1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn may đáp cầu

62 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Cổ Phần May Đáp Cầu
Tác giả Nguyễn Thị Lý
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn
Trường học Trường ĐHKTQD
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,61 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP (6)
    • 1.1. Tiêu thụ sản phẩm, ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (6)
      • 1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm (6)
      • 1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (6)
    • 1.2. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm (9)
      • 1.2.1. Nghiên cứu thị trường (9)
      • 1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm (10)
      • 1.2.3. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm (0)
      • 1.2.4. Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (13)
      • 1.2.5. Hoạt động kênh tiêu thụ sản phẩm (15)
      • 1.2.6. Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm (16)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của (17)
      • 1.3.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp (17)
      • 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài (20)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU (22)
    • 2.1. Khái quát về công ty cổ phần may Đáp Cầu (22)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (22)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý (24)
      • 2.1.3. Nhiệm vụ của các phòng ban (25)
    • 2.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu (28)
      • 2.2.1. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm (28)
      • 2.2.2. Phương thức tiêu thụ sản phẩm (30)
      • 2.2.3. Bộ máy công nghệ sản xuất (34)
    • 2.3. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm (37)
      • 2.3.1. Tổng hợp thị trường tiêu thụ sản phẩm (38)
      • 2.3.2. Doanh thu và lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm (43)
    • 2.4. Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm (46)
      • 2.4.1. Những thành tựu đạt được (46)
      • 2.4.2. Những mặt còn tồn đọng và nguyên nhân (47)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN (49)
    • 3.1. Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu (50)
      • 3.1.1. Xây dựng mục tiêu kinh doanh (50)
      • 3.1.2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu (51)
    • 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu (54)
      • 3.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm (54)
      • 3.2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường (55)
      • 3.2.3. Việc mở rộng quản lý hệ thống mạng lưới bán hàng (56)
      • 3.2.4. Mở rộng các hoạt động xúc tiến (57)
    • 3.3. Một số điều kiện để thực hiện giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu (59)
      • 3.2.1. Về phía doanh nghiệp (59)
      • 3.2.2. Về phía nhà nước (60)
  • KẾT LUẬN...................................................................................................58 (61)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................59 (62)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

Tiêu thụ sản phẩm, ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm nói một cách nôm na là đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra bán trên thị trường nhằm thu lại vốn cùng phần lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian một bên là sản xuất và phân phối còn một bên là tiêu dùng Giữa hai khâu này có sự khác nhau quyết định bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu ra của doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm có thể là tiêu thụ trực tiếp hoặc là tiêu thụ gián tiếp.

Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm là nhận thức và thoả mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, bảo đảm tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong mua bán sản phẩm.

1.1.2 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Quá trình tái sản xuất đồi với doanh nghiệp bao gồm hoạt động thương mại đầu vào sản xuất và khâu lưu thông hàng hoá Là cầu nối trung gian giữa một bên là người sản xuất phân phối một bên là người tiêu dùng.

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng là bước nhảy quan trọng tiến hành quá trình tiếp theo nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có phướng sản xuất kinh doanh cho chu kỳ sau Đồng thời tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định nguồn mua hàng, khả năng tài chính, dự trữ, bảo quản và mọi khả năng của doanh nghiệp và cũng nhằm mục đích thúc đẩy mạnh hàng bán ra và thu lợi nhuận.

- Trong nền kinh tế tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, người ta không thể hình dung nổi trong xã hội toàn bộ khâu tiêu thụ bị ách tắc kéo theo đó toàn bộ khâu tiêu thụ bị đình trệ, xã hội bị đình đốn mất cân đối Mặt khác công tác tiêu thụ còn là cơ sở cho việc sản xuất tìm kiếm khai thác cho các nhu cầu mới phát sinh mà chưa được đáp ứng Trong các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò với doanh nghiệp tuỳ thuộc và từng cơ chế kinh tế Trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, tiêu thụ sản phẩm được coi là quan trọng bởi vì doanh nghiệp sản xuất ra đến đâu thì phải cố gắng tiêu thụ hết đến đó. Xuất phát từ vị trí và vai trò của công tác này đồng thời cả trên các quốc gia khác việc tiêu thụ sản phẩm luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất và kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì thế trước hết muốn vậy, ta phải cần hiểu được về nội dung hoạt động của tiêu thụ sản phẩm điều đó có nghĩa rằng phải hoàn thiện công tác tiêu thụ để tăng thu nhập và giảm đi các chi phí bảo quản hàng tồn kho Như vậy công tác hoạt động tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Như vậy sản xuất luôn phải gắn liền với nhu cầu thị trường nên việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là vấn đề hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp Bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh hàng hoá nào cũng phải tiến hành việc nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường chính là bước đầu tiên có vai trò cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, đang kinh doanh trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ của từng loại mặt hàng, nhóm hàng trên thị trường, từ đó có biện pháp điều chỉnh sản phẩm hợp lý để cung cấp cho thị trường. Đối với công tác tiêu thụ, nghiên cứu thị trường lại càng chiếm một vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiết đến khối lượng giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ nghiên cứu thị trường còn giúp cho doanh nghiệp biết được xu hướng biến đổi của nhu cầu từ đó có được những biến đổi sao cho phù hợp Đây là công việc đòi hỏi nhiều công sức và chi phí lớn Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có các bộ phận nghiên cứu thị trường.

- Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao. Doanh nghiệp cần phải sử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ

- Để giải đáp vấn đề trên việc nghiên cứu thị trường cần phải đi sâu vào phân tích quy mô cơ cấu, sự vận động của thị trường và các tham số không thể kiểm soát được Nghiên cứu quy mô thị trường có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định đựợc số lượng người tiêu thụ, người sử dụng, khối lượng bán, doanh thu thực tế, tỷ lệ thị trường mà doanh nghiệp có thể cung ứng hay thoả mãn Công việc này đặc biệt quan trọng khi xí nghiệp muốn tham gia vào thị trường mới Bên cạnh việc nghiên cứu quy mô, nghiên cứu cơ cấu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp biết được sản phẩm của mình được tiêu thụ ở khu vực thị trường nào ?, ai sử dụng ? Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp luôn bị bao bọc bởi các yêu tố của môi trường kinh doanh Môi trường tác động liên tục và rất sâu sắc đến toàn bộ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và ứng xử của khách hàng Nó bao gồm môi trường pháp luật, môi trường văn hoá xã hội, môi trường kinh tế và môi trường công nghệ Ngoài việc nghiên cứu khái quát thị trường doanh nghiệp phải đi nghiên cứu hành vi mua sắm, thái độ của người tiêu dùng bởi khách hàng của doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau và cách thức cũng khác nhau.

Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai?

Mục đích nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hoá trên một đia bàn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thoả mãn nhu cầu thị trường Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi của nhu cầu khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp Khi nghiên cứu sản phẩm doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đề sau:

- Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp?

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó trên thị trường đó là ra sao?

- Doanh nghiệp cần phải xử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sảm phẩm tiêu thụ?

- Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp?

- Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán, phương thức phục vụ

- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm.

Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường Đây là nội dung quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động tiêu thụ vì trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sản xuất kinh doanh dựa trên cái mà thị trường cần chứ không phải dựa trên cái mà doanh nghiệp sẵn có.

1.2.2 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Kế hoạch hoá trong các doang nghiệp công nghiệp bao gồm một số nội dung sau:

- Kế hoạch hoá bán hàng: Là việc xây dựng hợp lý số lượng, cơ cấu, chủng loại các mặt hàng mà doanh nghiệp sẽ bán trong một kỳ nhất định Kế hoạch bán hàng có khả thi hay không đòi hỏi khi lập kế hoạch phải dựa vào một số căn cứ cụ thể như: Doanh thu bán hàng ở các thời kỳ trước, các kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể doanh nghiệp sản xuất và chi phí kinh doanh tiêu thụ của doanh nghiệp Tốt nhất là phải có số liệu thống kê cụ thể và doanh thu của từng loại, nhóm sản phẩm trên từng thị trường tiêu thụ trong khoảng thời gian ngắn.

- Kế hoạch hoá marketing: Là quá trình phân tích lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra chương trình marketing với từng nhóm khách hàng cụ thể với mục tiêu là tạo ra sự hoà hợp với kế hoạch hoá tiêu thụ với kế hoạch hoá các giải pháp cần thiết khác. Để xây dựng kế hoạch hoá marrketing phải phân tích và đưa ra các dự báo liên quan đến tình hình thị trường, điểm mạnh yếu của bản thân doanh nghiệp, các mục tiêu của kế hoạch hoá tiêu thụ sản phẩm, ngân quỹ có thể dành cho hoạt động marketing.

Phân tích thị trường và kế hoạch marketing hiện tại của doanh nghiệp: Phân tích cơ may và rủi ro, xác định mục tiêu marketing, thiết lập các chính sách marketing – mic, đề ra trương chình hành động và dự báo ngân sách.

- Kế hoạch hoá quảng cáo: Quảng cáo cần được kế hoạch hoá quảng cáo cần phân biệt thời kỳ ngắn han, thời kỳ dài hạn Mục tiêu quảng cáo là thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Hình thức quảng cáo, nội dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo, địa điểm quảng cáo… phải lập kế hoạch quảng cáo cụ thể.

- Kế hoạch hoá chi phí kinh doanh tiêu thụ sản phẩm: Là mọi chi phí kinh doanh xuất hiện gắn với hoạt động tiêu thụ Đó là các chi phí kinh doanh về lao động và hao phí vật chất liên quan đến bộ phận tiêu thụ bao gồm các hoạt động tính toán, báo cáo, thanh toán gắn với tiêu thụ cũng như các hoạt động vận chuyển, bao gói, lưu kho, quản trị hoạt động tiêu thụ Để xác định chi phí kinh doanh tiêu thụ cho từng loại sản phẩm một cách chính xác sẽ phải tìm cách tập hợp chi phí kinh doanh tiêu thụ và phân bổ chi phí kinh doanh tiêu thụ một cách gián tiếp cho từng điểm chi phí Sự phân loại và phân chia chi phí kinh doanh tiêu thụ thực tế bao nhiêu sát thực tế bao nhiêu càng tạo điều kiện cho việc tính toán và xây dựng kế hoạch chi phí kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ bấy nhiêu Mặt khác việc tính toán chi phí kinh doanh tiêu thụ làm cơ sở để so sánh và lựa chọn các phương tiện, chính sách tiêu thụ với mục đích thúc đẩy tiêu thụ với chi phí kinh doanh nhỏ nhất.

1.2.3 Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm

Trong kinh doanh người bán nào cũng có quyền lựa chọn hình thức và phương thức bán phù hợp với điều kiện của mình Thực tiễn trong hoạt động kinh doanh có các hình thức bán như:

- Căn cứ vào địa điểm giao hàng cho khách hàng: Theo căn cứ này có các hình thức bán như bán tại kho của người cung ứng, bán qua quầy hàng, cửa hàng, bán tại nơi tiêu dùng Bán tại kho của người cung ứng thích hợp với bán hàng khối lượng lớn, lượng tiêu dùng ổn định và người mua sẵn có phương tiện vận chuyển Bán qua cửa hàng, quầy hàng thích hợp với nhu cầu, danh mục hàng hoá nhiều, chu kỳ tiêu dùng không ổn định Bán tại nơi tiêu dùng, bán tại nhà cho khách hàng là hình thức bán tạo thuận lợi cho người mua và là phương thức chủ yếu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và cạnh tranh lẫn nhau.

- Bán theo khâu lưu chuyển hàng hoá có bán buôn và bán lẻ:

+ Bán buôn là bán với khối lượng lớn, theo hợp đồng và thanh toán không dùng tiền mặt Kết thúc quá trình mua bán hàng hoá vẫn nằm trong khâu lưu thông chưa bước vào tiêu dùng Do không phải lưu kho, sắp xếp lại hàng hoá, bảo quản nên giá rẻ hơn và doanh số thường là lớn.

+ Bán lẻ là bán cho nhu cầu lẻ của người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng, thanh toán ngay Vì sản phẩm hàng hoá phải trải qua khâu lưu kho, bán buôn, chi phí cho bán hàng nên giá thường cao hơn nhưng doanh nghiệp nhận được nhiều thông tin từ khách hàng, người tiêu dùng.

- Theo phương thức bán theo hợp đồng và đơn hàng, đấu giá và xuất khẩu.

Tuỳ thuộc vào vai trò quan trọng của sản phẩm hàng hoá và yêu cầu của người bán mà có thể người mua ký hợp đồng và gửi đơn hàng cho người bán. Đối với hàng hoá, sản phẩm không quan trọng có thể thuận mua vừa bán không cần ký hợp đồng.

Một số hàng hoá cần bán khối lượng lớn, khó tiêu chuẩn hoá, người ta dùng phương pháp đấu giá để tìm người mua có giá cao nhất.

Xuất khẩu là phương thức bán hàng đặc biệt phải tuân thủ các quy định về xuất nhập khẩu của chính phủ.

- Theo mối quan hệ mua đứt bán đoạn và sử dụng các phương thức tín dụng trong thanh toán như bán trả chậm, bán trả góp, bán trả ngay…

- Hình thức bán hàng trực tiếp, bán từ xa như: qua điện thoại, qua mạng internet, qua nhân viên tiếp thị

Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản phẩm hàng hoá, quy mô kinh doanh, môi trường kinh doanh, tiềm năng đội ngũ bán hàng mà các doanh nghiệp chủ động các hình thức bán khác nhau nhằm giữ vững và mở rộng thị trường và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.2.4 Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm a) Tổ chức cửa hàng giới thiệu sản phẩm

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có môi trường kinh doanh nhất định Môi trường kinh doanh có thể tạo ra những cơ hội thuận lợi cho kinh doanh nhưng đồng thời nó cũng tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. a) Giá cả hàng hóa

Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế đến cung cầu và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ Trong quy luật cung cầu nhân tố giá cả đóng vai trò tác động lớn tới cả cung và cầu, chỉ có giá cả mới giải quyết được mâu thuẫn trong quan hệ cung cầu

Xác định giá đúng sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ, mức giá cả của mỗi mặt hàng cần có sự điều chỉnh trong suốt cả chu kỳ sống của sản phẩm Tùy theo những thay đổi của quan hệ cung cầu và sự vận động của thị trường, giá cả phải giữ được sự cạnh tranh của doanh nghiệp Vì vậy xác định giá đúng đắn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường đảm bảo thu được lợi nhuận tối đa, nếu doanh nghiệp có chính sách giá tốt, có lợi thế về giá so với đối thủ thì sẽ tạo điều kiện cho khả năng tiêu thụ và chiếm lĩnh thị trường. b) Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Điều quan tâm hàng đầu đối với nhà sản xuất cũng như đối với người tiêu dùng là chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm có thể đưa doanh nghiệp đến đỉnh cao của danh lợi cũng có thể đưa doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Người ta cho rằng doanh nghiệp đạt cả danh và lợi khi sản phẩm có chất lượng cao, nó làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tạo khả năng sinh lời cao Tạo ấn tượng tốt, sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp không ngừng tăng lên Mặt khác nó có thể thu hút thêm khách hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh. c) Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiêp

Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn về đầu tư sản phẩm, giá cả và nắm bắt những thay đổi của môi trường Thị trường đầu vào ảnh hưởng đến giá thành, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Vậy công tác nghiên cứu thị trường là quan trọng, cần thiết nếu công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp tốt sẽ tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường tăng uy tín cho doanh nghiệp. d) Công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Công tác tổ chức tiêu thụ bao gồm hàng loạt các khâu công việc khác nhau như tổ chức mạng lưới tiêu thụ đến các hoạt động hỗ trợ Cuối cùng là khâu tổ chức thu hồi tiền hàng bán ra Nếu như công tác này tiến hành không ăn ý phối hợp nhịp nhàng sẽ làm gián đoạn hay làm giảm khối lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp Việc tổ chức mạng lưới bán hàng tốt sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.

Nhưng nếu tổ chức không hợp lý thì sẽ làm tăng chi phí giảm hiệu quả tiêu thụ Để thúc đẩy sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ với khối lượng lớn thì các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng góp phần không nhỏ như những hoạt động này thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp hơn Sự phục vụ tận tình và chu đáo các dịch vụ trước và sau khi bán hàng là nhằm tác động vào khách hàng để họ tăng khả năng hiểu biết về sản phẩm của doanh nghiệp Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ đem lại cho doanh nghiệp số lượng tiêu thụ sản phẩm lớn và ngược lại

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài a) Môi trường chính trị - luật pháp Đây là nhân tố vừa có tác động thúc đẩy vừa có tác động kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó bao gồm cả hệ thống chính trị, luật pháp trong nước và thế giới Nhân tố này đóng vai trò làm nền tảng, cơ sở để hình thành các nhân tố khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp Nó được thể hiện ở hệ tư tưởng chính trị mà các quốc gia áp dụng, các quy định mà các chính sách của quốc gia và quốc tế Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chính sách của nhà nước và quốc tế Khi tham gia vào một hoạt động kinh doanh cụ thể doanh nghiệp phải phân tích nắm bắt những thông tin về chính trị luật pháp của nhà nước và quốc tế áp dụng cho trường hợp đó. Những thay đổi về quan điểm, đường lối chính trị của quốc gia và của thế giới có thể mở ra hoặc làm sụp đổ thị trường làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị gián đoạn, đảo lộn Sự sung đột về quan điểm đến sự phát triển của nền kinh tế và dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp. b) Môi trường kinh tế - xã hội Đây là nhân tố có vai trò quan trọng nhất và quyết định nhất tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nó bao gồm nhiều nhân tố: Trạng thái phát triển của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng Các nhân tố này dù là ổn định hay biến động đều ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp bởi nó thể hiện nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, mặt bằng chung về cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động Mặt khác sự biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực cũng ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. c) Khách hàng

Khách hàng đó là những người mua sắm sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp và họ có ảnh hưởng rất lơn thậm chí là lớn nhất tới kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại doanh nghiệp Người tiêu dùng mua gì? mua ở đâu? mua như thế nào? luôn luôn là câu hỏi đặt ra trước các nhà doanh nghiệp phải trả lời và chỉ có tìm cách trả lời câu hỏi này mới giúp cho các nhà doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường Và khi trả lời được câu hỏi này, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã xác định được khách hàng mua gi? bán gi? bán ở đâu? và bán như thế nào?s để đáp ứng khách hàng để từ đó nâng cao hiệu quả tiêu thụ của doanh nghiệp. d) Các đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh có thể bao gồm nhiều cá nhân và tổ chức, trước hết là các tổ chức cạnh tranh Hoạt động cạnh tranh rất đa dạng từ việc giành nhau thị trường khách hàng đến những phân tích, nghiên cứu về các đặc điểm về các lợi thế cũng như các điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh trên thương trường Vì vậy, kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố cạnh tranh, nó ảnh hưởng rất lớn đến khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU

Khái quát về công ty cổ phần may Đáp Cầu

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Địa chỉ: Khu 6 đường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tên giao dịch: DAPCAU GARMENT JOINT_STOCK COMPANY. Email: dagarco@hn.vnn.vn

Website: http://www.dagarco.com.vn

Công ty cổ phần may Đáp Cầu (DAGARCO) là doanh nghiêp nhà nước trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX), được thành lập ngày

2 - 2 - 1976 DAGARCO được quyền xuất khẩu trực tiếp, chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong nước và ngoài nước.

Ngay từ ngày đầu thành lập, công ty đã đạt sản lượng là 391.120 sản phẩm tỷ lệ đạt 112,8% so với chỉ tiêu Gía trị tổng sản lượng tăng 840.882 đồng Đây là mốc đánh dấu thắng lợi đầu tiên vô cùng to lớn với công ty.

DAGARCO chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc: Các loại áo khoác lông vũ, áo vest, sơ mi nam nữ, quần âu, áo váy, quần áo dệt kim, nỉ, bộ đồng phục trẻ em và người lớn, quần áo thể thao…

DAGARCO đang sử dụng gần 2500 thiết bị may của các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật, CHLB Đức… Có nhiều thiết bị chuyên dụng hiện đại như: Hệ thống máy trải vải tự động SY - 101 công nghệ GERBER và cắt tự động công nghệ GERBER - Mỹ, máy thêu điên tử, máy bổ túi tự động, hệ thống bộ là form quần và áo Jacket VEIT 8740, bộ là Form áo VEIT 8370, hệ thống thiết kế mẫu bằng máy vi tính, máy ép mex VEIT 5350.

DAGARCO có xí nghiệp thành viên, với tổng số hơn 3100 cán bộ công nhân viên trong đó có 1 xí nghiệp liên doanh với tập đoàn SING LUN (Singapo) Sản phẩm của DAGARCO đã có uy tín trên thi trường nội địa như:

Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh và có uy tín trên thị trường thế giới như: Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc…

Sau 45 năm xây dựng và trưởng thành công ty cổ phần may Đáp Cầu không ngừng cải tiến hệ thống quản lý, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Công ty không ngừng đào tạo nguồn nhân lực để có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, nghiệp vụ giỏi, đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc

XN may 1 XN may 2 XN may 3

2.1.3 Nhiệm vụ của các phòng ban

- Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty có nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động của công ty, là người có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về mọi hoạt động kinh daonh của công ty

- Phó tổng giám đốc: Là người thay mặt tổng giám đốc xử lý những công việc trong công ty Có quyền đề xuất lên tổng giám đốc những sáng kiến hợp lý Tham mưu cho tổng giám đốc về những kế hoạch được trình lên.

Nhiệm vụ: + Lập chương trình kế hoạch và nhiệm vụ của phòng ban từng tháng, quý, năm, soạn thảo chương trình, quy trình, quy phạm kỹ thuật từ khâu chuẩn bị sản xuất đến cắt may và hoàn thiện sản phẩm Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, thi nâng cấp nâng bậc cả lý thuyết và thực hành.

+ Tổng hợp nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị, công cụ của từng mã hàng cung cấp cho phân xưởng cơ điện để bố trí điều động thiết bị cho sản xuất, thiết kế xếp chuyền các mã hàng.

+ Xây dựng quản lý tổng hợp các đề tài tiến bộ, khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng trong sản xuất.

Nhiệm vụ: + Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong từng tháng, quý, năm về quản lý chất lượng chung trong toàn công ty.

+ Quản lý giám sát kiểm tra, chấn chỉnh về công tác quản lý chất lượng,kiểm tra hàng hoá ở các xí nghiệp thành viên và các nhà máy nhận hàng gia công của công ty khi nhập về công ty Xác nhận vào hoá đơn nhập khi đảm bảo chất lượng và có quyền từ chối, lập biên bản khi nguyên phụ liệu và bao bì cát tông không đảm bảo chất lượng như mẫu chuẩn mà bên bán cung cấp.

Nhiệm vụ: + Thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng lao động, cân đối nguồn lao động hiện có trong công ty, lập kế hoạch tuyển sinh, tuyển dụng, đào tạo lao động đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các chế độ đối với người lao động như tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, BHRR và các loại bảo hiểm khác và các khoản đãi ngộ của cán bộ công nhân viên được nhà nước quy định.

+ Thực hiện công tác chế độ nghỉ hưu, nghỉ thai sản, nghỉ không lương, chấm dứt hợp đồng lao động Thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động đối với cán bộ công nhân viên.

- Phòng kinh doanh nội địa:

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu

2.2.1 Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Cũng như mọi doanh nghiệp trong cơ trế thị trường để kinh doanh có hiệu quả công ty cổ phần may Đáp Cầu có trụ sở chính tại (Thành phố BắcNinh – tỉnh Bắc Ninh) đã có các biện pháp nhằm tăng cường và thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước Nhờ sự nhanh nhạy cùng với uy tín, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên rõ rệt thông qua dây truyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến, công tác tổ chức sản xuất khoa học và tay nghề của công nhân được nâng lên Vì thế, công ty đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường mới ở nhiều nước như: Các nước EU, Mỹ, NhậtBản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan…Tuy sản phẩm đã khẳng định được trên thị trường quốc tế nhưng tại thị trường nội địa chưa được nhiều người biết đến Công ty đã và đang xây dựng chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh cho thị trường nhằm tạo bước đột phá và hiệu quả cao, từng bước khẳng định thương hiệu của mình đối với đông đảo người tiêu dùngViệt Sản phẩm của công ty có mặt ở một số tỉnh thành trong nước như: HàNội, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh… Đặc biệt, tại công ty đã có những cửa hàng giới thiệu sản phẩm Với lượng hàng phong phú, giá cả cạnh tranh đã thu hút được sự quan tâm, chọn mua của nhiều người tiêu dùng Nhờ vậy, doanh thu từ thị trường nội địa của công ty tăng đáng kể, cụ thể như: Năm

2010 chỉ đạt 1 tỷ đồng, 10 tháng năm 2011 đạt hơn 9 tỷ đồng và phấn đấu cả năm đạt 11 tỷ đồng

Trong những năm vừa qua công ty cổ phần may Đáp Cầu đã đạt được những kết quả to lớn trong việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, tạo được một ấn tượng tốt đẹp, một tâm lý tin tưởng của khách hàng về phía mình.

Hình 2.2: Chi nhánh tại Hà Nội: 37 Ngô Quyền - Hà Nội

Hiện nay công ty cổ phần may Đáp Cầu và các chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng đang phải thực hiện mạnh mẽ để thích nghi với cơ chế thị trường khắc nghiệt, nhiều đối thủ cạnh tranh Tiêu thụ sản phẩm của công ty đòi hỏi phải có nhiều biến chuyển mạnh mẽ nhất và có hiệu quả trong công tác.

Hình 2.3: Khách hàng lựa chọn sản phẩm tại trung tâm giới thiệu sản phẩm của Công ty

"http://www.vinatex.com/Upload/News/2009q1/tnn-Cac doanh nghiep det, may mo rong thi phan trong nuoc.jpg" \*

2.2.2 Phương thức tiêu thụ sản phẩm

Hình 2.4: Sơ đồ phương thức tiêu thụ sản phẩm Đại lý sản phẩm

Khách hàng vai trò trung gian

Người tiêu dùng sản phẩm Người tiêu dùng sản phẩm

Công ty có các tổng đại lý tại các tỉnh khác nhau trên toàn quốc Văn phòng đại diện (VPĐD) tại Hà Nội: 37 Ngô Quyền, Hà Nội; 13/5 Nguyễn Trãi, Hải Phòng Các tổng đại lý: Công ty TNHH TM Trường Hải, Công ty TNHH Mỹ Việt, Công ty TNHH Minh Hải Các cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm

Hình 2.5: SHOWROOM phòng trưng bày sản phẩm của công ty

Hàng hoá sẽ được phân phối từ tổng đại lý đến các đại lý có quy mô nhỏ hơn hoặc trực tiếp phân phối hàng đến các cửa hàng bán lẻ và khách hàng Tuy nhiên những khách hàng ở xa sẽ được thông qua các đại lý trung gian để phân phối hàng một cách thuận lợi nhất, kịp thời nhất có thể Tổng đại lý ngoài nhiệm vụ cung cấp hàng cho các cửa hàng ra thì có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp đủ số lượng và kịp thời hàng cho các văn phòng thuộc cơ quan nhà nước theo đơn đặt hàng.

Công ty cổ phần may Đáp Cầu đã vận dụng các phương thức tiêu thụ sau:

- Tiêu thụ theo phương thức bán buôn trực tiếp: Để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm trên thị trường rộng lớn với số lượng lớn, kịp thời và chính xác Công ty đã xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ với các bạn hàng Sản phẩm của công ty được trực tiếp bán cho người tiêu dùng và cũng có thể do yêu cầu của phần lớn khác hàng nên công ty đã có một số chi nhánh, cửa hàng có đội ngũ bán hàng năng động nhanh nhẹn có thể cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

- Tiêu thụ theo phương thức đại lý: Công ty đã áp dụng phân phối và bán sản phẩm cho các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh và xin được làm đại lý cho công ty Công ty đã tổ chức phân phối và bán sản phẩm cho họ rồi từ đó các sản phẩm của công ty lại được họ bán đến tận tay người tiêu dùng, nhưng điều này không phải đại lý nào cũng nhận sản phẩm và nhiều hình thức, có những đại lý đã tổ chức bán lẻ, có đại lý tổ chức bán buôn theo giá chênh lệch rất ít so với mức giá công ty đã định.

- Tiêu thụ theo phương thức trung gian: Hiện nay chủ yếu các doanh nghiệp quốc doanh và một số các thương nhân áp dụng phương thức tiêu thụ này Họ rất có kinh nghiệm trong việc tiêu thụ sản phẩm và am hiểu thị trường tiêu dùng đồng thời họ kiêm luôn chức năng quảng cáo và bán sản phẩm cho công ty Chính vì vậy họ là những trung gian không thể thiếu được đối với mỗi công ty Do đó công ty cần phải có chính sách hợp lý đối với họ.

Bảng 2.1: Doanh thu tiêu thụ nội địa của công ty Đơn vị:(1000.000 đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

(Nguồn: Phòng thị kinh doanh nội địa của công ty cổ phần may Đáp Cầu)

Qua bảng trên chúng ta có thể nhận thấy: Tổng doanh thu tiêu thụ nội địa của năm 2009 đã tăng 2.393 triệu đồng chiếm tỉ trọng 24% so với năm 2008.Trong đó doanh thu theo phương thức bán buôn chiếm một tỷ lệ rất lớn so với phương thức bán lẻ và phương thức bán đại lý Doanh thu bán buôn năm 2009 đạt 6.549 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52% trong tổng doanh thu của công ty,tăng 1.429 triệu đồng so với năm 2008 Ngoài ra doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các đại lý của công ty hàng năm cũng tăng lên như năm 2010 tăng 555 triệu đồng so với năm 2009, doanh thu bán lẻ năm 2010 cũng tăng 1.337 triệu đồng so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 42% Điều này cho thấy sản phẩm của công ty đã và đang dần chiếm lĩnh được thị trường, đồng thời qua đó chúng ta cũng thấy rằng các định hướng phát triển của công ty đề ra nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm đã được thực hiện rất đúng đắn và nó đã bắt đầu phát huy được tác dụng.

2.2.3 Bộ máy công nghệ sản xuất

Bảng 2.2: Một số loại máy của công ty Đơn vị: (Chiếc)

STT Tên thiết bị Số lượng

1 Máy 1 kim: Juki, Singer, Zone, Sunstar 884

2 Máy1kim: JukiĐT, Kingtex ĐT, Zone, Sunstar 678

Máy 1 kim: Juki, Sunstar, máy đột Golden Weel

4 Máy 2 kim: Juki, Mitxubishi, Brother, Nakata,

5 Máy 3k5c: Kingtex, Yamato, Siruba, Pegasus, Juki,

6 Máy vắt sổ 5 chỉ: Brother, Kingtex, Juki, Pegasus,

7 Máy vắt sổ 4 chỉ: Siruba, Kingtex, Juki, Juki ĐT,

8 Máy đính bộ: Juki, Sunstar 61

9 Máy đính cúc: Juki ĐT, Sunstar ĐT, Brother 45

10 Mỏy thựa bằng: Juki, Juki ĐT, Brother, Sunstar 36

11 Máy kansai 8 chỉ, Kansai 24 chỉ, Sunshine 32

12 Máy ziczac: Gemsy, Juki ĐT, Sunstar, Singer, 3 mũi Juki

13 Máy dập cúc: Nhật, Hồngkông, Hàn Quốc… 128

(Nguồn: Phòng kỹ thuật của công ty cổ phần may Đáp Cầu)

Hình 2.6: Hình ảnh một số máy móc của công ty

Hệ thống cắt vải Tự động Công nghệ GERBER - Mỹ

The Gerber Niebuhr Synchron Spreader Máy trải vải tự động SY-101 Công nghệ GERBER - Mỹ

VEIT 5350 Fusing System Máy ép mex VEIT 5350

VEIT 8370 Multiform VEIT 8740 Trouser Topper

Bộ là Form áo VEIT 8370 Bộ là Form quần VEIT 8740

Công ty cổ phần may Đáp Cầu phấn đấu trở thành đơn vị mạnh có uy tín của ngành Dệt – May Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc Công ty cổ phần may Đáp Cầu không ngừng cải tiến hệ thống quản lý, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến,nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Công ty đã tập trung đầu tư vào các dây truyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến, tổ chức lại sản xuất và nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công nhân viên Các xí nghiệp may có trang bị 900 máy may công nghiệp và máy chuyên dùng, công ty đang sử dụng gần 2500 máy móc, thiết bị có nhãn hiệu nổi tiếng như: JUKI, SINGER, BROTHER, KANSA, MERROW…Những thiết bị này được sản xuất từ Đức, Nhật, Hoa kỳ Hiện công ty có1.700 người có tay nghề cao Mỗi năm sản xuất > 6000.000 sản phẩm chất lượng cao.

Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Trong những năm qua các sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu sản xuất ra chủ yếu là tiêu thụ ở nước ngoài là một phần sản phẩm được sản xuất ra tiêu thụ trong nước theo các khu vực theo kế hoạch được giao của nhà nước Vì thế trong thời kỳ này sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu dần dần lấy được ưu thế thị trường trong nước chiếm tỷ trọng rất cao Do đó sản phẩm thị trường trong nước của công ty cổ phần may Đáp Cầu chủ yếu là phục vụ cho người tiêu dùng hoặc một số đoàn thể cơ quan tổ chức.

Hiên nay với hệ thống dây truyền hiện đại các thiết bị máy may mới công ty đã sản xuất được nhiều khâu bằng máy móc tự động nhanh chóng và số lượng nhiều để có thể khi nhu cầu cần thì có thể đáp ứng kịp thời.

Trong nền kinh tế thị trường công ty cổ phần may Đáp Cầu cần phải tự mình quyết định các vấn đề trung tâm cho việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức lại sản xuất xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất nhưng trước hết vẫn là sản phẩm của công ty Sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu là những mặt hàng áo sơ mi, áo khoá, jeacket, áo đông xuân và các loại quần áo jean. Phải nói rằng các sản phẩm của công ty được sản xuất theo dây truyền và công nghệ hiện đại và mới mẻ và đòi hỏi sản xuất được chất lượng qua các khâu kiểm tra rất chặt chẽ Sản phẩm của công ty được sản xuất từ các nguyên vật liệu rất tốt mọi thành phẩm đều đảm bảo chất lượng và an toàn cho khách hàng để được thị trường chấp nhận.

Hình 2.7: Một số sản phẩm của công ty

2.3.1 Tổng hợp thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong giai đoạn đổi mới của đất nước, nhất là thời kỳ thực hiện chiến lược tăng tốc cất cánh và hội nhập của ngành dệt may, DAGARCO đã có sự trưởng thành lớn mạnh, khẳng định uy tín, vị thế cao trên thị trường may mặc trong nước và quốc tế, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển của tập đoàn Dệt May Việt Nam và công cuộc xây dựng và phát triển của quê hương, đất nước Đến hết năm 2011, công ty đạt giá trị sản xuất 199 tỷ đồng, tăng 78% so với năm 2005

Từ đầu năm 2011 đến nay, đứng trước không ít khó khăn nhưng hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất của công ty được đẩy mạnh Công ty tạo việc làm ổn định cho hơn 2000 lao động với mức lượng trung bình hơn 3 triệu đồng/tháng/người Hiện nay, công ty đã nhận được một số đơn hàng may và phấn đấu tổng doanh thu cả năm của đơn vị đạt và vượt kế hoạch trên 520 tỷ đồng, lợi nhuận 10 tỷ đồng và hoàn thành vượt mức các khoản nộp ngân sách nhà nước 3.328 triệu đồng.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn cố gắng để số lượng sản phẩm sản xuất ra luôn sát với số lượng sản phẩm mặt hàng đang được ưa chuộng Công ty cũng xây dựng chọn các loại sản phẩm đã có mặt nhiều năm trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước Đơn vị: ( % )

Khu vực Tỷ trọng (%) năm 2008

(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa của công ty cổ phần may Đáp Cầu)

Vài năm lại đây, đặc biệt là hưởng ứng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trên cơ sở đánh giá tình hình thị trường trong nước, công ty đã và đang xây dựng chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh cho thị trường này nhằm tạo bước đột phá và hiệu quả cao, từng bước khẳng định thương hiệu của mình đối với đông đảo người tiêu dùng Việt” Hiện nay, công ty có 6 cán bộ chuyên khai thác thị trường nội địa Sản phẩm của công ty đã có mặt ở một số tỉnh thành trong nước như: Hà Nội, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh… Với lượng hàng phong phú, giá cả cạnh tranh đã thu hút được sự quan tâm, chọn mua của nhiều người tiêu dùng Để hướng vào thị trường nội địa đối với doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay khi mà nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã khẳng định được thương hiệu đối với người tiêu dùng trong nước Công ty sẽ cố gắng với quyết tâm tạo uy tín, thương hiệu trên thị trường nội địa bằng kinh nghiệm của 45 năm xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường quốc tế Đây cũng chính là hành động cụ thể thiết thực của đơn vị về hưởng ứng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Có thể thấy các sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng trong nước chấp nhận bằng một cách tin tưởng mua sản phẩm của công ty Cũng có thị trường sản phẩm công ty mà khách hàng chưa được hiểu biết về chất lượng hay có thể do mẫu mã không hợp với thị hiếu Do vậy công ty cần có kế hoạch tiếp cận thị trường này để mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty Song song với việc làm đó thì công ty đang cố gắng đẩy mạnh tiêu thụ ở các khu vực kế tiếp và các tỉnh hay các đơn vị kinh doanh hợp tác Giải thích cho khách hàng thấy sản phẩm của công ty sẽ mang lại những cái mà họ mong muốn.

Bảng 2.4: Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài ` Đơn vị: (sản phẩm)

Thị trường tiêu thụ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng sản phẩm xuất khẩu 3.446.679 4.249.044 5.500.875

(Nguồn: Phòng kinh doanh thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần may Đáp Cầu)

Sản phẩm của công ty phần lớn được xuất khẩu sang thị trường như Mỹ (45%), EU (25%) và Nhật Bản, Đài Loan Không chỉ đáp ứng các đơn đặt hàng, công ty còn tìm kiếm, ký kết được hợp đồng có khối lượng hàng xuất khẩu tương đương với tổng doanh thu năm 2009 cho các đơn vị may mặc vệ tinh trên toàn quốc Sản phẩm của công ty đã xuất khẩu và có uy tín trên thị trường của thế giới như: Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, HồngKông, Đài Loan….Công ty sẵn sàng hợp tác liên doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư và sản xuất kinh doanh hàng may mặc Công ty cổ phần may Đáp Cầu phấn đấu trở thành đơn vị mạnh có uy tín của ngành Dệt – May Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc

Cạnh tranh với các sản phẩm may mặc nhập lậu từ một số nước trong khu vực Cạnh tranh muốn tồn tại và phát triển dược thì trước hết công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh và nó phải được chi tiết đến từng loại sản phẩm trong từng thời kỳ khác nhau.

Các biện pháp áp dụng của công ty để tăng khả năng cạnh tranh như: + Công ty không ngừng cải tiến hệ thống quản lý.

+ Cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến.

Phương thức này nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Trong khi đó việc đưa ra các biện pháp cạnh tranh nhằm mang tính chiều sâu trên cơ sở phát huy những thế mạnh của công ty.

Trong thời gian qua công ty cổ phần may Đáp Cầu đã từng bước cố gắng đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm trực tiếp, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu không ngừng nâng cao được cả về mặt giá trị qua các chỉ tiêu số lượng hàng hoá và đặc biệt là kết quả tiêu thụ sản phẩm với khối lượng một số mặt hàng.

Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ sản phẩm với khối lượng một số mặt hàng Đơn vị: 1000 (Sản phẩm)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Áo váy

Quần Jean Áo Jacket Áo váy

Quần Jean Áo Jacket Áo váy

Tổng mặt hàng tiêu thụ

(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty cổ phần may Đáp Cầu)

Số liệu trên cho thấy kết quả tiêu thụ sản phẩm một số mặt hàng của năm

2009 so với cùng kỳ 2008 và năm 2010 so với năm 2009 đạt mức kế hoạch tăng tỷ trọng khoảng 20% Đối với ngành may mặc các doanh nghiệp đặc biệt là hàng tiêu thụ thông dụng như các sản phẩm của công ty như nhu cầu áo sơ mi, quần jean, áo jacket ngày càng đòi hỏi nhiều, và phát triển mạnh nên kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng phải cần đến và trú trọng công việc này.

Trong thời gian qua công ty đã từng bước đẩy nhanh tiến độ công tác sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và các kỹ thuật công nghệ hiện đại giúp cho công việc này đạt được hiệu quả tốt và ngày càng được phát triển.

2.3.2 Doanh thu và lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm

Trong những năm gần đây doanh thu của công ty cũng tăng lên do với những năm trước vì nhu cầu tiêu thụ của công ty tăng nên doanh thu một số mặt hàng cũng tăng Công ty ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất tiêu thụ trong nước và nước ngoài Mặt khác thị trường sản phẩm trong nước ngày càng được mở rộng vì vậy số lượng sản phẩm bán ra ở thị trường này ngày càng tăng lên Do đó nó góp phần làm doanh thu năm sau tăng cao hơn năm trước, từ đó công ty cũng thực hiện đủ những yêu sách của nhà nước như nộp ngân sách, các hoạt động ủng hộ và hỗ trợ khác

Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm

2.4.1 Những thành tựu đạt được

Trong 2 năm gần đây công ty đã áp dụng chương trình “5S” của Nhật Bản vào sản xuất, bao gồm các tiêu chí “sàng lọc”, “sắp xếp”, “sạch sẽ”,

“săn sóc”, “sẵn sàng” Đây là hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ quan điểm nếu làm việc trong môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động cao hơn và chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn Từ khi áp dụng chương trình “5S” hiệu quả rõ nét là ở mỗi chỗ ngồi làm việc của công nhân đều sạch sẽ, ngăn nắp, từ đó dần hình thành tác phong công nghiệp cho người lao động Từ mô hình này, tạo niềm tin cho nhiều khách hàng khó tính từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu trong kí kết hợp đồng”.

Với việc áp dụng đồng thời bộ tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000, công nghệ sản xuất tinh gọn (LEAN) và chương trình “5S”, hiệu quả sản xuất của Công ty không ngừng nâng lên, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho gần 3000 lao động, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước Đến nay việc hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất được đẩy mạnh Ngoài các cơ sở tại Bắc Ninh, công ty đã hợp tác đầu tư các xí nghiệp may tại các vùng phụ cận như Vĩnh Phúc và Lục Ngạn (Bắc Giang), tạo thêm nhiều việc làm mới cho những vùng còn khó khăn, đầu tư thiết bị đã hoàn thành về cơ bản cho 16 dây truyền sản xuất Công ty đã bổ sung cho 8 dây truyền sản xuất mới để toàn bộ công suất đầu tư cho giai đoạn 1 với 16 dây truyền sản xuất được hoạt động Hiện đã có 3 khách hàng ký kết hợp đồng sản xuất với công ty: Công ty Yasaint, công ty Sing Lun, công ty Ma Ha.

Với 45 năm hoạt động công ty cổ phần may Đáp Cầu đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề có trình độ văn hoá cao và giàu kinh nghiệm với nhiều mối quan hệ rộng rãi nên đã ký kết đựơc nhiều hợp đồng lớn Việc phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban từng bộ phận cá nhân đã tạo ra được nề nếp làm việc tốt nâng cao ý thức làm chủ tự lập trong công việc của mỗi người Công ty không ngừng học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh hiện đại luôn áp dụng khoa học tiên tiến hiện đại, luôn áp dụng khoa học tiên tiến nhất dây truyền sản xuất cải tiến nên sản phẩm của công ty có kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng hợp với thị hiếu thị trường năm 2008 nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng với phương châm “Uy tín chất lượng, cảm ơn là sức mạnh” Mạng lưới bán hàng của công ty đã thu nhận nhiều thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm giá cả dịch vụ và cả uy tín của công ty Điều này giúp công ty điều chỉnh được kế hoạch kinh doanh kịp thời nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.

Với phương châm tăng tốc để đáp ứng ngày càng cao xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc, công ty cổ phần may Đáp Cầu đã xây dựng các chương trình, chiến lược: Mở rộng và khai thác thị trường; đầu tư tăng tốc, định vị thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức lại sản xuất…

2.4.2 Những mặt còn tồn đọng và nguyên nhân a) Những mặt còn tồn đọng

Trong cơ chế kinh tế mới, việc cố gắng và tích luỹ tập trung được vốn nhiều hay ít vào doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp Hiện nay nguồn vốn của công ty ngày một tăng tuy nhiên để mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài thì công ty vẫn còn thiếu một lượng vốn lớn Công ty sản xuất và gia công hàng may mặc nên cần rất nhiều vốn Phải đi vay nên hàng năm công ty phải trả một khoản lãi ngân hàng khá lớn nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Ngay từ ngày đầu thành lập công ty mong muốn cung cấp sản phẩm của mình trên toàn quốc phục vụ mọi đối tượng tiêu dùng nhưng tới nay thị trường của công ty tập trung ở một số thị trường trong nước và thị trường nước ngoài Hoạt động quảng cáo chưa được công ty quan tâm đúng mức nên số người tiêu dùng biết đến công ty chưa phải là nhiều Các cửa hàng vẫn chưa được sự năng động trong việc thu hút khách hàng mới.

Những tồn tại trên đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Vì vậy trong thời gian tới ban giám đốc và cán bộ công nhân viên cần lỗ lực hơn nữa để tìm ra hướng khắc phục nhằm đưa công ty ngày một đi lên. b) Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn, trong đó cớ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

- Nguyên nhân khách quan: + Trong thời gian qua do nền kinh tế suy thoái và thị trường may mặc cung vượt quá cầu làm cho tình hình cạnh tranh diễn ra rất là khốc liệt Công ty cổ phần may Đáp Cầu phải cạnh tranh với rất nhiều các doanh nghiệp lớn trên toàn quốc.

+ Do ảnh hưởng bởi lạm phát nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động hoặc chỉ hoạt động ở mức cầm chừng.

+ Về khách hàng là đối tượng quan trọng nhất cho tiêu thụ sản phẩm của công ty Nên chúng ta đều biết nhu cầu tự nhiên hay mức tiêu thụ thói quen của người tiêu dùng là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng hàng hoá Và cũng chính vì đời sống và mức thu nhập cũng không ít ảnh hưởng, về nhận thức khi thu nhập tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu tăng lên do đó họ luôn đòi hỏi những loại sản phẩm tốt hơn đẹp hơn và ta có thể nói rằng có tới 75% khách đòi hỏi sản phẩm tốt hơn đẹp hơn và 25% khách hàng còn lại đòi hỏi giá rẻ và đẹp.

- Nguyên nhân chủ quan: + Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn nên nguồn vốn rót cho công ty không lớn Mạng lưới các kênh phân phối hoạt động chưa thực sự hiệu quả Công ty chưa thực sự quan tâm đến các chương trình quảng cáo khuyếch trương cho công ty và cho sản phẩm.

+ Ngoài những nguyên nhân trên chúng ta còn thấy rằng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty còn chịu ảnh hưởng của môi trường chính trị và pháp luật Bên canh đó, nhiều mặt hàng là hàng nhập lậu, chốn thuế và nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc nên giá thấp, kiểu dáng phong phú và đa dạng chèn ép các mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước vì vậy đã gây khó khăn cho ngành may mặc nói chung và công ty cổ phần may Đáp Cầu nói riêng.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu

3.1.1 Xây dựng mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu tổng quát được xây dựng là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, chất lượng đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước đáng kể Cùng với các mục tiêu xây dựng đất nước, công ty cũng xây dựng cho mình một mục tiêu riêng sau

45 năm xây dựng và trưởng thành Công ty tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của đơn vị, đoàn kết, thống nhất, nỗ lực khắc phục khó khăn Và thực hiện quyết liệt và hiệu quả các chiến lược phát triển đã đặt ra, trong đó trọng tâm là huy động các nguồn lực, đầu tư chiều sâu vào đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng và mở rộng thị trường… Phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra, tiếp tục xây dựng và phát triển công ty ngày càng vững mạnh toàn diện, gặt hái được nhiều thành công trên bước đường hội nhập và phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước nhằm nâng cao kết quả hoạt động và định hướng cho sự phát triển của công ty

Mục tiêu phát triển của công ty: Đa dạng hóa loại hình sản xuất trong đó có kinh doanh về giáo dục mầm non, về nhà hàng, khách sạn và siêu thị trên cơ sở đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất Một số mục tiêu của công ty cổ phần may Đáp Cầu đề ra để thực hiện như:

+ Mục tiêu hướng về khách hàng, lấy khách hàng làm trọng điểm để công ty hướng tới sản xuất kinh doanh.

+ Phải tối đa hoá lợi nhuận.

+ Tăng cường thế mạnh của công ty.

+ Mở rộng thị phần của công ty trên thị trường.

+ Đáp ứng các mục tiêu xã hội.

+ Mục tiêu thoả mãn mong muốn của các thành viên trong công ty và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng

Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 giữ tốc độ tăng trưởng ở mức 12% đến 15% hàng năm và tạo định hướng tiền đề để chuyển dần sang ngành nghề kinh doanh mới phù hợp với cơ chế chính sách và yêu cầu của thị trường những năm tiếp theo.

Phấn đấu trong những năm tới công ty phát triển toàn diện và vượt các mục tiêu đã đề ra, tiếp tục xây dựng và phát triển công ty ngày càng vững mạnh trên mọi mặt, gặt hái được nhiều thành công trên bước đường hội nhập và phát triển Và đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

3.1.2 Phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu a) Thị trường trong nước

Sản phẩm của công ty đã có uy tín trên thị trường, do vậy công ty cần hết sức chú trọng khai thác, sử dụng lợi thế này.

*) Đối với thị trường miền Bắc: Là thị trường truyền thống của công ty, vì vậy phải liên tục củng cố lòng tin của người tiêu dùng nhằm ổn định thị trường song không chỉ dừng lại ở đó vì nhu cầu về sản phẩm của công ty ngày càng tăng lên kể cả về số lượng và chất lượng Việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường truyền thống đó là rất cần thiết, đòi hỏi công ty phải tăng cường thâm nhập sâu để điều tra, nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu thị trường để từ đó đáp ứng tốt hơn.

Hiện nay đặc điểm của thị trường này nhu câu của người tiêu dùng phát triển mạnh Nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty hàng năm với mức độ cao và ổn định, vì thế công ty phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao và mẫu mã phù hợp để thay thế các sản phẩm cũ Công ty nên có những ưu tiên khuyến khích các đại lý bởi phần lớn các đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty ở đây là nơi chu chuyển sản phẩm của công ty đến các vùng lân cận khác.

*) Đối với thị trường miền Nam, miền Trung: Tuy mới được khai thác và phát triển nhưng đã nhanh chóng trở thành một thị trường lớn của công ty, do đây là một vùng có diện tích rất lớn vì vậy nhu cầu về các sản phẩm của công ty là rất lớn Hiện nay công ty đang có nhiều cố gắng đáp ứng nhu cầu của khu vực thị trường này tuy nhiên do cách xa công ty sản xuất nên công vận chuyển rất tốn kém làm tăng giá thành sản phẩm và làm giảm tính cạnh tranh của công ty trên khu vực thị trường này Vì vậy công ty cần có những biện pháp thích hợp nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển để giảm giá sản phẩm tại khu vực này Đứng trước tình hình thực tế là hoạt động của mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa thực sự hiệu quả thì công ty có các phương hướng, kế hoạch hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của mình. b) Thị trường nước ngoài

Trong những năm qua công ty đã đạt được hiệu quả đáng mừng cho ngành may mặc gia công nước nhà nói chung và cho công ty cổ phần may Đáp Cầu nói riêng Đó là những thành tựu to lớn trong thời buổi kinh tế thị trường đang trên con đường vừa phải tìm hướng sản xuất kinh doanh làm sao cho thị trường nước ngoài chấp nhận sản phẩm của mình Có thể nói rằng những sản phẩm công ty xuất khẩu sang thị trường nước ngoài cũng đạt được yêu cầu về chất lượng sản phẩm cho nên các bạn hàng nước ngoài vẫn tiếp tục ký và làm ăn.

Trước những khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và xuất khẩu Dệt - May của hầu hết các nước trên thế giới Song ngành Dệt - May Việt Nam nói chung và công ty cổ phần may Đáp Cầu Bắc Ninh nói riêng đều năng động không chịu ngồi yên chờ thị trường thế giới hồi phục mà đã vươn ra những thị trường nước ngoài Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đến hết năm 2011 công ty đạt giá trị sản xuất 199 tỷ đồng, tăng 78% so với 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 28,5 triệu USD tăng 39% so với 2005 và gấp 3,7 lần 1996 Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang thị trường như

Mỹ (55%), EU (35%) và Nhật Bản, Đài Loan Không chỉ đáp ứng các đơn đặt hàng mà công ty còn tìm kiếm, ký kết được hợp đồng có khối lượng hàng xuất khẩu cho các đơn vị may mặc vệ tinh trên toàn quốc.

Năm 2010 kinh tế thế giới phục hồi, nhưng chứa đựng nhiều rủi ro khó lường, vì thế công ty sẽ phải tiếp tục bảo vệ lợi thế cạnh tranh của mình, chủ động đón cơ hội kinh doanh sau khủng hoảng Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững công ty sẽ tập trung chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là những người làm thiết kế thời trang Thời gian qua, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật của công ty đã ngày càng tăng về chất lượng, đặc biệt là đội ngũ thiết kế thời trang đã có sự lớn mạnh, chuyển về chất Sản phẩm của công ty đã khẳng định được đẳng cấp Vị thế và uy tín của công ty đang ngày càng tăng cao.

Giai đoạn 2011 - 2015, công ty có những chủ trương tăng cường xuất khẩu xác định lại chiến lược về thị trường nhằm thiết lập thị trường xuât khẩu ổn định Đặc biệt, trong giai đoạn mới, ngành dệt may không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, về giá cả mà phải cạnh tranh ngay từ khâu đấu giá trên mạng Do vậy, phải có nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu này Phải có những chuyên gia tính toán được ngay trong thời gian ngắn, với mẫu mã như vậy thì cần những nguyên phụ liệu gì, thời gian thực hiện bao lâu và đưa ra giá hợp lý, có như vậy mới có thể giành được những hợp đồng may giá trị cao Do vậy, khâu quan trọng nhất đối với ngành dệt may trong thời gian tới vẫn là tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 6 của Liên đoàn thời trang châu Á (AFF) Đây là điều kiện thuận lợi cho việc học tập và hợp tác với các nước thành viên có ngành thời trang phát triển trong châu Á nhằm đưa ngành công nghiệp thời trang nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung trong đó có công ty cổ phần may Đáp Cầu phát triển nhanh chóng trong thời gian tới Đây cũng là cơ hội khẳng định thương hiệu hàng dệt may “Made in Vietnam” cũng như mở ra nhiều thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu

3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm sẽ tạo nên uy tín của doanh nghiệp Phải nói rằng sản phẩm may may mặc của công ty cổ phần may Đáp Cầu là loại sản phẩm cao cấp, phục vụ chủ yếu cho các thị trường là các thành thị lớn, đối tượng khách hàng chủ yếu là những người có thu nhập trung bình trở lên Đối với loại khách hàng này, bên cạnh yếu tố thẩm mỹ thì chất lượng sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng Công ty phải nhìn nhận được một thực tế là:

“Khách hàng nào cũng rất tự hào nếu như bộ quần áo của họ mặc có chất lượng cao và sang trọng” Vì vậy mà công tác hoàn thiện sản phẩm để cho chất lượng sản phẩm không ngừng nâng lên là vô cùng quan trọng với vông ty Thực tế thì chất lượng sản phẩm may đang càng ngày càng được hoàn thiện hơn nhưng so với một vài đối thủ cạnh tranh như: Việt Tiến, may Thăng Long thì vẫn chưa bằng được Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần có các đầu tư thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của dây truyền sản xuất, tăng cường đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất, tạo ra những phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khen thưởng kịp thời những sáng kiến làm lợi cho công ty.

3.2.2 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường

Vấn đề thị trường là vấn đề hết sức quan trọng, nó đóng vai trò quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Nó quyết định việc tiêu thụ, sự tồn tại và phát triển của công ty trên thương trường

Do đó công ty cổ phần may Đáp Cầu cần phải nghiên cứu khả năng cũng như nhu cầu thị trường nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ, cũng như tạo điều kiện cho chiến lược củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty. Đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, công ty lại càng phải chú trọng hơn nữa tới công tác nghiên cứu thị trường, xem xét thị trường thị trường sản phẩm của mình có được tốt không, lượng khách hàng là bao nhiêu. Đặc biệt hơn nữa là công ty phải nghiên cứu thị trường sản phẩm cùng loại với mình và các đối thủ cạnh tranh với mình như thế nào, từ đó có những biện pháp đối phó kịp thời Tuy nhiên công tác điều tra nghiên cứu thị trường của công ty đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chi tiết hết sức chính xác Muốn sản phẩm của mình như áo sơ mi các loại, áo khoác các loại được thích ứng nhu cầu thị trường, công ty cần điều tra nghiên cứu kỹ khả năng nhu cầu nhất là về thị hiếu người tiêu dùng trên từng thị trường Khi tham gia thị trường mới công ty cần phải nghiên cứu kỹ môi trường kinh doanh khả năng tiêu thụ, chi phí kinh doanh về vận chuyển đặc biệt là về mức độ cũng như sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh.

Vì vậy người cán bộ nghiên cứu thị trường sau khi phân tích xử lý các thông tin thu thập trên thị trường Phải đưa ra các nhận xét yếu điểm của thị trường về nhu cầu sản phẩm của chi nhánh hay công ty từ đó đưa ra các biện pháp thiết thực nhất để công ty đưa ra những sản phẩm thích hợp nhất với từng loại thị trường nhất định.

Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn có một quyết định đúng đắn thì quyết định đó cần phải được dựa trên những thông tin đầy đủ có liên quan đến việc ra quyết định Chẳng hạn như muốn tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả thì cần phải có những thông tin để tiến hành nghiên cứu, dự báo thị trường về nhu cầu sản phẩm Đặc biệt trong điều kiện thị trường may mặc cung đang vượt quá cầu rất nhiều, các doanh nghiệp đang trong tình trạng phải cạnh tranh gay gắt, giành giật từng đoạn thị trường một như hiện nay thì doanh nghiệp nào nắm bắt được thông tin sớm hơn và đầy đủ hơn thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng Thông qua công tác thu thập thông tin và đánh giá thị trường các doanh nghiệp sẽ có cơ sở để ra các quyết định quan trọng liên quan đến toàn bộ các khâu của quá trình phân phối

Công ty cần phải có một bộ phận chuyên đánh giá, phân tích những thông tin thu thập được từ đó đi đến những quyết định hợp lý về công tác tổ chức mạng lưới kênh phân phối Một điều rất quan trọng nữa là cần phải đào tạo hoặc tuyển dụng những nhân viên có kinh nghiệm về công tác nghiên cứu, điều tra thị trường Những nhân viên này cần phải am hiểm cả những phương pháp đánh giá thị trường hiện đại: Qua internet, các phần mềm ứng dụng

3.2.3 Việc mở rộng quản lý hệ thống mạng lưới bán hàng

Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm là một nguồn lực then chốt đối với hoạt động tiêu thụ của công ty Thông thường, sản phẩm có đến tay người tiêu dùng hay không là do mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả hay không? Công ty cần quan tâm hơn nữa tới các trung gian bán lẻ, cung cấp cho họ những hiểu biết tối thiểu để họ có thông tin đến người tiêu dùng cuối cùng, tạo sự tin cậy về sản phẩm Công ty cần hỗ trợ cho các đại lý để cùng tích cực tham gia phân phối sản phẩm.

Công ty cần mở rộng và lựa chọn kỹ các đại lý bán hàng để họ có thể lấy hàng từ công ty phân phối đến người tiêu dùng với mức giá hợp lý thường xuyên kiểm tra giá bán và mức tiêu thụ của các đại lý để có biện pháp khuyến khích kịp thời hay đối phó phù hợp.

Ngoài ra công ty cần khuyến khích các thành viên sẽ giúp cho hệ thống kênh phân phối hoạt động có hiệu quả hơn Các nhà quản lý kênh phải liên kết các thành viên với nhau, phối hợp hoạt động của các trung gian phân phối bằng việc cung cấp các thông tin marketing cho họ kịp thời đầy đủ, kích thích, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để quản lý mạng lưới bán hàng ở xa công ty thường xuyên cử các nhân viên nghiên cứu thị trường đến tận nơi các đại lý để xem họ bán như thế nào và giúp đỡ khách hàng hiểu biết hơn về sản phẩm của doanh nghiệp.

3.2.4 Mở rộng các hoạt động xúc tiến

Trong những năm qua ảnh hưởng của hoạt động xúc tiến đã mang lại những kết quả cao cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Sản phẩm của công ty đã xác định được chỗ đứng trên một số thị trường nhất định cho hoạt động xúc tiến Trong thực tế công ty đã giành những khoản ngân sách nhất định cho hoạt động xúc tiến song còn có hạn chế Trong thời gian tới công ty cần trú trọng hơn nữa tới một số hoạt động xúc tiến như:

- Xây dựng chiến lược, chính sách xúc tiến cho từng sản phẩm cụ thể trong từng thời gian cụ thể và trên những khu vực thị trường cụ thể

- Sử dụng các hình thức khuyến mại phù hợp cho cả nhà trung gian phân phối và người tiêu dùng cuối cùng Do đó công ty phải có một khoản ngân sách nhất định cho các chiến dịch khuyến mại Hiện nay công ty mới sử dụng chính sách khuyến mại cho các trung gian phân phối mà chưa có chính sách khuyến mại cho người tiêu dùng cuối cùng như vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty mới đạt được những kết quả nhất định Để hoạt động tiêu thụ đạt kết quả cao hơn, công ty cần có một khoản ngân sách nhất định để khuyến mại cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các hình thức khuyến mại như: tặng vật phẩm mang biểu tượng của công ty cho khách hàng, giảm giá cho khách hàng khi họ mua nhiều lần

- Tham gia hội chợ, triển lãm: Nhằm giới thiệu, giao dịch bán sản phẩm đồng thời là dịp để công ty tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.

- Đẩy mạnh các hoạt động bán hàng trực tiếp: Xây dựng mối quan hệ với khách hàng khi giao tiếp trong quá trình bán hàng trực tiếp.

- Tăng cường công tác quảng cáo vì quảng cáo là công việc không thể thiếu trong thời buổi kinh tế thị trường, vì thế công ty nên dành một phần chi phí cho công tác này để từ đó nâng cao trình độ quảng cáo cũng như nghiệp vụ của người làm công tác này Từ lời văn quảng cáo, hình ảnh đến xác định phương tiện quảng cáo trên tạp chí thời trang hoặc thông qua các buổi trình diễn và in ấn phát hành các mẫu mã catalog.

- Tổ chức hội nghị khách hàng: Đây là một biện pháp để xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm tạo ra lòng tin của họ đối với sản phẩm của công ty và tranh thủ sự ủng hộ của họ đồng thời tạo ra sự ràng buộc giữa khách hàng với công ty Tại hội nghị khách hàng, công ty có thể sẽ ký kết được nhiều hợp đồng lớn Thông qua hội nghị khách hàng công ty sẽ được khách hàng góp ý kiến về sản phẩm của mình, về ưu điểm cũng như nhược điểm còn tồn tại Mặt khác, thông qua hội nghị sẽ tạo được bầu không khí thân thiện giữa công ty với khách hàng.

Một số điều kiện để thực hiện giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu

Trong nền kinh tế thị trường công ty cổ phần may Đáp Cầu cần phải tự mình quyết định các vấn đề trung tâm cho việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức lại sản xuất xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất nhưng trước hết vẫn là sản phẩm của công ty

Sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu là những mặt hàng áo sơ mi, áo khoá, jeacket, áo đông xuân và các loại quần áo jean Phải nói rằng các sản phẩm của công ty được sản xuất theo dây truyền và công nghệ hiện đại và mới mẻ và đòi hỏi sản xuất được chất lượng qua các khâu kiểm tra rất chặt chẽ Sản phẩm của công ty được sản xuất từ các nguyên vật liệu rất tốt mọi thành phẩm đều đảm bảo chất lượng và an toàn cho khách hàng để được thị trường chấp nhận

Công ty cần xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề có trình độ văn hoá cao và giàu kinh nghiệm với nhiều mối quan hệ rộng rãi nên đã ký kết đựơc nhiều hợp đồng lớn Việc phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, từng bộ phận cá nhân đã tạo ra được nề nếp làm việc tốt nâng cao ý thức làm chủ tự lập trong công việc của mỗi người Công ty không ngừng học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hiện đại luôn áp dụng khoa học tiên tiến hiện đại, luôn áp dụng khoa học tiên tiến nhất dây truyền sản xuất cải tiến nên sản phẩm của công ty có kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng hợp với thị hiếu thị trường trong và ngoài nước.

Nhà nước cần phải có chính sách quản lý thị trường cụ thể giúp cho các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình trong công bằng cạnh tranh, chống vi phạm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh như hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu, trốn thuế gây ảnh hưởng xấu đến uy tín các doanh nghiệp làm ăn đúng đắn theo pháp luật Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, gây rối loạn thị trường.

Chính sách tín dụng, ngân hàng: Nhà nước cần có chính sách tài chính, tín dụng ngân hàng hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay vốn đầu tư thuận tiện, cho phép doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội trên thị trường.

Quản lý giá cả: Nhà nước cần có những chính sách kịp thời điều chỉnh khi lạm phát hoặc giảm phát xảy ra thông qua kiểm soát giá cả trên thị trường, có những biện pháp kích cầu hợp lý thông qua các chính sách thuế, chính sách trợ giá, bù giá cho doanh nghiệp khi cần thiết.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn may đáp cầu
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý (Trang 24)
Hình 2.2: Chi nhánh tại Hà Nội: 37 Ngô Quyền - Hà Nội - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn may đáp cầu
Hình 2.2 Chi nhánh tại Hà Nội: 37 Ngô Quyền - Hà Nội (Trang 29)
Hình 2.4: Sơ đồ phương thức tiêu thụ sản phẩm Đại lý sản phẩm - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn may đáp cầu
Hình 2.4 Sơ đồ phương thức tiêu thụ sản phẩm Đại lý sản phẩm (Trang 30)
Hình 2.3: Khách hàng lựa chọn sản phẩm tại trung tâm giới thiệu sản phẩm của Công ty - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn may đáp cầu
Hình 2.3 Khách hàng lựa chọn sản phẩm tại trung tâm giới thiệu sản phẩm của Công ty (Trang 30)
Hình 2.5: SHOWROOM phòng trưng bày sản phẩm của công ty - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn may đáp cầu
Hình 2.5 SHOWROOM phòng trưng bày sản phẩm của công ty (Trang 31)
Bảng 2.1: Doanh thu tiêu thụ nội địa của công ty - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn may đáp cầu
Bảng 2.1 Doanh thu tiêu thụ nội địa của công ty (Trang 32)
Hình 2.6: Hình ảnh một số máy móc của công ty - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn may đáp cầu
Hình 2.6 Hình ảnh một số máy móc của công ty (Trang 34)
Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn may đáp cầu
Bảng 2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước (Trang 39)
Bảng 2.4: Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài                 ` - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn may đáp cầu
Bảng 2.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài ` (Trang 41)
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn may đáp cầu
Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 44)
w