diệu như biển cả, chứa đựng một năng lượng vô tận - lúc
nào cũng khát khao thèm muốn, nơi nào nhà thơ cũng muốn tìm kiếm vô biên và để thỏa cơn khát khao thèm muốn nhà thơ phải tìm đến tình yêu, vì chỉ có tình
yêu nam nữ mới thể hiện sự mãnh liệt và sóng gió nhất
Tình yêu trong thơ Xuân Diệu trải qua nhiều hình thức, nhiều trạng thái
khác nhau, lúc thì "ank yêu em” - khi thì “em yêu anh”, có những mốt tình thật
gần gũi "Bữa trước, riêng hai dưới nắng đào," (Vì sao) nhưng cũng có những mối tình mộng mơ, xa cách:
( ) Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người Chưa từng hẹn đến, - giữa xuân tươi Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy,
(Nụ cười xuân)
đôi lúc ta thấy nhà thơ để nghị, van xin:
( ) Mở miệng vàng, và hãy nói yêu tôi,
Dẫu chỉ là trong một phút mà thôi!
(Mời yêu)
Với Xuân Diệu , đã yêu thì phải hành động “Kẻ uống tình yêu đập cả môi” (Hư vô), tình yêu phải được thưởng thức bằng vị giác, phải uống để thỏa
cơn khát nhưng nhà thơ thì không lúc nào thỏa cơn khát yêu đương Xuân Diệu
không lúc nào cảm thấy thỏa mãn trong yêu đương kể cả những lúc đã uống đến
“đập” cả môi; quả là ông khát khao một niềm hạnh phúc vô tận để rồi phải sôi
nổi, hối hả, cuống quýt mà có lúc ta tưởng chừng như nhà thơ đang nhún nhường
để xin đôi chút tình cảm:
Anh đã nói, từ khi gặp gỡ:
"Anh rất ngoan, anh không đám mong nhiều "Em bằng lòng cho anh được phép yêu;
“Anh sung sướng với chút tình vụn ấy "
(Hẹn hò)
Chỉ một chút “tình vụn” cũng đủ để nhà thơ cảm thấy hạnh phúc, thấy vui sướng, song một khi đã có nó thì theo ông phải “mơn trớn” phải "âu yếm” Có
thể nói đó là lẽ thường tình trong yêu đương?
Trang 26-25-
Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt
(Xa cách)
( ) Bang nét vui, bang vé then, chiéu say, Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay siết,
(Phải nói)
Xuân Diệu đã thể hiện một tình yêu mãnh liệt nhất nhưng đây chỉ là
những đòi hỏi trong tình yêu mà ta không thể nói nhà thơ đi khai thác hay đào
sâu các đực vong của con người Nhà thơ chỉ muốn thể hiện tình yêu ở nhiễu
trang huống, nhiều sắc thái nhưng lúc nào cũng được giới hạn bởi hai mặt: hạnh
phúc và khắc khoải, khổ đau - trần tục và lý tưởng mà không đi sâu hơn nữa “Nó vẫn giúp con người đứng bên này của đam mê và khao khát" °” Đó là thứ tình yêu của con người mới, đối lập với quan niệm cũ trước đó và những lễ giáo cũ hà khắc trước kia, song nó vẫn mang đầy đủ những khát vọng của con người
Xuân Điệu đã biểu đạt hoàn hảo cái thiết tha, rạo rực, say đắm của tình yêu bởi
nhiều cung bậc khác nhau Ông đòi hỏi người mình yêu phải thể hiện tình yêu
bằng hành động cụ thể và để đẩy lùi mọi nghi ngờ trong tình yêu thì em “phải nói ”, phải nói bằng lời và bằng ngôn ngữ riêng của tình yêu,bởi nhà thơ rất sợ im
lãng:
( ) Cốt nhất là em chớ lạnh như đông
Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng Chớ yên ổn như mặt hỗ nước ngủ
(„ở
Em phải nói, phải nói và phải nói: Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày
(Phải nói)
Im lặng và bóng tối, hai hình ảnh của hư vô mà Xuân Diệu rất sợ, chính
vì thế mà ông đòi hỏi tình yêu ở con người phải được thể hiện bằng hành động,
hành động ấy mới có thể thể hiện tình yêu mà ông hằng mơ ước Hình như lúc
nào nhà thư cũng đi tìm niểm vui và cảm xúc mạnh mẽ trong yêu đương:
“Thương yêu thì cả trời biển như mời gọi”
( ) "Ta cẩn uống ở suối thương yêu;
(Vô biên)
( ) _ Mơn man nào, em đừng khóc, đôi ta
Thế, riết thế, hãy vòng tay chặt nữa
Cho em hút những chút hồn đã rữa,
Trang 27Cho em chuyển hơi độc rất tê ngon:
Em, rắn thêm, mol những vụn tìm mòn,
(Sầu)
Tình yêu trong thơ ông không chỉ đòi hỏi được yun đắp, nâng niu mà lúc nào cũng đòi được hưởng thụ, được "uống", được “ghi”, “riét", “nghiến ngấu”,
những vẫn thơ đi từ cảm xúc nhẹ nhàng, êm ái đến những đòi hỏi mãnh liệt vô
biên Tình yêu đã đi suốt hành trình thơ ông với tất cả các trạng thái và cung bậc
của nó, có lúc ta không thấy một chút rụt rè - e dè mà băn khoăn - rạo rực đến
vội vàng, gấp gáp:
( ) Em vui đi, răng nở ánh trăng rim Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự
(Giục pia)
Niềm khát khao tận hưởng cuộc đời thể hiện tập trung nhất trong khát
vọng yêu đương và với ông tình yêu được nâng lên thành lẽ sống, thành cứu cánh
“Lam sao sống được mà không yêu”; “Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ ”, bởi
tình yêu chính là sự giao cảm sâu sắc nhất và kỳ diệu nhất giữa con người với
còn người - giữa con người với vạn vật, Làm sao một thị sĩ ham sống, thiết sống nh Xuân Điệu lại không đòi hỏi, ham muốn, bấu víu vào tình yêu khi mà:
Mặt trời vừa mới cưới trời xanh
Duyén dep hém nay sẽ tốt lành Son sẻ trời xanh mười sáu tuổi;
Má hồng phơn phớt, mắt long lanh
(Rao ruc)
Mặc dù có thất bại, đau khổ, đau đời, bi quan nhưng không đến nỗi phải
tơi tào tuyệt vọng và ít nói đến cái chết hay một sự hẳy hoại nào đó Xuân Diệu
đã kêu lên cùng với một thế hệ thanh niên bế tắc thời bấy giờ: muốn được sống, được yêu đương và được hưởng thụ
( ) Kẻ đựng trái tim tru mau đất,
Hai tay chín móng bám vào đời
(Hư vô)
Xuân Điệu mang cái buồn của các nhà thơ cùng thời: cái buồn khi chiều
xuống “không gì buồn bằng những buổi chiểu êm - Mà ánh sáng hòa đẩy cùng
bóng tối” (Tương tư chiêu), cái buồn khi thu đến “Răng liễu đìu hiu đứng chịu tang — Tóc buồổn buông xuống lệ ngàn hàng” (Đây mùa thu tới), buốn khi Xuân
đi "Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất' (Vội vàng), rồi lại buồn cùng trăng, sâu
Trang 28-27-
thiết tha với cuộc đời nên nhà thơ ft u sdu hodc ảo não như Huy Cận, không lâm
uào những bị kịch khổ đau như Hàn mặc Tử, không chán chường say khướt như
Vũ Hồng Chương, và cũng khơng thoát lên tiên như Thế Lữ Càng buồn thì
Xuân Diệu càng tha thiết - say mê với đời, càng buồn thì càng cảm thấy cô đơn
và lại càng khát khao giao cảm với cuộc sống “Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ -
Mà van vật là muôn đá nam châm” (Cảm xúc) Mọi vật xung quanh dường như
lúc nào cũng cuốn hút lấy ông và tâm trạng lo lắng - chất chiu từng chút thời gian để sống, để tân hưởng niềm vui và lạc thú của cuộc đời là điểu thấy rất rõ
trong thd Ong:
Tiếc nhau chỉ, mai mốt đã xa rỗi;
Xa là chết; hãy tặng tình lúc sống
(Tặng thơ)
Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện sự ham muốn, sự đòi hỏi được hưởng thụ mọi hương vị và cảm giác của tình yêu nên khi nào ông cũng tqø trong thơ một không khí yêu đương trong cuộc đời và trong thiên nhiên tạo vật, Không những con người có duyên có tình với nhau mà thiên nhiên vạn vật cũng giao hòa, cũng
có hỏn và gắn bó với nhau, một chiều thu ngơ ngẩn cũng như sự ngẩn ngởớ của
con người “Trồng thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy - Lòng anh thôi đã cưới lòng
cm” (Phơ duyên), ta thấy chàng trai trẻ đã mạnh đạn bộc lộ nỗi niểm yêu
thương sâu kín của mình khi mà vạn vật sắp sửa nói lời chia tay nhau Cái "ngẩn ngự” ở sự vật hay là cái "ngẩn ngơ” ở Xuân Diệu:
Qua gần tổ ấm đôi chim bạn,
Bỗng thấy lòng cuồng yêu ngẩn ngơ
(Muộn màng)
Tình yêu trong thơ Xuân Diệu còn được biểu hiện bằng hàng loạt các
trang thái khác nhau, lúc nhẹ nhàng đầm thắm song khi lại cuống quýt dậy sóng: ( ) Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi đào dạt Cũng có khi ào ạt Như nghiến nát bờ em (Biển)
Nhà thơ mượn hình ảnh biển để diễn tả một tình yêu lâu dài và sâu năng
của mình, bằng hàng loạt các từ thể hiện sự khát khao yêu đương “hôn rối",
“hon lai” dén ‘tan cả đất trời” Bởi vì muốn đạt được tình yêu nên người con trai
lúc nào cũng tỏ ra nhún nhường, tỏ ra khiêm tốn và hàng loạt các từ trong
Trang 29lại “Anh không xứng”, mặc dù biết mình “không xứng” nhưng nhà thơ vẫn đòi hỏi ở người mình yêu "Anh muốn em” Cái rạo rực, thiết tha đến vỗ vập ở Xuân Diệu dường như là rất riêng biệt và rất Xuân Diệu bởi lẽ ta không thấy những
trạng thái, giọng điệu biểu hiện tình yêu ở nhà thơ nào như vậy, mà có thể ta chỉ
thây một Chế Lan Viên lúc nào cũng nhẹ nhàng - trang nhã: Màu trắng là mầu mây của em
Trắng trời anh lại nhớ em thêm Em đi muôn đặm thư về chậm Chỉ lấy màu mây trắng nhắn tin
(Mây của em)
Chế Lan Viên cũng có cái nhớ của những người đang yêu nhưng không
phải "Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi” mà chỉ là "nhớ thêm”, nỗi nhớ như tăng
thêm mà nhà thơ không bảo là "nhớ lắm”, cái nhẹ nhàng êm ái trong thơ Chế là
thế Nếu như Xuân Điệu cứ mãi “ào ạt” "vội vàng” thì Chế Lan Viên lại từ tốn
phân tích - lý lẽ trong tình yêu:
Cái rét đầu mùa anh rét xa em
Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa,
Nửa đắp cho em ở vùng sóng bể
Nửa đấp cho mình ở phía không em
(Rét đầu mùa nhớ người đi phía bể)
Chúng ta cũng không thể phủ nhận cái rạo rực, thiết tha của tình yêu
trong thơ Chế, mà cái rạo rực - thiết tha ấy ta không thấy ở Xuân Diệu và thơ
ông, những cái nỗng nàn ở Chế Lan Viên gần như nó thâm trầm và lắng đọng:
Anh tặng em yêu chùm hoa sắc trắng Nhưng khi yêu, anh yêu đỏ, hoa hồng
Tuổi năm mươi lòng yêu như lửa đỏ
Nhưng bên ngoài vẫn cứ trắng như không
(Hoa trắng đỏ)
Mặc dù nhà thơ có nói đến tuổi tác nhưng ở tuổi nào thì tình yêu vẫn cứ
phải là tình yêu và ở đây cái tình yêu ấy thật ý nhị - kín đáo, cho dù trong lòng
có cần cào đậy sóng thì bên ngoài vẫn "cứ như không” Các trạng thái biểu hiện
trong thơ tình của Chế dường như lúc nào cũng nhẹ nhàng mà ta không thể lẫn với các trạng thái mạnh mẽ “hôn”, “ghì”, “nghiến” ở ông hoàng thơ tình Xuân Diệu Ở Chế ta không thể thấy cái "gấp gáp"”, cái "vội vàng” như ở Xuân
Xuân Diệu cứ mãi chạy theo những hình ảnh ảo mờ, lúc nào cũng tim kiếm để hướng thụ “Với bàn tay ấy trong tay - Tôi đã quên nguôi hân tháng
Trang 30-29-
Tay em nóng mà tay anh chưa dám nắm Anh đang nhặt tình yêu từng hạt tấm
Tay em kia mà không dam để tay cẩm
(Cảm ơn)
Và bấy nhiêu ấy gần như cũng đủ để ta thấy các trạng thái thể hiện tình
yêu trong thơ Xuân Diệu là đa đạng, là có thật nhiễu đòi hỏi trong yêu đương mới thấy Xuân Diệu đã mở hết lòng mình để yêu và để đón nhận trở lại mọi
khía cạnh của tình yêu đẫu nhiều khi chỉ là tưởng tượng Nói như thế ta không
thể khẳng định Xuân Diệu đi tìm cái hình thức mà những gì có được là do nhà
thư đã sống hết mình với cuộc sống, với tình yêu Cho dù Xuân Diệu có mở rộng
các phương thức diễn đạt của mình thì nhà thơ vẫn giữ được cho mình một cốt
cách và bản sắc riêng của thơ mình: một tâm hồn thơ tha thiết, say đấm và rạo rực, thôi thúc cho sư tận hưởng tình yêu ở con người, nỗi khắc khoải đến da diết
với thiên nhiên và thời gian
3 Tình yêu và khút vọng giao cảm với đời
“Nói Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu tất nhiên là đúng, nhưng có phần quá hạn hẹp, không khái quát được đẩy đủ hồn thơ rộng mở của Xuân Diệu
Khái niệm giao cảm ôm trầm toàn vẹn hơn” ?”, Có thể nói, Xuân Diệu thích
micu ti sự sống ở trạng thái trào dâng, ở thời điểm náo nức của đôi lứa trong tình
yêu Nhà thơ muốn ôm lấy cuộc sống và tận hưởng tất cả ngay từ phút ban đầu “Ta muốn ôm - Cả sự sống mới bất đầu mơn mởn” (Vội vàng) “Tay ân ái
những làn thân thể - Đã ôm đời vào ngực để mon ru” (Tinh mai sau) va nha tho
tưởng chừng có thể đem tình yêu cảm hóa được vũ trụ - chặn lại sự tàn phai của
vũ trụ và thời gian nhưng thời gian không ngừng trôi chảy, tuổi xuân một đi
không trở lại bao giờ, còn hạnh phúc và tình yêu với ông thì lại quá mong manh Xuân Diệu luôn ý thức được cái hữu hạn của tuổi xuân - của đời người với cái vô hạm của ví trụ “Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi” (Vội vàng) nên ông muốn ôm tất cả sự sống vào mình;
( ) Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều (Vội vàng)
Vì quá yêu thiên nhiên - cuộc sống - khát khao giao cảm với đời nên ông
cứ muốn hóa thân thành một vị thần linh có thể "riết mây”, “ôm sự sống” nhưng
âu đó cũng là "ta muốn” và “ta muốn” mà thôi Bởi thực tế làm sao một người như ông lại có thể làm được điểu đó Ta thấy nỗi cuống quýt, thẳng thốt của thị
!!' 1£ Tiến Dũng: Xuân Điệu một đời người - một đời thư Nxb GI2, 1993; tr, 69,
Trang 31nhân giơ tay với lấy những giây phút đã qua và dường như rên rỉ thở than với người yêu dấu, gần như tặng cho người tình nhân ấy những câu nghe thấm thía và budn não nuột “Khiến nụ cười ta rung ở miệng cùng nước mắt ứa ở hàng
mi”””, Xuân Diệu cứ muốn làm cho gió ngừng thổi, mây ngừng trôi nhưng quả
thât đó là một việc làm quá to lớn đối với một con người quá nhỏ bé như ông Có
thể nói cái ước ao của Xuân Diệu là chính đáng, nó biểu hiện lòng ham sống nơi ông, nhưng mọi điều không dễ gì làm được, cuối cùng đến với nhà thơ là một
hiện thực phủ phàng nhiều đau buồn; cô đơn; không bao giờ thỏa mãn với hiện
thực Bởi vì toàn bộ ý nghĩa của cuộc đời ông đang diễn ra trong hiện tại, một
liện tại mà đối với ông lúc nào cũng quá ngắn ngủi:
( ) Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
(Vội vàng)
Thiên nhiên bao giờ cũng vận hành theo quy luật muôn đời của nó, mùa
Xuân đến để rồi đi cũng là một quy luật trong cuộc sống này, không ai có thể
ngăn cần được qui luật của tạo hóa Thiên nhiên thì tươi đẹp và quyến luyến lấy
nhau làm cho con người càng cảm thấy trống vắng Tơ liễu dong gần tơ liễu êm;
Bướm bay lại sánh bướm bay kèm;
Ngàn đôi chim hót - Chằng trai ấy
Không có người yêu để gọi "em"”
(Rạo rực)
Cho nên Xuân Diệu cứ muốn "tắt nắng", muốn “buộc gió”, muốn thời gian dừng lại, muốn trời đất không vận hành để con người có thể kéo dài sự sống mà hưởng thụ Trong đó cái cẩn hưởng thụ hơn cả thì theo Xuân Diệu vẫn là tình
yêu, con người cứ mãi say sưa đếm từng giây phút để hưởng thụ “Và hãy yêu tôi, một giờ cũng đủ” thì thời gian vẫn cứ âm thẩm trôi đi mà không trở lại bao giờ Thiên nhiên luôn tươi đẹp sao lòng người lạnh lẽo - bơ vơ "Trời đây trăng lạnh lẽo buốt xương đa” (Lời kỹ nữ), cái cảm giác “day tring” làm cho con người thêm choáng ngợp, vốn đã lạnh lẽo lại càng lạnh lẽo hơn - càng cô đơn hơn Cẩm giác cô đơn trong tình yêu gẵn như chỉ phối cả cằm quan vũ tru trong
lẫu thơ Xuân Diệu *Tôi là một kẻ bơ vơ - Yêu những ái tình quanh quế” (Thỏ than)
Vốn là một người ham sống, Xuân Diệu không cam lòng để ngày tháng
trôi đi một cách vô vị vì thế mà ông cố tìm cách ngăn cản không cho thời gian
Trang 32G39;
cướp đi những lạc thú của tuổi trẻ và tình yêu Với Xuân Diệu, thời gian không bao giờ đứng đợi, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại và ông dường như đã rút ra
nhiều triết lý về tuổi trẻ và tình yêu, nào là “Sự thật ngày nay không thật đến
ngày mai - Thì ân ái có bao giờ lại cũ" (Phải nói) “Lầm sao sống được mà
không yêu?” (Bài thơ tuổi nhỏ) Tình yêu con người gắn liên với tình yêu cuộc
sống và tình yêu đôi lứa cũng chính là sự biểu hiện của tình yêu cuộc sống, thiên
nhiên trong thơ ông bao giờ cũng lộng lẫy thần tiên “Chỉ là trăng nhưng tôi thấy thần tiên” (Chỉ ở lòng ta) mặc đù có buồn thì đó cũng là nỗi buồn rất Xuân Diệu:
( ) _ Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì
(Đây mùa thu tới)
Cho dù thiên nhiên có đẹp có budn thi nha tho van cứ bơ vơ ~ bơ vơ cả
khi có người hên cạnh, cảm giác cô đơn gần như xâm chiếm tâm hồn nhà thơ mà ta thấy nó được thể hiện qua từng câu chữ, khi thì “Không có người yêu để gọi
‘em’ ” — hic thi "Ai đợi chàng đâu Chỉ nắng cười " (Rạo rực) Xuân Diệu rất yêu
đời, quan tâm đến thời khắc và những phút giây hạnh phúc nhưng cứ mãi lo lắng
tể sự ngắn ngủi của thời gian - sự mong manh dễ vỡ của tình yêu “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần — Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa” (Vội
vàng), nhà thơ bộc lộ tâm hồn trẻ trung - yêu đời của mình và tình yêu cuộc sống
đến mãnh liệt trước cảnh tươi đẹp của mùa xuân - của cuộc đời Tình yêu trong
thơ Xuân Diệu không âm thẩm mà lúc nào cũng dậy sóng “cơn sóng của yêu
chamg”, trong lic nha thơ buộc người yêu “Phải nói” thì nhà thơ lại kêu lên: Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm,
Anh nhớ em, em hỡi anh nhớ em
ta
Anh nhớ tiếng Anh nhớ hình Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!
(Tương tư chiều)
Nỗi nhớ của nhà thơ một phẩn bắt nguồn từ thiên nhiên, cảnh buồn làm
nổi nÌìđ càng tăng thêm phần da diết Một loạt dấu chấm được thay bằng các dấu phẩy tạo một nỗi nhớ như dâng trào - như da diết và thiết tha hơn, nhịp thơ như nhanh hơn thể hiện nỗi nhớ nhung đa diết Nhưng xét cho cùng nỗi nhớ cồn cào
ây ở thơ ông hình như chỉ là đơn phương bởi “tình” của Xuân Diệu có cho di ma chẳng nhân lại bao giờ, vây mà ông cứ sợ hết ngày - hết tháng để trao đi hết cái nồng nàn của con tim Nhà thơ sợ ngày mai đến bởi lẽ ngày mai là ngày của "độ
phai tần sắp sửa ”
Trang 33Ta sẽ thôi yêu như đã giấu
Khơng hể ốn giận lá khoai Khô
(Nước đổ lá khoai)
Phải chăng ngày mai tất cả sẽ tàn phai thì lòng người cũng nguội lạnh và
nhà thơ sẽ thôi yêu? Ở thơ Xuân Diệu, ta thấy nhà thơ ít nói đến tương lai nhưng
sự lo ngại cho tương lai ít nhiều cũng được nhắc đến và sự quan tâm đến tương lai tới mục đích là để hưởng thụ, để lo lắng cho sự già nua - sự tàn phai của dòng
thời gian cũng nÌụt con người
( ) Nói làm chỉ rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
(Vội vàng)
Tuổi trẻ một đi là không trở lại bao giờ, nhà thơ lo sợ sự già nua của con
người bởi không còn được hưởng mùa xuân và tình yêu Con người rồi sẽ vĩnh
viễn ra đi mà trời đất thì vẫn còn tổn tại đó, bởi thế nhà thơ như tiếc nuối một
thời thanh xuân - tiếc nuối quá khứ để rồi “vội vàng” “hối hả " ở hiện tại Thời
gian trong thơ ông đa phần là nghiêng về hiện tại, có lẽ đó chính là thời gian mà
con người ý thức và chiêm nghiệm được sự tổn tại của mình và là thời gian mà
con tteưđời đang yêu - được yêu - được sống để nếm trải bao “mùi vị” của cuộc
sống - của hạnh phúc và của khổ đau trong yêu đương
Trước Cách mạng, Xuân Điệu thường hòa mình vào trăng - sao, ánh trăng
dường như đã ôm trùm một không gian rộng lớn đến choáng ngợp, nó bao trùm -
đôi lập với nỗi cô đơn của con người nhỏ bé - với đôi nhân tình đang chơi vơi:
( ) Trăng, đĩa ngọc giữa mâm trời huyền bí;
(5)
Trăng, võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng!
(Ca tụng)
( ) Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ,
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trang sáng, trăng xa, trăng rộng quá! (Trăng)
Ánh trăng đường như tạo nên một khung cảnh nửa hư nửa thực - mờ mờ
do ảo của những giấc mơ và tạo nên tâm trạng buồn không rõ rệt Thơ ông quả
là một luồng hơi thở thầm kín mà trong đó có sự thanh cao - huyền bí của một
đêm trăng: sự não nùng bao la của một buổi chiều thu hay chiểu xuân và có lúc
Trang 34-33-
Vũ Ngọc Phan cho rằng “Thơ ông là cả một bầu xuân, là bình chứa muôn hương
của tuổi trẻ”, Quả thật đi tìm hiểu tâm hồn thơ ông thật không dễ, có ai nghe
tiếng kêu tha thiết - hốt hoảng, tiếng than não nùng của nhà thơ: ( ) _ Tôi không biết, không biết gì nữa cả,
Chỉ yêu nhiều là tôi biết mà thôi
(Tặng thơ)
thì mới thấy được tấm lòng của ông đối với tuổi trẻ - với tình yêu - với cuộc sông:
Xuân hỡi, trời ơi, xuân sắc ơi Say mê ta vẫn níu chân người
Sao mà vội vã đi nhanh quá
(Trò chuyện với Thơ thơ)
Xuân Điệu muốn “níu chân” thời gian như níu kéo một con người, níu
không được thì van xin, nài nỉ “Hỡi năm tháng vội đi làm quá khứ!” (Xuân đầu)
và nhà thơ tập trung hưởng thụ tình yêu ở tuổi thanh xuân ngắn ngủi của mình: "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối - Còn hơn buổn le lói suốt trăm năm”
(Giue gid) phải chăng trong cái “phút huy hồng” ấy khơng có cái “buồn le lói"
hay chính cái phút huy hoàng ấy tại tạo ra cái buồn từ bản thân nó? Thực ra các
nhà thơ trong phong trào Thơ mới đòi hỏi sự giải phóng cái tôi cá nhân - giải
phóng bản ngã để mở ra hướng giải phóng cho sự sống của một thế hệ trẻ, họ tìm đến the như một lời chia sẻ - một nơi gởi gắm tình cảm lãng mạn cô đơn của
mình
ấy nhiêu cũng đủ để ta nhận thấy Xưân Diệu là con người khát sống,
khát vêu, khát giao cảm và như thế ông đã trở thành một nhà thơ tình nổi tiếng là
một tất yếu Xét cho cùng có thể ta sẽ đồng nhất với quan niệm của Xuân Diệu:
trong cuộc sống này có gì khiến con người cảm thấy được sống đây đủ và hạnh
phúc bằng tình yêu Xuân Diệu suốt đời chỉ biết khát khao, mơ ớc mà không rơi tào mở màng như Thế Lữ - cũng không có cái đềm thắm của Chế Lan Viên, chỉ
khao khát mà không bao giờ cảm thấy được thỏa mãn “Trong thơ Xuân Diệu tình
yêu đôi lứa được biểu hiện dưới nhiều mẫu hình và tâm trạng nhưng nhất quán
đều in đâm bản sắc riêng: nhiệt tình, gấn bó, khát khao nhưng không được thỏa
man”! Nhà thở huy động tất cả linh hỗn và thể xác - mọi cẳm giác và các giác
quan để tận hưởng tình yêu một cách về vập, cuồng nhiệt, luôn "thèm muốn vô
biên rà tuyệt đích”, có thể nói một nhu cầu mãnh liệt tốt lên từ thơ ơng là rấf cần xứ cẩm thông Cái “tôi” bản thân giờ đây không khép kín mà mở rộng ra với cuộc đời, nhà thơ mở rộng lòng mình và mong mởi tìm được những tâm hồn đồng
Trang 35
cảm Còn gì ghê gớm hơn là xuân qua, chết đến đối với một con người luôn tha thiết với tình yêu - với cuộc sống như Xuân Diệu? Với ông, thời gian đã trôi đi quá nhanh nên đã yêu nhau thì phải sống bên nhau - sống thật gần và hòa làm
một giữa hai con người xa lạ mà không phải nói đến "cách xa" đến "ly biệt”:
( ) _ Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu, Tay trong tay, đầu tựa sát bên đầu
(Biệt ly êm ái)
Sự “vội vàng”, “giục giã ”, khát khao trong thơ ông hình như tất cả đều có
nguyên nhân của nó Phải chăng vì thế giới vận hành, thời gian thay đổi, đời
người lại ngắn ngủi nên mới có sự gấp gáp và hối thúc ấy? Nhà thơ cũng đã có
lần giải thích điều này?
Men trời sực nức, nhưng mau tạ,
Biết trước cho nên đã vội vàng
(Trò chuyện với Thơ thơ)
Nhà thở như biết trước “Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” (Vội vàng), là
“Mười chín tuổi chẳng hai lần hoa nở” (Đẹp) nên ông phải vội vã và có lúc đến
hoàng hột, Củi “với vàng” trong thơ ông được thể hiện với nhiễu trạng thái khác nia nung qui tu lai đều thể hiện trạng thái vội vã và gấp gáp của nhà thơ, nào là: ( ) Mau với chứt Vội vàng lên với chứ ! (Giục giã) lúc thì ( ) Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiéu hôm, (Vỹ vang ) lúc lại ( ) Sao vội vàng là những phút trao yêu (Yêu mến)
Bởi vì đối với Xuân Diệu thì tình yêu thật không có tuổi, nhà thơ đã biết
yêu từ khí "chưa có tuổi” và cho đến lúc chết thì “Ma với nhau thì ôm ấp cùng
nhau” (Đa tình), Quả thật hiếm thấy có một nhà thơ nào lại có một tình yêu cuông nhiệt như Xuân Diệu, đối với ông thì "Tình không tuổi và xuân không rguv tháng” (Xuân không mùa) và cũng chính vì thế mà Xuân Diệu cứ yêu mà
không cần biết đến ngày mai “Gần hôm nay thì yêu dấu là nên” (Mời yêu), nhà
thớ cứ yêu trong cô đơn - yêu đơn phương cho dù ông biết rất rõ về điều đó:
( ) — Tôi là một con chim không tổ
Lòng cô đơn hơn một đứa mồ côi
Trang 36-35-
( ) Dang rao ruc, thi thao, r6i ram, Ngập lòng tôi - Mà ai ngó tới đâu:
Tôi điên cuồng, tất nhiên phải khổ đau,
(Dối trá)
Xuân Diệu lúc nào cũng “Có gửi tình đi, chẳng có về” (Giới thiệu), mặc
dù vậy nhà thơ vẫn an ủi mình - sự hí vọng là điều ta thấy rất rõ trong thơ ông, lí vọng “Để tự nhủ: "ta được yêu đấy chứ *, Ông lúc nào cũng say đấm trong yêu đương - cứ “mãi mãi yêu” cho dù “Mà người thì, lơ đăng dậm trên buồn”
(Đối trá) Cái buồn của Xuân Diệu có lẽ ta cũng chưa bao giờ gặp ở một nhà thơ nào "Trái tìm buồn như một bãi tha ma” (Dối trá), tìm thấy cái buồn của Xuân
Dieu đ các nhà thơ khác quả là khó Chỉ có con người quá đam mê, quá khát
khao mới có cái buốn như thế, cái buôn mà đôi lúc đã dẫn đến cái uất nghẹn: ( )} _ Tôi một mình đối diện với tình không
Để lắng nghe tiếng khóc mất trong lòng
(Dối trá ) ( ) _ Tôi ôm ngực thử tìm xem biên giới
Của sầu tủi, Nhưng, hỡi người yêu hỡi!
Nó mênh mông, vô anh, bia vay tdi
Trang 37Chương lII: CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN
THỂ HIỆN NGHỆ THUẬT
1 Cóc cách thức chiêm lĩnh để tài
Xuân Diệu tập trung hết tất cả các giác quan của mình để cảm nhận cuộc
sống, để đón nhận tình yêu và thiên nhiên vạn vật Nhà thơ tận dụng hết tất cả vị
giác - khứu giác - thính giác - thị giác và xúc giác để tận hưởng tất cả hương vị của cuộc sống, của tình yêu Ta thấy nhà thơ hình như ít nói đến trí giác mà lại chí tâm vào cảm giác "Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu” (Thơ duyên); “Hơn
một loài hoa đã rụng cành” (Đây mùa thu tới) và trong tình yêu thì cảm giác cô
đơn vẫn luôn được nhac tới:
Có một bận em ngồi xa anh quá, (3 Vì anh nghĩ, thế vẫn còn xa lắm (Xa cách) Có thể nói: tình yêu trong thơ Xuân Diệu được nhìn bằng thị giác và xúc giúc: ( ) Đầu nghiêng, môi gượng, mắt mơn đa (Hết ngày hết tháng) Nếu có lúc nhà thơ còn có "anh” và "em” thì cũng có khi chỉ còn lại một mình:
( ) Anh một mình, nghe tất cả buổi chiểu Vào chẩm chậm ở trong hồn hiu quanh
(Tương tư chiều)
noi budn mang theo cam giác cô đơn thấm sâu vào lòng người mà nhà thơ một
mình phải đón nhận tất cả Là con người đa sâu - đa cảm, Xuân Diệu lúc nào
cũng muốn tận hưởng thiên nhiên - cuộc sống - muốn giao hòa với tất cả: ( ) Giơ tay muốn ôm cả trái đất
Ghì trước trái tìm, ghì trước ngực,
(Bài thơ tuổi nhỏ)
Xuân Diệu muốn chiếm lĩnh tất cả bằng các giác quan của chính mình, muốn ôm - “riết” - “say” rồi lại “ghì” - không những thế mà còn muốn cắn “Hỡi
xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” (Vội vàng) Hàng loạt động từ như một sự
khẳng định lòng ham sống - cái ước muốn giao hòa cùng vạn vật của nhà thơ
Mùa xuân đến lại được miêu tả như một đôi môi gần gũi “Tháng giêng ngon như
Trang 38z5†-
sự sống, không những chỉ cảm giác mà ông còn dùng khứu giác để cảm nhận
thời gian
Mùi tháng năm đều sớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thẩm tiễn biệt
(Vội vàng)
Sông núi thở than hay cũng chính là lời than thở của nhà thơ "Ai rên rỉ? Phải chăng ta than thở?” (Sầu) vì sợ thời gian trôi qua “Tôi sung sướng, Nhưng
vội vàng một nửa” (Vội vàng), thái độ nhà thơ chợt thay đổi, mới vui song lại
chớm buồn, nhà thơ sợ thời gian trôi qua rồi tất cả sẽ mất hết nên nhà thơ tự thở
than - tu lo âu, Xuân Diệu đã hình tượng hóa cuộc sống bằng “mây đưa”, “gió
lượn ”, cảnh bướm với tình yêu”, ông lúc nào cũng tha thiết, cũng muốn ôm tất cả
sự sống vào lòng và muốn tất cả các đối tượng phải vận động ,với tình yêu thì
phải được thể hiện qua ngôn ngữ của tình yêu: phải “nói” - phải “dâng” - phải
"khẳng khít” - phải "sát”, phải “kể” đã là tình yêu thì không lặng lẽ - sâu lắng
mà phải nổi sóng:
( ) — Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ,
Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần; Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân
Dem chim budém thả trong vườn tình ái
(Phải nói)
không phải chỉ có ở tình yêu mà vạn vật cũng vận động “Hôm nay lạnh mặt trời
đi ngủ sớm” (Tương tư chiểu) Hiếm thấy một nhà thơ nào có cái nhìn tỉnh tế như Xuân Diệu Phải chăng cái lạnh ở lần da khiến con người cảm thấy moi vat
gần như bị thời gian che lấp Mọi vật trong thơ ông hình như đều có linh hồn của
nó "Răng mi dài xao động ánh dương vui” (Xuân đầu), cái “xao động ” của hàng mỉ cũng như Xuân Diệu “xao động " trong tình yêu ngay buổi đầu gặp gỡ:
( ) _ Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu
(Thơ duyên)
Có lẽ Xuân Diệu tập trung thính giác để lắng nghe tiếng lòng mình để
trà yêu thương:
( ) Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em
(Thơ duyên)
Nhà thơ at hiểu nhưng rung động thẩm kín trong tâm hồn con người, trong buổi chiểu đáng nhớ ấy người con trai đã đi đến quyết định cuối cùng là bày tỏ
Trang 39quan của nhà thơ thật linh hoạt và nhạy bén Thông qua các giác quan của mình Xuân Diệu như “thấy” - như “ném” - như "nghe" được tất cả mùi vị của
cuộc sống; của tình yêu; của thiên nhiên vạn vật Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm sâu
kín nhất của mình qua thơ và đã nói một cách chân thành, tha thiết những cái mà
ngoài đời nhà thơ không có được: một tình yêu “rạo rực”, một cuộc “gãp gỡ”, một lần “hẹn hè”
2 Câu trúc hình tượng
Thế giới thơ tình của Xuân Diệu đã được nhà thơ cụ thể hóa bằng các trạng thái và cung bậc của tình yêu Xuân Diệu muốn nói đến tình yêu của con
người trần thế chứ không phải là tình yêu của các bậc thánh nhân Nhà thơ lúc nào cũng trải lòng mình ra để thương, để yêu và vì thế mà những đôi tình nhân trong thở ông có lúc có sự cảm thông và trân trọng lẫn nhau Sự giận hờn, ghen tuông là điểu luôn xảy ra trong tình yêu và thơ ông cũng chứa đựng tất cả những
thứ ây
( ) Kiếm mãi, tìm hoài, hay ghen bóng gió, Anh muốn vào đò xét giấc em mơ
Nhưng anh đã giấu em những mộng không ngờ,
Cũng như em giấu anh những điều quá thực
(Xa cách)
Xuân Diệu yêu với tất cả tâm hồn mình, một trái tìm luôn dâng trọn cho
yêu đương, khi nào cũng tha thiết đấm say “Thơ tình Xuân Diệu say đấm nhưng ít khi để lại ấn tượng của những thời khắc đã sống qua, nó nói với tâm hồn nhiều
hơn là mang cái thốn thức, cái nhịp đập của trái tim đang yêu” (Lê Dinh Ky) Nhà thơ thấu hiểu và diễn đạt được tất cả những bản chất của tình cảm con người, những điểu tưởng chừng phi lý thì thật ra không phi lý chút nào Cái yêu thương, cái giận dỗi, cái ghen tuông đều được thể hiện rất thật trong thơ “Em xích gần thêm một chút; anh hờn” (Xa cách); “Thôi đã hết hờn ghen và giận dỗi - Được giận hờn nhau! sung sướng biết bao nhiêu” (Tương tư chiểu) Tình yêu trang thơ ông, không phải là sự tôn thờ mà thực ra là sự tôn trọng giữa hai con
người (lang yên, sự giao cảm giữa hai con người khác phái, sự say đẳm giữa hai
cơn người trần tục "Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt” (Xa cách) Nhà
thet khao khát, muốn được thỏa mãn một cách trọn vẹn trong tình yêu nhưng ở thư ông ta dễ dang nhận ra sự tương phản giữa “cho” và “nhân”, giữa say đắm
Trang 40-39-
( ) Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,
Anh cho em, kèm với một lá thư
Em không lấy, và tình anh đã mất ' Tình cho đi không lấy lại bao giờ
(4)
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,
Anh cho em, nên anh đã mất rồi
(Tình thứ nhất)
cái đơn phương trong thơ ông dường như lúc nào cũng có:
Tôi là một kẻ điên cuồng
Yêu những ái tình ngây dại ( )
Tôi là một kẻ bơ vơ
Yêu những ái tình quạnh quẽ
(Thở than)
Nói như thế ta không phải là để phủ nhận cái hạnh phúc trong thơ ông, ít
nhiều thì niềm hạnh phúc vẫn được nói đến:
( ) Em bang long cho anh được phép yêu; Anh sung sướng với chút tình vụn ấy
(Hẹn hò)
dù chỉ là một chút nhưng vẫn có Cái hạnh phúc trong thơ ông lúc nào cũng ngắn
ngĩỉi, nó được tính bằng phút - bằng giây - bằng giờ:
( ) Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau!
(Xuân đầu)
( ) Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi
Dẫu chỉ là trong một phút mà thôi!
(Mời yêu) ( ) Sao ngắn ngủi là những giờ họp mặt?
Sao vội vàng là những phút trao yêu? (Kỷ niệm) ( ) Va hay yêu tôi, một giờ cũng đủ,
Một giây cũng cam, một chút cũng đành
(Lời thơ vào tập Gửi hương cho gió)
“một phút” đôi với Xuân Diệu đã là "vô cùng” nên ông vội vàng tận hưởng
niềm hạnh phúc ngắn ngủi ấy Có thể nói tình cảm trong thơ được nảy sinh từ