Những vấn đề chung về tài sản cố định của doanh nghiệp
Khái niệm tài sản cố định
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến tài sản cố định, bởi vì nó là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất Để sản xuất kinh doanh, bên cạnh lao động, đối tượng lao động, doanh nghiệp cần phải có tư liệu lao động và tài sản cố định là một bộ phận của tư liệu lao động.
Tài sản cố định là bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuấtT, thường có giá trị lớn và được sử dụng lâu dài Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất của tài sản cố định hầu như không thay đổi đồng thời đóng góp dần giá trị của mình vào kết quả sản xuất kinh doanh.
Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp có nhiều loại tài sản cố định tuỳ theo tính chất, chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó Và các TSCĐ có chức năng, đặc điểm kỹ thuật, công dụng, đơn vị đo lường, năng suất… khác nhau do đó doanh nghiệp phải tiến hành phân loại chúng Việc phân loại TSCĐ còn để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán và nghiên cứu về tài sản cố định trong doanh nghiệp Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể phân loại TSCĐ căn cứ theo các tiêu thức chủ yếu sau:
1 Theo công dụng kinh tế:
Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế giúp ta thấy được vai trò của từng loại TSCĐ đối với hoạt động sản xuất Theo cách phân loại này, tài sản cố định gồm TSCĐ dùng cho sản xuất và TSCĐ dùng cho không sản xuất Sự khác biệt giữa hai loại tài sản cố định này là ở phương thức chu chuyển giá trị.
Giá trị tài sản cố định dùng cho sản xuất sẽ giảm và chuyển dần giá trị của mình vào giá trị sản phẩm sản xuất ra và được thu hồi dần qua khấu hao, được tích luỹ lại hình thành quỹ hay vốn khấu hao để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định
Giá trị tài sản cố định dùng cho không sản xuất giảm và nguồn vốn để tái sản xuất chúng là tiết kiệm (để dành®) thuần.
2 Theo đặc tính hay hình thái biểu hiện:
Mỗi tài sản cố định có hình thái biểu hiện khác nhau do đó có phương thức sử dụng, lưu trữ, bảo dưỡng… khác nhau Việc phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện sẽ giúp doanh nghiệp có thể sử dụng, lưu trữ, bảo dưỡng từng loại TSCĐ một cách tốt nhất.
2.1/ Tài sản cố định hữu hình:
Là những tài sản tồn tại dưới các hình thức vật chất cụ thể Tài sản cố định hữu hình có thể được phân thành các loại như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, tháp nước, bể chứa, sân phơi, đường xá, cầu cống, hàng rào…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Máy móc, thiết bị: gồm các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh
- Phương tiện, vận tải truyền dẫn: gồm ôtô, máy kéo, tàu thuyền, toa xe, hệ thống thiết bị truyền dẫn như băng tải, hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn nhiên liệu, hệ thống đường dây điện, truyền thanh thông tin …
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính như các thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, máy vi tính, máy fax…
- Cây lâu năm, súc vật làm việc: gồm các loại cây lâu năm (chè, cao su, cà phê…) và xúc vật làm việc (trâu, bò, ngựa, voi cày kéo).
- Tài sản cố định hữu hình khác: gồm các loại tài sản cố định chưa được xếp vào các loại trên như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật.
Tài sản cố định hữu hình nói chung có các đặc điểm sau: Thứ nhất tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ Thứ hai, trong quá trình sử dụng, nó bị hao mòn dần và đóng góp từng phần giá trị của mình vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.2/ Tài sản cố định vô hình:
Là các tài sản không tồn tại dưới các hình thái vật chất cụ thể, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm vững, sử dụng trong sản xuất kinh doanh hoặc cho các đơn vị khác thuê
- Quyền sử dụng đất có thời hạn: bao gồm số tiền doanh nghiệp đã chi ra để có quyền sử dụng đất trong một thời gian nhất định, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ…không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.
- Nhãn hiệu hàng hoá: là các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.
- Quyền phát hành: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.
- Phần mềm máy vi tính: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó như giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới…
- Bản quyền, bằng sáng chế: là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.
- Công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu: là các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có công thức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu.
- Tài sản cố định vô hình đang triển khai: các tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai.
Theo quyền sở hữu, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành tài sản cố định tự có và tài sản cố định thuê ngoài Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này giúp doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng TSCĐ một cách hợp lý.
3.1/ Tài sản cố định tự có:
Là tài sản được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ xung, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các tài sản cố định đựơc biếu tặng…có nghĩa đây là những tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
3.2/ Tài sản cố định thuê ngoài:
Vai trò của tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
Để tiến hành sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố sản xuất khác nhau, ngoài sức lao động và đối tượng lao động, doanh nghiệp cần phải có tư liệu lao động và tài sản cố định là một loại tư liệu lao động quan trọng Tài sản cố định là một bộ phận của của cải quốc dân và nó giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ nhất, trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, cùng với sức lao động, tài sản cố định đã góp phần biến những tư liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp Đây là một chức năng quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp Như vậy, tài sản cố định là một loại tư liệu quan trọng góp phần thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, việc mở rộng và đổi mới tài sản cố định tức là nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho sản xuất, từ đó giảm sự lao động nặng nhọc cho công nhân ở các doanh nghiệp đồng thời mang lại năng suất cao, tạo ra nhiều sản phẩm, mang lại lợi nhuận cao Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều loại tài sản cố định kỹ thuật cao vào sản xuất đòi hỏi người lao động cần có tay nghề, trình độ nhất định.
Thứ ba, tài sản cố định là một bộ phận của của cải quốc dân, do đó việc mở rộng tài sản cố định cũng là mở rộng quy mô của cải quốc dân từ đó phát huy khả năng khai thác, sử dụng cho hoạt động kinh tế xã hội.
Tóm lại, tài sản cố định có vai trò quan trọng không chỉ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà còn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu và các phơng pháp thống kê vận dụng để nghiên cứu quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp
Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp
1 Sự cần thiết phải lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì tính toán, so sánh, sử dụng các chỉ tiêu khác nhau khi nghiên cứu thống kê về tài sản cố định Khi nghiên cứu về tài sản cố định, công ty đúc Tân Long đang tính toán một số chỉ tiêu như sau:
- Số lượng tài sản cố định đầu kỳ, cuối kỳ K DK , K CK
- Số lượng tài sản cố định bình quân trong kỳ K ¯
- Mức trang bị TSCĐ cho lao động M K
Việc phân tích các chỉ tiêu này tuy đã phản ánh đúng đắn song chưa toàn diện về tình hình sử dụng TSCĐ ở công ty Do đó phải tiến hành lựa chọn và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê TSCĐ ở công ty.
2 Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê TSCĐ của doanh nghiệp cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính hướng đích: mỗi chỉ tiêu thống kê về TSCĐ phải đảm bảo phục vụ cho một mục đích nghiên cứu nhất định Tránh việc tính toán, sử dụng các chỉ tiêu ngoài mục đích gây tốn thời gian, công sức tính toán
- Đảm bảo tính hệ thống: các chỉ tiêu thống kê phải có mối liên hệ mật thiết với nhau, việc tính toán chỉ tiêu này cũng là tiền đề, cơ sở để tính toán, so sánh các chỉ tiêu khác Và các chỉ tiêu này phải đảm bảo tính so sánh được Ví dụ khi có chỉ tiêu về giá trị TSCĐ bình quân và lao động bình quân ta có thể tính toán chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho lao động…
- Đảm bảo tính khả thi: mỗi chỉ tiêu phải đảm bảo khả năng tính toán, so sánh thành công, nghĩa là chỉ tiêu này phải đảm bảo có nguồn số liệu tương ứng để tính toán nó.
- Đảm bảo tính hiệu quả: việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu phải mang lại một kết quả nhất định, phục vụ cho một mục đích nhất định, tránh gây lãng phí công sức, thời gian, tiền của khi tính toán chúng.
- Đảm bảo tính linh hoạt: mỗi chỉ tiêu thống kê có thể tính toán bằng nhiều cách khác nhau để phù hợp với điều kiện về số liệu.
3 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp:
3.1/ Nhóm chỉ tiêu thống kê quy mô tài sản cố định:
Khi thống kê quy mô hay số lượng tài sản cố định tức là thống kê số lượng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp Số lượng TSCĐ hiện có là số lượng TSCĐ doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm, xây dựng, đã làm xong thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng, đã được ghi vào sổ TSCĐ của doanh nghiệp Số lượng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp được thống kê theo hai chỉ tiêu: Số lượng TSCĐ có đầu kỳ, cuối kỳ và số lượng TSCĐ có bình quân trong kỳ. a, Số lượng tài sản cố định có đầu kỳ và cuối kỳ:
Ta có thể nghiên cứu số lượng tài sản cố định có đầu kỳ hay cuối kỳ theo hình thái hiện vật hoặc giá trị Theo hình thái hiện vật, ta chỉ có thể xác định số lượng hay quy mô của từng loại TSCĐ tại thời điểm đầu kỳ hay cuối kỳ Theo hình thái giá trị (tiền), ta có thể xác định được quy mô của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp
Tuy nhiên xét theo hình thái nào thì số lượng tài sản cố định có đầu kỳ hay cuối kỳ đều phản ánh quy mô, số lượng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp tại hai thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ Đây là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm Hai chỉ tiêu này cho ta biết tiềm năng về tài sản cố định của doanh nghiệp ở các thời điểm từ đó có kế hoạch sử dụng trong thời kỳ tới Muốn có đựơc các chỉ tiêu này ta cần có nguồn số liệu về từng loại (nếu xét theo hình thái hiện vật) cũng như giá trị của toàn bộ tài sản cố định (nếu xét theo hình thái giá trị). b, Số lượng tài sản cố định bình quân trong kỳ:
Số lượng tài sản cố định bình quân trong kỳ ( K ¯ ) cũng có thể tính theo hình thái hiện vật hoặc giá trị do đó cũng có thể xác định cho từng loại hay toàn bộ tài sản cố định Số lượng tài sản cố định bình quân trong kỳ phản ánh quy mô của từng loại hay toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau:
* Tính từ dãy số thời kỳ:
K ij : Số lượng TSCĐ i có trong ngày j của kỳ tính toán (những ngày nghỉ lễ, nghỉ thứ bảy và chủ nhật thì lấy số lượng TSCĐ có ở ngày liền trước đó); n : Số ngày theo lịch của ngày tính toán; n ij : Tần số xuất hiện K ij trong kỳ tính toán;
: Tổng các tần số ( ∑ ij n ij
* Tính từ dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau:
K i1 , K i2 ,…, K in : Số lượng TSCĐ i có ở thời điểm thứ 1, thứ 2,…., thứ n trong kỳ tính toán; n : Số thời điểm thống kê được số lượng TSCĐ i trong kỳ tính toán
* Tài sản cố định có bình quân trong kỳ được tính chung cho các loại tài sản cố định khác nhau:
Giá trị TSCĐ có Giá ban đầu hoàn toàn + Giá ban đầu hoàn toàn bình quân trong kỳ = TSCĐ có ở đầu kỳ TSCĐ có ở cuối kỳ
(theo giá ban đầu hoàn toàn) 2
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tài sản cố định của doanh nghiệp đã đầu tư cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính theo giá ban đầu hoàn toàn.
3.2/ Nhóm chỉ tiêu thống kê cơ cấu tài sản cố định:
Việc nghiên cứu cơ cấu của tài sản cố định có ý nghĩa rất quan trọng, kết cấu TSCĐ phản ánh tỷ trọng của từng loại hay nhóm TSCĐ trong toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp: k K i = K i K k K i : Kết cấu của loại hay nhóm TSCĐ i trong toàn bộ TSCĐ của
K i : Giá trị của loại hay nhóm TSCĐ i
K : Tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp
Từ công thức trên cho thấy kết cấu tài sản cố định có thể được tính cho từng thời điểm hoặc tính bình quân cho kỳ nghiên cứu trong đó K i và K được tính theo nguyên giá hoặc giá đánh giá lại Việc nghiên cứu kết cấu tài sản cố định của doanh nghiệp cho thấy đặc điểm trang bị kỹ thật của đơn vị, từ đó có kế hoạch điều chỉnh, lựa chọn cơ cấu đầu tư tốt nhất.
3.3/ Nhóm chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp: a, Thống kê khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp:
vận dụng một số phơng pháp thống kê để phân tích quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc T©n Long thêi kú 1999-2005
Khái quát về công ty đúc Tân Long
1 Quá trình hình thành và phát triển công ty đúc Tân Long: a, Một vài điểm mốc quan trọng trong quá trình thành lập công ty đúc Tân Long: Để trưởng thành như ngày hôm nay, công ty đúc Tân Long đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, sau đây là một vài điểm mốc quan trọng trong quá trình thành lập công ty.
Công ty đúc Tân Long ra đời từ một phân xưởng đúc của Xí nghiệp cơ khí 19-8 Hải Phòng, nó được tách ra xây dựng thành xí nghiệp chuyên đúc lấy tên là
Xí nghiệp đúc Tân Long (nay là công ty đúc Tân Long – COTREXIM, theo quyết định số 02/2003 QĐ-BXD ra ngày 7/2/2003).
Xí nghiệp đúc Tân Long được UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định thành lập số 600 ngày 6/10/1964 và hoạt động chính thức ngày 01/01/1965 Thực hiện nghị định 388/HĐBT ngày 20/01/1991 ban hành quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp đúc Tân Long đã lập hồ sơ xin đăng ký thành lập lại doanh nghiệp nhà nước Ngày 12/11/1992 UBND thành phố Hải Phòng đã ra quyết định số 1296/QĐ-TCCQ về việc thành lập xí nghiệp đúc Tân Long. Đến ngày 15/03/1999, xí nghiệp đúc Tân Long đổi tên thành công ty đúc Tân Long theo quyết định số 387QĐ/UB của UBND thành phố Hải Phòng về việc thay đổi tên doanh nghiệp Tháng 2/2003, sát nhập công ty Bộ Xây dựng CONTREXIM theo mô hình công ty mẹ con thành công ty đúc Tân Long CONTREXIM. b, Quá trình phát triển của công ty đúc Tân Long:
Xuất thân từ một phân xưởng đúc của nhà máy cơ khí 19-8 nên công nghệ lúc đó còn rất lạc hậu và thiếu thốn, chủ yếu đúc ống bằng phương pháp đúc khuôn cát và khuôn vĩnh cửu (khuôn cát chỉ đúc một lần, khuôn vĩnh cửu đúc được nhiều lần) Với công nghệ này, xí nghiệp đúc Tân Long chủ yếu đúc các chi tiết máy, đúc phôi cho công nghiệp chế tạo cơ khí và tàu thuyền, phục vụ công nghiệp nhẹ, làm thiết bị cho nhà máy sản xuất giấy, phục vụ phân lân nung chảy, phục vụ cho xây dựng sản xuất xi măng, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các loại bơm, vỏ, lựu đạn phục vụ quốc phòng… Ngoài còn sản xuất thép và kim loại màu, đồng, nhôm. Để tập trung chuyên môn hoá, năm 1968 xí nghiệp đúc Tân Long đã chuyển phần đúc kim loại màu và đúc thép cho đơn vị khác Xí nghiệp tập trung cho đúc các sản phẩm bằng gang (dúc ống và chi tiết máy) Dưới ánh sáng nghị quyếtTrung ương Đảng và thành uỷ, với sự chỉ đạo chặt chẽ và đầu tư kịp thời củaUBND thành phố và sở công nghiệp thành phố Hải Phòng, xí nghiệp đã nghiên cứu thành công phương pháp đúc ống liên tục thay thế phương pháp đúc khuôn cát
2 8 Đến những năm đầu 1977-1978, sản lượng ống của xí nghiệp đạt 13000 tấn / năm Với sản lượng đó chiếm trên 85% sản lượng ống gang sản xuất của toàn quốc Trên toàn quốc có 5 nhà máy sản xuất ống bằng phương pháp này: bộ xây dựng co hai nhà máy, Hà Nội có hai nhà máy và Hải Phòng có một nhà máy.
Sau những năm 1980, nguồn vốn của nhà máy giảm sút do tình hình chung của cả nước dẫn đến sản lượng của xí nghiệp có chững lại và giảm xuống với thời gian gần 7 năm.
Những năm 1989-1990, nhu cầu về cấp nước có tăng trở lại nhưng nó đòi hỏi yêu cầu cao hơn Mặt khác do nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc, giao lưu với nền kinh tế nước ngoài rộng rãi hơn, để cạnh tranh với thị trường quốc tế, xí nghiệp đã cải tiến công nghệ, thay đổi mẫu mã, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao ống lắp gioăng TYTON, ống chịu áp lực cao, tráng vữa xi măng và sơn phủ sơn butimen.
Trong những năm 1990-1991 là những năm khó khăn vầ nguyên vật liệu, xí nghiệp chủ yếu sử dụng gang của Liên Xô mà gang nhập khẩu vào nước ta đang có xu hướng giảm, giá thành lại cao, không đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp ống gang cho các đơn vị trong nước cũng như xuất khẩu tại chỗ cho Phần Lan lắp đặt tại Hải Phòng Trước những vấn đè khó khăn đó, xí nghiệp đã thay đổi cong nghệ, sử dụng nguyên vật liệu của khu gang thép Thái Nguyên và Cao Bằng Đồng thời xí nghiệp cũng nghiên cứu, thực hiện thành công đề tài thiết kế cải tiến lò luyện gang, thay thế sử dụng nguyên liệu than cốc nhập ngoại bằng sử dụng 100% than angtraxit mỏ.
Trong những năm gần đây, tiếp thu những thành tựu đã đạt được cùng với sự phấn đấu không ngừng để đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân, xí nghiệp đã đang đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu nước ngoài
2 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty đúc Tân Long:
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc nội chính
Phòng cung tiêu Phòng kinh tế Phòng
Phòng đời sốngPhòng bảo vệ
Cũng như các doanh nghiệp công nghiệp khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là hoạt động sử dụng kết hợp các yếu tố đầu vào tạo ra sản phẩm công nghiệp cung cấp cho các đối tượng sản xuất, tiêu dùng trong và ngoài nước, nhằm mang lại thu nhập cho tập thể lao động và cho doanh nghiệp.
Chức năng của công ty là tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất đáp ứng yêu cầu của xã hội, đảm bảo cuộc sống cho tập thể cán bộ công nhân viên Cụ thể, chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất các mặt hàng đúc gang và gia công cơ khí phục vụ cho nền kinh tế quốc dân, ngoài ra còn kinh doanh, sản xuất ngánh nghề khác theo quy định của pháp luật.
Xuất phát từ chức năng đó, công ty đã đặt ra hai nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất là tạo ra và cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội qua đó đạt doanh số tối đa Thứ hai là tạo ra giá trị thặng dư và phấn đấu đạt mức lợi nhuận tối đa.
3 Cơ cấu bộ máy quản lý và sản xuất của công ty đúc Tân Long:
Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất của công ty đúc Tân Long
3 0 a, Hệ thống cơ cấu sản xuất của công ty:
Với cơ cấu tính chất của quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận sản xuất của công ty bao gồm 3 phân xưởng, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Nhiệm vụ chính của các phân xưởng như sau:
- Phân xưởng đúc ống: có nhiệm vụ nấu luyện, sản xuất ống và hoàn thiện ống.
- Phân xưởng đúc máy: có nhiệm vụ nấu luyện, tạo khuôn mẫu, đúc các chi tiết máy và phụ kiện đường ống.
- Phân xưởng cơ khí: có nhiệm vụ gia công cơ khí các chi tiết máy và phụ kiện dường ống. b, Hệ thống cơ cấu quản lý của công ty:
* Đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chính như:
- Bảo toàn vốn và nộp thuế cho Nhà nước.
- Bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty.
Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc phụ trách từng bộ phận: Phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc sản xuất kinh doanh, phó giám đốc nội chính. Mỗi phó giám đốc chịu trách nhiệm về một số phòng ban chuyên trách cụ thể.
* Các phòng ban nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý riêng của mình:
- Phòng kỹ thuật sản xuất: chịu trách nhiệm điều lệ sản xuất, giám sát kỹ thuật - bảo hộ lao động - lập kế hoạch sản xuất.
- Phòng K.C.S: chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đầu ra và vật liệu đầu vào, kết hợp với phòng kỹ thuật sản xuất hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ sản xuất và chịu trách nhiệm giao hàng (sản phẩm) cho khách hàng tới tận chân công trình.
Híng ph©n tÝch
+ 3 huy chương vàng cho quả lô xeo giấy DN700 - DN1000 và DN1300 mm +1 huy chương vàng cho thân bao xilanh máy lạnh 2AD150
- Năm 1988: là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đựoc nhà nước cấp dấu chất lượng cấp I
- Năm 1992: 3 huy chương vàng cho các loại ống gang cấp nước chịu áp lực cao theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 13-78 DN300, DN400 và DN600 mm
- Năm 1994: 7 huy chương vàng cho các loại ống gang dẫn nước áp lực cao theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 13-78
- Năm 1998: huy chương vàng cho các ống gang dẫn nước chịu áp lực cao tráng xi măng tiêu chuẩn quốc tế ISO 13-78
- Năm 2000: huy chương vàng cho các loại ống gang dẫn nước chịu áp lực cao tráng xi măng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 13-78
Sông song đó, công ty còn sản xuất các loại ống gang theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2943-79
Chính vì vậy mà từ năm 1992, công ty đúc Tân Long đã thắng thầu quốc tế tại Hensiky để cung cấp ống và phụ kiện cấp nước chương trình cấp nước Phần Lan tại Hải Phòng cho khu công nghiệp Numora - Hải Phòng, khu công nghiệp Amata - Đồng Nai, cho liên doanh kính nổi Việt Nhật - Bắc Ninh và công trình cấp nước Nhật Bản, Gia Lâm - Hà Nội và một số công trình cấp nước khác ở Việt Nam.
- Trong các năm từ 2001-2005, công ty còn đạt thêm một số huy chương vàng và bằng khen khác của Trung ương và thành phố.
1 Phân tích quy mô tài sản cố định:
Khi phân tích quy mô tài sản cố định, ta vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của quy mô TSCĐ trong giai đoạn 1999-2005.
Ta tính toán các chỉ tiêu sau:
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân.
- Tốc độ phát triển liên hoàn, tốc đọ phát triển bình quân
- Tốc độ tăng (giảm), tốc độ tăng (giảm) bình quân
- Giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm
2 Phân tích cơ cấu tài sản cố định:
Ta tiến hành phân tích cơ cấu TSCĐ theo một số cách phân loại khác nhau như:
- Cơ cấu TSCĐ theo đặc tính kinh tế
- Cơ cấu TSCĐ theo hình thái biểu hiện
- Cơ cấu TSCĐ theo quyền sở hữu
3 Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Ta tiến hành phân tích một số vấn đề sau:
* Phân tích khấu hao tài sản cố định;
- vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích sự biến động chỉ tiêu mức khấu hao TSCĐ
- tính toán chỉ tiêu tỷ suất khấu hao TSCĐ
* Phân tích tình hình trang bị TSCĐ cho lao động thông qua tính toán, so sánh chỉ tiêu mức trang bị tài sản cố định cho lao động.
* Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua tính toán các chỉ tiêu:
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả thuận:
+ Năng suất TSCĐ tính theo giá trị tổng sản lượng
+ Năng suất TSCĐ tính theo tổng doanh thu
+ Năng suất TSCĐ tính theo tổng sản phẩm
+ Năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo giá trị tổng sản lượng
+ Năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo tổng doanh thu
+ Năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả nghịch:
+ Suất tiêu hao TSCĐ tính theo giá trị tổng sản lượng
+ Suất tiêu hao TSCĐ tính theo tổng doanh thu
+ Suất tiêu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm
+ Suất tiêu hao mức khấu hao TSCĐ tính theo giá trị tổng sản lượng
+ Suất tiêu hao mức khấu hao TSCĐ tính theo tổng doanh thu
+ Suất tiêu hao mức khấu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm.
Phân tích thống kê quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2000
Có số liệu về tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999 - 2005 như sau:
Bảng 1: Tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005
I Giá trị sản xuất Trđ 13300 13600 16756 17149 15600 18936 20609
IV Lao động tiền lương
- Lao động toàn đơn vị
- Giá trị tài sản cố định
- Thiết bị dụng cụ QL
Trđ Trđ Trđ Trđ Trđ Trđ Trđ Trđ
1 Phân tích quy mô và biến động quy mô tài sản cố định của công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999-2005:
Công ty đúc Tân Long là một doanh nghiệp công nghiệp, việc sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào tài sản cố định do đó công ty luôn quan tâm tới việc gia tăng và cải tiến tài sản cố định Nghiên cứu vấn đề này ta tiến hành thống kê quy mô tài sản cố định trong giai đoạn 1999-2005:
Bảng 2: Quy mô tài sản cố định của công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999g-2005
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (Trđ)
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)
2005 3522 1 100.03 0.03 35.21 Đây là dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau nên giá trị tài sản cố định trung bình trong giai đoạn này được tính theo công thức:
2 7−1 457 33 trđ Ngoài ra còn có những số liệu sau:
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: ¯δ=K 05 −K 99
- Tốc độ phát triển bình quân: ¯t= 7−1 √ ∏ i=2 7 t i 17 %
- Tốc độ tăng (giảm) bình quân: ¯a=¯t−1=0 83 %
Từ những số liệu tính toán được ta thấy, ở đầu kỳ nghiên cứu năm 1999 giá trị tài sản cố định của công ty là 3702 trđ và đến cuối kỳ nghiên cứu giá trị toàn bộ tài sản cố định là 3522 trđ tức là giảm 180 trđ hay giảm 4.86% Tuy nhiên trong cả thời kỳ, giá trị tài sản cố định tăng, giảm ở các thời điểm là khác nhau Cụ thể, giá trị TSCĐ của công ty tăng 10 trđ trong năm 2000 tức là tăng 0.27% so với năm
1999 và tăng 219 trđ trong năm 2001 tức 5.9% so với năm 2000 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2002: giảm 975 trđ tức là giảm 24.8% so với năm 2001 Nguyên nhân là do trong năm này có một số máy đúc đã quá cũ và lạc hậu, hết thời gian khấu hao và đã được bán thanh lý Đến năm 2003, do cần nâng cao công tác quản lý, công ty quyết định mua sắm thêm một số loại thiết bị quản lý mới, do đó giá trị TSCĐ có tăng thêm 56 trđ tức tăng thêm 1.9% so với năm 2002 Trong năm 2004, để phục vụ cho hoạt động sản xuất, công ty có mua sắm thêm một máy đúc mới cùng một số thiết bị dụng cụ khác làm tổng giá trị TSCĐ tăng thêm 509 trđ và giá trị này không thay đổi nhiều trong năm 2005.
Như vậy, tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất, nhu cầu quản lý và nguồn vốn của công ty mà giá trị TSCĐ đã có sự tăng giảm tuỳ thuộc theo nhu cầu.
2 Phân tích cơ cấu tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005:
Khi nghiên cứu cơ cấu TSCĐ, ta phải tiến hành phân loại TSCĐ Có nhiều cách phân loại TSCĐ khác nhau Ta có thể tiến hành nghiên cứu cơ cấu TSCĐ theo một số tiêu thức phân loại sau:
2.1/ Phân tích cơ cấu TSCĐ theo đặc tính kinh tế:
Bảng 3: Cơ cấu tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005
33.0 2 Vật kiến trúc 100 2.7 100 2.69 152 3.87 152 5.14 152 5.05 152 4.32 163 4.63 Máy móc thiết bị
7 Thiết bị dụng cụ QL
Trong các loại TSCĐ của công ty thì loại TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất là nhà cửa Nhà cửa ở đây bao gồm bộ phận quan trọng là các nhà xưởng, phòng quản lý, nhà ở cho một số cán bộ công nhân viên Tuy tỷ trọng của bộ phận nay đang có xu hướng giảm (từ chiếm 63.53% xuống 33.02%) song bộ phận này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị TSCĐ. Đứng thứ hai là bộ phận máy móc thiết bị - là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bộ phận này ngày càng có xu hướng được mở rộng, cụ thể ở năm 1999 chiếm 20.26%, được nâng lên trong năm
2002 là 28.42% và đến năm 2005 chiếm 22.32% trở thành bộ phận chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong toàn bộ giá trị TSCĐ.
Tiếp theo, bộ phận phương tiện vận tải cũng giữ vai trò quan trọng và cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bộ phận này trong năm
1999 chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng giá trị TSCĐ (11.08%) đến năm 2005 nó chiếm 25.47% và trở thành loại TSCĐ có tỷ trọng lớn thứ hai trong toàn bộ TSCĐ của công ty.
Bộ phận TSCĐ vô hình cũng có sự gia tăng về tỷ trọng, năm 1999 chiếm 0.405% và đã tăng lên 3.12% trong năm 2005 Nguyên nhân là do công ty đã có những cải tiến công nghệ quan trọng do đó số các bằng phát minh sáng chế cũng gia tăng làm tỷ trọng TSCĐ vô hình có xu hướng được nâng cao Đây là một dấu hiệu tốt biểu hiện sự quan tâm của công ty tới việc nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất.
Ngoài ra, bộ phận vật kiến trúc và thiết bị dụng cụ quản lý có sự thay đổi không đáng kể.
2.2/ Phân tích cơ cấu TSCĐ theo hình thái biểu hiện và theo quyền sở hữu:
Bảng 4: Cơ cấu tài sản cố định theo hình thái biểu hiện của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999c-2005
Bảng 5: Cơ cấu tài sản cố định theo quyền sở hữu của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005
GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT
TSCĐ tự có 3013 81.39 3022 81.41 2996 76.21 2002 67.73 2017 66.97 2518 71.51 2519 71.52 TSCĐ thuê ngoài
Từ bảng 4 ta thấy khi nghiê cứu cơ cấu TSCĐ theo hình thái biểu hiện thì bộ phân TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong suốt giai đoạn nghiên cứu Cụ thể, trong năm 1999 bộ phận này chiếm 99.59% và đến năm 2005, nó vẫn chiếm tỷ trọng cao là 96.88% trong khi bộ phận TSCĐ vô hình chỉ chiếm 0.41% trong năm
1999 và 3.12% trong năm 2005 Tuy nhiên, tỷ trọng của các bộ phận này cũng đang có sự chuyển biến: TSCĐ hữu hình đang có xu hướng giảm và bộ phận TSCĐ vô hình đang được mở rộng, song sự biến đổi này rất nhỏ, tỷ trọng TSCĐ hữu hình năm 2005 chỉ giảm 2.71% so với năm 1999.
Bảng 5 thể hiện sự biến động của bộ phân TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005 Từ kết quả tính toán ta thấy, quy mô TSCĐ của công ty chủ yếu là do tự có (TSCĐ tự có năm 1999 chiếm 81.39T% đến năm 2003 vẫn chiếm 66.97% và năm 2005 chiếm 71.52%) Tuy nhiên từ kết quả tính toán cho thấy tỷ lệ TSCĐ tự có cũng đang có xu hướng giảm (năm 2005 giảm 494 trđ so với năm 1999n) hay giá trị TSCĐ thuê ngoài tăng trong thời gian gần đây.
3 Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005:
3.1/ Phân tích khấu hao tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005:
Khi tiến hành thống kê về khấu hao TSCĐ ta tiến hành phân tích hai chỉ tiêu: mức khấu hao TSCĐ và tỷ suất khấu hao TSCĐ.
Bảng 6: Mức khấu hao tài sản cố định của công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999-2005
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (Trđ)
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)
Từ những số liệu tính toán được ta thấy, năm 1999 mức khấu hao tài sản cố định của công ty là 320 trđ và đến năm 2005 mức khấu hao tài sản cố định là 330 trđ tức là tăng 10 trđ hay tăng 3.125% Tuy nhiên trong cả thời kỳ, do có sự biến động của giá trị tài sản cố định làm cho mức khấu hao TSCĐ cũng tăng giảm ở các thời điểm là khác nhau Cụ thể trong các năm 1999-2001, mức khấu hao có sự tăng giảm đều nhau (năm 2000 tăng 2trđ so với năm 1999 sau đó lại giảm 2trđ trong năm 2001) do đó đến năm 2001 mức khấu hao TSCĐ bằng năm 1999 là 320 trđ Nhưng trong các năm tiếp theo, mức khấu hao TSCĐ có sự gia tăng: năm 2002 tăng 56 trđ tức là tăng 17.5% so với năm 2001, năm 2003 tăng 13 trđ (3.46%) so với năm 2002, năm 2004 tăng 11trđ (5.4%) so với năm 2003.Nguyên nhân là do trong các năm này công ty có mua sắm thêm một số TSCĐ mới dẫn đến mức khấu hao trích trong các năm này cũng tăng Đến năm 2005, mức khấu hao TSCĐ lại giảm 80 trđ hay 19.51% so với năm 2004 do một số TSCĐ đã hoàn thành trích khấu hao.
Bảng 7: Tỷ suất khấu hao tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005
Năm Giá trị TSCĐ (trđ) Mức khấu hao năm
Tỷ suất khấu hao năm (%)
Mức khấu hao tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng, giảm trong từng thời kỳ khác nhau dẫn tới tỷ suất khấu hao cũng có sự biến động tương tự Cụ thể, mức khấu hao trong các năm 1999-2001 có sự biến đổi không lớn nhưng đến các năm 2002-2004 tỷ suất khấu hao TSCĐ tăng nhanh và lớn nhất là trong năm 2003 (12.92%).
Đánh giá chung về tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong thời
Trong những năm vừa qua, công ty đúc Tân Long đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước Để đạt được những thành tựu đó là nhờ sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên đặc biệt trong việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định trong thời gian vừa qua.
Giá trị tài sản cố định của công ty chỉ tăng trong những năm 2000-2001 và giảm trong những năm gần đây 2002-2005 Do phần lớn tài sản cố định của công ty đều được mua sắm từ rất lâu do đó đến thời gian này, một số tài sản cố định đã quá cũ, lạc hậu nên đã bị thanh lý Ngoài ra, trong cơ cấu tài sản cố định thì tỷ trọng tài sản cố định thuê ngoài cũng tăng so với giá trị TSCĐ tự có Tuy nhiên, mức khấu hao tài sản cố định lại gia tăng trong những năm này tuy đến năm 2005 có xu hướng chững lại
Trình độ trang bị tài sản cố định cho lao động của công ty đã được nâng cao trong những năm vừa qua phản ánh qua tốc độ gia tăng của chỉ tiêu mức trang bị tài sản cố định cho lao động Điều này thể hiện trình độ kỹ thuật sản xuất của công ty đã được nâng cao, công ty đã quan tâm tới việc trang bị kỹ thuật cho người lao động từ đó có năng suất lao động cao, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 1999-2005 như giá trị sản xuất, doanh thu, tổng sản phẩm… đều có giá trị tăng trong giai đoạn 1999-2005 Ta có thể nhận thấy trong giai đoạn này, hiệu quả sử dụng tài sản cố định đã được nâng cao thể hiện qua các chỉ tiêu năng suất tài sản cố định, năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất,doanh thu, tổng sản phẩm nhìn chung có tốc độ phát triển cao Bằng việc sử dụng các phương pháp thống kê, ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố về tài sản cố định đến sự biến động của các nhân tố kết quả đó Giá trị tài sản cố định trong giai đoạn này giảm làm giá trị sản xuất, doanh thu, tổng sản phẩm giảm nhưng năng suất tài sản cố định tính theo các chỉ tiêu này lại tăng với tốc độ lớn hơn làm cho các chỉ tiêu kết quả kỳ nghiên cứu vẫn tăng so với kỳ gốc Bên cạnh đó, mức khấu hao tài sản cố định tăng, năng suất tài sản cố định tính theo giá trị sản xuất, doanh thu, tổng sản phẩm tăng làm cho các chỉ tiêu này năm 2005 tăng so với năm 1999.
Nhìn chung, trong những năm 1999-2005, tuy giá trị tài sản cố định giảm nhưng hiệu quả sử dụng tài sản cố định lại tăng thể hiện trình độ sản xuất, trình độ kỹ thuật của công ty đã được nâng cao phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại của đất nước - đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
V ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI:
Trong những năm sắp tới, khi đất nước đang trên con đương công nghiệp hoá- hiện đại hoá, ngành công nghiệp ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có trình độ kỹ thuật phát triển cao, công ty đúc Tân Long cũng có những định hướng cơ bản về việc sử dụng tài sản cố định trong thời gian sắp tới.
Việc mở rộng quy mô tài sản cố định là một việc làm tất yếu để tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh Khi việc kinh doanh của công ty càng phát triển, các đơn đặt hàng ngày càng nhiều đòi hỏi điều kiện sản xuất phải được nâng cao do đó phải mở rộng quy mô tài sản cố định Việc mở rộng quy mô tài sản cố định sẽ giúp công ty tạo ra nhiều sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, khi trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng cao, sản phẩm đòi hỏi phải có chất lượng cao do đó các tài sản cố định phải được hiện đại hoá, bảo dưỡng, sửa chữa cho phù hợp Theo đó, lao động của công ty cũng phải được trang bị trình độ kỹ thuật phù hợp, phải nâng cao tay nghề của mình để đáp ứng với nhu cầu hiện tại Trong tương lai, công ty cũng phấn đấu nâng cao mức trang bị tài sản cố định cho lao động đồng thời đẩy mạnh hiệu quả sử dụng tài sản cố định
VI Kiến nghị và giải pháp sử dụng có hiệu quả tài sản cố định:
Sau thời gian thực tập tại công ty cùng với những nghiên cứu của mình, em xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định như sau:
Thứ nhất, bằng nguồn vốn tự có hay kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác nhằm mở rộng quy mô tài sản cố định Việc mở rộng quy mô tài sản cố định sẽ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hơn từ đó đáp ứng nhiều hơn nhu cầu trong và ngoài nước Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, thị trường ngày càng được mở rộng tạo điều kiện cho các công ty gia tăng các đơn đặt hàng Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường, công ty đúc Tân Long phải mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và muốn làm điều đó phải mở rộng quy mô tài sản cố định Ngoài ra, giá trị tài sản cố định gia tăng cũng làm tăng mức trang bị kỹ thuật cho lao động từ đó trình độ kỹ thuật sản xuất của công ty cũng được nâng cao.
Thứ hai, do công ty đúc Tân Long được hình thành từ một phân xưởng đúc của nhà máy cơ khí 19-8 nên phần lớn các thiết bị máy móc đã quá cũ kỹ, lạc hậu do đó phải tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc này nhằm đáp ứng với nhu cầu kỹ thuật ngày càng cao Thị trường mở rộng, khả năng cạnh tranh giữa các công ty ngày càng cao, người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao do đó mỗi công ty phải luôn đổi mới công nghệ để phù hợp với nhu cầu đó Để làm được điều này khi nguồn vốn có hạn, công ty phải dựa vào nguồn lực tự có nên việc cải tiến, sửa chữa những tài sản cố định hiện có là một công việc thiết thực.
Thứ ba, nâng cao ý thức của người lao động trong việc giữ gìn, cải tiến những tài sản cố định cố định hiện có nhằm kéo dài thời gian hoạt động của chúng.Trong mọi hoạt động thì nhân tố con người luôn giữ vị trí quan trọng do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì ý thức của người lao động cũng là một nhân tố không thể thiếu
Từ những năm thành lập, công ty đúc Tân Long đã thu được những thành tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước Xuất thân từ một phân xưởng đúc, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và tài sản cố định nói riêng là không lớn nhưng trong những năm gần đây đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định Đó cũng là một nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của công ty.
Bằng những con số thống kê, trong chuyên đề này, em xin đưa ra một nhận xét tổng quan về quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty trong những năm 1999-2005 Tuy trong những năm này hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng cao song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức do đó trong chuyên đề em cũng xin đưa ra một vài giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty trong thời gian tới Đứng trước những thách thức của nền kinh tế mở cửa, khi đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá, tập thể cán bộ công nhân viên công ty đúc Tân Long sẽ phấn đấu hết mình trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói riêng, đóng góp ngày càng nhiều cho đất nước.
Tuy nhiên do giới hạn về kiến thức, thời gian, chuyên đề này vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn Em xin chân thành cám ơn PGS.TS Bùi Huy Thảo, các cán bộ công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Lý thuyết thống kê - PGS, PTS Tô Phi Phượng
- Giáo trình thống kê công nghiệp -
- Giáo trình thống kê kinh tế – TS Phan Công Nghĩa
- Giáo trình thống kê doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính cuối năm của công ty đúc Tân Long các năm 1999-2005
- Một số tài liệu khác
Chơng I Những vấn đề chung về tài sản cố định của doanh nghiệp: 2
I Khái niệm tài sản cố định 2
II Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp 2
1 Theo công dụng kinh tế: 2
2 Theo đặc tính hay hình thái biểu hiện: 3
2.1/ Tài sản cố định hữu hình : 3
2.2/ Tài sản cố định vô hình: 4
3.1/ Tài sản cố định tự có: 5
3.2/ Tài sản cố định thuê ngoài: 5
III Nghiên cứu số lợng và giá trị tài sản cố định : 6
1 Nghiên cứu số lợng tài sản cố định : 6
2 Nghiên cứu thống kê giá trị của tài sản cố định : 7
IV Vai trò của tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 8
Kiến nghị và giải pháp sử dụng có hiệu quả tài sản cố định
Sau thời gian thực tập tại công ty cùng với những nghiên cứu của mình, em xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định như sau:
Thứ nhất, bằng nguồn vốn tự có hay kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác nhằm mở rộng quy mô tài sản cố định Việc mở rộng quy mô tài sản cố định sẽ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hơn từ đó đáp ứng nhiều hơn nhu cầu trong và ngoài nước Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, thị trường ngày càng được mở rộng tạo điều kiện cho các công ty gia tăng các đơn đặt hàng Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường, công ty đúc Tân Long phải mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và muốn làm điều đó phải mở rộng quy mô tài sản cố định Ngoài ra, giá trị tài sản cố định gia tăng cũng làm tăng mức trang bị kỹ thuật cho lao động từ đó trình độ kỹ thuật sản xuất của công ty cũng được nâng cao.
Thứ hai, do công ty đúc Tân Long được hình thành từ một phân xưởng đúc của nhà máy cơ khí 19-8 nên phần lớn các thiết bị máy móc đã quá cũ kỹ, lạc hậu do đó phải tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc này nhằm đáp ứng với nhu cầu kỹ thuật ngày càng cao Thị trường mở rộng, khả năng cạnh tranh giữa các công ty ngày càng cao, người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao do đó mỗi công ty phải luôn đổi mới công nghệ để phù hợp với nhu cầu đó Để làm được điều này khi nguồn vốn có hạn, công ty phải dựa vào nguồn lực tự có nên việc cải tiến, sửa chữa những tài sản cố định hiện có là một công việc thiết thực.
Thứ ba, nâng cao ý thức của người lao động trong việc giữ gìn, cải tiến những tài sản cố định cố định hiện có nhằm kéo dài thời gian hoạt động của chúng.Trong mọi hoạt động thì nhân tố con người luôn giữ vị trí quan trọng do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì ý thức của người lao động cũng là một nhân tố không thể thiếu
Từ những năm thành lập, công ty đúc Tân Long đã thu được những thành tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước Xuất thân từ một phân xưởng đúc, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và tài sản cố định nói riêng là không lớn nhưng trong những năm gần đây đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định Đó cũng là một nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của công ty.
Bằng những con số thống kê, trong chuyên đề này, em xin đưa ra một nhận xét tổng quan về quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty trong những năm 1999-2005 Tuy trong những năm này hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng cao song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức do đó trong chuyên đề em cũng xin đưa ra một vài giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty trong thời gian tới Đứng trước những thách thức của nền kinh tế mở cửa, khi đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá, tập thể cán bộ công nhân viên công ty đúc Tân Long sẽ phấn đấu hết mình trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói riêng, đóng góp ngày càng nhiều cho đất nước.
Tuy nhiên do giới hạn về kiến thức, thời gian, chuyên đề này vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn Em xin chân thành cám ơn PGS.TS Bùi Huy Thảo, các cán bộ công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Lý thuyết thống kê - PGS, PTS Tô Phi Phượng
- Giáo trình thống kê công nghiệp -
- Giáo trình thống kê kinh tế – TS Phan Công Nghĩa
- Giáo trình thống kê doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính cuối năm của công ty đúc Tân Long các năm 1999-2005
- Một số tài liệu khác
Chơng I Những vấn đề chung về tài sản cố định của doanh nghiệp: 2
I Khái niệm tài sản cố định 2
II Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp 2
1 Theo công dụng kinh tế: 2
2 Theo đặc tính hay hình thái biểu hiện: 3
2.1/ Tài sản cố định hữu hình : 3
2.2/ Tài sản cố định vô hình: 4
3.1/ Tài sản cố định tự có: 5
3.2/ Tài sản cố định thuê ngoài: 5
III Nghiên cứu số lợng và giá trị tài sản cố định : 6
1 Nghiên cứu số lợng tài sản cố định : 6
2 Nghiên cứu thống kê giá trị của tài sản cố định : 7
IV Vai trò của tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 8
Chơng II: Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu và các phơng pháp thống kê vận dụng để nghiên cứu quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp: 10
I Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp: 10
1 Sự cần thiết phải lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp : 10
2 Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp: 10
3 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp: 11
3.1/ Nhóm chỉ tiêu thống kê quy mô tài sản cố định : 11
3.2/ Nhóm chỉ tiêu thống kê cơ cấu tài sản cố định : 13
3.3/ Nhóm chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp : 14
II Lựa chọn một số phơng pháp thống kê để phân tích quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp : 21
1 Tại sao phải lựa chọn một số phơng pháp thống kê khi nghiên cứu về tài sản cố định của doanh nghiệp : 21
2 Nguyên tắc lựa chọn các phơng pháp thống kê khi phân tích về tài sản cố định : 22
3 Một số phơng pháp thống kê vận dụng để phân tích quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp : 23
3.1/ Vận dụng phơng pháp chỉ số khi nghiên cứu về tài sản cố định : 23
3.2/ Vận dụng phơng pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu tài sản cố định của doanh nghiệp : 24
Chơng III : vận dụng một số phơng pháp thống kê để phân tích quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc T©n Long thêi kú 1999-2005 26
I Khái quát về công ty đúc Tân Long : 26
1 Quá trình hình thành và phát triển công ty đúc Tân Long : 26
2 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty đúc Tân Long : 28
3 Cơ cấu bộ máy quản lý và sản xuất của công ty đúc Tân Long : 29
4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gÇn ®©y: 31
1 Phân tích quy mô tài sản cố định : 33
2 Phân tích cơ cấu tài sản cố định : 34
3 Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định: 34
III Phân tích thống kê quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2000: 35
1 Phân tích quy mô và biến động quy mô tài sản cố định của công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999-2005: 37
2 Phân tích cơ cấu tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005: 38
2.1/ Phân tích cơ cấu TSCĐ theo đặc tính kinh tế : 38
2.2/ Phân tích cơ cấu TSCĐ theo hình thái biểu hiện và theo quyền sở h÷u: 40
3 Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005: 43