1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần cơ khí yên thọ thời kỳ 2004 2007

63 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 170,25 KB

Cấu trúc

  • A. LỜI NÓI ĐẦU (1)
  • B. NỘI DUNG (3)
  • CHƯƠNG I..................................................................................................3 (3)
    • 1. Khái niệm về tài sản cố định (3)
    • 2. Tầm quan trọng của TSCĐ trong doanh nghiệp (3)
    • II. Phân loại tài sản cố định (4)
      • 1.1. TSCĐ hữu hình (4)
      • 1.2. TSCĐ vô hình (6)
      • 2.1. TSCĐ tự có (8)
      • 2.2. TSCĐ thuê ngoài (8)
      • 3. Theo công dụng kinh tế (9)
        • 3.1. TSCĐ dùng cho sản xuất (9)
        • 3.2. Tài sản cố định không dùng cho sản xuất (10)
    • III. Đánh giá tài sản cố định (10)
      • 1.1. Nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ (11)
      • 1.2. Giá đánh giá lại (hay giá khôi phục) của TSCĐ (11)
      • 1.3. Giá còn lại của TSCĐ (11)
      • 2.1. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá (hay giá ban đầu hoàn toàn) (12)
      • 2.2. Đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu còn lại (12)
      • 2.4. Đánh giá TSCĐ theo giá khôi phục còn lại (13)
  • CHƯƠNG II..............................................................................................14 (14)
    • I. Tầm quan trọng của hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp thống kê trong nghiên cứu TSCĐ (14)
    • II. Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu TSCĐ (15)
      • 1. Một số nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích thống kê (15)
        • 1.1. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu (15)
        • 1.2. Lựa chọn phương pháp thống kê (15)
      • 2. Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê TSCĐ (16)
        • 2.1. Thống kê qui mô (số lượng) TSCĐ của doanh nghiệp (16)
        • 2.2. Thống kê kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp (18)
        • 2.3. Thống kê hiện trạng TSCĐ (18)
        • 2.4. Thống kê biến động TSCĐ trong kỳ nghiên cứu (20)
        • 2.5. Thống kê khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp (21)
        • 2.6. Thống kê tình hình trang bị và tình hình sử dụng TSCĐ của (25)
  • CHƯƠNG III.............................................................................................28 (28)
    • I. Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ (28)
      • 1. Quá trình thành lập (28)
      • 2. Lịch sử hoạt động (29)
      • 3. Định hướng phát triển (32)
      • 4. Các lĩnh vực hoạt động (32)
        • 4.1. Lĩnh vực sản xuất (32)
        • 4.2. Lĩnh vực thương mại (34)
        • 4.3. Lĩnh vực nhập khẩu (35)
      • 5. Mô hình hoạt động của công ty (35)
    • II. Một số phương pháp thống kê sử dụng để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ (37)
      • 1. Thực trạng thống kê và yêu cầu của các phương pháp thống kê sử dụng ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ (37)
      • 2. Phân tích quy mô, biến động tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ (38)
        • 2.1. Dãy số thời gian (40)
        • 2.2. Phân tích quy mô và biến động TSCĐ (42)
      • 3. Phân tích cơ cấu và tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ trong giai đoạn 2004-2007 (43)
        • 3.1. Chỉ số thống kê (43)
        • 3.2. Phân tích cơ cấu TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 – 2007 (46)
        • 3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ (49)
          • 3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ do ảnh hưởng của hiệu năng (52)
    • IV. Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của (56)
    • C. KẾT LUẬN (59)

Nội dung

Khái niệm về tài sản cố định

Tài sản cố định là bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuất, thường có giá trị lớn và được sử dụng lâu dài (thường là trên một năm) Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất của tài sản cố định hầu như không thay đổi đồng thời giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị của sản phẩm.

Theo quan điểm của thống kê công nghiệp, tài sản cố định còn phải đảm bảo một số điều kiện khác như là:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản (đối với TSCĐ hữu hình) hay do tài sản mang lại (đối với TSCĐ vô hình).

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành.

Tầm quan trọng của TSCĐ trong doanh nghiệp

Tài sản cố định là một phần không thể thiếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất Để sản xuất kinh doanh, bên cạnh lao động, đối tượng lao động, doanh nghiệp cần phải có tư liệu lao động và tài sản cố định là một bộ phận của tư liệu lao động.

Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, cùng với sức lao động, tài sản cố định tham gia trực tiếp và quá trình sản xuất để góp phần biến những tư liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra đồng thời chuyển một phần giá trị của mình vào sản phẩm đầu ra đó để tạo ra giá trị mới (cả về mặt giá trị và giá trị sử dụng cho sản phẩm), từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, việc sử dụng TSCĐ vào mục đích sản xuất ra của sản phẩm tạo doanh thu cho doanh nghiệp cũng là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội Do đó, nó cũng chính là một phần rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân Vì thế, việc nghiên cứu về TSCĐ là rất quan trọng cần thiết.

Phân loại tài sản cố định

Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại, mỗi loại đều có những tính chất và công dụng riêng Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán và nghiên cứu về TSCĐ thì ở doanh nghiệp thường phân loại theo một số tiêu thức cơ bản:

1 Theo hình thái biểu hiện:

TSCĐ của một doanh nghiệp theo hình thái biểu hiện thường được phân thành hai loại là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.

Là những tài sản tồn tại dưới các hình thức vật chất cụ thể Tuỳ theo tính chất và mục đích sử dụng thì TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp được phân thành các loại:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, tháp nước, bể chứa, sân phơi, đường xá, cầu cống, hàng rào…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Máy móc, thiết bị: gồm các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh

- Phương tiện, vận tải truyền dẫn: gồm ôtô, máy kéo, tàu thuyền, toa xe, hệ thống thiết bị truyền dẫn như băng tải, hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn nhiên liệu, hệ thống đường dây điện, truyền thanh thông tin …

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính như các thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, máy vi tính, máy fax…

- Cây lâu năm, súc vật làm việc: gồm các loại cây lâu năm (chè, cao su, cà phê…) và xúc vật làm việc (trâu, bò, ngựa, voi cày kéo).

- Tài sản cố định hữu hình khác: gồm các loại tài sản cố định chưa được xếp vào các loại trên như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật.

TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp có những đặc điểm:

- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng và bị loại bỏ.

- Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Là các tài sản không tồn tại dưới các hình thái vật chất cụ thể, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm vững, sử dụng trong sản xuất kinh doanh hoặc cho các đơn vị khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận của chúng.

Tuỳ theo tính chất và mục đích sử dụng thì TSCĐ vô hình của doanh nghiệp được phân thành:

- Quyền sử dụng đất có thời hạn: bao gồm số tiền doanh nghiệp đã chi ra để có quyền sử dụng đất trong một thời gian nhất định, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, (đối với trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ…không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.

- Nhãn hiệu hàng hoá: là các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.

- Quyền phát hành: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.

- Phần mềm máy vi tính: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có được phần mềm máy vi tính.

- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó như giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới…

- Bản quyền, bằng sáng chế: là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

- Công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu: là các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có công thức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu.

- Tài sản cố định vô hình đang triển khai: các tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai và được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thoả mãn

+ Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc có thể bán.

+ Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán.

+ Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó.

+ Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai,

+ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó.

+ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.

+ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.

TSCĐ của doanh nghiệp theo quyền sở hữu được phân thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài Việc phân chia này giúp cho doanh nghiệp có thể đề ra được một kế hoạch sử dụng TSCĐ hợp lý.

Là tài sản được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ xung, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các tài sản cố định đựơc biếu tặng…có nghĩa đây là những tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Đánh giá tài sản cố định

TSCĐ tính theo đơn vị hiện vật là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư mua sắm, xây dựng, sửa chữa và đánh giá hiệu quả của từng loại TSCĐ Nhưng trong nhiều trường hợp người ta cần dùng đến chỉ tiêu giá trị toàn bộ của

TSCĐ (TSCĐ của doanh nghiệp được tính theo đơn vị tiền tệ) Do đó cần phải đánh giá TSCĐ theo các loại giá khác nhau để nắm được tổng giá trị TSCĐ đầu tư ban đầu, tổng giá trị TSCĐ hao mòn, tổng giá trị TSCĐ còn lại

Trong nghiên cứu đánh giá TSCĐ, người ta sử dụng ba loại giá chính:

1.1 Nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ :

Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (TSCĐ hữu hình) hay thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính (TSCĐ vô hình) Nguyên giá của TSCĐ được xác định theo từng trường hợp cụ thể trong chuẩn mực kế toán Việt Nam.

1 2 Giá đánh giá lại (hay giá khôi phục) của TSCĐ :

Là nguyên giá (hay giá ban đầu hoàn toàn) của TSCĐ mới nguyên sản xuất ở kỳ báo cáo, được dùng để đánh giá lại TSCĐ đã được mua sắm ở các thời kỳ trước.

Các TSCĐ giống nhau sẽ có giá trị khôi phục giống nhau mặc dù chúng được mua sắm, xây dựng vào các thời kỳ khác nhau và có nguyên giá khác nhau.

1.3 Giá còn lại của TSCĐ :

Là hiệu số giữa nguyên giá (hay giá đánh giá lại) với số khấu hao luỹ kế.

Giá trị còn lại = Nguyên giá(hay giá đánh x Tỷ lệ còn lại của TSCĐ giá lại) của TSCĐ của TSCĐ

2 Các phương pháp đánh giá TSCĐ:

Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm Nghiên cứu thống kê giá trị tài sản cố định cho phép ta xác định tổng giá trị tài sản cố định đã đầu tư ban đầu, tổng giá trị tài sản cố định đã hao mòn và tổng giá trị tài sản cố định còn lại Muốn vậy ta phải đánh giá tài sản cố định theo các loại giá khác nhau: Giá ban đầu hoàn toàn, giá khôi phục hoàn toàn, giá ban đầu còn lại, giá khôi phục còn lại.

2.1 Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá (hay giá ban đầu hoàn toàn): Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu hoàn toàn phản ánh đúng quy mô nguồn vốn thực tế bỏ ra để có tài sản cố định, là cơ sở để tính khấu hao TSCĐ và lập bảng cân đối TSCĐ Tuy nhiên do thời kỳ mua sắm hoặc xây dựng khác nhau nên cùng một loại tài sản cố định trong doanh nghiệp lại có nhiều giá ban đầu khác nhau gây khó khăn cho việc so sánh và nghiên cứu các chỉ tiêu về sử dụng tài sản cố định Bên cạnh đó, đánh giá TSCĐ định theo giá ban đầu hoàn toàn không xác định được trạng thái và giá trị còn lại của TSCĐ, không cho phép nghiên cứu biến động thuần tuý về mặt khối lượng của TSCĐ.

2.2 Đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu còn lại:

Cách đánh giá này phản ánh tổng giá trị TSCĐ danh nghĩa còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn hữu hình luỹ kế của chúng.

2.3 Đánh giá TSCĐ theo giá đánh giá lại (hay giá khôi phục hoàn toàn): Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục hoàn toàn thực chất là đánh giá lại giá trị của những tài sản cố định cùng loại đã được sản xuất ở các thời kỳ khác nhau theo một giá thống nhất trong điều kiện hiện tại Cách đánh giá này giúp ta nắm được tổng nguồn vốn để trang bị lại tài sản cố định ở tình trạnh mới nguyên từ đó xác định được mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ và lập bảng cân đối TSCĐ.

Tuy nhiên dùng loại giá này cũng không cho phép xác định được trạng thái và giá trị còn lại của TSCĐ đồng thời để đánh giá tài sản cố định theo giá khôi phục hoàn toàn cần phải tổ chức tổng kiểm kê TSCĐ.

2.4 Đánh giá TSCĐ theo giá khôi phục còn lại:

Cách đánh giá này phản ánh tổng giá trị TSCĐ thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn của chúng. Đánh giá TSCĐ theo giá còn lại phản ánh tương đối chính xác trạng thái, năng lực sản xuất của TSCĐ, phản ánh số tiền còn lại cần phải tiếp tục thu hồi dưới hình thức khấu hao Trong đó đánh giá TSCĐ theo giá khôi phục còn lại phản ánh đúng đắn nhất hiện trạng của tài sản cố định vì nó đã loại trừ cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Trong trường hợp cần nghiên cứu tình hình tăng, giảm TSCĐ theo thời gian, có thể dùng cách đánh giá TSCĐ theo giá so sánh để loại trừ ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả.

Tầm quan trọng của hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp thống kê trong nghiên cứu TSCĐ

Như chúng ta đã biêt tầm quan trọng của TSCĐ trong sản xuất của một doanh nghiệp nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế Quốc dân nói chung Vì vậy việc nghiên cứu về TSCĐ là rất cần thiết mà trong đó chủ yếu sử dụng hệ thống chỉ số và phương pháp phân tích thống kê Đó là những thành phần quan trọng và có tính chất quyết định trong việc nghiên cứu TSCĐ về độ chính xác cũng như tính hiệu quả của nó.

Hệ thống chỉ tiêu về TSCĐ giúp cho chúng ta có được một cái nhìn chính xác và khách quan về tất cả các yếu cố của TSCĐ của một doanh nghiệp như: qui mô, kết cấu, tình hình sử dụng, hiệu quả mang lại… Từ đó, nó giúp cho nhà quản lý có được những cách nhìn đúng đắn và có những cách quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả và hoàn thiện Đồng thời, nó cũng cần thiết cho những nhà hoạch định chính sách để đề ra phương án sản xuất hiệu quả, linh hoạt (phát huy tối đa và sử dụng linh hoạt các công dụng của TSCĐ, có sự thay thế hợp lý để phù hợp với tình hình thị trường…).

Tuy nhiên, để nghiên cứu và tính toán các chỉ tiêu đó thì nhất thiết phải sử dụng đến các phương pháp thống kê (như phương pháp chỉ số,phương pháp dãy số thời gian…) Vì vậy, việc nghiên cứu TSCĐ về mọi mặt nhất thiết phải sử dụng đến hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp phân tích thống kê để đạt được hiệu quả tối đa.

Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu TSCĐ

1 Một số nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích thống kê :

1.1 Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu:

Trong quá trình của hoạt động thống kê thì việc lựa chọn các chỉ tiêu thống kê là rất quan trọng, nó phải đảm bảo nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là:

- Đảm bảo tính khả thi: mỗi chỉ tiêu phải đảm bảo khả năng tính toán, so sánh thành công, nghĩa là chỉ tiêu này phải đảm bảo có nguồn số liệu tương ứng để tính toán nó Đồng thời cũng phải đảm bảo cho việc tính toán thuận lợi và ít tốn kém.

- Đảm bảo tính hiệu quả: việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu phải mang lại một kết quả nhất định, phục vụ cho một mục đích nhất định, tránh gây lãng phí công sức, thời gian, tiền của khi tính toán chúng.

- Đảm bảo tính linh hoạt: mỗi chỉ tiêu thống kê có thể tính toán bằng nhiều cách khác nhau để phù hợp với điều kiện về số liệu.

- Đảm bảo tính hệ thống: các chỉ tiêu thống kê phải có mối liên hệ mật thiết với nhau, đảm bảo tính so sánh được…

1.2.Lựa chọn phương pháp thống kê:

Các phương pháp thống kê sử dụng cho quá trình tính toán và phân tích số liệu cũng cần đảm bảo một số yêu cầu:

- Tính hiệu quả: các phương pháp thống kê đưa ra phải đảm bảo kết quả tính toán sử dụng được vào những mục đích cụ thể.

- Tính khả thi: các phương pháp thống kê đưa ra phải đảm bảo có thể thực hiện được, chi phí cho quá trình thống kê cũng cần ít tốn kém.

- Tính linh hoạt: phương pháp thống kê đưa ra phải áp dụng được đối với nhiều loại số liệu và trong những trường hợp khác nhau, đồng thời có thể dễ dàng trong việc thay thế bằng những phương pháp khác khi điều kiện không cho phép…

2 Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê TSCĐ:

2.1 Thống kê qui mô (số lượng) TSCĐ của doanh nghiệp:

Số lượng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp là số lượng TSCĐ mà doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm, xây dựng, đã làm xong thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng, đã được ghi vào sổ TSCĐ của doanh nghiệp.

Số lượng TSCĐ của doanh nghiệp được thống kê theo 2 chỉ tiêu: Số lượng TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ; Số lượng TSCĐ có bình quân trong kỳ.

* Số lượng TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ: phản ánh quy mô, số lượng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp tại hai thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ Đây là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm Hai chỉ tiêu này cho ta biết tiềm năng về tài sản cố định của doanh nghiệp ở các thời điểm từ đó có kế hoạch sử dụng trong thời kỳ tới.

Số lượng TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ có thể được nghiên cứu duới hai hình thái là giá trị và hiện vật.

* Số lượng TSCĐ có bình quân trong kỳ: được tính cho từng loại hay nhóm TSCĐ theo công thức:

- Tính từ dãy số thời kỳ:

S ij : Số lượng TSCĐ i có trong ngày j của kỳ tính toán (những ngày nghỉ lễ, nghỉ thứ bảy và chủ nhật thì lấy số lượng TSCĐ có ở ngày liền trước đó); n : Số ngày theo lịch của ngày tính toán; n ij : Tần số xuất hiện K ij trong kỳ tính toán;

: Tổng các tần số ( ∑ ij n ij

- Tính từ dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau:

S i1 , S i2 ,…, S in : Số lượng TSCĐ i có ở thời điểm thứ 1, thứ 2,

…., thứ n trong kỳ tính toán; n : Số thời điểm thống kê được số lượng TSCĐ i trong kỳ tính toán

- Tài sản cố định có bình quân trong kỳ được tính chung cho các loại tài sản cố định khác nhau:

Giá trị TSCĐ có Giá ban đầu hoàn toàn + Giá ban đầu hoàn toàn bình quân trong kỳ = TSCĐ có ở đầu kỳ TSCĐ có ở cuối kỳ(theo giá ban đầu hoàn toàn) 2

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tài sản cố định của doanh nghiệp đã đầu tư cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính theo giá ban đầu hoàn toàn.

2.2 Thống kê kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp:

Kết cấu TSCĐ phản ánh tỷ trọng của từng loại hay nhóm TSCĐ trong toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp: k K i = K i K k K i : Kết cấu của loại hay nhóm TSCĐ i trong toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp;

K i : Giá trị của loại hay nhóm TSCĐ i

K : Tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp

Từ công thức trên cho thấy kết cấu tài sản cố định có thể được tính cho từng thời điểm hoặc tính bình quân cho kỳ nghiên cứu trong đó K i và K được tính theo nguyên giá hoặc giá đánh giá lại Việc nghiên cứu kết cấu tài sản cố định của doanh nghiệp cho thấy đặc điểm trang bị kỹ thật của đơn vị, từ đó có kế hoạch điều chỉnh, lựa chọn cơ cấu đầu tư tốt nhất.

2.3 Thống kê hiện trạng TSCĐ:

Thống kê hiện trạng tài sản cố định có nhiệm vụ phản ánh đúng và kịp thời trạng thái hiện tại TSCĐ, cũng là năng lực sản xuất hiện tại của TSCĐ của từng doanh nghiệp, từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nhân tố cơ bản làm thay đổi trạng thái TSCĐ là do sự hao mòn Có hai hình thức hao mòn TSCĐ:

- Hao mòn vô hình: là hao mòn xuất hiện do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho ra đời một tài sản cố định cùng loại với tài sản cố định mà doanh nghiệp đang sử dụng nhưng có giá rẻ hơn, có công suất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra cao hơn Loại hao mòn này phụ thuộc vào nhịp độ phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự tăng năng suất của những TSCĐ cùng loại.

- Hao mòn hữu hình: là hao mòn vật chất do quá trình sử dụng TSCĐ hoặc do tác động của thiên nhiên làm cho năng lực sản xuất của TSCĐ bị giảm sút dần hoặc bị hư hỏng.

Thống kê trạng thái tài sản cố định có các chỉ tiêu sau:

* Hệ số hao mòn tài sản cố định đầu kỳ hay cuối kỳ ( H hm ): (đối với TSCĐ hữu hình)

Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ

Công ty Cổ phần Cơ khí Yên Thọ (YMC) được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, được Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 22.03.000177 lần đầu vào ngày 25-11-2003, chính thức đi vào hoạt động tháng 11/2004.

Dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường về cơ khí chế tạo và cơ khí xây dựng ngày càng nhiều trong khi các cơ sở về cơ khí trong nước không đủ đáp ứng hết( đặc biệt là trong tỉnh Quảng Ninh), và dựa trên năng lực các thành viên tham gia sáng lập của công ty, ngày 25-11-2003 công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ đã chính thức ra đời với 6 thành viên trong ban quản trị:

- Đinh Hoàng Liên ( chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc)

- Ngô Thành Bách ( thành viên kiêm phó giám đốc kỹ thuật)

- Đặng Hồng Chương( thành viên kiêm phó giám đốc tổ chức)

- Phạm Hữu Trình( thành viên kiêm kế toán trưởng)

- Nguyễn Thị Ngân( thành viên)

- Phạm Hữu Tiến( thành viên)

Ban đầu, hoạt động của công ty chỉ gồm 3 phân xưởng với hạng mục chính là cơ khí gia công thùng và gầm ô tô và sản xuất nhà thép tiền chế ( chủ yếu là xe tải nặng).

2 Lịch sử hoạt động: ( từ năm 2004 đến năm 2007)

Sau những bước đi chập chững ban đầu, trong bối cảnh cả nước đổi mới và hội nhập, bằng nỗ lực của chính mình cùng sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự động viên khích lệ của bạn bè, đến nay công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường và đã đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế của vùng Đông Bắc Cùng với việc cung cấp cho thị trường các sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành hợp lý, công ty đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.

Năm 2004, là giai đoạn khởi đầu của công ty với rất nhiều khó khăn như: các vấn đề về lao động( trình độ, năng lực, số lượng thích hợp…), vấn đề kỹ thuật, vấn đề đầu ra cho sản phẩm, các nguồn nguyên liệu cho sản xuất….

Ban đầu thì đối với công ty, việc để có được một hợp đồng sản xuất là rất khó khăn vì là đơn vị mới thành lập nên về cả mặt kinh nghiệm sản xuất và quảng bá trên thị trường đều không thể so sánh với các đơn vị khác. Trong năm này, công ty chủ yếu là tập trung vào lĩnh vực sản xuất nhà thép tiền chế phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và các xưởng nhỏ, thêm vào đó là một số đơn hàng chế tạo thùng xe tải cho công ty than tại địa bàn của công ty.

Nhưng với sự cố gắng của toàn thể công ty cùng sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước… công ty đã vượt qua thời kỳ này để hoàn thành mục tiêu của ban quản trị đề ra Công ty đã có được một số hợp đồng về sản xuất nhà thép tiền chế và đóng thùng xe cho một số đơn vị, bước đầu tạo ra thu nhập tương đối ổn định cho người lao động

Tuy trong năm này doanh thu của công ty không lớn và lợi nhuận sau thuế là không có nhưng đó là một bước đệm vững chắc cho sự phát triển sau này của công ty Năm 2004 là năm khởi đầu và cũng là bước tìm tòi học hỏi về mọi mặt như: quản lý hành chính, quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm, quản bá thương hiệu… do vậy cũng có thể coi kết quả đó là một thành công ban đầu của công ty. Đó chính là những nỗ lực hết mình của ban quản trị nhằm thực hiện mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cũng tạo ra được uy tín của công ty và niềm tin của người lao động vào ban lãnh đạo.

Giai đoạn năm 2005 đến 2006: đây là giai đoạn mà công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực với sự gia tăng doanh thu lớn, cùng với đó là thu nhập của người lao động tăng đáng kể.

Trong năm, công ty đã có những thuận lợi rất lớn trong việc nhận được những hợp đồng dài hạn với giá trị hàng chục tỷ đồng ( như các công trình nhà thép tiền chế, các dây truyền sản xuất và chế biến than Quảng Ninh…), và những đơn hàng chế tạo thùng xe tải nặng cùng các máy móc hỗ trợ Thêm vào đó là sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam và sự bình ổn về giá cả nghuyên vật liệu đầu vào trên thị trường trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong vấn đề nguyên vật liệu cho sản xuất và tính giá thành sản phẩm Những hợp đồng giá trị lớn được ký kết của công ty đã một phần khẳng định được vị trí của công ty trên thị trường về năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm… đồng thời cũng là sự đúng đắn trong đường lối hoạt động và phát triển của ban lãnh đạo công ty. Bên cạnh những thuận lợi đó thì khó khăn mà công ty gặp phải cũng rất lớn, trong đó cơ bản là những hợp đồng lớn đó đòi hỏi phải có một công nghệ hiện đại và lao động có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm và tiến độ công việc

Với khối lượng công việc ngày càng nhiều và yêu cầu của các hợp đồng lớn nên lượng nhân công của công ty cũng tăng lên gấp hơn 3 lần so với năm 2004( từ hơn 50 người lên gần 200 người năm 2006) Các hợp đồng lớn cũng đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng lớn hơn, hệ thống máy móc nhiều và hiện đại hơn, do đó trong năm 2005 và 2006 công ty đã liên tục đầu tư xây mới một khu sản xuất và hàng loạt máy móc hiện đại( như máy cắt tôn, máy chấn tôn, máy tổ hợp dầm….)

Với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể công ty và sự giúp đỡ của một số đơn vị khác nên công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất cho năm 2005-

2006 đề ra Trong đó một số hợp đồng trọng điểm đã được hoàn thành đúng tiến độ như: dây truyền sàng tuyển than Cẩm Phả, hệ thống nhà xưởng của công ty Thái Bình Dương, hợp đồng chế tạo thùng xe tải nặng của công ty INDEVCO…

Năm 2006, doanh thu của công ty đã tăng lên đến hơn 33 tỷ đồng và bước đầu đã tạo ra lợi nhuận sau thuế cho công ty.

Cùng với việc tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty thì mức thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng đáng kể đồng thời mọi lợi ích của họ cũng được đảm bảo, từ đó tạo ra một sự gắn kết chặt chẽ giữa người lao động với tập thể công ty.

Năm 2007 là năm có nhiều thuận lợi với công ty do có những tiền đề vững chắc của các năm trước cùng với uy tín trên thị trường, công ty đã có thêm nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước Hoạt động sản xuất về cơ bản cũng như những năm trước nhưng trình độ tay nghề và cơ sở khoa học hiện đại đã khiến sản phẩm của công ty ngày càng đạt chất lượng cao( đã được sự kiểm định của cục đăng kiểm Việt Nam) và được các đối tác tin tưởng tuyệt đối.

Một số phương pháp thống kê sử dụng để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ

1 Thực trạng thống kê và yêu cầu của các phương pháp thống kê sử dụng ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ:

Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ là công ty hoạt động dưới hình thức cổ phần theo đúng quy định của pháp luật, do đó mọi hoạt động của công ty đều mang tính chất công khai và yêu cầu hiệu quả tối đa.

Do mới thành lập nên hoạt động thống kê của công ty còn đơn giản và chưa có một bộ phận chuyên môn để đảm nhiệm Hoạt động thống kê của công ty vẫn chủ yếu do các cán bộ phòng kế toán – tài chính thực hiện nên còn nhiều thiếu sót và chưa đảm bảo được tính hiệu quả thực sự của thống kê.

Tuy vậy, hoạt động thống kê vẫn được lãnh đạo của công ty hết sức quan tâm và luôn chỉ đạo thực hiện tốt Chính điều đó đã giúp cho lãnh đạo công ty nắm bắt chính xác và nhanh chóng tình hình của công ty không chỉ là về TSCĐ mà cả về lao động, sản xuất, kinh doanh…

Hiện tại, công ty sử dụng một số phương pháp thống kê chủ yếu như là: phương pháp chỉ sô, dãy số thời gian… Để phân tích các yếu tố của TSCĐ thì các phương pháp thống kê được sử dụng ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ phải đảm bảo các yêu cầu:

- Tính khả thi: các phương pháp thống kê đưa ra phải có tính khả thi, tức là phải đảm bảo là thực hiện đượcvề các mặt: số liệu cho việc tính toán, thời gian tính toán, kinh phí cho công tác thống kê…

- Tính hiệu quả: các phương pháp thống kê đưa ra kết quả phải đảm bảo hiệu quả trong việc phân tích tình hình không chỉ về TSCĐ và cả về lao động, sản xuất, kinh doanh… giúp cho việc nhận định, quản lý và hoạch định chính sách của lãnh đạo công ty

- Tính chính xác: các số liệu đưa ra phải đảm bảo chính xác để phục vụ cho việc tính toán và phân tích, không chỉ số liệu mà các phương pháp thống kê đưa ra tính toán cũng phải đúng quy trình, cách thức và kết quả phải chính xác để cho việc sử dụng tạo ra hiệu quả tối đa.

- Tính so sánh: các số liệu tính toán phải đảm bảo tính so sánh cho các trường hợp cần thiết…

- Tính linh hoạt: các phương pháp thống kê phải đảm bảo tính linh hoạt, tức là có thể sử dụng đối với nhiều loại số liệu không chỉ cho TSCĐ mà cho cả lao động, sản xuất, kinh doanh… đồng thời trong những trường hợp cần thiết thì có thể thay thế bằng phương pháp khác để đạt hiệu quả tối đa.

Do đó, đối với công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ thì em sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp chỉ số và dãy số thời gian, đồng thời sử dụng thêm một số mô hình kinh tế để phân tích về tình hình sử dụng TSCĐ của công ty.

2 Phân tích quy mô, biến động tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ :

Phân tích quy mô và biến động TSCĐ của công ty, em đã sử dụng số liệu về giá trị của TSCĐ và đó là giá ban đầu hoàn toàn

Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ từ năm 2004 đến 2007 ta có bảng số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh và biến động TSCĐ của doanh nghiệp:

Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh và biến động TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 - 2007

STT Chỉ tiêu Đvt Năm

1 Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ 542 12,430 28,288 30,576

- Giá trị tài sản cố định Tr.đ 4,801 6,852 15,471 20,573

- Nhà cửa, vật kiến trúc - 2,575 3,225 6,698 6,857

- Thiết bị dụng cụ QL - 35 66 248 377

(Nguồn: Báo cáo tài chính và kế toán TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 - 2007)

Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ là một doanh nghiệp công nghiệp, việc sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào tài sản cố định do đó công ty luôn quan tâm tới việc gia tăng và cải tiến tài sản cố định Nghiên cứu vấn đề này ta tiến hành thống kê quy mô tài sản cố định trong giai đoạn

2004 – 2007 Dựa vào các số liệu ở bảng 1, qua tính toán ta được các số liệu về quy mô và sự biến động TSCĐ ở bảng dưới:

Bảng 2: Quy mô tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (Trđ)

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng

2007 20,573 5,102 132.98 32.98 154.71 Để phân tích quy mô và biến động của nó dựa vào bảng trên, ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian (phân tích mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian)

Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu mà được sắp xếp theo thứ tự thời gian Xét về mặt cấu tạo, dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu.

Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian Dãy số thời gian ở trên có khoảng cách thời gian là một năm.

Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của

TSCĐ là một yếu tố quan trọng không thể thiếu của một doanh nghiệp công nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân, do đó chú trọng đến các yếu tố để nâng cao hiệu quả sản xuất của TSCĐ luôn là một việc làm cấp thiết và có tính dài hạn của các nhà quản lý kinh tế.

Qua quá trình thực tập ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ, em thấy tuy là công ty đã có được những thành công nhất định nhưng về cơ bản tình hình sử dụng TSCĐ vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết

Phân tích bằng các phương pháp thống kê như ở trên đã cho thấy thực trạng là tuy doanh thu của công ty đạt rất cao và tăng dần qua các năm,nhưng lợi nhuận đạt được còn hạn chế Nguyên nhân do các tác động liên quan của TSCĐ đến doanh thu và lợi nhuận như là: tốc độ tăng TSCĐ năm

2006 và 2007 là quá lớn và tốc độ tăng doanh thu, VA và NVA không theo kịp Mặt khác, mức trang bị TSCĐ cho lao động có tác động làm giảm doanh thu tương đối lớn (năm 2007 so với 2006 là 1.326%).

Bằng các cơ sở thực tiển phân tích ở trên và bằng kiến thức của mình, em có đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty:

TSCĐ là một yếu tố rất quan trọng cho quá trình sản xuất của công ty, để đạt hiệu quả tối đa của việc sản xuất thì hiệu quả sử dụng TSCĐ phải luôn là cao nhất, do đó việc cầnt thiết là:

- Nâng cao năng lực TSCĐ về cả chất lượng và số lượng:

Công ty cần có những biện pháp khai thác tối đa hiệu quả sản xuất của TSCĐ, tận dụng tất cả các công dụng của TSCĐ để phục vụ sản xuất tránh lãng phí Đồng thời phải tích cực tìm hiểu những công nghệ mới mà năng xuất và chất lượng sản phẩm tạo ra cao để kịp thời ứng dụng cho sản xuất.

Cùng với những vấn đề trên thì luôn gia tăng lượng TSCĐ của công ty là cần thiết nhưng nó phải có một sự hợp lý, cụ thể là hợp lý giữa số lượng TSCĐ với số lao động, lượng TSCĐ với khối lượng công việc nhận được của công ty…

- Chi phí hợp lý trong việc thay mới hay sửa chữa lớn TSCĐ: Đây cũng là vấn đề quan trọng trong việc sử dụng tiết kiệm mà vẫn đảm bảo hiệu quả của quá trình sản xuất Công ty cần cân nhắc giữa việc thay mới hay sữa chữa lớn TSCĐ để giảm chi phí cho TSCĐ đồng thời tăng được doanh thu.

- Bảo trì, bảo dưỡng đúng qui định cho TSCĐ để nâng cao hiệu quả và kéo dài tuổi thọ: việc làm này cần được tiến hành thường xuyên và được chỉ đạo liên tục để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra không bị gián đoạn.

Bên cạnh những vấn đề về TSCĐ như trên thì đối với lao động trực tiếp sử dụng TSCĐ cũng cần có những biện pháp như: nâng cao ý thức sử dụng TSCĐ, đào tạo chuyên sâu về các loại máy móc và phân công công việc hợp lý với trình độ và khả năng người lao động… Những điều đó cũng góp phần rất lớn để tăng hiệu quả sản xuất của TSCĐ.

Quản lý luôn là vấn đề khó khăn của mọi doanh nghiệp, trong đó quản lý về TSCĐ cũng là một công việc đòi hỏi rất nhiều yêu cầu, do đó cần thiết:

- Đào tạo đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao để có thể xử lý kịp thời các sự cố: với những chuyên gia về TSCĐ thì việc chỉ đạo sử dụng và phát hiện các vấn đề của TSCĐ sẽ đạt kết quả cao, những sự cố cũng của việc sản xuất cũng như sử dụng TSCĐ được khắc phục triệt để nhằm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục mà ít trở ngại

- Quản lý chặt chẽ các khâu của quá trình sản xuất để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.

KẾT LUẬN

Dù mới thành lập được hơn 4 năm, nhưng công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ đã thu được những thành tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đóng góp vào sự phát triển chung khu vực Quảng Ninh và của đất nước

Trong báo cáo thực tập tại công ty, em đã đưa ra một số lập luận phân tích bằng phương pháp thống kê về tình hình TSCĐ và sử dụng TSCĐ Tuy trong những năm này hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng cao song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức Để có sự thành công, hoàn thành mục tiêu chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì cần phải có sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu riêng của từng bộ phận, từng khâu, từng cá nhân trong doanh nghiệp đó.

Dựa vào suy nghĩ của mình, em cũng đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp giúp công ty ngày càng hoàn thiện trong quản lý TSCĐ và sử dụng một cách có hiệu quả nhất tài sản quan trọng này của công ty.

Tuy nhiên do giới hạn về kiến thức, thời gian, chuyên đề này vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cám ơn Th.S Chu Thị Bích Ngọc, các cán bộ công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Bài viết có sự tham khảo của các tài liệu:

- Báo cáo tài chính của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn

2004 – 2007 và các tài liệu khác của công ty.

- Giáo trình lý thuyết thống kê

- Giáo trình thống kê kinh tế

- Giáo trình thống kê công nghiệp

- Và một số tài liệu liên quan khác

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP.3 I Tài sản cố định: 3

1 Khái niệm về tài sản cố định: 3

2 Tầm quan trọng của TSCĐ trong doanh nghiệp: 3

II Phân loại tài sản cố định: 4

1.Theo hình thái biểu hiện: 4

3 Theo công dụng kinh tế: 9

3.1 TSCĐ dùng cho sản xuất: 9

3.2 Tài sản cố định không dùng cho sản xuất: 10

III Đánh giá tài sản cố định: 10

1.1 Nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ : 11

1 2 Giá đánh giá lại (hay giá khôi phục) của TSCĐ : 11

1.3 Giá còn lại của TSCĐ : 11

2.Các phương pháp đánh giá TSCĐ: 12

2.1 Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá (hay giá ban đầu hoàn toàn): 12

2.2 Đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu còn lại: 12

2.3 Đánh giá TSCĐ theo giá đánh giá lại (hay giá khôi phục hoàn toàn): 12

2.4 Đánh giá TSCĐ theo giá khôi phục còn lại: 13

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 14

I.Tầm quan trọng của hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp thống kê trong nghiên cứu TSCĐ: 14

II Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu TSCĐ: 15

1 Một số nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích thống kê : 15

1.1 Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu: 15

1.2.Lựa chọn phương pháp thống kê: 15

2 Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê TSCĐ: 16

2.1 Thống kê qui mô (số lượng) TSCĐ của doanh nghiệp: 16

2.2 Thống kê kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: 18

2.3 Thống kê hiện trạng TSCĐ: 18

2.4 Thống kê biến động TSCĐ trong kỳ nghiên cứu: 20

2.5 Thống kê khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp: 21

2.6 Thống kê tình hình trang bị và tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp: 25

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ YÊN THỌ THỜI KỲ 2004-2007 28

I Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ: 28

Ngày đăng: 25/08/2023, 15:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh và biến động TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 - 2007 - Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần cơ khí yên thọ thời kỳ 2004 2007
Bảng 1 Tình hình sản xuất kinh doanh và biến động TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 - 2007 (Trang 39)
Bảng 2: Quy mô tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ  giai đoạn 2004 - 2007 - Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần cơ khí yên thọ thời kỳ 2004 2007
Bảng 2 Quy mô tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 - 2007 (Trang 40)
Bảng 3: Cơ cấu tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ - Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần cơ khí yên thọ thời kỳ 2004 2007
Bảng 3 Cơ cấu tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ (Trang 48)
Bảng 4a: Những chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2006 – 2007 - Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần cơ khí yên thọ thời kỳ 2004 2007
Bảng 4a Những chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2006 – 2007 (Trang 50)
Bảng 4b:Chỉ tiêu hiệu quả tính trên KH TSCĐ - Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần cơ khí yên thọ thời kỳ 2004 2007
Bảng 4b Chỉ tiêu hiệu quả tính trên KH TSCĐ (Trang 51)
Bảng 5: Các chỉ tiêu phục vụ cho quá trình tính toán - Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần cơ khí yên thọ thời kỳ 2004 2007
Bảng 5 Các chỉ tiêu phục vụ cho quá trình tính toán (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w