1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Phòng Trọ Đối Với Sinh Viên Tại Khu Vực Thành Phố Hồ Chí Minh.docx

65 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 449,44 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (9)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
      • 1.2.1. Mục tiêu chính (10)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (10)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (10)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (11)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu (11)
      • 1.5.1. Ý nghĩa khoa học (11)
      • 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn (12)
    • 1.6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (0)
      • 1.6.1. Tài liệu trong nước (12)
      • 1.6.2. Tài liệu nước ngoài (13)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (15)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết (15)
      • 2.1.1. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng (15)
      • 2.1.2 Hành vi tiêu dùng (16)
    • 2.2. Những ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn (18)
      • 2.2.1. Yếu tố giá cả (18)
      • 2.2.2 Yếu tố vị trí (18)
      • 2.2.3. Yếu tố an ninh (19)
      • 2.2.4 Yếu tố cơ sở vật chất (19)
      • 2.2.5. Yếu tố dịch vụ (19)
    • 2.3. Quá trình quyết định lựa chọn (19)
      • 2.3.1. Tìm kiếm thông tin (20)
      • 2.3.2. Đánh giá các phương án lựa chọn (20)
      • 2.3.3. Hành vi sau khi lựa chọn (20)
  • CHƯƠNG 3: PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (21)
    • 3.1. Chọn mô hình nghiên cứu (21)
    • 3.2. Mã hóa biến số (24)
    • 3.3. Phương pháp chọn mẫu (26)
    • 3.4. Quy trình thu thập dữ liệu (26)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (28)
    • 4.1. Thống kê mô tả mẫu (28)
    • 4.2. Kiểm tra mức tin cậy thang đo (31)
      • 4.2.1. Yếu tố Giá cả (31)
      • 4.2.2. Yếu tố Vị trí (31)
      • 4.2.3. Yếu tố An ninh (34)
      • 4.2.4. Cơ sở vật chất (34)
      • 4.2.5. Chất lượng dịch vụ (36)
      • 4.2.6. Quyết định lựa chọn phòng trọ (37)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (0)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập (38)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố EFA các biến phụ thuộc (42)
    • 4.4. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội (0)
      • 4.4.1. Phân tích tương quan (44)
      • 4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội (45)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN BÀI NGHIÊN CỨU (52)
    • 5.1. Kết luận (52)
    • 5.2. Kiến nghị (54)
  • PHỤ LỤC (61)

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN PHÒNG TRỌ ĐỐ[.]

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Nhà trọ cho sinh viên luôn là vấn đề nan giải hiện nay Hằng năm có rất nhiều sinh viên lên đến hàng trăm nghìn từ các tỉnh thành trên khắp mọi miền tổ quốc theo học tại các trường cao đẳng, đại học, các trường trung cấp dạy nghề Những năm vừa qua, số lượng sinh viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên không ngừng nên nhu cầu về chỗ ở, nhà trọ là một vấn đề muôn thuở và vô cùng cấp thiết đối với mỗi sinh viên Nhu cầu tìm chỗ ở của sinh viên đến các khu vực Thành phố Hồ Chí Minh rất đông đảo Các bạn sinh viên từ sinh sống trong thành phố đến các bạn ngoại tỉnh vào học tập chiếm tỉ lệ đông đảo trong việc tìm kiếm nơi ở thích hợp như kí túc xá, nhà trọ dãy, hay sinh sống cùng người thân, họ hàng.

Có lẽ, nhà trọ là điều kiện được ưu tiên hàng đầu để phát triển nguồn lực con người, là nơi mà sinh viên có thể tự học, tự tìm tòi học hỏi sau những tiết học trên trường, trên lớp, nhà trọ là nơi mà sinh viên có thể đảm bảo việc học tập của mình một cách tự chủ Nếu như sinh viên phải ăn uống sinh hoạt trong điều kiện tạm bợ, môi trường sống không tốt, mất an ninh trật tự thì sẽ ảnh hưởng xấu rất nhiều đến quá trình học tập cũng như quá trình phát triển cuộc sống của sinh viên.

Vì vậy, nhà trọ cho sinh viên là vấn đề đáng được quan tâm và cấp thiết hiện nay Vấn đề nan giải này cần được quan tâm nhiều hơn, nhưng hiện nay nó vẫn chỉ còn là quy mô nhỏ Vẫn còn nhiều vướng mắt, chưa thuận tiện cần được giải quyết đến từ các đơn vị chức năng như các chính sách hỗ trợ từ các cơ quan, lãnh đạo và nhà nước trong việc cung cấp kịp thời nhu cầu thuê trọ cho sinh viên Còn rất nhiều khó khăn để giải quyết nhu cầu thuê trọ của sinh viên cũng như tìm nơi ở ổn định, hợp lí đang là vấn đề cần được quan tâm và tìm hướng giải quyết Vì vậy, sinh viên dựa vào các tác nhân nào để đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân mình ?

Một chỗ ở thuận tiện cho việc sinh hoạt và học tập là một mối quan tâm lớn của các bậc phụ huynh cùng với con em của mình là sinh viên luôn để tâm đến Đa phần sinh viên đại học đều xa quê nên việc tìm được cho mình một chỗ ở thích hợp ổn định phù hợp với điều kiện học tập cũng như đảm bảo an ninh, sạch sẽ thuận tiện để đi đến trường là một điều cần thiết.

Lựa chọn những khu trọ rẻ phù hợp với kinh tế gia đình là ưu tiên hàng đầu Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên phải chấp nhận chất lượng nhà trọ không như mong muốn thậm chí xuống cấp trầm trọng và không đảm bảo an toàn khi sinh sống Những tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy thường bị chủ trọ bỏ qua,môi trường học tập cũng vì thế không được đảm bảo Xuất phát từ những tồn tại bất cập trên đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn phòng trọ với sinh viên tại khu vực Thành phố HồChí Minh” mà nhóm chúng em chọn sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng đưa ra lựa chọn về việc tìm phòng trọ phù hợp với bản thân.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phòng trọ với sinh viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xác định các nhân tố tác động đến hành vi thuê nhà trọ của sinh viên tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Xác định mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi thuê trọ của sinh viên tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Đánh giá và tìm hiểu của sinh viên tai khu vực thành phố

Hồ Chí Minh đã và đang ở trọ.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

ra một quyết định lựa chọn phù hợp và khách quan cho bản thân mình Một số câu hỏi nghiên cứu điển hình như sau:

- Sinh viên có quan tâm đến việc thuê phòng trọ hay không ? Tại sao ?

- Thường lệ sinh viên luôn quan tâm đến vấn đề gì khi đi thuê trọ ?

- Tiêu chí khi chọn thuê phòng trọ của sinh viên là như thế nào ?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tìm hiểu trọng tâm vào các nhân tố tác động đến quyết định thuê trọ của sinh viên, qua đó nhận định sự tác động của các yếu tố quan trọng cho sinh viên lựa chọn chỗ ở phù hợp.

- Về không gian: sinh viên tại các khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Về thời gian: từ ngày 12/12/2022 đến ngày 18/12/2022.

Ý nghĩa nghiên cứu

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn phòng trọ của sinh viên tại khu vực Hồ Chí Minh từ đó phát hiện ra những khó khăn chung của sinh viên các trường đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Phát hiện khó khăn để đề ra giải pháp giải quyết vấn đề còn tồn tại Nghiên cứu này có giá trị khoa học là tiền đề cho các nghiên cứu sau này, đóng góp vào các đề tài nghiên cứu ở Việt Nam thời điểm này.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Phát hiện những hạn chế của sinh viên tại khu vực Thành Phố

Hồ Chí Minh khi phải lựa chọn nơi ở học tập Giúp mọi người hiểu rõ khó khăn của việc tìm phòng trọ khi lên đại học Từ đó đề ra giải pháp cụ thể, những hướng đi đúng để tránh những bất lợi cho việc học tập.

1.6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh (2020)” của tác giả ThS Nguyễn Thị Hồng Phúc – Lê Mộng Kha đã được thực hiện thông qua các tài liệu hay dữ liệu thứ cấp – các nguồn kham khảo khoa học – từ trang wed của Trường Đại học Trà Vinh và nguồn sơ cấp với khảo sát 130 phiếu khảo sát ở các khoa Thông qua khảo sát trên tác giả đặt câu hỏi về vấn thuê trọ của sinh viên Trạng thái thuê trọ của học sinh tại Trường Đại học Trà Vinh và các yêu tố quyết định đến thuê trọ đến người tiêu dùng và đưa ra những biện pháp giải quyết.

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê căn hộ dịch vụ tại Nha Trang (2021) của tác giả Đinh Công Khải – Lê Minh Nguyên để hiểu rõ được những vấn đề thì tác giả đo lường các yếu tố tác động đến nhu cầu của khách hàng và mặt tâm lý của người tiêu dùng Mục đích tìm ra nhân tố ảnh hưởng ra sau Từ những đề nghị đó các hàm ý quản trị nâng cao chất lượng hiệu quả thuê căn hộ dịch vụ Đề ra phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Từ đó cho ra kết quả của căn hộ hay dịch vụ theo yêu cầu của người tiêu dùng, và yếu tố quyết định thuê căn hộ tác động đến 5 yếu tố là cơ sở vật chất, chi phí, dịch vụ, tham khảo ý kiến Những nghiên cứu này cho ra kết quả để hỗ trợ các đơn vị đang được kinh doanh rút ngắn thời gian đưa ra những yêu cầu chính xác đến người tiêu dùng cần đến.

Nghiên cứu “ Pháp triển dịch vụ thuê nhà ở phát triển dịch vụ cho thuê nhà ở tại các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam

(2008) của tác giả Nguyễn Anh Khoa với mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra những vấn đề giải quyết để góp phần phát triển dịch vụ cho thuê nhà tại địa điểm khu công nghiệp tạo ra nhu cầu đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đưa ra tình thế cấp thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường cho thuê nhà ở mức độ cần thiết Nhu cầu dịch vụ cho thuê là một vấn đề lý luận và kiến thức tích lũy từ khinh nghiệm quốc tế Nguyên nhân dịch vụ được thuê tại khu công nghiệp ở Việt Nam Đưa ra cách khắc phục nhẳm nâng cao dich vụ cho thuê nhà trọ tai khu vực công nghiệp ở Việt Nam.

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê trọ quận Thủ Đức của sinh viên của Tác Giả Võ Thị Lệ Uyển –Đinh Hoàng Tường Vi (2020) Tác giả tiến hành nghiên cứu xác định và đánh giá sự hài lòng của người tiêu dùng về vấn đề quyết đinh thuệ trọ tại quận Với nghiên cứu này tác giả thực hiện bởi 2 yếu tố: nghiên cứu định tính và định lượng với sự khảo sát 668 sinh viên Từ đó cho ra kết quả tất cả sinh viên tại Thủ Đức đều đồng ý và tác động 4 yếu tố rõ rệt nhất: quan hệ trong xã hội, yếu tố xung quanh, cơ sở vật chất, giá Từ đó tác giả đưa ra các những ưu điểm và nhược điểm nhằm để nâng cao dịch vụ phòng trọ và đánh giá ý thức của sinh viên.

Abiodun.K.Oyetunji và Sains Humanika (2016) với nghiên cứu “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà ở của sinh viên trong các tổ chức đại học Nigerian” Nhà nghiên cứu tạo khảo sát 470 sinh viên với 37 câu hỏi Đại học Nigerian Từ đó đưa ra ra kết quả thu thập, chịu ảnh ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: Loại nhà, vật chất, vị trí, giá cho thuê hợp lý.

Nghiên cứu “Nhận thức và hành vi mua căn hộ của người tiêu dùng ở thủ đô của Delhi” của Mansi Misra, Gagan Katiyar and A.K Dey (2013) Nhóm nghiên cứu trên được tiến hành thông qua 2 nhân tố rõ rệt nghiên cứu theo phương pháp định tính với việc quản lý nhà, bán hàng bất động sản do trợ lý thực hiện với người có nhu cầu mua, nghiên cứu phương pháp định lượng với chủ thể mua căn hộ Với những nghiên cứu trên tác giả còn đưa ra các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài: Thanh toán, giá, giới thiệu mua, Các nhân tố bên trong các kỹ thuật của những thông số.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng

Khái niệm về sự lựa chọn và tiêu dùng của sinh viên ngày nay cho rằng: “Quá trình thúc đẩy giúp người tiêu dùng ra quyết định được và đề cho mình một phương án tối đa hóa tính nhằm để đem lại một lợi ích trong một lượng ngân sách ” Vì vậy, theo khái niệm của con người đưa ra đó là những tin trường trên thị trường có thể nói hoàn hảo, với những nhu cầu tiêu dùng của người phải chịu sự tác động bởi hai yếu tố cơ bản sau:

Vấn đề thứ nhất phải chịu sự tác động hạn chế về thu nhập: Người tiêu dùng đều chịu sự ràng buộc và giới hạn mức thu nhập hàng tháng của họ Khi đưa ra một quyết định mua một loại mặt hàng nào, người tiêu dùng thường phải suy nghĩ và coi và xem xét một cách kĩ càng về mặt hàng đó có cần thật sự cần thiết hay không, việc mua hàng này dẫn đến khả năng chi trả của họ. Khi học cảm thấy mặt hàng này thật sự cần thiết họ trích một phần thu chi từ nguồn thu nhập của mình để có được một hàng hóa theo đúng nhu cầu và sự cần thiết của họ trong cuộc sống.

Vấn đề thứ hai, chịu ảnh hưởng công dụng của sản phẩm ở mức cao nhất: Người tiêu dùng ưu tiên đặt sự lựa chọn một loại sản phẩm hàng hóa cần thiết lên hàng đầu, bên cạnh đó người tiêu dùng còn ưu tiên sản phẩm mình mua sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích gì cho họ Giá trị mà lợi ích đem lại là tổng quan cho người tiêu dùng nhận được khi lựa chọn hàng hóa và dịch vụ đó.

Ví dụ: Đối với người tiêu dùng khi quyết định thuê một căn hộ: Khi một người nào đó có nhu cầu về nhà ở, anh ta sẽ luôn mong muốn thuê cho mình một căn hộ có đầy đủ tiện nghi là tốt nhất như: không gian phòng rộng rãi, thoáng mát ,đáp ứng những nhu cầu vật chất tốt, v.v Vì vậy, để có được một căn hộ như ý bắt buộc anh ta cần phải tăng thu nhập nhiều hơn nữa Với mức thu nhập của anh ta so với hiện tại thì chỉ có thể chi trả cho một ngôi nhà có mức giá thấp Do đó, việc lựa chọn thuê một căn hộ cần phải phù hợp với khoản chi thu hàng tháng, do vậy anh ta đã quyết định lựa chọn ngôi nhà ở mức giá thấp có các đặc điểm mang lại nhiều tiện ích cho anh ta trong cuộc sống.

Theo quan điểm của một nhà nghiên cứu cho rằng: Người chuyên làm về kinh doanh họ luôn quan sát để ý đến những hành vi người tiêu dùng nhằm mục đích nhận biết về sự hài lòng, thói quen, sở thích của họ Diễn đạt một cách khái quát hơn là xem nhu cầu của người tiêu dùng muốn mua gì, tại sau họ quyết định lựa chọn dịch vụ đó, tại sao họ mua thương hiệu đó và được sản xuất ở đâu, từ những nguyên nhân đó thì các thương hiệu đề một chiến lược nhằm thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa các mặt hàng của mình đã đặt ra.

Những hành động của người tiêu dùng chính là nhận thức của con người khi tác động lẫn nhau giữa các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng trong cuộc sống hằng ngày của họ Do đó các khái niệm này, còn hình thành định nghĩa về hành vi tiêu dùng của còn người được thể hiện dưới góc độ tương tác, tác động lẫn nhau giữa tập thể hay một cá nhân với những yếu tố môi trường bên ngoài.

Với các yếu tố tác động đến hành vi của người tiêu dùng: Là hành vi mua một bộ phận con người, các nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa phải chịu tác động rất từ các nhân tố khác nhau trong cuộc sống.

Các yếu tố nhằm thúc đẩy quyết định của người tiêu dùng:

+ Về vấn đề hiểu và biết nhu cầu: Quá trình ra quyết định và đưa ra lựa chọn của người tiêu dùng thì bắt buộc họ phải hiểu biết một số vấn đề cần được giải quyết Ở quá trình này có vai trò chủ chốt trong quá trình đưa ra quyết định bởi các yếu tố thúc đẩy hành động của người tiêu dùng Khi người tiêu dùng hiểu biết được những nhu cầu của họ diễn ra sự khác nhau về thực trạng và những mong muốn, những vấn đề ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng rất lớn.

+ Vấn đề thu thập thông tin: Người có nhu cầu mua sắm không thể tìm kiếm và xử lý thông tin được thu thập những vấn đề đã đặt ra Do đó nhu cầu của người tiêu dùng khá lớn và sản phẩm đạt chất lượng cao, họ chi trả ngay lập tức Thay vào đó, người tiêu dùng lưu trữ các yêu cầu trong bộ nhớ hoặc tìm kiếm thông tin liên quan đến yêu cầu đó Có thể chia nguồn thông tin thành hai yếu tố: thông tin bên trong và thông tin bên ngoài Khi mọi người tìm kiếm thông tin, họ có xu hướng hướng nội, đó là quá trình nhớ lại thông tin đã được lưu trữ trong bộ nhớ Qua các yếu tố xung quanh và các trải nghiệm trước đây, điều này sẽ ảnh hưởng đến tác động tìm kiếm thông tin trong đó Vì vậy, để tránh rủi ro nhớ nhầm, nhầm lẫn hoặc không chắc chắn, người tiêu dùng sẽ tiến hành tra cứu thông tin bên ngoài Thu thập thông tin bên ngoài là việc cung cấp thêm thông tin sẵn có.

+ Đánh giá những nhu cầu tiêu dùng: Đối với sự phát triển hiện tại, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn trước khi mua hàng Theo một vài quan điểm của các nhà nghiên cứu, những quy trình đánh giá thường sắp xếp theo một trình tự trình: Thứ nhất, người tiêu dùng cảm thấy mỗi sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính Trong đó, mỗi thuộc tính được gán với một chức năng có lợi, tức là sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Thứ hai, người tiêu dùng phân chia thành các mức độ quan trọng khác nhau tùy theo nhu cầu và chất lượng sản phẩm để đánh giá hiệu quả Thứ ba, xu hướng của người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm xây dựng một tập hợp niềm tin về nhãn hiệu, và đó là cơ sở để đánh giá hiệu quả của sản phẩm đó.

+ Chấp thuận mua: Trong bước đánh giá này , đã hình thành sự yêu thích của người tiêu dùng đối với những mặt hàng và hình thành ý định mua hàng yêu thích nhất Nhưng mà giữa ý định mua hàng và quyết định mua của người tiêu dùng phát sinh ra hai yếu tố hưởng đến thái độ của người khác và yếu tố bất ngờ Đối với hai yếu tố này có thể làm phát sinh quyết định mua hay không mua một mặt hàng khác không phải là nhãn hiệu được đánh giá tốt nhất

+ Những tác động sau khi mua: Sau thời điểm mua, thì người tiêu dùng sử dụng sản phẩm đưa ra đánh giá về sự hài lòng hay không hài lòng hay mức độ cảm nhận đối với sản phẩm tại một thời điểm nhất định Trong thời gian đó, họ sẽ có những hành vi sau khi mua hoặc những phản ứng nhất định đối với sản phẩm,cách sử dụng sản phẩm Một sản phẩm chất lượng sẽ làm cho người tiêu dùng tin cậy và sản phẩm ấy sẽ được mua lại, hoặc lan tỏa đến mọi người Trái lại, thì họ sẽ cảm thấy ko phù hợp bắt buộc của mình thì họ thiết lập sự mất thăng bằng tâm lý bằng bí quyết sẽ chuyển sang tiêu dùng nhãn hàng khác.

Những ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn

Khi nói về chi tiết này thì chất lượng sản phẩm luôn đi kèm sở hữu giá cả, giá cả cũng là một trong các thành phần có tương tác không hề nhỏ tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng Tuy rằng, khi sản phẩm với chất lượng cao mà giá cả rẻ hơn sẽ thu hút được người mua và chiếm ưu thế ngày càng cao hơn Biến số đo lường giá phòng buộc phải yêu thích có phòng trọ sở hữu mức tương tác cao nhất, chất lượng phòng nên tốt Với ý kiên trên đưa ra là chính xác, có thể đối tượng sinh viên là nhóm có thu nhập thấp ,đối với phòng trọ đảm bảo được yêu cầu như phòng rộng, không gian thoáng mát thiết kế đúng tiêu chuẩn – có thể nói giá thành phòng trọ tương đối cao, sinh viên vẫn lựa chọn thuê, vì sinh viên có thể ở ghép để chia sẻ chi phí.

Yếu tố này mang mức tương tác lớn nhất là biến đo lường nhà trọ gần trường Đa số sinh viên hiện tại luôn sở hữu xu hướng chọn và thuê các nhà trọ ở gần trường để thuận tiện cho việc học tập, cũng như tùng tiệm được một phần chi phí đi lại Mức ảnh hưởng rẻ nhất là biến đo lường nhà trọ sắp chợ Có thể, đây là yếu tố quan trọng nhưng nó sẽ không liên quan rộng rãi đến quyết định thuê trọ Vị trí từ chợ cho đến trường hơi xa sinh viên vẫn có thể di chuyển đến trường bằng các nhiều phương tiện khác.

An ninh là một phần không hề nhỏ trong việc quản lý khu nhà trọ, đảm bảo sự an toàn cho sinh viên, an ninh nhà trọ càng phải chăng thì sinh viên xu hướng lựa sắm thuê nhà trọ đó ngày một cao Biên số an ninh khu vực xung quanh thấp mang giá trị ảnh hưởng to nhất Xung quanh khu vực trọ được bảo đảm về mặt an ninh trong một thời gian nhất định không xảy ra tình trạng trộm cắp, cờ bạc, cá độ, gây rối an ninh… Khi một nhà trọ nằm trong khu vực này có sự an ninh và an toàn xã hội hơn các khu vực khác, sinh viên đến thuê trọ cũng một phần an tâm về vật chất và mặt tinh thần.

2.2.4 Yếu tố cơ sở vật chất

Biến số phòng trọ được bề ngoài và xây dựng đạt chuẩn thấp có mức tương tác cao nhất Đạt chuẩn thấp ở đây được hiểu là phòng trọ thoáng mát, sạch sẽ, hầu hết ánh sáng và không ẩm ướt Phòng trọ được xây dựng đáp ứng được các yêu cầu của sinh viên sẽ góp phần giúp cho đời sống ngày càng ổn định với một tâm lý thoải mái, bảo đảm về mặc, y tế, làm cho đời sống sinh viên ngày càng tốt hơn dẫn đến kết quả học tập được nâng cao

Tác nhân trên có khả năng ảnh hưởng lớn nhất là biến số chủ nhà có trách nhiệm sửa sang nhà để đáp ứng được những yêu cầu về vật chất, kết cấu trang thiết bị của phòng trọ, đảm bảo an toàn cho sinh viên Tuy nhiên một số khu vực phòng trọ chủ trọ ở xa không quản lý hay nắm bắt được những phản ánh của sinh viên về việc hư hao các vật dụng như điện, đèn, quạt, ống nước cũng một phần gây trở ngại cho sinh viên Việc này dẫn mức độ tin cậy của sinh viên đối chủ trọ Bên cạnh đó đời sống sinh hoạt của sinh viên diên ra ngày càng khó khăn hơn, do đó ở biến này được các bạn sinh viên đánh giá cao hơn so có các biến còn lại.

Quá trình quyết định lựa chọn

Những năm vừa qua, tại các khu vục Thành phố Hồ Chí Minh luôn là liên hệ lôi kéo phổ biến sinh viên và đặc thù chiếm một phần không nhỏ ấy là sinh viên Số lượng sinh viên tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh với xu thế tăng dần qua các năm sở hữu các sinh viên theo học bậc đại học.

2.3.2 Đánh giá các phương án lựa chọn

Trong cuộc sống hiện nay, người thuê trọ thường xuyên nên đứng trước rộng rãi sự lựa sắm trước lúc thuê trọ nào đó: Cụ thể như sau:

Phương án thứ nhất, người thuê sẽ đặt ra một chuỗi bao gồm một tập hợp những quan điểm thuộc tính mà mình cần quan tâm như giá cả phải chăng, yếu tố an ninh, vị trí diện tích, đầy đủ các thiết bị tiện nghi,

Phương pháp thứ hai, người thuê phải xác định ngay từ ban đầu về những ý định hay những nhu cầu của bản thân từ đó giúp người tiêu dùng đưa ra một quyết định chính xác Trong các giai đoạn này với những đánh giá từ người tiêu dùng còn sở hữu hai yếu tố chịu tác động bởi yếu tố khác: những ý kiến của người đã thuê hay bạn bè, gia đình và xã hội ) và đây tình huống bất ngờ Những yếu tố trên có thể sinh ra một quyết định không chính xác dẫn đến không thuê hay thuê một phòng kém chất lượng hay bỏ qua một phòng trọ tốt theo tiêu chí ban đầu.

2.3.3 Hành vi sau khi lựa chọn

Sau khi lựa chọn, người thuê mang thái độ cảm thấy ưng ý,hài lòng hay không chấp nhận ở một chỗ ở nào ấy về sự lựa mua này Tiếp đó, họ sẽ với các biểu hiện hay hành động hoặc phản ứng nào đó về nơi thuê.

PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Chọn mô hình nghiên cứu

Nhóm thực hiện nghiên cứu trên mô hình hồi quy đa biến.

- Phương trình hồi quy đa biến: Y = β0+β1X1+β2X2+…+βnXn+ ε

Xét trường hợp cụ thể đối với đề tài nghiên cứu đang thực hiện:

Y: Biến phụ thuộc – “Quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên”

X, X1, X2, Xn: Là các biến độc lập bao gồm:

X1: Đại diện cho yếu tố giá cả

X2: Đại diện cho yếu tố vị trí

X3: Đại diện cho yếu tố an ninh

X4: Đại diện cho yếu tố cơ sở vật chất

X5: Đại diện cho yếu tố dịch vụ

-β0: Hằng số hồi quy, hay còn gọi là hệ số chặn Có nghĩa là nó sẽ thể hiện biến phụ thuộc sẽ như thế nào nếu như các biến độc lập bằng 0, nghĩa là các yếu tố trên không tác động đến “Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn phòng trọ của sinh viên”.

-β1, β2, βn: Hệ số hồi quy, hay còn gọi là hệ số góc Chỉ số này cho biết sự thay đổi biến phụ thuộc bị gây ra bởi các biến độc lập. Thông qua các yêu cầu chỉ số biểu thị mức độ tăng hoặc giảm của

‘‘Ảnh hướng các yếu tố quyết định chọn phòng trọ của sinh viên”

- ε : Sai số : sai số càng cao, tỉ lệ dự đoán quy hồi càng sai lệch cho với thực tế Sai số trong hồi quy tổng thể hay phần dư của hồi quy mẫu là đại diện cho hai giá trị Một là sai số ngẫu nhiên, hai là các biến độc lập ngoài mô hình

Như vậy, mô hình tuyến tính bội trong nghiên cứu này như sau:

Yếu tố quyết định = β0+β1 giá, dịch vụ +β2 vị trí, β3 an ninh +β4 cơ sở vật chất, β5 dịch vụ + ε

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh học tập ở các trường tại khu vực tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Ngọc Thức

(2021) được thực hiện qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua trao đổi với các sinh viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát bằng bảng khảo sát trực tuyến kết hợp dùng mô hình hồi quy đa biến để kết luận những nhân tố tác động đến quyết định chọn phòng trọ của sinh viên theo chương trình đào tạo tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Tổng có 188 người là sinh viên ngoại tỉnh đang thuê trọ tham gia khảo sát và dữ liệu được phân tích định lượng thông qua IBM SPSS Statistics 20.0 Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn phòng trọ là:

“giá cả”, “an ninh”, “cơ sở vật chất”, “chất lượng dịch vụ”, “vị trí”.

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu lý thuyết

H1: giá cả là yếu tố ưu tiên hàng đầu dẫn đến quyết định chọn phòng trọ của sinh viên

H2: vị trí chỗ ở tiện cho việc đi lại và phục vụ các nhu cầu cần thiết của sinh viên

H3 Quyết định chọn chỗ ở của sinh viên

H3: an ninh là yếu tố quan trọng cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi sinh viên quyết định thuê phòng trọ

H4: cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của sinh viên dẫn đến quyết định chọn phòng trọ

H5: dịch vụ hỗ trợ tại phòng trọ là một yếu tố quyết định trong việc đánh giá cuối cùng khi chọn nơi ở của sinh viên

Mã hóa biến số

Bảng 3.2.1 Thang đo về giá cả

GIÁ CẢ GC1 Mức giá thuê trọ hợp lý với chât lượng

GC2 Mức giá thuê trọ hợp lý với số tiền thuê trọ hàng tháng GC3 Mức giá chi trả cho chỗ ở không thay đổi thất thường

GC4 Mức giá thuê trọ ở khu vực xung quanh tỉ lệ thuận với lợi ích có được

GC5 Mức giá chi trả cho chỗ ở phù hợp với mong đợi của bạn

Bảng 3.2.2 Thang đo về vị trí

VỊ TRÍ VT1 Chỗ ở và trường học của bạn gần nhau

VT2 Chỗ ở và chợ/cửa hàng tiện lợi/siêu thị gần nhau

VT3 Chỗ ở và các cơ sở y tế gần nhau

VT4 Chỗ ở và nơi học phụ đạo gần nhau

VT5 Vị trí bạn thuê khá là hợp lý

Bảng 3.2.3 Thang đo về an ninh

AN NINHAN1 Vấn nạn xã hội (trộm cắp, hành hung,đua xe, đánh nhau, ) hạn chế xảy ra nơi bạn ở AN2 Các quy định về nội quy, giờ giấc ra vào hợp lý

AN3 Vật dụng thiết yếu (bình chữa cháy, cầu dao ngắt điện tự động ) AN4 Bãi đỗ xe an toàn, có thiết bị an ninh giám sát

AN5 Bạn cảm thấy an toàn về nơi bạn đang sinh sống

Bảng 3.2.4 Thang đo về cơ sở vật chất

CƠ SỞ VẬT CHẤT CS1 Diện tích phòng ở thoải mái, tiện nghi

CS2 Không gian phòng rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng CS3 Cơ sở hạ tầng (trần nhà, tường, sàn nhà…) chắc chắn CS4 Nhà vệ sinh đạt chuẩn yêu cầu cơ bản

CS5 Nội thất chỗ ở đầy đủ ,tiện lợi (quạt , bàn , ghế , )

Bảng 3.2.5 Thang đo về dịch vụ

DỊCH VỤ DV1 Chất lượng thức ăn đạt chuẩn an toàn thực phẩm

DV2 Chất lượng dịch vụ y tế được đảm bảo

DV3 Nguồn điện, nguồn nước được cung cấp đầy đủ

DV4 Chất lượng mạng Internet tốt

DV5 Nhu cầu (giải trí, giặt ủi, …) đảm bảo và đáp ứng kịp thời

Bảng 3.2.6 Thang đo quyết định lựa chọn phòng trọ

QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHÒNG TRỌ QĐ1 Bạn có hài lòng với chỗ ở của mình

QĐ2 Bạn vẫn tiếp tục ở nơi hiện tại.

QĐ3 Bạn quyết định đề xuất chỗ ở cho bạn bè, người thân tham khảo thuê ở

QĐ4 Trong tương lai bạn có muốn tìm một nhà trọ khác tốt hơn

Phương pháp chọn mẫu

Cách tính toán kích thước mẫu n dựa trên công thức: n = 50+8*m (Hair et al.,1998) Trong đó: n là kích thước mẫu m là các biến độc lập Dựa vào công thức trên, ta có: n = 50+8*29 = 282 n = 282 chính là kích thước mẫu tối thiểu mà nhóm nghiên cứu cần chọn để khảo sát Số lượng mẫu nắm vai trò chủ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu và tác động đến kết quả nghiên cứu Kích cỡ mẫu tỉ lệ thuận với kết quả nghiên cứu.

Vì lý do thời gian và nhân lực nên nhóm quyết định chọn n 200 là kích thước mẫu cho quá trình nghiên cứu theo đề tài đã chọn.

Quy trình thu thập dữ liệu

Khảo sát bằng bảng hỏi thông qua việc tạo form trên Google form Cách khảo sát này giúp tiếp cận hơn với nhiều sinh viên hơn, giúp tiếp kiệm thời gian cả người khảo sát và người được khảo sát. Người khảo sát chỉ cần thông qua các câu gỏi trên form để trả lời và gửi để hoàn thành việc khảo sát.

Người khảo sát tiến hành gửi bảng khảo sát cho các sinh viên làm khảo sát Quá trình làm khảo sát của sinh viên chỉ mất tầm 2-

3 phút để đọc và trả lời các câu hỏi khảo sát

Người khảo sát bên cảnh gửi bảng khảo sát đồng thời theo dõi quá trình thu thập đủ số lượng khảo sát đặt ra để đóng khảo sát và tiến hành phân tích khảo sát

Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu từ ngày 7/12/2022 đến ngày 11/12/2022.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả mẫu

Bảng 4.1.1 Kết quả thống tỉ lệ sinh viên có ở trọ

(Nguồn: kết quả nghiên cứu từ phần mềm SPSS 20.0)

Nhận xét: Thống kê các sinh viên tham gia khảo sát, có 140 sinh viên đang ở trọ chiếm tỷ lệ 70% và 60 sinh viên không ở trọ chiếm tỷ lệ 30% Tỷ lệ giữa có/không ở trọ là 70/30.

Bảng 4.1.2 Kết quả thống kê đối tượng điều tra về năm

(Nguồn: kết quả nghiên cứu từ phần mềm SPSS 20.0)

Nhận xét: Thống kê của 200 sinh viên tham gia khảo sát, có

74 sinh viên năm nhất chiếm tỷ lệ 37%, 41 sinh viên năm hai chiếm tỷ lệ 20.5%, 56 sinh viên năm ba chiếm tỷ lệ 28% và 29 sinh viên năm tư chiếm tỷ lệ 14.5%

Bảng 4.1.3 Kết quả thống kê đối tượng điều tra về giới tính

(Nguồn: kết quả nghiên cứu từ phần mềm SPSS 20.0)

Nhận xét: Thống kê những sinh viên tham gia khảo sát có

103 nữ chiếm tỷ lệ 51.5% và 97 sinh viên nam chiếm tỷ lệ 48.5%.

Bảng 4.1.4 Kết quả thống kê đối tượng điều tra về loại hình phòng trọ Frequency Percent

(Nguồn: kết quả nghiên cứu từ phần mềm SPSS 20.0)

Nhận xét: Thống kê những sinh viên tham gia khảo sát có

104 sinh viên ở nhà chung chủ chiếm tỷ lệ 52%, 42 sinh viên ở ký túc xá chiếm tỷ lệ 21%, 40 sinh viên ở nhà dãy chiếm tỷ lệ 20%,

14 sinh viên ở nhà riêng chiếm tỷ lệ 7%.

Kiểm tra mức tin cậy thang đo

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

(Nguồn: kết quả nghiên cứu từ phần mềm SPSS 20.0)

Nhận xét: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.833 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng các biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên yếu tố Giá cả đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

(Nguồn: kết quả nghiên cứu từ phần mềm SPSS 20.0)

Nhận xét: Hệ số tương quan biến tổng biến VT3 = 0.071 0.6 và hệ số tương quan biến tổng các biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên yếu tố Giá cả đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

(Nguồn: kết quả nghiên cứu từ phần mềm SPSS 20.0)

Nhận xét: Hệ số tương quan biến tổng biến CS4, CS5 nhỏ hơn 0.3 nên không đạt yêu cầu về độ tin cậy nên được loại và kiểm định lại.

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

(Nguồn: kết quả nghiên cứu từ phần mềm SPSS 20.0)

Nhận xét: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.741 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng các biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên yếu tố Giá cả đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

(Nguồn: kết quả nghiên cứu từ phần mềm SPSS 20.0)

Nhận xét: Hệ số tương quan biến tổng biến VT3 = 0.071 0.6 và hệ số tương quan biến tổng các biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên yếu tố Giá cả đạt yêu cầu về độ tin cậy.

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Nhận xét: Hệ số KMO = 0.817 > 0.5 và sig Barlett’s = 0.000 nên phân tích nhân tố là phụ hợp và các biến quan sát có tương quan với nhau.

Initial Eigenvalues Extraction Sums of

Rotation Sums of Squared Loadings

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nhận xét: Hệ số Eigenvalues nhân tố thứ 5 = 1.065 > 1 nên có 5 nhân tố được trích ra Tổng phương sai trích = 65.043% > 50% nên đạt yêu cầu, nghĩa là 5 nhân tố giải thích được 65.043% biến thiên dữ liệu.

Rotation Method: Varimax with Kaiser

Normalization. a Rotation converged in 5 iterations.

(Nguồn: kết quả nghiên cứu từ phần mềm SPSS 20.0)

Nhận xét: Hệ số nhân tố các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 nên đều đạt yêu cầu Sau khi phân tích nhân tố EFA ta có các yếu tố và các biến quan sát như sau:

GC – GC1, GC2, GC3, GC4, GC5.

VT – VT1, VT2, VT4, VT5.

AN – AN1, AN2, AN3, AN4, AN5.

DV – DV1, DV2, DV3, DV5.

4.3.2 Phân tích nhân tố EFA các biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Nhận xét: Hệ số KMO = 0.761 > 0.5 và sig Barlett’s = 0.000 nên phân tích nhân tố là phụ hợp và các biến quan sát có tương quan với nhau.

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nhận xét: Hệ số Eigenvalues = 2.331 > 1 nên có 1 nhân tố được trích ra Tổng phương sai trích = 58.270% > 50% nên đạt yêu cầu, nghĩa là 1 nhân tố giải thích được 58.270% biến thiên dữ liệu.

Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội

Nhận xét: Hệ số nhân tố các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 nên đều đạt yêu câu Sau khi phân tích nhân tố EFA ta có các yếu tố và các biến quan sát như sau: QD – QD1, QD2, QD3, QD4.

4.4 Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội

4.4.1 Phân tích tương quan

QD GC VT AN CS DV

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nhận xét: các yếu tố độc lập trừ yếu tố VT thì đều có tương quan với yếu tố phụ thuộc QD với giá trị sig nhỏ hơn 0.05 Các yếu tố độc lập ít tương quan với nhau với giá trị sig đa phần lớn hơn 0.05 nên mô hình ít có khả năng xảy ra hiện tượng tự tương quan.

4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Std Error of the Estimate

1 736 a 542 530 50873 2.047 a Predictors: (Constant), DV, AN, VT, GC, CS b Dependent Variable: QD

Giá trị R bình hiệu chỉnh = 0.530 tức là có 53% sự biến thiên của yếu tố phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình và 47% còn lại được giải thích bởi các biến trong mô hình.

Giá trị Durbin-Watson = 2.047 nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Total 109.600 199 a Dependent Variable: QD b Predictors: (Constant), DV, AN, VT, GC, CS

Nhận xét: sig kiểm định F = 0.000 < 0.05 nên mô hình hồi quy là phù hợp.

Các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10 nên không xảy hiện tượng đa cộng tuyến.

Các giá trị sig kiểm định t đều nhỏ hơn 0.05 nên các yếu tố độc lập đều có ý nghĩa thống kê.

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:

QD = -0.698 + 0.241*GC + 0.139*VT + 0.267*AN + 0.310*CS + 0.250*DV Ý nghĩa:

Khi các yếu tố không đổi thì Quyết định thuê phòng trọ bằng -0.698.

B1 = 0.241, Giá cả có ảnh hưởng đến Quyết định thuê trọ, khi Giá cả tăng/giảm 1 điểm thì Quyết định thuê phòng trọ tăng/giảm 0.241 điểm.

B2 = 0.139 , Vị trí có ảnh hưởng đến Quyết định thuê trọ, khi Vị trí tăng/giảm 1 điểm thì Quyết định thuê phòng trọ tăng/giảm 0.139 điểm

B3 = 0.267, An ninh có ảnh hưởng đến Quyết định thuê trọ, khi An ninh tăng/giảm 1 điểm thì Quyết định thuê phòng trọ tăng/giảm 0.267 điểm.

B4 = 0.310, Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến Quyết định thuê trọ, khi Cơ sở vật chất tăng/giảm 1 điểm thì Quyết định thuê phòng trọ tăng/giảm 0.310 điểm.

B5 = 0.250, Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến Quyết định thuê trọ, khi Chất lượng dịch vụ tăng/giảm 1 điểm thì Quyết định thuê phòng trọ tăng/giảm 0.250 điểm.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

QD = 0.242*GC + 0.153*VT + 0.303*AN + 0.318*CS +0.260*DV Ý nghĩa:

Khi các yếu tố không đổi thì Quyết định thuê phòng trọ bằng -0.698.

Beta1 = 0.242, Giá cả có ảnh hưởng đến Quyết định thuê trọ, khi Giá cả tăng/giảm 1 điểm thì Quyết định thuê phòng trọ tăng/giảm 0.242 điểm.

Beta2 = 0.153 , Vị trí có ảnh hưởng đến Quyết định thuê trọ, khi Vị trí tăng/giảm 1 điểm thì Quyết định thuê phòng trọ tăng/giảm 0.153 điểm

Beta3 = 0.303, An ninh có ảnh hưởng đến Quyết định thuê trọ, khi

An ninh tăng/giảm 1 điểm thì Quyết định thuê phòng trọ tăng/giảm 0.303 điểm.

Beta4 = 0.318, Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến Quyết định thuê trọ, khi Cơ sở vật chất tăng/giảm 1 điểm thì Quyết định thuê phòng trọ tăng/giảm 0.318 điểm.

Beta5 = 0.260, Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến Quyết định thuê trọ, khi Chất lượng dịch vụ tăng/giảm 1 điểm thì Quyết định thuê phòng trọ tăng/giảm 0.260 điểm.

H1: Giá cả có tác động đến quyết định thuê trọ

H2: Vị trí có tác động đến quyết định thuê trọ

H3: An ninh có tác động đến quyết định thuê trọ

H4: Cơ sở vật chất có tác động đến quyết định thuê trọ

H5: Chất lượng dịch vụ có tác động đến quyết định thuê trọ

Nhận xét: Giá trị trung bình = 2.20E-16 gần bằng 0, độ lệch chuẩn = 0.987 gần bằng 1 nên phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn,giả định phân phối chuẩn phần dư không bị vi phạm.

Nhận xét: Các điểm dữ liệu phân bố gần đường chéo nên phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn phần dư không bị vi phạm.

Nhận xét: các điểm dữ liệu phân bố gần tung độ 0 nên giả định quan hệ tuyến tính phần dư không bị vi phạm.

Ngày đăng: 08/08/2023, 18:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w