1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ

16 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 271,17 KB

Nội dung

nghiên cứu các quy định quyền tác giả trong hệ thống luật Hoa Kỳ

Trang 1

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ :

Luận văn ThS Luật: 60 38 60 / Trần Anh Hùng ; Nghd :

PGS.TS Nguyễn Bá Diến

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ,

1.1 Khái niệm, đặc điểm của quyền tác giả 5

1.1.1 Sơ lược sự ra đời và phát triển của quyền tác giả 5

1.2.1 Bản quyền tác giả và việc bảo hộ bản quyền tác giả 14

1.2.2 Ý nghĩa và các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả 18

1.2.2

1 Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả 18

1.2.2

2

Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA

HOA KỲ

27 2.1 Lược sử hình thành và phát triển của Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ 27

2.2 Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật Quyền tác giả 30

2.2.1 Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả 30

2.3 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và những hạn chế đối với quyền

2.3.2 Những hạn chế đối với quyền tác giả 40

2.5 Cục Bản quyền tác giả và Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả 54

2.5.2 Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả 56

2.6 Xâm phạm quyền tác giả và các biện pháp thực thi 57

Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG GIẢI

PHÁP KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI VIỆT NAM

68

3.1 So sánh pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam 68

3.1.1 Những điểm tương đồng trong các qui định pháp luật về bảo hộ

3.1.2 Những điểm khác biệt trong các quy định pháp luật về bảo hộ

quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam 75

3.2 Một số bài học kinh nghiệm đối với công tác lập pháp và thực thi

Trang 2

3 4

3.2.1 Quản lý nhà nước về quyền tác giả 78

3.2.2 Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả 79

3.2.3 Hệ thống chế tài trong việc thực thi bảo hộ quyền tác giả 81

3.2.4 Vai trò của các Hiệp hội liên quan đến quyền tác giả 82

3.2.6 Giải quyết những thách thức về vấn đề bản quyền trong thời đại kỹ

thuật số - nội dung trọng tâm của việc bảo hộ quyền tác giả trong

giai đoạn hiện nay

86

3.2.6

1 Những nét đặc trưng của công nghệ số có liên quan đến bản quyền 86

3.2.6

2 Những điểm đáng lưu ý của pháp luật Hoa Kỳ đối với việc bảo hộ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số 87

3.3 Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực

thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam 92

3.3.1 Khái quát một số kết quả trong công tác lập pháp về bảo hộ quyền

3.3.2 Một số tồn tại và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi

pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam 99

3.3.2

1 Một số tồn tại trong các quy định pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam theo chuẩn quốc tế 99

3.3.2

2 Một số giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam trong điều kiện hiện

nay

105

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các sản phẩm của sự sáng tạo trí tuệ mang tính phi vật chất và dễ phổ biến, khai

thác rộng rãi ở nhiều quốc gia khác nhau Hơn nữa, sự sáng tạo và các sản phẩm của sự

sáng tạo trí tuệ được coi là tiền đề, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội

loài người Do vậy, việc bảo hộ quyền tác giả đối với các sản phẩm của sự sáng tạo trí

tuệ ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Hoa Kỳ là nước công nghiệp rất phát triển, các qui định của pháp luật về quyền tác giả

rất chặt chẽ, vấn đề bảo hộ cũng như thực thi các xâm phạm quyền tác giả được coi trọng

và thực hiện một cách nghiêm chỉnh Vì vậy, việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của quốc

gia này nhằm phục vụ công tác xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền tác giả có ý nghĩa to

lớn đối với Việt Nam

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và đồng thời là bên tham

gia ký kết hiệp định về Quyền tác giả năm 1997, Hiệp định Thương mại năm 2000; hai

nước cùng là thành viên của Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả Do đó, việc nghiên

cứu, tiếp thu, tiến tới sự tương thích về pháp luật trong lĩnh vực quyền tác giả giữa hai

nước là điều kiện hết sức quan trọng trong giao lưu, hợp tác về kinh tế, thương mại, văn

hóa

Tuy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng như vậy nhưng vấn đề bảo hộ quyền

tác giả trong pháp luật Hoa Kỳ chưa được các nhà khoa học pháp lý Việt Nam đầu tư

nghiên cứu một cách thỏa đáng Chình ví vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "Vấn đề bảo hộ

quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ" làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ luật

học của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có một số bài báo và công trình nghiên

cứu đề cập đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ nói riêng, pháp luật

nước ngoài nói chung ở một số khía cạnh hoặc đối với một số đối tượng cụ thể như:

Bản ghi, băng đĩa, tác phẩm nghe nhìn, tác phẩm kiến trúc, v.v

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách

công phu và đầy đủ ở cấp độ một luận văn thạc sĩ hay một luận án tiến sĩ về đề tài bảo

hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ Bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ

mới chỉ được nghiên cứu bằng các bài viết, tranh luận trong các Hội thảo khoa học hoặc

trên một số tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành, một phần, mục trong các giáo trình,

sách chuyên khảo hay sách tham khảo; hay được đề cập với tư cách là một khía cạnh

của các chế định quyền tác giả Do đó, các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh đề tài

bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ đòi hỏi các nhà khoa học cần phải được

tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên khảo và sâu sắc hơn

Vì vậy, tác giả hy vọng với sự đầu tư và nghiên cứu thích đáng vào luận văn thạc sĩ

về đề tài Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ, sẽ là một tài liệu tham

khảo có giá trị cả về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu

Việc nghiên cứu vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ có nhiều nội

dung liên quan đến các qui định trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng như trong hệ

thống pháp luật quốc tế Bởi vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xem xét và giải

quyết một số vấn đề xung quanh chế định bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ

mà cụ thể là:

Trang 4

7 8

- Những vấn đề lí luận cơ bản về quyền tác giả như: khái niệm, đặc điểm, đối tượng,

chủ thể của quyền tác giả;

- Những vấn đề lí luận cơ bản về vấn đề bảo hộ quyền tác giả như: sự hình thành,

phát triển của pháp luật thế giới về bảo hộ quyền tác giả, ý nghĩa và các nguyên tắc bảo

hộ quyền tác giả;

- Phân tích các quy định về bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ;

- Đánh giá sự tương quan và khác biệt trong hệ thống quy định pháp luật về quyền

tác giả của Hoa Kỳ với Việt Nam và các qui định của pháp luật quốc tế để đề xuất

những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa các qui định về quyền tác giả tại Việt

Nam

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với phạm vi nghiên cứu nêu trên trong luận văn này, tác giả tập trung vào giải quyết

những nhiệm vụ chính như sau:

- Phân tích, tổng kết các vấn đề lí luận về quyền tác giả như: khái niệm, đặc điểm,

đối tượng, chủ thể của quyền tác giả

- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về bảo hộ quyền tác giả

trong pháp luật quốc tế; phân tích ý nghĩa, nội dung các nguyên tắc cơ bản trong bảo hộ

quyền tác giả

- Phân tích các quy định về bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ;

- So sánh quy định pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam và Hoa Kỳ

- Trên cơ sở những nghiên cứu đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế

định bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam để có sự hài hòa với pháp luật của

đối tác thương mại Hoa Kỳ và phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục đích đã đặt ra trên cơ sở lý luận là phép duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương

pháp so sánh, phân tích tài liệu, phương pháp tổng hợp, cũng như những thành tựu của

khoa học luật tư pháp quốc tế, các công trình của các nhà khoa học - luật gia ở trong và

ngoài nước

Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo hàng năm,

các chuyên đề, tài liệu hội thảo của Cục Bản quyền tác giả Văn học - nghệ thuật, của Tòa

án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số vụ tranh chấp quyền tác

giả theo pháp luật Hoa Kỳ trong thực tiễn Thông tin trên mạng Internet để phân tích và

đánh giá, tổng hợp các tri thức khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới về khoa học của luận văn

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ tác giả đã làm rõ các

vấn đề lí luận cơ bản về quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả; phân tích hệ thống quy

định pháp luật hiện hành của Hoa Kỳ về bảo hộ quyền tác giả;so sánh tương quan với

pháp luật Việt Nam; đồng thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

bảo hộ quyền tác giả nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc hội nhập quốc tế

Về điểm mới về khoa học của luận văn ở một chừng mực nhất định có thể khẳng

định rằng, đây là nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc

sĩ đề cập đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ Điều đó càng trở nên

quan trọng hơn vì Hoa Kỳ là quốc gia có hệ thống quy định về quyền tác giả tiên tiến

trên thế giới, đồng thời là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam

Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các cán bộ

Trang 5

nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên

thuộc chuyên ngành Luật Dân sự và Tư pháp quốc tế

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận

văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả

Chương 2: Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ

Chương 3: Bài học kinh nghiệm và giải pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp

luật bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ,

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ 1.1 Khái niệm, đặc điểm của quyền tác giả

1.1.1 Sơ lược sự ra đời và phát triển của quyền tác giả

Trong thời kỳ Cổ đại và thời kỳ Trung Cổ người ta chưa biết đến quyền cho một tác

phẩm trí tuệ.Cùng với phát minh in (khoảng 1440), các bản sao chép lại của một tác

phẩm bắt đầu có thể được sản xuất ở số lượng lớn một cách dễ dàng hơn Nhưng tác giả

vẫn chưa có được "quyền tác giả" ở bên cạnh và còn phải vui mừng là chẳng những tác

phẩm được in mà nhà in hay nhà xuất bản còn trả cho một số tiền cho bản viết tay Khi

Thời kỳ Phục hưng bắt đầu, cá nhân con người trở nên quan trọng hơn và đặc quyền tác

giả cũng được ban phát để thưởng cho những người sáng tạo ra tác phẩm của họ

Mãi đến thế kỷ XVIII, lần đầu tiên mới có các lý thuyết về các quyền giống như sở

hữu cho các lao động trí óc (và hiện tượng của sở hữu phi vật chất) Trong một bộ luật

của nước Anh năm 1710, Statue of Anne, lần đầu tiên một độc quyền sao chép của tác

giả được công nhận Tác giả sau đó nhượng quyền này lại cho nhà xuất bản Sau một

thời gian được thỏa thuận trước tất cả các quyền lại thuộc về tác giả Tác phẩm phải

được ghi vào trong danh mục của nghiệp hội các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú

copyright để được bảo vệ Phương pháp này được đưa vào ứng dụng tại Mỹ vào năm

1795 (yêu cầu phải ghi vào danh mục được bãi bỏ tại Anh vào năm 1956 và tại Hoa Kỳ

vào năm 1978)

1.1.2 Khái niệm quyền tác giả

Trên cơ sở khái quát các cách tiếp cận về khái niệm quyền tác giả, luận văn đưa ra định

nghĩa quyền tác giả như sau: Quyền tác giả là quyền của người sáng tác đối với các tác

phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do họ sáng tạo Quyền tác giả bao gồm những quyền

nhân thân và quyền tài sản của tác giả liên quan đến tác phẩm; các quyền này được bảo hộ

bởi pháp luật

1.1.3 Đặc điểm của quyền tác giả

Thứ nhất, quyền tác giả là quyền gắn liền với nhân thân, danh tiếng của của chủ thể

sáng tạo, là sự thể hiện quyền cơ bản của con người, đó là quyền tự do sáng tạo

Thứ hai, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản

Thứ ba, quyền tác giả có thể trở thành đối tượng của các giao dịch mua bán (chuyển

quyền)

Thứ tư, đối tượng của quyền tác giả được định hình dưới một dạng vật chất nhất định

và thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm, cùng với sự phát triển của khoa học

Trang 6

11 12

công nghệ quyền tác giả dễ bị xâm phạm hơn

Thứ năm, quyền tác giả xác lập theo cơ chế bảo hộ tự động và được bảo hộ một cách

không tuyệt đối Các qui định về việc sử dụng hợp lý tác phẩm cho thấy rằng quyền tác

giả không phải được bảo vệ tuyệt đối

1.2 Bảo hộ quyền tác giả

1.2.1 Bản quyền tác giả và việc bảo hộ bản quyền tác giả

Bản quyền tác giả là bản quyền của người sáng tác ra tác phẩm có bản quyền hoặc là

của người thuê người sáng tác ra tác phẩm có bản quyền trong phạm vi công việc được

thuê, người thuê có thể là cá nhân hoặc công ty, hay trong một số trường hợp là bên

hưởng hoa hồng đối với một số loại hình tác phẩm đặc biệt Bản quyền là một thuật ngữ

pháp lý mô tả quyền lợi kinh tế của người sáng tác ra các tác phẩm văn học và nghệ

thuật, trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn hay trưng bày tác phẩm của

mình trước công chúng

Như vậy, bản quyền là quyền duy nhất do chính phủ trao cho tác giả hoặc thừa nhận

đối với tác giả một tác phẩm nhằm ngăn chặn những người khác không được phép in sao,

sửa đổi, phát hành ra công chúng, biểu diễn hay trình diễn trước công chúng Bản quyền

không bảo vệ những ý tưởng trừu tượng; bản quyền chỉ bảo vệ những hình thức diễn đạt

cụ thể trong một tác phẩm Để được bảo hộ thì tác phẩm được cấp bản quyền phải có

tính nguyên bản và một chút tính sáng tạo Có thể thấy rằng:

Một là, các tác phẩm tác phẩm văn học, âm nhạc, khoa học hay nghệ thuật thể hiện

quá trình sáng tạo, làm việc nghiêm túc của tác giả các tác phẩm đó, do vậy, việc bảo hộ

quyền tác giả thể hiện sự trân trọng quyền sáng tạo đã được hiến pháp quy định

Hai là, bảo hộ quyền tác giả góp phần ngăn chặn tình trạng xâm phạm bản quyền tác

giả đang diễn ra khắp nơi trên phạm vi toàn cầu Đánh cắp/ ăn cắp bản quyền là việc sao

chép y nguyên, không được ủy quyền và bất hợp pháp một tác phẩm có bản quyền hay

một sản phẩm có nhãn hiệu với quy mô kinh doanh

Ba là, bảo hộ quyền tác giả có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích hoạt động

sáng tạo trong toàn bộ đời sống xã hội

1.2.2 Ý nghĩa và các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

1.2.2.1 Ý nghĩa của việc bảo bộ quyền tác giả

Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả góp phần thúc đẩy sức sáng tạo và sự phát triển của văn

học, nghệ thuật và khoa học góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ trong

phạm vi quốc gia mà còn cả trên trường quốc tế

Thứ hai, thông qua việc bảo hộ quyền tác giả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ

biến tác phẩm tới công chúng và là cầu nối cho việc tăng cường sự hiểu biết giữa các

dân tộc, tạo tiền đề cho việc thiết lập hệ thống bảo hộ quốc tế đối với quyền tác giả

trong phạm vi toàn cầu

Thứ ba, bảo hộ quyền tác giả dù ở cấp độ quốc gia hay quốc tế cũng sẽ góp phần vào

việc bảo đảm một cơ chế bảo hộ quyền tác giả ngày càng có hiệu quả hơn Việc bảo hộ

quyền tác giả được thông qua các phương thức như: Phương thức dân sự, phương thức

hành chính và phương thức hình sự

1.2.2.2 Các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

- Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc bảo trợ tác phẩm có nguồn gốc từ các

quốc gia thành viên của Công ước, tương tự như bảo hộ tác phẩm của công dân chính

quốc gia mình

- Nguyên tắc đương nhiên bảo hộ là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kỳ thủ tục

hình thức nào như là thủ tục đăng ký, nộp lưu chiểu hoặc các thủ tục tương tự

Trang 7

- Nguyên tắc độc lập bảo hộ việc hưởng và thực thi các quyền được đề cập theo

công ước là độc lập với những gì hiện được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm

- Nguyên tắc bảo hộ suốt đời Quyền tác giả với nguyên tắc chung là được bảo hộ

cho cho cả cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời Với mỗi loại hình tác

phẩm thì có những ngoại lệ khác nhau về thời gian bảo hộ quyền tác giả

Kết luận chương 1

Quyền tác giả là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu trí tuệ Pháp luật của các

quốc gia, các điều ước quốc tế đều đã quan tâm nhiều đến việc bảo hộ quyền tác giả

nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền có xu hướng ngày càng gia tăng không

chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở những nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản

Quyền tác giả là quyền kiểm soát và khai thác tác phẩm của người sáng tạo ra một số

loại hình tác phẩm nhất định Các quyền đó bao gồm quyền đối với việc sao chép, cải biên,

tái bản, biểu diễn trước công chúng và phát thanh truyền hình tác phẩm Trong nhiều

trường hợp, tác giả cũng có quyền được ghi tên tác phẩm của mình và chống lại việc xuyên

tạc và xâm hại đến tác phẩm của mình Hơn nữa, chủ sở hữu còn có quyền cho thuê các

bản ghi âm, ghi hình và các chương trình máy tính, do đó việc khai thác tác phẩm này qua

việc cho công chúng thuê có thể phải được chủ sở hữu bản quyền cấp li-xăng Quyền tác

giả, theo nghĩa chính xác của từ này là quyền chống việc sao chép tác phẩm, vì thế nếu

có hai người sáng tạo ra cùng một tác phẩm một cách riêng lẻ và độc lập với nhau, thì

tác phẩm gốc thứ hai thường không bi coi là xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc

thứ nhất

Trong bối cảnh chịu sức ép của tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

cũng như sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ hướng tới nền kinh tế tri

thức thì bảo hộ quyền tác giả là phương thức hữu hiệu nhất để bảo vệ sức sáng tạo của

toàn xã hội nhằm tạo lập môi trường văn hoá của các quốc gia ngày càng nâng cao

Những vấn đề lý luận về quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả cũng như khái quát các

công ước quốc tế về quyền tác giả được trình bày trong chương này sẽ là những tiền đề lý

luận cho việc nghiên cứu các quy định pháp luật về quyền tác giả của Hoa Kỳ cũng như gợi

mở cho những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam trong bối cảnh

hội nhập quốc tế

Chương 2

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA HOA KỲ

2.1 Lược sử sự hình thành và phát triển của luật quyền tác giả Hoa Kỳ

Việc ghi nhận quyền tác giả và các biện pháp bảo hộ quyền tác giả đã được trang trọng

ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ tại Điều I Mục 8 Khoản 8: "Quốc hội có quyền nhằm thúc

đẩy tiến bộ khoa học và nghệ thuật bằng cách đảm bảo quyền tối cao của tác giả và nhà phát

minh trong một khoảng thời gian nhất định đối với những tác phẩm và phát minh của họ"

Luật bản quyền Hoa Kỳ đặt ra các quy định liên quan tới quyền lợi cũng như giới hạn đối với

các tác phẩm mỹ thuật và nghệ thuật trong phạm vi đất nước Hoa Kỳ Bản luật này là một

phần của bộ luật liên bang, có quyền được thực thi dựa theo hiến pháp Hoa Kỳ Trong đó

(khoản I, mục 8, điều 8) có nêu rằng nhà nước có quyền ban hành mọi luật quản lý quyền tác

giả Điều này đặt nên nền tảng cho mọi luật quản lý quyền tác giả Hoa Kỳ, vì nó đề cập tới

các lĩnh vực khoa học, tác giả và viết lách (Science, Authors, Writings) Các luật quản lý

bằng sáng chế cũng được đề cập tới với các từ kỹ thuật có ích, nhà phát minh và phát minh

mới (useful Arts, Inventors, Discoveries) Điều khoản này còn nhắc tới những vấn đề về

khoảng thời gian áp dụng luật bản quyền cũng như những gì luật sẽ bảo vệ Tại đất nước Hoa

Trang 8

15 16

Kỳ, các vấn đề về bản quyền đều thuộc quyền xử lý của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ

(United States Copyright Office) trực thuộc Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Library of

Congress)

Luật quyền tác giả đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được ban hành và thông qua

ngày 31 tháng 5 năm 1790 Đây được coi là văn bản luật liên bang đầu tiên điều chỉnh các vấn

đề liên quan đến quyền tác giả và việc bảo hộ quyền tác giả trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ Tuy

nhiên, trước đó, các bang khác nhau của Hoa Kỳ cũng đã ban hành các đạo luật có liên quan

đến quyền tác giả để bảo vệ cho các tác giả sinh sống, cư trú và sáng tác tại các bang của

mình

Sau một số lần sửa đổi, đến năm 1976, Thượng nghị sĩ Mc Clellan đưa ra dự thảo

Luật quyền tác giả mới trình Thượng nghị viện Hoa Kỳ thay thế cho luật quyền tác giả

cũ Ngày 30 tháng 9 năm 1976, cả Thượng nghị viện và Hạ nghị viện đều chấp thuận

thông qua Luật quyền tác giả Ngày 19 tháng 10 năm 1976, Tổng thống Ford ký lệnh ban

hành Luật quyền tác giả, Luật quyền tác giả mới có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm

1978

Như vậy, quyền tác giả được tại Hoa Kỳ được bảo hộ bởi văn bản luật cao nhất là

Hiến pháp liên bang Sự bảo hộ đó được cụ thể hóa, tập trung tại Luật quyền tác giả

(Luật bản quyền) năm 1976 sửa đổi năm 1998

2.2 Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật quyền tác giả

2.2.1 Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

Luật quyền tác giả bảo hộ tác phẩm nguyên thủy độc đáo hoàn chỉnh của tác giả đã

được định hình dưới bất kỳ một dạng vật chất thể hiện hữu hình nào hiện đã được biết

hoặc sẽ được phát triển trong tương lai, mà từ các dạng vật chất thể hiện hữu hình này

tác phẩm có thể được cảm nhận, tái bản, hoặc phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là

với sự trợ giúp của các máy móc thiết bị Pháp luật Hoa Kỳ không bảo hộ các ý tưởng,

nguyên lý, biện pháp

Về thể loại, tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm (theo Điều 102 và các giải

thích ở Điều 101): (1) Tác phẩm văn học; (2) Tác phẩm âm nhạc bao hàm tác phẩm

kèm theo bất kỳ một từ nào; (3) Tác phẩm sân khấu bao hàm các tác phẩm kèm theo bất

kỳ âm thanh nào; (4) Tác phẩm kịch câm và vũ ba lê; (5) Tác phẩm về nghệ thuật, mỹ

thuật, điêu khắc; (6) Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm nghe nhìn khác; (7) Bản ghi

âm; (8) Tác phẩm kiến trúc

Về nguồn gốc, tác phẩm được bảo hộ theo luật Hoa Kỳ không chỉ có các tác phẩm

nguyên thủy mà còn bao gồm các tác phẩm phái sinh, tác phẩm biên soạn

2.2.2 Chủ sở hữu quyền tác giả

Khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả được giải thích tại Điều 101 Luật quyền tác giả

như sau: "Chủ sở hữu quyền tác giả, đối với bất kỳ một quyền độc quyền nào được quy

định trong Luật quyền tác giả, chỉ người chủ sở hữu của quyền cụ thể đó" Theo đó, chủ

sở hữu quyền tác giả là người sở hữu các quyền tác giả được ghi nhận, bảo hộ bởi Luật

quyền tác giả

Theo quy định tại Chương 2 Luật quyền tác giả Hoa Kỳ, Chủ sở hữu quyền tác giả

bao gồm:

Thứ nhất, chủ sở hữu gốc là tác giả (các tác giả) - người sáng tạo ra tác phẩm được

bảo hộ Theo quy định này, tác giả (các tác giả) là chủ sở hữu trước tiên và đương nhiên

của quyền tác giả

Thứ hai, chủ sở hữu là người mà tác phẩm được tạo ra cho họ Người chủ sở hữu này

Trang 9

không sáng tác ra tác phẩm được bảo hộ nhưng tác phẩm đó được tạo cho họ bằng cách

thuê mướn hoặc các phương thức khác

Thứ ba, chủ sở hữu là người được chuyển nhượng quyền tác giả Chủ sở hữu quyền

tác giả có thể chuyển nhượng một phần hay toàn bộ quyền này cho người khác theo

phương thức chuyển nhượng hợp pháp nào đó hoặc bằng cách để lại thừa kế Bởi vậy

người nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế sở hữu phần quyền được chuyển nhượng một

cách độc lập với các quyền khác thuộc quyền tác giả

Thứ tư, chủ sở hữu trong trường hợp tác phẩm hợp tuyển Quyền tác giả tác phẩm

của từng tác phẩm riêng biệt trong một tác phẩm hợp tuyển là độc lập với quyền tác giả

tác phẩm hợp tuyển như một tổng thể, và trước hết thuộc về các tác giả của các tác

phẩm riêng biệt đó

2.3 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và những hạn chế đối với quyền tác giả

2.3.1 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Để bảo đảm cho việc bảo hộ được toàn diện, Luật bản quyền tác giả quy định bảo hộ

đối với các tác phẩm như sau:

- Tác phẩm được sáng tạo lần đầu vào hoặc sau ngày 01/01/1978

- Tác phẩm được sáng tạo lần đầu trước ngày 01/01/1978, nhưng chưa xuất bản hoặc

đăng ký vào ngày đó

- Tác phẩm được sáng tạo lần đầu và được xuất bản hoặc đăng ký trước ngày

01/01/1978

2.3.2 Những hạn chế đối với quyền tác giả

Cũng như luật pháp của các nước khác, Luật bản quyền tác giả của Hoa Kỳ cũng

quy định những hạn chế quyền của tác giả đối với các tác phẩm của mình Luật quyền

tác giả của Mỹ quy định cụ thể các hạn chế đối với chủ sở hữu tác phẩm trong những

trường hợp sau đây:

a) Hạn chế đối với các quyền độc quyền: sử dụng hợp lý: Việc sử dụng một tác

phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các hình thức sử dụng thông qua hình thức

sao chép dưới dạng bản sao hoặc bản ghi hoặc bởi bất kỳ một phương thức nào cho mục

đích bình luận, phê bình, đưa tin hoặc giảng dạy (bao hàm cả việc sử dụng nhiều bản

sao cho lớp học), nghiên cứu, học tập là không vi phạm quyền tác giả

b) Hạn chế của các quyền độc quyền: tái bản nhằm mục đích lưu trữ và dùng trong

thư viện:

c) Hạn chế các quyền độc quyền: một số ngoại lệ đối với quyền trình diễn hoặc trình

bầy Được phép sử dụng tác phẩm để trình diễn hoặc trình bầy trong các trường hợp

nhất định không bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả

2.4 Ký hiệu và đăng ký quyền tác giả

2.4.1 Ký hiệu quyền tác giả

Luật pháp Hoa Kỳ không còn yêu cầu sử dụng ký hiệu bản quyền, dù điều đó là có

lợi Tuy nhiên, do trước đó luật đã quy định như vậy, nên việc sử dụng ký hiệu bản quyền

vẫn phù hợp đối với các tác phẩm cũ

Đạo luật Bản quyền năm 1976 yêu cầu phải có ký hiệu bản quyền Bao gồm:

- Hình thức ký hiệu của bản sao có thể cảm nhận bằng thị giác, bao gồm 3 yếu tố

dưới đây:

- Biểu tượng © (chữ C hoa trong một vòng tròn), hoặc từ "Bản quyền" (Copyright),

hay chữ viết tắt "Copr".;

- Năm tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên;

Trang 10

19 20

- Tên của chủ sở hữu bản quyền của tác phẩm, hoặc chữ viết tắt mà qua đó có thể

nhận biết tên, hay mẫu thiết kế khác được biết đến của chủ sở hữu đó Ví dụ: © 2006

John Doe

Hình thức ký hiệu cho các thiết bị lưu giữ bản ghi âm

Ký hiệu cho thiết bị lưu giữ các bản ghi âm cần có cả 3 yếu tố sau: i) Biểu tượng (P)

(chữ P hoa nằm trong một vòng tròn); và ii) Năm xuất bản lần đầu tiên của bản ghi âm;

và iii) Tên của chủ sở hữu bản quyền của bản ghi âm, hoặc chữ viết tắt mà qua đó có

thể nhận biết tên, hoặc mẫu thiết kế khác được biết đến của chủ sở hữu Nếu nhà sản

xuất bản ghi âm có tên trên nhãn hiệu bản ghi hoặc bao bì thì tên của nhà sản xuất được

coi là một phần của ký hiệu đó Ví dụ: (P) 2006 A.B.C Records Inc

2.4.2 Đăng ký quyền tác giả

Nhìn chung, đăng ký bản quyền là một thủ tục pháp lý nhằm lập hồ sơ công khai những

thông tin cơ bản của một bản quyền cụ thể Tuy nhiên, đăng ký không phải là một điều kiện

bảo hộ bản quyền Mặc dù đăng ký không phải là yêu cầu bắt buộc để được bảo hộ, nhưng

luật bản quyền mang lại một số thuận lợi nhằm khuyến khích chủ sở hữu bản quyền tiến

hành đăng ký

Quy trình đăng ký

Đăng ký lần đầu tiên

Hồ sơ đăng ký một tác phẩm gửi tới Thư viện Quốc hội Mỹ, Cục Bản quyền Hồ sơ

bao gồm: i) Mẫu đơn đăng ký được điền đúng và đầy đủ; ii) Phí làm hồ sơ không được

hoàn trả cho mỗi bản đăng ký; iii) Một bản lưu không được hoàn trả của tác phẩm cần

đăng ký Yêu cầu về bản lưu khác nhau trong từng tình huống cụ thể

Các hình thức đăng ký

Bao gồm: Đăng ký qua mạng; đăng ký với mẫu đơn điền sẵn; đăng ký với mẫu đơn

giấy

Ngày có hiệu lực của việc đăng ký quyền tác giả

Việc đăng ký quyền tác giả sẽ có hiệu lực kể từ ngày Cục Bản quyền tác giả nhận

đơn đăng ký và các yêu cầu kèm theo (phí nộp đơn, tác phẩm bảo hộ)

Nếu người nộp đơn tiến hành nộp đơn qua mạng, người nộp đơn sẽ nhận được một

email phản hồi xác nhận đơn đăng ký đã được tiếp nhận bởi Cục Bản quyền tác giả

Trường hợp nộp đơn theo hình thức mẫu đơn giấy, người nộp đơn sẽ không nhận

được phản hồi xác nhận rằng đơn đã được tiếp nhận Muốn biết chính xác ngày nộp đơn,

người nộp đơn có thể yêu cầu dịch vụ xác nhận thông báo ngày nhận đơn từ các Công ty

chuyển phát nhanh hoặc bưu điện

Đăng ký gia hạn

Để đăng ký gia hạn cần:

- Mẫu đăng ký RE được điền đầy đủ và phù hợp, và nếu cần, phụ lục của mẫu đăng

ký RE và;

- Phí hồ sơ không được hoàn trả cho mỗi mẫu đăng ký (như đối với đăng ký lần đầu)

Mỗi phụ lục đăng ký cần được gửi kèm với bản tác phẩm lưu đang được xem xét (Xem

thêm Thông tư 15, Gia hạn bản quyền)

Đăng ký trước

Việc đăng ký trước là dịch vụ được thực hiện cho những tác phẩm đã từng bị vi

phạm phát hành

Yêu cầu bản lưu đặc biệt

Ngày đăng: 06/06/2014, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w