1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1

87 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Công Tác Kế Toán Của Công Ty TNHH Vân Long
Tác giả Nguyễn Thị Thu
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Báo Cáo Thực Tập Nghiệp Vụ
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 706 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP (8)
    • 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương 3 (8)
      • 1.1.1 Khái niệm tiền lương (8)
      • 1.1.2 Ý nghĩa của tiền lương (8)
    • 1.2 Phân loại lao động trong doanh nghiệp 4 (9)
      • 1.2.1 Phân loại theo thời gian làm việc (9)
      • 1.2.2 Phân loại theo quan hệ của người lao động với quá trình sản xuất (9)
      • 1.2.3 Phân loại theo chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất (9)
    • 1.3. Các hình thức tiền lương 4 (9)
      • 1.3.1 Tiền lương theo thời gian (10)
      • 1.3.2 Tiền lương theo sản phẩm (10)
      • 1.3.3 Tiền lương khoán (12)
    • 1.4. Phõn loại tiền lương. 7 1.5. Các chế độ khác cho người lao động. 7 1.5.1. Phụ cấp (0)
      • 1.5.2. Trợ cấp (13)
      • 1.5.3 Chế độ thưởng (14)
    • 1.6 Khái niệm, nguồn hình thành, mục đích sử dụng các khoản trích theo lương 10 (15)
      • 1.6.1 Quỹ Bảo hiểm xã hội (15)
      • 1.6.2. Quỹ Bảo hiểm y tế (16)
      • 1.6.3. Kinh phí công đoàn (17)
      • 1.6.4. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm(DPTCMVL) (17)
    • 1.7 Hạch toán chi tiết lương và các khoản trích theo lương trong (17)
      • 1.7.1 Hạch toán số lượng lao động (17)
      • 1.7.2 Hạch toán thời gian lao động (18)
      • 1.7.3. Hạch toán kết quả lao động (19)
      • 1.7.4. Hạch toán tiền lương cho người lao động (19)
    • 1.8. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương (20)
    • 1.9. Các hình thức sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành (22)
      • 1.9.1 Nhật Ký Chung 17 (22)
      • 1.9.2 Nhật Ký Sổ Cái 18 (23)
      • 1.9.3 Nhật Ký Chứng Từ 19 (24)
      • 1.9.4 Chứng từ ghi sổ 21 PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH VÂN LONG (26)
    • 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Vân Long (27)
      • 2.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 22 (27)
      • 2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 25 (30)
    • 2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán (31)
    • 2.3. Các chế độ kế toán và phương pháp kế toán mà công ty áp dụng. 28 PHẦN III: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH VÂN LONG (33)
    • 3.1. Kế toán tiền lương (36)
      • 3.2.1. Nội dung các khoản trích theo lương 63 PHẦN IV: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH VÂN LONG (67)
    • 4.1. Nhận xét chung về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH Vân Long (73)
      • 4.1.1. Ưu điểm (73)
      • 4.1.2. Nhược điểm 72 (77)
    • 4.2 Một số ý kiến hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích (78)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................81 (85)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................83 (87)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP

Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương 3

+ Tiền lương: là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ.

+ Về bản chất: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của sức lao động, là giá cả của sức lao động, tuân theo nguyên tắc cung cầu giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước

+ Đối với chủ doanh nghiệp: tiền lương là một yếu tố của chi phí đầu vào sản xuất, còn đối với người cung ứng sức lao động tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của họ.

Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động Ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp BHXH, tiền thưởng, tiền ăn ca… Chi phí tiền lương là một phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất ra Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cở sở đú tớnh đỳng thù lao lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động,chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiện chi phí về lao động sống, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Phân loại lao động trong doanh nghiệp 4

1.2.1 Phân loại theo thời gian làm việc

+ Lao động thường xuyên : là những người lao động cú kớ kết hợp đồng lao động dài hạn làm việc lâu dài ổn định tại doanh nghiệp.

+ Lao động không thường xuyên : là những người lao động được thuê làm những công việc theo thời vụ hoạc những vụ việc phát sinh không thường xuyên.

1.2.2 Phân loại theo quan hệ của người lao động với quá trình sản xuất

+ Lao động trực tiếp sản xuất : là những người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp lao vụ dịch vụ.

+ Lao động gián tiếp sản xuất : là những người lao động phụ vụ cho quá trình sản xuất hoặc thực hiện các công việc không phải trực tiếp liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm.

1.2.3 Phân loại theo chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất

+ Lao động thực hiện chức năng sản xuất : bao gồm người lao động trực tiếp và gián tiếp thực hiện việc sản xuất hàng hóa dịch vụ.

+ Lao động thực hiện chức năng bán hàng : là những người lao động thực hiện việc bán hàng và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

+ Lao động thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp : là những người lao động thực hiện việc quản lý điiều hành chung của doanh nghiệp.

Các hình thức tiền lương 4

Tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà chia thành nhiều hình thức tiền lương khác nhau nhưng trên thực tế, thường áp dụng các hình thức dưới đây:

1.3.1 Tiền lương theo thời gian

Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng, như hành chính nhân sự, kế toỏn…Đõy là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn của người lao động Tiền lương theo thời gian có thể được chia ra thành:

+ Tiền lương tháng : Trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động.Thường được quy định sẵn với từng bậc lương trong các thang lương.

Lương tháng = lương tối thiểu x hệ số + phụ cấp

+ Tiền lương tuần : là tiền lương trả cho người lao động trong tuần.

+ Tiền lương ngày : Trả cho một ngày làm việc dựa trên tiền lương tháng

+ Lương giờ : Trả cho 1 giờ làm việc dựa trên tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc (không quá 8h/ngày, 48 giờ/tuần)

Do hình thức trả lương theo thời gian còn mang tính bình quân, nhiều khi không phù hợp với kết quả thực tế của người lao động, nên trả lương theo thời gian có thể được kết hợp chế độ thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc.

1.3.2 Tiền lương theo sản phẩm

Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành Đây là hình thức tiền lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn lợi ích của người lao động với NSLĐ.Điều kiện

Số ngày làm việc trong tháng

52 tuần để thực hiện tính lương theo sản phẩm: cần xây dựng được các định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở cho việc định giá tiền lương cho từng sản phẩm, từng công việc 1 cách hợp lý

Việc trả lương theo sản phẩm được chia thành :

 Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế : Áp dụng với lao động trực tiếp sản xuất hàng loạt.

Tiền lương = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương từng sản phẩm đã quy định

 Trả lương theo sản phẩm gián tiếp. Áp dụng với lao động gián tiếp, làm công việc phục vụ sản xuất như vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết bị… Mặc dù lao động của những công nhân này không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng tới năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất Vì thế, có thể căn cứ vào năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất để tính lương cho công nhân phục vụ.

 Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến

Là hình thức trả lương trên cơ sở sản phẩm trực tiếp, đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất để tiến hành trả lương Mức độ hoàn thành định mức sản xuất càng cao thì suất lương lũy tiến càng lớn.Hỡnh thức này thường được áp dụng trả lương cho người lao động làm việc ở khõu khú nhất , hoặc khi doanh nghiệp phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng.

 Trả lương theo sản phẩm có thưởng có phạt.

Là hình thức kết hợp trả lương theo sản phẩm (sản phẩm trực tiếp hoặc sản phẩm gián tiếp) với chế độ tiền thưởng trong sản xuất

+ Thưởng : do chất lượng sản phẩm tốt, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư.

+ Phạt : sản phẩm làm ra hỏng, hao phí vật tư cao, không đủ ngày công quy định, không hoàn thành kế hoạch được giao.

Trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc của từng phòng ban trong doanh nghiệp Quỹ lương thực tế của từng phòng ban phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao.Tiền lương thực tế của từng nhân viên vừa phụ thuộc vào quỹ lương t hực tế của phòng ban đó, vừa phụ thuộc vào số lượng nhân viên của phòng ban đó

Thông thường tiền lương được chia thành hai phần: tiền lương chính và tiền lương phụ.

Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.

Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất, đi học…

1.5 Các chế độ khác cho người lao động.

 Phụ cấp trách nhiệm: Cấp quản lý được thưởng tiền trách nhiệm hàng tháng, mức thưởng là 10% lương cơ bản

Tiền lương theo sản phẩm phải trả cho người lao động

Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế hoặc tiền lương theo sản phẩm gián tiếp

Phõn loại tiền lương 7 1.5 Các chế độ khác cho người lao động 7 1.5.1 Phụ cấp

- CVN thường xuyên công tác ở ngoài

- Đối với CNV không thường xuyên đi công tác thì được hưởng công tác phí theo bảng công tác phí của công ty

- Đối với CNV đi công tác ngoài không thường xuyờn(khụng áp dụng công tác nội bộ trong công ty.

 Trợ cấp điện thoại: cấp cho công nhân viên thường xuyên đi công tác ngoài để phục vụ cho công việc

 Tiền trợ cấp nghỉ việc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp 50% tiền tháng lương theo tiền lương cơ bản tháng gần nhất.

 Tiền trợ cấp nghỉ chờ việc: Trường hợp phải ngừng chờ việc không do lỗi của người lao động Giám đốc công ty sẽ trợ cấp cho người lao động băng 100% mức lương quy định.

Nếu do lỗi của người lao động thì lúc đó người lao động không được trả lương.

 Những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương:

 Cha mẹ chết( kể cả bên chồng, vợ) vợ,chồng, con chết.

 Nghỉ phép: Người lao động nghỉ việc có đơn xin nghỉ phép mà chưa nghỉ hết số ngày phép năm hoặc chưa nghỉ phép năm thì sẽ được thanh toán tiền số ngày chưa nghỉ này Người lao động đang trong thời gian thử việc hoặc chưa ký hợp đồng lao động thì chưa được hưởng các chế độ của nhà nước quy định.

 Bản thân lao động kết hôn

 Cha mẹ hai bên, con, chồng hay vợ chết thì được viếng

 Thiên tai,hỏa hoạn được trợ cấp

 Trợ cấp khó khăn( tùy hoàn cảnh từng người) ban Giám đốc trợ cấp

 Hàng năm nếu công ty kinh doanh có lãi công ty sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng cho người lao động,mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.

 Mức thưởng cụ thể từng người lao động tùy thuộc vào sự đóng góp công sức, chất lượng công tác, chấp hành đầy đủ nội quy, các quy định của công ty.

Tiền thưởng = Tỷ lệ % x (tổng lương tháng thực tế / 12 tháng)

 Phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm lập tờ trình về tỷ lệ %, dự toán tổng tiền thưởng tháng lương 13 trước 30 ngày so với ngày nghỉ tết.

Hàng tuần dựa trên việc đánh giá thực hiện công việc cua từng người. Trưởng bộ phận sản xuất lập bảng đánh giá thực hiện công việc Bảng đánh giá chuyển về phòng hành chính nhân sự xem xét sau đó chuyển giám đốc công ty duyệt làm căn cứ thưởng cho người lao động.

 Thưởng 30/4, ngày Quốc khánh, Tết truyền thống:

Số tiền thưởng tùy thộc vào kết quả kinh doanh của công ty Phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm lập tờ trình ban Giám đốc về số tiền thưởng, dự toán tiền thưởng trình ban giám đốc trước 15 ngày so với ngày lễ tương ứng Lập danh sách cán bộ công nhân viên được thưởng trước 3 ngày so với ngày lễ tương ứng

 Thâm niên được tính chi tiết tới từng tháng (nếu từ 15 ngày trở lên thỡ tớnh đủ tháng, nếu dưới 15 ngày thì không được tính đủ tháng. Phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm lập tờ trình về số tiền thâm niên của 1 tháng, dự toán tổng tiền thâm niên trước 30 ngày so với ngày bắt đầu nghỉ tết.

 Thưởng thâm niên được trả vào cuối năm âm lịch.

Phòng kinh doanh đạt doanh thu do ban Giám đốc giao được thưởng phần trăm doanh thu hàng tháng, trường hợp vượt doanh thu thì phòng kinh doanh lập tờ trình về việc đạt doanh thu, mức được hưởng cho từng CNV trình ban giám đốc duyệt và chuyển cho phòng kế toán trả cùng với lương tháng.

Khái niệm, nguồn hình thành, mục đích sử dụng các khoản trích theo lương 10

Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình sản xuất kinh doanh,người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các trường hợp ốm đau, thai sản Các khoản này cũng góp phần trợ giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động Các quỹ này được trình bày chi tiết như sau:

1.6.1 Quỹ Bảo hiểm xã hội

Là một chính sách kinh tế XH quan trọng của nhà nước Bảo hiểm xã hội (BHXH) là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động… BHXH là một hình tượng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động và gia đình

Từ ngày 1/1/2010, mức trích lập BHXH là 22% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người lao động đóng góp 6% và người sử dụng lao động đóng góp 16% Từ ngáy 1/1/2012 mức trích lập BHXH lại tăng thêm 24% trong đó người lao động đóng góp 7% và người sử dụng lao động đóng 17%.

Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:

- Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản.

- Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.

- Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.

- Chi công tác quản lý quỹ BHXH

Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động.

Tại doanh nghiệp hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm đau, thai sản…Trờn cơ sở các chứng từ hợp lý hợp lệ Cuối tháng doanh nghiệp, phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khụng vỡ mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT

Theo nghị định số 62/2009/NĐ-CP ban hành ngày 27/7/2009 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2009) của Thủ tướng Chính phủ quy định mức trích lập BHYT từ 1/1/2010 như sau: Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công; cán bộ,công chức, viên chức thì mức trích lập BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao động đóng góp 1,5%.

Hạch toán chi tiết lương và các khoản trích theo lương trong

Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp

1.6.4 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm(DPTCMVL)

Là quỹ dùng để trợ cấp người lao động phải nghỉ việc theo chế độ

Thời điểm trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là thời điểm i khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm (Nếu doanh nghiệp lập BCTC quý thì thời điểm trích quỹ DPTCMVL có thể là vào thời điểm cuối quý.)

Tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và DN chịu 1% tính vào chi phí.

1.7 Hạch toán chi tiết lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp

1.7.1 Hạch toán số lượng lao động :

Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ phận, phòng ban, tổ, nhóm gửi đến phòng kế toán để tập hợp và hạch toán số lượng lao động trong tháng đó tại doanh nghiệp và cũng từ bảng chấm công kế toán có thể nắm được từng ngày có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu người nghỉ với lý do gì.

Hằng ngày tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từng người tham gia làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối tháng các phòng ban sẽ gửi bảng chấm công về phòng kế toán Tại phòng kế toán, kế toán tiền lương sẽ tập hợp và hạch toán số lượng công nhân viên lao động trong tháng

1.7.2 Hạch toán thời gian lao động:

Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là Bảng Chấm Công

Bảng Chấm Công là bảng tổng hợp dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ bảo hiểm xã hội của từng người cụ thể và từ đó để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong doanh nghiệp.

Hằng ngày tổ trưởng (phòng, ban, nhóm…) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình quản lý để chấm công cho từng người trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các kí hiệu quy định trong bảng Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội… về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người rồi tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35, 36. Ngày công quy định là 8 giờ nếu giờ còn lẻ thì đánh thêm dấu phẩy ví dụ: 24 công 4 giờ thì ghi 24,4

Bảng Chấm Công có thể chấm công tổng hợp: Chấm công ngày và chấm công giờ, chấm công nghỉ bù nên tại phòng kế toán có thể tập hợp tổng số liệu thời gian lao động của từng người Tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm sản xuất, công tác và trình độ hạch toán đơn vị có thể sử dụng một trong các phương pháp chấm công sau đây:

Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như họp…thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công trong ngày đó.

Chấm công theo giê: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công việc thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.

Chấm công nghỉ bù: Chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm.

1.7.3.Hạch toán kết quả lao động

Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành Do phiếu là chứng từ xác nhận số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động nên nó làm cơ sở để kế toán lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động Phiếu này được lập thành 02 liên: 1 liên lưu và 1 liên chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động và phiếu phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt.

Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành được dùng trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng theo hình thức lương trả theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương khoán theo khối lượng công việc Đây là những hình thức trả lương tiến bộ nhất đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, nhưng đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ và kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt.

1.7.4 Hạch toán tiền lương cho người lao động

Căn cứ vào bảng chấm công để biết thời gian động cũng như số ngày công lao động của người sau đó tại từng phòng ban, tổ nhóm lập bảng thanh toán tiền lương cho từng người lao động ngoài Bảng Chấm Công ra thì các chứng từ kèm theo là bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động.

Bảng thanh toán tiền lương: Là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận ( phòng, ban, tổ, nhóm…) tương ứng với bảng chấm công.

Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như: Bảng chấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc hoàn thành Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương, chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương Bảng này được lưu tại phòng kế toán Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp vào cột “ ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay

Từ Bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ khác có liên quan kế toán tiền lương lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

Kế toán sử dụng TK 334- Phải trả công nhân viên Và tài khoản TK 338- Phải trả, phải nộp khác.

*TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản đó( gồm: tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thuộc thu nhập của công nhân viên)

Kết cấu của TK 334- Phải trả CNV

 Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác đã trả đã ứng trước cho CNV

 Các khoản khấu trừ vào tiền lương,tiền công của CNV.

 Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác phải trả CNV

+ Dư có: Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả CNV

+Dư nợ: (cá biệt) Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả

* Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác : Dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan quản lý, tổ chức đoàn thể xã hội

Kết cấu của tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác.

 Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan

 BHXH phải trả công nhân viên.

 Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị.

 Sè BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý.

 Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511.

 Các khoảnđã trả, đã nộp khác.

 Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết ( chưa xác định rõ nguyên nhân).

 Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn Vị.

 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

 BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên.

 BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.

 Các khoản phải trả phải nộp khác.

 Số tiền còn phải trả, phải nộp khác.

 Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết.

+Dư Nợ : ( Nếu có ) Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp.

TK 338 có 6 tài khoản cấp 2

3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết.

3388 – Phải trả, phải nộp khác.

Các hình thức sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành

Hình thức tổ chức kế toán là hình thức kết hợp các sổ kế toán khác nhau về khả năng ghi chép , về kết cấu , nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất định trên cơ sở của chứng từ gốc Các doanh nghiệp khác nhau về loại hình, quy mô và điều kiện kế toán sẽ hình thành cho một hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau và trên thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán như sau:

- Nhật Ký Chứng Từ 1.9.1 Nhật Ký Chung

Là hình thức kế toán đơn giản số lượng sổ sách gồm: Sổ nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trờn cỏc sổ nhật ký để ghi vào SổCái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu

Sơ đồ 1.1 Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chung

Là hình thức kế toán trực tiếp, đơn giản bởi đặc trưng về số lượng sổ, loại sổ, kết cấu sổ, các loại sổ cũng như hình thức Nhật Ký Chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc.

Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc

Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu

Sơ đồ 1.2: Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái

Hình thức này có đặc trưng riêng về số lượng và loại sổ Trong hình thức Nhật Ký Chứng Từ có 10 Nhật Ký Chứng Từ, được đánh số từ Nhật Ký Chứng Từ số 1-10 Hình thức kế toán này nó tập hợp và hệ thống hoỏ cỏc nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo tài khoản đối ứng Nợ Nhật Ký Chứng

Sổ quỹ tiền mặt và sổ tài sản

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Sổ/ thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Từ kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế và kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu

Sơ đồ 1.3: Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Thẻ và sổ kế toán chi tiết (theo đối tượng)

Bảng tổng hợp chi tiết (theo đối tượng)

Là hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ được hình thành sau các hình thức Nhật Ký Chung và Nhật Ký Sổ Cái Nú tỏch việc ghi Nhật Ký với việc ghi sổ cái thành 2 bước công việc độc lập, kế thừa để tiện cho phân công lao động kế toán, khắc phục những bạn chế của hình thức Nhật Ký Sổ Cái Đặc trưng cơ bản là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là Chứng Từ Ghi

Sổ Chứng từ này do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, cú cựng nội dung kinh tế

Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu

Sơ đồ 1.4: Tổ chức hạch toán theo hình thức Chứng từ – ghi sổ

Sổ quỹ và sổ tài sản

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Sổ kế toán chi tiết theo đối tượng

Chứng từ ghi sổ (theo phần hành)

Bảng cân đối tài khoản

Bảng tổng hợp chi tiết theo đối tượng

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

PHẦN II GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

CỦA CÔNG TY TNHH VÂN LONG

Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Vân Long

2.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Tại thời điểm này doanh nghiệp có 606 người lao động trong đó lao động trực tiếp là 560 người, lao động gián tiếp là 46 người, với trình độ Đại học là

15 còn lại là hệ Cao đẳng và hệ trung cấp Và với đội ngũ cán bộ công nhân lao động trình độ bậc thợ 3/7 chiếm tới 76%, bậc thợ 4/7 chiếm 11% còn lại thuộc bậc thợ phổ thông Mặt khác, Công ty cổ phần bao bì PP là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Vì vậy, việc tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp Công ty phát huy tốt nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ và số lượng lao động như trên doanh nghiệp tổ chức thành 5 phòng ban chức năng và 4 xí nghiệp sản xuất với 7 tổ đội khác nhau Với tổ chức như vậy việc điều hành quản lý Công ty được mô tả bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty là Đại hội đồng cổ đông mà đại diện là hội đồng quản trị có quyền bầu ra bộ máy quản lý của Công ty Trong đó:

*) Ban giám đốc Công ty: gồm có 3 người: Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng Giám đốc

- Tổng Giám đốc Công ty được hội đồng quản trị bầu ra là người đại diện cho công ty trước pháp luật Là người đứng đầu bộ máy quản lý chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và làm nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật

- Giúp việc cho Tổng giám đốc là hai phó Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc sản xuất và phó tổng giám đốc kinh doanh.

Dưới Tổng Giám đốc công ty là các phòng ban chức năng, có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc công ty trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra Việc tổ chức và phân công cụ thể các chức năng và trách nhiệm của các phòng ban thuộc quyền hạn của Tổng giám đốc công ty.

*) Các phòng ban chức năng:

1- Phòng tổ chức lao động và hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự của công ty Lập và triển khai các kế hoạch đào tạo, tuyển chọn cán bộ và công nhân viên có tay nghề cao, đồng thời thông báo các thông tin tổ chức về nhân sự, chế độ tiền lương và các chế độ liên quan đến người lao động cho toàn bộ công nhân viên trong nhà máy, xây dựng các quy chế của công ty.

2- Phòng kế toán: Là bộ phận quan trọng giúp giám đốc quản lý mảng tài chính Có chức năng lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đó theo quy định tài chính kế toán hiện hành Đồng thời cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho Ban giám đốc Công ty, trên cơ sở đó giúp Tổng Giám đốc nắm bắt và kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

3- Phòng kế hoạch vật tư: Có chức năng lập kế hạch sản xuất và kế hoạch giá thành theo tháng, quý, năm, lập kế hoạch và tổ chức cung cấp các loại vật tư theo kế hoạch sản xuất của Công ty, tổ chức giao nhận hàng, giám sát việc mua sắm vật tư phục vụ cho sản xuất

4- Phòng kỹ thuật - KCS: Kiểm tra, đánh giá chất lượng vật tư, nguyên liệu nhập kho đồng thời kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình công nghệ sản xuất, hướng dẫn các phân xưởng thực hiện đúng quy trình công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng khâu, và chế bản ra các mẫu mã sản phẩm mới.

5- Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận có ảnh hưởng lớn đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ, ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận Có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, triển khai theo dõi các đại lý, lập duyệt quyết toán ở các đại lý của công ty Bên cạnh đó, phòng kinh doanh còn có chức năng quảng cáo,nghiên cứu thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đề ra các chiến lược về kinh doanh mới

2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Do Công ty TNHH Võn Long là một doanh nghiệp sản xuất hạch toán độc lập, có quy mô vừa, tổ chức hoạt động tập trung trên một địa bàn nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung Theo hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng kế toán dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng Tại các phân xưởng, tổ đội không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên kế toán tiến hành công tác hạch toán ban đầu, tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, lập các báo cáo nghiệp vụ và chuyển báo cáo này về phòng kế toán của công ty Theo hình thức này, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách hợp lý, gọn nhẹ hiệu quả, và thuận lợi cho việc xử lý thông tin kế toán trên máy tính, được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán cụ thể như sau:

- Kế toán trưởng: đứng đầu bộ máy kế toán của công ty, có nhiệm vụ phụ trách toàn bộ hoạt động kế toán Kế toán trưởng còn theo dõi tình hình tăng giảm

Trưởng phòng kế toán (kế toán trưởng)

Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp

Kế toán thanh toán và ngân hàng

Kế toán quỹ,tiền lương và BHXH tài sản cố định và tính khấu hao theo đúng quy định Đồng thời, chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc công ty về mọi hoạt động của phòng kế toán, tham gia giúp giám đốc trong việc quản lý tài chính, tài sản của công ty

- Kế toán tổng hợp: phó phòng kế toán, có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm; kiểm tra các chứng từ đầu vào, số liệu sổ chi tiết; lập các sổ tổng hợp và báo cáo kế toán định kỳ Đồng thời còn theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập xuất vật tư, công cụ dụng cụ; đồng thời tham gia xây dựng định mức vật tư dự trữ đảm bảo dự trữ vật tư hợp lý giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục không bị ngừng trệ do thiếu vật tư và các phần hành kế toán khác.

- KÕ toán thanh toán và ngân hàng: theo dõi lập báo cáo hàng tháng, quý, năm về vốn bằng tiền của công ty như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển; theo dõi phần thu chi, tạm ứng, tồn quỹ tiền mặt; giao dịch vay vốn ngân hàng, theo dõi công nợ, tổng hợp nợ ngắn hạn, nợ dài hạn…

Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán

Trong hệ thống kế toán có nhiều hình thức mở sổ kế toán, ở công ty TNHH Vân Long tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” Số liệu kế toán được cập nhật theo trình tự thời gian phát sinh Chứng từ ghi sổ được lập dựa trên cơ sở chứng từ gốc có cùng nội dung kinh tế Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.3: Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ,thẻ kế toán chi tiết

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của tưng tài khoản trên sổ cái Căn cứ vào sổ ci lập bảng cân dối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết dược dùng để nộp báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và băng tổng số tiền phát sinh trên đăng kí chứng từ ghi sổ Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tà khoản trên bảng tổng hợp chi tiết.

Các chế độ kế toán và phương pháp kế toán mà công ty áp dụng 28 PHẦN III: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH VÂN LONG

- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty : Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Quy trình hạch toán, xử lý chứng từ, cung cấp thông tin kế toán của Công ty đều được thực hiện sỉ sách.

- Sau khi lựa chọn các tài khoản cần sử dụng, Công ty quy định mỗi loại chứng từ ghi sổ ghi Nợ một tài khoản đối ứng với cú cỏc tài khoản khác.

- Niên độ kế toán quy định: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.

- Kỳ kế toán áp dụng: Theo tháng.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Hệ thống tài khoản kế toán: Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty sử dụng các TK 621, 622, 627, 154, và các TK khác như TK 141, 331, 152,111, 334,338,153… Các TK đều được mó hoỏ cho từng phân xưởng, từng sản phẩm.

- Hệ thống sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Chứng từ ghi sổ Hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng là: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ cái; Sổ, thẻ kế toán chi tiết; Bảng tổng hợp sổ chi tiết; Bảng cân đối số phát sinh; Báo cáo tài chính.

- Chế độ kế toán: Công ty TNHH Vân Long áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính

- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền VNĐ là theo tỷ giá thực tế.

* Hệ thống sổ kế toán được áp dụng tại Công ty:

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ chi tiết các tài khoản

- Bảng tổng hợp chi tiết

Quy trình hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ghi cuối tháng : Đối chiếu

Sơ đồ 2.4 : Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Vân Long

Chứng từ gốc và bảng tập hợp chứng từ cùng loại

Chứng từ mã hoá nhập dữ liệu vào máy

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết

PHẦN III THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH VÂN LONG

Kế toán tiền lương

3.1.1 Lao động và phân loại lao động

Hiện nay có rất nhiều tiêu thức phân loại lao động trong doanh nghiệp,trong đú cú 3 tiêu thức được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp là : phân loại theo thời gian lao động,theo quan hệ với quá trình sản xuất,theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tại công ty TNHH Vân Long đang áp dụng 2 tiêu thức là phân loại lao động theo thời gian lao động và theo quan hệ với quá trình sản xuất,trong đú tiờu thức áp dụng chính là phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất.Theo tiêu thức phân loại này,lao động được chia thành 2 loại :

+ Lao động trực tiếp sản xuất : là những người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp lao vụ dịch vụ.

+ Lao động gián tiếp sản xuất : là những người lao động phụ vụ cho quá trình sản xuất hoặc thực hiện các công việc không phải trực tiếp liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm.

Tại công ty TNHH Vân Long hiện tại có 540 người lao động trong đó lao động trực tiếp là 510 người, lao động gián tiếp là 30 người, với trình độ Đại học là 15 còn lại là hệ Cao đẳng và hệ trung cấp Và với đội ngũ cán bộ công nhân lao động trình độ bậc thợ 3/7 chiếm tới 76%, bậc thợ 4/7 chiếm 11% còn lại thuộc bậc thợ phổ thông

3.1.2 Cỏc hỡnh thức trả lương và chế độ tiền lương

+ Tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền, mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của người lao động Công ty sử dụng tiền lương là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Trước đây công ty TNHH Vân Long áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm,cụ thể như sau:

3.1.2.1.Tính lương theo sản phẩm

Hình thức trước đây công ty áp dụng là trả lương theo số sản phẩm mà công nhân làm được tức là làm được bao nhiêu sản phẩm thì được hưởng bấy nhiêu công tương ứng Trả tiền lương sản phẩm được tính cho một nhóm người thực hiện công việc được giao

Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm,lao vụ nào đú.Tiền lương tính theo sản phẩm tại công ty TNHH Vân long được tính như sau:

*Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp:

Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất của công ty Theo cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là

Không vượt hoặc vượt mức quy định.

Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sp, công việc hoàn thành * tiền lương tối thiểu

* Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:

Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các phân xưởng sản xuất, bảo dưởng máy móc thiết bị v.v Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do công ty xác định Cỏch tớnh lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sx quan tâm đến kết quả hoạt động sxkd vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ.

Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương đc lĩnh của bộ phận trực tiếp sx * tỷ lệ tiền lương của bp gián tiếp

* Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng:

Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế độ khen thưởng do DN quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu v v

* Cỏch tính lương một số trương hợp đặc biệt:

Doanh nghiệp phải trả lương khi người lao động làm ngoài giờ có thể là trả lương làm thêm giờ hoặc trả lương làm việc vào ban đêm.

+Đối với lao động trả lương theo thời gian:

- Nếu làm thêm ngoài giờ thì DN sẽ trả lương như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả * 150% or 200% or 300% *

Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định của

Bộ Luật lao động Nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thỉ chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm ngày bình thường; 100% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 200% nếu là ngày lễ,ngày nghỉ ó hưởng lương theo quy định.

- Nếu làm việc vào ban đêm:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương thực trả * 130% * Số giờ làm việc vào ban đêm

-Nếu làm thêm giờ vào ban đêm

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc vào ban đêm

+Đối với lao động trả lương theo sản phẩm

- Nếu làm thêm ngoài giờ thì sẽ trả lương như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Số lượng sp, công việc làm thêm * (Đơn giá tiền lương của sp làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 150% or 200% or 300%) Đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả bằng 150% so với đơn giá sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường; 200% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 300% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định.

- Nếu làm việc vào ban đêm:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = Số lượng sản phẩm công việc làm thêm

* Đơn giá tiền lương của sp làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 130%

- Nếu làm thêm giờ vào ban đêm:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Số lượng sp, công việc làm thêm * (Đơn giá tiền lương làm thêm vào ban ngày * 130%) *150% or 200% or 300%

Tuy nhiên từ năm 2011 trở đi công ty lại chuyển sang áp dụng một cách tính lương khác là tính lương theo thời gian,cụ thể như sau:

3.1.2.2.Tính lương theo thời gian

Tiền lương thời gian thường được sử dụng để trả lương cho khối văn phòng và trả theo cấp bậc.Theo quy định, thì trong tháng công ty cho cán bộ CNV nghỉ các ngày chủ nhật Thơỡ gian làm việc bình thường là 8h/ngày,48h/tuần và thời gian làm việc hành chính là từ 8h-17h.

Cỏch tính lương theo thời gian cho CNV trong công ty:

Lương TG = Lương CB+Lương thêm giờ(nếu có)+ +các khoản phụ cấp

(nếu có)-các khoản khấu trừ

+Lương CB là 2.000.000 đối với khối trực tiếp;từ 2000.000-2.600.000 đối với khối gián tiếp

+Lương thêm giờ = Lương CB/26/8 * Số giờ làm thêm * Tỉ lệ %(ngày thường 150%,ngày lễ 200%).

+ Lương tối thiểu mà công ty áp dụng là: 850.000 đồng

Phụ cấp CV=Hệ số phụ cấp chức vụ * lương tối thiểu

Phụ cấp xăng xe = số công * 6.700 đồng

Phụ cấp tiền ăn = số công * 3.000 đồng

B ng 3.1 : B ng ph c p ch c v lãnh ảng 3.1 : Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ảng 3.1 : Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ụ cấp chức vụ lãnh đạo ấp chức vụ lãnh đạo ức vụ lãnh đạo ụ cấp chức vụ lãnh đạo đạo o

Chức vô Hệ sè Mức phụ cấp

Trưởng phòng và tương đương 0,43 365.000

Phó phòng và tương đương 0,3 170.000

Nhận xét chung về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH Vân Long

Trong thời gian tìm hiểu thực tế về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Vân Long, em thấy: về cơ bản, công tác kế toán đã đi vào nề nếp đảm bảo tuân thủ theo đúng kế toán của Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành, phù hợp với điều kiện thực tế của công ty hiện nay; đồng thời đáp ứng được nhu cầu quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty quản lý, xác định được đúng kết quả sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, với tinh thần trách nhiệm và khả năng thích ứng, đảm bảo quá trình hạch toán kịp thời nộp báo cáo đúng thời hạn quy định.

* Về bộ máy kế toán của công ty:

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu của quản lý Chức năng,trách nhiệm của từng thành viên trong bộ máy kế toán được phân công rõ ràng, thống nhất, hợp lý tạo điều kiện cho công tác hạch toán kế toán tại công ty được thực hiện một cách nhanh, gọn Đội ngũ kế toán của công ty đều được đào tạo chuyên nghiệp hầu hết có trình độ đại học và có kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động Khối lượng công việc của công ty rất lớn đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm nhưng công tác kế toán của công ty vẫn hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo tính đúng đắn,trọng yếu của các thông tin kế toán Điều này góp phần cho hoạt động kinh doanh của công ty thông suốt và phát triển tốt trong những năm qua.

Có được điều đó là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của kế toán trưởng và sự đồng đều của đội ngũ kế toán Phòng kế toán không chỉ có trách nhiệm thu thập và xử lý cac thông tin kinh tế, tài chính mà kế toán trưởng còn trực tiếp tìm nguồn đầu tư và vay vốn trong các hoạt dông đầu tư của công ty Rõ ràng vai trò của phòng Tài chính- Kế toán là rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty cũng thường xuyên tổ chức cho nhân viên học tập năng cao trình độ chuyên môn đồng thời chủ động cập nhập các thay đổi của hệ thống văn bản pháp luật liên quan về các vấn đề kế toán để nhân viên nắm rõ hơn công việc mình làm, nâng cao năng lực tổ chức quản lý cho đội ngũ kế toán.

* Về hệ thống chứng từ kế toán:

Hệ thống chứng từ liên quan đến phần hành tiền lương của công ty được tổ chức, lưu chuyển hợp lý tạo điều kiện quản lý chặt chẽ các yếu tố về lao động và chi phí nhân công của công ty, giúp cho quá trình ghi sổ và quản lý thông tin được dễ dàng, hiệu quả

Toàn bộ chứng từ sử dụng trong hoạt động tiền lương của công ty đều theo mẫu có sẵn theo quy định của Bộ Tài chính, do vậy hình thức chứng từ sử dụng là thống nhất về biểu mẫu, chữ ký trên chứng từ phải do người có đủ trách nhiệm và quyền hạn ký, đảm bảo tính chính xác về hình thức của các chứng từ kế toán liên quan tới tiền lương (Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương,…) đều được lập và chuyển về phòng Kế toán để làm tài liệu ghi vào các sổ liên quan: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 334… Việc thống nhất quy trình luân chuyển chứng từ giúp tránh tình trạng bỏ sót thông tin, thất thoát vốn của công ty

Chứng từ kế toán là tài liệu chứng minh tinh có thật của các nhiệm vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại công ty nên được lưu trữ cẩn thận tại phòng Kế toán, phục vụ cho các cuộc kiểm tra, kiểm toán, khẳng định tính chính xác của nhiệm vụ phát sinh

Danh mục TK sử dụng trong quá trình hạch toán tiền lương tại công ty khá đầy đủ và áp dụng theo đúng nội dung phản ánh của từng tài khoản theo quy định của Bộ Tài chính Điều này giúp việc hạch toán các chi phí về nhân công phát sinh tại công ty được chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định đúng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cũng như việc xác định kết quả kinh doanh được phản ánh đầy đủ hơn

Các TK sử dụng trong quá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng được chi tiết theo yêu cầu quản lý, chẳng hạn TK 334 chi tiết theo sản phẩm, mỗi sản phẩm lại chi tiết cho từng bộ phận sản xuất, hạch toán cụ thể tới từng đối tượng, giúp việc theo dõi chi phí, kết quả của công ty được cụ thể, từ đó xác định được những khoản mục đầu tư nào mang lại lợi nhuận cao cho công ty để có phương án kinh doanh hiệu quả cho các kỳ tiếp theo.

* Về hệ thống sổ sách kế toán:

Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ của hình thức Chứng từ ghi sổ.Đây là hình thức đơn giản trong việc hạch toán, giúp công tác tổ chức hạch toán kế toán trở nên dễ dàng hơn Hơn nữa đây cũng là hình thức sổ được nhiều công ty tại Việt Nam áp dụng nên có thể so sánh kết quả của các công ty trong cùng ngành nghề kinh doanh.

Hệ thống sổ hạch toán tiền lương của công ty đầy đủ theo hệ thống sổ sách của hình thức hạch toán Chứng từ ghi sổ tiện cho việc vào sổ và lên báo cáo kế toán.Mặt khác, công ty đã sử dụng máy vi tính,áp dụng các chương trình kế toán, góp phần tăng tính chính xác và giảm bớt lao động kế toán.

Việc chép sổ sách được thực hiện thường xuyên và vào sổ chính xác,đầy đủ các chứng từ liên quan tới tiền lương và các khoản trích theo lương đã chuyển về phòng, việc cộng sổ kiểm tra số liệu cũng được các nhân viên kế toán tiến hành hàng tháng, quý Do vậy sự chính xác của các số liệu kế toán vào sổ đảm bảo độ chính xác cao.

Nhờ những ưu điểm trong việc vận dụng hệ thống kế toán cũng như đội ngũ kế toán linh hoạt, năng động mà công việc hạch toán tiền lương của công ty cũng được vận dụng đơn giản hơn, đem lại những thành tựu lớn cho công ty.

*Về công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương:

Công ty đã áp dụng hình thức trả lương một cách hợp lý, linh hoạt gắn với từng loại hình công việc, phân phối và sử dụng riêng lương thành đòn bẩy kinh tế kích thích sản xuất phát triển Việc trả lương cho người lao động kịp thời Công ty áp dụng hình thức tính lương và phương thức trả lương đối với từng bộ phận tương đối hợp lý.

Trong những năm qua, tổ chức công đoàn đã chỉ đạo triển khai thành lập công đoàn các bộ phận nhằm chăm lo điều kiện làm việc, chế độ, quyền lợi cho người lao động; mặt khác đã thỏa thuận và ký cam kết thỏa ước lao động tập thể gắn liền với công tác sản xuất kinh doanh của công ty.

Các chế độ khác cho người lao động được lãnh đạo quan tâm và từng bước ổn định Chế độ BHXH, BHYT, trang thiết bị bảo hộ lao động được cấp phát đầy đủ.

Một số ý kiến hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích

Việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty là rất cần thiết và quan trọng nhưng nó đòi hỏi phải luôn đảm bảo nguyên tắc công bằng và xứng đáng đối với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra Tiền lương nhận được thoả đỏng thỡ người lao động sẵn sàng nhận công việc được giao dù ở đâu, làm gì trong điều kiện sức lực và trí tuệ của họ cho phép Bên cạnh đó, việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở từng bộ phần phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính về các vấn đề như: cỏch tớnh lương, phân bổ tiền lương cũng như phải đầy thực hiện đúng hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán có liên quan do Nhà Nước ban hành và những Quy định của các Bộ Ban Nghành Đoàn thể.

* Về công tác tổ chức, quản lý lao động và tiền lương :

Tổ chức bố trí lại lao động cho phù hợp với nội dung công việc, quy trình công nghệ để tận dụng triệt để khả năng lao động và phân phối tiền lương theo hiệu quả đóng góp lao động. Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, công ty cần tiến hành phân loại lao động, lập báo cáo về lao động hàng năm để đáp ứng được đòi hỏi của ban quản trị về các thông tin biến động của lao động.

Công ty nên đẩy mạnh việc kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp để tránh những sai sót có thể xảy ra.

Khi thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác của người lao động: phải kiểm tra quá trình phát, nhận lương; xem xét, kiểm tra các bảng thanh toán lương có đủ chữ ký của người lao động chưa Đồng thời, công ty nên chuyển dần sang thanh toán lương cho người lao động qua thẻ ATM

Cần kiểm tra, so sánh, đối chiếu các số liệu trên các sổ cái tài khoản

334, 338 và các phiếu chi tiền mặt với số liệu trên các bảng tính lương và bảng phân bổ tiền lương xem có chính xác không.

Tăng cường áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong công tác tiền lương Xây dựng hệ thống công tác quản lý tiền lương trên mạng máy vi tính, nối mạng trong toàn xí nghiệp Cần lắp đặt một hệ thống phần mềm kế toán để hỗ trợ kế toán viên Phần mềm kế toán giúp cho việc tính toán tiền lương, các khoản trích được chính xác hơn, mang lại hiệu quả cao. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực: đào tạo, củng cố đội ngũ nhân viên kế toán có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh phù với cơ chế thị trường Đào tạo các nhân viên kế toán hiện có về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.

* Về công tác hạch toán:

Trước khi lập bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, phòng kế toán nên lập bảng chia lương, để sau đó kèm theo bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên hiểu rõ được các khoản mà mình nhận được, có phù hợp với công sức bỏ ra hay không.

Cần có một chế độ tiền thưởng hợp lý: tiền thưởng có nghĩa khuyến khích rất lớn với cán bộ công nhân viên, nó là động lực trực tiếp khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động, tiết kệm vật tư, nguyên liệu và phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất giúp đẩy nhanh tiến độ công việc và đem lại hiệu quả kinh tế cao.Doanh nghiệp nên áp dụng các hình thức thưởng phổ biến sau:

+Chế độ thưởng thường xuyên:

- Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm: chỉ tiêu xét thưởng hoàn thành và hoàn thành vượt mức sản phẩm trong một thời gian nhất định, không được phép có sản phẩm hang.

- Thưởng tiết kiệm vật tư: chỉ tiêu xét thưởng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về tiết kiệm vật tư nhưng đảm bảo được chất lượng sản phẩm

+Chế độ thưởng đột xuất định kỳ:

- Thưởng thi đua: phần tiền thưởng này nằm trong kế hoạch khen thưởng của doanh nghiệp được áp dụng một cách linh hoạt trong các trường hợp như thưởng do phát minh sáng kiến, thưởng khi người lao động hoàn thành tốt công việc được giao Thưởng dưới hình thức này sẽ làm cho người lao động thấy mình được quan tâm và điều đó là động lực rất lớn để người lao động cố gắng hơn.

- Thưởng của doanh nghiệp: hình thức này áp dụng trong trường hợp mà lợi nhuận xí nghiệp tăng lên, lúc đó doanh nghiệp sẽ quyết định trích ra một phần để tính thưởng đồng đều cho người lao động, phần còn lại sẽ thưởng tùy ý theo mức độ đóng góp của từng người.

Tính lương và lập bảng tính lương cùng các khoản trích, ghi sổ về việc hạch toán lương: phải kiểm tra, đối chiếu bảng chấm công và bảng tính lương xem có đúng hay không Sau khi lập các bảng tính lương thì phải được phê duyệt, kiểm tra xem có đầy đủ chữ ký của người lao động chưa. Để ngăn chặn tiền lương khống: phải so sánh, đối chiếu tên của người lao động trên bảng chấm công, bảng thanh toán lương và danh sách cán bộ ở tổ chức nhân sự Chọn một số hồ sơ của nhân viên đã hết hạn hợp đồng ở phòng tổ chức nhân sự để xem xét có khoản thanh toán nào được tiếp tục không.

Việc không trích trước lương phép của công ty có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến chi phí, giá thành sản phẩm cho kỳ có số lượng công nhân nghỉ phép lớn Do vậy, công ty nên thực hiện trích trước lương phép nhằm đảm bảo ổn định chi phí tiền lương cũng như hiệu quả của việc quản lý chi phí, tránh được ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. l p k ho ch trích tr c ti n l ng ngh phép, công ty ph i c n Đ ập kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép, công ty phải căn ế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép, công ty phải căn ạch trích trước tiền lương nghỉ phép, công ty phải căn ước tiền lương nghỉ phép, công ty phải căn ền lương nghỉ phép, công ty phải căn ương nghỉ phép, công ty phải căn ỉ phép, công ty phải căn ải căn ăm 2012 c v o k ho ch ngh phép h ng n m à tên: ế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép, công ty phải căn ạch trích trước tiền lương nghỉ phép, công ty phải căn ỉ phép, công ty phải căn à tên: ăm 2012 đ tính ra ti n lền lương nghỉ phép, công ty phải căn ương nghỉ phép, công ty phải cănng phép cho công nhân s n xu t theo k ho ch n m v s ti n lải căn ất theo kế hoạch năm và số tiền lương phép trích trước được ế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép, công ty phải căn ạch trích trước tiền lương nghỉ phép, công ty phải căn ăm 2012 à tên: ố tiền lương phép trích trước được ền lương nghỉ phép, công ty phải căn ương nghỉ phép, công ty phải cănng phép trích trước tiền lương nghỉ phép, công ty phải căn đượcc c tính theo công th c:

Số trích trước theo kế Lương chính trả Tỷ lệ trích trước hoạch lương phép của = cho CNSX trong x theo kế hoạch nghỉ

CNSX trong tháng tháng phép của CNSX

Tổng số lương phép trả cho

Tỷ lệ trích theo CNSX theo kế hoạch năm

Kế hoạch nghỉ = x 100% phép năm Tổng số lương chính phải trả Cho CNSX theo kế hoạch

* Hoàn thiện tổ chức vận dụng chứng từ kế toán

Tổ chức hạch toán ban đầu hợp lý trước hết là tổ chức hợp lý khâu lập chứng từ Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều phải lập chứng từ Song song với việc hoàn thiện quá trình luân chuyển chứng từ Hạch toán kế toán tiền lương phảI đảm bảo tổ chức và luân chuyển chứng từ hợp lý hơn nữa, tính đúng, tính đủ, đảm bảo công bằng cho người lao động vì tiền lương ảnh hưởng tới quyền lợi của từng cá nhân cũng như tác động tới tình hình kinh doanh của công ty.

Về luân chuyển chứng từ : kế toán trưởng công ty phải quy định trình tự và xử lý chứng từ kế toán: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và các chứng từ nhằm lập đầy đủ, kịp thời các chứng từ ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra và hoàn thiện chứng từ. Đầu tiên trong chứng từ ban đầu hạch toán sử dụng thời gian là bảng chấm công của công ty chưa ghi chép rõ ràng thống nhất Việc theo dõi thời gian làm việc của người lao động để chấm nghỉ ốm “Ô” hay nghỉ phép “P” không theo hoàn theo giấy nghỉ ốm nghỉ phép theo quy định Chỉ cần người nghỉ có báo miệng trước cho người chấm công thì coi như ngày hôm đó họ có phép và được tính 100% lương cơ bản Đây là sai sót không đáng có và ảnh hưởng tiêu cực tới kỷ luật của công ty Việc chấm công cần phải quan tâm chặt chẽ tới lao động, nêu rõ trường hợp đI muộn về sớm, thậm chí làm việc nửa ngày để đảm bảo công bằng cho những người thực hiện nghiêm chỉnh giờ giấc của công ty. Đơn vị:Cụng ty TNHH Vân Long

Bộ phận: Phòng Kế toán-Tài chính

BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 05 năm 2010

T Họ và tên Chức danh

Ngày trong tháng Sè công h- ưởng l- ương SP

Số công hưởng lương thời gian

Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng lương

2 Phan Mạnh Linh PP ì ì ì O … ì ì ì ì NB ì 26

NGƯỜI CHẤM CÔNG PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN NGƯỜI DUYỆT

Vũ Thị Hiền Nguyễn Đức Hoài Đào Đức Hạnh

Ký hiệu Diễn giải Ký hiệu Diễn giải Ký hiệu Diễn giải

K Lương SP O ốm, điều dưỡng H Hội nghị, hội thảo

X Lương thời gian TS Thai sản NB Nghỉ bù

Ro Nghỉ không lương N Ngừng việc T Tai nạn

Bảng 3.18: Bảng chấm công (đề xuất )

*Ap dụng những quy định mới của nhà nước về cỏch tớnh lương

Bắt đầu từ 1/5/2012 nhà nước sẽ áp dụng mức lương tối thiểu mới là1.050.000đ thay cho mức lương tối thiểu cũ là 830.000(tương ứng26,5%).Song song với mức lương tối thiểu tăng là đợt điều chỉnh giá mới của xăng đầu,cụ thể là:xăng A92 là 23.800đ/lớt(tăng 900đ/l),dầu diesel là21.900đ/l(tăng 500đ/l),dầu hỏa là 21.400đ/l(tăng 600đ/l) Điểm đỏng chỳ ý,xăng là nhiên liệu tác động trực tiếp mạnh mẽ nhất với đại chúng người lao động vì nhu cầu đi lại và sản xuất là rất lớn,vỡ vậy để đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên công ty cần áp dụng ngay mức lương tối thiểu mới trên.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chung 1.9.2  Nhật Ký Sổ Cái - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Sơ đồ 1.1 Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chung 1.9.2 Nhật Ký Sổ Cái (Trang 23)
Sơ đồ 1.2: Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái 1.9.3 Nhật Ký Chứng Từ - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Sơ đồ 1.2 Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái 1.9.3 Nhật Ký Chứng Từ (Trang 24)
Sơ đồ 1.3: Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Sơ đồ 1.3 Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ (Trang 25)
Sơ đồ 1.4: Tổ chức hạch toán theo hình thức Chứng từ – ghi sổ. - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Sơ đồ 1.4 Tổ chức hạch toán theo hình thức Chứng từ – ghi sổ (Trang 26)
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Trang 28)
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (Trang 30)
Sơ đồ 2.3: Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức Chứng từ ghi sổ - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Sơ đồ 2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Trang 32)
Sơ đồ  2.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Vân Long - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
2.4 Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Vân Long (Trang 35)
Bảng 3.3: Bảng chấm công tháng 1/2012 tại phòng kế toán của công ty TNHH Vân Long - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Bảng 3.3 Bảng chấm công tháng 1/2012 tại phòng kế toán của công ty TNHH Vân Long (Trang 44)
Bảng 3.4: Phiếu nghỉ hưởng BHXH của nhân viên phòng Kinh doanh - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Bảng 3.4 Phiếu nghỉ hưởng BHXH của nhân viên phòng Kinh doanh (Trang 45)
Bảng 3.6 :Bảng thanh toán lương tháng 1/2012 của công ty TNHH Vân Long - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Bảng 3.6 Bảng thanh toán lương tháng 1/2012 của công ty TNHH Vân Long (Trang 48)
Bảng 3.7: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Bảng 3.7 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Trang 50)
Bảng 3. 9 : Bảng tạm ứng lương kỳ I Văn phòng Hành Chính - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Bảng 3. 9 : Bảng tạm ứng lương kỳ I Văn phòng Hành Chính (Trang 53)
Bảng 3. 11 Chứng từ ghi sổ số 11 - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Bảng 3. 11 Chứng từ ghi sổ số 11 (Trang 57)
Bảng 3.16: Sổ Cái tài khoản 334 phải trả CNV - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Bảng 3.16 Sổ Cái tài khoản 334 phải trả CNV (Trang 62)
Bảng 3.17: Sổ Cái tài khoản 338 phải trả, phải nộp khác - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Bảng 3.17 Sổ Cái tài khoản 338 phải trả, phải nộp khác (Trang 63)
Sơ đồ 3.1:Sơ đồ hạch toán tiền lương đối với người lao động tại công ty. - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ hạch toán tiền lương đối với người lao động tại công ty (Trang 66)
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ hạch toán các khoản trich BHXH,BHYT,KPCĐ - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ hạch toán các khoản trich BHXH,BHYT,KPCĐ (Trang 71)
BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 05 năm 2010 S - Tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh vân long 1
h áng 05 năm 2010 S (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w