1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lich su van hoa dong ho dam than o huong mac tu 125208

121 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử - Văn Hóa Dòng Họ Đàm Thận Ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh Từ Thế Kỷ XV Đến Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Văn Hóa
Thể loại Luận Văn Thạc Sỹ
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 164,92 KB

Cấu trúc

  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài (0)
  • 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu (0)
  • 5. Những đóng góp khoa học của đề tài (0)
  • 6. Bố cục của luận văn (11)
    • 1.1. Vài nét về mảnh đất và con người Từ Sơn , Bắc Ninh (12)
      • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và địa giới hành chính (0)
      • 1.1.2. Đặc điểm kinh tế của huyện (14)
      • 1.1.3. Đặc điểm con người Từ Sơn (16)
      • 1.1.4. Truyền thống lịch sử - văn hóa (17)
      • 1.1.5. Một số dòng họ lớn trên đất Từ Sơn (0)
      • 1.1.5. Một số chi họ Đàm trên cả nước (0)
    • 1.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc , Từ Sơn từ thế kỷ XV đến nay (28)
      • 1.2.1. Thôn Hương Mạc (làng Me) quê hương dòng họ Đàm Thận (0)
      • 1.2.2. Nguồn gốc dòng họ Đàm Thận (31)
      • 1.2.3. Lịch sử phát triển của dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc (34)
  • Chương 2: Văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc , Từ Sơn , Bắc (12)
    • 2.1. Truyền thống hiếu học, khoa bảng của dòng họ (45)
    • 2.2. Sự nghiệp và trước tác của dòng họ (48)
    • 2.3. Gia phong dòng họ (69)
    • 2.4. Đền thờ, lăng mộ (73)
      • 2.4.1. Đền thờ cụ Đàm Thận Huy (73)
      • 2.4.2. Đền thờ Quốc sư Đàm Công Hiệu 2.4.3. Lăng mộ (80)
  • Chương 3: Đóng góp của dòng họ Đàm Thận trong lịch sử dân tộc từ thế kỷ XV đến nay (45)
    • 3.1. Thời trung đại (87)
      • 3.1.1. Thời Lê sơ (87)
      • 3.1.2. Thời Mạc (0)
      • 3.1.3. Thời Lê trung hưng (0)
      • 3.1.4. Thời Tây Sơn (102)
      • 3.1.5. Thời Nguyễn (103)
    • 3.2. Thời cận hiện đại (0)
      • 3.2.1. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp-Mỹ ………. 3.2.2. Từ năm 1975 đến nay: Tiểu kết chương 3 (0)
  • KẾT LUẬN (111)

Nội dung

Bố cục của luận văn

Vài nét về mảnh đất và con người Từ Sơn , Bắc Ninh

1.1.1 Địa giới hành chính và điều kiện tự nhiên:

Về địa giới hành chính :

Huyện Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô

Phía Bắc giáp huyện Yên Phong, có dòng sông Ngũ Huyện Khê làm ranh giới Phía Đông giáp huyện Tiên Du,

Phía Tây và Nam giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội)

Trụ sở của huyện đóng tại thị xã Từ Sơn (trước kia là thị trấn Từ Sơn ). Nơi đây có đường quốc lộ 1A, đường sắt huyết mạch giao thông từ Hà Nội lên biên giới Lạng Sơn chạy qua trung tâm huyện Từ huyện lị còn có nhiều con đường bộ nối liền các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh

Theo các nguồn tài liệu cổ sử và khảo cổ học, từ thời đại Hùng Vương, vùng đất Từ Sơn đã có nhiều bộ tộc người Việt sinh sống dọc theo đôi bờ sông Tiêu Tương thuộc địa phận các xã Đình Bảng, Đồng Nguyên, Tam Sơn, Tương Giang

Thời các vua Hùng chia nước Văn Lang thành 15 bộ, Từ Sơn nằm trong bộ Vũ Ninh Đời nhà Đường đô hộ, Từ Sơn thuộc địa phận của Long Châu.

Thời Lê Đại Hành (989-1005) gọi là Cổ Pháp

Thời nhà Lý ( 1010-1025) được đổi thành phủ Thiên Đức.

Thời nhà Trần (1225-1400) được gọi là huyện Đông Ngàn, rồi huyện

Phủ Từ Sơn được thành lập từ đầu thời Lê (1428-1788) và bắt đầu từ thời Hồng Đức, Từ Sơn thuộc trấn Kinh Bắc, gồm 5 huyện: Tiên Du, Đông Ngàn, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong

Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) tách 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng để thành lập phân phủ Từ Sơn (năm 1852, phân phủ này bị bãi bỏ) Sau đó huyện Đông Ngàn bị cắt 3 tổng Tuân Lệ, Xuân Canh, Cổ Loa nhập vào huyện Đông Anh, tỉnh Vĩnh Phúc

Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân tiến hành các cuộc cải cách hành chính, điều chỉnh địa giới ở một số địa phương, xóa bỏ cấp phủ trung gian giữa tỉnh và huyện Từ Sơn lúc này gọi là huyện Đông Ngàn Năm 1925 lại đổi thành phủ Từ Sơn Phủ Từ Sơn thời kỳ này chỉ còn lại 10 tổng là Dục

Tú, Hạ Dương, Hà Lỗ, Hội Phụ, Mẫn Xá, Nghĩa Lập, Phù Chẩn, Phù Lưu, Tam Sơn, Yên Thường, và chỉ quản lý một huyện Từ Sơn.

Sau Cách mạng tháng 8-1945, các đơn vị hành chính dưới tỉnh có huyện, xã, bãi bỏ phủ Thi hành quyết định của chính phủ ngày 8-6-1961, Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Ninh đã bàn giao cho Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội các xã thuôc huyện Từ Sơn được cắt về ngoại thành Hà Nội, về huyện Đông Anh là các xã Liên Hà,Vân Hà, Mai Lâm, Đông Hội, Dục Tú.; về huyện Gia Lâm là các xã Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Tiền Phong, thị trấn Yên Viên, Dương Hà. Đến ngày 14-3-1963, hội đồng chính phủ ra quyết định số 25/QĐ sáp nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành huyện Tiên Sơn, đồng thời 2 xã Đông Thọ và Văn Môn được chuyển sang huyện Yên Phong, 2 xã Tương Giang và Phú Lâm của huyện Yên Phong được chuyển về huyện Tiên Sơn.

Năm 1999, huyện Tiên Sơn Được tách ra thành 2 huyện : Từ Sơn vàTiên Du.

Huyện Từ Sơn hiện nay có 10 xã và 1 thị trấn: Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng, Phù Chẩn, Tam Sơn, Đồng Quang, Châu Khê, Phù Khê, Hương Mạc, Tương Giang và thị xã Từ Sơn

Về điều kiện tự nhiên:

Huyện Từ Sơn có diện tích tự nhiên 61,4 km2; dân số là 116.368 người (số liệu tháng 10 năm 2003).

Từ Sơn là một vùng đất cổ, nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, địa hình bằng phẳng, có dòng sông Ngũ Huyện Khê chảy qua vùng phía Tây và Bắc huyện Dòng sông này có lưu lượng nước vừa phải, rộng khoảng 100- 150m cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các xã trong huyện Không chỉ mang lại phù sa, nước ngọt, con sông này còn hòa với hệ thống sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương, sông Lục Nam (Bắc Giang) trở thành ba trục giao thông nối liền vùng rừng núi phía Bắc với miền Đông Bắc và ven biển Từ Sơn từ ngàn xưa đã trở thành nơi mở ra những luồng giao lưu kinh tế - văn hóa vô cùng quan trọng.

Từ Sơn còn có những ngọn núi nhỏ như núi Tiêu, núi Tam Sơn Thời xa xưa, nơi đây còn phủ xanh rừng nhiệt đới với nhiều cây cối rậm rạp Rừng còn đầy dã thú với chim muông Những dấu ấn còn để lại chính là tên đất, tên làng, như: Rừng Báng (Đình Bảng), Rừng Sặt (Trang Liệt), …và gần đó là Du Lâm, Gia Lâm…trước kia, phủ Từ Sơn còn có huyện Đông Ngàn… Địa hình đồng bằng xen lẫn núi thấp, rừng rậm và sông ngòi đã tạo nên cảnh quan tự nhiên hữu tình của vùng đất Từ Sơn, lại là nơi chuyển tiếp giữa hai vùng văn hóa Thăng Long – Bắc Ninh, đây chính là nơi địa linh nhân kiệt.

1.1.2 Đặc điểm kinh tế của huyện:

Với nhưng ưu thế về điều kiện tự nhiên, Từ Sơn đã có một nền nông nghiệp tương đối phát triển Nhiều sản vật của Từ Sơn rất nổi tiếng như Hoài báng ở Đình Bảng (đây là loại thuốc quý trồng ở rừng Báng, thường dùng để tiến vua) Các giống lúa ở đây phong phú, đa dạng, chất lượng tốt như: nếp cái hoa vàng, tám thơm.

Với quan niệm “thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên” nghề nuôi cá trong ao hồ phát triển Tân Hồng là xã có nghề nuôi cá phát triển nhất huyện.

Công việc của nhà nông thường bận rộn vào những ngày mùa Tận dụng thời gian nông nhàn, người nông dân đã phát huy tính cần cù, khéo kéo và sáng tạo của mình để làm ra những sản phẩm thủ công phong phú và đa dạng.

Sách Bắc Ninh phong thổ tạp ký chép về một số kỹ nghệ dân gian ở vùng Đông Ngàn – Từ Sơn, thời kỳ trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 như sau: - Nghề nấu rượu có ở các xã Xá, Yên Thường, Quan Đình, Dương Lôi, Vân Điềm, Hà Lỗ, Kim Bảng.

- Nghề thợ mộc: chạm khắc gỗ, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở các xã Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ.

- Nghề thợ sơn , sơn mài, nhuộm vải có nhiều ở Đình Bảng, Tân Hồng

- Nghề đồng đỏ, dệt vải trắng có ở Xuân Trạch, Phù Ninh, Trang Liệt, Tam Sơn.

- Làng Đa Hội xã Châu Khê chuyên làm nghề rèn sắt cung cấp công cụ lao động và sinh hoạt cho cả vùng Ở Đa Hội hiện nay vẫn có đền thờ Quận công Trần Đức Huệ, người được coi là ông tổ của nghề rèn sắt.

Văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc , Từ Sơn , Bắc

Truyền thống hiếu học, khoa bảng của dòng họ

Dòng họ Đàm Thận có truyền thống hiếu học và khoa bảng nổi trội ở vùng quê Hương Mạc

Ngay từ đời thứ 2, thời Trần đã có người đỗ Trung khoa, tiếc rằng bản gia phả đầu tiên đã mất (do hỏa hoạn loạn lạc) nên không truy cứu cho rõ được. Đến đời thứ 3 dòng họ có tới 2 người là anh em ruột đỗ đại khoa Đó là Đàm Thận Huy, Đàm Thận Giản : Đàm Thận Huy: Năm 28 tuổi cụ đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh tuất niên hiệu Hồng Đức 21 (1490) đời Lê Thánh Tông Em trai Đàm Thận Huy là Đàm Thận Giản còn đỗ cao hơn anh : năm 34 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống 2

(1499) đời vua Lê Hiến Tông

Hai con trai của Đàm Thận Huy là Phúc Thiện và Các Trai cũng theo nghiệp cha, đều là Nho sinh trúng thức.

Nền thi thư hiếu học được xây dựng nền tảng từ đây Từ đời thứ 5 cho đến đời 21, đời nào cũng có nhiều người học giỏi và thành danh, không phải chỉ trong thời bình mà cả trong các thời kỳ loạn lạc, kinh tế rất khó khăn Thế XVI, dòng họ Đàm Thận có một danh nhân văn hóa nổi bật Đó là Đàm Công Hiệu: xuất thân là Nho sinh trúng thức, thi đỗ Sĩ vọng, được bổ làHuấn đạo, rồi Tri phủ Thanh Oai Sau đó Đàm Công Hiệu được tiến cử giữ chức Thị Nội Văn Chức Nhất Phiên, vào giảng sách trong Vương phủ, thăng quan đến chức Thượng thư bộ Công Khi Trịnh Cương đã làm Chúa, thường

4 6 bảo rằng : “Thầy với nhà Chúa đây , nghĩa bên ngoài là tôi với Chúa, nhưng tình bên trong thật là cha với con Nhà Chúa đây không biết lấy gì đền công thầy dạy bảo được Ở trong cung thầy muốn lấy gì , Chúa xin biếu” Cụ tìm lời từ chối, Chúa gặng hỏi mãi, cụ mới thưa rằng: “Nhờ ơn tổ tiên nhà, để lại cửa nhà cơ nghiệp đủ dùng, duy tôi chỉ muốn xin Chúa mấy nghìn bộ sách ở kho giảng đường , trước làm của kỷ niệm quý báu cho gia đình, sau truyền lại cho con cháu được học hành rộng thêm” Chúa bèn sai người mang về nhà biếu cụ.[68b,45]

Không ham của cải mà đem lòng chuộng sách vở, Đàm Công Hiệu đúng thực là một tấm gương cho con cháu họ Đàm

Năm Thành Thái thứ 7 (1895), khoa Ất Mùi, Đàm Liêm đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ Những người dân quanh vùng thường gọi là cụ Nghè Me. Ở thời hiện đại, dòng họ Đàm Thận vẫn có nhiều người học giỏi và đỗ đạt. Đàm Duy Huyên, không kể con dâu, con rể , đã có 2 con trai được phong hàm Giáo sư, giữ những cương vị quản lý quan trọng của các trường đại học, như: Đàm Trung Bảo giáo sư – tiến sĩ, chuyên ngành hóa dược trường Đại học dược Hà Nội, đã từng đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm bộ môn Đàm Trung Đồn: Giáo sư- tiến sĩ, chuyên ngành Vật lý chất rắn, chủ nhiệm bộ môn Vật lý chất rắn Đàm Hiếu Nhuệ (Đàm Văn Nhuệ): giáo sư- tiến sĩ, công tác tại trường Đại học kinh tế quốc dân, phó chủ nhiệm bộ môn Kinh tế công nghiệp, khoa Kinh tế công nghiệp, phó chủ nhiệm khoa sau đại học, trưởng khoa Sau đại học- Đại học kinh tế quốc dân Đàm Thanh Sơn, con ông Đàm Trung Bảo, 15 tuổi đoạt giải nhất kỳ thi Toán Quốc tế lần thứ 25, năm 1984, tổ chức tại Tiệp Khắc, hiện nay đang là Giáo sư trường Đại học Columbia-

Mỹ Đàm Hiếu Chí, con ông Đàm Trung Đồn , đoạt giải 3 kỳ thi Tin họcQuốc tế lần 3, năm 1991, tổ chức tại Hy Lạp

Dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn là dòng họ có nền học vấn cao, không phải chỉ ở thời Lê mà trong suốt các thời kỳ trung đại, cận đại rồi hiện đại ngày nay: Ở thời kỳ trung đại:

+ Số người đỗ Tiến sĩ (Sĩ vọng) là : 4

+Nho sinh trúng thức là: 31 Ở thời kỳ cận hiện đại:

+ Số các cử nhân đại học là: 62

Truyền thống hiếu học luôn đi đôi với truyền thống khoa bảng Dòng họ Đàm Thận có nhiều nhân vật đỗ đạt, làm quan Chức quan thấp nhất là xã trưởng có 6 người Chức quan cao nhất là Thượng thư cũng có tới 3 vị, trong đó có 2 vị được phong vương là Tiết nghĩa Đại vương Đàm Thận Huy, Quốc sư Đại vương Đàm Công Hiệu Ngoài ra, từ thời Lê cho đến thời Nguyễn, dòng họ có tới 19 người làm quan từ cửu phẩm trở lên Ví như: Đàm Tông Di: làm quan Cẩn sự tá lang, tri huyện An Lão (Hải Phòng) ; Đàm Tung: chức Giáo thụ Kinh thư ở Quốc Tử Giám Năm 1675, được bổ Tri phủ Kiến Xương, Quảng Bình Đàm Đình Khanh,: đỗ Nho sinh trúng thức năm Giáp Ngọ (1714), được hưởng ấm thụ , bổ chức Tư vụ ở Sảnh Tư vụ bộ Binh, sau thăng Hiến Cung đại phu Đàm Bình Cách: làm tri phủ Điện Bàn, Đàm Thận Liêm, làm đốc học Khánh Hòa, Thanh Hóa…

Dòng họ Đàm Thận nổi tiếng ở Từ Sơn nên trong cuốn Phong thổ Hà

Bắc thời Lê [12,52], tác giả viết :

Kẻ Cháy có lâu đài tướng cũ

Phép hay còn sáng rủ trăm năm Đến đất Ông Mặc họ Đàm

Thế có nghĩa là đất Ông Mặc là của họ Đàm, nhắc đến Ông Mặc là nhắc đến họ Đàm Điều đáng nói là truyền thống hiếu học của dòng họ không phải xuất phát từ mục đích học giỏi để đỗ đạt, làm quan mong cầu phú quý Đàm Quang Tán đời thứ 6 có nói với con cháu rằng: “ nên rèn luyện tính khí, phải có chí đọc sách, để trước mắt nâng cao được tri thức, để tu thân ”[68b,36] còn việc đỗ đạt làm quan là để rạng danh truyền thống khoa bảng của dòng tộc, cũng là tỏ rõ khí tiết mà thôi Quan điểm sống này của họ Đàm Thận là thấm nhuần triết lý về đạo làm trai của Nho giáo, là : tu thân , tề gia, trị quốc, bình thiên hạ Làm đấng nam nhi trên đời , trước hết phải tu thân, sau đó là lo việc nhà, tiếp đó mới là lo việc nước Gia đình là nền tảng của nước nhà, nhà có nền nếp, vững mạnh thì đất nước mới hùng cường Cụ Đàm Công Hiệu ở Thăng Long dạy học cho Chúa Trịnh, khi Chúa muốn biếu cụ của cải, cụ không nhận mà chỉ xin một nghìn bộ sách về để cho con cháu học tập Quả thực là tấm gương quý và ý nghĩa thì vô cùng thâm thúy

Hiện nay, số cử nhân, tiến sĩ của dòng họ đang ngày càng nhiều hơn.

Họ Đàm Thận còn thành lập Quỹ khuyến học và hàng năm, trong ngày giỗ tổ, con cháu lại làm lễ báo công với tổ tiên

Giáo sư Đặng Vũ Khiêu đã từng đến thăm đền thờ cụ Đàm Thận Huy và tặng đôi câu đối : “Đời đời thao lược đền ơn nước

Lớp lớp khoa danh giữ nghiệp nhà”

Dòng họ Đàm Thận ở thời kỳ nào cũng phát huy được truyền thống hiếu học, khoa bảng vẻ vang Những người con của dòng họ còn có nhiều đóng góp vào kho tàng văn hóa và lịch sử của dân tộc.

Sự nghiệp và trước tác của dòng họ

Dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn là một dòng họ lớn Người bắt đầu làm nên sự nghiệp làm rạng danh gia tộc, được tôn là Thủy tổ của dòng họ là Đàm Thận Huy Dòng họ vinh dự có nhiều người đạt danh vọng cao Nhưng điều đáng nói nữa là những người phụ nữ của dòng họ cũng làm nên sự nghiệp đáng ghi nhận. Đàm Thận Huy (1463-1526): Đàm Thận Huy : vốn là người thông minh, khí khái, học giỏi, thơ hay. Năm 1486: đỗ Tam giáp Tiến sỹ khoa Canh Tuất (1490) đời Lê Thánh Tông , niên hiệu Hồng Đức thứ 21

Năm 1495: được cử vào hội Tao đàn nhị thập bát tú.

Năm 1509: Cụ theo vua Tương Dực khởi nghĩa, được thăng Thượng thư, phong tước Lâm Xuyên bá Sau đó cụ Đàm Thận Huy làm quan thượng thư trải nhiều bộ (bộ Lễ, bộ Hình, …), từng phụng mạng sang sứ nhà Minh Năm Mậu Dần: thăng Thiếu Bảo và vào điện Kinh Diên giảng sách cho vua. Năm Nhâm Ngọ (1522) Mạc Đăng Dung tiếm ngôi vua, Đàm Thận Huy lúc này đã về trí sỹ, nhận được huyết chiếu của vua, bèn cùng các ông Nghiêm Bá Ký, Hà Phi Bằng, Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Hữu Nghiêm, mộ được hơn 6 nghìn quân, dựng cờ đánh Mạc nhưng việc không thành.

Năm 1526, Đàm Thận Huy đã tuẫn tiết tại Thọ Thành-Yên Thế.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung chính thức lên ngôi vua, cho rước hài cốt cụ về quê, ban sắc và tặng tước hầu, nhưng sắc ấy về đến thôn Cổ Châu (nay thuộc Vân Hà- Đông Anh-Hà Nội) thì bùng cháy.

Năm Cảnh Trị (1666) tặng phong tước Lâm Xuyên hầu, vua Lê Huyền Tôn còn bao phong cụ là Tiết nghĩa Đại vương và ban thụy là Trung Hiến, Năm Bính Ngọ nhà vua cho bộ Công về xây đền thờ tại quê hương và ban 3 chữ “Tiết Nghĩa Từ”, phong Thượng đẳng phúc thần, con cháu được ghi là Tiết nghĩa công thần tôn, được miễn sưu thuế và hưởng ấm thụ. Ở các đời vua sau đều có sắc phong cụ Đàm Thận Huy là Thượng đẳng phúc

5 0 được thăng thưởng nhiều lần, được giữ nhiều trọng trách trong triều đình. Dưới đây là những mỹ hiệu, chức danh của cụ được các đời Vua ở nhiều triều đại phong hoặc truy tặng:

* KIỆT TIẾT DỰC VẬN, TÁN TRỊ CÔNG THẦN, ĐẶC TIẾN KIM

TỬ, VINH LỘC ĐẠI PHU, LẠI BỘ THƯỢNG THƯ, TRI CHIÊU VĂN QUÁN TÚ LÂM CỤC, HÀN LÂM VIỆN THỊ, CHƯỞNG HÀN LÂM VIỆN

SỰ, NHẬP THỊ KINH DIÊN, THIẾU BẢO LÂM XUYÊN BÁ.

Ngày 18/1/1988 Bộ Văn hóa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận cụ là danh nhân văn hóa và nơi thờ cụ là di tích lich sử-văn hóa (Quyết định số 28-VH/QĐ ) vào sổ danh mục di tích lịch sứ số 250, đón Bằng Công nhận Di Tích Lịch Sử-Văn Hóa ngày 22/2/1990.

Trước tác Đàm Thận Huy để lại: Về địa lý - văn hóa có cuốn Phụng sứ an đài tổng ca Về văn xuôi có tác phẩm Sĩ hoạn châm qui, hiện lưu tại viện

Hán Nôm Về thơ có nhiều bài trong các tập Minh Lương Cẩm Tú, Hải Môn

Lữ Thứ, Quỳnh Uyển Cửu Ca đều có thơ của cụ Ngoài ra Đàm Thận Huy còn có tập thơ riêng là Mặc Trai thi tập, nhưng nay đã thất truyền Đặc biệt, trong số những sách vở cụ để lại còn có những bài thơ trao đổi với ông em là Đàm Thận Giản.

Trong tập thơ Minh Lương Cẩm Tú, Đàm Thận Huy có 3 bài thơ họa 3 bài thơ của vua Lê Thánh Tông là: Tư gia tướng sĩ, Anh tài tử và Lục Vân động đều viết khi Vua đem quân đi đánh Chiêm Thành

Thơ của Đàm Thận Huy rất có khí phách Vì thế đương thời, vua Lê thánh Tông khen là: “Thiên hạ đệ nhất danh thi nhân” Năm Quang Thiệu thứ

7 đồng thời với Thống Nguyên thứ nhất, Nhâm Ngọ (1522 ) khi ấy ĐàmThận Huy đã về trí sĩ thì nhận được mật chiếu của vua Lê Chiêu Tông, đã cùng với em ruột là Hoàng giáp Đàm Thận Giản bàn việc chống Mạc hay phòMạc Đàm Thận Huy có bài thơ:

Dịch: “Đạo trời sáng suốt Đẹp tiếng hiếu trung

Cụ em nói “ Anh tôi thực hành như vậy, về sau sẽ lừng tiếng biết bao”

Cụ nói rằng : “ Người bày tôi phải lấy chữ Trung Trinh làm trọng để lại tiếng thơm cho muôn thủa mai sau Ngày xưa có võ thần Lê Lai đã hết lòng trung nghĩa (với Vua) tiếng thơm muôn đời còn ngát mãi.

Con cháu nối đời được tắm gọi ơn Vua, gương trung nghĩa ngàn thu vẫn tỏ Huống chi, đấng văn thần đứng trong triều nội, áo bào rực đỏ lung linh, họ hàng con cháu lại không hết lòng báo quốc hay sao?

Người xưa nói rằng: “Kẻ nào nói xấu ta, ta cũng biết vậy”

Cụ lại nói rằng: “Tu thiên tước: Chính là dạy bảo cho thần tử ngày nay đấy”

Cụ em nói rằng: “Việc ấy khó khăn lắm thay”

Cụ lại làm hai bài thơ để khuyên bảo ông em:

Bài 1: - “ THIÊN TRIỀU SƠN ĐỈNH CHIẾM KHOA DANH

HUYNH ĐỆ ĐỒNG TRIỀU TÁ THÁNH MINH

QUỐC BỘ KỲ KHU PHÙ HẠ ẤP

CƯƠNG THƯỜNG LƯỠNG TỰ NHIỆM TRUNG TRINH”

Lược dịch: - “ Khoa danh chót vót sáng non đình

Huynh đệ cùng triều giúp thánh minh

Vận nước mỗi ngày thêm sáng tỏ

Bài 2: - “ TỰ CỔ NAN NĂNG TRUNG TRỰC TRẬN

PHƯƠNG DANH HÁCH DỊCH VĨNH TRUNG TỒN

VÂN NHƯNG KẾ THẾ CHIÊU HUÂN NGHIỆP

NGŨ QUẾ TAM HÈ CÁNH DIỆU MÔN”

Lược dịch: “ Từ xưa ai đã hết lòng trung Để lại tiếng thơm mãi lẫy lừng

Nối tiếp đời đời huân nghiệp sáng

Quế hoè tô đẹp nếp gia thanh”

Cụ thường nói: “Làm người bày tôi, phải lấy Trung Nghĩa đặt hàng đầu. Con người mà vẹn Trung, trọn Nghĩa thì tiếng thơm để mãi về sau Con cháu nghiệp nhà sẽ ngày càng chấn thịnh vậy” và có thơ rằng : “HUYNH ĐỆ ĐỒNG TRIỀU THẾ KỶ NHÂN

HỮU TRUNG HỮU NGHĨA CÁNH SINH XUÂN

TỬ TÔN DỊCH THẾ THANH DANH HIỂN

THIÊN TẢI CHIÊU CHIÊU CÁ TRỰC THẦN”

Lược dịch: “ Huynh đệ đồng triều có mấy ai

Chữ Trung chữ Hiếu thắm xuân dài

Con vinh cháu hiển thanh danh mãi

Nghìn thủa vẫn ngời toả ánh mai”

Cụ em nói rằng : “Mỗi khi thân huynh nghẹn ngào nghĩ tới Vua, lại càng liên tưởng tới khí tiết cao cả của ông Tô Tử, lại than thở cho ông Văn Thừa tướng hết mực trung thành, vẹn tròn Trung Nghĩa, lý đương nhiên là như vậy: Vậy thì con cháu họ hàng ở thôn xóm sao lại chẳng nghĩ ngợi sao? Đàm Thận Huy than rằng: “Bầy tôi là ông Mỹ Tử đã chấn hưng Đạo Hạ có muôn vàn khó khăn mà vẫn giành lại được Ông nhân kiệt phản lại kỷ cương của nhà Đường Cả hai người danh tiếng không thể nào trùng lặp được,tất nhiên phải khác xa.

Gia phong dòng họ

Tất cả các dòng họ lớn hay nhỏ đều có gia phong riêng của mình.

Nền nếp gia phong là sự khẳng định của những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của một cộng đồng, gia đình , gia tộc đối với các sự vật, hiện tượng, trải qua các thế hệ, được mọi người thừa nhận, tuân theo và thực hiện một cách tự giác Gia phong của một dòng tộc có vai trò đảm bảo sự tồn tại của dòng họ ấy và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của gia tộc.

Gia phong thuộc về thế giới tinh thần, nó không khép kín, cũng không bất biến mà luôn luôn được bổ sung, thanh lọc Gia phong là sắc thái văn hóa của các gia đình, dòng tộc.

Khi tìm hiểu về dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh ,chúng tôi đã nghiên cứu những di sản văn hóa của dòng họ, đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các thế hệ con cháu trong dòng họ, chúng tôi nhận thấy : đây

7 0 nền nếp gia phong rất thuần hậu, thể hiện phẩm chất, tính cách của con người

Từ Sơn , Bắc Ninh rất phong nhã, kiệm cần mà thượng võ

Trong lời đề tựa cuốn gia phả dịch sang chữ quốc ngữ, cụ Đàm Duy Tạo đã viết : “Họ Đàm ta vốn dõi học hành thanh bạch, tính người phần đông thật thà, thẳng thắn, thích cảnh giản dị tự do, ghét sự luồn cúi xu nịnh , biết khinh những danh lợi phù vân, biết yên phận nghèo hèn để giữ lấy phẩm giá. Những tính tình này truyền nối đến nay mới hơn 20 đời đã hun đúc nên nhiều bậc trung hiền rực rỡ trong sử xanh, đã xây thành một nền gia giáo lương thiện kiệm cần” [68,8]

Chúng ta sẽ thấy nét văn hóa này thể hiện qua từng cách ứng xử của các cá nhân trong dòng họ:

Năm 1509, cụ Đàm Thận Huy lúc bấy giờ đang làm thượng thư bộ Lễ, cụ Đàm Thận Giản làm Hộ bộ Tả thị lang Vua Tương Dực muốn thăng cụ Thận Giản lên thượng thư bộ Công Cụ anh đã tâu rằng: “thần đã làm thương thư, nay em thần lại lên thượng thư nữa, thần e thiệt đường cho bọn hiền tài trong thiên hạ” rồi cụ nhất định từ chối, vua cũng đành thôi [54,215]

Cụ Đàm Quang Tán (đời 6): nhà nghèo, nhưng luôn khuyên con cháu cố học hành Cụ thường bảo: “nhà ta vốn dòng thi thư, nên thận trọng, phải có chí đọc sách, trước mắt để nâng cao được tri thức, sau để tu thân” [68b,36]

Cụ Đàm Công Hiệu: năm Bính Dần, 1686, cụ được phong tri phủ Thượng Hồng, cụ làm quan thanh bạch nên nhà nghèo, lại gặp năm mất mùa, một dạo đã phải ăn khoai sọ trừ bữa , có người mang lễ một gánh gạo cụ nhất định không lấy Người nhà có ý phàn nàn, cụ bảo rằng: “Nhà mình tuy không có gạo nhưng còn có khoai ăn trừ bữa, chứ nhà nó, thường vợ con phải nhịn đói để lấy gạo lễ mình Giả gạo người ta, mình vẫn không chết đói mà thường cứu được cả nhân mạng nhà người ta đấy, thế thì còn phàn nàn gì nữa!”[68,42]

Cụ làm quan không chỉ thanh bạch, liêm khiết mà còn cương trực, công minh Gia phả cũ chép lại rằng khi cụ làm Tri phủ Hạ Hồng, có vụ án mạng giết người cướp ruộng mà thủ phạm là cậu Chúa Trịnh Các quan trước sợ quyền uy lắm, không dám truy xét đến nên đã qua 6, 7 năm mà vẫn chưa xử xong Khi cụ đến khéo hỏi tra được đầu đuôi tường tận, rồi cụ không e dè gì cả, đòi ngay tên thủ phạm đến Rồi cụ tra hỏi rất nghiêm nên hắn phải thú nhận Cụ lấy đủ chứng cớ, án lý, làm văn bản giao tội phạm lên tỉnh Việc đến vương phủ Chúa Trịnh, xử tử phạm nhân và còn ban chiếu khen cụ Vì có việc này Chúa mới biết đến cụ, sau đó Chúa Định Vương mới kén cụ vào dạy dỗ và trông nom Chúa Trịnh Cương.

Xét thấy, con người ta không phải cứ hung hăng, tả xung hữu đột nơi trận mạc mới là người có chất thượng võ Cụ Đàm Công Hiệu, một người con của dòng họ Đàm Thận đã thể hiện rõ chí khí của một bậc hiền nhân quân tử : bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất

Khi Trịnh Cương đã làm Chúa, thường muốn biếu đãi cụ, nhưng cụ đều chối từ Một hôm , Chúa vời cụ vào cung và bảo rằng : “Thầy với nhà Chúa đây , nghĩa bên ngoài là tôi với Chúa, nhưng tình bên trong thật là cha với con Nhà Chúa đây không biết lấy gì đền công thầy dạy bảo được.Ở trong cung thầy muốn lấy gì , Chúa xin biếu! ” cụ tìm lời từ chối , Chúa gặng hỏi mãi, cụ mới thưa rằng: “Nhờ ơn tổ tiên nhà, để lại cửa nhà cơ nghiệp đủ dùng, duy tôi chỉ muốn xin Chúa mấy nghìn bộ sách ở kho giảng đường , trước làm của kỷ niệm quý báu cho gia đình, sau truyền lại cho con cháu được học hành rộng thêm” Chúa bèn sai người mang về nhà biếu cụ.[68b,45]

Năm Tân Sửu (1721) Lê Dụ Tôn- Bảo Thái thứ 4: cụ mệt, một hôm An Đô Vương về hỏi thăm cụ, thấy cụ vẫn nhà tranh vách đất muốn ngỏ ý mua thêm đất và làm nhà khác cho cụ nhưng cụ không nghe Mãi đến khi cụ mệt

Nhà tôi vốn hàn vi, nay nhờ ơn Chúa được thế này đã là quá lắm, lại còn mong ước gì, chỉ hiềm một nỗi là nhà ít đinh, chi phái hiếm người và chỉ ước mong khỏi bệnh để lại được ra thăm chỗ giảng đường cho đỡ nhớ thì hay lắm “ Trịnh Cương biết cụ khó qua khỏi Một mặt sai Hưng quận công

Nguyễn Thế Trung đi về xem đất đặt mả cầu đa đinh, mặt khác sai người dỡ tòa giảng đường chuyển về dựng trên quê cụ Quốc sư Đàm Công Hiệu để thỏa lòng nhớ của cụ Hưng quận công tìm được mấy ngôi đất bèn vẽ về xin ý kiến của cụ Một ngôi ở bãi Nghê, trước làng Giỗ Khê; một ngôi nữa tại đình làng Giỗ Khê đẹp hơn cả,…Cụ nói rằng: “ tuy ngôi ở tại đình làng Giỗ Khê đẹp hơn nhưng để đất cầu đinh mà lại bắt dân làng phải dỡ đình thì còn phúc đâu mà hưởng mãi về sau” Bởi vậy chọn ngôi mộ ở Giỗ Khê , nơi bãi Nghê làm sinh phần.[68b,45]

Cụ Đàm Liêm tính rất hiền hậu, gặp cảnh dì ghẻ con chồng, cụ kế mẫu sinh con một bề, hay trái tính, đối xử với cụ lắm khi ngang ngược, nhưng cụ vẫn một lòng hiếu thuận, không hề tỏ vẻ bất bình Bài trướng các văn thân hàng tỉnh có câu : HIẾU CHỮ HẬU MẪU, NHÂN VÔ GIÁN MÔN ( nghĩa là hiếu với dì ghẻ, không ai nói vào đâu được ).

Phu nhân của cụ Đàm Liêm là Vũ Thị Thực, người làng Hoàng Mai (làng

Mơ, Hà Nội ) cũng xứng đáng là người phụ nữ xuất sắc của dòng họ Đàm Thận Cụ người thấp, đi đứng nhanh nhẹn, nhàn nhã, tính tình vui vẻ, bụng rộng rãi thương người nghèo, ở với người nhà độ lượng, người làng khiêm nhường Cụ trọng sự lễ nghĩa, giản dị hơn sự phú quý phù hoa Cụ tuy là đàn bà nhưng rất can đảm vững vàng, gặp lúc nguy hiểm không hề bối rối, sợ hãi.Nhờ đức tính ấy mà năm Giáp Thìn, khi nhà bị cướp, cụ đã đưa bọn cướp đi quanh co nên đã cứu được người nhà đang đau yếu khỏi bị cướp bắt Trong sinh hoạt, cụ rất tiết kiệm, giản dị, chỉ khi nhà có việc cụ mới ăn vài miếng thịt, còn quanh năm cụ chỉ ăn cơm rau, hoa quả, con cua, con ốc Nhưng đối với bà con xóm giềng cụ lại rất rộng rãi, không tiếc gì ai bao giờ, nhất là lúc khó khăn Hồi kinh tế khủng hoảng (1930), cụ thường bảo con cháu rằng:

Đóng góp của dòng họ Đàm Thận trong lịch sử dân tộc từ thế kỷ XV đến nay

Thời trung đại

Những đóng góp về chính trị:

Năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng Đất nước trở lại thanh bình Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (29 tháng 4 năm 1428) Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế ở Đông Kinh -Thăng Long, khôi phục tên nước là Đại Việt, mở đầu triều đại Lê sơ Các vị vua nhà Lê dốc sức khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá và giáo dục và củng cố chính quyền.

Về kinh tế, nhà Lê khẩn trương ban hành những chính sách nhằm khôi phục hoạt động sản xuất bàng cách xóa bỏ ruộng hoang, khuyến khích dân lưu tán ở khắp nơi về quê cày cấy Đồng thời nhà nước cũng ban hành chính sách quân điền để quản lý ruộng đất công.

Về mặt chính quyền, vua Lê Thái Tổ xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình thời Trần Dưới vua có hai chức Tả, Hữu tướng quốc, 3 chức Tư, 3 chức Thái, 3 chức Thiếu, Bộc xạ vv… giúp việc bàn bạc, quyết định những công việc quan trọng của triều đình Tiếp đến là hai bên Văn và Võ Văn ban do Đại Hành khiển đứng đầu, phụ trách chung mọi việc Sau đó là hai bộ Lại và Lễ do Thượng thư đứng đầu, các cơ quan chuyên trách như khu mật viện, Hàn lâm viện, Ngũ hình viện, Ngự sử đài, Quốc tử giám, Quốc sử viện, Nội thị sảnh, các Quán, Cục, Ti Võ ban thì có các chức Đại Tổng quản, Đại đô đốc, Đô Tổng quản, Tổng quản, Tổng binh, Tư mã vv Ở địa phương, đứng đầu các đạo là chức Hành khiển phụ trách mọi việc quân dân, sau đó là các

An phủ sứ, Tri phủ, Tuyên phủ sứ, Chuyển vận sứ đứng đầu các trấn, lộ, huyện Ở các xã có xã quan.

Năm 1460 – 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn Các chức vụ trung gian giữa vua và các cơ quan hành chính như Tướng quốc, Bộc xạ, Tư đồ, Đại Hành khiển, Trung thư sảnh vv đều bị bãi bỏ Vua trực tiếp chỉ đạo 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công (do Thượng thư đứng đầu) là những cơ quan chính phụ trách mọi mặt công tác của triều đình. Giúp việc cụ thể có 6 Tự, Viện Hàn lâm, Viện quốc sử, Quốc tử giám, Bí Thư giám vv Bộ phận thanh tra quan lại được tăng cường: Ngoài Ngự sử đài có 6 khoa chịu trách nhiệm theo dõi các bộ.

Về võ, vua cũng là người chỉ huy tối cao; bên dưới có 5 quan đô đốc phủ, các vệ quân bảo vệ kinh thành và Thủ đô Ở các đạo thừa tuyên, Thánh Tông đặt ra 3 ty: Đô Tổng binh sứ ty (gọi tắt là Đô ty) phụ trách quân đội, Thừa tuyên sứ ty (gọi tắt là Thừa ty) phụ trách các việc dân sự, Hiến sát sứ ty ( Hiến ty) phụ trách việc thanh tra quan lại trong đạo của mình.

Các phủ có các tri phủ đứng đầu, các huyện, châu có tri huyện, tri châu, ở xã, chức xã quan được đổi gọi là xã trưởng Ở miền thượng du, các bản mường vẫn được giao cho các tù trưởng, lang đạo cai quản như cũ Riêng mạn biên giới phía bắc, nhà Lê cử thêm một số tướng giỏi người miền xuôi lên trấn trị và biến thành“ Phiên thần”, đời đời nối nhau cai quản địa phương. Chủ trương của Lê Thánh Tông là bảo đảm sự thống nhất trong chính quyền từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương, “các chức lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng gìn giữ nhau, lẽ phải của nuớc không bị chuyện riêng, việc lớn của nước không đến lung lay, khiến có thói tốt làm hợp đạo, đúng phép” (Hiệu định quan chế )

Khác với nhà Trần, nhà Lê không giao quyền lực cho qúy tộc tôn thất mà sử dụng đội ngũ quan lại qua thi cử Đây là cơ hội cho những người dân Bắc Ninh đem thực học của mình ra giúp nước nhà Một đội ngũ trí thức Nho học đông đảo của Kinh Bắc đã gia nhập đội ngũ quan lại nhà Lê Trong đó dòng họ Đàm Thận đóng góp nhiều gương mặt tiêu biểu:

Thứ nhất là Đàm Thận Huy: đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân năm Canh Tuất (1490) Sau khi về quê vinh quy bái tổ, Đàm Thận Huy trở lại triều đình nhậm chức Đàm Thận Huy làm quan trongthời gian hơn 30 năm (từ

1490 đến 1525), trải các cương vị: Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Lại, Thượng thư bộ Hình, Chưởng Hàn lâm viện sự, Tri chiêu văn quán, Tú lâm cục, Nhập thị Kinh Diên, Thái bảo.

Thứ hai là em trai của Đàm Thận Huy là Đàm Thận Giản cũng đỗ Hoàng giáp năm Kỷ Mùi (1499) làm quan đến chức Tả Thị lang bộ Hộ Các con của Đàm Thận Huy thì làm quan chức ở địa phương: Đàm Phúc Thiện là Tri phủ Quốc Oai còn Đàm Các Trai làm Tán trị thừa chính sứ đạo Lạng Sơn

Như vậy, công việc triều chính của nước nhà chia cho 6 bộ, thì anh em họ Đàm Thận từng quản lý qua 4 bộ, là: bộ Hình, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Lại Đàm

Thượng thư, đứng đầu các bộ Đó là những cương vị có vai trò ảnh hưởng lớn đến tình hình quốc gia đại sự Chức vụ của Hình bộ ( theo Phan Huy Chú- Quan chức chí- Lịch triều hiến chương loạt chí) là: “giữ mọi công việc về luật lệnh, hình pháp, xét lại các vụ tù đầy, kiện cáo, các việc nghiêm cấm” [7,

491] Với vai trò là Thượng thư, người đứng đầu bộ Hình, rõ ràng mọi việc liên quan đến kỷ cương của đất nước nằm trong tay vị quan họ Đàm Thời kì này, pháp luật được xây dựng và ban bố rộng rãi Bộ luật Hồng Đức là cơ sở cho các quan ở Hình bộ làm theo Thượng thư Đàm Thận Huy nắm rất rõ nội dung luật này Hiện nay, dòng họ Đàm Thận vẫn giữ được 1 bộ bằng nguyên bản chữ Hán.

Sau đó, Đàm Thận Huy còn giữ cương vị Thượng thư qua các bộ : bộ

Lễ, bộ Lại Bộ Lại giữ trách nhiệm: “Cân nhắc nhân vật, bổ dùng các quan chức trong ngoài.”… “ chiếu theo sự lý của triều trước đã định rõ, xét lời nói, việc làm, xem khí độ, kiến thức và xem khoa trường trúng nhiều kỳ hay ít , làm việc lâu năm hay mới, để làm chuẩn định bổ đi chỗ nhiều việc hay ít việc [7,450] Ở thời Lê, hệ thống quan chức từ trung ương đến địa phương được cắt đặt đầy đủ, số lượng lên tới vài nghìn người (Theo thống kê năm 1471, tổng số quan lại là 5370 người, gồm 2755 quan lại ở Trung ương (399 quan văn,

857 quan võ, 466 tòng quan và một số tạp lưu), 2615 quan lại địa phương

(926 quan văn 587 quan võ, 41 tòng quan và một số tạp lưu [15-321] Vì thế, việc quản lý bộ Lại có tác động đến toàn bộ hệ thống triều đình nhà Lê, liên quan chặt chẽ đến đời sống của nhân dân

Thời cận hiện đại

S au khi tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc-Từ Sơn-Bắc Ninh chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1 Dòng họ ở Hương Mạc-Từ Sơn-Bắc Ninh là một dòng họ lớn và lâu đời trong số những dòng họ có mặt trên đất nước Việt Nam Ông tổ của dòng họ đã sinh sống trên vùng đất Ông Mặc (Hương Mạc, Từ Sơn) từ cuối thời Trần Trải qua hơn 500 năm tồn tại và phát triển dòng họ đã có nhiều chi nhánh lập nghiệp trên mọi miền đất nước suốt từ Bắc đến Nam Nhưng dù ở đâu, thuộc chi nhánh nào dòng họ vẫn xây dựng nên truyền thống riêng của mình Dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc là nhánh gốc, đã sống trên vùng đất này trong suôt hơn 5 thế kỉ, con cháu đông đúc và tạo dựng nên truyền thống văn hóa đáng tự hào Đó là truyền thống hiếu học, khoa bảng và yêu nước cách mạng

2 Lịch sử của dòng họ Đàm Thận cũng có những bước thăng trầm giống như lịch sử của một dân tộc: dòng họ phát triển mạnh ở thời Lê, có nhiều người thành đạt, làm nên sự nghiệp lớn Nhưng sang thời Nguyễn, thời Tây Sơn những nhân vật có tiếng tăm của dòng họ có phần ít đi Đến thời kì hiện đại, dòng họ lại có bước phát triển mới: con cháu đông đúc hơn, có nhiều người làm nên sự nghiệp vẻ vang, đóng góp cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước

Họ Đàm Thận ở Hương Mạc-Từ Sơn phát triển tuân theo 2 quy luật cơ bản của các dòng họ: có quá trình hình thành, phát triển qua thời gian dài và có sự đột khởi của các cá nhân trong dòng họ Sự đột khởi đó diễn ra rheo hai con đường :

Thứ nhất : theo con đường khoa bảng

Ngày đăng: 21/08/2023, 08:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w