1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023

107 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại
Tác giả Nguyễn Hồng Phúc
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Hà Thương
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 216,45 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU (13)
    • 1.1.1 Tính cấp thiết đề tài (0)
    • 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát (14)
    • 1.2.2 Mục tiêu tiêu cụ thể (15)
    • 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (15)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1.1. Thu nhập của ngân hàng thương mại (19)
    • 2.1.2. Đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại (20)
    • 2.1.3. Đo lường đa dạng hóa thu nhập (22)
    • 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG (25)
      • 2.2.2. Chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng (27)
    • 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN (28)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài (28)
      • 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước (30)
      • 2.3.3. Thảo luận các nghiên cứu trước liên quan (31)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (42)
    • 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (42)
      • 3.2.1. Mẫu nghiên cứu (43)
    • 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (44)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (47)
    • 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu (47)
      • 4.1.1 Biến đo lường lợi nhuận (48)
      • 4.1.2 Biến đa dạng hóa thu nhập (50)
      • 4.1.3 Các biến khác (52)
    • 4.2 Phân tích hệ số tương quan (55)
    • 4.3 Kiểm định hồi quy tổng thể OLS, FEM và REM (57)
    • 4.4 Kiểm định các khuyết tật của mô hình và kết quả hồi quy (60)
      • 4.4.1 Mô hình 1 (60)
      • 4.4.2 Mô hình 2 (66)
      • 4.4.3 Phân tích hồi quy theo phương pháp SGMM (69)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (74)
    • 5.1 KẾT LUẬN (74)
    • 5.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (77)
      • 5.2.1 Gợi ý về quy mô ngân hàng (77)
      • 5.2.2 Gợi ý về tỷ lệ an toàn vốn (78)
      • 5.2.3 Gợi ý về tỷ lệ vay vốn kháchhàng (78)
      • 5.2.4 Gơi ý về tỷ lệ tiền gửi kháchhàng (78)
      • 5.2.5 Gợi ý vê rủi ro tín dụng (79)
      • 5.2.6 Gợi ý về tỷ lệ lạm phát (79)
      • 5.3.1 Hạn chế của đề tài (80)
      • 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo (80)
  • KẾT LUẬN ............................................................................................................................70 (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 71 (83)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các NHTM Việt

Nam để từ đó đề xuất các biện pháp điều chỉnh tăng hoặc giảm mức độ đa dạng hóa thu nhập nhằm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Mục tiêu tiêu cụ thể

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, khóa luận xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

Một là, tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.

Hai là, nghiên cứu mức độ tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.

Ba là, đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến đa dạng hóa thu nhập nhằm nâng cao lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, khóa luận sẽ sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam, thông qua việc trả lời những câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi thứ nhất, đa dạng hóa thu nhập có tác động đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam hay không?

Câu hỏi thứ hai, mức độ tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi thứ ba, hàm ý chính sách nào cần thực hiện để gia tăng lợi nhuận của cácNHTM Việt Nam thông qua đa dạng hóa thu nhập?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.

Về thời gian Đề tài nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu của 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2019

4 Đề tài sử dụng dữ liệu của 27 NHTM Việt Nam Các ngân hàng được chọn đáp ứng tiêu chí còn tồn tại và hoạt động liên tục trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu là

10 năm, với các số liệu cần thiết đều được công khai một cách đầy đủ, rõ ràng.

Danh sách 27 NHTM được nghiên cứu bao gồm: ABB, ACB, AGR, BVB, BIDV,CTG, EIB, HDB, KLB, LPB, MBB, MSB, NAB, NCB, OCB, PGB, SCB, SEAB,SGB, SHB, STB, TCB, TPB, VAB, VCB, VIB, VCA, VPB Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính đến 31/12/2019 thì các NHTM Việt Nam gồm 4 NHTMNhà nước và 31 NHTMCP trong nước Trong 31 NHTMCP thì dữ liệu không bao gồmNHTMCP Đông Á (đang trong tình trạng “kiểm soát đặc biệt”), NHTMCP Bắc Á,NHTMCP Đại chúng Việt Nam (Pvcombank), NHTMCP Việt Nam Thương Tín(Vietbank) do không thu thập được đầy đủ thông tin BCTC của các ngân hàng này trong giai đoạn nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở lược khảo các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi quy với dữ liệu bảng để phân tích các yếu tố, trong đó có yếu tố đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của các NHTM Để khắc phục hiện tượng nội sinh tiềm ẩn trong mô hình, luận văn sử dụng kỹ thuật biến công cụ với phương pháp ước lượng GMM (Generalised Method of Moment) Tác giả đã sử dụng công cụ hỗ trợ phần mềm Stata 11.0 để thực hiện kiểm định và ước lượng hệ số hồi quy các biến trong mô hình.

Nguồn số liệu: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp Những số liệu thuộc các yếu tố vi mô được thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của 27 NHTM Việt Nam Nguồn thu thập những số liệu về các yếu tố vĩ mô là từ trang thông tin Ngân hàng thế giới.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết: trình bày ngắn gọn cơ sở lý thuyết về lợi nhuận bao gồm khái niệm, các chỉ tiêu, mô hình đo lường Kế tiếp, luận văn nêu ra lý thuyết về đa dạng hóa;

5 mối quan hệ giữa đa dạng hóa với lợi nhuận thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. Trên cơ sở các mô hình nghiên cứu đã có, luận văn sử dụng chỉ tiêu ROA, ROE để đo lường biến lợi nhuận của NHTM và đa dạng hóa thu nhập sẽ được đo lường bằng chỉ số Herfindahl Hischman (HHI).

Phân tích kết quả nghiên cứu, kết luận và đưa ra một số gợi ý để liên hệ thực tiễn với hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu tiếp cận theo hướng vừa nghiên cứu các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập vừa nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận tại NHTM Việt Nam, trong khi các nghiên cứu khác ở Việt Nam thường chỉ xem xét tác động của của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM Việt Nam Vấn đề đa dạng hóa thu nhập tác động đến lợi nhuận như thế nào đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu Ở đề tài này, người viết đã xác định được một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng và bổ sung bằng chứng về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của các ngân hàng Kết quả nghiên cứu có khác so với phần lớn các nghiên cứu trước khi nghiên cứu tìm ra tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản không tác động đến lợi nhuận của ngân hàng Như vậy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng hay giảm không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn Nó giúp cho các nhà quản trị Ngân hàng nhìn thấy được tầm quan trọng của đa dạng hóa các nguồn thu nhập không chỉ tác động đến lợi nhuận của ngân hàng mà nó còn giúp ngân hàng hoạt động an toàn bền vững.

Từ đó giúp các nhà quản trị ngân hàng có biện pháp điều hành nhằm làm tăng lợi nhuận để tăng vị thế cạnh tranh của ngân hàng mình trên thị trường trong và ngoài nước.

Chương 1 chỉ ra tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc phân tích các

6 yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề tài đưa ra 03 mục tiêu nghiên cứu cụ thể và sẽ được giải quyết thông qua 03 câu hỏi nghiên cứu tương ứng Tiếp theo, đề tài trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là 27 NHTM tại Việt Nam trong 10 năm, giai đoạn từ 2009 – 2019 Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi quy với dữ liệu bảng để phân tích các yếu tố, trong đó có yếu tố đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của các NHTM Cuối cùng, chương này trình bày kết cấu khóa luận gồm 05 chương và sơ lược về nội dung chính của mỗi chương.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Thu nhập của ngân hàng thương mại

Hiện nay ngoài các sản phẩm truyền thống thì ngân hàng thương mại đang thực hiện gia tăng cung ứng nhiêu sản phẩm, dịch vụ hơn với mục đích là đạt được mức lợi nhuận tối đa nhất Căn cứ vào các loại sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng thương mại, để đạt được mức thu nhập cao nhất thì vẫn đề chủ yếu ở đây là quản lý thật tốt hai thành phần thu nhập chính gồm: thu nhập thuần từ lãi (hay thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng) và thu nhập thuần ngoài lãi (hay thu nhập thuần từ hoạt động ngoài tín dụng).

Theo Dương Thị Thảo Nguyên (2019) cho rằng số tiền nhàn rỗi của mỗi cá nhân, tổ chức được các NHTM huy động gữi tại ngân hàng dưới hình thức tiền gửi, động thời các NHTM sẽ trả cho họ một khoản lãi sau một thời gian giữ vốn Sau khi huy động, các NHTM sẽ dùng khoản vốn huy động được cho vay lại các khách hàng thiếu vốn và yêu cầu họ phải trả lãi vay cho ngân hàng Với cơ chế hoạt động đó, để có lợi nhuận ngân hàng phải thiết lập lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, phần chênh lệch giữa hai mức lãi suất này sẽ tạo nên thu nhập thuần từ lãi cho ngân hàng. Theo Dương Thị Thảo Nguyên (2019) thu nhập từ hoạt động tín dụng bao gồm: thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi từ đầu tư chứng khoán, thu lãi cho thuê tài chính Có thể hiểu đơn giản, thu nhập thuần từ lãi sẽ được tính toán bằng các khoản thu nhập từ lãi và có tính chất như lãi trong hoạt động cho vay, đầu tư trừ đi chi phí trả lãi đầu vào của nguồn huy động tương ứng.

Thu nhập thuần ngoài lãi

Theo Dương Thị Thảo Nguyên (2019) cho rằng khoản thu nhập của ngân hàng được khi khách hàng trả một chi phí từ hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ khác ngoài tín dụng và chi phí khách hàng bỏ ra để thực hiện các sản phẩm dịch vụ đó không có tính chất lãi, được gọi là thu nhập thuần ngoài lãi (Non_interest income).

Thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng bao gồm thu từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, thu từ kinh doanh chứng khoán, thu từ sản phẩm các công cụ tài chính phái sinh và thu từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác Thu nhập thuần từ hoạt động ngoài tín dụng hay thu nhập thuần ngoài lãi được tính toán bằng cách lấy các khoản thu nhập kể trên trừ đi các chi phí phát sinh tương ứng cho các khoản thu này.

Đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại

Theo Markowitz (1952), đa dạng hóa là ý tưởng trong đó tiền được nhà đầu tư phân bổ vào nhiều loại đầu tư khác nhau Trong khi một lĩnh vực bị sụt giảm và lĩnh vực khác tăng trường thì đa dạng hóa trong đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro của nhà đầu tư.

Theo Ansoff, I (1957), thuật ngữ đa dạng hóa thường được gắn liền với sự thay đổi những đặc điểm dòng sản phẩm của công ty hoặc thị trường, trái ngược với sự thâm nhập thị trường, phát triển thị trường hay phát triển sản phẩm, đa dạng hóa đại diện cho sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm Đối với doanh nghiệp nói chung, đa dạng hóa là việc mà một công ty mở rộng kinh doanh cốt lõi của mình vào thị trường sản phẩm khác Các doanh nghiệp đa dạng hóa khi mong muốn kinh doanh đồng thời từ hai lĩnh vực khác nhau trở lên Trong ngành ngân hàng, đa dạng hóa xảy ra khi các ngân hàng mở rộng thị trường sản phẩm dịch vụ khác hoặc lĩnh vực kinh doanh như bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán, … không tập trung vào việc kinh doanh cốt lõi của mình là thu nhập từ lãi.

Theo Sanya & Wolfe (2011), đa dạng hóa là một chiến lược đầu tư được thiết kế bằng cách kết hợp một loạt các khoản đầu tư khác nhau nhằm giảm bớt rủi ro Với kết hợp này một danh mục đầu tư được tạo ra theo nhiều hướng và tất cả các khoản đầu tư không có khả năng di chuyển theo cùng một hướng Mục tiêu đa dạng hóa trong lý thuyết danh mục đầu tư chính là làm giảm rủi ro.

Các tài liệu nghiên cứu về đa dạng hóa ngân hàng phân tích lợi ích và hạn chế của chiến lược phát triển theo các loại hình đa dạng hóa Đa dạng hóa có thể làm tăng hiệu suất qua việc tiết kiệm chi phí và đảy mạnh doanh thu nhờ việc kết hợp các dịch vụ tài chính (Llewellyn, 1996; Teece, 1980) Hay ngược lại đa dạng hóa làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm sút, rủi ro tín dụng tăng khi gặp vấn đề về quy mô hay quản lý… (De Young và Roland, 2001; Lepetit và cộng sự, 2008; Stiroh, 2004)

Theo phân loại của Mercieca, Schaeck & Wolfe (2007), trong lĩnh vực ngân hàng đa dạng hóa chia thành ba khía cạnh: (i) đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tài chính, (ii) đa dạng hóa địa lý và (iii) kết hợp đa dạng hóa địa lý và sản phẩm dịch vụ tài chính. Mỗi ngân hàng có thể lựa chọn nhiều cách thức đa dạng hóa trong chiến lược kinh doanh của mình Các quyết định lựa chọn ấy với mục tiêu cuối cùng là làm cách nào gia tăng doanh thu, chi phí được giảm thiểu tối đa, lợi nhuận thu về ngày càng nhiều, tìm kiếm nhiều khách hàng và đảm bảo sự tồn tại, phát triển ổn định, bền vững cho ngân hàng Mục tiêu đó sẽ được thực hiện qua việc làm cho thu nhập ngân hàng tăng lên Do đó, đa dạng hóa thu nhập được xem là chỉ tiêu tốt nhất phản ánh kết quả của các chiến lược đa dạng hóa nhiều hơn là xem đó như một hình thức đa dạng hóa trong quá trình hoạt động của ngân hàng (Campa và Kedia 2002, Baele và cộng sự 2007, Chiorazzo và cộng sự 2008, Lepetit và cộng sự 2008).

Theo Elsas và cộng sự (2010), các NHTM thường đa dạng hóa thu nhập bằng cách chuyển sang các hoạt động thu phí từ các hoạt động kinh doanh truyền thống như tiền gửi và tiền vay để thu lãi; sau đó các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phi truyền thống khác như hoạt động đầu tư trên cơ sở thu nhập từ phí ổn định để gia tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập hoạt động.

Tóm lại, đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là việc nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập ngân hàng, mảng kinh doanh truyền thống (hoạt động tín dung) được chuyển sang kinh doanh phi truyền thống nhờ từ thu phí dịch vụ như (dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, môi giới chứng khoán đầu tư, ngân hàng điện tử…) tạo thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng.Những dịch vụ phi tín dụng cần đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, nhiều tiện ích cáo, giao dịch nhanh, chính xác và liên kết chặt chẽ để phát triển một cách đồng bộ.Như vậy, đa dạng hóa thu nhập ngân hàng chính là sự tăng thêm nguồn thu nhập ngoài lãi phát triển mảng kinh doanh phi truyền thống hay các sản phẩm tài chính của ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ thẻ, mua bán ngoại tê, thanh toán xuất nhập khẩu, môi giới đầu tư chứng khoán, hoa hồng đại lý, ngân hàng điện tử,… hay nói cách khác ngân hàng phân chia giữa thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng thay vì tập trung vào hoạt động kinh doanh truyền thống để đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.

Đo lường đa dạng hóa thu nhập

Theo Asif và Akhter (2019), đa dạng hóa thu nhập trong ngân hàng chủ yếu được đo lường thông qua tỷ lệ thu nhập ngoài lãi và chỉ số Herfindahl Hirschman. Đo lường đa dạng hóa thu nhập thông qua tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi

Thu nhập của ngân hàng chia thành 2 loại thu nhập chính là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi (Gurbuz và cộng sự 2013).

Theo nghị định 93/2017/NĐ-CP và thông tư 16/2018/TT-BTC, thu nhập ngân hàng là những khoản thu được từ hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự; thu nhập từ hoạt động dịch vụ; thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng; thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (trừ cổ phiếu), thu từ hoạt động góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần; thu từ hoạt động khác Trong đó, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự là các khoản thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu lãi cho thuê tài chính, thu lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ, thu khác từ hoạt động tín dụng Thu nhập từ hoạt động dịch vụ là các hoạt động thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, hoạt động dịch vụ khác Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng là thu từ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng, thu lãi chênh lệch tỷ giá, thu từ công cụ tài chính phái sinh tiền tệ Thu nhập ngoài lãi bao gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ; thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng; thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, thu từ hoạt động góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần; thu từ hoạt động khác.

Theo Lepetit và cộng sự (2008), Gurbuz và cộng sự (2013), các nghiên cứu tính thu nhập ngân hàng trên cơ sở thuần vì trên báo cáo tài chính của các ngân hàng, các hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối được trình bày trên cơ sở thuần Cụ thể, tổng thu nhập thuần bằng tổng tổng thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi thuần, trong đó, thu nhập lãi thuần là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, thu nhập ngoài lãi thuần là chênh lệch giữa thu nhập ngoài lãi và chi phí ngoài lãi. Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi – Chi phí lãi

Thu nhập thuần ngoài lãi = Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi

= Thu nhập thuần từ dịch vụ + Thu nhập thuần từ kinh doanh đầu tư + Thu nhập thuần khác

Tổng thu nhập thuần = Thu nhập lãi thuần + Thu nhập thuần ngoài lãi

Trên báo cáo tài chính của NHTM Việt Nam, tổng thu nhập thuần của ngân hàng bao gồm thu nhập lãi thuần, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ, thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu nhập thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh, thu nhập thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, thu nhập thuần từ hoạt động khác và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần Do đó, thu nhập ngoài lãi thuần của các NHTM Việt Nam trong bài nghiên cứu này được tính như sau:

Thu nhập thuần ngoài lãi = Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ + Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + Thu nhập thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + Thu nhập thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Thu nhập thuần từ hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.

Ngoài ra, để đo lường đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng, các nghiên cứu liên quan như Stiroh (2004b), Lepetit và cộng sự (2008), Lee và cộng sự (2014), Batten và

Vo (2016), Moudud-UlHud (2018) sử dụng tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi trên tổng thu nhập thuần của ngân hàng Tỷ lệ này được tính như sau:

NON = (Thu nhập thuần ngoài lãi) / (Tổng thu nhập thuần)

Giả thiết rằng các khoản thu nhập thuần đều dương thì tỷ lệ NON có giá trị từ 0 đến 1 Giá trị của NON càng cao thì đa dạng hóa thu nhập càng cao. Đo lường đa dạng hóa thu nhập thông qua chỉ số Herfindahl Hirschman Để đo lường mức độ tập trung của các nguồn thu nhập của ngân hàng cụ thể đo lường sự thay đổi giữa thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, chỉ số Herfindahl Hirschman được sử dụng Theo nghiên cứu của Sanya và Wolf (2011), Gurbuz và cộng sự (2013), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), chỉ số đa dạng hóa thu nhập được tính toán như sau:

INT = NET/NETOP: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập thuần

NON = NII/NETOP: Tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi trên tổng thu nhập thuần Trong đó:

Thu nhập lãi thuần (NET) = Thu nhập lãi – Chi phí lãi

Thu nhập thuần ngoài lãi (NII) = Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi

= Thu nhập thuần từ dịch vụ + Thu nhập thuần từ kinh doanh đầu tư +Thu nhập thuần khác

Tổng thu nhập thuần = Thu nhập lãi thuần + Thu nhập thuần ngoài lãi

Giả thiết các khoản thu nhập thuần đều dương thì HHI có giá trị từ 0.5 đến 1 Khi HHI có giá trị bằng 0.5 nghĩa là đa dạng hóa hoàn toàn mà tại đó đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng, khi HHI bằng 1 nghĩa là mức thấp nhất của đa dạng hóa thu nhập. Như vậy, HHI càng cao nghĩa là các ngân hàng có sự tập trung lợi nhuận đồng nghĩa đa dạng hóa thu nhập càng ở mức thấp.

Theo nghiên cứu của Stiroh và Rumble (2006), Chiorazzo và cộng sự (2008). Mức độ đa dạng hóa thu nhập được xác định thông qua chỉ số Herfindahl Hirschman như sau:

Cách tính này giúp giải thích ý nghĩa chỉ số đa dạng hóa thu nhập (DIV) đẽ dàng hơn Có nghĩa là DIV càng cao cao thì đa dạng hóa thu nhập càng hoàn hảo Vì HHI có giá trị từ 0.5 đến 1 nên DIV có giá trị từ 0 đến 0.5 Chỉ số DIV càng cao, càng gần 0.5 thì đa dạng hóa thu nhập càng cao Khi DIV càng xa 0.5 (bằng 0) nghĩa là tất cả thu nhập ngân hàng đều chỉ từ một nguồn (tức là tập trung hoàn toàn, đa dạng hóa thấp nhất), trong khi DIV đạt cực đại bằng 0.5 nghĩa là đa dạng hóa hoàn hảo (có sự chia đều giữa thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi (Xem phụ lục 2) Đo lường đa dạng hóa thông qua tỷ lệ từng loại thu nhập ngoài lãi

Theo Elsa và cộng sự 2010, có thể phân chia sao cho chi tiết hơn các khoản thu nhập của ngân hàng theo nhóm các hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi, thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh, đầu tư và các khoản thu nhập khác Khi đó dựa vào chỉ số Herfindahl Hirschman điều chỉnh, đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng có thể được tính như sau:

HHIRD = 1 – (INT 2 + COM 2 + TRAD 2 + OTH 2 )

INT: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập thuần

COM: Tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập thuần

TRAD: Tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh, đầu tư trên tổng thu nhập thuần

OTH: Tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động khác trên tổng thu nhập thuần

Khóa luận tiếp cận đa dạng hóa thu nhập của NHTM bằng chỉ tiêu (DIV)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG

2.2.1 Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Lợi nhuận của NHTM xét theo nghĩa hẹp đó chính là chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Gia tăng lợi nhuận không những giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, mà còn để gia tăng thu nhập cho các cổ đông, nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, ổn định nhân sự, ổn định tổ chức và nâng cao thương hiệu uy tín của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).

Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú (2013): Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ Một trong những mục tiêu quan trọng mà các NHTM hướng tới là tối đa hoá lợi nhuận Lợi nhuận NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của NHTM, là nguồn tích luỹ quan trọng, bổ sung vốn chủ sở hữu để thực hiện việc mở rộng hoạt động kinh doanh.

Theo Nguyễn Thanh Phong (2015): Lợi nhuận NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa thu nhập và chi phí lợi tức cho vay và lợi tức nhận tiền gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với thu nhập từ nghiệp vụ ngân hàng khác Ý nghĩa về lợi nhuận NHTM rất đặc biệt, lợi nhuận không chỉ phản ánh hiệu quả hoạt động của từng NHTM riêng lẻ, mà hiệu quả hoạt động của cả hệ thốngNHTM trong nền kinh tế Hoạt động của NHTM, không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhân viên và các cổ đông của ngân hàng, rộng hơn nữa nó còn phải đem lại lợi ích cho khách hàng, cho nền kinh tế quốc gia Trong đó, lợi nhuận phải đi kèm với kiểm soát rủi ro là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi vì lợi nhuận của NHTM luôn hàm chứa rủi ro Những đặc điểm này của lợi nhuận xuất phát từ những bản chất đặc trưng củaNHTM như sau: hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, đây là lĩnh vực đặc biệt vì trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, và mặt khác lĩnh vực tiền tệ ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động của NHTM, để tránh những thiệt hại có thể xảy ra (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).

2.2.2 Chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng

Lợi nhuận của NHTM được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó không thể không nhắc đến là các chỉ số ROA, ROE, ROI, NIM Cụ thể như sau:

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA là chỉ số cơ bản nhưng lại quan trọng nhằm cho biết lợi nhuận ròng của NHTM đạt được từ một đồng đầu tư trên tổng tài sản, được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng trong kỳ chia cho tổng tài sản bình quân trong kỳ Công thức ROA đươc cụ thể như sau:

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản

Trong đó, lợi nhuận ròng là thu nhập ròng, là thu nhập sau thuế của ngân hàng, còn tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu và các khoản vay, do vậy ROA bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế và chi phí lãi vay Bên cạnh đó, chính sách pháp luật, các loại lãi suất cũng như sự cạnh tranh dẫn đến sự khác biệt trong ROA Các ngành khác nhau sẽ có chỉ số ROA khác nhau mặc dù ở cùng thời điểm, tương tự, cùng ngành nhưng khác thời điểm thì ROA cũng thay đổi Hiệu quả của việc sử dụng vốn thể hiện qua ROA, do đó ROA càng cao thể hiện ngân hàng đó sử dụng tốt nguồn vốn của mình tạo ra lợi nhuận trên nguồn đầu tư, tuy nhiên cần xem xét lại các hoạt động của ngân hàng nếu ROA vượt khỏi ngưỡng ổn định.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE là chỉ số lợi nhuận phản ánh một đồng vốn đầu tư vào ngân hàng đem lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trừ thuế TNDN Công thức đo lường ROE được cụ thể như sau:

Lợi nhuận ròng ROE Vốn chủ sở hữu Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của NHTM tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu tỷ số này mang giá trị dương, ngân hàng kinh doanh hoạt động có lãi Nếu mang giá trị âm là ngân hàng kinh doanh thua lỗ Đồng thời, ROE càng cao

ROA chứng tỏ ngân hàng cân đối trong việc sử dụng vốn cổ đông so với đồng vốn đi vay của mình một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận trong quá trình hoạt động.

Thu nhập cận biên (NIM)

NIM = (Thu từ lãi – Chi phí lãi)/ Tổng tài sản sinh lời

Tỷ lệ này đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà NH có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất NIM thể hiện hiệu quả của hoạt động huy động và cho vay thông qua việc kiểm soát tài sản sinh lời và tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí thấp Tỷ lệ này cho thấy năng lực của nhà quản lý và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với chi phí trả lãi của ngân hàng.

Phương pháp đo lường lợi nhuận qua các chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến vì dễ thực hiện và dễ hiểu Trong điều kiện dữ liệu thị trường hạn chế thì cách tiếp cận này là lựa chọn phổ biến trong các nghiên cứu về lợi nhuận ngân hàng Tuy nhiên, khi thực hiện đánh giá lợi nhuận qua các chỉ số tài chính thì mỗi chỉ tiêu tài chính biểu hiện mối quan hệ giữa hai biến số, phản ánh một khía cạnh trong hoạt động của NHTM Vì vậy, để đánh giá toàn diện lợi nhuận của NHTM, cần phải sử dụng hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau.

CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu xem xét tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng Có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu:

Baele và cộng sự (2007) cho rằng, thông qua việc đa dạng hóa các hoạt động, bán chéo sản phẩm và phát triển các hoạt động khác hơn cho khách hàng nhờ vào việc các ngân hàng thu thập được nhiều thông tin Ngân hàng cũng có thể chia sẻ các yếu tố đầu vào như lao động và công nghệ cùng lúc cho nhiều hoạt động khác nhau ngoài việc chia sẽ thông tin nên được hưởng lợi ích về quy mô bằng cách hạ thấp chi phí hoạt động và tận dụng các chi phí cố định trong ngân hàng (Baele và cộng sự 2007).

Chiorazzo và cộng sự (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của các ngân hàng ở Ý với mẫu nghiên cứu là 85 ngân hàng trong giai đoạn 1993-2003 Kết quả nghiên cứu thông qua hồi quy ước lượng với tác động cố định và ngẫu nhiên cho thấy đa dạng hóa thu nhập làm tăng lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro Nhóm tác giả lý giải rằng các ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ có ưu thế hơn khi đa dạng hóa thu nhập Do phần thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nên việc gia tăng thu nhập ngoài lãi làm tăng hiệu quả tài chính.

Sanya và Wolfe (2011) phân tích mẫu quan sát gồm các ngân hàng thương mại từ

11 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2000 – 2007 đã chỉ ra rằng đa dạng hóa giúp tăng cường khả năng sinh lời và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Tiếp theo, nghiên cứu của Kohler (2014) về các ngân hàng thương mại ở Đức chỉ ra rằng các khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các ngân hàng theo xu hướng bán lẻ được cải thiện rõ nét khi các đơn vị này tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính bên ngoài hoạt động cho vay truyền thống.

Gurbuz và cộng sự (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ Nghiên cứu áp dụng phương pháp GMM trên dữ liệu bảng không cân bằng của 26 ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian 2005 – 2011 Kết quả cho thấy đa dạng hóa thu nhập làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro cho các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.

Lee và cộng sự (2014) dùng phương pháp GMM với dữ liệu từ 22 nước của Châu Á từ 1995 – 2009 để kiểm tra tác động của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro và lợi nhuận của 967 ngân hàng Trong mô hình nghiên cứu này, biến phụ thuộc là lợi nhuận và rủi ro ngân hàng Lợi nhuận ngân hàng được đo bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản trung bình (ROA) và lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu trung bình (ROE), rủi ro của ngân hàng được đo bằng độ lệch chuẩn của ROA và độ lệch chuẩn của ROE Các biến độc lập gồm tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động (biến này cũng thể hiện sự đa dạng hóa thu nhập ngân hàng), quy mô ngân hàng, tốc độ tăng của tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản Kết quả nghiên cứu trên mô hình động cho thấy các hoạt động phi lãi của ngân hàng Châu Á làm giảm rủi ro nhưng không làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Moudud-Ul-Huq và cộng sự (2018) áp dụng phương pháp GMM để phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản đến hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng ở các nước mới nổi ở Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đều hưởng lợi từ đa dạng hóa: đa dạng hóa trong ngân hàng làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro Tuy nhiên đa dạng hóa không đem lại lợi ích một cách đồng nhất cho các ngân hàng Đa dạng hóa thu nhập đem lại tác động tích cực mạnh mẽ đến hiệu quả và ổn định của các ngân hàng, còn tác động của đa dạng hóa tài sản thay đổi tùy quốc gia.

Như vậy, đa dạng hóa thu nhập sẽ làm tăng cơ hội tạo ra thu nhập cao hơn, từ đó có lợi nhuận cao hơn Ngoài ra, từ các hoạt động truyền thống cho vay và huy động, đa dạng hóa thu nhập làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào nguồn thu nhập Điều này sẽ làm nguồn thu của ngân hàng ít bị biến động hơn ngay cả khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn.

Việc mở rộng kinh doanh sang mảng dịch vụ, đầu tư, kinh doanh phi truyền thống giúp ngân hàng mở rộng thị trường tăng khả năng tiếp xúc và phục vụ khách hàng đa dạng hơn Theo nghiên cứu của Baele và cộng sự (2007) khi mở rộng hoạt động ở mảng dịch vụ, đầu tư, kinh doanh… ngân hàng tiết kiệm được nguồn chi phí về nhân lực, công nghệ và thông tin Đồng thời ngân hàng còn có thể tăng cường bán chéo sản phẩm hiện có với các khách hàng Tận dụng được mối quan hệ với khách hàng để tiếp thị thêm sản phẩm hiện có nhằm gia tăng thị phần.

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng Các nghiên cứu này đa số cho kết quả là đa dạng hóa làm tăng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.

Cụ thể như Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành (2015) xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố khác tác động đến khả năng sinh lời của cácNHTM Việt Nam Kết quả ước lượng bằng phương pháp SGMM (System Generalized method of moment) đối với số liệu 22 NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2013, cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng và lạm phát có tương quan thuận với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Trong khi tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có tương quan nghịch với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Nghiên cứu chưa tìm thấy tác động của quy mô tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.

Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM Việt Nam Dữ liệu bảng từ 37 ngân hàng giai đoạn 2006-2013 đã được dùng để phân tích hồi qui với ước lượng tác động cố định, tác động ngẫu nhiên và GMM Kết quả cho thấy ngân hàng ở Việt Nam càng đa dạng hóa hoạt động thì lợi nhuận càng cao, nhưng mức độ đa dạng hóa thu nhập càng cao thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm (tức rủi ro tăng).

Tóm lại, qua phần tổng quan các nghiên cứu trước thì có rất nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các ngân hàng ở

Mỹ, Châu Âu, cũng như các nước mới nổi Kết quả của các nghiên cứu này cũng có sự trái ngược nhau Về mặt lý thuyết thì khi các ngân hàng đa dạng hóa sẽ làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro cho các ngân hàng Đã có những nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ cho giả thuyết này như Chiorazzo và cộng sự (2008), Elsas và cộng sự (2010), Gurbuz và cộng sự (2013), Meslier và cộng sự (2014), Lee và cộng sự (2014), Moudud-Ul-Huq và cộng sự (2018) Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở các nước Mỹ và Châu Âu cho kết quả ngược lại, nghĩa là đa dạng hóa làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và làm tăng rủi ro như kết quả các nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004), Stiroh và Rumble (2006), Lepetit và cộng sự (2008). Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của các ngân hàng Các nghiên cứu này đều cho kết quả là đa dạng hóa thu nhập làm tăng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam Các nghiên cứu của Nguyễn Quang Khải

(2016), Lê Văn Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) cho kết quả đa dạng hóa làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

2.3.3 Thảo luận các nghiên cứu trước liên quan

Qua bảng 2.1 tổng hợp các nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của ngân hàng cho thấy: Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng tác động tốt đến lợi nhuận của ngân hàng thể hiện ở việc tăng lợi nhuận (lợi nhuận thường được đo bằng ROA, ROE và ngược lại, đa dạng hóa thu nhập ngân hàng tác động xấu đến lợi nhuận ngân hàng khi làm cho lợi nhuận giảm và rủi ro tăng. Đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thường được đo lường thông qua tỷ lệ thu nhập ngoài lãi và chỉ số Herfindahl Hirschman (HHI).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Khóa luận thực hiện theo quy trình gồm các bước:

Bước1: Tác giả sẽ tiến hành lược khảo lý thuyết nền liên quan đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của các NHTM Đồng thời, tác giả tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam về tác động của đa dạng hóa thu nhập ngân hàng đến lợi nhuận ngân hàng Thông qua cơ sở lý thuyết và đánh giá tổng quan về các nghiên cứu trước tác giả xác định các biến xây dựng mô hình nghiên cứu.

Bước 2: Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của NH ở bước tiếp theo.

Bước 3: Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, áp dụng phương pháp định lượng bằng mô hình FEM, REM và phương pháp bình phương tổng quát nhỏ nhất, SGMM tác giả sẽ ước lượng tác động của đa dạng hóa thu nhập cũng như các biến độc lập khác đến lợi nhuận của các NHTM.

Bước 4: Kiểm định mô hình hồi quy: để bảo đảm kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tác giả tiến hành các kiểm định có liên quan như kiểm định hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Bước 5: Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu: Khóa luận trình bày kết quả nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam đồng thời thảo luận và so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước liên quan.

Bước 6: Kết luận và gợi ý chính sách để tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của NHTM Việt Nam.

3.2 MẪU NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của 27 NHTM của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2009 – 2019 trong tổng số 31 NHTMCP Các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu gồm ABB, ACB, AGR, BVB, BIDV, CTG, EIB, HDB, KLB, LPB, MBB, MSB, NAB, NCB, OCB, PGB, SCB, SEAB, SGB, SHB, STB, TCB, TPB, VAB, VCB, VIB, VCA, VPB Các ngân hàng được chọn vì cung cấp đủ thông tin về báo cáo tài chính, báo cáo thường niên đã được kiểm toán trong giai đoạn nghiên cứu, do hạn chế về việc minh bạch và công bố thông tin ở Việt Nam, những ngân hàng còn lại không trình bày đầy đủ chỉ tiêu do đó không thu thập được đầy đủ thông tin BCTC của những ngân hàng này trong giai đọng 2009-2019.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập và tổng hợp thành dữ liệu bảng gồm:

• Dữ liệu thời gian: 10 năm

• Dữ liệu không gian: 27 NHTM Việt Nam

Biến vi mô thuộc về nội tại bên trong ngân hàng được thu thập và tính toán dựa trên dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được kiểm toán của 27 NHTM Việt Nam.

Biến vĩ mô GDPG, tỷ lệ lạm phát được thu thập từ website của Ngân hàng Thế giới (WB).

Khóa luận được thực hiện theo quá trình từ bước thu thập dữ liệu, tính toán dữ liệu và sau đó sử dụng phần mềm Stata 14 để hỗ trợ chạy và xử lý dữ liệu đã được tính toán trong mô hình.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tác giả áp dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất dạng gộp Pooled OLS để hồi quy dữ liệu bảng bằng các kết hợp mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình hồi quy tổng quát FGLS, SGMM để xem xét và phân tích đa dạng hóa thu nhập tác động đến lợi nhuận của các NHTM.

Mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS thích hợp nếu không có yếu tố riêng biệt (từng ngân hàng) và yếu tố về thời gian Phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) không bỏ qua các yếu tố thời gian và yếu tố riêng biệt nên nó sẽ thích hợp để hồi quy Để xem xét mô hình hồi quy phù hợp nhất trong ba mô hình trên, các kiểm định được sử dụng: đầu tiên, kiểm định F để lựa chọn mô hình Pool OLS hoặc FEM (Nếu giá trị p-value mô hình FEM nhỏ hơn 5% thì mô hình FEM được lựa chọn), tiesp đến là kiểm định Hausman được thực hiện để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM (nếu giá trị p-value của kiểm định Hausman nhỏ hơn 5% thì lựa chọn mô hình FEM, ngược lại p-value có giá trị lớn hơn 5% thì REM được lựa chọn) cuối cùng sử dụng kiểm định Breusch & Pagan để lựa chọn OLS và REM (Nếu p-value của kiểm định Breusch & Pagan có giá trị nhỏ hơn 5% thì lựa chọn mô hình REM

Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, nếu mô hình REM được lựa chọn, ta dựa vào mô hình REM đế phân tích kết quả, nếu FEM được lựa chọn thì nghiên cứu tiếp tục thực hiện các kiểm định phương sai thay đổi (sử dụng kiểm định Modified Ward) và tự tương quan (sử dụng kiểm định Wooldridge) Trong mô hình FEM kiểm định Modified Ward dùng để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai tháy đổi Nếu giá trị p-value của kiểm định Modified Ward nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình FEM là kiểm định Wooldridge với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng tự tương quan Nếu giá trị p-value của kiểm định Wooldridge có nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 tức là mô hình có hiện tượng tự tương quan Nếu mô hình tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Square) được sử dụng bởi mô hình này có thể kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi.

Biến độc lập (đa dạng hóa thu nhập hay tỷ lệ nợ xấu) và biến phụ thuộc (lợi nhuận ngân hàng) có quan hệ đồng thời nên mô hình có thể xuất hiện vấn đề nội sinh Nội sinh có thể gây ra ước tính sai lệch trong phân tích Do đó, bài nghiên cứu sử dụng SGMM để giải quyết vấn đề nội sinh và tự tương quan đồng thời qua đó có thể so sánh kết quả với FGLS để mô hình nghiên cứu vững chắc về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng.

Theo Nguyễn Thị Đoan Trang (2019), các ước lượng của phương pháp GMM được sử dụng trong các trường hợp:

• Dữ liệu bảng có nhiều quan sát trong khi mốc thời gian ít (N lớn, T nhỏ)

• Giữa biến phụ thuộc và biến giải thích có quan hệ tuyến tính

• Mô hình có từ một đến hai hai biến trễ

• Các biến độc lập có thể tương quan với phần dư (hiện tại hoặc trước đó) hoặc mô hình tồn tại biến nội sinh (endogenous variables)

• Tồn tại vấn đề phương sai thay đổi hoặc tự tương quan ở các sai số đo lường (idiosyncratic disturbances)

• Tồn tại các tác động cố định riêng rẻ (fixed individual effects)

• Tồn tại phương sai thay đổi và tự tương quan trong mỗi đối tượng (nhưng không tồn tại giữa các đối tượng)

SGMM được sử dụng để giải quyết vấn đề nội sinh của một số biến giải thích thông qua biến công cụ Kiểm định Sargan hoặc kiểm định Hansen đối với tính chất xác định quá mức (over-identifying) cho phép kiểm tra sự phù hợp của các biến công cụ Trong nghiên cứu tác giả sử dụng Kiểm định Hansen được sử dụng để kiểm định tính over- identifying của các biến công cụ Kiểm định này xác định liệu có sự tương quan giữa biến công cụ và phần dư trong mô hình hay không thông qua kiểm tra giả thuyết H0: các biến công cụ là phù hợp (thỏa tính over-identifying) Khi chấp nhận giả thuyết H0 (p-value > 10%) nghĩa là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp.

Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng kiểm định tự tương quan bậc 2 (AR2) để kiểm định sự tương quan bậc 2 của phần dư trong mô hình, với giả thuyết H0: không có sự tương quan bậc 2 của phần dư Khi p-value lớn hơn 10%, ta chấp nhận H0: phần dư của mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 2, nghĩa là mô hình đạt yêu cầu.

Nội dung chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu của khóa luận, phương pháp được dùng để thực hiện nghiên cứu, mô tả dữ liệu, đưa ra các giả thuyết nghiên cứu để có cơ sở thiết lập mô hình nghiên cứu.

Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và các kỹ thuật phân tích, so sánh, thống kê mô tả Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính và phân tích hồi quy theo các phương pháp OLS,FEM, REM, FGLS, SGMM để lựa chọn mô hình phù hợp, đảm bảo tính vững nhằm đánh giá tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các NHTM tại ViệtNam.

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Kết quả của thống kê mô tả các biến đo lường trong mô hình hồi quy được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả biến

Obs (Số lượng quan sát)

Nguồn: Kết quả thông kế từ tác giả

Bảng thống kê mô tả khái quát các thông số cơ bản của dữ liệu nghiên cứu Qua đó cho thấy có sự phân tán giữa các quan sát trong mẫu được thể hiện qua giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn Giá trị của các biến phân phối không đều, thông qua giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

Dữ liệu bảng thu thập được là không cân bằng Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 27 NHTM Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2019 Dữ liệu được sử dụng để tính các biến trong mô hình từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2019 và dữ liệu kinh tế vĩ mô từ Worldbank Dữ liệu của các ngân hàng thu được là dữ liệu bảng không cân bằng với 296 quan sát Thống kê về mẫu nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.1.

4.1.1 Biến đo lường lợi nhuận

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 27 NHTM từ 2009 đến 2019 đạt giá trị trung bình 0.83% trong đó NHTMCP Tiên Phong (TPB) có tỷ suất sinh lời thấp nhất là -5.99% năm 2011 nhưng thay vào đó ngân hàng có tỷ suất sinh lời lớn nhất là NHTMCP Sài Gòn Công Thương – Saigonbank (SGB) với giá trị 5.54% năm 2010.

Bảng 4.2 Biến động của ROA giai đoạn 2009 - 2019

Giai đoạn 2009 đến 2015, ROA trung bình có xu hướng giảm sau đó ngày càng tăng dần trong giai đoạn 2016 đến 2019, cao nhất vào năm 2009 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình là 0.0158 Giai đoạn 2015 đến 2019 ROA trung bình giai đoạn cuối có xu hướng tăng dần nhưng đến năm 2019 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình vẫn thấp hơn tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản hữu trung bình năm 2009 là 0,54% Tuy mức tăng vẫn chưa đáng kể nững vẫn thấy rằng các NNHTM đang dần dần sử dụng tài sản có hiệu quả hơn nên khả năng sinh lời nâng cao từ đó lợi nhuận của ngân hàng đang dần dần cải thiện hơn.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trung bình đạt giá trị 8,85% với độ lệch chuẩn 0,0821 trong đó giá trị cao nhất là 26,82% thuộc về NHTMCP Á Châu – VCB

(2011) và thấp nhất là -82% thuộc về NHTMCP Tiên Phong (TPB) (2011) Điều đó cho thấy hiểu quả kinh doanh của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu biến động khá chênh lệch nhau giữa ngân hàng có ROE cao nhất và ngân hàng có ROE thấp nhất.

Bảng 4.3 Biến động của ROE giai đoạn 2009 - 2019

Nguồn: Kết quả thông kế từ tác giả

Tương tự ROA, ROE trung bình có xu hướng giảm sau đó ngày càng tăng dần trong giai đoạn 2016 đến 2019, cao nhất vào năm 2010 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình là 0,124 Giai đoạn 2015 đến 2019 ROA trung bình giai đoạn cuối có xu hướng tăng mạnh nhưng đến năm 2019 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình vẫn thấp hơn tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình năm 2010 là 0.57% Tuy nhiên có thể thấy rằng các NHTM đang dần dần sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu hiệu quả hơn nên tăng khả năng sinh lời từ đó lợi nhuận của ngân hàng đang dần dần cải thiện, nâng cao hơn.

4.1.2 Biến đa dạng hóa thu nhập

Giá trị bình quân của đa dạng hóa thu nhập của 27 NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu là 29,89% (so với mức cao nhất là 50%) cho thấy mức độ đa dạng hóa thu nhập của các NHTM Việt Nam ở mức trung bình Trong đó NHTMCP Hàng Hải đa dạng hóa gần như hoàn toàn với giá trị là 49,84% năm 2011 Năm 2017, một số ngân hàng không thực hiện đa dạng hóa với chỉ số DIV gần bằng không và chỉ tập trung vào mảng thu nhập từ lãi như NHTMCP Bao Viet (BaoVietBank) (2009, 2011, …, 2015) NHTMCP Kiên Long (KLB) (2014, 2015), NHTMCP Bưu Điện Liên Việt (LPB)

(2009, … 2017), NHTMCP Quốc Dân (NVB) (2014), NHTMCP Phương Đông (OCB)

(2012), NHTMCP Việt Á (VAB) (2017) … Có ngân hàng tập trung hoàn toàn vào thu nhập từ lãi nhưng có ngân hàng phát triển sang các sản phẩm dịch vụ ngoài lãi.

Bảng 4.4 Biến động của DIV giai đoạn 2009 – 2019

Nguồn: Kết quả thông kế từ tác giả

DIV trung bình giai đoạn 2009 đến 2019 biến động tăng giảm qua các năm Cụ thể giá trị trung bình DIV tăng mạnh giai đoạn 2015 đến 2019 từ 0,2619 đến 0,3556. Giá trị DIV trung bình cao nhất đạt được là 0,3556 vào năm 2019 Điều đó có thê thấy rằng dù có biến động về đa dạng hóa thu nhập nhưng năm 2019 việc chuyển sang các nguồn thu nhập ngoài lãi để đa dạng hóa nguồn thu nhập đươc các NHTM áp dụng một cách thành công giai đoạn 2015 đến 2019.

Quy mô ngân hàng (SIZE) của hệ thống NHTM đạt giá trị trung bình là 7,911 với độ biến động so với giá trị trung bình là 0,4999 cho thấy sự chênh lệch không nhiều về quy mô các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu Cụ thể, ngân hàng có quy mô lớn đạt đến 9,15 là NHTMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) vào năm 2019 và ngân hàng có quy mô nhỏ nhất là Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVB) với giá trị là 6,5236 năm 2009.

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GROW) trung bình của ngân hàng đang nghiên cứu đạt 3,55% với độ lệch chuẩn là 0,0141, năm 2013 NHTMCP Việt Nam Thịnh

Vượng (VPB) (2019) có tốc độ tăng trưởng lớn nhất là 10,38% và giá trị nhỏ nhất của tốc độ tăng trưởng thuộc về NHTMCP Tiên Phong (2011) với 0,07%.

Tỷ lệ an toàn vốn (ETA) có giá trị trung bình 9,77% với độ lệch chuẩn là 0,0461 điều này cho thấy các ngân hàng có sự khác biệt nhau về vốn chủ sở hữu trong đó ngân hàng có mức vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp nhất là NHTMCP Sài Gòn (SCB) năm 2019 chỉ đạt 2,93% và ngân hàng có mức cao nhất là NHTMCP Bản Việt (BVB) 33,24% năm 2009.

Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản (LOA) của hệ thống 27 NHTM Việt Nam gồm 296 biến đạt giá trị trung bình khá cao qua 10 năm khoảng 54,14% cho thấy tài sản của ngân hàng chủ yếu là cho vay khách hàng NHTMCP Sài Gòn Công Thương năm 2009 có tỷ lệ cho vay khách hàng cao nhất là 81,86% và tỷ lệ thấp nhất thuộc về NHTMCP Tiên Phong (TPB) năm 2011 với 14,73% Giữa các ngân hàng không có sự chênh lệch nhiều thể hiện ở độ lệch chuẩn chỉ là 0,1304.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của 27 ngân hàng đạt giá trị trung bình 2,07% với độ lêch chuẩn 0,0180 cho thấy rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ cho vay của các NHTMCP Việt Nam trong tầm kiểm soát dưới mức 3% theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ Ngân hàng có nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay thấp nhất là NHTMCP Bảo Việt 0,001% năm 2009 và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SSB) có giá trị cao nhất 20,20% vào năm 2010

Tỷ lệ tiền gửi khách hàng so với tổng tài sản (DEA) ở mức khá cao, đạt giá trị trung bình 62,33% với độ lệch chuẩn 0,1263 cho thấy các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào tiền gửi của khách hàng trong đó NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) là ngân hàng có số tiền gửi trên tổng tài sản cao nhất 89,37% vào năm 2015 trong khi đó năm

2011 tỷ lệ tiền gửi NHTMCP Tiên Phong (TPB) thấp nhất trong các ngân hàng với giá trị 25,08% và giữa các ngân hàng không có sự chênh lệch nhiều so với giá trị trung bình.

Phân tích hệ số tương quan

Bảng 4.5 Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình tác động đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng

DIV SIZE GROW ETA LOA NPL DEA LLP LIA GDPG INF

Nguồn: Kết quả thống kê từ phầm mềm stata

Trước hết, xem xét hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập được trình bày ở bảng 4.2 Theo Gujarati (2004) nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập vượt quá 0,8 thì có khả năng dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến cao trong mô hình Khi đó dấu của hệ số hồi quy trong mô hình có thể bị thay đổi, dẫn đến kết quả nghiên cứu bị sai lệch Bảng 4.2 mô tả ma trận hệ số tương quan giữa biến độc lập trong mô hình, cho thấy hệ số tương quan của các biến độc lập trong khoảng từ -0,68310 đến 0,60610 Mối tương quan giữa quy mô ngân hàng (SIZE) và tỷ lệ an toàn vốn (ETA) bằng -0,68310. Mối tương quan của tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản (LOA) và tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEA) bằng 0,60610, cho thấy các cặp biến này có tương quan khá cao, có nguy cơ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình Việc xử lý đa cộng tuyến không phụ thuộc vào hệ số tương quan cao hay thấp mà phụ thuộc vào hậu quả của đa cộng tuyến làm cho hệ số hồi quy thay đổi dấu Tác giả tiến hành kiểm định lại hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF.

Bảng 4.6 Kiểm định đa cộng tuyến

Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm stataKiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số VIF, nếu hệ số VIF nhỏ, khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến thấp và ngược lại Theo Hoàng Trọng và Chu

Nguyễn Mộng Ngọc (2005), qui tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng tuyến Ủng hộ quan điểm này, theo tác giả Nguyễn Đình Thọ (2011), nếu hệ số VIF của một biến độc lập nào đó lớn hơn 10 thì biến này được coi là có đa cộng tuyến cao Theo kết quả hệ số phóng đại phương sai VIF có giá trị trung bình 1,76, giá trị VIF dao động từ 1,19 đến 3,01, các hệ số VIF đều nhỏ hơn 10, nên mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định hồi quy tổng thể OLS, FEM và REM

Tác giả sẽ thực hiện tuần tự các phương pháp hồi quy OLS, FEM và REM, cùng các kiểm định tương ứng như F-test, Hausman test và Breusch and Pagan test để lựa chọn giữa các cặp mô hình OLS-FEM; FEM-REM; OLS-REM

Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp đối với mô hình 1

Mô hình OLS FEM REM

Kiểm định F Hausman Test Breusch and Pagan test

Lựa chọn OLS & FEM FEM & REM OLS & REM

Không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau

Không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng với các biến giải thích

Sai số của ước lượng không bao gồm các sai lệch giữa các đối tượng

Giá trị thống kê F (26, 258) = 4,06 chi2(11) = 97,26 chibar2(01) = 25,09 p-value Prob > F = 0,0000 Prob>chi2 = 0,0000 Prob > chibar2 = 0,0000

Kết luận Bác bỏ H 0 Bác bỏ H 0 Bác bỏ H 0

Kết luận lựa chọn mô hình: mô hình FEM là mô hình phù hợp

Nguồn: kết quả tổng hợp từ phần mềm stata Bảng 4.5 phản ánh tổng hợp các kết quả hồi quy và các kiểm định Theo kết quả Bảng 4.5, mô hình tác động ngẫu nhiên (FEM) sẽ được dùng để phân tích.

Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp đối với mô hình 2

Mô hình OLS FEM REM

Kiểm định F Hausman Test Breusch and Pagan test

Lựa chọn OLS & FEM REM & FEM OLS & REM

Không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau

Không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng với các biến giải thích

Sai số của ước lượng không bao gồm các sai lệch giữa các đối tượng

Giá trị thống kê F (26, 258) =2,82 chi2(11) = 56,27 chibar2(01) = 9,19 p-value Prob > F = 0,0000 Prob>chi2 = 0,0000 Prob > chibar2 = 0,0012

Kết luận Bác bỏ H 0 Bác bỏ H 0 Bác bỏ H 0

Kết luận lựa chọn mô hình: mô hình FEM là mô hình phù hợp

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm stata

Trước hết, cả 11 ước lượng của 2 mô hình với biến phụ thuộc lần lượt ROA và ROE đều có ý nghĩa thống kê vì các giá trị p-value (Prob > F) của mô hình đều rất nhỏ (Prob > F = 0,0000), nghĩa là có thể sử dụng các ước lượng trên để phân tích tác động đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Từ bảng kết quả hồi quy của 3 mô hình Pool OLS, FEM, REM với biến phụ thuộc ROA và ROE ta so sánh và lựa chọn các mô hình như sau:

• Giữa mô hình Pool OLS và FEM sử dụng kiểm định F test với giả thuyết H 0 cho rằng không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau (hay

4 8 nói cách khác mô hình Pool OLS phù hợp với với mẫu nghiên cứu hơn) Kết quả cả 2 mô hình với biến phụ thuộc ROA và ROE cho thấy p-value nhỏ hơn 0,05, suy ra bác bỏ H0 tức là mô hình FEM phù hợp

• Kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa 2 mô hình FEM, REM với giả thuyết H0 cho rằng không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng với các biến giải thích (hay nói cách khác mô hình REM phù hợp với mẫu nghiên cứu hơn) cho kết quả mô hình với biến phụ thuộc ROA có p-value (Prob > chi2) nhỏ hơn 0,05 dó đó có cơ sở để bác bỏ H 0 điều này cho thấy mô hình FEM phù hợp hơn với mô hình biến phụ thuộc ROA Trong khi đó p-value của mô hình với biến phụ thuộc ROE bằng 0,000 cho thấy mô hình FEM phù hơn hơn

• Kiểm định Breusch and Pagan được sử dụng để lựa chọn giữa 2 mô hình Pool OLS và REM với kết quả cả hai p-value (Prob > chibar2) đều nhỏ hơn 0,05 nên có bằng chứng để bác bỏ H0 nghĩa là mô hình REM phù hợp hơn OLS.

Thông qua kiểm định F, Hausman và Breusch and Pagan cho thấy mô hình tác động cố định FEM là phù hợp cho mô hình 1 và mô hình 2

Kiểm định các khuyết tật của mô hình và kết quả hồi quy

4.4.1.1 Kiểm định các khuyết tật:

Kết quả so sánh 3 mô hình OLS, FEM và REM vừa tìm được ở phần trên thì mô hình FEM là mô hình phù hợp đối với là mô hình 1 Do đó cần phải kiểm tra khuyết tật của mô hình, tìm ra các khuyết tật có thể có của mô hình nếu có để khắc phục khuyết tật cho mô hình và đưa ra kết quả phù hợp nhất.

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình 1 với biến phụ thuộc ROA

Kiểm định phương sai sai số thay đồi

H 0 : Mô hình không có phương sai thay đổi

H 1 : Mô hình có phương sai thay đổi

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (27) = 781,67

P – value = 0,0000 < 0,05, bác bỏ H 0 và chấp nhận H 1 nghĩa là mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi với mức ý nghĩa 5%.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan

H 0 : Mô hình không có tự tương quan bậc nhất

H 1 : Mô hình có hiện tượng tương quan bậc nhất

Wooldridge test for autocorrelation in panel data

P – value = 0,0000 < 0,05, bác bỏ H 0 và chấp nhận H 1 nghĩa là mô hình có hiện tượng tương quan bậc nhất với mức ý nghĩa 5%.

Nguồn: kết quả tổng hợp từ phần mềm stata

4.4.1.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS

Kết quả kiểm định cho thấy mô hình 1 với biến phụ thuộc ROA tồn tại hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi nên bài nghiên cứu sử dụng phương pháp FGLS để xử lý khuyết tật của mô hình 1.

Bảng 4.10 Kết quả hồi quy tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng ROA

MODEL OLS FEM REM FGLS

*, **, *** tương ứng mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10%, 5%, 1% Nguồn: kết quả tổng hợp từ phần mềm stata

Kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp FGLS cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập (DIV), tốc độ tăng trưởng (GROW), tỷ lệ an toàn vốn (ETA), tỷ lệ nợ xấu (NPL), rủi ro tín dụng (LLP), có ý nghĩa và tác động đáng kể đến lợi nhuận đo lường bằng chỉ số ROA Tuy nhiên, sau khi hồi quy theo phương pháp FGLS thì quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ cho vay khách hàng (LOA), tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEA), chất lượng tài sản thanh khoản (LIA), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDPG), tỷ lệ lạm phát (INF) không có ý nghĩa thống kê Mô hình nghiên cứu sau khi hồi quy theo mô hình FGLS để khắc phục khuyết tật thì mô hình có được trình bày như sau:

ROA it = – 0,0159 + 0,00868 DIV it + 0,432 GROW it + 0,0191 ETA it - 0,0205 NPL it – 0,237 LLP it + 0,0134 LIA it + àit

Trọng tâm phân tích của nghiên cứu là biến đa dạng hóa thu nhập (DIV), kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa thu nhập có sự tác động thuận chiều đến lợi nhuận được đo lượng thông qua chỉ tiêu ROA với mức ý nghĩa 1% Điều đó cho thấy đa dạng hóa thu nhập qua các năm nghiên cứu tác động tích cực đến lợi nhuận các NHTM Việt Nam Như vậy, có thể thấy khi các NHTM Việt Nam đa dạng hóa thu nhập thì đã gia tăng được các nguồn thu khác nhau làm lợi nhuận của ngân hàng tăng nên lợi nhuận gia tăng Kết quả nghiên cứu này cho thấy đa dạng hóa thu nhập của các NHTM Việt Nam phù hợp với lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại. Đa đạng hóa thu nhập tác động cùng chiều đến lợi nhuận phù hợp với kết quả các nghiên cứu ở nước ngoài như của Chiorazzo và cộng sự (2008), Elsas và cộng sự

(2010), Moudud-Ul-Huq và cộng sự (2008) Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), Nguyễn Quang Khải (2016),

Lê Văn Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016) Những kết quả thêm một lần nữa khẳng định khi các NHTM Việt Nam đa dạng hóa thu nhập thì đã gia tăng được các nguồn thu khác nhau, làm tăng lợi nhuận của ngân hàng nên lợi nhuận tăng Đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều với lợi nhuận nhưng trái ngược với kết quả của một số nghiên cứu ngân hàng Mỹ như của DeYoung & Rice (2004), của Stiroh (2004a, 2004b), hay nghiên cứu về các ngân hàng Châu Âu của Mercieca và cộng sự (2007) Thực tế, có thể thấy rằng lợi nhuận ngân hàng dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh truyền thống khi nền kinh tế biến động hay nhu cầu người dân giảm sút Vì khi đó nguồn lợi nhuận chính của ngân hàng chủ yếu là hoạt động cho vay kiếm lãi nếu như nhu cầu của người dân càng giảm thì nguồn lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm không đủ với các chi phí bỏ ra từ đó làm lợi nhuận ngân hàng đi xuống Do đó có thể thấy được đa dạng hóa thu nhập có tầm quan trọng lớn đến lợi nhuận, dù nguồn thu từ cho vay có giảm sút nhưng các nguồn thu nhập ngoài lãi từ kinh doanh thẻ, dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo hiểm, phí hoạt động cung cấp dịch vụ nhận tiền gửi, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, … sẽ giúp ngân hàng ổn định được mức lợi nhuận tuy nhiên cần phải kết hợp giữa hai nguồn thu nhập để có thể gia tăng lợi nhuận hơn Các NHTM Việt Nam kinh doanh dựa trên các hoạt động cho vay truyền thống nếu khủng hoảng kinh tế xảy ra, người đi vay phải đối mặt với khó khăn không trả được nợ và lãi, nợ quá hạn nhiều làm cho ngân hàng trích lập dự phòng, không thu được lãi cho vay làm lợi nhuận ngân hàng giảm Khách hàng của các NHTM Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển thường ít có thói quen thay đổi ngân hàng khác, việc phát triển mở rộng sang nhiều hoạt động ngoài lãi sẽ đem lợi nhuận về cho các ngân hàng nhiều hơn nên lợi nhuận vẫn tăng qua các năm, do đó việc các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa thu nhập sẽ có tác động tích cực với lợi nhuận của NHTM Việt Nam Đa dạng hóa không còn là chiến lược vì lợi nhuận mà nó là một hành động cần thiết trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng Kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển, ngày càng có nhiều ngân hàng mới ra đời với sự cải tiến mạnh mẽ từ hoạt động kinh doanh cho đến việc liên doanh giữa các ngân hàng với nước ngoài do đó đòi hỏi sự mới lạ trong hình thức tổ chức lẫn chất lượng hoạt động vô cùng quan trọng Muốn tồn tại và phát triển để có được vị thế trong môi trường cạnh tranh thì các ngân hàng phải không ngừng mở rộng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới lạ, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng để góp phần nâng cao nhuận cho ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GROW) ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận đo bằng ROA với mức ý nghĩa là 1% tương tự kết quả nghiên cứu của Lee và cộng sự

(2014), Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015) Điều đó có nghĩa khi tốc độ tăng trưởng quy mô cao, đồng nghĩa các hoạt động ngân hàng mở rộng với khả năng sinh lười lớn, khả năng phá sản thấp so với ngân hàng có quy mô nhỏ, tăng trưởng nhanh, tạo nhiều thu nhập nên lợi nhuận hơn.

Tỷ lệ an toàn vốn (ETA) ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng đo bằng ROA với mức ý nghĩa 1% Nghiên cứu có cùng kết quả với một số nghiên cứu như Goddard và cộng sự (2004), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) Kết quả phù hợp với thực tế rằng NHTM có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng có nhiều lợi thế cạnh tranh ngân hàng, ngân hàng có nguồn vốn để cung cấp cho khách hàng đa dạng sản phẩm dịch vụ tài chính hơn, mở rộng mạng lưới cho vay, đầu tư tăng lợi nhuân do đó lợi nhuận ngân hàng tăng lên.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) được thể hiện qua tổng nợ xấu trên tổng dư nợ với mức ý nghĩa là 10% tương tự kết quả nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM Việt Nam, kết quả rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận.

Vì thế các ngân hàng cần có chiến lược cho vay mạnh mẽ, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay càng cao làm cho chi phí tăng và thu nhập giảm Trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu, tác giả thấy rằng rủi ro tín dụng cao đòi hỏi ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cao và lợi nhuận ngân hàng giảm, do đó lợi nhuận giảm

Rủi ro tín dụng (LLP) thể hiện qua tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với ROA với mức ý nghĩa 5% cùng với kỳ vọng đặt ra Kết quả nghiên cứu tương động với Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) Thực tế, kết quả này rất phù hợp khi các khoản cho vay có nhiều khi có vấn đề trả nợ sẽ gia tăng tỷ lệ dự phòng cho khoản vay đó điều đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Nếu tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu cao cho thấy việc kiểm soát rủi ro cho vay của ngân hàng rất thấp, gây thiếu hụt vốn khi phải trích lập dự phòng vượt quá thu nhập của ngân hàng làm thu nhập ngân hàng giảm từ đó lợi nhuận dần giảm theo.

Chất lượng tài khoản thanh khoản (LIA) tính bằng tổng tài sản có tính thanh khoản cao chia cho tổng tài sản với mức ý nghĩa 1% cho thấy các ngân hàng cần thiết lập ngay chiến lược quản trị thanh khoản thông qua việc hoạch định và dự đoán những thay đổi về lưu lượng tiền gửi và cho vay, cũng như những thay đổi về lợi nhuận Tiếp đó, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, vì đây là một biện pháp khá căn bản để có thể quản lý thanh khoản trong cả công tác phòng ngừa và xử lý các khó khăn về thanh khoản.

Theo bảng tổng hợp kết quả của 3 phương pháp để chọn ra mô hình hồi quy tác động của đa dang hóa thu nhập lên lợi nhuận ROE, mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) được dùng để phân tích

Bảng 4.11 Kết quả hồi quy về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng ROE

Random-effects GLS regression Number of obs = 296

Group variable: BANK Number of groups = 27

R-sq: Obs per group: within = 0,5072 min between = 0,7481 avg overall = 0,5638 max

Wald chi2(11) = 346,70 Corr (u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0,0000

ROA Coef, Std, Err Z P>z [95% Conf Interval]

0 -2,62 0,009 -0,4396656 -0,0633643 sigma_u 0,00985 sigma_e 0,05178 rho 0,03492 fraction of variance due to u_i

Nguồn: kết quả tổng hợp từ phầm mềm stata

Từ kết quả hồi quy ở Bảng 4.12 cho mô hình 2, mô hình có 5 biến mang ý nghĩa thống kê với mức 1% bao gồm đa dạng hóa thu nhập (DIV), tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GROW), tỷ lệ an toàn vốn (ETA), tỷ lệ cho vay khách hàng (LOA) và chất lượng tài khoản thanh khoản (LIA) Mô hình có 2 biến mang ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% là quy mô ngân hàng (SIZE), rủi ro tin dụng (LLP) và 1 biến mang ý nghĩa thống kê 10% là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDPG) Đặc biệt biến đa dạng hóa thu nhập (DIV) cả hai mô hình tác động đến lợi nhuận ROA, ROE đều tác động tích cực với lợi nhuận ở mức ý nghĩa 1% điều đó cho thấy đa dạng hóa thu nhập luôn giữu một vị thế quan trong trong việc nâng cao lợi nhuận của ngân hàng Như vậy nếu so với kết quả hồi quy của mô hình 1, kết quả hồi quy mô hình 2 ít biến mang ý nghĩa thống kê hơn Tuy nhiên, chỉ số đa dạng hóa thu nhập DIV ở cả 2 mô hình đều tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận ngân hàng ở mức ý nghĩa 1% Điều đó cho thấy khi ngân hàng vừa kết hợp nguồn thu từ lãi vừa kết hợp nguồn thu ngoài lãi sẽ nâng cao lợi nhuận ngân hàng.

ROE it = - 0,2515 + 0,1734 DIV it + 0,02442 SIZE it + 3,8212GROW it – 0,486

ETA it + 0,1311LOA - 4,0239 LLP it + 0,2389 LIA it + à it

Kết quả hồi quy tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kình doanh của các NHTM giai đoạn 2009 đến 2019 được tổng hợp như sau:

Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Tên biến Giả thuyết Dấu kỳ vọng Kết quả Mức ý nghĩa

Nguồn: tổng hợp kết quả từ phầm mềm stata

4.4.3 Phân tích hồi quy theo phương pháp SGMM

Tuy kết quả nghiên cứu cả 2 mô hình nợ xấu không có mối tương quan với ROA, ROE nhưng theo Berger & DeYoung (1997), Nguyễn Việt Hùng (2008), tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng Vì thế có cơ sở để cho rằng tỷ lệ nợ xấu có thể tác động với lợi nhuận và lợi nhuận sẽ có tác động đến nợ xấu theo như nghiên cứu của Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam Trong đó theo nghiên cứu, ROE có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Điều đó cho thấy, mô hình nghiên cứu có thể xảy ra hiện tượng nội sinh ngoài ra một số nghiên cứu sử dụng GMM để đo lường lợi nhuận ngân hàng hay lợi nhuận như Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015), Guzbuz và cộng sự (2013), Moudud-Ul- Hud (2018) do đó tác giả nhằm tạo ra kết luận chính xác và khắc phục được tình trạng nội sinh để đưa ra kết quả chính xác, vững hơn tác giả sử dụng phương pháp SGMM để hồi quy về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ROA, ROE.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 2. 1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng (Trang 33)
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả biến - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả biến (Trang 47)
Bảng 4.3 Biến động của ROE giai đoạn 2009 - 2019 - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 4.3 Biến động của ROE giai đoạn 2009 - 2019 (Trang 49)
Bảng 4.5 Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình tác động đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 4.5 Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình tác động đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng (Trang 55)
Bảng 4.6 Kiểm định đa cộng tuyến - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 4.6 Kiểm định đa cộng tuyến (Trang 56)
Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp đối với mô hình 1 - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp đối với mô hình 1 (Trang 57)
Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp đối với mô hình 2 - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp đối với mô hình 2 (Trang 58)
Hình OLS FEM REM - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
nh OLS FEM REM (Trang 58)
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng ROA - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng ROA (Trang 62)
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng ROE - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng ROE (Trang 66)
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả nghiên cứu - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả nghiên cứu (Trang 68)
Bảng 4.13 Tổng hợp kết quả hồi quy theo phương pháp SGMM - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 4.13 Tổng hợp kết quả hồi quy theo phương pháp SGMM (Trang 70)
Bảng 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu - 1464 tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các nhtm 2023
Bảng 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (Trang 75)
w