KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN cây ưu tú bưởi ĐƯỜNG

8 459 0
KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN cây ưu tú  bưởi ĐƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN CÂY ƯU BƯỞI ĐƯỜNG Nguyễn Hữu Hải 1 , Nguyễn Khắc Quỳnh 1 , Lê Khả Tường 1 Nguyễn Thị Tuyết 2 , Vũ Mạnh Hải 3 , Nguyễn Thị Phượng 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây bưởi (Citrus grandis) ưa khí hậu nóng ẩm, được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước vùng Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin vv với hiệu quả kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Hiện tại, công tác nghiên cứu chọn tạo giống bưởi chủ yếu tập trung vào một số giống bưởi đặc sản nổi tiếng như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch, Bưởi Diễn, Bưởi Đoan Hùng mà chưa quan tâm nghiên cứu đến một số giống bưởi địa phương ở các vùng khác. Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) khi tiến hành điều tra, thu thập nguồn gen bưởi tại vùng sông Đáy đã nhận thấy được sự đa dạng cao của nguồn gen bưởi địa phương nơi đây. Bưởi Đường được trồng tập trung tại xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ Hà Nội, là giống cây ăn quả chủ lực và đặc sản của địa phương. được người dân ưa chuộng vì chúng có nhiều ưu điểm về sinh trưởng phát triển, ít đầu phân bón, thuốc trừ sâu và công lao động, năng suất ổn định, vị ăn ngọt mát và có thể bảo quản được lâu. Do trồng trọt từ lâu đời, người dân thiếu kiến thức chăm sóc, sự phát sinh sâu bệnh và môi trường thay đổi nên giống bưởi Đường phải đối mặt với các vấn đề: bị nhiễm sâu bệnh, thoái hoá dẫn đến năng suất thấp không ổn định, chất lượng quả không cao. Mặt khác công tác giống chưa được coi trọng, chưa tuyển chọn được những cây ưu để nhân giống, việc quản lý nhân giống chưa chặt chẽ, nhiều hộ nông dân tự chiết cành từ những cây không đủ tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng cây bưởi bị bệnh ngay khi mới trồng. Đây cũng là một trong những vấn đề cấp thiết ở xã Hiệp Thuận huyện Phúc Thọ nói riêng và trên cả nước nói chung. Dựa trên quy chế hướng dẫn “Bình tuyển, công nhận, quản lý và sử dụng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm” (Ban hành kèm theo Quyết định số 67/QĐ-BNN, ngày 24 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và để mở rộng diện tích trồng bưởi với những cây giống bưởi sạch bệnh, sinh trưởng tốt, có năng suất cao, việc “Nghiên cứu tuyển chọn cây ưu tú cho cây bưởi Đường” là cần thiết. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu Cây bưởi Đường có độ tuổi 8-28 năm trồng trong các hộ gia đình tại xã Hiệp Thuận – Phúc Thọ - Hà Nội. 2. Phương pháp nghiên cứu 1 Trung tâm Tài nguyên thực vật; 2 Phòng Nông nghiệp huyện Phúc Thọ; 3 Viện KHNN Việt Nam 4 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2 - Mô tả, đánh giá theo phương pháp của Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (IPGPI, 1995). Đo đếm, quan trắc các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao cây, năng suất, các chỉ tiêu về quả với dung lượng mẫu đảm bảo đủ xử lý thống kê theo tính chất của từng chỉ tiêu. - Thang điểm đánh giá cây ưu dựa vào tài liệu của Viện nghiên cứu rau quả xây dựng đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt năm 1999. - Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Điều kiện tự nhiên của địa phương vùng trồng bưởi Đường Phúc Thọ là huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp sông Hồng, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp các huyện Thạch Thất và Quốc Oai. Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây. Phía Đông giáp các huyện Đan Phượng và Hoài Đức. Huyện Phúc Thọ nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên có nhiều tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp. Đất đai của huyện phì nhiêu, màu mỡ do được bồi tụ phù sa của ba con sông lớn là sông Hồng, sông Đáy và sông Tích. Trong những năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng bình quân 5,1%/năm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh lúa, ngô là hai cây lương thực chủ đạo, Phúc Thọ còn có thế mạnh về sản xuất đậu tương và các loại rau quả. Hàng năm, nơi đây cung cấp cho thị trường Hà Nội và các thị trường lân cận hàng chục nghìn tấn rau, đậu, quả các loại. Khai thác thế mạnh của vùng đất bãi, Phúc Thọ không ngừng phát triển chăn nuôi, mở rộng diện tích cây ăn quả. Hiện nay, toàn huyện có 215 trang trại với diện tích 404ha gồm 11 trang trại cây hàng năm, 23 trang trại cây ăn quả, 82 trang trại chăn nuôi, 17 trang trại thủy sản, 82 trang trại tổng hợp; huyện có 309 vườn trại với diện tích 122ha. Về đặc điểm khí hậu: Phúc Thọ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Từ tháng 5- 10: nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình 26 0 C , hay mưa giông và bão. Mưa nhiều nhất vào tháng 7-8. Từ tháng 11-tháng 4: mùa khô, lạnh nhiệt độ trung bình mùa này là 18 0 C, tháng 2-3 có sương mù và thường có mưa phùn. Ngoài ra, Phúc Thọ còn có điều kiện giao thông tương đối tốt, thuận tiện cho viêc phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. - Bưởi được trồng ở tất cả các xã trong huyện Phúc Thọ với mức độ phổ biến khác nhau. Các nguồn gen bưởi rất đa dạng: bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi chua, bưởi đào, bưởi đường… trong đó diện tích bưởi Diễn và bưởi Đường lớn nhất và được trồng chủ yếu trong các trang trại vùng đất bãi. 2. Đặc điểm hình thái của các cây ưu bưởi Đường Sau 3 năm (2010, 2011 và 2012) điều tra, khảo sát trực tiếp tại các vườn trồng bưởi Đường trong hộ gia đình, chúng tôi đã tuyển chọn được 10 cá thể ưu với đặc điểm hình thái được tóm tắt trong bảng 1 Bảng 1: Đặc điểm hình thái các cá thể tuyển chọn T T Mã số cây Cao cây (m) Đường kính tán (m) Đường kính gốc (cm) 3 1 N01 7,1 7,6 26,4 2 N02 5,6 6,3 17,1 3 N03 6,1 6,9 16,7 4 N04 5,2 5,6 14,7 5 N05 5,3 7,7 19,1 6 N06 5,5 7,8 20,5 7 B01 7,8 8,4 25,3 8 B02 8,2 8,2 23,2 9 B03 8,7 9 24,6 10 B04 8,5 9,3 26,8 Trung bình 6,8 7,7 21,4 Các cây ưu được tuyển chọn đều thể hiện khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, tương đối đồng đều. Chiều cao cây dao động từ 5,2 – 8,7m, tán cây dao động từ 5,6 – 9m và đường kính gốc từ 14,7 – 26,8cm. Đây là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng thích ứng đối với điều kiện tự nhiên nơi đây. 3. Sinh trưởng các đợt lộc của các cây được tuyển chọn Bảng 2: Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc T T số cây Lộc xuân Lộc hè Lộc thu Chiều dài (cm) Đường kính (cm) Số lá trên lộc (lá/lộc) Chiều dài (cm) Đường kính (cm) Số lá trên lộc (lá/lộc) Chiều dài (cm) Đường kính (cm) Số lá trên lộc (lá/lộc) 1 N01 13,3 0,42 8 14,8 0,45 9 10,3 0,4 11 2 N02 14,5 0,38 9 16,2 0,43 8 11,5 0,43 10 3 N03 12,6 0,4 8 14,6 0,41 7 9,6 0,37 7 4 N04 14,3 0,5 6 15,0 0,35 6 11,3 0,39 7 5 N05 12,2 0,4 7 13,5 0,43 7 9,2 0,42 9 6 N06 15,1 0,46 7 15,6 0,44 8 11,1 0,4 7 7 B01 13,5 0,43 7 14,7 0,54 11 10,5 0,46 10 8 B02 14,7 0,37 8 14,8 0,45 9 10,7 0,4 9 9 B03 14 0,5 7 16,5 0,52 7 11 0,42 7 4 T T số cây Lộc xuân Lộc hè Lộc thu Chiều dài (cm) Đường kính (cm) Số lá trên lộc (lá/lộc) Chiều dài (cm) Đường kính (cm) Số lá trên lộc (lá/lộc) Chiều dài (cm) Đường kính (cm) Số lá trên lộc (lá/lộc) 10 B04 15,4 0,46 7 16,1 0,4 7 12,4 0,4 9 Trung bình 13,96 0,43 7,4 15,2 0,44 7,9 10,76 0,41 8,6 Giống bưởi Đường 3 đợt lộc chính trong một năm (Lộc xuân, lộc hè, lộc thu) (Bảng 2) trong đó lộc hè phát triển mạnh nhất có chiều dài lộc trung bình là 15,18cm, số lá/lộc trung bình là 7,6 lá/lộc. Lộc thu và lộc xuân phát triển kém hơn với chiều dài lộc trung bình của lộc xuân là 13,96 cm, lộc thu là 10,76 cm. 4. Thời gian nở hoa và chin quả của các cây được tuyển chọn Bảng 3: Thời gian nở hoa, quả TT Mã số cây Năm Thời gian (ngày…,tháng…) Bắt đầu nở hoa Nở hoa rộ Kết thúc nở hoa Chín rộ 1 N01 2010 25/2 10/3 29/3 22/9 2011 2/3 16/3 26/3 20/9 2012 8/3 23/3 2/4 25/9 2 N02 2010 27/2 18/3 28/3 27/9 2011 5/3 20/3 2/4 22/9 2012 10/3 22/3 4/4 24/9 3 N03 2010 3/3 15/3 6/4 29/9 2011 27/2 14/3 26/3 25/9 2012 10/3 21/3 28/3 23/9 4 N04 2010 4/3 15/3 1/4 29/9 2011 8/3 21/3 2/4 26/9 2012 26/2 16/3 27/3 24/9 5 N05 2010 8/3 20/3 2/4 1/10 2011 2/3 15/3 28/3 25/9 2012 28/2 13/3 25/3 20/9 6 N06 2010 20/2 13/3 24/3 20/9 2011 24/2 15/3 2/4 29/9 2012 2/3 20/3 4/4 23/9 7 B01 2010 27/2 10/3 23/3 19/9 2011 4/3 17/3 6/4 5/10 2012 5/3 21/3 3/4 26/9 8 B02 2010 4/3 15/3 27/3 30/9 2011 2/3 13/3 22/3 23/9 2012 7/3 19/3 24/3 22/9 9 B03 2010 27/2 12/3 20/3 19/9 2011 5/3 18/3 5/4 4/10 5 TT Mã số cây Năm Thời gian (ngày…,tháng…) Bắt đầu nở hoa Nở hoa rộ Kết thúc nở hoa Chín rộ 2012 8/3 22/3 1/4 25/9 10 B04 2010 7/3 24/3 8/4 5/10 2011 24/2 12/3 4/4 26/9 2012 4/3 21/3 27/3 24/9 Thời gian ra hoa và thời gian quả chín (Bảng 3) giữa các năm ổn định, cây ra hoa vào cuối tháng 2 và kết thúc ra hoa vào đầu tháng 4. Phần lớn các cây đều có thời gian hoa nở rộ ngắn, đây là điều kiện thuận lợi cho quả tập trung. Quả bắt đầu chín từ 20/8 đến 25/8. Thời gian thu hoạch quả từ khoảng giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 là thời điểm quả chín rộ. 5. Năng suất và đặc điểm quả của các cây tuyển chọn 5.1 Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất và một số chỉ tiêu quả Bảng 4: Các yếu tố cấu thành năng suất và một số chỉ tiêu về quả T T Mã số cây Năm Số quả/cây Khối lượng (g) Chiều cao (cm) Đườ ng kính (cm) Số hạt/quả Độ Brix (%) Tỷ lệ phần ăn được (%) 1 N01 2010 174 624 12,7 12,8 105 10,5 58 2011 148 740 13,2 13,2 120 11,4 55 2012 163 725 12,5 12,1 126 10 60 2 N02 2010 115 704 14,7 13,6 112 11,4 53 2011 130 635 15,1 13,3 123 10,2 58 2012 109 685 15,3 14,7 120 10,6 57 3 N03 2010 112 652 14,5 14 134 10,7 54 2011 124 680 13,7 13,5 127 11,3 56 2012 110 626 14,3 13,1 120 10,1 57 4 N04 2010 110 627 14,6 13,1 122 10,3 54 2011 114 685 13,8 13,6 130 10,7 55 2012 102 610 14,1 12,8 124 10,4 59 5 N05 2010 100 717 13,1 12,3 123 10,5 58 2011 115 747 12,8 12,5 138 10,2 55 2012 100 705 12,8 11,6 120 10,8 59 6 N06 2010 120 636 13,5 13 132 10,5 57 2011 104 683 12,9 12,1 125 10,6 56 2012 110 655 13,4 12,5 120 11,2 53 7 B01 2010 180 751 14,3 13,7 132 10,5 59 2011 142 781 13,6 13,4 120 10,8 55 2012 150 767 15,2 14,1 112 11,4 54 8 B02 2010 142 760 14,9 13,5 116 10,7 53 2011 161 757 15,4 14,7 120 11,5 55 6 T T Mã số cây Năm Số quả/cây Khối lượng (g) Chiều cao (cm) Đườ ng kính (cm) Số hạt/quả Độ Brix (%) Tỷ lệ phần ăn được (%) 2012 125 774 15,6 14,6 109 10,4 58 9 B03 2010 165 649 15 13,7 120 10,7 54 2011 154 710 13,6 14,1 132 11 55 2012 133 689 14,8 13,3 124 10,1 56 10 B04 2010 187 746 13,2 14,1 133 10,4 54 2011 175 783 14,9 13,6 140 11,6 53 2012 147 735 14,5 14,3 127 11,4 56 Trung bình 3 năm 701,3 134,0 3 13,3 123,53 10,7 55,8 Kết quả được trình bày tại Bảng 4: Các cây ưu nói riêng và bưởi Đường nói chung có kích thước quả nhỏ, trọng lượng quả dao động 610-783g, trung bình 701,3g. Số quả/cây dao động 100 – 187 quả. Tỷ lệ phần ăn được khá cao: 53-60%. 5.2 Một số chỉ tiêu sinh hoá Bảng 5: Chỉ tiêu sinh hoá quả của các cây tuyển chọn TT Ký hiệu mẫu Hàm lượng chất khô (%) Hàm lượng đường tổng số (%) Tổng số axit (%) Vitamin C (mg/kg) 1 QHT01 13,88 9,23 0,50 498,54 2 QHT02 14,01 9,26 0,48 450,8 3 QHT03 15,38 9,31 0,52 445,74 4 QHT04 13,28 9,40 0,58 332,36 5 QHT09 11,95 9,48 0,61 411,46 6 QHT10 12,61 8,95 0,54 526,96 7 QHT11 13,88 9,23 0,49 367,4 8 QHT12 14,01 9,26 0,48 560,9 9 QHT13 15,38 9,31 0,52 541,2 10 QHT14 13,28 9,40 0,54 562,7 5.3. Tình hình sâu, bệnh hại đối với các cây ưu được tuyển chọn Bảng 6: Mức độ sâu bệnh hại TT Mã số cây Dịch hại và mức độ gây hại Nhện vàng Nhện đỏ Rệp sáp Sâu đục cành Bệnh loét 7 1 N01 - + - - - 2 N02 + + + - - 3 N03 + + - - - 4 N04 + ++ ++ - + 5 N05 - ++ - + - 6 N06 - ++ + + - 7 B01 - + - + + 8 B02 - + - - - 9 B03 - - - - - 10 B04 - + - - + Ghi chú: Mức độ hại Sâu hại Bệnh hại - Rất ít gặp < 10% diện tích lá (cây) bị bệnh + Mật độ thấp 11 – 25% diện tích lá (cây) bị bệnh ++ Gặp nhiều, mật độ trung bình 26 – 50% diện tích lá (cây) bị bệnh +++ Gặp thường xuyên, mật độ cao > 50% diện tích lá (cây) bị bệnh Mức độ sâu bệnh hại được trình bày tại bảng 6. Với các loài sâu bệnh hại chủ yếu trên cây bưởi nói chung và giống bưởi Đường nói riêng, đặc biệt là sâu đục cành vốn có tác hại đáng kể ở các vườn bưởi trong vùng, nhất là với cây trồng lâu năm, các cây ưu tuy cũng xuất hiện một số sâu bệnh hại chính nhưng ít và mức độ rất nhẹ. Đặc biệt, các cây ưu không bị nhiễm bệnh Tristeza và bệnh vàng lá Greening. IV. KẾT LUẬN Các cá thể chọn lọc trong quần thể giống bưởi Đường huyện Phúc Thọ thể hiện độ đồng đều cao, sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao và ổn định, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu một số loài sâu bệnh hại quan trọng, có thể sử dụng làm vật liệu nhân giống phục vụ sản xuất đại trà. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (1994), Gio trnh sinh l thc vật, NXB Nông nghiệp. 2. Hoàng Ngọc Thuận (2000), Nhân giống vô tính cây ăn quả, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 3. Đoàn Nhân Ái và CTV, 2007. Tuyển chọn cây đầu dòng của một số giống cây ăn quả giá trị cao ở Thừa Thiên Huế. Báo cáo Nghiên cứu khoa học-Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế. 4. Đỗ Đình Ca, Đoàn Nhân Ái và CTV, "Kết quả tuyển chọn bưởi Phúc Trạch và bưởi Thanh Trà". Tạp chí " Kết quả nghiên cứu Cây ăn quả vùng duyên hải miền Trung 2002-2005. NXBNN Hà Nội 2006. 5. Đỗ Đình Ca, Đoàn Nhân Ái và CTV, 2009. Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen một số giống bưởi đặc sản Thanh Trà, Phúc Trạch tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Báo cáo Khoa học Kỹ 8 thuật thuộc chương trình khoa học kỹ thuật cấp Nhà nước "Bảo tồn lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật". 6. Nguyễn Minh Châu ( 1999), Kỹ thuật vườn ươm và vườn cây ăn quả múi, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 7. Trần Thế Tục, Kết quả nghiên cứu bước đầu về bưởi ( Citrus grandis Osbeck) ở một số tỉnh. Báo cáo KHKT, NXB Nông nghiệp, 1997, tr 67-74. 8. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (2000), Giáo trình cây ăn quả, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 9. Vũ Công Hậu ( 1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 10. Davies F.S, Albrigo L.G (1998), CITRUS, CAB International. 11. Frederick. S. Davies, L. Gene Albrigo. Environmental constraints on growth, development and physiology of citrus. Crop production science in horticulture, 1998 12. IBPGR, Descriptors for citrus, Rome, 1988. . KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN CÂY ƯU TÚ BƯỞI ĐƯỜNG Nguyễn Hữu Hải 1 , Nguyễn Khắc Quỳnh 1 , Lê Khả Tường 1 Nguyễn Thị Tuyết 2 , Vũ Mạnh Hải 3 , Nguyễn Thị Phượng 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây bưởi. thôn) và để mở rộng diện tích trồng bưởi với những cây giống bưởi sạch bệnh, sinh trưởng tốt, có năng suất cao, việc “Nghiên cứu tuyển chọn cây ưu tú cho cây bưởi Đường là cần thiết. II. VẬT LIỆU. 10,7 55,8 Kết quả được trình bày tại Bảng 4: Các cây ưu tú nói riêng và bưởi Đường nói chung có kích thước quả nhỏ, trọng lượng quả dao động 610-783g, trung bình 701,3g. Số quả/ cây dao động

Ngày đăng: 07/06/2014, 09:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan