1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Danh gia thuc trang va de xuat mot so giai phap 109002

73 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Danh Gia Thuc Trang Va De Xuat Mot So Giai Phap
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 229,73 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (1)
  • 1.2. Mục tiêu của đề tài (3)
    • 1.2.1. Mục tiêu chung (3)
    • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (3)
  • 1.3. Ý nghĩa của đề tài (3)
    • 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập (3)
    • 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn (3)
  • PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (1)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (4)
      • 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến sử dụng đất và sử dụng đất lâm nghiệp (4)
      • 2.2.2. Quan điểm về sử dụng đất và sử dụng đất lâm nghiệp bền vững. 7 2.2. Cơ sở thực tiễn (7)
      • 2.2.1. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp trên thế giới (11)
      • 2.2.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam (16)
      • 2.2.3. Địa phương (23)
  • PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (4)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (25)
    • 3.2. Phạm vi, nội dung nghiên cứu (25)
      • 3.2.1. Phạm vi nghiên cứu (25)
      • 3.2.2. Nội dung nghiên cứu (25)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (25)
      • 3.3.1. Phương pháp duy vật biện chứng (25)
      • 3.3.2. Phương pháp duy vật lịch sử (26)
      • 3.3.3. Phương pháp đối chiếu so sánh (26)
      • 3.3.4. Phương pháp thống kê (27)
      • 3.3.5. Phương pháp phân tích SWOT (29)
      • 3.3.6. Phương pháp chuyên gia (29)
    • 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá (29)
  • PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (25)
    • 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quang Thuận (31)
      • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên (31)
      • 4.2.2. Công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng (43)
      • 4.2.3. Độ che phủ rừng xã Quang Thuận giai đoạn 2008 – 2010 (44)
      • 4.2.4. Thực trạng khai thác gỗ của xã Quang Thuận giai đoạn 2008 – 2010 (46)
      • 4.2.5. Công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng (47)
      • 4.2.6. Đánh giá tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ điều tra. 48 4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp xã Quang Thuận (48)
      • 4.3.1. Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết (50)
      • 4.3.2. Nhận thức của người dân trong việc sử dụng đất lâm nghiệp (51)
      • 4.3.4. Ảnh hưởng của các chính sách (55)
    • 4.4. Phân tích SWOT đối với việc sử dụng đất lâm nghiệp bền vững của các hộ dân (56)
    • 4.5. Nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ điều tra (58)
    • 4.6. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp (58)
      • 4.6.1. Nhóm giải pháp đất đai (58)
      • 4.6.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật (59)
      • 4.6.3. Nhóm giải pháp tuyên truyền (60)
  • PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (31)
    • 5.1. Kết luận (61)
    • 5.2. Kiến nghị (62)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................62 (63)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Rừng là một trong những tài nguyên quan trọng của đất nước Không chỉ cung cấp gỗ và các loại lâm sản khác mà còn là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, giữ nước và làm sạch không khí Việt Nam là một đất nước mà địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ thì rừng đóng một vai trò hết sức quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự phát triển chung của quốc gia.

Tính đến cuối năm 2009, toàn quốc có gần 13,259 triệu ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10,339 triệu ha, diện tích rừng trồng là 2.919 triệu ha Theo tính toán sơ bộ của Bộ NN&PTNT đến cuối năm 2010, cả nước sẽ có 13,390 triệu ha rừng và còn 2,850 triệu ha đất trống quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp [7].

Diện tích rừng trồng tập trung năm 2010 ước tính đạt 252,5 nghìn ha, tăng 3,9% so với năm 2009 Một số địa phương có diện tích rừng trồng mới tập trung đạt cao là: Hà Giang 15,5 nghìn ha; Tuyên Quang 15,5 nghìn ha; Yên Bái 14 nghìn ha Sản lượng gỗ khai thác năm 2010 ước tính đạt 4042,6 nghìn m 3 , tăng 7,3% so với năm trước Những địa phương có sản lượng gỗ khai thác lớn là: Phú Thọ 243,5 nghìn m 3 ; Yên Bái 200,1 nghìn m 3 ; Hoà Bình 139,4 nghìn m 3 Sản lượng củi khai thác cả năm ước tính đạt 28,2 triệu ste, tăng 1,4% so với năm trước Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng năm 2010 đạt 1085,3 nghìn ha, tăng 5,2% so với năm 2009; diện tích rừng được chăm sóc 507,8 nghìn ha, tăng 4,5%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 181,5 triệu cây, tăng 0,6% [2]

Công tác bảo vệ rừng và tuyên truyền phòng chống cháy rừng luôn được các địa phương quan tâm và tổ chức triển khai đến các thôn, bản Tuy nhiên, do thời tiết khô hạn kéo dài nên hiện tượng cháy rừng vẫn xảy ra tại một số địa phương Tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá năm 2010 là

7781 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy 6723 ha; diện tích rừng bị chặt phá

1058 ha Các địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Hà Giang 842 ha;Lào Cai 795,5 ha; Yên Bái 740,5 ha; Sơn La 663 ha; Cao Bằng 232,3 ha [2]

Ngoài ra tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép ở một số địa phương trở thành các điểm nóng Tình trạng phá rừng trái pháp luật, chống người thi hành công vụ còn diễn biến phức tạp ở một số địa phương gây bức xúc trong xã hội. Đứng trước thực trạng trên nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bảo vệ và phát triển rừng thu hút sự tham gia rộng rãi của toàn dân, tích cực bảo vệ rừng tự nhiên và trồng mới rừng nhằm sử dụng đất lâm nghiệp một cách hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân nhất là người dân miền núi đang gặp nhiều khó khăn.

Quang Thuận là một xã miền núi thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Xã có địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi dốc Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3249 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 2423,58 ha chiếm 74,58%

[8] Là một xã có diện tích rừng và đất rừng lớn thì phát triển kinh tế rừng là một hướng đi đầy triển vọng, tạo được việc làm cho người dân, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế thiên tai, bảo vệ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của xã còn nhiều phức tạp, tranh chấp đất vẫn thường xuyên xảy ra ở một số thôn bản gây khó khăn trong việc quản lý và sử dụng Tính riêng 2009 toàn xã đã xảy ra 21 vụ tranh chấp đất đai, với diện tích là 14,6 ha Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra ở hầu hết các thôn bản trong xã, diện tích rừng bị cháy tính được 2009 là 18,4 m 3 gỗ Hiện tượng cháy rừng vẫn tiếp diễn nhất là vào mùa khô Chỉ trong vòng 3 năm từ 2008 - 2010 toàn xã đã xảy ra 5 vụ cháy rừng lớn ở khu vực Khau Cùa thôn Booc Khún, thôn Nà Hin, Nà Vài Với tình trạng khai thác rừng như hiện nay dẫn đến hậu quả khó lường, thiên tai lũ lụt tàn phá nhiều diện tích lúa và hoa màu của bà con nhân dân trong xã Chỉ tính trong hai năm từ 2009 đến 2010 số thiệt hại do mưa lũ gây ra đã vùi lấp 7,4 ha diện tích lúa và hoa màu, tàn phá nhiều công trình thủy lợi, đường giao thông liên thôn trong xã [1] Nhận thức của người trong việc sử dụng và bảo vệ đất rừng còn chưa đồng đều gây khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Để hạn chế tình trạng trên, nâng cao ý thức của người dân trong việc quản lý và bảo vệ rừng, nhằm sử dụng đất lâm nghiệp một cách hiệu quả bền vững, phát huy được thế mạnh của địa phương chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: : “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp bền vững tại xã Quang Thuận - Bạch Thông - Bắc Kạn ”.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất lâm nghiệp bền vững tại xãQuang Thuận từ đó đề xuất một số giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp tại địa bàn.

Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp bền vững trên địa bàn xã Quang Thuận giai đoạn 2008 – 2010 ?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp của xã?

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc sử dụng và quản lý đất rừng của các hộ dân ?

- Nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ điều tra ?

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp bền vững ?

Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa trong học tập

Đề tài giúp cho bản thân vận dụng được những kiến thức đã học vào trong thực tế, nâng cao năng lực chuyên môn, tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân sau khi tốt nghiệp ra trường.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng và sử dụng đất lâm nghiệp bền vững trên địa bàn xã Quang Thuận - Bạch Thông - Bắc Kạn

Phạm vi, nội dung nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng, quản lý đất lâm nghiệp bền vững trên địa bàn xã Quang Thuận - Bạch Thông - Bắc Kạn

- Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu từ năm 2008 đến năm 2010

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý đất rừng bền vững trên địa bàn xã Quang Thuận giai đoạn 2008 - 2010

- Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lâm nghiệp của xã giai đoạn 2008 – 2010

+ Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết

+ Nhận thức của người dân về rừng và sử dụng đất rừng

+ Ảnh hưởng của các dự án đến diện tích rừng trồng

+ Ảnh hưởng của chính sách (đất đai, hỗ trợ vốn, quản lý tài nguyên rừng) đến sử dụng đất lâm nghiệp

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ dân trong xã từ đó đề xuất giải pháp sử dụng đất phù hợp với thực tế ở địa phương

- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ điều tra

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp bền vững

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp duy vật biện chứng

Phương pháp này yêu cầu xem xét sự vật hiện tượng một cách không cô lập mà phải xem xét trong mối quan hệ của nó, không phải trong trạng thái tĩnh mà trong sự vận động phát triển, trong sự chuyển biến từ lượng sang chất giữa các mặt với nhau, giữa lạc hậu và tiến bộ Đồng thời phải nghiên cứu nó trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn Mục đích là xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ với nó, trong điều kiện cụ thể.

Sử dụng phương pháp này nghiên cứu vấn đề sử dụng đất lâm nghiệp phải đặt trong mối quan hệ của nó như: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội… từ đó thấy được sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó với việc sử dụng và quản lý đất lâm nghiệp bền vững tại địa phương.

3.3.2 Phương pháp duy vật lịch sử Đây là phương pháp của sử học Nhờ vào phương pháp này nhà nghiên cứu có thể khảo cứu sự hình thành và phát triển của đối tượng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử của nó Trong khi vận dụng phương pháp này, nhờ vào phân tích tài liệu, nhà nghiên cứu có thể tái dựng lại bức tranh về hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa để xác định nguồn gốc ra đời cũng như diễn biến và trình tự phát triển của đối tượng nghiên cứu, điều kiện lịch sử làm cho cơ cấu của đối tượng bị thay đổi.

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp lịch sử sẽ được vận dụng để tái dựng lại bức tranh lịch sử quá trình sử dụng và quản lý đất lâm nghiệp từ

2008 đến 2010 Đồng thời, thừa kế những thành quả của các nghiên cứu trước đây Kế thừa thông tin về đất đai thông qua việc thống kê diện tích đất đai có sẵn ở địa phương.

3.3.3 Phương pháp đối chiếu so sánh

Là phương pháp được sử dụng bằng cách phân loại, đối chiếu những hiện tượng và những quá trình đang nghiên cứu theo những tiêu chí nhất định để tìm ra những nét đặc thù trong tiến trình phát triển của nó Thông thường người ta tiến hành đối chiếu đối tượng nghiên cứu theo thời gian (nghĩa là nghiên cứu xem xét đối tượng trong phạm vi nghiên cứu, nhưng vào thời kỳ phát triển khác nhau); hoặc tiến hành đối chiếu những hiện tượng, những quá trình nghiên cứu đang xảy ra ở những khu vực nông thôn khác nhau để thấy những nét đặc thù trong sự biểu hiện của nó.

Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu, so sánh sự biến đổi diện tích đất rừng, độ che phủ của rừng qua các năm So sánh tình hình sinh trưởng phát triển của các loại cây lâm nghiệp So sánh thu nhập lâm nghiệp, mức độ khai thác rừng qua các năm trên địa bàn xã.

Phương pháp thống kê là phương pháp hữu hiệu để xử lý và thu thập được những thông tin định lượng của một cuộc nghiên cứu.

Sử dụng để chọn thôn điều tra, bằng hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên. Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp lấy mẫu sao cho mọi cá thể của quần thể nghiên cứu (population) được lựa chọn một cách độc lập và có cơ hội ngang nhau.

Xã có 12 thôn: Nà Đinh, Nà Chạp, Nà Thoi, Boóc Khún, Nà Vài, Nà Lẹng, Nà Kha, Nà Hin, Nà Lìu, Phiêng An 1, Phiêng An 2, Khuổi Piểu.

Chọn điều tra 4 thôn: Nà Đinh (35 hộ), Nà Chạp (43 hộ), Nà Thoi (62 hộ), Nà Vài (32 hộ) Là 4 thôn đại diện nhất cho xã Quang Thuận về lâm nghiệp.

Dùng phương pháp chọn mẫu có điều kiện để chọn các hộ điều tra Mỗi thôn chọn 15 hộ có đất rừng và tham gia trồng rừng để điều tra.

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Là phương pháp thu thập thông tin, có sẵn hoặc từ các tài liệu đã được công bố Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án, các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền hình, đài phát thanh, sách, báo viết, báo điện tử )

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, số liệu diện tích đất lâm nghiệp, các chương trình dự án lâm nghiệp của toàn xã.

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông tin qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát trực tiếp, sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc

Trong phạm vi đề tài này, để thu thập các thông tin sơ cấp sử dụng một số phương pháp như: Quan sát trực tiếp, phỏng vấn

+ Phương pháp quan sát trực tiếp

Cung cấp các thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu Phương pháp này sẽ được sử dụng để quan sát trong suốt quá trình điều tra Quan sát khu rừng trồng của các hộ trong thôn, tìm hiểu diện tích, loại cây trồng, tình hình sinh trưởng

Là phương pháp phỏng vấn, trong đó người phỏng vấn dùng bộ câu hỏi chi tiết đã được xây dựng sẵn (còn gọi là phiếu điều tra) liên quan đến mục đích, nội dung của hoạt động để phỏng vấn người thực hiện hoặc liên quan đến hoạt động cần tìm hiểu.

Sử dụng bộ phiếu điều tra: Điều tra 4 thôn với số phiếu là 60.

+ Phỏng vấn bán chính thức (Phỏng vấn bán cấu trúc) Đây là phương pháp phỏng vấn được tiến hành bằng câu chuyện khá cởi mở có tính chất trao đổi giữa người được phỏng vấn và người phỏng vấn. Phỏng vấn bán cấu trúc được bắt đầu bằng những câu hỏi hoặc chủ đề, tuy vậy câu hỏi không nên chuẩn bị trước mà được hình thành trong quá trình phỏng vấn Phương pháp này đạt được mục đích là:

Phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập những thông tin mang tính đại diện, thông tin chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu.

Nguyên tắc khi phỏng vấn bán cấu trúc: Chuẩn bị trước những vấn đề cần tìm hiểu, trong khi phỏng vấn tạo không khí cởi mở, trao đổi về vấn đề quan tâm, không nên kéo dài lâu (quá 45 phút)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quang Thuận

 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình

Quang Thuận là một xã vùng cao nằm ở phía tây nam của huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm huyện 30 km, cách thị xã Bắc Kạn 10 km, có vị trí như sau:

+ Phía đông giáp phường Sông Cầu, Thị xã Bắc Kạn

+ Phía tây giáp xã Dương Phong, huyện Bạch Thông

+ Phía nam giáp xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới

+ Phía Bắc giáp xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông

Với vị trí này, xã có điều kiện phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế xã hội

Quang Thuận là xã có địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, nơi có con Sông cầu chảy qua, độ chia cắt khá mạnh, địa hình dốc dần theo hướng Tây bắc - Đông nam Theo sự phân bố đất đai trên lãnh thổ cùng với quá trình sản xuất đã tạo nên 3 loại địa hình khác nhau mà chủ yếu là loại hình đồi núi dốc, ngoài ra còn có núi thấp, bãi bồi và đồng ruộng Với địa hình như vậy ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Xã Quang Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô ít mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc Mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp nên có khí hậu ổn định và tương đối mát mẻ.

Nhiệt độ trung bình tương đối thấp Nhiệt độ trung bình hằng năm vào khoảng 21,2 o C, nhiệt độ cao nhất là 39 o C, nhiệt độ thấp nhất là 3,4 o C Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm không quá cao vào khoảng 5- 8 o C.

Lượng mưa trung bình năm là 2135 mm, chủ yếu tập trung vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 70% lượng mưa cả năm

Với đặc điểm khí hậu như vậy thì đất đai trên địa bàn xã thuận lợi cho phát triển các loại cây lâm nghiệp nhiệt đới như: keo, mỡ, bồ đề Tuy nhiên vào mùa khô, thời tiết khô hạn rất dễ xảy ra hiện tượng cháy rừng

Tình hình đất đai Đất đai xã Quang Thuận thuộc miền đất cổ bazan trầm tích, ngoài ra còn có loại đất phù sa phân bố tập trung ven các con sông suối chảy trên địa bàn xã nhưng với diện tích nhỏ Nhìn chung đất đai ở đây tương đối màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Lúa, ngô, khoai, sắn…Cây ăn quả (CAQ) như: Cam, quýt và các loại cây lâm nghiệp như mỡ, keo, bồ đề

(Nguồn: Ban địa chính xã Quang Thuận 2008 – 2010 )

(Xem chi tiết phần phụ lục 1)

Hình 4.1: Diện tích đất đai xã Quang Thuận giai đoạn 2008 – 2010

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Quang Thuận là 3249.28 ha Diện tích từng loại đất có sự biến đổi qua các năm Trong đó:

2008 2009 2010 Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng giảm xuống Năm 2008 là 2557,34 ha, đến năm 2010 diện tích đất này còn 2423,58 ha chiếm 74,59% so với diện tích đất tự nhiên của toàn xã Trong tổng số 2423,58 ha đất lâm nghiệp thì có 933,97 ha là đất rừng phòng hộ được giao cho 50 hộ ở 3 thôn có rừng phòng hộ quản lý và bảo vệ với mức chi 50.000đ /ha Đất rừng sản xuất là 1489,61 chiếm 61,05% được phủ kín bằng các loại cây như: Mỡ, bồ đề, keo lai. Đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm Năm 2008 là 300,84 ha đến 2010 tăng lên 435,3 ha chiếm 13.39% so với tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích đất trồng lúa, ngô, hoa màu có giảm dần do mưa lũ gây sạt lở, mất đất Đất trồng cây lâu năm tăng lên, chủ yếu là trồng CAQ và chè Đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng hầu như không có sự thay đổi lớn Diện tích đất phi nông nghiệp tăng không đáng kể Diện tích đất chưa sử dụng của xã năm 2010 còn khá lớn là 284,6 ha chiếm 8,75% diện tích đất tự nhiên.

Ta thấy rằng diện tích đất đai chủ yếu của xã là đất lâm nghiệp, như vậy rừng và đất rừng có một vai trò hết sức to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã xội

 Tình hình dân cư, lao động

Dân cư trong xã sống tập trung thành từng khu vực và được chia thành các thôn bản khác nhau Xã Quang Thuận được chia làm 12 thôn bản, đó là các thôn: Nà Đinh, Nà Chạp, Nà thoi, Booc khún, Nà Kha, Khuổi Piểu, Nà Lẹng, Nà Vài, Nà Lìu, Nà Hin, Phiêng An 1, Phiêng An 2 Tính đến ngày 31/12/2010, tổng dân số trong xã là 453 hộ với 1939 nhân khẩu, trong đó có

Có 4 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn xã, được thể hiện qua hình 4.2

(Nguồn: thống kê UBND xã Quang Thuận năm 2010

Hình 4.2: Thành phần dân tộc xã quang Thuận năm 2010

+ Dân tộc Kinh có 46 hộ với 263 người, chiếm 13,56% tổng dân số toàn xã. + Dân tộc Tày có 326 hộ với 1413 người, chiếm 72,87% tổng dân số toàn xã

+ Dân tộc Dao có 55 hộ, 236 người, chiếm 12,17% tổng dân số toàn xã + Dân tộc Nùng là 8 hộ, 27 người, chiếm 1,40% tổng dân số toàn xã. Quang thuận là xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số Các dân tộc trên địa bàn xã có cùng phong tục tập quán, đoàn kết nhau cùng phát triển kinh tế xã hội.

Phần lớn lao động trong xã hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm trên 90%, còn lại hoạt động dịch vụ và ngành nghề khác.

Thu nhập của người dân xã Quang Thuận từ các nguồn sau: Nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp và các hoạt động khác (dịch vụ,

TàyKinhDaoNùng nghề mộc, làm thuê) Giá trị sản xuất giai đoạn 2008 - 2010 có sự gia tăng qua các năm và có sự biến đổi trong đóng góp giữa các ngành được thể hiện bằng hình 4.3

(Nguồn: Thống kê của xã Quang Thuận năm 2008 – 2010)

(Chi tiết xem phần phụ lục 2)

Hình 4.3: Thu nhập các ngành sản xuất xã Quang Thuận giai đoạn

Giá trị sản xuất năm 2008 đạt 11,4 tỷ đồng Năm 2009 đạt 14,7 tỷ đồng Năm 2010 giá trị sản xuất đạt 19,8 tỷ đồng Bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:

+ SXLTTP: Lúa nước, ngô, khoai, sắn và hoa màu Giá trị sản xuất có sự gia tăng nhưng tỷ lệ đóng góp giảm xuống Năm 2008 tỷ lệ này là 33,9% đến

2010 còn 20,6% tổng giá trị sản xuất của toàn xã.

Chăn nuôi Lâm nghiệp CAQ

+ CAQ: Đất đai xã Quang Thuận thích hợp cho phát triển các loại CAQ như: Cam, quýt, mơ, vải Cây trồng này mang lại nguồn thu lớn góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân Nguồn thu từ cây ăn quả có sự tăng lên, năm 2008 đạt 4,9 tỷ đồng, năm

2009 là 6,4 tỷ đồng, đến 2010 là 12,6 tỷ đồng gấp đôi năm 2009 Tỷ lệ đóng góp cao nhất trong các ngành: Năm 2008 chiếm 43%, năm 2009 là 43,4% đến

2010 chiếm 63,4% so với các ngành kinh tế khác Phát triển cây ăn quả đang là hướng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chăn nuôi chủ yếu là: Trâu, bò, lợn, gà Tổng đàn trâu hiện có là 234 con, bò là 7 con, lợn có 1462 con, gia cầm có 12770 con Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, tận dụng thức ăn dư thừa, với số lượng mỗi hộ có từ 2 - 4 con

Tình hình chăn nuôi phụ thuộc vào giá cả thi trường và tình hình dịch bệnh Năm 2008 tỷ lệ đóng góp của ngành này đạt 17,8%, năm 2009 tăng lên đạt 21,1% Sang năm 2010 do giá cả leo thang, đầu tư cho chăn nuôi không có lãi cộng thêm dịch bệnh làm số lượng đàn gia súc gia cầm giảm xuống, do vậy tỷ lệ đóng góp của ngành này chỉ còn 9,9%.

Là xã có diện tích đất lâm nghiệp là chủ yếu chiếm 74,59% tổng diện tích đất tự nhiên nhưng thu nhập từ ngành còn rất hạn chế

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp từ 2008 đến 2010 có sự gia tăng đáng kể Năm 2008 hoạt động sản xuất lâm nghiệp thu về 282,5 triệu đồng, đến

2009 là 323 triệu đồng, sang 2010 thu về hơn 713,2 triệu đồng Thu nhập năm

2010 tăng gấp đôi năm 2009 Tỷ lệ đóng góp của lâm nghiệp năm 2008 là 2,5%, năm 2009 là 2,2%, năm 2010 đạt 3,6%.

Lâm nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và mang lại thu nhập cho người dân trong xã.

Phân tích SWOT đối với việc sử dụng đất lâm nghiệp bền vững của các hộ dân

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức với việc sử dụng đất lâm nghiệp bền vững của các hộ có đất rừng để tìm ra giải pháp cho vấn đề đất lâm nghiệp của xã, phát huy được thế mạnh tiềm năng, hạn chế khắc phục điểm yếu, tận dụng các cơ hội và tránh những nguy cơ từ bên ngoài.

Sơ đồ phân tích SWOT sử dụng đất lâm nghiệp xã Quang Thuận

- Dự án hỗ trợ trồng rừng

- Đất đai còn độ phì nhiêu, phù hợp nhiều loại cây lâm nghiệp

- Đầu ra lâm sản thuận lợi

- Xu hướng thích dùng đồ gỗ

- Đất có độ dốc cao, dễ xảy ra rửa trôi, sạt lở

- Cháy rừng do thời tiết khô hạn kéo dài

- Thiên tai lũ lụt khó kiểm soát

- Biến động thị trường lâm sản lớn, cạnh tranh và rủi ro. Điểm mạnh (S:

- Đất lâm nghiệp được giao cho các hộ, họ có quyền sử dụng và quản lý

- Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều

- Người dân cần cù chịu khó, ham học hỏi.

SO : Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội

- Tiếp tục đưa diện tích đất chưa sử dụng, đất trống đồi trọc để trồng rừng theo các dự án, chương trình trồng rừng.

- Phát triển cây lâm nghiệp phù hợp xu hướng dùng đồ gỗ.

ST : Phát huy điểm mạnh để tránh nguy cơ

- Sử dụng diện tích đất để trồng rừng trên đất dốc, cao để hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra

- Nâng cao năng lực tìm kiếm thông tin thị trường

- Thăm quan học hỏi mô hình vườn rừng có hiệu quả. Điểm yếu (W:

- Nhận thức còn hạn chế

- Phân chia ranh giới đất chưa rõ ràng

- Tâm lý trông chờ hỗ trợ

- Chưa có kỹ thuật trồng rừng

WO : Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội

- Cung cấp các thông tin về xu hướng, biến động thị trường lâm sản

- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lâm sản

- Tiếp tục trồng rừng theo sự hỗ trợ các dự án của nhà nước.

WT : Khắc phục điểm yếu để tránh nguy cơ

- Hoàn thiện thủ tục đo đất, phân chia ranh giới đất rừng

- Có các lớp tập huấn kỹ thuật về rừng

- Tuyên truyền công tác phòng chống cháy rừng.

- Đưa cây keo tai tượng vào trồng để cải tạo đất.

Nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ điều tra

Diện tích đất lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần, đầu tư phát triển rừng gần như không phải là lựa chọn hấp dẫn đối với người dân địa phương. Nhu cầu chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng CAQ là rất lớn bởi đây là hoạt động mang lại thu nhập chính của các hộ gia đình

Qua quá trình tìm hiểu về nhu cầu sử dụng đất rừng của các hộ dân trong xã thì nhu cầu chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng CAQ như: Cam, quýt, mận sớm…là khá lớn với diện tích đất là 24,8 ha Trong khi đó diện tích cho trồng rừng lại thấp hơn 2 lần với diện tích là 14,7 ha Số liệu cụ thể thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.7: Nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ điều tra ĐVT: ha

Tên thôn Diện tích cho trồng CAQ Diện tích cho trồng rừng

Ngày đăng: 21/08/2023, 08:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 4.1: Diện tích đất đai xã Quang Thuận giai đoạn 2008 – 2010 - Danh gia thuc trang va de xuat mot so giai phap 109002
Hình 4.1 Diện tích đất đai xã Quang Thuận giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 32)
Hình 4.3: Thu nhập các ngành sản xuất xã Quang Thuận giai đoạn 2008 – 2010 - Danh gia thuc trang va de xuat mot so giai phap 109002
Hình 4.3 Thu nhập các ngành sản xuất xã Quang Thuận giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 35)
Hình 4.5: Diện tích đất lâm nghiệp do các hộ gia đình và cá nhân quản lý giai đoạn 2008 - 2010 - Danh gia thuc trang va de xuat mot so giai phap 109002
Hình 4.5 Diện tích đất lâm nghiệp do các hộ gia đình và cá nhân quản lý giai đoạn 2008 - 2010 (Trang 41)
Hình 4.6: Diện tích đất lâm nghiệp do các tổ chức kinh tế và UBND xã quản lý giai đoạn 2008 - 2010 - Danh gia thuc trang va de xuat mot so giai phap 109002
Hình 4.6 Diện tích đất lâm nghiệp do các tổ chức kinh tế và UBND xã quản lý giai đoạn 2008 - 2010 (Trang 42)
Bảng 4.1: Tình hình cháy rừng trên tại xã Quang Thuận 2008 – 2010 - Danh gia thuc trang va de xuat mot so giai phap 109002
Bảng 4.1 Tình hình cháy rừng trên tại xã Quang Thuận 2008 – 2010 (Trang 43)
Hình 4.8: Diện tích rừng trồng của các hộ trong thôn 2010 - Danh gia thuc trang va de xuat mot so giai phap 109002
Hình 4.8 Diện tích rừng trồng của các hộ trong thôn 2010 (Trang 48)
Hình 4.9: Diện tích các loại cây lâm nghiệp của các hộ điều tra 2010 - Danh gia thuc trang va de xuat mot so giai phap 109002
Hình 4.9 Diện tích các loại cây lâm nghiệp của các hộ điều tra 2010 (Trang 49)
Hình 4.10: Ảnh hưởng của các dự án đến diện tích rừng trồng của các hộ điều tra 2010 - Danh gia thuc trang va de xuat mot so giai phap 109002
Hình 4.10 Ảnh hưởng của các dự án đến diện tích rừng trồng của các hộ điều tra 2010 (Trang 54)
Sơ đồ phân tích SWOT sử dụng đất lâm nghiệp xã Quang Thuận Cơ hội (O: - Danh gia thuc trang va de xuat mot so giai phap 109002
Sơ đồ ph ân tích SWOT sử dụng đất lâm nghiệp xã Quang Thuận Cơ hội (O: (Trang 57)
Bảng 4.7: Nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ điều tra                                                     ĐVT: ha - Danh gia thuc trang va de xuat mot so giai phap 109002
Bảng 4.7 Nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ điều tra ĐVT: ha (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w