1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh tuyên quang

110 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Theo Hướng Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang
Tác giả Nguyễn Duy Hoà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2011
Thành phố Tuyên Quang
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 675 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (7)
    • 1.1 CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH (20)
      • 1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế (20)
      • 1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế (22)
      • 1.1.3 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế (24)
      • 1.1.4 Bản chất và vai trò của cơ cấu kinh tế ngành (27)
    • 1.2 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH (28)
      • 1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (28)
      • 1.2.2 Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (30)
      • 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (32)
    • 1.3 KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM (38)
      • 1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Vĩnh Phúc (38)
      • 1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Yên Bái (41)
      • 1.3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hoà Bình (45)
      • 1.3.4 Những bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà tỉnh Tuyên Quang có thể tham khảo (48)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TUYÊN QUANG (11)
    • 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH TUYÊN QUANG (50)
      • 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên (50)
      • 2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) (59)
      • 2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành (62)
    • 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 (71)
      • 2.3.1 Những kết quả đạt được (71)
      • 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân (74)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN 2020 (12)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (77)
      • 3.1.1 Căn cứ và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến năm 2020 (77)
      • 3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế ngành (83)
    • 3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TUYÊN QUANG THEO HƯỚNG CÔNG NGIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (93)
      • 3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (93)
      • 3.2.2 Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (96)
      • 3.2.3 Đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (98)
      • 3.2.4 Mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (100)
      • 3.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường (101)
      • 3.2.6 Cải thiện môi trường đầu tư và hợp tác liên kết kinh tế (102)
      • 3.3.7 Đẩy mạnh cải cách hành chính và hoàn thiện cơ chế chính sách (104)
  • KẾT LUẬN (107)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (109)
    • Biểu 2.1: Nguồn nhân lực chia theo trình độ văn hoá và chuyên môn (57)
    • Biểu 2.2: Cơ cấu ngành nông nghiệp (0)
    • Biểu 2.3: Diện tích một số cây trồng chính (64)
    • Biểu 2.4: Tình hình chăn nuôis (64)
    • Biểu 2.5: Tình hình sản suất lâm nghiệp (65)
    • Biểu 2.6: Một số chỉ tiêu về thuỷ sản (66)
    • Biểu 2.7: Số cơ sở công nghiệp phân theo ngành (67)
    • Biểu 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá hiện hành (0)
    • Biểu 2.9: Lao động công nghiệp phân theo ngành (0)
    • Biểu 2.10: Doanh thu thương mại phân theo thành phần kinh tế (69)
    • Biểu 3.3: Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp đến năm 2020 (92)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là khái niệm rất rộng, bao gồm cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu kinh tế ngành, cụ thể là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp – Công nghiệp - Dịch vụ Sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhân tố quan trọng để nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế

Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ cấu hay kết cấu dùng để chỉ

"Cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện tượng” Như vậy có thể thấy có rất nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của các khách thể và các hệ thống.

Cũng theo quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống cơ cấu kinh tế là một hệ thống tổng thể được hợp thành bởi nhiều yếu tố của nền kinh tế quốc dân Các yếu tố tồn tại trong mối quan hệ hữa cơ, tác động qua lại lẫn nhau cả về mặt số lượng và chất lượng trong những không gian, thời gian và những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể Theo quan điểm đó cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành nền kinh tế, cũng vì thế mà cơ cấu kinh tế phản ánh tương đối đầy đủ chất lượng, quy mô, trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nền kinh tế

Theo C.Mác cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất Mác đồng thời nhấn mạnh khi phân tích cơ cấu phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội Như vậy cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữa cơ tương đối ổn định hợp thành.

Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì cơ cấu kinh tế là một tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữa cơ tương đối ổn định hợp thành.

Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp được cấu thành từ nhiều bộ phận, do đó có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện như: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế và mối quan hệ hữa cơ giữa chúng Cũng có thể hiểu: Cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân là cách thức cấu tạo bên trong của nền kinh tế quốc dân, đó là tổng thể các quan hệ chủ yếu về số lượng và chất lượng tương đối của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống thì toàn bộ các quan hệ giữa người làm nhiệm vụ sản xuất với nhau và giữa họ với tự nhiên tức là những điều kiện trong quá trình sản xuất, toàn bộ những quan hệ đó hợp thành xã hội, xét về mặt cơ cấu kinh tế của nó Như vậy, theo C.Mác cơ cấu kinh tế bao gồm hai mặt quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất hợp thành Nếu cơ cấu kinh tế bao gồm hai mặt của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất thì khi phân tích cơ cấu kinh tế không thể không xem xét mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Một cơ cấu kinh tế thích hợp lý là cơ cấu trong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nó là kết quả của sự phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp được cấu thành từ nhiều bộ phận Xét dưới giác độ khác nhau thì cơ cấu kinh tế được phân thành các dạng sau:

Cơ cấu kinh tế ngành; Cơ cấu vùng kinh tế; Cơ cấu thành phần kinh tế.

* Cơ cấu kinh tế ngành:

Cơ cấu kinh tế ngành phản ánh mối quan hệ giữa các ngành kinh tế chủ yếu.

Cơ cấu kinh tế ngành phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển lực lượng sản xuất của nền kinh tế Trong hệ thống cơ cấu kinh tế thì cơ cấu kinh tế ngành là quan trọng nhất, nó được coi là bộ khung của nền kinh tế Một cơ cấu ngành hợp lý sẽ là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.

Kinh tế ngành là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Ở Việt Nam hiện nay trong các chương trình nghiên cứu về mặt lý luận cũng như định hướng về mặt hoạt động thực tiễn kinh tế ngành bao gồm ba lĩnh vực chủ yếu là: ngành nông nghiệp; công nghiệp và dịch vụ.

Theo Giáo sư, tiến sỹ Đỗ Hoài Nam thì: "Cơ cấu ngành của một nền kinh tế là tổ hợp tất cả các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành đó của nền kinh tế quốc dân" Đó là cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp - dịch vụ.

Cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế phức hợp, trong đó cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ là biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và tác động qua lại lẫn nhau giữa công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ trong sự vận động và phát triển của quan hệ kinh tế thị trường Xét về mặt lượng, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ là mối quan hệ tỷ lệ giữa công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ cho phép có thể tái sản xuất mở rộng về mặt kinh tế và xã hội

Cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ còn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gắn với vị trí, trình độ khoa học - công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ, gắn với điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra Về mặt kinh tế, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ là kết quả của sự tương tác sống động giữa các yếu tố kinh tế và yếu tố chính trị.

Như vậy cơ cấu kinh tế ngành là tổng thể các mối quan hệ tác động giữa các ngành chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân Trong các nội dung cơ bản của cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành phản ánh tương đối toàn diện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế Ở đây cơ cấu kinh tế ngành thể hiện dưới hình thức các ngành lớn: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

* Cơ cấu vùng kinh tế:

Là loại cơ cấu phản ánh những mối quan hệ kinh tế giữa các vùng lãnh thổ của một quốc gia Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công theo lãnh thổ, đó là hai mặt của quá trình gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên vùng lãnh thổ nhất định, như vậy cơ cấu vùng lãnh thổ chính là việc bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế, tiềm năng sẵn có ở đây.

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Nó không cố định mà luôn luôn biến đổi, chuyển dịch phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế Trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ số lượng các ngành thay đổi mà cả quy mô, trình độ và các mối liên hệ cũng thay đổi, từ đó vai trò, vị trí của các ngành cũng có sự biến đổi.

Và “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển của nền kinh tế” Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mỗi quốc gia, hay mỗi kinh tế ngành, hay mỗi vùng, địa phương có thể đưa vào cơ cấu kinh tế những ngành mới (sản phẩm, dịch vụ mới) hay có thể loại ra khỏi cơ cấu kinh tế những ngành (những sản phẩm) không còn phù hợp, hoặc có thể chuyển dịch theo hướng tăng hay giảm tỷ trọng của một ngành (sản phẩm) nào đó. Đó là quá trình chuyển từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, bất hợp lý sang cơ cấu kinh tế hợp lý; hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu kinh tế mới hiện đại và phù hợp hơn Sự thay đổi như vậy không đơn giản chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành và tỷ trọng mỗi ngành, mà còn bao gồm sự thay đổi vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành.

Trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Quá trình phát triển kinh tế luôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ Ngược lại, tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với việc khai thác được các tiềm năng và lợi thế tương đối cũng như các điều kiện bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.

Cũng như mọi sự vật hiện tượng, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ chỉ ổn định tương đối, thường xuyên ở trạng thái vận động và biến đổi.

Sự biến đổi ấy phụ thuộc vào điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan như điều kiện tự nhiên, khoa học công nghệ, trình độ phân công lao động xã hội, sự phát triển kinh tế thị trường, kết cấu hạ tầng, liên kết, hợp tác kinh tế và nhân tố chủ quan của Nhà nước trong đó chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, điều cốt yếu là sự phát triển của khoa học - công nghệ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ là nội dung cơ bản của tiến trình công nghiệp hoá, là sự thay đổi vai trò, vị trí công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, tức là sự thay đổi từ cơ cấu lấy giá trị nông nghiệp truyền thống làm chủ yếu sang cơ cấu kinh tế lấy giá trị công nghiệp làm chủ yếu, rồi chuyển sang lấy giá trị của ngành dịch vụ là chính Nhờ đó, làm chuyển đổi hẳn cơ chế tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi vị trí, vai trò tỷ trọng và quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế quốc dân mà biểu hiện tập trung ở sự thay đổi cơ cấu giá trị Đây không phải là đơn thuần thay đổi vị trí mà thay đổi về chất trong cơ cấu Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế liên quan đến việc thay đổi vai trò của công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong một thời gian tương đối dài Những thay đổi này được đánh giá bằng sự thay đổi tỷ trọng về GDP hoặc giá trị sản xuất của các ngành và mức độ huy động lao động cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế ngày càng biến đổi

1.2.2 Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là vấn đề mang tính quy luật đối với các nước trong quá trình phát triển Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã được nhà kinh tế học người Đức E.Engel và nhà kinh tế học người Mỹ A.Fisher nghiên cứu từ những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế quốc dân mà biểu hiện tập trung ở sự thay đổi cơ cấu giá trị Xu hướng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với các nước từ nền kinh tế nông nghiệp đi lên là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong quá trình này, các ngành công nghiệp dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nông nghiệp Do đó tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế giảm dần, tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng lên Đối với các nước đã công nghiệp hoá thành công thì xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phát triển mạnh các ngành dịch vụ Trong quá trình này không chỉ nông nghiệp mà cả công nghiệp tăng trưởng chậm hơn so với dịch vụ Do đó, dần dần tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỷ trọng dịch vụ tăng lên Quá trình thay đổi cấu trúc về mối quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ theo một quy luật nhất định Sự chuyển dịch ấy mạng tính quy luật thể hiện qua các quá trình sau đây:

Thứ nhất, là sự biến đổi cơ cấu kinh tế tự nhiên sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp hàng hoá, rồi sang nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ Đặc điểm cơ bản của quá trình này là: trình độ phân công lao động xã hội chưa phát triển; nông nghiệp là ngành chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, bộ mặt dân cư bao gồm nông dân, công nhân, thương nhân và tư sản; trong đó lực lượng nông dân là chủ yếu và giảm dần trong quá trình phát triển; tuyệt đại đa số nhân khẩu tập trung ở nông thôn; các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh mang tính cá thể, hộ kinh tế hàng hoá nhỏ và phường hội Kinh tế hàng hoá chưa phát triển Kỹ thuật thủ công lạc hậu, năng xuất lao động và thu nhập của dân cư thấp

Thứ hai, là sự biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ Những đặc điểm cơ bản của quá trình này là: lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, khoa học - kỹ thuật, kinh tế hàng hoá và phân công lao động xã hội phát triển; công nghiệp chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế quốc dân; tổ chức sản xuất phát triển theo trang trại, xí nghiệp, công ty; những trung tâm công nghiệp, thương mại, đô thị lớn phát triển và trở thành những cực tăng trưởng, bộ mặt xã hội dân cư mới hình thành, trong đó nổi bật là giai cấp công nhân tăng rất nhanh, năng suất lao động và thu nhập của dân cư cao

Thứ ba; là sự biến đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Những đặc điểm cơ bản của quá trình này là, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh: GDP dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân; sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ Nhà nước và công ty xuyên quốc gia, phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc với lao động chân tay hình thành và phát triển, công nhân được trí thức hoá; nét đặc sắc của bộ mặt dân cư là xuất hiện khối trung lưu gồm những người lao động trí óc; mạng đô thị và công nghiệp rộng lớn, tuyệt đại nhân khẩu sống ở đô thị.

Sau thời kỳ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP là thời kỳ dịch vụ phát triển Sự phát triển của ngành này phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói chung, công và nông nghiệp nói riêng Chuyên môn hoá, phân công lao động xã hội và quan hệ kinh tế thị trường phát triển đạt ở trình độ cao Đô thị hoá nhanh Đặc biệt có bước nhảy vọt về tiến bộ khoa học - công nghệ với việc ứng dụng công nghệ hoàn toàn mới Những biến đổi như vậy sẽ mang lại cho xã hội một bộ mặt mới

Tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được biểu hiện ở các quá trình sau:

Một là: Tỷ trọng và số tuyệt đối về GDP và lao động nông nghiệp giảm dần, còn của công nghiệp ngày càng tăng lên.

Hai là: Tốc độ tăng GDP và lao động trong các ngành sản xuất phi vật thể

(dịch vụ) tăng nhanh hơn trong các ngành sản xuất vật thể.

Ba là: Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày càng tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.

Trong quá trình phát triển tỷ trọng nông nghiệp tuy có giảm nhưng nó vẫn có vị trí vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi: Nông nghiệp đảm bảo nông sản hàng hoá cho dân cư, vừa phải cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tồn tại và phát triển; nông nghiệp giữ cân bằng môi trường sinh thái Hiểu rõ vị trí và vai trò của nông nghiệp để có chính sách thoả đáng là một vấn đề quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đối với công nghiệp, nông nghiệp luôn có vai trò quan trọng bởi vì: Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn, ổn định tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; tạo nguồn ngoại tệ để nhập khoa học công nghệ phục vụ phát triển công, nông nghiệp; nông nghiệp đóng vai trò cơ sở, sản suất nhiều loại nguyên liệu thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển; cung cấp nguồn lao động dồi dào cho công nghiệp.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.2.3.1 Yếu tố vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, dân số

Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng, là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ Nếu ở một vị trí địa lý thuận lợi, một địa phương có khả năng rất tốt để mở rộng thị trường, tiếp thu nguồn lực Ngược lại nếu địa phương có vị trí bất lợi thì việc thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát huy các nguồn lực bên trong gặp rất nhiều khó khăn Ví dụ như tỉnh Vĩnh Phúc nằm ngay cạnh thủ đô là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước, có giao thông thuận tiện, đất đai bằng phẳng là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế Do vậy vị trí địa lý là lợi thế quan trọng để hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế. Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế Nơi nào có địa hình thuận lợi thì nơi đó hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế thuận lợi và ngược lại Căn cứ vào vị trí và địa hình để bố trí các ngành sản suất trọng điểm có ý nghĩa kinh tế rất lớn.

Khí hậu thuỷ văn là nguồn tài nguyên liên quan và là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến các kinh tế ngành quốc dân Trong những năm gần đây do các hoạt động tiêu cực của con người vào tự nhiên nên trong khí quyển đã diễn ra một số quá trình làm mất tính ổn định của thời tiết khí hậu, ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của con người như hiệu ứng nhà kính, mưa a xít Do vậy vấn đề đặt ra là cần bảo vệ khí quyển, chống các tác nhân phá hoại tài nguyên khí hậu

Dân số, lao động có vai trò rất quan trọng; toàn bộ lịch sử đã chỉ rõ con người vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng Dân số xẽ cung cấp cho xã hội nguồn lao động, điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế, hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ Chính con người lao động là nhân tố đem lại nguồn lực ban đầu và là nhân tố then chốt nâng cao năng suất, đẩy nhanh tốc độ phát triển công, nông nghiệp và dịch vụ, bởi lẽ kết cấu dân cư xã hội, trình độ dân trí là cơ sở quan trọng để nâng cao năng xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển công, nông nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hoạt động dịch vụ Quy mô dân số và thu nhập của họ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu nhu cầu Đó là cơ sở phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Thực tế phát triển kinh tế xã hội ở các nước đã chứng minh dân số quá đông, đặc biệt chất lượng nguồn lao động thấp có thể gây ra nhiều vấn đề xã hội Chỉ có nguồn lao động dồi dào hiểu biết về khoa học, có sức khoẻ và kỹ năng lao động thành thạo mới là tài nguyên quý giá.

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TUYÊN QUANG

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH TUYÊN QUANG

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu

Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phiá Bắc Việt Nam. Tuyên Quang nằm trên trục quốc lộ 2 Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang và Quốc lộ 37 Thành phố Tuyên Quang cách Hà Nội 160 km. Tuyên Quang là tỉnh có vị trí kinh tế và chính trị quan trọng trong chiến lược phòng thủ của cả nước Phía Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; Tây giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên; Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ; Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.

Tuyên Quang có 07 đơn vị hành chính bao gồm các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang, Lâm Bình và Thành phố Tuyên Quang Có

145 xã, phường và thị trấn Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc của tỉnh Phía Nam tỉnh địa hình thấp dần, ít bị chia cắt, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc các con sông. Cùng với các tỉnh miền núi Bắc bộ, Tuyên Quang là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ với diện tích 369.621ha rừng (bằng 63% diện tích tự nhiên) đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho công trình thuỷ điện Tuyên Quang và nhiều công trình thuỷ điện khác sẽ được xây dựng trong thời gian sắp tới.

Với vị trí địa lý như vậy, nếu được khai thác tốt sẽ trở thành các nhân tố quan trọng để phát huy triệt để các lợi thế, tiềm năng khác bên trong, đẩy mạnh giao lưu trao đổi hàng hoá với bên ngoài tạo điều kiện phát triển nhanh nông nghiệp, tạo đà cho công nghiệp phát triển Do vậy Tuyên Quang đã được quy hoạch và đang đầu tư xây dựng nhà máy giấy và bột giấy An Hoà với công nghệ hiện đại Tuyên Quang là một tỉnh trọng điểm về cây nguyên liệu giấy, giấy và bột giấy trong cả nước

Khí hậu của Tuyên Quang mang đặc điểm của khí hậu nhiêt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa, có 2 mùa rõ rệt Mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình năm toàn tỉnh từ 22 –

24 0 C, cao nhất trung bình từ 33 – 35 0 C, thấp nhất trung bình từ 12 – 13 0 C Lượng mưa trung bình năm từ 1.500mm - 1.800mm, khá ổn định Độ ẩm bình quân hàng năm là 85%, rất thích hợp với cây rừng nhiệt đới, xanh tốt quanh năm.

Do địa hình bị chia cắt, Tuyên Quang có 2 tiểu khu khí hậu rõ rệt, cho phép phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đa dạng Tiểu khu khí hậu phía Bắc bao gồm

Nà Hang, Lâm Bình, Hàm Yên và phía Bắc huyện Chiêm Hoá tuy thích hợp với cây trông nhiệt đới, nhưng khả năng tăng vụ thấp do mùa đông dài với nhiệt độ thấp và ít mưa, thích hợp với chăn nuôi trâu, bò, dê, gia cầm Tiểu khu khí hậu phía Nam bao gồm phía Nam huyện Chiêm Hoá đến Yên Sơn, Sơn Dương và Thành phố Tuyên Quang thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới và có khả năng tăng vụ do mùa Đông ngắn và lượng mưa lớn.

2.1.1.2 Về tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất Tuyên Quang có 586.700 ha đất tự nhiên, đã được sử dụng

84,7% so với cả nước tỷ lệ này là 97%, vùng Trung du miền núi Bắc bộ là 56,1%. Trừ diện tích núi đá, còn lại khoảng 4% đất đồi núi chưa sử dụng đang được nghiên cứu để đưa vào sản xuất lâm nghiệp Đất đai của tỉnh thích hợp với trồng cây ăn quả dài ngày, phát triển lâm nghiệp hoặc làm nông lâm kết hợp Hiện nay cả 3 loại đất: đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng đều được sử dụng tiết kiệm và đúng mục đích, cụ thể như sau: Đất nông nghiệp: Tuyên Quang là một tỉnh vùng núi, quỹ đất nông nghiệp tuy lớn nhưng chủ yếu là đất lâm nghiệp Năm 2005 diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có 519.006 ha, chiếm 88,7% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 446.892 ha, bằng 86% tổng diện tích đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, bình quân một nhân khẩu nông thôn có 0,11 ha. Đất phi nông nghiệp năm 2005 là 40.819 ha chiếm 6,97% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm đất chuyên dùng, đất ở, đất nghĩa trang, nghĩa địa, tín ngưỡng và các loại đất khác; trong đó đất chuyên dùng chiếm trên 35% đất phi nông nghiệp. Còn lại trên 4,56% đất chưa sử dụng (26.764 ha) chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng, chiếm gần 80% đất chưa sử dụng

Trong các năm tới khi thuỷ điện Tuyên Quang hoàn thành ngoài quỹ đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1.849 ha xẽ có thêm khoảng 8.000 ha mặt nước hồ là tiền đề để tỉnh tăng cường phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Tài nguyên nước và thuỷ văn Nước mặt: Tuyên Quang có nguồn nước mặt rất lớn, gấp 10 lần nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hiện nay. Lượng mưa hàng năm khá lớn cùng với nguồn nước từ sông Lô, sông Gâm, sông Phó đáy và nhiều con suối lớn nhỏ, cộng với gần 2.000 ao, hồ quanh năm có nước đã tạo ra cho tỉnh nguồn tài nguyên nước phong phú vào khoảng 5,5 tỷ m 3 /năm. Trung bình cứ 1 ha đất tự nhiên có 9m sông suối và 9.375 m 3 nước.

Tuy vậy nước mặt phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm và chất lượng nước cũng thay đổi theo mùa Vào những tháng đầu mùa mưa với địa hình cao dốc, thảm thực vật rừng bị tàn phá nên nước tập trung đổ vào các sông, suối với một lưu tốc dòng chảy lớn gây lũ qúyet đột ngột và ngập úng tại nhiều vùng; chất lượng nước mặt không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt lưu vực, gây khó khăn cho sinh hoạt Về mùa đông thường thiếu nước vì vậy khó mở rộng diện tích gieo trồng cây vụ đông như trồng rau, đậu, khoai

Nước ngầm: Nguồn nước ngầm dồi dào có ở khắp lãnh thổ tỉnh và chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân Tuy vậy nước ngầm phân bố không đều theo cấu thành địa chất Đặc biệt có các điểm nước khoáng đáng chú ý là Bình Ca, Mỹ Lâm huyện Yên Sơn và mỏ nước Bắc Ban (Vĩnh Yên) Hiện nay tỉnh đang khai thác nguồn nước khoáng nóng

Mỹ Lâm đảm bảo chất lượng phục vụ chữa bệnh và chế biến nước giải khát.

Thuỷ văn: Tuyên Quang có hệ thống sông suối khá dầy và phân bố tương đối đều giữa các vùng Sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Hà Giang xuống Tuyên Quang Đoạn trong tỉnh Tuyên Quang dài khoảng 145 km Lưu lượng nước lớn nhất là 11.700m/s Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Cao Bằng, Hà Giang và xuống Tuyên Quang Sông Gâm gặp sông Lô ở xã Tứ Quận huyện Yên Sơn cách thành phố Tuyên Quang 10 km Đoạn chảy trong nội tỉnh Tuyên Quang khoảng 170 km Sông Phó Đáy bắt nguồn từ Tam Tạo, Bắc Cạn chảy qua Yên Sơn xuống Sơn Dương và hợp với sông Lô trên đất Vĩnh Phúc Đoạn chảy qua Tuyên Quang dài khoảng 80 km

Với lợi thế của tài nguyên nước và thuỷ văn Tuyên Quang có tiềm năng về thuỷ điện Tại nhiều điểm có thể đắp đập làm hồ chứa nước, xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ cột nước thấp phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân Do lượng phù du sinh vật và bùn bã hữu cơ phong phú có thể phát triển khả năng nuôi trồng thuỷ sản nuôi cá lồng trên nhiều đoạn sông.

Tài nguyên rừng Tuyên Quang là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn so với diện tích tự nhiên(chiếm 86%), đất đai lại phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao Thực vật rừng đa dạng, toàn tỉnh có khoảng 760 loài của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao như hạt kín, thông, tuế, thông đất Trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm như trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng đàn Rừng Tuyên Quang có 03 khu đặc dụng, có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai Động vật rừng phong phú, có khoảng 293 loài, lớp thú có 51 loài thuộc 19 họ; lớp chim có 175 loài thuộc 45 họ, bò sát có 5 loài, ếch nhái có 17 loài thuộc 5 họ

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN 2020

ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

3.1.1 Căn cứ và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến năm 2020

Hiện nay thế giới đang thay đổi rất nhanh, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn Toàn cầu hoá là xu thế đặc trưng nhất của nền kinh tế thế giới, tiếp tục xu thế phát triển về quy mô, mức độ tạo nhiều cơ hội và những thách thức đan xen Toàn cầu hoá nó xoá bỏ hầu hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Chuyển dịch hàng hoá, vốn đầu tư, tiền tệ, dịch vụ, công nghệ và lao động giữa các quốc gia thuận tiện với quy mô lớn Xu thế khu vực hoá phản ánh mối quan hệ giữa những quốc gia trong khu vực; tạo lập những khu vực rộng lớn với một chính sách tiền tệ, công nghệ, thị trường thống nhất Khu vực hoá giúp cho các quốc gia thành viên tiết kiệm chi phí, tạo môi trường kinh doanh hiệu quả, tạo lợi thế cho từng quốc gia trong hợp tác và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Khu vực hoá là bước đi cần thiết cho mỗi quốc gia tiến tới toàn cầu hoá.Tiêu biểu nhất của quá trình toàn cầu hoá là sự bùng nổ tự do hoá thương mại toàn cầu, là sự hình thành kinh tế thị trường toàn cầu, thị trường khu vực với các trình độ khác nhau nhưng gắn kết với nhau chặt chẽ hơn trong đó có vai trò hoạt động ngày càng tăng của tổ chức thương mại thế giới (WTO) Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế Tuy vậy cùng với những cơ hội, xu thế này này cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với mỗi cá nhân, tổ chức và quốc gia Đó là Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia Mỗi tổ chức, mỗi quốc gia có trình độ cao hơn về tri thức, về trình độ lao động thì đó là sự cạnh tranh gay gắt thị trường; là yêu cầu ổn định quản lý vĩ mô đối với nhà nước.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Việt Nam đã đề ra mục tiêu chiến lược đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Với quan điểm phát triển bền vững về kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi trọng chất lượng, năng xuất, hiệu quả, sức cạnh tranh, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức Trong điều kiện thực tiễn hiện nay xu thế đô thị hoá đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, sự phát triển của quá trình đô thị hóa sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Như vậy đối với Việt Nam trong điều kiện hiện nay, để phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ, bền vững, đủ sức hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đặt ra là cần có các quan điểm, giải pháp để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cụ thể là:

Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược. Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.

Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản suất với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản suất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trong những năm qua Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nhưng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch chưa đồng bộ, chưa vững chắc, chưa quan tâm đến phát triển bền vững, chưa phát huy được yếu tố con người, chưa khai thác được tối đa tiềm năng sẵn có của địa phương, nền kinh tế chưa chuyển dịch mạnh sang sản xuất hàng hoá, chưa quan tâm đến chất lượng, việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế, chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu Do vậy trong giai đoạn 2010 - 2020 chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Tuyên Quang cần phải theo các định hướng sau:

Một là: Duy trì và đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, ổn định và bền vững Cải thiện môi trường đầu tư, khai thác, huy động tối đa và có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư để năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Phát triển và nâng cao hiệu quả các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tích cực thực hiện xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân Đẩy mạnh cải cách hành chính đi đôi với việc chống lãng phí, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Hai là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải theo hướng sản xuất hàng hoá, tức là phải thay đổi cấu trúc và mối quan hệ kinh tế, làm thế nào để cho sản xuất hàng hoá phát triển Muốn vậy cần phải giảm tỷ lệ thuần nông trong khu vực nông thôn, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành này, tạo ra các sản phẩm đa dạng và phong phú đáp ứng yêu cầu đa dạng trên thị trường Thúc đẩy quá trình, phong tục, tập quán sản suất tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải theo hướng khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có của tỉnh, đặc biệt là lợi thế so sánh Vì vậy cần phải phát triển những ngành có thể khai thác được tiềm năng sẵn có Mặt khác phải tập trung vào phát triển một số lĩnh vực có nhiều ưu thế tạo ra sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, đặc biệt là phải cần khơi dậy và phát triển du lich gắn với các làng nghề truyền thống vì đây là thế mạnh của tỉnh.

Ba là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải theo hướng chế biến sâu, hàm lượng giá trị khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản phẩm, đồng thời phải gắn với phát triển bền vững Vì vậy cần phải phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến với công nghệ tiên tiến, hiện đại để khai thác được tiềm năng sẵn có về tài nguyên, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu và lợi thế của tỉnh Mặt khác tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho lao động trong chính ngành nông nghiệp, đồng thời thu hút được lực lượng lao động khu vực nông thôn sang ngành công nghiệp Bên cạnh đó trong phát triển phải bảo đảm phát triển bền vững, không vì mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà gây hậu quả về môi trường cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.

Bốn là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có nghĩa là phải biến đổi sâu sắc nền sản xuất ở nông thôn mà nội dung cơ bản là phát triển mạnh các hoạt động kinh tế có tính chất công nghiệp trong nông thôn; thực hiện xây dựng nông thôn mới, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, đổi mới tổ chức và quản lý sản xuất các ngành có tính chất công nghiệp trong nông thôn Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Từ đó có thể tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Năm là: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với mức bình quân của cả nước, sớm thoát khỏi tỉnh kém phát triển; bảo đảm mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông bắc và miền núi phía Bắc; hội nhập nhanh với các vùng kinh tế trong khu vực, với cả nước, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển các thành phần kinh tế; phát huy mọi nguồn lực, trước hết là nguồn lực con người, tranh thủ tối đa nguồn nội lực, đồng thời thu hút mạnh nguồn ngoại lực, khai thác các nguồn lực tự nhiên, chuẩn bị tốt môi trường đầu tư với các chính sách hữu hiệu cho phát kinh tế của tỉnh Từng bước rút ngắn khoảng cáchGDP bình quân đầu người so với các tỉnh trong cả nước Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,đặc biệt là du lịch Kết hợp phát triển toàn diện nông - lâm, ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí chung của cả nước.

Sáu là: Chuỷên dịch cơ cấu kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, xã hội và giải quyết các vấn đề về môi trường Phát triển cân đối giữa các vùng trong tỉnh, trong đó tập trung phát triển vùng kinh tế trọng điểm làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển; giảm sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong tỉnh Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, giảm nghèo, chính sách đối với các vùng khó khăn; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tạo dựng nguồn nhân lực trong bối cảnh kinh tế tri thức phát triển mạnh và hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế Nâng cao thể lực và trí lực cho mọi người dân; nâng tầm hiểu biết và nhận thức về kinh tế tri thức, mà con người và tri thức ngày càng trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển của mỗi quốc gia; đồng thời xây dựng quyết tâm, kích thích cho sự nỗ lực vươn lên đóng góp của mỗi người dân cho sự phát triển của tỉnh, cũng như của đất nước.

Một số mục tiêu chủ yếu:

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP đạt bình quân 14,5% giai đoạn 2011

GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 25-30 triệu đồng (tương đương trên 1.300 USD) và đến năm 2020 đạt 45 triệu đồng (tương đương 2.200 USD)

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.400 tỷ đồng tăng bình quân 17% năm; đến năm 2020 đạt trên 2000 tỷ đồng

Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt trên 30 triệu USD, năm 2020 đạt trên 80 triệu USD

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 94) đến năm 2015 đạt 6.500 tỷ đồng; đến năm 2020 đạt trên 10.000 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân trên 5% năm Sản lượng lương thực đạt trên 32 vạn tấn Lương thực bình quân đầu người đạt 440 kg/người/năm vào năm 2015

Phát triển nông lâm nghiệp kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì nâng độ che phủ của rừng trên 60%

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TUYÊN QUANG THEO HƯỚNG CÔNG NGIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một là: Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh đến năm 2020.

Tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm

2010 có tính đến 2015 Tuy nhiên quy hoạch được xây dựng từ năm 2000 và điều chỉnh bổ sung năm 2004, trải qua quá trình thực hiện phải tiếp tục điều chỉnh bổ sung sửa đổi Để phù hợp với tình hình mới và phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh cần thiết phải tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hai là: Hoàn thiện quy hoạch phát triển sản xuất theo tiểu vùng.

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh và định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có thể phân chia các tiểu vùng sau;

Tiểu vùng phát triển Du lịch - sinh thái, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thực phẩm sạch bao gồm các huyện Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn.

Tiểu vùng phát triển Công nghiệp- Dịch vụ công nghiệp, bao gồm các huyện

Na Hang, Yên Sơn, Sơn Dương, Thành phố Tuyên Quang Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, hàng dệt may xuất khẩu; phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, tiến tới phát triển các dịch vụ cao cấp (Ngân hàng, Bảo hiểm,viễn thông) phục vụ nhu cầu trong tỉnh và nhu cầu dịch vụ của các khu công nghiệp.

Tiểu vùng phát triển Công nghiệp chế biến - tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các huyện Sơn Dương, Hàm Yên, Yên Sơn Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như sản xuất đồ gỗ, hàng dệt may xuất khẩu; sản xuất rau quả, thực phẩm sạch cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh.

Ba là: Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Đối với vùng sản xuất nông nghiệp: Đất nông nghiệp được sử dụng trên cơ sở điều kiện tự nhiên, nhu cầu sử dụng đất của các ngành khác nhau như nhà ở, đất giao thông, thuỷ lợi, xây dựng công trình phúc lợi Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, về lâu dài diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ duy trì ổn định 6500 -

7000 ha Như vậy, tăng giá trị gia tăng /1 ha đất nông nghiệp của tỉnh dựa trên tăng năng xuất và lựa chọn cơ cấu cây trồng sao cho mang lại giá trị kinh kế cao nhất. Khoảng 3000 ha đất vườn tạp sẽ được cải tạo sang trồng cây ăn quả Chuyển khoảng 1000 ha đất ruộng lúa một vụ năng suất thấp sang mô hình Lạc cao sản, Ngô làm thức ăn cho đàn Bò sữa của trại bò Phú Lâm Mở rộng diện tích cây vụ đông nhất là đậu tương , ngô và lạc, rau đậu

Bốn là: Hoàn thiện hệ thống đô thị và các điểm dân cư:

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và du lịch hình thành các thị xã, thị trấn, thị tứ Nhiệm vụ xây dựng các khu đô thị, cụm dân cư, các thị trấn, thị tứ trong những năm tới cần tập trung vào quy hoạch nâng thành phố Tuyên Quang thành đô thị loại 3, nâng thị trấn Na Hang lên thành Thị xã; đồng thời cải tạo các khu vực nông thôn ở các xã và cụm xã đã hình thành lâu đời thành các khu thị trấn, thị tứ mới. Đối với khu dân cư (thôn, bản, xóm) cũ phải tiến hành quy họach hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc Quy hoạch cơ sở hạ tầng nên xem xét đồng bộ các hạng mục để đảm bảo đầu tư với chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả mang lại cao nhất Cần chỉnh trang lại hệ thống giao thông thôn xóm sao cho chiều rộng tối thiểu cần đạt cho xe ô tô dễ ràng ra vào được Trước mắt cần cắm mốc đường giao thông để người dân khi xây dựng các công trình nhà cửa cần phải tuân thủ Việc đưa ra một kiến trúc mới về xây dựng nhà cửa ở các khu dân cư cũng cần được các cấp chính quyền quan tâm và chỉ đạo Khi rà soát quy hoạch các khu dân cư cũng phải tính đến quy hoạch các nhà văn hoá, thư viện, sân chơi, trạm y tế, khu xử lý rác thải theo tiêu chuẩn.

Năm là: Hoàn thiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, nhà văn hoá

Hạ tầng cơ sở góp phần vào phát triển kinh tế thông qua việc các tổ chức, cá nhân được tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, có ý nghĩa to lớn với an ninh quốc phòng Vì vậy, quy hoạch kết cấu hạ tầng phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế nói chung và từng ngành nói riêng và cần phải có các bước đi phù hợp.

Phát triển kết cấu hạ tầng cần một nguồn vốn tương đối lớn, trong khi tỉnh còn nghèo, vì vậy cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; ưu tiên đầu tư cho các công trình cấp bách phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân như giao thông, thuỷ lợi, điện, cấp nước, trường học, y tế Đảm bảo hiệu quả chung cao nhất cho nền kinh tế, các công trình cần phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, phát huy tác dụng lẫn nhau, ít nhất là giữa thuỷ lợi và giao thông, giao thông và và cấp thoát nước ở khu dân cư, cung cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc Đồng thời cần phân kỳ đầu tư hợp lý đảm bảo vừa khai thác các công trình hiện có, vừa có các bước đi thích hợp trong xây dựng các công trình mới có một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại không manh mún chắp vá.

3.2.2 Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Vốn đầu tư là điều kiện đầu tiên và tiên quyết của qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tất cả các nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đầu tư và việc sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu tổng vốn đầu tư cho cả giai đoạn 2010-2020 là rất lớn, có thể lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng Nếu chỉ tính nguồn vốn thu từ ngân sách trên địa bàn tỉnh thì chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu vốn đầu tư Ngoài ra khả năng của các doanh nghiệp nhà nước, các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh và vốn trong dân không lớn Như vậy phần vốn còn thiếu sẽ phải vay hoặc gọi vốn đầu tư nước ngoài Trong phạm vi một địa phương, việc huy động vốn xuất phát từ hai nguồn chính là vốn bên ngoài (có thể là nguồn vốn nước ngoài hoặc trong nước nhưng ở ngoài địa phương hay ở ngoài khu vực) và nguồn vốn từ bên trong Đối với các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài cần chú trọng huy động các nguồn vốn ODA, FDI và các nguồn vốn viện trợ của các Tổ chức phi Chính phủ (NGO),… Tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, xây dựng danh mục, kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cho từng thời kỳ Tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xoá đói giảm nghèo ở những vùng có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn

Nguồn vốn bên trong bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn huy động trong dân và các tổ chức kinh tế xã hội khác Đối với nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước: Trong thời gian qua do GDP bình quân đầu người còn thấp nên nguồn thu ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế Do vậy, để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, trong thời gian tới cần: Tăng cường quản lý, khai thác và nuôi dưỡng các nguồn thu để tăng thu ngân sách nhà nước Thực hiện nghiêm túc chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng ở tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội, dân cư Giảm chi tiêu Ngân sách nhà nước vào những khoản không cần thiết hoặc chưa cấp bách Tích cực tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu và quỹ quốc gia như: Quỹ xoá đói giảm nghèo, Quỹ giải quyết việc làm, Chương trình cung cấp nước sạch

Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương theo tinh thần Nghị quyết 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ Tích cực tranh thủ tối đa nguồn vốn từ ngân sách trung ương, vốn của Bộ, ngành để đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Điều chỉnh cơ cấu đầu tư và hướng đầu tư, ưu tiên vốn ngân sách cho vùng và lĩnh vực trọng điểm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác Tăng nhanh nguồn thu từ quỹ đất bằng các hình thức cơ chế như đổi đất lấy công trình, đấu thầu dự án sử dụng đất để tăng nguồn vốn đầu tư cho ngân sách. Đối với nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cư: Hiện nay ở tỉnh Tuyên Quang nguồn vốn này tương đối lớn Để sử dụng nguồn vốn này để đầu tư cho sản xuất cần mở rộng và tăng cường huy động thông qua hình thức tiết kiệm trong dân cư với lãi suất linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường nhưng đúng pháp luật Đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhất là các thành phần kinh tế ngoài nhà nước để kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với nguồn vốn tín dụng: Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh (Chi nhánh Ngân hàng phát triển, các Chi nhánh Ngân hàng thương mại và Chi nhánhNgân hàng chính sách xã hội) Thực hiện các biện pháp tích cực, chủ động huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các dự án đầu tư, nhằm đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dư nợ và tăng tỷ lệ cho vay trung hạn, dài hạn.

Phát hành cổ phiếu và trái phiếu dài hạn để tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại Các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận các dự án để cho vay vốn và đổi mới phương thức cho vay vốn đối với các thành phần kinh tế Từng bước nghiên cứu để có thể thực hiện phát hành trái phiếu công trình ở quy mô hợp lý.

Ngày đăng: 25/08/2023, 14:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w