Ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề

  • Tính cấp thiết đề tài

    Bên cạnh đó, hoạt động trung gian thanh toán của ngân hàng giúp hoạt động kinh tế trở nên thuận lợi, nhanh chóng và an toàn; hoạt động trung gian tài chính góp phần thúc đẩy huy động tối đa nguồn lực tiền tệ trong dân cư để phục vụ cho đầu tư và phát triển kinh tế đất nước. Trước đây,hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu của các NHTM, tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã dẫn đến tình hình nợ xấu của các NHTM gia tăng, các nguồn thu từ tín dụng sụt giảm đáng kể và đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 –2019 nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để góp phần tạo ra lợi nhuận bền vững thúc đẩy hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển đủ sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế.

    Nghiên cứu tiếp cận theo hướng vừa nghiên cứu các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập vừa nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận tại NHTM Việt Nam, trong khi các nghiên cứu khác ở Việt Nam thường chỉ xem xét tác động của của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM Việt Nam.

    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

    CƠ SỞ Lí THUYẾT VỀ ĐA DẠNG HểA THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

      Theo Elsas và cộng sự (2010), các NHTM thường đa dạng hóa thu nhập bằng cách chuyển sang các hoạt động thu phí từ các hoạt động kinh doanh truyền thống như tiền gửi và tiền vay để thu lãi; sau đó các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phi truyền thống khác như hoạt động đầu tư trên cơ sở thu nhập từ phí ổn định để gia tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập hoạt động. Tóm lại, đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là việc nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập ngân hàng, mảng kinh doanh truyền thống (hoạt động tín dung) được chuyển sang kinh doanh phi truyền thống nhờ từ thu phí dịch vụ như (dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, môi giới chứng khoán đầu tư, ngân hàng điện tử…) tạo thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. Theo nghị định 93/2017/NĐ-CP và thông tư 16/2018/TT-BTC, thu nhập ngân hàng là những khoản thu được từ hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự; thu nhập từ hoạt động dịch vụ; thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng; thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (trừ cổ phiếu), thu từ hoạt động góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần; thu từ hoạt động khác.

      Trên báo cáo tài chính của NHTM Việt Nam, tổng thu nhập thuần của ngân hàng bao gồm thu nhập lãi thuần, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ, thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu nhập thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh, thu nhập thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, thu nhập thuần từ hoạt động khác và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.

      CÁC NGHIấN CỨU TRƯỚC Cể LIấN QUAN .1 Các nghiên cứu nước ngoài

        Tiếp theo, nghiên cứu của Kohler (2014) về các ngân hàng thương mại ở Đức chỉ ra rằng các khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các ngân hàng theo xu hướng bán lẻ được cải thiện rừ nột khi cỏc đơn vị này tăng cường cung cấp cỏc sản phẩm, dịch vụ tài chớnh bên ngoài hoạt động cho vay truyền thống. Trên cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước, tác giả cho rằng nhờ vào đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp ngân hàng giảm rủi ro nhờ vào rủi ro được phân tán và tận dụng nguồn lực có sẵn để mở rộng dịch vụ mà không cần phải tốn khoản chi phí nào nên góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, điều này giúp lợi nhuận gia tăng. Có thể nói rằng khi ngân hàng có nguồn vốn dồi dào sẽ hạn chế tìm nguồn tài trợ bên ngoài, sinh ra nhiều chi phí do đó cấu trúc vốn cao sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và lợi nhuận nâng cao hơn Vì thế với việc tiếp cận lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, tác giả ủng hộ quan điểm tỷ lệ an toàn vốn tương quan ngược chiều với rủi ro và cùng chiều lợi nhuận.

        Sự phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngân hàng, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nguồn thu nhập ổn định giúp cho ngân hàng dễ thu hồi nợ mặc khác trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu đi vay của người dân cao do lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm nên nguồn phí thu từ các dịch vụ gia tăng.

        Bảng 2. 1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng
        Bảng 2. 1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng

        PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

        Thông qua cơ sở lý thuyết và đánh giá tổng quan về các nghiên cứu trước tác giả xác định các biến xây dựng mô hình nghiên cứu. Bước 2: Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của NH ở bước tiếp theo. Bước 3: Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, áp dụng phương pháp định lượng bằng mô hình FEM, REM và phương pháp bình phương tổng quát nhỏ nhất, SGMM tác giả sẽ ước lượng tác động của đa dạng hóa thu nhập cũng như các biến độc lập khác đến lợi nhuận của các NHTM.

        Bước 4: Kiểm định mô hình hồi quy: để bảo đảm kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tác giả tiến hành các kiểm định có liên quan như kiểm định hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bước 5: Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu: Khóa luận trình bày kết quả nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam đồng thời thảo luận và so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước liên quan. Bước 6: Kết luận và gợi ý chính sách để tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của NHTM Việt Nam.

        Các ngân hàng được chọn vì cung cấp đủ thông tin về báo cáo tài chính, báo cáo thường niên đã được kiểm toán trong giai đoạn nghiên cứu, do hạn chế về việc minh bạch và công bố thông tin ở Việt Nam, những. Biến vi mô thuộc về nội tại bên trong ngân hàng được thu thập và tính toán dựa trên dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được kiểm toán của 27 NHTM Việt Nam. Biến vĩ mô GDPG, tỷ lệ lạm phát được thu thập từ website của Ngân hàng Thế giới (WB).

        Khóa luận được thực hiện theo quá trình từ bước thu thập dữ liệu, tính toán dữ liệu và sau đó sử dụng phần mềm Stata 14 để hỗ trợ chạy và xử lý dữ liệu đã được tính toán trong mô hình.

        PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        Trong mô hình FEM kiểm định Modified Ward dùng để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai tháy đổi. Nếu giá trị p-value của kiểm định Modified Ward nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi. Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình FEM là kiểm định Wooldridge với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

        Nếu mô hình tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Square) được sử dụng bởi mô hình này có thể kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Biến độc lập (đa dạng hóa thu nhập hay tỷ lệ nợ xấu) và biến phụ thuộc (lợi nhuận ngân hàng) có quan hệ đồng thời nên mô hình có thể xuất hiện vấn đề nội sinh. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng SGMM để giải quyết vấn đề nội sinh và tự tương quan đồng thời qua đó có thể so sánh kết quả với FGLS để mô hình nghiên cứu vững chắc về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng.

        • Các biến độc lập có thể tương quan với phần dư (hiện tại hoặc trước đó) hoặc mô hình tồn tại biến nội sinh (endogenous variables). Kiểm định Sargan hoặc kiểm định Hansen đối với tính chất xác định quá mức (over-identifying) cho phép kiểm tra sự phù hợp của các biến công cụ. Kiểm định này xác định liệu có sự tương quan giữa biến công cụ và phần dư trong mô hình hay không thông qua kiểm tra giả thuyết H0: các biến công cụ là phù hợp (thỏa tính over-identifying).

        Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng kiểm định tự tương quan bậc 2 (AR2) để kiểm định sự tương quan bậc 2 của phần dư trong mô hình, với giả thuyết H0: không có sự tương quan bậc 2 của phần dư. Khi p-value lớn hơn 10%, ta chấp nhận H0: phần dư của mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 2, nghĩa là mô hình đạt yêu cầu.