Tại Việt Nam, từ bài phỏng vấn đầu tiên ra đời trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20 - bài trả lời phỏng vấn trên báo Phụ nữ tân văn số 87 của Phạm Quỳnh chủ bút tờ Nam phong -
Trang 1HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRƯƠNG THỊ HOÀI TRÂM
THỂ LOẠI PHỎNG VẤN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát báo VnExpress, Tuổi trẻ Online và Dân trí
từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI - 2016
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRƯƠNG THỊ HOÀI TRÂM
THỂ LOẠI PHỎNG VẤN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát báo VnExpress, Tuổi trẻ Online và Dân trí
từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015)
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang
Trang 3CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TS Nguyễn Trí Nhiệm
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang Tài liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn khoa học và đáng tin cậy Kết quả nêu trong luận văn không trùng lặp với những công trình đã được công bố trước đây
Tác giả luận văn
Trương Thị Hoài Trâm
Trang 5khoa Báo chí đã giảng dạy, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập
và nghiên cứu trong hai năm qua
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang
đã tận tình giúp đỡ tôi để có thể hoàn thành luận văn này
Tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, các thành viên trong lớp cao học Báo chí K20.1 những người đã sát cánh cùng tôi trong suốt thời gian qua
Tác giả luận văn
Trương Thị Hoài Trâm
Trang 6BMĐT : Báo mạng điện tử PVTT : Phỏng vấn trực tuyến TTO : Tuổi trẻ Online VnE : VnExpress
Trang 7Biểu đồ 2.1: Số lượng bài phỏng vấn ở mục Thời sự/Chính trị trên VnE, TTO
Biểu đồ 2.5: So sánh giữa 3 báo về nhóm vấn đề Chính trị
Biểu đồ 2.6: Tần suất xuất hiện của PVTT trên 3 BMĐT được khảo sát từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015
Biểu đồ 2.7: So sánh giữa 3 báo về nhóm vấn đề Chính trị
Biểu đồ 2.8: So sánh giữa 3 báo về nhóm vấn đề nhân vật nổi tiếng
Biểu đồ 2.9: So sánh số lượng truy cập và số lượng đọc bài phỏng vấn trên 3 BMĐT
Trang 8Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 10
1.1 Khái niệm 10
1.2 Đặc điểm và vai trò của thể loại phỏng vấn trên BMĐT 13
1.3 Phân loại các dạng bài phỏng vấn trên BMĐT 20
1.4 Quy trình thực hiện tác phẩm phỏng vấn trên BMĐT 23
Chương 2: THỰC TRẠNG THỂ LOẠI PHỎNG VẤN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY 31
2.1 Giới thiệu về các tờ báo khảo sát 31
2.2 Khảo sát thể loại phỏng vấn trên Vnexpress, Tuổi trẻ Online và Dân trí 35
2.3 Những đánh giá về thành công, hạn chế của thể loại phỏng vấn trên VnE, Dân trí và TTO 97
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỂ LOẠI PHỎNG VẤN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 106
3.1 Xu hướng phát triển của thể loại phỏng vấn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay 106
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng các bài phỏng vấn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay 109
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC 126
Trang 9sự lên ngôi của báo mạng điện tử đã gây ra những xáo trộn đối với các loại hình báo chí khác, thậm chí đẩy một số loại hình báo chí vào tình thế khó khăn, khủng hoảng
Với những lợi thế đó, tất cả các thể loại trên báo mạng điện tử đều có được thế mạnh đặc biệt, phỏng vấn không phải là ngoại lệ Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin cực kỳ phổ biến mà không một nhà báo nào trên thế giới lại không biết đến Phỏng vấn cũng là một thể loại báo chí vô cùng quan trọng Tại Việt Nam, từ bài phỏng vấn đầu tiên ra đời trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20 - bài trả lời phỏng vấn trên báo Phụ nữ tân văn số 87 của Phạm Quỳnh (chủ bút tờ Nam phong) - đến nay, phỏng vấn
đã chính thức nằm trong hệ thống các thể loại báo chí và là thể loại cung cấp thông tin khách quan nhất, trung thực nhất được đông đảo công chúng tin tưởng, đón nhận Nhiều nhà báo kỳ cựu đã nhận định rằng, phỏng vấn là thể loại khó Để có được một bài phỏng vấn hay không phải là việc đơn giản Phỏng vấn là thể loại thể hiện được năng lực, bản lĩnh cũng như trình độ nhà
Trang 10báo một cách rõ ràng nhất Đây cũng là thể loại đòi hỏi nhà báo phải không ngừng trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình
Tuy nhiên, có một thực tế là, dù quan trọng, thể loại phỏng vấn nói chung và phỏng vấn trên báo mạng điện tử nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức Thông thường, các nhà báo hay các nhà nghiên cứu thường chú tâm vào các kỹ năng, phương pháp để có một bài phỏng vấn hay, một cuộc phỏng vấn hiệu quả hơn là đề cập đến phỏng vấn dưới tư cách là một thể loại báo chí Điều này ít nhiều khiến cho cái nhìn về thể loại này chưa được rộng rãi như mong muốn, đặc biệt là đối với phỏng vấn trên báo mạng điện tử - vốn
dĩ đã mang khá nhiều nét khác biệt do đặc thù của loại hình Hơn thế nữa, sự phát triển quá nhanh của báo mạng điện tử trong những năm qua cũng kéo theo những thách thức về thông tin Áp lực về thời gian, độc giả đã khiến cho thông tin trên nhiều tờ báo mạng còn mang tính chất giật gân, câu khách, chưa
có độ tin cậy cao Trong bối cảnh đó, phỏng vấn- vốn được mệnh danh là thể loại cung cấp thông tin khách quan và trung thực nhất cũng đứng trước những
áp lực không nhỏ Điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn một cách chân thực nhất nhằm đánh giá đúng đắn về thực trạng đồng thời đưa ra những giải pháp, khuyến nghị hợp lý để nâng cao chất lượng tác phẩm phỏng vấn trên báo mạng điện tử
Xuất phát từ những lý do trên, người viết lựa chọn đề tài “Thể loại
phỏng vẩn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” (Khảo sát 3 báo
VnExpress, Tuổi trẻ Online và Dân trí từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015) làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành báo chí của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phỏng vấn của các tác giả trong và ngoài nước Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như:
Các tác giả nước ngoài:
- Trong cuốn “Công nghệ phỏng vấn” của tác giả người Nga Maria Lukina
(NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004) thuộc tủ sách nghiệp vụ báo chí, ngoài những
Trang 11vấn đề kiến thức chung như khái niệm, các dạng phỏng vấn, phân loại câu hỏi trong phỏng vấn…, tác giả còn đi sâu vào cách thức để có một cuộc phỏng vấn hay, hiệu quả, từ khâu chuẩn bị, nghiên cứu đối tượng, đặt câu hỏi, các cách để có thể điều khiển cuộc phỏng vấn… Những thông tin trong cuốn sách là kiến thức bổ ích, mang lại nhiều góc nhìn mới cho người đọc
- Cuốn “Kỹ năng phỏng vấn dành cho nhà báo” của Sally Adams và
Wynford Hicks (NXB Thông tấn, Hà Nội, 2007) cung cấp cho người đọc những kiến thức, kỹ năng, phương pháp phỏng vấn, bao gồm cách tiếp cận người trả lời phỏng vấn sao cho hiệu quả nhất, nghiên cứu tài liệu, lập kế hoạch, thể hiện, biên tập… Cuốn sách cũng đề cập tới cách phỏng vấn trên điện thoại, kỹ năng ghi chép, phương pháp tiếp cận những đối tượng như chính trị gia, người nổi tiếng…
- Cuốn “Cách điều khiển cuộc phỏng vấn” của Makxim Kuznhesop (NXB
Thông tấn, Hà Nội, 2004) lại mang đến những góc nhìn mới mẻ khác Trong cuốn sách này, ngoài những cách thức, kỹ năng để có thể có một cuộc phỏng vấn thành công, tác giả Makxim Kuznhesop còn giới thiệu kinh nghiệm của các nhà báo nổi tiếng, các đồng nghiệp để rút ra cách thức phỏng vấn hiệu quả nhất
- Trong cuốn “Bước vào nghề báo” của Leonard Ray Teel - Ron Taylor
(NXB Trẻ, 2003), các tác giả đã nêu lên các kỹ thuật, tiến trình cụ thể để thực hiện một cuộc phỏng vấn hiệu quả
- Cuốn “Tường thuật và viết tin – sổ tay những điều cơ bản” của hai tác giả
Peter Eng và Jeff Hodson (NXB Thông tấn, Hà Nội, 2007) đã có một chương trình bày các công việc, kỹ năng và những lời khuyên khi thực hiện một cuộc phỏng vấn để thu thập tin tức
- Cuốn “Nhà báo hiện đại (New Reporting and Writing)” của ban biên soạn
The Missouri Group thuộc Khoa Báo chí Đại học Missouri (Mỹ) (NXB Trẻ, 2007) cũng dành riêng một chương để nói về phương pháp phỏng vấn, bao gồm cách chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, cách diễn đạt câu hỏi, cách thiết lập mối quan hệ với nguồn tin, cách đảm bảo tính chính xác Các tác giả cũng đã cung cấp
Trang 12cho người đọc những lời khuyên, những “mẹo” để xử lý từng tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện một tá phẩm phỏng vấn
- Trong cuốn “Phỏng vấn truyền thông: Thú nhận, Tranh luận, Đối thoại (The Media Interview: Confession, Contest, Conversation)” của các tác giả Phillip
Bell và Theo van Leeuwen (UNSW Press, 1994), phỏng vấn được xem là phương tiện tìm kiếm sự thật qua sự tương tác giữa người hỏi và người trả lời
-Trong cuốn “Hướng dẫn phỏng vấn dành cho nhà báo (Interviewing – A
guide for Journalists and Writers” (Allen & Unwin Press, 2002), các tác giả Gail
Sedorkin và Judy McGregon đã trình bày một các cụ thể quy trình thực hiện một cuộc phỏng vấn với các bước cụ thể, từ nghiên cứu chủ đề, cách mở đầu, cách đặt câu hỏi…
- Cuốn “Phóng viên điện tử - báo chí truyền thông tại Australia (The
Electronic Reporter – Broadcast Journalism in Australia)” của tác giả Barbara
Alysen (UNSW Press, 2002) đã dành một chương để viết về đặc điểm và cách thức phỏng vấn Tác giả đã trình bày rất cụ thể các nội dung như cách tiếp cận, chuẩn bị cho phỏng vấn, các dạng phỏng vấn, câu hỏi trong phỏng vấn…
Các tác giả trong nước:
- Trong cuốn “Tác phẩm báo chí (tập 2)” do tác giả Nguyễn Văn Dững
(Chủ biên) (NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006), phần viết về phỏng vấn, các tác giả đã trình bày những kiến thức chung nhất về thể loại này, từ định nghĩa, đặc điểm, vai trò, các dạng phỏng vấn, các dạng câu hỏi phỏng vấn… Đặc biệt cuốn sách đã trình bày một cách tỉ mỉ, cụ thể về quy trình sáng tạo tác phẩm phỏng vấn, từ khâu chuẩn bị, các bước cụ thể trong việc tiến hành phỏng vấn, cách đặt câu hỏi, trình tự đưa câu hỏi cho đến cách trình bày một tác phẩm phỏng vấn
- Trong cuốn “Công việc của người viết báo” của nhà báo Hữu Thọ
(NXB Tuyên huấn, Hà Nội, 1998), bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, tác giả đã đưa ra 7 loại câu hỏi thường dùng trong phỏng vấn và đưa ra một số lời khuyên về phương pháp phỏng vấn để đạt hiệu quả cao
Trang 13- “Giáo trình phỏng vấn báo chí” của TS Lê Thị Nhã (NXB Thông
tấn, Hà Nội, 2015) cung cấp những kiến thức ban đầu và cơ bản nhất về thể loại phỏng vấn, bao gồm định nghĩa, vai trò của thể loại, cách phân loại phỏng vấn, vai trò của câu hỏi, kết cấu, quy trình sáng tạo tác phẩm phỏng vấn… Cuốn sách cũng đã đề cập đến thể loại phỏng vấn trên các loại hình khác nhau như phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử…
- Cuốn “Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của tác giả
Lê Thị Nhã (NXB Chính trị - Hành chính, 2010) đã dành một chương đề cập đến các phương pháp thu thập thông tin của nhà báo, trong đó có phương pháp phỏng vấn
Ngoài ra, còn có thể kể đến một số công trình khác liên quan đến đề tài
như cuốn sách “10 bí quyết kỹ năng nhà báo” do Nguyễn Văn Dững, Hoàng
Anh, Nguyễn Ngọc Oanh (biên dịch) (NXB Lao động, Hà Nội, 2002); cuốn
“Các thể loại báo chí thông tấn” của tác giả Đinh Văn Hường (NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội, 2006)…
Liên quan đến thể loại phỏng vấn trên báo truyền hình, báo in, báo mạng điện tử và báo phát thanh có nhiều các công trình nghiên cứu như cuốn
“Các thể loại báo chí phát thanh” của tác giả V.V.Xmirnốp (NXB Thông tấn,
Hà Nội, 2004); Khóa luận “Kỹ năng phỏng vấn chân dung trên chuyên mục
“Người xây tổ ấm – VTV1” của tác giả Hoàng Thanh Nga (Học viện Báo chí
& Tuyên truyền, 2009); Khóa luận “Thể loại phỏng vấn trên báo Sức khỏe &
Đời sống” của tác giả Lê Thị Châu Giang (ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn
Hà Nội, 2005)…
Liên quan trực tiếp đến phỏng vấn trên BMĐT có thể kể đến một số công trình như:
- Cuốn “Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử”của tác giả Nguyễn Thị
Trường Giang (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014) Cuốn sách kết hợp nhuần nhuyễn giữa những lý luận chung, cơ bản về báo mạng điện tử với việc
Trang 14tổng kết, tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động báo chí của các nhà báo trong và ngoài nước Cuốn sách mang đến những kiến thức bước đầu
về thể loại phỏng vấn trên BMĐT
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học “Phỏng vấn trực tuyến
trên báo mạng điện tử” của tác giả Đồng Thị Huyền Thu (Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Hà Nội, 2014) cung cấp những kiến thức, thông tin về phỏng vấn trực tuyến trên BMĐT như quy trình, cách thức, xu hướng, những thành công và hạn chế cũng như những đề xuất để hình thức phỏng vấn này
có thể phát triển tốt hơn nữa trong tương lai
Bên cạnh đó, còn có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khác về
phỏng vấn trên báo mạng điện tử như cuốn “Báo mạng điện tử, những vấn đề
cơ bản” của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị - Hành chính,
2011); Cuốn“Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng tạo” của 2
tác giả Nguyễn Thị Trường Giang - Nguyễn Trí Nhiệm (NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2014); Khóa luận “Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thu Trang (Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội, 2013); Khóa luận “Thể loại phỏng vấn trên chuyên mục kinh
doanh của báo điện tử VnExpress” của tác giả Nguyễn Thanh Hà (Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2012)…
Những nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào việc phân tích lý luận và thực tiễn của thể loại phỏng vấn Tuy nhiên, như trên đã trình bày, các nhà báo hay các nhà nghiên cứu thường chú tâm vào các kỹ năng, phương pháp để có một bài phỏng vấn hay, một cuộc phỏng vấn hiệu quả hơn là đề cập đến phỏng vấn dưới tư cách là một thể loại báo chí
Đặc biệt, với báo mạng điện tử, hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự chuyên sâu, toàn diện về thể loại này
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trang 153.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu về thể loại phỏng vấn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên 3 tờ báo VnExpress (Vnexpress.net), Dân trí (Dantri.com.vn) và Tuổi trẻ Online (Tuoitre.com.vn) trong khoảng thời gian 2 năm, từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015 Đây là 3 tờ báo mạng điện tử có lượng truy cập thuộc top cao nhất hiện nay ở Việt Nam đồng thời cũng là những tờ báo có số lượng các bài phỏng vấn xuất hiện khá thường xuyên, trên đủ các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu:
Luận văn hệ thống hóa vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, khảo sát, phân tích thực trạng thể loại phỏng vấn trên 3 tờ báo được lựa chọn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thể loại phỏng vấn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn phải thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu chính sau:
Thứ nhất, khái quát và làm rõ một số vấn đề lý luận về thể loại phỏng
vấn trên báo mạng điện tử như khái niệm, vai trò, đặc điểm, quy trình thực hiện…
Thứ hai, đánh giá thực trạng thể loại phỏng vấn thông qua các tác phẩm
phỏng vấn được đăng tải trên 3 tờ báo là VnExpress, Tuổi trẻ Online và Dân trí trong khoảng thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015, từ đó làm rõ những đặc điểm khác biệt, nổi bật của thể loại này trên báo mạng điện tử Đồng thời phân tích các nguyên nhân của những kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm
Trang 16Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng thể loại phỏng
vấn trên VnExpress, Tuổi trẻ Online và Dân trí cũng như trên báo mạng điện
tử Việt Nam nói chung hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, tính chất và nhiệm vụ của báo chí và nhà báo cách mạng
Đồng thời, luận văn cũng sử dụng một số lý thuyết về báo chí và thể loại phỏng vấn của một số tác giả trong và ngoài nước
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng với mục đích khái
quát, bổ sung cho hệ thống lý thuyết về báo mạng điện tử, phỏng vấn nói chung và thể loại phỏng vấn nói riêng Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc khảo sát thực tế cũng như đánh giá kết quả khảo sát và tìm kiếm những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu
Phương pháp phân tích nội dung: Được sử dụng để phân tích các bài
phỏng vấn được chọn lựa trên 3 tờ báo VnExpress, Tuổi trẻ Online và Dân trí
từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm thu thập đánh giá, ý kiến
của độc giả về thể loại phỏng vấn, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu thông tin, hiệu quả thông tin mà thể loại mang lại, những kiến nghị để nâng cao chất lượng thể loại này Tác giả luận văn đã tiến hành phát 400 phiếu khảo sát cho đối tượng độc giả trẻ trong khoảng 18 - 40 tuổi bằng hình thức trực tuyến thông qua mạng Internet
Phương pháp phỏng vấn sâu: Dùng để phỏng vấn các phóng viên, nhà
báo đang hoạt động tại 3 tờ báo mạng điện tử Hình thức phỏng vấn trực tiếp
Trang 17Số lượng phỏng vấn 3 người, bao gồm: Ông Nguyễn Lâm Hoài - Phóng viên báo Tuổi trẻ; Ông Chu Mạnh Hải - Thư ký Tòa soạn báo Dân trí; Bà Hoàng Thu Phương - Biên tập viên báo VnExpress
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận:
Đề tài góp phần hoàn thiện lý luận về thể loại phỏng vấn nói chung và phỏng vấn trên báo mạng điện tử nói riêng, có thể làm tài liệu tham khảo trong việc đào tạo, giảng dạy báo chí và báo mạng điện tử
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua việc khảo sát thể loại phỏng vấn trên 3 báo mạng điện tử VnExpress, Tuổi trẻ Online và Dân trí, đề tài hy vọng có thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện thể loại này trên báo mạng điện tử Đồng thời, một số giải pháp được đề xuất trong luận văn nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ đem lại hiệu quả về mặt thông tin đối với thể loại này trên các tờ báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thể loại phỏng vấn trên báo mạng điện tử
Chương 2: Thực trạng thể loại phỏng vấn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thể loại phỏng vấn trên báo mạng điện tử Việt Nam
Trang 18Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1 Khái niệm
1.1.1 Báo mạng điện tử
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này Cụ thể là các tên gọi Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử
Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta, gắn liền với tên gọi của nhiều tờ BMĐT thuộc cơ quan báo in như Quê Hương điện tử, Nhân dân điện tử, Lao động điện tử… Ngay trong các văn bản pháp quy của nhà
nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử” “Dịch vụ thông tin trên Internet
là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình khác trên Internet” [6] Tuy nhiên khái niệm
báo điện tử có nghĩa rất chung chung, không giúp hiểu rõ đặc điểm của loại hình báo chí này
Báo trực tuyến là khái niệm được sử dụng đầu tiên ở Mỹ và trở thành cách gọi của quốc tế Cách gọi này không được phổ biến nhiều ở Việt Nam
Báo mạng là cách gọi của báo mạng Internet Đây là cách gọi được nhiều người sử dụng Tuy nhiên, cách gọi này không được đánh giá cao bởi không mang tính khoa học, không mô tả chính xác được bản chất của vấn đề
Báo Internet cũng là một tên gọi trước đây thường được sử dụng để chỉ loại hình báo chí tồn tại trên mạng Internet Cách gọi này không còn thông dụng thời gian gần đây
Báo mạng điện tử là cách gọi được cho là chính xác, thể hiện đầy đủ bản chất nhất của loại hình báo chí này, lại đáp ứng được nhiều yếu tố như Việt hóa,
Trang 19đặc trưng khu biệt của loại hình báo chí mới, dễ tiếp nhận… Trong phạm vi luận văn, đây cũng là cách được sử dụng để gọi loại hình báo chí này
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang: “Báo mạng điện tử là một
loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao [16, tr.67] Đây cũng là định
nghĩa được sử dụng về BMĐT trong phạm vi luận văn này
1.1.2 Thể loại phỏng vấn
Về mặt ngôn ngữ, phỏng vấn là một từ Hán Việt, “phỏng” có nghĩa là thăm hỏi, điều tra, “vấn” có nghĩa là hỏi Như vậy, xét trên phuơng diện ngôn ngữ, phỏng vấn nghĩa là hoạt động hỏi đáp giữa người này với người khác nhằm mang lại thông tin
Trong báo chí, trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu từ trước đến nay, luôn đề cập đến phỏng vấn dưới hai góc độ: Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin và phỏng vấn làm một thể loại báo chí
Trên phương diện là một thể loại quan trọng trên báo chí, định nghĩa về phỏng vấn có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau
Maria Lukina trong cuốn “Công nghệ phỏng vấn” định nghĩa về thể loại phỏng vấn: “Là sự xem xét phỏng vấn như một phương pháp tổ chức văn bản
với cấu trúc độc đáo và cả những đường nét qui định hình thức của nó” [30,
[25, tr.57]
Trang 20Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thể loại hấp
dẫn này “Từ điển Tiếng Việt” định nghĩa: “Phỏng vấn là hỏi một nhân vật để
hỏi ý kiến người ấy về một vấn đề” [45, tr.78]
Trong cuốn “Tác phẩm báo chí tập 2”, các tác giả cho rằng, phỏng vấn là: “Một cuộc đấu trí” giữa nhà báo với một hoặc một nhóm người am hiểu,
có thẩm quyền về một vấn đề nào đó để cung cấp thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng Phỏng vấn không phải là một cuộc trò chuyện thông thường, đó là một cuộc trò chuyện có mục đích xã hội rõ ràng và mang tính xã hội sâu sắc Có nghĩa là, phỏng vấn đề cập tới những vấn đề mà một nhóm công chúng hoặc xã hội quan tâm; phóng viên đi hỏi không phải cho riêng mình mà cho đông đảo công chúng… [10, tr.87]
Tác giả Đinh Văn Hường trong cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn” lại cho rằng: “Phỏng vấn báo chí là một trong những thể loại thuộc nhóm các
thể loại báo chí thông tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một nhóm người về vấn đề mà xã hội quan tâm, có ý nghĩa chính trị- xã hội nhất định, được đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng” [23,
tr.100]
Trong cuốn “Kỹ thuật viết tin”, tác giả Trần Quang định nghĩa: “Phỏng
vấn là một cuộc trò chuyện nhất định dành cho công chúng Cuộc trò chuyện
đó diễn ra giữa nhà báo và một (hay một số) nhân vật (thường là) nổi tiếng hoặc có trách nhiệm về những vấn đề thời sự trong ngày hay những vấn đề khác thông qua cá nhân người được hỏi mà đặc biệt lý thú [41, tr.7]
Theo quy chế “Phỏng vấn trên báo chí” được ban hành: “Phỏng vấn là
thể loại báo chí nhằm cung cấp thông tin cho công chúng thông qua việc đặt câu hỏi của nhà báo và trả lời của người được phỏng vấn [4, tr.1]
TS Lê Thị Nhã trong cuốn “Giáo trình phỏng vấn báo chí” cho rằng :
“Phỏng vấn - với tư cách là thể loại báo chí, là hình thức đăng tải tác phẩm dưới dạng đối thoại (hỏi - trả lời), trong đó nhà báo nêu câu hỏi và người
Trang 21được phỏng vấn trả lời Mục đích của cuộc đối thoại là cung cấp cho công chúng những thông tin, ý kiến về các sự kiện, vấn đề thời sự có ý nghĩa xã hội hoặc giới thiệu khắc họa chân dung của những nhân vật được họ quan tâm”
[37, tr.18 - 19]
Từ các định nghĩa đã được công bố bởi các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, cộng với quá trình nghiên cứu thực tiễn của bản thân, tác giả luận văn đưa
ra định nghĩa chung về thể loại phỏng vấn trên báo mạng điện tử như sau:
“Phỏng vấn trên báo mạng điện tử là hình thức đăng tải tác phẩm dưới dạng đối thoại (hỏi – trả lời) giữa nhà báo và nhân vật được phỏng vấn hoặc giữa một bên là đại diện cơ quan báo chí và công chúng, bên còn lại là một cá nhân hoặc một nhóm người (phỏng vấn trực tuyến) Mục đích của cuộc đối thoại là nhằm cung cấp thông tin hay trình bày, trao đổi, thảo luận về một chủ đề nào đó mà xã hội quan tâm”
Ngoài ra, trên tư cách là phương pháp thu thập thông tin, phỏng vấn là
cuộc gặp gỡ, trao đổi, hỏi chuyện giữa nhà báo với một người hoặc một nhóm đối tượng nhằm thu thập, khai thác thông tin phục vụ sáng tạo tác phẩm báo chí
Nhà báo Anh, Wynford Hicks trong cuốn “Kỹ năng phỏng vấn dành
cho các nhà báo” khẳng định, phỏng vấn là hoạt động trung tâm trong báo chí hiện đại Phỏng vấn là phương tiện chính mà các phóng viên sử dụng để thu thập tư liệu cho mình Thực tế trên nhiều tờ báo “nếu không được tạo dựng bằng những lời trích dẫn hỗ trợ, thì những bài viết hay vẫn có thể không được đăng tải” [1, tr.9]
1.2 Đặc điểm và vai trò của thể loại phỏng vấn trên BMĐT
1.2.1 Đặc điểm
Thứ nhất, phỏng vấn trên BMĐT thể hiện tính dân chủ cao của báo chí
Thông qua thể loại phỏng vấn, người nắm nguồn tin hoặc công chúng có thể bày tỏ ngay lập tức những hiểu biết, suy nghĩ, ý kiến, tình cảm của cá nhân mình về sự kiện, vấn đề nóng hổi, đang được dư luận quan tâm - điều mà các
Trang 22thể loại khác không thể thực hiện được Đặc biệt, BMĐT với đặc điểm tính tức thời và phi định kỳ, tốc độ của quá trình này được đẩy nhanh đến mức tối
đa, có khi chỉ tính bằng phút
Bên cạnh đó, sự tương tác giữa báo chí với công chúng, sự tham gia của công chúng là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ loại hình báo chí nào Điều này càng có thể thấy rõ trên BMĐT Thông qua hình thức tương tác bằng phản hồi, độc giả có thể chia sẻ quan điểm, ý kiến của mình với người trả lời phỏng vấn, với nội dung của cuộc phỏng vấn và với nhau Đặc biệt, PVTT - hình thức phỏng vấn chỉ có trên BMĐT, tất cả mọi người đều có thể tham gia vào việc đặt câu hỏi, trao đổi, giao lưu với người trả lời phỏng vấn Khái niệm “nhà báo công dân” hay “mọi người đều có thể làm báo” có thể thấy rõ ràng trong trường hợp này Tất nhiên, cũng giống như các loại hình báo chí khác, sự tham gia của độc giả vào quy trình làm báo luôn tuân thủ tính định hướng của tòa soạn báo chí Đối với hình thức phản hồi dưới bài viết hay gửi câu hỏi qua PVTT, tòa soạn đều có “bộ lọc” để có thể xử lý những ý kiến, những câu hỏi không phù hợp
Thứ hai, thông tin trong các bài phỏng vấn là thông tin trực tiếp, khách quan, chân thực Tính trực tiếp là đặc điểm nổi trội của các bài phỏng vấn,
BMĐT không phải là ngoại lệ Thông tin sẽ đi trực tiếp từ người trả lời phỏng vấn đến với công chúng mà chịu ít tác động nhất bởi nguyên tắc tôn trọng câu trả lời của người được phỏng vấn Thông tin trong các bài phỏng vấn được đứng độc lập, không chịu tác động bởi cách đặt vấn đề cũng như ý đồ sắp xếp của nhà báo - mà trong một số trường hợp có thể khiến công chúng hiểu lầm
về phát ngôn của người được phỏng vấn Nhà báo nếu có can thiệp chỉ là biên tập, cắt gọt bớt các từ ngữ mang nặng tính khẩu ngữ, can thiệp về mặt câu, chữ cho đúng với chính tả và ngữ pháp còn nội dung, ý nghĩa của câu trả lời vẫn phải được giữ nguyên
Trang 23Khác với các thể loại khác, nhà báo sẽ phải chịu trách nhiệm với các thông tin mình đưa ra trong bài báo, đối với phỏng vấn, nếu bài báo là trung thực, người trả lời phỏng vấn sẽ chịu trách nhiệm về những phát ngôn của mình Do đặc trưng này, thông tin trong các bài phỏng vấn có thể coi là khách quan, trung thực bởi nhà báo không được thêm thắt thông tin, tư liệu của người trả lời, không được suy diễn ý của người trả lời Hay nói cách khác, nhà báo không được “bịa” thêm thông tin dù với bất cứ mục đích nào
Bên cạnh đó, với BMĐT, tính trực tiếp của thông tin còn được nâng lên một bậc qua hình thức PVTT Đây là hình thức mà người đọc được tiếp nhận thông tin từ người trả lời gần như ngay lập tức Sự can thiệp của nhà báo vào câu trả lời của người được phỏng vấn được thu về mức thấp nhất Công chúng được chủ động tham gia ngay vào quy trình thực hiện bài phỏng vấn, gửi câu hỏi, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thắc mắc… tới nhân vật trả lời phỏng vấn và tiếp nhận câu trả lời mà không cần đợi nhà báo sáng tạo xong tác phẩm mới biết thông tin So với các thể loại báo chí khác, điểm ưu việt này của thể loại phỏng vấn trên BMĐT đã góp phần giúp cho thông tin báo chí trở nên khách quan, trung thực, thỏa mãn nhu cầu của công chúng hơn
Thứ ba, phỏng vấn trên BMĐT thể hiện tính sinh động, hấp dẫn, tính tương tác cao Có thể thấy với hình thức đối thoại, bản thân cuộc phỏng vấn
đã có sự sinh động, hấp dẫn Đã có nhận định rằng, thể loại phỏng vấn là thể loại tinh vi và sinh động bậc nhất Đặc biệt, tính hấp dẫn của thể loại sẽ tăng lên gấp bội nếu nhà báo giỏi, “cao tay”, tạo được sự tin tưởng hoặc dồn ép được nhân vật, bài phỏng vấn sẽ có được những thông tin quý, thông tin độc quyền hoặc dẫn cuộc phỏng vấn đến những tình huống kịch tính đầy hấp dẫn Trên BMĐT, với lợi thế về dung lượng, độc giả có khả năng được chứng kiến những cuộc “đối thoại” thú vị, trọn vẹn, thỏa mãn nhu cầu thông tin bởi nhà báo ít gặp những áp lực như phải “gọt” bài cho vừa khổ báo hay thời lượng phát sóng của chương trình Trên BMĐT, bài phỏng vấn còn trở nên sinh
Trang 24động, hấp dẫn hơn nhờ tính đa phương tiện, thông tin không chỉ đi đến với công chúng bằng con đường chữ viết, ảnh, âm thanh hay hình ảnh như thông thường mà còn có thể bằng tất cả những yếu tố trên trong cùng một tác phẩm Audio hay video đang càng ngày càng trở thành yếu tố quen thuộc trong các bài phỏng vấn trên BMĐT Thậm chí, người đọc còn có thể tiếp nhận thông tin qua các con đường như infographic hay các siêu liên kết Điều này khiến cho các bài phỏng vấn trên BMĐT trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút được người đọc
Tính tương tác cũng là một đặc điểm nổi trội của thể loại phỏng vấn trên BMĐT Như trên đã đề cập, những phản hồi của độc giả bên dưới bài báo hay việc công chúng được trực tiếp tham gia vào quá trình làm báo như với PVTT đã khiến cho mức độ tương tác giữa nhà báo – công chúng được nâng lên một bậc Bằng việc được tham gia vào quá trình đặt câu hỏi, mỗi độc giả đều có thể trở thành một nhà báo, sợi dây kết nối giữa tòa soạn và công chúng báo chí nhờ thế trở nên bền chặt hơn
1.2.2 Vai trò
Trong tất cả các thể loại báo chí, chỉ có duy nhất phỏng vấn được nâng lên thành một nghệ thuật: nghệ thuật phỏng vấn Điều này cho thấy, trong hệ thống thể loại, phỏng vấn là thể loại tinh vi và sinh động nhất, nó không chỉ bày tỏ trọn vẹn được tinh thần, hình ảnh của người được phỏng vấn mà còn thể hiện được kỹ năng, bản lĩnh, phông nền kiến thức, tài năng của nhà báo Bởi lẽ, duy nhất với phỏng vấn, nhà báo chỉ có thể dựa vào các câu hỏi để quyết định sự thành bại của một bài báo Đối với BMĐT, phỏng vấn đang ngày càng cho thấy vai trò quan trọng của mình
Trước hết, phỏng vấn giúp thu hút độc giả, tăng tính cạnh tranh cho BMĐT Trước mỗi sự kiện mới, nóng, gây chú ý đặc biệt của dư luận, thể loại
phỏng vấn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chiếm ưu thế về thông tin của mỗi tờ báo Những bài phỏng vấn độc quyền từ những nguồn tin
Trang 25“độc”, nguồn tin quan trọng khiến cho vị thế của tờ báo được nâng lên Hay nói cách khác, ở một mặt nào đó, phỏng vấn là yếu tố sống còn giúp tờ báo có thể cạnh tranh với các tờ báo khác về tính thời sự và thu hút độc giả Đặc biệt,
sự xuất hiện của những nguồn tin quan trọng, nổi tiếng sẽ làm tăng giá trị và
uy tín của tờ báo
Với những ưu thế vượt trội của mình như tốc độ cập nhật và tính tương tác cao, tính phi định kỳ, tính đa phương tiện… thế mạnh này của phỏng vấn trên BMĐT càng trở nên vượt trội Nếu như báo in phải mất một ngày để có thể đăng tải ý kiến của một nhân vật, phát thanh, truyền hình phải chờ đến chương trình phát sóng vào một khung giờ nhất định thì với BMĐT, khi một
sự kiện mới nóng, được dư luận quan tâm xảy ra, có thể chỉ vài chục phút sau, độc giả đã có thể có được ý kiến của nhân vật mình quan tâm thông qua một bài phỏng vấn nhanh Bên cạnh đó, nhờ vào ưu thế mạnh nhất của loại hình này là khả năng đa phương tiện, không chỉ chuyển tải nội dung cuộc phỏng vấn qua văn bản, âm thanh, hình ảnh riêng rẽ mà phỏng vấn trên BMĐT được tích hợp tất cả các yếu tố đó, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của công chúng Bạn đọc được chủ động lựa chọn các hình thức tiếp nhận thông tin theo chủ ý của mình, từ đọc, nghe, xem… Chính sự độc đáo, mới mẻ này đã giúp cho các bài phỏng vấn trên BMĐT trở nên hấp dẫn đặc biệt, thu hút một lượng lớn
công chúng đến với BMĐT Theo nhà báo Chu Mạnh Hải – Báo Dân trí, “Một
bài phỏng vấn đúng người, đúng việc, đúng thời điểm còn có sức mạnh hơn nhiều lần những bài phản ánh thông thường Và tờ báo nào làm được điều đó
có thể tăng danh tiếng của mình lên gấp bội” [PVS2, tr.131]
Đặc biệt, với hình thức phỏng vấn trực tuyến – hình thức phỏng vấn chỉ
có duy nhất trên BMĐT, sức cạnh tranh của BMĐT đã tăng lên vượt trội PVTT có thể tường thuật trực tiếp cuộc phỏng vấn đến với người xem cùng lúc với thời điểm cuộc phỏng vấn đó diễn ra, tạo nên sự hứng khởi, mới mẻ đặc biệt cho công chúng PVTT cũng giúp hình thành một thói quen mới cho
Trang 26công chúng đó là tham gia trực tiếp vào quá trình làm báo, nâng cao nhận thức và vai trò của công chúng đối với báo chí Đồng thời, PVTT cũng là nơi tạo ra không khí tự do ngôn luận, là môi trường bình đẳng, công khai của công chúng Xu hướng chung của độc giả ngày nay là không muốn thụ động trong việc tiếp nhận thông tin trên báo chí mà là được tham gia vào quá trình
đó PVTT trên BMĐT đã đáp ứng trọn vẹn được những yếu tố trên, giúp nâng cao vị thế, sức hút của các tờ BMĐT
Thứ hai, phỏng vấn đáp ứng nhu cầu thông tin và định hướng dư luận
xã hội Trong thời điểm mạng Internet phát triển như vũ bão, nhu cầu thông
tin của công chúng càng trở nên mạnh mẽ Với những ưu thế vượt trội của mình như tính tức thời và phi định kỳ, tính đa phương tiện, khả năng truyền tải và lưu trữ thông tin không giới hạn… BMĐT đã trở thành một kênh thông tin quan trọng của độc giả Trong bối cảnh đó, phỏng vấn trở thành thể loại quan trọng, cung cấp những thông tin trực tiếp, chính danh, đa chiều cho công chúng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng Nhờ tính tương tác
và việc độc giả có thể tham gia vào quá trình làm báo thông qua PVTT, thể loại phỏng vấn trên BMĐT thực sự là cầu nối giữa cá nhân và toàn xã hội Nhờ những đặc điểm này, BMĐT không chỉ là công cụ truyền bá thông tin
mà còn là một sản phẩm của dư luận xã hội
Một thế mạnh vượt trội của BMĐT chính là tính tức thời và phi định
kỳ Nhờ vào những yếu tố này, thông tin trên BMĐT có thể được cập nhật nhanh chóng, liên tục, không bị giới hạn BMĐT có thể cung cấp cho độc giả một lượng thông tin khổng lồ về mọi mặt của đời sống xã hội, đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của công chúng
Bên cạnh đó, với nhân vật được lựa chọn trả lời phỏng vấn là những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội, có tiếng nói, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, uyên thâm… những thông tin được đưa ra từ các cuộc phỏng vấn trên BMĐT được lan tỏa nhanh chóng, sâu rộng và có khả năng tác động
Trang 27mạnh mẽ vào công chúng, thậm chí là toàn xã hội, giúp họ thay đổi nhận thức
từ đó thay đổi hành vi Sức mạnh của thể loại phỏng vấn trên BMĐT có thể thấy được rõ ràng ở đó
Thứ ba, phỏng vấn trên BMĐT thể hiện mạnh mẽ tính dân chủ của báo chí, nâng cao vai trò của công chúng Với sự tham gia của công chúng vào
quy trình làm báo, phỏng vấn trên BMĐT cho thấy tính dân chủ và tự do báo chí rất cao Ngoài các bài phỏng vấn được thực hiện theo cách thức truyền thống, phỏng vấn trực tuyến trên BMĐT đã mở ra thời kỳ mà công chúng được trở thành nhà báo, được đặt câu hỏi cho nhân vật trả lời về vấn đề mình quan tâm, được nêu ý kiến, được phản biện… Công chúng không còn phải phụ thuộc vào đối tượng trung gian – nhà báo – để tiếp nhận thông tin mà được chủ động tham gia vào quá trình Được bày tỏ chính kiển trước xã hội là biểu hiện cao của tính dân chủ và phỏng vấn trên BMĐT đã làm được điều
đó
Với phỏng vấn trên BMĐT, công chúng không còn là nguồn tin, không còn là độc giả, đối tượng tiếp nhận thông tin thụ động mà đã trở thành người chủ động Phỏng vấn BMĐT đã tạo cơ hội cho họ được tự do thể hiện quan điểm, chính kiến của mình, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, độ tuổi, giới tính Mọi ý kiến đều được ghi nhận và được trả lời một cách thấu đáo, tôn trọng Điều này đã góp phần vào việc dân chủ hóa xã hội cũng như thể hiện quyền tự do báo chí một cách tích cực
Chưa hết, đối với các bài phỏng vấn thông thường, việc “mở” thông tin thông qua hình thức phản hồi dưới mỗi bài báo cũng tạo nên sự dân chủ, bình đẳng cho công chúng Mặc dù việc bày tỏ quan điểm là gián tiếp, tuy nhiên, thông qua việc nêu lên ý kiến của mình, trao đổi, tranh luận với những người khác và được đăng tải công khai, những phản hồi này đã góp phần tạo nên bầu không khí sôi nổi, dân chủ, gây hứng thú cho độc giả
Trang 28Thứ tư, phỏng vấn gắn kết công chúng với tòa soạn và công chúng với nhau Như tác giả luận văn đã đề cập ở trên, tính tương tác cùng với việc
được tham gia trực tiếp vào quy trình làm báo đã giúp lan tỏa, gắn kết công chúng với nhau và giúp công chúng gần gũi hơn với tòa soạn BMĐT Có thể nói, đây là điều mà báo in, phát thanh hay truyền hình chưa làm được Với thế mạnh của mạng Internet, nơi mà chỉ cần một cú “nháy” chuột có thể mở ra cả thế giới thông tin, chỉ cần một thiết bị điện tử như máy tính hay điện thoại được kết nối, công chúng khắp mọi nơi đều có thể trao đổi, tranh luận, giao lưu với nhau thông qua việc phản hồi dưới mỗi bài phỏng vấn hoặc tham dự vào quá trình PVTT
Đặc biệt, việc được tranh luận, được tham gia vào quá trình thực hiện một tác phẩm phỏng vấn trên BMĐT đã phần nào mang lại sự phấn chấn, thích thú cho độc giả và nhờ đó, họ trở nên yêu mến, gắn bó và gần gũi với tờ báo hơn Quá trình này cũng giúp cho nhà báo có thể biết được nhu cầu của công chúng, phần nào đo được dư luận xã hội để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp
1.3 Phân loại các dạng bài phỏng vấn trên BMĐT
Trên thực tế, trên thế giới hay ở trong nước, việc phân loại các dạng bài phỏng vấn vẫn là một công việc khó khăn và chưa có sự đồng nhất Sở dĩ có điều này là bởi mỗi nhà nghiên cứu, nhà báo lại có một tiêu chí phân chia khác nhau
Trong cuốn Công nghệ phỏng vấn, tác giả Maria Lukina chia phỏng
vấn thành các dạng như phỏng vấn thông tin, phỏng vấn linh hoạt, phỏng vấn điều tra, phỏng vấn chân dung… [30, tr.30 - 36]
Jean- Luc Martin- Lagardette trong cuốn Hướng dẫn cách viết báo lại
nêu ra 4 loại phỏng vấn: phỏng vấn để lấy thông tin; phỏng vấn để tìm hiểu quan điểm; phỏng vấn để phác họa chân dung và phỏng vấn nhanh [22, tr.105]
Trang 29Tại Việt Nam, trong cuốn Tác phẩm báo chí (tập 2), nhóm tác giả chia
phỏng vấn thành 7 loại khác nhau: phỏng vấn chính thức, phỏng vấn thông tin, phỏng vấn điều tra, phỏng vấn ý kiến, phỏng vấn chân dung, phỏng vấn anket và phỏng vấn tập thể [10, tr.97 - 100]
Trong cuốn Giáo trình phỏng vấn báo chí, TS Lê Thị Nhã lại phân loại
dựa trên từng tiêu chí cụ thể Ví dụ phân loại theo hình thức tổ chức văn bản
có phỏng vấn đối thoại, phỏng vấn mô tả; phân loại theo nội dung và tính chất cuộc phỏng vấn có phỏng vấn thời sự, phỏng vấn ý kiến, phỏng vấn điều tra, phỏng vấn chân dung, phỏng vấn tuyên bố… [37, tr 46 - 54]
Mỗi cách phân chia đều có những ưu, nhược điểm riêng và hoàn toàn không mâu thuẫn bởi xuất phát từ các tiêu chí khác nhau Tuy nhiên, xuất phát từ việc khảo sát thực tế thể loại phỏng vấn trên BMĐT, tác giả luận văn chia thể loại phỏng vấn trên BMĐT thành 2 dạnh chính: Phỏng vấn online hay còn được gọi là phỏng vấn trực tuyến và phỏng vấn offline hay còn gọi là phỏng vấn thông thường
1.3.1 Phỏng vấn trực tuyến
PVTT có thể coi là “đặc sản” của báo mạng điện tử, là hình thức phỏng
vấn mà không một loại hình báo chí nào có PVTT là hình thức hỏi đáp trực
tiếp được tổ chức trên BMĐT giữa một bên là người đại diện cơ quan báo chí
và công chúng, với bên còn lại là một cá nhân hoặc một nhóm người, nhằm trình bày, trao đổi, thảo luận về một chủ đề nào đó mà xã hội quan tâm [18,
tr.171] Hay nói một cách khác, trong PVTT, nhà báo, vốn dĩ là người trực tiếp đặt câu hỏi phỏng vấn sẽ không thực hiện điều này, thay vào đó, độc giả
sẽ là người gửi câu hỏi, nhà báo và tòa soạn báo chí sẽ đóng vai trò định hướng bằng cách chọn lọc câu hỏi đồng thời là khâu trung gian, chuyển tải câu hỏi đến nhân vật được phỏng vấn và giúp các công đoạn hậu kỳ, biên tập
Điểm đặc biệt của hình thức phỏng vấn này đó là hoàn toàn qua mạng Internet, người hỏi và người trả lời không đối mặt nhau như phỏng vấn thông
Trang 30thường Quy trình thực hiện tác phẩm phỏng vấn và xuất bản tác phẩm phỏng vấn gần như được diễn ra đồng thời: độc giả gửi câu hỏi về, người trả lời câu hỏi trả lời và ngay lập tức, câu hỏi - câu trả lời được xuất bản, lan tỏa trên mạng Internet Số lượng câu hỏi, câu trả lời trong PVTT thường rất lớn Một cuộc PVTT có thể có số câu hỏi được giải đáp lên tới 30 - 40 câu, thậm chí hàng trăm câu, làm rõ mọi vấn đề mà độc giả còn thắc mắc, quan tâm
Có thể nói, bên cạnh những vai trò chung của thể loại phỏng vấn, PVTT là cầu nối hữu hiệu giữa tòa soạn và độc giả và là biểu hiện cao của tính dân chủ trong báo chí, nơi mà “nhà báo công dân” được biểu hiện rõ nhất Mỗi độc giả đều có thể trở thành nhà báo, hỏi những câu hỏi mà mình quan tâm và có cơ hội được giải đáp từ chính những người có thẩm quyền, có chuyên môn, kiến thức… PVTT đã giúp cho độc giả có cơ hội được tiếp nhận thông tin một cách chủ động thay vì thụ động như trước đây Nhờ PVTT, BMĐT đã làm được điều mà báo in, phát thanh hay truyền hình thường rất khó khăn để thực hiện đó là tạo mối quan hệ tương tác giữa hàng ngàn độc giả
xa lạ, mang công chúng đến gần nhau hơn
1.3.2 Phỏng vấn thông thường
Phỏng vấn thông thường là tên gọi dùng để chỉ hình thức phỏng vấn hỏi – đáp truyền thống giữa nhà báo và nhân vật được phỏng vấn Cũng giống như báo in, phỏng vấn thông thường thường xuyên được sử dụng trên BMĐT Đây là hình thức phỏng vấn gắn liền với định nghĩa chung về phỏng vấn:
“Phỏng vấn - với tư cách là thể loại báo chí, là hình thức đăng tải tác phẩm
dưới dạng đối thoại (hỏi - trả lời), trong đó nhà báo nêu câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời Mục đích của cuộc đối thoại là cung cấp cho công chúng những thông tin, ý kiến về các sự kiện, vấn đề thời sự có ý nghĩa xã hội hoặc giới thiệu khắc họa chân dung của những nhân vật được họ quan tâm”.[37, tr.18 - 19]
Trang 31Là dạng phỏng vấn có lịch sử lâu đời, gắn liền với quá trình hình thành
và phát triển của thể loại, phỏng vấn thông thường vẫn là dạng phỏng vấn được sử dụng rộng rãi, chiếm số lượng áp đảo trên BMĐT Khác với PVTT, phỏng vấn thông thường là cuộc đối thoại giữa nhà báo và nhân vật được phỏng vấn, thường là đối mặt trực tiếp Chính vì vậy ngôn ngữ, câu hỏi, lượng thông tin mà các bài phỏng vấn này mang lại cũng không giống với PVTT Với phỏng vấn thông thường, dấu ấn của cá nhân nhà báo trở nên đậm nét, rõ ràng, không thể trộn lẫn Tài năng, phẩm chất của nhà báo cũng được bộc lộ
rõ nét và phỏng vấn được nâng lên thành một nghệ thuật: “nghệ thuật phỏng vấn”
Trên thực tế, phỏng vấn thông thường trên BMĐT khá tương đồng với phỏng vấn trên báo in, tuy nhiên, quy trình thực hiện dạng phỏng vấn này trên BMĐT thường được rút gọn hết mức có thể, câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời thường ngắn gọn, súc tích, đi vào trọng tâm, không có nhiều câu hỏi rườm rà
1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng tác phẩm phỏng vấn trên BMĐT
Điều này đặc biệt quan trọng với PVTT bởi đây là hình thức phỏng vấn
mà sự tham gia của công chúng góp vai trò cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại của một buổi phỏng vấn Đề tài thiếu hấp dẫn, không thu hút công
Trang 32chúng sẽ dẫn đến lượng câu hỏi thu về ít, số lượng người theo dõi trực tuyến thấp Ngược lại, đề tài PVTT là một vấn đề nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng sẽ khiến cho số lượng câu hỏi gửi về chương trình nhiều, người theo dõi cao, đảm bảo cho sự thành công của buổi phỏng vấn
1.4.2 Câu hỏi
Câu hỏi chính là “vũ khí” của nhà báo trong các cuộc phỏng vấn Trên thực tế, câu hỏi chính là tiền đề của cuộc phỏng vấn, định hướng cho đề tài, không thể có bài phỏng vấn hay nếu như không có câu hỏi hay Bản chất cuộc đối thoại, vị thế của nhà báo trong mắt người được trả lời phỏng vấn sẽ thay đổi nếu như những câu hỏi nêu ra được họ đánh giá cao, khiến cho người được hỏi cảm thấy bị kích thích, từ đó chất lượng của bài phỏng vấn cũng sẽ thay đổi Những câu hỏi hay, sắc sảo không chỉ giúp thu về những thông tin quý báu, những thông tin chưa từng được chia sẻ mà còn thể hiện đẳng cấp, tài năng của nhà báo Ngay cả trong các cuộc PVTT – nơi mà câu hỏi được độc giả gửi về, điều này cũng được thể hiện vô cùng rõ nét thông qua sự lựa chọn của ban biên tập đối với các câu hỏi của độc giả
Có thể thấy rằng, muốn có một bài phỏng vấn chất lượng, trước tiên phải có những câu hỏi chất lượng Đó chắc chắn không phải là những câu hỏi
đi vào lối mòn: thực trạng – nguyên nhân – kết quả, những câu hỏi quá an toàn dễ gây nhàm chán Một bài phỏng vấn hấp dẫn phải có sự kết nối liền mạch giữa các câu hỏi, mở đầu hấp dẫn, có cao trào, có thắt nút, mở nút, có phản biện, có dẫn dắt… để đi đến kết quả cuối cùng là thông tin thu được càng nhiều càng tốt, trong đó có cả những thông tin độc quyền, những thông tin chưa từng chia sẻ
Để có được những câu hỏi này, bản thân nhà báo cũng không thể là một nhân vật “hời hợt” Trên thực tế, người được phỏng vấn thường là các quan chức hoặc các chuyên gia đầu ngành, có bản lĩnh, có kinh nghiệm, có tầm hiểu biết, chính vì vậy, để không bị “dắt mũi”, không bị người trả lời lèo lái
Trang 33bài phỏng vấn theo chủ đích của họ, bản thân nhà báo cũng phải có tầm hiểu biết, có bản lĩnh, có phông nền văn hóa và đặc biệt là sự thông minh, cái
“duyên” trong phỏng vấn Cuộc đối đầu giữa một nhà báo giỏi, một người trả lời thông minh bản lĩnh quanh một đề tài “nóng” chắc chắn sẽ tạo nên một bài phỏng vấn hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng
1.4.3 Nhân vật trả lời phỏng vấn – câu trả lời
Một bài phỏng vấn hay là bài phỏng vấn có được câu hỏi – câu trả lời tạo thành một cuộc đối thoại tương xứng giữa người hỏi và người được hỏi Một nhà báo sắc sảo với những câu hỏi hay và một người trả lời “xứng tầm” với những câu trả lời thú vị, “ăn miếng trả miếng” sẽ tạo nên một bài phỏng vấn hay, có sức thu hút với bạn đọc Điều này để khẳng định rằng, một bài phỏng vấn sẽ khó hay nếu như nhân vật trả lời phỏng vấn không “đúng” Đúng ở đây chính là đúng người: người am hiểu sự kiện, sự việc, người có trách nhiệm, người có tầm hiểu biết, kiến thức chuyên sâu, người được công chúng trông đợi… Thêm vào đó, nếu nhân vật trả lời phỏng vấn lại là người
có cá tính riêng, có bản sắc riêng, không ngại va chạm sẽ tạo nên một cuộc đối thoại thú vị, thỏa mãn được nhu cầu thông tin của công chúng
Nhân vật trả lời phỏng vấn sẽ liên quan mật thiết đến yếu tố vô cùng quan trọng trong mỗi bài phỏng vấn: câu trả lời Trên thực tế, phỏng vấn là thể loại mà thông tin thu được phụ thuộc rất lớn vào câu trả lời của người được phỏng vấn Một bài phỏng vấn với những câu hỏi hay, sắc sảo đến mấy
mà câu trả lời ít thông tin, khô khan, không đi vào trọng tâm, lảng tránh vấn
đề hay tệ hơn là lạc đề thì bài phỏng vấn đó cũng được xem là chưa thành công nếu không muốn nói là thất bại
Chính vì vậy, việc lựa chọn nhân vật trả lời phỏng vấn là khâu vô cùng quan trọng trong bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào Trên thực tế, do áp lực thông tin, nhiều cuộc phỏng vấn trên BMĐT đã diễn ra với đối tượng phỏng vấn “không đúng người” Đó là những người không có kỹ năng trả lời phỏng
Trang 34vấn, không chịu trách nhiệm chính trong sự kiện, sự việc, không có kiến thức
đủ sâu rộng… Nhiều nhà báo đã phát biểu rằng, chọn được đúng nhân vật là
đã có thể quyết định được 50% sự thành công của cuộc phỏng vấn
1.5 Quy trình thực hiện thể loại phỏng vấn trên BMĐT
1.5.1 Phỏng vấn trực tuyến
1.5.1.1 Chuẩn bị
Đầu tiên là xác định đề tài cho buổi PVTT Đề tài phải mới, nóng, hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của đông đào công chúng Sau khi đã có đề tài, việc kế tiếp là xác định nhân vật trả lời phỏng vấn và liên hệ với nhân vật trả lời
phỏng vấn Đây cũng là khâu tốn công sức và khó khăn nhất của một buổi
PVTT Nhân vật được phỏng vấn trong các buổi PVTT thường là một hoặc nhiều người Nhân vật trả lời phỏng vấn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định một buổi PVTT thành công hay không bởi ngay bản thân họ đã tạo ra sức hút nhất định với công chúng Bên cạnh đó, người trả lời phỏng vấn cũng quyết định mức độ thỏa mãn của công chúng về thông tin nhận được qua câu trả lời Một buổi PVTT được xem là thành công khi có số lượng câu hỏi được trả lời lớn, thỏa mãn được nhu cầu thông tin của công chúng
Tiếp theo, cần lập đề cương cho buổi PVTT Đề cương của buổi PVTT sẽ giúp cho phóng viên chủ động hơn trong công việc, bao gồm định hình được diễn tiến của buổi phỏng vấn, khách mời, lên dàn ý sơ bộ câu hỏi, dự đoán các tình huống có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn và chủ động có biện pháp đối phó, các khâu hậu cần cần chuẩn bị…
Kế tiếp, viết lời mời hoặc dựng video cho buổi PVTT Nội dung của lời mời ngắn gọn, bao gồm các thông tin như: giới thiệu đề tài phỏng vấn, lý do tiến hành phỏng vấn, lý do tiến hành phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn, thời gian tiến hành phỏng vấn Lời mời thường được đưa lên báo trước thời điểm diễn ra PVTT từ 2 - 3 ngày Đây là mức hợp lý để độc giả không quên buổi PVTT nhưng cũng không quá gấp gáp để họ có thể chủ động tham gia
Trang 35Câu hỏi cũng là một phần cực kỳ quan trọng trong một buổi PVTT
Trước khi buổi PVTT diễn ra, phóng viên sẽ tổng hợp lại những câu hỏi đã nhận được, loại bỏ những câu hỏi không phù hợp và lựa chọn những câu hỏi hay để đưa cho người trả lời phỏng vấn khi buổi phỏng vấn diễn ra Như vậy, mặc dù câu hỏi là do độc giả gửi đến nhưng việc lựa chọn câu hỏi để chuyển tải đến người trả lời phỏng vấn lại do tòa soạn lựa chọn Chính vì vậy, có thể thấy rằng, dấu ấn của phóng viên, nhà báo, cơ quan báo chí vẫn được thể hiện đậm nét Tòa soạn báo không chỉ là cơ quan tổ chức mà còn là đóng vai trò định hướng thông tin, khiến thông tin đi đúng hướng để đạt được mục tiêu đề
ra khi tiến hành PVTT Hay nói cách khác, độc giả đang thay mặt cho nhà báo tiến hành phỏng vấn một chuyên gia, một quan chức, một ngôi sao giải trí, một cầu thủ… Nhà báo sẽ không còn phải tự hỏi “thông tin này độc giả có cần biết không” trước mỗi buổi phỏng vấn, thay vào đó, thông qua mỗi câu hỏi nhận được, tòa soạn báo chí sẽ có được những lá phiếu “thăm dò dư luận” một cách chính xác nhất về một vấn đề, một sự kiện… nóng bỏng đang diễn
ra PVTT chính là một cách hiệu quả để dư luận xã hội lên tiếng
1.5.1.2 Thực hiện phỏng vấn trực tuyến
Buổi PVTT thông thường sẽ diễn ra ở tòa soạn báo, thành phần tham gia bao gồm: nhà báo/phóng viên, biên tập viên, nhân vật được phỏng vấn và công chúng Đội ngũ phóng viên, nhà báo sẽ giữ vai trò chủ động trong suốt buổi PVTT, bao gồm thực hiện các công tác như hỗ trợ gõ và đẩy câu trả lời lên trang, biên tập, chụp ảnh, hỗ trợ kỹ thuật, nhận câu hỏi từ công chúng…
Khi buổi phỏng vấn bắt đầu, phóng viên hoặc biên tập viên sẽ đưa câu hỏi cho người trả lời phỏng vấn, người trả lời trả lời, phóng viên, biên tập viên gõ câu trả lời và đưa lên mạng nội bộ Những câu trả lời này sẽ được một
bộ phận biên tập biên tập một lần nữa, sửa lỗi morat trước khi đưa lên mạng Song song với quá trình đó, phóng viên ảnh sẽ chụp ảnh, phóng viên phụ trách quay phim tiến hành quay phim Ảnh sẽ được đẩy lên mạng cùng với
Trang 36câu trả lời của nhân vật Trong quá trình tiến hành phỏng vấn, phóng viên, biên tập viên cũng cập nhật những câu hỏi mà độc giả mới gửi về và chuyển đến người trả lời phỏng vấn Quy trình này được lặp lại cho đến hết buổi PVTT
1.5.1.3 Sau phỏng vấn
Sau khi phỏng vấn kết thúc, nhóm thực hiện buổi PVTT sẽ tiến hành biên tập lại: rút tít, viết sapo, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, đặt tít xen, chèn audio, video… và đăng tải Thông thường, sẽ có thêm một bài tóm tắt lại những nội dung chính của buổi PVTT bên cạnh bài tưởng thuật như thông thường
1.5.2 Phỏng vấn thông thường
1.5.2.1 Chuẩn bị phỏng vấn
Trong bước chuẩn bị phỏng vấn, phóng viên thường phải thực hiện 4 khâu sau: xác định vấn đề, góc độ phỏng vấn; lập đề cương câu hỏi dự kiến; chọn và tìm hiểu người trả lời phỏng vấn; thu xếp cuộc phỏng vấn Tất cả các khâu trong bước này đều được thực hiện rất nhanh chóng
Đầu tiên, phóng viên lựa chọn đề tài, xác định vấn đề, góc độ phỏng
vấn Đề tài của phỏng vấn thông thường có thể không bắt buộc phải cực kỳ nóng bỏng như PVTT nhưng đó vẫn là vấn đề được đông đảo công chúng quan tâm, cần có một lời giải đáp, trả lời, bình luận từ người có trách nhiệm hoặc có kiến thức chuyên môn Vấn đề càng được xác định cụ thể, rõ ràng thì càng dễ bao quát, càng dễ làm phỏng vấn sâu và hay
Kế tiếp, phóng viên lập đề cương câu hỏi dự kiến, khoảng từ 3-5 câu
hỏi chính, đây là những câu hỏi mang tính chất “xương sống” của cuộc phỏng vấn, xoay quanh chủ đề, đề tài của bài phỏng vấn Việc chuẩn bị trước câu hỏi cũng sẽ giúp phóng viên tự tin, chủ động, tránh tình trạng không biết hỏi gì khi cuộc phỏng vấn diễn ra Tuy nhiên, không nên quá phụ thuộc vào những câu hỏi này
Sau đó là việc lựa chọn, tìm hiểu người trả lời phỏng vấn Trên thực tế,
người trả lời phỏng vấn thường đã được phóng viên nhắm sẵn ngay từ đầu
Trang 37ngay khi có đề tài (dù có thể chưa xác định được đích danh) Cũng giống như PVTT, người trả lời phỏng vấn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với những bài phỏng vấn thông thường Làm thế nào để chọn được người trả lời phỏng vấn phù hợp với đề tài cũng là một câu hỏi khó, đặc biệt đối với những phóng viên non trẻ, mới vào nghề Chính bởi khó nên có thể thấy một thực tế là cùng một vấn đề, rất nhiều báo chọn phỏng vấn đúng một chuyên gia Sau khi chọn được nhân vật, nhà báo liên lạc với nhân vật để sắp xếp cuộc phỏng vấn và chuẩn bị phương tiện cho cuộc phỏng vấn
1.5.2.2 Tiến hành phỏng vấn
Đầu tiên, phóng viên sẽ chào hỏi người được phỏng vấn, giới thiệu bản thân, cơ quan công tác, giới thiệu một lần nữa ngắn gọn về mục đích, chủ đề của buổi phỏng vấn cho nhân vật nắm, xin phép được ghi âm cuộc phỏng vấn… Trong khâu này, phóng viên càng tạo được bầu không khí thoải mái, thân thiện càng tốt Chiếm được sự tin tưởng của người trả lời phỏng vấn là một trong những yếu tố quan trọng để có thể thu nhận được những thông tin quý báu, khó chia sẻ
Tiếp đó, phóng viên tiến hành triển khai các câu hỏi Nên bắt đầu bằng một câu hỏi đã được chuẩn bị trước, lắng nghe kỹ càng câu trả lời để tìm thông tin cho các câu hỏi làm rõ, câu hỏi phản biện… Ở đây, tài năng của phóng viên sẽ được bộc lộ rõ rệt qua các câu hỏi phụ này Câu hỏi phản biện, câu hỏi làm rõ hay câu hỏi khiêu khích ngoài việc thu thập thêm thông tin thì còn có tác dụng đẩy cuộc phỏng vấn lên một cao trào mới, khi người trả lời phỏng vấn có thể phật ý, bất ngờ, hơi tức giận, nổi nóng… Một khi không còn giữ được trạng thái chủ động, kiểm soát thế trận, người trả lời phỏng vấn rất
dễ dàng bộc lộ những quan điểm, thông tin chưa từng công bố trước đây Việc
sử dụng những câu hỏi này như thế nào, chèo lái cuộc phỏng vấn ra sao lại phụ thuộc rất lớn vào độ nhạy cảm, tinh ý, vào tài năng của chính nhà báo Trong suốt quá trình diễn ra cuộc phỏng vấn, phóng viên cần kiểm tra máy
Trang 38ghi âm, ghi chép kỹ càng những thông tin quan trọng Trong quá trình này có thể tiến hành chụp ảnh, quay video… Trong khi tiến hành phỏng vấn, phóng viên nên nắm thế chủ động, khéo léo hướng người trả lời vào nội dung chính, cắt khi người trả lời trả lời lan man hoặc triển khai thêm các câu hỏi nhỏ khi người trả lời trả lời quá ngắn gọn…
Ở giai đoạn kết thúc, phóng viên kiểm tra lại những thông tin mình thu được, xem có bỏ sót câu hỏi, có cần biết thêm thông tin gì không, hỏi người trả lời xem họ có muốn chia sẻ thêm điều gì không, có thể tóm tắt lại nội dung cuộc phỏng vấn cho nhân vật nghe Người phỏng vấn cũng nên nói trước với người trả lời việc mình có thể sẽ gặp hoặc gọi điện lại cho họ để làm rõ một vấn đề nào đó Cuối cùng là xác định lại tên, chức vụ của người trả lời phỏng vấn, cảm ơn và hẹn gặp lại họ
Đối với phỏng vấn thông thường trên BMĐT, phóng viên còn có các cách thức phỏng vấn khác như phỏng vấn gián tiếp qua văn bản, phỏng vấn qua điện thoại, qua email, thậm chí có thể chat… Tuy nhiên, nhìn chung, BMĐT rất hạn chế sử dụng những cách thức này Các tòa soạn thường khuyến khích phóng viên gặp trực tiếp nhân vật được phỏng vấn để có thể thu được những thông tin đầy đủ và khách quan nhất
1.5.2.3 Thể hiện tác phẩm phỏng vấn
Chuyển tải từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết chính là thách thức của nhà báo trong khâu thể hiện tác phẩm Bài phỏng vấn có thể được thể hiện theo 2 cách: đưa nguyên văn cuộc phỏng vấn (hỏi - đáp) hoặc phỏng vấn mô
tả (ngoài câu hỏi, câu trả lời còn có phần bình luận, mô tả để làm phong phú thêm cuộc phỏng vấn) Tuy nhiên, trên BMĐT hiện nay, cách thể hiện thứ 2 thường không được sử dụng bởi có thể tăng dung lượng bài phỏng vấn, khiến người đọc thiếu tập trung hoặc mệt mỏi khi theo dõi Cuối cùng, phóng viên đặt đầu đề cho bài phỏng vấn, viết sapo, đưa ảnh, clip, file âm thanh, box thông tin, đồ họa… để làm rõ thêm bài phỏng vấn
Trang 39Tiểu kết chương 1
Có thể thấy rằng, phỏng vấn là một thể loại ngày càng đóng vai trò quan trọng trên báo mạng điện tử Không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin và định hướng dư luận xã hội, phỏng vấn giúp thu hút độc giả, tăng tính cạnh tranh cho báo mạng điện tử, gắn kết công chúng với tòa soạn Phỏng vấn trên báo mạng điện tử cũng thể hiện mạnh mẽ tính dân chủ của báo chí, nâng cao vai trò của công chúng Những thế mạnh vượt trội của loại hình kết hợp cùng
sự sinh động, hấp dẫn của thể loại đã giúp cho phỏng vấn trên báo mạng điện
tử ngày càng thu hút được đông đảo bạn đọc
Trong chương một, tác giả luận trình bày hệ thống lý thuyết về BMĐT
và thể loại phỏng vấn trên báo mạng điện tử Hệ thống này bao gồm khái niệm về báo mạng điện tử, khái niệm về thể loại phỏng vấn, đặc điểm của thể loại phỏng vấn, vai trò của thể loại phỏng vấn quy trình thực hiện tác phẩm phỏng vấn… Người viết cũng đã trình bày một cách tóm lược quy trình, cách thức tổ chức một tác phẩm phỏng vấn trên báo mạng điện tử, bao gồm cả phỏng vấn trực tuyến và phỏng vấn thông thường, từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoàn thiện tác phẩm
Các vấn đề lý luận này là kiến thức nền tảng, là tiền đề quan trọng để tác giả luận văn tiến hành khảo sát một cách cụ thể 3 báo mạng điện tử VnExpress, Tuổi trẻ Online và Dân trí
Trang 40Chương 2 THỰC TRẠNG THỂ LOẠI PHỎNG VẤN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Giới thiệu về các tờ báo khảo sát
2.1.1 VnExpress
Ngày 26.2.2001, VnExpress chính thức xuất hiện trên Internet và chỉ hơn 1 năm sau, ngày 25.11.2002, VnExpress trở thành tờ báo mạng điện tử độc lập đầu tiên của Việt Nam
Theo thống kê của tờ báo này nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập báo (26/2/2016), 15 năm qua, VnExpress luôn giữ vững vị trí báo điện tử tiếng Việt có lượng độc giả truy cập lớn nhất toàn cầu Lưu lượng truy cập liên tục tăng mạnh và đạt những kỷ lục mới Theo Google Analytics, VnExpress hiện
có 37,5 triệu độc giả thường xuyên (user) Trong đó 13% từ nước ngoài, 87% độc giả đến từ trong nước Năm 2015, hệ thống báo VnExpress tiếp nhận 13,5
tỷ lượt truy cập
Hiện nay, VnExpress có 18 chuyên mục Mỗi ngày, VnExpress đăng gần 500 tin bài Lĩnh vực nội dung được ưa chuộng nhất gồm Thời sự, Thế giới, Pháp luật, Thể thao và Giải trí Báo có các trang chuyên biệt dành cho người đọc quan tâm đến một số lĩnh vực cụ thể: Ngôi sao chuyên về giải trí; Ione dành cho độc giả ở lứa tuổi học đường
VnExpress đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ của độc giả từ nền tảng web sang di động Trong năm qua, lượng bạn đọc trên di động tăng 40% so với năm trước đó, tạo ra tới 54,8% tổng lưu lượng truy cập Độ phủ của VnExpress trên mạng xã hội tăng: fanpage trên Facebook của VnExpress đạt trên 2 triệu người thích Báo chí ý kiến với mục Góc nhìn đưa ra các quan điểm sâu sắc về các vấn đề quan trọng trong xã hội, chứng tỏ uy tín trong cộng đồng