LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2013 - 2017, được sự nhất trí của Khoa quản lý tài nguyên rừng và môi trường – Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, em đã tiến hành
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
-o0o -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CHÌ CỦA CÂY CẢI XANH TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ CHÌ THÔN ĐÔNG MAI, XÃ CHỈ ĐẠO,
HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN
NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 306
Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Xuân Dũng
Hà Nội, 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2013 - 2017, được sự nhất trí của Khoa quản lý tài nguyên rừng và môi trường – Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, em đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp:
“Đánh giá khả năng tích lũy Chì của cây Cải xanh tại làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa QLTNR & MT, UBND Xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Nhân dịp hoàn thành khóa luận, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Bùi Xuân Dũng, người đã tạo mọi điều kiện và tận tình hướng dẫn
em thực hiện đề tài này
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến thầy giáo Bùi Văn Năng và cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Bích và các thầy cô giáo trong Khoa QLTNR & MT đã giúp đỡ tận tình
và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực tập
Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND Xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và toàn thể bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này
Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, song do thời gian và năng lực
có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của thầy cô giáo và các bạn bè để bài khóa luận hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 thàng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Quỳnh Mai
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Giới thiệu chung về kim loại chì (Pb) 3
1.1.1.Tính chất vật lý của chì 3
1.1.2 Tính chất hóa học 3
1.1.3 Các hợp chất chất của chì 4
1.2 Ảnh hưởng và tác hại của chì đến sức khỏe con người 5
1.2.1 Con đường xâm nhập chì vào cơ thể 5
1.2.2 Sự phân bố, tích lũy và đào thải chì 6
1.2.3 Tác động của chì đến sức khỏe con người 7
1.3 Thực trạng ô nhiễm Chì trên Thế Giới và ở Việt Nam 8
1.3.1 Thực trạng ô nhiễm chì trên Thế Giới 8
1.3.2 Thực trạng ô nhiễm chì ở Việt Nam 9
1.4 Ứng dụng của thực vật trong công nghệ xử lý ô nhiễm đất (Phytoremediation) 10
1.4.1 Các cơ chế của thực vật trong xử lý ô nhiễm đất 10
1.4.2 Ứng dụng trên thế giới 12
1.4.3 Ứng dụng ở Việt Nam 13
1.4.4 Đánh giá 14
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Mục tiêu 15
Trang 42.1.1 Mục tiêu chung 15
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 15
2.2 Đối tượng 15
2.2.1 Loài thực vật: Cây cải xanh 15
2.2.2 Mẫu đất 15
2.3 Nội dung 16
2.4 Phương pháp nghiên cứu 16
2.4.1 Xác định mức độ ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề dùng để xử lý bằng Cải xanh 16
2.4.2 Đánh giá khả năng tích lũy kim loại Chì trong thân, lá, rễ của cây Cải xanh 24
2.4.3 Đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề 28
CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 29
3.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 29
3.1.1 Vị trí địa lý 29
3.1.2 Địa hình 30
3.1.3 Khí hậu thủy văn 30
3.1.5 Thổ nhưỡng 31
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31
3.2.1 Tình hình kinh tế 31
3.2.2 Tình hình dân số, văn hóa, y tế, giáo dục 32
3.2.3 Kết cấu hạ tầng – kỹ thuật 33
3.3 Môi trường 33
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Xác định mức độ ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề dùng để xử lý bằng Cải xanh 35
4.2 Đánh giá khả năng tích lũy kim loại Chì trong của cây Cải xanh tại làng nghề thôn Đông Mai, Xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 37
4.2.1 Quá trình sinh trưởng của Cải xanh trong đất qua các giai đoạn 37
Trang 54.2.2 Đánh giá khả năng tích lũy của Cải xanh trong đất tại làng nghề thôn
Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 39
4.3 Đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm chì trong đất 45
4.3.1 Giải pháp công nghệ, kỹ thuật 46
4.3.2 Giải pháp quản lý 48
4.3.3 Đề xuất một số biện pháp xử lý sinh khối cây cải xanh sau khi hấp thụ kim loại Chì 52
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 54
1 Kết luận 54
2 Tồn tại 54
3 Khuyến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vị trí các điểm lấy mẫu tại làng nghề 18 Bảng 2.2: Bảng thống kê số lượng mẫu 27 Bảng 4.1: Kết quả phân tích hàm lượng chì lần 1 trong mẫu đất theo phương pháp so màu quang điện 35 Bảng 4.2: Quá trình sinh trưởng của Cải xanh trong đất 37 Bảng 4.3: Kết quả phân tích hàm lượng chì trong đất và Cải xanh qua 3 giai đoạn 39 Bảng 4.4: Hàm lượng chì thất thoát trong quá trình sinh trưởng và phát triển của Cải xanh 44
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đường chuẩn chì 19 Biểu đồ 4.1: Hàm lượng chì (Pb) trong mẫu đất ban đầu 35 Biểu đồ 4.2: Quá trình phát triển sinh khối của cây Cải xanh qua các giai đoạn 37 Biểu đồ 4.3: Hàm lượng chì trong mẫu đất qua các giai đoạn trồng Cải xanh so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT 40 Biểu đồ 4.4: Hàm lượng chì được tích lũy sau thời gian trồng Cải xanh 41
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Khu vực nghiên cứu 16
Hình 2.2: Vị trí lấy mẫu tại làng nghề thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 17
Hình 2.3: Sơ đồ lấy mẫu hỗn hợp 20
Hình 2.4: Mẫu đất hỗn hợp 20
Hình 2.5: Nghiền đất trong cối sứ bằng chày sứ 20
Hình 2.6: Thiết bị phá mẫu kendal DK6 21
Hình 2.7: Mẫu đất sau khi được tro hóa xong 21
Hình 2.8: Mẫu đất sau khi phá xong và đựng trong chai nhựa, sau đó bảo quản mẫu vào trong tủ lạnh 21
Hình 2.9: Màu đỏ của Đithizonat sau khi Đithizone tạo phức với Pb (II) 22
Hình 2.10: Chiết lại chì trong mẫu MĐ1 (lần thứ 8) cho đến khi màu của đithzone không đổi 22
Hình 2.11: Rửa phần hữu cơ bằng 10 ml HCl 0,02N vào trong phễu chiết có chứa hỗn hợp các đithizonat và tách lấy phần tướng nước 23
Hình 2.12: Mẫu MĐ2 và mẫu trắng sau khi chiết xong mang đi so màu 23
Hình 2.13: Giống Cải xanh được chọn 25
Hình 3.1: Xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 29
Hình 4.1: Vỏ bình ắc quy cũ dùng ngăn vườn trồng cây xanh 36
Hình 4.2: Vỏ bình ắc quy cũ dùng để xây tường rào 36
Hình 4.3: Cải xanh sau 20 ngày trong thùng xốp 1 (T1) 38
Hình 4.4: Cải xanh sau 25 ngày trong thùng xốp 2 (T2) 38
Hình 4.5: Cải xanh sau 30 ngày trong thùng xốp 3 (T3) 38
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Bố trí mô hình thí nghiệm 25
Sơ đồ 4.1: Mô hình cân bằng vật chất của Cải xanh sau 20 ngày 43
Sơ đồ 4.2: Mô hình cân bằng vật chất của Cải xanh sau 25 ngày 43
Sơ đồ 4.3: Mô hình cân bằng vật chất của Cải xanh 30 ngày 44
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Làng nghề truyền thống là một trong những đặc thù của nền kinh tế nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay, nó có vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất ở các làng nghề đều phát triển theo cơ chế tự phát với quy mô hộ gia đình, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, do đó đã tác động trực tiếp tới môi trường và sức khỏe con người
Đông Mai – Hưng Yên nổi tiếng với nghề tái chế chì từ các bình ắc quy
đã qua sử dụng từ những năm thập niên 80 của thế kỷ 20 Hoạt động của làng nghề hiện đã diễn ra hơn 30 năm nay Sự phát triển của nghề tái chế chì đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của địa phương Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển đó, làng nghề Đông Mai đang ô nhiễm môi trường ở mức báo động,
do chỉ chú trọng đến các hoạt động phát triển trong sản xuất nhưng coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây đang có xu hướng ngày một trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường đất (Dương Thị Tơ, 2014)
Mặc dù đã có những giải pháp nhằm khắc phục các hậu quả từ hoạt động sản xuất của làng nghề, song thời gian qua, các hoạt động gia công tái chế chì từ bình ắc quy cũ của các hộ gia đình thôn Đông Mai đã gây ô nhiễm chì trong đất ở mức nghiêm trọng Cùng với đó, hoạt động vận chuyển chì và các loại phế thải nhiễm chì… theo các phương tiện vận chuyển không được che chắn, phát tán khắp nơi, công nhân là một trong những đối tượng đặc biệt mà chịu ảnh hưởng lớn nhất Chính vì vậy mà làng nghề Đông Mai – Hưng Yên cần phải có thêm những giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường
Tuy rằng đã có nhiều bài nghiên cứu về giải pháp để xử lý ô nhiễm Chì trong đất tại làng nghề nhưng các nghiên cứu đó vẫn còn khá nhiều hạn chế, qua quá trình tìm hiểu nhận thấy việc xử lý các kim loại nặng trong đất bằng thực vật
là một phương pháp tối ưu, phù hợp với điều kiện phát triển của nước ta, tiết kiệm được chi phí và đặc biệt ít gây những tác động xấu đến môi trường về sau Xuất
pháp từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Đánh giá khả năng tích lũy Chì của
cây Cải xanh tại làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn
Trang 12Lâm, tỉnh Hưng Yên” nhằm mang đến hướng đi mới với mục đích sử dụng thực
vật để xử lý kim loại chì trong đất một cách hiệu quả Hơn thế nữa là đề xuất được một số biện pháp xử lý sinh khối thực vật sau khi hấp thụ kim loại, ít gây tác động xấu đến môi trường Ngoài ra, đề tài còn muốn chỉ ra khả năng tích lũy chì cao trong cây Cải xanh mà đây cũng là nguồn rau phổ biển chủ yếu ở nước ta, do đó đối với các khu vực ô nhiễm (các vùng đất khai thác quặng, gần đường quốc lộ )
cần hết sức tránh không trồng Cải xanh để hạn chế sự nhiễm độc và tích lũy chì trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe của con người
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu chung về kim loại chì (Pb)
Trang 14với dung dịch đậm đặc hơn các axit đó chì có thể tan vì muối khó tan của của lớp bảo vệ đã chuyển thành hợp chất tan:
PbCl2 + 2HCl → H2PbCl4
PbSO4 + H2SO4 → Pb(HSO4)2
3Pb + 8HNO3 (loãng) → 3Pb(NO3)2 + 2NO + 4H2O
- Chì có thể tan trong axit axetic khi có mặt oxi và các axit hữu cơ khác:
- Đioxit (PbO2) là chất rắn màu nâu đen, có tính lưỡng tính nhưng tan trong kiềm dễ hơn trong axit Khi đun nóng PbO2 mất dần oxi và biến thành các oxit trong đó chì có số oxy hóa thấp hơn:
PbO2 → Pb2O3 → Pb3O4 → PbO (Nâu đen) (Vàng đỏ) (Đỏ) (Vàng) Lợi dụng khả năng oxi hóa mạnh của PbO2 mà người ta chế tạo ra acquy chì
- Chì orthoplanbat Pb3O4 hay còn gọi là minium, là hợp chất của Pb có các số oxi hóa +2, +4 Nó là chất bột màu đỏ cam được dùng chủ yếu là để sản xuất thủy tinh pha lê, men đồ sứ và đồ sắt, là chất màu cho sơn
1.1.3.2 Chì hyđroxit
- Pb(OH)2 là chất kết tủa màu trắng không tan trong nước Khi đun nóng chúng dễ mất nước tạo thành oxit
Trang 15- Pb(OH)2 là chất lưỡng tính, khi tan trong axit nó tạo thành muối của cation Pb2+:
1.1.3.3 Các muối của chì
- Các muối Pb (II) thường là tinh thể có cấu trúc phức tạp, không tan trong nước trừ muối Pb(NO3)2 và Pb(CH3COO)2:
- Ion Pb (II) có thể tạo nhiều phức với hợp chất hữu cơ như
AmoniPyrilodyn Dithiocacbamat (APDC), điển hình là với đithzon ở pH = 9 –
10 tạo phức màu đỏ
- Các đihalogenua chì đều là chất rắn không màu, trừ PbI2 màu vàng, tan
ít trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng
- Tất cả các đihalogen có thể kết hợp với halogenua kim loại kiềm MX tạo thành hợp chất phức M2(PbX4) Sự tạo phức này giải thích khả năng dễ hòa tan của chì halogenua trong dung dịch đậm đặc của axit halogenhiđric Và muối của chúng:
PbI2 + 2KI → K2(PbI4) PbCl2 + 2HCl → H2(PbCl4)
1.2 Ảnh hưởng và tác hại của chì đến sức khỏe con người
1.2.1 Con đường xâm nhập chì vào cơ thể
Trang 16trong đường hô hấp của trẻ em cao hơn người lớn từ 1,6-2,7 lần Trên 90% lượng chì chứa trong hạt bụi đọng lại trong phổi được hấp thụ vào máu
1.2.1.2 Đường tiêu hóa
Chì và các dẫn xuất của chì chuyển thành clorua, một loại muối có khả năng hấp thụ qua niêm mạc ruột để đi vào cơ thể Nhiễm độc chì qua đường tiêu hóa còn do: theo đường ăn hàng ngày, hút thuốc, ăn uống khi tay bẩn có dính chì,
ăn uống ngay tại nơi làm việc, bụi chì đọng vào thực phẩm, thiếu vệ sinh cá nhân
Người lớn hấp thụ từ 10-15% lượng chì thâm nhập vào đường tiêu hóa, nhưng trẻ em hấp thụ đến hơn 50% Khả năng hấp thụ chì qua đường tiêu hóa phụ thuộc vào yếu tố thức ăn và dạng hoá học của chì Mức độ hấp thụ chì tăng lên đáng kể ở những người có chế độ ăn thiếu canxi, sắt, photpho hoặc kẽm
Khi thâm nhập vào đường tiêu hoá, khoảng 30% lượng chì có trong bụi, 17% lượng chì có trong các mẩu sơn, 50% chì có trong thức ăn và nước uống được hấp thụ vào cơ thể
1.2.1.3 Đường da
Chì hữu cơ tan được trong mỡ nên có thể hấp thụ vào cơ thể khi tiếp xúc qua da Ngược lại, chì vô cơ hấp thụ qua da rất ít, chỉ hấp thụ qua da khi bụi chì dính vào vùng da bị tổn thương
1.2.2 Sự phân bố, tích lũy và đào thải chì
Chì được phân bố chủ yếu ở máu, mô mềm và xương Phần lớn (99%) lượng chì trong máu được kết hợp với hồng cầu, 50% lượng chì trong hồng cầu liên kết với hemoglobin Chu kỳ bán phân hủy sinh học của chì trong máu là 25 -
28 ngày, sau đó sẽ cân bằng với các thành phần khác Một phần nhỏ chì trong huyết thanh, lượng chì này cân bằng với lượng chì trong mô mềm Lượng chì chứa trong thận tăng lên cùng với tuổi Một số lượng lớn chì được giữ lại trong xương, chiếm khoảng 95% tổng lượng chì trong cơ thể người lớn, 73% tổng lượng chì trong cơ thể trẻ em
Chì xuất hiện trong xương sẽ chiếm chỗ của canxi Nó được tích luỹ ở đây một cách tạm thời, bộ xương như là “con thuyền” bảo vệ các cơ quan khác khi sự tích luỹ chì mãn tính diễn ra Đồng thời nó là nguồn tái phục hồi và tiếp tục gây nhiễm độc sau khi kết thúc phơi nhiễm với chì
Trang 17Mặc dù chì được đào thải ra ngoài qua nhiều con đường khác nhau bao gồm có tuyến mồ hôi, móng và tóc, nhưng sẽ được đào thải chủ yếu qua con đường tiết niệu và tiêu hoá Khoảng 75% chì hấp thụ vào cơ thể được đào thải ra ngoài qua nước tiểu, 25% đào thải qua phân Nhìn chung chì được đào thải ra ngoài cơ thể một cách chậm chạp, nên quá trình tích luỹ chì trong cơ thể con người diễn ra một cách dễ dàng
1.2.3 Tác động của chì đến sức khỏe con người
Chì là một trong những kim loại nặng, có độc tính cao và rất nguy hiểm đối với cơ thể con người Chì và các hợp chất của nó là loại độc chất đa tác dụng, tác động lên toàn bộ các cơ quan và hệ cơ quan Bộ Y tế Nga đã xếp chì cùng với một số kim loại khác như: asen, thuỷ ngân, cadimi, kẽm, flo vào nhóm độc chất gây ô nhiễm môi trường nguy hiểm loại 1
Khi bị nhiễm độc chì tùy thuộc vào liều lượng chì tiếp xúc, có thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc mãn tính
Theo nghiên cứu của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường Bộ Y tế (2012), trong 100 trẻ tại thôn Đông Mai được xét nghiệm hàm lượng chì trong máu, 100% các em đều có hàm lượng chì trong máu vượt quá ngưỡng cho phép Trong đó, có 39 em có hàm lượng chì trong máu ở mức cao 45- 70 µg/d ở mức báo động
Vào ngày 28/5/2015, Bộ Y tế đã tổ chức đoàn đi kiểm tra sức khỏe cho trẻ
bị nhiễm chì tại thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Trong số 317 trẻ được xét nghiệm thì có đến 207 cháu bị nhiễm chì chiếm 65% Điều này cho thấy nước nhiễm chì đang là mối đe dọa vô cùng to lớn đối với “thế
hệ chủ nhân tương lai của đất nước”
Theo kết quả lấy mẫu kiểm tra giám sát của Viện Sức khỏe nghề nghiệp
và Môi trường (Bộ Y tế) vào tháng 12/2014, trong khu vực thôn Đông Mai, nước tại các kênh và rãnh thoát nước có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép 1.000 lần, đất tại hộ gia đình và vườn trong thôn có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép 10-16 lần, rau có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép 1,3 lần Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân sống tại khu vực này đang hàng ngày phải sống
Trang 18chung với mối đe dọa lớn đến từ chì Ngoài ra, thông qua một số ý kiến của người dân cho biết, nguồn nước nhiễm chì còn làm chết lúa cũng như hoa màu của bà con nông dân tại đây mặc dù chưa có số liệu thiệt hại cụ thể, khiến cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng rất lớn [7],[13]
1.3 Thực trạng ô nhiễm Chì trên Thế Giới và ở Việt Nam
1.3.1 Thực trạng ô nhiễm chì trên Thế Giới
Viện Blacksmith – Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu môi trường quốc tế
có trụ sở tại New York (Mỹ), đã công bố danh sách 10 thành phố thuộc 8 nước được coi là ô nhiễm nhất thế giới năm 2006, trong đó có thành phố Haina, ở Cộng hòa Dominica (Châu Phi), nơi chuyên tái chế ắc quy chì Năm 2000, Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường Dominica đã xác định Haina là một điểm nóng quốc gia về ô nhiễm chì với hàm lượng chì trong đất lớn hơn 1000 lần so với tiêu chuẩn cho phép của Mỹ Hơn 90% dân số của Haina có hàm lượng chì trong máu cao, nồng độ trung bình của chì trong máu của cư dân ở đây là 60 µg/dL (tiêu chuẩn nồng độ chì cho phép trong máu của Mỹ là 10 µg/dL) Ước tính có khoảng 300.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp từ khu vực bị ô nhiễm chì Theo Liên Hợp Quốc, dân số của Haina được coi là có mức nhiễm chì cao nhất trên thế giới
Ở các khu vực luyện kim, vùng khai thác chì thì hàm lượng chì trong đất khoảng 1500 µg/g, cao gấp 15 lần so với mức độ bình thường như khu vực xung quanh nhà máy luyện kim ở Galena, Kansas (Mỹ), hàm lượng chì trong đất 7600 µg/g Hàm lượng chì trong bùn, cống rãnh ở một số thành phố công nghiệp ở Anh dao động từ 120 µg/g - 3000 µg/g (Berrow và Webber, 1993), trong khi tiêu chuẩn cho phép tại đây là không quá 1000 µg/g
Thiên Anh, Trung Quốc là một thành phố công nghiệp, Thiên Anh chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng chì của Trung Quốc Thứ kim loại độc hại này ngấm vào nước và đất trồng của Thiên Anh và ngấm vào máu trẻ em sinh ra tại đây Đó có thể là nguyên nhân dẫn tới việc các em nhỏ ở Thiên Anh có chỉ số IQ thấp Qua kiểm tra, lúa mỳ trồng ở Thiên Anh chứa hàm lượng chì cao gấp 24 lần chuẩn của Trung Quốc
Ở Châu Á là một trong những nơi có tình trạng ô nhiễm kim loại nặng cao
Trang 19trên thế giới, trong đó đặc biệt là Trung Quốc với hơn 10% đất bị ô nhiễm chì, tại Thái Lan theo Viện Quốc tế quản lý nước thì 154 ruộng lúa thuộc tỉnh Tak đã nhiễm chì cao gấp 94 lần so với tiêu chuẩn cho phép Tuy vậy, tại các nước phát triển vẫn phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm mà các ngành công nghiệp khác gây
ra
1.3.2 Thực trạng ô nhiễm chì ở Việt Nam
Những năm 90 trở lại đây, quá trình công nghiệp hóa và cơ giới hóa nhanh cùng với sự phát triển của các làng nghề, nền kinh tế của Việt Nam đã có bước nhảy vọt đáng kể Đi kèm với sự phát triển kinh tế đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các thành phố lớn và các làng nghề tái chế kim loại Do đó, vấn đề nghiên cứu về môi trường trở nên cấp thiết, đặc biệt là sự ô nhiễm kim loại nặng đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học cũng như toàn cộng đồng
Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại đã làm tăng đáng kể hàm lượng chì trong đất, thậm chí có nơi đã bị ô nhiễm Theo nghiên cứu của Phạm Văn Khang và cộng sự (2004), hàm lượng chì trong đất nông nghiệp tại khu vực tái chế chì ở thôn Đông Mai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên như sau: 14,29% số mẫu nghiên cứu có hàm lượng chì là 100 - 200 mg/kg; 9,25% số mẫu đất có hàm lượng chì từ 200 - 300 mg/kg; 18,5% số mẫu đất có hàm lượng Pb từ 300 - 400 mg/kg; 9,25% số mẫu có hàm lượng Pb từ 400 - 500 mg/kg; 9,25% số mẫu có hàm lượng Pb từ 500 - 600 mg/kg; 18,05% số mẫu có hàm lượng Pb từ 600 - 700 mg/kg; 4,76% có hàm lượng chì từ 900 - 1000 mg/kg và 4,76% số mẫu có hàm lượng Pb lớn hơn 1000 mg/kg (trong tổng số 21 mẫu phân tích) Như vậy, 100%
số mẫu phân tích có hàm lượng Pb vượt quá tiêu chuẩn cho phép
Nghiên cứu của Hồ Thị Lam Trà (2005) cho thấy: hàm lượng Pb tổng số trong đất phục vụ nông nghiệp chịu ảnh hưởng của các làng nghề đúc đồng và tái chế kẽm tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên rất cao, dao động từ 51,2 - 313,0 mg/kg, trong đó có nhiều mẫu >200 mg/kg
Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2006) khi nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng ở các khu công nghiệp ngoại thành Hà Nội với 15 mẫu đất nghiên
Trang 20cứu có hàm lượng chì trong đất dao động từ 8,36 đến 93,39 mg/kg Trong đó có
6 mẫu bị ô nhiễm Pb với hàm lượng Pb trong đất là 75,39; 75,73; 78,03; 79,74; 88,02; 93,39 đó là 3 mẫu đất lấy gần đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài và đường cao tốc số 5; 2 mẫu lấy tại bãi rác Kiêu Kị - Gia Lâm và bãi rác Nam Sơn
- Sóc Sơn; 1 mẫu lấy tại Tiên Dương - Đông Anh nơi có nhà máy sản xuất pin và phân sinh học Nguyên nhân dẫn đến tích tụ Pb trong đất tại các điểm trên chính
là do hoạt động giao thông, do quá trình chôn lấp rác lâu dài và do trong chất thải
có hàm lượng Pb lớn nên đã dẫn đến tích đọng hàm lượng chì trong đất
Nghiên cứu ở khu vực khai thác và chế biến kẽm - chì làng Hích - Tân Long - Thái Nguyên, Đặng Thị An và cộng sự (2008) cho thấy: hàm lượng Pb trong bãi thải cao nhất (5,3.103 - 9,2.103 ppm), tiếp đến là bãi liền kề (164 - 904
ppm), đất vườn nhà dân (27,9 - 35,8 ppm), bãi thải cũ (1,1.103 - 13.103 ppm), đất ruộng lúa cách bãi thải cũ (1271 - 3953 ppm), vườn nhà dân gần bãi thải cũ (230 - 360 ppm) Như vậy, theo TCVN 7209:2002 (>70 ppm) thì hầu hết các điểm
đã bị ô nhiễm Pb, riêng khu vực vườn nhà dân gần bãi thải mới chưa bị ô nhiễm Tuy nhiên cũng cần có giải pháp xử lý kịp thời [6],[7]
1.4 Ứng dụng của thực vật trong công nghệ xử lý ô nhiễm đất (Phytoremediation)
1.4.1 Các cơ chế của thực vật trong xử lý ô nhiễm đất
Khái niệm: Phytoremediation là một công nghệ sử dụng thực vật để
làm giảm nồng độ hoặc tác dụng độc hại của chất ô nhiễm trong môi trường đất
Mục đích của công nghệ: nhằm cải thiện chất lượng môi trường đất
bằng cách tích lũy các chất ô nhiễm trong sinh khối của thực vật và biến đổi chúng thành dạng khí thoát ra ngoài
Tùy thuộc vào chất ô nhiễm là chất hữu cơ (CHC) hay kim loại nặng (KLN) và cơ chế là cố định tại chỗ hay suy giảm và loại bỏ các chất ô nhiễm mà công nghệ này chia thành 5 dạng:
- Phytodegradation còn được gọi là là Phyto-phân hủy, là sự phân giải chất
ô nhiễm (ÔN) thông qua quá trình trao đổi chất trong cây hoặc sự phân hủy các chất ô nhiễm xung quanh thực vật (TV) dưới tác dụng của enzim do vùng rễ tiết
Trang 21ra, Các chất ÔN hữu cơ phức tạp sẽ bị phân hủy thành các chất đơn giản hơn và được tích lũy trong mô TV, cung cấp dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoặc trở thành nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất diễn ra trong cây Một số loài enzim trong cây tham gia quá trình phân hủy chất hữu cơ đó là Nitroraductases phá hủy các hợp chất nitroaromatic, Dehalogenases suy giảm các dung môi clo như Trichloroethylen (TCE) và thuốc trừ sâu, Laccaase phá hủy anilines
- Phytostimulation còn được dọi là Phyto-kích thích, là sự phân hủy các chất ÔN trong vùng rễ nhờ hoạt động của vi sinh vật (VSV) dưới sự tăng cường của rễ thực vật Thực vật đóng vai trò tạo môi trường sống, cung cấp năng lượng, chất cảm ứng, chất chuyển hóa cho VSV thông qua dịch tiết rễ, tạo điều kiện cho VSV tăng cường hoạt động phân hủy sinh học
- Phytovolatilization là sự hút thu, vận chuyển và biến đổi các chất ÔN thành dạng hơi và thoát ra ngoài khí quyển cùng quá trình thoát hơi nước ở cây Các chất ÔN có thể bị biến đổi trước khi vào cây dưới tác dụng của enzim tiết ra
từ rễ, giúp cây hấp thu nhanh hơn hoặc một số chất đi vào cây mới bị biến đổi
- Phytoextraction còn được gọi là Phyto-chiết xuất, là quá trình cây hấp thu kim loại nặng từ đất nhờ hệ thống rễ và tích lũy trong các bộ phận của cây như chồi, lá cây, làm giảm nồng độ kim loại nặng trong đất Các mô thực vật tích lũy kim loại nặng sẽ được thu hoạch và xử lý phù hợp bằng cách làm khô, đốt hoặc ủ để tái chế các kim loại cần thiết, loại bỏ các kim loại gây ÔN Thực vật đóng vai trò quan trọng trong Phytoextraction là Hyperaccumulator – là những loài có khả năng chống chịu cao với độc tố của kim loại nặng và đặc biệt là siêu tích lũy kim loại nặng trong sinh khối của chúng
- Phytostabilization là Phyto-cố định, là quá trình cố định các kim loại nặng trong đất để làm giảm sự di chuyển của các chất ÔN và ngăn chặn chúng phân tán vào trong nước ngầm hay không khí Các dịch được tiết ra bởi rễ có khả năng cố định và kết tủa các chất gây ÔN trong đất hay trên bề mặt rễ Khi chất ÔN tích tụ trong mô của TV thì chất ÔN sẽ trở thành dạng không hòa tan và cố định lại sau khi chúng đã hấp thụ qua rễ cây
Trang 22+ Sinh khối giới hạn
+ Chỉ giới hạn cho tầng đất nông (<5 cm)
+ Tích lũy nhiều chất ô nhiễm độc hại cho cây trồng
+ Ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
Cơ chế tích lũy kim loại nặng trong tế bào thực vật:
Các kim loại nặng trong đất có thể tồn tại ở trạng thái tự do, ion hoặc liên kết với các chất tạo phức để tạo thành chất dễ tan, chất ít độc hoặc là phức hợp hữu cơ – kim loại và được chuyển đến các bộ phận của tế bào có hoạt động trao đổi thấp (thành tế bào, không bào) Tại đây, chúng được tích lũy dưới dạng các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ bền Các KLN được tích lũy trong rễ cây đều ở trong không bào và liên kết với các hợp chất pectin và protein của thành tế bào Ngoài
ra, một số cây còn có khả năng tích lũy ở phần trên của cây (lá, chồi, thân)
1.4.2 Ứng dụng trên thế giới
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì có khoảng ít nhất 450 loài thuộc
45 họ thực vật có khả năng hấp thụ kim loại Các loài này chủ yếu là các loài thân thảo hoặc thân gỗ, có khả năng tích lũy và đặc biệt chúng không có biểu hiện nào
về mặt hình thái khi nồng độ kim loại trong thân cao hơn gấp trăm lần so với các loài bình thường khác
Trong đó phải kể đến đầu tiên là cây Cải xanh, cây Thuốc lá Những loài thực vật này đều đã được chứng mình là loài siêu tích lũy KLN trong đất
Rascio (1977) đã báo cáo về khả năng tích lũy Zn cao của Thlaspi caerulescens Ý tưởng sử dụng thực vật để chiết xuất kim loại từ đất bị ô nhiễm
đã được giới thiệu lại và phát triển bởi Utsunamyia (1980) và Chaney (1983)
Trang 23Theo nghiên cứu của Chen Tong Bin đã phát hiện ra cây Dương xỉ – loài cây đầu tiên trên thế giới được biết đến có khả năng siêu hút chất thạch tín Hàm lượng thạch tín ở trên lá của cây lên tới 8%, vượt xa so với hàm lượng đạm, lân
có trên thân cây mà cây vẫn phát triển tươi tốt
Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy cải xanh có thể hấp thụ chì (Pb) tốt Tại Ucraina, loài này được trồng để hấp thụ các chất phóng xạ trong đất ở xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernbyl
Nghiên cứu của trường đại học Rutger, New Jersey đã sử dụng rất nhiều loài cây dại và cây mù tạt để tích lũy KLN trong đất bị ô nhiễm
Nghiên cứu khoa học ở Hoa Kỳ trong sử dụng loài Dương xỉ diều hâu để
xử lý asen trên các vùng đất nông nghiệp Chúng có thể hấp thụ asen và các hợp chất của nó trong thời gian rất ngắn Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác cũng
về ứng dụng dương xỉ trong xử lý asen
cỏ Vetiver và Cải xanh Sau khi lựa chọn các loài thực vật phù hợp, các nhà khoa học tiến hành xây dựng quy trình xử lý đất nhiễm asen bằng Dương xỉ; xử lý đất nhiễm Pb bằng cỏ Mần trâu, Vetiver, Dương xỉ và xử lý đất nhiễm Zn và Cd bằng
cỏ Mần trâu Tiếp tục hoàn thiện công nghệ nhân giống 2 loài Dương xỉ, cỏ Mần trâu, cỏ Vetiver để cải tạo ô nhiễm KLN tại vùng khai khoáng
Nghiên cứu của Diệp Thị Mĩ Hạnh và E Garnier Zarlie trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HCM và trường Đại Học Paris VII Val De Marne về
Trang 24khả năng hút chì của loài thơm ổi Lantana cama L tại một số khu vực của thành
phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu về khả năng hút kim loại nặng của cỏ Vetiver của Võ Châu Tuấn và Võ Văn Minh, Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng cũng mang lại nhiều kết quả tốt
Tuy nhiên, những nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam còn ít và thiếu những chuyên gia đầu nghành về lĩnh vực này [6],[7],[13]
1.4.4 Đánh giá
Phương pháp ứng dụng thực vật trong cải thiện chất lượng môi trường đất
là một phương pháp mới, được nghiên cứu trên Thế Giới từ những năm 1990 Mặc dù đây là phương pháp thân thiện với môi trường, tiết kiệm được chi phí và
có nhiều triển vọng giúp thay thế các công nghệ xử lý truyền thống Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của phương pháp này đó là phụ thuộc vào điều kiện sinh thái của địa phương có thích hợp với loại cây trồng được lựa chọn hay không kể cả do loài thực vật ấy đã được nghiên cứu và chứng minh rằng có khả năng tích lũy rất tốt một kim loại nặng cụ thể nào đó Ngoài ra, phương pháp này còn mất nhiều thời gian, với trường hợp điều kiện môi trường không thuận lợi thì việc tiến hành trồng thử nghiệm gặp khó khăn hơn và phải làm lại, tốn nhiều công sức Đặc biệt, việc ứng dụng thực vật trong xử lý kim loại nặng để cải thiện được chất lượng môi trường đất cần được thực hiện trong khâu xử lý cuối cùng, có nghĩa là sau khi đã qua các công nghệ xử lý khác, nhất là với đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng thì phương pháp này mang lại hiệu quả không cao
Trang 25CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.2.1 Loài thực vật: Cây cải xanh
Cây cải xanh có tên là “Brassica juncea (L.) Czern et Coss” thuộc họ thập
tự “Brassicaceae”,
Là loại cây ưa khí hậu mát, lạnh song cũng có những giống chịu nóng khá tốt như cải bẹ, cải trắng
Cải xanh có thể trồng được quanh năm do có khả năng thích ứng với nhiệt
độ cao với mùa nắng cần có đủ nước tưới cải phát triển tốt và cho năng suất cao Thích hợp nhất với khí hậu ôn hòa, mát nên chủ yếu được trồng trong vụ Đông xuân
2.2.2 Mẫu đất
Mẫu đất được lấy tại các hộ gia đình trong làng nghề Đông Mai và phân tích
để xác định hàm lượng chì trong đó và tiến hành trồng cây theo mô hình trồng thí nghiệm
Trang 26- Đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Xác định mức độ ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề dùng để xử lý bằng Cải xanh
2.4.1.1 Phương pháp kế thừa tài liệu
- Kế thừa các tài liệu về nghiên cứu khoa học, văn bản mang tính pháp lý, các số liệu về tình hình sản xuất, về sức khỏe nhân dân, những tài liệu điều tra cơ bản liên quan đến khu vực nghiên cứu bao gồm có:
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
+ Tài liệu về các kết quả nghiên cứu khoa học về đánh giá sự ô nhiễm chì tại khu vực nghiên cứu
2.4.1.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Sử dụng phương pháp bản đồ để biểu thị các vị trí lấy mẫu đất tại các hộ
gia đình trong thôn Đông Mai
Hình 2.1: Khu vực nghiên cứu
Trang 272.4.1.3 Phương pháp điều tra thực địa
- Khảo sát môi trường xung quanh làng nghề
- Tìm hiểu hiện trạng sản xuất của làng nghề và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường đất của làng nghề
- Tiến hành lấy mẫu đất của một số hộ gia đình trong làng nghề Đông Mai (Hình 2.1) với các thông tin cụ thể về vị trí, tên chủ hộ lấy mẫu (Bảng 2.1)
Hình 2.2: Vị trí lấy mẫu tại làng nghề thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Trang 28Bảng 2.1: Vị trí các điểm lấy mẫu tại làng nghề
Kí hiệu
mẫu Vị trí
Tên chủ hộ gia đình
Muc đích sử dụng
Tọa độ (X)
Tọa độ (Y)
a1 Xóm Chùa Nguyễn Văn
Đông Trồng rau Khu vực trước đây không tái chế chì 20°59'20" 106°3'11" a2 Xóm Nam Trần Quang Tuấn Trồng rau Khu vực trước đây là ao và có hoạt động tái chế chì 20°59'16" 106°3'20"
Trang 29- Phân tích hàm lượng chì có trong các mẫu đất theo tiêu chuẩn tương ứng, sau đó tiến hành trồng cây theo mô hình trồng thí nghiệm
- 4 cm, sau đó lấy đất bằng dụng cụ lấy mẫu (xẻng, dao,…) và cho vào túi nilong
có ghi ký hiệu mẫu, địa điểm, độ sâu và ngày lấy mẫu
- Mẫu đất được lấy tại các hộ gia đình trong cả 4 xóm của làng Đông Mai Các điểm lấy mẫu được xác định vị trí và ghi lại bằng GPS
2.4.1.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Phương pháp xác định hàm lượng chì trong đất thực hiện theo các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 7538-2:2005 – Chất lượng đất – Lấy mẫu phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
- TCVN 6647:2007 – Chất lượng đất – Xử lý sơ bộ mẫu để phân tích hóa –
lý
Phương trình đường chuẩn chì xây dựng được: y = 4,1613x – 0,04
Biểu đồ 2.1: Đường chuẩn chì
y = 4,1613x - 0,04 R² = 0,9945
-0,2 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2
Trang 30 Xử lý mẫu: (Hình 2.1; hình 2.2; hình 2.3)
- Xử lý sơ bộ: Phơi khô trong điều kiện phòng (20°C - 25°C) → nhặt sỏi,
đá, kết vón → băm nhỏ đất→ trộn đều và dàn mỏng tất cả đất trên túi nilon → chia làm 4 phần theo đường chéo → lấy 2 phần đối diện nhau (lấy phần 1 và 3,
bỏ 2 và 4; hoặc ngược lại) → trộn đều lại được mẫu hỗn hợp → nghiền đất trong cối sứ bằng chày sứ → rây qua rây có kích thước lỗ 0.1 mm → lấy 2 mẫu lặp để mang đi phân tích và đựng trong túi nilong có nhãn ghi rõ ký hiệu mẫu (MĐ1, MĐ2)
Hình 2.3: Sơ đồ lấy mẫu hỗn hợp
Hình 2.4: Mẫu đất hỗn hợp Hình 2.5: Nghiền đất trong cối
sứ bằng chày sứ
- Phá mẫu đất: Quy trình phá mẫu bằng axit, được thực hiện như sau: Cân 1,0 g đất trong mẫu hỗn hợp + 25 ml HNO3 + 5 ml HCLO4 cho vào
Trang 31bình kendal và sử dụng thiết bị phá mẫu kendal DK6 với chương trình nhiệt độ:
+ Để nhiệt độ phòng trong 30’
+ Tăng nhiệt độ 150°C trong 30’
+ Tăng nhiệt độ 250°C cho tới khi dung dịch có màu trắng (nếu cạn để
nguội và thêm 10-20 ml HNO3 + 5-10 ml H2O2), sau đó lọc dung dịch qua giấy
lọc và định mức bằng nước cất vào bình định mức (BĐM) 100 ml
Hình 2.6: Thiết bị phá mẫu kendal DK6
Hình 2.7: Mẫu đất sau khi được tro
Trang 32 Phân tích:
- Nguyên tắc phương pháp: Mẫu được
tro hóa, hòa tan trong axit HNO3 và
HCLO4 Trung hòa lượng axit bằng NH3
trong môi trường trung tính hoặc kiềm
yếu, khi đó đithizone tạo phức Pb (II) tạo
thành đithizonat Trong dung môi hữu
cơ đithizonat có màu đỏ
- Điều kiện thích hợp để chiết phức là tại
pH = 9 – 10
- Trình tự phân tích:
+ Lấy 1 ml mẫu định mức đến 100 ml
bằng nước cất→ Từ bình định mức
(BĐM) 100 ml lấy 1 ml mẫu cho vào
BĐM 50 ml và định mức đến vạch → Từ BĐM 50, lấy hết 50 ml mẫu cho vào cốc thủy tinh
+ Trung hòa dung dịch bằng NH3 → pH = 9 – 10 → Đổ vào phễu chiết 1 (có thể
tích 500 ml)
+ Thêm 10 ml Amoni Xitrat 10% + 2
giọt Thimol xanh + 5 ml Đithzone 0,001
% → Lắc đều phễu chiết
+ Sau khi phân lớp → Rót phần hữu cơ
vào phễu chiết 2
+ Chiết lại chì trong mẫu đến khi màu
của đithizone không đổi (mỗi lần chiết
thêm 5 ml Đithizone) → Gộp toàn bộ
phần chiết được vào phễu chiết 2
+ Thêm 10 ml HCl 0,02N vào phễu chiết
2 có chứa hỗn hợp các Đithizonat của
các kim loại→ Lắc mạnh để chì chuyển
Hình 2.9: Màu đỏ của Đithizonat sau khi Đithizone tạo phức với Pb
Trang 33sang tướng nước
+ Chiết phần hữu cơ ra phễu chiết 3
+ Rửa lại phần hữu cơ từ 2 – 3 lần bằng
axit HCl 0,02N (mỗi lần rửa thêm 10
+ Lặp lại quá trình chiết đến khi màu
của đithizone không đổi → Định mức đến vạch bằng CCL4
+ Lắc đều và so màu ở bước sóng 520 nm
Hình 2.12: Mẫu MĐ2 và mẫu trắng sau khi chiết xong mang đi so màu
+ Tiến hành làm tương tự với mẫu trắng để so sánh (thay 10 ml mẫu bằng 10 ml nước cất)
Hình 2.11: Rửa phần hữu cơ bằng 10 ml HCl 0,02N vào trong phễu chiết có chứa hỗn hợp các đithizonat và tách lấy phần
tướng nước