1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dc chuyên đề bài tập văn 11

172 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 5,71 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ? TRƢỜNG THPT ? -  - CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 (Theo định hƣớng phát triển lực học sinh) Họ tên học sinh: Lớp: TRUNG TÂM LUYỆN THI MINH ĐỨC PHONE/ZALO: 0946 513 000 TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 MỤC LỤC MỤC LỤC PHẦN I CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP Tuần Vào phủ Chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí - Lê Hữu Trác) .5 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Tuần Bài thơ: Tự tình (Hồ Xuân Hương) Bài thơ: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) 11 Phân tích đề, lập dàn ý văn nghị luận .13 Thao tác lập luận phân tích luyện tập .15 Tuần 18 Bài thơ: Thương vợ (Trần Tế Xương) .18 Bài thơ: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) .19 Bài thơ: Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) 21 Tuần 21 Bài thơ: Bài ca ng t ngư ng (Nguyễn C ng Tr ) 21 Bài thơ: Bài ca ng n i ãi cát (Cao Bá uát) 23 Thao tác lập luận phân tích luyện tập .25 Tuần 28 Bài thơ: gh t thương (Nguyễn nh Chi u) 28 Bài thơ: Chạy giặc (Nguyễn nh Chi u) 30 Bài thơ: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) 31 Tuần 31 Tác giả: Nguyễn nh Chi u 31 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn nh Chi u) 32 Thực hành thành ngữ, điển cố 33 Tuần 35 Chiếu cầu hiền (Ngơ Thì Nhậm) 35 Thực hành nghĩa từ sử dụng 37 Tuần 38 Ôn tập văn học trung đại Việt Nam 38 Thao tác lập luận so sánh 42 Tuần 44 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 44 Tuần 10 46 Hai a trẻ (Thạch Lam) 46 Ngữ cảnh 48 Tuần 11 51 Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) 51 Luyện tập thao tác lập luận so sánh 53 Tuần 12 54 Hạnh phúc tang gia (Vũ Trọng Phụng) .54 Phong cách ngơn ngữ báo chí .56 Tuần 13 57 Một số thể loại văn học: thơ truyện 57 Chí Phèo (Nam Cao) 58 File word: leminhducspvl@gmail.com Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 MỤC LỤC Tuần 14 62 Thực hành lựa chọn trật tự phận câu 62 Bản tin 63 Tuần 15 64 Luyện tập viết tin 64 Phỏng vấn trả lời vấn 65 Tuần 16 66 Vĩnh iệt Cửu Trùng ài (Nguyễn Huy Tư ng) 66 Thực hành sử dụng số kiểu câu văn 67 Tuần 17 69 Tình yêu thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) .69 Ôn tập phần văn học 70 Tuần 18 74 Luyện tập vấn trả lời vấn 74 Tuần 19 74 Bài thơ: ưu iệt u t ương ( han Bội Châu) 74 Nghĩa câu 76 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ 78 Tuần 20 79 Bài thơ: Hầu trời (Tản à) 79 Tuần 21 84 Bài thơ: Vội vàng (Xuân Diệu) .84 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ 87 Tuần 22 88 Bài thơ: Tràng iang (Huy Cận) 88 Tuần 23 90 Bài thơ: ây th n Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) .90 Bài thơ: Chiều t i (Hồ Chí Minh) 92 Tuần 24 94 Bài thơ: T y (T Hữu) 94 Bài thơ: tân (Hồ Chí Minh) .96 Bài thơ: Nhớ ồng (T Hữu) 97 Bài thơ: Chiều uân (Anh Thơ) .99 Tiểu sử tóm tắt 99 Tuần 25 101 Đặc điểm loại hình tiếng Việt 101 Tuần 26 103 Bài thơ: T i yêu em (A X u-Skin) 103 Bài thơ: Bài thơ s 28 (Ta-go) 104 Tuần 27 105 Người bao (Sê-kh p) 105 Thao tác lập luận bình luận 107 Tuần 28 108 Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V Huy-Gô) 108 Tuần 29 110 Về luân lí xã hội nước ta (Phan Châu Trinh) 110 Tuần 30 112 Ba c ng hiến vĩ ại Các Mác ( h Ăng-ghen) 112 File word: leminhducspvl@gmail.com Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 MỤC LỤC Phong cách ngơn ngữ luận 113 Tuần 31 114 Một thời ại thi ca (Hoài Thanh) 114 Tuần 32 115 Một số thể loại văn học 115 Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận 116 Tuần 33 118 Ôn tập phần văn học .118 Tóm tắt văn nghị luận 122 Tuần 34 122 Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 122 Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 125 Tuần 35 130 Kiểm tra cuối năm 130 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 131 CHUYÊN ĐỀ I KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I 131 Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 11 Học kì (Đề 1) 131 Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 11 Học kì (Đề 2) 131 Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 11 Học kì (Đề 3) 131 Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 11 Học kì (Đề 4) 131 Đề kiểm tra tiết Văn lớp 11 Học kì (Đề 1) 132 Đề kiểm tra tiết Văn lớp 11 Học kì (Đề 2) 134 Đề kiểm tra tiết Văn lớp 11 Học kì (Đề 3) 135 Đề kiểm tra tiết Văn lớp 11 Học kì (Đề 4) 137 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 1) 138 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 2) 139 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 3) 140 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 1) 141 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 2) 142 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 3) 142 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 1) 143 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 2) 144 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 3) 145 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 4) 146 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 1) 146 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 2) 147 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 3) 149 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 4) 150 CHUYÊN ĐỀ II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II 152 Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 11 Học kì (Đề 1) 152 Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 11 Học kì (Đề 2) 152 Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 11 Học kì (Đề 3) 153 Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 11 Học kì (Đề 4) 153 Đề kiểm tra tiết Văn lớp 11 Học kì (Đề 1) 153 Đề kiểm tra tiết Văn lớp 11 Học kì (Đề 2) 155 Đề kiểm tra tiết Văn lớp 11 Học kì (Đề 3) 156 Đề kiểm tra tiết Văn lớp 11 Học kì (Đề 4) 157 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 1) 159 File word: leminhducspvl@gmail.com Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 MỤC LỤC Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 2) 159 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 3) 160 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 1) 161 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 2) 161 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 3) 162 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 4) 163 Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 5) 164 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 1) 164 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 2) 166 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 3) 167 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 4) 169 File word: leminhducspvl@gmail.com Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN I CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP PHẦN I CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP Tuần Vào phủ Chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí - Lê Hữu Trác) I Đôi nét tác giả Lê Hữu Trác - Tên: Lê Hữu Trác (1724 - 1791) - Hiệu Hải Thƣợng Lãn Ông - Ông ngƣời toàn tài Bên cạnh việc dùi mài kinh sử thi đỗ làm quan, thời trẻ ông học binh thƣ theo nghề võ lập đƣợc nhiều cơng trạng phủ chúa Trịnh Nhƣng cuối ơng gắn bó với nghề thầy thuốc theo ơng ngồi việc luyện câu văn cho hay, mài lƣỡi gƣơm cho sắc, phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho ngƣời ⇒ Lê Hữu Trác nhà danh y lỗi lạc, nhà văn, nhà thơ tài hoa có đóng góp đáng kể văn học dân tộc kỷ XVIII, đặc biệt thể văn xuôi tự - Các tác phẩm chính: + "Hải Thượng y tơng tâm lĩnh" gồm 66 quyển, đƣợc biên soạn gần 40 năm Đây cơng trình nghiên cứu y học xuất sắc thời trung đại ghi lại cảm xúc chân thật tác giả lúc lặn lội chữa bệnh + Thƣợng kinh kí cuối Hải Thƣợng y tông tâm lĩnh, đƣợc hoàn thành năm 1783, tác phẩm ghi lại cảnh vật ngƣời mà tác giả tận mắt chứng kiến từ đƣợc triệu kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán đến xong việc trở lại quê nhà Hƣơng Sơn II Đôi nét tác phẩm Vào phủ Chúa Trịnh Hoàn cảnh sáng tác - Tác phẩm đƣợc trích từ Thƣợng kinh kí nói việc Lê Hữu Trác tới kinh đô đƣợc dẫn phủ Chúa để bắt mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán Bố cục - Phần (từ đầu đến để xem mạch Đông cung cho thật kĩ): Quang cảnh phủ chúa Trịnh - Phần (cịn lại): Qúa trình bắt mạch kê đơn suy nghĩ tác giả Tóm tắt Sáng sớm tinh mơ ngày 1/2 tơi đƣợc lệnh có thánh triệu tập phủ chầu Tôi nhanh chóng chuẩn bị mũ áo chỉnh tề đƣợc điệu cáng chạy nhƣ ngựa lồng Đi vào cửa sau vào phủ, nhìn quanh tơi thấy cối um tùm, chim hót líu lo, mn hoa đua thắm Vốn quan thực không lạ với chốn phồn hoa nhƣng bƣớc chân vào phủ hay cảnh giàu sang vua chúa khác dƣờng Qua lần cửa, hành lang dài miên man đƣợc đƣa tới nhà thật lớn gọi phòng trà Đồ đạc phòng cổ vật quý giá chƣa nhìn thấy, đƣợc sơn son thếp vàng Lúc thánh thƣợng ngự phịng thuốc phi tần nên tơi khơng thể yết kiến Tôi đƣợc hầu hạ bữa sáng với mâm vàng, sơn hào hải vị Ăn xong đƣợc đƣa đến yết kiến Đông Cung khám bệnh cho tử Trịnh Cán Tôi thấy bệnh tử nằm chốn che trƣớng rủ, ăn no, mặc ấm, lƣời vận động nên phủ tạng yếu đi, bệnh phát lâu Sau hồi suy nghĩ: sợ danh lợi ràng buộc không núi đƣợc nhƣng nghĩ lại chịu ơn nƣớc nên cuối kê đơn theo bệnh Sau tơi từ giã, lên cáng trở kinh Trung Kiền để chờ thánh Bạn bè ai kinh đến thăm hỏi Giá trị nội dung - Tác giả vẽ nên tranh sinh động sống xa hoa, quyền quý chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thƣờng danh lợi tác giả Giá trị nghệ thuật - Thể rõ đặc điểm thể kí: quan sát, ghi chép việc có thật cảm xúc chân thực thân trƣớc việc III Dàn ý phân tích Vào phủ Chúa Trịnh Quang cảnh cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa File word: leminhducspvl@gmail.com Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN I CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP - Quang cảnh nơi phủ chúa sang trọng, lỗng lẫy khơng đâu sánh bằng: + giàu từ nơi ở: qua nhiều lầu cửa, hành lang quanh co, cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, ; lầu gác vẽ mây, rèm châu, hiên ngọc, + giàu sang tiện nghi sinh hoạt: đồ nghi trƣợng sơn son thếp vàng; đồ ăn thức uống cao lƣơng mĩ vị, mâm vàng chén bạc, toàn ngon vật lạ - Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa nhiều lễ nghi, khuôn phép, kẻ hầu ngƣời hạ tấp nập, cao sang quyền uy đỉnh: + đầy tớ chạy đằng trƣớc cáng hét đƣờng, cáng chạy nhƣ ngựa lồng + ngƣời giữ cửa truyền báo rộn ràng, ngƣời có việc qua lại nhƣ mắc cửi + nói tới chúa lời lẽ phải lễ độ cung kính: Có thánh triệu cụ vào; Thánh thƣợng cho cụ vào để hầu mạch Đông cung tử, + để phục dịch ông chúa nhỏ mà có tới năm sáu lầm trƣớng gấm, ngƣời hầu kẻ hạ tấp nập đứng hai bên, ⇒ Đoạn văn miêu tả cung cấm tỉ mỉ, chi tiết giàu giá trị thực, khắc họa sinh động sống xa hoa, tráng lệ uy quyền tối thƣợng nơi phủ chúa Thái độ, tâm trạng tác giả a Lúc vào phủ chúa - Ngạc nhiên trƣớc khung cảnh trƣớc mắt - Cảm nhận đầy đủ xa hoa phủ chúa - Dửng dƣng, thờ trƣớc quyến rũ vật chất, phê phán sống xa hoa, thừa thãi tiện nghi nhƣng thiếu sinh khí, ngun nhân bệnh tử: Bởi tử chốn che trƣớng phủ ăn qua no, mặc ấm nên tạng phủ yếu - Qua việc miêu tả giàu sang tới mức Cả trời Nam sang lộng quyền phủ chúa tác giả ngầm ý mỉa mai, châm biếm b Thái độ chữa bệnh cho tử phẩm chất ngƣời thầy thuốc ♦ Thái độ - Hồi hộp, căng thẳng, tơn kính - Mâu thuẫn: Nhƣng sợ làm có kết lại bị danh lợi ràng buộc Chi dùng phƣơng thuốc hịa hỗn Nhƣng lại nghĩ: Cha ơng đời đời chịu ơn nƣớc, ta phải dốc hết lòng thành ⇒ Quyết định chữa bệnh cho y đức ♦ Phẩm chất - Ông ngƣời thầy thuốc giỏi, có phẩm chất, già dặn kinh nghiệm - Là thầy thuốc có lƣơng tâm đức độ - Khinh thƣờng quyền quý, danh lợi, yêu thích tự gắn bó với quê hƣơng Nghệ thuật - Tài quan sát tỉ mỉ, ngòi bút ghi chép việc chân thực, tả cảnh sinh động, kể chuyện khéo léo - Lối văn kí có kết hợp ghi chép việc xác bộc lộ thái độ, suy nghĩ, tình cảm tác giả Từ ngơn ngữ chung đến lời nói cá nhân A KIẾN THỨC CẦN NHỚ File word: leminhducspvl@gmail.com Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN I CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP B LUYỆN TẬP CỦNG CỐ Bài 1: Trong hai câu thơ dƣới đây, từ “mặt trời” đƣợc tác giả sử dụng với nghĩa nhƣ nào? “Ngày ngày mặt trời qua lăng Thấy mặt trời lăng đỏ” (Viếng lăng Bác – Viễn Phƣơng) Trả lời: - Hình ảnh “mặt trời” thứ hình ảnh thực mang nghĩa gốc, mặt trời tự nhiên, vĩnh đem ánh sáng cho trái đất - Từ “mặt trời” thứ hai đƣợc dùng với nghĩa chuyển phƣơng thức ẩn dụ mang ý nghĩa sau: + Ca ngợi vĩ đại, công lao to lớn Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nƣớc Việt Nam + Khảng định Bác + Hình ảnh mặt trời tƣợng trƣng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng yêu nƣớc sâu sắc Bác + Thể kính trọng, biết ơn vơ hạn tồn dân Bác ⇒Lời nói cá nhân tác giả Bài 2: Nhận xét cách đặt từ ngữ, câu thơ sau Cách đặt tạo đƣợc hiệu giao tiếp nhƣ nào? Có thể khẳng định ngôn ngữ tài sản chung xã hội, lời nói sản phẩm cá nhân Có thể nhận thấy mối quan hệ qua đoạn trích Nỗi thương mình– Truyện Kiều Nguyễn Du: “Biết bao bƣớm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cƣời suốt đêm Dập dìu gió cành chim Sớm đƣa Tống Ngọc tối tìm Trƣờng Khanh” File word: leminhducspvl@gmail.com Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN I CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP (Truyện Kiều – Nguyễn Du) - Nghệ thuật tách từ (bƣớm lả ong lơi/ong bƣớm lả lơi), tiểu đối, đối xứng nhấn mạnh thân phận ô nhục, bẽ bàng, thực trớ trêu Kiều lầu xanh - Đối xứng: gió >< Cành chim, sớm đƣa Tống Ngọc >< Tối tìm Trƣờng Khanh: hình ảnh ngƣời kĩ nữ phải tiếp khách bốn phƣơng - Nghệ thuật ẩn dụ, ƣớc lệ quen thuộc thơ văn trung đại Tả cảnh sống thực Thúy Kiều với thân phận kĩ nữ, giữ đƣợc chân dung cao đẹp Thúy Kiều - Ở đoạn chủ yếu lời kể - tả tƣơng đối khách quan tác giả Đó hồn cảnh sống thực Kiều Bốn câu thơ đầu tái lại tình cảnh trớ trêu lối sống xô bồ, nhơ nhớp thân phận bẽ bàng ngƣời kĩ nữ chốn lầu xanh Kiều lầu xanh qua thể thái độ cảm thông, trận trọng tác giả Bài Cho câu thơ sau: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời bạc mệnh lời chung” “Hồng quân với khách hồng quần Đã xoay đến vần chƣa tha ” “Rằng: hồng nhan tự thuở xƣa Cái điều bạc mệnh có chừa đâu ” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) Những từ in đậm mang ý nghĩa nói thân phận ngƣời xã hội phong kiến xƣa? Tác dụng việc sử dụng từ đồng nghĩa đó? Trả lời: - Những từ in đậm mang ý nghĩa nói thân phận ngƣời phụ nữ xã hội xƣa - Tác dụng: diễn tả số phận cay chua, cực nhục ngƣời phụ nữ xã hội cũ ⇒ Cách dùng từ Hán -Việt tạo đặc sắc tu từ thơ Có thể khẳng định rằng: Nguyễn Du bậc thầy ngôn ngữ dân tộc, bậc đại thành ngôn ngữ thời đại ông Bài Trong cụm từ sau đây, cụm từ thành ngữ, cụm từ quán ngữ mang nội dung lời ăn tiếng nói hàng ngày? Ăn có nhai, nói có nghĩ Học ăn, học nói, học gói, học mở Tiếng chào, cao mâm cỗ Lời nói, gói vàng Qn tử ngơn Nói ngọt, lọt đến xƣơng (Nói) bỏ ngồi tai Khổ nỗi Ăn nói thật, tật lành 10 Một thất tín, vạn chẳng tin 11 Nói tóm lại Trả lời: -Thành ngữ câu số: 1, 2, 4, 5, 6, 9, 10 -Quán ngữ câu số: 7, 8, 11 Bài 5: Trong câu sau, từ “tay” đƣợc dùng theo sáng tạo riêng Hãy phân tích nghĩa từ tay câu sau: Bàn tay làm nên tất Có sức người sỏi đá thành cơng Cơ có đơi bàn tay búp măng thật đẹp Anh ta thật tay lái File word: leminhducspvl@gmail.com Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN I CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP Trả lời: Từ “Tay” hình ảnh “Bàn tay”: sức lao động khẳng định ngợi ca vai trò to lớn sức lao động việc kiến tạo nên nguồn tài sản vật chất – tinh thần to lớn cho xã hội Từ “tay” hình ảnh “Bàn tay” theo nghĩa thực: phận thể ngƣời Từ “tay”: thể trình độ nghề nghiệp, khả hành động Bài 6: Thơ Hồ Xuân Hƣơng có câu: “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi hôi” Thơ Nguyễn Du có câu: “Sầu đong lắc đầy Ba thu dọn lại ngày dài ghê” “Truyện Kiều” có câu: “Rắp mong treo ấn từ quan, Mấy sông lội ngàn qua” Các câu thơ đƣợc tác giả trung đại vận dụng từ ca dao nào? Trả lời: Đƣợc rút từ câu ca dao: “Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân Nay anh học gần Mai anh học xa” Đƣợc rút từ câu ca dao: “Ai làm cho bướm lìa hoa, Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng Ai muôn dặm non sông Để chất chứa sầu đong vơi đầy” Rút từ câu ca dao: “Yêu tam tứ núi trèo Thất bát sông lội, tứ cửu tam thập lục đèo qua” Bài 7: Trong cặp từ sau, từ xác: bàn quan/bàng quan, thăm quan/tham quan, trực/chính chực, đọc giả/độc giả, bắt chƣớc/ bắt trƣớc, chín muồi/chín mùi, tựu trung/tựu chung, chuẩn đốn/chẩn đốn, vơ hình chung/vơ hình trung, trau chuốt/chau chuốt… Trả lời: bàng quan, bàng quan, trực, độc giả, bắt chƣớc, chín muồi, tựu trung, chẩn đốn, vơ hình trung, trau chuốt Tuần Bài thơ: Tự tình (Hồ Xuân Hương) I Đôi nét tác giả Hồ Xuân Hƣơng File word: leminhducspvl@gmail.com Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Thuyền nƣớc lại, sầu trăm ngả; Củi cành khô lạc dịng Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sơng dài,trời rộng, bến liêu” Gợi ý Phần I: Đọc hiểu Câu 1: phƣơng thức biểu đạt: nghị luận Câu 2: HS trả lời biện pháp tu từ: - So sánh: tinh thần u nƣớc kết thành (nhƣ) sóng vơ mạnh mẽ, to lớn, lƣớt qua nguy hiểm, khó khăn; nhấn chìm tất lũ bán nƣớc lũ cƣớp nƣớc - Điệp từ “ nó” - Nhân hố Tác dụng: khẳng định sức mạnh vơ địch lịng u nƣớc giúp nhân dân ta vƣợt qua khó khăn để chiến thắng kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng dân tộc Phần II: Làm văn Mở bài: Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) nhà thơ xuất sắc phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), thơ Tràng giang tập Lửa thiêng thơ tiếng Huy Cận Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa đại Thân bài: - Khổ + Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trơi dạt dịng sơng rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa + Câu thứ mang nét đại với hình ảnh đời thƣờng: cành củi khơ trơi gợi lên cảm nhận thân phận kiếp ngƣời nhỏ bé, bơ vơ dòng đời - Khổ 2: Bức tranh tràng giang đƣợc hoàn chỉnh thêm với chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cối lơ thơ, chợ chiều vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến liêu nhƣng không làm cho cảnh vật sống động mà chìm sâu vào tĩnh lặng, đơn, hiu quạnh - Nghệ thuật: + Sự kết hợp hài hòa sắc thái cổ điển đại (Sự xuất tƣởng nhƣ tầm thƣờng, vô nghĩa cảm xúc buồn mang dấu ấn cá nhân, ) + Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm Kết bài: Tràng giang Huy Cận đẹp hình ảnh, từ ngữ đẹp nhƣ thơ cổ, cho ngƣời đọc thƣởng thức tranh quen thuộc phong cảnh sông nƣớc quê hƣơng - Tràng giang Huy Cận thực thơ thơ đại, mang cảm nhận nỗi buồn nỗi cô đơn ngƣời đại, ngƣời khoảng năm ba mƣơi kỉ trƣớc Đề kiểm tra tiết Văn lớp 11 Học kì (Đề 4) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 45 phút Phần I Đọc hiểu Đọc văn sau trả lời câu hỏi: “Mƣa mùa xuân xôn xao, phới phới Những hạt mƣa nhỏ bé, mềm mại, rơi mà nhƣ nhảy nhót Hạt tiếp hạt đan xuống mặt đất ( ) Mặt đất kiệt sức thức dậy, âu yếm đón lấy giọt mƣa ấm áp, lành Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cỏ Mƣa mùa xuân mang lại cho chúng sức sống ứ đầy, tràn lên nhánh mầm non Và trả nghĩa cho mƣa mùa hoa thơm trái ngọt” ( Nguyễn Thị Thu Trang, Tiếng mƣa) File word: leminhducspvl@gmail.com 157 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Câu 1: Chỉ phƣơng thức biểu đạt đoạn văn trên? Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng chúng đoạn văn Phần II Làm văn Cảm nhận tranh thiên nhiên tâm trạng tơi trữ tình qua đoạn thơ sau: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nƣớc song song, Thuyền nƣớc lại, sầu trăm ngả; Củi cành khơ lạc dịng ( ) Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa Lịng q dợn dợn vời nƣớc, Khơng khói hồng nhớ nhà (Trích Tràng giang - Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2, Nhà xuất giáo dục) Gợi ý Câu 1: Phƣơng thức biểu đạt: miêu tả Câu 2: Biện pháp tu từ: nhân hóa: mặt đất kiệt sức Điệp ngữ: “mƣa mùa xuân” Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mƣa mùa xuân mang lại cho mặt đất sức sống, tràn lên nhánh mầm non Cây trả nghĩa cho mƣa mùa hoa thơm trái Phần II: Làm văn MB: Giới thiệu tác giá, tác phẩm, hoàn cảnh đời thơ, vị trí, trích dẫn đoạn thơ Nêu luận đề: Bức tranh tràng giang mênh mang, vô tận, hùng vĩ, vật bé nhỏ, lạc loài Tâm trạng tơi trữ tình: đơn, bơ vơ, nỗi sầu nhân tình thƣơng nhớ quê hƣơng da diết TB: HS triển khai viết theo nhiều cách khác nhƣng phải đáp ứng nội dung sau: Khổ - Bức tranh thiên nhiên: khơng gian sơng nƣớc mênh mang ( Sóng gợn tràng giang, nước trăm ngả); Hình ảnh cõi nhân (Con thuyền xuôi mái, thuyền nước lại, củi lạc dòng) Tƣơng quan đối lập: Không gian tràng giang bao la >< giới cõi nhân sinh bé nhỏ, đơn côi - Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, mối sầu trăm ngả nhân vật trữ tình trời đất - Nghệ thuật: Đối lập, đăng đối cấu trúc, điệu, từ láy, đảo cú pháp, phép bồi thấn (sử dụng từ ngữ tăng cấp), hình ảnh cổ điển đại Khổ - Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ (Lớp lớp mây chất chồng thành núi bạc, cánh chim nhỏ làm cho bầu trời thêm mênh mang ) - Tâm trạng tơi trữ tình: cảm giác bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nghiệp, lòng nhớ quê dâng trào theo nƣớc triều dâng mà không cần khói sóng - Nghệ thuật: Phép đối, dấu hai chấm dòng thơ, từ láy, thi liệu bút pháp mang đậm màu sắc cổ điển nhƣng có sáng tạo, mang màu sắc độc đáo thơ Mới Đánh giá chung - Bức tranh thiên nhiên mênh mang, đậm nét cổ kính, chất Đƣờng thi nhƣng gần gũi, gợi linh hồn quê hƣơng xứ sở - Đi suốt hai khổ thơ nỗi buồn triền miên vô tận tơi trữ tình Nỗi buồn tiêu biểu hệ trí thức sống tháng năm ngột ngạt dƣới thời Pháp thuộc, sống quê hƣơng mà nhớ quê hƣơng, biểu tình cảm u nƣớc thầm kín mà tha thiết nhà thơ Vì thế, nỗi buồn sáng, góp phần làm phong phú thêm cho tâm hồn bạn đọc thời đại - Nghệ thuật: Yếu tố cổ điển kết hợp màu sắc đại File word: leminhducspvl@gmail.com 158 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ KB: - Khẳng định vẻ đẹp tranh thiên nhiên mang dấu ấn nhà Thơ Mới, thấm đẫm nỗi buồn Thơ Mới - Tình u thiên nhiên, u non sơng đất nƣớc, nỗi sầu nhân Huy Cận mãi chạm tới trái tim độc giả thời đại Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 1) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Ngƣời xƣa có câu: “Đàn bà kể Thúy Vân Thúy Kiều” Anh (chị) nói rõ ý kiến quan niệm Gợi ý Mở - Giới thiệu nguyên văn câu nói: " Đàn ơng kể Phan, Trần Đàn bà kể Thúy Vân, Thúy Kiều" - Một quan niệm cổ hủ xã hội phong kiến thời xƣa - Phân tích nét đẹp Thúy Vân, Thúy Kiều để phản biện nhận định sai lầm Thân ∗ Quan niệm đạo đức xã hội phong kiến theo nhà nho xƣa: - Lễ giáo phong kiến xã hội chèn ép, trói buộc quyền ngƣời phụ nữ - Đàn bà phải giữ “tam cƣơng ngũ thƣờng”, “công dung ngôn hạnh” ∗ Theo nhà nho Thúy Vân, Thúy Kiều có hành động ứng xử khơng phù hợp với lễ giáo phong kiến: - Tự yêu đƣơng, thề non hẹn biển, khuya, tự đánh ƣớc nhân duyên điều tối kị xã hội phong kiến - Là gái lầu xanh - Không đƣợc lấy nhiều chồng, coi trọng trinh tiết → Quan niệm đúng, nhƣng phiến diện, không cảm thông thân phận Thúy Vân, Thúy Kiều ∗ Nhận định quan điểm đó: - Đó cách đánh giá sai lầm, bảo thủ, nhìn nhận việc, ngƣời cách phiến diện - Phân tích nhân cách Thúy Kiều, Thúy Vân: + Là ngƣời gái tài sắc vẹn toàn, đức hạnh + Lòng hiếu thảo (dẫn chứng thơ ) + Tấm lòng thủy chung ( dẫn chứng thơ phân tích làm bật lên nét đẹp tâm hồn ) + Tình u cao thƣợng, hai lần vơ lầu xanh nhƣng thủy chung vẹn tình với Kim Trọng nên buộc tội nàng khơng đoan sai + Ý thức sâu sắc nhân phẩm dù sống chốn bùn nhơ nghịch cảnh số phận - Cuộc đời lƣu lạc, đau khổ nàng xã hội phong kiến tàn bạo tạo - Hồng nhan bạc mệnh ∗ Nhận xét đọc tác phẩm: - Biết đƣợc tàn bạo xã hội phong kiến thời giờ, cƣớp quyền sống ngƣời phụ nữ - Tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du - Nhân cách Thúy Vân, Thúy Kiều sáng ngời dù trải qua bể dâu Kết - Khẳng định lại quan điểm sai lầm, phiến diện - Thúy Vân, Thúy Kiều nạn nhân xã hội phong kiến tàn bạo, cƣớp quyền sống ngƣời - Khẳng định lại tinh thần nhân đạo Nguyễn Du, nhân cách nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 2) File word: leminhducspvl@gmail.com 159 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Cảm nhận anh chị hình tƣợng nhân vật Chí Phèo truyện ngắn tên Nam Cao Gợi ý Học sinh có cách trình bày khác nhƣng viết cần đảm bảo ý sau: - Nói rõ đời Chí Phèo qua giai đoạn: + Từ anh Chí hiền lành, khoẻ mạnh, bị Bá Kiến đẩy tù oan - năm trời + Chế độ nhà tù biến Chí trở thành quỉ làng Vũ Đại + Sau tù, Chí Phèo bị tha hố nhân hình lẫn nhân tính - Mặc dầu bị tƣớc đoạt quyền làm ngƣời lƣơng thiện nhƣng Chí Phèo chƣa hết nhân tính: + Nhờ tình u mộc mạc chân thành Thị Nở + Nhờ chăm sóc bàn tay ngƣời đàn bà + Nhờ hƣơng vị bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí Phèo ăn lúc ốm - Chí Phèo thức tỉnh, nhận âm sống, khao khát hoàn lƣơng - Nguyên nhân dẫn đến tha hố Chí Phèo - Chí Phèo nạn nhân bọn địa chủ, cƣờng hào nông thôn Việt Nam trƣớc cách mạng tháng Tám - Khẳng định giá trị nhân đạo tác phẩm thơng qua vẻ đẹp khát vọng hồn lƣơng nhân vật Chí Phèo Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 3) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao viên quản ngục Chữ ngƣời tử tù (Nguyễn Tuân) Gợi ý Mở – Nguyễn Tuân nhà văn lớn suốt đời tìm đẹp – Là nhà văn đem thể tùy bút, bút kí đạt đến trình độ cao – Ơng có nhiều tác phẩm nhƣng tiêu biểu tác phẩm “Chữ ngƣời tử tù” trích tập “Vang bóng thời”, nhân vật nhà nho cuối mùa, ngƣời tài hoa bất đắc dĩ – Tác phẩm thể thành công thái độ Huấn Cao viên quản ngục Thân bài: – Huấn Cao ngƣời có tài viết chữ đẹp: có đƣợc chữ Huấn Cao treo báu vật Viên quản ngục khát khao muốn xin chữ Huấn Cao – Huấn Cao không chịu khuất phục trƣớc bọn quan lại, cai lệ, coi thƣờng chết, ung dung nhận rƣợu thịt viên quản ngục + Cách trả lời viên quản ngục Huấn Cao thể rõ kiên cƣờng bất khuất không chịu khuất phục: “Ngƣơi hỏi ta muốn gì? Ta muốn có điều Là nhà ngƣơi đừng đặt chân vào đây” → Xiềng xích, cƣờng quyền khơng làm cho Huấn Cao nao núng => khí phách hiên ngang – Huấn Cao ngƣời cho chữ, nhƣng nhận lịng viên quản ngục, ơng xúc động vui lòng cho chữ => Tâm + “Thiếu chút ta phụ lòng thiên hạ”, thể thái độ coi trọng viên quản ngục – Huấn Cao biết yêu đẹp trân trọng ngƣời yêu đẹp => Thiên lƣơng → Huấn Cao hội tụ vẻ đẹp bậc đại trƣợng phu: Tâm, Tài, Dũng Một ngƣời tài hoa, nghệ sĩ Kết – Thái độ Huấn Cao viên quản ngục dần có thay đổi từ xem nhẹ, không nao núng đến thái độ trân trọng ngƣời yêu đẹp – Góp phần khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao File word: leminhducspvl@gmail.com 160 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 1) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Anh/ chị trình bày suy nghĩ "bệnh vơ cảm" xã hội Gợi ý Mở Dẫn dắt - đƣa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề Thân a Giải thích vơ cảm – Vơ cảm: khơng có cảm xúc, hay nói trạng thái tinh thần, mà đó, ngƣời ko có tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân vật, việc diễn xung quanh họ, trƣớc mắt họ, miễn ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân họ đƣợc – Bệnh vô cảm: bệnh liên quan đến tâm hồn ngƣời ngƣời có trái tim lạnh giá, khơng xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho an tồn thân hết ngồi họ thờ ơ, làm ngơ trƣớc điều xấu xa, nỗi bất hạnh, không may ngƣời sống xung quanh b Thực trạng bệnh vơ cảm – Căn bệnh xuất nhiều nhiều học sinh, niên: ngƣời sống ích kỉ, ham chơi, biết địi hỏi, hƣởng thụ khơng có trách nhiệm với gia đình, xã hội (Dẫn chứng số liệu) – Biểu hiện: + không sẵn sang giúp ngƣời nghèo khổ, đói khát + khơng giúp đỡ ngƣời tàn tật đƣờng c Nguyên nhân bệnh vô cảm – Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí – Thị trƣờng phát triển, thực dụng – Do phụ huynh nuông chiều – Do ảnh hƣởng khoa học công nghệ đến ngƣời – Do ảnh hƣởng kinh tế thị trƣờng đến đạo đức truyền thống – Lối sống thực dụng công nghiệp đại – Sự ích kỉ long ngƣời, sợ vạ lây, thời gian – Thiếu tình yêu thƣơng trái tim d Hậu bệnh vô cảm – Ảnh hƣởng đến phát triển nhân cách, phát triển xã hội => suy giảm đạo đức – Vơ cảm nguy hiểm với ngƣời bệnh lẫn vả ngƣời xung quanh e Biện pháp giải bệnh vô cảm – Cải cách giáo dục cách đắn hiệu – Sống yêu thƣơng, quan tâm vị tha cho – Mở lòng với ngƣời xung quanh Kết - Nêu nhận xét gửi nhắn thơng điệp - Bài học rút cho thân Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 2) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Anh/ chị trình bày suy nghĩ “bệnh thành tích” - “căn bệnh” gây tác hại khơng nhỏ phát triển xã hội ta Gợi ý Mở File word: leminhducspvl@gmail.com 161 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - ″Bệnh thành tích″ phổ biến tất lĩnh vực đời sống xã hội - ″Bệnh thành tích″ trở bệnh trầm kha vơ phƣơng cứu chữa, gây tác hại không nhỏ phát triển xã hội ta Thân - Giải thích ″bệnh thành tích″? + Là nhờ nỗ lực để đạt đƣợc thành cơng + Bệnh thành tích bệnh chạy theo thành cơng mà khơng biết có thật xứng đáng với thành cơng khơng - Ngun nhân bệnh thành tích: + Nguyên nhân cạnh tranh nhau, ganh tị + Thích chạy theo bề nổi, lối sống ảo, sống khơng thật ln thích đƣợc tán dƣơng đƣợc ngƣời khác nể trọng ngƣỡng mộ, thán phục chƣa thật đáng + Tạo thành thích ảo để thăng quan tiến chức đạt đƣợc mục đích mƣu lợi cho cá nhân - Biểu "bệnh thành tích" + Trong giáo dục + Ở cá nhân + Trong lĩnh vực nông nghiệp + Trong lĩnh vực công nghiệp: + Trong lĩnh vực xây dựng: - Tác hại “bệnh thành tích” + ″Bệnh thành tích″ dẫn đến thối hóa nhân cách, ngƣời trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn + ″Bệnh thành tích″ ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng sống cản trở phát triển xã hội + Gây nhiều bệnh gian dối ăn không nói có nhiều lĩnh vực đặc biệt lĩnh vực giáo dục - Biện pháp + Cần có biện pháp giáo dục tuyên truyền để tránh bệnh thành tích, đặc biệt thành tích học tập Chỉ rõ cho bạn học sinh, sinh viên thấy rõ tác hại bệnh thành tích mang lại hậu xấu mà + Tuyên truyền cho lãnh đạo địa phƣơng tránh xa bệnh thành tích phạm lỗi nên bị xử lý nghiêm minh làm gƣơng Kết - Một đất nƣớc phát triển đƣợc cần phải có nhân tài thật sự, bệnh thành tích cần đƣợc đẩy lùi vĩnh viễn để xây dựng đƣợc đất nƣớc giàu mạnh thật - Thế hệ trẻ mầm non, trụ cột tƣơng lai đất nƣớc Vì vậy, từ hôm giáo dục cho em đức tính tốt để sống có xứng đáng khơng nên chạy theo thói giả sống thành tích ảo Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 3) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Hãy phân tích tác hại thái độ thiếu trung thực thi cử Theo anh/ chị làm để khắc phục đƣợc thái độ đó? Gợi ý Mở Nêu vấn đề (thực trạng chất lƣợng dạy đặc biệt nhấn mạnh chất lƣợng học tập học sinh có chiều hƣớng giảm sút nhiều, số nguyên nhân thái độ thiếu trung thực thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả ) Thân - Giải thích thái độ thiếu trung thực gì? + Thiếu trung thực làm không đúng, không tôn trọng ý kiến mình, với có, xảy File word: leminhducspvl@gmail.com 162 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ + Trong thi cử, thiếu trung thực gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn nêu biểu thái độ thiếu trung thực) - Nguyên nhân việc thiếu trung thực thi cử xuất phát từ thân học sinh + Học trị lƣời học, học khơng hết mà muốn đƣợc điểm cao phải gian lận + Không thể tự chủ đƣợc thân, không tự tin họ khơng dám tin làm đƣợc mà không cần đến sách, quay + Ba mẹ muốn học hành giỏi giang nên gây áp lực + Một số ngƣời ƣa thành tích ép tiêu, ép số lƣợng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt đƣợc số lƣợng nhƣ mong muốn - Tác hại thái độ thiếu trung thực thi cử: + Suy thoái đạo đức, nhân cách ngƣời: tự cố gắng, vƣơn lên + Khơng có kiến thức bƣớc vào đời + Gian lận đƣợc mộ lần mà trót lọt lần sau họ tiếp tục gian lận để vƣơn tới vị trí cao + Bằng giả, thật mà lần Nhƣng định phần quan trọng việc tìm cơng ăn việc làm sau nên nhiều ngƣời vin vào để tiếp tục gian lận + Xã hội niềm tin vào ngành giáo dục đất nƣớc, chất lƣợng giảm sút nâng cao vị giáo dục trƣờng quốc tế - Biện pháp khắc phục + Học bài, cố gắng học thật tốt vào tự tin vào thân, tin hệ trẻ cóp thể làm đƣợc điều mà nghĩ khơng làm đƣợc, dũng cảm li khỏi sách, kiểm tra, không vụ lợi, khơng điểm số, khơng thành tích giả + Kiên chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất + Khen thƣởng, động viên kịp thời đối tƣợng đầu tàu, gƣơng mẫu vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực ngành giáo dục Kết bài: Trung thực đức tính cần thiết cho ngƣời học xu hội nhập đại hóa nhƣ ngày Với thái độ học tập thi cử thực nghiêm túc, tự trang bị cho hành trang tri thức để tự tin bƣớc giới Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 4) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Hãy viết tham gia vận động tìm giải pháp đảm bảo an tồn giao thơng Gợi ý Mở - Giới thiệu: đảm bảo an tồn giao thơng Thân a An tồn giao thơng gì? - An tồn gì? An tồn bình n trọn vẹn, khơng xảy sơ suất ảnh hƣởng đến thân ngƣời xung quanh - Thế an tồn giao thơng? Là ngƣời tham gia giao thông tuân thủ luật giao thông … b Thực trạng an tồn giao thơng sao? - Thực trạng giao thông nƣớc ta diễn phức tạp biểu an tồn giao thơng ngày tăng (Dẫn chứng số liệu) - Đang diễn hàng ngày hàng nƣớc, 33 - 34 ngƣời chết bị thƣơng / ngày - Trong số đó, có khơng bạn học sinh, sinh viên nạn nhân thủ phạm gây vụ tai nạn giao thông c Nguyên hân gây tai nạn giao thông - Trƣớc hết ý thức ngƣời tham gia giao thông - Hơn luật giao thông chƣa đƣợc phổ biến sâu rộng đến ngƣời dân File word: leminhducspvl@gmail.com 163 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - Sự hạn chế sở vật chất (chất lƣợng đƣờng thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn ) - Biện pháp an tồn giao thơng đƣợc thực nhƣ nào? - Khơng an tồn giao thơng gây thiệt hại gì? Khơng an tồn giao thơng gây nhiều thiệt hại ngƣời Kết - Đánh giá chung: đảm bảo an tồn giao thơng - Gửi gắm thông điệp, lời kêu gọi ngƣời chấp hành an tồn giao thơng Đề kiểm tra tập làm văn số lớp 11 Học kì (Đề 5) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Theo anh (chị) làm để môi trƣờng sống ngày xanh, đẹp? Gợi ý Mở bài: giới thiệu môi trƣờng sống ngày xanh- sạch-đẹp Thân bài: a Giải thích môi trƣờng: - Môi trƣờng sống môi trƣờng rộng lớn, bao gồm tất yếu tố tự nhiên nhƣ yếu tố xã hội xung quanh + Môi trƣờng tự nhiên: gồm thành phần tự nhiên nhƣ cối, đá, đất, khơng khí, nƣớc, + Mơi trƣờng xã hội gồm thể mối quan hệ ngƣời với ngƣời, quan hệ khác xã hội b Thực trạng môi trƣờng nay: - Nguồn nƣớc bị nhiễm, khơng khí nhiễm, ô nhiễm môi trƣờng nặng nề, - Rừng giới bị phá hủy nặng nề - Rác thải mơi trƣờng độ báo động - Ơ nhiễm đất - Trái đất nóng lên c Hậu việc ô nhiễm môi trƣờng: - Suy giảm chất lƣợng sống ngƣời - Làm suy giảm phát triển kinh tế xã hội d Biện pháp - Nâng cao ý thức ngƣời dân, cộng đồng - Khai thác tài nguyên thiên nhiên, rừng hợp lí - Khơng xả rác bừa bãi - Có hành động yêu quý môi trƣờng - Tuyên truyền ngƣời bảo vệ môi trƣờng Kết - Nêu cảm nhận em môi trƣờng - Kêu gọi ngƣời bảo vệ môi trƣờng Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 1) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Phần I Đọc hiểu (4 điểm) Đọc đoạn văn sau trả lời câu hỏi từ câu đến câu 4: “Những kẻ vƣờn thấy quan sang, quan quyền, bén mùi làm quan Nào lo cho quan, lót cho lại, chạy ngƣợc chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu vui lòng, cần đƣợc lấy chức xã trƣởng cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trƣớc, đặng hống hách thơi Những kẻ nhƣ mà không khen chê, không khinh bỉ, thật lạ thay! Thƣơng ơi! Làng có trăm dân mà ngƣời kẻ ngó theo sức mạnh, khơng có chút gọi đạo đức ln lí Đó nói File word: leminhducspvl@gmail.com 164 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ngƣời làng nhau, chí nhƣ dân kiều cƣ kí ngụ lại hà khắc Ơi! Một dân tộc nhƣ tƣ tƣởng cách mạng nảy nở óc chúng đƣợc! Xã hội chủ nghĩa nƣớc Việt Nam ta khơng có là thế” (SGK Ngữ văn 11, tập 2) Câu 1: Đoạn trích trích từ tác phẩm nào? Ai tác giả tác phẩm ấy? Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ văn trên? Đọc đoạn văn anh/chị liên tƣởng đến thực trạng xã hội nay? Câu 3: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa sử dụng biện pháp ấy? Câu 4: Từ nội dung đoạn trích trên, anh chị viết đoạn văn (5 - dịng) trình bày suy nghĩ việc thực pháp luật Nhà nƣớc giới trẻ nay? Phần II Làm văn (6 điểm) Cảm nhận tình yêu sống Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: “Của ong bƣớm tuần tháng mật; Này hoa đồng nội xanh rì; Này cành tơ phơ phất; Của yến anh khúc tình si; Và ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm thần Vui gõ cửa; Tháng giêng ngon nhƣ cặp môi gần; Tôi sung sƣớng Nhƣng vội vàng nửa: Tôi khơng chờ nắng hạ hồi xn ” (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr 22) Gợi ý Phần I: Đọc hiểu (4đ) Câu Đoạn văn trích từ đoạn trích “Về luận lí xã hội nƣớc ta” (trích: “Đạo đức ln lí Đơng Tây”) Phan Châu Trinh Câu Văn thuộc phong cách ngơn ngữ luận Đoạn văn gợi liên tƣởng đến tƣợng chạy chức, chạy quyền xã hội Câu Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, điệp cấu trúc, câu cảm thán Tác dụng nhấn mạnh thái độ căm ghét cao độ tác giả tầng lớp quan lại lúc Câu Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhƣng đảm bảo tính logic chặt chẽ lập luận, nội dung phù hợp với đạo lí pháp luật (Gợi ý: viết đƣợc ƣu điểm hạn chế việc thực pháp luật giới trẻ) Phần II: Làm văn (6đ) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích Thân bài: - Cảm nhận tình yêu sống Xuân Diệu qua đoạn thơ Về nội dung * Xuân Diệu phát thiên đƣờng mặt đất, không xa lạ mà đỗi quen thuộc tầm tay chúng ta: - Đó tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ sắc màu, niềm vui sức sống, đƣợc thể qua hàng loạt hình ảnh: ong bướm, hoa lá, yến anh, tuần tháng mật +) Màu sắc: màu xanh rì đồng nội, màu non, màu cành tơ phơ phất => Gợi hình ảnh non tơ, mơn mởn +) Âm thanh: khúc tình si yến anh - Bức tranh thiên nhiên đƣợc vẽ lên với vẻ xuân tình: mối quan hệ thiên nhiên, cảnh vật đƣợc hình dung quan hệ nhƣ với ngƣời u, ngƣời u, nhƣ tình u đơi lứa trẻ tuổi, say đắm Các cặp hình ảnh sóng đơi nhƣ ong bƣớm, yến anh làm tranh thiên nhiên thêm tình ý File word: leminhducspvl@gmail.com 165 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ => Xuân Diệu khơi dậy vẻ tinh khôi, gợi hình vật, nhà thơ khơng nhìn vật nhìn thƣởng thức mà nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu - Bức tranh thiên nhiên đời sống ngƣời đằm thắm, đáng yên khi: “Mỗi……môi gần” => Với Xuân Diệu sống vui mùa xuân đẹp * Tâm trạng nhà thơ - Niềm sung sƣớng hân hoan, vui say ngây ngất trƣớc vẻ đẹp sống trần gian - Tâm trạng vội vàng, nuối tiếc thời gian, nuối tiếc mùa xuân sống mùa xuân Về nghệ thuật - Mới mẻ cách nhìn, cách cảm nhận sống; quan niệm thẩm mĩ đại; phép điệp, liệt kê, so sánh, chuyển đổi cảm giác - Cấu trúc dòng thơ đại Kết Bài: Đánh giá Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu Tình yêu đời Xuân Diệu đem đến quan niệm nhân sinh tích cực Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 2) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Phần I Đọc hiểu (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau trả lời câu hỏi từ đến “ Nhà em có giàn giầu, Nhà anh có hàng cau liên phịng Thơn Đồi nhớ thơn Đơng, Cau thơn Đồi nhớ trầu khơng thơn nào?” ( Tƣơng tƣ – Nguyễn Bính) Câu 1: Đoạn thơ thể nội dung gì? Câu 2: Những biện pháp nghệ thuật đƣợc sử dụng đoạn thơ ? Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật Câu 3: Từ nội dung đoạn thơ anh ( chị) viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ tình bạn, tình yêu tuổi học đƣờng? Phần II Làm văn (6 điểm) Cảm nhận em hai khổ đầu thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”(Hàn Mặc Tử) “Sao anh khơng chơi thơn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng lên Vƣờn mƣớt xanh nhƣ ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió, mây đƣờng mây Dòng nƣớc buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền đậu bến sơng trăng Có chở trăng kịp tối nay?” Gợi ý Phần I: Đọc hiểu (4đ) Câu 1: Nội dung: nỗi khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đơi Một tình u đằm thắm, chân quê Câu 2: Nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ… - Tác dụng: + Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị + Tạo nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: ngƣời nhớ ngƣời, thơn nhớ thơn ; biểu đạt đƣợc qui luật tâm lí: tƣơng tƣ không gian sinh tồn xung quanh chủ thể nhuốm nỗi tƣơng tƣ File word: leminhducspvl@gmail.com 166 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Câu 3: Học sinh trình bày theo nhiều cách khác song cần đáp ứng đƣợc ý sau: * Tình bạn tuổi học đƣờng khơng thể thiếu - Ý nghĩa sức mạnh tình bạn - Vấn đề chọn bạn phát triển tình bạn - Bác bỏ việc chọn bạn tràn lan * Tình yêu tuổi học đƣờng - Con đƣờng từ tình bạn tới tình u khơng phải tất yếu, cần phải ni dƣỡng tình bạn sáng… - Hệ tình yêu: + Chƣa phát triển tinh thần lẫn thể chất, bi kịch nhẹ sa sút học tập; nặng trả giá khơn lƣờng Vì phải vƣợt lên + Rút học cho thân Phần II: Làm văn (6đ) - Giới thiệu đƣợc vài nét tác giả, tác phẩm, đoạn trích - Giới thiệu đƣợc vấn đề cần nghị luận: Khung cảnh thôn Vĩ tâm trạng tác giả Khổ 1:Cảnh ban mai thơn Vĩ tình ngƣời tha thiết Câu 1: Câu hỏi tu từ mang nhiều sác thái: Lời hỏi, lời mới, lời trách nhẹ nhàng Ba câu sau gợi vẻ đẹp hữu tình thiên nhiên thôn Vĩ khoảnh khắc hừng đông Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, ngƣời tha thiết niềm băn khoăn, day dứt tác giả Khổ 2:Cảnh hoàng thơn Vĩ niềm đau lẻ, chia lìa Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hinh ảnh gió, mây chia lìa đơi ngả, dịng nƣớc buồn thiu, hoa bắp lay gợi nỗi buồn hiu hắt Hai câu sau tả dòng Hƣơng Giang đêm trắng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng Tâm trạng đau đớn khắc khoải khát khao cháy bỏng nhà thơ Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ, lòng yêu đời, ham sống, đầy trắc ẩn nhà thơ Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 3) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Phần I Đọc hiểu (4 điểm) Đọc văn sau thực yêu cầu: Mất hàng triệu năm định hình nếp nhăn ngơn ngữ não bộ, khó khăn ngƣời có tiếng nói Khơng có tiếng nƣớc bạn dở, tiếng nƣớc tơi hay Khơng có tiếng làng tơi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch Ý thức kì thị lƣu giữ đƣợc "bản sắc" văn hóa làng xã nhƣng nghèo tính tiến hóa Tiếng nói nƣớc đáng kính trọng, tiếng nói suy cho di sản từ tổ tiên loài ngƣời sinh học có chung nguồn cội, chung tiến hóa Một loại di sản đặc biệt Bởi khơng nằm kí ức mà nối dài bắc cầu đến tƣơng lai Ngƣời ta thƣờng dùng di sản vào mục đích tốt đẹp Tiếng nói Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn Biết dành lời yêu thƣơng cho cha mẹ Dành lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè Tuổi hoa nói lời "hoa cƣời, ngọc đoan trang" Và mn đời, lời nói thành thực lời hay Bởi chân thực, trách nhiệm lời nói, ngƣời tuột dốc lỗi lầm (Trích Lắng nghe lời thầm trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP HCM, 2015, tr 33) Câu 1: Xác định phƣơng thức biểu đạt văn Câu 2: Trong chƣơng trình Ngữ văn 11 học kì II, có văn đề cập đến tầm quan trọng tiếng nói, nêu tên văn tên tác giả Câu 3: Anh/chị hiểu ý kiến cho tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt Bởi khơng nằm kí ức mà nối dài bắc cầu đến tƣơng lai "? Câu 4: Nêu thông điệp văn gửi đến ngƣời đọc File word: leminhducspvl@gmail.com 167 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Phần II Làm văn (6 điểm) Cảm nhận em hai khổ thơ đầu thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) ? “ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nƣớc song song, Thuyền nƣớc lại, sầu trăm ngả; Củi cành khô lạc dịng Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sơng dài,trời rộng, bến liêu” ( Trích – Tràng giang – Huy Cận) Gợi ý Phần I: Đọc hiểu (4đ) Câu 1: Phƣơng thức biểu đạt văn bản: Phƣơng thức nghị luận Câu 2: - Văn bản: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp - Tác giả: Nguyễn An Ninh Câu 3: Tiếng nói Một loại di sản đặc biệt Bởi khơng nằm kí ức mà nối dài bắc cầu đến tương lai: - Tiếng nói tài sản văn hóa tinh thần hệ cha ơng q khứ tạo dựng để lại - Tiếng nói nằm kí ức: Tiếng nói đƣợc bao hệ khứ sử dụng - Nối dài tại: Thế hệ sử dụng tiếng nói tức thừa hƣởng, phát huy sáng tạo di sản cha ông - Bắc cầu đến tương lai: Thế hệ sử dụng tiếng nói cịn cách để gìn giữ, lƣu truyền cho cháu mai sau Câu 4: - Trân trọng tiếng nói dân tộc tất tiếng nói dân tộc khác - Biết nói lời tốt đẹp, lời yêu thƣơng, lời thành thực tránh xa lộng ngữ, tà ngôn Phần II: Làm văn (6đ) Mở Bài: Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) nhà thơ xuất sắc phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), thơ Tràng giang tập Lửa thiêng thơ tiếng Huy Cận Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa đại Thân Bài: - Khổ + Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trơi dạt dịng sơng rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa + Câu thứ mang nét đại với hình ảnh đời thƣờng: cành củi khơ trơi gợi lên cảm nhận thân phận kiếp ngƣời nhỏ bé, bơ vơ dòng đời - Khổ 2: Bức tranh tràng giang đƣợc hoàn chỉnh thêm với chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cối lơ thơ, chợ chiều vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến liêu nhƣng khơng làm cho cảnh vật sống động mà chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh - Nghệ thuật: + Sự kết hợp hài hòa sắc thái cổ điển đại (Sự xuất tƣởng nhƣ tầm thƣờng, vô nghĩa cảm xúc buồn mang dấu ấn cá nhân, ) + Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm Kết bài: File word: leminhducspvl@gmail.com 168 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ “Tràng giang” Huy Cận đẹp hình ảnh, từ ngữ đẹp nhƣ thơ cổ, cho ngƣời đọc thƣởng thức tranh quen thuộc phong cảnh sông nƣớc quê hƣơng - Tràng giang Huy Cận thực thơ thơ đại, mang cảm nhận nỗi buồn nỗi cô đơn ngƣời đại, ngƣời khoảng năm ba mƣơi kỉ trƣớc Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì (Đề 4) Đề kiểm tra Ngữ Văn 11 - Học kì Thời gian làm bài: 90 phút Phần I Đọc hiểu (4 điểm) Đọc đoạn trích sau thực yêu cầu nêu dƣới: Con phải học tất điều (…) Rằng kẻ thù ta gặp nơi nơi khác ta lại tìm thấy ngƣời bạn (…) Xin dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại cách tận hƣởng niềm vui chiến thắng Xin dạy cho cháu tránh xa đố kị Xin dạy cho cháu biết đƣợc bí niềm vui thầm lặng Dạy cho cháu kẻ hay bắt nạt ngƣời khác kẻ dễ bị đánh bại nhất… Xin dạy cho cháu biết đến giới diệu kì sách, nhƣng cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tƣ bí ẩn mn thuở sống: đàn chim tung cánh bầu trời, đàn ong bay lƣợn nắng, hoa nở ngát đồi xanh Ở trƣờng, xin thầy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt vinh dự gian lận thi Xin tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng thân, cho dù tất ngƣời xung quanh cho ý kiến không đúng… Xin dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với ngƣời hòa nhã cứng rắn kẻ thô bạo Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông tất ngƣời chạy theo thời Xin dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất ngƣời nhƣng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc nghe đƣợc qua lƣới chân lí để cháu đón nhận tốt đẹp mà Xin dạy cho cháu biết cách mỉm cƣời buồn bã… Xin dạy cho cháu biết khơng có xấu hổ giọt nƣớc mắt (…) Xin dạy cho cháu bán bắp trí tuệ cho ngƣời giá cao nhƣng không đƣợc giá mua trái tim tâm hồn ( ) Đây yêu cầu lớn, biết, thƣa thầy, nhƣng xin thầy cố gắng mình… Con trai tơi cậu bé tuyệt vời (Trích Thƣ tổng thống Mĩ A Lin-cơn gửi thầy hiệu trƣởng trai mình, Những câu chuyện ngƣời thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004) Câu 1: Đoạn trích đƣợc viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2: Xác định 01 biện pháp tu đƣợc sử dụng đoạn trích Nêu hiệu sử dụng biện pháp tu từ Câu 3: Anh/chị hiểu nhƣ câu: Xin dạy cho cháu bán bắp trí tuệ cho người giá cao khơng giá mua trái tim tâm hồn mình? Câu 4: Nêu 02 phẩm chất mà A Lin-côn muốn ngƣời thầy giáo dục cho trai qua đoạn trích Theo anh/chị, phẩm chất quan trọng tuổi trẻ nay? Hãy viết đoạn văn (7-10 dịng) trình bày quan điểm thân phẩm chất đó? Phần II Làm văn (6 điểm) Cảm nhận anh/chị vẻ đẹp hai đoạn thơ sau: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nƣớc song song, Thuyền nƣớc lại, sầu trăm ngả; Củi cành khơ lạc dịng ” File word: leminhducspvl@gmail.com 169 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (Tràng Giang - Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2) “Gió theo lối gió, mây đƣờng mây Dòng nƣớc buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền đậu bến sơng trăng Có chở trăng kịp tối nay?” (Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, tập 2) Gợi ý Phần I: Đọc hiểu (4đ) Câu 1: Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Câu 2: - Phép lặp từ ngữ: Xin hãy, Xin thầy dạy cho cháu - Phép lặp cú pháp: Xin thầy - Liệt kê: chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; biết đến giới kì diệu sách; lặng lẽ suy tư… chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe - Ẩn dụ: lưới chân lí (sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc), bắp trí tuệ (sức lao động), trái tim tâm hồn (nhân cách, phẩm hạnh) Hiệu biện pháp tu từ: - Phép lặp từ ngữ, cú pháp, liệt kê: nhấn mạnh mục đích giáo dục mà Lincohn muốn ngƣời thầy đạt tới, thể niềm mong mỏi ngƣời cha, tạo giọng điệu tha thiết, phù hợp với lời văn thƣ - Phép ẩn dụ: tạo cho lời văn có hình ảnh, hàm súc, thể tƣ sắc sảo ngƣời viết, có sức gợi dễ tác động tới ngƣời nghe Câu 3: HS diễn đạt theo cách khác nhƣng cần đạt đƣợc nội dung sau: + Cơ bắp trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống thân ngƣời, cải thiện sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho ngƣời + Trái tim tâm hồn: nhân cách, lƣơng tâm ngƣời => Ý kiến thể quan điểm giáo dục đắn: Nền giáo dục đại cần dạy cho hệ trẻ đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận giá trị sức lao động tìm ngƣời trả giá tƣơng xứng với giá trị Đồng thời nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn sáng ngƣời hoàn cảnh Câu 4: HS nêu đƣợc 02 số phẩm chất sau: - Quảng đại, không đố kị, hẹp hịi - Ham đọc sách - Trung thực - Có lĩnh, kiến - Biết lắng nghe - Quí trọng sức lao động - Có ý thức giữ nhân cách, lƣơng tâm… HS viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu: - Dung lƣợng: 7-10 dòng - Nội dung: chọn phẩm chất nêu, trình bày theo trình tự: biểu (có dẫn chứng), cần thiết, ý nghĩa phẩm chất rút học v v kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục có liên hệ thực tế Phần II: Làm văn (6đ) a Giới thiệu tác giả, tác phẩm hai đoạn thơ b Phân tích vẻ đẹp hai đoạn thơ: * Phân tích vẻ đẹp đoạn thơ Tràng giang Huy Cận - Vẻ đẹp nội dung: Cảnh sông Hồng tâm trạng thi nhân File word: leminhducspvl@gmail.com 170 Phone, Zalo: 0946 513 000 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 11 PHẦN II KIỂM TRA ĐỊNH KÌ + câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt sông rộng lớn, mênh mong gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa + Câu thơ mang nét đại với hình ảnh đời thƣờng: cành củi khô trôi gợi cảm nhận thân phận, kiếp ngƣời nhỏ bé, bơ vơ dòng đời → Đằng sau tranh thiên nhiên tâm trạng bơ vơ, lạc lõng trƣớc vũ trụ; niềm khao khát hòa nhập với đời - Vẻ đẹp nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, thể thơ, nhịp điệu vừa mang tính cổ điển vừa đại * Phân tích vẻ đẹp đoạn thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử - Vẻ đẹp nội dung: + câu đầu: bao qt tồn cảnh với hình ảnh gió, mây, chia lìa đơi ngả; "dịng nƣớc buồn thiu" gợi nỗi buồn hiu hắt + câu sau: tả dịng sơng Hƣơng đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng → Đằng sau cảnh vật tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khao khát cháy bỏng thi nhân - Vẻ đẹp nghệ thuật: Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tƣợng trƣng, giàu sức gợi Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hóa, câu hỏi tu từ * Chỉ điểm tƣơng đồng khác biệt hai đoạn thơ - Sự tƣơng đồng:2 đoạn thơ tiêu biểu cho Thơ mới, tranh tâm cảnh Hình ảnh ngơn ngữ giản dị, gần gũi; mƣợn cảnh sông, nƣớc, thuyền để gợi chia lìa, đơn Tâm trạng thi nhân: buồn, cô đơn, bế tắc trƣớc sống nhƣng thiết tha yêu đời, yêu ngƣời - Sự khác biệt: + Tràng giang Huy Cận sáng tác hoàn cảnh: cảm xúc trƣớc sông Hồng mênh mông, ngậm ngùi thân phận nhỏ bé trƣớc trời đất vơ Trong thời gian: buổi chiều Và vẻ đẹp tơi trữ tình:: nỗi sầu cô đơn trƣớc thiên nhiên rộng lớn, thấm đƣợm tình ngƣời, tình đời, lịng u nƣớc thầm kín mà tha thiết Thơ Huy cận mang đậm yếu tố Đƣờng thi qua ngôn ngữ, hình ảnh) + Đây Thơn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử đƣợc gợi cảm hứng từ mối tình, nhà thơ mắc bệnh lìa cõi đời Trong thời gian, không gian nghệ thuật: từ chiều đến đêm trăng, sơng Hƣơng Và vẻ đẹp tơi trữ tình:đoạn thơ bộc lộ giới nội tâm đầy uẩn khúc, khát khao mãnh liệt tình u nhƣng vơ vọng, mơ tƣởng tình ngƣời, tình đời; nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc, khát khao đƣợc sống Thơ Hàn Mặc Tử mang dấ ấn thơ tƣợng trƣng, siêu thực qua ngơn ngữ, hình ảnh) - Lí giải: Hai đoạn thơ viết hai không gian hai thời điểm khác Hai tác giả có hai phong cách khác c Đánh giá, nâng cao vấn đề File word: leminhducspvl@gmail.com 171 Phone, Zalo: 0946 513 000

Ngày đăng: 10/08/2023, 00:38

w