1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng truyện ngắn ma văn kháng

168 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH … … NGUYỄN THỊ KIỀU GIANG ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2006 I Cơng trình hồn thành Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học PGS.TS HOÀNG VĂN CẨN Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn bảo vệ : Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh Vào lúc … … ngày … tháng … năm 2006 Có thể tìm hiểu luận văn tại: II LỜI CẢM ƠN Trong trình thực đề tài, nhận nhiều giúp đỡ thầy cô bạn bè Tôi xin chân thành cảm ơn Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đơi với PGS.TS HỒNG VĂN CẨN, người trực tiếp bảo, hướng dẫn tận tình, giúp tơi hồn thành luận văn TP Hồ Chí Minh năm 2006 III MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN II T 1T MỤC LỤC III T 1T MỞ ĐẦU T 1T I Mục đích ý nghĩa luận văn T T 1 Mục đích T 1T Ý nghĩa T 1T II Lịch sử vấn đề T 1T III Đối tượng phương pháp nghiên cứu T T 1 Đối tượng nghiên cứu T 1T Phương pháp nghiên cứu T 1T IV Đóng góp luận văn 10 T 1T V Kết cấu luận văn 10 T 1T Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG 12 T 1T 1.1 Một số quan niệm tiêu biểu truyện ngắn 12 T T 1.1.1 Ở nước 13 T 1T 1.1.2 Ở Việt Nam 16 T 1T 1.2 Truyện ngắn Ma Văn Kháng 19 T T 1.2.1 Quan niệm Ma Văn Kháng truyện ngắn 19 T T 1.2.2 Quá trình phát triển truyện ngắn Ma Văn Kháng 24 T T 1.2.3 Hệ thống đề tài truyện ngắn Ma Văn Kháng 28 T T Chương 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG 41 T T 2.1 Quan niệm nghệ thuật người Ma Văn Kháng 41 T T 2.1.1 Con người với khát vọng hạnh phúc 41 T T 2.1.2 Con người bị tha hóa 49 T 1T 2.2 Đặc điểm nhân vật truyện ngắn Ma Văn Kháng 58 T T 2.2.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 59 T T IV 2.2.2 Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật 68 T T 2.2.3 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật 72 T T 2.2.4 Quan hệ hồn cảnh tính cách nhân vật 80 T T Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG 88 T T 3.1 Điểm nhìn trần thuật 88 T 1T 3.2 Không gian thời gian nghệ thuật 94 T T 3.3 Chi tiết nghệ thuật 105 T 1T 3.4 Kết cấu 112 T 1T Chương 4: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 121 T T 4.1 Ngơn ngữ nói tự nhiên, sống động, mạnh bạo, tràn đầy cảm giác 123 T T 4.2 Ngơn ngữ đối thoại, mang tính triết lý suy nghiệm sâu xa 132 T T 4.3 Ngơn ngữ văn hóa vùng miền 138 T T 4.3.1 Ngôn ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng với văn hóa vùng Tây Bắc-Việt Bắc T T 139 4.3.2 Ngơn ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng với văn hóa vùng Đồng Bắc T Bộ 145 T KẾT LUẬN 151 T 1T TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 T 1T MỞ ĐẦU I Mục đích ý nghĩa luận văn Mục đích Trong số nhà văn đại, Ma Văn Kháng biết đến nhà văn chuyên viết sống dội vùng biên ải phía Bắc đời sống thành thị đầy phức tạp sau 1975, đặc biệt với mảng đề tài gia đình Đây khơng phải đề tài ơng tạo nét riêng khó lẫn Những sáng tác mặt khẳng định văn nghiệp ơng, mặt khác góp phần vào phát triển văn học Việt Nam, đóng góp lớn ương việc đổi văn xuôi nghệ thuật dân tộc Để hiểu sâu sắc toàn diện tác giả Ma Văn Kháng văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đại, không nghiên cứu đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Ma Văn Kháng, xét riêng sáng tác thuộc thể loại truyện ngắn Mục đích luận văn khảo sát cách tồn diện có hệ thống đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng Ý nghĩa - Luận văn cung cấp nhìn tổng quát đặc trứng nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng sở phân tích khảo sát bình diện biểu phong cách nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng, từ đặc điểm nội dung đến hình thức - Cung cấp số kiện để nghiên cứu thi pháp văn xuôi nghệ thuật, đặc biệt truyện ngắn ương giai đoạn văn học có nhiều bước đổi quan trọng II Lịch sử vấn đề Ma Văn Kháng nhà văn đại Ông sáng tác chủ yếu tiểu thuyết truyện ngắn Ở lĩnh vực sáng tác nào, ông gặt hái nhiều thành cơng Tác phẩm ơng gồm khoảng mười tiểu thuyết gần hai trăm truyện ngắn Ông đạt số giải thưởng danh dự như: giải B Hội nhà văn Việt Nam 1996 (với tiểu thuyết "Mùa rụng vườn"), Tặng thưởng Hội đồng văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam 1995 (tập truyện "Trăng soi sân nhỏ"), giải thưởng Văn học Đông Nam Á 1998, giải Cây bút vàng 1996-1998 Nhiều tác phẩm dựng thành phim Mỗi xuất văn đàn, sáng tác ông thường tạo nhiều ý từ phía độc giả Nhận định ông, người ta hay chia tách theo lĩnh vực sáng tác Tuy nhiên, gây tranh luận sôi văn giới, tiểu thuyết chiếm đa số Những tác phẩm như: "Mùa rụng vườn", "Mưa mùa hạ", "Côi cút cảnh đời", "Đồng bạc trắng hoa xoè", "Vùng biên ải", "Chó Bi- đời lưu lạc" nhận nhiều phản hồi bạn văn theo thời gian định hình Riêng "Đám cưới khơng có giấy giá thú", từ đời, có nhiều ý kiến khen chê khác Để mở đầu cho đợi sinh hoạt phê bình thành thông lệ nay, từ năm 1990, báo Văn nghệ tổ chức hội thảo tiểu thuyết Buổi hội thảo thật sinh động có mặt loạt nhà văn, nhà phê bình có tiếng như: Xn Cang, Ngun Ngọc, Xn Thiều, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Phan Hồng Giang, Ngô Ngọc Bội, Lê Lựu, Huy Phương, Phạm Tiến Duật, Thiếu Mai Họ góp ý thẳng thắn, chân thành tâm huyết Trang "Bạn đọc viết" báo rộng mở để tiếp thu suy nghĩ, cảm thụ bạn yêu văn bốn phương Trong đó, số bạn viết không chuyên nhận định họ nhiều có giá trị như: Nguyễn Việt, Bùi Kim Chi Một số nhà nghiên cứu khác như: Nguyễn Văn Kha, Lê Thành Nghị, Trần Đăng Suyền, Phong Lê tham gia viết Truyện ông bao sáng tác nhà văn khác tồn hai mặt ưu khuyết nên ý kiến đánh giá vơ Ta khó thể liệt kê có nghiên cứu ông Xét riêng ỡ lĩnh vực truyện ngắn, dù ông viết nhiều, hay, nay, ý kiến ứuyện ngắn ơng dạng nhỏ, lẻ, chưa có hệ thống, đăng rải rác số báo Văn nghệ, Tạp chí văn học, Diễn đàn văn học Ngoại trừ, số nhận định ngắn gọn mang tính khái quát Phong Lê tiếp cận tiểu thuyết "Côi cút cảnh đời", hay Lã Nguyên, viết lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn Ma Văn Kháng Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Nguyên Thanh, Trần Bảo Hưng đưa số nhận xét chung tác giả Ma Văn Kháng đọc tập truyện "Đầm sen", "Ngày đẹp trời", "Heo may gió lộng" Trước truyện ngắn hay nhà văn như: "San Cha Chải", "Một chiều giơng gió", "Cỏ dại" Hữu Thỉnh, Ban văn, số bạn đọc khác không ngại ngần bày tỏ yêu ghét, đồng tình, phản bác Và tản mạn cơng trình nghiên cứu truyện ngắn nói chung, nhiều tác giả đề cập đến tác phẩm, tác giả Ma Văn Kháng, như: Bích Thu, Mai Hương, Hồng Thị Văn Dù chưa mang tính hệ thống, bước đầu ta rút số kết luận chung truyện ngắn Ma Văn Kháng qua lời nhận xét Phần lớn người đánh giá truyện ngắn ông hay hấp dẫn "Truyện anh thường có lớp lang, thứ tự, tiểu xảo mà hấp dẫn Ngịi bút anh tỏ khách quan điềm tĩnh mà thấm đượm tình u người, nhoi nhói nỗi đau trần Khơng truyện anh mang tính cách luận đề chất triết lí rõ, nhuyễn, hút người đọc, văn anh đậm đà, giàu hương vị, chi tiết đời sống phong phú, tiêu biểu nhiều thuyết phục" [9, tr 13] Lã Nguyên lại cho rằng: "Truyện ngắn Ma Văn Kháng có hình hài, diện mạo riêng, từ sáng tác đầu tay, người cầm bút đến với người đọc tư cách nhà văn có ý thức chỗ đứng vương quốc văn chương nghệ thuật" [26, tr 5] Quả thực tác giả Ma Văn Kháng quan niệm rằng: "Văn chương công việc sức Nó nghiệp kẻ khơng biết sợ, đầy lĩnh, dám chấp nhận Nó tồn nhờ trình độ thẩm mỹ cao tài biểu đạt ngơn ngữ" [20, tr 337] Ơng ln tự lọc cách xem lại viết "một biên tập viên khó tính đọc thảo lai cảo, lúc thấy cịn đọc giữ, ngồi tập loại bỏ" [20, tr 323] Dù viết nhiều tác phẩm, bắt đầu viết gì, ơng lại thấy "bồi hồi, run rẩy trẻ nhỏ tập bước đầu" [20, tr 323] Chỉ có tự trọng, có tâm huyết với nghề, có cảm xúc Ơng buồn vui tác phẩm Người ta phát truyện ông đầy bất ngờ mà không khiên cưỡng, áp đặt Lấy đề tài xảy xung quanh sống, truyện ơng bình dị chất phác Khơng q trau chuốt ngơn từ, hình ảnh, sáng tác ông hay, đẹp Một đẹp tốt từ tác phẩm, mà nguồn gốc khơng đâu xa "Ma Văn Kháng nhà văn đẹp dòng đời sinh hóa, bình dị, hồn nhiên, đẹp niềm hạnh phúc làm người Với ý nghĩa đích thực nó, khơng phải khác" [26, tr 8] Suy nghĩ truyện ngắn Ma Văn Kháng, Phong Lê khẳng định: "Truyện ngắn Ma Văn Kháng tượng bật văn học năm 90 giọng điệu, không gây nhàm tẻ Một giọng điệu nằm mạch ngầm tuôn chảy từ nguồn chung truyện ngắn đại Việt Nam- có từ Phạm Duy Tốn, Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên 148 riêng giới trí thức kẻ sĩ gặp chuyện chướng tai gai mắt hay lý luận, trường hợp ông Huynh- tú sĩ toàn thức, toàn năng- khuyên bảo lớp trẻ: "Quân tử thơi Kim tự tháp khơng nhiều" (Thầy đàn) Đôi đứa trẻ mười bốn tuổi Kiểm (Kiểm, bé người) nhận định: "Hừ, người thật giống kì lạ, bác Nó vừa hăng hái tự bảo tồn, vừa lại hăng hái tiêu diệt lẫn nhau" Hay ông già làm nghề nấu ăn, công chức nhà nước, chị cơng nhân bình thường, tác giả cho cất giọng tranh biện Có lẽ với ơng, đời ln nhìn nhận Xét riêng giọng tranh biện, ta thấy ngôn ngữ truyện ông thực hệ thống lập luận chặt chẽ Ở truyện ngắn nào, nhà văn chêm vào số câu mang tính lí lẽ, tranh cãi, đối thoại hay nhiều ẩn ý Có thể khẳng định thói quen triết lí ơng đặc điểm chung người miền Bắc Người Hà Nội tiếng phong lưu, hào hoa, trang nhã Qua số truyện nhà văn, ta thấy lên nhiều nhân vật vừa tài hoa, lại vừa lịch lãm Dù có phải sống cảnh đời chìm cốt cách ấy, tinh thần khơng Trái lại, họ làm cho đời thêm đẹp, thêm hương sắc Ơng Thại (Tóc huyền màu bạc trắng) dù phải tù tội oan ức hai mươi năm giữ phong thái ung dung, cao đạo Ông Huynh (Thầy đàn) lại cốt cách người, tài hoa, hiểu biết Ơng Huỳnh, ơng Khoa, Trang (Chợ hoa phiên áp tết) nếm đủ buồn vui sướng khổ, đau đớn bị lừa mị, bội bạc tráo trâng, giữ niềm vui sống son trẻ, tinh khôi, tràn trề Ơng lão Kha (Tình nghề) cao cả, có tâm huyết Thầy giáo Yên (Bông hồng vàng), Yêng Đăng (Ngõ nhỏ tràn ánh trăng) sống hoàn cảnh khác nhau, giống lịch mà người Bắc Hà có Sự lịch không lên dáng vẻ bên ngồi, mà cịn tâm hồn, đạo đức, trí tuệ, lời nói, cử chỉ, việc làm Thậm chí ăn, mặc, nết 149 Là trung tâm giao dịch thương mại lớn nước, người nơi mặt mang truyền thống lâu bền dân tộc, mặt khác thích ứng theo kịp biến động lịch sử Bên cạnh lịch lãm, hào hoa vốn có người kinh đơ, người miền Bắc nói chung lại mang thêm tính chao chát, chua ngoa dân kẻ chợ, thể nhiều qua ngôn ngữ, việc làm Rất nhiều truyện ơng khơng cịn thứ văn triết lý sâu xa, từ ngữ hoa mỹ nữa, mà trở nên thô mộc, ngoa ngôn Ngôn ngữ thường ngày ông đưa vào văn chương, làm sinh động hẳn lên Chẳng hạn, cảnh người mẹ chồng chửi rủa dâu: "Mày nói bà khơng cịn để nể mày nữa! Mày đem xác nhà này, hỏi mày có nào? Mày có ba bị chín trâu, ruộng ao sâu mà mày ngồi mát ăn bát vàng nào! Tao muốn vạch mặt mày Mày quân mèo đàng chó điếm Mày quân cơm hàng cháo chợ Mày bao dong hạt cải, rộng rãi trôn kim Thôi đừng đãi bôi nữa, quân bòn gio đãi trấu kia! Mày ăn lấp mày lấp miệng Mày đem cải nhà bù chi bú chít cho họ hàng, tơng tỉ nhà mày" (Bồ nông biển) "Phép lạ thường ngày", "Một chốn nương thân", "Cái Tý Ngọ" truyện đầy rẫy việc làm lời nói eo sèo, bát nháo Có phải dấu tích "thị dân" người miền Bắc? Là mảnh đất vốn có truyền thống trí thức- văn học, từ xa xưa đồng Bắc Bộ sớm hình thành nên hệ thống ngôn ngữ văn học lấy chất liệu lời ăn tiếng nói thường ngày Người miền Bắc nói hay dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao để ví von, so sánh Sinh thành nơi văn hố thế, Ma Văn Kháng khơng thể khơng vận dụng kho tàng văn học dân gian sẵn có để làm giàu cho sáng tác Loạt từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ, hay yếu tố huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích xuất truyện ông để xem xét sắc thái văn hóa vùng chỉnh thể hệ thống văn hóa Việt Nam 150 Những sắc thái làm nên nét tiêu biểu đồng Bắc tìm thấy đời sống kinh tế, xã hội, tinh thần, văn hóa Tuy nhiên, phạm vi cho phép, luận văn đề cập đến nét văn hóa đặc thù vùng phương diện ngôn ngữ Phương diện nhỏ, song khơng có nghĩa khơng mang tính biểu trưng cao Nhất phương diện khảo sát ngôn ngữ, "linh hồn dân tộc" Qua ngơn ngữ, linh hồn tính cách người Việt Nam lên với tất đặc trưng văn hóa Việt Nam * Văn hóa Việt Nam vốn thuộc loại hình văn hóa nơng nghiệp phương Đông Do điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội vùng quốc gia khác nhau, yếu tố văn hóa nhiều thay đổi để thích ứng, tạo nên tính chất đa dạng phong phú văn hóa Việt Nam Trân trọng văn hóa có nghĩa gìn giữ sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu yếu tố tiến có chọn lọc Chính vậy, truyện ngắn Ma Văn Kháng, mặt phản ánh nét cổ truyền văn hóa dân tộc, mặt khác tâm sự, băn khoăn, trăn trở nhà văn trước thay đổi nguời xã hội giao lưu, tiếp xúc văn hóa vùng nước với nhau, hay Việt Nam với giới 151 KẾT LUẬN Ma Văn Kháng sáng tác thành công hai phương diện tiểu thuyết truyện ngắn Với khoảng mười tác phẩm, tiểu thuyết ông nhiều độc giả, nhà phê bình nghiên cứu đánh giá xem xét Trong khi, với số lượng truyện ngắn lớn, 170 tác phẩm, có vài viết nhỏ cảm nhận số truyện ngắn ông Nhận vẻ đẹp giá tri thực sáng tác truyện ngắn nhà văn Ma Văn Kháng, người viết sâu vào việc nghiên cứu đặc trưng truyện ngắn ông Đặc trưng nội dung, mà rải khắp tất yếu tố thuộc hình thức Trước khảo sát trội bật truyện ngắn Ma Văn Kháng, luận văn có đề cập đôi nét khái niệm truyện ngắn, theo ý kiến số nhà văn nước Ở họ có thống cho truyện ngắn trước hết phải ngắn (Truman Capole, Frank Ơconnor, Pautovski, Kuranop, S.Aimatop) Truyện ngắn phải cô đọng, súc tích, chặt chẽ (Vũ Thị Thường, Khuất Quang Thụy) Truyện ngắn diễn tả kiện, lát cắt ngang đời, người (William Saroyan, W.Faulkner, Tơ Hồi, Huy Phương) Riêng Ma Văn Kháng, ông quan niệm truyện ngắn đích thực phải tác phẩm đạt số yêu cầu Trước hết truyện ngắn phải có tứ truyện, nghĩa có chủ đề Truyện phải diễn tự nhiên nhà văn có nhiệm vụ "phải để dịng truyện bình thưởng, tất phải vậy" Truyện ngắn nên có chất thơ - chất thơ chân thực Nhờ chất thơ chân thực này, truyện ngắn vừa hay vừa có ích Truyện ngắn phải ngắn, nhà văn phải cân nhắc câu chữ Theo ông, truyện ngắn ngắn dung lượng, sức chứa khơng thể gói gọn điều đó, mà "phải tương đương với dung lượng tiểu thuyết" Cuối ông nhấn mạnh truyện ngắn 152 tiểu thuyết, phải viết nhân cách Đây điều quan trọng Quan niệm ông gần với quan niệm "chữ tâm ba chữ tài" đại thi hào Nguyễn Du Quá trình phát triển truyện ngắn Ma Văn Kháng, chia thành hai giai đoạn rõ rệt Mỗi giai đoạn mang đặc trưng nội dung nghệ thuật khác Giai đoạn đầu từ năm 1961 - 1980 Đây thời gian ông sống làm việc tỉnh biên giới Lào Cai Chính nơi này, tiếp xúc thường xuyên với sống người miền núi, ông giành nhiều quan tâm phản ánh vào trang viết Hơn hai mươi năm, ơng viết nhiều tập truyện ngắn: Xa Phủ (NXB Văn học- 1969), Con trai nhà họ Hạng (NXB Thanh niên- 1972), Cái móng ngựa (NXB Lao động- 1973), Lá xanh (NXB Phụ nữ- 1977), Mùa mận hậu (NXB Phụ nữ- 1977), Góc rừng xinh xắn (1980), Bài ca trăng sáng Ngoài số truyện ngắn khác đăng rải rác báo Văn nghệ Tạp chí văn học Nội dung tập truyện nói đấu tranh cách mạng miền núi phía Bắc Qua thể tinh thần, tính cách, số phận người dân tộc thiểu số Họ bé nhỏ không gian núi rừng mênh mông, rộng lớn nhiều khắc nghiệt Với họ, để tồn với tư cách người hiền lương thật khó khăn biết bao, nơi biên ải, đất hoang hóa cho phép tồn kẻ mạnh, Có nhiều số họ, sống môi trường dội, khơng giữ Họ dần bị vật hóa, quỷ hóa vơ thức Tuy nhiên, số đơng thuộc người có nhân cách Dưới ánh sáng Đảng, họ dần nâng cao nhận thức, tiến suy nghĩ hành động 153 Giai đoạn thứ hai từ năm 1980 đến Lúc ông lại Hà Nội Quen dần với mơi trường thị, ơng có thay đổi đề tài Giờ đây, điều ông quan tâm sống người đổi thay xã hội thành thị Gần trăm sáng tác viết đề tài này, truyện ngắn ông thực tranh thành thị miền Bắc, đặc biệt Hà Nội thu nhỏ với nhiều biến động năm hậu chiến Cũng gần giống nơi miền núi, người thị thành chuyển đổi chế có phân hóa khác Một phận khơng nhỏ bị biến chất, thối hóa Tuy nhiên, xã hội có vô số nhân cách cao đẹp, gian nan, ngời sáng Thông qua truyện ngắn, nhà văn bộc lộ quan niệm nghệ thuật người Trong thi pháp học đại, quan niệm nghệ thuật người phạm trù quan trọng then chốt xem xét chỉnh thể nghệ thuật Những thay đổi xã hội, kinh tế, văn hóa, dẫn đến thay đổi tính cách tinh thần người Nhà văn nhìn người số phương diện Trước hết, người với khát vọng hạnh phúc Có thể nói, đấu tranh, cố gắng người khơng nhằm mục đích ngồi hạnh phúc Hạnh phúc trở thành khát vọng người Và người, hạnh phúc thật cụ thể Đơi miếng ăn, chốn Lúc lại hòa hợp luyến Cao hạnh phúc làm người, sống người nghĩa Nghĩa làm việc cống hiến, khẳng định ngã đích thực, phát huy hết lực Truyện Ma Văn Kháng sâu tìm hiểu khao khát nhu cầu vươn tới hạnh phúc người Bên cạnh đó, mặt trái người nhà văn nhìn nhận cách triệt để Trong vơ thức, truyền di giống nịi, chất 154 phần hoàn cảnh tạo nên, người bị tha hóa Thường theo hướng vật hóa quỷ hóa Viết điều này, ngịi bút Ma Văn Kháng trở nên xót xa, đau đớn Và lo lắng hệ tương lai phát triển què quặt tâm hồn Đây không nỗi buồn riêng ông, mà tất quan tâm đến hoàn thiện người Qua quan niệm nghệ thuật người, nhà văn xây dựng nhân vật hệ thống đặc điểm ngoại hình, hành động, tâm lý, tính cách Ở phương diện ngoại hình, ơng trọng việc miêu tả hình thức bên ngồi, đặc biệt tướng hình nhân vật Vì theo ơng, ngoại tướng hình góp phần làm rõ tính cách nhân vật Ơng vốn yêu đẹp kích ứng với xấu nên miêu tả, ơng phân định rạch rịi đẹp- xấu hình thức Ơng có lối so sánh, ví von cụ thể sinh động Chính vậy, cần nhìn sơ qua vẻ ngồi, người đọc phần đốn định tính cách hành động nhân vật Về hành động nhân vật, nhà văn hay nói đến hai tính chất trái ngược cao thượng thấp hèn Sự thấp hèn hành động nhân vật tác giả diễn giải cách đầy đủ Có tồn chất, truyền di giống nịi nhân vật Có hồn cảnh sống đưa đẩy Không ý nhiều đến tâm lí nhân vật, tác giả có nhiều trang văn hay tinh tế viết biến đổi tâm trạng, tâm lí nhân vật Ở nhân vật ơng, khơng có xung đột tâm lí diễn cách gay gắt, song có dậy sóng lịng họ Nhà văn thể lão luyện, già dặn ơng xử lí nút thắt mở tâm lí cách nhẹ nhàng lơgic Một số nhân vật ông thật lĩnh chứng tỏ dù cảnh đời có trớ trêu họ trước sau một, chí tốt lên, không 155 thể xấu Tuy nhiên, số người có tính cách chịu chi phối hoàn cảnh nhiều Đây tất yếu phát triển tính cách người Quan niệm người truyện ngắn Ma Văn Kháng cịn xem xét cách tồn diện qua thời gian, không gian ngôn ngữ nghệ thuật Ở không gian nghệ thuật, người ta thấy tác giả độc tả khơng gian địa lí, khơng gian thực Điều làm nên đặc sắc không gian truyện ngắn ơng yếu tố trải rộng, trải dài không gian Từ biên viễn xa xôi, miền rừng núi heo hút phía Bắc đến số nơi thuộc Duyên Hải miền Trung, quay thị thành Hà Nội Hà Nội truyện ngắn ông không trung tâm văn hóa, kinh tế, trị nước, với tịa nhà sang trọng, mà tồn tất sắc thái Những nhà xuống cấp, chung cư chật chội, mái nhà tạm bợ, không gian vỉa hè xuất đầy rẫy truyện, để chứng minh người cần không gian để sinh tỏa, dù không gian có tồi tàn đến đâu Khơng gian ngoại thành, số tỉnh vùng trung du tác giả khảo sát Gắn liền với không gian thực, tác giả chủ yếu đề cập đến thời gian thực, thời gian cụ thể Mỗi bước tiến thời gian đo tâm hồn người Tùy trạng thái tâm lí mà tính chất thời gian ấn định Có lúc bị kéo căng ra, có lúc lại thu ngắn Trên sở đó, thời gian soát xét lại thân, khẳng định giá trị cao quý, vùi lấp cịn xa lạ với chuẩn mực đạo đức Điểm bật ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng tính chất sống động, tự nhiên, tràn đầy cảm giác Tiếp cận xã hội phương diện đời thường, hướng quan tâm đến lớp người bình dân, nên giọng văn ơng theo đời thường, bình dân Ta khơng thấy trau chuốt, hoa mỹ hay bóng bẩy ngôn ngữ truyện ông Mà phần lớn 156 ngơn ngữ nói Ơng sử dụng rộng rãi lớp từ ngữ, địa phương, tiếng chửi thề, chửi tục Ơng khơng sợ điều làm truyện ông thẩm mỹ hay tạo phản cảm nơi người đọc Trái lại việc dùng ngôn ngữ phù hợp với loại người đối tượng miêu tả làm ngơn ngữ truyện ơng có dấu ấn riêng khó lẫn Dù có lúc điều làm tính chất sáng Tiếng Việt Thường truyện ông gây ấn tượng mạnh người đọc Điểm bật thứ hai ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn ơng tính triết luận cao Ở tác phẩm ơng, ta đọc vài câu suy lí, tranh biện Thường ơng hay triết luận đời, người văn chương nghệ thuật, khía cạnh nào, góc độ nào, ơng tranh biện cách say sứa, nên phần lớn câu văn ông mặt hợp lơgic, mặt khác sâu sắc Hệ thống lí lẽ chặt chẽ, bên cạnh giản dị ngôn từ làm cho giọng văn ông triết luận, người đọc không thấy cứng nhắc, hay lí luận sng Thế nhưng, việc để nhân vật cất cao giọng tranh biện làm người đọc cảm giác tác giả xếp Qua ngôn ngữ truyện, yếu tố văn hóa đặc trưng cho số vùng lãnh thổ Việt Nam Với hai mảng sáng tác miền núi thị phía Bắc, truyện ngắn Ma Văn Kháng ví sưu tập nhỏ văn hóa vùng Tây Bắc- Việt Bắc Đồng Bắc Bộ Những đặc trưng văn hóa hai vùng thể nhiều tính cách, tinh thần, nếp sống, ngữ ngơn người sống Ở miền núi, nhà văn đặt quan tâm vào tộc người rẻo cao Do điều kiện địa hình, kinh tế, xã hội quy định, người dân tộc thiểu số cư trú rẻo cao, có số tính cách như: thích ứng với mơi trường rừng núi, nghèo nàn, lạc hậu suy nghĩ, nhận thức, sống mông muội, giản đơn, dễ thay 157 đổi Nhà văn, sáng tác, bày tỏ yêu thương, đồng cảm đến người nhỏ bé, ngu dốt chưa khai sáng Với truyện ngắn viết người sống nơi đô thị, ta lại bắt gặp nét văn hố vùng đồng Bắc nói chung tiểu vùng Thăng Long- Hà Nội nói riêng Do nơi trung tâm kinh tế, văn hóa, trị nước nên đặc trưng văn hóa thể qua tính cách, tinh thần, ngữ ngơn, nếp sống người mang sắc thái khác Người miền Bắc nói chung q trọng tình cảm, sống tự nhiên, trình độ nhận thức cao, nhu cầu thỏa mãn cao, khả thích ứng với xã hội cao Đặc biệt người gốc Hà Nội lịch, hào hoa, thông minh Đây đặc trưng văn hóa vùng đồng Bắc Bộ Tuy nhiên, giao lưu, tiếp biến văn hóa, người nơi đây, mặt, giữ lại truyền thống tốt đẹp, mặt khác tiếp thu, thích ứng Sự tiếp thu, thích ứng khơng phải lúc tiến bộ, phù hợp với tập tục, nếp sống vốn có, mà có lúc điểm lùi, hạn chế Để có nhìn tồn thể truyện ngắn Ma Văn Kháng, luận văn khảo sát điểm nhìn trần thuật, chi tiết nghệ thuật, kết cấu Nhà văn xây dựng hệ thống điểm nhìn trần thuật cách hợp lí để nêu bật tính tư tưởng tác phẩm Đọc sáng tác ơng, ta thấy có qn điểm nhìn trần thuật Ơng trung thành với lối kể chuyện đứng thứ vị trí ngơi thứ ba Ở ngơi thứ nhất, người kể chuyện vừa người chứng kiến, vừa nhân vật trực tiếp tham gia câu chuyện Khi này, điểm nhìn trần thuật linh động việc chuyển đổi vị trí tác giả- người kể chuyện- nhân vật Có trùng khít lên để giãi bày lịng trước độc giả 158 Ở ngơi thứ ba, nhà văn nhìn việc với thái độ khách quan, người kể chuyện hàm ẩn Tuy nhiên, người kể chuyện truyện ngắn ông, hàm ẩn lại người biết hết, thấy hết Truyện ngắn ông hay đặc sắc, phần nhờ vào tài dựng truyện với nhiều chi tiết nghệ thuật Truyện ông không lắt léo, đơn giản cốt truyện, song thu hút độc giả, truyện chứa nhiều chi tiết bất ngờ Các chi tiết nghệ thuật ln có bổ sung nhau, soi rọi vào để làm sáng rõ chủ đề Truyện ơng có số đặc sắc thể kết cấu Thường ông hay viết theo kết cấu truyền thống như: cấu trúc truyện, cốt truyện, chủ đề, tính cách, hành động nhân vật rõ ràng, kết thúc có hậu Nhưng số tác phẩm, có đổi thể như: kết thúc mở, truyện khơng có cốt truyện, cách tạo tình Ngồi ra, ơng cịn sử dụng giai thoại làm cho truyện tăng thêm hấp dẫn tính chất vừa thực vừa hư Ơng đặt nhan đề truyện mang tính biểu trưng cao Với câu chuyện vặt vãnh thường ngày, không đầu không đuôi, bên cạnh việc tác giả đặt người kể chuyện đối tượng trần thuật mặt ngang giá trị, người kể chuyện trần thuật đối tượng cách bỗ bã, thân tình, suồng sã, truyện ngắn Ma Văn Kháng có khuynh hướng xích lại gần với tiểu thuyết Vì vậy, nói, nét đổi quan trọng sáng tác ông Thành tựu đồng thời đóng góp thiết thực nhà văn Ma Văn Kháng việc khẳng định đổi văn xuôi nghệ thuật dân tộc Điều có nghĩa tư tiểu thuyết truyện ngắn, nhìn nhận nguyên tắc tư nghệ thuật tiến Với tư tiểu thuyết, nhà văn phép mô tả sống vốn có mà khơng phải ngại ngần 159 Như vậy, chừng mực đó, người viết tìm hiểu đặc trưng truyện ngắn Ma Văn Kháng cách có hệ thống Ma Văn Kháng nhà văn mới, mảng sáng tác truyện ngắn ông đến nay, chưa có nghiên cứu cách trọn vẹn, đủ đầy Do đó, luận văn khó tránh khỏi thiếu sót Người viết, u thích truyện ngắn Ma Văn Kháng, cố gắng tìm hiểu rút số nét đặc trưng phong cách ông, với mong muốn giúp bạn đọc yêu văn, đặc biệt với yêu thích giọng văn Ma Văn Kháng, có thêm cách hiểu 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lại Nguyên Ân (2003), 750 thuật ngữ văn học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Văn Chưởng (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất Trẻ Lê Duẩn (1998), Xây dựng văn hóa mới, người xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hóa, Hà Nội Nguyễn Đăng Điệp (2003), "Cảm nhận Đầm sen Ma Văn Kháng", Vọng từ chữ, NXB Văn học Hà Minh Đức (2001), Văn chương tài năng- phong cách, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Nguyễn Văn Hạnh- Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học- Vấn đề suy nghĩ, NXB Giáo dục Trần Bảo Hưng (1993), "Đọc Heo may gió lộng", Văn Nghệ, 47 10 Mai Hương (1993), "Nhìn lại văn xi 1992", Tạp chí Văn học, 11 Nguyễn Văn Kha (2002), Văn học cảm nhận suy nghĩ, NXB Khoa học xã hội 12 Ma Văn Kháng (2003), Truyện ngắn Ma Văn Kháng, Tập 1, NXB Công an Nhân dân 13 Ma Văn Kháng (2003), Truyện ngắn Ma Văn Kháng, Tập 2, NXB Công an Nhân dân 14 Ma Văn Kháng (2003), Truyện ngắn Ma Văn Kháng, Tập 3, NXB Công an Nhân dân 15 Ma Văn Kháng (2003), Truyện ngắn Ma Văn Kháng, Tập 4, NXB Công an Nhân dân 16 Ma Văn Kháng (1995), "Cao tình yêu", Văn nghệ, 9- 10 161 17 Ma Văn Kháng (2002), "Tiểu thuyết, giá trị thay thế", Văn nghệ, 46 18 Ma Văn Kháng (1999), "Về truyện ngắn", Tạp chí Quân đội, 19 Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người truyện ngắn Việt nam 45-75, ĐHQG Hà Nội 20 NXB Khoa học xã hội (1989), Nhà văn đại 21 Tôn Phương Lan, "Một số vấn đề văn xi thời kì đổi mới" 22 Phong Lê, "Ma Văn Kháng với Côi cút cảnh đời", Nhà văn đại, NXB Khoa học xã hội 23 Ngô Văn Lệ- Nguyễn Văn Tiệp (1996), Dân tộc học đại cương, ĐH Khoa học xã hội nhân văn 24 Phương Lựu (chủ biên) (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục 25 Lê Thành Nghị (1996), Văn học sáng tạo tiếp nhận, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội 26 Lã Nguyên (1999), "Khi nhà văn đào bới thể chiều sâu tâm hồn", Truyện ngắn Ma Văn Kháng, Tập 1, NXB Cơng an Nhân dân 27 Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, NXB Văn nghệ TPHCM 28 Huy Phương (1989), "Về truyện ngắn", Văn nghệ, 31 29 Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn thực đời sống sáng tạo, NXB Văn Học, Hà Nội 30 Nguyễn Nguyên Thanh (1987), "Ngày đẹp trời - Tính dự báo tình xã hội", Văn nghệ, 21 31 Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường ĐH Tổng hợp TPHCM 32 Nguyễn Thành Thi (1999), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, NXB Giáo dục 162 33 Ngơ Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng phân vùng văn hóa Việt Nam, Nhà xuất trẻ 34 Bích Thu, "Những thành tựu truyện ngắn sau 1975", Tạp chí Văn học, 9- 10 35 Khuất Quang Thụy (1991), "Truyện ngắn hôm nay", Văn nghệ, 48 36 Hoàng Thị Văn (2001), Đặc trưng truyện ngắn 1975- 1995, Luận văn tiến sĩ ngữ văn, Trường ĐH Sư Phạm TPHCM

Ngày đăng: 31/08/2023, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w