1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang

65 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Sự Tích Luỹ Kim Loại Nặng Trong Đất Nông Nghiệp Và Nước Mặt Xung Quang Khu Công Nghiệp Đình Trám Tỉnh Bắc Giang
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bắc Giang
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 81,46 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (1)
    • 1. Đặt vấn đề (1)
    • 2. Mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu của đề tài (2)
  • PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (3)
    • 1. Thực trạng môi trường Việt Nam (3)
      • 1.1. Ô nhiễm môi trường đất (3)
      • 1.2. Ô nhiễm môi trường nước (6)
    • 2. Nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng (8)
      • 2.1. Nghiên cứu kim loại nặng trên thế giới (8)
      • 2.2. Nghiên cứu ô nhiễm KLN ở Việt Nam (15)
  • PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 1. Nội dung nghiên cứu (25)
    • 2. Phương pháp nghiên cứu (25)
  • PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (28)
    • 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở địa bàn khu công nghiệp Đình Trám (0)
      • 1.1. Điều kiện tự nhiên (28)
      • 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội (32)
    • 2. Hiện trạng môi trường của KCN Đình Trám (0)
      • 2.1. Ô nhiễm do nước thải (34)
      • 2.2. Ô nhiễm do khí thải (37)
      • 2.3. Ô nhiễm do chất thải rắn (39)
    • 3. Một số thông tin chung về mẫu phân tích (0)
    • 4. Một số tính chất lý, hoá học của mẫu đất nghiên cứu (0)
    • 5. Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong đất nghiên cứu (44)
      • 5.1. Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong đất (44)
      • 5.2. Hàm lượng Cu, Pb, Zn dễ tiêu trong đất (46)
    • 6. Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong nước nghiên cứu (48)
    • 7. Đánh giá mức độ ô nhiễm Pb, Cu, Zn, trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quanh khu công nghiệp Đình Trám (50)
    • 8. Đề xuất giải pháp khắc phục (0)
      • 8.1. Biện pháp quản lý (50)
      • 8.2. Giải pháp kỹ thuật (51)
  • PHẦN 5: KẾT LUẬN (53)

Nội dung

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

1.1 Điều tra tình hình sản xuất và xử lý môi trường của khu công nghiệp Đình

1.2 Xác định một số tính chất cơ bản của đất nghiên cứu

- Thành phần cơ giới đất

- Hàm lượng chất hữu cơ trong đất (OM)

- Dung tích trao đổi cation của đất (CEC)

1.3 Xác định hàm lượng tổng số và dễ tiêu của các kim loại Pb, Cu, Zn, trong đất nông nghiệp xung quanh khu công nghiệp.

1.4 Xác định pH, hàm lượng tổng số của Pb, Cu, Zn, trong nước mặt xung quanh khu công nghiệp.

1.5 Đánh giá mức độ ô nhiễm Pb, Cu, Zn, trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quanh khu công nghiệp Đình Trám.

1.6 Đề xuất một số biện pháp khắc phục ô nhiễm Pb, Cu, Zn, trong đất và nước.

Phương pháp nghiên cứu

2.1 Điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại các phòng ban chuyên môn của huyện Việt Yên và khu công nghiệp Đình Trám.

2.2 Lấy mẫu đất và lấy mẫu nước

- Lấy mẫu đất mặt của đất sản xuất nông nghiệp có độ sâu khoảng

0 – 20 cm, theo tiêu chuẩn TCVN 5297 - 1995

- Lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995 và tiêu chuẩn TCVN

2.3 Phương pháp phân tích mẫu đất

- Phân tích thành phần cơ giới đất: Phương pháp ống hút Robinson.

- Xác định pHH20 đất: Chiết đất theo tỷ lệ đất/nước là 1/5, đo pH bằng máy đo pH.

- Xác định dung tích hấp phụ (CEC) của đất: Phương pháp amon axetat pH = 7.

- Xác định hàm lượng chất hữu cơ trong đất (OM) bằng phương pháp Wakley – Black.

- Xác định Pb, Cu, Zn, tổng số trong đất bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, công phá mẫu bằng hỗn hợp cường thuỷ Quy trình thực hiện như sau:

+ Cân 3 gam đất khô trong không khí + 21ml HCl + 7 ml HNO3 đặc cho vào cốc teflon

+ Đậy bằng kính đồng hồ ngâm 16h.

+ Đun hồi lưu trên bếp 2h ở nhiệt độ 200 0 C

+ Để nguội lên thể tích nước đến 100 ml

+ Lọc cặn, lấy dịch trong đem đo hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn bằng máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử.

- Xác định Pb, Cu, Zn, dễ tiêu trong đất bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, chiết mẫu bằng HCl pha loãng (HCl 0,1 M).

2,5 g đất khô đã qua rây 2 mm cho vào bình tam giác dung tích 100ml. Thêm 50 ml HCl 0,1 M vào rồi lắc trong 30 phút (tốc độ lắc là 120 vòng/phút). Lọc lấy dịch trong, đo Cu, Pb, Zn trong dịch lọc bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử.

- Xác định pH nước: Đo pH bằng điện cực thuỷ tinh.

- Xác định hàm lượng các kim loại Pb, Cu, Zn, trong nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, công phá mẫu bằng hỗn hợp cường thuỷ.

Quy trình thực hiện như sau:

+ Lấy 100ml mẫu nước vào cốc teflon rồi cô cạn

+ Sau đó cho 21 ml HCl + 7 ml HNO3 đặc cho vào cốc teflon Đậy bằng kính đồng hồ ngâm 16h.

+ Đun hồi lưu trên bếp 2h ở nhiệt độ 200 0 C

+ Để nguội lên thể tích nước đến 100 ml

+ Lọc cặn, lấy dịch trong đem đo hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn bằng máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử.

2.5 Đánh giá mức ô nhiễm Pb, Cu, Zn, trong đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của phế thải khu công nghiệp theo TCVN 7209 – 2002.

2.6 Đánh giá mức ô nhiễm Pb, Cu, Zn, trong nước mặt theo TCVN

2.7 Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hiện trạng môi trường của KCN Đình Trám

có điều kiện hết sức thuận lợi để vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm. Hiện tại, sông Thương có 2 bến cảng rất quan trọng: Cảng A Lữ và cảng chuyên dụng của Công ty hoá chất và phân đạm Hà Bắc có công suất 150.000 – 200.000 tấn/năm Ngoài ra, còn có nhiều bến bãi khác có công suất 3.000 – 5.000 tấn/năm. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 tuyến đường sắt, trong đó quan trọng nhất là tuyến Hà Nội - Đồng Đăng với chiều dài đi qua Bắc Giang khoảng 36 km Ngoài ra, còn có các tuyến Kép - Hạ Long, Kép – Lưu Xá.

Khu vực Đình Trám là nơi đặt 2 trạm trung gian nguồn điện 110 kV Phả Lại - Bắc Giang – Đông Anh Do đó, việc cung cấp điện trên địa bàn này rất thuận lợi Thành phố Bắc Giang đã có nhà máy nước công suất 20.000 m 3 /ngày đêm do Chính phủ Australia tài trợ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Bắc Giang và các vùng lân cận và mới chỉ sử dụng 50 – 60% công suất thiết kế KCN Đình Trám sử dụng nước từ nhà máy này để cấp nước sinh hoạt và sản xuất.

2 Hiện trạng môi trường của KCN Đình Trám

Nguồn gây ô nhiễm nước của KCN gồm 3 nguồn chính: Nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.

2.1.1 Nước thải sản xuất : Nước thải của nghành công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản có hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao (phản ánh bằng nồng độBOD rất cao – theo bảng 4.1); nước thải nhà máy lắp ráp ô tô, xe máy có chứaKLN và chất ô nhiễm có nguồn gốc từ sơn và dung môi pha sơn nên nồng độ

COD rất lớn (theo bảng 4.2); nước thải dệt may bị ô nhiễm do chất rắn lơ lửng và hoá chất kiềm, …

Bảng 4.1 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của nghành công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản

Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l)

BOD SS COD Dầu mỡ phi khoáng

Chế biến thịt 1.300 960 2.500 460 Ép dầu đậu lành 220 140 440 -

( Nguồn: Báo cáo HTMT khu công nghiệp Đình Trám)

Bảng 4.2 Nồng độ ô nhiễm trong nước thải của nghành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, máy nông nghiệp

Chỉ tiêu theo dõi Nồng độ (mg/l)

(Nguồn: Báo cáo HTMT khu công nghiệp Đình Trám)

Như vậy, nồng độ một số thông số trong nước thải như: COD, BOD, chất rắn lơ lửng (SS), phenol, … cao hơn nhiều so với giới hạn tối đa cho phép theo cột B-TCVN 5945 - 2005 (bảng 4.3) Ngoài ra, nước thải sản xuất KCN còn chứa nhiều tác nhân ô nhiễm khác như: Dầu mỡ khoáng và kim loại nặng (Cr 6+ , Cr 3+ ) từ các công nghệ gia công cơ khí, xử lý bề mặt kim loại, mạ, …; các hợp chất hữu cơ phát sinh từ công đoạn sơn.

Bảng 4.3 Nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải

Thông số Cột B-TCVN- Nồng độ (mg/l) Tải lượng ô nhiễm

(Nguồn: Báo cáo HTMT khu công nghiệp Đình Trám)

Cột B: Nước mặt dùng cho giao thông, tưới tiêu, bơi lội, nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt.

2.1.2 Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt trong KCN chiếm từ

17 – 25% tổng lượng nước thải Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm cặn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (N,P), chất hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh, … Lượng nước thải sinh hoạt của KCN được tính là 100 lít/người/ngày đêm Số lượng công nhân, cán bộ làm việc tại các nhà máy, văn phòng trong khu KCN khoảng 10.000 người (tính 1 ha có khoảng 105 – 110 công nhân), lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày sẽ là:

10.000 người * 100 lít/người/ngày đêm = 1.000 m 3 /ngày đêm. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là có nhiều thành phần hữu cơ nên nồng độ COD, BOD, hàm lượng chất rắn, …cao Ngoài ra còn có chứa các vi khuẩn (Coliform).

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên lưu lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm cho kết quả như sau:

Bảng 4.4 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt KCN (mg/l)

Chất ô nhiễm Không qua xử lý

Xử lý bằng bể tự hoại

(Nguồn: Báo cáo HTMT khu công nghiệp Đình Trám)

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính với tiêu chuẩn nước thải được phép thải ra môi trường (Cột B-TCVN-5945-2005) thấy rằng: Mặc dù nồng độ các chất ô nhiễm đã giảm đáng kể sau khi xử lý, song nồng độ BOD5, COD, SS, Coliform vượt tiêu chuẩn nhiều lần.

2.1.3 Nước mưa chảy tràn: Lượng nước mưa chảy qua mặt bằng KCN sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Theo tính toán thì lưu lượng nước mưa chảy tràn qua mặt bằng KCN lớn nhất là 43m 3 /s.

Theo ước tính, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:

+ Tổng chất rắn lơ lửng (SS): 10 – 20 mg/l

So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn ít bị ô nhiễm nên được thải thẳng ra môi trường sau khi qua hệ thống hố ga và song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn Bùn thải được xử lý theo hướng chôn lấp.

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu liên quan đến các hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN, bao gồm:

2.2.1 Khí thải do đốt nhiên liệu dầu FO, dầu DO… để vận hành các loại máy móc thiết bị như: Nồi hơi, lò đốt, lò sấy, máy phát điện… với thành phần gây ô nhiễm chính: Bụi, SOx, NOx, CO, tổng hơi chất hữu cơ (THC), …

2.2.2 Các loại khí thải phát sinh từ dây truyền sản xuất Thành phần khí thải dạng này rất đa dạng, phụ thuộc vào từng công nghệ sản xuất:

+ Hơi dung môi hữu cơ như hydrocarbon và dẫn xuất sử dụng trong pha sơn, keo, xi phát sinh từ các nhà máy lắp ráp máy nông nghiệp, ô tô, xe máy và sản xuất các linh kiện điện tử.

+ Bụi và các khí thải dạng vô cơ: SOx, NOx, HCl, HF phát sinh trong quá trình gia công cơ khí, mạ bằng các dung dịch axít, kiềm, chất tẩy rửa, …

2.2.3 Khí thải động cơ do hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải trong

KCN có chứa các chất ô nhiễm chỉ thị như bụi, SOx, NOx, THC, …

Theo số liệu thống kê, mỗi ha đất KCN có khoảng 25 tấn hàng hoá vận chuyển mỗi ngày Như vậy, tổng lượng hàng hoá vận chuyển trong KCN Đình Trám ước tính 2.450 tấn/ngày với khoảng 900 xe loại động cơ > 2000cm 3 /ngày tham gia vận chuyển Tổng chiều dài đường giao thông nội bộ khoảng 5km Do đó, tải lượng ô nhiễm phát sinh do các phương tiện giao thông vận tải thải ra trong các ngày cao điểm tại KCN Đình Trám cũng khá cao: Bụi = 0,3 kg, SO2 = 123 kg, NO2 10 kg, CO = 205,2 kg, THC = 17,3 kg.

2.2.4 Mùi hôi từ các trạm xử lý nước thải, khu vực tập trung chất thải rắn, các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản do phát sinh các chất ô nhiễm như: NH3, H2S, CH4, Aldehyt, …

Theo số liệu thống kê, tải lượng các nguồn gây ô nhiễm không khí của KCN được trình bày ở bảng 4.5:

Bảng 4.5 Bảng tổng hợp tải lượng từ các nguồn gây ô nhiễm không khí

Nguồn Bụi SO2 NO2 CO THC

Nguồn khác Không đáng kể

(Nguồn: Báo cáo HTMT khu công nghiệp Đình Trám)

2.3 Ô nhiễm do chất thải rắn

2.3.1 Nguồn gốc chất thải rắn

* Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp sinh ra từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Khối lượng và thành phần của chất thải rắn phụ thuộc vào từng công nghệ sản xuất và gồm các loại sau:

Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong đất nghiên cứu

5.1 Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong đất

Kết quả phân tích hàm lượng Cu, Zn, Pb tổng số trong đất nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.10.

5.1.1 Hàm lượng Cu tổng số trong đất

Số liệu bảng 4.10 cho thấy hàm lượng Cu tổng số trong đất ở tất cả các mẫu nghiên cứu nhìn chung vẫn ở mức thấp, chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN 7209 – 2002), giá trị trung bình là 28,27, chỉ riêng 2 mẫu 11 và 12 là vượt quá TCCP (mẫu 11 = 57,15 mg/kg đất; mẫu 12 = 52,84 mg/kg đất). Ô nhiễm Cu xảy ra chủ yếu là do nước thải của các nhà máy sản xuất máy hàn, sản xuất động cơ; nhà máy sản xuất phụ kiện nước; nhà máy sản xuất dây cáp điện; nhà máy cơ khí Phúc Sơn; nhà máy sản xuất dây cáp điện tàu biển; nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm, phụ tùng xe máy, …

Bảng 4.10 Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu Đơn vị mg/kg đất

5.1.2 Hàm lượng Pb tổng số trong đất

So với hàm lượng Cu thì hàm lượng Pb tổng số trong đất có sự biến động lớn hơn (dao động từ 7,16 – 118,14 mg/kg) Nhìn chung đất ở khu vực này chưa bị ô nhiễm Pb nếu dựa theo giá trị trung bình là 41,94 mg/kg Trừ một số mẫu (mẫu 4, 5, 11, 12) ở gần cửa xả phụ, khu dệt may và gần kênh thoát chính của khu công nghiệp là mương T6 đã biểu hiện sự ô nhiễm Riêng hàm lượng Pb tổng số của hai mẫu số 4 và 5 tương ứng đạt 118,14 mg/kg đất và 115,51 mg/kg đất là cao hơn nhiều so với ngưỡng cho phép theo TCVN 7209 – 2002.

5.1.3 Hàm lượng Zn tổng số trong đất

Nguồn gây ô nhiễm Zn ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là do quá trình phát thải chất ô nhiễm của các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp, như: Nhà máy tráng mạ kẽm kim loại; nhà máy cơ khí và mạ kẽm; nhà máy luyện cán thép và mạ kẽm; nhà máy sản xuất máy hàn, sản xuất động cơ; nhà máy sản xuất phụ kiện nước; nhà máy cơ khí Phúc Sơn; nhà máy sản xuất dây cáp điện tàu biển; nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm, phụ tùng xe máy; nhà máy sản xuất đinh cuộn

LG TV; nhà máy sản xuất ôxít kẽm; …Số liệu bảng 4.10 cho thấy hàm lượng Zn tổng số trong đất khu vực khu công nghiệp Đình Trám biến động khá rộng từ 43,66 – 210,01mg/kg đất, giá trị trung bình đạt 75,06 mg/kg đất vẫn thuộc giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn TCVN 7209 – 2002 Hai mẫu số 11 và 12 được lấy ở gần khu công nghiệp công nghệ cao, nhà máy sản xuất hàng điện tử, tự động hoá và gần kênh thải chính của khu công nghiệp là kênh T6 đổ ra Ngòi Bún đạt giá trị cao nhất (210,01 và 202,48 mg/kg đất vượt ngưỡng cho phép theo TCVN

5.2 Hàm lượng Cu, Pb, Zn dễ tiêu trong đất

Nghiên cứu hàm lượng Cu, Pb, Zn dễ tiêu trong đất chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11 Hàm lượng Cu, Pb, Zn dễ tiêu trong đất nghiên cứu

Cu Pb Zn mg/kg đất

Cu tổng số mg/kg đất

Pb tổng số mg/kg đất

Số liệu bảng 4.11 chỉ ra rằng các mẫu đất nghiên cứu đều chứa một lượng

Cu, Zn, Pb dễ tiêu ở mức trung bình Hàm lượng Cu và Zn dễ tiêu trong đất không có sự dao động nhiều, Cu từ 6,14 – 14,59 mg/kg đất, chiếm 23,01 – 43,31

% lượng Cu tổng số của đất; Zn dao động từ 7,01 – 24,26, chiếm 8,88 – 35,23% hàm lượng Zn tổng số Lượng Cu và Zn dễ tiêu cao nhất trong đất nhận được là ở khu vực trồng lúa gần mương thải T6 (Cu = 14,59 mg/kg đất, Zn = 24,26 mg/kg đất ở mẫu số 11).

Nhìn chung, tất cả các mẫu phân tích đều có hàm lượng Cu dễ tiêu chưa vượt quá TCVN 7209 – 2002 (50 mg/kg đất), vì thế chưa gây ô nhiễm cho đất nông nghiệp và nguồn nước mặt ở khu vực này

Hàm lượng Pb dễ tiêu trong đất nghiên cứu dao động từ 2,83 – 21,02 mg/kg đất, chiếm 15,48 – 44,04% hàm lượng Pb tổng số trong đất Tuy hàm lượng của Pb dễ tiêu chưa đạt tới ngưỡng ô nhiễm đất nhưng đối với một số vùng thấp có hàm lượng Pb cao, khi trồng các cây có khả năng hấp thu Pb khá mạnh như: Rau họ cải, rau muống, cải xoong, rau cần thì cũng cần phải chú ý các biện pháp khắc phục làm giảm thiểu sự tích luỹ Pb trong sản phẩm, hạn chế sự gây độc cho con người.

Xác định mối tương quan giữa hàm lượng tổng số của Cu, Pb, Zn với hàm lượng dễ tiêu của chúng trong đất nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 4.12.

Bảng 4.12 Mối tương quan giữa hàm lượng Cu, Pb, Zn dễ tiêu và tổng số

Số liệu bảng 4.12 cho thấy hàm lượng tổng số của Cu, Pb, Zn trong các mẫu đất nghiên cứu có tương quan rất chặt với hàm lượng dễ tiêu của chúng.Tương quan của Cu tổng số và Cu dễ tiêu với r = 0,90; Pb tổng số và Pb dễ tiêu với r = 0,97 và Zn tổng số và Zn dễ tiêu với r = 0,86.

Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong nước nghiên cứu

Kết quả phân tích Cu, Pb, Zn trong nước thể hiện ở bảng 4.13 cho thấy: Nguồn nước mặt ở đây chưa bị ô nhiễm kim loại nặng Hàm lượng Cu, Pb, Zn dao động khá rộng, từ 0,1 đến 1,24 mg/l đối với Cu; từ 0,01 đến 0,17 mg/l đối với

Pb và từ 0,27 đến 2,10 mg/l đối với Zn, tuỳ thuộc vào vị trí lấy mẫu Hàm lượng kim loại nặng của hai mẫu 9 và 10 lấy ở kênh phát thải chính T6 của khu công nghiệp tuy có giá trị vượt trội so với các mẫu khác nhưng vẫn ở dưới ngưỡng cho phép theo TCVN.

Bảng 4.13 Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong nước mặt khu vực nghiên cứu

Stt pH Cu (mg/l) Pb (mg/l) Zn (mg/l)

A: 3 B: 3 Loại A: Áp dụng cho nước mặt dùng làm nước cấp sinh hoạt

Loại B: Áp dụng đối với nước dùng trong nông nghiệp

Đề xuất giải pháp khắc phục

So sánh các kết quả nhận được ở bảng 4.10 với TCVN 7209 - 2002 chúng tôi nhận thấy hầu hết các mẫu đất và nước nghiên cứu là chưa bị ô nhiễm Cu, Pb,

Zn Cụ thể như sau:

Trong tổng số 15 mẫu đất tầng mặt được phân tích có 2 mẫu 11 và 12 cho kết quả vượt quá giới hạn cho phép theo TCVN từ 1,06 – 1,14 lần đối với Cu; từ 1,01 – 1,05 lần đối với Zn Có bốn mẫu (mẫu 4, 5, 11, 12) có hàm lượng Pb tổng số vượt quá ngưỡng cho phép từ 1,04 lần đến 1,69 lần.

Trong tổng số 10 mẫu nước nghiên cứu chưa cho thấy sự ô nhiễm kim loại nặng theo TCVN 5945 – 2005.

Tóm lại: Đất nông nghiệp và nước mặt xung quanh khu công nghiệp Đình Trám tuy chưa bị ô nhiễm kim loại nặng trên diện rộng, nhưng cục bộ một số điểm ở gần nguồn gây ô nhiễm đã bắt đầu biểu hiện sự tích luỹ Cu, Pb, Zn trong đất vượt quá ngưỡng cho phép Vì vậy cần có các giải pháp thích hợp để ngăn chặn sự phát tán của Cu, Pb, Zn trong môi trường đất và nước dẫn đến làm tăng diện tích đất và nước bị ô nhiễm.

8 Đề xuất giải pháp khắc phục Đình Trám là một KCN tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp với nhiều loại hình nghành nghề sản xuất, do vậy cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ khác nhau để hạn chế và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường Các giải pháp đó bao gồm:

+ Các giải pháp kỹ thuật

Ban quản lý khu công nghiệp và Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh cần thường xuyên kiểm tra và có những biện pháp cứng rắn, xử lý nghiêm minh đối với những nhà máy, xí nghiệp xả thải không đúng hợp đồng đã ký, thải các chất ô nhiễm ra môi trường không đạt TCCP, xảy ra những sự cố gây ô nhiễm môi trường xung quanh Đặc biệt đối với các nhà máy, xí nghiệp sản xuất các thiết bị, linh kiện, … có khả năng gây ô nhiễm KLN cao như: Nhà máy tráng mạ kẽm kim loại; nhà máy cơ khí và mạ kẽm; nhà máy luyện cán thép và mạ kẽm; nhà máy sản xuất máy hàn, sản xuất động cơ; nhà máy sản xuất phụ kiện nước; nhà máy cơ khí Phúc Sơn; nhà máy sản xuất dây cáp điện tàu biển; nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm, phụ tùng xe máy; nhà máy sản xuất đinh cuộn LG TV; nhà máy sản xuất ôxít kẽm; nhà máy nạp gas LRDT, …

8.2.1 Các phương án khống chế ô nhiễm không khí

Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí được áp dụng tuỳ theo từng loại hình công nghiệp cụ thể, công nghệ sản xuất, mức độ phát sinh chất thải, tải lượng và thời gian phát thải.

Các doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải ra môi trường KCN đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 5939 - 1995: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ.

- TCVN 6991 - 2001: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn thải theo tải lượng của các chất vô cơ trong KCN.

- TCVN 6994 - 2001: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn thải theo tải lượng của các chất hữu cơ trong KCN.

8.2.2 Các phương án khống chế ô nhiễm nguồn nước

Mỗi nhà máy trong KCN đã có các hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt cục bộ phù hợp với công nghệ, nghành nghề sản xuất của mình và đạt tiêu chuẩn loại B, C - TCVN 5945- 2005 trước khi thải vào hệ thống thoát nước thải chung để đưa về hệ thống xử lý tập trung của KCN trước khi thải ra kênh T6 nối với sông Thương.

8.2.3 Xử lý chất thải nguy hại

Các chủ doanh nghiệp trong KCN phải chịu trách nhiệm trong việc thu gom, lưu trữ, xử lý, tiêu huỷ tất cả những chất thải rắn nguy hại sinh ra theo đúng Quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/199 của Thủ tướng Chính phủ.

Một số biện pháp xử lý chất thải nguy hại cần được áp dụng triệt để trong KCN:

+ Xử lý cơ học + Thiêu đốt + Xử lý hoá – lý + Chôn lấp hợp vệ sinh Ngoài ra, nguồn nước thải của khu công nghiệp sau khi đã được xử lý tập chung nên tiếp tục xử lý sinh học bằng cách sử dụng các loài cây có khả năng hút

Cu, Pb, Zn mạnh như: Rau ngổ, bèo tây, dừa nước, …trước khi thải ra môi trường.

Ngày đăng: 21/08/2023, 06:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Sự phát thải toàn cầu của một số nguyên tố KLN - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 2.2. Sự phát thải toàn cầu của một số nguyên tố KLN (Trang 9)
Bảng 2.1. Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại đất đá                                                                                                       Đơn vị: mg/kg Nguyên - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 2.1. Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại đất đá Đơn vị: mg/kg Nguyên (Trang 9)
Bảng 2.3. Trị số trung bình KLN trong bùn cống rãnh thành phố                                                                                                         Đơn vị: ppm - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 2.3. Trị số trung bình KLN trong bùn cống rãnh thành phố Đơn vị: ppm (Trang 12)
Bảng 2.4. Kết quả trung bình của Cu, Zn và chất rắn lơ lửng Chỉ tiêu theo dõi Số - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 2.4. Kết quả trung bình của Cu, Zn và chất rắn lơ lửng Chỉ tiêu theo dõi Số (Trang 13)
Bảng 2.5. Nồng độ thường thấy của các KLN trong một số loại chế phẩm nông nghiệp - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 2.5. Nồng độ thường thấy của các KLN trong một số loại chế phẩm nông nghiệp (Trang 14)
Bảng 2.6. Hàm lượng tối đa cho phép (MAC) của các KLN được xem là độc đối với thực vật trong đất nông nghiệp - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 2.6. Hàm lượng tối đa cho phép (MAC) của các KLN được xem là độc đối với thực vật trong đất nông nghiệp (Trang 15)
Bảng 2.7.  Hàm lượng KLN ở tầng đất mặt trong một số loại đất ở Việt Nam                                                                                                       Đơn vị: mg/kg - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 2.7. Hàm lượng KLN ở tầng đất mặt trong một số loại đất ở Việt Nam Đơn vị: mg/kg (Trang 16)
Bảng 2.8.  Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số vùng của Việt Nam (mg/kg) - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 2.8. Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số vùng của Việt Nam (mg/kg) (Trang 17)
Bảng 2.9.  Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại khu vực công ty Pin Văn Điển và Orionel-Hanel - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 2.9. Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại khu vực công ty Pin Văn Điển và Orionel-Hanel (Trang 18)
Bảng 4.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của nghành công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 4.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của nghành công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản (Trang 35)
Bảng 4.8. Thông tin chung về mẫu nước nghiên cứu - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 4.8. Thông tin chung về mẫu nước nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 4.9. Một số tính chất lý, hoá học của đất nghiên cứu Mẫu pH H20 - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 4.9. Một số tính chất lý, hoá học của đất nghiên cứu Mẫu pH H20 (Trang 43)
Bảng 4.10. Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 4.10. Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu (Trang 45)
Bảng 4.11. Hàm lượng Cu, Pb, Zn  dễ tiêu trong đất nghiên cứu - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 4.11. Hàm lượng Cu, Pb, Zn dễ tiêu trong đất nghiên cứu (Trang 47)
Bảng 4.13. Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong nước mặt khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp đình trám tỉnh bắc giang
Bảng 4.13. Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong nước mặt khu vực nghiên cứu (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w