ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành với 6 giống lúa gồm :
Bảng 3.1 Tên gọi, nguồn gốc, phân loại các giống lúa thí nghiệm
Tên gigiống Loại giống Loài phụ Nguồn gốc
1 Sen shoSho Lúa chịu hạn
2 sSẻ lanh Lanh Lúa cạn Indica Việt Nam
Lúa cạn Indica Việt Nam
4 R360 Lúa cạn Japonica Nhật Bản
5 Bèo diễnDiễn Lúa cạn Indica Việt Nam
6 R365 Lúa cạn Japonica Nhật Bản
3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Thực hành thực nghiệm Ttrường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thí nghiệm được bố trí trên chân đất bằng phẳng, chủ động nước, cấy hai vụ lúa, xa mương, xa đường đi, bờ lớn.
Thời gian tiến hành: Vụ xuân năm 2011 (tháng 32 - tháng 76 năm2011)
Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
Do yêu cầu của thí nghiệm nên nội dung nghiên cứu bao gồm :
- Theo dõi , đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống lúa
- Tìm hiểu những đặc tính sinh học của từng giống lúa
- Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý
-Theo dõi , đánh giá khả năng chống chịu của các giống lúa với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh
-Đánh giá yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Đánh giá phẩm chất của các giống lúa
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của các giống lúa
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi
- Các đặc điểm về sinh trưởng, phát triển:
+ Thời gian sinh trưởng, phát triển.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
+ Năng suất thực thu (NSTT).
+ Năng suất lý thuyết (NSLT).
- Một số đặc điểm nông học:
+ Đặc điểm lá: Chiều dài lá, chiều rộng lá
+ Đặc điểm bông: Chiều dài bông, chiều dài cổ bông,
+ Đặc điểm hạt: Chiều dài hạt, chiều rộng hạt
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCBD
(Randomized complete block design) gồm 6 công thức , 3 lần nhắc lại số ô thí nghiệm là 18
Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 6m 2 2
Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm, giữa các khối là : 30cm.
Các giống tham gia thí nghiệm là :
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo v ệ NL1 Sen shoSho
R365 Dải bảo vệ NL2 Sẻ luongLu ong
R365 Sẻ lươngLư ơng sen ssho
Kỹ thuật gieo mạ: Đất được lấy về là đất ở mặt ruộng, phơi khô, đập nhỏ, rây đều Cho vào khay một lớp đất dày 2 cm, phun nước bằng bình phun cho ẩm đất, gieo mỗi ô một hạt, phủ lên một lớp đất mỏng và tưới nước tới độ ẩm thích hợp Sau đó phủ lên khay một lớp giấy báo và bỏ lớp giấy báo đi khi thấy mầm nhú trắng Thường xuyên kiểm tra, tưới nước đầy đủ để cây mạ phát triển tốt Khi mạ được 2,5 lá trở lên thì tiến hành định cây, đo chiều cao, đánh dấu số lá
- Làm đất: Đắp bờ khoanh vùng diện tích thí nghiệm, làm đất thật nhuyễn kết hợp với bón phân vi sinh và phân lân (bón đều trên toàn ruộng thí nghiệm), đảo đi đảo lại cho thật kỹ sau đó san phẳng
- Cấy khi cây mạ phát triển khoẻ mạnh, lá có màu xanh đậm, không sâu bệnh, mạ được 3 - 3,8 lá.
- Mật độ gieo cấy 20 khóm/m 2 :
- Kỹ thuật cấy: Cấy ngửa tay, nông tay, đều khóm, đúng mật độ. Biện pháp chăm sóc.
+ Lượng phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha:
Phân vô cơ: 90 kg N + 60 kg P 2 O 5 + 90 kg
Phân vi sinh: 2700 kg/ha
- Bón lót: Trước khi cấy bón lót toàn bộ lượng phân vi sinh + 100 %
- Bón thúc lần 1 (thúc đẻ nhánh) kết hợp làm cỏ sục bùn: 30 % N + 40 %
- Bón thúc lần 2 (nuôi đòng trước trỗ 15 - 20 ngày): 30 % N + 30 %
Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt trừ cỏ dại, vùi phân, làm thông thoáng đất, giải phóng khí độc, làm đứt rễ dài, kích thích ra rễ mới Nên làm tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu kết hợp bón thúc trước khi lúa làm đòng Khi làm cỏ để mức nước nông 3 - 5 cm.
Làm cỏ đợt 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh (sau khi cấy lúa được 15 - 20 ngày).
Làm cỏ đợt 2: Sau đợt 1 khoảng 25 - 30 ngày.
Có thể làm cỏ từ 1 - 3 lần và kết thúc làm cỏ khi lúa làm đòng.
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khi quan sát có sâu bệnh phát sinh phát triển gây hại vượt quá ngưỡng kinh tế cho phép.
3.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI năm 1996 và Quy phạm khảo nghiệm 10 TCN 554 - 2002 của Bộ Nông nghiệp & PTNT năm 2002
3.3.4.1 Chỉ tiêu chất lượng mạ
- Số lá mạ khi cấy: Đếm số lá mạ trước khi cấy
Cách ghi và tính tuổi lá: 0,2 lá (lá bắt đầu ra nhưng chưa mở)
0,5 lá (lá mở nhưng chưa hết)
0,8 lá (lá mở hoàn toàn)
- Chiều cao cây mạ: Đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất (cm).
- Chất lượng mạ: Quan sát, đo đếm 5 cây mạ ngẫu nhiên trước khi cấy và cho điểm theo thang điểm sau:
+ Điểm 1: Mạnh - cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh.
+ Điểm 2: Trung bình - cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh.
+ Điểm 3: Yếu - cây mảnh, yếu hoặc còi cọc, lá vàng.
3.3.4.2 Chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển
- Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi gieo đến khi có 50 % số cây lúa đạt số nhánh tối đa.
- Thời gian làm đòng: Tính từ khi gieo đến khi có 50 % số cây làm đòng.
- Thời gian trỗ bông: Tính từ khi gieo đến khi có 50 % số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm.
- Thời gian chín (thời gian sinh trưởng): Được tính từ khi gieo đến ngày chín (85 % số bông/quần thể chín) và được chia thành các nhóm. + Nhóm cực ngắn: Dưới 115 ngày
+ Nhóm trung bình: Từ 136 - 160 ngày
- Tốc độ ra lá: Tiến hành theo dõi và đánh dấu số lá trên cây đã định sẵn, theo dõi sau cấy 10 ngày và 7 ngày đếm số lá 1 lần.
- Khả năng đẻ nhánh: Tiến hành theo dõi và đếm số nhánh trên cây đã định sẵn, theo dõi sau cấy 10 ngày và 7 ngày đo chiều cao 1 lần
- Chiều cao cây: Tiến hành theo dõi và đo chiều cao cây của các cây đã định sẵn, theo dõi sau cấy 10 ngày và 7 ngày đo chiều cao 1 lần.
Cách đo: Đo từ sát mặt đất đến múp đầu lá cao nhất (đối với giai đoạn sinh trưởng), đến múp đầu bông (đối với giai đoạn phát triển).
+ Điểm 1: Bán lùn (chiều cao < 90 cm)
+ Điểm 5: Trung bình (chiều cao từ 90 - 125 cm)
+ Điểm 9: Cao (chiều cao > 125 cm)
3.3.4.3 Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số bông/khóm: Đếm toàn bộ số bông có từ 10 hạt trở lên của các cây theo dõi, từ đó lấy giá trị trung bình/khóm.
- Số hạt chắc/bông: Đếm toàn bộ số hạt chắc/bông của từng bông ở mỗi khóm rồi từ đó lấy giá trị trung bình và suy ra số hạt chắc/bông.
- Số hạt lép/bông: Đếm toàn bộ số hạt lép/bông của từng bông ở mỗi khóm rồi từ đó lấy giá trị trung bình và suy ra số hạt lép/bông.
- Tổng số hạt/bông (hạt): Đếm tất cả số hạt có trên bông.
- Khối lượng nghìn hạt (gram): Hạt thóc đã tách ra khỏi bông, phơi khô đến độ ẩm 13 - 14 % sau đó tiến hành cân khối lượng 1000 hạt bằng cách như sau: Đếm mỗi lần 100 hạt, cân 3 lần được khối lượng m 1 , m 2 , m 3 khi sự sai khác giữa 2 lần cân < 3 % thì KL 1000 hạt được tính theo công thức sau:
- Năng suất lý thuyết (g/khómtạ/hagam/khóm) đo đếm trên các cây mẫu theo dõi định sẵn.
Số bông/khóm x số hạt chắc/bông x KL 1000 hạt 10000
- Năng suất thực thu: Gặt, đánh dấu và buộc từng cây đã định sẵn trong toàn bộ ô thí nghiệm, tuốt riêng từng cây, phơi khô tới ẩm độ 13 -
14 %, làm sạch rồi cân khối lượng từng khóm.
3.3.4.4 Chỉ tiêu về đặc tính nông sinh học
- Chiều dài lá (cm): Đo từ gối lá đến đỉnh của lá ngay dưới lá đòng, đo ở giai đoạn lúa trỗ.
- Chiều rộng lá (cm): Đo chỗ rộng nhất của lá ngay dưới lá đòng, đo ở giai đoạn lúa trỗ.
- Chiều dài bông (cm): Đo từ cổ đến đỉnh bông.
- Dài cổ bông (cm): Đo từ cổ lá đòng đến chỗ xuất hiện gié cấp I đầu tiên
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng các chương trình trên Microsoft Excel 2003 và IRISTAS 4.0.