Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, vừa là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng và là một loại hàng hóa đặc biệt tham gia vào thị trường Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất như ngày nay.
Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế, Đảng và nhân dân ta xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do vậy chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đó và phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại Để thực hiện được mục tiêu đó, một trong những việc cần làm là tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế, xã hội Gia Lộc là một huyện nằm ngoại ô Thành phố Hải Dương, có trung tâm huyện cách Thành phố khoảng 6 km, là một trong những địa phương có nhiều dự án đã và đang triển khai nên thu hồi hàng vạn ha đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhiều hộ gia đình Việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh hoạt động của các dự án góp phần sớm ổn định cuộc sống của người dân, tạo sự phát triển cho xã hội Tuy nhiên vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những diện bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở Có trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác. Để quá trình thu hồi đất diễn ra trong một trật tự ổn định, vừa đảm bảo lợi ích và an toàn cho người sử dụng đất, vừa đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội, vừa đảm bảo tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai thì cần tiến hành thực hiện các qui định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo đúng qui định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tiễn Muốn làm được điều đó thì phải xác định được những ưu điểm, tồn tại hạn chế và nguyên nhân, đề ra các giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất góp phần phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và người sử dụng đất Với lý do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất qua nghiên cứu một số dự án tại huyện Gia Lộc – Hải Dương "
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó đưa ra một số giải pháp để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tốt hơn trong thời gian tới.
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Đánh giá được thực trạng công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại địa bàn huyện Gia Lộc
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Đề xuất mục tiêu, định hướng và các giải pháp để làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai và phát triển kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Gia Lộc là huyện có địa giới hành chính tiếp giáp Thành phố Hải Dương như Liên Hồng, Gia Xuyên , Nhiều con đường quốc lộ là huyết mạch giao thông chạy qua địa bàn huyện đi các huyện, tỉnh khác Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, Gia Lộc là một trong những điểm đến đầy hứa hẹn của các doanh nghiệp Vì vậy, phải tiến hành thu hồi đất và thực hiện giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, với giới hạn nội dung nghiên cứu tập trung vào việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện tiến hành điều tra 3 dự án thu hồi đất trên địa bàn thuộc với mục đích thu hồi đất khác nhau làm đại diện cho nghiên cứu.
Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu
Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến dự án bao gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản vẽ trích đo khu đất bị thu hồi tại các dự án cụ thể; các văn bản, chính sách có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở các dự án.
Số liệu thứ cấp sẽ được, xử lý phân nhóm với sự hỗ trợ của việc sử dụng cây vấn đề để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Tìm đọc, trực tiếp xin số liệu thông qua các tài liệu sẵn có như: Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án trên địa bàn huyện được lưu giữ tại cácPhòng: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng, các báo cáo, văn bản của tỉnh, huyện trong các năm từ 2009 - 2013 Thu thập số liệu sẵn có qua các báo cáo về kinh tế - xã hội của huyện, thông tin về tình hình quản lý dự án liên quan đến thu hồi đất trên địa bàn huyện.
Phương pháp xử lý thông tin số liệu và phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu để mô tả, phân tích và so sánh việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất so với các dự án cùng thời điểm thu hồi đất để qua đó phân tích đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất ở địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp phân tích so sánh:
Việc phân tích, so sánh đối chiếu với nguồn gốc sử dụng đất, diện tích đất, thời điểm thu hồi đất, loại đất; qui định giá bồi thường, hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền để đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, khi nhà nước thu hồi đất
Phương pháp được sử dụng với sự tham vấn ý kiến các bên có liên quan như thành viên hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện, đối tượng được hưởng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, tham khảo ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi.
Kết cấu của đề tài
Đề tài với kết cấu gồm ba chương
Chương 1: Cơ sở khoa học về công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Chương 2:Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất qua nghiên cứu một số dự án tại huyện Gia Lộc – Hải Dương
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ,tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Gia Lộc – Hải Dương
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
Một số khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm về thu hồi đất
Thu hồi đất không chỉ hiểu một cách thuần tuý là Nhà nước sẽ tước đi quyền sử dụng của các chủ sử dụng đất mà qua đó để thiết lập một quan hệ sử dụng đất mới phù hợp với lợi ích Nhà nước và xã hội Thực tế thu hồi đất là giai đoạn kết thúc việc sử dụng đất của chủ thể này nhưng là bước kế tiếp của việc sử dụng đất của một chủ thể mới Do vậy các quy định về thu hồi đất cần kết nối được ba lợi ích của ba chủ thể quan trọng là: Nhà nước - Chủ đầu tư - Người bị thu hồi đất.
Tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì thu hồi đất được hiểu:" là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai".
1.1.2 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Bồi thường” là “Đền bù những tổn hại gây ra”; Theo Khoản 6 Điều 4 Luật đất đai 2003 và Khoản 11 Điều 3 Luật đất đai 2013: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất” Vì vậy, bồi thường được hiểu là việc trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác.
+ Bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước nhằm bù đắp tổn thất về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Trách nhiệm này được quy định trong Luật đất đai;
+ Bồi thường là hậu quả pháp lý trực tiếp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra Điều này có nghĩa là chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành chính về thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Bồi thường được thực hiện trong mối quan hệ song phương giữa một bên là Nhà nước (chủ thể có hành vi thu hồi đất) với bên kia là người chịu tổn hại về quyền và lợi ích hợp pháp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra;
Bên cạnh thuật ngữ bồi thường, trong các văn bản pháp luật hiện hành còn đề cập đến khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Hỗ trợ thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước và biểu hiện bản chất “của dân, do dân và vì dân” của Nhà nước ta nhằm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với người bị thu hồi đất và giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Theo khoản 14 Điều 3 Luật đất đai 2013: “ Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”
- Tái định cư là gì?
Theo khoản 2 Điều 86 luật đất đai 2013 “ Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư và có điều kiện bố trí tái định cư Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng”
Do vậy, tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách giải phóng mặt bằng Các dự án tái định cư cũng được coi là các dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác Cần thực hiện một chính sách tái định cư bắt buộc sẽ tạo nên một môi trường pháp chế lành mạnh khi Nhà nước cần thu hồi đất phục vụ cho các mục đích của quốc gia.
1.1.3 Khái niệm về giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.
Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành hội đồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia và cả của xã hội.
Công tác giải phóng mặt bằng mang tính quyết định đến tiến độ của các dự án, là khâu đầu tiên thực hiện dự án Trong đó đền bù thiệt hại là khâu quan trọng quyết định tiến độ giải phóng mặt bằng.
Theo từ điển tiếng Việt thì đền bù có nghĩa là: “trả lại đầy đủ hoặc tương xứng với mất mát hoặc sự vất vả” điều đó có nghĩa là:
Không phải mọi khoản đền bù đều bằng tiền;
Sự mất mát của người bị thu hồi đất không chỉ là về mặt vật chất mà nhiều trường hợp còn mất mát cả về tinh thần nhất là khi phải tái định cư;
Vai trò của công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1.2.1 Vai trò của công tác thu hồi đất
Mặc dù được quy định và áp dụng từ khá lâu nhưng mãi đến khi Luật Đất đai
2003 được ban hành, thu hồi đất mới được định nghĩa chính thức Theo khoản
5 Điều 4 của Luật này thì: “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất (QSDĐ) hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”
Sau đó, Luật Đất đai 2013 có quy định: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại QSDĐ của người được Nhà nước trao QSDĐ hoặc thu lại đất của người sử dụng đất (NSDĐ) vi phạm pháp luật về đất đai” (khoản 11 Điều 3).
Như vậy, mặc dù có những khác biệt nhất định trong định nghĩa của các Luật Đất đai nhưng thu hồi đất có một điểm chung là dẫn đến hậu quả pháp lý chấm dứt QSDĐ của NSDĐ hoặc quyền quản lý đất đai của các chủ thể được Nhà nước giao đất để quản lý (không phải là NSDĐ) Chúng tôi chỉ bàn về trường hợp Nhà nước thu hồi đất của NSDĐ mà không đề cập đến việc thu hồi đất đối với các chủ thể khác.
Xét trong mối quan hệ giữa Nhà nước và NSDĐ, thu hồi đất là một quá trình
“ngược” so với hoạt động giao đất, cho thuê đất Khi bị thu hồi đất, NSDĐ không còn QSDĐ với đất bị thu hồi và đương nhiên không còn quyền “chiếm hữu”, tác động vào diện tích đất đó nữa Do đó, việc thu hồi đất trước hết có tác dụng bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai vì nó sẽ làm chấm dứt hành vi xâm hại đất đai của những chủ thể vi phạm pháp luật đất đai Thu hồi đất là một “khâu” quan trọng của quá trình điều phối đất đai Là một quốc gia đang phát triển, việc “luân chuyển” đất đai từ chủ thể này sang chủ thể khác, từ mục đích này sang mục đích khác rất thường xuyên xảy ra Do đó, thu hồi đất là hoạt động hỗ trợ đắc lực nhất cho Nhà nước để thực hiện quá trình này.
1.2.2 Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
-Giải quyết một số chính sách về xã hội như chuyển đổi việc làm cho người lao động góp phần ổn định cuộc sống của người dân
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và được các địa phương nỗ lực vận dụng để giải quyết vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi Theo số liệu thống kê, hiện nay có trên 70% dân số sống ở vùng nông thôn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do đó tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt tại nơi ở mới, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương Thực tế đã triển khai nhiều dự án xây dựng khu Tái định cư để di dân giải phóng mặt bằng, bước đầu ổn định đời sống cho những người phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi đất Khi giải phóng mặt bằng xong và bàn giao đất cho chủ dự án để đầu tư xây dựng đã tạo điều kiện cho đa số lao động nhàn rỗi tại địa phương có việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, độ tuổi, giới tính, nhất là đối với các dự án đã hoàn thành và đi vào sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động tại địa phương, tăng nguồn thu nhập của số lao động này, góp phần ổn định đời sống nhân dân, và góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương
- Giải phóng mặt bằng nhanh, đúng tiến độ tạo điều kiện cho các dự án phát triển góp phần phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm qua, trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại Nhờ đó, bộ mặt của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại và văn minh.
Việc thu hồi đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia dẫn đến đất cho sản xuất - kinh doanh của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi chỗ ở, điều kiện sống.
Có hình thức hỗ trợ được thực hiện thông qua một khoản tiền nhất định đối với mỗi dự án Khoản tiền này phát huy tác dụng khác nhau Với người năng động, có khả năng thì nó phát huy tác dụng thông qua đầu tư sinh lợi, với một số người khác thì khoản tiền đó được tiêu dùng trong khoảng thời gian nhất định sau đó dẫn đến thất nghiệp, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, đôi khi có người mắc vào tệ nạn xã hội Vì vậy, vấn đề tạo công ăn việc làm cụ thể có thu nhập ổn định là mục tiêu phấn đấu của mọi thời kỳ phát triển Nó tạo điều kiện ổn định cuộc sống gia đình, ổn định xã hội tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở, giải quyết mối quan hệ nhà nước, doanh nghiệp và người dân (người sử dụng đất)
Giải phóng mặt bằng đúng tiến độ đề ra sẽ tiết kiệm được thời gian và việc thực hiện dự án có hiệu quả Ngược lại, giải phóng mặt bằng kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình, ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động cũng như chi phí cho dự án, có khi gây ra thiệt hại không nhỏ trong đầu tư xây dựng Giải phóng mặt bằng được thực hiện tốt sẽ giảm chi phí, có điều kiện tập trung vốn cho các công trình khác Giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành tiến độ dự án dẫn đến sự quay vòng vốn chậm, mất cơ hội kinh doanh gây khó khăn cho các nhà đầu tư
Như vậy, giải quyết tốt vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ khắc phục được những bất cập và khi lợi ích chính đáng được đảm bảo thì việc di dời của người dân sẽ nhanh chóng, thu hồi đất trở nên thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho việc thực hiện GPMB diễn ra đúng tiến độ Phát triển xây dựng hạ tầng cơ sở, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước, người dân và người sử dụng đất.
Quá trình giải phóng mặt bằng để thu hồi đất phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, diện tích đất sản xuất nông nghiệp dần dần thu hẹp, các dự án phát triển cần lao động trong khi lao động khu vực nông thôn dư thừa, vì vậy lực lượng lao động này chuyển dần sang khu vực công nghiệp Từ đó dẫn đến cơ cấu sử dụng đất thay đổi, lực lượng lao động thay đổi, cơ cấu kinh tế phải thay đổi theo để phù hợp với sự phát triển của xã hội, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới
Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Trong quá trình triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển công nghiệp và dịch vụ, hiện đại hóa lực lượng quốc phòng và an ninh đòi hỏi quỹ đất khá lớn màNhà nước cần thu hồi Nhiều trường hợp người bị thu hồi đất chịu thiệt thòi ít nhiều trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng vẫn vui lòng vì mong muốn được đóng góp chung để xây dựng một xã hội văn minh hơn Tuy nhiên vấn đề này trở nên nhạy cảm và phức tạp hơn khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế (vì lợi ích quốc gia) nhằm xây dựng các khu công nghiệp, khu dịch vụ, mặt bằng sản xuất,kinh doanh phi nông nghiệp Quy luật giá trị bắt đầu tác động vào tư tưởng của người có đất bị thu hồi rồi hình thành nên sự so sánh về thiệt thòi của mình khi đất do mình đang sử dụng được giao cho người khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều Từ đó đã nảy sinh nhiều khiếu kiện của dân về mức bồi thường, hỗ trợ, đồng thời tạo nên tâm lý nặng nề đối với nhà đầu tư khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng.
- Thu hồi đất là một trong những biện pháp quan trọng để Nhà nước chủ động trong việc phân bố và phân phối lại tài nguyên đất đai quốc gia Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có vai trò quan trọng trong công tác thu hồi đất. Lợi ích của Nhà nước và một bộ phận người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng Tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn diễn biến phức tạp.
- Đặc điểm nổi bật của quá trình bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là mang tính đa dạng và phức tạp.
Tính đa dạng: Mỗi vùng đất khác nhau có điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau Khu vực nội thành, nội thị, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp Dự án được thực hiện lại mang đặc điểm riêng tuỳ thuộc vào từng vùng Do đó, mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp phù hợp với từng khu vực và từng dự án cụ thể.
Tính phức tạp: trong những năm qua, trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại Nhờ đó, bộ mặt của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại và văn minh Việc thu hồi đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia dẫn đến đất cho sản xuất của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi chỗ ở, điều kiện sống.
+ Đối với đất nông nghiệp: nước ta là một nước nông nghiệp, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, trình độ sản xuất chưa cao, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn; cây trồng, vật nuôi trên mỗi vùng cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này.
+ Đối với đất ở: tâm lý của người dân là ngại di chuyển, thay đổi chỗ ở, điều kiện sống và tập quán sinh hoạt gây khó khăn trong việc thu hồi Tình trạng lấn chiếm xây nhà trái phép vẫn thường xuyên diễn ra, bên cạnh đó, quỹ đất cho xây dựng khu TĐC còn thiếu, chất lượng các khu TĐC chưa cao, chưa đảm bảo được yêu cầu Do đó, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở cho đến nay vẫn rất phức tạp.
Nhân tố ảnh hưởng tới công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1.4.1.1 Thị trường bất động sản và quỹ nhà tái định cư
Thị trường bất động sản là nơi giải quyết quan hệ về cung - cầu bất động sản trong một thời gian và không gian nhất định Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư Đồng thời, người bị thu hồi đất có thể tự mua hoặc thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua Nhà nước thực hiện chính sách TĐC và bồi thường. Khi giải phóng mặt bằng, người sử dụng đất có thể lựa chọn phương án tối ưu cho mình thong qua thị trường này
1.4.1.2 Quy hoạch sử dụng đất
Thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ chức việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thực sự trở thành sự nghiệp của cộng đồng mà Nhà nước đóng vai trò tổ chức Bất kỳ một phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng nào đều dựa trên một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được các yêu cầu như là phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Gia Lộc thực hiện tương đối tốt công tác Quy hoạch sử dụng đất, các địa phương đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Khi thực hiện xong bước này cũng là chính là chủ đầu tư có ý tưởng kêu gọi đầu tư, xây dựng địa phương phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, tạo hành lang pháp lý thông thoáng thu hút đầu tư vì vậy mà khi có dự án đầu tư, thường không phải điều chỉnh qui hoạch Đây là nhân tố quan trọng không chỉ là công cụ “tạo cung” cho thị trường mà còn là phương tiện quan trọng nhất thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội hóa về công bằng, dân chủ, văn minh trong bồi thường, giải phóng mặt bằng và cũng là công việc mà hoạt động quản lý nhà nước có ảnh hưởng nhiều nhất, hiệu quả nhất, đúng chức năng nhất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tác động lên chính sách bồi thường đất đai trên hai khía cạnh:
1 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là căn cứ quan trọng nhất để thực hiện chính sách giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất mà theo Luật Đất đai năm 2013 việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng.
2 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, từ đó tác động tới giá đất để tính bồi thường
1.4.1.3 Quy định định giá đất và tài sản gắn liền với đất
Giá đất được xác định là nhân tố quan trọng trong quá trình giải phóng mặtbằng Nếu giá đất không phù hợp, không sát với giá thị trường thì khi lập phương án bồi thường, người có đất bị thu hồi sẽ không chấp nhận dẫn đến hoặc định giá đất được hiểu là sự ước tính về giá trị quyền sử dụng đất bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích cụ thể đã được xác định tại một thời điểm xác định Khi định giá đất người định giá phải căn cứ vào mục đích sử dụng của từng loại đất tại thời điểm định giá để áp dụng phương pháp định giá đất cho phù hợp với thực tế Hiện nay, việc định giá đất chủ yếu sử dụng một số phương pháp truyền thống như các nước trên thế giới thực hiện, đó là phương pháp so sánh và phương pháp thu nhập.
Như vậy, nếu công tác định giá đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng không được làm tốt, sẽ làm cho cụng tỏc giải phúng mặt bằng bị ỏch tắcá dẫn tới khụng cú mặt bằng đầu tư, làm chậm tiến độ triển khai dự án hoặc làm lỡ cơ hội đầu tư Giá đất ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giá đất quyết định và tác động trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng của người sử dụng đất cũng như chủ đầu tư Nếu giá đất hợp lý, phù hợp với thị trường thì công tác giải phóng mặt bằng được thuận lợi, người có đất bị thu hồi thoải mái và không còn cảm thấy bị thiệt thòi bởi có mất đi hàng hoá đặc biệt là đất đai nhưng được được bù đắp bằng giá trị tương xứng và ngược lại sẽ rất khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nếu giá đất không hợp lý.
Cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện giao đất, cho thuê đất
Quá trình tổ chức thực hiện phải công khai, công bằng, dân chủ đúng qui định của pháp luật Có như vậy mới thực hiện được các dự án có hiệu quả, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, tạo sự công bằng trong xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng được yêu cầu của thời đại, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính
Khi thực hiện các dự án, tại báo cáo nhiệm vụ đầu tư để thực hiện dự án, điều quan trọng nhất là phải xác định cho bằng được nguồn lực về tài lực, vật lực để thực hiện dự án Đây là nhân tố quan trọng, xuyên suốt và tiền đề trong suốt quá trình thực hiện dự án Một dự án có thành công hay không đều phải xác định năng lực tài chính, khả năng thực hiện.
Khi đã đủ các yếu tố được đánh giá khả thi để thực hiện dự án đúng qui định của pháp luật thì khâu đầu tiên phải tiến hành là giải phóng mặt bằng Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phải đủ về số lượng, có đủ năng lực, trình độ, am hiểu pháp luật về bồi thường hỗ trợ, tái định cư và phải tậm tâm, tận tụy với công việc, biết vận dụng sáng tạo đúng pháp luật để thực hiện nhiệm vụ Đây là lực lượng, là đầu mối quan trọng trong việc tiến hành giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Nếu lực lượng này yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như giải phóng mặt bằng chậm tiến độ,không giải thích cho nhân dân hiểu về chính sách, pháp luật để cùng tạo sự đồng thuận trong nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thực hiện dự án do chính sách thay đổi nhất là không ổn định được tình hình địa phương.
Nội dung quy định liên quan tới công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 13 1 Quy định về bồi thường
1.5.1 Quy định về bồi thường
Theo khoản 1,2,3 điều 74 luật đất đai 2013:
“ 1 Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại điều 75 của Luật này thì được bồi thường.” “2 Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất”
“3 Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật” Người bị thu hồi đất đang sử dụng đất vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc
1.5.2 Quy định về hỗ trợ
Theo điều 83, luật đất đai:
Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Người sử dụng đất khi
Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ Việc hỗ trợ phải đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật
Nhà nước hỗ trợ nhằm ổn định đời sống sản xuất Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở Nhà nước hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở ( được hướng dẫn bởi Điều 19,22,23,24,25 Nghị định 47/2014/NĐ-CP)
1.5.3 Quy định về tái định cư Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được UBND cấp tỉnh, cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư
Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu.
Kinh nghiệm về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số quốc
1.6.1 Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số quốc gia
Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là một trong những nội dung rất quan trọng của Luật đất đai Thực tiễn triển khai thực hiện bồi thường rất phức tạp, đòi hỏi kết hợp hài hòa giữa lợi ích nhà nước, lợi ích chủ đầu tư và người bị thu hồi đất Mỗi quốc gia có quy định và cách thức thực hiện riêng, cơ bản tùy thuộc vào chế độ sở hữu về đất đai và điều kiện thực tế ở mỗi nước
Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về chính trị, kinh tế, văn hóa với Việt Nam Pháp luật đất đai của Trung Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng với pháp luật đất đai của Việt Nam Trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đã có bước phát triển thần kỳ về kinh tế trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Có được thành tựu to lớn này không thể không kể đến những đóng góp của pháp luật đất đai nói chung và các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng Theo pháp luật đất đai của Trung Quốc, chỉ có Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh mới có thẩm quyền thu hồi đất Quốc Vụ viện (Chính phủ) quyết định thu hồi đất nông nghiệp từ 35ha trở lên, đối với loại đất khác là 70ha trở lên Dưới hạn mức đất này, chính quyền cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ chế độ sở hữu tập thể thành chế độ sở hữu nhà nước Trách nhiệm bồi thường thuộc về người sử dụng đất sau khi thu hồi.
- Tiền bồi thường khi thu hồi đất gồm: lệ phí sử dụng đất và tiền bồi thường cho người bị thu hồi đất Lệ phí sử dụng đất phải nộp cho nhà nước được phân chia theo tỷ lệ: 70% giữ lại ở ngân sách cấp tỉnh và 30% còn lại nộp vào ngân sách cấp trung ương Lệ phí sử dụng đất bao gồm: Lệ phí khai khẩn đất đai, tùy theo vị trí đất mà các địa phương có mức quy định khác nhau; Lệ phí chống lũ lụt; Lệ phí chuyển mục đích sử dụng đất Ngoài ra, pháp luật Trung Quốc còn quy định mức nộp lệ phí trợ cấp đời sống cho người bị thu hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển đổi sang ngành nghề mới khi bị mất đất nông nghiệp Các khoản bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi bao gồm: Tiền bồi thường đất đai; Tiền trợ cấp về tái định cư; Tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất Theo đó, cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do nhà nước quy định Còn đối với tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất thì xác định theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất
- Về nguyên tắc và cách thức bồi thường nhà ở, tái định cư.
Theo pháp luật Trung Quốc, khoản tiền bồi thường cho giải tỏa mặt bằng phải đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có chỗ ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ Việc giải quyết vấn đề nhà được thực hiện thông qua hình thức trả tiền bồi thường về nhà ở Số tiền này được xác định bao gồm: Giá cả xây dựng lại nhà ở, sự chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ; Giá đất tiêu chuẩn; Trợ cấp về giá cả Giá xây lại nhà ở mới được xác định là khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại của nhà cũ và chi phí xây dựng lại nhà mới Giá đất tiêu chuẩn do nhà nước xác định căn cứ theo giá đất của những nhà thương phẩm trong cùng một khu vực, rồi quyết định Việc trợ cấp về giá cả do chính quyền xác định. Đối với nhà tập thể, nhà không có người ở, nhà ở của tập thể hoặc của thôn, xã nhưng không thuộc sở hữu của cá nhân thì số tiền bồi thường được sử dụng để xây dựng xí nghiệp hương, trấn (thôn) Khoản tiền này được xác định là phần vốn góp cổ phần của thôn trong xí nghiệp Người đầu tư xây dựng xí nghiệp trên mảnh đất giải tỏa nhà phải trả tiền bồi thường cho thôn có mảnh đất đó.
Những đối tượng trong diện giải tỏa mặt bằng được hưởng chính sách mua nhà ưu đãi của nhà nước Trường hợp nhà nước có diện tích nhà ở tái định cư thì nếu người được bồi thường có nhu cầu sẽ được phân nhà với diện tích tương đương số tiền họ đã được nhận bồi thường Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sau khi nhận tiền bồi thường, người dân thường mua nhà bên ngoài thị trường Người dân thuộc khu vực nông thôn có thể dùng khoản tiền bồi thường này mua được 2 căn hộ ở cùng một nơi Ở Bắc Kinh, phần lớn các gia đình sử dụng số tiền bồi thường đó cộng với khoản tiền tiết kiệm của họ có thể mua được căn hộ mới. Tuy nhiên, cá biệt cũng có một số gia đình ở thành thị, tiền bồi thường không đủ mua căn hộ để ở.
Luật pháp Singapore quy định Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất và người dân có nghĩa vụ chấp hành quyết định thu hồi đất Việc thu hồi đất được thực hiện dựa trên quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt và tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu sau đây: Thu hồi đất bắt buộc để sử dụng đất vào mục đích công cộng; Hạn chế việc thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân (chỉ thu hồi trong các trường hợp cần thiết); Việc thu hồi đất phải được sự đồng ý của Chính phủ, sau khi đã thảo luận và tham khảo ý kiến của cộng đồng; Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy trình chặt chẽ do pháp luật quy định Nhà nước thông báo cho người bị thu hồi đất biết trước từ 2 đến
3 năm trước khi ra quyết định thu hồi đất Trường hợp người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi đất sẽ bị nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc bị phạt theo Luật xâm chiếm đất công (State Lands Encroachment Act). Chính sách, pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở Singapore có những điểm đáng lưu ý sau đây:
- Về mức bồi thường thiệt hại, được xác định căn cứ vào giá trị thực tế bất động sản của chủ sở hữu; các chi phí tháo dỡ, di chuyển chỗ ở hợp lý; chi phí mua nguyên liệu xây dựng nhà ở mới; thuế nhà ở mới v.v Trường hợp người bị thu hồi đất không tán thành với phương án bồi thường thiệt hại do nhà nước xác định, họ có quyền thuê một tổ chức định giá tư nhân để tiến hành định giá lại các chi phí thiệt hại Nhà nước trả tiền thuê định giá lại
Việc xác định mức bồi thường được xác định là giá trị bất động sản do người bị thu hồi đất đầu tư, không phải là giá trị thực tế của bất động sản Phần giá trị tăng thêm do sự đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước được bóc tách khỏi giá trị bồi thường. Điều này có nghĩa là nhà nước không bồi thường theo giá bất động sản hiện tại mà bồi thường theo giá thấp hơn do trừ đi phần giá trị bất động sản tăng thêm từ sự đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng xem xét bồi thường cho người bị thu hồi đất các thiệt hại sau đây: Trường hợp công trình công cộng đi ngang qua bất động sản gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của người sử dụng đất như tiếng ồn, khói bụi, người đi đường có thể nhìn vào nhà v.v; trường hợp công trình công cộng gây chia cắt manh mún mảnh đất hiện hữu; chi phí để hoàn tất thủ tục đứng tên chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng đối với phần diện tích đất còn lại Nhà nước chi trả 20% tổng giá trị bồi thường khi chủ nhà thực hiện việc tháo dỡ nhà ở Phần giá trị bồi thường còn lại được thanh toán khi người bị thu hồi đất ở hoàn tất việc di chuyển chỗ ở Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu cấp bách về chỗ ở sẽ được nhà nước cho thuê nhà ở với giá thuê phù hợp.
- Những yêu cầu sau đây của người bị thu hồi đất sẽ không được xem xét để bồi thường: Yêu cầu thưởng cho việc di chuyển chỗ ở sớm hoặc cố tình không chịu thực hiện quyết định thu hồi đất để đòi mức giá bồi thường cao hơn; Yêu cầu đòi bồi thường phần chi phí đầu tư thêm vào ngôi nhà hoặc xây dựng nhà mới sau khi nhà nước đã có quyết định thu hồi đất; Yêu cầu bồi thường theo giá mua bán, chuyển nhượng đất đai thực tế; Trường hợp thu hồi bất động sản đối với hoạt động kinh doanh không có giấy phép; Trường hợp người sử dụng đất không có căn cứ pháp lý để bồi thường; Đất sử dụng bất hợp pháp …
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về bồi thường khi thu hồi đất Trường hợp người bị thu hồi đất không nhất trí với mức giá bồi thường họ có quyền khiếu kiện về giá trị bồi thường Hội đồng bồi thường là người có thẩm quyền quyết định về giá trị bồi thường và đưa ra câu trả lời đối với người khiếu kiện Nếu người bị thu hồi đất không đồng ý với câu trả lời của Hội đồng bồi thường thì có quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa Thượng thẩm Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất của Singapore được tiến hành thận trọng (đặc biệt đối với đất thuộc sở hữu tư nhân) trên cơ sở các quy định chặt chẽ của pháp luật Nguyên tắc công bằng, minh bạch được đề cao trong quá trình thực hiện nên đã nhận được sự đồng thuận của người dân Tỷ lệ cưỡng chế khi thu hồi đất thấp (dưới 1% tổng số các trường hợp thu hồi đất).
- Vấn đề tái định cư cho người bị thu hồi đất ở rất được Chính phủ Singapore rất chú trọng thực hiện Chính sách này được triển khai gắn với việc bố trí nhà ở do nhà nước xây dựng (nhà ở công) và cung cấp với giá rẻ đi kèm với một số điều kiện Cục Phát triển nhà (HDB) được thành lập năm 1960 có nhiệm vụ cung cấp nhà ở công cho người dân, trong đó chủ yếu phục vụ công tác tái định cư Việc tái định cư được thực hiện trên cơ sở điều tra xã hội học một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhằm thu thập, xác minh các thông tin: Số lượng thành viên trong hộ gia đình; nguồn thu nhập; nghề nghiệp; nơi làm việc; tình trạng pháp lý của bất động sản tạo căn cứ vững chắc cho quá trình thực hiện tái định cư chính xác, công bằng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, Chính phủ có các ưu đãi, hỗ trợ cho chương trình phát triển nhà ở của HDB, nhất là các chính sách về tài chính, huy động vốn và hỗ trợ, tạo điều kiện cho người mua nhà HDB cung cấp nhiều nhà ở công nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người dân, trong đó các tòa nhà cao tầng chủ yếu được cung cấp phục vụ tái định cư Bên cạnh đó còn có các loại nhà hạng sang và kể cả nhà nhỏ khép kín Để hạn chế tình trạng mua bán, đầu cơ nhà ở kiếm lời, Chính phủ Singapore quy định người dân khi mua nhà ở của HDB phải sử dụng để ở sau 5 năm mới được bán và sau 10 năm (kể từ thời điểm bán căn nhà đầu tiên) mới được mua căn nhà thứ 2 của HDB.
Theo pháp luật thu hồi đất và bồi thường của Hàn Quốc, nhà nước có quyền thu hồi đất (có bồi thường) của người dân để sử dụng vào các mục đích sau đây: Các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; Dự án đường sắt, đường bộ, sân bay, đập nước thủy điện, thủy lợi v.v; Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, nhà máy điện, viện nghiên cứu v.v; Dự án xây dựng trường học, thư viện, bảo tàng v.v;
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT QUA NGHIÊ CỨU MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI HUYỆN GIA LỘC - HẢI DƯƠNG
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn huyện Gia Lộc – Hải Dương
Gia Lộc là một Huyện đồng bằng vùng châu thổ sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh Hải Dương hay còn gọi là cửa ngõ phía Nam Thành phố Hải Dương có Trung tâm huyện là Thị trấn Gia Lộc Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính gồm
22 xã và 01 Thị trấn Phía Bắc giáp Thành phố Hải Dương, Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thanh Miện và Ninh Giang, phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ, phía Tây giáp huyện Bình Giang thuộc tỉnh Hải Dương Gia Lộc có diện tích tự nhiên 112,4 km 2 , dân số trung bình theo điều tra dân số năm 2010 là 136.355 người Mật độ dân số trung bình 1.212 người/km 2
Trên địa bàn huyện có quốc lộ 37, 38B và các tuyến tỉnh lộ 392, 393, 395 chạy qua và việc xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua địa phận huyện, đường trục Bắc - Nam đi từ cầu Hiệp - Thái Bình qua các xã phía Nam của huyện tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác kinh tế và thương mại, đón nhận cơ hội đầu tư giữa huyện với các địa phương khác trong vùng đồng bằng sông Hồng Bên cạnh đó việc hình thành khu liên hợp văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, dịch vụ và khu đô thị mới phía Nam Thành phố Hải Dương đã kết nối giữa Thành phố Hải Dương và Gia Lộc để phát triển kinh tế và đô thị Gia Lộc có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng khí hậu gió mùa nóng ẩm của Miền Bắc Nhìn chung các đặc điểm về thời tiết, khí hậu và thủy văn của huyện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng rau thực phẩm vào vụ Đông Tuy nhiên, số lượng sông ngòi nhiều cũng gây khó khăn cho huyện trong việc đầu tư đắp đê phòng, chống lụt bão và có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến sản xuất Thổ nhưỡng Gia Lộc thích hợp cho các loại cây hàng năm như lúa, rau màu và có thể thâm canh tăng vụ phục vụ phát triển nông nghiệp Trữ lượng nước khá dồi dào nhưng phân bố không đều Gia Lộc cũng là huyện giàu truyền thống cách mạng và có nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có nhiều di tích được nhà nước xếp hạng như Đền Quát, Đền Đươi, Đền ĐồngBào, Đền Vàng, Đền Cuối
Đặc điểm kinh tế xã hội
Gia Lộc là một huyện được tái lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 1996 với thời gian ngắn lại trải qua nhiều khó khăn, thử thách do mới chia tách nhưng huyện đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc về những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, tập trung khắc phục những khó khăn góp phần làm cho tình hình kinh tế xã hội chuyển biến tích cực và dần đi vào ổn định, phát triển bền vững
- Tình hình dân số và lao động
Nguồn nhân lực được coi là một lợi thế phát triển quan trọng Qui mô và tốc độ phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào qui mô và tốc độ tăng dân số Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh và Chi cục thống kê huyện Gia Lộc thì tính đến năm 2010 dân số huyện Gia Lộc là 136.355 người Mật độ dân số trung bình 1.212người/km 2 , trong đó dân số ở độ tuổi lao động là 91.940 người, chiếm 68,15% dân số toàn huyện Số lao động ở khu vực nông thôn là 107.660 người, chiếm 79,8% dân số toàn huyện và ở khu đô thị chiếm 20,2%.
Là một huyện nông nghiệp với nguồn lao động như trên đang gây sức ép về việc làm và cải thiện đời sống, đồng thời đây cũng là nguồn lao động dồi dào và rẻ để hấp dẫn các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh Mặt khác lao động nông nghiệp chiếm đến 70%, lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm 30%, trong đó đã được đào tạo ngành nghề là 16% Ở nông thôn thời gian nông nhàn còn nhiều mà cơ hội gia tăng việc làm ở khu vực nông nghiệp không đáng kể, có chăng chỉ rải rác ở những nơi có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với tay nghề gia truyền là chính, không qua đào tạo cơ bản Lao động phổ thông chưa được đào tạo còn khá nhiều và thiếu lao động kỹ thuật qua đào tạo nhất là lao động có kỹ thuật cao.
- Tình hình cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua Gia Lộc đã có những thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Phong trào xây dựng " Điện, đường, trường, trạm và các hạ tầng kỹ thuật khác" ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay Các xã thi đua, nhà nhà thi đua tận dụng mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Huyện có quốc lộ 37, quốc lộ 38B và các tuyến tỉnh lộ 391, 392, 393, 395 chạy qua, ngoài ra huyện còn có khoảng 53 km đường sông, trong đó 37km đã được khai thác phục vụ vận tải, bao gồm 2 tuyến sông Đĩnh Đào và sông Kẻ Sặt.
Những năm gần đây, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện Từ năm 2006 đến nay đã nhựa hóa thêm 8,9 km đường nhựa tỉnh, đường nhựa huyện được nhựa hóa thêm 15,8km; đường xã được bê tông hóa thêm 59,8km; đường xóm được bê tông hóa thêm 68,9km; đường ra đồng được bê tông hóa, cứng hóa thêm 92 km Dự án đường 62 m kéo dài được khởi công từ tháng 3/2007 là công trình trọng điểm của tỉnh đến nay cơ bản đã hoàn thành; Dự án đường cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng được khởi công từ tháng 5/2008 là công trình trọng điểm quốc gia, khi hoàn thành sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Hệ thống thủy lợi: Hệ thống sông, kênh trục dẫn tưới nước được cung cấp chủ yếu từ hệ thống Bắc Hưng Hải theo 4 tuyến sông, kênh trục dẫn nước chính và
15 tuyến kênh dẫn nước vào các trạm bơm Hệ thống kênh tưới, tiêu, đê vùng nội đồng cơ bản hoàn thiện và thường xuyên được quan tâm Hệ thống thủy lợi tương đối tốt so với mức trung bình của cả nước.
Hệ thống cấp điện đã được phát triển nhanh, trình độ điện khí hóa cao so với các huyện khác trong vùng Nhu cầu về nguồn cấp điện cho huyện đã được đáp ứng đầy đủ Tất cả các xã trong huyện đều có điện với 100% số hộ sử dụng điện.
Việc kiên cố hóa trường học đã đạt được 100% số trường tiểu học, trung học cơ sở, Số phòng học đạt kiên cố hóa chiếm tỷ lệ cao Sự nghiệp giáo dục của huyện đã được ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đánh giá là đơn vị mạnh, công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả thiết thực.
Công tác cung cấp nước sạch đã và đang được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư xây dựng, đến nay đã có 19/23 xã, thị trấn được sử dụng nước sạch, còn 4 xã đang xây dựng hệ thống nước sạch, dự kiến đến tháng 6/2014 đạt 100% hộ dân trong toàn huyện sử dụng nước sạch.
Các công trình phục vụ quản lý xã hội của huyện đa số được kiên cố hóa và cao tầng hóa nằm ở vị trí thuận lợi đáp ứng được yêu cầu phát triển và xây dựng nông thôn mới
- Tình hình phát triển kinh tế Kinh tế tăng trưởng khá: Trong giai đoạn 2000-
Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương
2.2.1 Thực trạng quản lý đất đai
Việc lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất
+ Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
* Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 Tỉnh Hải Dương đã triển khai đồng bộ ở cả 3 cấp việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2010 và lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2005 Kết quả:
Cấp tỉnh: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh giai đoạn (1998-2010) được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 271/QĐ-TTg ngày 29/3/2000; Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001-2005) tỉnh Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 205/QĐ-TTg ngày 21/2/2003
Cấp huyện: Tính đến hết năm 2000 đã có 10/12 huyện, thành phố lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 2001-2005 và đã được ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt.
Cấp xã: Tính đến hết năm 2000 đã có 235/263 xã, thị trấn được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 2001-2005.
* Thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ; Thông tư số 30/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Hải Dương đã tiến hành Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) ở cả
Cấp tỉnh: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) và được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 15/2007/NQ-CP ngày 27/2/2007.
Cấp huyện: Có 11/12 huyện thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) trong năm 2006 và đượcUBND tỉnh xét duyệt Riêng thành phố Hải Dương đã xây dựng điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2020, căn cứ vào điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị, UBND thành phố đã lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) và được UBND tỉnh xét duyệt năm 2006.
Cấp xã: Đến hết năm 2006 đã có 227/263 xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm (2006-2010) trong đó 216 xã được xét duyệt Hết năm 2007 có 233 xã, thị trấn được xét duyệt và đến hết tháng 5/2008 đã có 239 xã, thị trấn được xét duyệt (đạt 91%).
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Hải Dương Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai đến các huyện, thị xã, thành phố từ năm 2009 (có Văn bản số 81/TN&MT-QHKHTC ngày 07/4/2009) Kết quả đến ngày 20/5/2014 đã thực hiện được ở các cấp như sau:
+ Đối với cấp tỉnh: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 28/3/2013.
+ Đối với cấp huyện: Đến hết năm 2013 tỉnh Hải Dương đã hoàn thành việc xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-
2015) cho 12/12 huyện, thị xã, thành phố (có 11/12 huyện, thị xã triển khai thực hiện việc lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-
2015), riêng thành phố Hải Dương Quy hoạch chung xây dựng đô thị đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, UBND thành phố đã tiến hành lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015))
* Cơ bản các xã, thị trấn đều đã triển khai từ năm 2009 và năm 2010 theo đúng chỉ đạo của Bộ TN&MT, UBND tỉnh
* Cơ bản các huyện đều tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất riêng, quy hoạch nông thôn mới riêng (không lồng ghép theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TT-BXD-
BNN&PTNT-BTNMT) Riêng thị xã Chí Linh có 12 xã và thành phố Hải Dương có 6 xã thực hiện việc lồng ghép giữa quy hoạch nông thôn mới và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
* Kết quả đến nay toàn tỉnh đã xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được 253/265 xã, phường, thị trấn; về cơ bản các xã còn lại ở các huyện đã hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư qua nghiên cứu một số dự án
2.3.1 Dự án đường xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đi qua địa bàn huyện Gia Lộc
Các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án
- Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách, thí điểm đầu tư dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng
- Quyết định số 938/QĐ-TTg Ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.
- Văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho UBND các tỉnh, Thành phố làm chủ đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng theo qui định của pháp luật và theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 15/08/2012 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đơn giá đất ở để GPMB xây dựng đường ô tô cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng trên địa bàn Thị trấn Gia Lộc;
- Bản vẽ chỉ giới đường đỏ tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng nối từ đường vành đai III thành phố Hà Nội, cách mố Bắc cầu Thanh Trì 1025m về phíaBắc Ninh thuộc địa phận thôn Thượng Hội, xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội qua địa bàn Hưng Yên, Hải Dương và kết thúc tại Đập Đình Vũ, thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
- Các văn bản tài liệu khác có liên quan đã trình bày ở trên để tính toán quy mô kết quả bồi thường, GPMB.
Quy mô của dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là một trong những công trình trọng điểm quốc gia Hướng tuyến Dự án dài 105,5km qua các tỉnh:Thành phố Hà Nội (6km), Hưng Yên (26,5km), Hải Dương (40km), Hải Phòng (33km).Điểm bắt đầu từ vành đai III Thành phố Hà Nội, cách mố cầu Bắc Thanh Trì 1.025m, thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên, điểm kết thúc là đập Đình Vũ, quận Hải An, Thành phố Hải Phòng Dự án được xây dựng với qui mô đường cao tốc loại A có tốc độ tình toán 120km/h, số làn xe thiết kế 6 làn và bề rộng nền đường 35m.
- Giai đoạn 1: Tổng Diện tích đất thu hồi (Qua địa bàn huyện Gia Lộc) 99,35ha liên quan đến 1.276 hộ có sử dụng diện tích đất nông nghiệp, thuộc địa bàn
8 xã, thể hiện tại bảng 2.1
Bảng 2.1 Diện tích đất bị thu hồi phục vụ dự án đường ô tô cao tốc HN-HP
T Tên địa phương có đất bị thu hổi
Diện tích đất bị thu hồi Số hộ bị thu hồi đất (hộ)
Ghi chú Đất nông nghiệp Đất ở Đất chuyên dụng Đất ở Đất nông nghiệp Đất giao sd ổn định Đất công điền
(Nguồn :Báo cáo của dự án)
Giai đoạn 2: Tổng diện tích đất thu hồi (Đi qua địa bàn huyện Gia Lộc) 76,5ha liên quan đến 1.093 hộ có sử dụng diện tích đất nông nghiệp, thuộc địa bàn 8 xã, thể hiện tại bảng 2.2
Bảng 2.2 Diện tích đất bị thu hồi phục vụ dự án đường ô tô cao tốc HN-HP
Tên địa phương có đất bị thu hổi
Diện tích đất bị thu hồi Số hộ bị thu hồi đất (hộ)
Ghi chú Đất nông nghiệp Đất ở Đất chuyê n dụng Đất ở Đất nông nghiệ p Đất giao sd ổn định Đất công điền
(Nguồn: Báo cáo của dự án)
- Cho đến thời điểm cuối năm 2011 công tác GPMB giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn thành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, tuy nhiên tại thời điểm đó còn có
01 hộ ông Trương Bạch Tùng thuê đất nông nghiệp công điền của UBND xã Phương Hưng để đào ao, nuôi trồng thủy sản và trồng cây với thời hạn 20 năm (Từ năm 2003 đến 2023) Tại thời điểm đó hộ ông Tùng đã ký biên bản kiểm đếm, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ phần tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu trên đất nhưng vẫn còn ý kiến và chưa bàn giao mặt bằng vì chưa chấp thuận phương án thanh lý hợp đồng với UBND xã Phương Hưng Lý do: khi ông Tùng đấu thầu diện tích đất của UBND xã, ông đã nộp đủ tiền thuê đất cho UBND xã tại thời điểm thuê đất cho
20 năm, đến thời điểm thu hồi đất ông Tùng mới sử dụng được 8 năm, nay UBND xã thanh lý hợp đồng trước thời hạn thì phải trả lại hộ ông Tùng số tiền đã nộp trước
12 năm nhưng phải tính theo giá vàng tại thời điểm nộp tiền chứ không nhất trí phương án tính của UBND xã là tính trả tiền gốc và cộng thêm lãi suất 1,2%/tháng và theo giá thóc tại thời điểm bồi thường.
03 hộ đấu thầu ao của xã Hoàng Diệu để nuôi trồng thủy sản, cũng đồng ý với kết quả kiểm đếm và phương án bồi thường hoa màu, cây cối, vật kiến trúc trên đất nhưng chưa nhận tiền bồi thường và chưa trả mặt bằng vì còn yêu cầu các cấp chính quyền xem xét xây dựng trả lại đường cấp, thoát nước ra vào ao vì không thu hồi hết diện tích ao trên, trong khi đó toàn bộ được cấp, thoát nước của khu vực đã bị dự án chiếm dụng.
- Cho đến thời điểm này, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện đã cơ bản hoàn tất việc giải phóng mặt bằng (GPMB) giai đoạn 2, các hộ có diện tích đất bị thu hồi đã bàn giao mặt bằng cho hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công, tuy nhiên trong quá trình GPMB còn có một số vướng mắc cần phải tháo gỡ, cụ thể: Đối với việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp còn phải tháo gỡ một số hộ ở Thị trấn Gia Lộc (70 hộ), Toàn Thắng (2 hộ), Yết Kiêu (3 hộ) liên quan đến điều kiện bồi thường như việc các hộ đấu thầu, sử dụng diện tích đất nông nghiệp công điền của UBND xã để thực hiện chuyển đổi, diện tích đất bị thu hồi nằm xen kẹp trong lõi nút giao thông nên nhà nước dự kiến thu hồi để làm đất dịch vụ, tạo cây xanh, cảnh quan không trực tiếp làm đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng Xác định diện tích đất dự án chiếm dụng của các hộ dân có đủ điều kiện để bồi thường, hỗ trợ nhất là xác định nguồn gốc sử dụng đất ở như 12 hộ ở thị trấn Gia Lộc Một số hộ dân còn đợi nhà nước xem xét điều chỉnh quy hoạch của các nút giao, cầu vượt cho phù hợp
2.3.2 Dự án xây dựng khu đô thị mới phía nam thàng phố Hải Dương
Các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án
- Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 25/02/2013 của UBND tỉnh HD phê duyệt về việc chấp thuận dự án đầu tư Xây dựng khu đô thị mới phía Nam thành phố Hải Dương,
- Văn bản 155/TTg-KTN ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư dự án đường 62m kéo dài (giai đoạn 2) và dự án Khu đô thị mới phía Nam Thành phố Hải Dương theo hình thức hợp đồng Bồi thường;
Đánh giá chung về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư địa bàn huyện Gia Lộc – Hải Dương
- Hội đồng bồi thường GPMB huyện cùng chính quyền các xã đã xác định rõ phạm vi, đối tượng, chi tiết cụ thể hoá để áp dụng đối với các đối tượng bị thu hồi đất và điều kiện được bồi thường về đất đai, tài sản gắn liền với đất theo đúng qui định của pháp luật về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất Các trường hợp được bồi thường thiệt hại về đất, được hỗ trợ, các tài sản trên đất cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Chủ động, kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Hải Dương, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng tỉnh và các sở, ngành có liên quan nhất là các cơ quan trong khối nội chính của tỉnh, của huyện trong quá trình xác định hạn mức đất ở, đất vườn và các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất để áp dụng tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với thực tế quản lý và sử dụng đất của địa phương.
- Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quá trình kê khai, kiểm đếm, nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ nên đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thưởng tiến độ cho người bị thu hồi đất sớm bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Do vậy, tiến độ bồi thường, GPMB đến nay cơ bản đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra.
- Trong suốt quá trình giải phóng mặt bằng đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có đất bị thu hồi, vì vậy công tác GPMB rất thuận lợi UBND huyện Gia Lộc đã tổ chức giao đất ở cho các hộ dân trong khu đất tái định cư đã được phê duyệt.
- Đối với dự án xây dựng khu đô thị mới phía nam thành phố Hải Dương, ngay sau khi được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận dự án đầu tư , Huyện ủy, UBND huyện ban hành thông báo, công văn về việc chấp thuận phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án và quyết định thành lập Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng và tổ công tác thực hiện giải phóng mặt bằng dự án Tại phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án đã xác định đầy đủ hiện trạng, phạm vi thực hiện dự án, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phương án tái định cư và các phươgn án hỗ trợ khác Cũng đã xác định rõ đây là dự án hoàn vốn để đầu tư xây dựng đường 62m kéo dài và được xác định là công trình trọng điểm của tỉnh đã được thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT) Vì vậy UBND huyện Gia Lộc phối hợp với chủ đầu tư căn cứ khoản 2 điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ tổ chức lấy ý kiến của người bị thu hồi đất bằng cách tổ chức công khai qui hoạch dự án, phương án bồi thường tổng thể nhất là các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Tổ chức kiểm đếm, phân loại, thẩm định, xây dựng phương án chi tiết bồi thường giải phóng mặt bằng, cơ chế chính sách và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước, đang từng bước bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để thực hiện dự án Đến thời điểm hiện nay công tác kiểm đếm, phân loại đã xong, đang thẩm định trình UBND huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ,tái định cư cho các hộ có đất bị thu hồi đồng thuận, chấp thuận phương án đồng thời tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ và ban hành các quyết định thu hồi đất cho các các hộ Kết quả thu được hiện đã giải phóng mặt bằng xong bàn giao đất cho chủ đầu tư xây dựng dự án được 6 đợt chiếm khoảng 65% diện tích đất phải thu hồi Số còn lại hiện Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện đang tiến hành phân loại, xử lý và xây dựng phương án, tuy nhiên trong số này còn rất nhiều vướng mắc do một số hộ dân chưa đồng ý với phương án mà tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ đã đưa ra nhất là cơ chế hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm khi nhà nước thu hồi đất theo qui định tại điều 31 của quyết định 40/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh đó là hỗ trợ bằng 2 lần giá đất nông nghiệp có cùng vị trí, loại đất và cùng mục đích sử dụng theo giá qui định của UBND tỉnh tại thời điểm thu hồi đất, trong khi đó Nghị định 69/2009/NĐCP thì qui định tùy từng địa phương có qui định riêng nhưng mức hỗ trợ từ 1,5 đến 5 lần Vì vậy người có đất bị thu hồi cho rằng qui định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Hải Dương thấp so với mặt bằng chung.
- Đối với dự án xây dựng trạm bơm Đoàn Thượng, đây là dự án đặc thù, có nhiều ưu việt trong việc hỗ trợ việc làm cho người lao động bị mất ruộng và trợ cấp cho phụ nữ nghèo, Nhưng dự án được triển khai thực hiện nhanh và chính xác đối tượng là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi từ 10% đến 30%; từ 30% đến 70%; Từ 70% trở lên diện tích đất Nhà nước đang quản lý, sử dụng để áp dụng chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất và tạo việc làm theo quy định.
- Đối với những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện tuỳ từng trường hợp mà vận dụng, xử lý theo đúng qui định của pháp luật, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất, nhà đầu tư.
- Do hồ sơ đo đạc thu hồi đất của đơn vị tư vấn có nhiều sai sót nên phải điều chỉnh lại nhiều lần dẫn đến tiến độ thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng chậm nhất là đối với địa bàn Thị trấn Gia Lộc
- Công tác cắm cọc GPMB trên thực địa của tư vấn có nhiều vị trí không chính xác, phải điều chỉnh trong thời gian dài nhất là trên địa bàn xã Hoàng Diệu
- Trong quá trình thực hiện Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Gia Lộc và chính quyền địa phương cũng còn gặp nhiều khó khăn do công tác chỉnh lý biến động đất đai không thường xuyên, diện tích trong bản đồ địa chính không phù hợp với thực tế Nhận thức của một bộ phận không nhỏ người có đất bị thu hồi về bồi thường, hỗ trợ tái định cư chưa đầy đủ, còn đề cao lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, so sánh phiến diện, một chiều, chỉ nhìn cái lợi trước mắt mà chưa nhìn thấy hết lợi ích lâu dài của dự án.
- Việc thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (BT,HT, TĐC) huyện kiểm kê còn thiếu sót, sai lệch dẫn đến tình trạng phải kiểm kê lại hoặc bổ sung, làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB của dự án.
- Quá trình kiểm tra xét duyệt về thời điểm sử dụng đất đối với người sử dụng đất ở có hộ không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003; có một số trường hợp UBND xã nơi có đất làm việc còn thiếu thận trọng, gây mất công bằng trong việc xác định điều kiện được bồi thường về đất hoặc được hỗ trợ Ví dụ như trường hợp sử dụng đất sau ngày 15/10/1993 nhưng UBND xã nhận đã sử dụng đất ổn định trước thời điểm này để đủ điều kiện được bồi thường về đất.
- Việc xác định đối tượng được bồi thường đối với các trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không làm thủ tục theo quy định của pháp luật hoặc các đối tượng đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú ở các địa phương khác (không đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng, sử dụng giấy tờ viết tay, giấy uỷ quyền) nên việc xác định đối tượng để bồi thường gặp rất nhiều khó khăn, chậm tiến độ so với yêu cầu.
- Việc xác định diện tích đất ở, đất vườn ao trong cùng thửa đất ở nhưng không được công nhận là đất ở chưa chính xác cũng là một trong những nguyên nhân gây khiếu nại trong bồi thường, GPMB
- Một số hộ dân cho rằng diện tích đất thu hồi sử dụng làm khu dịch vụ thì phải bồi thường theo thỏa thuận Một số ý kiến các hộ dân lại cho rằng chế độ hỗ trợ được qui định cho các dự án trên địa bàn không thống nhất (Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng hỗ trợ khi thu hồi từ 30% diện tích đất trở lên, trong khi đó dự án xây dựng trạm bơm Đoàn Thượng lại hỗ trợ khi thu hồi từ 10% diện tích đất trở lên hoặc là cách tính trên cơ sở diện tích đất bị thu hồi cho dự án giai đoạn 2/ diện tích đất được giao để tính tỷ lệ là không hợp lý vì những dự án thu hồi trước đây chưa hỗ trợ
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN GIA LỘC – HẢI DƯƠNG
Định hướng hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
3.1.1 Nhu cầu thu hồi đất trên địa bàn thời gian tới
Vì lợi ích quốc gia và công cộng trên địa bàn tỉnh năm 2016, trong thời gian tới tỉnh thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội Quyết định thu hồi 426,15ha đất để thực hiện 222 dự án, công trình, cụ thể như sau:
Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, công trình sự nghiệp công cấp địa phương: 10 dự án, công trình; diện tích 4,37 ha đất.
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương, gồm: giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải: 60 dự án, công trình; diện tích 159,69 ha đất.
Dự án xây dựng công trình văn hóa, thể thao, chợ; nghĩa trang, nghĩa địa: 05 dự án, công trình; diện tích 2,45 ha đất.
Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, chỉnh trang khu dân cư đô thị, nông thôn, điểm dân cư, thực hiện một phần quy hoạch của cụm công nghiệp:146 dự án, công trình; diện tích 235,50 ha đất Trong đó:
- Dự án xây dựng khu dân cư, khu đô thị: 07 dự án, diện tích 96,02 ha.
- Dự án xây dựng chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn và các điểm dân cư: 129 công trình, điểm dân cư; diện tích 110,10 ha.
- Thực hiện một phần quy hoạch của 10 cụm công nghiệp, diện tích 29,38 ha đất.
Dự án khai thác khoáng sản diện tích 24,14 ha đất.
Thu hồi 6,78 ha đất để thực hiện 14 dự án, công trình và thực hiện một phần quy hoạch cụm công nghiệp Văn Tố, huyện Tứ Kỳ đã được Thường trực HĐND tỉnh tỉnh đồng ý về chủ trương tại Văn bản số 186/CV-HĐND ngày 10/11/2015.
3.1.2 Một số định hướng hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Với vị trí, vai trò là một huyện nằm ngay sát trung tâm Thành phố HảiDương, Gia Lộc cũng như bao địa phương khác trong tỉnh luôn phải đi đầu trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà hiện tại đang phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới Gia Lộc sẽ phải sử dụng một quỹ đất tương đối lớn để xây dựng và phát triển; trong khi đó quỹ đất đai của Gia Lộc ngày càng bị thu hẹp lại do tốc độ phát triển đô thị, giá trị của đất đai ngày càng tăng cao Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lộc việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhằm giải quyết bài toán tạo lập quỹ đất đai cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa bảo đảm sự phát triển bền vững, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về nội dung của các quy định cần dựa trên những định hướng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phải dựa trên quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Hoàn thiện và công bố công khai qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, qui hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật có tính xương sống tạo động lực phát triển Tập trung qui hoạch và đầu tư phát triển khu vực nông thôn thành các khu dân cư mới có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật Chú trọng công tác đầu tư, bố trí di dân tái định cư theo nguyên tắc khu tái định cư mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất; Quá trình thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc: Công bằng, dân chủ, công khai, có lý, có tình Đối với dự án đầu tư không thuộc các công trình phục vụ lợi ích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và công trình trọng điểm thì tăng cường khuyến khích chủ đầu tư thực hiện cơ chế thoả thuận với người sử dụng đất.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phải chú trọng đảm bảo công ăn việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; giải quyết vấn đề tái định cư, vấn đề an sinh xã hội cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất khác để giao cho họ tiếp tục sản xuất; Đối với dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế-xã hội và đời sống dân cư trước khi quyết định đầu tư cần phải lấy ý kiến của nhân dân khu vực dự kiến thu hồi đất để thực hiện dự án về mục đích, ý nghĩa, kế hoạch và thời gian thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư để tạo sự thống nhất cao.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, GPMB phải gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân công lại lao động ở khu vực nông thôn; mở mang ngành nghề mới … tăng thu nhập cho người nông dân;
Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phải dựa trên quan điểm giá đất do Nhà nước bồi thường, người bị thu hồi đất có thể mua được chỗ ở mới tương đương; chú trọng đến việc bố trí tái định cư tại chỗ; bóc tách phần chính sách xã hội ra khỏi giá đất bồi thường;
Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phải dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng và đúng pháp luật; tạo lập cơ chế để người dân có thể tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến vào toàn bộ quá trình thu hồi đất,bồi thường, GPMB nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội với việc thu hồi đất của Nhà nước;
Thứ bảy, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo hướng chuyển việc bồi thường, GPMB từ cơ chế hành chính do các cơ quan công quyền thực hiện sang cơ chế kinh tế do Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ bồi thường, GPMB thực hiện;
Thứ tám, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, GPMB phải dựa trên sự nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm bổ ích của nước ngoài về vấn đề này.
Thứ chín, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên cơ sở huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác tổ chức thực hiện và tuyên truyền, vận động, giải thích các chế độ,chính sách Giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại trên nguyên tắc giải quyết dứt điểm vụ việc ngay từ cơ sở Kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức thực hiện công tác GPMB Biện pháp phải đồng bộ từTrung ương đến địa phương, thống nhất giữa các ngành, các cấp Kiên quyết thu hồi diện tích đất đã giao để hoang hoá, sử dụng sai mục đích.
Giải pháp hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
3.2.1 Nhóm giải pháp về quản lý đất đai
* Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai
Phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai đến tận người dân phải được thực hiện thường xuyên, lien tục ở các cấp chính quyền Trong công tác tuyên truyền cần chú ý kết hợp nhiều loại hình, nhiều kênh thông tin khác nhau làm cho người dân đi từ hiểu đến đồng tình và tự giác chấp hành chính sách đất đai ngày một tốt hơn.Thông qua công tác tuyên truyền kịp thời sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các văn bản đã ban hành như giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ, qui định về giá đất và phương pháp xác định giá các loại đất, qui chế đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng qui định của đất đai, phù hợp với tình hình thực tế tại huyện Gia Lộc.
* Đẩy mạnh công tác xây dựng qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính, kịp thời chỉnh lý những biến động về đất đai làm căn cứ lập phương án bồi thường Đây là công việc quan trọng và rất cần thiết để thực hiện quản lý nhà nước về đất đai và là cơ sở để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ và giải quyết tranh chấp đất đai Kế hoạch sử dụng đất là nội dung quan trọng hàng đầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai Như vậy tất cả các cấp chính quyền đều phải rà soát, bổ sung điều chỉnh qui hoạch cho phù hợp với qui hoạch của cấp trên và thực tiễn đặt ra, trong đó chú ý qui hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư để có căn cứ khi thu hồi và bồi thường.
Thực hiện nghiêm túc việc công khai qui hoạch để nhân dân biết, tạo điều kiện cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, ngăn chặn những trường hợp lấn chiếm đất trái phép, sử dụng đất sai mục đích.
Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì Nhà nước chỉ nên thực hiện bồi thường, hỗ trợ sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt…
* Đẩy mạnh việc kê khai đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ Xây dựng và quản lý tốt thị trường bất động sản Đây là nhóm giải pháp nhằm xác lập và giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất theo pháp luật Chúng ta chỉ có thể quản lý tốt đất đai nếu việc kê khai đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ đã hoàn thành và ngược lại.
Xây dựng và quản lý tốt thị trường bất động sản nhằm tạo thế chủ động nắm quĩ đất theo qui hoạch, kế hoạch đã được duyệt Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng tham gia vào thị trường bất động sản, khắc phục tình trạng Nhà nước các cấp định giá đất theo kiểu phân phối, bao cấp.
Trong những trường hợp nhất định, để tạo quỹ đất cho việc chỉnh trang phát triển đô thị cũng như khu vực dân cư nông thôn hoặc những dự án trọng điểm, Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện việc thu hồi đất và giao cho tổ chức phát triển quỹ đất thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để quản lý đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư nhằm: Tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các nhu cầu khác của địa phương, ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất thu hồi.
* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất đồng thời giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo Đây là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác QLNN về đất đai nhất là trong gia đoạn hiện nay đất đai là vấn đề hết sức nhạy cảm Sự yếu kém trong quản lý đất đai sẽ dẫn đến những diễn biến phức tạp, mất lòng tin của nhân dân Hiện nay có rất nhiều sai phạm đang sảy ra trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai như giao đất không đúng thẩm quyền, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất đai, vi phạm qui hoạch.
Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn cấp xã, cấp huyện kể cả thành phố nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm; phát hiện những thiếu sót vi phạm, khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ và đưa ra những kiến nghị nhằm đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai vào trật tự, kỷ cương và phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH Việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch được giao cho các cơ quan tổ chức thực hiện,
+ Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Xây dựng và UBND huyện kiểm tra tình hình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết những vướng mắc phát sinh như: giá đất, phương pháp, cách thức hỗ trợ, mức hỗ trợ, chính sách tái định cư… Xử lý nghiêm những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc khai man về diện tích đất để hưởng tiền bồi thường, cách tính giá bồi thường cũng như chính sách hỗ trợ, giá nhà tái định cư chưa rõ ràng…
+ Hội đồng nhân dân Tỉnh, huyện kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn hoặc cụ thể hóa các quy định của UBND tỉnh và của huyện về chính sách BT,
HT, TĐC và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện
+ UBND tỉnh kiểm tra việc phổ biến, tuyên truyền về chính sách bồi thường,GPMB tại UBND cấp huyện và cấp xã; kiểm tra những khó khăn, vướng mắc trong việc hướng dẫn các hộ dân tự kê khai thiệt hại, giám định thiệt hại, lập và trình duyệt phương án bồi thường; kiểm tra tình hình khiếu nại về đền bù, GPMB, TĐC của các hộ dân; nhận xét, đánh giá về mức độ, phạm vi, nội dung khiếu nại, nguyên nhân chủ yếu và các giải pháp giải quyết của UBND cấp huyện trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Bên cạnh đó, UBND có thể đề xuất kiến nghị về các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như biện pháp tháo gỡ khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Cụ thể:
- Quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất và căn cứ thu hồi đất, trong đó có các trường hợp thu hồi đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai trên thực tế, đồng thời khắc phục tình trạng tùy tiện trong thu hồi đất; - Quy định cụ thể việc xử lý đối với trường hợp đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được đưa vào sử dụng trong mười hai (12) tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn
(24) tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư theo hướng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được phép chấp thuận cho phép chậm tiến độ một lần và chậm không quá mười hai (12) tháng Trường hợp không được chấp thuận cho chậm tiến độ hoặc quá thời hạn cho phép được chậm tiến độ nêu trên thì Nhà nước thực hiện thu hồi đất và người có đất bị thu hồi do vi phạm sẽ không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và thanh toán giá trị đã đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất;
- Quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt; tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tạo quỹ đất