Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 185 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
185
Dung lượng
4,44 MB
Nội dung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀPHÁTTRIỂN NÔNG THÔN VIỆN QUI HOẠCH THỦY LỢI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH&CN CẤP BỘ: “NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ĐỂ PHÁTTRIỂNBỀNVỮNG LƯU VỰC SÔNG HỒNG” Chủ nhiệm đề tài: TS. Tô Trung Nghĩa _________________________________________________ BÁO CÁO TỔNG KẾT CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: THIẾTLẬP,MÔPHỎNG,PHÂN TÍCH, ĐÁNHGIÁCÁCKỊCHBẢNVÀPHƯƠNGÁNCÔNGTRÌNH 7226-9 19/03/2009 HÀ NỘI - 2008 BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ THIẾT LẬP HỆ THỐNG SỐ LIỆU MÔ HÌNH TỐI ƯU KINH TẾ Page 2 of 34 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ĐỂ PHÁTTRIỂNBỀNVỮNG LƯU VỰC SÔNGHỒNGTHIẾT LẬP HỆ THỐNG SỐ LIỆU MÔ HÌNH TỐI ƯU KINH TẾ MỤC LỤC I. Khái quát 3 I.1. Vị trí giới hạn: 3 I.4. Mục tiêu nghiên cứu: 3 I.5. Giới hạn nghiên cứu: 4 I.6. Phương pháp nghiên cứu: 5 II. Xây dựng bài toán tối ưu phân bổ nước 6 II.1. Bài toán tối ưu tổng quát 6 II.2. Các loại hình sử dụng nước được mô phỏng 7 II.3. Các tiêu chí để xây dựng hàm m ục tiêu 8 II.4. Hàm mục tiêu 8 II.4.1. Hàm mục tiêu theo phương pháp phântích CBA 8 II.4.2. Hàm mục tiêu theo phương pháp phântích MCA 9 II.4.3. Số liệu để tính toán lợi ích của ngành trồng trọt 9 II.4.4. Lợi ích của nước cho nuôi trồng thuỷ sản 19 II.4.5. Lợi ích của nước trong chăn nuôi 25 II.4.6. Lợi ích của nước dùng cho phát điện 31 III. Kết quả 32 Tài liệu tham khảo 33 Page 3 of 34 I. Khái quát I.1. Vị trí giới hạn: Lưu vực sôngHồng-sông Thái Bình được giới hạn từ 20 0 23’ đến 25 0 30’ vĩ độ Bắc và từ 100 0 đến 107 0 10’ kinh độ Đông. + Phía Bắc giáp lưu vực sông Trường Giang vàsông Châu Giang của Trung Quốc. + Phía Tây giáp lưu vực sông Mêkông. + Phía Nam giáp lưu vực sông Mã. + Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Phần lưu vực sôngHồng-sông Thái Bình trên lãnh thổ Việt Nam có vị trí địa lý từ: 20 0 23’ đến 23 0 22’ vĩ độ Bắc và từ 102 0 10’ đến 107 0 10’ kinh độ Tây. Lưu vực bao gồm đất đai của 26 tỉnh thành ở Việt Nam nằm trong lưu vực sôngHồng-sông Thái Bình là các tỉnh thành: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng yên, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất đai của 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng. Tổng số huyện thị: 196 huyện Dân số tính đế n năm 2003: 25.731.639 người. Với tổng diện tích đất tự nhiên: 86.680 km2. Trong đó: Đất nông nghiệp: 1.946.197 ha chiếm 22,5% diện tích tự nhiên Đất canh tác: 1.527.442 ha. Đất lâm nghiệp: 2.759.548 ha chiếm 31,8% diện tích tự nhiên I.4. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là: Xây dựng luận cứ khoa học và giải pháp công nghệ phục vụ quy hoạch pháttriểnbềnvững lưu vực sông. Đề xuất một số vấn đề về chiến lược pháttriển tổng hợp bềnvững phục vụ pháttriển kinh tế xã hội lưu vực sông. Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm: - Xây dựng mô hình tính toán kinh tế phân bổ tài nguyên nướ c, cân bằng nước, và môi trường nguồn nước phục vụ pháttriển nguồn nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình. - Đề xuất vàđánhgiá định lượng cáckịchbảnpháttriểnbềnvững đa mục tiêu nguồn nước bằng ứng dụng mô hình toán/công nghệ GAMS (s.Hồng), MIKE 11 (s.Nhuệ), EcoLab (s.Nhuệ). - Đề xuất một số vấn đề chiến lược pháttriển tổng hợp bềnvững phụ c vụ pháttriển KTXH lưu vực sông. Page 4 of 34 Giống như các nguồn lực khác, nước là một đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, theo thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith thì với sự trao đổi giữa người mua và người bán, nguồn lực sẽ tự động dịch chuyển tới nơi mà ở đó việc sử dụng nó sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, đối với nguồn nước thì hầu nh ư không có thị trường, nếu có thì cũng ở dạng độc quyền. Nguồn nước không tự động dịch chuyển như đã nêu trên, đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà Nước. Bằng cách bắt chước thị trường, nước sẽ được phân bổ dựa trên nguyên tắc tối đa tổng lợi ích ròng của tất cả các ngành dùng nước. Đây là nội dung của bài toán quy hoạch phi tuyến. Mộ t trong những mục tiêu quan trọng của đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để pháttriểnbềnvững lưu vực sông Hồng” là ứng dụng công nghệ Gams (General Algebraic Modelling Systems) khuyến cáo phối hợp vận hành hệ thống để phân bổ nước cho các ngành dùng nước sao cho tối đa lợi ích kinh tế của các ngành sử dụng nước trên toàn lưu vực. Mục tiêu của chuyên đề thiết lập hệ thống số liệu mô hình tối ưu kinh tế là thu thập và tính toán các số liệu đầu vào phục vụ mô hình tối ưu kinh tế vùng nghiên cứu. I.5. Giới hạn nghiên cứu: Từ mục tiêu Xây dựng luận cứ khoa học và giải pháp công nghệ phục vụ quy hoạch pháttriểnbềnvững lưu vực sông, nghiên cứu sẽ bắt đầu bằng bước rà soát các nghiên cứu liên quan để lựa chọn, xác định các giải pháp cụ thể cho các vấn đề đặc thù của lưu vực nghiên cứu lưu vực sông Hông-Thái Bình cũng như các vấn đề liên quan như phân bổ tối ưu nguồn nướ c, dự báo định lượng các tác động về chế độ dòng chảy và diễn biến chất lượng môi trường nước trong vùng. Tiếp theo nghiên cứu sẽ lựa chọn cáccông cụ tiên tiến trong và ngoài nước, phù hợp với trình độ khoa học công nghệ của các cơ quan trong nước, phù hợp với đặc thù của lưu vực nghiên cứu là lưu vực sông Hồng-Thái Bình cũng như khả năng có thể đáp ứng về s ố liệu hiện tại. Không gian nghiên cứu của đề tài là toàn bộ diện tích của lưu vực sông Hồng_Thái Bình. Về thời gian, đề tài sẽ tiến hành phân bổ nước cho các ngành sử dụng nước trên lưu vực sông trong bảy tháng mùa kiệt từ ngày 1 tháng 11 năm trước đến ngày 31 tháng 5 năm sau, và tính cho 44 năm (từ 1960 đến 2004). Nước đưa vào phân bổ trong mô hình là nước tại nguồn (trên cácsông trục chính). Mục tiêu cụ thể của bài toán là phải phân b ổ lượng nước đến cho tất cả các ngành dùng nước tại mỗi nút ở mỗi thời đoạn (10 ngày) sao cho tổng lợi ích ròng của các ngành sử dụng nước trên toàn lưu vực là lớn nhất hoặc đáp ứng tối đa mức độ hài lòng của cácbên liên quan. Ứng với mỗi một lượng nước đến mô hình sẽ đưa ra: + Lượng nước cấp cho sinh hoạt + Lượng nước cấ p cho công nghiệp + Lượng nước cấp cho trồng trọt + Lượng nước cấp cho thủy sản + Lượng nước cấp cho chăn nuôi + Mực nước hồ chứa phát điện, lưu lượng xả của hồ Page 5 of 34 Qua việc xây dựng cáckịchbản nghiên cứu, phân bổ nước cho lưu vực sông Hồng, pháttriểnvà ứng dụng cáccông nghệ tiến tiến trong dự báo định lượng tác động của các hoạt động pháttriển kinh tế xã hội, nghiên cứu sẽ khuyến cáo một số vấn đề về chiến lược pháttriểnbềnvững lưu vực sông Hồng-Thái Bình cũng như các biện pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễ m môi trường nước lưu vực sông Nhuệ. I.6. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên ngôn ngữ GAMS xây dựng tổng hợp mô hình cân bằng nước và tối ưu kinh tế cho toàn vùng nghiên cứu. Hệ thống GAMS được thiết kế để giải các bài toán lớn về tối ưu tuyến tính, tối ưu phi tuyến, tối ưu biến nguyên…. GAMS là một loại ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng để quản lý số liệu, mô phỏng hệ thống cùng với một bộ các thư việ n toán giải tối ưu. GAMS được Ngân hàng thế giới (WB) pháttriểnvà khuyến cáo sử dụng. Nghiên cứu vận hành tối ưu hệ thống tài nguyên nước đã được pháttriển mạnh mẽ và rất đa dạng. Vùng lưu vực sông Hồng_Thái bình thường xuyên xảy ra thiếu nước. Việc nghiên cứu và tìm ra phươngánphân bổ nguồn nước hạn hẹp một cách thích hợp mang lại lợi ích lớn nhất cho các ngành kinh tế và xã hộ i toàn vùng là một việc làm cần thiết. GAMs được lựa chọn để giải bài toán phân bổ tối ưu nguồn nước. Đối với từng bài toán, việc chọn phương pháp tối ưu thích hợp để giải phụ thuộc vào các đặc trưng sau: - Dạng hàm mục tiêu, - Dạng ràng buộc, và- Số lượng các biến tối ưu. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của bài toán tối ưu nghiên cứu củ a hai tác giả Edgar và Himmelblau (1988) đã đề xuất các bước xây dựng và giải bài toán tối ưu hệ thống như sau: • Bước 1 : Phântíchbản chất bài toán để có thể thấy rõ được các đặc tính riêng biệt để có thể xác định hệ thống biến tối ưu. • Bước 2 : Xác định tiêu chuẩn tối ưu, thiết lập hàm mục tiêu từ biến tối ưu đã xác định vàcác hệ số tương ứng • Bước 3 : Pháttriển hệ thống các quan hệ toán học môphỏng, liên hệ giữa các biến tối ưu, số liệu vào ra vàcác hệ số tương ứng, bao gồm các ràng buộc dưới dạng đẳng thức, bất đẳng thức. Sử dụng các quan hệ vật lý, hàm kinh nghiệm. • Bước 4 : Trong trường hợp phạm vi của bài toán quá lớn: (i) Phân ra thành những phần nhỏ dễ mô phỏng hơn, (ii) Đơn giản hoá hàm mục tiêu hoặc cách mô phỏng. • Bước 5 : Ứng dụng kỹ thuật giải tương thích. • Bước 6 : Kiểm tra kết quả, phântích độ nhạy của mô hình bằng cách thay đổi hệ số cung như cácgiả thiết. Page 6 of 34 Một số bài toán không bắt buộc phải theo sát các bước trên, tuy vậy nên xem xét từng bước khi tiến hành xây dựng mô hình. Tóm lại, đề tài ứng dụng GAMs để giải bài toán phân bổ tối ưu nguồn nước trong mùa kiệt cho các ngành kinh tế với mục tiêu là cấp nước tối đa cho nhu cầu dùng nước chính đáng của các ngành dùng nước, bao gồm: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt vàphát điện cho toàn lưu vực sông Hồng_Thái Bình. II. Xây dựng bài toán tối ưu phân bổ nước II.1. Bài toán tối ưu tổng quát Nội dung: Phân bổ các nguồn lực (i) cho các hoạt động sản xuất j sao cho thỏa mãn các ràng buộc và tối ưu hàm mục tiêu. Tối đa hàm mục tiêu: ∑ = J jj XCS (j=1-n) Với ràng buộc: i j jij bXa ≤ ∑ (i=1-m) Trong đó: X j là số đơn vị hoạt động sản xuất thứ j C j là lợi nhuận (lợi ích ròng) của 1 đơn vị hoạt động sản xuất thứ j a ij là khối lượng của nguồn lực thứ i cho một đơn vị hoạt động sản suất j b i là nguồn lực thứ i (X là số không âm, n và m là các số nguyên dương) Nguyên tắc xác định lợi ích ròng của các ngành sản xuất nói chung và của ngành dùng nước nói riêng: (m 3 ) 0 Đường cầu CS Q P VNĐ PS Đường cung Page 7 of 34 Thặng dư xã hội (S) = Thặng dư tiêu dùng (CS) + thặng dư sản xuất (PS) = Tíchphân đường cầu {Khối lượng (KL) trao đổi} – giá phải trả * KL trao đổi + Giá được trả * KL trao đổi – tíchphân đường cung {KL trao đổi} Trong đó: giá phải trả (của người mua) = giá được trả (cho người bán) Rút gọn ta có: S = Tíchphân đường cầu {KL trao đổi} – tíchphân đường cung {KL trao đổi} Giả sử sản phẩm của ngành là m 3 nước cấp. Để chính xác tuyệt đối thì cần phải xây dựng đường cung (chi phí biên) cho tất cả các ngành dùng nước tương ứng với các nút trong mô hình. Tuy nhiên, việc này là không thể do thời gian và kinh phí có hạn. Do vậy, tíchphân đường chi phí biên được lấy xấp xỉ bằng lượng nước cấp * chi phí kinh tế cấp nước trung bình/1m 3 (đây là chi phí kinh tế cấp nước trung bình từ nút đến vị trí sử dụng). Như vậy: S = Tíchphân đường cầu – Lượng nước cấp * chi phí kinh tế cấp nước trung bình/1m 3 . Trong đó: tíchphân đường cầu = lợi ích S = Lợi ích ròng Như vậy lợi ích ròng của các ngành dùng nước sẽ được tính bằng công thức sau: Lợi ích ròng = Lợi ích - Lượng nước cấp * chi phí kinh tế cấp nước trung bình/1m 3 Nội dung bài toán phân bổ nước: Phân bổ nước đến tại các nút cho các ngành dùng nước sao cho thỏa mãn các ràng buộc về thủy văn, kinh tế, xã hội.v.v đồng thời tối ưu hàm mục tiêu dùng nước. II.2. Các loại hình sử dụng nước được mô phỏng Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người và thiên nhiên, trong pháttriển kinh tế xã hội. Có nhiều cách để phân việc sử dụng nước thành các loại hình khác nhau. Sử dụng nước tiêu hao (ví dụ nước cho sinh hoạt, công nghiệp) và không tiêu hao (ví dụ nước dùng cho phát điện, giao thông thuỷ). Theo ngành thì có sử dụng nước cho nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản), công nghiệp, sinh hoạt, phát điện, giao thông thuỷ, du lịch và môi trường. Theo quy đị nh tại khoản II điều 20 Luật Tài Nguyên Nước 1998 thì nước dùng cho sinh hoạt sẽ được ưu tiên hàng đầu, tức là trong mọi trường hợp thì nhu cầu nước cho sinh hoạt sẽ được đáp ứng 100%. Hiện nay chủ trương của Đảng và Nhà nước là ưu tiên cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, do vậy nước cho nhu cầu công nghiệp cũng sẽ được ưu tiên đáp ứng ở mức 95%. Việ c tính toán lợi ích kinh tế của các ngành dùng nước rất khó khăn. Mặt khác, nhu cầu nước cho giao thông, du lịch và môi trường lại có liên hệ mật thiết, việc tách bạch lợi ích của nước mang lại cho từng ngành này chưa thể tính được. Do vậy nước cho nhu cầu giao thông thủy và duy trì môi trường (trong đó hàm chứa cả du lịch) sẽ được thỏa mãn theo mực nước được yêu cầu tại các điểm khống chế. Sau khi đáp ứ ng 100% nhu cầu sinh hoạt, giao thông thủy, duy trì môi trường và đáp ứng 95% cho công nghiệp thông qua các ràng buộc trong mô hình thì lượng nước còn lại sẽ được phân bổ cho các ngành trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi và phối hợp phát điện. Page 8 of 34 II.3. Các tiêu chí để xây dựng hàm mục tiêu Đề tài sẽ ứng dụng công nghệ Gams (General Algebraic Modelling System) để phân bổ nước. Gams là công nghệ để giải các bài toán tối ưu từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy, nước sẽ được phân bổ trên cơ sở tối đa hàm mục tiêu của các ngành được phân bổ. Việc thiết lập hàm mục tiêu tùy thuộc vào việc lựa chọn phương pháp phân bổ nước theo: phântích hiệu quả chi phí (CBA - Cost Benefit Analysis) hay là phântích đa tiêu chí ( MCA - Multi-Criteria Analysis). Ph ương pháp CBA Nếu tất cả các tác động của dự án, chính sách đều có thể quy ra được thành tiền thì tất cả cácgiá trị tiền tệ này được sử dụng để ra quyết định theo phương pháp phântích hiệu quả chi phí. Tuy nhiên, trong thực tế, một số các tác động xã hội và lý sinh của dự án không thể quy ra được thành tiền, do vậy phương pháp phântích đa tiêu chí sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định được dễ dàng hơn. Phương pháp MCA Phântích đa tiêu chí hay ra quyết định đa mục tiêu khác với phương pháp phântích hiệu quả chi phí ở ba điểm. Thứ nhất, phântích hiệu quả chi phí tập trung vào hiệu quả (mặc dù có thể có đề cập đến phân phối thu nhập), còn phântích đa tiêu chí không hạn chế các dạng tiêu chí mà cho phép xem xét các dạng công bằng xã hội vàcông bằng trong các lĩnh vực khác. Thứ hai, trong khi phântích hiệu quả chi phí yêu cầu các tác động phải định lượng được để có th ể sử dụng giá cả thì phântích đa tiêu chí có thể chia thành ba nhóm: một nhóm yêu cầu số liệu định lượng, một nhóm chỉ yêu cầu số liệu định tính và một nhóm sử dụng đồng thời hai loại số liệu trên. Thứ ba, mặc dù giá có thể được sử dụng để tính điểm nhưng phântích đa tiêu chí không yêu cầu giá. Phântích hiệu quả chi phí sử dụng giá mà đôi khi giá bị điều chỉnh bởi trọ ng số công bằng. Phântích đa tiêu chí sử dụng trọng số liên quan đến các ưu tiên tương đối của các nhóm khác nhau chứ không phải định giá. Nếu hiệu quả là tiêu chí duy nhất vàgiá cả có sẵn để định giácác thuộc tính hiệu quả thì phântích hiệu quả chi phí được ưa thích hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do thiếu số liệu và sự cần thiết phải kể đến các tác động xã hội và lý sinh thì phântích đa tiêu chí thích hợp và được sử dụng nhiều hơn trong thực tiễn. Đề tài này trình bày việc xây dựng hàm mục tiêu theo cả hai phương pháp. Với số liệu hiện có thì phương pháp phântích CBA sẽ được đưa vào tính toán. II.4. Hàm mục tiêu II.4.1. Hàm mục tiêu theo phương pháp phântích CBA Nội dung bài toán : Phân bổ lượng nước đến tại các nút cho các ngành trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi vàphát điện sao cho tối đa tổng lợi ích kinh tế của các ngành này đồng thời thỏa mãn các ràng buộc chung của mô hình, đáp ứng 100% nhu cầu nước cho sinh hoạt, giao thông thủy, duy trì môi trường, và 95% nhu cầu nước cho công nghiệp. Hàm mục tiêu: S = SC + SF + SH + SP Trong đó: S: tổng lợi ích ròng của các ngành dùng nước trong lưu vực SC: Lợi ích ròng của ngành trồng trọt SF: Lợ i ích ròng của ngành nuôi trồng thủy sản Page 9 of 34 SH: Lợi ích ròng của ngành chăn nuôi SP: Lợi ích ròng của ngành thủy điện Các ràng buộc: - Ràng buộc về lượng nước đến và cân bằng nước - Ràng buộc về yêu cầu sử dụng nước cho các ngành ưu tiên. - Ràng buộc về diện tích canh tác, diện tích nuôi trồng thủy sản, số lượng vật nuôi. - Ràng buộc về an ninh lương thực.v.v. II.4.2. Hàm mục tiêu theo phương pháp phântích MCA Nội dung bài toán : Phân bổ lượng nước đến tại các nút cho các ngành trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi vàphát điện sao cho tối đa tổng lợi ích kinh tế của các ngành trồng trọt vàphát điện, tối đa lượng nước cấp cho thủy sản và chăn nuôi đồng thời thỏa mãn các ràng buộc chung của mô hình: đáp ứng 100% nhu cầu nước cho sinh hoạt, giao thông thủy, duy trì môi trường, và 95% nhu cầu nước cho công nghiệp. 1. Tối đa lợi ích kinh t ế ròng của ngành trồng trọt (SC) 2. Tối đa lợi ích kinh tế ròng của thủy điện (SP) 3. Tối thiểu lượng nước thiếu hụt cho công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi và thủy sản Tối đa lượng nước cấp so với yêu cầu (SR) ∑∑ −= nt tnRtnDSR ),(),( Trong đó: D là lượng nước cấp, còn R là lượng nước yêu cầu Hàm mục tiêu: Tối đa: S = w 2 SC + w 3 SP + w 1 SR w(1,2,3) là các trọng số, trong đó w 1 và w 2 bằng 1, còn w 3 sẽ là một số đủ lớn sao cho w 3 SR không quá nhỏ so với SC và SP. II.4.3. Số liệu để tính toán lợi ích của ngành trồng trọt Tình hình trồng trọt: Dự kiến diện tích năng suất sản lượng toàn lưu vực của các loại cây trồng. + Lúa đông xuân toàn lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình: Diện tích lúa đông xuân có xu thế tăng năm 2000: 798.376ha đến năm 2010 là 801.806ha, nhưng đến 2020 diện tích lúa đông xuân lại giảm còn 795.000ha. + Lúa mùa: diện tích lúa mùa cũng chỉ tăng đến năm 2010 và đến năm 2020 lại giảm. Diện tích lúa mùa năm 2000: 911.464ha đến năm 2010: 967.282ha và đến năm 2020 giảm xu ống còn: 835.000ha. + Diện tích ngô, khoai, sắn xu thế từ năm 2000 đến năm 2020 đều tăng. + Diện tích cây rau đậu, lạc, đậu tương xu thế từ năm 2000 đến 2020 đều tăng. + Diện ích cây chè xu thế tăng năm 2000: 34.550ha đến năm 2010: 40.338ha và đến 2020: 50.200ha. + Diện tích cây ăn quả xu thế tăng năm 2000: 92.528ha đến 2010: 115.633ha đến năm 2020: 151.000ha [...]... http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/03/773874/ III Kết quả Chuyên đề đã thiết lập hệ thống tối ưu kinh tế cho việc sử dụng vàphân bổ nước trên lưu vực sônghồng Kết quả của chuyên đề sẽ được sử dụng trong việc mô hình hóa và tính toán phân bổ nước trên lưu vực sôngHồng Kết quả cuối cùng sẽ được trình bày trong báo cáo chuyên đề “tổng hợp và phân tích kết quả cáckịchbảnvà “báo cáo tổng hợp” Page 32 of 34 Tài liệu tham... và PTNT về giá cả thị trường các tỉnh Hà Nội, Hải phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định, Thái Bình Đối với các tỉnh còn lại của lưu vực sôngHồng thì sẽ lấy giá gốc ở Hà nội cộng với (trừ đi) chi phí vận chuyển đến các tỉnh để tính giá đầu vào (đầu ra) - Cước vận chuyển từ Hà nội đến các tỉnh tùy thuộc vào khoảng cách từ các tỉnh đến Hà nội và chất lượng đường giao thông Bảng 4: Giá cước vận... điều tra Giá đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp: - Lấy giá thời điểm tháng 12 năm 2007 - Hiện nay thuế nhập khẩu hàng nông sản bằng 0%, không có trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu nên giá nông sản được lấy theo giá trị trường - Riêng đối với đầu vào phân bón, tháng 12 năm 2007 thuế nhập khẩu 5%, do vậy giá phân bón thị trường sẽ được hiệu chỉnh giảm 5% - Hiện đã có ấn phẩm của Bộ Nông Nghiệp và PTNT... người nhà và người làm thuê (ngày công) chi phí nhân công (đồng/ngày) lượng phân đạm dùng N (kg/ha) giá phân đạm (đồng/kg) lượng phân lân dùng (kg/ha) giá phân lân (đồng/kg) lượng phân ka li (kg/ha) giá phân kali (đồng/kg) thuê máy móc + trâu bò (đồng/ha) thuốc trừ sâu (đồng/ha) chi phí khác lượng nước tưới thời đoạn (m3/ha/t) chi phí kinh tế nước tưới tại các nút (đồng/m3) Diện tích lúa màu các khu... 0.9 0.85 0. 6-1 .0 0.71.1 1.2 0.95 0.9 1.05 1.1 0.2 0.2 0.3 0.2 0.2 1.1 0.4 0.8 0.3 0.2 0.6 0.2 0.65 0.5 0.55 1.0 1.15 Nguồn: http://www.fao.org/AG/AGL/aglw/cropwater/parta.stm Công thức (1) vàcáccông thức (2, 2. 1-2 .4) cho thấy lợi ích ròng từ trồng trọt sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khách quan (mưa, bốc hơi, dòng chảy đến, địa hình và chất đất, giá cả) vàcác yếu tố chủ quan (phân bón, trình độ canh... tính toán về chính sách giá nước Trang 7-8 2 Nguyễn Xuân Tiệp Côngtrình thủy lợi và thủy lợi phí Tạp chí Tài Nguyên Nước, số 1 năm 2008, trang 4 1-4 4 3 Báo cáo tổng hợp dự án Quy hoạch tổng hợp lưu vực sôngHồng- Viện Quy hoạch Thuỷ lợi 4 Determining the economic value of water, concepts and methods by Robert A.Young, 2005 5 Báo cáo nghiên cứu mô hình lưu vực sông Đồng Nai của Claudia Ringer 6 Các chuyên... trong bảng 13 Các loại cây trồng theo quy hoạch Trên lưu vực có rất nhiều loại cây được trồng như lúa, ngô, lạc, đậu, khoai, chè và cây ăn quả Chè và cây ăn quả lâu năm thường được tưới bằng nước ngầm Do mô hình chỉ mô phỏng phần nước mặt và chỉ tính toán phân bổ nước trong mùa cạn nên các cây trồng chính được đưa vào tính toán bao gồm lúa đông xuân (R), ngô xuân (M), lạc xuân (G), tương xuân (S) Giả thiết. .. chủ yếu nhu cầu lấy nước và giống lấy từ tự nhiên là dựa vào con triều Lợi dụng thuỷ triều lên người ta mở ván phai nước chảy mạnh lấy nước vào và lôi cuốn tôm cá vào đầm Để thuận tiện cho việc đưa vào mô hình tính toán thì diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ quảng canh và thâm canh sẽ được quy đổi thành diện tích nước ngọt theo tiêu chuẩn dùng nước Tổng nhu cầu nước 7 tháng mùa kiệt cho thủy sản... trên cơ sở phânvùng mà phâncác hồ chứa thành 2 loại: các hồ lớn vàcác hồ vừa Trên cơ sở số liệu của các báo cáo nghiên cứu khả thi thì chi phí phát điện của các hồ lớn ước tính khoảng 424 đ/kwh, còn của các hồ nhỏ khoảng 549 đ/kwh Chi phí kinh tế sản xuất điện ở các hồ lớn rẻ hơn so với các hồ nhỏ Việc tính toán này dựa vào tổng chi phí xây dựng hồ và nhà máy thủy điện do không thể tách riêng chi phí... trồng thuỷ sản tại nút n ở thời đoạn t (m3/t) Như đã trình bày ở trên, nuôi trồng thủy sản trên lưu vực sôngHồng chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, ít nơi nuôi theo hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh Các khu vực nuôi theo hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh chỉ chiếm khoảng 30% tổng diện tích, và cũng chỉ mới được pháttriển trong vài năm gần đây nên trình độ canh tác là không khác nhau nhiều ở những vùng . NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN QUI HOẠCH THỦY LỢI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH&CN CẤP BỘ: “NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG HỒNG”. THIẾT LẬP HỆ THỐNG SỐ LIỆU MÔ HÌNH TỐI ƯU KINH TẾ Page 2 of 34 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG HỒNG THIẾT LẬP HỆ THỐNG SỐ LIỆU MÔ. BÁO CÁO TỔNG KẾT CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: THIẾT LẬP, MÔ PHỎNG, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC KỊCH BẢN VÀ PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH 722 6-9 19/03/2009 HÀ NỘI - 2008