1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650

65 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 167,29 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I:.............................................................................................................4 (7)
    • 1.1. Khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (7)
      • 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại (7)
      • 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại (8)
        • 1.1.2.1. Trung gian tài chính (8)
        • 1.1.2.2. Chức năng tạo tiền của ngân hàng (8)
        • 1.1.2.3. Trung gian thanh toán (9)
      • 1.1.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (9)
        • 1.1.3.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng (9)
        • 1.1.3.2. Quy trình tín dụng của các ngân hàng thương mại (10)
    • 1.2. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (12)
      • 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng (12)
      • 1.2.2. Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng (13)
        • 1.2.2.1. Nguyên nhân bất khả kháng (13)
        • 1.2.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng (14)
        • 1.2.2.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng (15)
      • 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng (16)
        • 1.2.3.1. Nợ quá hạn (16)
        • 1.2.3.2. Nợ khó đòi (16)
        • 1.2.3.3. Nợ có vấn đề (16)
        • 1.2.3.4. Các tiêu chí đánh giá khác (18)
      • 1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng (19)
        • 1.2.4.1. Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng (19)
        • 1.2.4.2. Rủi ro làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng (19)
        • 1.2.4.3. Rủi ro làm giảm lợi nhuận của ngân hàng (19)
        • 1.2.4.4. Rủi ro có thể làm phá sản ngân hàng (19)
  • CHƯƠNG II:..........................................................................................................17 (20)
    • 2.1. Sơ lược về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (20)
      • 2.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (20)
      • 2.1.2. Ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (20)
      • 2.1.3. Nguyên tắc xếp hạng (21)
      • 2.1.4. Xếp hạng tín dụng trên thế giới (22)
    • 2.2. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VietBank (28)
      • 2.2.1. Mục đích của xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng VietBank (28)
      • 2.2.2. Đối tượng – Phạm vi áp dụng (28)
        • 2.2.2.1. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các khách hàng (28)
        • 2.2.2.2. Không thực hiện xếp hạng đối với (29)
        • 2.2.2.3. Căn cứ đánh giá xếp hạng (29)
        • 2.2.2.4. Thời điểm đánh giá xếp hạng (29)
  • CHƯƠNG III:............................................................................................................36 (39)
    • 3.2. Mô hình Logit và phương pháp ước lượng (40)
      • 3.2.1. Mô hình Logit - Phương pháp Berkson (41)
      • 3.2.2. Mô hình Logit - Phương pháp Goldberger (42)
    • 3.3. Áp dụng mô hình Logit vào một số khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần VietBank (45)

Nội dung

Khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

Khái niệm ngân hàng thương mại : Đầu tiên ngân hàng thương mại là một loại ngân hàng trung gian Ở mỗi nước có một cách định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại Ví dụ: Ở Mỹ: ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động trong ngành dịch vị tài chính Ở Pháp: ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính Ở Ấn Độ: ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản kí thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư Ở Thổ Nhĩ Kì: ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn khác… Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Còn theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung ngày 15/06/2004 định nghĩa:

“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”.

Và “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế tồn tại hai chủ thể chính (1) là các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu,tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập thực tế nên cần bổ sung vốn.Chủ thể thứ hai là các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu,tức là thu nhập hiện thời nhiều hơn chi tiêu nên họ có số dư tiền và tiết kiệm. Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chính là huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng để cho vay.Vậy nên ngân hàng sẽ thường xuyên tiếp xúc với hai chủ thể trên.Hai loại chủ thể trên có thể trực tiếp giao dịch với nhau mà không thông qua ngân hàng.Tuy nhiên điều khó khăn là sự giới hạn về không gian,thời gian và thông tin xung quanh việc đi vay và cho vay.Vậy nên chức năng cầu nối của ngân hàng là vô cùng quan trọng và cần thiết.Nó mang lại lợi ích cho cả hai chủ thể trên và mang lại lợi ích cho chính bản thân ngân hàng.

1.1.2.2 Chức năng tạo tiền của ngân hàng

Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh tóan trong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ương mỗi nước Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau:

Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Thanh toán cho vay mới Dự trữ bắt buộc

Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000

Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000 Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000 Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000 Số tiền này được cho người cần vay vay, người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000 Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0 Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000 Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp.

Thay mặt khách hàng,ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ Để việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và an toán, ngân hàng đã đưa ra rất nhiều dịch vụ thanh toán như thanh toán bằng sec, ủy nhiệm chi, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử,các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ương Nhiều hình thức thanh toán còn được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán, không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới.Từ vai trò này ta có thể giải thích được tại sao ngân hàng lại trở thành trung gian thanh toán lớn nhất ở mỗi quốc gia hiên nay.

Nó giúp cho khách hàng thanh toán rất tiện lợi, an toàn, nhanh chóng và chính xác!

1.1.3 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.3.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Ngân hàng là nơi biểu hiện tập trung nhất mọi hoạt động kinh tế của đất nước Những thông tin có liên quan đến hoạt động ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, chính phủ và các tầng lớp dân cư.

Ngân hàng là một tổ chức kinh tế, hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, là môi giới giữa những người có vốn nhàn rỗi với những người có nhu cầu vay vốn Thông qua cơ chế thị trường, ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển giao đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với nhu cầu trong kinh doanh Đó là hoạt động sinh lời chủ yếu trong các ngân hàng – hoạt động tín dụng Quy mô, chất lượng tín dụng ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Tín dụng là phạm trù kinh tế xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định Sự phát triển kinh tế xã hội là tiền đề nảy sinh các hình thức khác nhau của quan hệ tín dụng: Tín dụng nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng… trong đó, tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng.

Tín dụng ngân hàng là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay Trong đó bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị (thường dưới hình thái tiền) trong một thời gian nhất định theo những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận (thời gian, phương thức thanh toán lãi, gốc, thế chấp…)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hình thức tín dụng ngân hàng ngày càng đa dạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh.

1.1.3.2 Quy trình tín dụng của các ngân hàng thương mại

Tuỳ vào đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức cũng như các chính sách riêng biệt, các ngân hàng tự xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng Nhưng đa phần vẫn bám sát theo quy trình tín dụng gồm các bước sau:

-Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng.Đây là bước rất quan trọng, quyết định chất lượng của phân tích tín dụng.Nhiệm vụ của bước này chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin,dữ liệu liên quan đến khách hàng về năng lực sử dụng vốn vay, uy tín của khách hàng, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến khách hàng vay vốn.

Có nhiều phương pháp để thu thập và xử lý thông tin.Sau đây là một số cách phổ biến:

+ Mua hoặc tìm kiếm thông tin từ các trung tâm (Qua các cơ quan quản lý hoặc bạn hàng).

+ Thông qua các thông tin có được từ báo cáo tài chính của người vay.

* Nội dung phân tích: a Đánh giá tài sản của khách hàng.

- Ngân quỹ bao gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt trong két và các khoản phải thu.Tiền gửi và tiền mặt là các khoản có thể chi trả ngay khi cần thiết, song nó thường chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng tài sản của khách hàng Các khoản phải thu luôn có khả năng chuyển thành tiền gửi hoặc tiền mắt.Ngân hàng cần xem xét kĩ các khoản này để loại trừ các khoản bán chịu không thu được tiền, khó đòi được hoặc đã bán lại cho người khác.

- Hàng hóa trong kho.Rất nhiều khách hàng vay tiền ngân hàng để tăng dự trữ nên ngân hàng cần quan tâm tới số lượng,chất lượng,mẫu mã,bảo hiểm và rủi ro đối với các hàng hóa trong kho.

-Tài sản cố định như nhà cửa,sân bãi,thiết bị…thường là đối tượng tài trợ cho các khoản trung và dài hạn. b Đánh giá các khoản nợ:

+ Ngân hàng quan tâm về thời gian gồm nợ ngắn hạn,nợ trung hạn và nợ dài hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả.

+ Ngân hàng quan tâm về các chủ nợ của khách hàng.

+ Ngân hàng xem xét đến các khoản nợ ưu đãi,nợ có bảo đảm và nợ khác. c Phân tích luồng tiền. d sử dụng các tỉ lệ:

+ Nhóm tỉ lệ thanh khoản

+ Nhóm tỉ lệ sinh lời

+Nhóm tỉ lệ rủi ro

Bước 2: Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng.

Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo quan điểm của Toán Tài Chính thì Rủi ro được hiểu là khả năng xảy ra kết cục của biến cố không như chúng ta kì vọng Chính vì chúng ta kì vọng vào một giá trị khác với những gì diễn ra nên chúng ta cũng sẽ chọn lựa quyết định không đúng và gây ra tổn thất cho chính mình và có thể cho xã hội.

Tín dụng của ngân hàng cũng có thể có rủi ro khi khách hàng không trả nợ đúng hạn hoặc không có khả năng trả nợ.

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

-Bản chất của rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại - hoạt động tín dụng Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới người vay sao cho độ an toàn cao nhất Và nhìn chung ngân hàng chỉ cho vay khi thấy an toàn Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan nên đôi khi ngân hàng không dự đoán trước được tình hình xảy ra và ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả của khách hàng Hơn nữa đôi khi vì nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng có sai sót nên quyết định cho vay sai Do vậy rủi ro tín dụng là tất yếu khách quan Tuy nó là khách quan nhưng vẫn có thể hạn chế và đề phòng Vậy nên quản lý rủi ro tại các ngân hàng hiện nay đang là một nhu cầu bức thiết.

1.2.2 Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có thể bắt nguồn từ các lý do khác nhau nhưng tựu chung lại có 3 nguyên nhân chính là nguyên nhân bất khả kháng,nguyên nhân từ phía khách hàng và khuyên nhân từ phía ngân hàng.

1.2.2.1 Nguyên nhân bất khả kháng

Những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến người vay, làm họ mất khả năng thanh toán và có thể gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

-Môi trường tự nhiên thay đổi.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, dầu thô, may gia công…Những ngành nghề này vốn rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết Thiên tai và lũ lụt xảy ra với miền Trung đợt vừa qua cũng là một minh chứng cụ thể.Thiên tai gây ra mất mùa, có thể làm cho những người dân vay nợ ngân hàng không thể hoàn trả đúng hạn khoản nợ được.

-Sự thay đổi chính sách của chính phủ.

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường,vậy nên phải tuân thủ theo quy luật của nền kinh tế.Và mỗi khi có sự biến động của nền kinh tế thì những chính sách của chính phủ cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế.Tuy nhiên sự thay đổi chính sách cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.Ví dụ như biện pháp thắt chặt tiền tệ năm 2008 khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao vì không có đủ tiền để mua nông thủy sản xuất khẩu.Và trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra,ngân hàng và doang nghiệp sẽ phải cùng san sẻ rủi ro.

-Sự thay đổi không lường trước của môi trường kinh tế xã hội.

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế mở,có sự,trao đổi,mua bán,giao lưu và học hỏi với các nước trên thế giới.Chính vì vậy mà sự biến động của thị trường thế giới đôi khi cũng làm thay đổi môi trường xã hội của Việt Nam.Và sự thay đổi này cũng rất có thể gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp xuất,nhập khẩu Việt Nam.

1.2.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Trong những giao dịch trên thị trường tài chính, bên cho vay thường không biết những thông tin mà người ta cần biết về bên còn lại để quyết định cho vay.Sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có được gọi là thông tin không cân xứng. Thông tin không cân xứng thường tạo ra những hệ lụy trong thị trường tài chính, đó là lựa chọn đối nghịch trước khi giao dịch diễn ra và rủi ro đạo đức sau khi giao dịch diễn ra.

Do thông tin không cân xứng nên ngân hàng có thể cho vay vốn đối với một doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả, và ngược lại, không cho vay vốn đối với những doanh nghiệp có khả năng hoàn trả.

Rủi ro đạo đức là một vấn đề do thông tin bất cân xứng tạo ra sau cuộc giao dịch.Bên cho vay tức ngân hàng phải chịu một mức rủi ro khi bên vay vốn tức doanh nghiệp có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt xét theo quan điểm của ngân hàng Rủi ro đạo đức làm giảm bớt xác suất hoàn trả được vốn do đó gây không ít khó khăn cho ngân hàng Thực tế cho thấy,rất nhiều doanh nghiệp để được vay vốn ngân hàng đã cung cấp số liệu không trung thực, lập hồ sơ vay vốn giả, tạo ra các dự án rất khả thi và mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao Và khi được ngân hàng cho vay vốn thì họ lại sử dụng sai mục đích,theo đuổi những dự án kì vọng mang lại lợi nhuận cao Mà dự án mang lại lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với rủi ro quá lớn Điều này khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất và quản lý vốn vay

- Khả năng quản lý kinh doanh kém Đa số các doanh nghiệp vay vốn mở rộng công ty đều tập trung đầu tư vào các tài sản cố định mà không mở rộng hệ thống quản lý,tài chính, kế toán tương Vậy là quy mô kinh doanh bành chướng so với cung cách quản lý của công ty, quản lý yếu kém dẫn đến mở rộng quy mô nhưng không hiệu quả Gây tổn hại cho doanh nghiệp và ngân hàng cho vay.

1.2.2.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá doanh nghiệp vay vốn là một trong những rủi ro từ phía ngân hàng Nhân viên tín dụng hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều doang nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, vậy nên họ phải rất am hiểu về doanh nghiệp, về ngành nghề kinh doanh và về môi trường kinh doanh của họ Do vậy cán bộ cần phải được đào tạo kĩ lưỡng và bài bản để làm tốt chức năng của mình.

- Thiếu trách nhiệm trong việc giám sát doanh nghiệp sau khi cấp vốn vay

Ngân hàng thường tiến hành thẩm định rất kĩ trước khi cho doanh nghiệp vay vốn nhưng thường lơ là với việc giám sát doanh nghiệp sau khi cho vay vốn Điều này do một phần yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho doanh nghiệp của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh của các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.

-Sự kết hợp thiếu động bộ giữa các ngân hàng

Các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro Sự hợp tác nảy sinh do yêu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Sơ lược về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Theo khái niệm của công ty Moody’s thì “Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là đánh giá vị thế hiện tại và dự báo về triển vọng tương lai của doanh nghiệp trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính một cách có hiệu quả”. Đứng trên góc độ của ngân hàng thương mại thì “xếp hạng doanh nghiệp là đánh giá hiện thời và dự đoán tương lai về khả năng của người đi vay về việc hoàn trả tiền gốc và lãi của một khoản nợ nhất định’’.

2.1.2 Ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

- Là cơ sở để ngân hàng đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của người vay để đưa ra quyết định cho vay đồng thời thiết lập danh mục tín dụng hợp lý

- Có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn và hạn chế rủi ro tín dụng.Vì thông qua việc áp dụng mô hình xếp hạng ta có thể nhận thấy xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp là bao nhiêu,doanh nghiệp nào nằm trong vùng an toàn,doanh nghiệp nào nằm trong vùng cảnh báo.Từ đó ngân hàng có thể chủ động trong việc đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro.

- Là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng Căn cứ vào những kết quả dự báo chính xác về xác suất vỡ nợ từng các doanh nghiệp mà Ngân hàng sẽ có những biện pháp khác nhau trong việc quản lý rủi ro tín dụng Với những doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ thấp,Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi để tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ.

- Hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đưa ra phương hướng quản lý và xử lý một cách hiệu quả theo hướng có lợi.Với những doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ cao, Ngân hàng nếu thực hiện cho vay cần xác định mức lãi suất cho vay thích hợp và đồng thời trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ứng với từng doanh nghiệp.

Xác định ngành Quy m ô ngành Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính

Phê duyệt kết quả chấm điểm

- Việc phân loại và xếp hạng danh mục tín dụng trên được thực hiện cho tất cả khách hàng và thông báo cho khách hàng về cấp độ rủi ro trong mọi trường hợp. Hành động này không chỉ giúp cho Ngân hàng chủ động trong việc quản lý rủi ro mà còn giúp chính các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về tình hình kinh doanh của chính doanh nghiệp mình.

Ngân hàng dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp và tự mình thu thập được để lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất.

Hình 1.Nguyên tắc xếp hạng của Ngân hàng

2.1.4 Xếp hạng tín dụng trên thế giới

Nhắc đến các công ty xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới người ta thường nhắc đến các hãng như Standard&Poor’s và Moody’s Khi thị trường tài chính phát triển ngày càng phức tạp, hai hãng đánh giá xếp hạng tín nhiệm này với vai trò là những phân tích độc lập đã trở thành một phần quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Standard & Poor's (viết tắt là S & P) là một bộ phận của tập đoàn McGraw-Hill, tập đoàn chuyên xuất bản nghiên cứu và phân tích tài chính, chứng khoán Tên tuổi của Standard & Poor gắn liền với các chỉ số chứng khoán như: chỉ số S&P500 của Mỹ, S&P/ASX200 của Úc, S&P/TSX của Canada, S&P/MIB của Ý và S&P CNX Nifty của Ấn Độ.

Standard & Poor's hoạt động với tư cách là một công ty dịch vụ tài chính độc lập. Hoạt động của hãng gồm có xây dựng các chỉ số xếp hạng S & P, xếp hạng tín dụng và các quỹ đầu tư, tư vấn đầu tư, đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro, cung cấp dịch vụ quản trị, đánh giá, và các dịch vụ về dữ liệu Đối tượng phục vụ của hãng là các chuyên gia, các tổ chức tài chính, các tập đoàn tư vấn tài chính, và các nhà đầu tư tư nhân trên toàn thế giới Standard & Poor's là một trong những nhà cung cấp thông tin hàng đầu của thị trường tài chính Quốc tế Là nguồn cung cấp các xếp hạng tín dụng, đầu tư nghiên cứu, đánh giá rủi ro và các dữ liệu Standard & Poor's cung cấp các thông tin cần thiết cho các đối tượng ra quyết định trên thị trường tài chính, giúp họ có thể cảm thấy chắc chắn hơn về quyết định của mình. Standard & Poor's, được biết đến với tư cách là một cơ quan đánh giá tín dụng, chuyên cung cấp các xếp hạng tín dụng về các món nợ của các tập đoàn nhà nước và tư nhân Đây là một trong số các hãng xếp hạng tín dụng đã được ủy ban chứng khoán Mỹ SEC chứng nhận là một trong những tập đoàn đánh giá xếp hạng tín nhiệm được thừa nhận ở bậc quốc gia.

Khoảng $ 1,7 nghìn tỷ đô la các tài sản đầu tư được trực tiếp gắn với tên tuổi của chỉ số S & P và hơn $ 4,85 nghìn tỷ đô là các giá trị của chỉ số S & P, con số này lớn hơn rất nhiều so với tất cả các nhà cung cấp chỉ số chứng khoán khác gộp lại.

Tổng số tiền nợ xấu được chỉ số S&P đánh giá trên toàn cầu là khoảng 32 nghìn tỷ đô tại 100 quốc gia Riêng trong năm 2008, Standard & Poor's đã đưa ra các đánh giá của hơn 1.150.000 chỉ số xếp hạng, bao gồm cả chỉ số mới và các chỉ số đã được sửa lại xếp hạng.

Xu hướng phát triển phức tạp của thị trường tài chính đã khiến cho các phân tích độc lập cùng với các ý kiến của Moody’s đã được nhiều nhà đầu tư sử dụng.

Moody’s Corporation là công ty chủ quản của các công ty dịch vụ đầu tư thuộc tập đoàn Moody's, thực hiện các nghiên cứu và phân tích tài chính cho các doanh nghiệp và các thể chế Công ty còn đánh giá xếp hạng tín dụng cho những nhà đầu tư bằng cách sử dụng một tiêu chuẩn đánh giá có quy mô.

Moody’s Investors Service là công ty đánh giá thuộc tập đoàn Moody’s Corporation., được thành lập năm 1909 bởi John Moody Một trong những chủ sở hữu lớn nhất của Moody’s là công ty Berkshire Hathaway của tỉ phú Warren Buffet. Hiện tại Moody’s chiếm 40% thị phần thị trường đánh giá tín dụng trên toàn thế giới.

Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VietBank

2.2.1 Mục đích của xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng VietBank

Mục đích của xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân Hàng VietBank là để: a Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu xếp hạng tín dụng Khách hàng. b Công cụ hỗ trợ chất lượng thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với Khách hàng. c Căn cứ để xây dựng và áp dụng chính sách tín dụng đối với Khách hàng, bảo đảm an toàn, hiệu quả và chất lượng phục vụ Khách hàng của Ngân hàng VietBank. d Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng VietBank theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước. e Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro khi được NHNN cho phép.

2.2.2 Đối tượng – Phạm vi áp dụng

2.2.2.1 Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp hiện tại hoặc tiềm năng của Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, bao gồm a.Công ty TNHH; b.Công ty cổ phần; c.Công ty nhà nước; d.Doanh nghiệp liên doanh; e.Công ty 100% vốn nước ngoài; f.Công ty hợp danh; g.Hợp tác xã; h.Doanh nghiệp tư nhân; i.Doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác hoạt động tại Việt Nam.

2.2.2.2 Không thực hiện xếp hạng đối với a.Khách hàng cho vay ủy thác; b.Khách hàng hoạt động yếu kém,có lịch sử xấu trong giao dịch với TCTD.

2.2.2.3 Căn cứ đánh giá xếp hạng

Căn cứ để đánh giá xếp hạng gồm có: a.Hồ sơ pháp lý,hồ sơ tài chính và ngành nghề kinh doanh của Khách hàng b.Thông tin kinh tế- thị trường liên quan đến hoạt động kinh doanh của Khách hàng c.Thông tin lịch sử giao dịch và mức độ tín nhiệm của Khách hàng với các TCTD,trong đó có Ngân Hàng VietBank d.Các yếu tố khác như môi trường nội bộ,môi trường bên ngoài…liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách Hàng.

2.2.2.4 Thời điểm đánh giá xếp hạng

* Đối với khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng với Ngân Hàng VietBank:định kì

06 tháng /lần vào các ngày 31/3 và 30/9 hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo ĐVKD

-Trường hợp có thay đổi, biến động tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách hàng (do điều kiện chủ quan của Khách hàng hoặc ảnh hưởng khách quan từ chính sách, thị trường chung), CBDG phải cập nhật thông tin và đánh giá lại.

-Trường hợp khách hàng đề nghị thay dổi hạn mức tín dụng, cấp lại hạn mức tín dụng hoặc bắt buộc phải điều chỉnh hạn mức tín dụng Khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng trung và dài hạn sau khi đã được cấp tín dụng ngắn hạn, việc đánh giá xếp hạng lại phải được thực hiện trước khi điều chỉnh hạn mức tín dụng hoặc cấp hạn mức tín dụng trung/dài hạn.

* Đối với Khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu tiên với Ngân hàng, hoặc Khách hàng tiềm năng, yêu cầu đánh giá xếp hạng trước khi đề xuất cấp tín dụng.Trong trường hợp này, CBDG thu thập và sử dụng thông tin hoạt động trước nó 02 năm gần nhất hoặc từ ngày hoạt động của Khách hàng (nếu chưa đủ 02 năm).

* Trong mọi trường hợp khách hàng chỉ được xếp hạng khi Khách hàng hoạt động tối thiểu 06 tháng.

Sau đây là quy trình thực hiện của hệ thống chấm điểm tín dụng của Ngân hàng VietBank:

Bước 1: Thu thập thông tin Để ngân hàng có thể đánh giá xếp hang tín dụng doanh nghiệp,các cán bộ tín dụng cần thu thập được các thông tin liên quan như sau: a Thông tin chung

Thông tin chung gồm có:

- Thông tin về cơ cấu tổ chức

-Danh sách các cổ đông lớn và thành viên Hội Đồng Quản Trị;

-Thông tin về lịch sử phát triển Khách hàng;

-Thông tin về chính sách nhân sự, tiềm năng nhân lực và đội ngũ điều hành (chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực…);

-Định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh (nếu có). b Thông tin pháp lý

Thông tin pháp lý gồm:

-Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;

-Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh;

-Giấy chứng nhận đăng kí mã số thuế;

-Giấy phép hành nghề đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc biệt cần giấy phép; -Quyết định bổ nhiệm Chủ Tịch hội đồng quản trị, Người đại diện theo Pháp luật, kế toán trưởng;

-Văn bản liên quan đến quyết định đầu tư, vay vốn, kinh doanh của cấp có thẩm quyền trong các doanh nghiệp;

-Các giấy tơg pháp lý có liên quan. c Thông tin tài chính

Thông tin tài chính gồm:

-Báo cáo tài chính 02 năm liền trước (nếu có) và đến thời điểm gần nhất (ưu tiên sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán)

+ Bảng cân đối kế toán;

+ Báo cáo kết quả kinh doanh;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có)

+ Thuyết minh báo cáo tài chính (nếu có).

-Kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính năm hiện hành và dự báo cho năm sau(nếu có);

-Chỉ tiêu doanh thu theo từng lĩnh vực ngành nghề (nếu Khách hàng kinh doanh đa ngành nghề). d Các thông tin thị trường-kinh doanh

-Danh mục và thông tin sản phẩm dịch vụ: vai trò của sản phẩm – dịch vụ đối với xã hội,chất lượng,tình hình tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ,khả năng cạnh tranh,giai đoạn hiện tại trong chu kì sống,tiềm năng và triển vọng phát triển của sản phẩm – dịch vụ.

- Thông tin chung về thị trường ngành nghề, lĩnh vực hoạt động bao gồm:

+ Hiện trạng, quy mô thị trường

+ Thị trường đầu ra, đầu vào và tín ổn định của thị trường

+ Chu kì, xu hướng, triển vọng và chiến lược phát triển chung của ngành

+ Các chỉ số hoạt động chung của ngành

-Danh sách chung về các đối thủ cạnh tranh chính

-Danh sách của các nhà cung cấp đầu vào (nguyên, nhiên vật liệu).Tính chất và mức độ quan hệ với các nhà cung cấp đầu vào.

-Danh sach thông tin về các đối tác đầu ra (hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ…)

- Các thông tin về công nghệ, môi trường và xu hướng thay đổi của công nghệ liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngân hàng. e Thông tin quan hệ với các TCTD khác

-Bảng kê dư nợ vay tại các TCTD, tổ chức kinh tế và các đơn vị;

-Lịch sử quan hệ với ngân hàng VietBank

-Lịch sử quan hệ với các TCT khác

Bước 2: Xác định ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh của Khách hàng

-Việc xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Khách Hàng nhằm mục đích tham chiếu đúng các giá trị chuẩn được lập theo đặc thù từng ngành nghề, lĩnh vực. -Xác định ngành nghề kinh doanh dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Khách hàng.Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại trên 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của Khách hàng.

-Quy định này phân loại doanh nghiệp dựa trên 5 nhóm ngành cơ bản:

+ Đầu tư xây dựng cơ bản;

-Phạm vi 5 nhóm ngành như sau: a Nông, lâm ngư nghiệp: i Các doanh nghiệp hoạt động khaithác,nuôi trồng,đánh bắt các sản phẩm từ nông,lâm,ngư nghiệp,bao gồm:

+ Trồng trọt và chăn nuôi;

+ Trồng rừng, khai thác gỗ và các sản phẩm lâm sản khác;

+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản; ii Doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông,lâm,ngư nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ. iii Doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông,lâm,ngư nghiệp thuộc nhóm ngành thương mại-dịch vụ. b.Thương mại – dịch vụ; Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ bao gồm:

+ Kinh doanh xuất- nhập khẩu và bán buôn, bán lẻ.

+ Công nghệ thông tin – viễn thông

+ Kinh doanh bất động sản (chỉ đơn thuần kinh doanh, không đầu tư xây dựng) + Kinh doanh khách sạn, nhà hàng;

+ Các dịch vụ khác c Công nghiệp nặng: Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ ngành công nghiệp khác, bao gồm:

+ Các ngành công nghiệp nặng khác d Công nghiệp nhẹ: Các doanh nghiệp chuyên cung cấp hàng hóa phục vụ tiêu dùng bao gồm:

+ Sản xuất hàng tiêu dùng

+ Các ngành công nghiệp nhẹ khác e Đầu tư xây dựng cơ bản:Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình nhà ở,văn phòng,nhà máy,xí nghiệp,hệ thống đường,bao gồm:

+ Kinh doanh bất động sản từ chính các dự án xây dựng

Bước 3: Xác định quy mô Khách hàng

Xác định quy mô khách hàng doanh nghiệp dựa vào:

+ Ngành nghề kinh doanh của Khách hàng

+ 4 tiêu chí: Doanh thu thuần năm, Vốn chủ sở hữu, Số lao động trung bình trong năm

-Quy mô khách hàng được chia làm 3 loại:

+ Quy mô lớn: tổng điểm lớn hơn hoặc bằng 86.5

+ Quy mô vừa: tổng điểm từ 36.5 đến 86.5

+ Quy mô nhỏ: tổng điểm nhỏ hơn hoặc bằng 36.5

Bước 4 : Chấm điểm các chỉ tiêu Tài chính

-Việc đánh giá thực hiện trên 12 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm ngành: a Khả năng thanh toán:

+ Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần) = TSNH/ Nợ ngắn hạn

(TSNH: tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho mất phẩm chất,các khảon phải thu khó đòi)

+Khả năng thanh toán nhanh (lần) = (Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Phải thu)/Nợ ngắn hạn

(Các khoản phải thu không tính phải thu khó đòi) b.Tốc độ tăng trưởng

+ Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) = Doanh thu thuần năm nay – Doanh thu thuần năm trước)/Doanh thu thuần năm trước * 100%

+ Tốc đọ tăng trưởng lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận trước thuế năm nay – Lợi nhuận trước thuế năm trước)/Lợi nhuận trước thuế năm trước*100% a Khả năng sinh lời :

+ Biến lợi nhuận ròng (%) = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần*100%

+ Chỉ số ROA (%) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản *100%

+ Chỉ số ROE (%) = Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu * 100% d Khả năng tự tài trợ:

+ Hệ số tự tài trợ (%) = Vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn*100% e Chỉ tiêu hoạt động:

+ Vòng quay các khảon phải thu (vòng) = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân

(Các khoản phải thu không tính phải thu khó đòi doanh nghiệp chưa trích dự phòng) +Vòng quay hàng tồn kho (vòng) = Giá vốn hàng bán/tồn kho bình quân

(Giá vốn hàng bán không bao gồm chi phí khấu hao)

+Vòng quay vốn lưu động (vòng) = Doanh thu thuần/ TSNH bình quân

+ Hiệu quả sử dụng tài sản (lần) = Doanh thu thuần/ tổng tài sản

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

-Việc đánh giá chỉ tiêu thực hiện trên 32 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm ngành: a Trình độ quản lý và môi trường nội bộ

+ Lịch sử tư pháp của người đứng đầu DN/ chủ DN

+ Trình độ học vấn của người đứng đầu DN/ chủ DN

+Kinh nghiệm, năng lực điều hành và chất lượng quản lý của Chủ DN/Ban lãnh đạo;

+ Uy tín, quan hệ của Chủ DN trên thị trường, với các cơ quan liên quan;

+ Môi trường kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức của DN

+ Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp

+ Tầm nhìn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp b Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

+ Triển vọng phát triển ngành

+ Ảnh hưởng từ chính sách của Nhà nước, chính phủ và Chính quyền địa phương + Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào

Mô hình Logit và phương pháp ước lượng

Mô hình Logit là mô hình hồi quy có biến phụ thuộc là biến giả bởi vì khi nghiên cứu kinh tế lượng người ta nhận thấy rằng trong đời sống hiện nay có rất nhiều hiện tượng, quá trình mà khi thiết lập mô hình kinh tế lượng, biến phụ thuộc khó có thể lượng hóa được nên cần phải dùng đến biến giả để mô tả.

3.2.1 Mô hình Logit - Phương pháp Berkson

Phương pháp này xác định pi = = bằng cách tuyến tính hóa

1 - pi = 1 - = Ln( ) = Zi = β1 + β2Xi (1.3) Đặt Li = Ln( ) + ui = β1 + β2Xi + ui (1.4)

L không chỉ tuyến tính đối với biến số mà còn tuyến tính đối với tham số Nhận xét:

- Khi Z biến thiên từ đến,p biến thiên từ 0 đến 1,L biến thiên từ Như vậy dù p giới hạn từ 0 đến 1 nhưng L không bị giới hạn.

- Dù L là tuyến tính của X nhưng xác suất không là hàm tuyến tính của X.

- Do (pi/1-pi) phán ánh cơ hội,sự ưa thích Y = 1 nên 2 cho biết mức thay đổi của

L khi X tăng một đơn vị 1 cho biết sự ln sự ưa thích Y=1 khi X = 0. Ước lượng:

Do chưa biết pi nên chúng ta sẽ sử dụng ước lượng của pi

Giả sử rằng mẫu có Ni giá trị Xi, trong Ni quan sát này chỉ có ni giá trị mà Yi = 1, khi đó ước lượng điểm của pi là = Chúng ta dùng để ước lượng mô hình = Ln( ) Phân bố của Y là A(p), với Ni quan sát ta có kỳ vọng Nipi, phương sai Nipi(1- pi).Theo định lý giới hạn trung tâm, khi Ni khá lớn thì ui sẽ tiệm cận chuẩn N(0,1/(Nipi(1-pi)))

Như vậy (1.4) có phương sai của sai số thay đổi và với mỗi Xi ước lượng của phương sai này: = Từ đây ta rút ra các bước sau đây:

Bước 1: Với mỗi Xi ta tính = , = Ln( ), và = Ni

Bước 2: Thực hiện biến đổi biến số và dùng OLS để ước lượng mô hình sau:

3.2.2 Mô hình Logit - Phương pháp Goldberger

Trong mô hình này, các pi được xác định bằng: pi = = (1.1)

X = (1,X2); Xi = (1,X2i); β = (β1,β2) Trong mô hình trên, pi không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập Phương trình (1.1) được gọi là hàm phân bố Logistic Trong hàm này, khi X, β nhận các giá trị từ -∞ đến +∞ thì p nhận giá trị từ 0 đến 1 pi phi tuyến với cả X và các tham số β Điều này có nghĩa là ta không thể áp dụng trực tiếp phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square - OLS) để ước lượng Người ta dùng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng β.

Vì Y chỉ nhận một trong hai giá trị 0 và 1, Y có phân bố nhị thức, nên hàm hợp lý với mẫu kích thước n dạng sau đây:

L L Đặt t* = , t* là vectơ hai chiều (số hệ số hồi quy) Ta cần tìm ước lượng hợp lý tối đa của β, ta có:

Phương trình trên phi tuyến đối với β, người ta sử dụng phương pháp Newton Raphson để giải hệ phương trình này

I(β) được gọi là ma trận thông tin Nếu như là nghiệm của S( ), khai triển Taylor tại β, ta có:

Ta có quá trình lặp như sau:

Bắt đầu với giá trị ban đầu nào đó của β, chẳng hạn , ta tính được S(

) và I( ), sau đó tìm β mới bằng công thức sau đây:

Quá trình lặp trên sẽ được thực hiện cho đến khi hội tụ Do I(β) là dạng toàn phương xác định dương, nên quá trình trên sẽ cho ước lượng hợp lý cực đại Tương ứng với , ta có + là ma trận hiệp phương sai của Chúng ta sử dụng ma trận này để kiểm định giả thiết và thực hiện các suy đoán thống kê khác.

Sau khi ước lượng được , ta có thể tính được ước lượng xác suất P(Y=1/ )

Kết hợp với (1.3) ta có: Phương trình này dùng để kiểm nghiệm lại các

Như vậy trong mô hình Logit chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của biến độc lập Xk đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác suất để Y nhận giá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y Ảnh hưởng của Xk đến pi được tính như sau:

Áp dụng mô hình Logit vào một số khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần VietBank

Sử dụng nguồn số liệu là báo cáo tài chính năm 2010, tình trạng phát sinh nợ xấu của 100 doanh nghiệp hiện đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP VietBank Từ đó tính toán cụ thể 15 chỉ tiêu tài chính để chấm điểm tín dụng theo bảng hướng dẫn đã nêu ở chương 2 Sau đó áp dụng mô hình Logit để xem xét ảnh hưởng của các thông tin đó tới tình trạng phát sinh nợ xấu của khách hàng sau khi quyết định cho vay Cụ thể như sau:

Y: Tình trạng nợ của khách hàng

Y = 0: Doanh nghiệp không có nợ xấu (nợ từ loại 2 đến loại 5)

Y = 1: Doanh nghiệp có nợ xấu

X1 = 0: Quy mô của doanh nghiệp là nhỏ

X1 = 1: Quy mô của doanh nghiệp không phải là nhỏ

X2: Khả năng thanh toán hiện hành

X3: Khả năng thanh toán nhanh

X4: Kỳ thu tiền bình quân

X5: Vòng quay hàng tồn kho

X6: Tỷ số Nợ phải trả/ Tổng tài sản

X7: Tỷ số Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu

X8: Tỷ số Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

X11: Hiệu quả sử dụng tài sản

Với số lượng biến đầu vào khá lớn, ta phân tích nhân tố bằng phương pháp PCA để rút gọn từ 11 biến xuống còn 8 biến Ta có bảng bảo tồn phương sai của đám mây ban đầu trên siêu phẳng chiếu như sau:

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Hình 8 Bảng bảo tồn phương sai của đám mây ban đầu trên siêu phẳng chiếu

Với 11 biến, ta dùng 8 thành phần chính thì chúng ta thu được đám mây ảnh giải thích được khoảng 99.026% đặc tính của số liệu ban đầu.

Ma trận các thành phần (Các véc tơ riêng) - Tọa độ các biến:

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Hình 9 Bảng ma trận các thành phần chính trước phép quay

Bảng tọa độ các biến trên các trục chính sau phép quay như sau:

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a Rotation converged in 6 iterations.

Hình 10 Bảng ma trận các thành phần chính sau phép quay

Bảng hệ số tổ hợp của các biến (các véc tơ nhân tố chính) :

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization

Hình 11 Bảng hệ số tổ hợp các biến

Tiếp theo, ta tiến hành hồi quy biến CR theo 8 chỉ tiêu (F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7,F8) mà ta đã tiến hành phân tích nhân tố ở trên.

Trong đó: Y = 0: rủi ro tín dụng thấp

Y = 1: rủi ro tín dụng cao

Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)

Covariance matrix computed using second derivatives

Variable Coefficient Std Error z-Statistic Prob

Mean dependent var 0.428571 S.D dependent var 0.497416 S.E of regression 0.419714 Akaike info criterion 1.161997 Sum squared resid 15.67821 Schwarz criterion 1.399392 Log likelihood -47.93784 Hannan-Quinn criter 1.258018 Restr log likelihood -66.92499 Avg log likelihood -0.489162

LR statistic (8 df) 37.97431 McFadden R-squared 0.283708 Probability(LR stat) 7.61E-06

Obs with Dep=0 56 Total obs 98

Hình 12 Bảng hồi quy biến Y theo các biến độc lập

Nhìn vào bảng hồi quy trên ta thấy các hệ số của biến F2, F3,F4, F5,F6, F7,F8 không có ý nghĩa thống kê nên sau đây ta đi kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến trên bằng kiểm định Wald Test với giả thiết:

H1: Có ít nhất 1 hệ số khác 0.

Hình 13 Kiểm định Wald test

Với mức ý nghĩa 10% ta chấp nhận giả thiết H0 nên bỏ biến F2, F3,F4, F5,F6,F7,F8 ra khỏi mô hình.Hồi quy biến Y theo F1 ta được kết quả như sau:

Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)

Covariance matrix computed using second derivatives

Variable Coefficient Std Error z-Statistic Prob

S.E of regression 0.461565 Akaike info criterion 1.221149 Sum squared resid 20.66507 Schwarz criterion 1.247526 Log likelihood -58.83628 Hannan-Quinn criter 1.231818 Avg log likelihood -0.600370

Obs with Dep=0 56 Total obs 98

Hình 14.Bảng hồi quy biến Y theo các yếu tố ảnh hưởng sau khi loại bớt biến

Thấy kết quả hồi quy trên đã thỏa mãn nên ta đi dự báo khả năng vỡ nợ của 100 DN như sau:

Tên doanh Nghiệp Khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp( CRf)

Hình 15.Bảng xác suất vỡ nợ của 100 doanh nghiệp

Phân chia khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp thành 10 hạng ta có bảng sau:

AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Hình 16.bảng xếp hạng các doanh nghiệp dựa vào xác suất vỡ nợ

3.4.Kết quả xếp hạng tín dụng 100 khách hàng doanh nghiệp của VietBank Phân loại khách hàng theo hạng :

Hình 18.Bảng phân loại các doanh nghiệp vay vốn Liên Việt theo hạng

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy 100 doanh nghiệp vay vốn của VietBank có các hạng khác nhau từ AAA đến D.Chiếm tỷ trọng nhiều nhất là hạng BBB với

33%.Sau đó là AAA với 27%.Đa số các doanh nghiệp này đều có quy mô vừa và nằm trong ngành thương mại dịch vụ Hạng CC,C và D nằm ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và thuộc ngành công nghiệp nặng và thương mại dịch vụ Chiếm tỷ trọng thấp nhất là hạng D với 1 doanh nghiệp.Đó là công ty Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn.Công ty này thuộc ngành công nghiệp nặng,chuyên kinh doanh xăng dầu, nhiên liệu,sản xuất và chế biến hàng nông ,thủy hải sản có quy mô khá nhỏ và tình hình kinh doanh đang đi xuống, xác suất vỡ nợ 100% Với các doanh nghiệp thuộc hạng CCC trở đi,VietBank nên xem xét quyết định cẩn thận trước khi cho vay.Nếu cho vay với các đối tượng này thì lãi suất yêu cầu phải cao đồng thời phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro khi cho vay Còn đối với các doanh nghiệp thuộc hạng AAA,AA,A và BBB VietBank cần phát triển các chính sách ưu đãi và dịch vụ chăm sóc khách hàng để tạo mối quan hệ dài hạn

* Ưu điểm của mô hình

- Mô hình logistic là cơ sở để ngân hàng phân loại khách hàng và nhận diện rủi ro.Từ kết quả của mô hình có thể thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn và hạn chế rủi ro tín dụng Thông qua việc áp dụng phương pháp xếp hạng bằng mô hình Logistic ta có thể ước lượng xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp là bao nhiêu,doanh nghiệp nào nằm trong vùng an toàn,doanh nghiệp nào nằm trong vùng cảnh báo.Từ đó ngân hàng có thể chủ động trong việc đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro.

- Mô hình Logistic là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng Căn cứ vào những kết quả dự báo chính xác về xác suất vỡ nợ từng các doanh nghiệp mà Ngân hàng sẽ có những biện pháp khác nhau trong việc quản lý rủi ro tín dụng Với những doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ thấp Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi để tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ.

- Mô hình hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đưa ra phương hướng quản lý và xử lý một cách hiệu quả theo hướng có lợi.Với những doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ cao, Ngân hàng nếu thực hiện cho vay cần xác định mức lãi suất cho vay thích hợp và đồng thời trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ứng với mức xác suất vỡ nợ của từng doanh nghiệp.

- Mô hình logistic là cơ sở để Ngân Hàng phân loại và xếp hạng danh mục tín dụng Hành động này không chỉ giúp cho Ngân hàng chủ động trong việc quản lý rủi ro mà còn giúp chính các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về tình hình kinh doanh của chính doanh nghiệp mình.

Mô hình không chỉ giúp xác định được các xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp Các công ty trên đều là các công ty có quy mô vừa và thuộc 5 ngành nghề khác nhau.Từ bảng trên ta thấy các công ty trên đầu có tình hình làm ăn tốt và khẳ năng vỡ nợ thấp.Độ độ sai lệch về dự báo khả năng vỡ nợ của 5 doanh nghiệp trường hợp trong mẫu và ngoài mẫu không khác nhau nhiều (Sai lệch trung bình dưới 5%) chấp nhận được.Hơn nữa hai kết quả dự báo trên đều không làm thay đổi hạng của các doanh nghiệp nên kết quả dự báo trên là khá chính xác.Vậy ta có thể dùng mô hình trên để dự báo cho khả năng vỡ nợ của các DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng VietBank

* Nhược điểm của mô hình và nhận xét

Do thời gian có hạn nên em chỉ sử dụng số liệu 100 doanh nghiệp.Tuy 100 doanh nghiệp này đến từ các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế nhưng để đại diện cho thị trường thì số liệu trên vẫn là chưa đủ.Do vậy với các Ngân hàng khi áp dụng mô hình trên cần thu thập và xử lý số liệu một cách đầy đủ.Càng nhiều doanh nghiệp được chọn làm mẫu thì tính chính xác sẽ càng cao Hơn nữa sau khi dự báo được xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp cần kiểm tra về độ phù hợp của mô hình.

Vì với từng ngân hàng khác nhau sẽ có những đặc trưng khác nhau và không nhất thiết phải áp dụng mô hình này cho tất cả các ngân hàng.

Trong tương lai, Các ngân hàng cần kết hợp với nhau trong việc quản lý rủi ro tín dụng.Vì hiện tại Ngân hàng chỉ xếp hạng tín dụng cho các khách hàng của chính ngân hàng mình Nếu các ngân hàng hỗ trợ nhau trong việc quản lý rủi ro tín dụng thì không những dự báo chính xác được xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp mà còn hạn chế được rủi ro cho ngân hàng nói riêng và của xã hội nói chung.Tiến xa hơn nữa, khi các ngân hàng liên kết với nhau trong việc quản lý rủi ro tín dụng thì việc thành lập một tổ chức độc lập đứng ra xếp hạng cho tất cả các doanh nghiệp trong xã hội là việc hết sức cần thiết Đến lúc đó,thị trường tự nó sẽ điều chỉnh và phát triển đến một mức nhất định.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Ở các nước phát triển như Mỹ thì hoạt động xếp hạng tín dụng là cần thiết và trở nên rất phổ biến.Vì nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này mà ở các nước phát triển đã hình thành nên các trung tâm độc lập đứng ra để ước lượng và dự báo khả năng vỡ nợ của các tổ chức trong xã hội Tất cả các doanh nghiệp muốn được vay vốn đều phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm.Và tổ chức độc lập đó sẽ đứng ra xếp hạng tín dụng cho tất cả các doanh nghiệp muốn được vay vốn.Có thể nói việc dự báo của các trung tâm đó là khá chính xác không hẳn vì trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mà còn có các lí do khác như dữ liệu mà các trung tâm này xây dựng hầu như rộng khắp đất nước và độ chính xác của các báo cáo tài chính cao nên độ đại diện cho thị trường(ngành, nghề) của các mẫu là rất lớn Vì vậy nên kết quả ước lượng có độ chính xác cao.

Việt Nam cũng đã và đang xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng riêng.Tuy nhiên mọi thứ mới chỉ ở bước khởi đầu,chưa có tổ chức độc lập nào có thể đứng ra xếp hạng tín dụng cho tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam Nhận thức được tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng, Ngân hàng Nhà Nước đã kịp thời đưa ra dự thảo 493 trong đó quy định tất cả các ngân hàng TMCP đều phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và trình ngân hàng Nhà Nước phê duyệt Có thể nói đây là biện pháp ưu việt trong thời điểm hiện tại để hạn chế rủi ro tín dụng cho các ngân hàng nói riêng và tránh tổn thất cho toàn xã hội nói chung khi Việt Nam chưa có một tổ chức độc lập nào đủ khả năng xếp hạng cho tất cả các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên động thái trên của Ngân hàng Nhà nước cũng có những nhược điểm nhất định Đó là khi các ngân hàng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì họ chỉ đánh giá được kết quả về khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đối với chính ngân hàng đó (mẫu nghiên cứu là rất nhỏ so với thị thường) do vậy mà độ đặc trưng cho thị trường là rất thấp Sẽ rất tốn công sức với các ngân hàng trong việc đánh giá khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng.Hoặc sẽ là rất khó khăn trong việc đánh giá khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khi trước kia chưa hề có doanh nghiệp trong ngành này tới vay nợ ngân hàng,việc đánh giá rủi ro với doanh nghiệp đó sẽ tốn nhiều công sức và đôi khi không chính xác vì mẫu nghiên cứu không có độ đại diện cho doanh nghiệp này.

Ngày đăng: 17/08/2023, 14:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.Nguyên tắc xếp hạng của Ngân hàng - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 1. Nguyên tắc xếp hạng của Ngân hàng (Trang 21)
Hình 2 .Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn S $ P Moody’s Nội dung - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 2 Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn S $ P Moody’s Nội dung (Trang 24)
Hình 5. CIC xếp hạng cho các doanh nghiệp Việt Nam 2010 2.2. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại  Ngân hàng VietBank - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 5. CIC xếp hạng cho các doanh nghiệp Việt Nam 2010 2.2. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VietBank (Trang 28)
Hình 7. Bảng điểm và mức xếp hạng tín dụng của VietBank -Phê duyệt kết quả: CBDG gửi kết quả đánh giá cho cấp kiểm soát để thực hiện kiểm tra kết quả xếp hạng.Sau khi cấp kiểm soát kiểm tra và đồng ý kết quả xếp hạng, cấp phê duyệt - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 7. Bảng điểm và mức xếp hạng tín dụng của VietBank -Phê duyệt kết quả: CBDG gửi kết quả đánh giá cho cấp kiểm soát để thực hiện kiểm tra kết quả xếp hạng.Sau khi cấp kiểm soát kiểm tra và đồng ý kết quả xếp hạng, cấp phê duyệt (Trang 36)
Hình 6. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 6. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (Trang 36)
Hình   = Ln( ) = - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
nh = Ln( ) = (Trang 41)
Hình 8. Bảng bảo tồn phương sai của đám mây ban đầu trên siêu phẳng chiếu - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 8. Bảng bảo tồn phương sai của đám mây ban đầu trên siêu phẳng chiếu (Trang 46)
Hình 9. Bảng ma trận các thành phần chính trước phép quay - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 9. Bảng ma trận các thành phần chính trước phép quay (Trang 46)
Hình 10. Bảng ma trận các thành phần chính sau phép quay - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 10. Bảng ma trận các thành phần chính sau phép quay (Trang 47)
Hình 11. Bảng hệ số tổ hợp các biến - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 11. Bảng hệ số tổ hợp các biến (Trang 47)
Hình 12. Bảng hồi quy biến Y theo các biến độc lập - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 12. Bảng hồi quy biến Y theo các biến độc lập (Trang 48)
Hình 14.Bảng hồi quy biến Y theo các yếu tố ảnh hưởng sau khi loại bớt biến - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 14. Bảng hồi quy biến Y theo các yếu tố ảnh hưởng sau khi loại bớt biến (Trang 50)
Hình 18.Bảng phân loại các doanh nghiệp vay vốn Liên Việt theo hạng - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 18. Bảng phân loại các doanh nghiệp vay vốn Liên Việt theo hạng (Trang 57)
Hình 16.bảng xếp hạng các doanh nghiệp dựa vào xác suất vỡ nợ 3.4.Kết quả xếp hạng tín dụng 100 khách hàng doanh nghiệp của VietBank Phân loại khách hàng theo hạng : - Mo hinh logistic va xep hang tin dung khach hang 108650
Hình 16.b ảng xếp hạng các doanh nghiệp dựa vào xác suất vỡ nợ 3.4.Kết quả xếp hạng tín dụng 100 khách hàng doanh nghiệp của VietBank Phân loại khách hàng theo hạng : (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w