1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO CỘNG ĐỒNG THỰC TẬP NGÀNH Y DƯỢC ĐA KHOA

159 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Kết Quả Thực Hành Cộng Đồng Tại Thị Trấn Hùng Sơn – Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Bùi Minh Quyết, Nguyễn Thị Quỳnh, Thái Thị Huyền Sương, Chu Thị Tâm, Trần Phương Thanh, Nguyễn Thị Thúy, Lê Thị Huyền Trang, Trần Thị Kiều Trang
Trường học Trường Đại Học Y - Dược Thái Nguyên
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 46,83 MB
File đính kèm in.rar (4 MB)

Cấu trúc

  • I. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN ĐẠI TỪ THÁI NGUYÊN (13)
    • 1. Vị trí địa lý (13)
    • 2. Hành chính (14)
    • 3. Dân số (14)
    • 4. Đặc điểm kinh tế xã hội (14)
    • 5. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của huyện Đại Từ (15)
  • II. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRẤN HÙNG SƠN (17)
    • 1. Đặc điểm tự nhiên (17)
    • 2. Đặc điểm kinh tế (18)
    • 3. Đặc điểm văn hóa- xã hội (21)
    • 4. Vệ sinh môi trường (22)
    • 5. Y tế (23)
    • 6. Giáo dục (0)
    • 7. Đánh giá chung (25)
  • I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM Y TẾ (27)
    • 1. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị (27)
    • 2. Công tác quản lý dược tại Trạm Y tế (33)
    • 3. Cơ cấu tổ chức nhân lực trạm y tế (36)
    • 4. Nhiệm vụ chức năng của trạm y tế (43)
    • 5. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của trạm y tế Thị trấn Hùng Sơn (46)
  • II. NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN, Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI TRẠM Y TẾ (47)
    • 1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ của Trạm y tế (47)
    • 2. Hoạt động khám chữa bệnh và y học cổ truyền (49)
    • 3. Hoạt động Y tế dự phòng (50)
    • 4. Phân tích mô hình bệnh tật tại Trạm y tế thị trấn Hùng Sơn năm 2022 39 III. BÁO CÁO GHI CHÉP SỔ SÁCH, TỔNG HỢP, BÁO CÁO SỐ LIỆU CỦA TRẠM Y TẾ THỊ TRẤN HÙNG SƠN (50)
    • 1. Các loại sổ theo bộ y tế quy định (51)
    • 2. Sổ theo quy định của sở y tế (52)
    • 3. Các loại sổ sách theo từng chương trình y tế cụ thể (52)
    • 4. Cụ thể từng chương trình (53)
    • 5. Đánh giá (55)
  • IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ (55)
    • 1. Chương trình tiêm chủng mở rộng 2022 (55)
    • 2. Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản (58)
    • 3. Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình (61)
    • 4. Chương trình phòng chống HIV/AIDS (63)
    • 5. Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng (64)
    • 6. Chương trình phòng chống Lao (65)
    • 7. Chương trình phòng chống SDD cho trẻ dưới 5 tuổi (66)
    • 8. Chương trình Vitamin A (68)
    • 9. Chương trình nước sạch – VSMT (69)
    • 10. Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm (70)
    • 11. Chương trình y tế học đường (72)
    • 12. Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (73)
    • 13. Chương trình phòng chống sốt rét (74)
    • 14. Chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm (75)
    • 15. Chương trình phòng chống bệnh ung thư (76)
    • 16. So sánh với bộ tiêu chí quốc gia về y tế năm 2022 (77)
  • I. ĐẶT VẤN ĐỀ (104)
  • II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (105)
  • III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (105)
  • IV. YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH DỰ PHÒNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (111)
  • KẾT LUẬN (73)
    • I. THU THẬP SỐ LIỆU (115)
      • 1. THÔNG TIN CHUNG CỦA THỊ TRẤN (115)
      • 2. CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ TẠI TRẠM Y TẾ THỊ TRẤN HÙNG SƠN 110 3. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM (116)
      • 4. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (118)
      • 5. TỈ LỆ BỆNH TẬT (118)
      • 6. DỊCH BỆNH XẢY RA Ở ĐỊA PHƯƠNG (118)
      • 7. NGUYÊN NHÂN VÀ TỈ LỆ TỬ VONG (118)
      • 8. QUẢN LÝ BỆNH TẬT THEO CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ (119)
      • 9. TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE (120)
      • 10. CÁC CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE ƯU TIÊN ĐANG THỰC HIỆN TẠI TRẠM Y TẾ XÃ (121)
    • II. CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG (121)
      • 1. Vấn đề sức khỏe nổi cộm (123)
      • 2. Xác định vấn đề sức khỏe (124)
      • 3. Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên (126)
    • IV. LỰA CHỌN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ĐỂ THỰC HIỆN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE (127)
    • II. Về mặt thái độ và nhận thức (157)
    • III. Về mặt kĩ năng – thực hành (157)
    • I. Đối với địa phương: UBND thị trấn Hùng Sơn (158)
    • II. Đối với TYT thị trấn Hùng Sơn (158)
    • III. Đối với người dân thị trấn Hùng Sơn (159)
    • IV. Đối với nhà trường và bộ môn (159)

Nội dung

Báo cáo cộng đồng thực tập tốt nghiệp ngành y đa khoa năm 2023, Tập thể nhóm đã hiểu được ý nghĩa thực hành cộng đồng, cũng như những ấn tượng đẹp và biết ơn về sự hướng dẫn giảng dạy của chính quyền địa phương và đặc biệt là toàn thể cán bộ tại Trạm Y tế Thị trấn Hùng Sơn đã giúp nhóm hoàn thành tốt nhất đợt thực tập này.

SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN ĐẠI TỪ THÁI NGUYÊN

Vị trí địa lý

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, có vị trí địa lý:

• Phía Bắc giáp huyện Định Hóa

• Phía Đông Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên

• Phía Đông Bắc giáp huyện Phú Lương

• Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc

• Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc

Hành chính

Huyện Đại Từ có 30 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Hùng Sơn (huyện lỵ), Quân Chu và 28 xã: An Khánh, Bản Ngoại, Bình Thuận, Cát Nê, Khôi Kỳ, Đức Lương, Hà Thượng, Hoàng Nông, Khôi Kỳ,

Ký Phú, La Bằng, Lục Ba, Minh Tiến, Mỹ Yên, Na Mao, Phú Cường, PhúLạc, Phú Thịnh, Phú Xuyên, Phúc Lương, Phục Linh, Quân Chu, Tân Linh,Tân Thái, Tiên Hội, Vạn Thọ, Văn Yên, Yên Lãng.

Dân số

Dân số toàn huyện khoảng 171703 người (tính đến 01/04/2019) Mật độ dân số bình quân khoảng 302 người/km² Các dân tộc chủ yếu tại địa bàn huyện là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn huyện.

Đặc điểm kinh tế xã hội

Cây trồng lương thực (lúa, ngô) và đặc biệt cây chè là thế mạnh của huyện Các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm lạc, đậu tương,

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 19709 ha (chiếm 34,64% cơ cấu phân theo loại đất) Năm 2020, diện tích lúa gieo cấy là 12,117 ha, sản lượng lương thực có hạt năm đạt hơn 71 nghìn tấn, bình quân lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 409,58 kg/người/năm (Niên giám thống kê 2021)

Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa Năm 2020, diện tích toàn huyện có 6,433 ha,cho sản lượng búp tươi đạt trên 71 nghìn tấn Cây chè của Đại Từ nói riêng vàThái Nguyên nói chung hiện nay không ngừng cải thiện chất lượng (Niên giám thống kê 2021). b Công nghiệp

Chủ yếu là khai thác, sơ chế khoáng sản và chế biến nông sản Huyện có 2 mỏ than là mỏ Làng Cẩm - xã Phục Linh và mỏ Núi Hồng - xã Yên Lãng Dự án mỏ đá kim Núi Pháo do công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo làm chủ đầu từ bắt đầu được triển khai từ 2010 Giá trị sản xuất công nghiệp 2020 đạt 9766 tỷ đồng (Niên giám thống kê 2021).

Là một huyện miền núi có địa bàn khá rộng với 30 đơn vị hành chính. Toàn huyện có 6 dân tộc anh em cùng đoàn kết chung sống, giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Năm 2020- 2021, toàn huyện có 34 trường mầm non, 29 trường tiểu học,

29 trường THCS, 3 trường THPT, 3 trường phổ thông cơ sở Đội ngũ giáo viên tâm huyết với sự nghiệp trồng người, biết khắc phục khó khăn, phát huy mạnh mẽ vai trò, tích cực chủ động và sáng tạo để tự khẳng định mình, phấn đấu thi đua không ngừng, luôn được bồi dưỡng tập huấn nâng cao chất lượng.

Cơ sở hạ tầng mở rộng, làm mới, nâng cấp, có nhiều lớp học phục vụ tốt, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

Tình hình KTXH của huyện phát triển khá, các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu là đạt và vượt so với nghị quyết hội đồng nhân dân huyện giao cho.Trong những năm qua huyện Đại Từ đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá giúp đời sống nhân dân ngày một cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc.

Đánh giá thuận lợi và khó khăn của huyện Đại Từ

- Lợi thế có tính chất quyết định và bền vững của huyện là: Sự đoàn kết nhất trí của các dân tộc anh em trong huyện, sự nhiệt tình cách mạng với sự lãnh đạo vững vàng của đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc trong huyện quyết tâm phấn đấu xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển về mọi mặt.

- Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển Là huyện miền núi chỉ cách trung tâm tỉnh hơn 20 km Hạ tầng cơ sở thuận lợi hơn các huyện miền núi khác trong tỉnh, sự nắm bắt về thông tin và tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi hơn.

- Là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, mặc dù trữ lượng nhỏ, không lớn Đây là nhân tố quan trọng hình thành các cơ sở công nghiệp khai thác phục vụ cho sản xuất công nghiệp phát triển và xuất khẩu.

- Vị trí địa lý có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của tập đoàn vật nuôi và cây trồng phong phú, lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của huyện.

- Tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn Trên cơ sở hồ Núi Cốc kết hợp với các điểm di tích lịch sử cách mạng nối liền với khu ATK Tân Trào - Tuyên quang và Định Hoá.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, đặc biệt kết cấu hạ tầng còn thiếu, chưa thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.

- Trình độ dân trí không đồng đều, thanh niên thất nghiệp nhiều, nên một số tệ nạn có xu hướng gia tăng.

- Lạm phát tăng cao ảnh hưởng nhiều đến đời sống của nhân dân trong huyện.

- Địa bàn rộng, chủ yếu là đồi núi, xa trung tâm, giao thông đi lại còn khó khăn, đặc biệt là mùa mưa lũ.

- Điều kiện kinh tế phát triển chậm, chủ yếu là nông - lâm nghiệp.

SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRẤN HÙNG SƠN

Đặc điểm tự nhiên

Hình 2: Bản đồ Thị trấn Hùng Sơn

Thị trấn Hùng Sơn nằm ở trung tâm của huyện Đại Từ, thuộc lưu vực sông Công, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 25 km và cách khu du lịch hồ Núi Cốc khoảng 10 km, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp các xã Tân Thái, Hà Thượng

Phía tây giáp xã Tiên Hội

Phía nam giáp các xã Bình Thuận, Khôi Kỳ

Phía bắc giáp xã Tân Linh.

Vùng trung tâm thị trấn nằm trên trục đường Quốc lộ 37, là vùng đất bằng phẳng, tập trung nhiều cơ quan hành chính của huyện và là trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa của huyện Đại Từ

Thị trấn Hùng Sơn có tổng diện tích tự nhiên 1.459,72 ha, bao gồm 24 xóm: TDP Liên Sơn, TDP An Long, TDP Hàm Rồng, TDP Cầu Thành 2, TDP Đồng Cả, TDP Xuân Đài, TDP Hợp Thành, TDP Gò Vầu, TDP Bàn Cờ, TDP Bàn Cờ 2, TDP Cầu Thông 2, TDP Phú Thịnh, TDP Trung Hòa, TDP Đồng Trũng, Xóm Vân Long, TDP Cầu Thành 1, TDP Sơn Hà, TDP Tân Sơn, TDP Sơn Tập 3, TDP Cầu Thông 1 , TDP Sơn Tập 2, TDP Chợ 1, TDP Chợ 2, TDP Đình.

Dân số toàn xã là 16385 người, trong đó có 4189 hộ với tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 4,95%

Thành phần dân tộc: 8 dân tộc anh em cùng chung sống là: Kinh, Tày,Nùng, Sán Chay, Dao, Sán Dìu, Hoa, Ngái; có 02 tôn giáo được nhà nước công nhận hoạt động trên địa bàn là Phật giáo và Công giáo với tổng số tín đồ các tôn giáo là 8.482 người.

Đặc điểm kinh tế

2.1 Sản xuất nông lâm ngư nghiệp

Về sản xuất lương thực: Tập trung chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tổng sản lượng lương thực có hạt 2.097,85 tấn đạt 100,8% kế hoạch Trong đó: sản lượng thóc 1.992,7 tấn, sản lượng ngô 105,6 tấn.(Báo cáo kinh tế - xã hội 2022).

Về cây màu các loại: Tổng diện tích gieo trồng cây màu cả năm là 374 ha, đạt 101 % KH Trong đó: Ngô: 16 ha; lạc: 10 ha ; khoai lang: 6,5 ha; sắn: 3 ha; khoai tây: 9 ha; bí: 5,5 ha; rau các loại: 324 ha Chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm an toàn từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân.(Báo cáo kinh tế - xã hội 2022)

Chương trình phát triển cây chè: Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ

KHKT vào sản xuất, trồng thay thế giống chè mới, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng chè Tổng diện tích cây chè trên địa bàn là: 254 ha, đạt 100%

KH, bằng 100% so với cùng kỳ Diện tích chè kinh doanh: 240 ha; năng suất bình quân ước đạt 133,2 tạ/ha; Sản lượng chè búp tươi đạt: 3.196,8, đạt 103,8% KH, bằng 104,8% so với cùng kỳ Tiến hành khảo sát chọn Tổ dân phố làm mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện triển khai với mức hỗ trợ 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận (đoạn này bỏ đi vì năm nay thị trấn ko thực hiện).(Báo cáo kinh tế - xã hội 2022)

- Về sản xuất lâm nghiệp: Xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch

Tết trồng cây xuân Nhâm Dần Tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch trồng rừng, tổng diện tích rừng của thị trấn hiện nay là 326,6 ha Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thẩm định khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn theo quy định; tiếp tục tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn phát triển sản xuất, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và quy chế phối hợp trách nhiệm bảo vệ rừng tại cơ sở Duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn đạt 30% Trên địa bàn không để xảy ra vụ cháy rừng nào.(Báo cáo kinh tế - xã hội 2022)

- Về chăn nuôi, thú y: Công tác chăn nuôi, thú y được quan tâm chỉ đạo, trong đó chú trọng công tác phát triển ổn định chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường và ATTP Đưa 01 lò mổ vào hoạt động tại TDP Vân Long Cùng với việc phát triển chăn nuôi, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn được triển khai tích cực, kết quả tiêm phòng đạt chỉ tiêu được giao, tỷ lệ gia súc, gia cầm được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, đảm bảo đúng quy định về an toàn dịch bệnh Số lượng đàn gia súc, gia cầm cụ thể: Đàn trâu, bò: 170 con, đạt 161,1%KH năm, bằng 127,8% so với cùng kỳ năm 2021; đàn lợn: 810 con, đạt 101,2%KH năm, bằng 156,0% so với cùng kỳ năm 2021; đàn gia cầm: 60,250 con, đạt 100,4 %

KH năm.(Báo cáo kinh tế - xã hội 2022)

Lĩnh vực thủy sản: Tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đã phối hợp triển khai kế hoạch chăn nuôi thủy sản Sản lượng nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản đạt 38,2 tấn, đạt 100,5%KH.(Báo cáo kinh tế - xã hội 2022)

Công tác chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ: UBND thị trấn phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật được 4 lớp với 220 lượt người tham gia Triển khai có hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX rau an toàn thị trấn Hùng Sơn, mô hình hỗ trợ giếng khơi cho khu vực sản xuất rau an toàn tại TDP Xuân Đài. Tiếp tục triển khai thực hiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn ViệtGAP tại TDP Vân Long, mô hình tưới chè tiết kiệm tại Tổ sản xuất chè an toàn TDP Vân Long Tham gia tập huấn nâng cao năng lực quản lý, phát triển làng nghề. (Báo cáo kinh tế - xã hội 2022)

Công tác phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN): Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác PCTT - TKCN trên toàn địa bàn, đặc biệt là các địa điểm hay xảy ra ngập úng, nguy cơ sạt lở cao Năm 2022 trên địa bàn xảy ra một số trận mưa to kèm theo gió lốc đặc biệt trận mưa lũ xảy ra vào ngày 24/5/2022 gây thiệt hại 8,95ha lúa lai thuần, sạt lở 30 m đường ĐT270 đoạn qua địa phận TDP Hợp Thành, gãy đổ 02 cây cột điện hạ thế, 01 công trình nhà ở tại TDP An Long UBND thị trấn đã kịp thời chỉ đạo cán bộ chuyên môn kiểm tra và lập biên bản và báo cáo kịp thời.(Báo cáo kinh tế - xã hội 2022)

2.2 Về sản xuất công nghiệp - TTCN, thương mại dịch vụ:

- Do ảnh hưởng đại dịch Covid, các hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bị ảnh hưởng nhất định Tuy nhiên,dưới sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thị trấn Hùng Sơn vẫn tiếp tục duy trì và phát triển

- Các hoạt động thương mại: Hoạt động thương mại trên địa bàn được duy trì ổn định, thị trường hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, UBND thị trấn phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tăng cường công tác kiểm tra chống hàng giả, hàng kém chất lượng Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, cơ sở ăn uống trên địa bàn.

- Về hoạt động dịch vụ: Dịch vụ vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, lưu trú trên địa bàn được duy trì, đem lại hiệu quả kinh tế.

- Giá trị thương mại, dịch vụ trên địa bàn ước đạt 502 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 87 tỷ đồng, Trên địa bàn có 151 cơ sở sản xuất CN - TTCN, sản phẩm chủ yếu như: Gia công cơ khí:31.000 sản phẩm, đạt 104,3% KH; gạch không nung 6,5 triệu viên đạt107,7KH%; đồ mộc 528 sản phẩm đạt 117,3% KH; may mặc 1.260 sản phẩm đạt 157,5%.(Báo cáo kinh tế - xã hội 2022)

Đặc điểm văn hóa- xã hội

Về văn hóa, Thị trấn Hùng Sơn có nhiều dân tộc anh em sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh, còn lại là các dân tộc khác (Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, ), điều đó tạo nên sự đa dạng và phong phú về các phong tục tập quán đặc trưng riêng cho từng dân tộc Mặc dù có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng luôn có sự đoàn kết giữa người dân trong xóm cũng như trong địa bàn xã, người dân tin tưởng vào chính quyền, tuân thủ pháp luật và chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn Kết quả bình xét danh hiệu văn hóa năm 2022 là 4.069/4.349 hộ, đạt 93,6%; Tặng giấy khen gia đình văn hóa 167/1.300 đạt 12,8%; Số tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa là 23/24 tổ dân phố, đạt 95,8% Số cơ quan đạt văn hóa là 10/10 cơ quan, đạt 100%; Các chỉ tiêu thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh đã hoàn thành Làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng “gia đình học tập” “dòng họ học tập”, “cộng đồng học tập” (Báo cáo kinh tế - xã hội 2022)

Công tác giảm nghèo: Triển khai tới ban chỉ đạo giảm nghèo các ban ngành đoàn thể và tổ dân phố về chương trình đề án, kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 để thực hiện, Tổ chức tập huấn cho điều tra viên, triển khai kế hoạch điều điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 Kết quả: hộ nghèo: 216 hộ =4,97% giảm 1,53%; hộ cận nghèo 131 hộ = 3,01% giảm 0,91% Thực hiện hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở : số nhà ở hộ nghèo được hỗ trợ 13 nhà với tổng kinh phí được hỗ trợ là 370 triệu đồng; Tổ chức nhận ủy thác đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thẩm định cho hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên. Đồng thời phối hợp với các ngân hàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về các thủ tục cho các đối tượng chính sách xã hội, được vay vốn để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo Hiện nay số dư nợ tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Đại Từ 33,48 tỷ đồng với 599 lượt vay; Phối hợp với MTTQ tổ chức chương trình tết vì người nghèo, thăm hỏi động viên hỗ trợ đột xuất hộ có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, bệnh hiểm nghèo.(Báo cáo kinh tế - xã hội 2022)

- Năm 2022 thị trấn Hùng Sơn cơ bản đạt 9/9 tiêu chí về đô thị văn minh.

Vệ sinh môi trường

Quan tâm chỉ đạo công tác quản lý chặt chẽ, các trường hợp khai thác khoáng sản từ kim loại quý đến vật liệu xây dựng thông thường như cát, đá, sỏi,cấp phối đều phải được sự đồng ý và cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Chỉ đạo thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV, thu gom rác thải tại các tổ dân phố, hướng dẫn các hộ kinh doanh có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, phối hợp với các cơ quan chức năng lấy ý kiến tham vấn của cộng đồng đánh giá tác động môi trường đối với dự án Tăng cường công tác tuyên truyền, vân động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đảm bảo tốt công tác vệ sinh môi trường Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường Thực hiện khơi thông, nạo vét 33km mương thoát nước, trồng 6.500 cây xanh Tổ chức kiểm tra công tác BVMT đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; tổ chức thu gom được 70 bao tải chứa (khoảng 600kg) vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật

Y tế

Chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình y tế, dân số trên địa bàn, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, ngăn ngừa dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn, kiểm tra VSATTP tại các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm, kiểm tra các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, tổ chức tập huấn kiến thức VSATTP cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống, hộ sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, làm tốt công tác phòng dịch. Phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tổ chức kiểm tra tại các cơ sở hành nghề y dược, cơ sở về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn

Công tác triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc Gia về Y

Tế, phòng chống dịch bệnh COVID-19 được trạm thực hiện tốt Ngoài ra, TYT còn thực hiện khám sức khỏe cho nhiều đối tượng: Người có công, người cao tuổi, học sinh, khám tuyển nghĩa vụ quân sự,

Cơ sở vật chất được đầu tư đảm bảo việc phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân Tăng cường hoạt động của đội ngũ y tế thôn bản làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xã hội hóa trong công tác chăm sóc sức khỏe.

Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

Tập trung cao độ thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Cập nhật khai báo y tế, phát hiện F0, báo cáo danh sách F1, F0, Theo dõi, điều trị F0 tại nhà Tổng số khai báo y tế 12.567 lượt Số ca F0: 6.150 người Trong đó F0 điều trị tại nhà: 6.002 người, F0 điều trị tại viện: 148 Người, Tử vong do mắc COVID - 19 tại viện: 04 người, Tử vong do mắc COVID tại nhà: 01 người

Thực hiện quyết liệt việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 Trên

18 tuổi Tiêm mũi 1: 11.620 lượt, tiêm mũi 2: 11.475 lượt, tiêm mũi 3: 11.414 lượt, tiêm mũi 4: 2.279 lượt Trẻ dưới 5 đến dưới 12 tuổi: tiêm mũi 1: 1.854 lượt, tiêm mũi 2: 1.390 lượt Trẻ 12 - dưới 18 tuổi: tiêm mũi 1: 1.307 lượt, tiêm mũi 2: 1.312 lượt, tiêm mũi 3: 41 lượt.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định mới về công tác giáo dục, thi tuyển, xét tuyển Tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn Tập trung tu sửa, xây mới cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tăng cường công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, đảm bảo duy trì mức độ chuẩn Quốc gia ở các trường theo kế hoạch

Năm học 2022-2023 trên địa bàn thị trấn có 13 lớp nhà trẻ, đạt 130%KH; mẫu giáo: 37 lớp, đạt 123,3%KH; tiểu học: 56 lớp, đạt 101,8

%KH; THCS: 74 lớp, đạt 172,09%KH Tổng số học sinh: nhà trẻ 279 cháu,đạt 141,8%KH; mẫu giáo 1050 cháu, đạt 115,7%KH; Tiểu học: 1.843 học sinh, đạt 104,4%KH; THCS: 2.695 học sinh, đạt 176, 83%KH Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.(Báo cáo kinh tế - xã hội 2022)

7.1 Những thuận lợi của Thị trấn Hùng Sơn

- Thị trấn Hùng Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực trung tâm huyện Đại Từ Có quốc lộ liên xã đi ngang qua.

- Tình hình an ninh chính trị - an toàn xã hội cơ bản ổn định.

- Nhân dân Thị trấn Hùng Sơn đoàn kết, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng trình độ chuyên môn của TYT.

- Có đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, năng động nhiệt tình trong công việc.

- Tích cực phát triển áp dụng các biện pháp công nghiệp hoá hiện đại hoá giúp đạt được kết quả cao trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp để tăng trưởng phát triển kinh tế

Năm 2022, mặc dù ảnh hưởng không nhỏ do tác động của đại dịch Covid-19, tình hình thời tiết, dịch bệnh trong chăn nuôi, xong tình hình kinh tế xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn thị trấn cơ bản vẫn ổn định và phát triển Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh đều cơ bản đảm bảovà hoàn thành theo kế hoạch đề ra

Hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, thương mại tiếp tục được duy trì ổn định, thu ngân sách đảm báo theo kế hoạch giao Công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận QSD đất được tập trung chỉ đạo quyết liệt và đã đạt được nhiều kết quả tích cực Các lĩnh vực về văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác an sinh xã hội được triển khai tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định Công tác an ninh, quốc phòng được duy trì, tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo.

7.2 Những khó khăn của Thị trấn Hùng Sơn

- Công tác quản lý xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhất là tệ nạn mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai tuy đã được chỉ đạo quyết liệt nhưng vẫn còn tình trạng sử dụng đất sai mục đích, xây dựng chưa được cấp phép; công tác phối hợp giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm tiến độ. kiến nghị của nhân dân về đất đai, bồi thường GPMB còn phát sinh nhiều.

- Công tác quản lý trật tự đô thị được quan tâm song thực tế tình hình an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp như: Các hộ kinh doanh trên các trục chính quốc lộ 37, 261, 263B… vẫn còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lề đường bày hàng hoá kinh doanh, buôn bán, đặt biển hiệu, biển quảng cáo trái quy định.

- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn chưa cao.

Đánh giá chung

7.1 Những thuận lợi của Thị trấn Hùng Sơn

- Thị trấn Hùng Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực trung tâm huyện Đại Từ Có quốc lộ liên xã đi ngang qua.

- Tình hình an ninh chính trị - an toàn xã hội cơ bản ổn định.

- Nhân dân Thị trấn Hùng Sơn đoàn kết, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng trình độ chuyên môn của TYT.

- Có đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, năng động nhiệt tình trong công việc.

- Tích cực phát triển áp dụng các biện pháp công nghiệp hoá hiện đại hoá giúp đạt được kết quả cao trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp để tăng trưởng phát triển kinh tế

Năm 2022, mặc dù ảnh hưởng không nhỏ do tác động của đại dịch Covid-19, tình hình thời tiết, dịch bệnh trong chăn nuôi, xong tình hình kinh tế xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn thị trấn cơ bản vẫn ổn định và phát triển Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh đều cơ bản đảm bảovà hoàn thành theo kế hoạch đề ra

Hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, thương mại tiếp tục được duy trì ổn định, thu ngân sách đảm báo theo kế hoạch giao Công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận QSD đất được tập trung chỉ đạo quyết liệt và đã đạt được nhiều kết quả tích cực Các lĩnh vực về văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác an sinh xã hội được triển khai tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định Công tác an ninh, quốc phòng được duy trì, tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo.

7.2 Những khó khăn của Thị trấn Hùng Sơn

- Công tác quản lý xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhất là tệ nạn mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai tuy đã được chỉ đạo quyết liệt nhưng vẫn còn tình trạng sử dụng đất sai mục đích, xây dựng chưa được cấp phép; công tác phối hợp giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm tiến độ. kiến nghị của nhân dân về đất đai, bồi thường GPMB còn phát sinh nhiều.

- Công tác quản lý trật tự đô thị được quan tâm song thực tế tình hình an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp như: Các hộ kinh doanh trên các trục chính quốc lộ 37, 261, 263B… vẫn còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lề đường bày hàng hoá kinh doanh, buôn bán, đặt biển hiệu, biển quảng cáo trái quy định.

- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn chưa cao.

PHẦN B Y TẾ THỊ TRẤN HÙNG SƠN

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM Y TẾ

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Trạm y tế Thị trấn Hùng Sơn là trung tâm y tế của thị trấn, đối diện là UBND thị trấn Trạm y tế có tổng diện tích sử dụng là 1449,3 m 2 với 1 khối nhà chính, nhà để xe, nhà bếp, sân, khu để rác, vườn hoa Khối nhà chính được xây dựng kiên cố với 10 phòng chức năng, công trình phụ vệ sinh sạch sẽ, cùng với hệ thống nước máy hợp vệ sinh, trạm cũng có cổng và hàng rào bảo vệ.

Hình 3: Trạm Y tế Thị trấn Hùng Sơn

Trạm gồm 10 phòng chức năng phục vụ công tác khám chữa bệnh bao gồm:

-01 phòng khám bệnh: Giường khám bệnh, bàn làm việc, cân và thước đo chiều cao, các trang thiết bị y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh.

-01 phòng tiêm: Tủ đựng thuốc và các dụng cụ bơm kim tiêm đạt tiêu chuẩn, sử dụng cho việc tiêm phòng.

-01 phòng dược: Cấp thuốc bảo hiểm và bán thuốc dịch vụ Ngoài ra có tủ thuốc và bàn làm việc, máy tính, máy in và tủ lạnh để bảo quản thuốc

-01 phòng điều trị: Giường bệnh, cọc truyền, tủ đồ bệnh nhân giúp cho điều trị và theo dõi bệnh nhân.

- 01 phòng trực: Sử dụng cho các nhân viên y tế trong các tua trực, có 1 bàn làm việc, 1 điều hòa, 1 giường

-01 phòng đẻ: 2 bàn đỡ đẻ, tủ đựng thuốc, bộ dụng cụ đỡ đẻ, xô đựng dụng cụ, bàn đựng dụng cụ

- 01 phòng tư vấn - truyền thông giáo dục sức khỏe

Khối công trình phụ: 04 nhà vệ sinh (02 nhà nam, 02 nhà nữ), máy bơm, téc nước, nhà để xe.

Trạm y tế được trang bị:

- Máy vi tính có nối mạng Internet.

- Nguồn nước máy đảm bảo vệ sinh.

- MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI TRẠM Y TẾ THỊ TRẤN HÙNG SƠN

Hình 8: Phòng khám phụ khoa tại Trạm Y Tế Thị trấn Hùng Sơn

Hình 9: Phòng Tiêm tại Trạm Y Tế Thị trấn Hùng Sơn

Hình 10: Phòng khám sản tại Trạm y tế Thị trấn Hùng Sơn

Bảng 1: Bảng so sánh thực trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị với tiêu chí

03, 04 của bộ tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011 – 2020

Trạm ở gần trục đường giao thông, trung tâm xã đảm bảo ✓

Diện tích TYT xã đảm bảo:

 Thành thị: Diện tích mặt bằng đất từ 60m 2 trở lên

 Nông thôn, miền núi: Diện tích mặt bằng đất từ 500m 2 trở lên

Diện tích xây dựng và sử dụng khối nhà chính đạt yêu cầu

Khu vực nông thôn có ít nhất 10 phòng chức năng; Khu vực thành thị hoặc TYT ở gần bệnh viện ít nhất có 6 phòng trong số các phòng dưới đây:

4 Phòng xét nghiệm (cận lâm sàng) ✓

6 Phòng sơ cứu, cấp cứu ✓

7 Phòng lưu bệnh nhân, sản phụ ✓

8 Phòng khám phụ khoa KHHGĐ ✓

11 Phòng tư vấn, TT – GDSK, DS – KHHGD ✓

Khối nhà chính được xếp hạng từ cấp IV trở lên.

(Nếu khối nhà chính dột nát, xuống cấp nghiêm trọng thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)

Khối phụ trợ bao gồm: Nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà để xe

TYT xã có nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh; thu gom và xử trí chất thải y tế theo quy định

Hệ thống kĩ thuật hạ tầng:

Có đủ hạ tầng kĩ thuật và khối phụ trợ: kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ, cổng và tên trạm, nguồn điện lưới hoặc máy phát điện riêng, điện thoại, máy tính có kết nối mạng internet, máy in, vườn mẫu thuốc nam hoặc tranh ảnh về vườn cây thuốc nam, nhà bếp

Trạm y tế xã đảm bảo có ≥ 70% loại TTB ✓

Có ít nhất 2 trong số các TTB dưới đây; có cán bộ có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã tập huấn sử dụng máy siêu âm:

 Máy siêu âm đen trắng xách tay

Tại TYT xã có ≥ 70% số loại thuốc trong danh mục có đủ loại và cơ số thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường và các phương tiện tránh thai

100% NVYT thôn bản được cấp túi y tế thôn bản theo danh mục đã được Bộ Y tế đã ban hành ✓ Được cấp gói đỡ đẻ sạch đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa ✓

Cộng tác viên dân số được cấp túi truyền thông theo danh mục của bộ Y tế đã ban hành ✓

TYT xã có đủ các sổ ghi chép, mẫu báo cáo thống kê theo quy định của Bộ Y tế và Sở Y tế ✓

TYT xã có đủ các phương tiện truyền thông theo quy định

(loa đài, các tài liệu TT - GDSK) ✓

Có tủ sách với 15 đầu sách trở lên, gồm các sách chuyên môn y tế, tài liệu hướng dẫn chuyên môn hiện hành của các chuyên ngành y tế, tài liệu về YHCT và các tài liệu tuyên truyền hướng dẫn khác

Trạm y tế Thị trấn Hùng Sơn - Đại Từ có tương đối đầy đủ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trạm.

Căn cứ vào việc đối chiếu thực trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị với tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020 (theo Quyết định số 3447/QĐ- BYT ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế), nhận thấy trạm y tế đáp ứng đủ về cơ sở hạ tầng, có 10/13 phòng chức năng, có 9/9 trang thiết bị theo danh mục, có khối nhà phụ trợ cũng như hệ thống kỹ thuật hạ tầng.

Mặc dù, hiện tại TYT thiếu phòng cấp cứu, sơ cứu nhưng đã có các phương tiện và thuốc cấp cứu, hồi sức cơ bản đảm bảo khả năng sơ cấp ban đầu.

Trạm y tế cần bổ sung thêm nhiều loại cây thuốc nam, các thiết bị y tế chuyên dụng để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trạm y tế sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị có hiệu quả Tuy nhiên còn một số cơ sở vật chất chưa được sử dụng thường xuyên và đúng mức.

Công tác quản lý dược tại Trạm Y tế

Trạm y tế là đơn vị y tế đầu tiên tiếp xúc với người dân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Để làm tốt nhiệm vụ đó thì công tác quản lý thuốc, thiết bị và dụng cụ y tế tại xã giữ vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh của trạm, do đó công tác dược là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của trạm y tế, và phải được thực hiện theo các quy định chung của ngành y.

Người quản lý: Dược sỹ cao đẳng Vũ Thị Phương

Hiện tại trạm y tế thị trấn Hùng Sơn đã có kho thuốc với nhiều loại thuốc chia đều ở tất cả các nhóm thuốc thông dụng và quan trọng như: kháng sinh, giảm đau, hạ huyết áp, vaccine, bao gồm cả thuốc trong danh mục bảo hiểm chi trả (15 đầu thuốc).

Trong năm 2022 trạm y tế đã thực hiện tốt công tác quản lý dược theo định của Bộ Y tế Nguồn kinh phí để mua thuốc dịch vụ và quay vòng vốn do TYT tự túc.

Cơ sở lựa chọn thuốc để mua cho trạm như sau:

- Thuốc đảm bảo có hiệu lực và an toàn.

- Phù hợp với mô hình bệnh tật, trình độ chuyên môn của trạm y tế.

- Sẵn có với số lượng đảm bảo yêu cầu, phù hợp với yêu cầu bảo quản, điều kiện cung ứng.

- Thuốc phải có nhãn đúng quy chế, ghi rõ tên thuốc, nồng độ, hạn dùng, số đăng ký, số kiểm soát, tên cơ sở sản xuất, địa chỉ rõ ràng.

- Thuốc phải đúng tên, chủng loại ghi trên đơn, đặt hàng và hóa đơn xuất hàng.

Bảo quản và sử dụng thuốc an toàn hợp lý:

- Thuốc trong kho quầy được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra.

- Thực hiện hạn dùng ngắn xuất trước, hạn dùng dài xuất sau.

Tại trạm y tế có 5 loại tủ thuốc: tủ thuốc dịch vụ, tủ thuốc BHYT, tủ thuốc chương trình, tủ thuốc cấp cứu thông thường, tủ thuốc gồm thuốc cấp cứu sản khoa và thuốc gây nghiện.

Phương pháp cấp thuốc tại trạm y tế theo các chương trình y tế: thuốc bảo hiểm và thuốc bán theo đơn.

Hình 12: Tủ thuốc bảo hiểm y tế tại Trạm y tế Thị trấn Hùng Sơn

Các sổ sách liên quan đến công tác dược của trạm:

- Sổ theo dõi xuất nhập thuốc

- Sổ bán thuốc hàng ngày

Công tác quản lý dược tại trạm y tế thị trấn Hùng Sơn đáp ứng tốt nhu cầu chữa bệnh trong xã, dựa vào:

-Trạm y tế thị trấn Hùng Sơn có quầy thuốc riêng, thuốc được đảm bảo chất lượng, có tủ thuốc chứa thuốc gây nghiện theo quy định của BYT. Trạm có tương đối đủ thuốc cấp cứu riêng và thuốc chống sốc, sổ quản lý thuốc các chương trình đầy đủ và đúng quy định.

-Trạm y tế có dược sĩ chuyên trách, kho thuốc do dược sỹ kiêm nhiệm quản lý, có chứng chỉ quản lý dược.

Cơ cấu tổ chức nhân lực trạm y tế

3.1 Phân công, nhiệm vụ của cán bộ y tế tại trạm

Số lượng cán bộ: 09 cán bộ.

- Trong đó có 01 Bác sỹ CKI, 02 Y sĩ đa khoa, 01 Y sỹ sản nhi, 03 Cao đẳng điều dưỡng, 01 Dược sỹ cao đẳng, 01 Dân số viên hạng IV.

- Có 24 cộng tác viên y tế thôn bản kiêm cộng tác viên dân số đã qua đào tạo sơ cấp hoạt động đều 24/24 xóm.

Bảng 2: Cơ cấu tổ chức Trạm y tế Thị trấn Hùng Sơn

STT Họ và tên Trình độ chuyên môn Chức danh Hoạt động cụ thể/phụ trách chương trình

1 Ngô Thị Nụ Bác sỹ CKI Trạm trưởng TYT

Phụ trách chung, quản lý và điều hành mọi hoạt động tại trạm y tế Phụ trách tham gia hoạt động khám chữa bệnh tại trạm

Phụ trách các chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia:

 Chương trình phòng chống bệnh ung thư

Toàn Y sĩ đa khoa Trạm phó trạm y tế

Phụ trách tham gia hoạt động khám chữa bệnh tại trạm

Phụ trách các chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia:

 Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng

 Chương trình phòng chống HIV - AIDS

 Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm

Y sỹ sản nhi Cán bộ y tế trạm

Phụ trách tham gia hoạt động khám chữa bệnh tại trạm

Phụ trách và quản lý các chương trình mục tiêu y tế quốc gia:

 Chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình

 Chương trình chăm sóc Sức khỏe sinh sản

Hoa Y sỹ đa khoa Cán bộ y tế trạm

Phụ trách tham gia hoạt động khám chữa bệnh tại trạm

Phụ trách các chương trình mục tiêu y tế quốc gia:

 Chương trình nước sạch - vệ sinh môi trường

Quyết toán biên lai Phụ trách và quản lý các Chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia:

 Chương trình tiêm chủng mở rộng

 Chương trình phòng chống sốt rét

Cấp phát thuốc bảo hiểm y tế, tâm thần

Phụ trách và quản lý chương trình mục tiêu y tế quốc gia:

 Chương trình y tế học đường

 Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm

 Chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng

Phụ trách công tác truyền thông Phụ trách và quản lý chương trình mục tiêu y tế quốc gia:

 Chương trình tiêm chủng mở rộng

 Chương trình phòng chống Lao

Phụ trách công tác dược Phụ trách quản lý máy tính Phụ trách quyết toán bảo hiểm y tế

9 Vũ Thị Dự Dân số viên hạng 4

Phụ trách các chương trình mục tiêu y tế quốc gia:

Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình

* Về mối quan hệ công tác

– TYT thị trấn là đơn vị y tế thuộc TTYT huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện.

– TYT thị trấn chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch UBND cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

– TYT thị trấn có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã và Trưởng thôn, bản tổ chức thực hiện các hoạt động CSSKND trên địa bàn.

2.2 Phân công, nhiệm vụ của cán bộ YTTB

Bảng 3: Bảng phân công phụ trách xóm của các cán bộ y tế thôn bản

STT Họ và tên Phụ trách xóm Trình độ chuyên môn

1 Cao Thị Hương TDP Liên Sơn Y Tá sơ cấp

2 Nguyễn Văn Thắng TDP An Long Y Tá sơ cấp

3 Đinh Thị Lý TDP Hàm Rồng Y Tá sơ cấp

4 Chu Thị Bảy TDP Cầu Thành 2 Y Tá sơ cấp

5 Bùi Thị Phương TDP Đồng Cả Y Tá sơ cấp

6 Triệu Thị Nhiễm TDP Xuân Đài Y Tá sơ cấp

7 Lưu Thị Kim Cương TDP Hợp Thành Y Tá sơ cấp

8 Ngô Thị Ánh TDP Gò Vầu Y Tá sơ cấp

9 Phùng Ngọc Lan TDP Bàn Cờ 2 Y Tá sơ cấp

10 Phan Thị Hiền TDP Bàn Cờ Y Tá sơ cấp

11 Đặng Thị Huệ TDP Cầu Thông 2 Y Tá sơ cấp

12 Đinh Thị Vân TDP Phú Thịnh Y Tá sơ cấp

13 Trương Thị Chiến TDP Trung Hòa Y Tá sơ cấp

14 Trương Thị Chi TDP Đồng Trũng Y Tá sơ cấp

15 Đoàn Thị Hiền Xóm Vân Long Y Tá sơ cấp

16 Nguyễn Thanh Hoàn TDP Cầu Thành 1 Y Tá sơ cấp

17 Trịnh Thị Hường TDP Sơn Hà Y Tá sơ cấp

18 Nguyễn Thị Hằng TDP Tân Sơn Y Tá sơ cấp

Phương TDP Sơn Tập 3 Y Tá sơ cấp

20 Dương Thị Hằng TDP Cầu Thông 1 Y Tá sơ cấp

21 Ngô Thị Thảo TDP Sơn Tập 2 Y Tá sơ cấp

22 Phạm Thị Hồng Hạnh TDP Chợ 1 Y Tá sơ cấp

23 Vũ Thị Minh Nhài TDP Chợ 2 Y Tá sơ cấp

24 Lục Thị Lý TDP Đình Y Tá sơ cấp

* Nhiệm vụ hoạt động của hệ thống y tế thôn bản Đội ngũ y tế thôn bản là 24 người/24 xóm,TDP với nhiệm vụ:

- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

- Tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng.

- Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình.

- Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường.

- Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản.

- Vận động, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường.

- Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, phường, thị trấn; tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ.

- Quản lý và sử dụng hiệu quả Túi y tế thôn bản.

- Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.

* Về mối quan hệ công tác

- Nhân viên y tế thôn, bản chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Trạm y tế thị trấn.

- Nhân viên y tế thôn, bản chịu sự quản lý, giám sát về hoạt động của UBND thị trấn, Trưởng thôn, bản.

- Nhân viên y tế thôn, bản có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức quần chúng, đoàn thể tại thôn, bản.

- Các nhân viên y tế thôn, bản cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Theo thông tư liên tịch Hướng dẫn Trong định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, Hà Nội ngày 05 tháng 06 năm 2007:Biên chế tối thiểu : 5 biên chế cho 1 trạm y tế xã, phường, thị trấn Đối với trạm y tế phường, thị trấn trên 8000 dân: tăng 2000 đến 3000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm, tối đa không quá 10 biên chế trên 01 trạm.

- Hiện tại xã thị trấn có 16385 người dân, có 9 cán bộ biên chế Vậy TYT đủ cán bộ biên chế so với quy định.

- Theo thông tư liên bộ 08/TT-LB ngày 20/04/1995 đối với những xã, phường thị trấn khu vực đồng bằng, trung du có trên 12000 dân, bố trí cán bộ y tế gồm: 02 - 03 bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (một sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạm, và 1 biết về y học dân tộc); 01 y sĩ đa khoa (biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học; 01 y tá trung học hoặc sơ học.

- Hiện tại TYT xã có 09 cán bộ biên chế bao gồm:01 Bác sỹ chuyên khoa I ,02 Y sĩ đa khoa, 01 Y sỹ sản nhi, 02 cao đẳng điều dưỡng, 01 Dược sỹ cao đẳng,01 Dân số viên hạng 4 Như vậy hiện tại TYT có đủ nhân lực với trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ y tế

* Về nhiệm vụ từng cán bộ y tế: Trạm y tế đủ về nhân lực và việc phân công chức trách, nhiệm vụ cụ thể theo từng chuyên môn của mỗi cán bộ đúng theo tiêu chuẩn

* Đánh giá hoạt động của y tế thôn bản:

+ Đảm bảo việc giao ban hàng tháng đầy đủ

+ Nhiệm vụ thực hiện tốt nhất của các YTTB tại các xóm là việc nắm bắt tình hình bệnh tật trên địa bàn xóm, cập nhật vào sổ sách những người mắc bệnh trong xóm, số trẻ mới sinh ra… một cách thường xuyên, liên tục Trong việc truyền thông tại các xóm: theo đúng lịch của Trạm y tế thị trấn về các vấn đề sức khỏe trên địa bàn, có lồng ghép với các chương trình khác tại địa phương.

+ Tham gia tốt các chương trình y tế khác khi Trạm y tế yêu cầu.

+ Theo dõi sát sao vấn đề dịch bệnh trên địa bàn xóm để báo cáo vớiTrạm y tế.

Nhiệm vụ chức năng của trạm y tế

Căn cứ theo thông tư 33/2015/TT-BYT, có nói rõ chức năng và nhiệm vụ của TYT.

Trạm y tế thị trấn Hùng Sơn có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn Thị trấn.

Trạm y tế thị trấn có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.

4.2.1 Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật a Về y tế dự phòng

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh: vaccine phòng covid, tiêm chủng mở rộng,…

Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch.

Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật. b Về khám bệnh, chữa bệnh: kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu.

- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.

- Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự. c Về chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường.

- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật. d Về cung ứng thuốc thiết yếu

- Quản lý các nguồn thuốc, vacxin được giao theo quy định.

- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

- Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. e Về quản lý sức khỏe cộng đồng:

- Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính.

- Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường. f Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ

- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống.

- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác DS - KHHGĐ.

4.2.2 Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản.

- Đề xuất với Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm y tế huyện) về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.

4.2.3 Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác DS - KHHGĐ; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật.

4.2.4 Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

- Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn thị trấn;

- Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn thị trấn.

4.2.5 Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Đánh giá thuận lợi và khó khăn của trạm y tế Thị trấn Hùng Sơn

Trạm y tế nằm ở trung tâm thị trấn Hùng Sơn, đối diện trụ sở UBND thị trấn, thuận tiện cho nhân dân đến khám và chữa bệnh

Công tác y tế luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng uỷ -HĐND - UBND cùng với sự phối hợp nhiệt tình của các ban, ngành, đoàn thể trong toàn thị trấn, thường xuyên nhận được sự chỉ đạo trực tiếp về mặt chuyên môn của Trung tâm Y tế Đại Từ nói riêng và của ngành Y tế nói chung.

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, quản lý dược được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở và tiêu chuẩn ngành hiện hành.

Đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Là đơn vị nhiều năm đã biết phát huy nội lực, luôn duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu được các cấp công nhận và đánh giá cao.

Về cơ sở hạ tầng, Trạm y tế còn thiếu phòng xét nghiệm, phòng sơ cứu, cấp cứu, vườn thuốc nam còn ít cây thuốc.

Về trang thiết bị, một số ít thiết bị y tế tại trạm đã sử dụng lâu, có dấu hiệu hư hỏng

NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN, Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI TRẠM Y TẾ

Tình hình thực hiện nhiệm vụ của Trạm y tế

Trưởng trạm y tế thị trấn là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của trạm y tế, thực hiện các nhiệm vụ sau: a Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm. b Tham gia ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu, làm phó ban thường trực chỉ đạo, chủ trì công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn Lập kế hoạch hoạt động của trạm y tế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Tổng bàn. c Xây dựng quy chế hoạt động của trạm y tế theo hướng dẫn của giám đốc trung tâm y tế huyện, quản lý nhân lực và hoạt động của trạm theo quy chế, theo chức trách cá nhân và thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước đối với cán bộ y tế thuộc quyền quản lý. d Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tổ chức triển khai thực hiện các quy chế chuyên môn tại trạm y tế. đ Phân công các nhân viên y tế thuộc trạm quản lý, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với chuyên môn từng người, đạt hiệu quả: chương trình vệ sinh phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường An toàn vệ sinh thực phẩm, y tế, trường học, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản và các chương trình y tế quốc gia khác … g Quản lý, chỉ đạo y tế thôn bản hoạt động chuyên môn, tổ chức giao ban hàng tháng, phối hợp hoạt động về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình với cán bộ chuyên trách thị trấn và cộng tác viên Thôn bản. h Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho y tế thôn bản. i Tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tại trạm theo nội dung sở y tế Quy định. k Bảo đảm quản lý và tổ chức cung ứng thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn hợp lý chữa bệnh tại trạm cho nhân dân và các đối tượng chính sách theo quy định, quy chế hiện hành. l Tham mưu cho UBND thị trấn quản lý hành nghề y dược tư nhân trên toàn thị trấn. m Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, y dụng cụ, thuốc chữa bệnh của trạm y tế. n Quản lý tài chính thu, chi của trạm theo quy định. o Tiếp cận và quản lý công văn, tài liệu. p Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo quy định và khi có dịch trên địa bàn quản lý phải báo cáo kịp thời đúng quy định. q Tham gia các cuộc họp và các công việc khi được giao ban. r Quản lý các chương trình:

- Chương trình tâm thần kinh.

- Quản lý tài sản trang thiết bị.

Dựa trên các số liệu thu được từ các chương trình trên, để hoàn thành báo cáo Tháng và báo cáo quý, trong đó:

+ Báo cáo Tháng: Cập nhật các hoạt động của các tháng.

+ Báo cáo Qúy: Cập nhật các hoạt động của các qúy và trong báo cáo có tất cả các Chương trình.

Hoạt động khám chữa bệnh và y học cổ truyền

Trong năm 2022 Trạm y tế thị trấn Hùng Sơn đã làm tốt công tác khám và điều trị cho tất cả các đối tượng có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh của các trường học trong địa bàn và các đối tượng khác Công tác khám được duy trì thực hiện thường xuyên.

Tổng số lượt bệnh nhân KCB năm 2022 là: 4570 lượt (trung bình 381 lượt/tháng) Trong đó:

– Số lượt người KCB sử dụng thẻ bảo hiểm y tế: 2392 lượt người (chiếm 55,7 %).

– Số lượt trẻ em ≤ 6 tuổi khám chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế:

– Số người tai nạn thương tích trong năm: 52 lượt (chiếm 0,32%)

– Tỷ lệ lượt KCB bằng YHCT hoặc kết hợp YHCT với y học hiện đại năm 2022: 1569/4570 = 34,33% đạt tiêu chuẩn (> 30% đối với tuyến xã)

– Ngoài ra trạm đã xây dựng được vườn thuốc nam theo quy định nhiều loại thuốc đa dạng, phong phú phục vụ cho công tác điều trị bằng YHCT.

– Tổng số lượt khám bệnh sử dụng thẻ BHYT là 2698 lượt chiếm 55,7% như vậy hơn một nửa số người dân trong thị trấn sử dụng BHYT để khám chữa bệnh.

– Thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho các bệnh nhân đến trạm y tế.– Thực hiện chuyển tuyến kịp thời các trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của trạm, không để xảy ra các tai biến do chuyển viện chậm.

Hoạt động Y tế dự phòng

– Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm tại địa phương.

– Giám sát, phát hiện, báo cáo dịch kịp thời các dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế như báo cáo đột xuất ổ dịch trong vòng 24 giờ và kịp thời xử lý Báo cáo hàng tuần, hàng tháng và hàng năm theo quy định. – Tích cực triển khai các hoạt động quản lý dịch, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn thị trấn, thực hiện đạt các chỉ tiêu được giao về y tế dự phòng.– Trong năm 2022 tại thị trấn Hùng Sơn xảy ra dịch: Covid-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết

Phân tích mô hình bệnh tật tại Trạm y tế thị trấn Hùng Sơn năm 2022 39 III BÁO CÁO GHI CHÉP SỔ SÁCH, TỔNG HỢP, BÁO CÁO SỐ LIỆU CỦA TRẠM Y TẾ THỊ TRẤN HÙNG SƠN

Theo thống kê của TYT thị trấn Hùng Sơn từ 1/1/2022 - 31/12/2022 vừa qua, có 4570 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị, trong đó 05 bệnh thường gặp chính là:

Bảng 4: Các bệnh có tỷ lệ mắc nhiều nhất trong năm 2022 của Thị trấn Hùng Sơn

Trong thời gian thực tế tại trạm trực tiếp, nhóm thực tập đã được tiếp xúc thăm khám nhiều loại bệnh khác nhau nhưng chủ yếu là các bệnh như: tăng huyết áp, bệnh đường hô hấp trên (viêm họng cấp), động kinh, rối loạn tiền đình Trong đó các bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm họng cấp (11,9% lượt khám bệnh).

III BÁO CÁO GHI CHÉP SỔ SÁCH, TỔNG HỢP, BÁO CÁO SỐLIỆU CỦA TRẠM Y TẾ THỊ TRẤN HÙNG SƠN

Các loại sổ theo bộ y tế quy định

Trạm y tế có 12 đầu sổ sách sau:

+ A2.1: Sổ tiêm chủng cơ bản trẻ em.

+ A2.2: Sổ tiêm chủng thương hàn, viêm não NB,…

+ A2.3: Sổ tiêm chủng vacxin uốn ván

+A5.1: Sổ các biện pháp KHHGĐ.

- A6: Sổ theo dõi tử vong.

- A7: Sổ theo dõi và quản lý sốt rét.

- A8: Sổ theo dõi và quản lý bệnh nhân tâm thần ở cộng đồng.

- A9: Sổ theo dõi và quản lý bệnh nhân lao ở cộng đồng.

- A10: Sổ theo dõi và quản lý bệnh nhân HIV/AIDS, nghiện hút.

- A11: Sổ theo dõi và quản lý các chương trình TT- GDSK.

- A12: Sổ theo dõi quản lý bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm

Sổ theo quy định của sở y tế

+ Sổ theo dõi xuất nhập

+ Sổ bàn giao thuốc trực, gây nghiện - hướng tâm thần

Các loại sổ sách theo từng chương trình y tế cụ thể

Trạm Y tế hiện tại đang thực hiện 15 chương trình y tế, mỗi chương trình có 1 sổ báo cáo riêng:

3.1 Chương trình tiêm chủng mở rộng

3.2.Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản

3.4 Chương trình phòng chống HIV/ AIDS

3.5 Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng

3.6 Chương trình phòng chống lao

3.7 Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ < 5 tuổi

3.9 Chương trình nước sạch-vệ sinh môi trường.

3.10 Chương trình quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.11 Chương trình y tế học đường.

3.12 Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

3.13 Chương trình phòng chống sốt rét.

3.14 Chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm (Tăng huyết áp, ).

3.15 Chương trình phòng chống bệnh ung thư.

Cụ thể từng chương trình

4.1 Chương trình tiêm chủng mở rộng

- Sổ theo dõi phản ứng bất thường sau tiêm chủng.

- Sổ theo dõi bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.

- Sổ theo dõi chết sơ sinh và theo dõi uốn ván sơ sinh.

- Sổ theo dõi tiêm vaccine uốn ván ở phụ nữ có thai.

- Sổ theo dõi tiêm vaccine cho phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi.

- Sổ tiêm chủng cá nhân.

- Sổ theo dõi bại liệt.

4.2 Chương trình Chăm sóc Sức khỏe sinh sản

- Sổ theo dõi phụ nữ sau đẻ.

- Sổ cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

- Sổ theo dõi đối tượng sử dụng thuốc tránh thai.

- Sổ theo dõi đối tượng sử dụng bao cao su.

- Sổ theo dõi các trường hợp sinh, tử.

- Sổ theo dõi đặt dụng cụ tử cung.

- Sổ theo dõi các trường hợp biến động chuyển đến, chuyển đi.

- Sổ theo dõi tổng hợp DS-KHHGĐ.

4.4 Chương trình phòng chống HIV/ AIDS

- Sổ quản lý người nhiễm HIV/AIDS.

4.5 Chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng

- Sổ quản lý bệnh nhân tâm thần kinh.

- Sổ theo dõi cấp thuốc tâm thần kinh.

4.6 Chương trình phòng chống Lao

- Sổ theo dõi và quản lý bệnh nhân lao.

- Tài liệu hướng dẫn chương trình chống Lao quốc gia tuyến xã phường.

4.7 Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng

- Sổ theo dõi dùng cho cộng tác viên dinh dưỡng.

- Sổ vật tư kinh phí.

- Sổ quản lý hoạt động mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

- Sổ theo dõi phát triển trẻ em < 5 tuổi.

- Sổ tư vấn dinh dưỡng.

- Sổ kế hoạch giao ban chương trình phòng chống suy dinh dưỡng.

Sổ theo dõi trẻ dưới 5 tuổi

4.9 Chương trình nước sạch-Vệ sinh môi trường

Sổ thống kê số hộ gia đình trong xã có giếng nước và nhà tiêu.

4.10 Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm

Sổ thống kê số hộ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

4.11 Chương trình y tế học đường

Có sổ sách theo dõi.

4.12 Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sổ quản lý và theo dõi người cao tuổi

4.13 Chương trình phòng chống sốt rét

- Sổ theo dõi bệnh nhân sốt rét.

- Sổ theo dõi bệnh nhân lấy lam máu sốt rét.

- Sổ điều trị bệnh nhân sốt rét.

4.14 Chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm (Tăng huyết áp, )

- Sổ theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp

- Sổ theo dõi cấp phát thuốc tăng huyết áp

4.15 Chương trình phòng chống bệnh ung thư

Sổ theo dõi bệnh nhân ung thư

Đánh giá

Công tác y tế luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng uỷ - HĐND- UBND- MTTQ, Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu sớm được kiện toàn đảm bảo đúng cơ cấu, hoạt động có chất lượng, cùng với sự phối hợp nhiệt tình của các Ban, ngành, đoàn thể trong toàn xã, thường xuyên nhận được sự chỉ đạo trực tiếp về mặt chuyên môn của Trung tâm Y tế Đại Từ nói riêng và của ngành Y tế nói chung. Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được tăng cường và hoàn thiện có trình độ chuyên môn về cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Cơ sở vật chất, trạm y tế được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở và tiêu chuẩn ngành hiện hành, trạm y tế nằm trung tâm thị trấn, gần trục giao thông thuận tiện cho nhân dân đến khám và chữa bệnh.

Là đơn vị nhiều năm đã biết phát huy nội lực, luôn duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu được các cấp công nhận và đánh giá cao.

- Vẫn còn số liệu bị bỏ sót

- Thông tin đôi khi không được ghi chép ngay tại chỗ, tại thời điểm phát sinh theo đúng quy định.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ

Chương trình tiêm chủng mở rộng 2022

- Phụ trách: Cao đẳng điều dưỡng La Thị Mỹ Lệ - Cao đẳng điều dưỡng Ngô Thị Ánh

- Các cán bộ khác tại trạm

- Cán bộ y tế có áo, mũ, khẩu trang, rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khi tiêm.

- Có đầy đủ vacxin, thuốc sát trùng, bông gạc hệ thống bảo quản vacxin (có tủ đựng vaccine tốt để bảo quản vaccine).

- Thực hiện 1 bơm tiêm và 1 kim tiêm cho 1 mũi tiêm.

- Có hộp chống shock: 4 ống nước cất, 4 ống adrenalin, 2 lọ solumedrol, 1 garo, 1 bơm 10ml, 1 bơm 5ml; mặt nạ; bóp bóng.

Tài lực: kinh phí do nhà nước cấp theo chương trình y tế quốc gia, trả tiền phụ cấp cho người đảm nhiệm chương trình.

- Lập danh sách dự trù vacxin.

- Truyền thông về vấn đề TCMR, tư vấn hướng dẫn cho bà mẹ về lịch tiêm chủng, lợi ích của tiêm chủng, tác dụng phụ có thể xảy ra trong và sau tiêm, cách xử trí

- Tài liệu truyền thông: tranh ảnh, áp phích,…

- Lập danh sách gửi giấy mời và thông báo trên loa phát thanh của địa phương cho các cặp vợ chồng có con trong độ tuổi tiêm chủng.

- Chuẩn bị trang thiết bị, vật tư y tế.

- Tổ chức tiêm chủng vào ngày 12 hàng tháng tại Trạm Y tế thị trấn Hùng Sơn, địa điểm tiêm gần dân, thuận tiện giao thông, theo 1 chiều, không bị ùn tắc.

- Thực hiện tiêm chủng theo lịch:

12 tháng: viêm não nhật bản mũi 1, viêm não nhật bản mũi 2 (cách mũi 1: 1 đến 2 tuần), viêm não nhật bản mũi 3 cách mũi 2 1 năm

18 tháng: tiêm nhắc lại SII, MR1(Sởi + Rubella)

- Đo nhiệt độ, khám sàng lọc, tiêm chủng, theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút.

- Hoạt động tiêm chủng không lồng ghép với các công việc khác như uống vitamin A (cho uống vào 1/6 và 1/12 hàng năm), cân đo (mỗi quý cân đo 1 lần).

- Tổng số trẻ < 1 tuổi trong diện TCMR năm 2022: 200 trẻ.

- Số trẻ được tiêm đầy đủ vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng: 200 trẻ.

- Tỷ lệ trẻ được tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch trong chương trình TCMR: 200/205= 97,6%

- Số trẻ trong năm mắc bệnh trong chương trình TCMR: 0.

- Thực hiện quy trình tiêm chủng an toàn: Có xây dựng kế hoạch đầy đủ + Xây dựng kế hoạch buổi tiêm hàng tháng: Có xây dựng kế hoạch đầy đủ + Danh sách trẻ tiêm (sát với số trẻ cần tiêm): Cập nhật đầy đủ

+ Phiếu đánh giá: có đầy đủ.

+ Dự trù vacxin phòng lao, DPT, sởi, rubella, uốn ván, AT2+, viêm não Nhật Bản: dự trù đầy đủ

+ Báo cáo lưu tiêm chủng: Có lưu đầy đủ ( tuy nhiên số báo cáo chưa chính xác so với sổ ghi chép: (VD: DPT4 sởi)

- Tiêm phòng uốn ván (Số liệu, danh sách quản lý đối chiếu báo cáo lưu): + Số phụ nữ đẻ được tiêm AT2+ : 170/1700%

- Địa điểm tổ chức tiêm chủng tại trạm y tế đảm bảo gần dân, không ùn tắc.

- Có khám phân loại về chỉ định tiêm chủng và thời gian chờ đợi trước, trong và sau tiêm.

- Phương tiện tiêm chủng: có phích lạnh tốt, sạch, đảm bảo vô khuẩn, đủ bơm kim tiêm.

- Cán bộ y tế thực hiện tốt quy tắc vô trùng: có áo mũ, khẩu trang, rửa tay sạch bằng xà phòng, nước sạch trước khi tiêm, vô trùng dụng cụ đảm bảo theo đúng quy định, thực hiện 1 bơm tiêm 1 kim tiêm cho 1 mũi tiêm CBYT thao tác gọn, sạch khi tiêm.

- Thực hiện đúng kỹ thuật tiêm: Đúng đường tiêm, đúng liều, đúng vị trí.

- Thực hiện bảo quản vacxin đúng quy định: Đảm bảo quy trình, đảm bảo lạnh từ Trung tâm y tế huyện Đại Từ đến trạm y tế thị trấn có thùng lạnh. + Thống kê báo cáo: Ghi chép đầy đủ, đúng theo quy định, dễ tổng kết + Thái độ của CB tiêm chủng: Niềm nở, nhiệt tình.

=> Chương trình đã thực hiện tốt, vì theo nghị định số 104/2016 NĐCP về chương trình TCMR, trạm đã đảm bảo thực hiện đúng quy trình tiêm chủng, quản lý vaccin và đảm bảo điều kiện tiêm chủng Tỉ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 1 tuổi là 100%, đạt tiêu chí Quốc gia về tiêm chủng mở rộng.

Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Phụ trách: Y sỹ sản nhi Lê Thu Hường

- Các cán bộ y tế khác tại trạm

- Đội ngũ y tế thôn bản

 Vật lực: Vitamin A, vaccine, cân điện tử.

 Tài lực: Lấy kinh phí từ chương trình CSSK bà mẹ, trẻ em.

- Trong năm qua công tác chăm sóc SKSS đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện khám thai định kỳ hàng tháng, tư vấn chế độ dinh dưỡng và tiêm uốn ván cho các thai phụ, thường kết hợp cùng buổi tiêm chủng.

- Tuyên truyền và hỗ trợ sinh đẻ tại cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau sinh.

- Hàng tháng cùng với y tế thôn bản tổ chức cân trẻ và ghi vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ dưới 2 tuổi 3 tháng/lần và cân trẻ dưới 5 tuổi 1 năm/2 lần, trẻ suy dinh dưỡng theo dõi hàng tháng.

- Trạm y tế cùng y tế thôn bản tổ chức được các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe về suy dinh dưỡng tại trạm cho các bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi, thường kết hợp cùng buổi tiêm chủng.

- Tổ chức cân đo, chấm biểu đồ cho trẻ

- Cho trẻ em từ 6-24 tháng và phụ nữ sau đẻ được uống vitamin A.

- Số bà mẹ sinh con: 170 bà mẹ

- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 17,64%(30/170)

- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được khám thai ≥ 3 lần ở 3 thai kỳ: 100%

- Số phụ nữ đẻ được tiêm AT2+: 170 phụ nữ

- Tỷ lệ bà mẹ được cán bộ y tế tư vấn dinh dưỡng khi sinh: 100%

- Tỷ lệ thai phụ tăng khoảng 10kg khi sinh: 100%

- Tỷ lệ sản phụ được cán bộ y tế đến nhà chăm sóc sau khi sinh: 100%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch: 100%

- Số trẻ được tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong CT TCMR: 200 trẻ.

- Tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch trong CT TCMR: 97,56 % (200/205)

- Số trẻ trong năm mắc bệnh trong chương trình TCMR: 0 trẻ

- Tỷ lệ trẻ em 6-36 tháng được uống Vitamin A (2 lần/năm): 100%

- Số trẻ được theo dõi cân nặng định kỳ: 1287 Tỉ lệ 100%

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi: 5,6%

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi: 5,5%

- Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại: 74,49%(2038/2736)

* Chăm sóc sức khỏe trẻ em

- Trẻ đẻ ra sống: 171 trẻ

- Trẻ sơ sinh được cân: 171 trẻ

- Trẻ sơ sinh bú mẹ trong giờ đầu: 171 trẻ

- Trẻ được tiêm VTM K1: 171 trẻ

- Chết thai nhi & chết trẻ em: 0 trẻ

- Chết thai nhi từ 22 tuần – đẻ: 0 trẻ

- Chết sơ sinh (≤ 28 ngày): 0 trẻ

- Chương trình do nữ hộ sinh phụ trách, kết hợp cùng cán bộ TYT và YTTB là phù hợp với trình độ chuyên môn, đảm bảo thực hiện chương trình đúng và tốt nhất.

- Chương trình chăm sóc cho phụ nữ có thai trong năm qua được thực hiện và đạt kết quả tốt: 100% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ, 100% phụ nữ có thai được tiêm AT2+, 100% phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ, 100% phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh.

Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình

- Phụ trách: Y sĩ sản nhi Lê Thu Hường

- Chuyên trách dân số: Dân số viên hạng IV Vũ Thị Dự

- Cán bộ trạm y tế thị trấn

- Đội ngũ y tế thôn bản

Tài lực: lấy kinh phí từ chương trình KHHGĐ.

Vật lực: Tài liệu, phương tiện truyền thông: pano, áp phích, băng rôn, thuốc tránh thai, bao cao su, công cụ thăm khám, dụng cụ tránh thai,….

- Truyền thông GDSK, Dân số - KHHGĐ tại cộng đồng.

- Truyền thông về các BPTT cho các cặp vợ chồng trong địa phương.

- Truyền thông về các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính.

- Khám phụ khoa cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

- Đặt dụng cụ tử cung, đình sản, dùng thuốc tránh thai, phát bao cao su.

- Tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Dân số - KHHGĐ.

- Thị trấn đã triển khai các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.

Dân số trung bình của thị trấn: 16385 người Trong đó:

- Số phụ nữ từ 15-49 tuổi: 4153 người Trong đó số phụ nữ có chồng là

- Số trẻ em dưới 6 tuổi: 1431 trẻ

- Số trẻ em dưới 5 tuổi: 1287 trẻ

- Tổng số trẻ đẻ sống trong năm: 171 trẻ Trong đó:

+ Số sinh con thứ 3 trở lên: 30 trẻ

+ Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 17,54 %

- Tổng số chết chung: 90 người Trong đó:

+ Tổng số chết dưới 5 tuổi: 0 trẻ

+ Tổng số chết dưới 1 tuổi: 0 trẻ

- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 4,95‰

*Chương trình kế hoạch hoá gia đình:

- Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ: 2130 cặp

- Tổng số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại: 2038 cặp.(2130 - 92)

+ Số đặt dụng cụ tử cung: 961 cặp

+ Số dùng thuốc tránh thai: o Thuốc viên: 457 cặp o Thuốc tiêm: 41 cặp o Thuốc cấy: 11 cặp

+ Số mới triệt sản: 1 ca (triệt sản nam 0, triệt sản nữ 1)

+ Tai biến do thực hiện biện pháp tránh thai: 0

Chương trình Dân số - KHHGĐ của thị trấn Hùng Sơn quản lý tốt:Không có sự mất cân bằng giới tính (Tỷ lệ Nam/Nữ = 7872/8513 ≈ 1) Số cặp vợ chồng áp dụng các BPTT hiện đại đạt tỉ lệ 74,49% Trong đó chủ yếu là đặt dụng cụ tử cung 47,15 %.

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 4,95‰ thuộc mức thấp (< 9

‰), trung bình cả nước là 10,4‰ Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổng số bà mẹ sinh con là: 17,64 % (30/170) thuộc mức cao (không đạt yêu cầu tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 (70 %).

+ Tỷ lệ gia đình trong thị trấn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh: 100% theo tiêu chuẩn (> 60%) là đạt yêu cầu.

Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm

- Phụ trách: Cao đẳng điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo

- Cán bộ y tế tại trạm

 Vật lực: Phiếu điều tra, tài liệu tuyên truyền tư vấn:pano, áp phích, băng rôn, loa.

 Tài lực: Kinh phí từ chương trình VSATTP.

- Có ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể, có kế hoạch hoạt động hàng năm.

- Tổ chức điều tra về thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh trên địa bàn thị trấn vào các dịp như: Trung thu, Tết nguyên đán, các dịp lễ hội,

- Tổ chức ký cam kết với hộ gia đình, chủ cơ sở kinh doanh về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe về VSATTP

Số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn: tổng số 153 cơ sở Trong đó:

+ Số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm: 26 cơ sở.

+ Số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 117 cơ sở.

+ Số cơ sở thức ăn đường phố hàng bán rong: 10 cơ sở.

+ Các cơ sở thực phẩm khác: 0 cơ sở.

+ Số cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP: 42 cơ sở. + Số cơ sở kí cam kết an toàn vệ sinh thực phậm với địa phương : 111 cơ sở

Công tác kiểm tra các cơ sở thực phẩm

+ Số lượng cơ sở được kiểm tra: 45 cơ sở.

+ Số cơ sở không đảm bảo vệ sinh: 01 cơ sở.

+ Số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính: 01 cơ sở.

Quản lý ngộ độc thực phẩm

+ Số vụ ngộ độc thực phẩm: 0 vụ.

+ Số vụ ngộ độc >30 người mắc: 0 vụ.

+ Tổng số người bị ngộ độc thực phẩm: 0 người.

+ Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm: 0 người.

Trong năm 2022, chương trình hoạt động tương đối tốt khi đã tiến hành các đợt kiểm tra hàng quán về VSATTP, đồng thời không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra tại thị trấn Hùng Sơn.

Số cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh trên địa bàn có 153 cơ sở, trong đó 42 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, 111 cơ sở kí cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với UBND thị trấn Hùng Sơn Tuy nhiên vẫn cần phải đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương.

Chương trình y tế học đường

- Phụ trách: Cao đẳng điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo

- Các cán bộ y tế tại trạm

- Nhân viên y tế học đường tại các trường học

- Cán bộ y tế có áo, mũ, khẩu trang.

- Bộ dụng cụ khám nha khoa (gương, thám trâm, đèn… ), que đè lưỡi gỗ

 Tài lực: Thuốc được hỗ trợ từ ngân sách của trường học.

- Liên hệ và sắp xếp thời gian, địa điểm khám với nhà trường.

- Chuẩn bị trang thiết bị khám.

- Thực hiện khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh cấp: mầm non,tiểu học, THCS 2 lần/năm.

- Trong năm học tổ chức các buổi truyền thông về sức khoẻ răng miệng, các bệnh về răng,bệnh về mắt, phòng chống bệnh dịch đối với học sinh cấp mầm non, tiểu học( tay chân miệng, covid 19, )

- Kết luận, trả kết quả.

Chương trình y tế trường học, phối hợp với ban giám hiệu nhà trường, cán bộ phụ trách công tác y tế nhà trường tổ chức khám kiểm tra sức khỏe trường tiểu học, mầm non 2 lần/ năm Tổ chức tẩy giun định kỳ cho học sinh trường tiểu học, THCS 1 lần/ năm.

- Quản lý đối tượng học sinh (số liệu học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương):

+ Tổng số trẻ đi học mẫu giáo: 1281 trẻ

+ Tổng số học sinh tiểu học :1844 học sinh.

+ Tổng số học sinh trung học cơ sở : 1522 học sinh.

+ Tổng số học sinh phổ thông trung học : 1922 học sinh.

- Tổng số học sinh được khám sức khỏe hàng năm:

+ Mẫu giáo: số được khám/tổng số học sinh mẫu giáo:100 %

+ Tiểu học : số được khám/tổng số học sinh tiểu học : 100%

+ Trung học cơ sở: số được khám/ tổng số học sinh cấp 2: 97%.

+ THPT :số được khám/ tổng số học sinh cấp 3 : 98%

Chương trình YTHĐ có kết quả tốt, nhân lực thực hiện phù hợp về chuyên môn

Thực hiện tốt công tác khám sức khỏe định kỳ cho học sinh các cấp:mầm non, tiểu học 2 lần/ năm, THCS 1 lần/năm.

Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Cán bộ phụ trách : Dân số viên hạng IV Vũ Thị Dự

- Xây dựng kế hoạch hoạt động khám, quản lý sức khỏe: Có danh sách quản lý.

- Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho CBYT tham gia vào chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở cộng đồng.

- Danh sách quản lý người cao tuổi tổng số: 2554 người Trong đó:

+ Từ 60 tuổi đến < 70 tuổi: 1563 người.

+ Từ 70 tuổi đến 80 tuổi: 612 người.

+ Tử 80 tuổi đến 90 tuổi: 280 người.

+ Từ 90 tuổi trở lên: 99 người.

+ Số người cao tuổi được khám và quản lý sức khỏe trong năm là 2054 người.

- Kinh phí chi khám và quản lý sức khỏe người cao tuổi: 66600 đồng.

Có danh sách quản lý người cao tuổi, trong năm 2022 đã tổ chức khám sức khỏe cho người cao tuổi.

Chương trình thực hiện được thực hiện tốt vì có 2054/2554 người cao tuổi (chiếm 80,4%) được khám và quản lý sức khỏe trong năm tỷ lệ cao.

Chương trình phòng chống sốt rét

- Phụ trách: Cao đẳng điều dưỡng La Thị Mỹ Lệ

- Thuốc điều trị sốt rét.

- Phát hiện các trường hợp bị bệnh.

- Điều trị hoặc chuyển tuyến với bệnh nhân sốt rét.

- Truyền thông qua loa phát thanh của thị trấn về vấn đề sốt rét.

- Phát hóa chất tẩm màn.

- Kết hợp với đoàn thanh niên, các xóm để phát quang bụi rậm….

- Số ca mắc sốt rét: 0 ca.

Trạm y tế thị trấn Hùng Sơn phối hợp với người dân thực hiện tốt chương trình phòng chống sốt rét, không có ca mắc mới trong năm

Chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm

Nhân lực: Y sĩ đa khoa Nguyễn Thị Toàn phụ trách cùng các cán bộ y tế khác tại trạm và YTTB.

+ Cán bộ y tế có áo, mũ, khẩu trang.

+ Máy đo huyết áp, bộ đo huyết áp cơ,

+ Tài liệu, phương tiện truyền thông: pano, áp phích, băng rôn.

Tài lực: từ nguồn ngân sách nhà nước.

- Trạm y tế và đội ngũ YTTB tổ chức các buổi truyền thông, nói chuyện sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản về tăng huyết áp, thay đổi thái độ nhận thức về tăng huyết áp, cam kết tuân thủ điều trị và phòng bệnh tăng huyết áp hằng năm, đặc biệt cho đối tượng người cao tuổi và người điều trị tăng huyết áp trong thị trấn.

- Khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân tăng huyết áp.

- Lập danh sách các bệnh nhân bị tăng huyết áp tại địa phương

- Quản lý, khám, cấp phát thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp định kỳ.

- Tổ chức các buổi tập huấn nâng cao kiến thức về các bệnh không lây nhiễm cho các cán bộ y tế trong trạm và y tế thôn bản.

- Số người mắc tăng huyết áp hiện tại là 339 người Tổng số lượt khám bệnh cho người tăng huyết áp trong năm 2022 là 701 lượt (thống kê cả năm).

- Số người phát hiện mới trong năm: 23 người.

- Số người được lập sổ theo dõi và quản lý tại cơ sở y tế: 339 người.

- Số ca tử vong vì TBMMN do tăng huyết áp trong năm: 20 người (Chiếm 22,2% số người tử vong trong thị trấn.)

- Trong năm 2022 TYT thị trấn Hùng Sơn đã tổ chức được 2 buổi truyền thông cho người dân trong địa bàn thị trấn.

Nhìn chung trạm đã tổ chức đầy đủ các công tác truyền thông khám, chữa bệnh, sàng lọc, quản lý bệnh nhân tăng huyết áp trong cộng đồng Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp được lập sổ theo dõi và quản lý tại trạm là 100% , tuy nhiên số mắc mới trong năm có 23 người, công tác sàng lọc phát hiện tăng huyết áp chưa tốt.

Số người tử vong vì TBMMN do tăng huyết áp trong năm 2022 là 20 người, chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng số các ca tử vong (22,2%).

Chương trình phòng chống bệnh ung thư

- Phụ trách: Bác Sỹ chuyên khoa I Ngô Thị Nụ

 Vật lực: Tài liệu, phương tiện truyền thông: pano, áp phích, băng rôn

- Lập danh sách và quản lý bệnh nhân ung thư.

- Tổ chức TTGDSK phòng chống bệnh ung thư tại cộng đồng.

- Tổ chức tham gia phát hiện, chẩn đoán và quản lý bệnh ung thư theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.

- Số người được chẩn đoán xác định mắc ung thư các loại: 77 người.

- Tỷ lệ bệnh nhân ung thư được quản lý tại trạm là 77/77 = 100%.

- Số mới phát hiện ung thư trong năm: 02 người

- Số tử vong do ung thư trong năm: 09 người, chiếm 10,0% tỷ lệ tử vong trong toàn thị trấn.

- Chương trình do bác sỹ chuyên khoa I phụ trách kết hợp cùng cán bộ y tế tại trạm và YTTB là phù hợp với trình độ.

- Thực hiện tốt việc theo dõi và quản lý bệnh nhân ung thư.

- Các thông tin y tế về các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân được cung cấp đầy đủ.

- Số người chết do ung thư chiếm tỉ lệ tương đối cao chiếm 10,0% tỷ lệ tử vong toàn xã, đứng thứ 3 trong 5 nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại cộng đồng năm 2022.

So sánh với bộ tiêu chí quốc gia về y tế năm 2022

Bảng 5: Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2022

Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK 15 15

Xã có Ban chỉ đạo CSSK nhân dân, hoạt động thường xuyên (Nếu không có Ban chỉ đạo hoặc có Ban chỉ đạo nhưng không hoạt động thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)

- Ban chỉ đạo CSSK nhân dân được thành lập theo Thông tư số 07/BYT-TT ngày 28/5/1997 của Bộ Y tế Thành phần BCĐ gồm có lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, trưởng trạm y tế làm phó ban, lãnh đạo các ban ngành có liên quan tại địa phương là uỷ viên Khi có thay đổi về nhân sự, Ban Chỉ đạo được bổ sung cán bộ khác kịp thời.

- Ban chỉ đạo có quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động hàng năm, họp định kỳ tối thiểu 6 tháng/1 lần và họp đột xuất khi cần thiết; có biên bản các cuộc họp để làm cơ sở tổ chức triển khai và theo dõi.

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được đưa vào Nghị quyết của Đảng uỷ hoặc kế hoạch phát triển KT- XH hàng năm của xã; các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động CSSK.

- Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy hoặc Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã.

- Có ít nhất 2/3 số đoàn thể chính trị - xã hội trong xã tham gia vào việc triển khai thực hiện hoạt động của các chăm sóc sức khỏe và các chương trình y tế trên địa bàn.

- Đưa chủ trương xây dựng, duy trì xã, phường đạt 1 1

TCQGYTX vào Nghị quyết của Cấp uỷ, Hội đồng nhân dân Đưa kế hoạch xây dựng, duy trì xã, phường đạt

TCQGYTX vào kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của xã và triển khai thực hiện

Y tế xã có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về các hoạt động y tế của xã.

Y tế xã xây dựng kế hoạch hàng năm dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của địa phương, nguồn lực sẵn có hoặc có thể huy động được, chỉ tiêu được giao và hướng dẫn của y tế tuyến trên; kế hoạch được trung tâm y tế huyện, UBND xã phê duyệt.

TYT xã có đủ sổ, mẫu báo cáo thống kê theo quy định; báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác; có các biểu đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình hình hoạt động.

- TYT có đủ sổ sách, mẫu báo cáo theo đúng quy định của BYT và Sở Y tế 1 1

- Báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác cho tuyến trên theo quy định; 0,5 0,5

- Có các biểu đồ, bảng thống kê cập nhật tình hình hoạt động của trạm y tế xã 0,5 0,5

5 TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên; quản lý tài chính theo quy định 3 3

- TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên, đáp ứng được nhu cầu để triển khai các hoạt động được giao

- Quản lý tốt các nguồn kinh phí theo quy định hiện hành, 1 1 không phát hiện có vi phạm về quản lý tài chính dưới bất kỳ hình thức nào.

6 Tỷ lệ người dân tham gia BHYT 4 4

- Là tỷ lệ người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia tất cả các loại hình BHYT Tỷ lệ này được tính theo quy định tại Điểm 2, Mục II Hệ thống các biểu mẫu thống kê hoạt động của BHYT được ban hành kèm theo Quyết định số 3781/QĐ-BYT ngày 12/10/2009 như sau:

Tổng số người tham gia BHYT/Tổng số dân trong xã 15520/16385,7%

7 Đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc làm của TYT được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cán bộ được đào tạo, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành.

- Đảm bảo đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm của TYT được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Đảm bảo đủ chức danh nghề nghiệp cần có tại TYT theo quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao 1 1

- Cán bộ y tế được đào tạo lại và đào tạo liên tục, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành quy định tại

Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ

1 1 trưởng Bộ Y tế (được tập huấn tối thiểu 24 giờ học/năm; ít nhất 2 năm/lần).

8 Có bác sỹ làm việc tại TYT xã 2 2

Mỗi buổi làm việc (1/2 ngày) phải ở các ngày khác nhau trong tuần Bác sỹ làm việc cả 1 ngày tại TYT xã (cả sáng và chiều) thì chỉ được tính 1 buổi.

Có bác sỹ làm việc thường xuyên tại TYT 2

Có bác sỹ làm việc tại TYT thường xuyên hoặc tối thiểu

2 buổi/tuần theo lịch được thông báo trước 2 2

Mỗi thôn, Tổ, bản đều có NVYT được đào tạo hoạt động; đối với thôn, tổ, bản thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có cô đỡ thôn bản được đào tạo.

- Mỗi thôn, tổ, bản có tối thiểu 1 NVYT hoạt động

NVYTTB có tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành, thực hiện theo Thông tư số 07/2013/TT-

BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 08/3/2013; thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; khi có NVYTTB nghỉ hoặc bỏ việc, phải có NVYTTB thay thế muộn nhất trong vòng 6 tháng hoặc bố trí NVYTTB khác tạm thời phụ trách Đối với thôn, bản có nhiều người dân tộc sinh sống, còn tồn tại phong tục, tập quán không đến khám thai, quản lý thai và đẻ tại cơ sở y tế hoặc những thôn, bản có khó khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em có cô đỡ thôn bản

- NVYTTB, cô đỡ thôn bản được đào tạo theo chương trình do BYT quy định 0,5 0,5

- Hàng tháng NVYTTB có giao ban chuyên môn định kỳ với TYT xã ít nhất 1 lần 0,5 0,5

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Người cao tuổi ( Từ 60 tuổi) Thị trấn Hùng Sơn, Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu a Địa điểm: Thị trấn Hùng Sơn, Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. b Thời gian nghiên cứu: 12/06/2023-02/07/2023

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu: Ấn định 80 người trên 60 tuổi ( N = 80 )

Kỹ thuật chọn mẫu: Ngẫu nhiên

Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bộ câu hỏi.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 6: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Đặc điểm chung Số lượng Tỷ lệ %

DTTS 10 12,5 Điều kiện kinh tế

Nghèo/Cận nghèo 3 3,8 Đủ ăn 77 96,2

Trình độ học vấn ≤ Tiểu học 21 26,3

Bảng 1 cho ta biết thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Trong số 80 đối tượng nghiên cứu, phần lớn là ở độ tuổi từ 60 đến 69 tuổi (47,5%) Số đối tượng nghiên cứu là nam chiếm hơn một nửa (53,8%) Đa số đối tượng nghiên cứu là dân tộc Kinh (87,5%) Hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều có điều kiện kinh tế đủ ăn (96,2%) Làm ruộng là nghề nghiệp chính của hơn nửa số đối tượng nghiên cứu (56,3%) Phần đa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu là Trung học cơ sở (43,8%)

Bảng 7: Tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu

Thông tin Số lượng Tỷ lệ %

Mắc những bệnh nào sau đây

Trong gia đình có ai bị ĐTĐ không

Bảng 2 cho ta biết tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu Trong số 80 đối tượng nghiên cứu ,tiền sử bị bệnh tặng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất(51,3%), đứng thứ hai trong số đó là mắc bệnh đái tháo đường

(30,0%) Phần đa trong số các đối tượng nghiên cứu trong gia đình không có ai bị mắc bệnh đái tháo đường ( 86,3%).

Bảng 8: Kiến thức phòng chống bệnh đái tháo đường

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Khái niệm về bệnh đái tháo đường 21 26,3

Biết được từ 3 biểu hiện của đái tháo đường 24 30,0 Biết từ 3 biến chứng của đái tháo đường 17 21,3 Biết từ 4 nguyên nhân gây ra đái tháo đường 31 38,8

Biết cách xử trí khi bị đái tháo đường 75 93,8

Biết từ 2 biện pháp dự phòng đái tháo đường 50 62,5

Biết ĐTĐ không thể chữa khỏi 44 55,0

Bảng 3 cho ta biết kiến thức phòng chống bệnh đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu Nhìn chung kiến thức chung của các đối tượng nghiên cứu về phòng chống đái tháo đường còn kém khi mà chiếm 73,8% có kiến thức chung không tốt Trong đó kém nhất là kiến thức về biết từ 3 biến chứng của đái tháo đường (21,3%) Tuy nhiên, bên cạnh đó các đối tượng nghiên cứu cũng có kiến thức tốt về biết cách xử trí khi bị đái tháo đường (93,8%) vì biết đến cơ sở y tế khi bị đái tháo đường.

Bảng 9: Thái độ của đối tượng về bệnh đái tháo đường và dự phòng bệnh đái tháo đường

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Thái độ đúng của đối tượng về sự nguy hiểm của bệnh ĐTĐ 69 86,3

Thái độ đúng khi có chẩn đoán là bị bệnh ĐTĐ 56 70,0 Thái độ đúng của đối tượng về tầm quan trọng của việc phát hiện sớm bệnh ĐTĐ 72 90,0

Thái độ đúng của đối tượng về việc thường xuyên xét nghiệm để dự phòng bệnh ĐTĐ 70 87,5

Thái độ đúng của đối tượng trong việc dự phòng bệnh ĐTĐ, thay đổi chế độ ăn, lối sống, chế độ tập luyện cần thiết như thế nào

Thái độ đúng của đối tượng trong việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh ĐTĐ 73 91,3

Bảng 4 cho ta biết thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và dự phòng bệnh đái tháo đường Nhìn chung thái độ chung của đối tượng nghiên cứu là rất tốt (91,3%) Trong đó , tốt nhất là thái độ đúng của đối tượng nghiên cứu trong việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường ( 91,3%) Tuy nhiên bên cạnh đó, các đối tượng nghiên cứu còn kém về thái độ đúng khi có chẩn đoán là bị bệnh đái tháo đường (70,0%).

Bảng 10: Thực hành dự phòng đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Thực hành dự phòng ĐTĐ 49 61,3

Chế độ ăn uống hợp lý để phòng ĐTĐ 48 60,0

Thường xuyên theo dõi đường huyết 48 60,0 Ăn ít/ không ăn nhiều đồ ngọt 70 87,5

Thói quen ăn uống trong 1 bữa ăn 69 86,3

Không hút thuốc lá/ thuốc lào 65 81,3

Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao 66 82,5

Bảng 5 cho ta biết thực hành dự phòng đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu

Nhìn chung thực hành chung của đối tượng nghiên cứu về dự phòng đái tháo đường là khá tốt (67,5%) Trong đó thực hành về ăn ít, không ăn nhiều đồ ngọt là tốt nhất( 87,5%) Nhưng bên cạnh đó đồng thời thực hành về chế độ ăn uống hợp lý để phòng ĐTĐ và thường xuyên theo dõi đường huyết chiếm tỷ lệ thấp nhất (60,0%).

Ngày đăng: 11/08/2023, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w