1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giai phap day manh viec thu san pham cua cong ty 101010

62 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giai Pháp Dạy Mạnh Việc Thu Sản Phẩm Của Công Ty 101010
Tác giả Đặng Huy Thức
Người hướng dẫn Thầy Trần Quang Huy
Trường học Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 644,02 KB

Cấu trúc

  • Phần I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh (3)
    • 1.2.1 Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty (10)
    • 1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Công ty.11 (11)
    • 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (12)
    • 1.4. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa và dịch vụ chủ yếu (19)
  • Phần II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (21)
    • 2.1 Phân tích hoạt động Marketing (21)
      • 2.1.1. Giá cả, phương thức thanh toán (25)
      • 2.1.2. Thị trường hoạt động (27)
      • 2.1.3 Hệ thống phân phối (27)
      • 2.1.4 Các công cụ xúc tiến hỗn hợp (28)
      • 2.1.5 Phân tích đối thủ cạnh tranh (30)
    • 2.2. Phân tích tình hình lao động và tiền lương (32)
      • 2.2.1 Cơ cấu lao động (32)
      • 2.2.2 Lao động tăng giảm trong quý III (35)
      • 2.2.3 Xây dựng định mức lao động và quỹ tiền lương (35)
      • 2.2.4. Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân: H cp = 2,71 (37)
      • 2.2.5. Hệ số bình quân tính trong đơn giá tiền lương:H PC =0,22 (37)
      • 2.2.6. Xây dựng đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu (37)
      • 2.2.7 Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch 2009 (37)
    • 2.3 Phân tích tình hình tài hình của doanh nghiệp (40)
      • 2.3.1. Năng lực tài chính (40)
      • 2.3.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (40)
      • 2.3.3. Bảng cân đối kế toán (43)
    • 2.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh (44)
    • 2.5. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn (44)
    • 2.6 Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (46)
  • PHẦN III ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3.1. Nhận xét chung về tình hình tài chính của Công ty CPTM Thái Hưng (51)
    • 3.2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới (52)
    • 3.3. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................54 (56)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG 1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty

Công ty có đội ngũ kỹ sư, công nhân xây dựng và gia công kết cấu lành nghề thường phục vụ cho chính nhu cầu xây dựng cũng như sửa chữa của Công ty Hầu hết nhà cửa, văn phòng làm việc, giao dịch; nhà kho…của Công ty đều do chính đội ngũ xây dựng của Công ty thiết kế, xây dựng, sửa chữa; cụ thể như sau:

+ Xây dựng trụ sở văn phòng làm việc và giao dịch khang trang với đầy đủ tiện nghi tại tổ 14, phường Gia Sàng, thành pgoos Thái Nguyên; tỉnh Thái Nguyên, chi nhánh tại khu công nghiệp Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh); chi nhánh tại số 136 Phạm văn Đồng, quận cầu giấy, thành phố Hà Nội; Công ty TNHH TM Thái Hưng tại khu công nghiệp Phố Nối A (tỉnh Hưng Yên) với tổng diện tích khoảng 3.500 m2.

+ Xây dụng 3 kho chứa thép, xi măng, vật liệu xây dựng với tổng diện tích hơn 7.000 m2, trong đó có lắp đặt 1- 2 dầm cầu trục điện, mỗi dầm có tải trọng từ10 -15 tấn phục vụ xếp dỡ hàng hóa, sửa chữa đại tu ô tô và gia công kết cấu.

+ Xây dựng ba bàn cân điện tử 100 tấn.

+ Xây dựng đường dây tải điện và ba trạm biến áp 180 kVA phục vụ sản xuất, kinh doanh…

- Đầu tư trải nhựa bê tông và đổ bê tông gần 20.000 m2 sân bãi; trồng cây xanh trong khu vực kho bãi để cải thiện môi trường làm việc.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

- Đầu tư xây dựng khu thể thao văn hóa, trong đó có sân bóng đá, nhà thi đấu cầu lông bóng bàn, sân tennis…tạo điều kiện cho cán bộ công nhân lao động tập luyện nâng cao trình độ và sức khỏe sau mỗi ngày làm việc.

- Công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mua sắm thiết bị nâng hạ và vận chuyển như cần trục, máy xúc, xe đầu kéo sowmiromooc…hiện tại, Công ty có ba cần trục kato có sức nâng từ 25-50 tấn, 7 máy súc và trên 70 đầu xe vận tải chuyên dụng luôn sẵn sàngđáp ứng nhu cầu vận chuyển và lưu thông hàng hóa cho toàn bộ mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty tới tận chân công trình, cũng như đáp ứng nhu cầu vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn quốc.

-Đặc biệt, trong năm 2007 Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy thép Thái Hưng tại Km 77+500 quốc lộ 5, xã Kim Lương, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương với số vốn đầu tư trên 30 triệu USD và đạt công suất luyện phôi thép 270.000 tấn/năm Đến nay nhà máy đã hoàn thành cơ bản các hạng mục xây dựng và cho ra lò mẻ phôi đầu tiên đạt chất lượng tốt vào ngày 17/01/2009 Sụ ra đời của nhà máy là mốc son đánh dấu sự phát triển của Công ty CPTM Thái Hưng, làm cho quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng chủ động, khép kín và đạt hiệu quả cao hơn.

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Công ty.11

+ Công ty có thương hiệu mạnh được tạo dựng, xây đắp chắc chắn trong suốt 16 năm qua và vẫn tiếp tục phát triển Công ty rất có uy tín trên thị trường nên luôn nhận được nguồn tài trợ từ phía nhà cung cấp cũng như các tổ chức tín dụng, và cũng do luôn giữ chữ tín với khách hàng nên doanh số của Công ty không ngừng tăng, điều đó chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng tin tưởng và tìm đến với Công ty hơn.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

+ Nguồn nhân lực trẻ, năng động và có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn; thường xuyên cập nhật kiến thức và thông tin mới.

+ Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, kéo theo là sự ra đời của nhiều cơ sở kinh doanh mới cùng nghành nghề đòi hỏi sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị để giành thị phần Đặt biệt với mặt hàng chính (sắt thép xây dựng) mà công ty đang kinh doanh là sự biến động không theo tính quy luật của thị trường thế giới và sự điều tiết thị trường liên tục bằng chính sách thuế của Nhà nước là những ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Nguồn nhân lực trẻ, tư duy nhanh nhưng mặt trái là thiếu kinh nghiệm, thiếu tính cẩn thận và kiên trì.

+ Trong thời gian qua, do Công ty phát triển “nóng” nên cũng dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ quản lý.

+ Mặt khác, năng lực tài chính của Công ty vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài trợ là ngân hàng và các tổ chức khác, chủ yếu là nguồn ngắn hạn, do chưa chủ động về tài chính nên khi những nguồn tài trợ này thay đổi chính sách cho vay (thắt chặt chính sách vay, tăng lãi xuất hoạc tạm ngừng cho vay…) thì Công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng.

+ Nhiệm vụ của Công ty cũng có nhiều thay đổi, trước đây chỉ tập trung vào kinh doanh là chính thì hiện nay có cả sản xuất sản phẩm.

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

1 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

S ơ đồ 1 3 : S ơ đồ tổ c hứ c bộ m áy q uả n lý C ôn g ty C P T M T há i H ưn g N gu ồn : P hò ng tổ c hứ c - hà nh c hí nh C ôn g ty C P T M T há i H ưn g

Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với 4 phòng nghiệp vụ và 7 Công ty, chi nhánh, xí nghiệp, nhà máy trực thuộc. Tổng số cán bộ, công nhân lao động trong toàn Công ty là 940 người Trong Công ty có đầy đủ các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội như: Đảng bộ công đoàn cơ sở; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; hội Cựu Chiến Bnh, các tổ chức này rực thuộc thành phố Thái Nguyên, hoạt động theo quy chế phối hợp và liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh.

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau:

- Hội đồng quản trị: Quyết định mọi chiến lược phát triển của Công ty Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập Công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, nua cổ phần của các doanh nghiệp khác Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách thức Giám Đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó Quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, tiêp thị và công nghệ…

- Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt đông hàng ngày của Công ty Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý cảu Công ty Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty phục vụ hoạt động quản lý của Công ty theo kế hoạch kinh doanh từng thời kỳ Quyết định tất cả những vấn đềkhông cần phải có quyết nghị của Hội đồng quản trị, như: Thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng tài chính và

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

1 5 thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất…

-Phố Tổng giám đốc Tổ chức: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Xây dựng định biên, đào tạo, tuyển dụng, sắp xếp nhân sự theo định hướng phát triển của Công ty Phụ trách các vấn đề về tiền lương, thưởng và các chế độ chính sách cho người lao động Phụ trách công tác quy hoạch, kiến thiết cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của Công ty …

-Phó Tổng giám đốc kinh doanh: Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, chính sách, quy chế, hệ thống phân phối Chịu trách nhiệm thương lượng, đề xuất các giải pháp liên quan đến hợp đồng kinh tế Thu thập tiếp nhận xử lý và phân tích thông tin, thực hiện dự báo tình hình thị trường Triển khai thực hiện các chương trình phát triển thị trường, chương trình đưa sản phẩm mới ra thị trường, hỗ trợ bán hàng, quan hệ cộng đồng trong pham vi quản lý.

-Phó Tổng giám đốc Tài chính: Quản lý, huy động mọi nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Kiểm tra, giám sát thu hồi các khoản nợ bán hàng, nợ phát sinh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Phê duyệt các khoản chi phí; hướng dẫn, kiểm tra công tác hoạch toán trong hệ thống kế toán công ty.

-Phòng Tổ chức – Hành chính: Tiếp nhận lao động , đề xuất tuyển dụng; quản lý hồ sơ nhân sự, hợp đồng lao động số BHXH của người lao động Xây dựng các tiêu chuẩn, hệ thống đánh giá nhân sự về các vấn đề liên quan đến năng lực, kết quả thực hiện công việc Thực hiện việc tính lương, thưởng và các chế độ chính sách của người lao động Triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ…

-Phòng Kinh doanh: Là nơi triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, quản lý hàng hóa, quyết định bán hàng, giải quyết các vấn đề

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

1 6 theo yêu cầu của khách hàng Soạn thảo và quản lý các Hợp đồng kinh tế. Quản lý hóa đơn bán hàng, cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm hàng hóa. Giao nhận hàng tại các nhà máy, các kho của công ty cho khách hàng, đồng thời thu hồi công nợ theo yêu cầu và ủy quyền của lãnh đạo công ty.

-Phòng Xuất nhập khẩu: Tiếp nhận, làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty Thực hiện các hợp đồng mua bán phế liệu, phôi thép…theo ủy quyền của Tổng giám đốc Giao nhận hàng hóa tại các cảng và cửa khẩu…

-Phòng Tài chính - Kế toán: Thực hiện hoạch toán kế toán trong công ty và đơn vị trực thuộc, lập các báo cáo tài chính định kỳ hoặc theo yêu cầu của công ty và chế độ quy định hiện hành Xây dựng chiến lược, kế hoạc tài chính ngắn, trung và dài hạn.

+ Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chinh của công ty Nghiên cứu chính sách, chế độ kế toán mới, tổ chức hướng dẫn về nghiệp vụ tài chính kế toán tới nhân viên và các đơn vị kế toán trực thuộc.

-Xí nghiệp vận tải; Quản lý phương tiện ( xe con, xe tải, cần trục, máy xúc…); hồ sơ, giấy tờ liên quan đến phương tiện ( bảo hiểm, đăng kiểm, giấy phép lưu hành) Xây dựng định mức vận chuyển, soạn thảo và thanh quyết các hợp đồng kinh doanh vận chuyển Mua sắm phương tiện, thiết bị và phụ tùng Thực hiện công việc xếp dỡ hàng hóa Sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị Thực hiện vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của công ty và khách hàng.

- Các Công ty, chi nhánh, nhà mày trực thuộc: hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị Số liệu kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm được báo cáo định kỳ về Công ty.

- Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình hỗn hợp ( vừa tập trung, vừa phân tán…): một số đơn vị trực thuộc ( Công ty TNHH Thương mại Thái Hưng, Chi nhánh Hà Nội …) được phân cấp quản lý tài chính hình thành bộ máy kế toán, mở sổ kế toán riêng, cuối kỳ gửi báo cáo kế toán về văn phòng Tài chính – Kế toán của Công ty; bên cạnh đó một số đơn vị trực thuộc không phân cấp quản lý tài chính như: Xí nghiệp vận tải, mọi công việc kế toán của đơn vị này do phòng Tài chính – Kế toán của Công ty thực hiện, tại đơn vị chỉ thực hiện việc thu thập các thông tin kế toán.

Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa và dịch vụ chủ yếu

Công ty có dây chuyền công nghệ là cán nóng liên tục Công nghệ cán nóng liên tục là một hình thức gia công bằng áp lực để thay đổi hình dạng và kích thước vật thể kim loại đang ở trong trạng thái nhiệt độ cao dựa vào biến dạng dẻo của nó.

Máy cán nóng liên tục có nhiều hộp cán chỉ quay theo một chiều và đặt nối tiếp nhau, phôi thép được cán cùng một lúc qua lần lượt các hộp cán. Cán nóng liên tục có đặc điểm là:

- Tốc độ cán cao nên năng suất cao, bề mặt sản phẩm bóng

- Qua các lần cán, kim loại chưa nguội nhiều nên chất lượng sản phẩm tốt, tuổi thọ trục cán cao hơn, giảm tiêu hao năng lượng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Lò nung M.cán thô Dàn cán trung

D ây c h u yề n c án d ây phẩm D ây c h u yề n c án t h an h

- Kim loại cán trên nhiều hộp cán cùng một lúc nên giữa các hộp cán phải có mối liên hệ chặt chẽ về tốc độ

Quy trình công nghệ sản xuất thép cán được thể hện qua sơ đồ sau:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính Công ty CPTM Thái Hưng)

Sơ đồ 1.4: Quy trình công nghệ sản xuất thép cán Công ty CPTM Thái Hưng

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Phân tích hoạt động Marketing

Công ty cổ phần thương mại thái Hưng ngay từ ban đầu khi mới thành lập đã mang trong mình là hình thức kinh doanh thương mại đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu và cũng là nhiệm vụ xương sống của Công ty Công ty là một trong những nhà phân phối hàng đầu trong lĩnh vực thép ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng Trong những năm qua Công ty luôn hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra, đời sống của cán bộ công nhân viên đã được đảm bảo và có mức sống ngày càng cao.

Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng là đại lý cấp 1 của các Công ty, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước như: Công ty thép Việt – Ý, Công ty Gang Thép Thái Nguyên với những sản phẩm nổi tiếng, chất lượng đạt tiêu chuẩn cao như thép TISCO; NPV;VPS…

- Về sản phẩm: Thép xây dựng được sản xuất tại Việt Nam bởi các nhà xuất có uy tín như: Công ty thép Việt Hàn (VPS), Công ty thép Việt Úc (V- UC), Công ty thép Việt – Nhật (VINAKTOEI), Công ty thép Hòa Phát (DANI), Công ty Gang Thép Thái Nguyên (TISCO), Công ty thép Miền Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

(SSC)…Với sự đa dạng về chủng loại và mác thép luôn đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng và tiến độ của công trình Sản phẩm bao gồm: Thép tròn trơn, Thép tròn đốt, Thép U,I,L,V, Thép tròn cuộn, Thép cuộn cán nóng, Thép tròn cán nguội.

Sau đây là bảng chi tiết tiêu thụ các sản phẩm của Công ty qua 3 năm từ năm 2007 – 2009

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Sản lượng(tấn) Giá trị (1000đ) Sản lượng

(tấn) Giá trị (1000đ) Sản lượng

Thép 9-12 trơn 206,032 1.510.830,306 412,064 3.021.660,612 19,378 201.190,258 Thép 9-10 vằn 11.757,744 126.259.114,545 35.273,232 378.777.343,635 38.042,758 414.413.502,797 Thép 11-12 vằn 12.188,682 129.266.355,816 20.314,470 215.443.926,360 30.619,987 329.190.619,883

Xi măng các loại 3.655,980 448.164.731,454 4.874,640 597.552.975,272 13.006,280 11.832.718,412 Phôi, thép phế 92.666,808 159.751.198,503 123.555,744 213.001.598,004 351.159,588 2.763.802.626

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

(Nguồn :Phòng kinh doanh Công ty CPTM Thái Hưng)

Bảng 2.1: Chi tiết tiêu thụ các sản phẩm của Công ty giai đoạn 2007 - 2009

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

2.1.1 Giá cả, phương thức thanh toán

Công ty CPTM Thái Hưng là một Công ty thương mại nên việc cạnh tranh về giá là khó khăn so với các Công ty sản xuất vì một số đặc điểm sau:

- Các Công ty khi sản xuất sản phẩm thì thường cũng có các cửa hàng, chi nhánh để bán sản phẩm của Công ty nên những chi nhánh này được ưu tiên rất nhiều về các chính sách cũng như giá cả

- Chi phí cho quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến cửa hàng của những Công ty tự sản xuất cũng thấp do họ có sự chủ động về sản phẩm. Giá bán của Công ty thương mại phụ thuộc nhiều vào nhà sản xuất nên cũng phụ thuộc vào giá của thị trường

Thép là một sản phẩm mà thị trường luôn luôn biến động, lúc này hạ nhưng cũng có thể tăng đột ngột nên việc định giá sản phẩm của Công ty phụ thuộc vào sự biến động giá cả trên thị trường là chủ yếu Mặt khác sự cạnh tranh khốc liệt của các Công ty thương mại với nhau nên cũng gây không ít khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty và nó là bài toán khó giải đối với Công ty

Như vậy Công ty phải có các chính sách về giá cả hợp lý để có thể giữ chân được khách hàng, Công ty có áp dụng các phương pháp định giá sau: Phương pháp định giá này chỉ áp dụng với những khách hàng bất thường của Công ty, còn những khách hàng truyền thống thì không áp dụng:

Giả sử như giá sắt (sắt cuộn D6) nhập vào có giá đầu vào là 12.500đ/kg

-Đối với những khách hàng thanh toán ngay khi mua hàng sẽ có một múc giá khi đó sẽ áp dụng hình thức lợi nhuận thường vì khi đó lượng hàng bán ra thu tiền ngay sẽ không bị âm vào vốn kinh doanh của Công ty Khi đó Công ty sẽ lấy với mức giá khoảng 12.700đ/kg mức giá này áp dụng theo mức giá thị trường.

-Đối với khách hàng nợ từ 10 ngày đến 30 ngày áp dụng một mức giá khi đó Công ty sẽ tính thêm 200đ/kg khi đó sẽ tính với mức giá 12.900đ/kg

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

-Đối với khách hàng nợ dài hạn từ 30 ngày trở lên sẽ áp dụng tính theo mức lãi suất của ngân hàng vì khi đó lượng hàng bán ra sẽ bị âm vào lượng vốn kinh doanh của Công ty.

- Ngoài ra Công ty cón áp dụng phương pháp định giá dựa vào đầu vào cộng với chi phí bốc dỡ vận chuyển rồi cộng với lợi nhuận mong muốn trên cơ sở thăm dò giá cả trên thị trường Việc định giá sản phẩm của Công ty hầu hết dựa vào đặc trưng của sản phẩm, công nghệ chế tạo ra sản phẩm, thương hiệu của nhà sản xuất Và việc xây dựng được một chính sách giá cả cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các chính sách ở các lĩnh vực khác, đặc biệt là chính sách marketing.

Nhận xét: Công ty CPTM Thái Hưng là một nhà phân phối cấp 1 cho nhiều nhà sản xuất nổi tiếng nên Công ty đã xây dựng cho mình một chính sách giá bán hợp lý đủ sức cạnh tranh với các Công ty thương mại khác trên thị trường Tuy nhiên, do không sản xuất thì khó có thể cạnh tranh được với các nhà sản xuất về giá và mất thế chủ động, mới đây Công ty đã xây dựng nhà máy thép Thái Hưng ở Hải Dương với hy vọng có thể làm chủ về giá trên thị trường thép và có thể cạnh tranh dễ dàng với các doanh nghiệp thương mại, các nhà sản xuất khác.

Sau đây là giá cả một số sản phẩm mà Công ty cung cấp.

Công ty Sản phẩm Giá bán (đ/kg)

Công ty Gang thép Thái Nguyên Thép Cuộn 6-8 TISCO 14.500

Công ty thép Sông Đà Thép Cuộn 6-8 VPS 13.750

Công ty thép Việt – Sing Thép Cuộn 6-8 NSV 15.200

Công ty CPTM Thái Hưng Thép Cuộn 6-8 NSV 12.300-14.900

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty CPTM Thái Hưng)

Bảng 2.2 Bảng giá cả một số sản phẩm Công ty cung cấp

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Hiện tại thị trường hoạt động của Công ty rộng khắp với cả trong và ngoài nước Với thị trường trong nước: Công ty có thương mại với khách hàng ở 31 tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định…và thị trường nước ngoài: Công ty có mối liên hệ làm ăn với nhiều nước trên thế giới như: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapo, Malaysia….

Nước ngoài Không thống kê

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty CPTM Thái Hưng)

Bảng 2.3: Bảng doanh thu thị trường các vùng giai đoạn 2007 - 2009

Phân tích tình hình lao động và tiền lương

Trong một Công ty, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất quyết định các nguồn lực khác như vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật Do vậy quản lý và sử dụng lao động là công việc có vị trí quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Việc nghiên cứu và phân tích quá trình quản lý, sử dụng lao động trong Công ty là hết sức cần thiết.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng cũng đã chú trọng đến vấn đề này trong thời gian qua, hàng năm Công ty luôn có bản theo dõi về lao động trong đó chỉ rõ về tổng số lao động, trình độ lao động, độ tuổi, kết cấu lao động Đặc điểm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Số người Cơ cấu(%) Số người Cơ cấu(%)

(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính Công ty CPTM Thái Hưng)

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2008 – 2009

- Nhìn vào bảng cơ cấu lao động của Công ty ta thấy tổng số lao động của Công ty tăng; cụ thể tổng số lao động năm 2008, 2009 lần lượt là 470 và

475 người, như vậy số lao động năm 2009 so với năm 2008 tăng 5 người( tức tăng 1.06%) Về trình độ ta thấy trình độ thạc sỹ năm 2009 tăng lên 1 người; đại học tăng lên 7 người; cao đẳng tăng 24 người và trung cấp chuyên nghiệp giảm 103 so với năm 2008 chứng tỏ quá trình tuyển dụng cũng như đào tạo lao động của Công ty là tốt Tuy nhiên Công ty muốn mở rộng quy mô và cũng như hiệu quả của hoạt động kinh doanh thì cần phải bổ sung số lượng lao động cũng như chất lượng lao động nhiều hơn nữa.

- Trong tổng số 475 lao động của Công ty thì:

+ Đã ký HĐLĐ là 473 người

+ Chưa ký HĐLĐ là 2 người(Dũng, Thắng cốp pha)

+ HĐLĐ không xác định thời hạn là 22 người

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

+ HĐLĐ thời vụ là 12 người

+ HĐLĐ thử việc là 14 người

- Tuyển dụng và đào tạo lao động.

Nhân sự là nguồn tài nguyên quý giá nhất của mọi tổ chức, là yếu tố sống còn đối với một doanh nghiệp, công tác tuyển dụng nhân sự là khâu đầu tiên cơ bản của quá trình tổ chức lao động nó có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác khác nên công tác tuyển dụng luôn được chú trọng Mỗi doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình tuyển dụng theo một quy trình riêng tùy thuộc vào điều kiện thực tế nghành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng cũng vậy, để có thể tuyển chọn được những nhân viên tốt nhất phù hợp với yêu cầu công việc của Công ty cũng xây dựng riêng cho mình một quy trình tuyển dụng Hòa cùng với xu thế nền kinh tế thế giới phát triển như vũ bão hiện nay, đặc biêt là năm 2004 nước ta gia nhập WTO, khi mà mậu dịch thương mại tự do đã bị xóa bỏ hàng hóa các nước tràn ngập vào nước ta, sức cạnh tranh ngày càng lớn, Công ty CPTM Thái Hưng đã không ngừng vươn lên để đững vững và phát triển trong hoàn cảnh khó khăn đó Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh Một điều tất yếu của việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh là cần thêm nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc trong điều kiện mới.

Quy trình tuyển dụng của Công ty CPTM Thái Hưng

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng: Bao gồm XĐ nhu cầu, tổng hợp nhu cầu tuyển dụng và phê duyệt yêu cầu

Bước 2: Tìm kiếm nhân sự cần tuyển qua thông báo tuyển dụng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Bước 3: Sơ tuyển bao gồm các bước xem xét, đánh giá hồ sơ của ứng viên và phỏng vấn sơ bộ

Bước 4: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng và khả năng của các ứng viên thông qua thi IQ, EQ, kiến thức chuyên môn, tiếng anh, thực hành công việc, phỏng vấn.

Bước 6: Thử việc, học việc: Giao công việc phù hợp và cử cán bộ kèm cặp, báo cáo đánh giá sau thời gian thử việc, ký hợp đồng học việc (trong một số trường hợp)

Bước 7: Làm thủ tục tuyển dụng chính thức

Bước 8: Đánh giá hiệu quả của quá trình tuyển dụng.

(Trích quy chế tuyển dụng được ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ- HĐQT ngày 04/04/2008 của hội đồng quản trị Công ty CPTM Thái Hưng)

2.2.2 Lao động tăng giảm trong quý III:

- Lao động tăng trong quý III năm 2009 là 30 người (trong đó có 4 nữ ), giảm 4 người so với cùng kỳ năm 2008

- Lao động giảm trong quý III năm 2009 là 30 người (trong đó có 4 nữ ), giảm 4 người so với cùng kỳ năm 2008

+ Lao động xin chấm dứt hợp đồng lao động là: 13 người

+ Lao động tự ý nghỉ việc là 8 người

+ Lao động thử việc không đạt là 2 người (Bằng: Cốt pha; Ngân: Kế toán) + Thanh lý hợp đồng là: 1 người (Tình lái xe XNVT)

+ Vận động nghỉ là: 1 người (Trung: Bảo vệ cốp pha)

2.2.3 Xây dựng định mức lao động và quỹ tiền lương

2.2.3.1 Lao động tổng hợp theo định biên.

Lđb = Lch+Lpv +Lbs+ Lql = 342

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Lđb: Lao động tổng hợp theo định biên

Lch:: Lao động chính định biên

Lpv: Lao động phụ trợ, phục vụ định biên

Lbs: Lao động bổ sung định biên

Lql : Lao động quản lý

1 Lao động chính định biên: Lch "4 người, gồm:

- Tổ kho, bàn cân: 4 người

- Ban kiến thiết và xây dựng: 4 người

- Xí nghiệp vận tải: 101 người

2 Lao động phụ trợ, phục vụ định biên: Lpv 6 người, gồm:

- Nhà ăn, căng tin: 12 người

3 Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định đối với lao động trực tiếp và lao động phục vụ:

Số ngày nghỉ theo chế độ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

4 Lao động quản lý: Lql= người

- Phòng Tổ chức – Hành chính: 23 người

- Phòng Tài chính – Kế toán : 24 người

2.2.3.2 Mức lương tối thiểu của Công ty lựa chọn

1 Mức lương tối thiểu chung: TLmini0.000 đ

2 Hệ số điều chỉnh tăng thêm: Kđc=K1 + K2

2.2.4 Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân: H cp = 2,71

2.2.5 Hệ số bình quân tính trong đơn giá tiền lương:H PC =0,22

2.2.6 Xây dựng đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu

Vđg = [Lđb x Lmincty x (Hcb + Hpc)] x 12 tháng

Tổng doanh thu kế hoạch

2.2.7 Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch 2009

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Vkh: Quỹ tiền lương kế hoạch

Vkhđg: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương

Vkhcđ: Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ

Vtg: Quỹ tiền lương làm thêm giờ

1 Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương:

Vkhđg =Vđgx Tổng doanh thu kế hoạch

2 Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ không tính trong đơn giá:

(22% gồm; 15% BHYT, 1% BHTN và 4% ngày nghỉ phép, lễ, tết)

3 Quỹ tiền lương làm thêm giờ không vượt quá số giờ định mức quy định:

B Quỹ lương dự phòng tối đa(V dp )

Tình hình cụ thể lương tháng 12 của Công ty CPTM Thái Hưng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Họ và tên Vị trí công việc Điểm hay

Ngày công Ngày nghỉ có hưởng lương

Làm việc ban đêm BHXH BHTN

PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH

Nguyễn Nam Tiến Trưởng Phòng TC - HC 504 133 26,0 1,0 3.601 612 36 390 0 4.154 8.794 798

Lê Thu Hăng Thử việc NV văn thư – lễ tân 162 30 26,0 793 135 8 390 0 162 1.488 Đoàn Văn Chủ NV ATBHLĐ – QLTB 238 61 4,0 22,0 1.581 269 16 60 0 2.362 4.288

Nguyễn Mạnh Cường NV điện nước 180 56 26,0 1.458 248 15 390 0 2.513 4.624 335

Vũ Duy Tân NV điện nước 180 52 14,0 12,0 1.355 230 14 210 0 1.813 3.622 312

Lê Xuân Thọ NV điện nước 123 45 26,0 1.170 199 12 390 0 1.513 3.284 269

Phạm Bá Thạc NV hành chính 123 36 26,0 927 158 9 390 0 576 2.060

Nguyễn Thị Hồng Tươi NV hành chính 114 33 22,0 729 124 7 330 0 1.164 2.355 198

Nguyễn Quý Thưởng NV chăm sóc SV cảnh 228 37 27,0 1.005 171 10 405 0 1.024 2.615

Nguyễn Hữu Thành NV QT mạng, máy tính 105 70 27,5 1.936 329 19 413 0 1.997 4.694 421

Trần Thị Dung NV tạp vụ 105 27 21,0 565 96 6 315 0 1.349 2.331 161

Dương Bích Lợi NV tạp vụ 504 27 27,0 727 124 7 405 0 1.220 2.482 161

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính Công ty CPTM Thái Hưng) Bảng 2.7:Bảng thanh toán lương tháng 12 năm 2009 của Công ty CPTM Thái Hưng

Phân bổ theo từng bộ phận Lương Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp

- Bộ phận XN vận tải (154): 672.680,839 41.002,790 3.508,220

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Phân tích tình hình tài hình của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh có vai trò rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bởi vì muốn thực hiện bất kỳ hoạt động gì Công ty cũng cần có vốn, nó là điều kiện quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các hoạt động trong Công ty trong đó có hoạt động tuyển dụng nhân sự Với tính chất đa dạng các nghành nghề trong kinh doanh đòi hỏi một lượng vốn với tỷ trọng vốn lưu động trên tổng số vốn kinh doanh là lớn.

Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng có số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng đến ngày 23 tháng 5 năm 2005 Công ty thay đổi vốn điều lệ là 63 tỷ

545 triệu đồng Năng lực tài chính được thể hiên qua bảng sau:

Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CPTM Thái Hưng)

Bảng 2.8: Năng lực tài chính của Công ty 2 năm 2008-2009

2.3.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Tình hình tài chính của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp cho người lãnh đạo biết được thực trạng của doanh nghiệp, nắm vững được tiềm năng, thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu đồng thời cũng thấy được những rủi ro hoạc triển vọng của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người phân tích có thể sử dụng nhiều tài liệu khác nhau nhưng chủ yếu là sử dụng Báo Cáo Tài Chính Có 2 loại Báo Cáo Tài Chính trong doanh nghiệp thường được sử dụng là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu MS Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch TỶ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

- Trong đó: Chi phí lãi vay

13 Các khoản Đ/C tăng,giảm LN để

14 CP thuế TN hiện hành

15 CP thuế TN hoãn lại

(Nguồn: Phòng Kế toán Công Ty CPTM Thái Hưng) Bảng 2.9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty CPTM Thái Hưng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

2.3.3 Bảng cân đối kế toán.

3.Các khoản phải thu NH 350.797.549.627 36.37 924.493.290.928 55.7 573.695.741.300

1.Các khoản phải thu DH 12.460.122.000 1.29 12.460.122.000 0.76 0

2.Nguồn kinh phí và quỹ khác 2.593.429.022 0.26 5.401.437.945 0.32 2.808.008.923

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

(Nguồn: Phòng Kế toán Công Ty CPTM Thái Hưng)

Bảng 2.10 Bảng cân đối kế toán Công ty CPTM Thái Hưng

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

- Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Từ kết quả của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008

– 2009 cho thấy tổng mức lợi nhuận của Công ty kỳ này so với kỳ trước tăng lên là 46.975.368.350 VNĐ tức tăng lên 104.79% là do các nhân tố sau:

+ Về Doanh thu : Có xu hướng tăng, năm 2008 DTBH và CCDV đạt 4.753.866.668.246 VNĐ và năm 2009 đạt 6.701.850.786.235 VNĐ, tăng 1.947.984.118.000 VNĐ (tăng 40.97%)

+ Đối với Công ty CPTM Thái Hưng chiết khấu thương mại là một biện pháp để đẩy nhanh khối lượng sản phẩm, kích thích thu hồi vốn nhanh chóng Song chiết khấu thương mại càng lớn thì càng làm tổng mức lợi nhuận của Công ty giảm xuống Năm 2009 Công ty đã áp dụng hình thức chiết khấu với chi phí là rất lớn nên nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty.

+ Giá vốn hàng bán là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tổng mức lợi nhuận của Công ty, giá vốn năm nay tăng so với năm trước là

1.839.786.038.000 VNĐ (tăng 40.51%) – làm cho tổng lợi nhuận củaCông ty giảm đi.

+ Điều này chứng tỏ chi phí tài chính và chi phí quản lý daonh nghiệp cũng tăng lên tương ứng là 73.78% và 8.58%

+ Ngoài ra lợi nhuận khác năm 2009 giảm so với năm 2008 là397.517.012 tức giảm 26.94%, nó cũng làm cho lợi nhuận giảm.

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy Tổng tài sản năm 2009 tăng so với năm 2008 là 6956811154000 VNĐ, điều này chứng tỏ năm 2009 Công ty có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất, mở rộng quy mô, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp là tốt.

Tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 642.720.463.500 VNĐ, điều này chứng tỏ Công ty đầu tư trang thiết bị lớn Để đánh giá tình hình đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị cần tính và phân tích chỉ tiêu tỷ suất đầu tư:

Tỷ suất đầu tư = (Tài sản NH /Tổng tài sản)*100%

Tỷ suất đầu tư = (1.410.402.992.042/1.660.039.863.769)*100% = 84.96% Nhìn vào kết quả phân tích cho thấy tỷ suất đầu tư năm 2009 tăng so với năm 2008 là ( 84.96-79.6=5.36% ) Điều này cho thấy năng lực sản xuất của Công ty đã được mở rộng.

Mặt khác nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 573.695.741.300 VNĐ Chứng tỏ thị trường tiêu thụ sản phẩm đã được mở rộng

Tuy nhiên nhìn vào hàng tồn kho năm 2009 lại cao hơn năm 2008 là

129825085200 chứng tỏ sự tiêu thụ sản phẩm có sự chững lại – khả năng tiêu thụ sản phẩm không tốt.

Qua bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn vốn nợ phải trả chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty ( năm 2008 chiếm 70.8% và năm

2009 chiếm 72.19%), như vậy Công ty phải chú ý trong việc sử dụng vốn vì nếu sử dụng quá thì Công ty rất dễ và tình trang không có khả năng thanh toán.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức Để đánh giá khả năng tự có về mặt tài chính, cũng như mức độ tự chủ, chủ động kinh doanh của Công ty thì ta cần xác định và phân tích tỷ suất đầu tư.

Tỷ suất đầu tư = (nguồn vốn/tổng nguồn vốn)*100%

Tỷ suất đầu tư = (461.530.801.689/1.660.039.863.769)*100% = 27.8% Tại thời điểm năm 2008:

Tỷ suất đầu tư = (281.517.155.762)/1.660.039.863.769)*100% = 16.95% Nhìn vào kết quả tỷ suất đầu tư về nguồn vốn ta thấy năm 2008 là 16.95% và năm 2009 là 27.8% như vậy ta thấy chủ yếu nguồn vốn của Công ty là vốn đi vay Tài sản của doanh nghiệp chủ yếu được đầu tư bằng vốn vay.

Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

 Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán.

Hệ số thanh toán hiện hành.

Mỗi một doanh nghiệp đều có một chỉ số thanh toán hiện hành nhưng nói chung chỉ số này bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán, tình hình tài chính doanh nghiệp khả quan, nếu chỉ số thanh toán nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp đó bất ổn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =TSLĐ và đầu tư TCNH/tổng nợ NH

1)TS LĐ và TTCNH 565.371.359.289 767.682.528.539 1.410.402.992.042 2)Nợ NH 579.653.246.369 682.191.503.887 1.161.032.854.840

3)HS thanh toán hiện hành 0.975 1.125 1.214

(Nguồn:Phòng kế toán Công ty CPTM Thái Hưng) Bảng 2.11: Hệ số thanh toán hiện hành giai đoạn 2007 - 2009

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của các năm 2007 là 0.975; năm 2008 là 1.125; năm 2009 là 1.124 Qua 3 năm ta thấy hệ số thanh toán của 2 năm gần đây (2008,2009) là lớn hơn 1 điều này cho ta thấy Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ, nhưng năm 2007 thì < 1 nên chưa đủ khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn.

 Hệ số thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh nó phản ánh khả năng thanh toán của Công ty trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho.

Hệ số thanh toán nhanh = (TSLĐ – Hàng tồn kho)/Tổng nợ NH

4)HS thanh toán hiện hành 0.64 0.69 0.85

(Nguồn:Phòng kế toán Công ty CPTM Thái Hưng Bảng 2.12: Hệ số thanh toán nhanh giai đoạn 2007 - 2008

Qua bảng phân tích ta thấy hệ số thanh toán năm 2007;2008.2009 đều có hệ số lớn hơn 0.5 nó phản ánh tình hình tài chính của Công ty được duy trì ở mức ổn định, tuy nhiên do hàng tồn kho và nợ ngắn hạn đều tăng qua các năm nên Công ty cần thanh toán các khoản nợ trên và tăng hiệu quả doanh thu bán hàng để giảm lượng tồn kho.

 Hệ số thanh toán bằng tiền.

Hệ số thanh toán bằng tiền = (Tiền + ĐTTCNH)/Tổng nợ NH

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức ĐTTCNH 9 2 2)Tiền 25.685.326.291 39.432.409.735 11.065.787.649

0 4)HS thanh toán bằng tiền

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CPTM Thái Hưng Bảng 2.13: Hệ số thanh toán bằng tiền giai đoạn 2007 - 2008

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền mặt đều lớn hơn 1 vậy Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Chỉ số về khả năng hoạt động

Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh

Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh = Doanh thu thuần/Vốn KD bình quân Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng Bên cạnh đó chỉ tiêu cũng nói lên khả năng tận dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán (DTT)/Hàng tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng luân chuyển trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu = DTT/Số dư bình quân các khoản phải thu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Kỳ thu bình quân = Số dư bình quân các khoản phải thu/DT bình quân ngày Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.

Số ngày một vòng quay vốn lưu động

Số ngày một vòng quay vốn lưu động = 360/Số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh (lần)

Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh

Vòng quay vốn lưu động 4,90852022 4,037162562 - 0,871357658 Vòng quay hàng tồn kho 15,51292061 15,10070867 - 0,412211941 Vòng quay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 26,16025951 48,69492654 22.53466703

Số ngày một vòng quay vốn lưu động (ngày)

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CPTM Thái Hưng)

Bảng 2.14: Tính toán các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh

Nhận xét: Qua bảng chỉ tiêu hoạt động kinh doanh trên ta thấy vòng quay vốn của năm 2009 thấp hơn 2008 là 0,871357658 vòng Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên Công ty mở rộng quy mô sản xuất nên cần sử dụng nhiều vốn nên khiến vòng quay vốn của năm 2009 thấp hơn 2008.

Về sử dụng vốn lưu động cũng đạt kết quả khá tốt, vòng quay vốn lưu động năm 2008,2009 lần lượt là 4,90852022 và 4,037162562 vòng Mặc dù

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức vòng quay vốn lưu động năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng chênh lệch không đáng kể nên vẫn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.

Về vòng quay hàng tồn kho ta thấy năm 2009 giảm so với năm 2008 là 0,412211941 vòng nhưng vòng quay qua 2 năm vẫn khá cao chứng tỏ hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Năm 2009 việc vòng quay hàng tồn kho giảm là do Công ty mở rông quy mô kinh doanh.

Về vòng quay các khoản phải thu ta thấy năm 2009 giảm so với năm

2008 là6,244534763, điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu khá cao.

Về kỳ thu tiền bình quân, ta thấy năm 2009 tăng khá nhanh so với năm

2008 tăng 22.53466703 vòng.Chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn trong các khoản thanh toán, các khoản thu hồi nợ

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

ROS = [Lợi nhuận sau thuế/DTT]*100%

Chỉ tiêu này xác định trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận

 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA = [Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân]*100%

Chỉ tiêu này giúp chúng ta đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho ta biết trong 100 đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,95 1,4 0,42

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 4,64 5,53 0,89

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CPTM Thái Hưng)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Bảng 2.15: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu về khả năng sinh lời qua 2 năm2008,2009 đều giảm và rất thấp Điều này cho ta thấy khả năng sinh lwoif của doanh nghiệp khá tốt Năm 2009 cả daonh thu và lợi nhuận đều tăng so với năm 2008 Công ty cần tiếp tục phát huy hơn nữa và nên giảm một số chi phí không cần thiết.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3.1 Nhận xét chung về tình hình tài chính của Công ty CPTM Thái Hưng

Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới

- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cần xác định cho mình những mục tiêu chiến lược sau:

+ Để hướng tới năm 2015 trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh lớn thì Công ty phải luôn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tăng năng suất, tăng thị phần, chính là thị phần cho sản phẩm của Công ty trên thị trường kinh doanh; tăng lợi nhuận, tăng thu nộp ngân sách cho Nhà Nước và tăng mức sống cho người lao động.

+ Nâng cao năng lực sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Công ty, giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh, dần chiếm lĩnh thị trường trong nước.

+ Thường xuyên thực hiện chính sách khuyến khích người lao động phát huy tính sáng tạo và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm qua của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty, căn cứ vào năng lực thực tế của Công

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức ty, xu hướng phát triển của ngành, của đất nước Công ty đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:

- Doanh thu của toàn Công ty đạt trên 7000 tỷ đồng

- Nhà máy thép Thái Hưng (trụ sở tại Hải Dương) cung cấp 10-15% lượng thép của toàn Công ty mỗi năm.

- Thu nhập người lao động tăng từ 15-25%

- Nộp ngân sách nhà nước tăng lên từ 15-20% với cùng kỳ

 Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và yêu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty đưa ra những phương hướng trong thời gian tới như sau:

- Nâng cao năng lực nhu cầu thị trường và khả năng Maketing

- Củng cố và phát triển thị trường trong và ngoài nước

- Phải đầu tư quảng sản phẩm và chất lượng sản phẩm

 Trong lĩnh vực tiền lương.

- Nâng cao dần thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, để đảm bảo đời sống tinh thần cũng như đời sống vật chất cho họ, nâng cao hiệu quả bán hàng của Công ty

- Phải liên tục đào tạo, cử đi học để nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên.

- Phải có chế độ đãi ngộ đã có thời gian làm thâm niên trong Công ty hoạc đối với người đã và đang làm việc tại Công ty.

 Trong lĩnh vực tổ chức

- Nâng cao nhận thức cho người lao động, tăng tinh thần trách nhiệm và lòng hăng say nhiệt tình trong công việc.

- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý cho cán bộ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức

Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty

3.3.1 Thành lập phòng marketing nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm

- Như chúng ta đã biết tầm quan trọng của marketing đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Bất kỳ một Công ty nào dù lớn hay nhỏ đều phải có bộ phận marketing, tuy nhiên để có một bộ phận marketing được chuyên môn hóa thì không phải doanh nghiệp nào cũng có Marketing không chỉ đơn thuần là việc bán hàng hóa mà nó bao gồm cả khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm để từ đó đưa ra các chiến lược nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

- Công ty CPTM Thái Hưng ngay từ khi mới thành lập đã mang trong mình hình thức kinh doanh thương mại, hơn thế nữa mục tiêu trong tương lai của Công ty trở thành một tập đoàn kinh tế lớn nên việc thành lập phòng marketing được chuyên môn hóa, chỉ tập trung vào thực hiện các công việc marketing là rất cần thiết.

 Mục tiêu của giải pháp thành lập phòng marketing

- Thực hiện việc bán sản phẩm và cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty

- Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xem thị trường cần gi?;số lượng bao nhiêu?;thị trường nào cần nhất v.v

- Đề ra các chính sách về sản phẩm, về giá,về phân phối và xúc tiến bán nhằm đấp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường

- Mục tiêu đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, thu nhận phân tích các thông tin phản hồi để đưa ra các quyết định chính xác.

3.3.2 Khai thác thị trường bán hàng qua mạng Ưu điểm của Công ty khi bán hàng qua mạng:

- Công ty CPTM Thái Hưng là một Công ty lớn đã có uy tín và thương hiệu lâu năm trên thị trường, khách hàng đến với Thái Hưng không chỉ mua

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức để thử sản phẩm mà họ đa số là những khách hàng quen thuộc mà Công ty đã tạo dựng được thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm nên việc quảng bá, giới thiệu cũng như bán hàng qua mạng là rất dễ dàng

- Mặt khác, 2 năm trở lại đây cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trên toàn thế giới thì thương mại điện tử Việt Nam cũng có những bước chuyển biến tích cực, cụ thể là có những bước khởi sắc trong việc triển khai mô hình mua, bán qua siêu thị trực tuyến, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam có hàng loạt website mới ra đời với phương thức thanh toán ngày càng phổ biến

- Theo khảo sát của trung tâm Internet Việt Nam, tại Việt Nam có khoảng 18 triệu người sử dụng Internet thường xuyên (Chiếm trên 21% dân số) Và theo một khảo sát khác của Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam thì hiện nay đã có khoảng 70% Công ty kinh doanh có bán hàng qua điện thoại và Internet, trong đó có 40%-50% doanh nghiệp tham gia mua bán hàng qua mạng trực tiếp hay thông qua những website TMĐT có uy tín, vì thế chỉ cần ngồi tại chỗ, nhấp chuột là có thể chọn lựa thỏa thích các mặt hàng, chuyển tiền và được giao hàng tận nơi, tiết kiệm được thời gian công sức và cả tiền bạc.

Với những điều kiện chủ quan và khách quan trên Công ty CPTM Thái Hưng hoàn toàn có thể đi sâu vào khai thác thị trường bán hàng qua mạng, đồng thời nếu khai thác tốt ở thị trường này thì đây là một thị trường rất tiềm năng vì khách hàng của thị trường này chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức có nhu cầu mua với số lượng lớn.

 Hướng đề tài tốt nghiệp

Trong những năm gần đây khi mà thị trường có nhiều biến động,hàng hóa liên tục thay đổi, bên cạnh đó có nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là lĩnh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Huy Thức vực trong nghành thép Muốn tồn tại và phát triển được thì buộc các doanh nghiệp phải luôn lỗ lực và cố gắng, phải có chiến lược kinh doanh cũng như hoạt động Maketing phù hợp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm Đây cũng là lĩnh vực mà trong các năm qua các doanh nghiệp quan tâm đến và em cũng muốn đi sâu vào nghiên cứu đề tài này để thực hiện luận văn của mình.Tên đề tài của em là “Giải pháp đẩy mạnh việc thụ sản phẩm của

Công ty CPTM Thái Hưng”.

Ngày đăng: 17/08/2023, 09:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w