1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bảo thắng tỉnh lào cai

62 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 394 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường (4)
  • Chương 2: Thực trạng về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai (19)
  • Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Bảo thắng tỉnh Lào Cai (43)
  • Kết luận (57)

Nội dung

Tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường

1.1- Một số vấn đề chung về tín dụng NHTM.

Tín dụng biểu hiện một hay nhiều mối quan hệ vay mượn và hoàn trả, là quan hệ vay vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả vào một thời điểm xác định trong tương lai

Mác cho rằng: " Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng sau một thời gian nhất định thu hồi lại một phần giá trị lớn hơn giá trị ban đầu " Có thể hiểu tổng quát về khái niệm tín dụng: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.

Mối quan hệ tín dụng được thể hiện giữa quan hệ cho vay và hoàn trả Cụ thể: (1)- Chủ thể cho vay chuyển giao đối tượng vay một lượng giá trị nhất định với giá trị dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản.

(2)- Đối tượng vay được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định Hết thời gian sử dụng theo thoả thuận, đối tượng vay phải đi trả cho chủ thể cho vay Giá trị khi hoàn trả lớn hơn giá trị lúc cho vay, nói cách khác đối tượng vay phải trả thêm phần lợi tức Trong thực tiễn, quan hệ tín dụng rất đa dạng và phong phú, có đầy đủ các loại chủ thể tham gia trong các quan hệ tín dụng Cụ thể.

Giữa Nhà nước với các doanh nghiệp và công chúng dưới hình thức Nhà nước phát hành các giấy nợ

Giữa các doanh nghiệp với nhau dưới hình thức bán chịu hàng hoá.

Giữa các doanh nghiệp với công chúng dưới hình thức phát triển các loại trái phiếu, bán hàng trả góp.

Giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng với các doanh nghiệp và công chúng dưới các hình thức tiền gửi, cho khách hàng vay, tài trợ, thuê

Giữa Nhà nước với các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ các nước và được thể hiện dưới hình thức vay nợ.

Các tổ chức ngân hàng tham gia vào quan hệ tín dụng với hai tư cách:

(1) Ngân hàng đóng vai trò là đối tượng vay, bao gồm: Nhận tiền gửi khách hàng, phát hành trái phiếu để vay vốn trong xã hội, vay vốn của NHTW và các ngân hàng khác.

(2) Ngân hàng đóng vai trò là chủ thể cho vay, bao gồm: Các đối tượng là chủ thể trong xã hội vay, tài trợ, thuờ, thuờ mua Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề là tư cách thứ hai, ngân hàng là chủ thể trong mối quan hệ tín dụng.

1.1.2- Đặc trưng của tín dụng

Mối quan hệ tín dụng phải thoả mãn 4 đặc trưng:

Một là: Phải dựa trên cơ sở lòng tin: Chủ thể chỉ cho vay khi tin tưởng đối tượng vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ, và tin rằng đối tượng vay sử dụng vốn vay đó sẽ thu được lượng giá trị lớn hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định Có nghĩa là chủ thể cho vay tin tưởng đối tượng đi vay sử dụng tiền vay có hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng để trả nợ, không có ý đồ muốn chiếm đoạt số tiền của chủ thể cho vay Đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng.

Hai là: Tính hoàn trả Đây là đặc trưng cơ bản nhất, sự hoàn trả là tiêu chuẩn phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khỏc.Trong tớnh hoàn trả thì lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả về thời gian và về giá trị bao gồm hai bộ phận: Gốc và lãi Phần lãi phải đảm bảo lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu.

Ba là: Tính thời hạn Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, Chủ thể cho vay tin tưởng đối tượng đi vay sử dụng tiền vay tạm thời trong một thời gian nhất định và hoàn trả theo thời hạn trong tương lai khi hai bên đã thoả thuận

Bốn là: Tín dụng tiềm ẩn nhiều khả năng rủi ro Do không cân xứng về thông tin, chủ thể cho vay không hiểu rõ hết về người đi vay Mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo khi đối tượng đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn.

Trong thực tế, mọi việc không diễn ra một cách trôi chảy, vẫn diễn ra tình trạng đối tượng đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với chủ thể cho vay do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan khi đến hạn hoàn trả nợ, không thể thực hiện được việc trả nợ dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ xấu Đây là biểu hiện không lành mạnh trong hoạt động tín dụng, là sự báo hiệu của rủi ro.

Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng Sau đây là một số căn cứ phân loại tín dụng:

1.1.3.1 - Căn cứ vào thời hạn cho vay.

Thời hạn tín dụng được phân thành ba loại:

Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

Tín dụng trung hạn: Có thời hạn trên 12 đến 60 tháng, chủ yếu được sử dụng đầu tư mua, sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh.

Thực trạng về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

2.1- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Bảo Thắng tác động tới kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.

2.1.1- Về điều kiện tự nhiên :

Bảo Thắng là một huyện miền núi nằm ở vị trí trung tâm tỉnh lào Cai, cách thành phố Lào Cai 40 km Có đường biên giới với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 6 km Đây là vùng thung lũng nằm dọc theo hai bờ sông Hồng với diện tích 69298 ha chiếm 8,6% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Phía bắc giáp huyện Hà Khẩu ( Vân Nam, Trung Quốc ) phớa dụng và phía đông bắc giáp huyện Bắc Hà ( Mường Khương ), phía nam giáp huyện Bảo Yên và Văn Bàn, phía tây giáp huyện Sapa, phía tây bắc giáp thành phố Lào Cai Nằm ở vị trí cửa ngõ của Tổ Quốc, Bảo Thắng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển và bảo vệ biên cương của đất nước Khu vực Bảo Thắng chủ yếu là địa hình vùng trũng thấp và đồi bỏt ỳp cú độ cao 700 m, độ dốc trung bình 18-25 độ, đất đai của huyện chủ yếu là đất rừng xen kẽ với đất ruộng có thế mạnh phát triển vườn đồi, vườn rừng, có nhiều đất bãi màu phù xa để trồng cây ăn quả và phát triển kinh tế trang trại tổng hợp Nhìn chung địa hình Bảo Thắng không phức tạp so với vựng khỏc nờn khỏ thuận tiện cho việc phát triển nông lâm nghiệp Địa hình có ảnh hưởng lớn tới khả năng khai thác đất nông nghiệp ở quy mô lớn đến phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông

Bảo Thắng ở phía đông dãy Hoàng Liên Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa , có hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ thắng 11 đến tháng 4 năm sau, có nhiệt độ trung bình từ 22-23 oC Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình14-15 oC Độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa từ 1400-1500 mm / năm Điều kiện khí hậu phù hợp trồng cây lương thực và nguyên liệu công nghiệp, cây ăn quả. Tuy nhiên, nằm trong vùng khí hậu thủy văn phức tập, Bảo Thắng chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai : Hạn hán, lũ lụt , đất đai bị súi mũn mạnh, diện tích đất trống đồi trọc còn nhiều.

2.1.2- Về kinh tế xã hội :

Trong những năm gần đây nền kinh tế huyện có bước chuyển biến tich cực cùng với sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc của cả nước Năm 2011 toàn huyện đạt được các kết quả sau :

Kinh tế nông lâm nghiệp: tăng trưởng khá, cụ thể tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 36.302 tấn (trong đó thóc 21.814 tấn, ngô 14.488 tấn), đạt 101,07%KH tỉnh và bằng 98,21%KH huyện giao, tăng 2,05% (tương đương 730 tấn) so với năm 2010 Diện tích gieo trồng lúa nước 4.336ha, bằng 109,1% KH tỉnh giao và bằng 101,85%KH huyện giao, tăng 1 ha so với cùng kỳ Năng suất bình quân đạt 50,3 tạ/ha, bằng 97,85%KH tỉnh và bằng 95,8%KH huyện, so với cùng kỳ tăng 1,32% (tương đương 0,66 tạ/ha) Sản lượng 21.814 tấn tăng 2,57% so với cùng kỳ Chăn nuôi: Tổng đàn trõu, bũ toàn huyện 16.188 con, bằng86,79%KH tỉnh và bằng 85,5%KH huyện giao Số trâu xuất bán, mổ thịt 1.251 con, sản lượng 227 tấn; Bò xuất bán, thịt 1.225 con, sản lượng 173 tấn Tổng đàn lợn 111.994 con, đạt 104,6%KH tỉnh giao, số con xuất chuồng 114.421 con, tăng1,14% so với cùng kỳ; sản lượng thịt hơi 6.893 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ.Đàn gia cầm 996.000 con, đạt 108,2%KH tỉnh giao, tăng 13,5% so với cùng kỳ.Thủy sản: Diện tích nuôi thuỷ sản 600ha, đạt 100%KH tỉnh, đạt 99,5%KH huyện,tăng 1,7% (tương đương tăng 10,22 ha) so với cùng kỳ Năng suất ước 2,5 tấn/ha,tăng 4,16% (tương đương tăng 0,1 tấn/ha) so với cùng kỳ Sản lượng 1.500 tấn,đạt 111%KH tỉnh, đạt 108,1%KH huyện tăng 6% (tương đương tăng 85 tấn) so với cùng kỳ Số lượng cá giống đã đưa vào sản xuất 11.400.000 con, tăng 29,7%(tương đương tăng 2.613.300 con) so với cùng kỳ Diện tích chuyển đổi từ ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản 10,22 ha, đạt 102,2%KH giao, tăng 55,5%

(tương đương tăng 6,22 ha) so với cùng kỳ Công tác bảo vệ , chăm sóc và trồng rừng mới được đẩy mạnh, công tác tuyên truyền bảo vệ và phòng chống cháy rừng được quan tâm, Tổng diện tích rừng trên địa bàn 33.768,5 ha, trong đó: rừng tự nhiên 20.176,3 ha; rừng trồng 13.592,2 ha, tăng 659 ha so với cùng kỳ Tỷ lệ che phủ rừng 49,5% đạt 100%KH Trồng rừng sản xuất 1.150 ha, đạt 100%KH Trồng cây phân tán 500.000 cây Cây cao su: Năm 2011 trồng mới 135,4 ha, trong đó: xó Thỏi Niờn 16,4 ha; Bản Phiệt 119 ha Chuẩn bị cây giống trồng cao su năm 2012, kế hoạch giao năm 2012 là 150 ha.

Về công nghiệp : Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương ước đạt 44,873 tỷ đồng (theo giá so sánh), đạt 104,35 %KH tỉnh giao, bằng 99,39%KH huyện giao; theo giá thực tế đạt 106,35 tỷ đồng.

Về xây dựng cơ bản: Tổng kế hoạch vốn giao 104,33 tỷ đồng, đã thực hiện giải ngân 81,47 tỷ đồng đạt 78%KH vốn Tiến độ triển khai các công trình được giao khởi công mới năm 2011: Công trình giao chuẩn bị đầu tư 8 công trình, đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư 2 công trình, còn 6 công trình đang tiến hành khảo sát thiết kế (Tiến độ chậm do tỉnh giao kế hoạch vào tháng 5, tháng 8 và tháng 10/2011) Công trình giao kế hoạch vốn đầu tư mới năm 2011, gồm 44 danh mục công trình, đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và tiến hành khởi công 43 công trình đạt 97,72%, còn 01 công trình đang triển khai mời thầu.

Về thương mại – dịch vụ: Ổn định và phát triển, nhìn chung các mặt cung ứng kịp thời cho nhân dân Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng dự kiến cả năm ước đạt 217.441 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại được đẩy mạnh

2.1.2.2- Về văn hóa xã hội

Hoạt động giáo dục & đào tạo: Năm học 2010-2011 có 5 trường học trên địa bàn huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 18 trường, trong đó 02 trường đạt chuẩn mức độ 2 và 16 trường đạt chuẩn mức độ 1 Tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng cho 208 học sinh xuất sắc tiêu biểu trên địa bàn huyện Tổ chức xét tốt nghiệp THCS đạt 99,94% và công nhận hoàn thành bậc tiểu học 100% số trẻ hoàn thành chương trình tiểu học; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 95,2%. Đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt công tác rà soát, đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học 2011-2012 Tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, tuyên dương khen thưởng nhà giáo tiêu biểu xuất sắc và học sinh giỏi quốc gia năm 2011.

* Đào tạo nghề: Tổng số lao động được học nghề ước thực hiện năm 2011 là 1.200 người, trong đó: dạy nghề cho lao động nông thôn là 515 lao động; dạy nghề cho đối tượng nghèo là 481 lao động và dậy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số thuộc chương trình 135 giai đoạn II là 204 lao động.

* Đào tạo tại TT Bồi dưỡng Chính trị huyện: Tổng số học viên được bồi dưỡng trong năm là 3.999 người.

Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm: Chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia, chương trình y tế cấp ngành; tăng cường hoạt động giám sát, tuyên truyền hướng dẫn nhân dân phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người, đặc biệt là dịch bệnh theo mùa được đẩy mạnh Công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt Chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em thực hiện theo quy định; mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư Đó khám 251.765 lượt bệnh nhân, đạt 97,9%KH công suất sử dụng giường bệnh tại bệnh viện 154%; phòng khám ĐKKV là 116%; các trạm y tế xã, thị trấn là 13,8%; Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi được 1.811 / 1765 đạt 102,6%KH; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em 20,1% giảm 1,5% so cùng kỳ Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động cỏc thụn vựng sõu, vựng xa, vựng cú mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 cao, trẻ em được sinh ra là con thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ 5,16% giảm 0,48% so với cùng kỳ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%; tổng số thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa giáo dục được 3.098 /4.590 lượt người đạt 67,4%KH 13.770 hộ /22.206 hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 62,01%; 18.450 hộ / 22.206 hộ gia đình được sử dụng nước sạch đạt 81,1%.

2.2- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo &PTNT huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.

2.2.1- Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHNo &PTNT huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

2.2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển

Trước năm 1991, NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai đặt trụ sở tại huyện Bảo Thắng, sau đó ngân hàng đã rời địa điểm lên thị xã Lào Cai là do công cuộc tái thiết lập tỉnh ( nay là thành phố Lào Cai ) Ngân hàng chi nhánh huyện Bảo Thắng ra đời với hơn 10 năm hoạt động NHNo & PTNT huyện Bảo Thắng là một chị nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai Trực tiếp kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng tại địa bàn và thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tại địa phương Trong những năm qua ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng khá cao, chất lượng hiệu quả tương đối tốt Trong huyện không có nhiều doanh nghiệp nhà nước chủ yếu kinh tế hộ, kinh tế trang trại.

NHNo &PTNT huyện Bảo Thắng là chi nhánh cấp II, loại II, trực thuộc NHNo &PTNT tỉnh Lào Cai.

Sơ đồ 2: Về cơ cấu tổ chức

NHNo &PTNT tỉnh huyện Bảo Thắng trụ sở đóng tại số 70, đường 19/05 Thị Trấn Phố Lu huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai Tại văn phòng Ngân hàng có 2 phòng nghiệp vụ là Phòng Tín dụng và Phòng Kế toán Ngân quỹ; có 2 phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng huyện là Phòng Giao dịch Bắc Ngầm và Phòng Giao dịch Phú Xuân Bình quân 5 xã thị trấn có 1 chi nhánh ngân hàng NHNo & PTNT phục vụ.

Tổng số hiện có 33 cán bộ công nhân viên, có trình độ đại học 26 người 79%, trình độ trung cấp và cán bộ khác 21%, trình độ tin học cơ bản chiếm 99% Thị trường kinh doanh chủ yếu là nông nghiệp nông thôn, việc cho vay không những thực hiện tại trụ sở ngân hàng mà còn thực hiện tại thôn bản thông qua hoạt động của ngân hàng lưu động, của tổ vay vốn; thông qua các tổ chức

Phòng giao dịch Bắc NgÇm

Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Bảo thắng tỉnh Lào Cai

phát triển nông thôn Huyện Bảo thắng tỉnh Lào Cai

3.1- Phương pháp hoạt động của NHNo&PTNT huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

3.1.1- Định hướng chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai năm 2010-2015

Quán triệt chủ chương của Đảng về định hướng đổi mới và kiện toàn hệ thống tài chính Ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 2015 và thực hiện đề án cơ cấu lại NHNo&PTNT huyện Bảo Thắng,tỉnh Lào Cai định hướng chiến lược được thực hiện như sau:

Nguồn vốn huy động ngày càng phong phú đa dạng, trong đó nguồn vốn huy động trên địa bàn là chủ yếu, nguồn vốn vay các tổ chức kinh tế Đa dạng các hình thức cấp tín dụng (kể cả nội và ngoại tệ), cho vay có đảm bảo bằng tài sản, cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay không có bảo đảm tài sản, cho vay bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, hình thức bảo lãnh và các dịch vụ tín dụng uỷ thác.

Mở rộng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ tiện ích của NHNo&PTNT.

Phấn đấu năm 2015 dư nợ bình quân đạt 10-15 tỷ/người. Điều chỉnh cơ cấu thu nhập, giảm thu từ hoạt động tín dụng, tăng tỷ trọng thu dịch vụ từ 10% đến 15%.

3.1.2- Định hướng và mục tiêu năm 2012

Tập trung thế và lực của toàn hệ thống, thực hiện thắng lợi những nội dung chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của ban cán sự Đảng NHNN và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ NHNo & PTNT tỉnh Lào Cai thứ hai Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nguồn vốn và sử dụng vốn, tăng trưởng phải gắn với an toàn và sinh lời, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất; mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng; thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh mới, có đủ sức tồn tại, phát triển, có năng lực cạnh tranh Tiếp tục đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình đa dạng hoá hệ thống gân hàng và theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế Chỉ tiêu kế hoạch doanh năm 2010 là:

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2012: 360 tỷ, tăng 38 tỷ, tăng trưởng 11,8 % so với năm 2011 Trong đó:- Tiền tiết kiệm dân cư : 270 tỷ tăng

14 tỷ, tăng 5,4% so với năm 2011.

Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2012: 310 tỷ, tăng 37 tỷ, tăng 13,5% so với năm 2011.

Tỷ lệ nợ xấu: Phấn đấu dưới 2% so với tổng dư nợ.

Thu lãi cho vay: Phấn đấu đạt 100% KH NHNo tỉnh giao.

Dịch vụ ngân hàng: Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ ngân hàng Tiếp tục phỏt triển dịch vụ thẻ ATM, thẻ quốc tế Visa, thẻ tớn dụng quốc tế, phỏt triển tốt dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo an tín dụng, Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt từ 14- 15 % trên thu nhập ròng.

Tài chính: Đảm bảo thu nhập của CBNV theo quy định của

Các tổ chức Đoàn thể phấn đấu đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc

3.2- Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.

3.2.1- Giải pháp mở rộng, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn 3.2.1.1- Về huy động vốn.

Tập trung huy động vốn trung, dài hạn thông qua các hình thức tiết kiệm,chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài để chủ động nguồn vốn cho vay trung dài hạn Mặt khác phải tranh thủ các nguồn vốn dự án tài chính nông thôn có lãi suất thấp và thời gian vay vốn dài để tạo điều kiện cho khách hàng phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá.

Sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng tính chất nguồn vốn, đối tượng cho vay quy định trong chế độ và dự án Chủ động bám sát các chương trình, dự án kinh tế của huyện đã phê duyệt để tổ chức nghiên cứu đầu tư cụ thể: tiếp tục phân xếp loại khách hàng và đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh bao tiêu hàng hoá nông sản, hộ sản xuất có đủ điều kiện tín dụng Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức hội đoàn thể liên quan tiến hành thẩm định, để có căn cứ xem xét cho vay.

3.2.2- Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích đánh giá khách hàng

Chấp hành nghiêm quy trình cho vay, món vay phải được thẩm định để đảm bảo an toàn cho vốn vay Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công tác đánh giá khách hàng Coi đây là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế rủi ro đối với mọi khoản tín dụng Xem xét đánh giá khách hàng một cách đúng đắn về tình hình tài chính, tính khả thi của dự án, uy tín và người đứng đầu doanh nghiệp Từ đó ngân hàng mới có đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn Thông qua việc đánh giá các mặt hoạt động tài chính của khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Để cú thờm thông tin về khách hàng, ngân hàng phải đánh giá tính khả thi của dự án kinh doanh Mục đích của tín dụng là đầu tư, bổ sung các nhu cầu sản xuất kinh doanh cho khách hàng nên trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, khách hàng phải trình dự án hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình để vay vốn.Việc đánh giá tính khả thi của dự án kinh doanh này cũng là một việc làm không thể thiếu được đối với ngân hàng trước khi ra quyết định đầu tư vốn Chất lượng đánh giá càng cao thỡ tớnh mạo hiểm và rủi ro cho vay càng giảm Khi đánh giá,xem xét mọi dự án kinh doanh cần lưu ý: Nghiên cứu cơ hội đầu tư, tính khả thi của dự án Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, khả năng khai thác chế biến vận chuyển chúng, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh và giá cả thị trường, mối quan hệ giữa các ngành trong nước và quốc tế, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ được áp dụng Từ đó nghiên cứu và dự tính được doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà dự án mang lại, định thời gian thu hồi vốn, trả nợ vay và nguồn trả nợ.

Vấn đề cuối cùng đánh giá khách hàng là tìm hiểu uy tín và trình độ của những người đứng đầu Doanh nghiệp hoặc khách hàng, người này có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của quá trình kinh doanh Một người có uy tín, có kiến thức kinh doanh, biết nhìn xa trông rộng sẽ lãnh đạo công việc kinh doanh thành công, tránh được mọi rủi ro Ngân hàng có thể đánh giá khách hàng theo tiêu chuẩn sau:

Thứ nhất: Năng lực kinh doanh, sự nhạy bén, ý chí, tự tin của khách hàng, khả năng và thế mạnh trong việc chiếm lĩnh thị trường.

Thứ hai: Lựa chọn khách hàng có trình độ học vấn, được đào tạo và trang bị những kiến thức cần thiết, có sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh và có trình độ tổ chức hoạt động quản lý kinh doanh.

Thứ ba: Phải xem xét phẩm chất, đạo đức của khách hàng, tránh tình trạng gian lận, lừa đảo, thất tín khi sử dụng những khoản tín dụng lớn.

Trên cơ sở những thông tin thu thập được, ngân hàng tiến hành lập hồ sơ khách hàng và thường xuyên bổ sung thêm những thông tin mới Từ đó, có thể có cách xử lý khi khách hàng có đơn đề nghị vay vốn Nếu tình hình khách hàng tốt,đáng tin cậy thì ngân hàng sẽ cho vay, thậm chí có thể có những ưu đãi như tăng mức dư nợ và không cần tăng mức đảm bảo hoặc cho vay bằng tín chấp Nếu tình hình khách hàng có dấu hiệu không bình thường, đang ở tình trạng nợ hoặc khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường có xu hướng giảm do việc xuất hiện một loại hàng hoỏ khỏc tốt hơn Khi đó, ngân hàng chưa vội thiết lập mối quan hệ tín dụng mà phải tìm cách trao đổi với khách hàng để làm rõ sự việc và tìm biện pháp giải quyết.

Tóm lại: Để đảm bảo khoản vay có chất lượng cao, Ngân hàng tiến hành thường xuyên phân tích và đánh giá hoạt động của khách hàng và những yếu tố liên quan đến việc cấp tín dụng tập trung vào một số các mặt sau:

- Nghiên cứu năng lực pháp lý của khách hàng.

- Nghiên cứu khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ, xem xét quy mô hoạt động vay vốn cố định, trình độ kỹ thuật, năng lực sản xuất kinh doanh và cạnh tranh (số lượng và chất lượng sản phẩm thị trường tiêu thụ, thị trường cung cấp), vật tư hàng hoá kết quả hoạt động tài chính (nguồn vốn tăng, giảm, lỗ, lãi), tình hình công nợ (các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn, nợ khó đòi mất khả năng thanh toán, các khoản phải trả, nợ ngân sách, nợ Ngân hàng, nợ các khách hàng, nợ nước ngoài).

- Năng lực và phẩm chất của người điều hành: Khả năng kinh doanh, uy tín trên thị trường và đối với Ngân hàng.

- Năng lực kinh doanh: Xem xét chiến lược khách hàng, chiến lược sản phẩm, tổ chức mạng lưới kinh doanh, khả năng sinh lời.

3.2.3- Giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng

3.2.3.1- Đào tạo cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức như đào tạo dài hạn, ngắn hạn, tập huấn nghiệp vụ hàng năm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng Vì những cán bộ này là người thay mặt ngân hàng xem xét phân tích khách hàng, phân tích dự án, phương án để quyết định cho vay.Nếu quyết định cho vay đúng, mức cho vay phù hợp thì vốn vay phát huy hiệu quả, ngân hàng thu hồi được cả nợ gốc và lãi đúng hạn Nếu giải quyết cho vay sai thì tiềm ẩn rủi ro phát sinh ngay từ khi vay tiền và trong suốt quá trình sử dụng vốn vay.

3.2.3.2- Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Ngày đăng: 25/08/2023, 11:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Mô hình rủi ro tín dụng Ngõn hàng. - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bảo thắng tỉnh lào cai
Sơ đồ 1 Mô hình rủi ro tín dụng Ngõn hàng (Trang 11)
Sơ đồ 2: Về cơ cấu tổ chức - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bảo thắng tỉnh lào cai
Sơ đồ 2 Về cơ cấu tổ chức (Trang 24)
Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn (ĐV: Triệu đồng) - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bảo thắng tỉnh lào cai
Bảng 2 Tình hình sử dụng vốn (ĐV: Triệu đồng) (Trang 29)
Bảng 3: Nợ quá hạn phân theo nguyên nhân. - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bảo thắng tỉnh lào cai
Bảng 3 Nợ quá hạn phân theo nguyên nhân (Trang 32)
Bảng 4: Nợ quá hạn phân theo thời gian - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bảo thắng tỉnh lào cai
Bảng 4 Nợ quá hạn phân theo thời gian (Trang 33)
Bảng 5: Nợ quá hạn phân theo loại cho vay                                                                                                                  (Đơn vị: Triệu đồng ) - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bảo thắng tỉnh lào cai
Bảng 5 Nợ quá hạn phân theo loại cho vay (Đơn vị: Triệu đồng ) (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w