MỤC LỤC
Khu vực nội thành, nội thị, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. + Đối với đất nông nghiệp: nước ta là một nước nông nghiệp, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, trình độ sản xuất chưa cao, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn; cây trồng, vật nuôi trên mỗi vùng cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Nếu giá đất hợp lý, phù hợp với thị trường thì công tác giải phóng mặt bằng được thuận lợi, người có đất bị thu hồi thoải mái và không còn cảm thấy bị thiệt thòi bởi có mất đi hàng hoá đặc biệt là đất đai nhưng được được bù đắp bằng giá trị tương xứng và ngược lại sẽ rất khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nếu giá đất không hợp lý.
Nếu lực lượng này yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như giải phóng mặt bằng chậm tiến độ, không giải thích cho nhân dân hiểu về chính sách, pháp luật để cùng tạo sự đồng thuận trong nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thực hiện dự án do chính sách thay đổi nhất là không ổn định được tình hình địa phương. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được UBND cấp tỉnh, cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư.
Việc thu hồi đất được thực hiện dựa trên quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt và tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu sau đây: Thu hồi đất bắt buộc để sử dụng đất vào mục đích công cộng; Hạn chế việc thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân (chỉ thu hồi trong các trường hợp cần thiết); Việc thu hồi đất phải được sự đồng ý của Chính phủ, sau khi đã thảo luận và tham khảo ý kiến của cộng đồng; Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy trình chặt chẽ do pháp luật quy định. Bên cạnh đó, nhà nước cũng xem xét bồi thường cho người bị thu hồi đất các thiệt hại sau đây: Trường hợp công trình công cộng đi ngang qua bất động sản gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của người sử dụng đất như tiếng ồn, khói bụi, người đi đường có thể nhìn vào nhà v.v; trường hợp công trình công cộng gây chia cắt manh mún mảnh đất hiện hữu; chi phí để hoàn tất thủ tục đứng tên chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng đối với phần diện tích đất còn lại. - Những yêu cầu sau đây của người bị thu hồi đất sẽ không được xem xét để bồi thường: Yêu cầu thưởng cho việc di chuyển chỗ ở sớm hoặc cố tình không chịu thực hiện quyết định thu hồi đất để đòi mức giá bồi thường cao hơn; Yêu cầu đòi bồi thường phần chi phí đầu tư thêm vào ngôi nhà hoặc xây dựng nhà mới sau khi nhà nước đã có quyết định thu hồi đất; Yêu cầu bồi thường theo giá mua bán, chuyển nhượng đất đai thực tế; Trường hợp thu hồi bất động sản đối với hoạt động kinh doanh không có giấy phép; Trường hợp người sử dụng đất không có căn cứ pháp lý để bồi thường; Đất sử dụng bất hợp pháp ….
Dự án xây dựng nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới, khu nhà ở để cho thuê hoặc chuyển nhượng v.v (Dẫn theo tài liệu “Quá trình đổi mới chính sách đất đai Hàn Quốc” của ông Soo Choi, Ph.D - Giám đốc, Trung tâm Chính sách đất đai (Viện Nghiên cứu định cư Hàn Quốc) tại Hội nghị Khoa học “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại tại Việt Nam”, ngày 10/9/2010 do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội). Theo ông Kim Jaejeong, Cục trưởng Cục Chính sách đất đai Hàn Quốc, thì ở Hàn Quốc có 85% tổng số các trường hợp nhà nước thu hồi đất thực hiện thành công theo quy trình tham vấn, chỉ có 15% các trường hợp phải sử dụng phương thức cưỡng chế (Trao đổi của ông Kim Jaejeong - Cục trưởng Cục Chính sách đất đai Hàn Quốc tại Hội thảo “Kinh nghiệm quản lý đất đai Hàn Quốc”, ngày 16/12/2011 do Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức tại Hà Nội. Quá trình định giá cần đảm bảo sự hài hòa giữa giá đất do tổ chức định giá đưa ra và mức giá theo khung giá đất công khai, chính thức của Chính phủ…( Dẫn theo tài liệu “Qúa trình đổi mới chính sách đất đai Hàn Quốc” của ông Soo Choi, Ph.D - Giám đốc, Trung tâm Chính sách đất đai (Viện Nghiên cứu định cư Hàn Quốc) tại Hội nghị Khoa học “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại tại Việt Nam”, ngày 10/9/2010 do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội).
Hộ bị thu hồi đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở nhưng có nhiều hộ cùng sinh sống hoặc có từ 10 nhân khẩu trở lên có đăng ký hộ khẩu thường trú thì Hội đồng bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng xem xét trình UBND thành phố bố trí thêm đất tái định cư (hộ phụ) hoặc nhà chung cư. Các trường hợp không thuộc trong các quy định nêu trên, nếu thực sự có nhu cầu về nhà ở; Hội đồng bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng đề xuất UBND thành phố việc giải quyết bố trí tái định cư hoặc chung cư tại các khu tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang cho các trường hợp đặc biệt. Đối với các hộ có vị trí giải tỏa là mặt tiền Quốc lộ 14B mới, do khu tái định cư Hòa Nhơn không có quy hoạch đường lớn tương ứng với đường 14B mới nên tiêu chuẩn bố trí tái định cư Hội đồng bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng xem xét từng trường hợp cụ thể trình UBND thành phố quyết định.
- Thứ hai: Thực hiện chính sách nhất quán trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo tính thống nhất, tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, mỗi công trình có mức bồi thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ phía người dân. - Thứ tư: Thực hiện đúng, đầy đủ các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người có đất bị thu hồi. - Thứ năm: Nâng cao năng lực thực hiện BT, HT, TĐC của đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở địa phương đảm bảo tính chuyên nghiệp, có năng lực và có nhiều kinh nghiệm cũng như tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.
Để hoàn thiện hơn về các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giúp đến được với người dân một cách tốt nhất. + Bộ tài nguyên và môi trường: hoàn thiện hơn các văn bản luật, đặc biệt là các chính sách BT,HT,TĐC khi nhà nước thu hồi đất. + UBND tỉnh: đưa luật vào nhân dân, giúp dân hiểu biết, giải quyết các vấn đề nhanh chóng, đưa ra các kiến nghị lên bộ nếu luật có vấn đề, không phù hợp.