GIỚI THIỆU
Khủng hoảng tài chính
Khái niệm về khủng hoảng tài chính
Có thể nói: ‘‘Khủng hoảng tài chính tiền tệ chính là sự đổ vỡ trầm trọng các bộ phận của thị trường Tài chính tiền tệ kéo theo sự vỡ nợ của hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính do sự sụt giảm nhanh chóng về giá tài sản mà kết quả cuối cùng của nó là sự đông cứng và bất lực của thị trường tài chính sự sụt giảm nghiêm trọng các hoạt động kinh tế’’.
Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính
Tùy theo mức độ và phạm vi,khủng hoảng tài chính thể hiện qua các điểm sau đây:
- Sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền
- Tỷ giá hối đoái tăng đột biến và dây chuyền
- Lãi suất tín dụng gia tăng: lãi suất tăng kéo theo cầu tiền tệ ,cầu tín dụng giảm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị suy giảm.
- Hệ thống ngân hàng bị tê liệt
- Thị trường cổ phiếu sụt giá nhanh chóng
- Các hoạt động kinh tế bị suy giảm
Một số dạng khủng hoảng đặc thù
Khủng hoảng ngân hàng: rất hay gặp do ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền gửi của các thể nhân và pháp nhân để cho vay nên rủi ro dồn cả về mặt số lượng, thời hạn cũng như chủng loại tiền Ngân hàng có thể lâm vào khủng hoảng do cho vay quá mức và không thu hồi lại được dẫn đến tỉ lệ nợ quá hạn cao làm ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn
Khủng hoảng nợ quốc gia:trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài (vay chính
Khủng hoảng tiền tệ:là hiện tượng không đủ ngoại tệ để thanh toán các nghĩa vụ đến hạn hay đáp ứng nhu cầu cả thực tế và giả tạo do đầu cơ buộc chính phủ phải dùng quỹ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giả hối đoái hoặc phá giá nội tệ cho nội tệ mất uy tín nhanh chóng.
Khủng hoảng thị trường chứng khoán:khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra khi giá chứng khoán biến động mạnh (‘‘tuột dốc’’ hay ‘‘không thang’’ quá nhanh) ngoài tầm kiểm soát và do hiệu ứng ‘‘bầy đàn’’ làm cho chứng khoán bị ‘‘bán đổ ,bán tháo’’ hay thị trường bị ‘‘đông cứng’’ vì không có giao dịch tạo ra sự thâm hụt giữa tiền (chứng khoán) vào so với tiền ra thị trường chứng khoán (quỹ chứng khoán).
Khủng hoảng cán cân thanh toán (cán cân vãng lai),cán cân vốn(còn được gọi là tài khoản) là cấu thành quan trọng nhất của tài khoản quốc gia: khủng hoảng xảy ra khi cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp
Khủng hoảng khả năng thanh khoản : khủng hoảng tính thanh khoản là sự mất can đối chủ yếu liên quan tới thời hạn và chủng loại của ‘‘giống như tiền’’ và một số loại tài sản đặc thù.
Khủng hoảng ngân sách: ngân sách nhà nước thâm hụt nặng và kéo dài trong khi các nguồn thu bù đắp thâm hụt (in tiền,vay nợ trong và ngoài nước) bị hạn chế hay không thể lạm dụng hơn nữa nếu muốn trốn tránh hậu quả như vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát.
Hệ quả và hậu quả của khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính, nói chung thường gây ra những tác động lớn đối với cả xã hội Bởi kinh tế đóng vai trò then chốt trong việc ổn định trật tự xã hội, nên khi nền kinh tế bị tác động mạnh,nó sẽ kéo theo những ảnh hưởng( cả tích cực lẫn tiêu cực) trong mọi lĩnh vực,mọi khía cạnh của đời sống
Xét về mặt tiêu cực, khủng hoảng tài chính góp phần không nhỏ làm đảo lộn trật tự xã hội Trong tất cả các doanh nghiệp,tài chính luôn là vấn đề cốt lõi nhằm duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp và cuộc sống của người lao động Khi gặp phải khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp khó có khả năng mở rộng đầu tư và phát triển, gây sự đình trệ trong công việc, thậm chí còn có thể phá sản Sự phá sản của doanh nghiệp này sẽ tác động tới các doanh nghiệp khác, và cao hơn nữa là tác động tới toàn bộ nền kinh tế,theo một hiệu ứng dây chuyền( tùy theo quy mô của doanh nghiệp) Không những thế khủng hoảng tài chính còn góp phần gây ra những bất ổn về xã hội do lượng người thất nghiệp gia tăng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính cũng có những tác động tích cực lên nền kinh tế Nó báo hiệu sự chấm dứt thế hệ độc tôn của các ‘‘ông lớn’’ trên thị trường tài chính, góp phần làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế Đồng thời, khủng hoảng tài chính cũng buộc người ta phải xem xét, sửa đổi các nguyên tắc đã quy định lên hệ thống tài chính từ trước đến nay, loại bỏ những nguyên tắc đã không còn thích hợp để tạo ra theo kịp những biến đổi trong xã hội,từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn và chủ động ứng phó với những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính
Giá hàng hóa leo thang: Khi giá hàng hóa leo thang một cách chóng mặt ,đặc biệt là giá vàng và giá dầu sẽ khiến cho khủng hoảng tài chính dễ dàng xảy ra Các ngân hàng trên thế giới đồng loạt thua lỗ,các ngân hàng và các định chế tài chính có thể thua lỗ hàng tỷ đola Mỹ từ cuộc khủng hoảng tín dụng do khủng hoảng nợ phế chuẩn cho vay cầm cố ,do đó các ngân hàng sẽ thực hiện các chính sách thắt chặt việc cho vay.
Thị trường tín dụng bị đóng băng: Các khoản vay thế chấp đã giảm hẳn trong năm 2008, trong đó khoản vay thế chấp thương mại hoàn toàn bị biến mất trên biểu đồ.
Thị trường địa ốc sụp đổ: Thị trường nhà của Mỹ phát triển thành bong bóng từ năm 2001, người Mỹ đồng loạt đi vay tiền mua nhà ở cho dù năm 2004-2005 lãi suất các khoản vay đã được đẩy lên cao, khi tình hình kinh tế khó khăn thì giá hạ xuống mạnh, từ cuối năm 2008 bong bóng nhà ở bắt đầu xẹp hơi, khiến nền kinh tế giảm mạnh và thị trường tín dụng bị thu hẹp Nói cách khác có thể thấy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay là do tỷ lệ cấp vốn vào thị trường so với GDP vượt quá giá trị có thể đảm bảo một sự phát triển ổn định trong tương lai.
Phương thức chung giải quyết một cuộc khủng hoảng tài chính
Trước hết , chúng ta phải giải tỏa được những hoảng sợ về thanh khoản, về tính lỏng bằng hai chiến lược là cung cấp thanh khoản cho thị trường và thuyết phục các thành viên thị trường họ không cần phải ngay lập tức bán đi các tài sản của mình để thị trường yên tâm thì cần có một cơ chế bảo hiểm tiền gửi hoạt động tốt Người đóng vai trò cho vay cuối cùng là Ngân hàng trung ương sẽ cung cấp thanh khoản cho thị trường và để thị trường tự phân bổ ,điều tiết lượng thanh khoản đó Khi đó, công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp hữu hiệu giúp NHTW cho vay là nghiệp vụ thị trường mở với các giao dịch mua bán lại các tín phiếu Kho bạc do chính phủ phát hành Ngoài công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp là cho vay trên nghiệp vụ thị trường mở, cho vay trực tiếp với lãi suất phạt NHTW ở tình thế rất khó khăn do phải bảo vệ tỷ giá trong khi thị trường cho rằng cuối cùng thì việc bảo vệ tỷ giá không quan trọng bằng các mục tiêu vĩ mô và đến một lúc nào đó thì đồng tiền sẽ giảm giá.
Kích cầu
Kích cầu:theo Bách khoa toàn thư mở, Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ( hay còn gọi là tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế
Quan điểm của Keynes về kích cầu:
Keynes là một nhà kinh tế học người Anh hình thành nên Kinh tế học Keynes, có ảnh hưởng lớn tới kinh tế học hiện đại và chính trị cũng như các chính sách tài chính của nhiều chính phủ, hầu hết các quan điểm của ông đều trái ngược với các nhà kinh tế học có điểm nổi bật là sự khác nhau về chi tiêu trong thời kì suy thoái kinh tế.
Trong khi trường phái cổ điển khuyến khích tiết kiệm và sống cuộc sống tằn tiện, họ rất quan tâm vấn đề tích lũy tư bản và bào chữa khuyến khích cho việc thăng bằng thu chi ngân sách bởi vì xuất phát từ quan điểm của Adamsmit chi tiêu của nhà nước dựa trên cơ sở thu ,và cho rằng chhi tiêu của nhà nước hoàn toàn trung lập với hoạt động kinh tế nhưng Keynes lại khuyến khích tiêu dùng trong thời kì suy thoái Theo Keynes trong ngắn hạn tất cả các vấn nạn trong nền kinh tế đều có nguyên nhân từ tổng cầu Và ông cho rằng lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định Do đó ,vào những thời kì suy thoái kinh tế ,nếu tăng lượng cầu ,đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng) , thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo ,cần phải thiếu hụt ngân sách trong những thời kì kinh tế suy thoái ,để thúc đẩy chi tiêu kinh tế trên cơ sở đó nhanh chóng phục hồi kinh tế.
Keynes còn đưa ra mô hình số nhân: số nhân là tỉ số thay đổi trong mức độ cân bằng của sản lượng khi có sự thay đổi trong một biến tự định Và ông đã chứng minh được rằng:
Theo một báo cáo nghiên cứu của Zandi(2004) đối với gói kích cầu năm 2001 của Mỹ thì hiệu quả của gói kích cầu cao nhất chính là trợ cấp thất nghiệp (tức là hướng dẫn tới nhóm người dễ bị tổn thương nhất do suy thoái) Một đô la kích cầu tạo ra được 1,73 đô la cầu tiêu dùng Tiếp đó là các biện pháp như miễn giảm thu ngân sách cho các địa phương ,giảm thuế suất.
Bảng 1: Hiệu quả của chính sách kích cầu
Hiệu quả của chính sách kích cầu
Lượng cầu tạo ra trên một đô la kích cầu
Miễn giảm thu ngân sách cho các địa phương 1,24
Tăng tín dụng thuế đối với gia đình có trẻ em 1,04 Điều chính mức miễn thuế tối thiểu 0,67
Tăng giãn thuế cho các doanh nghiệp nhỏ 0,24 Cắt giảm thuế đối với cổ tức và lãi trên vốn 0,09
Giảm thuế bất động sản 0,00
Nguồn: báo Zandi (2004), http://economy.com
Mục đích của chính sách kích cầu
Mục tiêu của gói kích cầu là thêm cầu để đối ứng với năng lực sản xuất hiện tại của nền kinh tế khi suy thoái,tránh để dư thừa năng lực sản xuất ở mức quá cao gây lãng phí nguồn lực cũng như gây ra những vẫn đề xã hội do thất nghiệp tăng cao gây ra Nếu không nhanh chóng ngăn chặn, thất nghiệp sẽ tiến đến ngưỡng nguy hiểm đẩy suy giảm kinh tế vào vòng xoáy luẩn quẩn : thất nghiệp sẽ dẫn đến cắt giảm thu nhập(thực tế và kì vọng) làm giảm tiêu dùng ,càng làm khó khăn về đầu ra của doanh nghiệp phải tiếp tục cắt giảm sản xuất và lao động ,đẩy thất nghiệp tăng lên ở vòng tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy.
Những nguyên tắc cơ bản để thực hiện chính sách kích cầu
Nguyên tắc số 1 – Kích cầu phải kịp thời:
Kích cầu phải kịp thời ở đây không phải chỉ là việc kích càu phải được chính nghĩa là một khi được chính phủ thực hiện thì những biện pháp này sẽ có hiệu ứng kích thích ngay ,tức là làm tăng chi tiêu ngay trong nền kinh tế Nếu để tự nền kinh tế phục hồi thì việc phục hồi sớm muộn cũng sẽ diễn ra,mặc dù việc phục hồi có thể kéo dài ,cho nên mục tiêu của kích cầu là đẩy nhanh việc phục hồi của nền kinh tế.
Do đó ,việc kích cầu chỉ có thể được thực hiện một cách có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định Các chính sách mất quá nhiều thời gian để thực hiện sẽ không có tác dụng ,vì khi đó nền kinh tế tự nó đã có thể phục hồi ,và việc gói kích cầu lúc đó lại có thể có tác dụng xấu do có khả năng làm hun nóng nền kinh tế dẫn đến lạm phát và những mất cân đối vĩ mô lớn.
Nguyên tắc số 2 – Kích cầu phải đúng đối tượng:
Gói kích cầu có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào xu hướng chi tiêu và đầu tư của các đối tượng thuộc diện nằm trong gói kích cầu Để kích thích được cầu đối với hàng hóa và dịch vụ ,thì gói kích cầu phải được nhắm tới nhóm đối tượng sao cho gói kích cầu được sử dụng ngay (chi tiêu ngay), và qua đó làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế Những biện pháp kích cầu đúng đối tượng là những biện pháp nhắm tới các đối tượng sẽ chi tiêu hầu như toàn bộ lượng kích cầu dành cho họ Mục tiêu của gói kích cầu là làm tăng cầu ,nên chìa khóa để thực hiện điều này là cấp tiền cho những người (có thể là các cá nhân,hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền)- sẽ sử dụng những đồng tiền này ,và qua đó đưa thêm tiền vào nền kinh tế Tiền kích cầu phải được sử dụng để khuyến khích các nhóm đối tượng này tiến hành các khoản chi tiêu mới ,hoặc hạn chế việc các nhóm này cắt giảm chi tiêu.
Nguyên tắc số 3- Kích cầu chỉ được thực hiện trong ngắn hạn:
Nguyên tắc ngắn hạn có nghĩa là sẽ chấm dứt kích cầu khi nền kinh tế được cải thiện Khi thực hiện các biện pháp kích cầu phải đảm bảo rằng các biện pháp cầu; và (2) Chỉ kích cầu trong ngắn hạn để không làm ảnh hưởng tới tình hình ngân sách trong dài hạn.
(1) Tính ngắn hạn làm tăng hiệu quả của gói kích cầu:
Những chính sách mà vẫn còn hiệu lực sau khi nền kinh tế phục hồi, ví dụ như chính sách cắt giảm thuế cố định (permanent tax cuts) là những biện pháp kích cầu kém hiệu quả bởi vì những biện pháp kích thích này sẽ trở thành những khoản chi phí của chính phủ hoặc khoản thất thu khi mà thời gian cần kích thích đã kết thúc
(2) Ngắn hạn để dảm bảo không làm ảnh hưởng tới ngân sách trong dài hạn: Thông thường khi thực hiện các biện pháp kích thích nền kinh tế bằng việc mở rộng chi tiêu(tạm thời) của chính phủ sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách Trong năm
2009, dự kiến một loạt các nước phát triển sẽ bị thâm hụt ngân sách trầm trọng Tại Hoa Kỳ, thâm hụt của năm 2009 sẽ lên tới hơn 1000 tỷ USD, tại Anh con số thâm hụt ngân sách dự kiến sẽ lên tới 181 tỷ USD Do đó một nguyên tắc vô cùng quan trọng là phải đảm bảo rằng các chính sách kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn không có tác động xấu tới nền kinh tế trong dài hạn hoặc gây khó khăn cho ngân sách trong dài hạn Do đó, các gói kích cầu chỉ được phép mang tính tạm thời, và trong ngắn hạn có thể làm tăng thâm hụt ngân sách, nhưng trong dài hạn không được phép làm thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn
Các biện pháp của chính phủ để thực hiện chính sách kích cầu
Chính sách tài khóa: Để duy trì tổng cầu ,Nhà nước phải sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư của tư nhân và Nhà nước thông qua tăng chi tieu của Chính phủ, các đơn đặt hàng của Nhà nước… Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần cải thiện hệ thống thuế khóa theo hướng khuyến khích tiêu dùng của cá nhân Để tăng thu nhập được quyền sử dụng của các tầng lớp dân cư thì phải giảm các khoản thuế thu nhập và các khoản đóng góp khác
Như chúng ta thấy, trước sự suy thoái của nền kinh tế, biện pháp mà được hầu hết các chính phủ các nước sủ dụng đó là chính sách tài khóa mở rộng: tăng chi, giảm thu với mục tiêu cuối cùng là đưa sản lượng về mức sản lượng tiềm năng.
Xét trên mô hình kinh tế, với: AD là đường tổng cầu
Mức sản lượng Y1 – tương ứng với đường tổng cầu AD1
Mức sản lượng Y0 – tương ứng với đường tổng cầu AD0 – Đây là mức sản lượng tiềm năng trên thị trường cân bằng, tức là cung = cầu.
Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp, mức sản lượng trên thị trường lúc này là Y1 < Y0.
AD0 0 làm được điều này thì đường tổng cầu AD1 sẽ dịch dần lên trên, và khi AD1 tiến đến
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH KÍCH
Kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam năm 2008-2009
2.1.1 Tình hình kinh tế thế giới năm 2008-2009
Khủng hoảng tài chính 2007-2010 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng ,tình trạng đói tín dụng,tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới,có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.
Bong bong nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008 Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới ,dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế ,suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 2008, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 3% thấp hơn nhiều so với mức5,2% của năm 2007 và thấp hơn mức dự đoán là 3,9% Kể từ cuộc đại suy thoái năm 1029-1930, thì đây có thể xem là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất Đây là một sự sụt giảm đáng kể đối với nền kinh tế thế giới
Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế Thế giới năm 2005- 2009
Cụ thể hơn trong 3 quý đầu năm 2009, GDP của một số nước giảm mạnh so với năm 2008, ta có bảng so sánh sau:
Các nước GDP Các nước GDP
Mỹ -3,23% Thái Lan -4,93% Khu vực Euro -4,6% Malaysia -3,77% Anh -5,37% Trung Quốc +7,63% Nhật Bản -6,6% Ấn Độ +6,6% Nga -9,87% Indonesia +4,23% Hoa Kỳ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bát đầu tăng trưởng chậm lại Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tà chính ở nước này Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản Gía chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehaman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG,…cũng lâm nạn Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn , điển hình là cuộc khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm
2009 là 6.547,05 mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997 Chỉ trong vòng 6 tuần lễ,chỉ số này sụt tới 20%.
Biểu đồ 2: Chỉ số Dow Jones 2006-2009
Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển ,nhất là các nước ở châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ Chính vì vậy, bong bóng nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm cho các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ Những nước châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh, Iceland, Bỉ và Tây Ban Nha.
Ngay từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock của Anh bị tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa Đột biến rút tiền gửi còn làm căng thẳng các ngân hàng khác của nước này Sang năm 2008, đến lượt Bradford & Bingley của Anh phải chịu chia nhỏ thành hai công ty riêng biệt Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building Society, Alliance & Leicester London Scottish Bank và Dunfermline Building Soiety phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh.
Khi hệ thống Ngân hàng yếu đi thì việc cho vay sẽ bị hạn chế, thu nợ khó, khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng cao, điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng và đương nhiên giá cả hàng hóa cũng tăng cao, khi đó hàng tồn kho của các doanh nghiệp càng nhiều khiến lượng công nhân mất việc làm tăng lên nhanh chóng, lúc này lạm phát và thất nghiệp của các nước cũng sẽ tăng.
Biểu đồ 3:Tỷ lệ thất nghiệp năm 1992-2009
Biểu đồ 4: Tỷ lệ lạm phát năm 1987-2008
Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến an ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa, số người bị đói tăng cao, hơn 30 quốc gia đối mặt với nguy cơ đói lương thực Năm 2008 số người bị đói tăng lên hơn 1 tỷ người, và hơn 30 quốc gia hiện đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực đáng báo động.
Biểu đồ 5: Số người bị suy dinh dưỡng trên thế giới
Các thị trường chứng khoán lớn của thế giới ở New York, London, Paris, Frankfurt, Tokyo đều có thời điểm sụt giá lớn lịch sử. Ở châu Âu, chỉ số FTSE 100 từ mức 4789,79 xuống còn 4699,82.
Chỉ số DAX hôm 2 tháng 3 năm 2009 chỉ còn 3666,4099 điểm so với 8067,3198 hôm 27 tháng 12 năm 2007.
Chỉ số CAC 40 hôm 2 tháng 3 năm 2009 cũng xuống mức thấp kỉ lục 2534,45 điểm.
Nhật Bản có một hệ thống tài chính tương đối vững vàng đã trải qua một thời kì tái cơ cấu sau khủng hoảng 1966-1997 Tuy nhiên, tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ vẫn khiến cho thị trường chứng khoán của nước này rối loạn Chỉ số giá cổ phiếu bình quân Nikkei đã xuống mức thấp lịch sử vào các ngày
Gói kích thích kinh tế của một số nước trên thế giới
Mỹ: Ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ, Lehman Brothers có 158 năm lịch sử, có vốn cổ phần khoảng 28 tỉ USD, có 26 ngàn nhân viên, quản lí lượng tài sản
600 tỉ USD, đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngày thứ 2, 15/9/2008 ,bên cạnh đó Merill Lynch, ngân hàng đầu tư có gần 100 năm lịch sử, 60 ngàn nhân viên, quản lý tổng tài sản 1,6 ngàn tỉ USD , đã bị Bank of America thâu tóm tránh được sự phá sản Trước tình hình đó để cứu vãn tình thế tổng thống Mỹ - Barack Obama đã đătk bút kí duyệt gói kích thích khổng lồ trị giá 787 tỉ USD dành cho các chi tiêu liên bang, cắt giảm thuế và tạo ra hàng triệu việc làm.
Cơ cấu gói kích cầu 787 tỷ USD của Mỹ
Nhật : Trước tình hình đó đã tung ra gói kích cầu trị giá 15.400 tỉ Yên (154 tỉ
USD) chủ yếu là trợ giá và giảm thuế, nhằm ngăn chặn cuộc suy thoái nặng nề nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giớ, trong gói kích cầu 15.400 tỉ yên lần này sẽ có 1.900 tỉ yên dành cho việc duy trì việc làm và tái huấn luyện nghề nghiệp cho các công nhân bị mất việc, 3000 tỉ yên hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp giữa lúc tín dụng ngân hàng bị đóng băng và2000 tỉ yên dành cho các chương trình cải cách y tế và chăm sóc trẻ em Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ dành 1.600 tỉ yên cho các công nghệ than thiện với môi trường, cụ thể là đưa điện mặt trời giá rẻ đến các gia đình người dân và trợ giá 5% cho người mua các loại tivi và thiết bị gia dụng tiêu hao ít năng lượng.
Bảng 2: quy mô kích cầu của một số nước
Mỹ 787 5,5% Ấn Độ 18,7 1,55% Trung Quốc 586 13,5% Australia 10 1,0% Nga 340 20,2% Pakistan 7,8 4,7% Nhật Bản 225 4,6% Việt Nam 9 9,0% Đức 50 tỷ EUR 1,8% Thái Lan 8,6 3,1% Anh 38 1,4% Malaysia 16,26 2,0% Pháp 24,5 0,85% Thụy Sĩ 1,3 0,26%
2.1.2 Ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính tới kinh tế Việt Nam
Về lao động việc làm: do sản xuất trong nước giảm khiến tỉ lệ thất nghiệp tăng, năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp là 2,38% tính chung theo cả nước; 4.65% đối với khu vực thành thị; 1,53% đối với khu vực nông thôn Tỉ lệ thiếu việc làm năm 2008 tính chung là 5,1%; khu vực thành thị là 2,34%; khu vực nông thôn 6,1% và ta thấy khu vực nông thôn có tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất.
Sang năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị của Việt Nam năm
2009 là 4,66% Tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam ở mức 5,1%, khu vực nông thôn lên tới 6,1%, còn khu vực thành thị là 2,3% Theo đánh giá thì ở Việt Nam, tỷ lệ lao
Bảng 3:Tỷ lệ lao động và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn
CẢ NƯỚC 2.38 4.65 1.53 5.10 2.34 6.10 Đồng bằng sông Hồng 2.29 5.35 1.29 6.85 2.13 8.23
Trung du và miền núi phía
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.24 4.77 1.53 5.71 3.38 6.34
Tây Nguyên 1.42 2.51 1.00 5.12 3.72 5.65 Đông Nam Bộ 3.74 4.89 2.05 2.13 1.03 3.69 Đồng bằng sông Cửu Long 2.71 4.12 2.35 6.39 3.59 7.11
Gói kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam
Chính sách kích cầu ở Việt Nam được đưa ra trong giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến hết sức phức tạp Khủng hoảng kinh tế toàn cầu xuất hiện từ đầu năm 2008 và chính thức bùng nổ vào cuối quý 3-2008 với sự kiện phá sản củaLeman Brother ngày 15-9-2008 Cuộc khủng hoảng này đã kéo theo sự suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt Nam. hành nhiều biện pháp có hiệu quả(8 nhóm giải pháp) nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng bền vững đồng thời giữ được tốc độ tăng trưởng khá năm 2008( khoảng 6,7%).
Cuối năm 2008, tổng hợp tình hình trong nước cũng như thế giới Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2008-2009 Trong đó, mục tiêu kinh tế của Việt Nam đặt ra trong năm 2009 là GDP tăng 6,5%, xuất khẩu tăng 13%, đầu tư toàn xã hội đạt 39,5% GDP, lạm phát dưới 15%, thâm hụt ngân sách nhà nước(NSNN) 4,82% GDP Tuy nhiên, do tình hình có nhiều biến đổi, đến nửa cuối tháng 6-2009, các mục tiêu này đã được điều chỉnh Theo Nghị quyết Quốc hội ngày 19-6-2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh giảm xuống còn 5%, xuất khẩu chỉ tăng 3%, CPI tăng dưới 10%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại không điều chỉnh trong khi yhaam hụt NSNN được điều chỉnh lên 7% GDP. Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, ngày 11-2-2008, Chính phủ đã có Nghị quyết số 30 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Trong đó Chính phủ chủ trương đẩy mạnh biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng vì như thế sẽ tháo gỡ được ‘‘nút thắt’’ của nền kinh tế hiện tại đồng thời có thể phối hợp và đẩy mạnh hiệu quả đối với các giải pháp khác Để thực hiện giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, Chính phủ đã ban hành các gói kích thích kinh tế(các gói kích cầu) với tổng giá trị hơn 160.000 tỷ VNĐ(tương đương 9 tỷ USD) tính đến thời điểm tháng 5/2009 Nguồn kinh phí để thực hiện các gói kích cầu này sẽ được trích từ ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản hằng năm, trái phiếu Chính phủ, dự trữ ngoại tệ và vốn ODA.
Nội dung chính sách kích cầu của Chính phủ
Gói kích cầu thứ nhất: Trong giai đoạn 2008-2009, Chính phủ đã ban hành gói kích thích kinh tế thứ nhất Gói kích cầu này được ban hành vào quý I và quý II năm 2009 Xét theo nội dung, có thể nói gói kích cầu thứ nhất gồm bốn gói nhỏ, theo Quyết định 131/QĐ-TTg(tháng 1/2009) về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh; (2) gói hỗ trợ tiêu dùng(hỗ trợ hộ nghèo ăn tết, mỗi hộ một triệu đồng, miễn thuế thu nhập cá nhân); (3) gói hỗ trợ đầu tư(giảm, miễn, hoãn thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Việt Nam, cho nông dân vay không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất nông nghiệp); (4) đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản (kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên, khu chung cư cho người thu nhập thấp) Gói kích cầu của chính phủ bao gồm bảy mục chính:
- Hỗ trợ lãi suất vay tín dụng(khoảng 17000 tỷ đồng)
- Tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước( khoảng 3400 tỷ đồng), ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách(khoảng
- Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 (khoảng 30200 tỷ đồng)
- Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ ( khoảng 20000 tỷ đồng)
- Thực hiện chính sách giảm thuế ( khoảng 28000 tỷ đồng)
- Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp ( khoảng 17000 tỷ đồng)
- Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội ( khoảng 7200 tỷ đồng).
Ngày 15/01/2009 Chính phủ đã quyết định các phương án sử dụng khoản kích cầu 1 tỷ USD ( 17000 tỷ VNĐ) để hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay cho một số đối tượng doanh nghiệp Ngày 4/4/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn và sẽ được Nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay thuế xuất nhập khẩu Đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đồng thời phát triển mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ, nhất là ở vùng sâu vùng xa để cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu Về chính sách tài chính, tiền tệ, sẽ tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp Tiếp tục hạ lãi suất cơ bản và cho phép các tổ chức tín dụng, các quỹ tín dụng nhân dân cho vay theo lãi suất thỏa thuận Chính phủ sẽ điều chỉnh tỉ giá ngoại tệ theo nguyên tắc linh hoạt, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu Về bản chất,tuy không hẳn là gói kích cầu như ở nhiều nước khác nhưng gói kích thích kinh tế năm 2009 (gói 1) vẫn dựa trên việc nới lỏng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bao gồm cả tăng tín dụng, giảm lãi suất, tăng chi tiêu NSNN và giảm thuế.
Thứ nhất, trong chính sách tài khóa, kích thích tiêu dùng nội địa là một mục tiêu quan trọng hàng đầu Kích thích tiêu dùng thành công sẽ trực tiếp giải tỏa bớt khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong giai đoạn suy giảm kinh tế, đó là sự sụt giảm của nhu cầu hàng hóa cả trên thị trường trong nước và quốc tế Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã quyết định giảm 50% thuế VAT đối với 19 nhóm mặt hàng và hoãn thu thuế thu nhập cá nhân trong năm tháng đầu năm 2009 Bên cạnh đó, về thuế khóa, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm miễn, giảm, và giãn thuế nhằm tháo gỡ bớt các khó khăn cho các doanh nghiệp Đó là việc giảm và hoàn 90% thuế VAT cho doanh nghiệp; trong quý 4/2008 và cả năm 2009, Chính phủ còn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời giãn thuế trong thời gian
9 tháng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Mặt khác, trong việc tăng chi tiêu và đầu tư của khu vực công, Chính phủ đã cho tiếp tục trở lại các dự án đầu tư công đã tạm dừng giữa năm 2008; cho triển khai các dự án nhà ở dành cho người có thu nhập thấp, ký túc xá dành cho sinh viên, tiếp tục đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản… Ngoài ra, Chính phủ đã cho phép mua dự trữ gạo trị giá 1.300 tỉ đồng, xăng dầu trị giá 1500 tỉ đồng…Tính đến đầu tháng 10-2009, tổng số vốn NSNN đã ứng trước kế hoạch năm 2009 được hoãn thu hồi là 3.400 tỉ đồng(100%) Vốn ứng trước kế hoạch 2010-2011 cho các chương trình dự án đến ngày 30-6-2009 là 15.492 tỉ là 12.627 tỉ đồng(47%); tổng vốn ứng trước cho kiên cố hóa kênh mương, cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì lao động…khoảng 37.100 tỉ đồng (99,7%) Nguồn vốn NSNN kế hoạch năm 2008 được kéo dài giải ngân đến hết tháng 6-2009 thực hiện khoảng 22.000 tỉ đồng (97,8%) Vốn trái phiếu chính phủ chuyển nguồn sang năm 2009 giải ngân đến hết tháng 8-2009 đạt 4.500 tỉ đồng(60%) Vốn phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ, ước đến hết tháng 9-2009 giải ngân được khoảng 10.000 tỉ (50%) Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho biết có tới 36/40 đợt phát hành trái phiếu không thành công Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 7-2009 khoảng 14.700 tỉ đồng, ước cả năm khoảng 20.000 tỉ đồng (71%), trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9.900 tỉ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4.470 tỉ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4.507 tỉ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1.140 tỉ đồng Ngoài ra, giảm, giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỉ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỉ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2000 tỉ đồng Mặc dù thực hiện miễn giảm thuế như vậy nhưng Uỷ ban Tài chính ngân sách Quốc hội vẫn đánh giá thu NSNN năm 2009 vẫn vượt khoảng 2,9% so với dự đoán.
Thứ hai, trong chính sách tiền tệ, Chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng bằng nhiều biện pháp Trong các biện pháp này, nổi bật nhất và hiệu quả nhất có lẽ là chính sách bù 4% lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng Chính sách này được ban hành theo Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư số02/2009/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Theo đó, bù lãi suất cho vay, mức 4%/năm trên số tiền vay cho khách hàng (doanh nghiệp, hợp tác nước, NH cổ phần, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, NH 100% vốn nước ngoài và quỹ tín dụng nhân dân trung ương Mục tiêu của chính sách này là giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh giảm giá thành sản phẩm, duy trì hoạt động và tạo việc làm Bên cạnh đó, chính phủ còn thực hiện giảm lãi suất cơ bản , giảm lãi suất chiết khấu… Theo đó, trần LS cho vay còn 10,5%/năm, giảm 50% so với trần lãi suất cho vay cách đó hơn 6 tháng NH áp dụng cơ chế LS thỏa thuận đối với nhu cầu vay tiêu dùng LS vay tiêu dùng không bị khống chế bởi trần LS cho vay Thực hiện bảo lãnh tín dụng : từ 10-2, NH phát triển VN thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn Doanh nghiệp được bảo lãnh có vốn tối đa
20 tỉ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động tính đến 24-9-2009, vốn tín dụng theo quyết định 131 ngày 23/1/2009 của Thủ tướng(gói hỗ trợ lãi suất 4%) đã giải ngân trên 405.000 tỉ đồng(95%), tín dụng theo Quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn) và Quyết định 497 (hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn) trên 34.000 tỉ đồng, giải ngân tín dụng bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên 10.000 tỉ đồng(59%) Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10.000 tỉ đồng(59%).
Thứ ba, trong chính sách thương mại, Chính phủ cũng đã có một số biện pháp nhằm khuyến khích hàng xuất khẩu Trước hết, là việc nới lỏng biên độ và điều chỉnh tỉ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước linh hoạt hơn, thực hiện chính sách giảm giá VNĐ, bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã chi ngân sách hỗ trợ 64 tỉ VNĐ cho việc xúc tiến thương mại…
Thứ tư, cuối cùng thì Chính phủ Việt Nam cũng đã sử dụng chính sách thu nhập nhằm đảm bảo an sinh xã hội Đó là các biện pháp như: trợ cấp cho công chức lương thấp, trợ cấp tiền hỗ trợ người nghèo ăn tết, tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ lao động thất nghiệp, tăng lương cơ bản…
Như vậy ta thấy gói kích cầu thứ nhất tập trung ở gói cho vay hỗ trợ lãi suất4% Tuy nhiên, xét về thực chất, đây là gói ‘‘giải cứu’’ chứ không phải là gói kích cầu Gói này đã giải thoát nhiều doanh nghiệp khỏi tình trạng ‘‘ách tắc’’ lưu thông vốn do gánh nặng nợ xấu( nợ không trả được do lãi suất vay quá cao năm 2008). Qua đó, kích hoạt nền kinh tế, giúp cho các doanh nghiệp và ngân hàng thoát khỏi
‘‘điểm chết’’, ‘‘giải cứu’’ nền kinh tế Đây lầ gói kích cầu mang tính chất ngắn hạn, có tác dụng giải cứu nền kinh tế thoát khỏi điểm chết Tuy nhiên, xét trong dài hạn, gói kích cầu này làm tăng nguy cơ lạm phát cao như giai đoạn 2007-2008, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững cũng như quá trình tái cơ cấu của nền kinh tế Do vậy, trong quá trình vận dụng cần hết sức thận trọng nhằm tránh những hậu quả về lâu dài cho nền kinh tế.
Gói kích cầu thứ hai: Cuối năm 2009, Chính phủ ban hành thêm gói kích cầu thứ hai Gói kích cầu này là sự tiếp nối của gói kích cầu thứ nhất, liên kết hai mục tiêu ngắn hạn trung hạn của nền kinh tế Gói kích cầu thứ hai bao gồm những nội dung cơ bản về tài khóa và tiền tệ Về tài khóa, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển dựa vào củng cố nguồn thu; giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế đến hết quý 1/2010 Về tiền tệ, sẽ tiếp tục bù lãi suất tín dụng cho vốn vay trung và dài hạn phục vụ đầu tư máy móc thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho khu vực nông nghiệp nói riêng với các khoản vay giải ngân đến hết năm 2010 bù lãi suất cho vay ngắn hạn trong một số lĩnh vực trong nền kinh tế đến hết quý 1/2010 (sau đó tùy tình hình thực tế sẽ tiếp tục quyết định duy trì bù lãi suất hay không) Mức bù lãi suất tín dụng giảm xuống 2%/năm so với mức 4%/năm hiện tại với hầu hết các đối tượng và đối tượng bù lãi suất sẽ chọn lọc và bó gọn trong các ngành sử dụng nhiều lao động và hướng đến xuất khẩu Ngoài các nguồn vốn tiếp tục huy động trong năm 2010 cho gói kích cầu thứ hai, một số nguồn vốn trong gói thứ nhất chưa sử dụng hết trong năm 2009(ước tính mới nhất sau khi loại trừ các khoản chi ngân sách thường xuyên, tổng giá trị gói kích cầu thứ nhất là 122.000 tỉ thể hiện ở khung thời gian áp dụng cho việc bù lãi suất được điều chỉnh linh hoạt và tính chất tùy thuộc cao Gói kích cầu này cho mức độ hỗ trợ và kích thích kinh tế đã được điều chỉnh một cách phù hợp So với gói kích cầu thứ nhất được công bố và triển khai từ tháng 2/2009, khi mà kinh tế thế giới chìm sâu trong suy thoái kinh tế và kinh tế Việt Nam có những biểu hiện suy giảm trầm trọng với mức tăng trưởng 3,1% trong quý I, thì gói kích cầu thứ hai công bố vào cuối năm 2009 với quy mô được thu hẹp lại để thực hiện từ năm 2010 trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã thoát khỏi đáy suy thoái(như Mỹ, Nhật, EU), hoặc đã tăng trưởng ấn tượng trở lại(như Trung Quốc, Úc) và kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng khả quan hơn với mức tăng trưởng quý III/2009 đạt 5,7% và quý IV/2009 ước khoảng 6,8%. Thu hẹp quy mô gói kích cầu thứ hai là bước đi hợp lý để DN dần dần tự phát huy nội lực trên con đường hồi phục Rõ ràng, gói kích cầu thứ nhất đã tiếp sức đáng kể cho DN ổn định sức khỏe trong thời kì khó khăn và gói kích cầu thứ hai chỉ làm chất xúc tác tập trung, gips cho DN ở vị thế dễ tổn thương nhất của nền kinh tế có thể hồi phục vững chắc Quan trọng hơn, việc điều chỉnh lại quy mô gói kích cầu, trong đó có gói bù lãi suất tín dụng, sẽ góp phần phòng tránh rủi ro lạm phát và thâm hụt cán cân thanh toán trong một môi trường nới lỏng về tiền tệ và tài khó quá mức, tránh bóp méo thị trường tiền tệ, tín dụng trong thời gian dài và hướng nỗ lực của doanh nghiệp và Chính phủ vào tái cấu trúc hoạt động để tạo ra nền tảng tăng trưởng bền vững trong dài hạn Gói kích cầu thứ hai cũng mang tính chất chính trị, xã hội cao trong bối cảnh hướng đến Đại hội Đảng toàn quốc vào đầu năm 2011, nên các mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được ưu tiên ở mức độ cao.
Tóm lại, trong bối cảnh phải chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng knh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam có thể nói đã vận dụng một cách linh hoạt và sang tạo chính sách kích cầu vào tình hình thực tế ở Việt Nam Nhờ vậy, Việt Nam đã trở thành một trong những nước hiếm hoi trên thế giới có tốc độ tăng trưởng dương trong thời kì khủng hoảng trầm trọng nhất Theo nhận định của nhiều chuyên gia, cho đến nay, ta đã thoát khỏi được ‘‘cái bẫy’’ suy thoái kinh tế toàn cầu Mặc chính sách kích cầu ở Việt Nam thời gian qua là một thành tựu kinh tế rất đáng ghi nhận của ta trong quá trình hội nhập và phát triển.
Kết quả đạt được từ gói kích cầu của chính phủ Việt Nam
Gói kích thích kinh tế của Chính phủ Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà, góp phần thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế,ổn định kinh tế vĩ mô,cân đối thu chi ngân sách nhà nước,tiền tệ,cán cân thanh toán quốc tế…được đảm bảo ,lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nhất,tốc độ tăng trưởng được duy trì hợp lí và bền vững.Biểu hiện cụ thể là:
GDP trong quý 1 có tốc độ tăng trưởng 3,14%,sang quý 2 tăng 4,46%,quý 3 tăng 5,67% và quý 4 tăng 6,8%,cả năm GDP tăng khoảng 5,2%,vượt chỉ tiêu quốc hội đề ra,trong đó khu vực nông,lâm nghiệp và thủy sản tăng 19%,khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,4%,khu vực dịch vụ tăng 6,5%.
Những tác động tích cực qua từng ngành từng lĩnh vực:
Nhờ tác động của gói kích cầu,trong từng ngành ,từng lĩnh vực đều có chuyển biến rõ nét.Sản xuất công nghiệp phục hồi khá nhanh,sau khi giảm sâu trong tháng 1 (-4,4%) ngành công nghiệp lấy lại tốc độ tăng trưởng trong các tháng tiếp theo và đến tháng 10 đã tăng 11,9% so với cùng kì năm 2008. Đặc biệt,ngành xây dựng từ mức tăng trưởng âm 0,4% về giá trị tăng thêm trong năm 2008 đã tăng 6,9% trong quý 1, tăng 9,8% trong quý 2, tăng 11% trong quý 3 và dự kiến cả năm tăng 11% nhờ các biện pháp hỗ trợ lãi suất,kích cầu đầu tư.Ngành nông,lâm nghiệp và thủy sản có bước tăng khá.Gía trị sản xuất toàn ngành nông,lâm nghiệp,thủy sản 9 tháng đầu năm tăng 2,6% so với cùng kì năm trước; sản lượng lương thục vụ đông xuân vượt mức kỉ lục của năm trước (tăng0,3%).
Về thực hiện chính sách miễn,giảm,giãn thuế theo thống kê đến ngày 31/8/2009 có trên 125.000 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các ưu đãi về chính sách thuế ,trong đó có trên 36.000 doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp ,42.000 doanh nghiệp được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp,47.000 doanh nghiệp được giảm 50% thuế giá trị gia tăng.
ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GÓI KÍCH CẦU TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Số liệu và các biến số của mô hình
Ngay tên tiêu đề chương chúng ta có thể thấy được nội dung của chương này là sử dụng mô hình kinh tế lượng mà cụ thể ở đây là mô hình logit có thứ bậc để phân tích và đánh giá tác động của gói kích cầu tới lợi nhuận và việc tạo việc làm cho người lao động Chúng ta sẽ phân tích, đánh giá lợi nhuận và lao động của doanh nghiệp trong những trường hợp sau:
Phân tích, đánh giá tác động của việc vay tiền,xuất khẩu,loại hình doanh nghiệp,nguồn vốn kinh doanh,diện tích mặt bằng sản xuất kinh doanh và tổng số lao động đến biến động của lao động doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá tác động của việc vay tiền, loại hình doanh nghiệp,tổng số lao động,diện tích mặt bằng sản xuất kinh doanh và giá trị xuất khẩu,tổng vốn kinh doanh đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Với sự trợ giúp của phần mềm Eviews, SPSS, Stata để làm công cụ phân tích Mô tả cho các biến như sau:
SL – là quy mô lao động của mỗi doanh nghiệp năm 2008
SK – là quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
LD – là biến quy mô lao động trong 6 tháng gần đây có thay đổi hay không?
LN – là biến biến động hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1 Rất ít(200 tỷ) Giảm đi Có lãi
Ta thấy quy mô lao động của doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ (từ 10-300 lao động) chiếm 46,9% số doanh nghệp; quy mô doanh nghiệp có số lao động rất ít(dưới 10 lao động) chiếm 34,3%; doanh nghiệp có quy mô lớn(trên 300 lao động) chiếm 18,8%
Bảng 7: Bảng mô tả thống kê biến quy mô vốn kinh doanh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Các doanh nghiệp có vốn chủ yếu là 5-200 tỷ chiếm 44,8% tổng số doanh nghiệp; tiếp đến là các doanh nghiệp có vốn ít (dưới 5 tỷ) chiếm 30,7%; doanh nghiệp có vốn lớn(trên 200 tỷ) chiếm khoảng 24,5%.
DN- là loại hình doanh nghiệp Với:
Bảng8 : Bảng giải thích biến loại hình doanh nghiệp
DN Loại hình doanh nghiệp
3 Cty trách nhiệm hữu hạn
Bảng 9: Bảng mô tả thống kê của biến loại hình
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Doanh nghiệp tư nhân chiếm số lượng lớn nhất (34%); tiếp đến là cty hợp doanh và cty trách nhiệm hữu hạn (29%); cty cổ phần chiếm khoảng 8% số doanh nghiệp. DT- là diện tích mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đơn vị tính m2.
Theo như bảng trên ta thấy diện tích mặt bằng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trung bình là 621,3 m2.
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển ,việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa với nước ngoài ngày càng diễn ra sôi động Việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài
Bảng 10: Bảng thống kê mô tả biến diện tích
Doanh thu từ việc xuất khẩu trung bình chiếm 42,06% doanh số của doanh nghiệp Có doanh nghiệp chủ yếu doanh thu có được hoàn toàn là từ xuất khẩu. Giai đoạn 2008 – 2009 là giai đoạn mà nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới Chính phủ nước ta đã ban hành gói kích cầu để kéo nền kinh tế ra khỏi suy thoái và đưa nền kinh tế phát triển hơn
Số doanh nghiệp không tiếp cận được gói hỗ trợ này chiếm một phần không nhỏ là 43,3% số doanh nghiệp, số doanh nghiệp vay được từ gói hỗ trợ này chiếm 56,7%.
Bảng13 : Bảng mô tả thống kê đồng thời biến vay tiền và sự biến động lao động
Bảng12 : Bảng mô tả thống kê biến vay tiền không có
Khi doanh nghiệp vay được tiền từ gói kích cầu của chính phủ thì số lượng doanh nghiệp có quy mô lao động giảm,tăng và không đổi sẽ tăng l
Bảng14 : Bảng mô tả thống kê đồng thời biến vay tiền và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Từ kết quả trên ta thấy khi doanh nghiệp vay được tiền từ gói kích cầu của chính phủ thì số lượng doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh có lãi và hòa vốn sẽ tăng lên, số doanh nghiệp có hoạt động thua lỗ giảm
Vậy việc có vay được tiền hay không đều ảnh hưởng tới biến động của lao động và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Bảng 15: Bảng thống kê mô tả của các biến
Từ kết quả trên ta thấy diện tích mặt bằng sản xuất kinh doanh trung bình của doanh nghiệp là 621,3 m2; xuất khẩu trung bình chiếm 42,06% doanh số của doanh nghiệp Gía trị trung vị của sự thay đổi lao động là 1, vốn kinh doanh là 2 hay từ 5 đến 200 tỷ, lao động là 2 hay từ 10 đến 300 lao động, biến vay tiền là 1, tình hình hoạt động kinh doanh là 3, loại hình doanh nghiệp là 2.
Mô hình logit
Xét mô hình với biến phụ thuộc Y là biến định tính và Y có thể nhận hai giá trị là 0 hoặc 1.
Trong mô hình LOGIT các pi được xác định bằng công thức: p i = e β 0 +β 1 X 1 i + β 2 X 2i + .+β k X ki
Phương trình (1.1) được gọi là hàm phân bố Logistic Trong hàm này, khi Xβ nhận các giá trị từ −∞ đến +∞ thì p nhận giá trị từ 0 đến 1 p i phi tuyến với cả
X và các tham số β Người ta dùng ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng β
Vì Y phân bố nhị thức, chỉ nhận các giá trị 0 và 1, nên hàm hợp lý với mẫu kích thước n có dạng sau:
, t* là vectơ hai chiều (hệ số hồi quy) Ta cần tìm ước lượng hợp lý tối đa của β , ta có:
Phương trình trên phi tuyến đối với β , người ta dùng phương pháp Newton – Raphson để giải hệ phương trình này.
I(β) được gọi là ma trận thông tin Nếu như β ^ là nghiệm của S ( β ^ ) , khai triển Taylor tại β , ta có:
Ta có quá trình lặp như sau:
Bắt đầu với giá trị ban đầu nào đó của β , chắng hạn β 0 , ta tính được
S ( β 0 ) và I ( β 0 ) , sau đó tìm β mới bằng công thức sau đây:
−1 dụng ma trận này để kiểm định giả thiết và thực hiện các suy đoán thống kê
Sau khi ước lượng được β ^ bằng hàm hợp lý tối đa, ta ước lượng được xác suất p i =P ( Y =1 | X i ) : ^ p i = exp ( X i β ^ )
1 +exp ( X i , β ^ ) Ảnh hưởng của X k đến p i được tính như sau:
Mô hình logit thứ bậc là dạng mở rộng của mô hình logit.
Mô hình và kết quả ước lượng
Mô hình probit thứ bậc có dạng:
P(LD=1)= f(β1-α1D-α2XK-α3SL-α4DT-α5SK-α6DN)
P(LD=2)=f(β2-α1D-α2XK-α3SL-α4DT-α5SK-α6DN)-f(β1-α1D-α2XK- α3SL-α4DT- α5SK-α6DN) P(LD=3)= 1- f(β2-α1D-α2XK-α3SL-α4DT-α5SK-α6DN)
P(LN=1)= f(β1-α1D-α2XK-α3SL-α4DT-α5SK-α6DN)
P(LN=2)=f(β2-α1D-α2XK-α3SL-α4DT-α5SK-α6DN)-f(β1-α1D-α2XK- α3SL-α4DT- α5SK- α6DN)
P(LN=3)= 1- f(β2-α1D-α2XK-α3SL-α4DT-α5SK-α6DN)
Bằng sự trợ giúp của phần mềm Eviews ta ước lượng mô hình được kết quả sau
Bảng 16: Bảng ước lượng mô hình logit thứ bậc của biến LD
Included observations: 4360 after adjusting endpoints
Coefficiet Std Error z-Statistic Prob
P(LD=1)= f(3.414-(-0.235)D-0.002XK-0.666SL-0.0002DT-0.137SK-0.413DN)
Các hệ số ước lượng của biến D, XK, L,DT,K,DN đều có ý nghĩa thống kê Vậy khi xuất khẩu tăng và các yếu tố khác không đổi thì xác suất để lao động trong 6 tháng gần đây giảm sẽ giảm Quy mô lao động ,loại hình doanh nghiệp là lớn và các yếu tố khác không đổi thì xác suất để lao động trong 6 tháng gần đây giảm sẽ giảm.Nguồn vốn và diện tích kinh doanh lớn,các yếu tố khác không đổi thì xác suất để lao động trong 6 tháng gần đây giảm sẽ giảm Nếu doanh nghiệp đó tiếp cận được gói kích cầu hay doanh nghiệp đó vay được tiền và các yếu tố khác không đổi thì xác suất để lao động trong 6 tháng gần đây tăng sẽ tăng.
Bảng 17: Bảng ước lượng mô hình logit thứ bậc của biến LN
Included observations: 4360 after adjusting endpoints
Coefficiet Std Error z-Statistic Prob
P(LN=1)= f(-2.764-0.528D+0.004XK+0.383SL-0.0002DT+0.087SK+0.221DN)
P(LN=2)=f(1.786-0.285D+0.004XK+0.383L-0.0002DT+0.087K+0.221DN)-f(- 2.274-0.528D+0.004XK+0.383L-0.0002DT+0.008K+0.221DN)
Các hệ số ước lượng của biến D, XK, L,DT,K,DN đều có ý nghĩa thống kê Vậy khi xuất khẩu tăng và các yếu tố khác không đổi thì xác suất để doanh nghiệp có lãi sẽ tăng Quy mô lao động, loại hình doanh nghiệp là lớn và các yếu tố khác không đổi thì xác suất để DN có lãi sẽ tăng.Nguồn vốn và diện tích kinh doanh lớn,các yếu tố khác không đổi thì xác suất để DN thua lỗ sé giảm Nếu doanh nghiệp đó tiếp cận được gói kích cầu hay doanh nghiệp đó vay được tiền và các yếu tố khác không đổi thì xác suất để DN thua lỗ sẽ giảm.
Qua việc sử dụng mô hình ta thấy việc doanh nghiệp có vay được tiền từ khoản kích cầu của Chính phủ hay không đều ảnh hưởng ít nhiều tới việc tạo việc làm cho lao động và tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.