Do đó, doanh nghiệp cần nắm được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả để từ đó có chính sách, chiến lược để điều chỉnh cơ cấu tài chính.. N guyễn Tấn Bình, 2011, Kế toán
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜ G ĐẠI HỌC KI H TẾ KHOA KẾ TOÁ TÀI CHÍ H
- -
KHÓA LUẬ TỐT GHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠ G CÔ G TÁC KẾ TOÁ CÔ G Ợ
VÀ PHÂ TÍCH TÌ H HÌ H CÔ G Ợ TẠI
CÔ G TY T HH MAI LI H HUẾ
GUYỄ THN HOÀI GUYÊ
KHÓA HỌC: 2019 - 2023
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜ G ĐẠI HỌC KI H TẾ KHOA KẾ TOÁ TÀI CHÍ H
- -
KHÓA LUẬ TỐT GHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠ G CÔ G TÁC KẾ TOÁ CÔ G Ợ
VÀ PHÂ TÍCH TÌ H HÌ H CÔ G Ợ TẠI
CÔ G TY T HH MAI LI H HUẾ
Sinh viên thực hiện:
guyễn Thị Hoài guyên MSV: 19K4131029
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬ
Đề tài khóa luận: “Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty T HH Mai Linh Huế” gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề, giới thiệu và đưa ra lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vị nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đề tài
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công
nợ tại Công ty TNHH Mai Linh Huế
Giới thiệu về công ty, đặc điểm, hình thức hoạt động kinh doanh Cụ thể, tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ của công ty và từng bộ phận Phân tích về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2019 – 2021
Đánh giá thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty, nghiên cứu về công tác kế toán nợ phải trả, phải thu của công ty gồm tìm hiểu cách thức hoạch toán, quá trình luân chuyển chứng từ Phân tích tình hình công nợ của Công ty qua việc phân tính tình hình công nợ bằng các chỉ số công nợ và chỉ số khả năng thanh toán qua 3 năm 2019 – 2021
Chương 3: Thông qua nghiên cứu công tác kế toán công nợ và phân tích tình
hình công nợ để đưa ra những ưu điểm, nhược điểm của Công ty trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán công nợ nói riêng Từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại công ty Phần III: Đánh giá tổng quát về những vấn đề đạt được và chưa đạt được của
đề tài Đưa ra một số kiến nghị đề nâng cao và cải thiện được nhưng thiếu sót trong
đề tài
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4cô, quý cơ quan
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý Thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế và Khoa Kế toán –Tài Chính đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Trịnh Văn Sơn, người đã trực tiếp theo dõi, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện Khóa luận tốt nghiệp này
Cùng với đó, em xin chân thành cảm ơn quý Ban Lãnh Đạo Công ty T%HH Mai Linh Huế, phòng Kế Toán – Tài Chính cùng toàn thể các phòng ban Em xin cảm ơn các anh chị trong phòng Kế toán – Tài Chính mặc dù rất bận rộn nhưng vẫn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập
Tuy nhiên, vì thời gian thực tập và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài Khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài được hoàn chỉnh hơn và em có thể rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân
Em xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 12 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hoài Nguyên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5MỤC LỤC
DA H MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DA H MỤC BẢ G ii
DA H MỤC BIỂU MẪU Error! Bookmark not defined DA H MỤC SƠ ĐỒ iii
DA H MỤC BIỂU ĐỒ v
PHẦ I ĐẶT VẤ ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3
5 Kết cấu đề tài 4
PHẦ II: ỘI DU G VÀ KẾT QUẢ GHIÊ CỨU 5
CHƯƠ G 1: CƠ SỞ LÝ LUẬ VỀ KẾ TOÁ CÔ G Ợ VÀ PHÂ TÍCH TÌ H HÌ H CÔ G Ợ TRO G DOA H GHIỆP 5
1.1 Lý luận cơ bản về kế toán công nợ trong doanh nghiệp 5
1.1.1 Một số khái niệm liên quan 5
1.1.1.1 Khái niệm kế toán công nợ 5
1.1.1.2 Các khoản phải thu 5
1.1.1.3 Các khoản nợ phải trả 6
1.1.1.4 Quan hệ thanh toán 6
1.1.2 Nguyên tắc hạch toán công nợ 7
1.1.2.1 Nguyên tắc kế toán khoản nợ phải thu 7
1.1.2.2 Nguyên tắc kế toán khoản nợ phải trả 8
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán công nợ 9
1.1.3.1 Chức năng của kế toán công nợ 9
1.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán công nợ 10
1.1.4 Kế toán nợ phải thu 10
1.1.4.1 Kế toán khoản phải thu khách hàng 10
1.1.4.2 Kế toán khoản tạm ứng 15
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 61.1.5 Kế toán nợ phải trả (Kế toán khoản phải trả cho người bán) 18
1.2 Phân tích tình hình công nợ 22
1.2.1 Khái niệm, vai trò và ý nghĩa 22
1.2.1.1 Khái niệm 22
1.2.1.2 Vai trò và ý nghĩa về phân tích tình hình công nợ 22
1.2.2 Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ 22
1.2.2.1 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả ( lần hoặc %) 23
1.2.2.2 Hệ số vòng quay các khoản phải thu (ĐVT: vòng) 23
1.2.2.3 Kỳ thu tiền bình quân (ĐVT: ngày) 24
1.2.2.4 Hệ số vòng quay các khoản phải trả (ĐVT:vòng) 24
1.2.2.5 Thời gian quay vòng các khoản phải trả (ĐVT: ngày) 26
1.2.2.6 Hệ số nợ (ĐVT: lần) 26
1.2.2.7 Hệ số tự tài trợ (ĐVT:lần) 27
1.2.2.8 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Hhh) (ĐVT: lần) 27
1.2.2.9 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Hnhanh) (ĐVT:lần) 28
1.2.2.10 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Htt) (ĐVT:lần) 28
CHƯƠ G 2: THỰC TRẠ G CÔ G TÁC KẾ TOÁ VÀ PHÂ TÍCH CÔ G Ợ TẠI CÔ G TY T HH MAI LI H HUẾ 30
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Mai Linh Huế 30
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty và quá trình phát triển 30
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 32
2.1.2.1 Chức năng 32
2.1.2.2 Nhiệm vụ 33
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 33
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 33
2.1.3.2 Chức năng của từng bộ phận 34
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 35
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 35
2.1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 37
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 72.1.5 Tình hình các nguồn lực và hoạt động kinh doanh của Công ty 40
2.1.5.1 Tình hình lao động 40
2.1.5.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn 43
2.1.5.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 46
2.2 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Mai Linh Huế 50
2.2.1 Kế toán các khoản nợ phải thu 50
2.2.1.1 Kế toán các khoản nợ phải thu khách hàng 50
2.2.1.2 Kế toán khoản tạm ứng 59
2.2.2 Kế toán các khoản nợ phải trả 71
2.2.2.1 Kế toán nợ khoản trả người bán 71
2.3 Phân tích tình hình công nợ của Công ty TNHH Mai Linh Huế 82
2.3.1 Đánh giá chung tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2019 – 2021 82
2.3.1.1 Đánh giá tình hình các khoản phải thu: 82
2.3.1.2 Đánh giá tình hình về các khoản phải trả 87
2.3.2 Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu về tình hình công nợ qua của Công ty TNHH Mai Linh Huế, giai đoạn 2019-2021 88
2.3.3 Phân tích tình hình thanh toán của công ty qua 03 năm 2019-2021 96
CHƯƠ G 3: GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀ THIỆ CÔ G TÁC KẾ TOÁ CÔ G Ợ VÀ TĂ G CƯỜ G QUẢ LÝ CÔ G Ợ TẠI CÔ G TY T HH MAI LI H HUẾ 101
3.1 Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán và công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Mai Linh Huế 101
3.1.1 Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty 101
3.1.1.1 Ưu điểm 101
3.1.1.2 Nhược điểm 102
3.1.2 Nhận xét chung về công tác kế toán và phân tích công nợ tại công ty TNHH Mai Linh Huế 103
3.1.2.1 Ưu điểm 103
3.1.2.2 Nhược điểm 104
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 83.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tăng cường
công tác quản lý công nợ tại Công ty TNHH Mai Linh Huế 105
3.2.1 Nhóm giải pháp đối với công tác kế toán chung 105
3.2.2 Nhóm giải pháp đối với công tác kế toán công nợ 106
3.2.3 Nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý công nợ tại Công ty 106
PHẦ III: KẾT LUẬ VÀ KIẾ GHN 109
1 Kết luận 109
2 Kiến nghị 110
DA H MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 105
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DA H MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐSCĐ Bất động sản cố định BCTC Báo cáo tài chính
BHTNLĐ Bảo hiểm tai nạn lao động
GTGT Giá trị gia tăng
Trang 10DA H MỤC BẢ G
Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu lao động tại Công ty TNHH Mai Linh Huế 41 ĐVT: Người 41 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công Ty TNHH Mai Linh Huế qua 3 năm 2019 – 2021 45 Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của công ty TNHH Mai Linh Huế qua 3 năm 2019 – 2021 47 Bảng 2.4: Thực trạng tình hình công nợ của công ty TNHH Mai Linh Huế qua 3 năm 2019 – 2021 (ĐVT: Đồng) 84 Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của công ty qua 3 năm 2019 –
2021 89 Bảng 2.6: Một sô chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty qua 03 năm
2019 – 2021 97
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DA H MỤC BIỂU MẪU
Biểu mẫu 2.1: Biên lai cước phí 53
Biểu mẫu 2.2: Bảng kê dịch vụ taxi 54
Biểu mẫu 2.3: Hóa đơn giá trị gia tăng 55
Biểu mẫu 2.4: Phiếu kế toán 56
Biểu mẫu 2.5: Giấy báo Có 57
Biểu mẫu 2.6: Sổ chi tiết tài khoản 131 58
Biểu mẫu 2.7: Dự toán sửa chữa 60
Biểu mẫu 2.8: Hóa đơn GTGT số 0000672 61
Biểu mẫu 2.9: Giấy tạm ứng 64
Biểu mẫu 2.10: Phiếu chi 65
Biểu mẫu 2.11: Phiếu kế toán 66
Biểu mẫu 2.12: Phiếu thanh toán tạm ứng 67
Biểu mẫu 2.13: Phiếu thu 68
Biểu mẫu 2.14: Bảng theo dõi chi tiết tạm ứng 69
Biểu mẫu 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 141 70
Biểu mẫu 2.16: Hóa đơn GTGT 73
Biểu mẫu 2.17: Biên bản bàn giao thiết bị 74
Biểu mẫu 2.18: Phiếu kế toán 75
Biểu mẫu 2.19: Ủy nhiệm chi 76
Biểu mẫu 2.20: Hóa đơn giá trị gia tăng 77
Biểu mẫu 2.21: Phiếu kế toán 78
Biểu mẫu 2.22: Phiếu nhập vật tư 79
Biểu mẫu 2.23: Phiếu nhập vật tư 80
Biểu mẫu 2.24: Sổ chi tiết tài khoản 331 81
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12DA H MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng 15
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán tạm ứng 17
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán phải trả cho người bán 22
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Mai Linh Huế 33
Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Mai Linh Huế 35
Sơ đồ 2.3 : Trình tự ghi sổ trên máy tính của Công ty TNHH Mai Linh Huế 39
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13DA H MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả của Công ty qua 3 năm 2019-2021 90 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện hệ số vòng quay các khoản phải thu của Công ty qua
3 năm 2019-2021 91 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện kỳ thu tiền bình quân của Công ty qua 3 năm 2019-
2021 92 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện hệ số quay vòng các khoản phải trả của Công ty qua 3 năm 2019-2021 93 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện thời gian quay vòng các khoản phải trả của Công ty qua 3 năm 2019-2021 94 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu hệ số nợ của Công ty qua 3 năm 2019-2021 95 Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu hệ số tự tài trợ của Công ty qua 3 năm 2019-
2021 96 Biểu đồ 2.8: Biểu đồ thể hiện hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty qua
3 năm 2019-2021 97 Biểu đồ 2.9: Biểu đồ thể hiện hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty qua 3 năm 2019-2021 98 Biểu đồ 2.10: Biểu đồ thể hiện hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty qua 3 năm 2019-2021 99
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14PHẦ I ĐẶT VẤ ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của các nước trên thế giới, nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng và nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế Từ đó, hệ thống các doanh nghiệp ở nước ta đã có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn, song cũng gặp không ít những khó khăn và thử thách Hầu hết các doanh nghiệp đã không ngừng đổi mới, cố gắng thay đổi, thích nghi với những xu thế chung Để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp không những phải có chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp, mà còn phải có chiến lược quản lý kinh tế Đối với bất kì doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì việc tổ chức công tác kế toán là hết sức quan trọng Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả, trước hết phải kiểm soát tốt tình hình thu, chi trong doanh nghiệp Bởi lẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên có các nghiệp vụ thu và chi Do đó, doanh nghiệp cần nắm được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả để từ đó có chính sách, chiến lược để điều chỉnh cơ cấu tài chính
Để dễ dàng đánh giá tình hình công nợ, doanh nghiệp cần có bộ phận kế toán công
nợ chuyên phụ trách theo dõi tình hình các khoản phải thu, phải trả
Chính vì vậy, kế toán công nợ và đánh giá tình hình công nợ là một phần hành
kế toán, phân tích quan trọng và không thể thiếu trong doanh nghiệp Việc hạch toán đầy đủ, chính xác về công nợ và đánh giá được tình hình công nợ sẽ góp phần phản ánh được chất lượng tài chính của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi người làm
kế toán phải có năng lực và trình độ chuyên môn cao về công tác hạch toán và quản
lý công nợ, điều đó không chỉ là một yêu cầu mà là vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp Thông qua quá trình hạch toán và phân tích công nợ giúp các nhà quản trị có những thông tin cần thiết để có những quyết định đúng đắn trong quản lý công nợ và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán
Công ty TNHH Mai Linh Huế là một công ty thương mại dịch vụ chuyên kinh doanh các dịch vụ vận chuyển hành khách và các dịch vụ khác Trong quá trình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15kinh doanh sẽ tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, do đó công tác hạch toán và quản lí công nợ rất cần thiết và phải theo dõi thường xuyên, liên tục Kế toán và phân tích công nợ không phải là một đề tài mới nhưng em nghĩ đây là đề tài phù hợp với khả năng và sự yêu thích của bản thân
Với mong muốn được tìm hiểu sâu rộng hơn về công tác kế toán & phân tích công nợ và cũng như củng cố thêm kiến thức cho bản thân, em quyết định chọn đề
tài “Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty T HH Mai Linh Huế” làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Từ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trang, đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tăng cường quản lý tình hình công nợ tại Công ty TNHH Mai Linh Huế
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công
nợ và giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại Công ty TNHH Mai Linh Huế
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực trạng công tác kế toán công nợ
và một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Mai Linh Huế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Tại Công ty TNHH Mai Linh Huế, trực tiếp tại
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16phòng Kế toán – Tài chính của Công ty
- Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu khái quát tình hình công ty, tình hình về các nguồn lực, tài chính, kết quả kinh doanh và tình hình công nợ của Công
ty trong vòng 3 năm 2019, 2020, 2021 Số liệu minh chứng công tác kế toán công
nợ được thu thập trong năm 2022
- Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu liên quan đến kế toán và phân tích công nợ tại Công ty TNHH Mai Linh Huế Nghiên cứu về kế toán các khoản phải thu, khoản phải trả và phân tích tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2019 – 2021
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập các thông tin, nghiên cứu các chứng từ liên quan đến đề tài từ các giáo trình, chuNn mực, thông tin hướng dẫn, các quy định Thu thập các Báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo công nợ…và các báo cáo liên quan khác, và các chứng từ, sổ sách liên quan đến kế toán công nợ và tình hình thanh toán công nợ, từ đó tổng hợp, ghi chép một cách chọn lọc, xử lý số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu Từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán công nợ làm cơ sở để so sánh với thực tế nghiên cứu được
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập từ nhiều nguồn tài liệu của phòng kế toán đặc biệt là các tài liệu liên quan đến kế toán công nợ; các báo cáo tài chính trong 3 năm 2019 – 2021 Thu thập các chứng từ, sổ sách liên quan đến kế toán công nợ tại Công ty bằng cách chụp ảnh, ghi chép lại
4.3 Phương pháp quan sát
Quan sát và ghi chép cách làm việc của các nhân viên ở phòng kế toán đặc biệt
là kế toán công nợ để tìm hiểu và nắm bắt kỹ hơn quá trình xử lý, luân chuyển chứng từ và quá trình xử lý các nghiệp vụ phát sinh tại phòng kế toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 174.4 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Đối tượng phỏng vấn là nhân viên làm việc tại phòng kế toán của Công ty nhằm tìm hiểu về công việc và vai trò của từng cá nhân để thu thập thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu
4.5 Phương pháp tổng hợp, phân tích
Là phương pháp tổng hợp, phân tích những số liệu thô đã thu thập được tiến hành phân tích các mục tiêu của những vấn đề cần nghiên cứu từ đó xử lý các số liệu thô và rút ra kế luận, nhận xét
- Phương pháp so sánh: đánh giá sự tăng, giảm và biến động của các chỉ tiêu
trong từng giai đoạn, từng thời kỳ trong kinh doanh tại Công ty TN HH Mai Linh Huế
- Phương pháp đối chiếu: kiểm tra, đối chiếu giữa sổ sách kế toán về tính
chính xác và đúng đắn, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế
- Phương pháp phân tích tài chính: phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của
công ty, tình hình kết quả kinh doanh, nguồn lực, chỉ số công nợ của công ty qua 3 năm 2019 – 2021
5 Kết cấu đề tài
Khóa luận gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: N ội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công
nợ tại Công ty TN HH Mai Linh Huế
Chương 3: Giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tăng cường công tác quản lý công nợ tại Công ty TN HH Mai Linh Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18PHẦ II: ỘI DU G VÀ KẾT QUẢ GHIÊ CỨU CHƯƠ G 1: CƠ SỞ LÝ LUẬ VỀ KẾ TOÁ CÔ G Ợ VÀ PHÂ TÍCH
TÌ H HÌ H CÔ G Ợ TRO G DOA H GHIỆP 1.1 Lý luận cơ bản về kế toán công nợ trong doanh nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm kế toán công nợ
Đặc điểm của cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại là thực hiện việc
tổ chức lưu thông hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao trong xã hội Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán, giữa các đơn vị với nhau và trong nội bộ công ty
Trên cơ sở các mối quan hệ này, phát sinh các khoản nợ phải thu hoặc phải trả tương ứng Kế toán các khoản phải thu và phải trả gọi chung là kế toán công nợ
N hư vậy kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hoạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (N guyễn Tấn Bình, 2011, Kế toán tài chính)
1.1.1.2 Các khoản phải thu
Các khoản phải thu trong doanh nghiệp xác định quyền lợi của doanh nghiệp
về một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụ,… mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai Khoản nợ phải thu là một tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh
tế, cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi Các khoản phải thu được kế toán công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán (N gô Thế Chi, Trương Thị Thủy, “Kế toán tài chính”, 2013)
Trong doanh nghiệp, các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, trả trước,…nhưng khoản phải thu của khách hàng thường phát sinh nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất và chứa đựng nhiều rủi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19ro nhất
1.1.1.3 Các khoản nợ phải trả
N ợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và
sự kiện đã qua như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết nghĩa vụ hợp đồng phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình (Theo VAS 01 – Quy định 28 – ChuNn mực chung, 2022)
Dựa vào thời hạn thanh toán mà phân loại nợ phải trả thành 2 loại: N ợ ngắn hạn và nợ dài hạn
N ợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn trả trong vòng một năm N ợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp như: nợ phải trả người bán, nợ phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, …
N ợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời hạn trả trên một năm N ợ dài hạn của doanh nghiệp thường bao gồm: vay dài hạn, trái phiếu phát hành, nhận ký quỹ, ký cược dài hạn…
1.1.1.4 Quan hệ thanh toán
Quan hệ thanh toán là mối quan hệ kinh doanh mà khi doanh nghiệp thực hiện các mối quan hệ mua bán và có sự trau dồi về một số khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh Trong mối quan hệ này luôn tồn tại những cam kết vay nợ giữa chủ nợ
và con nợ về một số khoản tiền theo thỏa thuận giữa 2 bên và có hiệu lực trong một khoản thời gian vay nợ nhất định (Theo Võ Văn N hị, 2010, Kế toán tài chính)
Quan hệ thanh toán có nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy lại thì có hai hình thức: Thanh toán trực tiếp và thanh toán trung gian
Thanh toán trực tiếp: Là hình thức thanh toán mà người mua và người bán thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trực tiếp đối với các khoản nợ phát sinh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Thanh toán trung gian: Là hình thức thanh toán giữa người mua và người bán không diễn ra trực tiếp mà phải thông qua một bên thức ba là ngân hàng hay tổ chức tài chính khác đứng ra để thanh toán các khoản nợ phát sinh đó thông qua ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, thư tín dụng,…
1.1.2 guyên tắc hạch toán công nợ
1.1.2.1 %guyên tắc kế toán khoản nợ phải thu
Theo điều 17 Thông tư 200/2014/TT-BTC về nguyên tắc kế toán nợ phải thu:
- Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp
- Việc phân loại các khoản phải thu là phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính ) giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa công ty mẹ và công ty con, liên doanh, liên kết) Khoản phải thu này gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khNu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác;
+ Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hoạch toán phụ thuộc;
+ Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua – bán, như:
• Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính, như: khoản phải thu về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
• Các khoản chi hộ bên thứ ba được quyền nhận lại; Các khoản bên ủy thác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21xuất khNu phải thu hộ cho bên giao ủy thác;
• Các khoản phải thu không mang tính chất thương mại như cho mượn tài sản phi tiền tệ, phải thu về tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý…
- Khi lập BCTC, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn hay ngắn hạn Các chỉ tiêu phải thu của Báo cáo tình hình tài chính còn bao gồm cả các khoản được phản ánh ở các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu, như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1288; Khoản ký quỹ, ký cược phản ánh ở TK 244; Khoản tạm ứng được phản ánh ở TK 141… Việc xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Bàng cân đối kế toán
- Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở tài khoản 413 – Chênh lệch
tỷ giá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính
1.1.2.2 %guyên tắc kế toán khoản nợ phải trả
Theo điều 50 Thông tư 200/2014/TT-BTC về nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả cụ thể như sau:
- Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp
-Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán (là đơn vị độc lập với người mua, gồm cả các khoản phải trả giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên doanh, liên kết) Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khNu thông quan người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khNu ủy thác);
+ Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22dưới trực thuộc hoạch toán phụ thuộc;
+ Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ:
• Các khoản phải trả liên quan đến chi phí tài chính như: khoản phải trả về lãi vay, cổ tức và lợi nhuận phải trả, chi phí hoạt động đầu tư tài chính phải trả;
• Các khoản phải trả do bên thứ ba chi hộ; Các khoản tiền bên nhận ủy thác nhận của các bên liên quan để thanh toán theo chỉ định trong giao dịch ủy thác xuất nhập khNu;
• Các khoản phải trả không mang tính chất thương mại như phải trả do mượn tài sản phi tiền tệ, phải trả về tiền phạt, bồi thường, tài sản thừa chờ xử lý, phải trả
tỷ giá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán công nợ
1.1.3.1 Chức năng của kế toán công nợ
Kế toán công nợ là một trong những phần hành kế toán quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp Vì vậy, tổ chức công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp Việc theo dõi chặt chẽ, hợp lý tình hình công nợ sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn vốn, khả năng thanh toán và thu hồi được các khoản nợ, hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn, chiếm dụng vốn, góp phần tạo nên uy tín trong quá trình hoạt động kinh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23doanh của doanh nghiệp
1.1.3.2 %hiệm vụ của kế toán công nợ
Việc theo dõi, quản lý công nợ là hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp nắm
rõ được tình hình tài chính và đưa ra những giải pháp kịp thời N hiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp Đó là:
- Tính toán, ghi chép và phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản phải thu, phải trả
- Ghi chép kịp thời, chính xác trên hệ thống chứng từ sổ sách và phần mềm kế toán
- Theo dõi chi tiết và thường xuyên các khoản nợ phải thu, phải trả để có kế hoạch thanh toán và thu nợ kịp thời
- Tổng hợp và xử lý thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn và quá hạn, các khoản nợ khó thu, khó trả để quản lý tốt công nợ, góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Định kì tổng hợp tình hình công nợ và báo cáo tình hình công nợ cho nhà quản trị Cung cấp số liệu, thông tin đầy đủ để lập báo cáo tài chính, lập báo cáo theo yêu cầu của nhà quản trị
1.1.4 Kế toán nợ phải thu
1.1.4.1 Kế toán khoản phải thu khách hàng
a Chứng từ và tài khoản sử dụng:
Chứng từ sử dụng: hợp đồng kinh tế; hóa đơn GTGT; phiếu xuất kho; phiếu thu; giấy báo Có của ngân hàng; biên bản bù trừ công nợ
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng
để theo dõi khoản nợ phải thu của khách hàng N goài ra, kế toán còn sử dụng thêm các tài khoản liên quan khác như: TK 511, TK 711, TK 111, TK 112, TK 331,…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24b Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng
- Sổ cái TK 131
- Sổ chi tiết bán hàng
- Sổ chi tiết các tài khoản 131
- Sổ chi tiết thanh toán người mua
- Khoản phải thu của khách hàng cần được hoạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm lập báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phNm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính
- Bên giao ủy thác xuất khNu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khNu về tiền bán hàng xuất khNu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường
- Trong hoạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được
- Trong quan hệ bán sản phNm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phNm, hàng hóa, TSCĐ, BĐSĐT đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao
- Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:
• Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên N ợ tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt N am theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán) Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên N ợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với
số tiền đã nhận trước;
• Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt N am theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó) Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên N ợ tài khoản tiền) tại thời điểm nhận trước;
• Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật
Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn
d Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng
-Số tiền phải thu của khách hàng phát
sinh trong kỳ khi bán sản phNm, hàng
hóa, BĐSĐT, TSCĐ, dịch vụ, các khoản
đầu tư tài chính;
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng;
- Đánh giá lại các khoản phải thu của
N am)
-Số tiền còn phải thu của khách hàng -Tài khoản này có thể có số dư bên Có:
Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi
cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên
“N guồn vốn”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27Thuế GTGT (nếu có) Khách hàng thanh toán nợ
N ợ khó đòi xử lý xóa sổ
Bù trừ nợ với người bán (cùng một đối tượng khách hàng)
Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá
các khoản phải thu của khách hàng
bằng ngoại tệ cuối kỳ
Thuế GTGT (nếu có) Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Chiết khấu thanh toán
TK 131 Phải thu của khách hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng
1.1.4.2 Kế toán khoản tạm ứng
a Chứng từ và tài khoản sử dụng
Chứng từ sử dụng: giấy đề nghị thanh toán; bảng kê chi tiết từng khoản chi phí, hóa đơn GTGT, giấy đề nghị tạm ứng, bảng thanh toán tạm ứng; phiếu chi/ủy nhiệm chi
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 141 – Tạm ứng là TK trung tâm
để theo dõi N goài ra, kế toán còn sử dụng các TK liên quan như: TK 111, TK 112,
TK 152, TK 334,…
b Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ cái tài khoản 141
- Sổ chi tiết các tài khoản
- Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29làm việc tại doanh nghiệp Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản
- N gười nhận tạm ứng (có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt N ếu số tiền nhận tạm ứng không được sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ N gười nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng
- Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có) Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu
- Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng
d Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 141 - Tạm ứng
-Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho
người lao động của doanh nghiệp
-Các khoản tạm ứng đã được thanh toán; -Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương;
-Các khoản vật tư đã tạm ứng sử dụng không hết nhập lại kho
Số dư bên ợ: Số tạm ứng chưa thanh
toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30e Phương pháp hoạch toán
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán tạm ứng
111,112
Tạm ứng bằng tiền
Thanh toán tạm ứng
Khoản tạm ứng chi không hết
334
Khoản tạm ứng chi không hết trừ lương
Trang 311.1.5 Kế toán nợ phải trả (Kế toán khoản phải trả cho người bán)
a Chứng từ và tài khoản sử dụng
Chứng từ sử dụng: hợp đồng kinh tế; hóa đơn mua hàng; bảng kê mua hàng; phiếu nhập kho; giấy báo N ợ; phiếu chi/ủy nhiệm chi; biên bản xác nhận công nợ; biên bản bù trừ công nợ
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 331 – Phải trả người bán để theo dõi khoản nợ phải trả cho người bán, nhà cung cấp N goài ra, kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 511, TK 131, TK 711,…
b Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng
- Sổ cái tài khoản 331
- Sổ chi tiết tài khoản 331
- Sổ chi tiết thanh toán người bán
- N ợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hoạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phNm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
- Khi hoạch toán chi tiết các tài khoản này, kế toán phải hoạch toán rõ ràng,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng
- Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:
• Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt N am theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên
có giao dịch) Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước
• Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên N ợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt N am theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó) Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên N ợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước;
• Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật
Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một
tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn
• Trường hợp tiền chi trả BH không có người nhận, khi có quyết định của cấp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33có thNm quyền, đơn vị phải ghi tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ và ghi giảm nợ phải trả người gửi tiền
- Bên giao nhập khNu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này sô tiền phải trả người bán về hàng nhập khNu thông quan bên nhận nhập khNu ủy thác như khoản phải trả người bán thông thường
- N hững vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán
d Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 331 – Phải trả người bán
-Số tiền đã trả cho người bán vật tư,
hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người
nhận thầu xây lắp;
-Số tiền ứng trước cho người bán, nhà
cung cấp, người nhận thầu xấy lắp
nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa,
dịch vụ, khối lượng sản phNm xây lắp
hoàn thành bàn giao;
-Số tiền người bán chấp thuận giảm giá
hàng hóa, dịch vụ đã giao theo hợp
đồng;
-Chiết khấu thanh toán và chiết khấu
thương mại được người bán chấp thuận
cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ
phải trả cho người bán;
-Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém
phNm chất khi kiểm nhận và trả lại người
bán;
-Đánh giá lại các khoản phải trả cho
người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ
giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt
N am)
-Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp;
-Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức; -Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt
N am)
-Số tiền đã được ứng trước cho người Số tiền còn phải trả cho người bán hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải
trả cho người bán theo chi tiết của từng
đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối
kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng
đối tượng phản ánh ở tài khoản này để
ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên
giá hưởng hoa hồng
Phí ủy thác nhập khNu phải trả đơn vị nhận ủy thác
632
413 Thuế GTGT (nếu có)
N hà thầu chính xác định giá trị khối lượng xây lắp phải trả cho nhà thầu phụ
Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ
Giá trị của hàng nhập khNu
333 Thuế N K
133 Thuế GTGT
511
111,112
151,152,153, 156,611…
Ứng trước tiền cho người bán
Thanh toán các khoản phải trả
N hận dịch vụ cung cấp Thuế GTGT
Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ
đánh giá các khoản phải trả người bán
bằng ngoại tệ
Đưa TSCĐ vào sử dụng Mua vật tư, hàng hóa nhập kho
Giảm giá, hàng mua trả lại, chiết khấu
thương mại
111,112,341
515
TK 331 Phải trả cho người bán
Trả tiền hàng nhập khNu và các chi phí liên
quan đến hàng nhập khNu cho đơn vị nhận
ủy thác nhập khNu
Trả trước tiền ủy thác mua hàng cho đơn
vị nhận ủy thác nhập khNu Chiết khấu thanh toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán phải trả cho người bán 1.2 Phân tích tình hình công nợ
1.2.1 Khái niệm, vai trò và ý nghĩa
1.2.1.2 Vai trò và ý nghĩa về phân tích tình hình công nợ
Có thể nói qua phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp sẽ giúp lãnh đạo
và kế toán đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Tình hình công nợ hợp lý về quy mô và thời gian sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính và ngược lại Khả năng thanh toán phù hợp với nhu cầu thanh toán đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu về uy tín, tính chủ động và hiệu quả
1.2.2 Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ
Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng
mà các nhà quản trị quan tâm Thông qua tình hình công nợ, các nhà quản trị sẽ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách nhằm cải thiện tình hình công nợ của doanh nghiệp
1.2.2.1 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả ( lần hoặc %)
(N guồn: N guyễn Văn Công, 2010, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính)
Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, được tính trên cơ sở so sánh tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả tại thời điểm báo cáo
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả lớn hơn 1 phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và khả quan, doanh nghiệp ít phải chiếm dụng vốn của người khác, doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp được nâng cao N gược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụng vốn, thậm chí nợ nần kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh Trên thực tế, tỷ lệ này cao hay thấp còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp; số đi chiếm dụng lớn hay nhỏ đều thể hiện tình hình tài chính thiếu lành mạnh, dễ ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.2 Hệ số vòng quay các khoản phải thu (ĐVT: vòng)
(N guồn: N guyễn Văn Công, 2010, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính)
Hệ số vòng quay các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuần
Tỷ lệ các khoản phải thu
so với các khoản phải trả =
Tổng các khoản phải thu Tổng các khoản phải trả
Hệ số vòng quay
Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37với các khoản phải thu của khách hàng, phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp
Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền của doanh nghiệp cao, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao, sẽ làm cho kỳ hạn thanh toán ngắn do
đó ảnh hưởng đến khối lượng sản phNm tiêu thụ N gược lại, nếu hệ số này thấp thì
số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất
1.2.2.3 Kỳ thu tiền bình quân (ĐVT: ngày)
(N guồn: N guyễn Văn Công, 2010, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính)
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng cho đến khi thu tiền
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn N gược lại, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng càng chậm, thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng dài
1.2.2.4 Hệ số vòng quay các khoản phải trả (ĐVT:vòng)
(N guồn: N guyễn Văn Công, 2010, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính)
Hệ số vòng quay các khoản phải trả cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng, tức là phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp Các khoản phải trả bình quân thường được
Số vòng quay các khoản phải thu
Hệ số vòng quay các
khoản phải trả
Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ -
Hàng tồn kho đầu kỳ Các khoản phải trả bình quân
=
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi chia cho 2
Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, uy tín doanh nghiệp được nâng cao N gược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều,
ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 391.2.2.5 Thời gian quay vòng các khoản phải trả (ĐVT: ngày)
(N guồn: N guyễn Văn Công, 2010, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính) Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của các đối tác N gược lại, thời gian quay vòng các khoản phải trả càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều ảnh hưởng đến uy tín và thương
hiệu trên thương trường
1.2.2.6 Hệ số nợ (ĐVT: lần)
(N guồn: N guyễn Văn Công, 2010, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính)
Hệ số nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ, được dùng để đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ
nợ N ợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ khác Hệ số này cho biết trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ
Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, khả năng huy động tiếp nhận các khoản nợ vay càng khó khi doanh nghiệp không
có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém Đối với các chủ nợ, hệ số này càng cao thì khả năng của họ thu hồi vốn cho vay càng thấp Do đó, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp
Hệ số nợ quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp chưa có khả năng tự chủ tài chính cao và doanh nghiệp chưa biết khai thác
đòn bNy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay
Thời gian quay vòng các
khoản phải trả
Số vòng quay trong năm (360 ngày)
Số vòng quay các khoản phải trả
=
Hệ số nợ
N ợ phải trả Tổng tài sản
=
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 401.2.2.7 Hệ số tự tài trợ (ĐVT:lần)
(N guồn: N guyễn Văn Công, 2010, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính)
Cùng với chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tự chủ
về tài chính của DN với đơn vị tính là lần Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồn vốn
tự có của doanh nghiệp càng lớn, DN có tính độc lập cao về tài chính, ít bị sức ép của các chủ nợ và có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài và ngược lại
1.2.2.8 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (H hh ) (ĐVT: lần)
(N guồn: N guyễn Văn Công, 2010, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính)
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết khả năng của công ty trong việc dùng tài sản ngắn hạn như: tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình Số liệu dùng để phân tích chỉ tiêu trên lấy từ Bảng cân đối kế toán, tổng tài sản và nợ phải trả lấy bên nguồn vốn ở khoản mục nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Hệ số này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản và nợ phải trả Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản Hệ số ngày càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ Hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty đang trong tình trạng tài chính tiêu cực, gánh nặng cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách
để huy động thêm vốn Mặt khác, nếu hệ số thanh toán hiện hành quá cao cũng
Hệ số tự tài trợ
N guồn vốn chủ sở hữu Tổng tài sản