Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh (VKD) luôn gắn với một doanh nghiệp Theo điều 4 Luật doanh nghiệp 2005, “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có ba yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng lao động, và tư liệu lao động Để có được các yếu tố cơ bản này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh Lượng vốn tiền tệ đó được gọi là VKD của doanh nghiệp.
Khái niệm vốn kinh doanh:
“ VKD của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.”
Đặc trưng của vốn kinh doanh
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VKD đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn các đặc trưng của vốn:
- Vốn là đại diện cho một lượng giá trị tài sản: Điều này có nghĩa vốn là sự biểu hiện bằng giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình như: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, đất đai, bằng phát minh, sáng chế Với tư cách này các tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó không bị mất đi mà thu hồi được giá trị.
- Vốn luôn vận động để sinh lời: Vốn được biểu hiện bằng tiền, nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để trở thành vốn thì đồng tiền phải được đưa vào hoạt động kinh doanh để sinh lời Trong quá trình vận động, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là giá trị- là tiền Đồng vốn đến điểm xuất phát mới với giá trị lớn hơn Đó cũng là nguyên tắc đầu tư, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn Nói một cách khác, vốn kinh doanh trong quá trình tuần hoàn luôn có ở giai đoạn của quá trình tái sản xuất và thường xuyên chuyển từ dạng này sang dạng khác Chính yếu tố này đã tạo ra sự phát triển của các doanh nghiệp theo quy luật tái sản xuất mở rộng.
- Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhắm mục đích sinh lời Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp cần lập kế hoạch để huy động đủ lượng vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian, nghĩa là đồng vốn tại các thời điểm khác nhau có giá trị không giống nhau Do đó, huy động và sử dụng vốn kịp thời là điều hết sức quan trọng.
- Vốn là loại hàng hoá đặc biệt và cũng như mọi hàng hoá khác nó có giá trị và giá trị sử dụng Khi sử dụng “hàng hoá” vốn sẽ tạo ra một giá trị lớn hơn “Hàng hoá” vốn được mua bán trên thị trường dưới hình thức mua bán quyền sử dụng vốn Giá mua chính là lãi tiền vay mà người vay vốn phải trả cho người cho vay vốn để có quyền sử dụng lượng vốn đó.
-Trong quá trình vận động vốn không tách rời chủ sở hữu: Mỗi đồng vốn đều có chủ sở hữu nhất đinh, nghĩa là không có những đồng vốn vô chủ, ở đâu có đồng vốn vô chủ thì ở đó sẽ có sự chi tiêu, lãng phí, kém hiêu quả. ở đây vần có sự phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, đó là hai quyền năng khác nhau Tuỳ theo hình thức đầu tư mà người sở hữu và người sử dụng vốn có thể đồng nhất hay tách rời Song, dù trường hợp nào đi chăng nữa, người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và phải được tôn trọng quyền sở hữu vốn của mình Có thể nói đây là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn Nó cho phép huy động được vốn nhàn rỗi trong dân cư vào sản xuất kinh doanh,đồng thời quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả Nhận thức được đặc trưng này sẽ giúp doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Vốn cố định của doanh nghiệp
Khái niệm vốn cố định Để hình thành các TSCĐ đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định, lượng vốn tiền tệ này được gọi là VCĐ của doanh nghiệp VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐ mà có đặc điểm là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kì sản xuất và hoàn thành một vòng luân chuyển khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.
Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định
VCĐ là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, trang bị TSCĐ nên quy mô của VCĐ sẽ quyết định đến quy mô TSCĐ Song ngược lại, những đặc điểm kinh tế kĩ thuật của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại chi phối đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ Có thể khái quát đặc điểm chu chuyển chủ yếu của VCĐ trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển, điều này là do đặc điểm của TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kì sản xuất kinh doanh quyết định.
- VCĐ chu chuyển giá trị dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kì sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao, tương ứng với phần hao mòn TSCĐ.
- Sau nhiều chu kì sản xuất VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển Sau mỗi chu kì sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên song phần giá trị còn lại giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết hạn sử dụng, giá trị của nó được chuyển hết vào giá trị sản phẩm thì VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Dựa vào những đặc điểm luân chuyển của VCĐ đòi hỏi việc quản líVCĐ phải kết hợp giữa quản lí theo giá trị và quản lí hình thái biểu hiện vật chất của nó – chính là các TSCĐ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động của doanh nghiệp
Khái niệm vốn lưu động Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định Do đó, để hình thành nên các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó Số vốn tiền tệ này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên cácTSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngày trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kì kinh doanh.
Đặc điểm của vốn lưu động
+ Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
+ Vốn lưu động dịch chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kì kinh doanh.
+ Vốn lưu động hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kì kinh doanh khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền bán hàng.
Những đặc điểm này của vốn lưu động là do chịu sự chi phối của các đặc điểm của TSLĐ là tham gia vào từng chu kì sản xuất, bị tiêu dùng trong việc chế tạo ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
Phân loại vốn lưu động Để quản lí tốt vốn lưu động cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động. Phân loại vốn lưu động là việc chia vốn lưu động ra thành các nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định.
- Phân loại theo hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ
Theo cách phân loại này, vốn lưu động bao gồm:
+ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tài quĩ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định.
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra, với một số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.
+ Vốn về hàng tồn kho:
Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn về vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho Chi tiết hơn, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm:
Vốn nguyên liệu vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên liệu vật liệu chính dự trữ cho sản xuất, khi tham gia sản xuất chúng hợp thành thực thể của sản phẩm.
Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thựuc thể chính của sản phẩm.
Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng cho hoạt độngSXKD.
Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các TSCĐ.
Vốn vật đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vốn công cụ dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh
Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất.
Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ SXKD và được phân bổ cho nhiều kỳ.
Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn và đã được nhập kho.
Việc phân loại vốn theo cách này tạo điều kiện tuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, dựa vào cách phân loại này còn có thể tìm ra biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý, hiệu quả.
- Phân loại theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh
Dựa theo căn cứ này thì vốn lưu động bao gồm:
+ Vốn trong khâu dự trữ sản xuất: Là bộ phận VLĐ cần thiết nhằm thiết lập bộ phận dự trữ về vật tư hàng hóa cho quá trình sản xuất, đảm bảo cung cấp đủ vật tư đối với doanh nghiệp sản xuất và hàng hóa đối với doanh nghiệp thương mại Cụ thể là vốn về nguyên vật liệu chính, vốn về vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, vốn về bao bì đóng gói, vốn về phụ tùng thay thế, vốn về công cụ dụng cụ…
+ Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: Là bộ phận VLĐ kể từ khi doanh nghiệp đưa vật tư vào sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm như: Vốn sản phẩm dở dang, vốn bán thành phẩm và các khoản chi phí trả trước…
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu (VCSH): là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà VCSH là vốn nhà nước, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ của doanh nghiệp. Đặc điểm của nguồn vốn chủ sở hữu là không có thời gian đáo hạn, có độ an toàn cao, lợi nhuận chi trả không ổn định, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
- Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp…Nợ phải trả có thể là nợ phải trả ngắn hạn ( là các khoản nợ có thời gian đáo hạn dưới 1 năm) hoặc nợ phải trả dài hạn ( là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm) Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Sự kết hợp hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, và quyết định của người quản lí Nhận thức được từng loại vốn sẽ giúp doanh nghiệp tìm được biện pháp tổ chức quản lí, sử dụng vốn hợp lí; đồng thời có thể tính toán để tìm ra kết cấu vốn hợp lí với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.
Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn
Căn cứ theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại:
- Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh Nguồn này thường dùng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
- Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.
Phương pháp phân loại này giúp cho các nhà quản lí xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh đáp ứng đầy đủ kịp thời VKD và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Phân loại theo phạm vi huy động vốn
Căn cứ theo phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài
- Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, khoản khấu hao tài sản cố định, tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.
- Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh vủa đơn vị mình. Bao gồm vay của người thân, vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, gọi góp vốn liên doanh liên kết, tín dụng thương mại của nhà cung cấp, thuê tài sản, huy động vốn bằng phát hành chứng khoán.
Việc huy động vốn từ bên ngoài, nó sẽ làm khuếch đại lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận trên vốn kinh doanh lớn hơn chi phí sử dụng vốn.
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn lực vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn ảnh hưởng có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nghĩa là với một lượng vốn nhất định sẽ tạo ra được nhiều doanh thu, lợi nhuận hơn; hoặc doanh thu và lợi nhuận không thay đổi nhưng lượng vốn ứng ra thấp hơn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là biện pháp để bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đang là vấn đề rất bức thiết đối với mọi doanh nghiệp Sự cần thiết này xuất phát từ những lí do sau:
Xuất phát từ vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh
Vốn là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nếu không có vốn thì doanh nghiệp không thể tồn tại được, nếu thiếu vốn gây khó khăn, làm gián đoạn sản xuất và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Vốn không được bảo toàn và phát triển tức là mục tiêu đầu tư vốn không đạt được, không có cơ hội cho doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Xuất phát từ thực tế sử dụng vốn của nhiều doanh nghiệp hiện nay
Trong thời kì bao cấp, nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là do nhà nước cấp phát, không phải chịu trách nhiệm về số vốn doanh nghiệp đã sử dụng, làm cho vai trò của tài chính trở nên mờ nhạt Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì mới có thể tồn tại và phát triển được Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, không ít doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, tình trạng thiếu vốn, ứ đọng vốn không bảo toàn được vốn thậm chí có những doanh nghiệp còn đang đứng bên bờ vực phá sản do hiệu quả sử dụng vốn thấp Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đang là một yêu cầu cấp bách hiện nay đối với các doanh nghiêp Việt Nam.
Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Bất kì một doanh nghiệp nào tham gia vào hoạt động kinh doanh đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận Tức cùng một đồng vốn có thể mang lại lợi nhuận cao nhất Trong đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là yếu tố có tính chất quyết định Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ mang lại lợi nhuận trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Xuất phát từ ý nghĩa xã hội
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ tận dụng được các nguồn lực của xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD trong doanh nghiệp
1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ VCĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bỏ ra trong kí thì tạo nên bao nhiêu đồng doanh thu thuần
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Lợi nhuận trước (sau) thuế
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ VCĐ bình quân trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tham gia trong kì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước ( sau ) thuế thu nhập doanh nghiệp
- Hệ số hao mòn TSCĐ
Số tiền khấu hao lũy kế
Hệ số hao mòn TSCĐ Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá
Hệ số này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ hao mòn càng cao và ngược lại.
- Hệ số trang bị TSCĐ
Hệ số trang bị TSCĐ Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
Hệ số này phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho một công nhân sản xuất trực tiếp.
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tham gia trong kì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp:
Phản ánh quan hệ tỉ lệ giữa giá trị từng nhóm, từng loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hợp lí trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu phản ánh trong kỳ hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng.
- Chỉ tiêu số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho ta biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày.
- Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh một năm các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng.
- Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân:
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp tốn thời gian bao lâu để thu tiền bán hàng kể từ lúc giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng.
- Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần Vòng quay VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh trong kì VLĐ quay được mấy vòng.
- Chỉ tiêu kì luân chuyển vốn lưu động
Kì luân chuyển VLĐ Vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển ( hay là độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kì).
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
Lợi nhuận trước (sau) thuế
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ VLĐ bình quân trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh trong kì, một đồng VLĐ tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế.
Chỉ tiêu kết cấu vốn lưu động:
Phản ánh kết cấu của VLĐ theo các tiêu thức phân loại khác nhau Việc xem xét kết cấu VLĐ nhằm đánh giá mức phù hợp của cơ cấu để từ đó phát hiện những điểm không hợp lý của cơ cấu và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Các Hệ số khả năng thanh toán:
Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng TSLĐ hay các khoản mục có trong TSLĐ như:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Tổng TSLĐ - Hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn
Hệ số này là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ở đây hàng tồn kho bị loại ra bởi tính thanh khoản thấp hơn của nó trong các loại.
Tiền + các khoản tương đương tiền
Hệ số thanh toán tức thời Nợ ngắn hạn
Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán bằng những tài sản có tính thanh khoản nhất của doanh nghiệp là tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp, đem lại khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng nhất.
Các hệ số thanh toán trên góp phần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, xem có an toàn về mặt tài chính hay không
Khi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD chúng ta cần sử dụng kết hợp các chỉ tiêu thì mới có thể đưa ra những nhận xét một cách toàn diện về hiệu quả công tác quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn
Vòng quay toàn bộ vốn VKD bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh trong kì, vốn kinh doanh của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tỷ suất lợi nhuận VKD (ROA E) VKD bình quân
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc vốn kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD VKD bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA) VKD bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Để có thể đưa ra một sự đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của một doanh nghiệp thì cần phải xem xét trên cơ sở phân tích tình hình và phối hợp các chỉ tiêu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Để có thể đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì trước hết doanh nghiệp cần phải tìm ra những nhân tố tác động đến chúng Các nhân tố này tác động đến hiệu quả sử dụng vốn thông qua tác động đến lợi nhuận trên một vòng quay vốn
1.2.3.1 Các nhân tố khách quan
- Cơ chế quản lí và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Nhà nước tạo ra môi trường hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển đồng thời định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô Vì vậy, khi có một sự thay đổi trong chính sách kinh tế như các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư… cũng có thể ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.
- Đặc thù ngành kinh doanh: Đặc thù ngành kinh doanh sẽ tác động đến cơ cấu vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như vòng quay của vốn.
Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành là rất cần thiết để đánh giá đúng những ưu và nhược điểm của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn.
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường: Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao thì tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn hơn từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao.
- Lãi suất trên thị trường: lãi suất trên thị trường tác động đến chi phí huy động vốn Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí sử dụng vốn giảm thì sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
- Mức độ lạm phát của nền kinh tế: Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua giá nguyên liệu đầu vào, và giá thành phẩm đầu ra Nền kinh tế có lạm phát cao sẽ làm cho mức mua của đồng tiền giảm sút doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lớn hơn để có những tài sản tương đương như cũ, khi đó năng lực vốn đã bị giảm Mặt khác, trong thời kì lạm phát sức mua đồng tiền giảm, thu nhập người dân điều chỉnh chậm gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, nếu như doanh nghiệp không có biện pháp quản lí tốt có thể dẫn tới tình trạng mất vốn, có thể làm cho doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản Ngoài ra, lạm phát còn ảnh hưởng đến công tác trích khấu hao Do khấu hao được tính trên giá trị sổ sách tại lúc đem vào sử dụng nên giá trị khấu hao có thể không đủ để tái tạo TSCĐ mới.
- Các điều kiện tự nhiên và thiên tai như bão lụt, hỏa hoạn… làm tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất, giảm dần có thể dẫn tới mất vốn của doanh nghiệp Đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm chịu tác động môi trường như: ngành xây dựng, ngành nông nghiệp.
- Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: Khoa học công nghệ sẽ là cơ hội những cũng là thách thức đối với doanh nghiệp, làm tăng hao mòn vô hình và đòi hỏi công tác đầu tư đổi mới tài sản.
1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
- Trình độ cán bộ quản lí và tay nghề người lao động: Đây là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Với một người quản lí giỏi, không những sẽ đưa ra được một quy trình quản lí vốn chặt chẽ mà còn tận dụng được những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Bên cạnh đó, trình độ tay nghề của người lao động cũng rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng tài sản… từ đó tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận cho của doanh nghiệp.
- Chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động: Đây là những nhân tố tác động đến ý thức, thái độ làm việc của người lao động Mà chính ý thức, thái độ làm việc của người lao động sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm…từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
- Trình độ tổ chức sản xuất: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự kết hợp của nhiều bộ phận, nhiều phân xưởng Nếu doanh nghiệp có sự sắp xếp phù hợp thì hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra nhịp nhàng, tiết kiệm thời gian giảm chi phí, tăng năng suất lao động.
- Các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ: Nếu một doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đầu tư đúng như khi nào thì nên đổi mới máy móc thiết bị, mua những loại máy móc thiết bị nào, với nhu cầu vốn như thế nào là đủ, dùng những nguồn tài trợ nào cho những loại máy móc đó, cần huy động ở mỗi nguồn là bao nhiêu… Thì doanh nghiệp không những sản xuất ra được những sản phẩm chất lượng tốt nhất, tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn còn đảm bảo cho doanh nghiệp khả năng an toàn tài chính trong hoạt động Từ đó sẽ tạo ra được lợi nhuận cao hơn và hoạt động kinh doanh được trôi chảy.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Cần đưa ra một cơ chế quản lí tài sản và vốn chặt chẽ trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức trong việc sử dụng tài sản.
- Phải thiết lập, đánh giá, lựa chọn được các dự án đầu tư phát triển tốt. Sau đó, cần phải cân nhắc, lựa chọn những loại máy móc thiết bị trang bị cho kế hoạch đó.
- Xác định hợp lí nhu cầu vốn cho kế hoạch sản xuất , để từ đó có biện pháp huy động vốn phù hợp, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn làm tăng chi phí sử dụng vốn, làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức huy động vốn đầy đủ và kịp thời
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả Để thực hiện điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Đối với vốn cố định: Doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lí làm cơ sở cho việc thu hồi đầy đủ và kịp thời vốn đầu tư ứng trước vào tài sản cố định Bên cạnh đó, cần đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định để có điều chỉnh kịp thời giá trị TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn Đồng thời, cần quản lí chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao TSCĐ.
Thực hiện tốt việc phân cấp quản lí huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn: Cần lập hồ sơ, đánh số, mở sổ quản lí theo dõi đối với từng tài sản, theo nguyên tắc mỗi TSCĐ phải có cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lí, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát được tình hình sử dụng tài sản để có biện pháp huy động cao độ tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh.
Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ không để tình trạng hư hỏng bất thường làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp chủ động và có trách nhiệm tiến hành nhượng bán, thanh lí TSCĐ không dùng hoặc lạc hậu, hư hỏng hoặc đã khấu hao hết để nhanh chóng thu hồi vốn.
Cần chú trọng đến công tác đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ một cách kịp thời và thích hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Đối với vốn lưu động: Cần tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu, nắm bắt đặc điểm tiêu thụ của thị trường, từ đó xác định kết cấu hợp lí các mặt hàng, nguồn cung cấp và giá cả Cần quản lí chặt chẽ các khoản tiền mặt, xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lí, đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp… Đối với hàng tồn kho, cần xây dựng định mức vật tư, xác định mức tồn trữ hợp lí, thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, tổ chức tốt việc dữ trữ, bảo quản vật , hàng hóa, lựa chọn người cung ứng phù hợp… Đối với các khoản phải thu: Cần mở sổ theo dõi các khoản phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, chuẩn bị sẵn các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kì hạn thanh toán, thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn, chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn…
- Chủ động thực hiện các biện pháo phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn kinh doanh: mua bảo hiểm, trích lập quỹ dự phòng tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…
- Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lí và sử dụng vốn.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản mang tính định hướng chung để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD cho mọi loại hình doanh nghiệp Để các biện pháp này mang lại hiệu quả cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách vận dụng một cách đồng bộ và hợp lý vào những đặc điểm riêng có của mình để đưa ra những giải pháp cho phù hợp.
TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VKD TAI
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần đầu tư và xây dựng số 4.2 tiền thân là chi nhánh công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 4 – xí nghiệp xây dựng số 2 được thành lập theo quyết định số 01/XD4/HĐQT ngày 17/05/2007 nên được kế thừa năng lực tài chính, thiết bị của công ty cổ phần đàu tư và xây dựng số 4.2
Tên tiếng việt: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2
Tên tiếng anh: Investment and construction No 4.2 joint stock company
- Địa chỉ đăng kí kinh doanh:
P101 C18 đường Nguyên Hồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Hiện tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2 chưa thành lập website riêng và vẫn sử dụng website với công ty mẹ là công ty cổ phần xây dựng số 4 với Website: http://icon4.com.vn
- Vốn góp cổ phần: 6,000,000,000 đồng
- Số cổ phần: 600,000 cổ phần
- Mệnh giá 1 cổ phần: 10,000 đồng
Trong đó: + Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đại diện là Ông Lâm Khắc Chiến - Bà Đỗ Thị Bích Thủy nắm giữ 180,000 cổ phần tương ứng với 30% Vốn góp cổ phần
+ Ông Lâm Khắc Chiến nắm giữ 120,000 cổ phần tương ứng với 20% Vốn góp cổ phần
+ Ông Trần Xiếc – Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2 nắm giữ 80,000 cổ phần tương ứng với 13,33% Vốn góp cổ phần
Quyết định số 401 CT4/TCLĐ ngày 01/04/1994 của Giám Đốc Công ty Xây Dựng số 4 thành lập xí nghiệp Xây dựng số 2.
Quyết định số 06 CT4/HĐQT ngày 05/04/2006 của HĐQT Công ty
CP Đầu tư và xây dựng số 4 nâng cấp Xí nghiệp Xây dựng số 2 thành Chi nhánh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 4 – Xí Nghiệp Xây dựng số 2.
Quyết định số 01/XD4/HĐQT ngày 17/05/2007 cảu HĐQT Công ty
CP Đầu tư và Xây dựng số 4 việc việc tách Công ty Cổ Phần Đầu tư và Xây dựng số 4 thành lập Công ty Cổ Phần Đầu tư và Xây dựng số 4.2.
Sau hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2 từ đội công trình đã phát triển thành một đơn vị mạnh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 Một trong số công trình tiêu biểu do Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2 thi công như: Trung tâm chiếu phim quốc gia, khoa quản trị kinh doanh Đại học Quốc Gia Hà Nội, Thư viện trường đại học ngoại ngữ Hà Nội, Kí túc xá trường đại học ngoại ngữ Hà Nội, Nhà giảng đường đa năng trường đại học ngoại ngữ Hà Nội, Nhà điều dưỡng thương binh Hà Nam, Nhà máy kính nổi VFJ, sân tenis Mỹ Đình, sân tenis An Dương, nhà máy xi măng Bút Sơn, nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy xi măng Hoàng Mai, nhà máy xi măng Phúc Sơn, nhà máy xi măng Vinakansai, Công trình mở rộng mạng cống bể Bắc Ninh, Trạm điện 220kV Bắc Ninh, Trạm điện 110kV Nghĩa An, nhà ở và làm việc công an Lộc bình , Cáp quang đường Hồ Chí Minh, Nhà ở viettel, Nhà làm việc công an tỉnh Hà Tây, Cải tạo làm mới đường điện 0,4KV Hồng Kì – Sóc Sơn – Hà Nội, gói thầu CP7A song Tô Lịch, Nhà giới thiệu sản phẩm số
8 Cát Linh, Nhà làm việc lien cơ Quảng Ninh, Công trình cáp quang MAN-
E Hà tây; Trạm BTS Chiêm Hóa – Tuyên Quang, Trạm BTS Sơn Dương – Tuyên Quang, thi công cọc khoan nhồi – Dự án tòa nhà Viettel Hà Nam, thi công xây lắp tòa nhà Viettel Tiền Giang…….
Sau khi Công ty xây dựng số 4 tiến hành cổ phần hóa, xí nghiệp xây dựng số 2 được nâng cấp thành chi nhánh công ty CP ĐT&XD số 4 – Xí nghiệp xây dựng số 2 theo QĐ số 6 CT4/HĐQT ngày 05/04/2006 của HĐQT công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 Sau khi trở thành chi nhánh, đơn vị đã tập trung mở rộng tạo thị trường và hợp tác thực hiện nhiều dự án do nước ngoài đàu tư như: Nhà máy Panasonic, nhà máy NNVC,nhà máy Toyo Ink, nhà maySummit Auto Lance, nhà máy Nippon…… Bên cạnh đó các công trình khác như: Nhà làm việc viện kinh tế trung ương,Trạm điện Thành Công,Trạm điện Vân Trì, trường cao đẳng công nghiệp Phúc yên, Mở rộng mạng cống bể tỉnh Bắc Ninh, Hệ thống lưới điện nông thôn tỉnh Hưng Yên, Công trình cáp quang MAN-E Hà Tây……đang được các cán bộ công nhân viên của đơn vị thi công.
Các công trình đo đơn vị thi công đều triển khai áp dụng và tạp trung chỉ đạo duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 Được chủ đầu tư đánh giá cào về tiến độ và chất lượng, nhiều công trình được Bộ xây dựng cấp bằng chất lượng cao từ đó góp phần nâng uy tín của công ty, được thị trường chấp nhận.
Trong lĩnh vực thi công xây lắp, công ty luôn coi trọng việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật công nghệ mới Công ty đã vươn lên làm chủ và chiếm lĩnh được thị trường về công nghệ thi công nhà cao tầng, công nghệ xây dựng nhà ở bằng kết cấu dầm, sàn, ứng suất trước Việc áp dụng những công nghệ mới để tăng hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm, bảo đảm tiến độ, chất lượng an toàn lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao hiểu quả, uy tín của CTCP đầu tư và xây dựng số 4.2 trong lĩnh vực xây dựng.
Với tình hình thị trường đòi hỏi để khắc phục những điểm không phù hợp theo thực tế Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2 được thành lập khi tách từ công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 theo quyết định số 01/XD4/HĐQT ngày 17/05/2007 Việc tách chi nhánh công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 – Xí nghiệp xây dựng số 2 thành công ty con giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và tính chủ động trong sản xuất kinh doanh Đảo bảo tự chủ về tài chính và năng lực sản xuất của công ty.
Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động kinh doanh theo quy định vủa giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số
0103022111 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp 24 tháng 01 năm 2008 và điều lệ này phù hợp với quy định pháp luật và thực hiên jcacs biện pháp thích hợp đẻ đạt được các mục tiêu của Công ty Khi cần thiết, Đại hội đông cổ đông hoặc Hội đồng quản trị Công ty quyết định việc chuyển hay mở rộng ngành nghề kinh doanh của công ty phù hợp với quy đinh của pháp luật:
Đơn vị đã tổ chức họp đại hội đồng cổ đông ngày 15/ 12/ 2007 quyết định thông qua điều lệ hoạt động, bầu ban giám đốc và các phòng ban chức năng cùng phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Công ty CP đầu tư và xây dựng số 4.2 kế thừa phát huy mọi nguồn lực hiện có, tăng cường năng lực tiếp thị, tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình xây dựng đòi hỏi cao về mặt kĩ thuật công nghệ cũng như tiến độ hoàn thành Đồng thời Công ty đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, kĩ thuật mới có hiệu quả cao (đã lập được công nghệ riêng của đơn vị áp dụng thi công các loại ống khói công nghiệp), nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong việc thi công xây dựng các công trình, dự án và tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty
Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần như sau: Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông Hội Chủ tịch
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ
Ban giám đốc: Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty Giám đốc chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị về việc tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu phát triển Công ty do Đại hồi đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đề ra Đồng thời Giám đốc là người đại diện theo pháp luật trong các giao dịch kinh doanh Có 02 Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được phân công, chủ động giải quyết những vấn đề mà Giám đốc đã ủy quyền và phân công theo đúng chế độ của Nhà nước và điều lệ Công ty.
Các phòng ban chức năng: Là cơ quan giúp việc cho Ban giám đốc.Các phòng ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công trực tiếp của ban giám đốc.
Tổ chức bộ máy quản lí của công ty được thể hiện tại Sơ đồ dưới đây:
Công ty đã đề ra quy chế làm việc nội bộ khá chặt chẽ và đầy đủ , tạo cơ sở cho việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban khi giải quyết công việc Việc tạo ra một cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban chức năng đã góp phần rất lớn vào hiệu quả ĐẠI HỘI ĐỒNG
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng tài chính kế toán
Phòng quản trị dịch vụ
Phòng kỹ thuật xây lắp
Ban giám đốc nay, Công ty Cổ Phần Đầu tư và Xây dựng số 4.2 có tổng số cán bộ công nhân viên năm 2010 là 370 người trong đó:
BẢNG 1 : BẢNG NĂNG LỰC NHÂN SỰ CÔNG TY NĂM 2010 CỦA CTCP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4.2
STT Nghề nghiệp Số lượng
1 Giám đốc điều hành đạt tiêu chuẩn QT 5
9 Kĩ sự kinh tế xây dựng 2
11 Kĩ sư cấp thoát nước 1
14 Công nhân xây dựng bậc cao(Thợ nề, ốp, lát, mộc ) 55
15 Công nhân vận hành cơ giới bậc cao 15
16 Công nhân lắp máy điện nước bậc cao 25
17 Công nhân cơ khí bậc cao(thợ hàn, thợ sắt ) 25
18 Công nhân lành nghề hợp đồng(Thợ mộc, cốp pha) 165
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
* Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2 hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005, tuân thủ theo nội dung Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số
0103022111 ngày 24/01/2008 do phòng đăng kí kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp
Các lĩnh vực đăng kí hoạt động
- Nhận thầu, tổng thầu xây dựng tổng thầu theo hình thức EPC các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, hạ tầng kĩ thuật; đường dây và trạm biến thế điện;
- Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư xây dựng bao gồm: lập và thẩm tra dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu và quản lý dự án, tư vấn công nghệ thiết bị và tự động hóa, đo đạc công trình, thí nghiệm, lập tổng dự toán công trình, kiểm định chất lượng công trình xây dựng
- Sửa chữa, phục hồi và phục chế các công trình di tích lịch sử.
- Xây dựng các công trình hạ tầng khu đô thị, khu dân cư, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới, khu chế xuất, khu công nghiệp, quản lý và khai thác các dịch vụ phục vụ khu đô thị.
- Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, kết cấu bê tông đúc sẵn.
- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng và theo tuyến cố định.
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ bốc xếp dỡ hàng hóa.
- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch, kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống, giải khát (Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường)
- Kinh doanh rượu, bia, bánh kẹo, nước giải khát, nước sạch, hàng thủ công mĩ nghệ, hàng lương thực, thực phẩm, hàng nông lâm, thủy hải sản (Trừ loại nhà nước cấm)
- Mua bán và cho thuê phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị phục vụ xây dựng và thi công công trình.
- Mua bán, lắp đặt sửa chữa, bảo hành hệ thống điều hòa không khí, điện lạnh, phòng cháy chữa cháy, thang máy, máy xây dựng.
- Thi công, sửa chữa , bảo hành các công trình phòng chống mối mọt, hệ thống quản trị tòa nhà.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
* Quy trình sản xuất thi công
Quy trình sản xuất thi công của công ty tuân theo trình tự sau:
1 Nhận thầu thông qua giao thầu trực tiếp
2 Kí hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình ( Bên A)
3 Trên sơ đồ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được kí kết, công ty tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra sản phẩm ( công trình hoặc hạng mục công trình )
4 Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kĩ thuật và tiến độ thi công
5 Bàn giao công trình hoàn thành và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư
* Các yếu tố đầu vào
+ Xây dựng và lắp đặt
Xây dựng và lắp đặt là hoạt động chủ đạo của Công ty.Nguồn nguyên liệu sử dụng trong xây lắp chính là xi măng, sắt thép, cát, sỏi, bê tông, phụ gia…Do công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nên nguyên liệu đầu vào cho xây lắp cũng chính là một thế mạnh của Công ty + Kinh doanh vật tư Đối với hoạt động kinh doanh vật tư, nguồn nguyên liệu chính là cát, xăng dầu, xi măng, phụ gia bê tông, bê tông thương phẩm Trong số các hoạt động kinh doanh vật tư, phụ gia bê tông chiếm một tỷ trọng lớn nhất và mang lại lợi nhuận cao Đồng thời, Công ty cũng kí kết hợp đồng với các nhà cung cấp xi măng, sắt thép như Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Thép Việt Ý
* Đặc điểm sản phẩm và thị trường đầu ra
Sản phẩm của Công ty là các sản phẩm có giá trị lớn(đặc trưng của ngành xây dựng), tuy nhiên khách hàng thường chỉ ứng trước một khoản tiền nhỏ vì vậy nhu cầu vốn lưu động của Công ty là rất lớn
Sản phẩm xây lắp được đặt tại những địa điểm cố định, các yếu tố sản xuất phải di chuyển đến nơi đặt sản phẩm làm cho chi phí vận chuyển trở nên cao hơn
Mỗi sản phẩm của công ty là một công trình hay một hạng mục công trình được xây lắp theo thiết kế kĩ thuật, yêu cầu chất lượng và giá cả riêng biệt của từng hợp đồng giao nhận thầu xây lắp của bên giao thầu
Sản phẩm xây lắp được sản xuất ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường tự nhiên
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2 là một công ty thuộc công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4, vì vậy thường sẽ được nhận nhiệm vụ công ty cổ phần xây dựng số 4 giao cho với những gói thầu có giá trị lớn nên cũng thuận lợi hơn và cũng được kế thừa những điểm mạnh của CTCP đầu tư và xây dựng số 4 Ngoài ra, Công ty có rất nhiều khách hàng lớn như: Tập đoàn điện lực Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Công Nghiệp, Bộ giáo dục và đào tạo, Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel…
* Đối thủ cạnh tranh: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2 được tách ra từ công ty mẹ là công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 vào ngày 24/01/2008 nên kinh nghiệm còn ít trên thương trường Là 1 công ty nhỏ vốn ít cũng là những khó khăn đồng thời ra đời trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho công ty trở nên khó khăn hơn nhiều lần nhưng với sự cố gắng rất lớn của ban quản trị cũng như các thành viên trong công ty mà đến nay 2010 công ty đã có được những hợp đồng lớn, mở rộng được thị trường ra nhiều tỉnh thành lớn ví dụ như Nhà máy chế biến giấy Phú Thọ, Bệnh viện 200 giường ở Nghệ An, Nhà điều hành T&T ở Đà Nẵng, Chung cư cao cấp 25 tầng ở Sài Gòn………Đó là những tiến bộ vượt bậc công ty cần phát huy.
* Các bước thực hiện một dự án:
+Lập dự toán công trình: Sau khi được giao công trình từ công ty mẹ, công ty lập dự toán công trình đó từ đó công ty đưa ra kế hoạc thực hiện trong năm của mình.
+ Nhận hợp đồng xây dựng: công ty chính thức nhận công trình Trong giai đoạn này công ty tiến hành lên kế hoạch cần thực hiện cho công trình.
+ Tiến hành hoạt động xây dựng: Sau khi nhận được hợp đồng xây dựng Công ty tiến hành xây dựng công trình Toàn bộ nhân sự và máy móc của công ty cũng được huy động Nguyên vật liệu cũng được chuẩn bị để sẵn sang cho công trình.
+ Giao nhận hạng mục công trình hoàn thành: Sau khi hạng mục công trình được hoàn thành thì công ty sẽ tiến hành bàn giao lại công trình
+ Duyệt quyết toán hoàn thành công trình: Bàn giao xong công trình, Giai đoạn này công ty sẽ tiến hành công tác quyết toán công trình đó Công ty sẽ hạch toán toàn bộ công trình từ đó báo cáo cụ thể về chất lượng, doanh thu, và một số yếu tố khác.
+ Kết thúc và thanh lý hợp đồng: Sau khi hoàn thành và giao nhận
* Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty
Khái quát về tình hình sản xuất của Công ty trong những năm vừa qua
BẢNG 3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTCP ĐẦU
TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4.2 TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2 Lợi nhuận trước thuế Ngđ 811,540 1,508,486 1,742,130 696,946 85.88 233,644
3 Lợi nhuận sau thuế Ngđ 646,009 1,244,501 1,306,598 598,492 92.64 62,097
5 Thu nhập bình quân người lao động
6 Mức đóng góp cho ngân sách
8 Tỷ lệ chi trả cố tức % 10 15 17 5 50 2
Qua bảng 3 ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm đều tăng trưởng với mức cao Năm 2009 là 40,764,173 Nghìn đồng tăng 59.93% so với 2008, Năm 2010 là 72,018,610 nghìn đồng so với năm 2009 tăng
76.67% Ta có thể thấy rằng qua các năm công ty đều có những sự cố gắng rất lớn cả về việc mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Nhìn vào bảng chúng ta cũng thấy rằng, trong thời gian từ 2008 đến
2010 lợi nhuận trước thuế cũng có sự tăng trưởng khá đều đặn.
Không có sự thay đối lớn về số lượng lao động sử dụng tại Công ty. Qua đây chúng ta thấy được sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc giảm biên chế nhưng không làm giảm hiệu quả họat động
Mức thu nhập bình quân của người lao động được đánh giá là tương đương so với các Công ty cùng ngành Thu nhập của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm, tốc độ tăng cao hơn tốc độ trượt giá sinh hoạt, bảo đảm đời sống của người lao động Điều này thể hiện sự cố gắng trong việc nâng cao mức sống cho người lao động, quan tâm chăm lo đến đời sống của họ, tạo động lực kích thích người lao động của Công ty.
Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng qua các năm Cụ thể, năm
2009 gần 264 triệu đồng tăng 98 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ tăng 59.48% mức đóng góp ngân sách năm 2010 là 435.5 triệu đồng tăng 172.5 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tỷ lệ tăng 64.98% Nguyên nhân là do trong 2 năm vừa qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự phát triển đáng kể, trong đó mức doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên làm tăng các khoản thuế phải nộp Tuy nhiên, chỉ tiêu này biểu hiện cho số thuế mà doanh nghiệp còn nợ ngân sách nhà nước vì vậy chỉ tiêu này tăng lên thể hiện công tác nộp thuế của công ty còn chưa tốt, cần được cải thiện.Công ty vẫn thực hiện chi trả cổ tức đều đặn cho cổ đông theo đúng kế hoạch đã được Đại hồi đồng cổ đông thông qua dựa trên kế hoạch kinh lệ chi trả cổ tức là 15% bằng tiền mặt, tăng gấp rưỡi so với năm 2008, sang năm 2010 do có lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh nên Công ty tiến hành chi trả cổ tức 17%.
Thực trạng tổ chức và hiệu quả sử dụng VKD của công ty
2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty
Công ty là công ty cổ phần có 30% vốn góp của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 tương ứng 1.800.000.000 đồng nên thường xuyên được công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 giao cho thi công những công trình quan trọng có quy mô tương đối lớn,trọng điểm quốc gia.
Công ty luôn có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với những tập đoàn và tổng công ty lớn, công ty luôn tận dụng được những mối quan hệ của công ty mẹ để mở rộng thị trường đồng thời hợp tác trong việc phối hợp tìm kiếm các dự án khả thi cho Công ty
Công ty cũng đã triển khai đầu tư vào các thiết bị vận tải hiện đại từ các năm trước nên công ty có một đội ngũ máy móc, xe cộ, thiết bị đủ năng lực để tham gia thi công các dự án, các công trình có quy mô lớn và nhỏ.
Công ty với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm thì còn có cả những đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và sớm hòa đồng cũng như thích ứng với công việc được giao cho nên việc thực hiện các kế hoạch giao cho trở nên dễ dàng hơn cũng như thuận lợi Với sự nhiệt tình tâm huyết với nghề nên đội ngũ cán bộ trẻ luôn được dìu dắt bởi các cán bộ có kinh nghiệm, đặc biệt 1 thuận lợi rất lớn đó là các thành viên trong công ty rất đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
Hiện nay công ty đã và đang thực hiện một số dự án với tình khả thi cao, giải quyết được tăng trưởng về giá trị sản lượng công nghiệp cũng như giải quyết việc làm cho người lao động đảm bảo tính vững chắc cũng như bền vững của sự phát triển.
Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2 với tiền thân là công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đã thi công rấtnhiều công trình được Chủ đầu tư đánh giá hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo với chất lượng cao.Vì thế vị thế cũng như uy tín của Công ty ngày càng được củng cố và phát triển.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao đặc biệt là lĩnh vực nhà ở, nhà ở thu nhập thấp và các công trình nhà cao tầng, chung cư Trong tương lai đây vẫn là một thị trường đầy tiềm năng và không thể thiếu trong bất kì 1 đất nước nào Vì thế đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng nói chung công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2 nói riêng phát triển Muốn đảm bảo được 1 vị thế trên thị trường cạnh tranh quyết liệt nên công ty đang áp dụng những công nghệ kỹ thuật, thiệt bị tiên tiến đảm bảo cho chất lượng công trình, uy tín của công ty đã tạo dựng từ trước.
Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập nền kinh tế thế giới đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động SXKD của Công ty nên công ty gặp rất nhiều khó khăn
Với những đặc thù riêng của ngành xây dựng đó là thời gian thi công kéo dài, việc giải ngân vốn chậm, mất nhiều thời gian trong quá trình hoàn tất hồ sơ thi công, mất thời gian trong quá trình phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của công ty
Với tình hình kinh tế của Việt Nam trong năm 2010, 1 doanh nghiệp có số vốn nhỏ như công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.2 là một vấn đề khó khăn rất lớn, tình hình lạm phát cộng với thắt chặt tiền tề đã ảnh hưởng nhiều đến việc huy động vốn ,vay vốn…
Giá cả leo thang, nguyên vật liệu tăng cao cũng là 1 trong những khó khăn không nhỏ cho công ty.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng của công ty đó là trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, thi công công trình hạ tầng cho nên áp lực cạnh tranh hiện tại và trong tương lai đối với công ty càng ngày càng gay gắt và khó khăn.
BẢNG 4 : BẢNG CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN TẠI CTCP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 4.2 Đơn vị : Nghìn đồng
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ Tỉ trọng
Tiền và khác khoản tương đương tiền 2,055,028 5.53 1,901,249 4.13 -153,779 -7.48 -1.40
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 2,500,000
2 Trả trước cho người bán 592,216 10.12 936,389 8.99 344,173 58.12 -1.13
3 Các khoản phải thu khác 3,000 0.05 71,130 0.68 68,130
V Tài sản ngắn hạn khác 5,446,860 14.65 6,850,289 14.88
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 54,000 0.99 180,607 2.64 126,607 234.46 1.65
2 Tài sản ngắn hạn khác 5,392,860 99.01 6,669,682 97.36
II Tài sản cố định 947,229 63.70 930,813 72.91 -16,416 -1.73 9.20
1 Tài sản cố định hữu hình 127,837 13.50 104,281 11.20 -23,556 -18.43 -2.29
Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (187,242) (242,252) -55,010 29.38 0.00
4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 819,393 86.50 826,533 88.80 7,140 0.87 2.29
V Tài sản dài hạn khác 539,738 36.30 345,901 27.09 -193,837 -35.91 -9.20
1 Chi phí trả trước dài hạn 539,738 100.00 345,901 100.00 -193,837 -35.91 0.00
Dựa vào bảng phân tích chúng ta thấy rằng tổng vốn kinh doanh tính đến thời điểm 31/12/2010 là 47,322,138 nđ, tăng 8,656,581.nđ so với thời điểm này năm trước, với tỉ lệ tăng tương ứng là 22.39 % Trong đó:
+ Vốn lưu động có quy mô là 46,045,424 nđ, chiếm tỉ trọng là 97.30
% tăng 8,866,834 nđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 23.85%
+ Vốn cố định là 1,276,715 nđ chiếm 2.70 % trong tổng vốn kinh doanh, giảm 210,252nđ, với tỉ lệ giảm là 14.14%
Vể tỉ trọng : Về tỷ trọng, cuối năm 2010so với cuối 2009 , vốn lưu động đã tăng 1.15% theo đó vốn cố định giảm đi với tỉ trọng tương ứng là 1.15 % qua đó ta thấy trong năm vốn kinh doanh của công ty không có sự biến động lớn về tỉ trọng.
Như vậy, vốn kinh doanh cuối năm so với đầu năm đã tăng lên, chứng tỏ quy mô kinh doanh được mở rộng Nguyên nhân chủ yếu là do vốn lưu động tăng lên, tuy vốn cố định có giảm nhưng không đáng kể ( giảm 210,252 nghìn đồng) Tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh rất lớn(97.30% ) điều này khá phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty là ngành xây dựng, sản phẩm chính là các công trình xây lắp, sản phẩm thường có giá trị lớn, tiến độ thanh toán công trình chậm, để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục thì đòi hỏi phải bỏ một lượng vốn lưu động rất lớn Tỉ trọng vốn lưu động tiếp tục tăng vào cuối năm và tỷ trọng vốn cố định giảm tương ứng, cho thấy sự gia tăng đầu tư vào tài sản ngắn hặn của Công ty
2.2.2 Tình hình cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh
BẢNG 5: BẢNG CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN TẠI CTCP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 4.2 Đơn vị : Nghìn đồng
Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Tỉ trọng
1 Vay và nợ ngắn hạn 2,721,203 8.52 1,075,496 2.67 -1,645,707 -60.48 -5.84
3 Người mua trả tiền trước 11,265,431 35.25 12,492,027 31.04 1,226,596 10.89 -4.21
4 Thuế và CK phải nộp Nhà nước 1,667,622 5.22 2,221,435 5.52 553,813 33.21 0.30
5 Phải trả người lao động 2,304,087 7.21 1,816,880 4.51 -487,207 -21.15 -2.70
7 Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 201,737 0.63 63,869 0.16 -137,868 -68.34 -0.47
8 Quỹ khen thưởng phúc lợi 35,483 0.11 122,598 0.30 87,115 245.51 0.19
1 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 21,673 44,452 100.00 22,779 105.10 100.00
1 Vốn đầu tư chủ sở hữu 6,000,000 89.71 6,000,000 85.67 0 0.00 -4.04
2 Quỹ đầu tư phát triển 22,000 0.33 140,716 2.01 118,716 539.62 1.68
3 Quỹ dự phòng tài chính 22,000 0.33 96,670 1.38 74,670 339.41 1.05
4 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 644,501 9.64 796,598 11.37 152,097 23.60 1.74
Tổng cộng nguồn vốn kinh doanh cuối 2010 là 47,322,138 nđ tăng 8,656,581nđ so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ tăng 22.39% Điều đó cho ta thấy nguồn vốn của Công ty đã được mở rộng đáp ứng nhu cầu huy động cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh Tổng nguồn vốn tăng do cả nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhưng chủ yếu là do nợ phải trả tăng. Trong đó, nợ phải trả tăng 8,311,099nđ tương ứng với tỷ lệ tăng 25.99%, vốn chủ sở hữu tăng thêm345,482 nđ tương ứng với tỷ lệ tăng 5.17%, vậy cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng nhưng chủ yếu là nợ phải trả tăng Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn thay đổi không lớn, tỷ trọng nợ phải trả tăng lên thêm 2.43% chiếm 85.14% Điều này tương đối phù hợp với cơ cấu nợ của một doanh nghiệp xây dựng Ta đi sâu phân tích các nguyên nhân thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty:
Vốn chủ sở hữu ở thời điểm cuối năm 2010 là 7,003,983 Ngđ tăng
105 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4.2 105 3.1 Phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới
Một số giải pháp tài chính góp phần nang cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
Với những chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2011 của công ty, ban quản trị và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Công ty cần có thêm thật nhiều những cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý, sử dụng VKD Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD đó tôi xin được đóng góp một số đề xuất với công ty như sau:
3.2.1.Điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và mở rộng hành lang an toàn cho công ty:
Qua phân tích ở trên ta thấy tổng VKD ở công ty đã biến động theo chiều hướng tương đối hợp lý Tuy nhiên cơ cấu tài chính thì vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý biểu hiện ở sự chênh lệch khoảng cách giữa tỷ trọng vốn tự có năm (15%) và tỷ trọng nợ phải trả (85%) Bởi vậy, để giảm bớt chi phí sử dụng vốn và mở rộng hành lang an toàn cho công ty, công ty nên tính đến giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn theo hướng hạn chế bớt tỷ trọng nợ phải trả và tăng dần tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu.
Cũng qua xem xét cơ cấu nguồn vốn theo nguồn hình thành của công ty qua 2 năm 2009, 2010 ta thấy: Đại bộ phận nợ ngắn hạn tập trung chủ yếu là các khoản phải trả người bán Do đó, hướng cơ bản để giảm tỷ trọng nợ phải trả là:
Tính đến thời điểm 31/12/2010: Khoản phải trả người bán là: 22,451,397 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong các khoản nợ ngắn hạn, công ty cũng cần trả bớt để nâng cao uy tín của công ty đối với bạn hàng và cán bộ CNV trong công ty.
Do đó, muốn trả được các khoản trên, công ty phải nhanh chóng dịch chuyển các khoản vốn đang tồn đọng vào quá trình sản xuất và thu hồi nhanh chóng các khoản vốn bị chiếm dụng. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, công ty phải không ngừng bổ sung, phát triển nguồn vốn này bằng các biện pháp như: Tăng cường huy động lợi nhuận để lại, thông qua các quĩ: Đầu tư phát triển, quĩ dự phòng tài chính, đầu tư XDCB… Đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của nhà nước việc cấp bổ xung nguồn vốn kinh doanh.
3.2.2 Quản lí chặt chẽ nợ phải thu đồng thời sử dụng hiệu quả vốn lưu động, đẩy nhanh quy trình giải quyết các thủ tục thanh quyết toán công trình xây dựng
Trong năm vừa qua, việc thu hồi nợ phải thu của công ty chưa đạt hiệu quả cao, các khoản phải thu có giá trị lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần phải giảm các khoản phải thu Do đó công ty cần tiến hành một số biện pháp sau để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
- Công ty cần đánh giá 1 cách nghiêm túc và thật cẩn trọng về khách hàng để có được 1 cái nhìn tổng thể và chính xác hơn về khách hàng của mình, có thể đánh giá qua 1 số kênh như báo cáo kiểm toán, qua tín dụng ngân hàng, qua 1 số năm kinh doanh trước đó xem có uy tín không?…
- Công ty cần áp dụng một số các biện pháp nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm tiền hàng trước thời hạn công trình hoàn thành bàn giao: Công ty nên xem xét thêm và đưa ra những điều khoản trong hợp đồng thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm như tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán một cách hợp lý.
- Công ty cần quản lý chặt chẽ các khoản phải thu Trong 2 năm qua,các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn Nó vừa phản ánh tăng doanh thu nhưng cũng thể hiện công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn làm vóng quay vốn lưu đọng giảm Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ khoản phải thu để công ty vừa gia tăng được doanh thu, tận dụng tối đa nguồn vốn hiện có vừa bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của công ty
- Công ty nên phân loại các khoản phải thu theo thời gian và mức độ rủi ro đồng thời thẩm định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng,trên cơ sở đó công ty quyết định có tiến hành cho nợ tiếp hay không
- Công ty cần có những biện pháp quyết liệt hơn nữa để thu hồi nợ phải thu:
+ Đối với những đơn đặt hàng có giá trị lớn cần yêu cầu khách hàng ứng trước tiền hàng với tỷ lệ lớn để đảm bảo an toàn cũng như có được vốn thi công.
+ Đối với những khoản nợ sắp đến hạn và đến hạn Công ty nên theo dõi và gửi thông báo thời hạn thanh toán đến khách hàng để họ có 1 sự chuẩn bị và chuẩn bị những thủ tục để thanh toán cho kịp thời
+ Đối với những khách hàng có truyền thống thất hứa – không thực hiện đúng cam kết, không có uy tín, Công ty cần kiên quyết không tiếp tục ký hợp đồng Nếu đơn vị mắc nợ không có khả năng thanh toán, Công ty cần nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.
+ Đối với những khách hàng mua hàng thường xuyên nên có điều khoản khi các khoản nợ cũ được thanh toán dứt điểm thì mới tiếp tục có những hợp đồng tiếp theo để tránh việc nợ nần dây dưa Tuy vậy với những mối quan hệ thường xuyên và uy tín công ty có thể ưu tiên thực thi hợp đồng và cố gắng thực hiện bàn giao thanh quyết toán công trình trước thời hạn.